THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

19 March 2012

Tiết lộ động trời về buổi thuyết trình của ông GSTS Nguyễn Ngọc Quang về “Vấn đề chủ quyền của VN ở TS & HS”

Trong buổi sáng ngày 17/03/2012, tại Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội có buổi thuyết trình do GS.TS Nguyễn Quang Ngọc – Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày về “Vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa”. Thành phần tham dự khoảng 100 người bao gồm: chủ yếu là các sinh viên, các cán bộ giảng dạy của nhà trường, một số công dân quan tâm đến “Hoàng Sa – Trường Sa”; những người khác. Tại buổi thuyết trình, chủ tọa, các cán bộ giảng dạy của nhà trường và những người tham dự đều nhất trí quần đảo Hoàng Sa cho đến năm 1974 bị Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ và 07 đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1988 và vùng biển liên quan theo luật pháp quốc tế là thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Cuối buổi thuyết trình có sự trao đổi giữa những người tham dự và những người tổ chức và đã có những ý kiến khác nhau về biện pháp đòi lại chủ quyền đã mất ở Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông nói chung. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc và những người tổ chức buổi thuyết trình đưa ra quan điểm:
1- Hoàng Sa là vấn đề song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc;
2- Trường Sa là vấn đề đa phương giữa Việt Nam, Trung Quốc và các nước liên quan;
3- Không nên đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ra Tòa án quốc tế, hay Liên hợp quốc vì chưa biết lợi, hại ra sao…;
4- Hiện nay Việt Nam đang là nước yếu, nên chúng ta vẫn không ngừng tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam còn việc đòi lại và bảo vệ chủ quyền như thế nào thì không nên nôn nóng, để đến trăm năm hoặc nghìn năm sau con cháu chúng ta đòi lại cũng vẫn được;
5- Ai có quan điểm khác với quan điểm trên đều là sai trái và chỉ phục vụ mục đích của một số cá nhân.
Việc những người tổ chức buổi thuyết trình đưa ra những quan điểm trên về đòi lại chủ quyền đã mất và bảo vệ chủ quyền đất nước như trên thật là thất vọng, không khách quan, thiếu khoa học. Vì đây là vấn đề lớn, thiêng liêng đối với mọi người dân Việt Nam, liên quan đến các lĩnh vực khoa học lịch sử, pháp lý, chính trị, quân sự… Vấn đề này cần được thảo luận công khai, mở rộng hơn nữa và phải trưng cầu ý dân mới có thể đi đến kết luận thống nhất.
Nhà nước là là đại biểu cho quyền lực của nhân dân nhưng Nhà nước không thể thay thế ý chí của nhân dân. Vấn đề quan trọng như vấn đề chủ quyền quốc gia, Nhà nước phải tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân hay nói ngắn gọn là Nhà nước phải thực hiện trưng cầu ý dân và thực hiện quyết định của toàn dân chứ không phải là ngược lại là Nhà nước áp đặt ý chí cho nhân dân về vấn đề chủ quyền quốc gia. Bởi các lẽ sau đây:
Thứ nhất: Lợi ích dân tộc, hay lợi ích quốc gia là phạm trù vĩnh viễn. Lợi ích Nhà nước chỉ là nhất thời (hay phạm trù lịch sử). Vì mỗi Nhà nước, mỗi thể chế chỉ có vai trò và tồn tại trong một giai đoạn nhất định của lịch sử dân tộc; quy luật phát triển xã hội là Nhà nước lỗi thời sẽ bị Nhà nước tiến bộ thay thế.
Thứ hai: Ý chí của nhân dân không luôn trùng khít với ý chí của Nhà nước. Vì nhân dân bao gồm nhiều tầng lớp xã hội mà Nhà nước thì luôn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Theo điều 2 Hiến pháp 1992 quy định, Nhà nước hiện nay là Nhà nước của nhân dân, nhưng điều 4 lại quy định Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước. Và thực tế thì cho đến nay chưa bao giờ nhân dân và Đảng là đồng nhất vì mỗi người dân không phải là một Đảng viên. Do đó lợi ích của nhân dân và lợi ích của Đảng không phải là trùng khít.
Thứ ba: Theo điều lệ của Đảng CSVN năm 2011, thì Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin làm tư tưởng, làm định hướng cho hành động. Và theo Tuyên ngôn của Đảng cộng sản 1848, trích: “Những người cộng sản chỉ khác với các đảng vô sản khác trên hai điểm: Một là, trong các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản;”- (chương II- Tuyên ngôn của Đảng cộng sản). Có nghĩa, nếu phải lựa chọn giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp thì các Đảng cộng sản Mác-Lê nin sẽ chọn lợi ích giai cấp của mình.
Thứ tư: Việt Nam đang là một nước yếu, vì vậy muốn bảo vệ chủ quyền quốc gia thì phải trở thành nước mạnh. Muốn trở thành nước mạnh thì không có con đường nào khác là phải dân chủ hóa toàn diện đời sống xã hội của đất nước. Chỉ khi đó mới có thể thu hút, đoàn kết được mọi nguồn lực của người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài thì mới bảo vệ được đất nước Việt Nam.
Chủ quyền quốc gia quyền tối thượng là thuộc về nhân dân, Nhà nước phải trưng cầu ý dân, không ai có thẩm quyền quyết định thay nhân dân.
Hà Nội, ngày 17/03/2012
Hà Đình Sơn (Bauxite)
_____________________________
Chú thích của blogger Nguyễn Xuân Diện: Đơn vị tổ chức buổi thuyết trình là Trung tâm Liên văn hóa – lịch sử do PGS.TS Phan Phương Thảo làm Giám đốc. Bà Phan Phương Thảo là con gái của GS Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử).
Ông Hà Văn Thịnh (Khoa Sử, ĐH Khoa học Huế) viết:
Nói cho mọi người hiểu thêm một chút: Hơn 10 năm nay, tôi chưa hề gặp GS TS Nguyễn Quang Ngọc, cũng như không có bất kỳ liên hệ nào. Mới đây, Ngọc và GS Phan Huy Lê có đến khoa Sử, Đại học Khoa học Huế, nhưng tôi cố tình tránh mặt vì thực sự, tôi rất buồn với thầy Lê – thầy công nhận, chịu trách nhiệm chính trong việc phong quá nhiều TS, PGS dổm.

