THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

24 February 2012

Giám đốc sở Cà Mau bị tố nhận 'lót tay' hơn nửa tỷ đồng

Giám đốc Sở Lao động Thương binh và xã hội Cà Mau bị tố nhận tiền “lót tay” của một nhà thầu xây dựng hơn nửa tỷ đồng. Tỉnh ủy Cà Mau đã lập đoàn kiểm tra để làm rõ.

Trao đổi với VnExpress.net, một lãnh đạo của UBND tỉnh Cà Mau cho biết Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã nhận được báo cáo của đảng viên công tác tại Sở Lao động Thương binh và xã hội tố giám đốc Sở - bà Chung Ngọc Nhãn, được một doanh nghiệp "biếu" hơn nửa tỷ đồng để "chạy" dự án.

Theo báo cáo, Sở Lao động tỉnh Cà Mau làm chủ đầu tư xây dựng công trình nâng cấp Nghĩa trang liệt sĩ huyện Năm Căn giai đoạn hai. Cuối năm 2011, công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Phương Nam do ông Lê Thanh Phương làm giám đốc trúng gói thầu này với trị giá hơn 11 tỷ đồng. Sau đó, ông Phương đã "lót tay" hơn 500 triệu đồng cho bà Nhãn và ông Nguyễn Trung Tâm (Phó phòng Kế hoạch tài chính) cũng nhận 200 triệu đồng từ nhà thầu. 

Kèm với báo cáo gửi lãnh đạo tỉnh Cà Mau còn có cuộn băng ghi âm được cho là của ông Phương nói về việc "đi đêm" này. 

Trả lời báo Pháp Luật TP HCM, bà Nhãn xác nhận có việc tố cáo và cho biết đã đề nghị Đảng ủy Sở cùng các bộ phận chuyên môn xác minh. Đây là thông tin không chính xác, xúc phạm đến cá nhân bà Nhãn và cả tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau và nhất quyết làm rõ trắng đen việc này. 

Theo nữ giám đốc Sở Lao động tỉnh Cà Mau, Sở này đã mời ông Phương lên làm việc và ông này khẳng định không hề có chuyện đưa tiền cho bà Nhãn. Còn việc vì sao lại nói trong băng ghi âm về chuyện đã "lót tay", ông Phương cho rằng đó chỉ là dự tính. Ông Phương bảo đã trúng thầu khá lâu nhưng chưa được giao mặt bằng thi công, tưởng do mình chưa "biết điều" với chủ đầu tư nên định sẽ "bôi trơn" lãnh đạo Sở. Song, ông này chưa thực hiện. 

Tuy nhiên, cũng theo báo Pháp Luật TP HCM, khi làm việc với Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Sở Lao động, ông Nguyễn Trung Tâm thừa nhận đang giữ 200 triệu đồng của ông Phương để trong một gói quà nhưng không dám sử dụng, đợi qua Tết sẽ trả lại.

Ngày 24/2, ông Phạm Minh Quang, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Cà Mau cho biết, Tỉnh ủy Cà Mau đã chỉ đạo lập đoàn kiểm tra làm rõ tố cáo bà Nhãn và ông Tâm nhận tiền của nhà thầu. Sáng cùng ngày đoàn kiểm tra mới chính thức làm việc nên ông chưa tiết lộ thêm thông tin.

Theo ông Lê Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy Dân chính Đảng tỉnh Cà Mau thì nơi đây cũng đang tiến hành làm rõ nội dung có liên quan đến tiêu cực đối với đảng viên do Đảng ủy Dân chính đảng quản lý.

Thiên Phước

VIDEO - Bí thư Thành ủy HP Nguyễn Văn Thành NÓI CHUYỆN VỚI CLB BẠCH ĐẰNG





 

Hôm qua và hôm nay, rất nhiều báo đăng thông tin: Lãnh đạo CLB Bạch Đằng: ‘Bí thư Thành ủy Hải Phòng không nói trái kết luận của Thủ tướng’

Công văn trên do Chủ tịch CLB Bạch Đằng Trần Văn Thức đã ký như sau:

Ngày 17-2-2012 Hội đồng Câu lạc bộ có mời đồng chí Nguyễn Văn Thành Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố đến thông tin về vụ cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng và kế hoạch của Chính phủ về việc này và đồng chí vũ Khoan nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ nói về tình hình kinh tế của Việt Nam và thế giới năm 2011; Triển vọng của năm 2012 và các năm tới.

Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành nói chuyện tại CLB Bạch Đằng sáng 17-2.

Đồng chí Bí thư Thành ủy thông tin nhanh thời gian khoảng 30 phút, trước khi đồng chí Bí thư sang nói chuyện, Văn phòng Thành ủy đã gửi sang cho Câu lạc bộ 100 bộ tài liệu để chuyển cho các tổ trưởng tổ hội viên, tài liệu gồm:

Kết luận số 02-KT/TƯ ngày 7-2-2012 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc cưỡng chế thu hồi đất đai tại xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng.

Kết luận số 02-KT/TƯ ngày 12-2-2012 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc triển khai kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng tại thông báo số 43/TB-VPCP.

Đồng chí Bí thư Thành ủy đã thông báo tóm tắt diễn biến của vụ việc đã xảy ra, phân tích những nguyên nhân khách quan và chủ quan làm nẩy sinh vụ việc, nêu rõ những khuyết điểm, thiếu sót của lãnh đạo huyện Tiên Lãng và cá nhân ông Đoàn Văn Vươn (nội dung như thông báo kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy đã gửi cho các tổ trưởng), đồng thời đồng chí Bí thư cũng thông báo kế hoạch của Ban Thường vụ Thành ủy về triển khai kết luận của Thủ tướng Chính phủ và các biện pháp lãnh đạo chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy trong thời gian tới để sớm ổn định tình hình ở huyện Tiên Lãng.

Qua thông báo của đồng chí Bí thư Thành ủy, hội viên Câu lạc bộ Bạch Đằng rất hoan nghênh và nhất trí cao với kết luận cuả đồng chí Thủ tướng Chính phủ, đồng tình với những chủ trương giải pháp của Ban Thường vụ Thành ủy nhằm thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ.

