THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

03 June 2012

Vụ Đan Mạch ngừng dự án viện trợ cho CSVN: Quan chức bao che chối tội cho nhau !!!



  


Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh
Kiểm toán nhà nước đã kiểm toán nhưng không sai (!?) Trao đổi với chúng tôi, TS Nguyễn Đình Kỳ, viện trưởng Viện Địa lý - một trong những cơ quan chủ quản một trong ba dự án bị tạm dừng tài trợ, cho biết dự án của viện đã được Kiểm toán nhà nước kiểm toán vào năm ngoái và không phát hiện sai phạm gì...“Tôi khẳng định không có tham nhũng, không có thất thoát, và ban quản lý dự án cũng khẳng định trước lãnh đạo viện về điều đó” - ông Kỳ nói.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh: Đang kiểm tra việc Đan Mạch ngừng tài trợ Trả lời phỏng vấn nhanh bên hành lang Quốc hội chiều 1-6, ông Bùi Quang Vinh (bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư) nói: Tôi không rõ về thông tin này vì cũng chỉ đọc trên báo, hiện đang cho kiểm tra. Chúng tôi cũng chưa nhận được thông tin chính thức từ phía Đan Mạch.
Báo Tuổi Trẻ - Chủ Nhật, 03/06/2012, 11:58 (GMT+7)
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/4...-quoc-gia.html

Tiền trong nước cũng tham nhũng, tiền ODA cũng tham nhũng, thật là ghê tởm, đụng tới dự án là bỏ túi riêng rồi khi bị phát hiện thì bao che chối tội. Quả là nhục nhã !

Xem chi tiết Đan Mạch huỷ bỏ các dự án viện trợ sau khi có báo cáo tham ô
http://www.vietlandnews.net/forum/sh...ad.php?t=21309
Last edited by Boxit; 03-06-2012 at 07:36 PM.

VIDEO : Câu chuyện truyền thông - Kỷ niệm 1 năm biểu tình yêu nước

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm cảng Cam Ranh



 - Trong lịch trình hoạt động đầu tiên trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, hôm nay 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đến thăm cảng Cam Ranh, Khánh Hòa.

Ông Panetta là quan chức quân sự cao cấp nhất của Mỹ kể từ sau chiến tranh thăm lại nơi đã từng là căn cứ quân sự hải quân - không quân của Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta

Ông sẽ ghé thăm USNS Richard E. Byrd - tàu thuộc Bộ Tư lệnh Hải vận Quân sự Mỹ, đang được sửa chữa tại xưởng đóng tàu Cam Ranh. Đây là tàu vận chuyển hàng hóa tới các lực lượng quân sự Mỹ trên khắp thế giới.

Trưa nay, ngay tại cảng Cam Ranh, Bộ trưởng Panetta có cuộc họp báo với báo chí.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sau khi thăm cảng Cam Ranh sẽ đến Hà Nội và có cuộc hội đàm với người đồng cấp Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh. Ông cũng sẽ có các cuộc gặp với lãnh đạo Chính phủ Việt Nam. 

Phát ngôn viên quốc phòng Mỹ cho hay Mỹ cam kết lâu dài trong việc đẩy mạnh quan hệ quốc phòng song phương với Việt Nam, dựa trên sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Chuyến thăm của Bộ trưởng Panetta sẽ giúp Mỹ có cơ hội được tiếp tục hợp tác dựa trên mối quan hệ trọng yếu này.

Trao đổi với VietNamNet về chuyến thăm, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho hay ông và người đồng cấp Mỹ sẽ thảo luận về hợp tác quốc phòng song phương vốn đang trên đà có những bước phát triển tích cực. 

Dự kiến, tại cuộc hội đàm với Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, hai bên sẽ đề cập đến 5 lĩnh vực hợp tác chủ chốt hiện nay: thiết lập các cơ chế đối thoại thường xuyên cấp cao giữa Bộ Quốc phòng Mỹ và Bộ Quốc phòng Việt Nam, an ninh biển, tìm kiếm cứu nạn, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Và các hoạt động về hợp tác đào tạo quân y. 

Một trong những lĩnh vực Mỹ chú trọng đó là tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh (MIA), cũng sẽ được trao đổi trong cuộc hội đàm chung giữa hai Bộ trưởng. 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hy vọng thúc đẩy những nỗ lực hợp tác về MIA. Hiện Mỹ có 6 đội tìm kiếm và hai nhóm chuyên gia đang làm việc cùng phía Việt Nam. 

