Ngày 11/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt 2 bị cáo người Trung Quốc là Zhong Tielin (41 tuổi) lĩnh án 18 năm tù giam và Yang Faqing (40 tuổi) lĩnh án 17 năm 6 tháng tù giam về cùng tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”
Theo cáo trạng, Zhong Tielin và Yang Faqing cùng một người đồng hương khác tên là A Ling bàn nhau nhập cảnh vào Việt Nam để lừa đảo. Chúng bàn nhau tìm những người Việt biết tiếng Trung để làm quen, nhằm thực hiện ý đồ lừa bán cổ vật giả.
Khi sang Việt Nam, chúng mang theo những thỏi kim loại màu vàng hình thuyền và tờ giấy vàng úa, có chữ Hán cổ giả nhằm tạo lòng tin với người giao dịch. Ngày 17/10/2011, thông qua Internet, A Ling liên lạc với anh Đỗ Thái Hán (35 tuổi, trưởng một văn phòng luật sư tại Hà Nội) và tự giới thiệu trong khi thi công có đào được một số cổ vật, rồi nhờ tư vấn.
Tưởng thật, anh Hán nhờ một người biết tiếng Trung Quốc để liên lạc. Ngày hôm sau, hai đồng bọn của A Ling mang số ‘cổ vật” gồm một pho tượng Phật và 10 thỏi kim loại màu vàng đến văn phòng của anh Hán.
Yang Faqing dùng cưa sắt cưa một mẩu nhỏ để anh Hán đi thử chất lượng. Lợi dụng lúc anh Hán không để ý, gã tráo đổi mẩu vàng thật. Sau khi mang đi thử, tin rằng số “cổ vật” trên là vàng, khi chúng đề nghị muốn bán 3 pho tượng Phật Di Lặc và 38 thỏi màu vàng, anh Hán đã đồng ý.
Ngày 19/10/2011, hai tên này mang “vàng” đến và yêu cầu anh Hán thanh toán bằng 125.000 USD. Trong khi giao dịch, anh Hán nghi ngờ nên đã báo cơ quan chức năng. Hành vi lừa đảo của nhóm này bị phát hiện.
Mở rộng điều tra, cơ quan công an còn làm rõ trước đó gần hai tháng, với cùng thủ đoạn trên, nhóm của Yang Faqing gọi điện cho ông Vi Tô Nam (ở thành phố Đà Nẵng) và lừa bán số “cổ vật” giả, chiếm đoạt của nạn nhân 100.000 USD.
Ông Nam trình bày trước khi gặp Zhong Tielin và Yang Faqing, một người Trung Quốc có liên lạc và nhờ ông đứng ra phiên dịch. Theo ông Nam, chúng dựng lên kịch bản đào được chiếc chum sành, bên trong có tờ giấy chữ Hán cổ và một số pho tượng Phật, thỏi “vàng” hình thuyền.
Chúng vờ hỏi về “cách hợp thức hóa” số cổ vật. Sau vài ngày điện thoại liên tục, chúng mang một pho tượng và một số thỏi kim loại vàng đến nhà ông Nam. Khi thấy chúng hứa hứa bán rẻ hơn giá thị trường 50.000 USD, do ham lợi, ông Nam đã gom góp tiền từ nhiều nguồn để mua số đồ giả này.
Tuy nhiên, trước tòa, cả hai bị cáo cho rằng không hề biết ông Nam.
Hội đồng xét xử đã công bố một loạt lời khai của bị cáo Zhong Tielin cho thấy ngay sau khi bị bắt quả tang, bị cáo đã thừa nhận cùng với A Ling, Yang Faqing sang Việt Nam để lừa đảo.
Trong vụ lừa 100.000 USD của ông Nam, A Ling đã chia cho mỗi bị cáo 30.000 USD./.
Kim Anh (TTXVN)
THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog
12 July 2012
Vì sao bà Clinton gặp Tổng Bí thư VN?
Có tin nói Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chủ động xin gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để tìm hiểu sự dè dặt bên trong Đảng về quan hệ với Mỹ.
Tại Hà Nội hôm 10/7, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã gặp Thủ tướng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, bên cạnh cuộc họp với người tương nhiệm Phạm Bình Minh.
