THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

07 March 2011

Từ Libya về nước, DN cõng nợ, lao động lao đao


Tu Libya ve nuoc DN cong no lao dong lao daoDoanh nghiệp phải cõng khoản nợ hàng tỷ đồng do lao động nghèo nợ phí xuất cảnh, cộng thêm chi phí lớn để đưa lao động về nước. Trong khi đó, không ít người trở về lao đao vì đã vay tiền chi phí cho chuyến đi.

Gánh nặng lãi vay của người lao động

Ông Lê Văn Thanh, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, đến ngày 28/2, đã có tổng cộng khoảng 900 lao động Việt Nam trở về từ Libya. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc di chuyển lao động Việt Nam khỏi Libya đang được thực hiện một cách rốt ráo. Dự kiến đến ngày 2/3, sẽ có khoảng 7.500 trong tổng số 10.400 lao động đang làm việc tại Libya được đưa về nước hoặc di chuyển sang các nước lân cận.

Dù về nước an toàn, nhưng nhiều lao động lại đang lo lắng khi không biết làm thế nào để trả hết khoản nợ vài chục triệu đồng vay lãi để làm thủ tục trước khi đi. Anh Nguyễn Văn Hà (Hà Tĩnh) cho biết, thứ quý giá nhất anh mang được về nước là bộ quần áo mặc trên người, mọi tài sản khác đều mất hết khi hỗn loạn. "Biết là còn người còn của, nhưng giờ tôi thực sự hoang mang vì không biết phải làm gì để trả nợ, chỉ biết trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước và doanh nghiệp đưa đi", anh Hà nói.

Hiện tại, mỗi lao động về nước đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước hỗ trợ tạm thời 1 triệu đồng, đồng thời được các doanh nghiệp đưa lao động đi hỗ trợ tiền tàu xe để về. Còn theo quy định của Thủ tướng về việc sử dụng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, những lao động tại Libya phải về nước vì lý do khách quan có thể được hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng/người từ Quỹ này. Ngoài ra, người lao động cũng được vay vốn với lãi suất 0% từ Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc từ Quỹ quốc gia về việc làm để học nghề trong thời gian 12 tháng.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, sau khi hoàn tất việc đưa lao động về nước an toàn, Bộ mới tính toán các phương án chi trả mức hỗ trợ cụ thể, cũng như chỉ đạo các doanh nghiệp đền bù hợp đồng đầy đủ cho từng lao động cụ thể. Dù vậy, tương lai của nhiều lao động chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn với những khoản vay lãi đang hàng ngày "đè" nặng trên vai.

Doanh nghiệp khó đòi nợ

Về phía các doanh nghiệp, ông Thanh cho biết, theo quy định, những lao động nào làm việc chưa đủ 1/2 thời gian hợp đồng phải về nước, thì doanh nghiệp đưa đi phải hoàn trả 50% tiền môi giới. Trường hợp lao động đã làm trên 1/2 thời gian hợp đồng, thì không được hoàn trả. Riêng phí dịch vụ, nếu nộp trước đủ một lần (mỗi năm một tháng lương), doanh nghiệp phải hoàn trả một khoản tiền tương ứng số tháng người lao động không còn làm việc theo hợp đồng. Nhiều lao động mới sang được vài tháng còn đang bị chủ sử dụng nợ lương, thì doanh nghiệp đưa lao động đi cam kết sẽ đòi hộ khi tình hình tại Libya lắng dịu. 

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, doanh nghiệp đã phải trả tiền môi giới cho công ty môi giới nước ngoài, nên doanh nghiệp sẽ phải thay mặt người lao động để đòi. Với tình hình củaLibya hiện nay, việc này gần như không thể thực hiện được. Nhiều doanh nghiệp còn gặp không ít khó khăn khi mất một khoản chi phí lớn để lo ăn ở, đi lại cho hàng nghìn lao động về nước. Đó là chưa kể số tiền phí dịch vụ phải hoàn trả đối với những lao động đã nộp đủ một lần.

Không những thế, đại diện một một số công ty cho biết, họ còn phải gánh số nợ vài tỷ đồng phí xuất cảnh khi cho nhiều lao động nghèo nợ trước khi đi. Cụ thể, người lao động đang nợ Công ty cổ phần Việt Nhật khoảng 5 tỷ đồng, Công ty SONA khoảng 3 tỷ đồng và Công ty cổ phần Việt Thắng khoảng 4,5 tỷ đồng tiền phí xuất cảnh. Trong bối cảnh người lao động gặp khó khăn, việc đòi nợ chắc chắn cũng không dễ dàng.

Việt Báo (Theo Đầu Tư)

Thị trường lao động “căng” vì lãi suất, tỷ giá

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực lao động đưa ra dự báo về nguy cơ cắt giảm việc làm trong năm 2011, khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) luôn ở mức cao, đồng nội tệ mất giá, lãi suất ngân hàng tăng và doanh nghiệp thật sự gặp khó khăn.

Thi truong lao dong cang vi lai suat ty gia

Công nhân tan ca ở khu công nghiệp Chu Lai, Quảng Nam - Ảnh: Trường Giang.

Khó tăng lương

Ông Nguyễn Thanh Vinh, giám đốc một doanh nghiệp tư nhân đóng trên địa bàn Hà Nội, nói rằng cứ sau một đêm, sang ngày mới ông lại lo lắng kiếm đâu ra được 10 triệu để trả lương cho 30 công nhân và lãi suất ngân hàng, khi mọi chi phí cho sản xuất kinh doanh cứ tăng hàng ngày.

Theo ông Vinh, rất ít doanh nghiệp làm ăn thời buổi này mà không cần đến khoản vay ngân hàng, đặc biệt là những doanh nghiệp tư nhân nhỏ như doanh nghiệp của ông. Thế nhưng, giờ cứ 10 đồng mà kiếm lãi được 2 đồng để trả lãi suất hàng tháng cho ngân hàng đã khó, chưa nói đến các khoản chi phí khác đều tăng như giá nguyên vật liệu, điện nước, rồi cả vận chuyển, đi lại, trả lương công nhân….

Ông Vinh cho biết, chuyện tăng lương trong năm nay tại doanh nghiệp ông là điều khó thể xảy ra, cho dù thực tế cuộc sống người lao động đang rất "căng" vì bão giá.

Phân tích nhận xét và tình hình chung của các doanh nghiệp, bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng, lãi suất cho vay ở mức cao hiện nay đang khiến cho hầu hết doanh nghiệp gặp khó khăn trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, đồng nghĩa với việc chưa thể điều chỉnh tăng lương theo kịp với chỉ số giá tiêu dùng. Đấy là chưa kể đến năng suất của doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn rất thấp.

Bà Minh lấy ví dụ về đợt điều chỉnh lương tối thiểu cho năm 2011, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đề xuất sẽ điều chỉnh tăng từ 730.000 đồng lên 850.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, Chính phủ chỉ phê duyệt mức 830.000 đồng/tháng để vừa đảm bảo ngân sách cho nhà nước và doanh nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo việc làm cho người lao động.  Trong khi đó, theo bà Minh, nếu tính theo chỉ số giá tiêu dùng thì mức lương tối thiểu vào thời điểm này đã phải là hơn 900.000 đồng/tháng.

Nguy cơ cắt giảm việc làm?

Cũng xoay quanh câu chuyện tỷ giá, lãi suất và lạm phát và các doanh nghiệp đang thực sự gặp khó khăn, ông Nguyễn Quốc Hán, Phó tổng giám đốc Công ty Dịch vụ và Thương mại Vĩnh Cát hài hước: "Bây giờ tôi mà ốm, có lẽ các ngân hàng sẽ phải lo kiếm bác sĩ giỏi để chữa bệnh cho tôi. Vì nếu tôi có vấn đề gì, sẽ không có người trả nợ cho họ".

Nói thì nói vậy, nhưng ông Hán vẫn mang nỗi lo chung của người chủ doanh nghiệp trong sự biến động của lãi suất và tỷ giá.

Theo ông, nếu như vào năm 2008, đến cuối năm doanh nghiệp mới phải tính chuyện "thắt lưng buộc bụng", cắt giảm chi phí thì tình hình này đã diễn ra ngay những tháng đầu năm 2011. Nhiều doanh nghiệp - trong đó có công ty ông - đã phải tính đến việc tiết kiệm chi phí bằng cách phải cắt giảm một số khoản. Hiện tại, doanh nghiệp ông không có kế hoạch tuyển thêm người. Nếu tình hình khó khăn hơn, ông Hán cho rằng, việc cắt giảm nhân công cũng không phải là ngoại lệ.

Ông Phạm Văn Tài, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải có cách ví von diễn biến lãi suất, tỷ giá trên thị trường hiện nay là một "trận động đất nhẹ".

Ông Tài cho rằng, sự biến động của lãi suất, tỷ giá khiến nhiều doanh nghiệp thật sự gặp khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên vật liệu. Bài toán cắt giảm chi phí là điều khó tránh khỏi, và tất yếu sẽ ảnh hưởng đến thị trường nhân công và lao động.