Giáo hội Phật giáo phản đối video clip “Thầy trò Đường Tông đi thỉnh... bao cao su” do TW Đoàn TNCS HCM Thuc Hien




Cập nhật: 14:08 GMT - chủ nhật, 18 tháng 3, 2012 -BBC UK.


 
Video clip bị cho là đã gây bức xúc trong giới tăng ni Phật tử

Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa gửi công văn phản đối lên việc dùng hình ảnh Thánh tăng Phật giáo trong một video clip cổ súy việc sử dụng bao cao su.

Trong công văn gửi tới Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và Bí Thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hôm 17/3, do Tổng thư ký Hòa thượng Thích Thiện Nhơn ký, Giáo hội cho rằng sử dụng hình ảnh thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh trong video clip “Thầy trò Đường Tông đi thỉnh… bao cao su” là "phản cảm và gây bức xúc cho tăng ni Phật tử".


Video clip hoạt hình được cho là do một nhóm sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở Hà Nội thực hiện trong khuôn khổ cuộc thi tìm kiếm thông điệp xuất sắc cho dự án “Friendly Condom” (Bao cao su thân thiện) của Ngôi nhà Tuổi trẻ - Trung tâm chăm sóc, tư vấn sức khỏe sinh sản thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Trong đoạn video dài hơn 1 phút rưỡi, bốn thầy trò 'Đường Tông' được Phật tổ trao... thùng bao cao su để giúp người đời chống lại căn bệnh thế kỷ Hiv/Aids.

Video clip này đã được trao giải xuất sắc của cuộc thi vào đầu tháng 2/2012 và được báo chí trong nước ca ngợi là "sáng tạo". "thu hút khán giả trẻ".

Tuy nhiên, đại diện Giáo hội Phật giáo trong công văn vừa gửi nói đã nhận được nhiều "phản ứng gay gắt và bức xúc" từ tăng ni Phật tử cả ở trong và ngoài nước về 'video phản cảm' này.