Ít ai ngạc nhiên việc bà Clinton gặp người đứng đầu chính phủ Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng cuộc hội kiến của bà với người đứng đầu Đảng Cộng sản được xem là điều đặc biệt.
Bản tin của Reuters từ Hà Nội cho biết chính bà Clinton đã yêu cầu, và được chấp thuận, một cuộc gặp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên nói Ngoại trưởng Mỹ muốn gặp ông Trọng “một phần vì sự chống đối tự do chính trị và chống quan hệ gần hơn với Mỹ tỏ ra mạnh nhất bên trong đảng, quân đội và bộ máy an ninh Việt Nam”.
‘Không thoải mái’
Quan chức này nói ông Trọng “có vẻ không thoải mái vì bà Clinton nêu chi tiết những lo ngại nhân quyền của Mỹ, dẫn cả từng trường hợp cụ thể mà Washington đã đặt ra nhiều năm qua”.
“Ông ấy không thoải mái trong buổi gặp,” người Mỹ này nói, và tin rằng “ngày càng nhiều nhân vật cấp cao đến gần hơn nhận thức rằng việc cải thiện nhân quyền là cần thiết cho họ”.
Chuyến thăm Hà Nội của bà Hillary Clinton được cho là nhấn mạnh đến quan hệ giao thương và chủ đề an ninh ở Biển Đông.
Bà Ngoại trưởng loan báo Việt Nam và Hoa Kỳ có thể sẽ đạt thỏa thuận về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước cuối năm.
Sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh ở Hà Nội hôm 10/7, bà Clinton nói Washington ủng hộ nỗ lực của Việt Nam nhằm giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
“Hoa Kỳ đánh giá rất cao sự đóng góp của Việt Nam để có giải pháp ngoại giao hợp tác cho các tranh chấp và giảm căng thẳng ở Biển Nam Trung Hoa.”
“Chúng tôi hy vọng Asean sẽ có tiến bộ nhanh chóng với Trung Quốc hướng đến bộ quy tắc ứng xử hiệu quả nhằm bảo đảm khi xảy ra thách thức, chúng được điều chỉnh và giải quyết hòa bình thông qua quá trình thống nhất phù hợp với tiêu chuẩn luật quốc tế,” bà Clinton tuyên bố.
Chủ đề Biển Đông và quan hệ với Trung Quốc sẽ lại được bà Clinton đề cập khi dự cuộc họp của Asean tuần này ở Campuchia.
Sức ép
Tuy vậy, khi đến Việt Nam, bà mang theo rất nhiều sức ép từ trong nước muốn bà phải lên tiếng mạnh mẽ về thành tích nhân quyền của nước này.
Hạ nghị sỹ Frank Wolf thuộc Đảng Cộng hòa vốn có tiếng là mạnh miệng hôm thứ Hai 9/7 đã kêu gọi cách chức Đại sứ David Shear ở Việt Nam ngay trước thềm chuyến thăm của bà Clinton và cáo buộc ông này không gây sức ép đủ về nhân quyền.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngay lập tức phản bác, khẳng định vị Đại sứ “được Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Clinton hoàn toàn tin tưởng”.
Tại Hà Nội, trong khi nhấn mạnh quan hệ song phương đang tiến triển, bà Clinton cũng nói bà lo ngại về thiếu tự do trên mạng, cùng với việc bắt giam các phóng viên, blogger, luật sư và bất đồng chính kiến.
Ngoại trưởng Mỹ tiết lộ trong cuộc gặp với người tương nhiệm Phạm Bình Minh, bà đã nêu vụ xử sắp diễn ra với các blogger thuộc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do.
Ông Nguyễn Văn Hải (tức Điếu Cày), Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn) và Tạ Phong Tần, sẽ bị đưa ra xét xử trong vụ án này.
“Chúng tôi lo ngại về hạn chế tự do ngôn luận trên mạng và phiên xử sắp tới với những người sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do,” bà Clinton cho biết.
Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định chỉ những ai vi phạm pháp luật mới bị bắt giam.
Trao đổi với BBC, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Đại học George Mason ở Hoa Kỳ cho rằng Mỹ đang quan tâm tới Việt Nam và khu vực châu Á Thái Bình Dương.