Hoạt động trao đổi thăm song phương giữa lãnh đạo Bộ quốc phòng hai nước diễn ra ngay sau khi Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Leon Panetta vừa dự Đối thoại Shangri La tại Singapore.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói với VietNamNet rằng dự kiến không có thỏa thuận nào được ký kết trong chuyến thăm mà trọng tâm hai bên rà soát triển khai các lĩnh vực hợp tác như đã thỏa thuận. 

Chuyến thăm của Bộ trưởng Panetta mang nhiều ý nghĩa biểu tượng cho thấy quan hệ quốc phòng giữa hai nước từng là cựu thù đang có những bước tiến tích cực.

Vài hình ảnh của Bộ trưởng Panetta sáng nay ở cảng Cam Ranh:










Linh Thư 

Ảnh: Phan Sông Ngân - Vic Chic

Từ chuyện xây dựng tiêu chí “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh” nghĩ về một nền văn hóa bị cưỡng bức



Lê Anh Hùng (Danlambao) - Khi người ta nặn ra những “danh hiệu” như “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và đặt việc “phong tặng” chúng vào trong tay chính quyền, người ta đã phó mặc số phận của những gì cấu thành nên khái niệm văn hoá cho sự thất thường và tuỳ tiện của quyền lực độc đoán. Văn hoá là sản phẩm của con người, nhưng với những thứ “văn hoá” như chúng ta đã nêu ra trong bài viết này thì đấy là những “đứa con” mà không một người mẹ có tiết hạnh và phẩm giá nào muốn thừa nhận, bởi chúng là kết quả của sự cưỡng bức quá ư thô bạo do những kẻ vừa bất lương vừa hoang tưởng thực hiện...

*

"Thật sai lầm khi lại mường tượng rằng quá trình tiến hoá biểu thị một xu hướng liên tục nhằm tới sự hoàn hảo. Quá trình đó chắc chắn là liên quan đến sự thay hình đổi dạng liên tục của sinh vật nhằm thích ứng với điều kiện mới, song tuỳ thuộc vào bản chất của những điều kiện như thế mà chiều hướng của những đổi thay này sẽ đi lên hay đi xuống." - T. H. HuxleyThe Struggle for Existence in Human Society, 1888

Dù đã hơn một năm trôi qua song hẳn không ít người vẫn chưa hết băn khoăn, ngờ vực trước thông tin UBND Tp Hà Nội đề ra mục tiêu xây dựng tiêu chí “người Hà Nội thanh lịch, văn minh” hầu “nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho người dân Thủ đô”. (1)

Văn hoá là một khái niệm rộng và có rất rất nhiều định nghĩa khác nhau. Ngay từ năm 1952, Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã tập hợp được 164 định nghĩa về văn hoá trong cuốnCulture: A Critical Review of Concepts and Definitions. Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hoá (tạm dịch): “Văn hoá cần được coi như một tập hợp bao gồm những đặc trưng về tinh thần, vật chất, tri thức và cảm xúc của một xã hội hay một nhóm xã hội, mà bên cạnh văn học và nghệ thuật, nó còn bao hàm lối sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và niềm tin.” (2)

Như vậy, những gì được coi là “thanh lịch, văn minh” nói trên chính là một phần của văn hoá. Vấn đề đặt ra ở đây là liệu việc áp đặt những tiêu chí đánh giá con người như vậy có khiến cho văn hoá phát triển theo chiều hướng lành mạnh hay nâng cao được “đời sống văn hoá, tinh thần” cho người dân như kỳ vọng hay không? Và một nền văn hoá chịu sự áp đặt duy ý chí như thế sẽ “phát triển” hay “tiến hoá” ra sao?

Dù định nghĩa thế nào thì văn hoá cũng là sản phẩm của con người xã hội: con người của sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, chính các quy tắc giúp điều chỉnh mối quan hệ giữa người với người, hay nói rộng ra là giữa các chủ thể khác nhau trong xã hội mới là nhân tố quyết định xác định nên văn hoá của một cộng đồng hay một xã hội. 