Hội đồng Câu lạc bộ Bạch Đằng khẳng định những thông báo của đồng chí Bí thư Thành ủy không có gì trái với kết luận của Thủ tướng Chính phủ và kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy.

Cuối phần nói chuyện của đồng chí Bí thư, có một số ít hội viên phản ứng khi đồng chí Bí thư Thành ủy phân tích về một số bài viết của một vài tờ báo đưa tin chưa đầy đủ, chưa khách quan, thông tin một chiều, đưa một số hình ảnh “nhạy cảm” về quân đội, công an nhiều lần là không cần thiết làm hội trường ồn ào mất trật tự.

Khi kết thúc phần nói chuyện của đồng chí Bí thư Thành ủy, hội nghị tạm nghỉ giải lao tại chỗ chờ đồng chí Vũ Khoan nói chuyện. Trong khi đồng chí Bí thư Thành ủy cùng các đồng chí lãnh đạo Câu lạc bộ lên phòng khách chào đồng chí Vũ Khoan thì ở dưới hội trường đồng chí Hoàng Châu đứng lên bày tỏ ý kiến không đồng tình với một số nội dung thông báo của đồng chí Bí thư Thành ủy.

Đồng chí Châu cho rằng, đồng chí Bí thư Thành ủy coi thường người nghe, nói không đúng với kết luận của Thủ tướng Chính phủ và đề nghị Bộ Chính trị cách chức Bí thư.

Qua thông tin trên mạng Internet, chúng tôi được biết có một số ít hội viên Câu lạc bộ Bạch Đằng đã gửi đơn kiến nghị lên các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đồng thời cung cấp thông tin cho phóng viên một số tờ báo theo ý kiến cá nhân, đây không phải là ý kiến đông đảo của hội viên Câu lạc bộ Bạch Đằng…..( Hết trích)

Cu Vinh: Mình đã không muốn đưa Clip này lên, vì đã có kiến nghị của các cụ lão thành cách mạng gửi Trung ương Đảng, nhưng do có công văn trên của CLB Bạch Đằng gửi Trung ương, nghĩ rằng, nếu mình không đưa clip lên thì các cụ dễ bị quy chụp. Đoạn clip sau đây cho thấy sự phản ứng dữ dội của các lão thành cách mạng với ý kiến của Bí thư Thành như thế nào, và có đúng như công văn của CLB Bạch Đằng là Hội viên CLB Bạch đằng rất hoan nghênh và nhất trí cao hay không.

Đây là lời Bí thư Nguyễn Văn Thành nói tại CLB Bạch Đằng:


Khi xảy ra, báo chí một chiều, hậu quả nó xảy ra thứ nhất  bôi nhọ hình ảnh của hệ thống chính trị, của đảng, của các ủy ban nhân dân ở dưới, đặc biệt với quân đội nhân dân Việt Nam, công an nhân dân Việt Nam.

Thưa các đồng chí, anh em đi thi hành công vụ như thế, bất biết câu chuyện đúng sai, không có bất cứ một bài báo nào nói đến chuyện các đồng chí ấy…thì tôi xin thưa là đây là một nguy cơ, nếu xảy ra sau này ai sẽ đứng ra xả thân mà bảo vệ. Đây là một vấn đề…Trong quá trình thực hiện công tác tổ chức của chúng ta thì có đúng có sai, nhưng mà phải phân tích như thế nào cho nó đúng, người ra quyết định đã xử lý rồi, còn anh em, trách nhiệm bảo vệ Đảng, bảo vệ nhà nước

Còn tác động về chính trị, khi xảy ra một cái, là ý kiến các đồng chí như đồng chí Lê Đức Anh, đồng chí Đặng Hùng Võ, và một số người lập tức hùa  vào thằng Vươn luôn, lập tức các bài báo liên tục xuất hiện, phải thế nọ phải thế kia, phải phải liên tục, phải cho đến ngày hôm qua là 1300, 1400 bài báo và 5 triệu lượt người vào mạng Gool. tiên lãng, cho nên thiệt hại ở đây là thiệt hại cả về vật chất, cả nước chỉ có lao vào chuyện Tiên Lãng, không để ý phát triển kinh tế xã hội, cứ làm như đất nước Việt Nam này, thành phố này…Không cẩn thận, chúng ta sẽ vào một cái vòng xoáy do cái âm mưu từ ở đâu đó…

(Hội trường ồn ào náo động, có những tiếng cười rất to, có tiếng nói xuống đi, thôi đừng nói nữa)

Thưa các bác các đồng chí, vấn đề thứ 4 là do cái kỷ cương, anh em nó làm như vậy là do kỷ cương không đúng cho nên là phải xử lý…

………………………………………………

Giải thích: Chỉ ghi từng đoạn một bằng máy điện thoại không liền mạch, có những câu nói ” hay” nữa nhưng không kịp ghi. Tất nhiên, chỉ cần từng ấy cũng đã quá đủ.

Và đây là lời của bác Châu, lên nói: … Với tư cách một đảng viên, tôi yêu cầu Bộ Chính trị cách chức ( tức cách chức Bí thư Thành) và tiếng vỗ tay hưởng ứng của toàn bộ Hội trường

Đề nghị các bác CM bình tĩnh, tự tin, sáng suốt, nhẹ nhàng, cố gắng để khỏi xóa dù biết là vô cùng bức xúc

_____________________

Nhật ký Trưởng thôn Khoai Lang

VIDEO - Nhạc Phẩm Đánh Đuổi Cộng Nô - Sáng Tác Việt Oan - TTYN



Kính gửi đến quý cô chú bác nhạc phẩm Đánh Đuổi Cộng Nô - nhạc & lời Việt Oan, nội dung bài nhạc xin tất cả mọi người trong và ngoài nước hãy đoàn kết Đánh Đuổi Bọn Ác Bá Cộng Nô và Lũ Tham Ô ra khỏi bờ cỏi Việt Nam, nói lên nổi đau hiểm họa mất nước do csVN nhu nhược chúng dân hiến cho giặc phương Bắc, làm tay sai Thái Thú cho Tàu Cộng. Xin hãy Đoàn Kết gây tạo sức mạnh cho ngày Việt Nam tương sáng - Nhân Quyền - Tự Do cho toàn thể 90 triệu Đồng Bào thân thương tại Quê Nhà.