“Nhân quyền tuy không quan trọng về chiến lược nhưng luôn tồn tại bởi vì bất kỳ trao đổi tăng cường hợp tác chiến lược như bán vũ khí cho Việt Nam hay những cam kết lớn hơn thì đều phải được sự hậu thuẫn của Quốc Hội mà Quốc Hội thì luôn quan tâm tới vấn đề nhân quyền,” ông Hùng cho biết.
Nguồn: BBC
Theo Blog tttxcc2
Ghi Chú
NgoaiGiao
Chiêu kích động tình hình biển Đông của báo TQ
Báo chí và nhiều tướng lĩnh Trung Quốc liên tiếp đưa ra những lời lẽ hăm dọa, kích động khi nói về tình hình Biển Đông.
Suốt hơn một năm qua, tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng bởi hàng loạt những hành động gây hấn của Trung Quốc: cắt cáp các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam (Bình Minh 02, Viking 2), bắt tàu đánh cá và ngư dân Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Mới đây nhất, Trung Quốc quyết định thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa” bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam; ngang nhiên tuyên bố mời thầu quốc tế thăm dò, khai thác dầu khí nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; đưa các tàu Hải giám quấy rối ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam…
Đồng hành với các hành vi ngang ngược, sai trái trên thực địa, báo chí và các trang mạng Trung Quốc (trong đó có những tờ báo chính thống) cùng nhiều tướng lĩnh quân đội nước này liên tục có những bài viết, phát ngôn đầy những câu chữ “hằn học”, giọng điệu “ngông cuồng”, “hiếu chiến” làm căng thẳng thêm tình hình trên Biển Đông.
Đất Việt điểm lại một số phát ngôn hiếu chiến của báo chí và tướng lĩnh Trung Quốc.
Đượm mùi gươm đao
Bên cạnh hàng loạt bài viết xuyên tạc, sai sự thật về tình hình hình Đông dồn “mũi nhọn” chống phá về phía Việt Nam đăng trên báo mạng, báo viết, báo hình ở Trung Quốc, nhiều tờ báo của nước này, trong đó có cả những tờ báo chính thống, có nhiều bài viết thể hiện sự hăm dọa với lời lẽ hung hăng, sặc mùi gươm đao.
Một trong những ví dụ điển hình là bài “Trung Quốc buộc phải ra đòn ở Nam Hải (tức Biển Đông)” của một tờ báo đầy quyền uy là Nhân dân nhật báo (bản hải ngoại) ngày 30/6 vừa qua. Giọng điệu của bài báo đầy rẫy những từ mang tính đe họa, hiếu chiến như: “quả đấm thẳng”, “một loạt quả đấm móc”, “một số đòn thái cực quyền”…
Mới đây nhất, ngay khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vừa bắt đầu chuyến thăm đến Việt Nam ngày 10/7, Global Times, bản tiếng Anh của Thời báo Hoàn Cầu, một tờ báo theo khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc, đã đăng ngay bài xã luận với nhan đề “Hà Nội sẽ thấy đau đớn vì giúp Mỹ quay lại”. Bài báo dùng những lời lẽ cứng rắn để “cảnh báo” Việt Nam sẽ “gặp đau đớn” nếu kết thân với Mỹ.
Không chỉ riêng lần này, Thời báo Hoàn Cầu đã từng có nhiều bài viết thể hiện rõ sự “hiếu chiến”, kích động bạo lực khi viết về tình hình Biển Đông.
Ngày 3/7, Thời báo Hoàn Cầu cho đăng tải bài viết có tiêu đề: “Báo chí nói Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ Nam Hải của Trung Quốc nhiều nhất, tới 29 đảo, bãi đá” với nội dung bịa đặt, xuyên tạc, kích động dư luận. Bài viết vu cáo một cách trắng trợn rằng “Việt Nam bắt ngư dân, chiếm đảo, ăn cắp dầu mỏ của Trung Quốc”, “Hội chứng sợ Việt Nam của ngư dân Trung Quốc”, “Đánh người, bắt thuyền, cướp của, lấy cá”, “Không nhận anh em, nói gì đến tình hữu nghị”, “Chiến lược của Việt Nam: Hữu danh vô thực, đem dầu lấy từ Nam Hải lên bán cho Trung Quốc”, “Nhân đám cháy cướp của”… Nhưng luận điệu vu khống, xuyên tạc của Thời báo Hoàn Cầu không thể che đậy sự thật rằng: các tàu thuyền của ngư dân Việt Nam đánh bắt trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa thường xuyên bị lính Trung Quốc đuổi bắt, tịch thu tàu, cướp hải sản, ngư cụ và bắt nộp tiền chuộc.
