kính nhờ chuyển tiếp ... Cá đã cắn câu: Thủa nhỏ tôi thường hay theo bạn bè ra đồng để câu cá, những hôm trời mưa to, sau những cơn mưa, nước ở những con mương dâng cao và trong vắt, nước mát làm cho các chú rô_ron lon ton kiếm mồi và tung tăng bơi lội. Không khí trong lành sau cơn mưa cộng với tuổi trẻ thích vui vẽ, nên trò kéo nhau đi câu thường là rất khó từ chối.
Chuyện đi câu thời trẻ giờ đây tạm gác lại vì công việc túi bụi, cốt để duy trì sự sống trong cái XH giành giật để mà tồn tại này. Những hôm thứ bảy với chút thời gian rảnh rỗi, tôi thường ngồi một mình "nhâm nhi" ly cà phê,và thường thả hồn theo gió ... Đôi lúc trong khoảng thời gian bất chợt đó, ý nghĩ về cuộc đời,về dòng người và về XH chẳng khác gì một chuyển buổi đi câu.
Đại Hội đảng công bố danh sách các thành viên, những thông tin rò rĩ trên mạng, những sự thật được phơi bày ... Càng thấy mỗi một dòng đời hoạc mỗi gian đoạn của cuộc đời luôn luôn có những lưỡi khâu liêm song hành bên cạnh, mà vô tình hay hữu ý sẽ trói chặt lấy cuộc đời ta.
Hôm nay tôi muốn trình bày về một lưỡi câu khác, đang dần thắt chặt đất nước ta, XH ta, con người ta... Mà cả bạn và tôi không phải là một ngoại lệ. Chúng ta là những người chịu ảnh hướng và trách nhiệm trực tiếp về nó... Vì thế, tôi củng chí viết lên đây với chính khả năng và cái nhìn hạn hẹp của mình. Khi nhận thấy sự hiện diện của những toan tính, đã bộc lộ rõ của Trung Cộng đối với đất nước Việt Nam ta:
Chúng ta đều biết hiệp định Paris năm 1973 giữa VNCH và CS Bắc Việt ký kết, với sự có mặt của MỸ và Trung Cộng... Trong đó CS Bắc Việt đã đưa ra những mục tiêu và yêu cầu nghịch lý và hoàn toàn có lợi cho CS Bắc Việt, từng bước đẩy VNCH tới chổ cùng đường. Theo những chi tiết theo tài liệu trước năm 1975 được đăng tải trên mạng lưới nhện, thì những yêu cầu đã được thỏa mãn bởi sự thông đồng giữa người anh cả là MỸ và Tàu Cộng xếp đặt.
Một trong những điều đáng nói đó là những yêu cầu hết sức phi lý và từng bước thắt chặt mối quan hệ nô lệ của CS Bắc việt vào Tàu Cộng, trên sự thông đồng vì quyền lợi kinh tế, địa chính trị của Mỹ ... Từng bước làm sụp đổ chế độ VNCH ... Từng bước làm mồi nhữ cho con cá nhỏ cắn câu.... Đến nay mọi người đều nhìn rõ ràng rằng " Con Cá nhỏ là CSVN đã cắn câu"...
Liệu rằng chính Mỹ đã thất bại khi chủ trương đồng ý và tìm cách ép chính quyền TT Ng V Thiệu tham gia, Chúng ta cùng đọc kỹ các đoạn trích sau đây giữa những đòi hỏi phí lý và những đáp ứng của CSBV và sự nhượng bộ MỸ ...
" Với sự xóa bỏ Hiệp Định Geneva 1954, sự thừa nhận nhà nước và chính phủ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, với điều khoản mặc nhiên cho phép quân Bắc Việt đồn trú tại Miền Nam, với sự rút quân đơn phương của Hoa Kỳ và đồng minh, với sự cắt viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa sau Hiệp Định Paris, đặc biệt là với việc Hoa Kỳ bội ước không tôn trọng lời cam kết của Tổng Thống Nixon trong 30 văn thư gửi Tổng Thống Thiệu hứa sẽ trả đũa quyết liệt bằng những võ khí mạnh nhất (như không đoàn B52) trong trường hợp Bắc Việt tấn công võ trang quy mô vi phạm nghiêm trọng Hiệp Định, Nixon thú nhận rằng: "Hoa Kỳ đã phản bội Đồng Minh và đã thất bại trong việc thực thi những điều cam kết bảo vệ Độc Lập và Tự Do của Việt Nam Cộng Hòa. Đây là sự phản bội và thất bại không tiền khoáng hậu trong lịch sử Hoa Kỳ"
Đây có thể nói là đòn buông bỏ Nam Việt Nam đang trong thời kỳ rệu rã để cứu lấy Đài Loan và Nam Hàn, trước chủ trương nhuộm đỏ của CS đệ tam, chúng ta hãy cùng đọc lại những lời nói của Quốc Vụ Khanh Kissinger khi ông này đến Trung Cộng vào những năm đó, tài liệu đến nay đã được công khai .