TTYN

VIDEO - Nhạc Hài CSGT

VIDEO - CSGT Ăn Tiền Công Khai Giữa Ban Ngày

VIDEO - CA TP Nam Định Diễn Tập Chống Bạo Loạn (Vui Bạo) !





VIDEO - CSGT va chạm với dân















Đất ngoại thành Hà Nội “đỏ mắt” chờ người mua

Đang thuê của nhà nước, mua bán là phạm luật ?


24/02/2012 06:58:30
 - Nghiêm cấm sang nhượng chung cư  xã hội trái phép trên  địa bàn TP Đà Nẵng, là phù hợp với quy định của pháp luật và là giải pháp nhằm hạn chế tình trạng vi phạm, bố trí căn hộ đúng người, đúng đối tượng. 
TIN LIÊN QUAN

Ngày 23/2, UBND TP Đà Nẵng có buổi làm việc Sở xây dựng, Cty quản lý chung cư TP Đà Nẵng về báo cáo quy chế quản lý nhà chung cư. Theo quy định tại Nghị quyết 23 của HĐND TP.Đà Nẵng (tháng 12/2011), từ năm 2012 nghiêm cấm việc chuyển nhượng chung cư cho người khác, nếu vi phạm sẽ bị cưỡng chế thu hồ. Đồng thời, yêu cầu ngành chức năng tăng cường quản lý nhà chung cư đối với những hộ thuộc diện giải tỏa không đủ tiêu chuẩn bố trí đất tái định cư được thành phố bố trí chung cư thì không phải trả tiền thuê nhà; đối với những hộ thuộc diện giải tỏa trước đây được bố trí chung cư nếu đã sang nhượng thì người được sang nhượng phải ký hợp đồng thuê chung cư trực tiếp với cơ quan quản lý nhà nước về chung cư…

Lãnh đạo TP Đà Nẵng giao Cty quản lý chung cư, Sở Xây dựng nghiên cứu soạn thảo quy chế quản lý nhà chung cư. Theo ông Nguyễn Quang Thuận, Giám đốc Cty quản lý chung cư TP Đà Nẵng: Thời hạn thành phố giao đến cuối tháng 3 sẽ hoàn thiện quy chế quản lý nhà chung cư này. Các trường hợp sang nhượng trái phép sẽ bị xử lý nghiêm, cả người bán và người mua với các hình thức cụ thể.
 
 Theo lý giải của Đà Nẵng, việc nghiêm cấm sang nhượng căn hộ chung cư thuê của nhà nước là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật
Theo lý giải của Đà Nẵng, việc nghiêm cấm sang nhượng căn hộ chung cư thuê của nhà nước là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật. Ảnh: Xuân Tuyết


Trước đó, Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp) có  công văn yêu cầu Sơ Tư pháp TP Đà Nẵng nêu quan điểm trong quá trình thẩm định dự thảo và tự kiểm tra đối với nội dung quy định trên của Nghị quyết 23 (HĐND TP Đà Nẵng). Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Bá Sơn, Giám đốc Sở Tư pháp cho hay: Trước hết cần khẳng định nhà "chung cư" được ghi trong Nghị quyết này là nhà trong "Chương trình có nhà ở" của thành phố. Đây là nhà thuộc sở hữu nhà nước, được chính quyền thành phố giao cho cơ quan quản lý nhà nước về chung cư trực tiếp quản lý, thuộc quỹ nhà ở dành cho các đối tượng chính sách.

Bao gồm: cán bộ, công chức, người lao động, đối tượng được bố trí tạm ở nhà chung cư trong khi chờ nhận đất tái định cư, những hộ giải tỏa đền bù nhưng không đủ tiêu chuẩn bố trí đất tái định cư theo quy định của pháp luật, những hộ thuộc diện gia đình chính sách, người nghèo, phụ nữ đơn thân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… nhưng không có nhà ở thì được chính quyền thành phố giải quyết cho thuê nhà để ở với giá ưu đãi hoặc không thu tiền thuê nhà.

Cũng theo vị giám đốc Sở Tư pháp này: Thực tế những năm qua, trong quá trình thực hiện chính sách giải tỏa đền bù, bố trí tái định cư, chỉnh trang đô thị, chính quyền thành phố đã giải quyết hàng ngàn căn hộ chung cư cho các đối tượng như đã nêu trên. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng người được thuê nhà chung cư sang nhượng trái phép cho người khác để lấy tiền, một số trường hợp trở lại tình trạng không có nhà ở. Trước tình hình trên, từ năm 2009, thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn thành phố, tuy nhiên tình hình vẫn chưa  được cải thiện mà đang có xu hướng diễn biến phức tạp.

Theo thống kê Cty quản lý chung cư TP Đà Nẵng: tính đến nay đơn vị quản lý gần 6.500 căn hộ tại 32 khu chung cư với 120 đơn nguyên (lốc nhà) và 4 khu nhà liên kề tập trung tại các quận Hải Châu, Sơn Trà, Thanh Khê… Tuy nhiên các đợt thanh kiểm tra của Cty và Sở Xây dựng thành phố tiến hành trước năm 2012 phát hiện hơn 1.500 trường hợp được cấp nhà chung cư xã hội đã sang nhượng và cho thuê, tại các khu chung cư Phường Thanh Lộc Đán (quận Thanh Khê), Thuận Phước (Hải Châu), chung cư xã Hòa Minh (huyện Hòa Vang)

Ông Sơn viện dẫn: Theo quy định tại Điều 91, Điều 92 Luật Nhà ở thì điều kiện để nhà ở tham gia giao dịch (mua bán, tặng cho…) phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và các bên tham gia giao dịch về nhà ở phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự; Khoản 5, Điều 40 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP quy định: "Người thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được chuyển nhượng nhà ở dưới bất kỳ hình thức nào trong thời gian thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội thì chỉ được phép bán, cho thuê nhà ở đó sau khi đã trả hết tiền cho chủ đầu tư và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở nhưng phải đảm bảo thời gian tối thiểu là 10 năm, kể từ thời điểm ký hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội".