Ngoài ra, tác giả bài viết kể trên còn coi việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam ngày 21/6/2012 với 7 chương, 55 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013 là “hành động chiếm đoạt hơn 1 triệu km2 vùng biển truyền thống của Trung Quốc nhằm đẩy mạnh hoạt động thăm dò khai thác dầu mỏ ở vùng biển này”. Để kết thúc bài viết, tác giả cho rằng: tình hình sẽ phát triển theo hướng khó tránh khỏi xung đột! Đây là những lời lẽ sặc mùi thuốc súng của Thời báo Hoàn Cầu. Điều đáng nói là Thời báo Hoàn Cầu là một tờ báo trực thuộc “Nhân dân Nhật báo” – cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trước đó, ngày 18/6/2011, báo Văn Hối, vốn được coi là tiếng nói của Bắc Kinh ở Hong Kong, đã đăng bài xã luận chỉ rõ Trung Quốc phải làm tốt công tác chuẩn bị về mặt quân sự để nếu các nước liên quan khăng khăng làm theo ý mình và có hành động khiêu khích thái quá trên biển Đông thì họ sẽ bị giáng trả mạnh mẽ.
Đăng tải phát ngôn hiếu chiến
Tướng Bành Quang Khiêm: “Trung Quốc sẽ dạy cho Việt Nam một bài học”
Ngày 25/6/2011, trả lời phỏng vấn của phóng viên hãng Thông tấn Bình luận Trung Quốc, tướng Bành Quang Khiêm nói tranh chấp Biển Đông tồn tại từ lâu và tình hình biển Đông đột nhiên căng thẳng là do Việt Nam và Philippines gần đây “liên tục khiêu khích”.
Viên tướng này nói: “Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học, nếu Việt Nam không chân thành sẽ còn nhận bài học lớn hơn”. Ông Bành còn dùng những ngôn từ kích động rằng “nếu Việt Nam tiếp tục diễu võ dương oai, múa trên lưỡi dao, sớm muộn có ngày Việt Nam sẽ ngã trên lưỡi dao”.
Bành Quang Khiêm là Phó tổng thư ký Ủy ban Chính sách An ninh Quốc gia, Hội Nghiên cứu Khoa học chính sách Trung Quốc.
Tướng La Viện: Hô hào Trung Quốc thành lập cấp sư đoàn ở Trường Sa, Hoàng SaThiếu tướng La Viện, một “chuyên gia” thường xuất hiện trên các diễn đàn bình luận về Biển Đông tự nhận mình là một “học giả diều hâu tỉnh táo” của Trung Quốc vừa kêu gọi nước này thành lập một đơn vị quân sự tương đương cấp sư đoàn trực thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa”, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. La Viện cho rằng cần coi đây là “một tiêu chí quan trọng của nền quốc phòng Trung Quốc”.
Sau khi vu khống Việt Nam “gây hấn”, viên tướng này khuyến cáo giới chức Trung Quốc, ngoài việc gây sức ép về mặt ngoại giao đối với Việt Nam thì đồng thời Bắc Kinh cũng cần có sự chuẩn bị về mặt quân sự.
La Viện xuất hiện thường xuyên hơn trên các mục phân tích, bình luận của tờ Nhân dân nhật báo, CCTV, Tân Hoa Xã để đưa ra các bình luận thời sự Biển Đông với nhiều bài viết và phát ngôn theo đuổi quan điểm cứng rắn, nước lớn lấn lướt nước bé.
Tướng Kiều Lương: Cứ “bỏ bom” trước rồi nói nhầm sau!Ngày 6/5, thiếu tướng không quân Kiều Lương, hiện là Phó chủ nhiệm Ủy ban chính sách an ninh quốc gia Trung Quốc đã đưa ra quan điểm hiếu chiến “đánh đòn phủ đầu” và làm theo kiểu “sự đã rồi” của Mỹ áp dụng vào Biển Đông.