Trao đổi với chúng tôi, bà Tống Thị Minh cũng đưa ra nhận định, với tình hình trên, nếu không có giải pháp hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc chưa thể điều chỉnh tiền lương. Căng thẳng hơn, nhiều doanh nghiệp có thể phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới cắt giảm
việc làm.

Việt Báo (Theo VnEconomy)

Chống đô-la hóa, vàng hóa: Cần có một quá trình

Theo đánh giá của các chuyên gia, tình trạng đô-la hóa, vàng hóa đang gây ra những tác động khó lường cho nền kinh tế cũng như những khó khăn cho công tác điều hành, quản lý thị trường tài chính, tiền tệ. Tuy nhiên, để giải quyết tình trạng trên không thể thực hiện trong một sớm một chiều…

Chong dola hoa vang hoa Can co mot qua trinh
Bước đầu cần thu hút lượng ngoại tệ nằm rải rác trong dân vào các ngân hàng

Hiện tượng đô-la hóa và vàng hóa được hiểu là người dân sử dụng ngoại tệ và vàng như một phương tiện thanh toán trong các giao dịch mua bán hàng hóa và tích trữ giá trị nhằm chống lại hiện tượng giảm giá của VND.

Theo ông Lê Xuân Nghĩa - Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nguyên nhân mà ngoại tệ trên thị trường tự do lũng đoạn được là vì nó có thể gửi ở ngân hàng và khi cần đầu cơ thì mới rút ra. Làm cho đô-la hóa trong ngân hàng thành đô-la hóa ngoài ngân hàng, lực lượng tín dụng này ngày càng lớn (hàng chục tỷ USD) và thậm chí quay trở lại thao túng thị trường.

Ông Lê Đức Thúy - Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nguyên

Theo Chỉ thị số 01 của NHNN, để kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng, NHNN dự kiến chọn một số doanh nghiệp làm đầu mối nhập khẩu vàng, nhằm điều tiết và ổn định giá vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do.

Sắp tới, cơ quan này sẽ phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, xử lý các trường hợp đầu cơ, găm giữ, kinh doanh trái pháp luật vàng, ngoại tệ gây rối loạn thị trường.

Thống đốc NHNN nhận định, trong nghị quyết của Chính phủ mới đây có đề cập tiến tới loại trừ dần sử dụng vàng miếng trong lưu thông. "Nhưng có thể thấy ở đây là "tiến tới", ông Thúy nhấn mạnh.

Nếu làm theo hướng cực đoan là đình chỉ sử dụng vàng miếng trong lưu thông thì cần phải nhớ lại trước đây. Khi chúng ta chưa có vàng miếng, quy định mỗi gia đình không được giữ quá 2 chỉ vàng thì người dân vẫn giữ nhiều hơn và tự thanh toán với nhau. Hàng loạt cửa hàng vàng mọc lên chỉ để đáp ứng nhu cầu thử tuổi vàng và cân trọng lượng vàng. Đó là một thực tế, vì đồng tiền không giữ được lòng tin khi lạm phát cao", ông Thúy nhấn mạnh.

Các ngân hàng đã làm đúng khi huy động vàng miếng để lấy vốn cho vay. Huy động vàng với lãi suất rất thấp chỉ khoảng 1%/năm, thậm chí 0,5%/năm. Một số ngân hàng như ACB, Eximbank huy động hàng chục tấn vàng. Chúng ta phải thừa nhận rằng, trong xã hội tồn tại một lượng vốn rất lớn bằng vàng chưa kể ngoại tệ. Nếu cắt đi một kênh như vậy thì đương nhiên các ngân hàng sẽ tập trung huy động bằng VND nên lãi suất VND sẽ tăng cao.

Ông Thúy cho rằng: "Chúng ta phải thay đổi một cách khôn ngoan, không ai khuyến khích một nước dùng vàng hay USD như tiền quốc nội cả. Nhưng để làm được việc ấy cần phải có một quá trình mà đầu tiên là phải đưa vàng, USD nằm rải rác trong dân vào hệ thống ngân hàng. Các chuyên gia Jica cho rằng, ở Việt Nam, tăng được số dư tiền gửi ngoại tệ vào ngân hàng đã là một biểu hiện của việc giảm đô-la hóa rồi".

Để chống tình trạng đô-la hóa, ông Nghĩa cho rằng: "Cần tăng dự trữ bắt buộc của ngoại tệ cỡ 10-12%, đồng thời đặt dự trữ bắt buộc bằng đồng nội tệ thấp hơn khoảng 6-7% để cho các ngân hàng thương mại cân nhắc việc huy động tiền gửi và cho vay bằng ngoại tệ. Hiện nay tương quan tiền gửi trong hệ thống ngân hàng giữa VND và ngoại tệ tương quan 70% và  30%. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc như trên, đương nhiên lãi suất tiền gửi giảm xuống, người dân sẽ gửi ngoại tệ ít hơn và chuyển qua gửi VND. Trong dài hạn, chỉ cho vay ngoại tệ ở một số hạng mục nhất định và tiến tới chấm dứt cho vay bằng ngoại tệ và huy động ngoại tệ. Tất nhiên, để làm được điều này NHNN phải có giải pháp để chuyển đổi toàn bộ khoản tiền gửi đó".

Theo giám đốc một ngân hàng thương mại, để chống đô-la hóa và vàng hóa cần cấm các giao dịch mua, bán USD ngoài chợ đen, đưa các giao dịch vàng tại các cơ sở vàng bạc hiện nay vào quản lý giống như một ngân hàng, chịu sự kiểm tra, quản lý và báo cáo thường xuyên trực tiếp lên NHNN. Đồng thời, không cho phép giao dịch vàng miếng trôi nổi, các giao dịch phải thực hiện tại ngân hàng hoặc cơ sở có sự quản lý của NHNN, chỉ được giao dịch vàng trang sức. Tuy nhiên để tránh can thiệp một cách hành chính và gây đóng băng thị trường thì phải tạo ra một sản phẩm thay thế đó là gửi tiền VND đảm bảo bằng USD và đảm bảo bằng vàng.

Việt Báo (Theo ANTĐ)


Source:  http://vietbao.vn/Kinh-te/Chong-dola-hoa-vang-hoa-Can-co-mot-qua-trinh/1735227233/47/

Đôla chợ đen ngừng giao dịch

Các điểm mua bán đôla Mỹ tại Hà Nội đột ngột ngừng giao dịch từ trưa nay, cho dù các ngân hàng thương mại khẳng định họ chưa có chủ trương siết lại mạng lưới đại lý thu đổi.

Đầu giờ sáng, các điểm thu đổi vẫn hoạt động bình thường, báo giá mua và bán đôla Mỹ ở 21.500 - 21.680 đồng ăn một USD. Tuy nhiên đến buổi trưa, nhiều khách hàng ngơ ngác khi đem đôla đến bán thì bị từ chối. Hoạt động bán USD của cửa hàng cũng bị ngừng lại.

Đại diện một cửa hàng giải thích từ hôm 4/3, thị trường bắt đầu xuất hiện một số tin đồn gây bất lợi cho người kinh doanh đôla tự do. Có nơi thì cho biết Ngân hàng Nhà nước bắt đầu đợt kiểm tra ngặt nghèo đối với các điểm thu đổi ngoại tệ. Giới kinh doanh đôla liên tục rỉ tai nhau về kết quả các cuộc họp của nhà quản lý xung quanh vấn đề này.

Ngoài ra, nhiều chủ kinh doanh khác cho biết cũng có nghe thông tin công an đã vào cuộc để thanh kiểm tra các điểm thu đổi, xem có nơi nào làm ăn trái với quy định hay không.

Ngoài ra, nhiều người nhận xét những ngày gần đây, giá đôla tự do liên tục đi xuống, có ngày xuống vài trăm đồng mỗi USD, gây bất lợi cho doanh nghiệp. Nhiều chủ thu đổi cũng không mặn mà với việc mua bán đôla nữa nên đã ngừng luôn giao dịch.

Chủ một điểm kinh doanh đôla tự do bình luận: "Từ trước đến nay, những thông tin mù mờ như thế này làm xôn xao thị trường không phải là hiếm".

Đại diện các ngân hàng có thị phần lớn về kinh doanh ngoại tệ như Vietcombank và Vietinbank cho biết chưa đưa ra bất cứ yêu cầu nào về việc ngừng hoạt động tại các đại lý thu đổi ngoại tệ, lý do có thể xuất phát từ chính các cửa hàng, họ lo ngại khả năng kiểm tra gắt gao từ cơ quan quản lý nhà nước nên đóng tạm thời để đối phó.

Một quan chức Vietinbank cho biết, từ 2008-2007, ngân hàng này đã thu hẹp đáng kể mạng lưới thu đổi ngoại tệ theo tinh thần chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Hiện số đại lý của Vietinbank không nhiều, chỉ vài chục đơn vị, và lượng ngoại tệ thu về từ kênh này cũng không đáng kể.

