THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

31 May 2013

Thuốc kích thích làm rau muống “lớn nhanh như thổi”



Thời điểm này là chính vụ của rau muống, nhưng cũng cần phải có khoảng thời gian ba tuần mới cho thu hoạch được. Tuy nhiên chỉ cần phun thuốc kích thích (trị giá 15.000 đồng/lọ dạng dung dịch, 8.000 đồng/gói dạng bột) thì 3-4 ngày sau là có rau đem bán.
Thời tiết nắng nóng, nên ở một số chợ ở Hà Nội như Cầu Giấy, Nghĩa Tân, Dịch Vọng... rau muống tiêu thụ rất nhanh. Tuy nhiên, những mớ rau muống xanh mơn mởn, ngọn dài mập, khó có thể tìm được những chiếc lá vàng, lá bị màng do sâu ăn đang được bày bán liệu có tránh được ăn phải rau dùng thuốc kích thích(?!) Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, phóng viên đã tìm đến xã Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm) - nơi chuyên trồng rau cung cấp cho các chợ ở vùng Từ Liêm và vài chợ ở nội thành.
Các loại thuốc kích thích trị giá 15.000 đồng/lọ dạng dung dịch, 8.000 đồng/gói dạng bột
Các loại thuốc kích thích trị giá 15.000 đồng/lọ dạng dung dịch, 8.000 đồng/gói dạng bột .
5 giờ chiều, nắng vẫn chói chang, trên cánh đồng rau xanh non, tươi tốt ở cuối làng, mọi người tất bật, nhộn nhịp phun thuốc, bón phân đạm, bón tro và thu hoạch rau. Một phụ nữ bịt khẩu trang kín mít phun thuốc vào ruộng rau vẫn còn ngắn, thân rau cằn và già. Khoảng 10 phút sau thấy thuốc trong bình vẫn chưa hết, người này phun lại một lượt nữa.
Theo tìm hiểu, nếu không phun thuốc thì chỉ mấy ngày là sâu ăn hết lá, thời điểm phun thuốc tốt nhất là chiều tối mát trời, thuốc ngấm nhanh cho hiệu quả cao và đỡ tốn thuốc. Còn có loại thuốc kích thích không chỉ giúp rau lớn nhanh mà còn làm cho lá bóng mượt, tươi lâu, mềm cọng, bắt mắt người mua. Cũng vì lý do sợ rau xấu mã, dân buôn chê, đưa ra chợ cũng không dễ bán, nên nhiều người đã phải làm theo cách này.
Được biết, thuốc kích thích và một loại thuốc dùng để diệt lá vàng, chống sâu ăn lá cũng dễ mua. Nếu không phun thuốc kích thích thì một vụ rau may ra thu hoạch được khoảng 4 lần, lãi chẳng là bao. Nhưng chỉ cần bỏ ra 15.000 đồng (thuốc dạng dung dịch đựng trong lọ) hoặc 8.000 đồng (dạng bột đựng trong gói) mua thuốc kích thích về phun thì chỉ 2 ngày lại được hái một lần. Mà rau nhìn lại ngon mắt, bán rất chạy hàng. Trung bình mỗi ngày có gia đình kiếm được khoảng 150.000-200.000 đồng từ 1 sào rau muống...
Theo quy định, rau sau khi phun thuốc sâu từ 10 - 15 ngày mới thu hoạch, lúc đó dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau chỉ còn ít, không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Nhưng theo tiết lộ của người trồng rau trên thì chỉ 2 - 3 ngày sau khi phun thuốc là mọi người đã có thể hái rau mang bán, miễn sao lợi nhuận càng nhiều càng tốt.
Mỗi chiều, rau muống được thu hoạch bó mớ, xếp thành từng đống rồi chuyển vào thành phố. Những người trồng rau ở Xuân Đỉnh thường trồng riêng hoặc trừ riêng ra một khoảnh lúc phun thuốc để dùng riêng và bán cho những người trong làng, chứ không bao giờ ăn loại rau nhìn rất ngon mắt và hấp dẫn mà cũng do chính họ trồng.
Theo Lao động

Vụ gả bán 17 phụ nữ Việt ra nước ngoài: Các bị cáo lãnh án nặng

(TNO) Ít nhất 17 phụ nữ Việt Nam đã bị một đường dây buôn bán phụ nữ dụ dỗ đưa sang Trung Quốc và Malaysia để ép gả bán. 

Ngày 30.5, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM bác kháng cáo xin giảm án của các bị cáo, tuyên phạt Phạm Thị Hồng Đức (61 tuổi, ở Gò Dầu, Tây Ninh) 12 năm tù; Trần Thị Thanh Huệ (30 tuổi, ở Định Quán, Đồng Nai) 7 năm tù; Nguyễn Thị Dúng (48 tuổi, ở Hòa Thành, Tây Ninh) 6 năm tù và Phạm Thị Mơ (32 tuổi, ở Gò Dầu, Tây Ninh) 5 năm tù về cùng tội mua bán người.
Liên quan đến vụ án này còn có Nguyễn Thị Tâm (41 tuổi, ở Gò Dầu, Tây Ninh) 10 năm tù và Trần Thị Thủy (45 tuổi, ở Bến Cầu, Tây Ninh) 3 năm tù về cùng tội trên nhưng không có kháng cáo nên tòa phúc thẩm không xem xét.
 Nhóm mua bán phụ nữ lãnh án nặng
Các bị cáo chờ nghe tuyên án
Theo bản án sơ thẩm, đầu năm 2012, Dúng và Mơ từ Tây Ninh lên TP.HCM gặp và quen biết với Huệ cùng người đàn ông Trung Quốc tên Xuân (đối tượng này chuyên dẫn đàn ông Trung Quốc sang Việt Nam tìm mua phụ nữ về làm vợ, chưa xác định được lai lịch) bàn nhau tuyển các cô gái bán ra nước ngoài.
Theo thỏa thuận, Dúng sẽ tìm các phụ nữ Việt Nam, dụ dỗ, thuyết phục đi nước ngoài đổi đời; còn Mơ sẽ dẫn những phụ nữ này giao cho Huệ để xem mặt. Mỗi người bán được, Dúng sẽ được nhận 45 triệu đồng. Sau đó, Dúng về Tây Ninh nhờ Tâm và Hồng Đức tìm kiếm phụ nữ để lừa bán.
Trong khoảng thời gian từ đầu năm 2011 đến tháng 8.2012, các bị cáo trên đã dụ dỗ tổng cộng 17 phụ nữ Việt Nam đưa sang Trung Quốc và Malaysia để ép gả bán cho đàn ông nước ngoài làm vợ trái pháp luật.
Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Dúng còn liên kết với các đối tượng khác ở tỉnh Bắc Giang để dụ dỗ và bán phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài. 
Tin, ảnh: Lê Quan

Bắt quả tang cán bộ "đo đạc" nhận hối lộ

(TNO) Ngày 30.5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TX.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã bắt quả tang Trương Văn Hải (30 tuổi) là cán bộ Trung tâm đo đạc và tư vấn tài nguyên môi trường thuộc Sở TN-MT tỉnh Đắk Nông về hành vi nhận hối lộ.
  Bắt quả tang  cán bộ sở tài nguyên môi trường nhận hối lộ
Trương Văn Hải tại cơ quan điều tra
Trước đó, ngày 28.5, ông Nguyễn Quyết Tiến (54 tuổi), trú tại tổ 3, Phường Nghĩa Trung, TX.Gia Nghĩa đến nhờ Hải làm một số thủ tục hồ sơ giấy tờ để được nhận tiền đền bù giải toả.
Sau cuộc gặp, Hải đã nhiều lần gọi điện thoại và nhắn tin yêu cầu ông Tiến đưa tiền để được giải quyết nhanh chóng. Ông Tiến rất bức xúc và trình báo sự việc với cơ quan điều tra.
Sáng ngày 30.5, khi Hải đang nhận số tiền 20 triệu đồng từ tay ông Tiến tại một quán cà phê ở TX.Gia Nghĩa thì bị lực lượng công an mật phục bắt quả tang cùng tang vật. 
Tin, ảnhPhan Bá

Sách dành cho trẻ nhỏ dạy giết cô giáo



manga-baoluc1

cô gái sexy mặc váy ngắn, để lộ quần bên trong.