Theo Kiều Lương, Trung Quốc không thể né tránh những tranh chấp trên Biển Đông: “Kháng nghị ngoại giao không ăn thua, dùng vũ lực lại là biện pháp cuối cùng. Nếu như đằng nào cũng phải đánh, tại sao không học Mỹ? Mỹ cứ thả bom vào đại sứ quán Trung Quốc (ở Belgrade, Serbia năm 1999) rồi sau đó nói nhầm thì có sao?”
Kiều Lương là một người có uy tín trong giới nghiên cứu lý luận quân sự Trung Quốc, đặc biệt là về Biển Đông. Thời gian gần đây, ông này tỏ ra đặc biệt quan tâm và có những phát biểu gây sốc dư luận về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt: “Quân đội sẵn sàng chiến đấu”
Ngày 25/4, khi trả lời câu hỏi của đài Phượng Hoàng - Hồng Kông: Đối với vấn đề Biển Đông, khi cần thiết quân đội (Trung Quốc) có nên ra tay không?, một thông điệp mang tính cứng rắn hơn, rõ ràng đã được Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đề cập: “Cái này còn phải chờ xem (chiến lược) ngoại giao quốc gia thế nào!”.
Với một thông điệp như vậy, người ta không mấy khó khăn để nhận ra ý tứ của ông Lương Quang Liệt, có thể lý giải câu trả lời của ông là, chỉ cần bên ngoại giao (lãnh đạo Trung Quốc) yêu cầu, quân đội nước này sẽ sẵn sàng “ra tay”, theo đúng từ mà phóng viên đài Phượng Hoàng đặt câu hỏi.
Vào thời điểm căng thẳng trên Biển Đông tăng cao, đặc biệt là những tranh chấp bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philipines đang leo thang, phát biểu trên của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc dường như là một tín hiệu “bật đèn xanh” cho các đơn vị quân đội Trung Quốc sẵn sàng cho một giải pháp quân sự trên biển Đông.
Ngay sau phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt, Hoàng Thiện Xuân - Chính ủy quân khu tỉnh Quảng Đông và Lý Sỹ Hồng - Phó tham mưu trưởng hạm đội Nam Hải chủ động đánh tiếng bóng gió về khả năng Trung Quốc dùng vũ lực trên Biển Đông.
Theo Đất Việt
Mới đây nhất, Trung Quốc quyết định thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa” bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam; ngang nhiên tuyên bố mời thầu quốc tế thăm dò, khai thác dầu khí nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; đưa các tàu Hải giám quấy rối ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam…
Đồng hành với các hành vi ngang ngược, sai trái trên thực địa, báo chí và các trang mạng Trung Quốc (trong đó có những tờ báo chính thống) cùng nhiều tướng lĩnh quân đội nước này liên tục có những bài viết, phát ngôn đầy những câu chữ “hằn học”, giọng điệu “ngông cuồng”, “hiếu chiến” làm căng thẳng thêm tình hình trên Biển Đông.
Đất Việt điểm lại một số phát ngôn hiếu chiến của báo chí và tướng lĩnh Trung Quốc.
Đượm mùi gươm đao
Bên cạnh hàng loạt bài viết xuyên tạc, sai sự thật về tình hình hình Đông dồn “mũi nhọn” chống phá về phía Việt Nam đăng trên báo mạng, báo viết, báo hình ở Trung Quốc, nhiều tờ báo của nước này, trong đó có cả những tờ báo chính thống, có nhiều bài viết thể hiện sự hăm dọa với lời lẽ hung hăng, sặc mùi gươm đao.
Một trong những ví dụ điển hình là bài “Trung Quốc buộc phải ra đòn ở Nam Hải (tức Biển Đông)” của một tờ báo đầy quyền uy là Nhân dân nhật báo (bản hải ngoại) ngày 30/6 vừa qua. Giọng điệu của bài báo đầy rẫy những từ mang tính đe họa, hiếu chiến như: “quả đấm thẳng”, “một loạt quả đấm móc”, “một số đòn thái cực quyền”…
Mới đây nhất, ngay khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vừa bắt đầu chuyến thăm đến Việt Nam ngày 10/7, Global Times, bản tiếng Anh của Thời báo Hoàn Cầu, một tờ báo theo khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc, đã đăng ngay bài xã luận với nhan đề “Hà Nội sẽ thấy đau đớn vì giúp Mỹ quay lại”. Bài báo dùng những lời lẽ cứng rắn để “cảnh báo” Việt Nam sẽ “gặp đau đớn” nếu kết thân với Mỹ.
Không chỉ riêng lần này, Thời báo Hoàn Cầu đã từng có nhiều bài viết thể hiện rõ sự “hiếu chiến”, kích động bạo lực khi viết về tình hình Biển Đông.
Ngày 3/7, Thời báo Hoàn Cầu cho đăng tải bài viết có tiêu đề: “Báo chí nói Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ Nam Hải của Trung Quốc nhiều nhất, tới 29 đảo, bãi đá” với nội dung bịa đặt, xuyên tạc, kích động dư luận. Bài viết vu cáo một cách trắng trợn rằng “Việt Nam bắt ngư dân, chiếm đảo, ăn cắp dầu mỏ của Trung Quốc”, “Hội chứng sợ Việt Nam của ngư dân Trung Quốc”, “Đánh người, bắt thuyền, cướp của, lấy cá”, “Không nhận anh em, nói gì đến tình hữu nghị”, “Chiến lược của Việt Nam: Hữu danh vô thực, đem dầu lấy từ Nam Hải lên bán cho Trung Quốc”, “Nhân đám cháy cướp của”… Nhưng luận điệu vu khống, xuyên tạc của Thời báo Hoàn Cầu không thể che đậy sự thật rằng: các tàu thuyền của ngư dân Việt Nam đánh bắt trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa thường xuyên bị lính Trung Quốc đuổi bắt, tịch thu tàu, cướp hải sản, ngư cụ và bắt nộp tiền chuộc.
Ngoài ra, tác giả bài viết kể trên còn coi việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam ngày 21/6/2012 với 7 chương, 55 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013 là “hành động chiếm đoạt hơn 1 triệu km2 vùng biển truyền thống của Trung Quốc nhằm đẩy mạnh hoạt động thăm dò khai thác dầu mỏ ở vùng biển này”. Để kết thúc bài viết, tác giả cho rằng: tình hình sẽ phát triển theo hướng khó tránh khỏi xung đột! Đây là những lời lẽ sặc mùi thuốc súng của Thời báo Hoàn Cầu. Điều đáng nói là Thời báo Hoàn Cầu là một tờ báo trực thuộc “Nhân dân Nhật báo” – cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trước đó, ngày 18/6/2011, báo Văn Hối, vốn được coi là tiếng nói của Bắc Kinh ở Hong Kong, đã đăng bài xã luận chỉ rõ Trung Quốc phải làm tốt công tác chuẩn bị về mặt quân sự để nếu các nước liên quan khăng khăng làm theo ý mình và có hành động khiêu khích thái quá trên biển Đông thì họ sẽ bị giáng trả mạnh mẽ.
Đăng tải phát ngôn hiếu chiến
Tướng Bành Quang Khiêm: “Trung Quốc sẽ dạy cho Việt Nam một bài học”
Ngày 25/6/2011, trả lời phỏng vấn của phóng viên hãng Thông tấn Bình luận Trung Quốc, tướng Bành Quang Khiêm nói tranh chấp Biển Đông tồn tại từ lâu và tình hình biển Đông đột nhiên căng thẳng là do Việt Nam và Philippines gần đây “liên tục khiêu khích”.
Viên tướng này nói: “Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học, nếu Việt Nam không chân thành sẽ còn nhận bài học lớn hơn”. Ông Bành còn dùng những ngôn từ kích động rằng “nếu Việt Nam tiếp tục diễu võ dương oai, múa trên lưỡi dao, sớm muộn có ngày Việt Nam sẽ ngã trên lưỡi dao”.
Bành Quang Khiêm là Phó tổng thư ký Ủy ban Chính sách An ninh Quốc gia, Hội Nghiên cứu Khoa học chính sách Trung Quốc.
Tướng La Viện: Hô hào Trung Quốc thành lập cấp sư đoàn ở Trường Sa, Hoàng SaThiếu tướng La Viện, một “chuyên gia” thường xuất hiện trên các diễn đàn bình luận về Biển Đông tự nhận mình là một “học giả diều hâu tỉnh táo” của Trung Quốc vừa kêu gọi nước này thành lập một đơn vị quân sự tương đương cấp sư đoàn trực thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa”, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. La Viện cho rằng cần coi đây là “một tiêu chí quan trọng của nền quốc phòng Trung Quốc”.