Những quy tắc này ra đời trong xã hội theo những cách khác nhau, chúng ràng buộc cách thức ứng xử vốn dĩ mang tính tuỳ ý và cơ hội chủ nghĩa của con người. Người ta phân biệt hai loại quy tắc (hay thể chế) dựa trên nguồn gốc của chúng:

* Các quy tắc bên trong (thể chế bên trong) tiến hoá từ kinh nghiệm của con người và bao gồm những giải pháp có xu hướng phụng sự con người tốt nhất trong quá khứ. Ví dụ ở đây là các tập quán (customs), quy chuẩn đạo đức (ethical norms), quy ước thương mại (conventions in trade), cũng như luật tự nhiên (natural law) (3) trong xã hội Anlo-Saxon. Việc vi phạm quy tắc bên trong thường bị trừng phạt phi chính thức, chẳng hạn là bởi những người khác trong cộng đồng, khi những người có thói hư tật xấu nhận ra rằng họ không còn được chào đón nữa. 

* Các quy tắc bên ngoài (thể chế bên ngoài) chịu sự áp đặt và chế tài từ trên xuống, sau khi được thiết kế và thiết lập bởi những người đại diện, vốn được uỷ quyền thông qua một quy trình chính trị. Một ví dụ ở đây là pháp luật. Các quy tắc bên ngoài đi kèm với những chế tài rõ ràng, đây là những hình phạt được áp đặt chính thức và có thể được áp đặt bằng cách sử dụng quyền lực hợp pháp (chẳng hạn như lực lượng cảnh sát). (4)

Các quy tắc bên trong tự hình thành trong lòng xã hội và tiến hoá từ kinh nghiệm của con người nên nó tuỳ thuộc vào thiên hướng tự nhiên của một dân tộc, một cộng đồng hay một xã hội, chúng nằm ngoài ý chí của một người hay một nhóm thiểu số. Ngược lại, các quy tắc bên ngoài được thiết kế và áp đặt bởi những người đại diện chính trị, thông qua một quy trình chính trị, nên sự ra đời và áp đặt chúng lại tuỳ thuộc vào ý chí của một số ít cá nhân trong cộng đồng hay xã hội đó. Vấn đề sẽ nẩy sinh bất cứ khi nào mà ý chí của số ít cá nhân đó đi ngược lại ý chí và lợi ích chung của số đông. Trong các xã hội dân chủ, cơ chế vận hành dân chủ của hệ thống chính trị sẽ cho phép người dân giám sát hữu hiệu những người đại diện chính trị của mình và khi cần thì loại bỏ những người đại diện ích kỷ và cơ hội chủ nghĩa. Trong một chính thể độc tài thì lại khác, quyền lực nhà nước không thuộc về nhân dân thông qua các lá phiếu bầu cử dân chủ, mà thuộc về một nhóm người vẫn đang thao túng quy trình bầu cử, khống chế các quyền lực xã hội như báo chí hay xã hội dân sự và lũng đoạn bộ máy nhà nước. Sự ra đời và áp đặt các quy tắc bên ngoài không phục vụ cho lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân, mà chủ yếu là nhằm phục vụ cho lợi ích của một nhóm người nhỏ bé đang nắm quyền lực. Mối quan hệ giữa người với người hay giữa các chủ thể khác nhau trong xã hội vì vậy mà trở nên méo mó và lệch lạc. Hậu quả đương nhiên ở đây là một nền văn hoá với những “sản phẩm” ngày càng xuống cấp, suy đồi.

Tham vọng xây dựng tiêu chí “người Hà Nội thanh lịch, văn minh” trên đây của chính quyền Tp Hà Nội không khỏi khiến người ta rùng mình nhớ lại một giai đoạn đầy bi thương khi mà hàng loạt công trình đền chùa, miếu mạo, nhà thờ… bị phá bỏ không thương tiếc; khi mà những di sản văn hoá truyền thống của dân tộc như ca trù, hát xẩm… bị lên án mạnh mẽ và không còn đất sống bởi những “chỉ đạo” và “chỉ thị” của Đảng CSVN. “Sáng kiến” đó có lẽ bắt nguồn từ sự lố bịch và dị hợm của cuộc vận động “học tập và làm theo” cái gọi là “tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà Đảng CSVN vẫn đang hô hào thực hiện suốt mấy năm nay, dĩ nhiên là bằng những đồng tiền thuế xương máu của nhân dân, hầu mong “xây dựng nền tảng văn hoá Việt Nam”, “xây dựng nền tảng đạo đức cho xã hội” (5) (!?).

Rõ ràng, một chủ thuyết phản tiến bộ kèm theo một thể chế chính trị lệch lạc, “bà đỡ” cho một rừng luật lệ tréo ngoe, phi nhân và bất công, cho những “chỉ đạo”, “chỉ thị” ngẫu hứng và duy ý chí nói trên, đã góp phần quyết định trong việc phá vỡ những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc, đồng thời nhào nặn nên một nền “văn hoá” mới – “nền văn hoá đậm đà bản sắc chính trị” với những dối trá, bịp bợm và suy đồi, một thực tế mà chúng ta vẫn đang phải chứng kiến hàng ngày ở hầu khắp mọi nơi: “văn hoá giao thông” với phương châm thực dụng “mạnh ai nấy chạy”; “văn hoá phong bì” với sự thống trị lạnh lùng, vô cảm của đồng tiền; “văn hoá tu bổ” với phong trào “bê tông hoá” các di tích văn hoá - lịch sử; “văn hoá cưỡng chế” với những “điển hình” như vụ “khoả thân giữ đất” ở Cần Thơ: “văn hoá chụp giật” với đủ hình thức “chặt chém” ở các khu du lịch, lễ hội, v.v... và v.v...

Tại buổi họp báo về cuộc hội thảo khoa học “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, văn học nghệ thuật trong thời kỳ CNH, HĐH” do Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật TW tiến hành gần đây, PGS-TS Nguyễn Hồng Vinh, Chủ tịch Hội đồng, đã đưa ra nhận định: “Trong những năm qua tăng trưởng kinh tế của nước ta đã cải thiện đáng kể bộ mặt xã hội, nhưng bên cạnh đó đã và đang nảy sinh một thực tế đáng lo ngại là sự xuống cấp nghiêm trọng về văn hóa, về đạo đức xã hội; nhiều chuẩn mực bị đảo lộn; những giá trị tốt đẹp về truyền thống văn hóa của dân tộc đang bị xâm hại nghiêm trọng; các hành vi phi nhân tính của con người bộc lộ ngày càng tăng cả số lượng lẫn tính chất; khoảng cách giàu nghèo và sự chênh lệch trong hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền ngày càng lớn..., tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ xã hội.”(6) Bên cạnh đó là vô số tiếng kêu của những người có lương tri trước tình trạng xuống cấp về văn hoá trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội. (7) Xin lấy dẫn chứng, một cách ứng xử tuy không mới nhưng gần đây đã trở thành một nét “văn hoá” tiêu biểu cho “thời đại Hồ Chí Minh” – đó là “văn hoá phủi bỏ trách nhiệm” với những biểu hiện “điển hình” như “tôi không ra quyết định nào sai”“dân bất bình nên phá nhà ông Vươn”“vụ viêc ở Văn Giang là do các thế lực thù địch dàn dựng”, hay “việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là đúng quy trình”, v.v. 

Điều đáng nói hơn nữa là quá trình “tiến hoá” về mặt văn hoá mà chúng ta đề cập trên đây vẫn đang diễn ra trong xã hội Việt Nam theo chiều hướng ngày càng suy đồi và đáng báo động, như cái quy luật mà nhà sinh học người Anh Thomas Henry Huxley (1825-1895) đã chỉ ra trong tác phẩm The Struggle for Existence in Human Society (Cuộc đấu tranh sinh tồn trong xã hội loài người, 1888) cách nay hơn một thế kỷ. 

Khi người ta nặn ra những “danh hiệu” như “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và đặt việc “phong tặng” chúng vào trong tay chính quyền, người ta đã phó mặc số phận của những gì cấu thành nên khái niệm văn hoá cho sự thất thường và tuỳ tiện của quyền lực độc đoán. (8) Văn hoá là sản phẩm của con người, nhưng với những thứ “văn hoá” như chúng ta đã nêu ra trong bài viết này thì đấy là những “đứa con” mà không một người mẹ có tiết hạnh và phẩm giá nào muốn thừa nhận, bởi chúng là kết quả của sự cưỡng bức quá ư thô bạo do những kẻ vừa bất lương vừa hoang tưởng thực hiện. 

Hãy cứu lấy nền văn hoá Việt Nam! 



Hà Nội, ngày 3/6/2012



Người Trung Quốc nuôi cá ở Vũng Rô: UBND tỉnh Phú Yên cấp phép tràn lan



Đức Huy (Thanhnien) - Xung quanh việc cấp phép cho người Trung Quốc nuôi trồng thủy sản tại Vũng Rô, các cơ quan chức năng ở Phú Yên loanh quanh đổ trách nhiệm cho nhau... Đại tá Nguyễn Trọng Huyền, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, cho biết sẽ kiểm tra thực tế tình hình người Trung Quốc làm việc ở vùng biển Vũng Rô, rồi mới có hướng xử lý... 

Xin giấy phép hộ 

Công ty TNHH Thuận Hoàng do bà Bùi Thị Bích Ly (ở Bến Tre) làm giám đốc đã đầu tư bè nuôi hơn 100 lồng cá ở vùng biển Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, H.Đông Hòa (Phú Yên). Theo bà Ly, trước đây bà chỉ xin UBND tỉnh Phú Yên cấp phép cho em rể là người Đài Loan làm hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá mú, cá bóp trên bè của bà tại Vũng Rô

Nhưng khi PV Thanh Niên đưa ra thông báo của UBND tỉnh Phú Yên cấp phép cho 2 người Trung Quốc là ông Cheng Po-Jui (26 tuổi) và Liu Cheng-Han (29 tuổi) vào năm 2010, thì bà Ly thừa nhận là đã xin nhờ cho 2 người này để được vào khu vực Vũng Rô, chứ không phải là công ty của bà thuê. “Công ty của tui chỉ xin UBND tỉnh Phú Yên cấp phép giúp cho họ làm việc tại vùng biển Vũng Rô nên không có trả lương hay tiền công gì cả. Tui chỉ giúp họ mà thôi”, bà Ly nói. 

Giấy phép hết hạn nhưng người Trung Quốc vẫn có mặt trên bè cá ở Vũng Rô vào sáng 1.6.2012 - Ảnh: Đức Huy 

Ngoài ra, bà Ly còn thừa nhận cũng trong năm 2010 đã làm thủ tục xin UBND tỉnh Phú Yên cấp phép cho ông Sun Kun Tien (37 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) làm hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá mú cho công ty, nhưng thực chất nhằm giúp ông này có giấy phép hoạt động nuôi thủy sản tại Vũng Rô. Rõ ràng, 3 người Trung Quốc này không phải là chuyên gia kỹ thuật mà chỉ là những người được Công ty Thuận Hoàng xin cấp phép hộ để vào Vũng Rô nuôi cá. 

Khi chúng tôi hỏi: Họ không phải là người do công ty của bà thuê nhưng tại sao lại làm thủ tục xin UBND tỉnh cấp phép? Bà Ly huơ tay nói: “Đây là chuyện tế nhị, tui không nói được”. 

Đổ trách nhiệm lẫn nhau 

Sáng 2.6, ông Hồ Văn Tiến, Chánh văn phòng UBND tỉnh Phú Yên, vẫn khẳng định UBND tỉnh này chỉ cấp phép cho Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 (Nha Trang, Khánh Hòa), không cấp phép cho bất cứ đơn vị, doanh nghiệp nào khác nuôi trồng thủy sản tại Vũng Rô. 

Khi PV Thanh Niên đặt câu hỏi tại sao không cấp phép cho doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản ở Vũng Rô nhưng UBND tỉnh Phú Yên lại cấp phép cho người Trung Quốc hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm cá cho Công ty TNHH Thuận Hoàng và nhiều doanh nghiệp tư nhân ở đây, thay vì trả lời, ông Tiến cho số điện thoại của ông Nguyễn Tri Phương, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên, và đề nghị liên hệ ông Phương để có câu trả lời. 

Tuy nhiên, khi PV Thanh Niên liên hệ thì ông Phương nói Sở NN-PTNT Phú Yên chỉ hướng dẫn người dân về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, còn tham mưu cấp giấy phép cho người Trung Quốc là Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên. Chúng tôi liên hệ lại thì ông Tiến nói sẽ kiểm tra lại vì quá lâu và hẹn trả lời vào sáng thứ hai (4.6). 

Còn về việc giấy phép của những người Trung Quốc làm việc tại Vũng Rô đã hết hạn nhưng họ vẫn có mặt tại đây, đại tá Nguyễn Trọng Huyền, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, cho biết sẽ kiểm tra thực tế tình hình người Trung Quốc làm việc ở vùng biển Vũng Rô, rồi mới có hướng xử lý. 



*
VỤ “CHUYÊN GIA TRUNG QUỐC NUÔI CÁ TRÁI PHÉP”

UBND tỉnh Phú Yên né trách nhiệm 

Thứ Bảy, 02/06/2012 23:42 

H. Ánh (NLĐ) - Trả lời báo chí ngày 2-6, ông Hồ Văn Tiến, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên, khẳng định tỉnh không cấp phép cho bất cứ cơ sở nào nuôi cá mú và cá bóp tại Vũng Rô, cũng như không cho phép nuôi trồng hải sản ở đây. Tuy nhiên, ông Tiến thừa nhận tỉnh có cho phép người Trung Quốc đến hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá mú, cá bóp theo đề nghị của các cơ sở nuôi trồng thủy sản (?) 

Còn việc để xảy ra tình trạng người Trung Quốc nuôi cá trái phép, ông Tiến nói việc này có thể có sự tham mưu của Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên. Thế nhưng, ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên, phủ nhận: Chưa từng thấy giấy tờ nào gửi đến Sở NN-PTNT đề nghị cấp phép hoạt động cho các chuyên gia Trung Quốc nuôi trồng thủy sản ở Vũng Rô. Cũng theo ông Phương, việc để người Trung Quốc nuôi cá trái phép ở Vũng Rô không thuộc thẩm quyền quản lý của Sở NN-PTNT Phú Yên. 

Theo một nguồn tin, cùng ngày, Công an tỉnh Phú Yên đã vào cuộc điều tra, làm rõ việc một số người Trung Quốc lợi dụng danh nghĩa chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản để nuôi cá trái phép ở Vũng Rô cũng như trách nhiệm quản lý của địa phương. 



*

Bài liên quan đã đăng:

Đâu là “ngành chức năng”?

Trần Đăng (Thanh Niên Online) - Một vịnh biển “nhạy cảm” về chiến lược quân sự như vịnh Cam Ranh nhưng suốt 10 năm qua, người Trung Quốc đã đặt chân đến và cắm rễ luôn ở đó, họ đã thuộc đến từng thước vuông mặt biển trong vịnh này nhưng các cấp chính quyền địa phương mà trực tiếp là TP.Cam Ranh vẫn “không biết” hoặc có biết nhưng vẫn để tồn tại...

*

Vũng Rô cũng có người Trung Quốc nuôi cá

Tấn Lộc (Pháp Luật TP) - Những người Trung Quốc trên các lồng bè đều hết thời hạn đến Vũng Rô “hướng dẫn kỹ thuật ươm cá giống, nuôi cá mú”.

Không chỉ ở Cam Ranh, tại vịnh Vũng Rô thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa (Phú Yên) cũng có nhiều người Trung Quốc tổ chức nuôi hải sản quy mô lớn nhưng các cơ quan chức năng không hề quản lý...

*

Người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh

SGTT - Tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà), vùng nuôi cá mú được xem là lớn nhất Việt Nam, người Trung Quốc không chỉ thu mua mà còn sử dụng mặt nước vịnh để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú...

*

Tại sao đến bây giờ mới khẩn!?

Yêu cầu báo cáo khẩn về việc người Trung Quốc “đóng bè” trên vịnh Cam Ranh 

Ai cũng biết, Cam Ranh là một quân cảng “nhạy cảm” về chiến lược quân sự, nhưng từ những bè cá của người Trung Quốc này có thể “nhòm” khá rõ quân cảng.  Chiều 31.5, trao đổi với PV Thanh Niên, lãnh đạo Thành ủy Cam Ranh cho biết, đã chỉ đạo UBND thành phố rà soát lại các hoạt động kinh doanh, thu mua, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TP.Cam Ranh. Qua đó, những cơ sở, cá nhân nào vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định...

*

Vụ người Trung Quốc nuôi cá ở vịnh Cam Ranh: Trục xuất bảy người Trung Quốc, cấm nhập cảnh

SGTT.VN - Chiều 1.6, ông Nguyễn Văn Hoàng - phó bí thư Thành ủy Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà - cho biết đã chỉ đạo UBND TP Cam Ranh kiểm tra, xử lý quyết liệt việc những người Trung Quốc hoạt động nuôi trồng, mua bán hải sản trái phép trong vùng biển vịnh Cam Ranh.