Ngôn ngữ hướng dẫn vẽ
Ngôn ngữ hướng dẫn vẽ “nhạy cảm”


Dạy vẽ tranh giết cô giáo cũ
Dạy vẽ tranh giết cô giáo cũ

Một cuốn sách dạy vẽ dành cho trẻ của nhà xuất bản Hồng Đức nhưng lại có quá nhiều hình ảnh bạo lực, gợi dục, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Cuốn sách dạy vẽ truyện tranh phong cách Nhật Bản của NXB Hồng Đức với tựa đề: Nhập môn vẽ MANGA, được phát hành bởi Nhà sách Minh Lâm có địa chỉ tại quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội đã khiến nhiều phụ huynh không khỏi bất ngờ và phẫn nộ.

Ngay tại trang bìa của cuốn sách đã thể hiện rất rõ sự không phù hợp với lứa tuổi bằng hình ảnh một cô gái sexy mặc váy ngắn, để lộ quần bên trong.

Phần nội dung bên trong cũng bao gồm rất nhiều bức hình họa và nội dung mô tả bức hình như: “Động tác vắt chân cũng tạo cảm giác dễ thương vô cùng” hay “ Trang phục bơi để lộ đường cong cơ thể, khi vẽ cần thể hiện các đường nét ở phần ngực và mông của nhân vật”.

Ngoài ra, còn rất nhiều hình ảnh hở hang và những từ ngữ không phù hợp như: nhìn trộm khi tắm, chỉ một chiếc khắn tắm quấn …

Cùng với đó, trong cuốn sách còn chứa đựng nhiều hình ảnh bạo lực, tiêu biểu là hình ảnh học sinh quay lại trả thù cô giáo cũ bằng cách đâm thủng bụng và ngã quỵ xuống đất, và những từ ngữ miêu tả thể hiện sự liều lĩnh của nhân vật…

“Tôi khá bất ngờ và sốc với nội dung của cuốn truyện vốn chỉ dậy vẽ. Đặc biệt là ngôn từ và nội dung đề cập quá nhiều đến những vấn đề không tốt cho trẻ con đang tuổi lớn. Thực sự đây là điều không thể chấp nhận được kể cả là đối với những học sinh ở lứa tuổi lớn hơn” – Anh Vũ Quang Huy (Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội) – một phụ huynh mua sách cho con cho biết.

Tương tự, anh Đào Đức Quân (Hà Nội) phụ huynh của cô con gái 11 tuổi vốn rất mê vẽ tranh cũng cho biết: “Tôi thấy rất bức xúc vì cuốn sách được xuất bản ra mà không có sự kiểm duyệt để nội dung nhảm nhí, hình ảnh thô tục và có cả bạo lực học đường… Ai đời lại cho xuất bản cuốn sách có nội dung học sinh cầm dao đâm vào bụng cô giáo trường cũ như vậy”…
Lược theo VietQ

Hòn đá lạ ở Đền Hùng: Nghi án “bẻ đầu” tượng Phật?


denhung-phat1


Có nhiều bằng chứng cho thấy, hòn đá lạ vốn là bức tượng Phật ngọc. Nhưng dường như bức tượng đã bị người ta “bẻ đầu” để che giấu sự thật mờ ám đằng sau nó.

Vết sẹo trên đỉnh hòn đá

Trong lúc dư luận đang bàn luận xem bản chất của hòn đá có phải lá bùa hay không, tốt hay xấu thì đã quên không để ý đến một chi tiết vô cùng quan trọng. Chi tiết này cho đến nay rất hiếm người để ý đến. Trên đỉnh của hòn đá lạ có một vết sẹo lớn. Vậy tại sao hòn đá lại có vết sẹo này? Mọi người có thể không biết căn nguyên của vết sẹo trên nhưng Đại tá Nguyễn Minh Thông, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa Phương Đông và ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên Giám đốc Ban Quản lý Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ là những người trực tiếp đặt hòn đá lạ ở Đền Hùng chắc hẳn phải biết.
Thực tế, ban đầu hòn đá là một bức tượng phật ngọc. Nó vốn là hòn đá ngọc xanh được chế tác rất công phu, gồm ba phần, trên cùng là hình đầu Đức Phật từ cổ trở lên. Còn thân và đế của hòn đá vẫn như hiện nay. Sau khi đặt hòn đá lạ đó yên vị ở Đền Thượng, người ta đã tổ chức “lễ yên vị hô linh nhập bùa, hô thần nhập tượng”. Việc tổ chức hô thần nhập tượng này chỉ có vài người có liên quan biết. Suốt gần bốn năm qua nhân dân không ai hay biết, kể cả báo chí địa phương và trung ương đều không được thông báo. Nếu việc làm tốt đẹp tại sao lại giấu giếm, không công khai?
Tại sao họ lại đưa Đức Phật vào thờ chung với Vua Hùng? Tuy chúng ta kính trọng và thờ cúng cả hai Đức Phật và Vua Hùng, nhưng không thể vì thế mà thờ chung Đức Phật và Vua Hùng cùng một chỗ được. Vì Đức Phật là đấng tối cao, Phật quang phổ chiếu cả Tam giới. Phật thì chúng ta cúng chay. Còn Đức Sáng Vua Hùng là vị minh quân có công dựng nước, là đấng tối cao của dân tộc ta. Các Vua Hùng thì chúng ta cúng mặn, có rượu thịt. Sao có thể đặt các vị ở chung một chỗ, ngồi ăn một mâm được?
Có thể sau khi đã đặt bức tượng ngọc phật – hòn đá lạ người ta mới hiểu ra vấn đề tâm linh tối thiểu và nhạy cảm đó. Thế nhưng, thay vì sửa sai, người ta đã làm cách nào đó mà bức tượng ngọc phật đã mất đầu và từ đó chỉ còn là “hòn đá lạ”.

Hòn đá lạ hiện đang ở đâu?

Ông Hoàng Phú Hòa, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính – Ban Quản lý di tích Đền Hùng xác nhận: “Sau khi có ý kiến của Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch và UBND tỉnh Phú Thọ, ngày 25/5/2013 Ban Quản lý di tích Đền Hùng đã cho di dời hòn đá và trả lại cho ông Nguyễn Minh Thông đem về Trung tâm Văn hóa Phương Đông”.
Theo ông Trần Văn Phú – Thủ từ đền Thượng thì thời điểm tổ chức di dời hòn đá lạ có rất ít người biết đến, ngay cả bản thân ông làm thủ từ nhưng cũng không được ai báo trước về tin này. Chập tối ngày hôm trước ông về nhà thì hòn đá vẫn còn ở nguyên chỗ cũ, đến sáng hôm sau lên thì không thấy hòn đá đâu nữa. Sau đó nghe nói hòn đá đó đã được di chuyển đi chỗ khác, lúc di chuyển có ông Nguyễn Minh Thông và vài người khác, lúc nâng hòn đá lên người ta thấy dưới đáy hòn đá có một cái lỗ nhỏ, ông Thông moi lá bùa trong lỗ ra bỏ vào túi áo rồi cùng một số thanh niên khiêng hòn đá xuống ô tô chở về Hà Nội.
- Vẫn còn rất nhiều thông tin khó hiểu xung quanh sự việc này, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu để đưa đến bạn đọc những thông tin chính xác và khách quan nhất vào các số tiếp theo.
- Theo Điều 4, Nghị định 98/2010/NĐ-CP, triển khai Luật Di sản có quy định: “Cấm làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích, như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích… tuyên tryền giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị di tích…”. Như vậy, chiếu theo điều luật này, những hành động trên của những người đặt hòn đá lạ ở Đền Hùng là hoàn toàn sai luật, phải chịu sự xử lý theo Luật Di sản.
Theo Kiến Thức

