RFA - 04/12/2013
Ngày 27.11 vừa qua Phòng Thông tin UPR đã mời các phái đoàn chính phủ và các tổ chức Phi chính phủ đến tham khảo và góp ý tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế trong khuôn viên Điện Quốc Liên, LHQ ở Genève. Hiện diện có 32 phái đoàn chính phủ tham dự, cho thấy mối quan tâm của thế giới trước tình trạng nhân quyền sa sút tại Việt Nam.
Chúng tôi hỏi thăm ông Roland Chauville, Giám đốc Điều hành UPR-Info, để hiểu thêm ý lực của buổi tham khảo.
Ỷ Lan : Ông vừa tổ chức Tuần lễ “Tiền hội nghị” từ 27 đến 29 tháng 11 này để xem xét về cơ chế Kiểm điểm Phổ cập Định kỳ (UPR) tại LHQ. Xin ông cho biết mục tiêu của tuần lễ “Tiền hội nghị” này ?
Roland Chauville : Trước hết là để giải thích cơ chế Kiểm điểm Phổ cập Định kỳ (UPR) là gì. Đây là một chương trình do LHQ thiết lập để xem xét tình trạng nhân quyền trong các nước trên thế giới. Mọi quốc gia thành viên được LHQ xem xét mỗi 4 năm một lần. Trong cuộc xem xét này, các quốc gia thành viên đưa ra những khuyến nghị nhằm thực hiện quyền con người, và các quốc gia bị xem xét phải thực hiện những khuyến nghị ấy trước lần Kiểm điểm UPR 4 năm sau.
Đây là một chương trình do LHQ thiết lập để xem xét tình trạng nhân quyền trong các nước trên thế giới. Mọi quốc gia thành viên được LHQ xem xét mỗi 4 năm một lầnông Roland Chauville
Ý định tổ chức “Tiền hội nghị” mà chúng tôi thực hiện trong tuần này cho trường hợp Việt Nam và 10 quốc gia khác, nhằm chuẩn bị cho cuộc Kiểm điểm Phổ cập Định kỳ sắp tới bằng cách thúc đẩy các chính phủ tiếp cận với xã hội dân sự. Chúng tôi tạo điều kiện cho các tổ chức Phi chính phủ đến từ Việt Nam, Cam Bốt, Chi-lê, Uraguay, Yemen, v.v…có cơ hội giải thích tình trạng nhân quyền trong nước họ cho các chính phủ thành viên LHQ nghe, đồng thời gợi ý cho các quốc gia này những đề tài khuyến nghị nhằm thực hiện nhân quyền tại Việt Nam trong cuộc Kiểm điểm Phổ cập Định kỳ năm 2014.
Ỷ Lan : Ông nghĩ sao về khóa Tiền hội nghị về Việt Nam ? Có đạt hiệu quả và có tính xây dựng không thưa ông ?
Roland Chauville : Chúng tôi rất bằng lòng về khóa xem xét Việt Nam. Đã có 5 tổ chức Phi chính phủ rất hữu hiệu tham gia, một đến từ Việt Nam. Tất cả đều cung cấp những thông tin quan trọng về tình trạng nhân quyền. Chúng tôi cũng rất phấn khởi trước sự tham gia của các chính phủ. Có trên 30 nhà ngoại giao đại diện các phái đoàn thường trực tại LHQ hay các tòa đại sứ có nhiệm sở tại Genève. Họ đã đến và lắng nghe những mối quan ngại của các tổ chức Phi chính phủ. Vậy là chúng tôi đã đạt được mục tiêu của mình trong việc mang lại các xã hội dân sự và các chính phủ để cùng thảo luận chuyện nhân quyền. Một điểm tích cực khác là có sự hiện diện của chính phủ Việt Nam. Chúng tôi mời các phái đoàn chính phủ để chứng tỏ tính minh bạch, và họ đã nghe thẳng mối quan tâm của xã hội dân sự.