Xin trích:
"Chúng tôi khẳng định sẽ kiên trì nguyên tắc một Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan. Chúng tôi đã nhiều lần tuyên bố chúng tôi không ủng hộ hành vi hai Trung Quốc hoặc một Trung Quốc một Đài Loan và cũng không ủng hộ bất kỳ hành vi nào như Đại sứ vừa nói. Nhưng đến nay chúng tôi còn chưa tìm thấy con đường thoả đáng để giải quyết vấn đề này (ông ta lặp lại một lần "con đường thoả đáng" do nghi vấn của phiên dịch nêu ra). Chúng tôi biết việc này phải được giải quyết.
Theo lời ông Kissinger, "Nước Mỹ muốn thỏa hiệp, Hà Nội muốn chiến thắng."
Những chuyến công du của Ông ta sang Trung Cộng thời đó và sau này là cuộc chạy đua vào nhà Trắng cho thấy thủ đoạn gian manh của một người làm chính trị đang tìm sự hậu thuẫn , củng như đang cố lôi kéo chia thị phần ở các quốc gia thuộc địa...
Qua đó cho thấy sự tồn tại của Đài Loan đến nay không phải là một sự ngẫu nhiên, củng như sự bình yên giả tạo của đất nước này bên cạnh một chính quyền CS mang đầy tính Phát xít Dân tộc bành trước với mô hình CS kiểu Đông Á. Điều này là rõ ràng nói lên sự ngầm định giữa hai chính quyền Mỹ và Trung Cộng, ít nhất là ngay thời điểm 10 năm sau đó, hoạc có thể kéo dài hơn... Đến nay chẳng hạn.
Điều này chứng tỏ một sự thật rằng sự tồn tại lâu dài của CS ở Việt Nam chính là sự buông tay của MỸ và sự nâng đở để từng bước bóp chặt của chính quyền Trung Cộng đối với CS Bắc Việt.
những năm tiếp theo là sự tăng nhanh viện trợ cho quân đội Bắc Việt nhằm thôn tính miền nam Việt Nam. Sự viện trợ này đã được thống nhất với CS Đệ tam , tuy nhiên củng ngầm chứa đựng sự thâm độc của chính quyền Trung Cộng, vốn đã có dã tâm loại bỏ thành trì Liên Xô , để xây dựng cho mình một thành trì mới.
Qua đó từng bước thắt chặt sự lệ thuộc của CS Bắc Việt, những cái gọi là trả nợ chiến tranh chí là những mục tiêu nhỏ nhen không đáng kể đến, tuy nhiên những phần đất được chuyển giao thì lại rất quan trọng cho nhà nước này. Một cái cớ có "danh chính" , có " ngôn thuận " để ra tay chiếm đoạt .
Lúc này nhiều người trong chính phủ CS Bắc Việt củng đã nhìn thấy giả tâm này và họ muốn làm một cuộc thay đổi, tìm cách tránh xa sự trói buộc đã được thiết lập từ ngày đảng CS còn đơn lẽ . Ý nghĩ đó góp phần vào hành động gây chiến của Trung Cộng vào năm 1979 ...
Nhưng hỡi ôi, khi con cá rô_ron đã cắn phải lưỡi câu của Lã Vọng, thì nó càng quẩy mạnh vây, mạnh vy thì lưỡi câu với những cái ngạnh càng cắm chặt, càng cố vùng vẫy thì lại càng thêm đau.
Chính vì lẽ đó một số loài cá lớn với hàm răng khỏe, trí thông minh cao hơn thì có thể cắt đứt sợi dây cước để thoát lấy thân, tuy nhiên lưỡi câu vẩn còn đó và phải mất một thời gian rất dài với cơ chế tự đào thái của cơ thể, thì may ra mới tuột khỏi ... Thời gian đó mang theo trong tiềm thức cơ thể sống một lằn vết khó có thể phai mờ.
Khi ta thử nhìn về lịch sử dân tộc với bốn nghìn năm, chúng ta sẽ thấy lằn vết này in sâu trên võ não của mỗi người con dân tộc Việt. Sự đậm nhạt của tỳ vết này tùy theo mục tiêu và cách sống của mỗi cả nhân con người, nhưng nó không bao giờ mất đi trong họ.
Nhưng thay vì cắt đứt dây cước, tìm cách thoát khỏi lưỡi câu thì một số nhà lãnh đạo CS Bắc Việt đã chấp nhận nằm im, như là một biện pháp giảm đau hữu hiệu. Chính sự nằm im này làm cơ thể ít vận động, điều này làm cho cơ thể nó yếu đi, nhưng tấm thân nó mang đầy mỡ, tạo nên cho con cá những chiếc vẩy bóng lưỡng ... Nhìn bề ngoài tưởng như rất ngon và rất đẹp, kỳ thực con cá đã nhiễm độc.