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Sở GTVT, CA Hà Nội “bảo kê” cho các DN vận tải



nguyenxuanphuc-thamnhung

“Tôi sẽ kết luận Sở Giao thông – Vận tải HN, Công an Hà Nội “bảo kê” cho các doanh nghiệp (DN) vận tải nếu Hà Nội không chấm dứt tình trạng bến xe lộn xộn, taxi gian dối tranh giành, lừa khách du lịch làm xấu hình ảnh thủ đô” Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo đảm trật tự ATGT quý II năm 2013 nhằm đánh giá nghiêm túc việc thực hiện nhiệm vụ ATGT của cả nước.
Theo đó chủ trì tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo đảm trật tự ATGT quý II năm 2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) nhấn mạnh những tồn tại của giao thông qua 5 tháng đầu năm như số vụ tai nạn giao thông (TNGT) giảm sâu nhưng lại số người chết lại tăng.
“Đây vẫn là điều gây nhức nhối trong nhân dân, nhất là những vụ TNGT nghiêm trọng, thực sự là nỗi lo lắng cho các cấp, các ngành. Điều đó cần những giải pháp quyết liệt hơn, thực hiện cho được chỉ tiêu của Quốc hội giao về ATGT. Bên cạnh đó, lãnh đạo các địa phương cũng phải phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực này”, Phó Thủ tướng đặt ra yêu cầu cho ngành giao thông.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bức xúc: “Công an Hà Nội, Sở GTVT Hà Nội phải nghiêm túc chấn chỉnh, chỉ đạo quyết liệt để chấm dứt tình trạng này, nếu không làm được, tôi sẽ kết luận Công an Hà Nội, Sở GTVT Hà Nội bảo kê trái phép cho các doanh nghiệp vận tải”.
Ông Nguyễn Quốc Hùng – Giám đốc Sở GTVT Hà Nội phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo đảm trật tự ATGT quý II.2013.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ đạo Công an Hà Nội, Sở GTVT Hà Nội phải phải nghiêm túc chấn chỉnh, chỉ đạo quyết liệt để chấm dứt tình trạng này. “Nếu không làm được tôi sẽ kết luận Công an Hà Nội và Sở GTVT Hà Nội bảo kê trái phép cho các doanh nghiệp vận tải”, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói
Về tình trạng bến xe khách lộn xộn, quá tải, xe taxi tại thành phố lớn Hà Nội “chặt chém” lừa du khách trong thời gian qua, đặc biệt việc taxi dù, xích lô dù “chặt chém” du khách nước ngoài, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Bến xe lộn xộn, taxi giam dối, tranh giành lừa hành khách, tôi thấy không có thành phố nào có tình trạng như Hà Nội. Công an Hà Nội, Sở GTVT Hà Nội phải phải nghiêm túc chấn chỉnh, chỉ đạo quyết liệt để chấm dứt tình trạng này. Nếu không làm được tôi sẽ kết luận Công an Hà Nội và Sở GTVT Hà Nội bảo kê trái phép cho các doanh nghiệp vận tải”.
Ông Nguyễn Quốc Hùng – Giám đốc Sở GTVT Hà Nội phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo đảm trật tự ATGT quý II.2013.
Ngay sau khi nghe Phó Thủ tướng nói về bức xúc, ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội đã thừa nhận thực tế trên. Theo ông Hùng, trong 5 tháng đầu năm Hà Nội đã và đang nỗ lực hết sức về vấn đề ATGT, lực lương chức năng đã xử phạt 433.000 vụ vi phạm giao thông, trong đó xử lý 9.419 vụ đối với xe khách, 5.031 vụ đối với taxi, thu giữ 33 xe taxi, thu phạt 135 tỷ đồng.
Về hiện tượng lộn xộn taxi, xe khách tại các bên xe ông Hùng trình bày giải pháp trước Phó Thủ tướng: “Hiện nay các lực lượng chức năng xử phạt rất nghiêm đối với các trường hợp vi phạm giao thông. Đối với xe khách bị bắt lỗi phóng nhanh vượt ẩu, hoặc gây ra ùn tắc giao thông thì sẽ thu giữ lốp xe, taxi thu giữ phù hiệu người lái và không cho xe lưu hành, đối với các hãng taxi, nếu có hãng nào có 5 phương tiện vi phạm giao thông sẽ tạm thời thu lại giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp đó”.
Sau khi nghe báo cáo, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ủy ban ATGT TP Hà Nội, Công an Hà Nội, Sở GTVT phải có biện pháp xử lý triệt để những bất cập trong tổ chức hoạt động của các bến xe khách trên địa bàn Hà Nội, bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/6/2013.
Tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tăng: Chủ tịch tỉnh phải nhận kỷ luật
Tờ Dân Việt dẫn nguồn tin từ “Hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) quý II/2013 và nhiệm vụ trong thời gian tới” do Chính phủ tổ chức ngày 29.5. Đánh giá lại 5 tháng đầu năm thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự ATGT, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: “Trong 5 tháng đầu năm 2013 mặc dù số vụ tai nạn giao thông và số người bị thương giảm sâu, tuy nhiên đáng báo động là số vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tăng cao khiến cho số người chết tăng so với cùng kỳ năm ngoái, đây là vấn đề nhức nhối, là nỗi lo lắng cho các cấp, các ngành”.
Tại hội nghị, Trung tướng Phạm Quý Ngọ – Thứ trưởng Bộ Công an kiến nghị: “Các địa phương có TNGT tăng cao trong những tháng vừa qua phải đánh giá kỹ lưỡng, mổ xẻ nguyên nhân vì sao và đưa ra giải pháp chỉ đạo quyết liệt để kéo giảm TNGT. Các địa phương phải mạnh dạn xử phạt ở mức cao nhất trong Nghị định 34 như tước giấy phép lái xe, thậm chí nếu cần thiết phải tước vĩnh viễn giấy phép lái xe đối với các trường hợp gây tai nạn nghiêm trọng”.
Đồng tình với quan điểm trên, đại diện tỉnh Đồng Nai đề xuất thêm: “Cần gắn trách nhiệm người đứng đầu tỉnh đối với việc tăng TNGT, nếu tỉnh nào có số người chết và số vụ TNGT tăng, chủ tịch tỉnh sẽ không được xét thưởng cuối năm, thậm chí phải nhận hình thức kỷ luật”. Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Từng địa phương phải rà soát lại các điểm đen, sơ hở trong quản lý để chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt các cơ quan liên quan. Nghiêm khắc xử lý vi phạm, nghiêm cấm cán bộ lãnh đạo các cấp xin xỏ khi bị lực lượng giao thông phạt…”.
Theo Giáo Dục

Hơn 100 tấn đá đẩy bờ kè ngàn tỷ xuống sông Cần Thơ

Rạng sáng 30/5, hàng hộ dân ở khu vực Hưng Thạnh (Q.Cái Răng, Cần Thơ) đang ngủ thì bị đánh thức bởi tiếng “ầm ầm” của khối đá hơn 100 tấn nằm ở bờ kè sông Cần Thơ đổ ầm xuống sông.

Vụ sạt lở xảy ra vào khoảng 2h40 phút sang ngày 30/5. Một đoạn bờ kè dài bê tông dài khoảng 50m, ăn sâu vào đất liền khoảng 18m bất ngờ đổ ầm xuống sông Cần Thơ. Vụ việc đã kéo đổ cột điện sinh hoạt, tường rào bê tông, cắt đứt tuyến đường giao thông tại P.Hưng Thạnh và gây mất điện. Chị Phan Kim Thuận (22 tuổi) cho biết:

“Khi đang ngủ, tôi nghe tiếng dây điện bị kéo rầm rầm trên nóc nhà. Sau đó là tiếng chó sủa inh ỏi. Tôi ra xem có chuyện gì thì thấy một đoạn bờ kè dài và đống đá lớn phía trong đã trôi xuống sông”.
Theo người dân ngụ gần khu vực sạt lở, đoạn sông này có xoáy nước. Trong chiều 29/5, đơn vị thi công cho sà lan đổ đá phía trong bờ kè rất nhiều, ước tính hơn 100 tấn đá dăm.