Sau đó chúng tôi hỏi cô Julie Gromellon, Đại diện thường trực của Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền tại LHQ về các yêu sách của xã hội dân sự tại cuộc Tiền hội nghị. Cô cho biết như sau :
Julie Gromellon : Hiển nhiên là các tổ chức Phi chính phủ đã rất, rất công kích đối với Việt Nam. Không những họ trình bày một hiện tình gia tăng đàn áp trên mọi lĩnh vực pháp lý, kinh tế, mà còn đương nhiên phơi bày các quyền công dân và chính trị. Họ cũng công kích sự kiện từ khi Việt Nam báo cáo tại cuộc Kiểm điểm Phổ cập Định kỳ lần thứ nhất 4 năm trước đây, Việt Nam đã chẳng thực hiện một khuyến nghị nào mà Việt Nam hứa hẹn, kể cả những khuyến nghị thuộc nghĩa vụ quốc tế.
Họ cũng công kích sự kiện từ khi Việt Nam báo cáo tại cuộc Kiểm điểm Phổ cập Định kỳ lần thứ nhất 4 năm trước đây, Việt Nam đã chẳng thực hiện một khuyến nghị nào mà Việt Nam hứa hẹn, kể cả những khuyến nghị thuộc nghĩa vụ quốc tếcô Julie Gromellon
Một trong những thành viên của Liên Đoàn Quốc tế, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã lên tiếng tại Tiền Hội nghị này. Năm nay chúng tôi đã cộng tác với Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam để công bố Phúc trình chung về tình trạng các bloggers và công dân mạng sau chấn song nhà tù cùng những hạn chế đối với tự do ngôn luận tại Việt Nam. Thành viên đối tác của chúng tôi đã nói lên những vi phạm rút từ bản phúc trình ấy, đồng thời nhắc tới các sắc luật mới tăng cường sự áp bức.
Ỷ Lan : Cô có nghĩ rằng những khuyến nghị đưa ra tại Tiền hội nghị này sẽ được các quốc gia nhắc lại trong cuộc Kiểm điểm Phổ cập Định kỳ vào tháng Giêng năm tới không ?
Julie Gromellon : Mục tiêu của Tiền hội nghị này là yêu cầu các quốc gia tham dự Kiểm điểm Phổ cập Định kỳ nêu bật mối quan tâm của các tổ chức Phi chính phủ. Chúng ta đã kêu gọi tất cả mọi quốc gia thành viên LHQ nói lên mối quan tâm của chúng ta cũng như những khuyến nghị đưa ra trong kỳ Kiểm điểm Phổ cập Định kỳ Việt Nam. Bởi vì tất cả đó đã được dựa vào những tài liệu vững vàng và chính đáng.
Ỷ Lan : Xin cám ơn cô Julie Gromellon
Tại cuộc Tiền Hội nghị ở LHQ Genève hôm 27.11, bài phát biểu của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam,mà cô Julie Gromellon nhắc tới, đã nói lên mối quan ngại cho tình trạng đầy khiếm khuyết của nền pháp lý Việt Nam, những cuộc đàn áp hung tợn tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, cưỡng chiếm đất đai nông dân và các vụ án tử hình.
Ủy ban cho biết tại cuộc Kiểm điểm Phổ cập Định kỳ năm 2009, Việt Nam chấp nhận 93 khuyến nghị của các quốc gia thành viên LHQ. Nhưng không hề thực hiện. Trái lại còn “tăng cường các cuộc đàn áp chính trị, đồng thời thông qua các sắc luật mới nhằm hạn chế tối đa quyền con người”, và bắt giam 61 nhà bất đồng chính kiến riêng trong năm 2013.
Kết luận, Ủy ban đưa ra 15 điều cần cải tổ nhờ các quốc gia thành viên nêu lên trong cuộc Kiểm điểm Phổ cập Định kỳ tại Hội đồng Nhân quyền LHQ sẽ diễn ra đầu năm tới.