"Như thế các trường hợp sang nhượng trái phép khi đang thuê của nhà nước là vi phạm các quy định của pháp luật và việc Đà Nẵng nghiêm cấm việc sang nhượng này là là phù hợp với quy định của pháp luật" – ông Sơn nói.

Cũng theo ông Sơn: không phải tất cả các chung cư và căn hộ chung cư xã hội trên địa bàn đều thuộc diện nghiêm cấm sang nhượng. Cần phân biệt những căn hộ chung cư thuôc quyền sở hữu nhà nước và đang thuê của nhà nước với các căn hộ đã được hóa giá, bán cho người dân. Với trường hợp các đối tượng chính sách đã mua và có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà thì vẫn mua bán, sang nhượng theo quy định của pháp luật.

Xuân Tuyết

Phá rừng Quốc gia để khai thác vàng


24/02/2012 07:43:13

 - Gần một năm qua tại khu vực khe Tro xã Hương Điền, huyện Vũ Quang (sát vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh) vàng tặc đã đào hầm khai thác vàng trái phép ồ ạt. Với máy móc họ cày nát lòng suối để khai thác vàng, xả tải đục ngầu về tận nhà máy nước sinh hoạt của thị trấn Vũ Quang.

Lội qua sông Ngàn Trươi vào khe Tro, đập vào mắt chúng tôi đầu tiên là dòng suối đục ngầu chảy về xuôi, một vùng suối rộng lớn bị cày nát để tìm vàng.

Tại đây có 2 tốp người làm 2 cái lán to và kiên cố, cùng 2 chiếc máy xúc to đùng, 2 giàn máng tuyển vàng cùng nhiều máy móc dụng cụ khai thác và nhiều thùng đựng dầu để bên suối.

Một vùng suối rộng lớn cây cối bị đốn hạ, máy xúc cày tan hoang như vừa đánh bom B52.

Lúc chúng tôi đến đây cũng là lúc 2 nhóm thợ này đang nghỉ trưa nhưng vẫn có người canh phòng cẩn mật, chúng tôi rất khó có thể lại gần nếu không muốn mình bị phát hiện.

Để có điện chiếu sáng nhóm khai thác vàng còn ngăn cả dòng nước làm máy phát điện tua bin nước để phục vụ sinh hoạt và đãi vàng.

Băng qua 2 nhóm khai thác vàng trái phép này, chúng tôi tiếp tục cắt rừng lội suối hơn 2 tiếng đồng hồ đi bộ lần theo dòng nước suối đục ngầu, bùn đất lầy lội để đến một "công trường" khai thác vàng trái phép khác. Tới đây họ không khai thác vàng sa khoáng lộ thiên nhưng ngoài cửa khe mà đào hầm rất sâu trên lừng chừng núi.

Điểm khai thác này dùng khai thác ở đây gần một năm rồi. Họ dựng 2 cái lán kiên cố, có máy phát điện cung cấp điện vào hầm, có một bể chứa nước rất lớn bơm nước liên tục dùng để tuyển quặng vàng đào từ trong hầm ra.

Theo tìm hiểu và quan sát của PV báo điện tử Kiến Thức thì tại đây họ chia ra từng nhóm người để khai thác quặng vàng liên tục từ trong hầm ra. Một nhóm khoan hầm, một nhóm thay nhau dùng xe rùa đẩy quặng và đất từ trong hầm ra ngoài như những con ong thợ.

Nhóm khai thác vàng trái phép này có tới hơn 20 người, cắm trại tại đây thay nhau khai thác vàng đã lâu. Thực phẩm, gạo nhu yếu phẩm và dầu chạy máy thuê riêng một người vận chuyển. Người này dùng ngựa cắt rừng từ xã Sơn Thọ huyện Vũ Quang tới hầm vàng, mỗi ngày một chuyến hàng.

Điều đáng nói ở đây là, hầm vàng và ngay cả khai thác vàng phía ngoài cửa khe diễn ra một cách công khai, trắng trợn, ngày này qua ngày khác xả chất thải độc hại xuống dòng nước. Dòng nước này chảy về thị trấn Vũ Quang (cách đó khoảng 15km) nhà máy nước sạch lại bơm lên để xử lý nước cung cấp cho người dân sử dụng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, huyện Vũ Quang cũng đã có truy quét nhiều lần nhưng không có tác dụng, mỗi lần truy quét khi chưa vào tới nơi thì những người khai thác vàng trái phép đã tẩu tán rồi.

Không hiểu vì lý do gì mà ngay cả có lần thu được chiếc máy xay quặng giao lại cho xã quản lý, xã cũng để "mất" trong rừng.

Hai chiếc máy xúc lớn dùng để đào cày nát dòng suối.

Dòng suối đục ngầu do khai thác vàng trái phép, nước suối này sau đó hòa vào sông Ngàn Trươi và được dùng làm nước sạch cho người dân thị trấn Vũ Quang sử dụng.

Máy đổ hoạt động suốt ngày đêm để bơm nước phục vụ khai thác vàng trái phép.

Ngựa được trưng dụng làm phương tiện vận chuyển thực phẩm cho những người khai thác vàng trong rừng sâu.

Một hầm khai thác vàng lưng chừng núi ở khe tro.

 Lán trại được dựng ngay trong rừng cho hàng chục "phu vàng" trú ngụ.

 

Vương Long 

VỢ CHỒNG VÚ EM ...

