Vụ cưỡng chế kho cà phê của Công ty Trường Ngân đem vay thế chấp với 7 ngân hàng đang gây “choáng váng” công luận...
Rạng sáng 3.12, tại kho hàng của Công ty TNHH Trường Ngân (khu phố
Chiêu Liêu, P.Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) lực lượng
chức năng thi hành án đã tiến hành cưỡng chế kho cả phê để trả nợ vay
ngân hàng. Vụ việc đã thu hút rất đông nhiều lực lượng tham gia, công an
thị xã Dĩ An vào cuộc bảo vệ an ninh tại khu vực.
Kho của Công ty Trường Ngân bị cưỡng chế, cà phê được chuyển lên xe tải đưa ra khỏi kho
Số cà phê trong kho còn đang bị tranh chấp giữa các ngân hàng để trừ nợ và vụ việc nảy sinh từ nhiều tháng trước nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm. Tuy nhiên, chỉ có ngân hàng Phương Đông đâm đơn kiện trước ra tòa và có bản án nên có quyết định thi hành án cưỡng chế thu hồi cà phê để trừ nợ.
Theo bản án của Tòa án nhân dân Q.4, TP.HCM tuyên: công ty Trường Ngân còn nợ ngân hàng Phương Đông trên 4,4 triệu đô la Mỹ (tương đương trên 93 tỷ đồng). Để đảm bảo khoản vay theo Hợp đồng tín dụng nêu trên, Trường Ngân cầm cố cho Ngân hàng Phương Đông tài sản là khối lượng 3.360 tấn cà phê xuất khẩu.
Đến
sáng cùng ngày, kho cà phê- dưới sự chứng kiến của nhiều đơn vị liên
quan và các ngân hàng, đã được phá cửa, chuyển cà phê lên xe tải cưỡng
chế đưa ra khỏi kho của công ty Trường Ngân.
Tuy nhiên, qua phản ánh đại diện của các ngân hàng thì số cà phê trong kho của Công ty Trường Ngân được vay vốn của 7 ngân hàng (gồm Techcombank, MB, MSB, Vietinbank, VIB, OCB, Agribank).
Trước đó, vào ngày 6.6, Ngân hàng Quân đội (MB) cũng cho người tới để lấy 615 tấn cà phê tại kho hàng của Công ty Trường Ngân để trừ nợ nhưng đã bị các ngân hàng còn lại phản đối nên không thực hiện được. Sau đó Công an thị xã Dĩ An đã niêm phong toàn bộ kho hàng để xử lý.
Cho đến trưa ngày 3.12, một số ngân hàng đã yêu cầu lực lượng thi hành án ngưng tiến hành cưỡng chế vì cho rằng số cà phê trong kho đang tranh chấp. Tuy nhiên phía Chi cục thi hành án dân sự thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương giải thích khi có bản án có hiệu lực của tòa, lực lượng chức năng vẫn sẽ tiến hành cưỡng chế đúng theo chức năng.
“Số hàng hóa này sau đó sẽ được Chi cục thi hành án quản lý trong vòng 30 ngày, nếu các ngân hàng khác có phát sinh tranh chấp lúc đó sẽ được giải quyết, vì vậy việc cưỡng chế vẫn được tiến hành” – ông ông Trương Công Hân- Chi cục phó Chi cục thi hành án dân sự thị xã Dĩ An trấn an các ngân hàng có liên quan.
Đại diện Công ty Trường Ngân thừa nhận có vay nợ 7 ngân hàng tổng cộng khoảng 600 tỷ đồng bằng cầm số tài sản ( kho cà phê). Tuy nhiên số cà phê thế chấp trong kho được đánh giá còn quá ít so với số nợ khổng lồ.
Số cà phê trong kho còn đang bị tranh chấp giữa các ngân hàng để trừ nợ và vụ việc nảy sinh từ nhiều tháng trước nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm. Tuy nhiên, chỉ có ngân hàng Phương Đông đâm đơn kiện trước ra tòa và có bản án nên có quyết định thi hành án cưỡng chế thu hồi cà phê để trừ nợ.
Theo bản án của Tòa án nhân dân Q.4, TP.HCM tuyên: công ty Trường Ngân còn nợ ngân hàng Phương Đông trên 4,4 triệu đô la Mỹ (tương đương trên 93 tỷ đồng). Để đảm bảo khoản vay theo Hợp đồng tín dụng nêu trên, Trường Ngân cầm cố cho Ngân hàng Phương Đông tài sản là khối lượng 3.360 tấn cà phê xuất khẩu.
Nhiều lực lượng chứng kiến để các bên giải phóng hàng.
Tuy nhiên, qua phản ánh đại diện của các ngân hàng thì số cà phê trong kho của Công ty Trường Ngân được vay vốn của 7 ngân hàng (gồm Techcombank, MB, MSB, Vietinbank, VIB, OCB, Agribank).
Trước đó, vào ngày 6.6, Ngân hàng Quân đội (MB) cũng cho người tới để lấy 615 tấn cà phê tại kho hàng của Công ty Trường Ngân để trừ nợ nhưng đã bị các ngân hàng còn lại phản đối nên không thực hiện được. Sau đó Công an thị xã Dĩ An đã niêm phong toàn bộ kho hàng để xử lý.
Cho đến trưa ngày 3.12, một số ngân hàng đã yêu cầu lực lượng thi hành án ngưng tiến hành cưỡng chế vì cho rằng số cà phê trong kho đang tranh chấp. Tuy nhiên phía Chi cục thi hành án dân sự thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương giải thích khi có bản án có hiệu lực của tòa, lực lượng chức năng vẫn sẽ tiến hành cưỡng chế đúng theo chức năng.
“Số hàng hóa này sau đó sẽ được Chi cục thi hành án quản lý trong vòng 30 ngày, nếu các ngân hàng khác có phát sinh tranh chấp lúc đó sẽ được giải quyết, vì vậy việc cưỡng chế vẫn được tiến hành” – ông ông Trương Công Hân- Chi cục phó Chi cục thi hành án dân sự thị xã Dĩ An trấn an các ngân hàng có liên quan.
Đại diện Công ty Trường Ngân thừa nhận có vay nợ 7 ngân hàng tổng cộng khoảng 600 tỷ đồng bằng cầm số tài sản ( kho cà phê). Tuy nhiên số cà phê thế chấp trong kho được đánh giá còn quá ít so với số nợ khổng lồ.
Lộc Hưng