Cả gia đình ông Trần Văn Để, 52 tuổi, đang rất lo lắng vì đoạn sạt lở nguy hiểm nhất là trước nhà ông. Ông Để kể lại: “Cả nhà tôi đang ngủ, bỗng nghe ầm ầm như tiếng nổ. Tôi vội vàng ngồi dậy, mở cửa cầm đèn chạy ra thì thấy đoạn bờ kè kiên cố trôi ầm ấm xuống sông trong nháy mắt. Vụ sạt lở ăn sâu vào đất liền gần 20m, cuốn trôi hàng rào trước sân nhà. Cả nhà tôi sợ quá thu gom đồ đạc, thức tới sáng, sẵn sàng sơ tán…”.

Có mặt tại hiện trường, đại diện của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP.Cần Thơ thông tin đây là công trình bờ kè lớn nhất Cần Thơ đang trong giai đoạn hoàn thiện, chưa nghiệm thu. Ông Hà Duy Bảo – Trạm quản lý đường thủy nội địa Cần Thơ – cho biết: “Chúng tôi đang huy động thợ lặn kiểm tra mức độ ảnh hưởng của vụ sạt lở đối với an toàn giao thông thủy để sớm yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị thi công lắp biển báo nguy hiểm và có biện pháp trục vớt”.

Sau khi sự cố xảy ra, Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Đào Anh Dũng đã chỉ đạo, nhờ đơn vị độc lập tìm nguyên nhân của sự cố để đơn vị thi công là công ty liên hiệp Vạn Cường (Hà Nội) nhanh chóng khắc phục. Trước mắt, cơ quan chức năng thu dọn hiện trường, mở đường dân sinh và khắc phục đường dây điện để hạn chế ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Được biết, đoạn sạt lở thuộc Công trình kè sông Cần Thơ, khởi công vào tháng 5/2010 với tổng mức đầu tư hơn 711 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2011 nhưng đến nay vẫn chưa xong. Đặc biệt, do dời gian kéo dài, trượt giá mạnh, chi phí hỗ trợ bồi thường tái định cư tăng cao… công trình này đã đội vốn lên gần 2.000 tỷ đồng.
Một số hình ảnh PV ghi tại hiện trường.

Đường giao thông bị chia cắt.
Từng mảng bê tông bờ kè đổ xuống sống.
Vị trí đoạn sạt lở ăn sâu vào đất liền gần 20m.
Vụ sạt lở nghiêm trọng nhưng rất may không gây thiệt hại về người.
Chiều 30/5, ông Nguyễn Chí Hùng, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP.Cần Thơ (chủ đầu tư công trình) cho biết đã có báo cáo nhanh gởi UBND TP.Cần Thơ về sự cố sạt lở. Theo đó, có 56m tường kè bê tông cốt thép đang thi công bị trôi xuống sông; chiều dài đất lở xuống sông khoảng 40m, ăn sâu vào đất liền 14 – 16m. Phạm vi xảy ra sự cố thuộc gói thầu số 7, do công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường thi công, đã cơ bản hoàn thành phần chân và thân kè.Về nguyên nhân dẫn đến sự cố, theo ghi nhận ban đầu, nhà thầu đã tập kết nguyên vật liệu (đá, cống tròn…) vượt mức cho phép và khu vực xảy ra sự cố bị xói lở nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn, nhà thầu nhanh chóng làm rào chắn, lắp đặt biển báo cảnh giới khu vực nguy hiểm; kết hợp với chính quyền địa phương mở đường tạm cho người dân đi lại… Cũng theo ông Hùng, thiết kế tuyến kè bờ trái sông Cần Thơ (Q.Cái Răng) dài hơn 4,78km. Đến nay, các đơn vị thi công đã thực hiện được 65% khối lượng công trình.

Theo Infonet

Suy thoái kinh tế tấn công người nghèo nặng nhất



giau-ngheo

“Theo các chuyên gia kinh tế thì lạm phát cũng như suy thoái kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người nghèo” – đó là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội (LĐTBXH) Nguyễn Thanh Hòa tại phiên họp chiều 14/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).
Phiên họp này của UBTVQH đặt trọng tâm vào việc xem xét báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội năm 2012 và 4 tháng đầu năm 2013. Theo báo cáo của Chính phủ, so với ước thực hiện đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 vào cuối năm 2012, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2012 có thêm một chỉ tiêu hoàn thành vượt mức là mức giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Cụ thể, chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo giảm được quyết định cho năm vừa qua là 2%, số báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 là 1,76% và số thực hiện cả năm là 2,16%. Đặc biệt là tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo đã giảm 7% (số đã báo cáo Quốc hội là 4%). Như vậy, nếu như theo số liệu hồi cuối năm 2012 thì chỉ tiêu giảm nghèo không đạt, nhưng số liệu được công bố trong báo cáo mới của chính phủ là 2,16% thì lại cao hơn chỉ tiêu đề ra là 2%. Nói cách khác việc giảm nghèo đã được thực hiện tốt hơn mục tiêu đề ra cho năm 2012.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế đang ngày càng diễn biến xấu đi, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình sản xuất trong nông thôn được đánh giá là còn chậm, hiệu quả thấp, chưa thực sự tạo được sự chuyển biến trong đời sống của người dân nông thôn, thì kết quả giảm nghèo ngoạn mục mà Chính phủ báo cáo có vẻ như mâu thuẫn.
Theo Thứ trưởng Hòa thì những năm qua ngân sách gặp khó khăn nhưng nhìn chung các dự án, chương trình mục tiêu giảm nghèo đều được quan tâm bố trí kinh phí tương đối đảm bảo theo yêu cầu. Bên cạnh đó là các chính sách trợ giúp người nghèo mấy năm vừa qua đến thời điểm gần đây đã phát huy nhiều tác dụng hơn.
Ông cũng cho rằng mặc dù có khó khăn về kinh tế nhưng “theo các chuyên gia kinh tế thì lạm phát cũng như suy thoái kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người nghèo”.
Số liệu và cách tính
Làm thế nào để xác định hộ nghèo và hộ không nghèo? Theo quyết định 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì chuẩn để xác định hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống ở các vùng nông thôn, từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống ở các vùng thành thị.
Tiêu chí là vậy, nhưng làm thế nào để xác định được thu nhập bình quân đầu người của một hộ gia đình là bao nhiêu? Khác với các nước phát triển, nơi câu chuyện thu nhập tương đối minh bạch, Việt Nam là nơi việc xác định mức thu nhập cực kỳ khó khăn. Theo hướng dẫn của Bộ LĐTBXH (văn bản số 3461/LĐ-TBXH), phương pháp xác định hộ nghèo ở Việt Nam kết hợp phương pháp “nhận dạng nhanh” và phương pháp “đánh giá có sự tham gia của người dân”.
Thế nào là nhận dạng nhanh? Điều tra viên sẽ quan sát và tự quyết định hộ nào có thể được xếp vào hộ nghèo. Điều tra viên sẽ xem xét tình trạng tài sản của hộ gia đình thông qua số lượng và chấm điểm tài sản. Nếu có số điểm lớn hơn hoặc bằng số điểm quy định, thuộc diện hộ không nghèo, thì không cần điều tra thu nhập. Nếu tài sản hộ gia đình có số điểm nhỏ hơn điểm quy định thì điều tra viên mới tiến hành điều tra thu nhập của hộ gia đình để xem có thực sự nghèo thật hay không.
Thế nào là “đánh giá có sự tham gia của người dân”? Cũng theo hướng dẫn tại văn bản số 3461/LĐ-TBXH thì việc xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo phải có sự tham gia đánh giá, bình xét của người dân tại một hội nghị bình xét tổ chức ở thôn/ấp, tổ dân cư. Những hội nghị như vậy phải có trên 50% đại diện hộ gia đình tham dự. Hội nghị sẽ lấy ý kiến biểu quyết đối với từng hộ. Kết quả biểu quyết phải có trên 50% số người tham dự đồng ý mới đưa vào danh sách hộ nghèo.
Khi các địa phương tổ chức điều tra và bình chọn hộ nghèo, không có sự giám sát độc lập của cơ quan tổ chức nào của trung ương hoặc của các tổ chức phi chính phủ. Các địa phương sẽ được coi là có thành tích tốt nếu giảm được nhiều số hộ nghèo hơn so với chỉ tiêu được đặt ra. Vì thế, dễ hiểu là bệnh chạy theo thành tích là việc khó tránh khỏi. Đó là chưa kể nhiều khi xảy ra trường hợp đúng là nghèo nhưng không được đưa vào danh sách nghèo, và không nghèo nhưng vẫn được đưa vào danh sách nghèo để được hưởng các ưu đãi từ chính sách.
Các cơ quan trung ương như Bộ LĐTBXH phải dựa vào các báo cáo từ địa phương. Như giải thích của Thứ trưởng Hòa trước Hội nghị của UBTVQH  là “tỷ lệ hộ nghèo được báo cáo từ địa phương lên”. Việc báo cáo một chiều này tất nhiên sẽ dẫn tới sự lúng túng của trung ương khi gặp phải tình trạng kinh tế thì đang đi xuống mà người nghèo lại giàu có lên.
Khủng hoảng kinh tế và người nghèo
Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến đối tượng dân cư nào nhất? Về con số tuyệt đối (tức là số thu nhập bị mất đi) thì các chủ doanh nghiệp, những người làm ăn lớn, là những người bị mất nhiều tiền nhất. Một ngày thị trường chứng khoán sụp đổ có thể kéo theo giá trị tài sản của một tỷ phú USD của Mỹ bốc hơi đến con số hàng tỷ USD, giống như trường hợp của Warren Buffett hay Carl Icahn trong giai đoạn cuối năm 2008 đầu năm 2009. Không có người nghèo nào có số tiền lớn như vậy để mất.
Về mặt tương đối, người lao động nghèo thường mất nhiều hơn. Lý do là người lao động nghèo thường chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất là tiền lương/tiền công lao động. Khủng hoảng kinh tế bao giờ cũng kéo theo việc sa thải lao động. Những người mất việc làm sẽ là những người mất đi nguồn sống duy nhất của mình và gia đình là tiền lương và sẽ bị đẩy vào hoàn cảnh nguy hiểm sống còn.

