17/07/2011 12:51:35 - Theo TSKH Trần Văn Nhị, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trước khi quyết định mua máy lọc nước, người tiêu dùng cần xác định rõ nguồn nước lọc và mục đích sử dụng nước lọc để có lựa chọn hệ thống lọc phù hợp, tránh lãng phí mà không đem lại hiệu quả cao.
Phân loại lọc Lọc nước cần phân loại theo mục đích, yêu cầu sử dụng và có thể tạm chia thành 3 nhóm gồm: Lọc thô để lấy nước sinh hoạt; Lọc riêng nước ăn và lọc nước tinh khiết. Lọc thô thường là hệ thống lọc khử sắt để lấy nước sinh hoạt. Ở những vùng chưa có hoặc còn hạn chế nguồn nước máy, khoan lấy nước ngầm sử dụng là một cách làm khá phổ biến. Tuy nhiên, nguồn nước này có chứa nhiều sắt khiến màu nước vàng. Thực tế, nước có chứa sắt không độc nhưng bẩn về mặt cảm quan. Nước giếng khoan khi đã qua hệ thống lọc sắt, sẽ trong hơn, cho cảm giác là nước sạch, nhưng chỉ nên dùng làm nước sinh hoạt, tắm giặt. Nếu dùng làm nước ăn cần phải xử lý lọc các độc chất. Bởi một số chất có trong nước chỉ độc khi dùng làm nước nấu ăn, nước uống. Đối với các loại máy lọc này, người mua cần tính toán kỹ quy mô sử dụng nước, bởi nếu chỉ dùng lọc độc chất cho nước ăn uống thì chỉ cần quy mô nhỏ, công suất ít, chỉ vài chục lít mỗi ngày. Một số gia đình có điều kiện có thể sử dụng hệ thống lọc này với quy mô lớn, dùng cho cả nước sinh hoạt, tắm giặt.
Nhóm lọc nước tinh khiết thường là lựa chọn cho các loại máy ngoại nhập, với thiết kế hiện đại, tự động, lọc nước ăn với các tiêu chuẩn đảm bảo, thậm chí có những loại có thể lọc vi khuẩn nên nước đầu ra uống được luôn. Tuy nhiên, loại máy này thường có chi phí cao và có điểm hạn chế là khi hỏng hóc cần thay thế linh kiện hay sửa chữa rất khó vì không phải lúc nào cũng có sẵn, thậm chí chi phí thay thế linh kiện gần tương đương tiền mua máy mới. Một số hệ thống máy lọc của Việt Nam sản xuất cũng có thể lọc được nước, đáp ứng yêu cầu xử lý tương tự như máy ngoại nhập, nhưng mức độ thiết kế gọn đẹp, hiện đại và tiện lợi thì không bằng. Những độc chất cần loại bỏ Ngoại trừ một số địa điểm đặc biệt như gần các kho chứa thuốc trừ sâu, chứa hóa chất độc hại, hoặc gần bãi thải, gần các cơ sở công nghiệp... cần xét nghiệm nhiều chỉ số riêng cho chất lượng nước, còn nhìn chung để lọc nước ăn ở những khu vực thông thường, các hệ thống máy lọc phải loại bỏ được một số các độc chất cơ bản như sau: Sắt, mangan, asen, nitơ (dạng amoni và nitrit), các chất hữu cơ... Trong đó, sắt (Fe) thường có mặt trong nước ngầm, đã được loại bỏ qua quá trình xử lý nước của nhà máy, do vậy chỉ các gia đình sử dụng nước giếng hay nước giếng khoan mới cần chú ý lọc sạch sắt để nước trong, không có váng màu vàng. Mangan (Mn) là chất khi tồn tại trong nước ăn sẽ có nguy cơ gây một số bệnh hệ thần kinh. Dấu hiệu nhận biết nước có chứa nhiều Mn là khi để nước trong chum vại một thời gian sẽ thấy bên thành chum có những mảng bám màu đen là do Mn bị oxy hóa. Asen được biết đến là chất gây ung thư, có mặt trong nước ngầm, đặc biệt nhiều ở một số vùng. Asen không thể lọc sạch trong nước máy, chỉ có thể giảm bớt phần nào hàm lượng do quá trình xử lý sắt của nhà máy kéo theo một ít asen cùng kết tủa. Nitơ (dạng amoni và nitrit, nitrat) là những chất khi ăn vào sẽ tác động với một số chất trong cơ thể tạo thành những tác nhân gây ung thư. Tiêu chuẩn cho phép của hàm lượng chất này trong nước ăn là rất thấp, bởi sự có mặt của các chất này cho thấy nguồn nước bị ô nhiễm.
Thu Na (ghi) |
Người biểu tình và phóng viên ở Hà Nội nói công an đánh đập những người biểu tình bị bắt giữ tại một số nơi trong đó có quận Hoàn Kiếm.
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, một trong những người tham gia biểu tình sáng nay, cũng nói cảnh sát có hành vi "thô bạo" để giải tán biểu tình.
Trên blog cá nhân ông Diện viết: "Sáng nay, 08h45, đoàn biểu tình tập hợp ở góc Trần Phú của Vườn hoa Lenin thì lực lượng cảnh sát đã đưa tới ba xe bus, hốt mọi người lên xe một cách rất thô bạo.
"Đã thấy ở Hà Nội ngàn năm văn hiến cảnh lực lượng an ninh bốc người lên xe như khiêng một con vật.
"Trong số những người bị hốt lên xe, cả cả phụ nữ và trẻ em, trong số các phụ nữ có Bà Nguyễn Nguyễn Bình (Nhà văn) là con gái của Nhà cách mạng lão thành Nguyễn Trọng Vĩnh.
Họ khênh tôi và một số người khác lên ô tô và tống vào 'bốt' Hàng Trống, công an quận Hoàn Kiếm, nhốt mỗi người một phòng và đấm đá túi bụi.
Một người biểu tình trong ngày 17/7
Cũng trên blog của Tiến sỹ Diện sau đó đã có bình luận của Tướng Vĩnh: "Người dân trong tay không có gì, chỉ biết tỏ lòng yêu nước bằng biểu tình hòa bình trong trật tự để phản đối sự xâm phạm chủ quyền và lợi ích của Tổ Quốc sao lại bị bắt.
"Chẳng lẽ những người bắt họ không có lòng yêu nước, không có lương tâm?!
Một phóng viên ở Hà Nội nói với BBC có thanh niên 16 tuổi bị đánh vào mặt gây chảy máu.
Còn một người biểu tình khác nói anh bị bắt ở gần Vườn hoa Cổ Tân (mạn Hồ Hoàn Kiếm) và bị một số công an xông vào đánh trước khi được thả:
"Họ khênh tôi và một số người khác lên ô tô và tống vào 'bốt' Hàng Trống, công an quận Hoàn Kiếm, nhốt mỗi người một phòng và đấm đá túi bụi.
"Có bốn công an vào đánh xong bảo 'ĐM mày, mày bảo tao đánh mày à?'
"Tôi bảo 'mày đang đánh tao đây còn gì' thì nó bảo 'ĐM mày, thế thì tao phải đánh cho mày không nhận ra là ai đánh mày nữa."
Công an Hoàn Kiếm tuyên bố không trả lời báo chí qua điện thoại.
'Xe ôm'
Trong khi đó một người tham gia biểu tình từ đầu giờ sáng nói với BBC:
"Có mấy đội [biểu tình sáng nay], đội tích cực nhất của anh Phương [Nguyễn Văn Phương - người đọc Tuyên cáo tại Nhà hát Lớn trong ngày biểu tình 3/7] bị bắt ngay từ đầu. Ra giương biểu ngữ lên, hô hét được mấy phút thì bị tóm lên xe buýt.
"Còn đội thứ hai là đội bất đồng chính kiến."
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, người thuộc nhóm được gọi là "bất đồng chính kiến" nói nhóm của ông cũng bị ngăn chặn.
"Chúng tôi đi đến được Cửa Nam thì họ chặn hết đằng trước, đằng sau, họ chặn bên trái, họ chặn bên phải và mọi người không thể đi sang đường Hai Bà Trưng được.
Chắc là họ nhận được lệnh của trên và họ buộc phải làm theo lệnh thôi.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói về lực lượng an ninh
"Sau đó mọi người phải nói với nhau để xé lẻ ra và đi xe ôm đến Nhà hát Lớn.
"Ra trước cửa Nhà hát Lớn độ 11h30 rồi cùng nhau ở đấy và giải tán đi về."
Tiến sỹ Quang A nói khoảng một nửa trong số 60 người thuộc nhóm của ông tới được Nhà hát Lớn.
Ông nói thêm: "Theo chúng tôi được biết, những anh em bị đưa đến Mỹ Đình thì cũng khoảng hơn 12h thì người ta thả ra và anh em lại tiếp tục biểu tình trên đường từ Mễ Trì đi về trung tâm."
Bình luận về những người chặn đoàn biểu tình, ông Quang A nói:
"Trừ một vài người, còn đại bộ phận đều là những anh em rất là trẻ.
"Chắc là họ nhận được lệnh của trên và họ buộc phải làm theo lệnh thôi."