THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

19 September 2012

Học trò trong những căn chòi

Sống trong những cái chòi lá tạm bợ, không màn, không giường với những bữa ăn chỉ có cơm và muối trắng là hoàn cảnh của gần 300 học sinh nội trú ở Trường dân tộc nội trú Bảo Thắng, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An.
Bảo Thắng nằm cách quốc lộ 7 gần 30 km, cứ mỗi lần ghé thăm ngôi trường, lòng chúng tôi lại thêm một lần day dứt.
Đói và rét
Trường học nằm bên con dốc, là dãy nhà lá. Cách trường vài trăm thước là những cái chòi dựng bằng thân cây nứa, lợp tranh, nằm chênh vênh bên triền dốc. Gọi là “nhà” nhưng đó là những cái chòi. Mỗi cái chòi chỉ độ 6 - 7 m2, thấp lè tè, bên trong trống hoác. Giường là những thân cây nứa chẻ đôi rồi giã bẹp ra, phía trên là manh chiếu mỏng. Cạnh đó là bếp củi với vài ba cái nồi nho nhỏ.
Trường học ở Bảo Thắng gộp chung cả 2 cấp tiểu học và THCS làm một. Năm học này có 507 em, trong đó có 280 em thuộc các bản xa về học phải ở lại trường. Bản xa nhất cách trường 14 km đường rừng, học sinh phải đi bộ mất 8 tiếng đồng hồ mới đến trường. Mỗi tuần, sáng chủ nhật các em mang theo vài ba ký gạo lầm lũi lội suối, trèo dốc, khi mặt trời đã khuất sau núi thì đến được trường. Đến cuối tuần, nếu gia đình không ra tiếp tế thì các em lại về nhà lấy gạo.
Nhiều năm gắn bó, kinh qua chức vụ quản lý ở vài ba trường nơi miền heo hút này, nhưng thầy Hiệu trưởng Trần Văn Sơn nói chưa thấy học sinh nơi nào khổ như nơi đây. Bảo Thắng hầu hết là dân tộc Khơ Mú, cứ qua mùa gặt vài tháng là hết gạo.
Bữa ăn của học sinh ở đây là cơm với muối trắng, măng rừng và uống nước lạnh. Thầy Sơn nói quanh năm suốt tháng các em ăn uống như thế, thịt, cá, trứng là thứ xa xỉ, các em không dám mơ tới. Vào mùa giáp hạt thì nhiều em gạo cũng hết. Nhìn những cái nồi trống hoác, những cái ruột tượng của học sinh đựng gạo trong chòi xẹp lép thì thầy cô ruột gan như xát muối.
Bảo Thắng chưa có điện lưới nên đêm ở đây cứ mịt mùng, tăm tối. Học sinh muốn học bài cũng không thể. Màn không có để treo mà ngủ, về đêm, các em còn phải chống chọi với đám muỗi rừng.
Sợ nhất là mùa đông đến, khi các em phải đối mặt với cái lạnh tê buốt. Trong những cái chòi thốc gió, những thân hình còm nhom vì thiếu ăn của các em không thể trụ được với giá rét, da thịt cứ tím tái, xanh xao. Nhiều bữa trời rét quá, học sinh không ngủ được phải rủ nhau dậy đốt lửa lên ngồi quanh cho ấm.
Ước mơ một căn nhà
Hiện Trường Bảo Thắng còn hơn 200 em vẫn phải sống chui lủi trong những cái chòi lụp xụp. Khi mưa gió, không thể ở được trong chòi dột nát ngoài dốc rừng thì nhiều em phải kéo vào trường ngồi tạm. Không có giường, các em trải chiếu ra nền đất nằm.
Thầy Sơn nói nếu có điều ước, thầy sẽ ước có một ngôi nhà đàng hoàng, kín đáo, chống chọi được với mưa gió cho các em ở, có được cái giường cho các em nằm, cái màn cho các em chống muỗi và thi thoảng có vài cân thịt cho các em ăn. Để ước mơ của thầy trò nơi đây thành sự thật, cần khoảng 500 triệu đồng là đủ nhưng đó cũng chỉ là mơ ước từ lâu và rất xa xôi của cả thầy giáo và gần 300 học sinh nơi đây.
Xin bạn đọc và cả cộng đồng hãy giúp, để ước mơ của các em nhanh chóng thành sự thật.
Năm 2010, Báo Thanh Niên đã mang 300 tấm chăn và 200 áo ấm đến với học sinh Bảo Thắng. Những tấm áo, những cái chăn năm trước giờ đã rách. Năm học mới này, các em vẫn tiếp tục phải đối mặt với trăm ngàn thiếu thốn.
Khánh Hoan

Bắt một người Trung Quốc vận chuyển gần 4 kg heroin

Ngày 18.9, nguồn tin Thanh Niên cho biết Cơ quan điều tra, Công an TP.Hà Nội đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Wang Ling Long (quốc tịch Trung Quốc) về hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy.
Vào chiều 8.9, cơ quan công an qua kiểm tra hành chính phòng ở của  Wang Ling Long tại một khách sạn ở Q.Hoàn Kiếm đã phát hiện một túi xách có 6 gói ni lông chứa bột trắng trọng lượng gần 4 kg. Kết quả giám định của cơ quan chức năng cho thấy chất bột trắng này là heroin.
Tại cơ quan công an, Wang Ling Long khai vận chuyển thuê số ma túy nói trên cho một người da đen ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Wang Ling Long nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Nội Bài rồi đến khách sạn nói trên để nhận ma túy, sau đó mang về Trung Quốc. Cơ quan công an đang mở rộng điều tra vụ án.
Thái Sơn