Đại diện Vietcombank cũng cho biết thông tin tương tự. Số lượng đại lý của ngân hàng này cũng thu hẹp đáng kể sau năm 2008, hiện chỉ còn vài chục đơn vị trên địa bàn Hà Nội.

Đây không phải là lần đầu tiên thị trường xuất hiện hiện tượng này. Hồi tháng 11/2009, khi thị trường vàng và đôla tự do "loạn giá", USD cũng vọt lên mức giá cao kỷ lục so với trước đó ở trên 19.500 đồng. Trong lúc thị trường hỗn loạn, nhiều tin đồn xuất hiện như các cơ quan quản lý siết chặt kiểm tra, giá bất lợi cho nhà kinh doanh khiến các điểm thu đổi ngừng giao dịch đôla. Tuy nhiên chỉ một thời gian ngắn sau, hoạt động mua bán được nối lại như bình thường.

Do đó, nhiều nhà đầu tư đang nắm giữ đôla tỏ ra không mấy lo lắng. Anh Chiều, một nhà đầu tư cho rằng chờ vài ba hôm, thị trường sẽ sớm bình ổn trở lại.

Đại diện một doanh nghiệp bình luận đôla tự do ngừng giao dịch sẽ càng khiến giá vàng giảm sâu trong những ngày tới.

Nhóm PV

Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

# Tha'i Ddo^. Vo^ Ca?m - Tru+o+`ng So+n

 



Thái độ vô cảm

Trường Sơn


Vô cảm là một trạng thái của đá sỏi chứ không phải của sinh vật. Con trùn khi bị đạp sẽ quằn quại, thú rừng khi thấy người đến gần thì chạy trốn, ngay cả con nhái khi thấy ai đến cũng bật mình phóng ra xa. Ấy vậy mà con người lắm lúc lại đứng sửng sờ chẳng có phản ứng hay động tác gì khi thấy kẻ thù rình rập mình hoặc đồng bạn đang lâm nguy. Khúc phim ghi lại cảnh anh Phạm Thanh Sơn tự thiêu ở Đà-Nẳng cho thấy khách qua đường dừng xe và trân tráo nhìn một cách vô cảm, chẳng có ai dám tiến lại gần cũng như có hành động gì để cứu cấp. (xem khúc phim này ở địa chỉ sau đây

http://www.youtube.com/watch?v=UjhEZ3jp8TA )


Họ là những người "vô cảm", họ là sản phẩm đã được "đá sỏi hóa" rất thành công của chế độ khủng bố Việt Cọng. Sau đây xin kể một ví dụ về một con chó hèn nhưng không vô cảm để quý vị đánh giá nó ra sao nhé : Trước cổng nhà tôi bổng xảy ra một vụ ẩu đả giữa bầy khuyển, ba bốn con chó vây quanh một con và tới tấp xông vào cắn, riêng con chó bị bao vây thì quằn quại và la hoảng. Tôi thấy bất công nên chạy ra đuổi bọn chó "quần chúng tự phát" để giải thoát cho con chó bị nạn. Nó bị thương nặng, lết đi không nổi. Nó là một con chó hoang, da bọc xương. Tôi chợt hiểu : Thì ra trong "xã hội chó" cũng có cảnh ỷ mạnh hiếp yếu, con chó hoang ốm yếu đó chẳng hề dám gây hấn hoặc tranh giành gì với lủ chó nhà, thế mà vẫn bị bọn này kỳ thị và muốn tiêu diệt. Tôi kéo con chó bị thương vào nhà, tróng nó lại và bôi thuốc đỏ vào các vết thương của nó và cho nó ăn. Nó đói lắm, đã ăn hết một tô cơm tôi đổ xuống trước miệng nó. Nó không tỏ vẻ cám ơn mà vẫn rất sợ hãi tôi, cặp mắt nhìn tôi len lét. Tôi lại hiểu thêm một điều nữa, nó đã từng bị con người hành hạ (có thể là do bọn trẻ con ác độc nào đó) cho nên e sợ con người. Sau ba ngày chăm sóc thì tôi thả nó ra, nó liền thoát chạy, nhưng mỗi ngày nó vẫn lai vãng trong hàng rào nhà tôi để mong chờ được bố thí cơm thừa canh cặn. Có một điều rât đặc biệt ở con chó này là bất cứ nghe một tiếng động nào lớn, một tiếng vổ tay hoặc thấy một cử chỉ thoạt nhanh của ai đó đứng gần thì nó thót người và thét lên một tiếng "cẳng". Ấy là phản xạ của "con chó Pavlov" sau một thời kinh nghiệm bị khủng bố bởi những kẻ hiếp đáp. Đem so con chó này với loại người vô cảm của chế độ Việt Cọng thì con chó này có phản ứng khá hơn họ, vì nó biết thét lên, biết thót người. Tuy là đã mất khả năng chống cự nhưng nó còn cái miệng để la !!

Trong những cuộc đàn áp của Công An với dân lành, tôi thường thấy chỉ một vài người dám xông tới để đối diện với chúng, còn đa số đều giữ một khoảng cách an toàn, khoảng cách của vô cảm và vô vi, chỉ lỏ con mắt ra nhìn như kẻ bàng quan. Họ sợ đến nổi mất đi phản ứng cần có của con người !

Đúng vậy, sợ thì phải hèn ! Nhưng tại sao lại hèn và sợ Công An khi mình cũng là một công dân có quyền ngang bằng với bọn chúng ? Dù chúng nó có súng, có dùi cui, nhưng những vủ khí này thường được dùng với những kẻ cô thân độc mã và hung hản tấn công. Một người dân hiền hoà không hung hản, chẳng hạn một người dân bị cướp đất hoặc có mồ mả bị chính quyền đào bới thì họ có quyền hiên ngang tiến đến trước mặt chúng để cật vấn và đòi hỏi, vì đó là quyền hiến định, vì thế họ không cần phải sợ vì hành động này không khiến họ bị bắn hoặc đánh bằng dùi cui ! Và nếu có 1 thằng Công An điên khùng nào đó thích đánh người vô tội thì liệu hắn có đủ dũng khí để đánh một lượt 5, 10 người vây quanh nó không ? Chắc chắn là không, vì ai cũng ý thức "mãnh hổ bất địch quần hồ". Vì vậy muốn tránh bị đánh một mình bởi những thằng Công An điên thì mình nên sát cánh cùng nhau thành một đám đông. Đám đông tự nó vốn có sức mạnh tiêu biểu của mình. Vì vậy trong một cuộc cật vấn hoặc biểu tình, nếu chỉ để một vài người tiến lên trước để đối mặt với lực lượng đàn áp trong khi đa số đứng tách rời ở phía sau thì quần chúng đã tự đánh mất sức mạnh đó của mình và gián tiếp cô lập những người tiên phong thành nạn nhân.

Sức mạnh của quần chúng khi công khai đòi hỏi là kết hợp cùng nhau ca hát, hô hào, và sát cánh. Sát cánh là gì ? Đó là phải đứng gần nhau, vai kề vai, không xa quá một bước để không có kẻ hở khiến kẻ địch có thể chen vào giữa, một trăm người sát cánh thì không còn là một trăm chiếc đủa riêng rẻ dễ bị bẻ gảy mà là một bó đủa vô cùng cứng rắn. Mọi người đều biết nguyên lý này, nhưng không hề biêt áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tại sao một vị linh mục bị năm bảy thằng Công An hùa nhau đánh tét đầu dập mặt đến bất tỉnh ? Ấy là bởi giáo dân không sát cánh với linh mục để chia xẻ phần "dùi cui" với ngài, bao quanh ngài để ngăn chặn bọn tấn công và bảo vệ ngài , không biết dùng sự hợp quần để phân tán mỏng lực lượng đàn áp vào giữa vòng vây của đám đông. Quả thật nếu áp dụng được chiến lược dụ cho những thằng Công An nằm lọt giữa đám đông, 1 đứa được vây quanh bởi 10 người dân, thì người dân chỉ cần dang vòng tay ôm hôn chúng thì chúng cũng té đái trong quần và tìm cách chuồn lẹ, không dám ra tay đánh đá nữa. Chiến thuật của đám đông là không dùng vủ khí gây thương tích cho bọn Công An sẳn sàng giết người, mà dùng số đông để bao vây và phân tán bọn chúng thành những cá nhân đơn độc, rồi vây quanh chúng, không cho chúng di chuyển trở lại đội ngủ của chúng. Không ai bắt tội người dân vì ôm hôn Công An cả !!