Nguồn: GSO và các nghị định của Chính phủ về lương tối thiểu
Đương nhiên có những bộ phận công chúng không bị ảnh hưởng nhiều do tình trạng mất công ăn việc làm. Đó là những người không bị sa thải, những người không có việc làm từ khi trước khi khủng hoảng nổ ra, hoặc những người sống tự cấp tự túc. Rõ ràng, ở Việt Nam có các bộ phận dân cư vùng sâu vùng xa, nơi mà cuộc sống của họ chủ yếu tự cấp tự túc (thí dụ những người du canh du cư) và không có sự xuất hiện đáng kể của tiền đồng trong đời sống của họ. Đối với những người này, không phải khủng hoảng kinh tế, mà là các suy thoái về môi trường, mới là mối nguy đối với họ.
Trong trường hợp của Việt Nam, cơn khủng hoảng hiện nay không chỉ liên quan đến công ăn việc làm mà còn liên quan đến sức mua của đồng tiền. Lạm phát chính là sát thủ vô hình và là mối nguy khủng khiếp đối với người thu nhập thấp. Lấy thí dụ trường hợp những người nhận lương tối thiểu (và không mất việc làm). Nếu lấy mức lương của năm 2000 làm mốc (chỉ số =100), thì nằm 2006 lương của họ sau khi đã điều chỉnh mức độ trượt giá của đồng tiền bằng 185,3 – cao gần gấp đôi sau 06 năm. Thế nhưng từ năm 2006 trở lại đây thì họ hầu như không được hưởng lợi gì từ sự tăng trưởng GDP do tốc độ trượt giá cao hơn tốc độ tăng lương trong nhiều năm. Có năm thu nhập thực tế của họ còn giảm, thí dụ năm 2007 và 2008 đều giảm liên tục so với mức của năm 2006. Đến năm 2009, lương tối thiểu được tăng lên đáng kể và làm cho thu nhập thực tế của họ quay lại mức cao hơn năm 2006 một chút nhưng sau đó lại tụt đi vào năm 2011. Đến năm 2012, lương tối thiểu danh nghĩa được tăng lên và làm cho thu nhập thực tế của họ quay lại mức năm 2006 với một chút tăng nhẹ không đáng kể.
Nhưng đó mới chỉ là bề nổi của tảng băng. Người nghèo bị ảnh hưởng nhiều hơn so với người giàu khi CPI tăng vì phần lớn, nếu không phải là tất cả, thu nhập của người nghèo là dùng để tiêu dùng hàng ngày. Người nghèo là những người không có tài sản đáng kể. Thu nhập của họ là để phục vụ tiêu dùng hàng ngày. Còn CPI, hay là chỉ số giá tiêu dùng, vẫn được dùng làm thước đo lạm phát.
Điều đó có nghĩa gì? Thí dụ một người giàu có 100 đồng, trong đó chỉ dùng 10 đồng để tiêu dùng, còn lại 90 đồng là để mua tài sản khác. Một người nghèo khác thu nhập 5 đồng và dùng cả 5 đồng để tiêu dùng. Trong nhiều giai đoạn, giá các tài sản khác không tăng bằng giá hàng tiêu dùng, thậm chí còn giảm đi tuyệt đối. Điển hình là trong giai đoạn vừa qua giá bất động sản hầu như không tăng (khi tính bằng VND) trong khi CPI tăng mạnh.
Người nghèo phải dùng hết thu nhập của mình cho hàng tiêu dùng, vì thế họ là người “chịu trận” nhiều nhất từ cơn bão CPI. Trong khi đó, người giàu chỉ dùng một phần thu nhập của mình cho hàng tiêu dùng, còn lại có thể mua sắm các tài sản không bị ảnh hưởng (nhiều) của việc tăng CPI. Nói cách khác, người giàu bị ảnh hưởng ít hơn từ cơn bão CPI.
Người nghèo cần được bảo vệ trong khủng hoảng
Vì lẽ trên, người nghèo là những người dễ bị tổn thương nhất từ khủng hoảng kinh tế và lạm phát. Đó là lý do các chính phủ cần phải có các chính sách hỗ trợ người nghèo để họ trụ vững trong các cơn bão này, thí dụ chính sách về phát không tem lương thực, trợ cấp thất nghiệp, các chương trình tạo công ăn việc làm… Việt Nam cũng đang hoàn thiện dần các chính sách hỗ trợ người thu nhập thấp, bao gồm cả chính sách về trợ cấp thất nghiệp, tạo công ăn việc làm, và sắp tới đây là hỗ trợ mua nhà.
Đây là những sự thật hiển nhiên. Không có chuyện các chuyên gia kinh tế cho rằng lạm phát cũng như suy thoái kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người nghèo như lời Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa khẳng định tại hội nghị UBTVQH vừa qua. Phát biểu này của Thứ trưởng Hòa không có cơ sở lý thuyết và càng không có cơ sở thực tiễn. Nó cũng khoác lên vai của những người được coi là chuyên gia kinh tế một oan án mà họ không bao giờ làm. Vì thế điều này cần phải được cải chính lại.
Theo VOA