Bẻ dòng sông Đà xây khu du lịch

Dù chưa được cấp phép, chủ đầu tư là Công ty CP Ao Vua (xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội) đã tiến hành nạo vét, bẻ dòng sông Đà để tạo cảnh quan cho dự án Khu du lịch sinh thái bãi nổi La Phù.
Bẻ dòng sông Đà xây khu du lịch
Chủ đầu tư đã nạo vét bẻ dòng chảy sông Đà khi chưa được phép - Ảnh: Thái Sơn
Dự án có diện tích gần 67 ha (50 ha thuộc Phú Thọ và 17 ha thuộc Hà Nội), nằm trọn trên một bãi nổi giữa sông Đà. Theo Sở Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) Phú Thọ, công trình mới triển khai được 30% khối lượng, chủ yếu là xây dựng kè chắn bao quanh, san lấp mặt bằng... Tuy nhiên, phản ánh với Thanh Niên, nhiều người dân cho biết chủ đầu tư đã sử dụng máy móc công suất lớn khai thác cát, nạo vét lòng sông suốt ngày đêm để tạo dòng chảy dù chưa có biện pháp xây dựng bờ kè chống xói lở.
Bẻ dòng trái phép
Theo người dân địa phương, bãi nổi La Phù đã hình thành từ khá lâu, trải qua nhiều đợt lũ lớn vẫn không bị ngập nước hoặc xói lở, biến dạng. Để tạo cảnh quan cho khu du lịch sinh thái, chủ đầu tư đã tiến hành nạo vét lòng sông Đà phía Phú Thọ trong nhiều tháng. Nhiều máy xúc, xe tải được huy động để khai thác, vận chuyển cát suốt ngày đêm. Mục đích của chủ đầu tư là nắn một phần dòng chảy của sông Đà men theo bờ để chia tách khu du lịch với khu dân cư.
Việc nạo vét ngay trước thời điểm mùa mưa lũ đang tới gần đã gây tâm lý lo ngại cho người dân. “Trước đây nước sông dữ lắm, đã xói mòn biết bao đất đai, hoa màu ở khu vực gần bờ. Nhưng nhiều năm nay nhờ có bãi nổi nên gần như không có dòng chảy “ăn” vào bờ, uy hiếp nhà cửa của chúng tôi nữa. Thế mà giờ đây chưa xây bờ kè kiên cố họ đã vội vàng đào bới, dẫn dòng chảy vào sát khu dân cư thì ai mà chả sợ”, anh Nguyễn Long (xã Bảo Yên, huyện Thanh Thủy) nói.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Trần Quốc Bình, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Phú Thọ, cho biết đã cùng chính quyền địa phương đình chỉ, lập biên bản việc nạo vét lòng sông trái phép của Công ty Ao Vua. Theo ông Bình, UBND tỉnh Phú Thọ mới chỉ đồng ý về nguyên tắc cho phép công ty này được nạo vét 2 km lòng sông với chiều sâu từ 1-7 m, rộng 56-110 m (tổng diện tích 28 ha) theo bờ sông để tạo cảnh quan.
Trước khi nạo vét, Công ty CP Ao Vua phải hoàn thiện các thủ tục đề nghị cơ quan chức năng tiến hành thu hồi đất và giao đất theo quy định; lập phương án nạo vét lạch sông cũng như xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường, gửi cơ quan chức năng thẩm định, trình UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt. Đồng thời phải xây dựng hệ thống bờ kè kiên cố nhằm tránh xảy ra hiện tượng xói lở, gây ảnh hưởng tới hàng trăm người dân sống ven bờ. “UBND tỉnh mới đồng ý về mặt chủ trương nhưng họ đã tự động nạo vét như thế là sai quy định”, ông Bình nói.
Vậy khối lượng đất cát đã khai thác trái phép là bao nhiêu và tỉnh Phú Thọ có lập biên bản xử phạt chủ đầu tư, yêu cầu hoàn trả mặt bằng? Trả lời câu hỏi của Thanh Niên, ông Hà Kế San, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, nói phải tiến hành khảo sát, đánh giá mới biết được.
Lo ngại ô nhiễm

Chủ đầu tư bị kiện
Công ty CP Ao Vua đã xin phép xây dựng một chiếc cầu bê tông nối từ bãi nổi vào đê bờ tả. Trong quá trình thi công ép cọc, nhiều nhà dân lân cận bị nứt. Người dân đồng loạt làm đơn tố giác, đòi bồi thường thiệt hại. Sau nhiều lần hòa giải, thỏa thuận không thành công, gần chục hộ dân đã làm đơn nhờ TAND huyện Thanh Thủy phân xử.
Nhiều người dân thị trấn Thanh Thủy lo ngại việc nắn dòng sông sẽ gây xói lở vào bờ tả mà đây cũng chính là đê chắn lũ. Theo ông Lê Thế Vang, Phó giám đốc  Sở KH-ĐT Phú Thọ, năm 2007 Công ty Ao Vua có văn bản đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ cho phép nghiên cứu bãi nổi La Phù để thực hiện dự án xây dựng khu du lịch. “Qua văn bản của các bộ cũng như nghiên cứu của các cơ quan tỉnh Phú Thọ, chúng tôi thấy rằng việc triển khai xây dựng dự án không ảnh hưởng tới dòng chảy, hành lang thoát lũ trên sông Đà nên đã chấp thuận cấp phép đầu tư”, ông Vang nói.
Ông Trần Quốc Bình cho biết bức tường bao quanh khu du lịch được xây dựng cách khu vực đê tránh lũ 500 - 700 m. Sở NN-PTNT Phú Thọ cũng đã tính toán, khảo sát dựa trên mô hình thủy lực và thấy rằng việc xây dựng khu du lịch trên sông Đà sẽ không ảnh hưởng tới dòng chảy của sông. Khi các bức tường được dựng lên, nếu có nước lớn sẽ tạo thành dòng chảy mạnh hướng về phía Ba Vì, Hà Nội. “Hà Nội cũng đã có văn bản đồng ý cho phép thực hiện dự án, có nghĩa là họ đã có đánh giá về việc dòng nước chảy về địa phận của họ cũng sẽ không gây xói lở, nguy hiểm gì”, ông Bình nói.
Tuy nhiên, trong Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) đã yêu cầu chủ đầu tư phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tổ chức thi công phù hợp để hạn chế tối đa tác động xấu đến chất lượng nước sông Đà. Theo PGS-TS Phạm Sĩ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN, bên cạnh việc đánh giá về khả năng chống chịu lũ, cơ quan chức năng cần có đánh giá tác động môi trường của dự án một cách nghiêm túc.
Ông Trần Văn Cừu, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa, cho biết sẽ yêu cầu kiểm tra việc Công ty Ao Vua nạo vét có gây ảnh hưởng tới dòng chảy chính của sông Đà hay không.
Thái Sơn - Thế Văn

Tránh xa rau quả Trung Quốc nhiễm độc

Thông tin rau quả Trung Quốc có hóa chất độc hại rộ lên gần đây đã khiến người tiêu dùng lo lắng và tránh xa các thực phẩm này.
Tránh xa rau quả Trung Quốc nhiễm độc
Người tiêu dùng đã cẩn trọng hơn trong việc mua rau quả - Ảnh: H.V
Sức mua giảm
Nói đến trái cây Trung Quốc, anh L.T, ngụ ở Q.5 (TP.HCM) giãy nảy: “Bản thân tôi từ lâu đã không muốn và không mua những thực phẩm mà tôi biết là do nhập lậu từ Trung Quốc vì những thực phẩm đó không hề có lợi cho sức khỏe. Không ai dại gì bỏ tiền ra để mua thuốc độc cho mình”.
Chị Lan - tiểu thương chợ Phạm Văn Hai, nói: “Người tiêu dùng bây giờ khôn lắm, họ nghe nói hàng Trung Quốc là không mua, khi ghé sạp là hỏi hàng nào hàng Việt Nam, hàng nào hàng Trung Quốc, hàng Việt giá đắt họ vẫn mua, còn hàng Trung Quốc thì họ sợ. Tuy vậy, đó chỉ là đối với những người mua về gia đình ăn. Còn người bán quán ăn, nhà hàng thì họ không quan tâm hàng trong nước hay hàng Trung Quốc, chỉ cần giá rẻ là mua, như vậy mới có lời”.
Ghi nhận tại các chợ, như chợ Hoàng Hoa Thám, Phạm Văn Hai, Thái Bình..., vẫn rất nhiều loại rau củ quả Trung Quốc bày bán nhưng sức mua rất yếu. Theo một tiểu thương ở chợ Hoàng Hoa Thám, Q.Tân Bình, các sạp quanh chợ rất nhiều trái cây Trung Quốc, thậm chí có sạp đến 90% là trái cây Trung Quốc nhưng một số người bán nói là hàng Indonesia để dễ bán.
Bà Nguyễn Thanh Hà - Phó giám đốc kinh doanh chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, cho biết: “Mỗi đêm tổng lượng hàng về chợ đạt 2.800 tấn, trong 1.450 tấn rau củ thì hàng Trung Quốc chiếm 280 tấn, khoảng 20%. Trái cây Trung Quốc cũng chiếm tới 1/3 trái cây ngoại tại chợ này, tương đương 100 tấn. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng nghe nói hàng rau, củ, quả Trung Quốc là không mua.
Hiện nay phát hiện thêm hàng Trung Quốc chứa các chất gây ảnh hưởng tim, gan, thận thì chắc chắn hàng Trung Quốc sẽ càng ế ẩm. Đến nay số người bán hàng rau củ Trung Quốc chỉ lèo tèo, một số sạp lấy hàng Trung Quốc cho đủ mặt hàng nhưng số lượng giảm mạnh. Trước đây, người bán thường giấu giếm nguồn gốc rau, củ, trái cây Trung Quốc nhưng nay họ đều công khai để người dân tùy lựa chọn”.
Thắt chặt kiểm soát
Xu hướng tiêu dùng đang trở về với trái cây, rau củ trong nước sau hàng loạt các vụ bê bối độc tố của hàng Trung Quốc. Theo báo cáo của hệ thống siêu thị Co.opmart, lượng chọn mua trái cây tại hệ thống này đang tăng lên vì người tiêu dùng lo lắng mặt hàng trái cây bên ngoài đa phần không rõ xuất xứ.
Hiện nay siêu thị Co.opmart không kinh doanh trái cây Trung Quốc mà phân phối chủ yếu là các mặt hàng trái cây nội, tỷ trọng từ 90-95%. Bên cạnh đó, cũng phân phối một số loại trái cây ngoại nhập từ Mỹ, New Zealand, Úc... Những trái cây này đều có thông tin nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm ngoại nhập của cơ quan hải quan.
Theo thống kê, sức mua trái cây nội tại hệ thống siêu thị Co.opmart trong 2 tháng gần đây đã tăng 50% so với cùng kỳ. Bà Dương Thị Quỳnh Trang - Giám đốc đối ngoại hệ thống siêu thị Big C - cho biết: “Trái cây trong nước ngày càng ổn định hơn về số lượng, chất lượng. Hiện hàng trong nước chiếm hơn 90% tổng lượng trái cây của Big C, hàng nhập khẩu chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ còn hàng Trung Quốc rất ít, là những sản phẩm mà Việt Nam không có, đều phải tuân theo quy định hiện hành về vệ sinh an toàn thực phẩm". 
Theo đại diện hệ thống siêu thị Lotte Mart, việc trái cây Trung Quốc bị phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật khiến người tiêu dùng lo ngại nên kinh doanh các loại rau, củ, trái cây có xuất xứ Trung Quốc tại siêu thị Lotte Mart bị sụt khoảng 50% so với trước đó. Siêu thị cũng đã gỡ bỏ tất cả hàng Trung Quốc có nghi ngờ chứa liều lượng cao thuốc trừ sâu ra khỏi kệ và không nhập tiếp vào siêu thị nữa. Đó là những mặt hàng như táo, lê, hành tây, tỏi, mận...
Bên cạnh đó, Lotte Mart cũng kiểm tra chặt chẽ đầu vào của những hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc (giấy tờ cần thiết liên quan); thay thế các sản phẩm rau, củ, quả, trái cây Trung Quốc bằng những sản phẩm khác như: tăng cường các sản phẩm Việt Nam, các sản phẩm tương đương nhập từ các nước Mỹ, New Zealand, Úc...
Quang Thuần - Hoàng Việt

BỘT NÊM !!



                    
 
 
SGTT- Ngại bột ngọt chứa nhiều hoá chất gây cứng cổ, nhức đầu…nhiều người đã chuyển sang dùng các loại bột nêm từ thịt, cá, một số loại nấm… để tốt hơn cho sức khoẻ. Cách lựa chọn này liệu có thật sự an toàn cho người tiêu dùng? Trong bữa ăn hàng ngày, cần hạn chế việc sử dụng bột nêm.
Ảnh: Quế An Trên thị trường hiện xuất hiện nhan nhản hàng chục loại gia vị bột nêm với đủ nhãn hiệu khác nhau và những lời quảng cáo thoạt nghe dễ có cảm giác ngon, tiện lợi và an toàn tuyệt đối. Mà quả thật, các loại bột nêm này có thể thay thế cho tất cả các loại thịt, cá, tôm, cua… cần thiết cho một món xúp, hay một món xào. Chỉ cần một thìa bột nêm, bạn sẽ có ngay một nồi canh rau ngon ngọt như đã được hầm từ xương. 

Rất ít người biết rằng, chính sự thay cá, thịt bằng bột nêm đó tạo ra nguy cơ sức khoẻ của họ ngày càng hao mòn, xuống dốc. Bột nêm không thể thay thế thịt, cá… Cần nói ngay rằng, bột nêm chính là chất phụ gia siêu bột ngọt. Tính ngọt của loại gia vị này gấp 200 lần các loại bột ngọt khác. 

Đặc biệt, trong bột nêm chứa chủ yếu một loại chất tên gọi I & G, kết hợp từ hai chất Disodium 5’ – Guanylate và Disodium 5’ – Inosinate. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, hai chất trên nếu kết hợp với nhau sẽ tạo ra một số độc chất, mà nếu tích trữ chúng trong cơ thể người quá nhiều, có thể gây quái thai và rối loạn chuyển hoá. Hơn nữa, khi đã cho các loại bột nêm này vào nồi lẩu hoặc món xào, chúng sẽ tạo cho người ăn cảm giác như nếm được món xúp ngon lành từ thịt hầm. 

Nguy hiểm hơn, chất I & G còn khiến người ăn luôn cảm thấy ngon miệng, ăn rồi lại muốn ăn nữa. Chính sự ngon miệng này đã đánh lừa cảm giác mọi người và giúp các loại gia vị bột nêm ngày càng được nhiều người tin dùng. Ngoại trừ những nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu, ít người tiêu dùng biết rằng bột nêm chỉ là một chất phụ gia. Chúng hoàn toàn không thể thay thế các nguyên liệu thực phẩm thịt, cá. 

Vì vậy, nếu bạn lạm dụng quá nhiều bột nêm trong nấu ăn, thì có nghĩa bạn đang đưa nhiều hoá chất vào cơ thể mình và những người thân trong gia đình. Mà đã là hoá chất, thì ít nhất chúng cũng gây nhiều tác hại về tim mạch, gan, thận, hoặc gây dị ứng, tê môi, tê lưỡi, mệt mỏi cho người sử dụng. 

Không nên lạm dụng bột nêm Xử trí khi ngộ độc bột nêm Một số trường hợp dùng quá nhiều chất phụ gia như bột nêm có thể đưa đến các biểu hiện bị ngộ độc hoá chất như cứng cổ, nhức đầu, xây xẩm mặt mày hay dị ứng, ngứa ngáy cơ thể…

Nếu gặp tình huống đó, hãy cho nạn nhân uống thật nhiều nước, hoặc các loại nước chanh, nước chè đường sẽ giúp tuần hoàn máu, giải độc cơ thể. Một số quốc gia phương Tây, các nước phát triển… hiện không cho phép sử dụng các chất phụ gia như bột nêm trong nấu ăn. Ngay ở Việt Nam, loại chất I & G chứa trong bột nêm cũng không có mặt trong danh sách các chất phụ gia được phép sử dụng của bộ Y tế. 

Tuy nhiên, vì lợi nhuận cao ngất ngưởng, một số nhà sản xuất vẫn ngang nhiên sử dụng chất này trong sản phẩm, phủ lấp chúng bằng những lời quảng cáo thái quá. Người tiêu dùng thì lại cứ vô tư tin vào những hình ảnh đẹp, những lời ngọt ngào trên quảng cáo mà mua đem về sử dụng. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định liều lượng bột nêm dùng trong ngày bao nhiêu là hợp lý. Việc chọn hay không chọn bột nêm cho bữa ăn hàng ngày chỉ có thể phụ thuộc vào một người tiêu dùng thông minh, tỉnh táo. 

Trong bữa ăn hàng ngày, bạn cần hạn chế việc sử dụng bột nêm. Thay vì phải dùng chất phụ gia, các bà nội trợ hãy làm siêng chạy ra chợ mua cá, thịt tươi để đủ chất cho gia đình. Một nồi canh có đầy đủ thịt, rau… thì bạn không cần phải thêm bất cứ gia vị bột ngọt, bột nêm nào khác.

BS TRẦN VĂN KÝ
PHỤ TRÁCH CHUYÊN MÔN VĂN PHÒNG PHÍA NAM
HỘI KHOA HỌC KỸ THUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM VIỆT NAM

Những ai đang bơm máu cho cộng sản Việt Nam ?

Những ai đang bơm máu cho cộng sản Việt Nam?

Hoàng Việt (Danlambao) -

Bất cứ một chế độ nào cũng phải được nuôi dưỡng bằng dòng máu kinh tế.
Vậy chúng ta hãy thử xem cộng sản Việt Nam đang tồn tại bằng nguồn máu
nào:

- Đó là tiền do nông dân đổ mồ hôi xương máu làm ra. Đó là ngoại tệ
thu được bằng sức lao động của nông dân thông qua xuất khẩu gạo, thủy
hải sản, cà phê, tiêu...

- Đó là tiền do các doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài tạo ra
thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp và cá nhân...

- Đó là kiều hối của những người Việt sống và làm việc ở nước ngoài
gửi về giúp đỡ gia đình và đầu tư trong nước.

- Đó là tiền vay của các nước hoặc các tổ chức tín dụng quốc tế, và
người trả sẽ là những người đóng thuế Việt Nam.

- Đó là tiền bán tài nguyên đất nước và đất đai.

Chính phủ cộng sản dùng tiền đó vào việc gì:

- Để duy trì nuôi sống lực lượng của đảng cộng sản.

- Để trả lương cho bộ máy hoạt động của chính phủ công sản.

- Để duy trì và trả lương công nhân cho các doanh nghiệp nhà nước (tôi
nói vậy vì tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều kinh doanh không hiệu
quả và chiếm toàn bộ nguồn lực của đất nước, vậy bản chất là lấy tiền
thuế của chỗ nọ trả lương cho chỗ kia).

- Để tham nhũng cá nhân và tập thể thông qua mọi hoạt động kinh tế của
xã hội (không cần liệt kê nữa vì báo chí của CSVN cũng đã viết đủ rồi)

Như vậy rất rõ ràng là người nông dân và công nhân Việt Nam (không
tính công nhân trong doanh nghiệp nhà nước vì vô tình họ phải đứng
trong bộ máy xài tiền thuế) đang góp tiền để:

- Nuôi dưỡng cái đảng cai trị mình.

- Trả lương cho bộ máy chính phủ đang hàng ngày đàn áp và tiêu diệt
các quyền làm người của chính mình.

- Cung cấp nguồn sống cho các doanh nghiệp nhà nước, nơi mà tiền rót
bao nhiêu và cũng không đủ và là nơi để cộng sản tranh nhau tham nhũng
như Vinalines, Vinashin, EVN.....

- Để trả cho các khoản vay của Việt Nam với thế giới.

Chúng ta đã nói quá nhiều về sự thối nát của đảng cộng sản, của nhà
nước cộng sản, về nỗi thống khổ của nhân dân Việt Nam (cũng chỉ cần
đọc báo cộng sản cũng đã thừa để thấy rõ). Nhưng chúng ta hình như
chưa nhận thức được rằng ai là kẻ nuôi sống chúng, chính là chúng ta.
Có nhiều cách thức để chúng ta chiến đấu, trước mắt tôi nghĩ rằng
chúng ta hãy hành động ngay là hạn chế ngay việc tiếp máu cho cộng
sản:

- Nếu là người Việt sống ở nước ngoài hãy ngừng việc gửi ngoại tệ về
đầu tư trong nước (tất nhiên là rất khó dừng việc gửi tiền để giúp đỡ
cho gia đình). Kiều hối là một khoản tiền rất đáng kể, thiếu kiều hối
cộng sản sẽ gặp khó khăn ngay.

- Tất cả mọi người vận động gia đình rút tất cả các khoản tiền tiết
kiệm tại ngân hàng. Đó chính là tiền mà chúng ta đang cung cấp cho
Thanh Phượng, Trầm Bê, Kiên bạc dùng để thâu tóm tài sản quốc gia đấy.
Đó cũng là cách bảo vệ tài sản của mình vì với nền tài chính hiện nay
sớm muộn gì thì chính phủ cộng sản cũng sẽ in thêm rất nhiều tiền, và
lúc đó VND cũng sẽ mất hết giá trị. Hãy hành động càng sớm càng tốt!


Hoàng Việt
danlambaovn.blogspot.com

Vừa ăn vừa run !



Bài báo mở màn loạt bài về con đường đi của thịt bẩn trong số báo Tiền Phong hôm nay, tuy mới chỉ là khúc dạo đầu trong quy trình thực phẩm bẩn từ nơi sản xuất, phân phối và lên bàn ăn của người dân, những đã đủ khiến chúng ta phải e ngại. Bấy lâu nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được xem là vấn đề nhức nhối ở nước ta.
Lại càng nhức nhối hơn khi xét ra, chúng ta có tới ba bộ (Công Thương, Y tế, NN&PTNT) cùng “chung tay” lo cho sự an toàn vệ sinh của các loại thực phẩm nhưng cho đến nay, người dân vẫn hằng ngày phải đối diện với nguy cơ mất an toàn vì miếng ăn miếng uống.
Mà đâu chỉ là nguy cơ. Nói cho đúng, đó đang là mối đe dọa thường trực đối với sức khỏe, sinh mạng con người, khi các vụ ngộ độc vì thực phẩm bẩn liên tục xảy ra.
Một lần nữa, phóng sự về thịt bẩn này lại cho thấy sự kém hiệu quả trong quản lý, giám sát của các ngành chức năng. Chỉ riêng ở tỉnh Đồng Nai, 200 lò mổ lậu (không phép) theo thống kê của các cơ quan chức năng mỗi ngày vẫn tuồn ra thị trường hàng trăm tấn thịt không kiểm dịch, thịt bẩn, thịt heo chết.
Không ít trong số 200 cơ sở được đưa vào “danh sách đen” (con số thực tế chắc chắn còn lớn hơn) này từng bị bắt quả tang vi phạm các quy định về kinh doanh thực phẩm, nhưng có thể thấy các mức xử phạt và những biện pháp xử lý của cơ quan chức năng chưa đủ răn đe.
Bằng chứng là chẳng có cơ sở nào phải dừng hoạt động hay sau khi bị phạt nghiêm túc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm. Thay đổi duy nhất là khiến cho họ cảnh giác hơn và tinh vi hơn để đối phó với cơ quan chức năng.
Chỉ riêng chiêu trộn thịt bẩn, thịt không được kiểm dịch với thịt sạch, thương lái dư sức qua mặt các trạm kiểm dịch.
Đó là chưa nói những biện pháp kiểm soát hiện nay của các ngành chức năng dường như mới chỉ lần mò được đâu đó ở bề nổi. Thực tế bài viết cho thấy, nguồn gốc, đường đi, cung cách phân phối của thịt bẩn đều không được kiểm soát chặt.
Và hệ quả nhãn tiền khi vẫn tồn tại nguồn cung thịt bẩn, còn những thương lái sẵn sàng bất chấp sức khỏe của người khác để làm giàu và hoạt động kiểm soát của các cơ quan vẫn như “làm cho có” hiện nay thì không có gì bảo đảm tình hình sẽ được cải thiện.
Người dân sẽ tiếp tục phải chịu cảnh vừa ăn vừa sợ, mà dẫu sợ thì vẫn phải ăn. Bởi khi đủ loại thực phẩm bẩn bủa vây, người tiêu dùng khó có sự lựa chọn.
Anh Minh

Đường đầy rác, cánh đồng ngập hóa chất !



TPO - Tình trạng hóa chất xả thải tràn lan ra cánh đồng, rác chất thành đống hai bên đường thuộc xã Phong Khê (TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) đã là hình ảnh quen thuộc của những người dân địa phương.
Một mảnh ruộng chưa toàn hóa chất
Một mảnh ruộng chưa toàn hóa chất. Ảnh: Minh Đức
Đồng ngập hóa chất

Theo ghi nhận của phóng viên, các thửa ruộng tại địa bàn xã Phong Khê đều có màu vàng, nâu và tím. Những nguồn nước có màu không bình thường này được thải ra từ cống của các doanh nghiệp sản xuất giấy tại xã Phong Khê mà không qua bất kỳ khâu xử lý nào.
Có mảnh ruộng đổ màu vàng quạch, có chỗ tím ngắt, nơi thì màu cà phê hoặc đen ngòm, người dân không thể canh tác. Những mảnh ruộng có màu đặc biệt này chủ yếu để hoang cho cỏ dại mọc. Ngoài ra, rác thải vứt ngổn ngang trên các tuyến đường. Nhiều khu vực, rác thải còn tràn xuống các thửa ruộng.
Ở mảnh ruộng khác, chúng tôi thấy một số phụ nữ đang dùng hóa chất để tẩy rửa các túi ni lông, bao tải. Cạnh đó là những con trâu, bò đang gặm cỏ lẫn với rác thải.
Khó xử lý rác thải
Con đường đầy rác thải
Con đường đầy rác thải.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Chuyên, Chủ tịch UBND xã Phong Khê cho biết: Phong Khê là làng nghề tồn tại hàng trăm năm, qua nhiều thế hệ. Chính vì thế, việc giải quyết ô nhiễm môi trường không đơn giản. Khoảng 6 năm trở lại đây, chúng tôi đã lên phương án để khắc phục việc ô nhiêm môi trường, tuy nhiên cho tới nay, vẫn chưa có tác động tích cực nào để cải thiện môi trường.
Theo Chủ tịch UBND xã Phong Khê, hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường (Bắc Ninh) về kiểm tra, tuy nhiên sau đó không gửi kết quả cụ thể.
Hiện trên địa bàn xã Phong Khê có hơn 200 hộ sản xuất, trong đó 20 hộ được đầu tư dây chuyền trên 100 tỷ đồng. 189 hộ được đầu tư dây chuyền sản xuất từ 3 đến 5 tỷ đồng. Các xưởng sản xuất thu hút toàn bộ 3.200 lao động trên địa bàn xã, thu hút khoảng 3.000 lao động từ các địa phương khác.
Thành phẩm của các cơ sở sản xuất là vỏ bao xi măng, bìa cát tông, giấy làm vàng mã, giấy vệ sinh, khăn, giấy ăn… Hàng năm các cơ sở sản xuất cung cấp ra thị trường khoảng 235.000 tấn giấy thành phẩm các loại.
Thế nhưng, việc khắc phục ô nhiễm môi trường hiện nay chủ yếu chỉ là tuyên truyền và vận động người dân. Trong khi đó, các xưởng sản xuất hoạt động với quy mô ngày một lớn. Nhiều hộ sản xuất nhập nguyên liệu với số lượng lớn, để ngổn ngang ra đường, gây không ít khó khăn cho những người xung quanh. Hiện, xã Phong Khê phải bỏ hoang 10 ha đất nông nghiệp vì nước thải chứa hóa chất chảy ra ruộng.
Việc người dân xả rác ra đường đi rất khó giải quyết. Họ chủ yếu đổ trộm vào ban đêm, chúng tôi không đủ người để đứng ở khắp ngả đường để canh chừng, trong khi xã chưa có hệ thống thu gom rác – ông Chuyên nói.
Ông Chuyên cho hay: Để xử lý những bất cập trên, trước mắt, chúng tôi lập hội thu gom rác tại các ngả đường, một tuần thu gom một lần. Tiếp đó, chúng tôi tổ chức công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cho người dân trong việc bảo vệ môi trường và phòng ngừa bệnh tật.
Cũng theo ông Chuyên, TP Bắc Ninh đã lập dự án xử lý nước thải, dự kiến đến năm 2013 sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động. Đến nay, đã hoàn thiện khâu giải phóng mặt bằng. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 385 tỷ đồng, mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 100 tỷ đồng, trong đó 80% kinh phí của Trung ương, 20% còn lại là kinh phí của các cơ sở sản xuất tự đóng góp.
Minh Đức

Tổng giám đốc làm visa giả đưa người xuất cảnh trái phép



TPO - Là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc hai công ty, Thắng đã làm visa giả tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép khiến không ít nạn nhân sau khi rời Việt Nam đã bị trao trả về nước...
Vũ Trọng Thắng
Vũ Trọng Thắng.
Hôm nay, Cơ quan An ninh Điều tra, Công an TP Hải Phòng cho biết ngày 17-9 đã khởi tố bị can và bắt tạm giam Vũ Trọng Thắng (49 tuổi, ở đường Miếu Hai Xã, quận Lê Chân, TP Hải Phòng) về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn làm visa giả, tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép.
Thắng là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc hai công ty là Công ty Cổ phần Du lịch, Dịch vụ XNK Trọng Hoàng và Công ty TNHH Sơn Quỳnh.
Trước đó, tháng 5 năm 2012, anh Lê Văn T. (ở Hải Phòng) được Thắng nhận làm dịch vụ nhập cảnh vào nước Anh. Tuy nhiên, khi anh T. làm thủ tục xuất nhập cảnh tại Malaysia đã bị cảnh sát nước này phát hiện là visa giả. Lập tức, anh T. bị cảnh sát Malaysi trao trả về Việt Nam.
Cơ quan An ninh Điều tra Hải Phòng vào cuộc thì phát hiện hai công ty kể trên do Thắng lập ra đều là những công ty “ma” để Thắng làm vỏ bọc đi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Lần theo dấu vết phạm tội của Thắng tại các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng, lực lượng an ninh đã phát hiện Thắng đã làm visa giả lừa đảo 11 nạn nhân khác có nhu cầu nhập cảnh vào một số nước ở châu Âu.
Trong số đó, gia đình anh Trần Phương H. (ở Quảng Bình) và gia đình anh Nguyễn Văn T. (ở Nghệ An) đã phải đi vay lãi tổng số tiền hơn 40 nghìn USD để đưa cho Tổng Giám đốc Thắng. Để lừa đảo trót lọt, Thắng còn làm giả bìa đỏ ngôi nhà của mình đưa cho gia đình anh nạn nhân cầm làm tin.
Bước đầu, Cơ quan An ninh Điều tra Hải Phòng đã xác định số tiền Thắng đã lừa đảo của 12 nạn nhân lên đến gần 1,7 tỉ đồng. Nhiều nạn nhân của Thắng đã phải ăn chực, nằm chờ, sống vật vờ suốt hai tháng trời ở xứ người trước khi tự bỏ tiền túi mua vé máy bay trở về Việt Nam.
Cơ quan An ninh Điều tra Hải Phòng đề nghị các bị hại bị Thắng lừa đảo đến Cơ quan An ninh Điều tra Hải Phòng, số 4 phố Lê Quýnh, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, Hải Phòng để trình báo và tố giác tội phạm.
Lam Khê

Khi “Nhân dân” trở thành “thế lực thù địch”


Nguyễn Tấn Dũng: "Bất cứ ai nói trái ý Ta đều là thé lực THÙ ĐỊCH!"
Chính quyền VN vẫn có thói quen, khi có điều gì trái ý mình đều cho rằng đó là “luận điểm của các thế lực thù địch.” Những năm cuối 70s, đầu 80s của thế kỷ trước, cái thời kỳ gọi là “Tiến nhanh tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH”, Tiệc ta huy động cả hệ thống chính trị tiêu diệt nền kinh tế thị trường. Thời đó, một lực lượng đông đảo cán bộ công chức thiết lập hàng trăm trạm kiểm soát ngăn sông cấm chợ khiến đời sống dân chúng ngột ngạt, đói khổ đến kiệt quệ.  


Để tồn tại và sống sót qua thời kỳ đó, một bộ phận dân chúng vẫn âm thầm phát triển kinh tế gia đình. Những làng nghề truyền thống như Đình Bảng, Làng Vân (Bắc Ninh)… vẫn lén lút hoạt động để cung cấp cho thị trường những mặt hàng thiết yếu. Tiệc ta gọi đó là “những mầm mống của kinh tế tư bản”,cần phải tiêu diệt. Một số hãng truyền thông quốc tế như BBC, RFA, VOV đưa tin về các vụ đàn áp kinh tế tư nhân, về thực trạng nghèo đói ở các vùng nông thôn VN bị Tiệc ta gọi là “luận điểm của các thế lực thù địch” nhằm “cản trở công cuộc xây dựng CNXH” của dân ta. 

Thực tế cho thấy, nơi nào “quán triệt sâu sắc” chính sách cải tạo kinh tế của Tiệc đều trở nên đói kém, kiệt quệ, nơi nào “buông lỏng” chính sách quản lý thị trường của Tiệc đều khá giả và mở mày mở mặt. Điển hình là tỉnh Vĩnh Phúc của ông Kim Ngọc, nhờ áp dụng khoán chui mà hàng chục ngàn hộ nông dân đã thoát khỏi thiếu đói triền miên. 

Khi nhờ “luận điểm của các thế lực thù địch” mà Tiệc ta mới nhận ra rằng, cứ “kiên định đường lối” thì nền kinh tế sẽ lao xuống vực thẳm, chính Tiệc ta cũng chẳng còn đồng xu nào để in ấn văn kiện nghị quyết, chẳng còn đồng xu nào để in pano, áp phíc tuyên truyền cho sự lãnh đạo sáng suốt… Hết nghị quyết, Tiệc chỉ là cái thây ma. Bản năng tồn tại mách bảo, Tiệc thảrông cho các thành phần kinh tế tự do phát triển. Nhờ đó thoát khỏi đói nghèo.Điều này được gọi là “công cuộc đổi mới” do Tiệc “khởi xướng và lãnh đạo”. 

Trong bối cảnh nền kinh tế VN suy thoái, lạm phát tăng cao, nội bộ lục đục, nhiều tập đoàn KT nhà nước thua lỗ, một số trang blog như “dân làm báo”, “quan làm báo” phản ảnh thực trạng ấy, liền bị Thủ tướng cấm cán bộtruy cập những trang báo mạng và bị quy chụp là “phản động”, “bôi đen lãnh đạo”, “kích động chống Đảng”… và cho đó là luận điểm của “các thế lực thù địch”. 

Điều đáng nói là, Tiệc ta đang sở hữu một bộ máy an ninh đông như quân Nguyên, có mặt ở khắp mọi ngõ ngách của đời sống, nhưng tuyệt nhiên không thể tìm ra “một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái biến chất”hay “các thế lực thù địch”. Cái gọi là “có nguy cơ tụt hậu” thực chất là tụt hậu thực sự nhưng Tiệc vẫn dùng những mỹ từ để che đậy. 


Cái gọi là “nền kinh tế suy thoái”, “tụt hậu”, “lạm phát tăng cao”, “đời sống nhân dân khó khăn”… được coi là “luận điểm của các thế lực thùđịch” thực chất là những điều có thực, đang diễn ra. Nếu Tiệc ta thực lòng, làm một cuộc điều tra nho nhỏ sẽ thấy rằng, ít nhất là 90% dân chúng thừa nhận điềuđó. Với tỷ lệ đó, có thể nói rằng đó là luận điểm của nhân dân. Vậy là, Tiệc tađã đồng nhất “Nhân dân” với “các thế lực thù địch”. 

Không biết điều này có đúng hay không nhưng chỉ biết rằng, Tiệc ta vẫn chủ trương “phải giữ bằng được chế độ” như tuyên bố của anh Trọng. Còn chuyện dân kêu ca rên xiết, đó chẳng qua là “luận điểm của các thế lực thùđịch”. 

Xin được tư vấn cho Tiệc: Muốn tiêu diệt được “các thế lực thùđịch” thì tốt nhất hãy tiêu diệt hết 86 triệu người dân VN đi. Nếu không dẫu sửdụng bộ máy an ninh, các cơ quan công quyền với những chi phí khổng lồ cũng không thể tìm ra “các thế lực thù địch” là thằng nào. 

Phan Thế Hải - Theo Blog caunhattan

Asia Sentinel - Ghế của Thủ tướng Dũng lung lay


Written By Hai Hoang Van on Thứ ba, ngày 18 tháng chín năm 2012 | 9/18/2012 02:25:00 CH

Các đối thủ trong Đảng có thể hạ bệ Dũng

Quyền lực trong chính phủ Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang suy yếu. Thủ tướng Việt Nam đang bị các đối thủ trong Đảng tấn công. Họ là những người không ưa đám bạn bạn giàu xụ của Dũng và phàn nàn về cách quản lý kinh tế của ông. Nếu Dũng mất chức, những thay đổi quan trọng trong việc quản lý các vấn đề kinh tế và xã hội của Việt Nam có khả năng xảy ra.

  XinChủ tịch nước diệt sâu chúa  Tậpđoàn Trần Thái là ai?   CASINOlậu của gia đình Thủ Tướng   Lãnhtụ thành con tin  NhàThủ Tướng sẽ bị khám? Chủtịch Sabeco là ai?  QuỷSa-Tăng phải xuống địa ngục!  Gótchân A-sin của Thủ Tướng   Chiêubài ổn định or ' ghế' Tổng Thống?  Cuộchôn nhân ma quỷ  NgườiViệt đổ tiền vào đâu?   ThủTướng in tiền cứu gái RƯỢU?  ThủTướng cướp tiền của DÂN xoá  nợVinashin xử tội gì Congái hưởng phúc cha  Vạchtrần sự dối trá  'Vuakhông ngai' xin tỵ nạn  Đằngsau tái cấu trúc 9 NH  BịtMiệng nhân dân        ThủTướng & Nhóm thâu tóm  Tạisao Nguyễn Tấn Dũng thoát lưới Vinashin?  Hôbiến nợ xấu cho Vinashin  Dấu ấnNguyễn Tấn Dũng  CÙNG CHƠIBÀI Ù!  BÃO NỔI LÊNRỒITạisao Thủ tướng 'ÔM' Tập đoàn   Theo thói thường thì Đảng Cộng sản Việt Nam không vạch áo cho dân chúng xem lưng. Người phát ngôn viên của Đảng làm việc chăm chỉ để duy trì hào quang về khả năng và sự không thể sai lầm [của Đảng]. Đảng viên không đồn thổi về các vấn đề nội bộ của Đảng. Những quyết định của Bộ Chính trị hay của Uỷ ban Trung ương Đảng đều được miêu tả như là nhất trí.

Điều 4 của Hiến pháp của Việt Nam rất rõ ràng về sự độc quyền của Đảng Cộng sản trong phạm trù quyền lực chính trị: Đảng Cộng Sản Việt Nam “...là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội...” Khoảng một trong 30 người Việt Nam - chừng 3 triệu người - là đảng viên. Có các cấp đảng uỷ trong mọi làng xã, mọi thành phố.

Đảng Cộng sản Việt Nam thay đổi ban lãnh đạo bằng một đại hội Đảng sau nhiều tháng xắp xếp liên minh và phe nhóm nội bộ. Thông thường đây không phải là chuyện “được ăn cả” mà mục đích nhằm cập nhật sự quân bằng lực lượng giữa các phe nhóm quyền lợi đồng thời cho cán bộ già về hưu một cách êm thắm.

Trong thời gian chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ 11 tổ chức đầu năm ngoái, theo giới ngoại giao và một số các học giả phương Tây, đảng viên cao cấp Trương Tấn Sang đã nỗ lực tìm cách lấy ghế thủ tướng của Dũng. Ông Sang đã thất bại và Quốc hội đã để cho Dũng làm thủ tướng thêm một nhiệm kỳ năm năm lần thứ hai. Giải an ủi cho Sang là vai trò nghi lễ của Chủ tịch nước. Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng được đưa vào chức Tổng Bí thư Đảng.

Hiện nay có dấu hiệu cho thấy Sang Trọng đang điều động để tháo dỡ quyền lực của Dũng trong việc lập chính sách và cài đặt phe nhóm. Cả hai, Sang và Trọng, có thể liệt kê một danh sách dài về những rủi ro và thất bại của Dũng. Họ có thể chuyển bực dọc trong dân chúng vì những cơn lạm phát và sự thái quá của đám nhà giàu mới của Việt Nam đến ông Dũng.


Thủ Tướng bị 'Lừa'!     KH biến CTN thành 'Kẻ phản Quốc'        Ghê rợ sau VB 7169 của Thủ Tướng  Ngươi là ai mà chống Luật Biển?       Giải mã lá phiếu chống Luật Biển đông     Lộ mặt kẻ hán gián, bán nước  Không phải Quan điểm VP CTN   THủ Tướng YC xử lý Quan làm báo!  
 Sự hành hình người dân vô tội của Nguyễn Tấn Dũng...      Giải mã "Ai cõng rắn cắn gà nhà"?  Thủ Tướng 'Quên'!  4 câu hỏi cho TƯ 6     Trông đợi gì vào Cuộc họp BCT sắp tới?   Cảnh giác với Nguyễn Tấn Dũng   Những giây phút cuối cùng của con Quái vật  Từ các HN TƯ Đảng đến các 'Trận đấu'    'TÌNH BÁO' hay 'GIÁN ĐIỆP'?   Chủ tịch nước có phải là 'Thiên Tử'?  TBT:Có thể phải loại bỏ CB...      CHÍNH TRƯỜNG VN NHỮNG NGÀY QUA  Công bố thư của TKy TBT     

Nhiều năm đã qua từ khi Đảng CSVN lãnh đạo các cuộc chiến tranh đi đến chiến thắng, đầu tiên chống lại Pháp, ông chủ thực dân của Việt Nam, và sau đó chống lại một chế độ thù nghịch ở miền nam được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Hoa Kỳ. Đối với một thế hệ mới, sự chính danh lãnh đạo của Đảng CSVN dựa rất nhiều vào khả năng giữ cho xã hội ổn định và tăng trưởng kinh tế. Đảng CSVN đã thành công rực rỡ sau khi có quyết định năm 1986 để thực hiện [kinh tế] “thị trường [định hướng] xã hội chủ nghĩa” - những chính sách theo một thuật ngữ chung là “đổi mới” đã tạo ra một khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh và sự trỗi dậy của Việt Nam như là khu sản xuất của thế giới.

Thu nhập quốc gia tăng trưởng với một tốc độ hàng năm là 7% trong hai mươi năm qua, tăng thu nhập bình quân đầu người lên gấp năm lần và gieo tư tưởng cho rằng bất kỳ người trẻ, năng động, và có khả năng thích ứng đều có thể trở nên giàu có.

Trong những năm gần đây, tuy nhiên, cơn đau phát triển ngày càng tăng đã trở thành điểu hiển nhiên. Trong thông điệp ngày Quốc khánh Việt Nam ngày 02 Tháng 9, Chủ tịch Sang thẳng thắn thú nhận một số vấn đề của Đảng:

“Sự phát triển kinh tế của chúng ta không bền vững và sự cân bằng của nền kinh tế vĩ mô của chúng ta không ổn định, trong khi chất lượng của tốc độ tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và khả năng cạnh tranh kinh tế vẫn còn thấp,” ông nói. “Cùng với những yếu kém này là hạn chế trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng sẵn có để phát triển. Tăng trưởng kinh tế của chúng ta có xu hướng phát triển rộng, mặc dù không sâu.”

Về mặt văn hóa và xã hội, ông nói tiếp, “vẫn còn nhiều thách thức, một số trong đó đã trở thành chủ đề nóng. Môi trường bị ô nhiễm... Những hạn chế về phẩm chất của nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng đã cản trở sự phát triển của chúng ta. Vẫn còn nhiều yếu tố tiềm ẩn có thể có khả năng gây ra sự mất ổn định chính trị, xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia của chúng ta.”

Hầu hết các nhà phân tích tài chính nước ngoài sẽ tán thành phê bình của Sang. Ít nhất là kể từ khi Fitch Ratings hạ mức thang tín dụng của Việt Nam xuống hồi tháng 7 năm 2010, với lý do “sự sa đọa tài chính quốc gia và một hệ thống ngân hàng ngày càng dễ bị tổn thương vì độ căng của hệ thống,” giới phân tích đã có xu hướng e dè với nền kinh tế đã một thời được ưa chuộng.

Những người chỉ trích Dũng, trong và ngoài nước, nêu thất bại của ông trong việc kiểm soát giới lãnh đạo các công ty quốc doanh. Thủ tướng Dũng đã tin chắc rằng Việt Nam có thể cạnh tranh với thế giới trong các lĩnh vực như than đá, khoáng sản, dầu khí, vận tải biển, đóng tàu. Các khoản vay lớn của ngân hàng nhà nước kiểm soát được chuyển về các công ty quốc doanh trong các khu vực đó, dù đã tổ chức lại như các tập đoàn độc quyền, nhưng vẫn giữ nét văn hóa doanh nghiệp, với biên chế cồng kềnh như ngành công nghiệp nặng của Liên Xô ngày trước.

Các công ty này phát triển nhanh chóng và sau đó, trở thành quá mức, đã sụp đổ vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-09. Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Vinashin đã phải lôi ra khỏi sự sụp đổ vào tháng 7 năm 2010. Hai năm sau, công ty vận chuyển và khai thác cảng khổng lồ của nhà nước, Vinalines, cũng đã thất bại vì một núi nợ tương tự.
Hai tập đoàn này là chỉ thí dụ điển hình. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đang mắc nợ lớn với các ngân hàng tại Việt Nam, cả ngân hàng nhà nước và của tư nhân, với sự khuyến khích của chính phủ đã đổ vào các công ty quốc doanh đó những món nợ khổng lồ, đặc biệt là trong năm 2009. Hà Nội tìm cách tránh một cuộc suy thoái kinh tế bằng cách cho vay nợ dễ dàng. Vì thế Việt Nam đã bị khủng hoảng lạm phát đến nay mới kềm chế được. Trong khi đó, các khoản nợ xấu của các ngân hàng theo ước tính không chính thức nay đã lên đến 10% tổng số nợ.

Các ngân hàng cũng không phải là nạn nhân. Họ là những kẻ hợp tác, như đã thấy rõ ràng trong vụ bắt giam Nguyễn Đức Kiên vào ngày 18 tháng 8; Nguyễn Đức Kiên là một tài phiệt ngân hàng và tài chính được coi là một người thân tín của Thủ tướng Dũng. Mặc dù chưa bị chính thức kết án, Kiên được cho là đã tham gia vào “các giao dịch bất hợp pháp”.

Cảm giác chung trong giới tài chính là Kiên không phài là trường hợp độc nhất; trong thực tế, các loại giao dịch đòn bẩy mà Kiên ông ưa chuộng rất là phổ biến trong thị trường tài chính tròng chéo, mờ ảo, ít vốn tại Việt Nam. “Hành vi sai trái là ... một đặc tính tổng quát của các cơ sở tài chính lớn và nhỏ [của Việt Nam],” Jonathan Pincus, hẳn phải hiểu rõ, ông và các đồng nghiệp của ông trong Chương trình Kennedy tại Việt Nam của Harvard đã là cố vấn cho chính phủ của ông Dũng trong nhiều năm qua. Lời khuyên của họ đã được lắng nghe một cách lịch sự và sau đó bị lờ đi.

Một sợi khác trong màng lưới dường như đang thắt chặt quanh thủ tướng là quyết định của Bộ Chính trị, được công bố vào tháng Sáu, chuyển giao trách nhiệm chống tham nhũng từ chính phủ lại cho Đảng CSVN. Điểm này đã theo đúng với chiến dịc phê và tự phê trong nội bộ Đảng đã được đưa ra vào tháng Hai để xác định và loại bỏ các đảng viên có “ý thức hệ chính trị, đạo đức và lối sống bị suy đồi”.

Blog Quan Làm Báo
Nguồn ảnh: Quan Làm Báo

 Kế hoạch đào tẩu của các Bố già 'Đen - Đỏ'     Võ "Cẩu điên sực" của anh y tá    Những ngón đòn bẩn thỉu phạm pháp của Nguyễn Văn Hưởng     Tướng Hưởng "đã tìm được Máy chủ" QLB  Tướng Hưởng bị Vua 'đuổi'  Bộ trưởng Trần Đại Quang cẩn trọng!  Những ngón đòn ghê rợn nhất thế kỷ  Đóng thế, giả danh...?Bắn trúng 03 đích 'Vuakhông ngai' xin tỵ nạn  TướngHưởng - Ông Vua không ngai  BắtPCD - TP.HCM 'Việt vị' TôLâm & Kẻ xóa dấu vết  Taysai Nguyễn Văn Hưởng   KHhậu Nguyễn Văn Hưởng  Tửthần RADIUM vào cuộc NguyễnVăn Hưởng điên dại ...  Vạchmặt kẻ gài bẫy Phạm Chí Dũng  Đấtnước hỗn loạn lầm than  ÁMSÁT CHỦ TỊCH NƯỚC  Bímật của Tướng Nguyễn Văn Hưởng  Cạm bẫy của tướngNguyễn Văn Hưởng  Liênminh Ma-Quỷ Nguyễn Tấn Dũng & Nguyễn Văn Hưởng  Chântướng Nguyễn Văn Hưởng

Một bằng chứng bất ngờ sau cùng là sự phổ quát đáng chú ý của một trang blog tên là Quan Làm Báo và nói rằng nhiệm vụ của họ là “Vì Sự Nghiệp Tiêu Diệt Bè Lũ Tham Nhũng, Lũng Đoạn Kinh Tế - Chính Trị Đất Nước”. Các tác giả của trang blog này đều ẩn danh, văn phong của trang blog lanh lảnh theo phái dân kiểm, và các bài viết đều nhằm chiên xù Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và đám tay chân thân cận của ông - đặc biệt là viên tướng công an đã nghỉ hưu Nguyễn Văn Hưởng, mà trang Quan Làm Báo đã xác định là bộ hạ chính của ông Dũng trong các thủ đoạn bẩn.

Blog Quan Làm Báo xuất hiện lần đầu tiên vào đầu tháng Sáu. Đến giữa tháng Bảy đã có 10.000 “khách đọc mới” hàng ngày. Đó là trang mạng đầu tiên đua tin bầu Kiên bị bắt, mười hai giờ trước khi công an Việt Nam chính thức thông báo. Trong 10 ngày sau đó, số truy cập hàng ngày tại trang Quan Làm Báo lên gần một triệu, một mức độ chưa từng có trong thế giới blog Việt Nam.

Chắc chắn, sự xuất hiện của blog đáng chú ý này và sự thất bại hiển nhiên của cơ quan trách nhiệm có “biện pháp phản công” đã đưa đến những suy đoán rằng những người đứng sau Quan Làm Báo là kẻ thù trong Đảng của Dũng hoặc là nhóm tình báo Trung Quốc, hoặc có thể là cả hai.

Những gì có thể xảy đến nếu những hiện tượng đa dạng thực sự báo trước một nỗ lực để loại bỏ Nguyễn Tấn Dũng khỏi ghế Thủ tướng?
   
(Từ trái) Dũng, Sang, Trọng

Để lật đổ Dũng, nhóm chống đối ông sẽ phải tập hợp được đa số trong 14 thành viên của Bộ Chính trị và sau đó sẽ phải được 175 ủy viên Trung ương đảng chấp thuận trong một cuộc bỏ phiếu. Đó sẽ là một sự kiện chấn động - chuyên gia quyền lực chỉ xảy ra trong quá trình của Đại hội Đảng tổ chức mỗi năm thứ năm. Cũng chưa chắng nhóm chống Dũng sẽ nắm phần thắng trong cuộc đấu đá sau cùng. Nhiều người trong số các lãnh tụ Đảng mắc nợ vì đã được thủ tướng và các đồng minh của ông “cơ cấu”.

Trong kịch bản này, phe đối lập của ông Dũng sẽ khoác cái áo của nhóm đổi mới, nhất quyết kiềm chế tệ nạn tham nhũng và mua quan bán chức. Niềm tin của họ có vẻ là sự “bất ổn” sẽ đến nếu Đảng và Nhà nước không thể khôi phục lại niềm tin của người dân bình thường - là một chế độ trong sạch, có khả năng đối phó với những thách thức kinh tế và phân quân lợi nhuận kinh tế một cách công bằng.

Không ổn định là kẻ thù của chế độ - với ban lãnh đạo Đảng CSVN nó có nghĩa là những đối lập chính trị ngoài sự kiểm soát của chế độ và sẽ biến thành cuộc chống Đảng. Mặc dù Việt Nam đã theo dõi sự phát triển ở Miến Điện với sự quan tâm đến độ kinh ngạc, cuộc lật đổ ông Dũng cũng sẽ không là điềm báo trước sẽ có nới lỏng kiểm soát chính trị. Ngược lại là đằng khác -- cả Sang và Trọng được coi là những người bảo thủ, những người lãnh đạo coi khái niệm “cởi mở” chính trị là âm lưu của phương Tây nhằm lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

David Brown
(David Brown là một nhân viên ngoại giao Mỹ đã về hưu có nhiều kinh nghiệm trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam).
© DCVOnline