Vợ chồng vú em mới dưới quên lên

Paris: Một tấm hình cách đây 37 năm


… Đây là một tấm ảnh rất cãm động ghi lại cuộc biểu tình của SV Việt Nam tại Paris ngày 27/4/75, ba ngày trước khi Saigon sụp đổ, lúc đó trong nước chúng ta vẫn chưa biết Đất nước sẽ đi về đâu, nhưng tại Âu châu, nhất là tại Pháp mọi người đã biết số phận của VNCH. Các bạn SV Việt Nam đều đã để tang cho một Dân Tộc, một Đất nước, lá Đại kỳ VNCH đã được rước đi khắp quận 13, thành phố Paris.
Bức ảnh được một anh bạn tốt nghiệp KTS tại Pháp trước 75 scan lại từ một tờ báo Pháp mà anh đã cất giử từ ngày đó, mãi đến hôm nay Phi mới tìm thấy lại xin chia sẽ cùng các ACE nhà Kiến xa gần.
 
Thân mến,
Phi Nguyễn (K-70) 
 

Mất 9 tỉnh Miền Bắc VN, mà nhân dân không biết": Chiến lũy Trung Cộng trên lãnh thổ Việt Nam


Chiến lũy Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam
Việt cộng đã bán nước. VN sẽ bị mất nước thôi. Mời đọc để nhìn tận mắt một số tài liệu chứng minh Đảng CSVN là tội đồ của Dân tộc đem gia sản của Tổ tiên thế chấp cho kẻ thù phương Bắc….

chienluytq0.jpg"…đảng CSVN chịu đem gia sản của Tổ quốc để thế chấp không cần nhận biên lai, chỉ qua lời hứa, đúng ngày hẹn trả vốn lẫn lời cho đảng CSTQ…"

Sáng nay chúng tôi đến nhà anh Linh, kiểm tra lại mọi vật cần thiết cho hành trình dài ngày, nào là vải nilông để làm lều ngủ bên đường, áo tơi, mền biên giới may hai đầu không có lớp nilông (sacs de couchage), chuẩn bị phần lương thực khô cho sáu ngày đi đường

đem theo phụ tùng cần thiết phòng bị nhỡ khi xe đạp hư dọc đường, vài loại thuốc Tây thông dụng, và đem theo 10 gói than hoá học của Nhật-bản để chống mưa gió, bão rét có khả năng sưởi ấm toàn thân, tất cả mọi thứ cho vào balô.

Đúng 7 giờ 30 phút, chúng tôi ra khỏi đầu làng, đi xuống hướng Nam được một khoảng đường vào chiến lũy thứ nhất do dân quân địa phương phòng vệ, anh Linh cho biết:

Tuy ngày nay Bộ Quốc Phòng Trung Quốc không có mặt tại chiến lũy này, nhưng đến khi hữu sự nó trở thành nơi đặt bản doanh chiến tranh. Trong quân sự lấy điểm cao nhất làm chiến lược, hệ thống giao thông hào làm phòng thủ và chiến hào điểm tựa lưng tấn công vị trí địch. 

Ngày 17/02/1979 tất cả bộ não chiến tranh đặt tại chiến luỹ thứ nhất, chạy từ Đông qua Tây, do 27 tướng lãnh Trung Quốc tham chiến. Chúng ta hiểu được tầm quan trọng chiến lũy này, mới thấy chiến lựợc của Trung Quốc hôm nay đã chuẩn bị cho tương lai, hãy nhớ chiến lũy này trước ngày 17/02/1979 là lãnh thổ của Việt Nam. 

Chúng ta đang đứng trên độ cao 2.800m, một gốc nhìn thêng thang tứ phía, về hướng Đông thấy toàn cảnh Cao Bằng rất gần, xa xa thì thấy Lạng Sơn, còn Quảng Ninh chỉ thấy lờ mờ, xoay qua hướng Tây thấy Hà Giang trước mặt. Lào Cai trong tầm mắt, Lai Châu hầu như ẩn trong sương mù.

Anh Linh nói tiếp:
─ Chúng ta đang đi trên chiến lũy thứ nhất có nhiều nghi đoạn phải tránh, tuy là dân quân địa phương phụ trách biên phòng, nhưng do một tên tướng về hưu bí mật lãnh đạo, ngoài ra còn có một đơn vị chủ lực phản công nếu có biến động. 

Chiến lũy này có bốn đoạn, như đoạn đất là nơi mồ lạng (lính chết không thấy thi thể), đoạn xuyên núi nơi đặt bản doanh chỉ huy, đoạn suối thường có bẫy mìn, và nhiều đoạn đường trải xi-măng đi xuyên qua các quận huyện, chúng ta ngủ trên những đoạn đường này rất an toàn.

Anh Linh nói tiếp:
─ Chú em hãy nhìn đằng xa trên núi cao có những đường trắng ngoằn ngoèo đó là chiến lũy thứ hai, nơi đó Bộ Tư lệnh Quân khu Vân Nam đang trấn ngự, dân quân biên phòng địa phương không được ăn cỗ phần ở đây và chúng ta càng không có lý do nào bén mảng đến gần nơi đó.

Còn chiến lũy thứ ba khuất bên kia rặng núi do Bộ Tư lệnh Quân khu Quảng Tây điều động, chỉ huy chiến trường, dưới sự giám sát của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đồng thời một Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia,Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương Trung Quốc, tập hợp thành Bộ Tham Mưu chiến tranh để bành trướng xuống hướng Nam Việt Nam.

chienluytq1.jpg
Hành lang chiến lũy thứ 2, trong lãnh thổ Việt Nam
do quân đội chủ lực Trung Quốc đang trấn ngự.
Nguồn ảnh: NBL


Tôi suy nghĩ một hồi lâu nói:
─ Thưa anh Linh, thế thì bọn bành trướng Bắc Kinh trong 10 năm qua, đã xua quân đến 3 lần chiến tranh với Việt Nam.
• Lần thứ nhất năm 1974. Trung Quốc đã đặt vấn đề chia cắt biên giới phía Bắc với đảng CSVN nhưng không như ý nguyện, sau đó có một mật ước giữa hai đảng CSVN-TQ.

Trung Quốc thừa cơ hội mật ước chọn chiến trường Hoàng Sa. 
Đảng ủy Quân sự Trung ương Trung Quốc liền mở cuộc thăm dò quân sự và chuẩn bị hải chiến. Trung Quốc tiến vào quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, vào ngày 17 đến 19 tháng 1 năm 1974. 