Tướng La Viện lớn tiếng vu khống Việt Nam gây hấn ở Biển Đông.
|
La Viện xuất hiện thường xuyên hơn trên các mục phân tích, bình luận của tờ Nhân dân nhật báo, CCTV, Tân Hoa Xã để đưa ra các bình luận thời sự Biển Đông với nhiều bài viết và phát ngôn theo đuổi quan điểm cứng rắn, nước lớn lấn lướt nước bé.
Tướng Kiều Lương: Cứ “bỏ bom” trước rồi nói nhầm sau!Ngày 6/5, thiếu tướng không quân Kiều Lương, hiện là Phó chủ nhiệm Ủy ban chính sách an ninh quốc gia Trung Quốc đã đưa ra quan điểm hiếu chiến “đánh đòn phủ đầu” và làm theo kiểu “sự đã rồi” của Mỹ áp dụng vào Biển Đông.
Theo Kiều Lương, Trung Quốc không thể né tránh những tranh chấp trên Biển Đông: “Kháng nghị ngoại giao không ăn thua, dùng vũ lực lại là biện pháp cuối cùng. Nếu như đằng nào cũng phải đánh, tại sao không học Mỹ? Mỹ cứ thả bom vào đại sứ quán Trung Quốc (ở Belgrade, Serbia năm 1999) rồi sau đó nói nhầm thì có sao?”
Tướng Kiều Lương có những phát biểu gây sốc dư luận về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
|
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt: “Quân đội sẵn sàng chiến đấu”
Ngày 25/4, khi trả lời câu hỏi của đài Phượng Hoàng - Hồng Kông: Đối với vấn đề Biển Đông, khi cần thiết quân đội (Trung Quốc) có nên ra tay không?, một thông điệp mang tính cứng rắn hơn, rõ ràng đã được Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đề cập: “Cái này còn phải chờ xem (chiến lược) ngoại giao quốc gia thế nào!”.
Với một thông điệp như vậy, người ta không mấy khó khăn để nhận ra ý tứ của ông Lương Quang Liệt, có thể lý giải câu trả lời của ông là, chỉ cần bên ngoại giao (lãnh đạo Trung Quốc) yêu cầu, quân đội nước này sẽ sẵn sàng “ra tay”, theo đúng từ mà phóng viên đài Phượng Hoàng đặt câu hỏi.
Vào thời điểm căng thẳng trên Biển Đông tăng cao, đặc biệt là những tranh chấp bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philipines đang leo thang, phát biểu trên của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc dường như là một tín hiệu “bật đèn xanh” cho các đơn vị quân đội Trung Quốc sẵn sàng cho một giải pháp quân sự trên biển Đông.
Ngay sau phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt, Hoàng Thiện Xuân - Chính ủy quân khu tỉnh Quảng Đông và Lý Sỹ Hồng - Phó tham mưu trưởng hạm đội Nam Hải chủ động đánh tiếng bóng gió về khả năng Trung Quốc dùng vũ lực trên Biển Đông.
Theo Đất Việt
Ghi Chú
BienDong
Hoa Kỳ cần phòng thủ trước Trung Quốc trên không gian mạng, một vị tướng phát biểu
Hoa Kỳ cần phòng thủ trước Trung Quốc trên không gian mạng, một vị tướng phát biểu
Tướng Keith B. Alexander, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Không gian mạng, phát biểu trước đám đông tại Học viện American Enterprise ở Washington, DC, ngày 9 tháng Bảy.
Matthew Robertson
-
Trong một bài phát biểu phạm vi rộng mà trong đó Trung Quốc có vẻ như là một đề tài thường xuyên nhưng được hiểu ngầm, Tướng General Keith B. Alexander, Chỉ huy trưởng bộ chỉ huy không gian mạng (US Cyber Command), đã nhận xét rằng Hoa Kỳ cần một sự phòng thủ đáng tin cậy để chống lại mối nguy từ Trung Quốc trên không gian mạng máy tính (cyberspace). Ông cho biết ông không thể nói nhiều hơn trong một tình huống không được coi là mật.