Đột nhập nhà công an khoắng sạch vàng bạc



congan-vang

Nhân lúc mất điện, bốn tên cướp mang theo súng đột nhập nhà một công an xã. Chúng yêu cầu gia chủ giao nộp vàng bạc, tiền mặt và xe máy.
Rạng sáng ngày 29/5, một nhóm cướp khoảng 4 tên bất ngờ đột nhập vào nhà riêng ông Phạm Bá Thanh (hiện là công an xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa). Gia đình mở đại lý kinh doanh sơn và vật liệu xây dựng.
“Gia đình đang ngủ thì đột nhiên mất điện, thấy trời nóng nực nên tôi tỉnh giấc định nổ máy phát thì toán cướp bất ngờ lao ra từ cầu thang gác hai. Chúng nhanh chóng khống chế, dùng dây trói chân tay và nhét giẻ vào miệng tôi”, ông Thanh kể và cho biết thêm, nhóm cướp vừa dí súng vào đầu ông vừa yêu cầu bà Nguyễn Thị Hiền (vợ ông Thanh) giao nộp tiền bạc.
Thấy bọn cướp quá hung hãn, bà Hiền chỉ biết ngoan ngoãn làm theo lời chúng. Bà mở két sắt giao toàn bộ tài sản (gồm hơn 5 cây vàng, cùng 43 triệu đồng tiền mặt) của gia đình cho nhóm cướp. Sau khi lấy được vàng bạc, nhóm cướp còn yêu cầu nạn nhân đưa chìa khóa, giấy tờ rồi lấy thêm chiếc xe máy phóng đi.
“Có thể một trong những thành viên nhóm cướp có quan hệ gần gũi với gia đình anh Thanh, hoặc chúng đã theo dõi từ lâu nên mới thông thạo đường đi lối lại trong căn nhà”, một người dân địa phương nhận định.
Ông Lê Mạnh Trung, Phó công an xã Đông Khê cho biết, ngay sau khi nhận được tin báo, công an huyện Đông Sơn đã phong tỏa, khám nghiệm hiện trường, lấy dấu vân tay đồng thời khoanh vùng truy bắt nhóm cướp.
Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo Ngôi sao

Im lặng hay là chết!



Trịnh Kim Tiến đặt vấn đề "công an trị" ở Việt Nam
Trịnh Kim Tiến đặt vấn đề “công an trị” ở Việt Nam
Nói, nói nữa và nói mãi, tất cả sự phản đối dường như vô tác dụng đối với ngành tư pháp và công an Việt Nam trong vấn nạn công an sử dụng bạo lực với người dân.
Tôi, một người con có bố bị công an đánh chết, mọi người, những người quan tâm đến tình hình chung trong xã hội, đất nước, hay thậm chí là những người dân thường ngày đêm lo lao động kiếm sống đều biết được rằng sức mạnh của ngành công an trong xã hội hiện nay lớn đến thế nào. Chế độ này đang dần trở thành chế độ công an trị, họ có thể làm những gì họ thích bởi quyền hạn của họ ngày một nhiều, dường như không có một sự chế tài thực sự nào dành cho họ.
Những bản án bất công liên tiếp, những cách xử lý có tính chất bao che đã chứng minh một điều rằng tội ác của lực lượng công an đã được cả ngành tư pháp, bộ máy pháp luật Việt Nam dung túng. Trong khi đó người dân chỉ cần cự cãi lại công an rất dễ bị ghép cho tội danh chống người thi hành công vụ và phải lĩnh án nhiều tháng, năm tù.
Tôi cứ đếm rồi lại đếm, đăng rồi lại đăng ngày càng nhiều tin tức người dân bị công an bạo hành trên facebook của mình. Một lần đăng là một lần rớt nước mắt, cũng là một lần đau xót khi biết được rằng những chuyện đó vẫn tiếp diễn hằng ngày và đang trở thành những câu chuyện hết sức bình thường trước phản ứng bất lực vì sợ hãi của người dân.
Tôi nên làm gì, chúng ta nên làm gì khi mà sự bất công đến hồi man rợ?
Khi mà thượng sĩ công nổ súng giết người sau khi đã còng tay nạn nhân chỉ phải lĩnh án 2 năm tù giam. Sự phi nghĩa đang diễn ra một cách công khai và trắng trợn nhất mà chúng ta có thể thấy.
Sự việc xảy ra vào ngày 10/12/2012, ông Bùi Văn Lợi (45 tuổi) đi xem đá gà trên sới gà tại Bắc Giang và sau đó kết quả là ông đã bị tên công an giết người Nguyễn Duy Tùng nổ súng bắn chết sau khi đã bị còng tay.
Sau hơn 6 tháng quên lãng, vụ án được đem ra xét xử và kết thúc là bản án 2 năm tù giam cho kẻ sát nhân. Một lần nữa, bộ mặt của Tòa án Bắc Giang, cũng như cả ngành tư pháp Việt Nam tiếp tục bị những kẻ nắm quyền lực, mang danh thi hành pháp luật phỉ nhổ vào.

‘Làm gì ngăn chặn?’

Bản thân blogger Trịnh Kim Tiến có bố đẻ là nạn nhân của bạo hành do công an Việt Nam
Bản thân blogger Trịnh Kim Tiến có bố đẻ là nạn nhân của bạo hành do công an Việt Nam
Tôi nói là một lần nữa bởi đây không phải lần đầu Tòa án Việt Nam kết luận ra được những bản án đáng kinh tởm đến như vậy về những sự vụ công an lạm quyền đánh chết dân. Và câu hỏi đặt ra cho chúng ta bây giờ là chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn tình trạng này tiếp diễn?
Chúng ta không thể làm gì vì chúng ta là dân đen, sẽ có rất nhiều người suy nghĩ như vậy. Và chúng ta sẽ thực sự không thể nào thay đổi được hiện trạng này nếu chúng ta tiếp tục nghĩ như vậy. Điều chúng ta cần phải làm hiện nay là lên tiếng để bảo vệ quyền lợi và tính mạng của bản thân, cũng như những người xung quanh. Với diễn biến thực tế, tình trạng này sẽ còn diễn ra và diễn ra mạnh.
Ngày hôm nay có thể là gia đình chúng tôi, ngày mai nỗi đau đó có thể rơi vào gia đình các bạn. Có ai muốn điều đó xảy ra với bản thân mình, tôi chưa từng nghĩ điều đó sẽ xảy đến với gia đình tôi, nhưng khi nó đến, tôi phải học cách chấp nhận và đối mặt. Đừng ngồi im và để sự mất mát đó tìm đến với gia đình mỗi chúng ta trong sự vô cảm của chính mình.
Có vô số những gia đình đã và đang trải qua đau đớn bởi vấn nạn này gây ra. Những vụ án công an giết người rõ ràng nhưng lại bị gắn mác tự tử, tự thương. Và sự im lặng, quên lãng đáng sợ của dư luận khiến nỗi đau chồng chất lên nỗi đau. Chúng ta phải lên tiếng và không chỉ là sự lên tiếng suông được nữa, thật khó để chúng ta còn tin vào những gì họ nói là “vì dân”.
Chúng ta cần phải làm gì đó để phản đối những bản án bất công của ngành tư pháp Việt Nam đối với những nạn nhân bị công an lạm quyền đánh và đánh chết. Chúng ta cần phải nói tiếng nói của mình, chúng ta không cam chịu bất công, và yêu cầu đòi hỏi những quyền chính đáng là tính mạng và nhân phẩm của người dân cần phải được tôn trọng.
Vậy chúng ta có thể làm gì khi chúng ta không có quyền trong tay? Chúng ta có quyền biểu tình phản đối, đó là quyền quy định trong Hiến Pháp.
Khi tôi đề cập đến chuyện biểu tình ở đây không có nghĩa là tôi cổ súy cho việc thể hiện bức xúc bằng hành động gay gắt như la hét, ném đá, sử dụng vũ lực, bạo động…
Ý tưởng biểu tình ở đây là sự liên kết bằng những hành động cụ thể cùng những bước chân đồng hành với chúng tôi bằng sự cảm thông, chia sẻ và tâm tình mong muốn sự đổi thay.
Chúng ta phải có hành động phản đối cụ thể để yêu cầu luật pháp hiện hành trả lại công lý cho người dân.
Chúng tôi cần mọi người đi cùng chúng tôi, ủng hộ chúng tôi trong lúc này.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, blogger Trịnh Kim Tiến, người đang sinh sống và làm việc ở Sài Gòn. Bài đã được đăng trên Facebook của tác giả.
Theo BBC