'Báng bổ'
Báo Giác Ngộ của Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh còn gọi video clip trên là có nội dung "báng bổ Phật giáo".

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn được trích lời nói video clip nói trên của các sinh viên thuộc Học viện Báo chí Tuyên truyền là "thiếu ý thức, mang nội dung xúc phạm niềm tin tôn giáo, thay đổi nội dung đi thỉnh kinh bằng việc đi thỉnh bao cao su, là xúc phạm đến vị Thánh tăng và Đức Phật - Giáo chủ của Phật giáo, một vị Thánh tăng và vị Giáo chủ Phật giáo, một nhân vật lịch sử được cả thế giới ngưỡng mộ".

Công văn của Giáo hội Phật giáo chỉ trích "một số người có trách nhiệm" đã ca ngợi, tán dương video clip "thiếu ý thức" nói trên, "không thể hiện thái độ tôn trọng niềm tin tôn giáo" của các Phật tử.

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức yêu cầu lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh "lập tức áp dụng mọi biện pháp để xóa bỏ mọi hình ảnh của đoạn video clip nói trên ở mọi trang mạng hiện đang phát tán".
Đại diện Giáo hội cũng yêu cầu phải có biện pháp xử lý đối với những người liên quan trong việc thực hiện, phát tán, trao giải, tán dương đối với đoạn video clip “Thầy trò Đường Tông đi thỉnh... bao cao su”.

"Ngoài ra, những người thực hiện đoạn video clip đó phải công khai xin lỗi về những nội dung được thể hiện trong đoạn video clip có nội dung báng bổ Phật giáo, xúc phạm niềm tin tôn giáo."

Hiện cơ quan quản lý văn hóa chưa có phản hồi chính thức về công văn gửi hôm 17/3.

Tuy nhiên, video clip nói trên vẫn được lưu truyền trên mạng internet và một vài báo điện tử chính thống.

Đường Tăng, hay Đường Tam Tạng, chính là sư Huyền Trang, một vị Cao tăng thời nhà Đường (thế kỷ thứ 7) ở Trung Quốc.

Ngài là người đã du hành Ấn Độ để tìm hiểu kinh Phật và sau này đã dịch nhiều kinh sách từ tiếng Phạn ra tiếng Hán. Chuyến đi thỉnh kinh của Đường Tăng sau được tái hiện trong tác phẩm Tây Du ký, được cho là của Ngô Thừa Ân, vào thế kỷ thứ 16.


Hàng triệu người phẫn nộ clip "Thầy trò Đường Tông đi thỉnh bao cao su"