Lý thuyết Mác Lê đã đem đến sự rỗng mục về kinh tế, nó đưa đến sự sụp đổ về chính trị ở các nước đem áp dụng nó. Vào những năm chín mươi của thế kỷ trước là sự sụp đổ của Liên Xô, Đông Âu... Cho thấy lý thuyết này không còn đất sống đối với nhân loại, tuy nhiên sự sụp đổ các nhà nước độc tài CS xãy ra dễ dàng với những XH duy lý và nhận thức cao, vốn được trau dồi trong thời kỳ Công Nghiệp. Điều này khác với các nước CS Đông Á, vốn xuất thân từ nông nghiệp và đang từng bước chập chững đi vào thời kỳ Công Nghiệp, trong khi thế giới đã bỏ xa thời kỳ này và từng bước phát triển qua thời đại thông tin và trí tuệ.
Điều này cho thấy CS Đông Á mang nét riêng do tâm lý truyền thống Á Đông với kiểu cai trị hà khắc nên vẩn duy trì và áp đặt thống trị. Một mặt họ biết giải bài toán vừa có thể tồn tại vừa có thể cai trị, từng bước đưa XH cộng sản lên một trạng thái mới, đó là kinh tế thị trường ở Hạ Tầng, biến CS Mác Lê thành CS Dân Tộc ở Thượng Tầng, từng bước biến tướng thành nhà nước độc tài toàn trị.
Với sự bang giao vốn có của kinh tế thị trường lúc này Trung Cộng không ngừng đầu tư, họ đầu tư khắp nơi, qua cả kênh đào Panama, qua cả Châu Phi... Và Việt Nam từ lâu vẫn là bàn đạp trong họ thì sự đầu tư là không thể bỏ qua. Chính lúc này Việt Nam là miếng đất để Trung Cộng tìm cách thâm nhập về kinh tế, về đầu tư ... Từng bước thắt chặt với những lưỡi câu và sợi cước mới, trong thời kỳ thế giới hiện đại, với kỹ thuật câu cá hiện đại.
Những năm sau này, để duy trì, cai trị, đảng CS Việt Nam đã chấp nhận nằm im khi đã ngậm chặt cái lưỡi câu trong miệng của mình, hành động này để lộ những sợi cước mà nếu chúng ta, một người dân nếu để tâm sẽ nhìn thấy, những năm gần đây với sự nhượng bộ đường lưỡi bò, cho thuê bờ biển, rừng đầu nguồn ... là những biểu hiện điển hình của bề mặt đã nỗi rõ. Bên cạnh đó, những năm sau này, hàng hoạt kiểu tuyên tuyền mang đậm sắc thái văn hóa Trung Cộng đua nhau nở rộ, văn hóa 1000 năm Thăng Long _ Mừng quốc khánh Tàu Cộng, Tượng đài Lý Thái Tổ mặc đồ Tàu Cộng, đau đớn nhất là màn tuồng Hai Bà Trưng đi viếng Tàu ... Không dừng lại ở đó, nhiều hoạt động văn nghệ tuyên truyền kiểu cho không, hoạc bắt phải nghe, phải xem vì nó đập thắng vào mắt ta, đưa đến mọi giác quan của ta một thứ Tàu Cộng hiện hữu không còn mơ hồ, những áp phích cổ động cho Tàu Cộng, đài phát thanh, là đa số hàng hóa tiêu dùng .... Đến nổi người dân phải truyền tai nhau những câu tóm gọn như: " Cẩn thận thức ăn có độc", ... Không riêng gì thức ăn, ngày nay tại VN mọi thứ đều phải cẩn thận kẻo bị nhiễm độc.
Quay lại chuyện con cá cắn câu, dạo này thi thoảng mọi người vẩn hay nghe tin, vĩ như tin một số quan chức qua Tàu để cống nạp, để cầu cạnh ... Một số thông tin rò rĩ cho thấy một số các quan chức đã bị trói bởi những con cá " chân dài" khi qua Bắc Kinh, một số khác bị trói lúc đang ở tại VN bởi những con Rô_ Ron chân dài khác, hay những sợi dây cước kiểu khác ... Danh sách đưa ra ngày càng dài.
Một số có tư tưởng đa phương hóa Biển Đông đến nay củng đành lòng ngậm bồ hòn làm ngọt, vì quyền lợi của chính riêng mình. Với kiểu ngoại giao "lèo lá", đã làm cho Mỹ bỏ chơi với chính mình, quay qua làm ăn với chính "bố của thằng mình" là Tàu Cộng. Liệu rằng qua bữa ăn tối của ông Ôi Ba Má với ông Hồ Không Được Đào thì số phận của Việt Nam có được định đoạn, như thời hiệp định Paris 1973.
Suy nghĩ này nếu xãy ra thật, thì ôi thôi Việt Nam sẽ chí là một con cá rô_ron béo mập trên một bữa ăn của các quan thầy, sự suy nghĩ này có chiều hướng logic khi mới đây thôi, tuyên bố của đảng CS sau khi bế mạc đại hội tuyên bố duy trì kinh tế quốc doanh, giữ chặt tình hữu hảo núi liền núi, sông liền sông với các Quan Thầy... Than ôi, con cá cố cắn câu.