Một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải quân Trung Quốc tại Hoàng Sa diễn ra khốc liệt, Việt Nam Cộng Hòa quyết sống chết bảo vệ phần lãnh hải của Tổ quốc,cuối cùng Hải quân Việt Nam Cộng Hòa bị thua, quần đảoHoàng Sa rơi vào tay quân xâm lăng Trung Quốc, trong thời điểm này người dân hai miền Nam Bắc Việt Nam đồng chú ý đến cuộc chiến tranh Hoàng Sa và tự hỏi :

Lý do nào đảng CSVN không lên tiếng phản ứng với Trung Quốc về Hoàng Sa… ?

Đôi mắt của tôi hướng ra biển Đông hỏi tiếp:
─ Thưa anh Linh và anh Bá, nguyên hai anh một là Đại úy, một là Trung úy, thành viên quân sự cấp chỉ huy của MTGPMN có suy nghĩ gì về Hải chiến Hoàng Sa?

chienluytq2.jpg

Anh Phó Như Bá đáp:
─ Thực ra, lúc ấy mình đang ở trong bưng biền của MTGPMN nơi ấy chỉ biết thi hành mệnh lệnh cấp trên không được hỏi, và không ai được nói điều gì ngoài nhiệm vụ của mình, nếu có biết thì phải câm miệng như hến, nếu có chết thì đem theo xuống mồ! 

CS là vậy đó.

Mãi đến sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 chúng tôi mới biết trận Hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải quân Trung Quốc. 

Đương nhiên mỗi người trong chúng tôi có nhiều suy nghĩ khác nhau, riêng tôi:

 "Đây là cuộc trao đổi của kẻ háo quyền, sống vì ích kỷ cá nhân mà hại cả một dân tộc, lý do đảng CSVN tiếp nhận vũ khí và cố vấn của Trung Quốc, rồi ngày nay đảng CSVN phải trao tặng lãnh thổ cho Trung Quốc, nói một cách khác đảng CSVN tùy ý hành động, xem đất nước này là của riêng CSVN, cho nên họ đứng trên đầu dân tộc Việt Nam."

Bởi thế chuyện dưới ánh sáng mặt trời thì đảng CSVN không bao giờ thực hiện được, trái lại chuyện càng tối đen chừng nào đảng CSVN càng thừa sức thành công và còn thực hiện tuyệt vời hơn ngoài sự tưởng tượng của loài người, 

như buôn lậu thuốc phiện ma túy, cướp của giết người, tráo trở lật lọng với dân, bưng bít, thông tin một chiều với thế giới, vu cáo người yêu nước, bạo lực khủng bố, bắt cóc tống tiền, hay vụ CCRĐ, NVGP, CTCTN và sự kiện biên giới hoàn toàn bí mật.

Anh Phó Như Bá biểm môi nói tiếp:
─ Hồ Chí Minh là một chuyên gia đổi trắng thay đen lịch sử rất lỗi lạc, cuộc đời của ông ta rất lố bịch, tự viết cuốn sách  

"Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch", viết vào năm 1948, dưới bút hiệu Trần Dân Tiên và chôm tập thơ "Ngục Trung Nhật Ký" trong đó có trăm bài thơ ca ngợi Trung Hoa. 

Sau đó ông chưa hài lòng, tự viết cho mình "Vừa đi đường vừa kể chuyện"viết vào đầu năm 1961, dưới bút hiệu T. Lan, Nxb Sự thật 1961. [1]

Làm người phải biết liêm sỉ, những chuyện ấy tôi làm không được, đừng nói chi việc làm của đảng CSVN, tôi càng không chấp nhận, dù mất một phân-ly đất cũng không trao phần lãnh thổ nhỏ này cho Trung Quốc, 

tuy rằng tôi là người Hoa thà chết không đồng tình với đảng CSVN, hôm nay chúng nó bán được quốc gia này, ngày mai chúng nó cũng bán được thân tôi".

Tôi nghiêm nghị nói:
─ Chúng ta và cả dân tộc Việt Nam bị đảng CSVN rao bán qua các buổi chợ, bằng nhiều hình thức khác nhau, đảng CSVN bán cả gói (người lẫn đất) cho Trung Quốc vào ngày 17/02/1979, bởi thế hôm nay chúng ta gặp nhau tại đỉnh núi cao số 132 trên lãnh thổ Trung Quốc.

Tất cả đồng bùi ngùi, anh Hứa Bông Linh nói:
─ Phần tôi lúc ấy thường về thành (Chợ Lớn) có nghe chuyện Hải chiến Hoàng Sa, giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải quân Trung Quốc, mấy ngày sau tin Hoàng Sa thất thủ lòng tôi xao xuyến. 

Tự hỏi, dù lúc ấy Việt Nam đã chia thành hai chiến tuyến nhưng chuyện chung vì Tổ quốc phải bảo vệ lãnh thổ. Đằng này bọn Hà Nội không gióng lên được một tiếng nói to nhỏ nào. 

Người điên cách mấy cũng thừa biết đảng CSVN đồng ý bán đứng Hoàng Sa cho Trung Quốc để đổi lấy vũ khí và yên ổn biên giới phía Bắc, trong lúc ấy họ cũng đang chuẩn bị lực lượng xua quân Bắc vào Nam, tăng cường cho MTGPMN, nhằm tấn công Việt Nam Cộng Hòa. 

Chúng tôi đã sớm biết và nhận diện được bộ mặt thực của đảng CSVN. Những bài học lịch sử Việt Nam có ghi, một khi lệ thuộc vào Trung Quốc cả hai mặt quân sự và chính trị, thì nhất định bị mất lãnh thổ, tiếp theo làm kiếp chư hầu.

Ngày nay người ta thường nói về (vết dầu loang) nhưng mấy ai biết lịch sử cổ điển của Trung Quốc về cái (chiếc chiếu loang) của đảng CS Trung Quốc đang áp dụng, hiện thời rất thành công tại Việt Nam. 