Tướng Alexander nói với đám đông thính giả tại Viện American Enterprise vào ngày 9 tháng bảy thảo luận về các điểm dễ tổn thương khổng lồ của hệ thống mạng máy tính trọng yếu của Hoa Kỳ.
Trong bài phát biểu, ông chỉ đề cập rõ ràng đến Trung Quốc một ít lần. Nhưng nhiều việc thúc đẩy cho khởi xướng các chiến dịch mà ông thảo luận, như là các cách thức mà Hoa Kỳ có thể tự bảo vệ khỏi tấn công mạng, dường như hoàn toàn ám chỉ đến các mối đe dọa đưa ra từ chế độ Trung Cộng.
"Tôi tin rằng việc ăn cắp tài sản trí tuệ là đáng kinh ngạc", ông nói, ám chỉ đến các vụ phá hoại mạng (hacking) từ Trung Quốc lên các công ty Hoa Kỳ, đặc biệt là các công ty trong lãnh vực công nghệ cao. Trước đây ông đã gọi đó là "vụ thuyên chuyển của cải lớn nhất trong lịch sử".
"Chúng ta phải tìm ra cách nào để chặn đứng nó. Một phần đó đang có đối sách phòng thủ khả thi. Việc phòng thủ đó là thứ mà chúng ta có thể đặt cùng nhau và đó là nơi mà các pháp chế không gian mạng cần đến", ông nói, ám chỉ đến các điều luật đang được bàn tán nhiều mà quản chế Hoa Kỳ có thể phản ứng lại và đối phó với các cuộc tấn công từ không gian mạng.
Ông nói thêm : "Tôi không thể đi vào chi tiết của các mối nguy [đến từ Trung Quốc] trong một tình huống không coi là bảo mật."
Theo Đại Kỷ Nguyên
Tướng Keith B. Alexander, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Không gian mạng, phát biểu trước đám đông tại Học viện American Enterprise ở Washington, DC, ngày 9 tháng Bảy.
Matthew Robertson
-
Trong một bài phát biểu phạm vi rộng mà trong đó Trung Quốc có vẻ như là một đề tài thường xuyên nhưng được hiểu ngầm, Tướng General Keith B. Alexander, Chỉ huy trưởng bộ chỉ huy không gian mạng (US Cyber Command), đã nhận xét rằng Hoa Kỳ cần một sự phòng thủ đáng tin cậy để chống lại mối nguy từ Trung Quốc trên không gian mạng máy tính (cyberspace). Ông cho biết ông không thể nói nhiều hơn trong một tình huống không được coi là mật.
Tướng Alexander nói với đám đông thính giả tại Viện American Enterprise vào ngày 9 tháng bảy thảo luận về các điểm dễ tổn thương khổng lồ của hệ thống mạng máy tính trọng yếu của Hoa Kỳ.
Trong bài phát biểu, ông chỉ đề cập rõ ràng đến Trung Quốc một ít lần. Nhưng nhiều việc thúc đẩy cho khởi xướng các chiến dịch mà ông thảo luận, như là các cách thức mà Hoa Kỳ có thể tự bảo vệ khỏi tấn công mạng, dường như hoàn toàn ám chỉ đến các mối đe dọa đưa ra từ chế độ Trung Cộng.
"Tôi tin rằng việc ăn cắp tài sản trí tuệ là đáng kinh ngạc", ông nói, ám chỉ đến các vụ phá hoại mạng (hacking) từ Trung Quốc lên các công ty Hoa Kỳ, đặc biệt là các công ty trong lãnh vực công nghệ cao. Trước đây ông đã gọi đó là "vụ thuyên chuyển của cải lớn nhất trong lịch sử".
"Chúng ta phải tìm ra cách nào để chặn đứng nó. Một phần đó đang có đối sách phòng thủ khả thi. Việc phòng thủ đó là thứ mà chúng ta có thể đặt cùng nhau và đó là nơi mà các pháp chế không gian mạng cần đến", ông nói, ám chỉ đến các điều luật đang được bàn tán nhiều mà quản chế Hoa Kỳ có thể phản ứng lại và đối phó với các cuộc tấn công từ không gian mạng.
Ông nói thêm : "Tôi không thể đi vào chi tiết của các mối nguy [đến từ Trung Quốc] trong một tình huống không coi là bảo mật."
Theo Đại Kỷ Nguyên
Subscribe to:
Posts (Atom)