Một con cá khác vô tình cẳn phải lưỡi câu, đó là một số người đấu tranh đối lập và một số người Hải Ngoại "ba phải", họ đã có những hành động vô tình cắn phải lưỡi câu mà vẩn không hay, những hành động kêu gọi rời rạc, hô hào mất phương hướng, xúi dục đấu tranh đơn lẽ ... Đang được CS úng hộ tuyệt đối, kiểu chiêu nuôi gà mẹ để bắt một mớ gà con củng đang được áp dụng, tuy nhiên đó chính là ở trong nước, điều đảng nói chính là ở Hải Ngoại, chúng ta sẽ thấy sự hô hào với những mục đích khó mà nói rõ được, nhưng cái lợi chưa thấy đã tòi ngay cái hại, các vụ bắt bớ lại tiếp tục xãy ra .... Đây củng là một kiểu cá đã cắn câu.
Những việc làm âm thầm nhưng nghĩ lại đầy hiệu nghiệm khi những người lớn tuổi đã dám nói lên cái sự thật thuần túy là sự thật như Tô Hải ... Những ý tưởng khơi dậy sự tò mò đầy tính trong sáng của Mẹ Nấm, Điếu Cày... Đem đến những chuyển biến cho giới trẻ trong tâm thức, trong suy nghĩ của giới trẻ là điều có thể thấy được. Than ôi! Việt Nam có bao người dám nói thật như Tô Hải, có bao người dám nói lên ước mơ như của Mẹ Nấm ... Các nhà đấu tranh dân chủ có suy nghĩ gì chăng? Hay chính chúng ta đã vô tình cắn phải lưỡi câu mà không hề hay biết.
Có người nói, mỗi cá thể như một hạt cát trong sa mạc, nhưng tôi thì thấy hạt cát còn sướng chán, vì dù sao củng là một vật vô tri theo nghĩa vật lý,. Nhưng dù sao còn hơn con cá, vì cá không khéo thì sẽ cắn câu, bị trói chặt, bị làm bằm ra làm thịt ... Cuộc đời con người củng vậy, sinh ra và chết đí cho ý tưởng, cho chính kiến và cho tham vọng của chính mình ... Chí có điều tất cả coi chừng bị cắn câu... Khoảng thời gian ngắn ngũi đó, chí có thể kéo dài hơn, thành công hơn và ý nghĩa hơn nếu chúng ta làm cho chính chúng ta trở nên trong sáng trong cuộc đời này.
Ly cà phê đã cạn, trời chiều mùa đông âm u và ám đạm, tôi xin kết thúc dòng suy nghĩ về con cá cuộc đời tại đây, xin phép ra về với căn phòng nhỏ và cuộc đời nhỏ ...Lòng bổng nghĩ CS làm sao có thể quay về với chính nghĩa dân tộc mà mọi người đã từng mơ ước. Tôi bước ra về lòng vội vã ... Như muốn tránh đi tiếng nhạc vang vọng trong quán cà phê đưa tới, giọng người con gái đang hát những câu ca dao:
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thủa nào ra ....
Trần Văn Huy
Hà Nội ngày 22/1/2011
Điện thư: tranvanhuy1977@gmail.com
THÔNG BÁO !
TM Ban Điều Hành Blog
16 February 2011
# Ca' Dda~ Ca('n Ca^u - Tra^`n Va(n Huy
Định giá đất sai gây thiệt hại hơn 44,3 triệu USD
16/02/2011 1:30
Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã có Kết luận thanh tra (KLTT) số 158/KL-TTCP ban hành ngày 30.1.2011 do Phó tổng TTCP Nguyễn Đức Hạnh ký, về dự án (DA) đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (TSN - BL - VĐN) TP.HCM. Không minh bạch trong định giá đất Để thực hiện DA, UBND TP.HCM đã ký kết hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) với Công ty GS E&C (Hàn Quốc), giao GS đầu tư xây dựng đường TSN - BL - VĐN và hoàn vốn bằng việc thuê 5 khu đất có giá trị tương đương để đầu tư xây dựng khu dân cư, thương mại và dịch vụ. Theo KLTT, việc định giá các khu đất đáng lẽ phải được triển khai vào thời điểm có quyết định cho thuê đất, song thực tế lại được tiến hành sớm hơn. Trong đó, khu đất trên đường Lý Thường Kiệt (Q.10) được TP.HCM định giá 37 triệu USD. Theo KLTT, đến năm 2008 UBND TP mới có quyết định cho GS thuê, nhưng việc định giá khu đất đã được tiến hành từ năm 2005. Trong khi đó, căn cứ vào bảng giá đất hằng năm, từ năm 2005 đến 2008, giá đất đường Lý Thường Kiệt tăng 30%. Khi GS tiến hành lập DA tổ hợp cao ốc trên đường Lý Thường Kiệt thì tiền sử dụng đất đã lên đến 51,6 triệu USD, cao hơn số tiền mà TP.HCM định giá hơn 14,8 triệu USD. "Như vậy, do việc áp giá đất không đúng thời điểm, UBND TP đã làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước 14,8 triệu USD. Đáng chú ý là, khu đất Lý Thường Kiệt chưa