Ngoài ra bọn Công An chỉ chờ dân chúng dùng vủ khí để trả đủa bằng vủ khí, và dỉ nhiên là nhân dân không thể có vủ khí bằng bọn cướp cho nên trong mọi cuộc đối đầu công khai với Công An, dân chúng không bao giờ nên dùng súng đạn giáo mác, ngoại trừ những lúc chúng cô thế và ở những chỗ vắng vẻ không có máy quay phim chụp hình. Nguời dân luôn sẳn có một vũ khí tinh thần rất dũng mãnh có thể xử dụng bất cứ lúc nào, đó là sức mạnh của "biển người", của tập thể đông đảo tràn ngập ! Quý vị chắc ai cũng đã xem qua đoạn phim đàn trâu tập trung đông đảo để đàn áp bọn sư tử chứ ? (xem đoạn video này ở

http://www.youtube.com/watch?v=noKzY5GCKiU&feature=player_embedded )


Sức mạnh của tập thể là như vậy đó ! Trong một cuộc biểu tình, toàn thể người dân chỉ cần hô hào và đồng loạt tiến bước thì không có lực lượng nào có thể đối lại ngoại trừ bọn "mất trí" xả súng giết người vì di truyền tính khát máu gian tặc Hồ Chí Minh ! Tôi xin nhắc lại : Đồng loạt tiến bước là sức mạnh, người đi trước cảm thấy sau lưng mình có người đẩy tới thì họ sẽ có thêm can đảm để đối mặt với bọn đàn áp. Không ai có thể ngăn chặn một đàn trâu đang chạy hoặc một đàn kiến đang tràn đến. Dân chúng cũng vậy, khi đã biểu tình thì không thụt lui thụt tới mà phải tiến tới, cùng đồng loạt chạy tới thì tuyệt hảo . Ngoài ra, khi trong tay mình không mang theo vũ khí thì mình không cần sợ, vì biết rằng sẽ không bị đánh trả bằng vũ khí (ngoại trừ gặp bọn người "súc vật" điên khùng thuộc loại quân đội khát máu ở Thiên An Môn .

Dân chúng biểu tình chỉ nên mang theo những dụng cụ tự vệ không đả thương người như dây thừng hoặc những tấm khiên (là những dụng cụ cản dùi cui hữu dụng) và cứ tiến lên thì bọn Công An phải lùi bước ! Trong vụ dân Cồn Dầu bạo loạn, họ dùng những bó đuốc (hay pháo cải gì đó) để cản Công An cũng là một cách tự vệ hữu hiệu.

(xem video tại http://www.youtube.com/watch?v=ur1d5MisfJc )

Ngoài ra, dân tộc Việt không giống như dân Trung Quốc, vì người Việt từ Bắc chí Nam ai cũng trưởng thành trong đau khổ, ai cũng kinh nghiệm với bất công cho nên họ dễ thông cảm với người dân bị đàn áp. Thiết nghĩ rằng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam sẽ không đàn áp đẩm máu người dân của mình giống như bọn lính Tàu Ô. Hơn nữa giờ này dân Việt không còn căm thù Nam Bắc như thời trước 75 cho nên bọn Cọng Sản khó dùng kế ly gián xúi dục lừa bịp dân này giết hại dân kia. Giờ này ai cũng nhìn rõ bộ mặt ghê tởm lừa đảo và ăn cướp của Đảng Cọng Sản Việt Nam, các cán bộ và bộ đội ai cũng có con em nằm trong khối nhân dân cho nên họ sẽ không ra tay tàn sát giống kiểu Tàu Cọng. Chỉ có Công An Việt Cọng là luôn trung thành với Đảng, vì vậy Công An sẽ luôn là lực lượng chống lại nhân dân và chính họ sẽ nổ súng bắn vào bà con thân nhân của họ vì họ là thứ bị bùa mê thuốc lú của chế độ, luôn chủ trương "Còn Đảng Còn Mình". Nhưng lực lượng Công An sẽ bị quân đội chà nát, vì quân đội chỉ biết gìn giữ non sông và bảo vệ nhân dân khỏi nạn ngoại xâm và sự đàn áp của cường quyền Việt Gian Cọng Sản tay sai của kẻ thù phương Bắc.

Chúng ta hãy đoàn kết, hãy sát cánh, hãy đồng loạt tiến lên đạp đổ lực lượng Công An chó điên của chế độ bán nước Việt Cọng. Hãy biết mình có sức mạnh của "biển người", cứ 10 người nhào đến ôm hôn một "anh Công An dễ thương" thì sẽ không còn một anh Công An nào rảnh tay để đánh đập chúng ta nữa !


Hãy thử dùng 10 người ôm hôn một anh Công An thì sẽ biết rằng mình không bị bắn hoặc ăn dùi cui đâu ! Chỉ sợ không chịu được mùì dơ bẩn của anh ta mà buồn nôn thôi !!

Trường Sơn

Re: [DANTOCVIET] # Tho^ng Ba'o Kha^?n: Nga^n Ha`ng VN Kho^ng Cho Ru't Tie^`n ...

Rất đáng buồn, quyết định từ Nhà nước chưa đưa ra, mà dân vẫn không rút tiền đô la ra được.  Khi đến ngân hàng rút tiền đô ra, ngân hàng cho biết không có đô la, phải chờ. Trong tháng trước, ngân hàng đã cho mức lời rất cao là 6.2% nếu gởi đô la trong vòng 6 tháng, trong khi bên Mỹ này tiền lời của ngân hàng chỉ khoảng 2% là tối đa rồi.  Thế là dân chúng ham lời bỏ đô la vào nhà băng để kiếm tiền lời, nay bị kẹt cứng phải lấy tiền Hồ.  Nên nhớ, nếu rút được tiền Hồ cũng còn là may mắn, vì khi có biến động xảy ra, nhà băng sẽ bị đóng băng, tiền Hồ, tiền Đô cũng chẳng rút ra được đâu.
 
Tin cho biết hiện tại, người dân chỉ đến ngân hàng để rút tiền, chẳng ai dại dột mà bỏ tiền vào ngân hàng. Điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, và Nhà nước có thể ra lệnh khần cấp ngưng tất cả những hoạt động của ngân hàng để bảo vệ thiệt hại về kinh tế khi có qúa nhiều người đến ngân hàng chỉ để rút tiền.  Những quyết định vô cùng ngu dốt của Nhà nước đã làm gia tăng thêm sự khủng hoảng khi cấm không cho mua vàng lá dự trữ.
 
 
In a message dated 3/7/2011 2:48:11 A.M. Eastern Standard Time, mylinhng@aol.com writes:
 

# Thông Báo Khẩn:  Ngân Hàng VN Không Cho Rút Tiền Bằng Đô La
 
Theo thông báo từ op Caliguy999 của diễn đàn CTTLDC, trong tương lai gần, Nhà nước VN sẽ không cho bất cứ ai rút tiền bằng đô la ra khỏi các ngân hàng nhà nước, mà phải rút ra bằng tiền Hồ.  Mấy ngày nay, người dân đã sấp hàng trước các ngân hàng để rút tiền ra mua đô la hay vàng để dự trữ, vì dân biết rất rõ đồng tiền Hồ sẽ lạm phát khủng khiếp vì Nhà nước đã bị phá sản.  Riêng ở những nơi cấp Visa, hàng ngàn dân đã sấp hàng xin Visa ra nước ngoài đã gây ra cảnh hỗn độn tại những nơi cấp Visa.  Có thể đây là những tin tức hé mở từ bọn cầm quyền đang chuẩn bị tháo chạy một khi có biến động vì ảnh hưởng hiệu ứng Domino của Tunisia đang thổi tới Việt Nam.  Chính vì những tên cầm quyền hèn nhát này đã gây ra những biến động về ngân hàng và những nơi cung cấp Visa.
 

__._,_.___
Recent Activity:
    .

    __,_._,___

    # Tho^ng Ba'o Kha^?n: Nga^n Ha`ng VN Kho^ng Cho Ru't Tie^`n Ba(`ng Ddo^ La

    # Thông Báo Khẩn:  Ngân Hàng VN Không Cho Rút Tiền Bằng Đô La
     
    Theo thông báo từ op Caliguy999 của diễn đàn CTTLDC, trong tương lai gần, Nhà nước VN sẽ không cho bất cứ ai rút tiền bằng đô la ra khỏi các ngân hàng nhà nước, mà phải rút ra bằng tiền Hồ.  Mấy ngày nay, người dân đã sấp hàng trước các ngân hàng để rút tiền ra mua đô la hay vàng để dự trữ, vì dân biết rất rõ đồng tiền Hồ sẽ lạm phát khủng khiếp vì Nhà nước đã bị phá sản.  Riêng ở những nơi cấp Visa, hàng ngàn dân đã sấp hàng xin Visa ra nước ngoài đã gây ra cảnh hỗn độn tại những nơi cấp Visa.  Có thể đây là những tin tức hé mở từ bọn cầm quyền đang chuẩn bị tháo chạy một khi có biến động vì ảnh hưởng hiệu ứng Domino của Tunisia đang thổi tới Việt Nam.  Chính vì những tên cầm quyền hèn nhát này đã gây ra những biến động về ngân hàng và những nơi cung cấp Visa.
     