CẦN LO SỬA NGƯỜI, ĐỔI MỚI NHÂN SỰ



truongtansang-hocamdao

Lâu rồi mới có dịp lên T.p HCM thăm anh em bà con. Ông chú họ của tôi đã lâu năm làm cán bộ ở trên tỉnh, nay nghỉ hưu, cũng vừa mới ở quê ngoài Bắc vào thăm con cháu.
Hỏi về làng quê, ông nói: “Hơn trước đây, không lo đói, sắn và ngô ngày xưa cái thời ‘làm chủ tập thể’ ở HTX phải lên rừng mua về cứu đói, nay cũng khỏi ăn độn, có thể dùng nuôi lợn mà không tiếc. Đường quê cũng được mở thoáng, khang trang hơn. Nhưng đời sống lại khó khăn hơn 7 năm trước. Chà, cứ nói sức mạnh lãnh đạo, sức chiên đấu của đảng mà thấy tham nhũng tràn lan, nhan nhản, khui rỗng kho bạc nhà nước cho vào túi riêng. Trên ăn theo kiểu trên, dưới ăn kiểu dưới mà đảng, nhà nước bất lực, nói mạnh lắm mà có làm gì được đâu. Đồng tiền mất giá, cái gì cũng đắt đỏ, nông dân lại khó kiếm ra tiền, nay đời sống lại chật vật, khó khăn hơn trước”.
Ông nhăn mặt, lắc đầu: “Hóa ra, đổi mới thụt lùi”. Rồi ông kể: “Cả mấy tuần nay, những ‘cụ già’ trong làng đều bàn tán nhiều về cái vai trò lãnh đạo của đảng thấy cứ yếu dần, uy tín nhiều mặt coi như ‘hạ bệ’. Thật ra, trong lúc này, sửa Hiến pháp không cấp bách bằng sửa con người. Hiến pháp cho dù có đổi mới đến mấy chăng nữa, nhưng mà với đội ngũ lãnh đạo từ trên xuống dưới đứng vị trí cầm cân nảy mực như hiện nay thì dù Hiến pháp, pháp luât có chuẩn đến mấy cũng coi như nằm trên giấy.
Ông là thế hệ cán bộ đi hoạt động và trưởng thành từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Cả đời cống hiến, khi về hưu có chút tiền chính sách, mua cho thằng con trai út được cái xe máy cub50 coi như là quý lắm rồi. Nay ông bà sống đạm bạc, già cũng cày cuốc làm vườn phụ thêm cho vợ con.
Ông kể:
- Xem chương trình thời sự của VTV đưa tin các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về việc sửa lại Hiến pháp và Luật đất đai, mấy cụ trong xóm đều nói: “Chưa sửa người, thì sửa luật đến mấy cũng như không”.
Ông bộc lộ chính kiến: “Theo tôi thì để điều 4 hay điều mấy, hoặc có mấy điều nói về đảng trong hiến pháp cũng không phải là việc đáng tranh luận nhiều. Hiến pháp là của xã hội. Đảng cũng của xã hội. Không thể có một đảng đứng lên trên nhà nước, trên tất cả, ngoài vòng pháp luật, chỉ đạo cả án, muốn làm gì thì làm. Vấn đề là kèm theo đo phải Luật hóa về đảng. Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Đảng này làm không làm được thì dân có quyến truất phế để thay đảng khác. Muốn vậy phai có Luật về đảng. Nếu khống đứng vào Hiến pháp lù lù để làm gì, để toàn quyền à? Khi đã toàn quyền tất nhiên là dễ sinh ra độc đoán chuyên quyền, biến thành chế độ ‘đảng trị’. Hoặc một thể chế chính trị không cần đảng phái, chắc cũng không sao. Lắm đảng mà tranh giành, đấu đá nhau thì dân cũng mệt. Nhưng nếu có một thực tế là đảng này cạnh tranh với đảng kia để khẳng định uy tín, vị thế lãnh đạo xã hội , cũng có hợp quy luật, đúng thực tế thôi, có gì phải kiêng kỵ?.
Ông nói rằng: Năm ngoái, ông có theo dõi Quốc hội họp, thấy tại một tổ thảo luận của đại biểu QH ở Hà Nội, vấn đề đất đai và người nông dân được các đại biểu dành nhiều quan tâm. Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông Nguyễn Bắc Son phân tích, nhiều khi chính sách đất đai của ta không sai mà do tổ chức thực hiện sai, hoặc cố tình làm sai luật để vụ lợi, dẫn đến bức xúc trong dân, gây mất uy tín của chính quyền. Như vụ Đoàn Văn Vươn, việc chống lại người thi hành công vụ là có chủ định, biết sai nhưng vẫn làm. Điều này, theo Bộ trưởng Son, “xuất phát từ phía quản lý, đẩy dân vào chỗ đối đầu với chính quyền”. Một số đại biểu cung xneeu lên là theo Luật Đất đai, khi tiến hành cưỡng chế, không nên dùng cơ quan an ninh ra đối đầu với nhân dân. Cái sai này đúng là từ tổ chức thực hiện chính sách, biện pháp, phát ngôn thiếu thống nhất, sai sự thật. Cần nhìn thẳng vào sự thật về những thiếu sót của chúng ta. Đây không phải là một bức xúc bình thường…
Ông lại lắc đầu quầy quậy: “Người chỉ đọ án, làm luật, người hành pháp, chấp pháp toàn những Vũ Như Cẩn, Nguyễn Y Vân, Võ Là Hận,… mà không lo sửa người, không lo đổi mới nhân sự, bày ra sửa hiến pháp, sửa luật thì cũng coi như mất thời gian, tốn tiền. Rồi đó mà xem, lớp sau lại phải lo sửa tiếp, sửa và làm lại dài dài. Ôi, cái điệp khúc đèn cù”..
Tôi thấy ông chú tôi nói đúng. Bởi ta không thiếu luật. Nhìn lại thì ta đã có rất nhiều luật. Mấy khóa vừa qua, Quốc hội đã thảo luận “nát nước nát cái” và đề nghị Nhà nước đưa ra rất nhiều luật. Sau đó, Nhà nước, Chính phủ lại “quyết liệt” ban hành không biết bao nhiêu nghị định, thông tư, quyết đinh, chỉ thị, hướng dẫn… Nếu chỉ có ăn với ngồi đọc các văn bản về luật chắc cũng khó mà rà hết các loại văn bản luật.
Nhiều người đã tán đồng theo ý rất sát thực và thẳng thắn của của cố Luật sư Ngô Bá Thành (tức Phạm Thị Thanh Vân), nguyên Phó Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, Uỷ viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật Quốc hội, Đại biểu Quốc hội từ khóa 6 đến khóa 8 và khóa 10, rằng: “Việt Nam ta không phải thiếu luật, có cả một rừng luật, nhưng lại làm theo kiểu luật rừng!”.
Đúng thế, thời kỳ ông Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch Quốc hội, riêng về đất đai từ 1988 đến nay đã 3 lần ban hành luật đất đai với 5 lần ban hành luật sửa đổi, bổ sung. Luật đât đai 2003 gồm có 7 chương, 89 điều, hơn 8.600 chữ. Sau khi luật ban hành đã có nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng. Kể ra, đọc kỹ thì luật đất đai 2003 so với Luật đất đai 1993 dài hơn nhiều mà lại thiếu chặt chẽ, thêm nhiều sơ hở và tách xa thực tế hơn luật đất đai 1988 và 1993. Nhưng vấn đề ở chỗ do con người làm cho rối tinh vấn đề đất đai, lại đổ tại luật, mất công Quốc hội cứ phải lo mà sửa nhiều lần vẫn “không ăn nhằm gì”. Ba năm liên tục, 2008, 2009, rồi 2010 có 3 lần ra “Luật sửa đổi luật đất đai”, cũng chẳng đi đến đâu, khiếu kiện về đất đai ngày càng nhiều, tiêu cực, tham nhũng về đất đai ngày càng tràn lan, số vụ khiếu kiện đất đai từ 37% năm 1992, lên 53% năm 1994, rồi gần 80% năm 2010.
Như trên đã nói, thiếu gì việc Quốc hội phải lo bàn bạc để có lợi và cần thiết cho quốc kế, dân sinh, mà riêng luật đất đai 2003 phải mất 3 năm liền (2008 đến 2010) là 3 lần ra Luật sửa lại? (Cũng lạ, cùng một khóa QH, mà chỉ mỗi cái Luật Đất đai mỗi năm sửa một lần cũng chẳng được tích sự gì, phức tạp thêm).
Mỗi lần Quốc hội đều đưa ra một Luật sửa đổi dài gần 50. 000 chữ, nhưng cuối cùng sự rối lại càng thêm rắc rối. Ngoài luật chính và các luật sửa đổi, chỉ tính từ năm 2003 đến nay đã có gần 200 nghị định, thông tư, quyết định và nhiều văn bản dưới luật. Đọc các văn bản về đất đai, nhà ở, quản lý về kinh doanh bất động sản cứ thấy rối tinh rối mù, quá nhiều văn bản. Khi đã thực hiện sai, ông thì nói là tôi làm theo văn bản A, ông thì nói theo văn bản B, ông khác lại nói theo văn bản X…
Tôi đã đọc kỹ 3 Luật đất đai từ 1988, 1993, 2003, rồi 5 Luật sửa đổi, một số Nghị định, thông tư, so ra thấy trùng lặp quá nhiều, nhưng văn bản này lại “đá phắt” văn bản kia, đối chọi nhau, đến văn bản khác lại lôi vào. Nhất là khi đọc Nghị định 181/2004/NĐ-CP, tháng 10 / 2004, có tới 14 chương, 186 điều, trên 76.000 chữ. Đọc xong, tưởng như bị “tẩu hỏa nhập ma”. Mà phải công nhận, nếu chấm về “thành tích làm luật, ra luật” của quốc Hội ta thì phải coi như được nhất thế giới.
Luật và các văn bản dưới luật thấy cứ đầy trong các kho lưu trữ, chen đặc trên các trang báo, choán tràn các trang mạng điện tử, in tốn cả mấy chục tấn giấy, nhưng vẫn chỉ là “nằm trên giấy”. Các cấp chính quyền, các chuyên gia, cơ quan chủ quản, ngành chuyên trách, đọc về luật đã quá mệt, dân càng ít biết đến luật. mà quá nhiều, biết góc này lại không thấy góc khác. Bất kỳ ai đó, khi bị thả vào “rừng luật” không khéo bị lạc như không có lối ra.
Trong thực tế, các vị quan tham trong số “một bộ phận lớn có chức có quyền…” đã bị suy thoái, dính tham nhũng quá nặng, trắng trợn, công khai, lì lợm, bất chấp… họ không cần luật, nói gì đến sự mất công phải “lách luật” hay “vận dụng sai văn bản luật”. Khi làm, họ bỏ mặc cho luật bơ vơ, nằm chỏng chơ, lạc lõng trong ngăn kéo, trên bàn. Họ bỏ qua các quy định, bỏ ngoài tai các ý kiến, cố tình tìm thủ đoạn, cách thức làm cho nhanh, cho kỳ được, chụp giật, thậm chí như cướp thẳng cánh, kể cả gây tội ác để vơ lợi. Có chức, có quyền, lắm tiền, họ chẳng cần đếm xỉa đến Luật. Nhưng khi vụ việc bị vỡ bung ra, “mục đích bất thành, âm mưu bại lộ”, họ lại đi sai phái cấp dưới, chuyên gia, đi tra các luật để tìm cách cãi bay, chạy tội, rồi đổ tại thằng “Luật”. Không ai lôi được các bị cáo Cơ Chế, bị cáo Luật ra tòa, nên Quốc hội cứ mất công cả tháng, họp, bàn, thảo để sửa luật để càng thấy rối rắm thêm các thứ luật, rậm rạp thêm “rừng luật”.
Trong kỳ họp này, Quốc hội không tập trung dành nhiều thời gian triển khai việc hệ trọng (tham nhũng) đang nhức nhối, đang là nguy cơ, là cái gôc của mọi vấn đề, lại lo đi “đổ tội cho Hiến pháp, pháp luật” mất hết thời gian kỳ họp? Luật biểu tình đã trở thành nhu cầu bức xúc của cử tri, mà chính Thủ tướng cũng thấy cần, tại sao lại ngồi tranh cãi Luật đất đai? Trong khi đó, ai cũng hiểu đất đai phức tạp, lắm vụ việc bùm xum. tùm lum, tung tóe là do con người, cái gốc vẫn là do con người, tức công tác nhân sự. Có ý kiến cho rằng, chẳng qua đất đai là cái thiết thực cho các vị. Nhìn qua đó, người ta cũng biết là đại biểu quốc hội cũng hầu hết là “bộ phận không nhỏ có chức có quyền”. Họ không cần luật, có quyền cao, chức “bự” nên không cần luật, chỉ cần đến luật khi có sự buộc lòng phải mượn cớ đổ tại luật, rồi nào là “phải sửa luật” để mị dân, đánh lạc hướng, tìm cách đưa vào luật những câu chữ có lợi cho chính bản thân họ (!?). Vấn đề cơ bản là con người, cần chọn người cho kỹ trước khi chọn lĩnh vực để ra luật, rất cần sửa người cho “quyết liệt” trước khi sửa luật.
Cho nên, sửa lại Hiến pháp, sửa và ban hành Luật này-Luật kia, nhưng con người và cơ chế vẫn vậy, thì luật chỉ nằm trên giấy. Chẳng qua cũng chỉ là ‘rượu cũ bình mới’ mà thôi’, không nghĩa lý gì!
Theo Bùi Văn Bồng

Những trò lố bao giờ ngừng lại?



NickVujicic-HSTS

NickVujicic-HSTS2

Theo đúng quy trình khi nhận tin bài từ cộng tác viên thì tin bài sẽ trải qua sự soi xét, thẩm định, kiểm duyệt của phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn và Tổng biên tập trước khi được xuất bản.
Đó chính là lý do dư luận phẫn nộ với sai xót ngớ ngẩn của bản tin trên trang kenh14 ghi sai năm sinh của Bác Hồ.
Nhưng thế có hề gì, vì truyền hình Quốc Gia cũng cho bản đồ Việt Nam quay đầu xuống đất và biến mất cả 2 quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa luôn cơ mà. Thật là bá đạo!
MC cứ hồn nhiên cà kê dưa muống rằng Vietnam tự hào tiễn anh, các bé sinh viên cứ hồn nhiên gào thét “Nick i love you, hú hú. Nick, Vietnam love you hú hú”. Và cái bản đồ thì cứ hồn nhiên chổng đít lên trời trong bản tin thời sự quan trọng nhất của truyền hình VTV1.
Những trò lố bao giờ ngừng lại?
Theo FB Nguyễn Ngọc Long