được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, mới san lấp mặt bằng, nhưng cũng đã được UBND TP đồng ý cho GS chuyển nhượng để lấy tiền làm đường" - KLTT nhận định. Đối với khu đất gần 92 ha ở P.Long Bình (Q.9), khi tính toán nghĩa vụ tài chính của GS với khu đất này, UBND TP đã tự quyết định mà không áp giá do Sở Tài chính đề xuất. Cụ thể, UBND TP đã định giá khu đất là 78,5 triệu USD, thấp hơn 29,5 triệu USD so với đề xuất của Sở Tài chính. Mặt khác, theo hợp đồng BT, khu đất Long Bình chỉ được giao cho GS sau 3 năm tính từ ngày khởi công tuyến đường hoặc khi tuyến đường đã hoàn thành được 70%. Trong khi đến nay vẫn chưa biết ngày khởi công chính thức tuyến đường nên việc xác định giá trị khu đất như trên là không có cơ sở. Theo bảng giá đất hằng năm, từ năm 2006 (khi định giá khu đất) đến năm 2009, giá trị khu đất Long Bình tăng từ 2 - 2,7 lần. Tương tự, với 2 khu đất tại P.Thảo Điền (Q.2), đến năm 2008 UBND TP mới có quyết định cho GS thuê, nhưng lại chấp thuận cho nhà đầu tư nộp tiền sử dụng đất theo giá của năm 2006 là không đúng với kiến nghị của Bộ Tài chính và báo cáo của UBND TP với Thủ tướng. Với khu đất tại khu đô thị mới Thủ Thiêm (Q.2), UBND TP tự ý định giá đất mà không giao các Sở tham mưu. Cụ thể, UBND TP định giá khu đất này là 100 triệu USD, song thực tế đến nay TP vẫn chưa có quyết định cho thuê đất nên không thể xác định giá trị mà GS phải nộp cho khu đất này là bao nhiêu. Từ các cơ sở trên, KLTT nhận định, việc UBND TP cho GS thuê 5 khu đất mà không tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, trong đó tự ý định giá 2 khu đất mà không căn cứ tham mưu của Sở Tài chính là vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính nhà nước. Việc xác định giá trị đất không đúng thời điểm cho GS thuê đất là trái đề xuất của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên - Môi trường và không đúng với chính kiến nghị của UBND TP với Thủ tướng Chính phủ, đã làm lợi cho nhà đầu tư nước ngoài và gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 44,3 triệu USD. "Những việc làm trên là không minh bạch, gây sự hoài nghi trong đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân, là một trong những nguyên nhân gây khiếu kiện hiện nay. Trách nhiệm thuộc UBND TP.HCM" - TTCP kết luận. Hợp đồng đổi đất bất thường Không chỉ gây thất thoát tài sản nhà nước, theo KLTT, hợp đồng BT mà UBND TP ký kết với GS có nhiều điều khoản bất cập. Cụ thể, UBND TP cho GS thuê 5 khu đất mà không trình HĐND TP là trái quy định pháp luật. TP cũng không chỉ đạo GS và các sở ngành lập quy hoạch chi tiết 1/500 đối với các khu đất cho GS thuê để thực hiện các DA bất động sản là vi phạm quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản. Đặc biệt, "nhiều điều khoản xung đột với pháp luật VN, không phù hợp thực tế hoặc chưa có cơ sở đảm bảo tính chính xác, từ đó đã và sẽ phát sinh những bất cập. Chẳng hạn, các quy định về xây dựng chuyển giao con đường, xác định giá trị con đường, lập và phê duyệt thiết kế, bồi thường giải phóng mặt bằng..." - KLTT nêu rõ. Theo TTCP, khi ký hợp đồng BT, UBND TP và GS đã cố ý ghép 2 loại DA (DA xây dựng con đường và DA kinh doanh BĐS) vào cùng một hợp đồng là trái quy định pháp luật. Việc ký hợp đồng "hai trong một" kiểu này là không tường minh, làm phức tạp thêm quá trình đàm phán, dễ rủi ro khi ký kết hợp đồng cũng như trong quá trình triển khai DA. Mặt khác, theo hợp đồng BT, giá trị con đường được xác định khoảng 172 triệu USD (tương đương chi phí xây lắp mà GS phải bỏ ra cho con đường - PV) là không có cơ sở, bởi con số này được GS lập năm 2005 theo đơn giá tổng hợp, mà không có đơn giá chi tiết, không được các cấp T.