Clip hoạt hình giáo dục sức khỏe sinh sản mang tên "Thầy trò Đường Tông đi thỉnh... bao cao su" phát tán trên Internet đang bị cư dân mạng "ném đá" vì phản cảm. Nội dung clip dài hơn 1,5 phút được xây dựng dựa trên cốt truyện thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh ở Tây Thiên trong bộ phim dài tập Tây Du Ký.
Câu chuyện mở đầu: "Thế kỷ này, ở một vương quốc nọ, nhà vua hết sức lo lắng trước sự bùng nổ của virus HIV và đại dịch AIDS. Bởi vậy vua đã phái thầy trò Đường Tông đi tìm phương thuốc hiệu nghiệm giúp dân tình thoát khỏi đại nạn".
Vâng lệnh vua, thầy trò Đường Tông lên đường đến đất Phật để tìm thuốc. Trên đường đi gặp nhiều gian nan thử thách và phải chiến đấu với nhiều thế lực xấu nhưng cuối cùng họ cũng đến được Tây Thiên và gặp Phật tổ Nhi Lai. "Ta sẽ trao cho các con một dụng cụ bảo vệ cho người dân của vương quốc khỏi HIV/AIDS: bao cao su. Các con bằng kiến thức của mình hãy truyền bá, vận động mọi người sử dụng nó. Hãy coi nó như một người bạn", lời của Phật tổ.
Cảnh thầy trò ĐườngTông tuân lệnh lên đường thỉnh... bao cao su trong clip.
Đoạn phim hoạt hình trên được cho là vừa nhận giải xuất sắc trong một cuộc thi sáng tạo thông điệp tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, bình thường hóa việc sử dụng bao cao su trong cộng đồng. Chương trình do một trung tâm tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản tổ chức.
Clip được đăng tải rộng rãi trên Internet, người đăng clip khẳng định "nó chứa đựng một thông điệp ý nghĩa về 'người bạn nổi tiếng - bao cao su'. Trong khi đó nhiều cư dân mạng cảm thấy bất bình và chỉ trích cho rằng nội dung của phim là "sự xúc phạm lớn đến đạo Phật".
"Sao các bạn có thể đem niềm tin của biết bao nhiêu triệu con người, trong đó có cha mẹ, ông bà tổ tiên các bạn để đem ra làm clip làm trò vui đùa", thành viên trung1354 nhận xét.
Chung quan điểm này, nick name 101kohi viết: "Dùng hình ảnh Phật pháp và biểu tượng văn hóa tinh thần của con người mà đem ra nói bậy bạ. Phật mà đưa bao cao su. Thật vô lễ, coi xong clip này người phật tử cảm thấy như bị xúc phạm chớ thông điệp ý nghĩa gì".
Theo Thi Trân - VNE
Clip tuyên truyền sức khỏe sinh sản phản cảm
Sau khi xuất hiện trên mạng Internet một thời gian ngắn, clip có tên Thầy trò Ðường Tông đi thỉnh... bao cao su đã bị cộng đồng mạng phản ứng, nhiều phản hồi cho rằng clip phản cảm.
Ảnh chụp từ clip Thầy trò Đường Tông đi thỉnh... bao cao su
Ðây là clip do sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền dàn dựng, vừa được trao giải xuất sắc trong cuộc thi tìm kiếm thông điệp xuất sắc cho dự án "Friendly condom" (Bao cao su thân thiện) của Ngôi nhà Tuổi trẻ - Trung tâm chăm sóc, tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên thuộc Trung tâm Thanh thiếu niên miền Bắc (Trung ương Ðoàn) vào đầu tháng 2-2012.
Clip dựa trên cốt truyện Tây du ký, theo đó khi một vương quốc bùng nổ đại dịch HIV/AIDS, nhà vua trị vì đã phái thầy trò Ðường Tông lên đường đi tìm phương thuốc đặc trị. Bốn thầy trò đã vượt qua nhiều sóng gió, gian nan rồi gặp được Phật tổ, được người trao cho "dụng cụ bảo vệ" là bao cao su để mang về cứu đại họa.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Sỹ Minh - giám đốc Ngôi nhà Tuổi trẻ - cho biết cuộc thi trên do CLB Friendly trực thuộc trung tâm tổ chức, trung tâm chỉ đứng ra đảm bảo tư cách pháp nhân và bảo trợ tài chính cho cuộc thi. Thành viên của CLB chủ yếu gồm 25 sinh viên thuộc 10 trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Ông Minh cho biết cuộc thi nhằm tìm ra năm thông điệp xóa ngăn cản, kỳ thị, tạo sự tiếp cận và sử dụng bao cao su tích cực.
Thành phần giám khảo là chuyên gia về khoa học vui, đạo diễn phim hoạt hình, chuyên gia làm công tác dân số. "Phụ trách chung trung tâm với rất nhiều mảng nên tôi không có điều kiện theo dõi sát sao nội dung cuộc thi. Nếu clip bị độc giả phản ảnh là "phản cảm" thì đó là điều hoàn toàn nằm ngoài ý muốn" - ông Minh phân trần.
Ông Vũ Thanh Liêm - giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên miền Bắc (Trung ương Ðoàn), đơn vị quản lý Ngôi nhà Tuổi Trẻ - cho hay qua phản ánh của Tuổi Trẻ mới hay tin về cuộc thi và nội dung của clip. "Nếu nội dung không phù hợp thì ban tổ chức cần phải rút kinh nghiệm" - ông Liêm nói.
Theo Lâm Hoài - TTO
Không thể là chuyện đùa!
Vừa qua, nhiều độc giả gởi các thông tin về tòa soạn phản ánh về sự thiếu ý thức tôn trọng văn hóa trong clip “chế” được cho là “tác phẩm dự thi tìm kiếm thông điệp cho một dự án của  Ngôi nhà Tuổi trẻ - trung tâm chăm sóc, tư vấn sức khỏe sinh sản thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TNCS HCM).


Đường Tăng - biểu tưởng văn hóa bị "chế" rất phản cảm - Ảnh chụp từ clip
Clip sử dụng hình ảnh thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh, bị nhóm thực hiện “chế” thành “Thầy trò Đường Tông đi thỉnh... bao cao su”! Đáng lưu ý hơn là phần nhận xét về “tác phẩm” này:

Khác với những phiên bản chế đang tràn lan trên mạng internet có nội dung chọc phá, clip này chứa đựng một thông điệp ý nghĩa về “Người bạn nổi tiếng” - bao cao su.

Đây là tác phẩm tham dự cuộc thi tìm kiếm thông điệp xuất sắc cho dự án “Friendly Condom” (Bao cao su thân thiện) của Ngôi nhà Tuổi trẻ - trung tâm chăm sóc, tư vấn sức khỏe sinh sản thuộc Đoàn TNCS HCM.

Với phong cách “chế” hài hước, dí dỏm đậm chất sinh viên, câu chuyện “Thầy trò Đường Tông đi thỉnh... bao cao su” trở thành một phiên bản hoàn toàn mới lạ của tích “Tây du ký”.

Với lợi thế cốt truyện quen thuộc, các bạn trẻ khéo léo lồng ghép “người bạn tên Su” vào vai nguyên cớ để bốn thầy trò Đường Tông (cách gọi lái đi của nhân vật Đường Tăng) lên đường đi Tây Trúc. Nhờ đó, câu chuyện đi theo lối hài hước, thu hút khán giả trẻ hơn hẳn những tác phẩm khác cùng dự thi.
” (theo Nhã Phong,Cười vỡ bụng clip ‘Thầy trò Đường Tông đi thỉnh... bao cao su’, Infonet - Báo điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông).


"Sáng tạo" kỳ quặc và vô ý thức văn hóa khi "chế" truyện tích
Đường Tăng thỉnh kinh thành "Đường Tông thỉnh bao cao su"! - Ảnh chụp từ clip
Rõ ràng, nhóm thực hiện “tác phẩm dự thi” cũng như những người đánh giá, nhận xét “chất lượng” của nó thuộc vào loại “xuất sắc” đều biết nguồn gốc của “ý tưởng” được gọi là “sáng tạo” này.  Nhiều độc giả tỏ ra bức xúc, không hiểu nhóm “tác giả” này đã nghĩ sao khi xây dựng hình ảnh một danh nhân đã đi vào văn học, nhất là có đã “chế” những ngôn ngữ phản cảm và vô ý thức trong cuộc đối thoại giữa nhân vật trước Phật Tổ, có "sáng tạo" kỳ quặc là được Phật tổ trao... bao cao su cho 4 thầy trò “Đường Tông” sau khi họ vượt qua bao chướng ngại để đến Tây Trúc (?!)

Vậy mà sự vô ý thức văn hóa, phản cảm đó lại được những người có trách nhiệm “chấm” là “sáng tạo”, “xuất sắc”! Điều quá đáng tiếc, như thông tin được dẫn, sự việc đó lại thuộc một dự án của Đoàn TNCS HCM. Điều đáng tiếc nữa là, sau khi công bố kết quả trên, mặc dù dư luận người dân đã lên tiếng phản đối qua một số báo chí, nhưng những người chịu trách nhiệm trong tổ chức Đoàn vẫn chưa hề có phản hồi gì. Và hiện nay, những nhận xét, clip kia vẫn lan truyền trên các trang mạng, cả ở những trang thông tin của các cơ quan nhà nước, các báo điện tử chính thống.

Có những điều không thể đem ra đùa giỡn. Sự coi thường văn hóa chính là hành động tự báng bổ lấy mình. Tuổi trẻ đôi khi có thể có những suy nghĩ thái quá, nhưng những người được giao trách nhiệm ở một cuộc thi thuộc một tổ chức chính trị của tuổi trẻ như Đoàn TNCS HCM không thể có những ‘đánh giá nhầm’ như thế! Càng không thể dùng cách đó nhằm để “thu hút khán giả trẻ” được.
Theo Hoàng Độ - GNO