Thử hỏi mai này Sài Gòn, Hà Nội bị đô hộ qua nhiều hình thức khác nhau, như kinh tế, tài chính và môi trường v.v… khi đã bị trị rồi, dù có một tiếng đánh dấm của thằng Hoa kiều, tức thì đảng CSVN răm rắp cúi đầu ngửi mùi thơm thúi đó. Chưa nói đến toàn đảng CS Trung Quốc, thế thì dân tộc Việt Nam ta sẽ không sống được với chúng nó!

Quả nhiên anh Hứa Bông Linh nguyên là Hoa đỏ, am tường xương tủy đảng CS Trung Quốc, anh nói không sai. Tôi nói tiếp về chiến tranh lần thứ hai:

─ Thưa quý anh, thử tìm nguyên do nào có cuộc chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc vào ngày 17 tháng 02 năm 1979. Trung Quốc xua quân tràn vào chiếm thủ phủ 6 tỉnh phiá Bắc của Việt Nam, như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Anh Phó Như Bá đáp: 
─ Chúng ta chỉ đưa ra một câu chuyện dân gian để dễ hiểu hơn: Việt Nam ở gần nhà Trung Quốc thì đừng chớ vay mượn một thứ gì của họ, nhất là đừng dựa lưng vào họ, như văn hóa, kinh tế, tài chính, chính trị, quân sự và càng không nên ăn Tết trùng ngày với họ.

Không khác nào những đề cập vừa rồi tự nguyện đưa đầu vào (tiệm cầm đồ). Nhớ rằng người Trung Quốc chuyên về nghề cầm đồ khi con người biết trao đổi đồ vật. Nay đảng CSVN chịu đem gia sản của Tổ quốc để thế chấp không cần nhận biên lai, chỉ qua lời hứa, đúng ngày hẹn trả vốn lẫn lời cho đảng CSTQ. 

Sau khi CSVN quá ngày hẹn không trả vốn lẫn lời, đương nhiên đảng CSTQ đến nhà xiết nợ, vốn tiệm cầm đồ tham lam, bao nhiêu nợ cũng chưa đủ, biển Đông, biên giới cũng là một cách xiết nợ, và Trung Quốc sẽ còn làm khó Việt Nam dài dài!

Anh Phó Như Bá đứng đờ người ra, thở dài. Anh Hứa Bông Linh nói:
─ Việt Nam chúng ta có 46 điểm chiến lược, núi cao trên 3.700m đã bị mất ngày 17/02/1979. Đến ngày 20/02/1979, có 9 Quân đoàn Trung Quốc tiến sâu vào lãnh thổ 40 km, từ núi cao xuống đồng bằng và làm chủ 6 tỉnh của Việt Nam, như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

chienluytq3.jpg
Việt Nam hay Trung Quốc chiếm được những địa hình chiến lược
núi cao 4.200m, sẽ làm chủ nhân ông của 6 tỉnh biên giới,
như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Nguồn ảnh: NBL


Chín (9) Quân đoàn Trung Quốc chia nhau làm chủ mặt trận 6 tỉnh của Việt Nam, gồm Quân đoàn 43, Quân đoàn 55 lập doanh trại chỉ huy hành quân tại Quảng Ninh, Quân đoàn 42, Quân đoàn 54 doanh trại tại Lạng Sơn, Quân đoàn 50, Quân đoàn 41 doanh trại Cao Bằng, một phần Quân đoàn 41 và Quân đoàn 14 chia nhau chỉ huy tỉnh Hà Giang, Quân đoàn 14, Quân đoàn 13 doanh trại Lào Cai, Quân đoàn 11 doanh trại Lai Châu.

Anh Linh và anh Bá trình bày như người trong cuộc chiến, riêng tôi ngẩn ngơ trước sự kiện chiến tranh biên giới, tôi hỏi:

─ Thế thì từ đâu và tại sao lại có cuộc chiến quyết tử, lần thứ ba vào năm 1984, cho đến ngày nay (1987) vẫn còn tiếp diễn ở những cao điểm chiến lũy thứ 3, như cao điểm 124, 544, 128, 162, 116 v.v…

Anh Hứa Bông Linh đáp:
─ Sau khi Trung Quốc bỏ đồng bằng và 6 tỉnh lỵ, rút quân tập kết tại những vị trí chiến lược giao thông hào 3, đứng về chiến thuật xem như chiếm được 3 tỉnh phía Tây trên đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Và 6 địa hình phiá Đông với tầm cỡ chiến lược vô tận cũng đồng loạt vào tay Trung Quốc, trên thực thế Việt Nam chưa hoàn toàn mất nước, nhưng nhà quân sự thì có cách nhìn tương lai hơn, cho nên lực lượng quân sự Trung Quốc trấn giữ giao thông hào thứ 3 làm biên giới tiền tuyến, và có đến 26 tướng lãnh tham chiến vào ngày 17/02/1979 dưới sự động binh của Đặng Tiểu Bình.

chienluytq4.jpg
Sáu (6) địa hình chiến lược núi cao, gồm có núi Ban Đoan Nam Tắc (415) 1.200m,
núi Ban Đoan Nam Tắc hai 1.500m, núi Vô Danh 1.900m,
núi Khấu Đức Sơn (512) 3.300m, núi Thiệu Khà Sơn 500m,
kiểm soát được phía Đông như Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Nguồn ảnh: NBL

chienluytq5.jpg
Và 6 địa hình núi cao hướng ra biển Đông, như 146 độ cao 4.780m,
147 độ cao 4.500m, -3, 255, 211, 227.
Ngày nay đã vào tay Trung Quốc, đang kiểm soát cả vùng biển Vịnh Bắc Bộ
của Việt Nam. Vịnh Bắc Bộ trở thành người tàn phế,
liệt tứ chi, toàn thân bất toại. Nguồn ảnh: NBL


Đôi mắt của tôi rơi lệ, hướng về Tổ quốc, một hồi lâu hỏi:
─ Thưa anh Linh và anh Bá, bằng cách nào quý anh nắm vững được chiến lược và chiến thuật của Trung Quốc?

Anh Linh đáp:
─ Đã là một quân nhân như chúng tôi, dù ít hay nhiều cũng phải quan tâm đến qui luật chiến tranh, một phần chính nhờ làng tị nạn tọa lạc trên núi cao mới được dịp theo dõi cuộc chiến, và nghe radio mỗi ngày, chúng tôi còn bình luận chiến tranh đi trước thời sự, mà radio chỉ loan tin theo nửa lưỡi, phần còn lại bí mật quân sự, đối với chúng tôi thì không có những gì là bí mật cả.

Thưa anh Linh và anh Bá, có thể nào trình bày từng điểm, từng diễn biến một, cũng có thể trước ngày 17/02/1979 cho đến lúc này [1987]. Trung Quốc khởi động chiến tranh tại biên giới Việt Nam có bao nhiêu địa danh đã bị mất và bao nhiêu chiến trận, đội hình, phòng thủ, tấn công, đơn vị phòng ngự tại biên giới Việt Nam, quân giới,những danh tướng của Trung Quốc tham chiến tại Việt Nam, họa đồ chiến thuật quân đội Trung Quốc, điệp viên, tình báo của Việt Nam – Trung Quốc v.v…

Những lý do nguyên cớ nào quân Trung Quốc tiến quân sâu vào lãnh thổ Việt Nam đến 40 km và làm chủ tình hình 6 tỉnh thành phố Việt Nam, sau đó Trung Quốc lui binh thay vì lập phòng tuyến để phòng ngự. Theo nhận định của quý anh, sau cuộc chiến này Trung Quốc có ép được Việt Nam sống chung với người Hán không?

Hiện giờ em chỉ hiểu khái quát về chiến tranh biên giới của hai đảng CSVN – TQ, có thể nói trong ưu tư của em mới mở đầu đề dẫn nhập chiến tranh biên giới. Nếu em không đi cùng quý anh trên chiến lũy hành lang số 1 này, thì hoàn toàn không hình dung được cuộc chiến có tính cách quyết định lịch sử của haiđảng CSVN – TQ.

Anh Hứa Bông Linh suy nghĩ một hồi lâu, nói:
Quả nhiên, chú em đặt vấn đề chiến tranh biên giới Việt Nam và Trung Quốc, như một đầu đề tiếp nối lịch sử chiến tranh Việt Nam – Trung Quốc.  

Trong thời đại này, chính đảng CSVN mời đảng CSTQ anh em khởi động trước chiến tranh, Trung Quốc chỉ chờ thời gian là điểm tiếng súng, thế là họ lấy quyết định chiến tranh ngày 17/02/1979. Trong khi ấy đảng CSVN mở cửa biên giới để quân bành trướng Bắc Kinh thong dong xua quân vào Việt Nam như chốn đồng hoang, đương nhiên đảng CSVN trên tay cầm thẻ giả vờ thua trận.

Hôm nào thư thả, chúng ta sẽ luận bàn tiếp về cuộc chiến tranh bỉ ổi này, bây giờ chúng ta tìm một chỗ dừng lại dùng cơm buổi trưa.
Tôi đã nghe anh Linh và anh Bá trình bày rất nhiều về cuộc chiến trước mặt, hình dung thấy được đạn pháo của Trung Quốc đang rơi trên đầu quê hương mình. 

Chiến tranh dữ dội ở bên kia chiến lũy thứ 3 trong lãnh thổ Việt Nam không ngơi tiếng vang dội của súng liên thanh, đạn pháo, tôi tưởng chừng mọi thảm khốc đang diễn ra, cướp mất thân thể của người đồng sinh đất Việt, hy vọng chiến tranh dừng lại ở thời điểm này, cảnh thảm khốc không còn tiếp tục.

Hiện chúng tôi đang trên hành trình xuyên qua biên giới Đông – Tây vòng chiến lũy 1, nơi nguy hiểm không thể khẳng định an toàn cho bất cứ ai, bởi trên đầu lơ lửng lựu đạn cài cành cây, dưới mặt đất bẫy mìn. Nơi đâu cũng có hầm chông, đạn pháo cày đồng bằng thành hố sâu, núi cao đạn pháo gọt trọc đầu rừng nguyên sinh!

Riêng tôi cần phải biết nhiều hơn tại miền ải địa đầu Tổ quốc, bởi biên giới là giáp ranh chiến lược, nơi thường sôi bỏng dễ đưa đến chiến tranh, khói lửa điêu tàn đến từ đó và một khi vận nước suy vong, lân bang thừa cơ chiếm biên giới trước nhất v.v…

chienluytq6.jpg
Chúng tôi đi vào một đoạn chiến lũy đầy chướng khí của tử thi,
trên đầu lúc nào cũng có những chùm lựu đạn, cài trên cành cây,
sẵn sàng nổ khi người vấp phải bẫy mìn. ảnh: NBL


Lúc này tôi mới thực sự rùng mình trước tầm quan trọng của vòng chiến lũy 1, nó chạy dài từ Đông qua Tây, và nó còn nguyên vẹn những bằng cớ doanh trại bộ chỉ huy chiến trường mà Trung Quốc đã lập ở đây, ngoài ra dày đặc chiến hào bao phủ phần ngoài chiến lũy, tạo thành một phòng ngự kiên cố. 

Lần đầu tiên tôi thấy, rất ngạc nhiên, chiến hào thiết lập theo mô hình con Ách-chuồn, do tổ tam tam cố thủ, một khi chiến binh đã ách thủ thì không rời chiến hào, người chiến binh phải tuân theo mệnh lệnh và qui luật quân đội Trung Quốc.

chienluytq7.jpg
Quân đội Trung Quốc lập chiến hào theo mẫu Ách-chuồn
tại núi cao thuộc điểm (D) trong lãnh thổ của Việt Nam,
nay thuộc biên giới Trung Quốc. Nguồn ảnh: NBL


Chúng tôi tạm dừng chân nơi đây, mượn chiến hào đánh một buổi cơm trưa dã chiến và ngả lưng nghỉ ngơi 15 phút, sau đó tiếp tục lên đường.
Huỳnh Tâm