Ư thẩm định. Khi kiểm tra bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình, TTCP phát hiện có khoản chi phí gián tiếp cho doanh nghiệp nước ngoài là 138,4 tỉ đồng, nhưng Sở Kế hoạch - Đầu tư và Ban điều phối DA không giải trình được nội dung này. Tự ý bẻ cong hướng tuyến Về việc bẻ cong hướng tuyến so với quy hoạch năm 1997 của Thủ tướng, KLTT nhận định: "UBND TP đã không xin ý kiến Thủ tướng, không lấy ý kiến thỏa thuận của các bộ ngành liên quan, không tổ chức lấy ý kiến các hộ dân trong khu vực quy hoạch, mà chỉ căn cứ vào đề xuất của GS là không phù hợp quy định pháp luật". UBND TP cũng không có phương án tính toán cụ thể về hiệu quả kinh tế - xã hội của việc điều chỉnh quy hoạch từ đường rộng 60m thành 2 nhánh (mỗi nhánh rộng 20m). Thanh tra khẳng định các báo cáo giải trình của UBND TP mang nặng tính chủ quan, không có cơ sở khoa học để cho rằng phương án tuyến điều chỉnh có lợi hơn phương án đã được Thủ tướng phê duyệt. Từ đây, TTCP nhận định các tố cáo của người dân liên quan đến việc tự ý điều chỉnh hướng tuyến là "có cơ sở", và "trách nhiệm thuộc UBND TP". Từ việc điều chỉnh hướng tuyến dẫn đến cắt vào đất công viên, TTCP xác định, các tài liệu quy hoạch của các sở ngành liên quan không có tài liệu nào thể hiện nội dung quy hoạch sử dụng 1,3 ha đất Công viên Gia Định làm đường. Trước đó, UBND TP cho rằng việc cắt đất Công viên Gia Định sẽ được hoán đổi bằng việc lập một công viên khác trên địa bàn Q.Gò Vấp với diện tích gấp 1,2 lần, song khi kiểm tra tài liệu quy hoạch tại Sở Tài nguyên - Môi trường và Q.Gò Vấp thì không thấy nội dung này. Từ đó, thanh tra kết luận việc UBND TP lấy đất công viên làm đường là không có cơ sở. Đoàn thanh tra cũng phát hiện nhiều trường hợp người dân tự ý xây dựng nhà trên đất do Thủ tướng quy hoạch. Điều đáng nói là các trường hợp này không những không bị xử lý mà còn được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Cụ thể, từ thời điểm có quy hoạch của Thủ tướng vào năm 1997, UBND TP, Sở Địa chính - Nhà đất, Sở Xây dựng và UBND Q.Tân Bình đã cấp giấy chứng nhận cho 143/392 trường hợp nằm trên đất quy hoạch. "Điều này thể hiện sự buông lỏng quản lý" - KLTT khẳng định.
Phương Thanh |
Ông Huỳnh Đảm xin thôi chức chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQVN
15/02/2011 10:26:59 Ngày 14/2, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 5 nhằm đánh giá kết quả công tác Mặt trận năm 2010, xác định chương trình phối hợp, thống nhất hành động trong năm 2011 và một số nội dung quan trọng khác. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm đã chủ trì hội nghị.
Tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN Huỳnh Đảm cho biết một số nội dung quan trọng được Mặt trận góp ý cho dự thảo văn kiện Đại hội XI đã được đại hội tiếp thu như vấn đề tham nhũng, mở rộng dân chủ, đại đoàn kết dân tộc… Đáng chú ý, đại hội xem xét lại vai trò của Mặt trận như là một liên minh chính trị chứ không phải liên hiệp. Điều này được khẳng định ở tầm cương lĩnh, có ý nghĩa chiến lược đối với hoạt động của Mặt trận trong thời gian tới. Từ đó bổ sung và phát triển Mặt trận là đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Cũng tại hội nghị, ông Huỳnh Đảm cũng trình bày nguyện vọng cá nhân xin được thôi chức chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN do tuổi cao (62 tuổi) và đã không ứng cử vào Ban chấp hành Trung ương Đảng. "Mặc dù có một số đoàn đại biểu giới thiệu tôi vào Ban chấp hành trung ương khóa XI, nhưng với lòng tự hào của một chủ tịch MTTQ VN và lòng tự trọng của một người đảng viên cộng sản, căn cứ vào quy định về độ tuổi tham gia ban chấp hành, tôi đã báo cáo là xin rút, không ứng cử vào trung ương nữa. Tôi có nguyện vọng là thôi giữ chức chủ tịch MTTQ VN" , ông Đảm bày tỏ. Sau khi thảo luận, đa số ý kiến trong đoàn chủ tịch đều cho rằng từ xưa đến nay, những người đảm nhiệm chức chủ tịch MTTQ VN tuổi cao là bình thường, miễn là có đủ uy tín và sức khỏe, xét trên các khía cạnh này thì ông Huỳnh Đảm nên tiếp tục đảm nhiệm cương vị chủ tịch. (Theo SGTT) |
Chùm ảnh: Hà Nội bẩn là đương nhiên!
Bé gái 13 tuổi bị bán vào nhà chứa
Tưởng được người tốt bụng tìm giúp việc làm, cô bé 13 tuổi vui vẻ đi theo song không ngờ bị bán vào "tổ quỷ". Suốt 3 năm ở xứ người, cô gái thành "món hàng" ở nhiều động mại dâm.VKSND tỉnh Yên Bái xác định, cuối tháng 9/2007 do gia đình khó khăn Mai đến nhà Nguyễn Thị Nga (huyện Lục Yên) nhờ giúp tìm việc làm. Thời điểm đó, Nguyễn Văn Hùng có mặt tại đây Thấy đứa trẻ 13 tuổi, Hùng nảy sinh ý định lừa bán vào nhà chứa. Anh ta chạy sang nhà Nguyễn Đức Tiến bàn "kế hoạch" vì biết vợ Tiến là Nguyễn Thị Mây đang ở khu vực biên giới phía Bắc. Nga cũng đồng ý tham gia phi vụ buôn người này. Tối cùng ngày, Nga nói dối đã tìm được việc cho Mai ở tỉnh Lào Cai, rồi cùng với Tiến và Hùng đưa ngay cô bé đi. Sáng hôm sau, chúng tiếp tục đưa Mai sang Trung Quốc. Nhìn thấy Mai không phổng phao, Mây không đồng ý trả tiền như thỏa thuận mà chỉ đưa 7 triệu đồng cho Nga. Trở thành "món hàng" trong tay Mây, Mai bị ép làm việc tại một tụ điểm mại dâm. Sau nửa năm ở đây, đứa trẻ 13 tuổi tiếp tục bị chuyển qua nhiều nhà chứa khác ở các vùng khác nhau. 3 năm sau nhờ có người giúp đỡ, Mai trốn được về Việt Nam. Từ đây, những kẻ buôn người đã bị bắt, riêng Mây đang lẩn trốn. Đầu tháng 2, TAND tỉnh Yên Bái mở phiên tòa xét xử tuyên phạt Nga 13 năm tù; Hùng và Tiến mỗi người 11 năm. Tuệ Lâm |
MC bị Trưởng công an xã bắn đạn cao su
Thứ ba, 15/2/2011, 16:05 GMT+7
|
Nạn nhân vừa được phẫu thuật gắp đạn cao su ra khỏi ngực. Ảnh: Trí Tín |
Bệnh nhân cho biết, trong tiệc liên hoan mừng xuân bắt đầu từ 18h tối qua, trong lúc cao trào một số thanh niên tranh giành micro để hát. Thấy lộn xộn, Thiện đề nghị mọi người trật tự lần lượt lên hát từng người.
"Cuộc liên hoan sau đó ổn định, vui vẻ thì bất ngờ ông Hoàng, Trưởng công xã kêu tôi ra ngoài hỏi: "Mày đang gây rối trật tự trong đó à?". Tôi thanh minh thì ông Hoàng bất ngờ rút súng ngắn bắn tôi ngã chúi vào bờ rào nhà bên cạnh. Tôi lảo đảo đứng dậy thì ông Hoàng bắn tiếp vào hông ngực phải của tôi", chưa hết bàng hoàng, anh Thiện kể lại.
Sự việc xảy ra trong tích tắc, sau đó bà con lối xóm đưa anh Thiện đến Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi cấp cứu.
Hai viên đạn cao su được lấy ra từ ngực anh Thiện. Ảnh: Trí Tín |
Lý giải về vụ việc này, ông Võ Văn Vinh, Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Dõng nói: "Cả hai đều tham dự cuộc liên hoan, đều có hơi men, trong lúc cãi vã qua lại vì hiểu nhầm, Thiện túm áo Trưởng công an xã nên ông Hoàng không kìm chế được nóng giận đã rút súng bắn đạn cao su. Đây là sự việc đáng tiếc, chúng tôi sẽ kiểm điểm, có hướng kỷ luật nghiêm đối với ông Hoàng".
Súng đạn cao su được trang bị cho các công an viên dùng để tự vệ trong lúc thực thi công việc.
Trí Tí
n
Kinh tế VN 2011 qua cái nhìn một chuyên gia kinh tế
Mặc Lâm, biên tập viên RFA2011-02-15Trong những ngày tân niên tình hình vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở nên khó khăn hơn vì lãi suất tăng từ 18 tới 20%. AFP photo Liệu tình hình này có gây xáo trộn thêm nền kinh tế hay không? Mặc Lâm phỏng vấn ông Huỳnh Bửu Sơn, một trong nhóm sáu người tư vấn kinh tế cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong những ngày đầu đổi mới, để biết quan điểm của ông về vấn đề này. Thị trường chứng khoánMặc Lâm : Câu hỏi đầu tiên xin ông cho biết là trong một bài viết mới đây của ông thì ông có dùng thuật ngữ là "bẫy thu nhập trung bình", ông có thể vui lòng giải thích thuật ngữ này nói lên điều gì trong kinh tế ạ. Ông Huỳnh Bửu Sơn : "Bẫy thu nhập trung bình" là một khái niệm do các nhà kinh tế đưa ra trong thời gian gần đây thôi. Đó là khái niệm cho rằng các quốc gia đang phát triển nếu mà họ không duy trì được động lực tăng trưởng mạnh khi mà mức thu nhập bình quân của người dân trong nên kinh tế của họ tiến tới mức như là trong khoảng một hai ngàn đô la một năm trên đầu người, thì có khả năng là họ sẽ bị vướng vào trong cái bẫy đó và tiến trình phát triển sẽ bị chậm lại, tăng trưởng kinh tế sẽ bị chậm lại. Họ không thể nào thoát khỏi được cái bẫy, có nghĩa là lúc đó tốc độ phát triển kinh tế của họ đã chậm lại rồi cho nên sẽ khó mà vượt qua mức bình quân đầu người như vậy. Mặc Lâm : Mới đây theo đánh giá của Ngân Hàng Standard & Poor thì họ đánh giá là Việt Nam sẽ là một trong ba nước dẫn đầu Châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ, trong năm 2011 về tăng trưởng. Đánh giá này như vậy có quá lạc quan hay không, và ông có nhận xét gì về sự đánh giá này? Ông Huỳnh Bửu Sơn : Tôi nghĩ, đánh giá như thế có thể tạo nên một ảnh hưởng tâm lý tốt cho những nhà lãnh đạo Việt Nam và ngay cả các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế thì ta thấy là có những khó khăn mà Việt Nam phải vượt qua, chẳng hạn như là chỉ số ICOR, tức là cái mức đầu tư tăng thêm cho việc tăng thêm đó, thì hiện nay chỉ số ICOR của Việt Nam ở mức khá cao, trên 8, điều đó có nghĩa là phải đầu tư 8 lần mới có một mức tăng trưởng của GDP là 1 đồng, mà như vậy thì người ta cho rằng sẽ khó cho Việt Nam nếu không có biện pháp nào giảm được chỉ số đó thì khó có thể trở thành một con rồng Châu Á trong thời gian 10-20 năm.
Lãi suất, ngoại tệMặc Lâm : Cho tới giờ phút này thì lãi suất ngân hàng đã tăng lên từ 18 tới 20% vì vậy các doanh nghiệp rất e ngại, không dám vay với mức lãi suất như vậy để mà sản xuất, mà họ tìm vào nguồn vốn trên thị trường chứng khoán, và đây là lý do làm cho thị trường chứng khoán trong năm qua tăng lên tới 37%. Theo ông, hình ảnh này là tiêu cực hay tích cực trong nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam, thưa ông? Ông Huỳnh Bửu Sơn :Thực ra sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán, theo nhận xét riêng của tôi thì tôi cho rằng nó cũng phản ánh được trong năm 2010 nó có những triển vọng có mức độ, triển vọng nhất định trong phát triển, trong tăng trưởng của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp có vốn lớn cũng như họ có ngành nghề kinh doanh khá là ổn định. Tuy nhiên, phải nói rằng chính lãi suất cao đó nó làm chậm đi sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong năm 2010 hơn là nó tạo ra sự thay đổi trên huy động vốn. Tôi nghĩ rằng trong năm 2011, với mức lãi suất ngân hàng cao như hiện nay thì khó cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc huy động nguồn vốn từ ngân hàng sseer mà phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Và như vậy thì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thị trường chứng khoán trong năm 2011. Mặc Lâm : Theo chúng tôi được biết thì dự trữ ngoại tệ hiện nay của Việt Nam chỉ còn 10 tỷ đô la, so với vài năm về trước là 20 tỷ đô la. Sự sụt giảm một cách quá lớn như vậy nó có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế hay không? Ông Huỳnh Bửu Sơn : Trong tình hình vừa qua, với sự thiếu hụt trong cán cân thương mại kéo dài, tôi cho rằng chắc chắn là nó sẽ ảnh hưởng đến dự trữ ngoại tệ. Và thật ra mà nói thì dự trữ ngoại tệ chỉ có thể có một tác động tâm lý đối với sự ổn định đồng bạc, chứ thật ra nó không phải là một yếu tố quyết định đối với trị giá đồng bạc. Tôi nghĩ những yếu tố vĩ mô khác sẽ có tác động quan trọng hơn. Tuy nhiên, thường thường một quốc gia họ sẽ cố gắng duy trì dự trữ ngoại tệ để đảm bảo nhập khẩu trong vòng vài tháng, và tôi nghĩ cái mức 10 tỷ thì nó cũng tương đương khoảng 2-3 tháng nhập khẩu của Việt Nam, thì tôi cho rằng đây cũng là mức không phải là cao lắm.
Mặc Lâm : Xin được hỏi ông một câu cuối cùng là theo cách nhìn riêng của ông thì trong năm 2011 này điều gì mà nhà nước cần phải đặc biệt tập trung chú ý nhất để giữ cho nền kinh tế ổn định như từ trước tới nay. Ông Huỳnh Bửu Sơn : Riêng tôi thì tôi thấy rằng việc ổn định hệ thống ngân hàng để tạo điều kiện làm giảm lãi suất tín dụng thì nó sẽ có hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh hơn là những biện pháp vĩ mô khác. Tôi vẫn cho rằng nỗ lực của chính phủ cũng như của Ngân Hàng Nhà Nước trong việc ổn định hệ thống ngân hàng Việt Nam để đưa mức lãi xuất đến một mức mà có thể dễ dàng chấp nhận được và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể làm ăn tốt và có sinh lợi, thì tôi nghĩ đó là biện pháp có thể nói rằng ưu tiên trong năm 2011 để giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có thể tranh thủ được cái khủng hoảng toàn cầu đang sắp qua đi rồi, và họ có thể nhân cơ hội đó để mà phát triển. Mặc Lâm : Dạ vâng. Xin cảm ơn ông Huỳnh Bửu Sơn rất nhiều về thời gian ông dành cho chúng tôi trong ngày hôm nay. Theo dòng thời sự:Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |