THÔNG BÁO !
TM Ban Điều Hành Blog
11 January 2012
TIN NÓNG: NIÊM PHONG SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỞNG VĨNH PHÚC
Shocking video: Lòng lợn thối thành thuốc chữa bệnh !
Chuyện khó tin này được giám đốc một công ty chế biến thức ăn gia súc tại Bình Chánh, TP.HCM tiết lộ khi bị lực lượng của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) kiểm tra đột xuất sáng 6-1.Khoảng 9g ngày 6-1, đoàn kiểm tra của C49 ập vào hai địa chỉ G7/55 và G7/55A ấp 7, xã Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh, cùng trên khu đất có khuôn viên hơn 1.000m2 nằm sâu bên trong con đường rải đá gồ ghề cách tỉnh lộ 10 hơn 1km.Đây là địa chỉ đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH thương mại Minh Oanh (G7/55) và chi nhánh DNTN SX-TM Hà Tiết (G7/55A, trụ sở chính tại Q.Tân Bình) có cùng ngành nghề kinh doanh là "sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản".
Thực tế hai doanh nghiệp này không hề sản xuất theo đúng ngành nghề như đã đăng ký. Bên trong nhà xưởng rộng khoảng 50m2 của chi nhánh DNTN SX-TM Hà Tiết bày la liệt thau chậu, thùng phuy, can nhựa cùng máy ép, lò nấu... với hai công nhân đang làm việc. Công việc của hai công nhân này là đưa ruột, phèo heo (gọi chung là ruột heo) vào máy ép, sau đó cạo tách phần phế phẩm (gồm dịch nhầy, bã phân) để riêng ra. Trên các thau đựng ruột heo, phế phẩm đang được phân loại, ruồi bu như vãi đậu. Cạnh đó là những can, thùng nhựa ngâm ủ ruột heo, phế phẩm bốc mùi tanh lợm. Hai công nhân làm việc tại đây cho biết ruột heo sau khi ngâm rửa sơ bằng nước lạnh rồi đưa đi giao cho các cơ sở chế biến lạp xưởng tươi, hoặc sấy khô trước khi giao nếu để làm lạp xưởng khô. Riêng phần phế phẩm được ngâm với xút và nấu cô đặc lại để xuất sang một nước khác.Khi bước vào xưởng chế biến của Công ty TNHH thương mại Minh Oanh, hai cán bộ của C49 phải nhảy thối lui và nôn sặc sụa vì mùi tanh tưởi bốc ra từ các thùng phuy, bồn chứa bên trong xưởng. Ở đây cũng có hai công nhân đang làm việc, một người Việt và một người Trung Quốc.Một cảnh tượng kinh hoàng đập vào mắt khi những tấm cao su và nắp nhựa đậy các thùng phuy được mở ra: giòi to, giòi nhỏ bò lúc nhúc trên thứ hỗn hợp nhầy nhụa đang ngâm và dọc trên vành phuy. Dọc bờ tường là những bồn chứa xây bằng ximăng, giữa mỗi bồn là hệ thống trục quay vận hành bằng điện. Bà Nguyễn Thị Mỹ Chi (giám đốc công ty) cho biết chất nhầy ngâm trong các thùng phuy là phế phẩm ruột heo. Mỗi ngày công ty mua 500-600kg phế phẩm ruột heo không rõ nguồn gốc và từ DNTN SX-TM Hà Tiết để làm nguyên liệu.
Phế phẩm mua về được ngâm với xút và một loại hóa chất màu vàng xuất xứ từ Trung Quốc 10-12 giờ. Sau đó cho vào các bồn có hệ thống trục quay để đánh tơi ra (mất 8-10 giờ) và nấu cô đặc thành bột màu đen nâu. Tiếp đó, chất bột này được ngâm với rượu khoảng 30 ngày cho ngả sang màu nâu trắng rồi đem gạn lọc, ép khô thành thỏi như cao xương. Bà Chi khai nhận tuy bà đứng tên đăng ký kinh doanh với tư cách giám đốc nhưng thực chất mọi công việc sản xuất đều do ông Cao Guang Ming (sinh năm 1966, quốc tịch Trung Quốc) điều hành. Bà Chi cho hay mỗi tháng thu được khoảng 3kg cao và đều được ông Cao Guang Ming bẻ ra thành miếng nhỏ cho vào vali, sau đó bay ra Hà Nội rồi đi bằng đường bộ lên biên giới bán sang Trung Quốc.
"Tôi chỉ nghe chồng tôi nói là bán qua đó để làm thuốc chữa bệnh, chứ không biết rõ" - bà Chi khai.
Bệnh tay chân miệng tại Hà Nội tăng 98% so với 2010
RFA 01-10-2012Số bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng tại Hà Nội năm 2011 tăng 98% so với năm 2010, lên mức 1.514 ca, trong đó, có 1 trường hợp tử vong. Số liệu này mới được Sở Y tế Hà Nội công bố. Ngoài ra, các dịch bệnh khác tại thành phố Hà Nội cũng diễn biến phức tạp và bùng phát cao: chẳng hạn, bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 là 145 người; sốt xuất huyết hơn 4.600 người; hơn 23,000 người nhiễm HIV trong đó chuyển sang AIDS khoảng 8.700 người và có hơn 3.600 chết vì bệnh này. |
Lúa gạo bất ổn cả sản xuất lẫn đầu ra
Nam Nguyên, phóng viên RFA2012-01-10Vựa lúa xuất khẩu đồng bằng sông Cửu Long vào vụ đông xuân 2011-2012 một cách đầy bất ổn cả về sản xuất lẫn đầu ra xuất khẩu. RFA photo Nhiều hệ lụy Ảnh hưởng nước lũ rút chậm, vụ đông xuân đồng bằng sông Cửu Long được xuống giống chậm khoảng một tháng kèm theo nhiều hệ lụy. Tại Hội nghị tổ chức ngày 9/1 tại Tây Ninh, Cục trồng trọt Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn dự báo khoảng 620.000 héc-ta tức 40% tổng diện tích vụ đông xuân 2011-2012 ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ thiếu nước tưới và đến giai đoạn lúa sắp chín có thể bị mặn xâm nhập ảnh hưởng năng suất. Tuy không đưa ra dự báo về thiệt hại một cách cụ thể, nhưng Cục trưởng Cục trồng trọt Nguyễn Trí Ngọc không phủ nhận việc ảnh hưởng sản lượng: "Thời vụ xuống giống bị trễ của vụ đông xuân sẽ ảnh hưởng đến vụ hè thu và cả vụ thu đông. Như vậy nó cũng sẽ ảnh hưởng năng suất cả ba vụ đông xuân, vụ hè thu và thu đông. Tuy nhiên điều này mới chỉ là dự báo…" Giảm năng suất sẽ khiến giá thành sản xuất tăng, nhưng điều này chưa làm người trồng lúa đứng ngồi không yên cho bằng tình trạng thị trường trầm lắng hiện nay. Thông thường giá lúa sẽ tăng khi vào mùa giáp hạt, nhưng năm nay lại khác hẳn, những ai trữ lúa nếu muốn bán phải chịu mất khoảng 2.000đ/kg so với cách đây một tháng. Giá lúa ở đồng bằng sông Cửu Long bị chi phối bởi khả năng xuất khẩu qua số lượng hợp đồng ký được. Nhưng theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA lượng hợp đồng ký kết không khả quan. Cụ thể tính đến thời điểm hiện tại chỉ ký kết 1,1 triệu tấn, so với 1,8 triệu tấn của cùng thời gian năm ngoái. SaigonTimes Online trích lời Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong cho biết, không những không ký được hợp đồng xuất khẩu mà những hợp đồng đạt được lại có khoảng 780.000 tấn với thời hạn giao hàng kéo dài đến tháng 8/2012.
Nguyên do của tình trạng heo hút hợp đồng xuất khẩu là vì giá gạo cấp thấp của Ấn Độ rẻ hơn gạo Việt Nam cùng loại. Theo thông tin ghi nhận tuần lễ sau tết Dương lịch, Ấn Độ tiếp tục thu hút khách hàng trong khi Thái Lan và Việt Nam vẫn đứng ngoài thị trường xuất khẩu gạo. Nói là để tránh doanh nghiệp xé rào hạ giá gạo, cuối năm ngoái VFA tăng giá sàn xuất khẩu gạo 5% tấm lên mức 500 USD/tấn. Nhưng trên thực tế giá gạo tham khảo thấp hơn nhiều cho tất cả các loại gạo của Việt Nam và không có giao dịch nào được thực hiện. Theo báo giá ngày 9/1/2012 của Công ty Lương thực Sóc Trăng, gạo xuất khẩu Việt Nam loại 5% tấm giá 455 USD/tấn, gạo 15% tấm giá 435 USD /tấn và gạo 25% tấm giá 420USD/tấn. Như thế giá gạo 15% và 25% tấm của Việt Nam đã được hạ giá chỉ còn cao hơn gạo Ấn Độ từ 15 USD tới 40 USD/tấn thay vì 100 USD/tấn như trước. Mức lời thấpTrong lúc nông dân nhiều âu lo về việc giá lúa gạo sụt giảm, ngược lại Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA lại tỏ ra khá bình thản. Dường như các doanh nghiệp không vội vã lắm về việc ký thêm hợp đồng xuất khẩu. Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong vẫn đưa ra dự báo năm 2012 sẽ xuất khẩu 6,5 tới 7 triệu tấn gạo, tức là vẫn xuất khẩu nhiều. Ngoài ra ông Phong còn trấn an là nếu lúa khô loại thường giảm dưới 5.000đ/kg thì VFA sẽ thu mua tạm trữ với giá bảo đảm nông dân có lãi từ 30% trở lên. Ông Phong cho biết Bộ Tài chính tính giá lúa bình quân có tính cả yếu tố trượt giá 9%, thì để nông dân có lãi 30% giá lúa khô loại thường không dưới 4.400đ/kg.Nông dân Cần Thơ chúng tôi hỏi chuyện tỏ ra bất bình về mức giá 4.400đ/kg cũng như mức lời 30%. "Nông dân suốt đời làm mọi cho mấy ông doanh nghiệp công ty. Nói một câu khách quan lời 30% lấy gì sống, nông dân làm có 3-5 công đất vật giá leo thang cái gì cũng đắt, lời ít quá đâu sống nổi. Nhà nước nói giảm thuế nhưng thực ra giảm cái này kéo cái kia lên còn hơn thu thuế nữa…những mặt hàng nông dân sử dụng cho một vụ lúa như phân bón xăng dầu thuốc trừ sâu đã đánh thuế rồi thì thu thuế nông dân làm chi nữa." Những người am hiểu thị trường nói với chúng tôi, nếu VFA dự báo năm 2012 xuất khẩu từ 6,5 đến 7 triệu tấn gạo thì rõ ràng họ đang rất bình thản. Dự báo đó tương tự với mấy năm gần đây và doanh nghiệp muốn mua vào giá thấp để chắc ăn và có nhiều lợi nhuận. Cho đến nay dù có nhiều cải thiện nhưng doanh nghiệp Việt Nam không có khả năng tạm trữ cả về đồng vốn lẫn khả năng kho chứa. Đặc trưng của kinh doanh lúa gạo xuất khẩu ở Việt Nam là phải mua vào và bán ra trong thời gian ngắn để xoay vòng đồng vốn lẫn kho chứa.
Trả lời chúng tôi TS Phạm Văn Tấn, chuyên gia về công nghệ sau thu hoạch làm việc ở phía Nam nhận định: "Dự trữ lúa ở đồng bằng sông Cửu Long để chờ giá lên khó đáp ứng. Hiện nay tổng công suất kho chứa ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ tương đương 1,5 triệu tấn so với nhu cầu là 4 triệu tấn đạt khoảng 25%. Nếu Nhà nước có hỗ trợ để mua hết lượng lúa thương mại trong dân thì chưa có đủ kho để chứa, điều này rất khó khăn. Với 1,5 triệu tấn kho hiện hữu nhưng các kho này cũng chưa đáp ứng yêu cầu chứa lúa trên 6 tháng, đây là một khó khăn nữa. Nhà nước khuyến khích các công ty lương thực đầu tư thêm kho chứa, để bảo đảm tổng công suất chứa đạt được 4 triệu tấn ở đồng bằng sông Cửu Long đủ chứa 10 triệu tấn lúa thương phẩm một năm bằng với 2,5 lần quay vòng của sức chứa 4 triệu tấn." Năm ngoái Việt Nam xuất khẩu 7 triệu 150 ngàn tấn gạo trị giá 3 tỷ 500 triệu USD, kỷ lục cao nhất từ trước tới nay. Vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long đã cung cấp tới 90% tổng lượng gạo xuất khẩu và năm vừa qua là lần đầu tiên nông dân có thời điểm bán lúa loại thường với giá 7.000đ/kg. Nay với lạm phát hơn 18% mà giá lúa bảo đảm 4.400đ/kg thì không một người trồng lúa nào có thể chấp nhận được. Theo dòng thời sự:Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Bản lên tiếng toàn cầu về nhân quyền tại Việt Nam
Đỗ Hiếu, RFACuộc "Đối thoại về nhân quyền" sắp diễn ra tại Hà Nội giữa đại diện của EU và đại diện của nhà nước Việt Nam. Nhân dịp này, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế cùng phổ biến bản "Lên tiếng tòan cầu" về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam. Photo by Working Group on Arbitrary Detention Quốc hội châu Âu hứa quan tâmĐỗ Hiếu trao đổi với giáo sư Võ Văn Ái, một thành viên Ban Tổ Chức và ban soạn thảo "Bản lên tiếng.chung" của các tổ chức nhân quyền quốc tế gồm: Uỷ ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, Liên đoàn Nhân quyền quốc tế, Tổ chức Thế giới chống tra tấn. Đỗ Hiếu: Thưa ông, được biết sắp tới nhân có cuộc đối thoại nhân quyền cấp cao tại Hà Nội giữa đại diện Việt Nam và Liên Âu, ba tổ chức nhân quyền quốc tế vừa ra Bản Lên Tiếng chung về hội nghị này. Ông vui lòng cho biết thêm về hoạt động, chủ trương của của các tổ chức đó? Song biển chuyển mới xảy ra gần đây là vào đầu tháng 12 vừa có phái đoàn của nhà nước Việt Nam thăm quốc hội Âu Châu do ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu, cùng nhiều bộ trưởng và các doanh gia. Hai bên thương thảo một hiệp ước hợp tác giữa Việt Nam và Liên Âu, dự tính ký kết vào giữa năm 2012. Thành quả bước đầu về nhân quyền là hai bên sẽ có đối thoại nhân quyền thường niên cấp cao, luân phiên tổ chức tại hai thủ đô của Việt Nam và EU. Sắp tới là hội nghị được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội. Tháng trước, Uỷ ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam cũng đã mở một cuộc vận động cho nhân quyền Việt Nam tại quốc hội Châu Âu. Văn phòng Chủ tịch quốc hội Châu Âu đã có văn thư hồi đáp và hứa hẹn sẽ rất quan tâm đến lãnh vực nhân quyền. Lần này ba tổ chức của chúng tôi, trong nhiệm vụ muốn thông tin cho thế giới thấu rõ tình trạng đàn áp những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam không ngừng tiếp diễn từ mấy năm qua, chúng tôi cũng tạo áp lực cho cuộc đối thoại, mang đến thành quả cụ thể. Ba tổ chức chúng tôi có trụ sở tại Paris, Genève, Bangkok, đã công bố bản thông cáo chung. Dành ưu tiên cho nhân quyền
Chính vì thế mà tôi kêu gọi trong cuộc đối thoại này, đã tới lúc Liên Âu đặt vấn đề với Hà Nội về sự chênh lệch này, dành mọi ưu tiên cho nhân quyền trong quan hệ song phương. Bản Lên Tiếng của chúng tôi có đi sâu vào một danh sách cụ thể của những người tranh đấu cho dân chủ và đã bị bắt, bị quản lý, bị đưa ra tòa án xét xử. Chúng tôi mong Liên Âu lưu tâm là cuộc đối thoại lần này phải được thể hiện bằng việc trả tự do cho tất cả những nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền, hiện đang bị cầm tù, bị quản chế. Ông Võ Văn Ái: Mình thấy trong thực tế thì hiển nhiên các tiếng nói đều vô vọng trước bạo lực. Thời thế nào cũng như vậy, nhưng nếu không có những tiếng nói dù là yếu ớt, nếu không có những tiếng thét trong cổ nhưng là tiếng thét cho lẽ phải, thì dân Việt Nam đã trở thành dân Quảng Đông, Quảng Tây sau 10 thế kỷ Bắc thuộc, hay thành dân Gaulois sau 100 năm thuộc Pháp. Phải tin vào một nền văn hóa phản quyền lực, vì từ nửa thế kỷ qua đã xuất hiện các xã hội dân sự thông qua các tổ chức phi chánh phủ. Đây chính là lực lượng toàn cầu nảy sinh từ nền văn hóa phản quyền lực này. Tại các nước độc tài như Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam thì tổ chức phi chánh phủ này bị cấm xuất hiện, vì quyền lập hội nằm trong tay đảng, hay bị gò bó trong tổ chức Mặt Trận Tổ Quốc. Hà Nội cũng muốn hội nhập vào thế giới văn minh. Gần đây tại các diễn đàn quốc tế, Hà Nội cũng cho ra mắt các tổ chức phi-phi-chánh phủ, gọi là GONGO, để làm đào, kép hát ca cho đảng, thay vì NGO là tổ chức phi chánh phủ. Trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, như chuyện dân chúng ở Hải Phòng nổi lên, người dân Việt cần liên kết với các lực lượng phản quyền lực, các tổ chức phi chánh phủ, để cùng nói lên thảm trạng của quê hương mình ngày nay đang bị tha hóa và vọng ngoại triền miên, từ các chính quyền phi dân tộc. Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Vụ 6 công an, bộ đội bị bắn: Muốn chụp ảnh phải có lệnh chủ tịch huyện?
>> Vụ 6 công an, bộ đội bị bắn trọng thương: Huyện Tiên Lãng giao đất tùy tiện?
Trưa 10.1, trong khi PV Thanh Niên cùng một số đồng nghiệp đang tác nghiệp tại khu vực đầm của ông Đoàn Văn Vươn thì bất ngờ bị một nhóm côn đồ xông tới giằng lấy máy ảnh và định hành hung. Một người tên Chương lao thẳng xe máy vào phóng viên Báo Pháp luật TP.HCM và chửi bới, lăng mạ, giật máy ảnh của phóng viên này. Khi một số người dân can ngăn, người thanh niên này mới chịu dừng tay nhưng vẫn tiếp tục chửi bới phóng viên. Ngay sau đó, một nhóm khoảng gần chục thanh niên từ phía đầm kéo đến yêu cầu các phóng viên không được chụp ảnh.
Một thanh niên lao vào định giật máy ảnh phóng viên Báo Pháp luật TP.HCM - Ảnh: P.H.S |
Cùng ngày, ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh văn phòng UBND H.Tiên Lãng, chính thức trả lời báo chí xung quanh vụ cưỡng chế thu hồi đầm nuôi trồng thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn, ở xã Vinh Quang, H.Tiên Lãng vào ngày 5.1.
Ông Khánh khẳng định huyện Tiên Lãng không lừa người dân. “Nếu ông Vươn chấp hành việc giao lại đầm thì UBND huyện sẽ thực hiện quy trình cho thuê. Ông Vươn được tham gia đấu thầu như mọi công dân khác. Đã là quy định thì chúng tôi phải thu hồi rồi mới cho thuê tiếp, chứ không thể ký giao cho ông Vươn ngay được”, ông Khánh lý giải.
Theo ông Khánh, UBND huyện đã mời ông Vươn lên làm việc 8 lần, cả 8 lần hòa giải đều có biên bản nhưng đương sự không lần nào ký. Phóng viên đề nghị tiếp cận các văn bản đó thì ông Khánh cho biết hồ sơ đang nằm ở các cơ quan chức năng, nếu cần, nhà báo cứ liên hệ các cơ quan đó để sao chụp.
Chánh văn phòng UBND H.Tiên Lãng dẫn một văn bản rồi khẳng định, ngày 26.7.2011 (hơn 5 tháng trước khi xảy ra vụ việc người nhà ông Vươn bắn 6 công an, bộ đội - PV), UBND huyện đã có báo cáo gửi thường trực Thành ủy, UBND TP.Hải Phòng về quá trình giải quyết vụ việc và đề xuất việc tổ chức cưỡng chế để thi hành quyết định hành chính thu hồi đất đối với ông Vươn. UBND TP đã chỉ đạo các ngành Tài nguyên - Môi trường, Thanh tra, Công an TP giúp H.Tiên Lãng cùng lên kế hoạch rất chi tiết tổ chức thu hồi đất.
Riêng vấn đề đất nuôi trồng thủy sản phải giao 20 năm theo luật Đất đai, nhưng H.Tiên Lãng lại giao tùy tiện mỗi hộ một hạn mức, ông Khánh nói: “Tôi không nắm đầy đủ về luật nhưng địa phương có thể căn cứ vào tình hình thực tế để giao thấp hơn, 4 năm, 5 năm, 10 năm... miễn là không quá 20 năm. Khi ký vào các văn bản giao đất, các chủ đầm đã đồng ý là hết thời hạn thì phải bàn giao lại cho huyện, không đòi bồi thường”.
Tuy nhiên, trước câu hỏi huyện thực hiện việc này căn cứ vào điều luật nào, ông Khánh trả lời: "Cái này phải hỏi cơ quan chuyên môn".