    # Lo+`i Ca?nh Ba'o Cuo^'i Cu`ng Cho Che^' Ddo^.i CSVN - Thie^n Ddu+'c

    Bài số: 4/ CM 2X

    Lời cảnh báo cuối cùng cho

    chế độ Cọng Sản Việt Nam

     

    -       Xét rằng từ khi thành lập cho đến nay, đảng cọng sản đã đưa dân tộc vào một con đường phiêu lưu vô định, hướng đến Xã Hội Chủ Nghĩa, thông qua chiến tranh, áp đạt lên đầu dân tộc Việt Nam. Hiện nay chủ nghĩa xã hội đã lỗi thời mà đảng vẫn cố bám víu để duy trì quyền lực lãnh đạo đi từ sai lầm này đến sai lầm khác,

     

    -       Xét rằng chiến tranh đã chấm dứt 36 năm qua, đảng cọng sản Việt Nam đã không làm được công việc hàn gắn vết thương chiến tranh là hòa giải dân tộc. Hiện đang tiếp diễn gây bất công và hận thù qua những hành vi đàn áp dân oan, bắt tù những tiếng nói lương tri của người phản biện và tôn giáo.

     

    -       Xét rằng, thế hệ trong chiến tranh đã lão hóa, đến tuổi hưu trí cần phải bàn giao lại cho thế hệ sau chiến tranh, thế mà đảng cọng sản hiện nay cố tình duy trì quyền lực lãnh đạo của mình thông qua con đường xảo trá ở đại hội đảng XI, bằng cách đưa con cháu như Nông Ðức Tuấn, Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Xuân Anh vào ban chấp hành trung ương hòng thực hiện một loại "gia đình trị tập thể kiểu mới" chính là một bất công ngay trong lòng đảng và cả trong lòng xã hội Việt Nam.

     

    -       Xét rằng đảng CSVN hiện nay không đủ khả năng điều hành đất nước, bằng chứng rõ ràng là để cho nền kinh tế khủng hoảng, lạm phát gia tăng, tham nhũng lộng hành, bất công, áp bức xảy ra đẫy đầy trên toàn bộ đất nước. Về đối ngoại đảng csvn đã để mất đất biên giới miền Bắc, hải đảo Hoàng Trường Sa, hèn hạ khiếp nhược trước sự bành trướng của Trung Quốc.

     

    -       Xét rằng cuộc cách mạng 2X sắp nổ ra vào ngày 30 tháng 4 năm 2011 theo tiến trình ban đầu như sóng lăn tăn của mặt nước hồ thu, tiến dần đến cuồn cuộn như sóng thần vỗ vào đá. Bánh xe lịch sử đã chuyển động, sẽ nghiền nát tất cả những ai cản trở nó, không có loại trừ.

     

    -       Xét rằng theo lý số, vận mệnh chế độ cọng sản Việt Nam đã đến hồi kết liễu, không phương cứu vãn, gọng kềm lịch sử đã siết chặt cổ chế độ csvn, cuộc sống không còn tính bằng năm mà chỉ còn tính từng ngày.

     

     

     

    Ðã đến lúc dẹp bỏ cây tầm vông vạt nhọn để khai thông tự do dân chủ cho đất nước

     

     

     

    Bởi các lẽ ấy, thế hệ trẻ Việt Nam sau chiến tranh kêu gọi:

     

    1)- Ðảng Cọng Sản Việt Nam và toàn bộ guồng máy nhà nước đồng loạt tuyên bố từ chức tập thể, trao quyền lãnh đạo đất nước cho toàn dân quyết định. Ðại biểu chính là thế hệ trẻ Việt Nam sau chiến tranh.

     

    2)-Trong thời gian chuyển tiếp, nhà nước điều hành tổ chức một cuộc bầu cử công khai, công bằng có quốc tế giám sát, mọi người công dân không phân biệt thành phần đảng phái, tôn giáo, trong hay ở ngoài nước, đều có quyền tự do ứng cử và bầu cử không phải thông qua hiệp thương của mặt trận tổ quốc. Ðể thế hệ trẻ Việt Nam sau chiến tranh có cơ hội tham gia quản lý đất nước, một cách đồng đều, bình đẳng.

     

    3)- Tương lai Việt Nam phải do thế hệ trẻ sau chiến tranh quyết định thông qua kết quả của cuộc bầu cử nói trên.

     

    Ðây là lời cảnh báo sau cùng, là cơ hội duy nhất còn lại để cho đảng Cọng Sản Việt Nam có một lối thoát danh dự là rút lui chính trường, tự hóa thân lại nếu muốn tiếp tục hoạt động và gây được niềm tin yêu của dân tộc một lần nữa.

     

    Lời cảnh báo cũng nhằm mục đích để tránh cho dân tộc Việt Nam cũng như toàn bộ đảng viên cọng sản khỏi sự xung đột, đổ vở đáng tiếc và không cần thiết một khi bánh xe lịch sử chuyển động.

     

    Với niềm tin tất thắng, cuộc cách mạng 2x sẽ thành công! và thành công!

     

    Trân trọng,

     

    Thiên Ðức

    (Người viết thay cho thế hệ trẻ Việt Nam sau chiến tranh)

    –––––––––––––––––––––––––––––––––––––-

     

     

    Lưu ý bạn đọc :

     

    Ðể bạn đọc theo dõi dễ dàng diễn tiến lịch sử cuộc cách mạng 2X "Lật đổ sự lãnh đạo của đảng cọng sản Việt Nam". Kể từ nay, các bài viết chính thức, liên quan đến cuộc cách mạng 2X sẽ được lần lượt đánh số như sau:

                                                                                                                                 

    Bài số 1/ CM 2X : Cuộc thi 2X là gì? tại Việt Nam

    http://www.danchimviet.info/archives/27385

     

    Bài số 2/ CM 2X ; Việt Nam đang cần một cuộc cách mạng

    http://dailyvnews.wordpress.com/2011/02/21/vi%e1%bb%87t-nam-dang-c%e1%ba%a7n-m%e1%bb%99t-cu%e1%bb%99c-cach-m%e1%ba%a1ng/

     

    Bài số 3/ CM 2X : Tiến trình cách mạng 2X của thế hệ trẻ sau chiến tranh

    http://baotoquoc.com/2011/03/01/ti%e1%ba%bfn-trinh-cach-m%e1%ba%a1ng-2x-c%e1%bb%a7a-th%e1%ba%bf-h%e1%bb%87-tr%e1%ba%bb-vi%e1%bb%87t-nam-sau-chi%e1%ba%bfn-tranh/

    Re: # Hoa sen hay hoa lài?

    Mỗi quốc gia đều có một biểu tượng riêng để đặt tên cho một cuộc cách mạng của nó.  Cuộc cách mạng tại Tunisia gọi là Cách Mạng Hoa Lài, ở Ukraine gọi là Cách Mạng Cam, ở Kyrgyzstan gọi là Cách Mạng Hoa Tu Líp, hay ở Georgia gọi là Cách Mạng Hoa Hồng... Lẽ dĩ nhiên Việt Nam cũng phải có tên riêng đặc biệt của nó.  Tại Việt Nam, hình ảnh hoa sen trắng cũng rất thông dụng, hoa sen mang hình ảnh tinh khiết, sự thật, bất khuất, vượt trội lên khỏi đám bùn sợ hãi.  Hoa sen trắng chính là hình ảnh của LS Lê Thị Công Nhân, linh mục Nguyễn Văn Lý, anh LS Nguyễn Văn Đài,... Nói chung, là tất cả những nhà dân chủ đang vượt qua nỗi sợ hãi để đối đầu với Nhà cầm quyền.  Vì thế, nếu có sự thành công, gọi đó là cuộc Cách Mạng Hoa Sen cũng chẳng sai.
     
    Tác gỉa Nguyễn Hữu Nghĩa đưa ra 2 câu thơ:
     
    "Tháp Mười đẹp nhất bông sen
    Việt Nam đẹp nhất có tên bác Hồ."
     
    và cho rằng "nhìn sen nhớ bác" và lên tiếng kêu gọi đừng dùng hoa sen làm biểu tượng.  Trong đấu tranh, điều cấm kỵ là những biểu tượng đẹp cứ giao hết toàn quyền cho CS sử dụng.  CS đã dùng "bông sen" thay cho Hồ Chí Minh, thì không ai được phép dùng "bông sen" nữa.  Làm ơn đi, hãy đạp đổ những suy nghĩ yếm thế đó.  HCM là cái thá gì mà được độc quyền chiếm cứ lấy biểu tượng "bông sen" tinh khiết ấy.  Một tên đầy tội ác, giết hàng trăm ngàn dân Việt trong Cải Cách Ruộng Đất, chôn sống gần 7000 dân vào năm Mậu Thân Tại Huế, chia đôi đất nước làm gây ra cuộc chiến Nam Bắc với 3 triệu dân chết trong cuộc chiến, làm sao hợp với biểu tượng bông sen với sự tinh khiết. Ngoài ra, chưa cần nói đến đạo văn, dâm dục, tự khen mình...  Thành ra, chúng ta cần giành lại biểu tượng hoa sen trắng, tượng trưng cho những nhà dân chủ bất khuất cũng là điều dễ hiểu thôi.
     
     
    In a message dated 3/6/2011 8:26:57 P.M. Eastern Standard Time, nxb.langvan@yahoo.ca writes:
     

    Hoa sen hay hoa lài?

     

     

    Lài, là quốc hoa của Tunisia. Cuộc cách mạng nổ ra ở Tunisia được mệnh danh là "Cách mạng hoa lài". Giống như "Cách mạng nhung" ở Đông Âu, "Cách mạng hoa lài" là cuộc cách mạng tự phát từ phía dân chúng bị áp bức, nhằm lật đổ độc tài, khởi sự đặt nền móng tự do dân chủ cho đất nước họ.

     

    Khi làn sóng cách mạng lan sang Ai Cập, làm sụp đổ chế độ Mubarak, vẫn được gọi là "Cách mạng hoa lài", dù quốc hoa của Ai-cập là hoa sen, không phải hoa lài. Biểu tình lan sang Ấn độ, vẫn cứ là "Cách mạng hoa lài", dù quốc hoa Ấn-độ cũng là hoa sen, như Ai-cập, không phải hoa lài. Ngọn lửa bùng cháy, lan khắp vùng Phi châu nhìn ra Địa trung hải, Trung Đông và lan sang Trung Hoa, vẫn cứ là "Cách mạng hoa lài". Căn cước hoa lài của cuộc cách mạng dân chủ hiện đại đã được xác nhận. Khi nói tới "cách mạng hoa lài", người ta biết ngay nó phát xuất từ đâu, bản chất, quá trình và sự phát triển như thế nào, mục đích ra sao, không cần phải giải thích dài dòng.

     

    Gần đây, một nhóm thanh niên ở Hà Nội muốn gọi cuộc xuống đường tại Việt Nam là "Cách mạng hoa sen". Có phải vì hoa sen gần đây đã được Quốc hội biểu quyết công nhận là quốc hoa? Việc đổi tên như vậy có quan trọng không? Tại sao nên và tại sao không?

     

    Lật lại vài trang sử, nghĩ sâu ở một vài điểm, người ta có thể hồ nghi cách chọn quốc hoa của CSVN. Tại sao không phải là hoa đào (miền Bắc), hoa cúc (miền Trung) hay hoa mai (miền Nam), là những thứ hoa phổ thông và được chưng bày trang trọng trong những ngày trọng đại nhất trong năm: ngày tết, khởi đầu một mùa tươi tắn nhất trong năm: mùa xuân?

     

    Hồ nghi, vì bất cứ cử động nào của CSVN đều theo nguyên tắc "hồng hơn chuyên", đặt mọi thứ trên căn bản chính trị. Khi lý thuyết Mác, Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông phá sản toàn diện, CSVN đã vội vã "xác lập", tìm kiếm, ráp nối, chế biến "tư tưởng" Hồ Chí Minh để cấp thời điền khuyết. Cái xác ướp nằm ở lăng Ba đình đã bắt đầu có "tư tưởng"!

     

    Tên tuổi Hồ Chí Minh được lôi ra chà láng, đánh bóng như những ngày đầu của cuộc "Cách mạng tháng 8". Họ tô màu từ ao cá bác Hồ, tới đôi giép bác Hồ, và quan trọng hơn nữa, cho tới quê Bác, làng Kim Liên, làng Sen. Từ đó, văn nô tung hô câu thơ:

    "Tháp Mười đẹp nhất bông sen

    Việt Nam đẹp nhất có tên bác Hồ."

     

    Từ đó, làng Sen, bông sen gắn liền với tên tuổi "bác". Từ đó, quốc hoa Việt Nam phải là sen, không thể là đào, là cúc, là mai hay bất cứ thứ hoa nào khác. Nhìn sen nhớ "bác". Trong nước, không hiếm những người đã nghĩ, đã viết: Chúng nó -- Đảng và Nhà nước -- có thể sai nhưng "bác" không sai. Nếu "bác" còn, Việt Nam ta ngày nay không lạc hậu đến như thế.

     

    Cả hai phía, cả nhà cầm quyền lẫn giới trẻ lớn lên trong chế độ giáo dục nhồi sọ đều bám lấy bác làm chân lý! Đó là sự sai lầm căn bản, sai lầm tệ hại. Hồ Chí Minh không bao giờ là cha già dân tộc. Hồ Chí Minh, kẻ mang cộng sản vào Việt Nam, làm hại dân tộc, làm hại đất nước, là quốc tặc, không phải là quốc trượng!

     

    Nhưng điều quan trọng trước mắt, là làm sao để thống nhất ý chí, không nên chỉ vì một cái hoa mà mất đoàn kết. Hoa thài lài, hoa cứt lợn, hoa mõm chó,.. hay hoa gì cũng được, miễn đạt được thắng lợi cuối cùng, xây dựng được tự do dân chủ, cứ gì hoa sen!

     

    Nhưng, suy đi rồi nghĩ lại. CSVN có thể thờ giép, thờ hoa sen, bám cứng lấy "bác" để tồn tại, nhưng người Việt Nam thì không nên, nhất là lấy hoa sen làm biểu tượng cho cuộc cách mạng mới.

     

    Muốn thoát ra khỏi cái vỏ cũ rách bươm, nặng mùi, cần có một biểu tượng cao quí. Hoa sen, tự nó thanh khiết, nhưng trong giai đoạn hiện nay, nó còn nằm giữa bùn lầy, được bùn lầy nuôi dưỡng và lợi dụng. Chúng ta cần nghĩ lại.

     

    "Cách mạng hoa lài" đã có lai lịch quốc tế, là trào lưu của nhân loại. Muốn gây cảm xúc, tìm được sự ủng hộ bên ngoài, nên dùng biểu tượng chung này.

     

    (Nguyễn Hữu Nghĩa)

     

     

     


    __._,_.___
    .

    __,_._,___

    # Chúc Mu+`ng Nha` Da^n Chu? Nguye^~n Va(n Dda`i Ra Kho?i Nha` Tu` Nho?

    # Chúc Mừng Nhà Dân Chủ Nguyễn Văn Đài Ra Khỏi Nhà Tù Nhỏ

    Thấm thoát thế mà đã 4 năm, kể từ lúc anh Đài bị bắt.  Trước hết Linh có lời chúc mừng anh vừa thoát khỏi nhà tù nhỏ để bước chân vào nhà tù lớn, không bị kết tội thêm như trường hợp anh Điếu Cày Nguyễn Hoàng Hải, hết án tù, chưa ra khỏi nhà tù, đã bị tiếp tục giam lại.  Sẵn đây Linh cũng chúc mừng chị Khánh, hai vợ chồng được đoàn viên.  Giống chim cũng có tổ ấm gia đình của nó, chồng, vợ, con cái, chẳng ai dám làm chuyện phân chia tổ ấm của nó, bắt đi chồng hay vợ.  Ấy thế mà tập đoàn CS man rợ này, chúng chẳng còn lương tâm của một con người, chúng bắt đi chị Trần Khải Thanh Thủy, bỏ lại chồng và 2 đứa con gái, giam chị 3 năm 1/2 trời chỉ vì tấm lòng yêu nước của chị đối với quê hương Việt Nam.  Có thể nói, hàng trăm, hàng ngàn trường hợp thương tâm như vậy, chỉ vì tấm lòng yêu nước, phải vào nhà tù ngồi, trong đó có anh Đài.

    Ngay lúc anh Đài ra khỏi nhà tù, những biến động biểu tình của người dân đang xảy ra tại Libya, và hàng chục quốc gia khác như Ả Rập, Iran, Jordan, Algeria, Bahrain, Yemen, Albania, Bắc Hàn, Trung Quốc..., sau khi sự sụp đổ của 2 chế độ độc tài Tunisia và Ai Cập.  Trước trào lưu đòi tự do dân chủ, chống lại những chế độ độc tài của nhiều quốc gia đang xảy ra, đồng bào hải ngoại đã và đang thực hiện nhiều cuộc biểu tình trên toàn thế giới, tại các Tòa Đại Sứ, các Tòa Lãnh Sự của Việt Cộng.  Những cuộc biểu tình này đã xảy ra, đang xảy ra, và sắp xảy ra tại:
     
    (1) Nam Cali (tuyệt thực thứ bẩy 26/2/2011, và xuống đường (27/2/2011)

    (2) Biểu tình trước Tòa Tổng Lãnh Sự VC tại San Francisco (California), bắt đầu từ 27/2/2011 và tiếp tục biểu tình mỗi ngày tại đây, vào 5/3/2010 cũng có biểu tình lớn tại đây. Có thể nói, San Jose và San Francisco là thủ phủ chính trị của cộng đồng người Việt Nam, nơi quy tụ của hầu hết các tổ chức đấu tranh.

    (3) Đang viết bài, thì có cuộc biểu tình đang diễn ra tại Tòa Lãnh Sự VC tại Houston, Texas, vào ngày 6/3/2011, với sự tham dự của trên 200 đồng bào, tất cả được trình bày qua sự hiện diện của Phóng viên Nguyễn Nam Phong tại hiện trường với phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH của Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luân Dân Chủ.

    (4) Thủ đô Hoa Kỳ (Washington DC), (thông báobiểu tình ngày 19/3/2011)

    (5) Trong khi đó cùng ngày 6/3/2011, tại Vancouver (Canada), Phóng viên LạcViệt cũng tường trình với phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH. Phải nói, mọi người đều thấy được khí thế qua cuộc biểu tình này, nguyện vọng đòi hỏi nhà cầm quyền độc tài Hà Nội phải trao lại quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam.  Cuộc biểu tình về sau, còn có cả sự tham dự giúp sức của cộng đồng Iraq và Iran.  Nhiều người Iran và Iraq cũng cùng hô to khẩu hiệu "Jasmine for Vietnam", có nghĩa là một cuộc Cách Mạng Hoa Lài phải xảy ra tại VN.

    (6) Hà Nội Villa, Frankfurt (Cộng Hòa Liên Bang Đức)(5/3/2011, 14-16PM)

    (7) Melbourne (Úc Châu) (18/3/2011) đòi giải thể ĐCSVN.

    (8) Hòa Lan (10/3/2011)

    Ngoài ra có thể còn nhiều cuộc biểu tình đã xảy ra nhưng không được, hay chưa kịp thông báo trên các diễn đàn.  Đối với những cuộc biểu tình đã xảy ra, qúy vị có thể tìm (search) trong www.youtube.com để có thể xem hình ảnh và video clips để thấy những diễn biến xảy ra tại từng địa phương.  Tất cả các cuộc biểu tình trên đều dựa theo trào lưu của Cuộc Cách Mạng Hoa Lài tại Tunisia và cũng đồng hành với những cuộc biểu tình lớn nhỏ đang xảy ra tại Việt Nam, coi như trong ngoài nhịp nhàng.  Nếu trong nước xảy ra những cuộc biểu tình lớn với hàng trăm ngàn người, có lẽ tất cả Tòa Đại Sứ và Tổng Lãnh Sự của VC sẽ bị đồng bào chiếm cứ ngay lập tức để tránh đi những sự tẩu tán tài sản, hay sự phá hủy những hồ sơ về những cơ sở kinh tài, tình báo của VC đang hiện diện tại các quốc gia sở tại.

    Qua đường dài đấu tranh của anh Đài, qua sự việc anh không chấp nhận bản án, không nhận tội để được hưởng giảm án, anh đã sống bằng lương tâm của mình, cho phép Linh gọi anh là anh hùng Nguyễn Văn Đài.  Anh chẳng khác nào một đóa hoa sen trắng vượt cao lên trong đám bùn sợ hãi.  Đối với Linh, tất cả những ai đang sống trong lòng chế độ, vượt qua nỗi sợ hãi, sẵn sàng đối đầu với bạo quyền đều là những anh hùng. (*3) Tất cả những anh hùng này chẳng khác những đóa hoa sen và nhiều người đã nghĩ đến một cuộc Cách Mạng Hoa Sen cũng không sai.  Chính nhờ những đóa hoa sen vượt qua nỗi sợ hãi như linh mục Nguyễn Văn Lý, chị LS Lê Thị Công Nhân, anh LS Nguyễn Văn Đài, anh LS Lê Công Định, anh KS Trần Huỳnh Duy Thức, anh trung tá Trần Anh Kim, anh KS Lê Thăng Long, anh KS Phạm Minh Hoàng, anh thày giáo Vũ Hùng, anh nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, anh bộ đội Trần Đức Thạch, anh sinh viên Ngô Quỳnh,  chị nhà báo Phạm Thanh Nghiên, chị nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, mục sư Dương Kim Khải, anh sinh viên Nguyễn Tấn Hoành, anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, chị Đỗ Thị Minh Hạnh, anh Phạm Văn Viêm, TS luật Cù Huy Hà Vũ, anh Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), anh thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung, anh LS Nguyễn Bắc Truyển, anh Nguyễn Văn Tính, anh Nguyễn Mạnh Sơn, anh Nguyễn Văn Túc, chị Nguyễn Kim Nhàn, anh Phạm Văn Trội, anh Nguyễn Bình Thành, anh Nguyễn Phong, chị Trần Thị Thúy, anh Nguyễn Thành Tâm, anh LS Phan Thanh Hải (AnhBaSaiGon), blogger Uyên Vũ, cựu Đảng Viên ĐCSVN Vi Đức Hồi, nhà giáo Đinh Đăng Định, chị Hồ Thị Bích Khương, anh MS Nguyễn Trung Tôn, MS Nguyễn Hồng Quang, anh Nguyễn Ngọc Quang, anh Lê Trí Tuệ, LS Lê Chí Quang... Từ những hoa sen vượt khỏi đám bùn sợ hãi, cộng với hiệu ứng Domino của cuộc Cách Mạng Hoa Lài tại Tunisia, ngày hôm nay những kẻ sợ hãi không còn là người dân Việt Nam, mà là những tên đang cầm quyền, chính là 15 tên trong Bộ Chính Trị.  Có thể nói, nỗi sợ hãi đã đổi ngôi, hay gió đã đổi chiều.  Hiện tại, tư tưởng của bọn cầm quyền là tư tưởng tháo chạy, tên nào bắt buộc cũng phải nghĩ đến sự an nguy cho cá nhân, gia đình của mình là ưu tiên.  Chúng tìm cách giấu giếm tài sản, chuyển tiền, vợ, con ra nước ngoài, để đến lúc có khủng hoảng của hiệu ứng Domino đến tới Việt Nam thì bỏ chạy theo vợ con.  Còn tư tưởng của công an và bộ đội, đa số là cấp thừa hành, cũng chẳng còn tin tưởng vào thượng cấp, một khi cuộc biểu tình đạt được cao điểm hàng trăm ngàn người, bảo đảm họ sẽ đứng về phía của người dân, dựa theo hiệu ứng domino để có thể tránh bị tổn hại, họ sẽ bám rể vào dân thay vì vào Đảng và Nhà nước.
     
    Trước những biến cố đang dồn dập xảy ra trong nước, nhất là những vụ khủng hoảng về gía cả, khi gía xăng dầu gia tăng, gía điện nước gia tăng, kéo theo khủng hoảng chính trị của hiệu ứng Domino đã làm gía cả mọi thứ tăng vọt khủng khiếp, như gía gạo đã gia tăng lên từ 30% đến 46% như những tin đã được loan truyền.  Ngoài ra, Nhà nước còn ngăn cấm việc mua bán vàng đã đẩy gía vàng còn cao hơn nữa, càng làm thiên hạ rút tiền từ các ngân hàng ra mua vàng dự trữ, vì lạm phát có thể lên đến từ 20% đến 40% là đều không thể tránh khỏi. Trong khi ngân hàng chỉ cho lời 14%, coi như bị lỗ.  Theo Bộ Trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư, ông Võ Hồng Phúc tuyên bố, ngân sách dự trữ ngoại tệ chỉ còn 10 tỉ USD mà mỗi 3 tháng, thâm thủng mậu dịch hết 4 tỉ, nên chỉ trong vòng 6 tháng là bị phá sản, chưa kể phải trả 4.2 tỉ cho số nợ đang thiếu mỗi năm.  Dù người dân không đứng lên, đất nước cũng loạn, vì Nhà nước không còn tiền để trả lương cho công chức, công an và bộ đội.  Còn in tiền thêm sẽ đẩy lạm phát lên cao nữa, người dân càng khốn khổ thêm, coi như bị ăn cướp trắng trợn.  Trong khi đó chỉ số kinh tế (VN Index) đã bị tuột dốc một cách thảm hại, báo hiệu một sự sụp đổ kinh tế.
     
    Hiệu ứng Domino của Cách Mạng Hoa Lài, cộng nỗi sợ hãi chuyển ngôi giữa dân và nhà cầm quyền, cộng sự suy sụp kinh tế, bảo đảm một cuộc cách mạng chính trị xảy ra tại Việt Nam chỉ còn là thời gian, ngắn hay dài vẫn là ý chí của tất cả chúng ta.
     
    Tổng Nổi Dậy Xuống Đường Bà Con Ơi.
     
    Ngày 3 tháng 6 năm 2011

    Nông thôn VN và ước mơ nước sạch


    2011-03-06

    Gần 20% số dân vùng nông thôn Việt Nam hiện nay vẫn phải dùng nước không hợp vệ sinh và vì không được cung cấp nước sạch, người dân ở thôn quê hàng ngày phải đối diện với nhiều loại dịch bệnh cùng với những nguy cơ do ô nhiễm môi trường, nhất là nguồn nước bẩn gây ra.

    Photo: RFA

    Nhiều gia đình vẫn sống lệ thuộc vào nguồn nước sông, rạch.

    Đây là vấn nạn của nhiều người dân nông thôn Việt Nam được báo chí trong nước thường xuyên đề cập đến.

    Theo Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn thì trong giai đoạn 2011-2015, chánh phủ sẽ ưu tiên đầu tư vào 62 huyện nghèo để tạo điều kiện cho người dân, nhất là những cư dân vùng sâu, vùng xa, vùng có dân tộc thiểu số, có đủ nước sinh hoạt.

    Theo chỉ tiêu đề ra trong thời gian 5 năm tới, chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch sẽ cố gắng đạt chỉ tiêu 95% dân số vùng nông thôn có nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 60% dân số nông thôn sẽ được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế với số lượng là 60 lít nước, một người mỗi ngày. Hiện nay trung bình mỗi người dân vùng thôn quê Việt Nam chỉ được dùng từ 30 lít đến 50 lít nước mỗi ngày, ít hơn 10 lần so với người dân ở các quốc gia phát triển.

    Tiêu chuẩn nước sạch

    Theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam thì được công nhận là "nước sạch" khi nước sinh hoạt của người dân có đủ các các tiêu chuẩn về màu sắc, mùi vị, độ đục cùng các thành phần khác như sắt, đồng, chì, nói chung, nước sạch là nước đã qua xử lý.

    Được gọi là nước hợp vệ sinh, các loại nước do người dân dùng hàng ngày không có màu, không mùi, không chứa đựng các thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

    Lâu nay, ở vùng thôn quê, sơn cước tại Việt Nam, người dân vẫn sử dụng loại nước được xem là nước hợp vệ sinh, lấy từ nước giếng, nước sông và nước suối, muốn tránh tật bệnh thì cần phải đun sôi, nấu chín.

    Nguy cơ đối mặt

    Người dân TPHCM phải đem bình đi mua nước sạch, ảnh chụp năm 2010. Photo courtesy of  Datviet.
    Người dân TPHCM phải đem bình đi mua nước sạch, ảnh chụp năm 2010. Photo courtesy of Datviet.
    Ông John Anner, chủ tịch tổ chức phi chính phủ Đông Tây hội ngộ, từ trên 15 năm qua đã xúc tiến các chương trình cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn Miền Trung Việt Nam giải thích về nguy cơ mà dân chúng phải đối mặt khi không được sử dụng nguồn nước sạch:

    "Tại Việt Nam, việc tiếp cận với nước sạch là hết sức khó khăn, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa và nông thôn. Những bệnh có liên quan đến nước là nguyên nhân gây ra bệnh tật ở trẻ và người lớn, khiến trẻ không được đến trường do ốm đau, bị đi ngoài do uống nước không sạch.

    Số liệu thống kê năm 2008 của WHO  cho biết mỗi năm có hơn 20 ngàn người Việt Nam chết do dùng nước bị ô nhiễm và mất vệ sinh.

    Phần lớn nước ở các vùng nông thôn Việt Nam bị ô nhiễm. Người dân lấy nước từ nguồn nước mặt, nước giếng đào nông. Phần lớn các nguồn nước này đều nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, vi rút, vân vân."

    Mặt khác, số liệu thống kê năm 2008 của WHO tức Tổ Chức Y Tế Thế giới cũng cho hay là, mỗi năm có hơn 20 ngàn người Việt Nam chết do dùng nước bị ô nhiễm và mất vệ sinh.

    Tỷ lệ bệnh nhân bị nhiễm giun sán ở vùng nông thôn Việt Nam được xếp vào hạng cao nhất thế giới, cụ thể là hiện có 44% trẻ em Việt Nam bị các bệnh giun và là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

    Khó khăn và thách thức

    Trình bày về những khó khăn mà nhà nước Việt Nam phải đối phó khi muốn đẩy mạnh các chương trình mục tiêu quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, bà Sandra Bisin, đại diện UNICEF ở Hà Nội, tức Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh:

    "Có nhiều thách thức mà Việt Nam hiện phải đối mặt, ví dụ như vấn đề về luật và chính sách quản lý chất lượng nước ở nông thôn, sự yếu kém về khả năng. Ở một vài nơi chúng ta thấy sự phối hợp chưa tốt giữa các bộ và chính quyền địa phương các cấp, thiếu nhân lực, thiếu thiết bị.

    Gần đây là việc phát hiện hàm lượng asen và floride cao trong nước ngầm ở lưu vực sông Hồng có thể gây tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Ngoài ra là sự phát triển của sản xuất công nghiệp cũng khiến nguồn nước mặt bị ô nhiễm."

    Có nhiều thách thức mà Việt Nam hiện phải đối mặt, ví dụ như vấn đề về luật và chính sách quản lý chất lượng nước ở nông thôn, sự yếu kém về khả năng.

    Bà Sandra Bisin

    Về phía các quan chức Việt Nam thì việc bảo đảm cung cấp nước sạch cho người dân vùng sâu , vùng xa là mục tiêu hàng đầu mà chánh phủ muốn thực hiện bằng mọi cách, tuy nhiên theo ông Phạm Phú Bổn, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường tỉnh Đak Lak thì khó khăn và thách thức lớn nhất là vấn đề cần vốn đầu tư cho các công trình và dự án cấp thủy. Doanh nghiệp tư nhân không muốn tham gia các dự án cung cấp nước sạch vì người dân thôn quê còn nghèo, không thể có tiền trả tiền nước hàng tháng, nên cứ quen sống như tập quán xưa nay:

    "Nguồn vốn đầu tư từ các chương trình mục tiêu năm nay có hạn chế so với mấy năm. Vì mấy năm chỉ có 9 tỉnh làm thí điểm, sau đó mở rộng ra 32, giờ rộng ra 59 tỉnh, cho nên phần vốn mình phải mở rộng ra nên giảm xuống. Đó là vốn nhà nước.

    Còn về chính sách xã hội hóa cũng gặp khó khăn vì ở đây đầu tư cho các doanh nghiệp tư nhân cho cấp nước thì chưa thấy cái nào, gia đình nào bỏ vốn ra cho nước sạch, chỉ có tự là cho mình thì có chứ còn chương trình này thì chưa."

    Chỉ là ước mơ

    nuoc-gieng-250.jpg
    Người dân Cà Mau đang bơm nước từ giếng ngầm. Photo courtesy of ĐatMuiOnline.
    Vừa rồi là ý kiến của các chuyên gia quốc tế và quan chức địa phương nói về những khó khăn của hàng chục triệu người dân Việt Nam, đa số là ở vùng thôn quê khi chưa có nước sạch để sử dụng.

    Người dân có suy nghĩ gì về chuyện nước sạch, nước hợp vệ sinh hay nước bị ô nhiễm , gây ra lắm tật bệnh. Ngay cả người dân tại một thành phố như ở Quy Nhơn, Bình Định cũng mong mỏi có nguồn nước sạch chứ chưa nói đến người sống tại những vùng quê, vùng sâu- vùng xa:

    "Cái đấy là ước mơ, chứ tin tưởng thì không dám, bởi vì có nhiều cái nói vậy chứ không phải vậy. Có nhiều chuyện lỉnh kỉnh lắm, từ chuyện nước sạch, đến nhiều vấn đề khác nữa, làm vì lợi nhuận chứ không vì phúc lợi.

    Vấn đề dùng nước sạch là người ta ước mơ thôi, người ta còn nhớ ngày xưa ông Kiệt (Võ Văn Kiệt) khi xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long, thấy nước nổi lềnh bềnh, nước đục, nước bùn, rồi lóng phèn mà uống. Người ta đi ỉa xuống sông xuống cầu, gây nguồn ô nhiễm như vậy, rồi cứ lóng phèn, rồi nấu sôi uống. Có nhiều khi nấu chưa sôi, vì không có đủ phương tiện, nên uống là có bệnh, trúng ai thì ráng chịu.

    Cái đấy là ước mơ, chứ tin tưởng thì không dám, bởi vì có nhiều cái nói vậy chứ không phải vậy.

    Một người dân ở TP Quy Nhơn

    Người dân, nói chung thì bình dị, được thì mừng, không được thì ước mơ chứ không dám tin tưởng 100%, người ta nói bằng ánh mắt thôi, vì thường là nói một đường làm một nẻo."

    Ngoài những chỉ tiêu đề ra cho thời kỳ năm năm trước mắt từ 2011 đến 2015, chánh phủ Hà Nội còn vươn tới mục tiêu bảo đảm cung cấp nước sạch cho 100% người dân nông thôn vào năm 2020.

    Như phát biểu của người dân mà quí vị vừa nghe, để có thể đạt được những mục tiêu đề ra, công tác thực hiện không phải dễ dàng khi mà tình trạng ô nhiễm sông ngòi, kênh rạch vẫn chưa được giải quyết đến nơi đến chốn; thế rồi tác động của nạn hạn hán, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu … đang khiến cho nguồn nước tại Việt Nam bị suy giảm.

    Theo dòng thời sự: