THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

18 May 2011

Hang Tram nong dan va dan lang thon Duong Noi, quan Ha Dong dang bieu tinh

Truyền đơn “kiểu mới” rãi ra ở thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang 16/5/2011

Tiếp theo lời kêu gọi tẩy chay “Đảng Cử Dân Bầu”  Quốc Hội độc tài của Cộng sản Việt Nam. Lời kêu gọi phải đi đôi với hành động thì lời kêu gọi mới có kết quả. Ngày 16/05/2011 Tuổi Trẻ Yêu Nước phối hợp với Thanh Niên Sinh Viên Miền Nam thả truyền đơn kêu gọi đồng bào tỉnh Kiên Giang đứng lên  tẩy chay bầu cử….


Source:  http://www.tuoitreyeunuoc.com/?p=2535  & http://www.tuoitreyeunuoc.com/?p=2416

free counters

TẢN MẠN VỀ “VĂN HÓA… CHỬI”!


Nền văn hóa nông thôn của Việt Nam ta có bài "chửi" rất nổi tiếng là bài "Chửi Mất Gà." Bài chửi có ca, có kệ, lên bổng, xuống trầm, kể lể có dây, có nhợ lòng thòng như chuyện dài "nhân dân tự vệ" thời Việt Nam Cộng Hoà:
Hãy nghe mụ đàn bà nhà quê giọng chua như dấm hoá học tốc váy, quai cồng ra mà chửi như sau:
"Bố cái thằng chết đâm, cha cái con chết xỉa! Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà. Này bà bảo cho chúng mày biết: Thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn… Cao tằng tổ tỉ, cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông cả ông cả bà, cả cha, cả mẹ, chú bác, anh em, họ nội họ ngoại, xa gần ân ái, họ gái họ trai, dưới âm phủ đội mũ mà đi lên, trên thiên đàng xếp hàng đi xuống, hãy vén mái tai, gài mái tóc, đặng chổng tai lên nghe cho rõ, chống cửa ngõ cho cao, chặt hàng rào cho thấp để mà nghe bà chửi đây này…"
Đúng là một bài chửi hết ý, phải không?
Đây là những câu chửi của thời xa xưa khi dân ta còn bị bọn Phú lãng sa đô hộ.
Thời trước, các văn nghệ sĩ trách móc nhau nghe nhẹ nhàng lắm; nhưng lại hay ra phết.
Như chuyện giai thoại "bà chúa thơ Nôm" Hồ Xuân Hương trách móc ông Chiêu Lỳ Phạm Đình Hổ qua mấy câu thơ:
"Rằng hứa rằng năm, chỉ có ba
Trách người quân tử hẹn sai ra
Bao giờ thong thả lên thăm Cuội
Nhớ hái cho xin nắm lá đa"
Theo chuyện đọc lâu rồi thì Hồ sĩ nữ ngỏ ý mượn tiền và ông Chiêu Hổ (để mua mỹ phẩm hay cái gì đó mà người kể lại không cho biết) hứa cho mượn nhưng lại gửi không đủ số tiền đã hứa nên bà gửi 4 câu thơ trên trách móc. Taá giả Vũ Trung Tùy Bút tức Tùy Bút Viết Trong Mưa cũng không vừa bèn trả lời ngay:
"Rằng gián thì năm, quý có ba
Trách người thục nữ tính không ra
Bao giờ thong thả lên chơi Nguyệt
Sẽ tăng cành đa, lẫn củ đa".
Cành đa thì Lão Móc có biết nhưng không biết củ đa là cái củ gì mà ông Chiêu Lỳ lại đòi cho Hồ nữ sĩ!
Về chuyện chửi nhau rất có văn hóa cũng có chuyện cụ Tam Nguyên Yên Đỗ với bài thơ "Tặng Người Cho Hoa" với mục đích chửi xéo nhà thơ Chu Mạnh Trinh.
Số là nhà thơ yêu truyện Kiều và yêu cả nàng Kiều là Chu Mạnh Trinh có dự cuộc thi thơ "Tổng vịnh truyện Kiều do Tổng Đốc Lê Hoan tổ chức với vị Chánh chủ khảo là nhà thơ Nguyễn Khuyến. 
Dĩ nhiên nhà thơ Chu Mạnh Trinh đoạt giải nhất; nhưng nhà thơ "ức" vì hai câu phê của cụ Tam Nguyên vì hai câu thơ vịnh Sở Khanh:
"Làng nho người cũng coi ra vẻ
Bợm sỏ ai ngờ mắc phải tay"
bị cụ Tam Nguyên phê:
"Rằng hay thì thực là hay
Nho đối với sỏ lão này không ưa".
Nhà thơ Chu Mạnh Trinh ức lắm, bèn chơi trò ma là cho người tặng cụ Nguyễn Khuyến một châụ hoa trà có ý mỉa mai cụ. Lúc ấy cụ Tam Nguyên đã lòa. Cụ bèn làm bài thơ có những câu như sau:
"… Mưa bụi những khinh phường xỏ lá
Gió to luống sợ lúc rơi già
Xem hoa ta chỉ xem bằng mủi
Đếch có hương thơm – một tiếng khà!
Nhà thơ Chu Mạnh Trinh ức lắm nhưng cũng không làm gì được vì cụ Tam Nguyên vì về đường khoa, hoạn đều hơn hẳn ông nhà thơ Án Sát Hưng Yên.
Thời "Bác" Hồ còn "ngày ngày qua lại lại qua" với bà Nguyễn Thị Xuân ở Bắc Bộ phủ thì chuyện chửi nhau giữa các văn nghệ sĩ hơi… xuống cấp và dung tục – nói theo ngôn ngữ của VC!
Chiến dịch "đánh" nhóm "Nhân Văn – Giai phẩm" (NVGP) xảy ra, không phải chỉ có những "lãnh tụ văn nghệ" như Tố Hữu, Phạm Huy Thông công khai ra mặt "đánh", mà còn có những văn nghệ sĩ a dua nhảy vào đánh hôi. Như trường hợp nhà văn Nguyễn Công Hoan đánh hôi cụ Phan Khôi:
"Nhắn bảo Phan Khôi khốn kiếp ơi
Thọ mi mi chúc chớ hòng ai
Văn chương! Đù mẹ thằng cha bạc  
Tiết tháo! Tiên sư cái mẽ ngoài
Lô-gích, trước cam làm kiếp chó
Nhân văn, nay lại hít gì voi
Sống dai thêm tủi cho thêm nhục
Thêm nhục cơm trời chẳng biết gai".
Và còn rất nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình nhảy vào để lập công với anh Lành (tức Tố Hữu).
*
Theo bài viết "Văn hóa chửi" của tác giả Duy Nhân thì Việt Nam xã nghĩa "thời thổ tả" khi bạn ra Hà Nội mà hỏi đường một cậu bé, sẽ được trả lời "Đéo biết! Có biết cũng đéo chỉ!"
Đó là chuyện ngoài đường phố, mới đây có chuyện xảy ra trong lớp học được phổ biến trên mạng. Cô giáo hỏi học trò về chuyện chiến sĩPhan Đình Giót, đình Giếc gì đó đã vô cùng anh dũng lao mình lấp lỗ châu mai. Vậy anh dũng là gì?
Học trò đáp là: "Đéo sợ!"
Cô giaó đem méc lại Hiệu trưởng thì hiệu trưởng bảo là:
"Nó nói vậy thì cũng đéo sai".
Cô giáo giận quá bèn bảo:
"Vậy thì đây cũng đéo dạy"
Ông hiệu trưởng bèn nói liều như ông… Chiêu Hổ:
"Thì đây cũng đéo cần!"
Cũng theo tác giả Duy Nhân thì lúc xảy ra vụ thầyĐức Nghi chùa Bát Nhã Lâm Đồng ra sức khủng bố, chửi bới, dùng công an đánh đập 400 tăng sinh tu theo pháp môn Làng Mai của Thiền sưNhất Hạnh đến nỗi có một tín đồ Phật Giáo địa phương phải nói: "Em thấy đạo Phật của chùa Bát Nhã chửi bới đạo Phật Làng Mai chơ búa quá, em chán bỏ đạo Phật luôn".    
*
"… Không hiểu thấu đáo chủ trương, đường lối của người khác thì chửi. Không đồng quan điểm với người khác, thì chửi. Phương thức hành động của người khác với mình, thì chửi. Áp đặt tư tưởng của mình cho người khác, rồi chửi. Tệ hại hơn là bịa đặt, phịa ra những điều không có thật, gán cho người ta để lấy cớ mà chửi…. Đồng hoá một cá nhân với một tổ chức để chửi. Thí dụ người ta phê phán, lên án một nhà sư, một linh mục có tên tuổi, điạ chỉ hẳn hoi, hủ hoá với phụ nữ thì kết án người ta là bôi bác tôn giáo…
 Phương pháp thông thường là quơ đũa cả nắmđể chửi: Trong một nhóm người, có một cá nhân không làm vừa lòng ai đó thì cả nhóm đều bị lôi ra chửi!
Siêu đẳng hơn nữa là chửi không chừa một ai, nhất là đối với những người thiện nguyện đứng ra gánh vác chuyện cộng đồng.
Một hiện tượng rất phổ thông bây giờ làmình không làm nhưng người khác làm thì chê và chửi, chửi cho sướng miệng!
Xin mượn ý kiến của tác giả Duy Nhân tạm kết bài viết về văn hóa… chửi đợt một này!
LÃO MÓC

‘Lạm phát 2011 khó giữ dưới 15%’


Thứ ba, 17/5/2011, 16:18 GMT+7

Ngay cả khi các biện pháp kiềm chế và ổn định vĩ mô được thực hiện quyết liệt trong 7 tháng còn lại, lạm phát cả năm nay vấn có thể lên đến 15,5%, theo dự báo của các tác giả báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2011.
Lạm phát 4 tháng gần 10%

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trực thuộc Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố sáng 17/5 Báo cáo thường niên về Kinh tế Việt Nam năm 2011. Với tiêu đề: Nền kinh tế trước ngã ba đường, bên cạnh việc khái quát thực trạng nền sản xuất, thương mại và tài chính Việt Nam sau năm 2010, Báo cáo cũng phác họa một số nét chính về viễn cảnh kinh tế năm 2011.

Theo đánh giá của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành (chủ biên báo cáo) và các đồng sự, diễn biến kinh tế thế giới, hơn lúc nào hết, sẽ ảnh hưởng mạnh tới Việt Nam trong năm nay. Các vấn đề này bao gồm bất ổn của kinh tế Mỹ (thất nghiệp cao, thâm hụt ngân sách lớn…), khủng hoảng nợ châu Âu, bất ổn vĩ mô tại Trung Quốc, việc tăng giá lương thực trên phạm vi toàn cầu…

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành. Ảnh: Nhật Minh
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành. Ảnh: Nhật Minh

Bên cạnh những yếu tố bên ngoài như vậy, bản thân kinh tế Việt Nam cũng tồn tại rất nhiều bất ổn mang tính hệ thống như tình trạng lạm phát gia tăng, kéo theo lãi suất cao, gây bất lợi cho tăng trương kinh tế cũng như mức độ ổn định của hệ thống tài chính - ngân hàng, các thị trường tài sản.

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng việc lạm dụng các biện pháp hành chính để kiểm soát giá và các yếu tố khác trong thời kỳ kinh tế suy thoái và khó khăn sẽ để lại hậu quả lâu dài trong những năm tới. Biểu hiện dễ thấy nhất là sự điều hành giật cục giá những mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu… gây ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống xã hội cũng như kỳ vọng về tương lai kinh tế.

Theo báo cáo của VEPR, thâm hụt ngân sách của Việt Nam hiện còn lớn, chi thường xuyên tăng và đang ở mức cao. Trong khi đó, đầu tư phát triển lại có xu hướng giảm sẽ có ảnh hưởng nhất định tới tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Rủi ro ngân sách cũng là một vấn đề lớn khi hàng loạt tập đoàn kinh tế (bao gồm cả EVN, Petrolimex, PetroVietnam…) đang bộc lộ không ít khó khăn về tài chính.

Những khúc mắc nói trên gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát - ổn định vĩ mô được Chính phủ đặt ra cho 2011. So sánh với một giai đoạn khó khăn khác là năm 2008, các nhà nghiên cứu cho rằng kinh tế Việt Nam hiện ở trong tình thế bất lợi hơn nhiều.

Nguyên nhân là do tại thời điểm 2008, ngân sách của Việt Nam chưa bị thâm hụt quá sâu, do đó chính sách tài khóa còn có khả năng linh hoạt trong việc thay đổi mức thu chi. Mặt khác, lãi suất tại thời điểm này vẫn chưa cao, dư địa tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát vẫn còn. Đồng thời, dự trữ ngoại hối khi đó đang ở đỉnh điểm nên khả năng can thiệp thị trường là khả thi. Tâm lý doanh nghiệp và người dân khi đó vẫn còn tương đối lạc quan.

Những điều kiện này, theo VEPR, gần như không còn trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, báo cáo cho rằng mức độ thành công của các chính sách kiềm chế lạm phát sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự quyết liệt trong thực thi các biện pháp đã được đề ra, đặc biệt là các công cụ được đề cập tại Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Lạm phát cao sẽ đánh mạnh vào đời sống của tầng lớp lao động nghèo. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Lạm phát cao sẽ đánh mạnh vào đời sống của tầng lớp lao động nghèo. Ảnh minh họa: Hoàng Hà

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành và các cộng sự đưa ra 2 kịch bản cho kinh tế Việt Nam trong năm nay. Ở kịch bản "tích cực", các biện pháp thắt chặt tổng cầu được duy trì đến hết năm, lạm phát sẽ ở mức 15,5% trong khi tốc độ tăng GDP là 6,18%. Trong khi đó, nếu sớm nới lỏng tiền tệ vào khoảng quý III, tăng trưởng có thể nhích lên một chút, khoảng 6,55%. Tuy nhiên, tốc độ tăng CPI khi đó sẽ ở mức 18,2%, tức là gấp rưỡi năm 2010.

Như vậy, trong cả 2 kịch bản, lạm phát năm 2011 đều được dự kiến ở mức cao hơn 2 lần so với mục tiêu được Quốc hội phê duyệt cuối năm ngoái. Các con số này cũng cao hơn nhiều so với mức "phấn đấu" được Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Võ Hồng Phúc thông báo tại Hội nghị thường niên ADB đầu tháng 5 vừa qua.

Theo VEPR, công chúng thường có khuynh hướng lưu giữ ấn tượng về lạm phát trong quá khứ, đồng thời có kỳ vọng nhạy cảm về lạm phát trong tương lai. Do đó, để chống lạm phát hiệu quả, các nhà nghiên cứu đề xuất Chính phủ cần tăng uy tín trong việc cam kết chống lạm phát, mà trước hết phải giữ được mức trượt giá thấp trong vòng ít nhất là 6 tháng nhằm lấy lại niềm tin của thị trường.

Ngoài ra, Báo cáo cũng đề xuất cơ quan quản lý cần xây dựng các giải pháp bình ổn vĩ mô với mục tiêu lạm phát rõ ràng để tăng hiệu quả cho các chính sách kèm theo. Về dài hạn, cần khuyến khích tăng trưởng kinh tế thông qua gia tăng năng suất lao động và tăng sản lượng. Điều này phụ thuộc rất lớn vào việc chuyển dịch mô hình tăng trưởng, vốn là một bài toán lớn và không dễ giải của kinh tế Việt Nam.

Nhật Minh

Giá mua USD tại ngân hàng bất ngờ tăng


17/05/2011 12:09:07

Lúc 10h25, giá USD tại các ngân hàng thương mại đều tăng trần biên độ 1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng (tăng hơn 200 đồng/USD).

Ngày 17/5, Ngân hàng Nhà nước đã giảm tỷ giá liên ngân hàng 5 đồng/USD, từ mức 20.678 đồng/USD của ngày 16/5, xuống còn 20.673 đồng/USD - mức thấp nhất kể từ ngày 21/3/2011.

Tuy tỷ giá liên ngân hàng giảm, nhưng tại các ngân hàng thương mại, đồng "bạc xanh" được niêm yết giá mua vào và bán ra cao hơn từ 60 - 80 đồng/USD so với thứ Hai.

Chưa rõ nguyên nhân ngân hàng tăng giá mua USD (Minh họa nguồn IE)

Cụ thể, lúc đầu giờ sáng ngày 17/5, tại Vietcombank, USD được mua vào ở mức 20.630 đồng/USD, bán ra tăng lên 20.710 đồng/USD. Tại Eximbank, USD được yết giá mua vào ở mức 20.570 đồng và bán ra ở mức 20.700 đồng/USD. Tại ACB, USD được yết giá mua vào ở mức 20.590 đồng và bán ra 20.700 đồng.

Tuy nhiên, đến 10h25, giá USD tại các ngân hàng thương mại (bán ra) đều tăng trần biên độ 1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng (tăng hơn 200 đồng) lên kịch trần 20.880 đồng/USD. Trong khi đó, giá mua vào phổ biến ở mức 20.650 đến 20.760 đồng/USD.

Tương tự, tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, USD được yết giá mua vào 20.600 đồng/USD và bán ra 20.880 đồng/USD.

Hiện chưa rõ nguyên nhân tại sao USD lại tăng mạnh trong sáng 17/5.

Trong một diễn biến liên quan, sáng ngày 17/5, Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất lên thị trường mở thêm 100 điểm cơ bản (1%) lên 15%/năm từ mức 14%.

Ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, nói: "Tôi ủng hộ quyết định này bởi nó phát đi thông điệp rằng SBV tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ bất chấp những lời phàn nàn từ nhiều doanh nghiệp."

Duy Cường (theo NDHMoney)

Sốc: 4 trẻ mầm non chia nhau một quả trứng mỗi ngày


17/05/2011 22:21:17
6 em chia sẻ 1 quả táo và 1 quả trứng mỗi ngày. Bữa chính chỉ là mỳ "chay" hay khá hơn là 4 em chia nhau 1 cái xúc xích. Thực đơn đạm bạc đó khiến phụ huynh giận dữ khi vụ bê bối nhà trẻ ở thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông (miền Nam Trung Quốc) này bị phanh phui.

Cuối tuần qua, cảnh sát Chu Hải đã bắt giữ Mok Bo-chu (người Hong Kong), chủ của nhà trẻ tư thục có tên rất kêu "Sáng tạo nghệ thuật" với những cáo buộc lừa gạt, biển thủ chi phí thức ăn của các em học tại đây cũng như nhiều gian lận tài chính khác trong một thời gian dài.

Sự việc chỉ bị phát hiện khi nhiều cựu giáo viên của nhà trẻ lên tiếng, trình báo với cảnh sát khi chính họ cũng bị chủ quịt, chậm trễ trong thanh toán tiền lương. Họ cho biết, tiền ăn cho các em ở nhà trẻ này chỉ chi ở mức 1 Nhân dân tệ/ngày trong khi phụ huynh vẫn trả 210 Nhân dân tệ/tháng cho chi phí này. Các phụ huynh tố cáo nhà trẻ biển thủ tới 50.000 Nhân dân tệ/tháng còn tính cả năm thì lên tới 600.000 Nhân dân tệ.

Khi 50 phụ huynh giận dữ phá cửa xông vào nhà trẻ trên hồi đầu tháng Năm, họ bắt gặp cảnh con em mình ăn trưa với mỳ, không hề có thịt hay chất dinh dưỡng nào khác.

Một người cha nghẹn ngào nói với phóng viên Tân Hoa Xã: "Giờ tôi mới hiểu tại sao con mình luôn kêu đói khi về nhà. Chúng quá nhỏ, không biết nói ra lí do cụ thể". Cựu kế toán của nhà trẻ cho cảnh sát biết một ví dụ điển hình như tháng 11 năm ngoái, nhà trẻ này chỉ chi 8.040 Nhân dân tệ mua thực phẩm cho hơn 300 em và đội ngũ giáo viên. Nhưng hóa đơn đưa cho các phụ huynh xem lại được "chế biến" thành 56.866 Nhân dân tệ. Cựu đầu bếp thì kể lại ông được lệnh chia 1 quả trứng/4 em, 1 quả táo/6 em và 1 xúc xích/4 em khác. Ngay cả dầu ăn cũng bị giới hạn 1 chai nhỏ trong 4 ngày, nấu cho 1.200 người ăn.

Các quan chức ở Chu Hải cho rằng đây không phải một vụ cá biệt mà là hiện tượng phổ biến ở các nhà trẻ tư thục. Họ cam kết đẩy mạnh các quy định bảo vệ quyền và lợi ích trẻ em, nhất là ở các nhà trẻ do tư nhân điều hành. Một trong những biện pháp được áp dụng ngay lập tức là hơn 140 nhà trẻ tại Chu Hải phải công bố trên mạng thực đơn các bữa ăn cho trẻ.

(Theo TTXVN)

HRW kêu gọi Việt Nam mở cuộc điều tra đầy đủ về vụ biểu tình ở Mường Nhé


Chính quyền Việt Nam cần phải tiến hành một cuộc điều tra minh bạch, công bằng và đầy đủ về tình hình bất ổn gần đây trong cộng đồng người Hmong theo Cơ đốc giáo ở tỉnh Điện Biên, thuộc vùng Tây bắc Việt Nam; cũng như phản ứng của chính quyền trong vụ việc đó.

Đây là kêu gọi do tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch có trụ sở tại Hoa Kỳ đưa ra vào ngày hôm qua.
Và Human Rights Watch cũng kêu gọi chính quyền Hà Nội phải để cho các nhà ngoại giao, và giới quan sát quốc tế được phép đến ngay tại khu vực có tin về bất ổn mà không bị giơí hạn nào; nhất là sau khi có những tin tức về số người chết và bị thương qua vụ việc đó.
Human Rights Watch nhắc lại vụ tập trung hằng ngàn người Hmong bắt đầu hồi ngày 30 tháng tư vừa qua tại bản Huoi Khon, thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đến ngày 4 và 5, có tin bộ đội và trực thăng được điều đến để trấn áp những người tập trung. 
Một số nguồn tin chưa được kiểm chứng cho biết có đến mấy chục người bị thiệt mạng và bị thương. Trong khi đó chính quyền phong toả khu vực có vụ tập trung và từ chối không cấp phép cho giới ngoại giao và phóng viên nước ngoài đến khu vực Mường Nhé.
Human Rights Watch cho rằng chính quyền Việt Nam không thể để tình hình mờ ám như thế và cứ cho rằng mọi sinh hoạt ở đó đã trở lại bình thường. Một khi những bất ổn cộng đồng như thế bị che giấu giải quyết nội bộ, nó sẽ tạo điều kiện cho sự lạm dụng và trừng phạt. Tính khả tín của chính quyền nằm ở chỗ cho phép các nhà báo và giới quan sát độc lập đến tại khu vực xa xôi đó để tận mắt kiểm chứng những gì đã xảy ra
Human Rights Watch còn kêu gọi phiá chính quyền Việt Nam phải công bố danh sách những người bị bắt giữ trong vụ bất ổn vừa qua, cho biết nơi họ đang bị giam cũng như những cáo buộc về việc bắt giam họ.
Tổ chức này cũng đề nghị phải cho gia đình những người bị bắt được tiếp xúc với thân nhân, cũng như cho họ được tư vấn pháp lý.
Human Rights Watch kêu gọi chính quyền Việt Nam bảo đảm không tra tấn hay lạm dụng những người trong khi bị giam giữ; và bảo đảm những người tham gia biểu tình phản đối không bị trả thù.
Chính quyền Việt Nam và truyền thông trong nước thì cho rằng những người Hmong tập trung tại huyện Mường Nhé vừa qua là nghe theo lời tuyên truyền biạ đặt của những kẻ xấu tập trung để chờ vị Chúa và vua người Hmong đến với họ.
Hôm ngày 7 và 8 tháng 5 vừa qua phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng của Việt Nam đã đến tại vùng bất ổn Mường Nhé. Sau khi về ông trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam cho rằng tình hình đã được giải quyết trong hoà bình.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Ngân hàng trung ương tăng lãi suất thị trường lên 15%


Ngân hàng trung ương Việt Nam hôm nay cho tăng lãi suất thị trường mở lên 15%;

Đây là lần tăng thứ hai lãi suất loại này trong vòng hai tuần lễ với mục tiêu chống tình trạng lạm phát tại Việt Nam, mà được cho hiện là một trong những nơi cao nhất trên thế giơí.
Kinh tế gia Võ Trí Thành , thuộc Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết ông ủng hộ biện pháp này vì đó được xem như là một tín hiệu cho thấy Ngân hàng Trung ương Việt Nam tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, dù rằng doanh giơí than phiền nhiều về vấn đề lãi suất.
Truyền thông trong nước cho biết vào ngày hôm qua tại Hà Nội có tình trạng cán bộ tín dụng ngân hàng đưa ra mức lãi suất vay vốn thoả thuận với doanh nghiệp là 30%. Lãi suất trần huy động đối với tiền đồng mà Việt Nam qui định hiện nay là 14%.
Trong khi đó những lãi suất cơ bản khác của Nhà nước như lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu vẫn ở mức 14% và 13%. 

Việt Nam bán 20% cổ phần của Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank


Chính phủ Việt Nam chỉ định ngân hàng Credit Suisse Group AG làm tư vấn bán 20% cổ phần trong Ngân hàng Ngoại thuơng Việt Nam, Vietcombank

Và vòng đấu thầu cổ phiếu đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng năm tới đây.
Một viên chức Vietcombank ẩn danh cho hãng thông tấn Reuters biết rằng Vietcombank mong muốn vụ bán cổ phần đó sẽ hoàn tất trong năm nay hay đầu sang năm. 
Ngân hàng Credit Suisse từ chối bình luận về tin vừa đưa ra.
Theo qui định của Việt Nam thì sở hữu nước ngoài trong ngành ngân hành cao nhất ở mức 15% mà thôi, nếu được sự chuẩn thuận của chính phủ, tỷ lệ này có thể tăng lên 20%
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Kinh tế VN đang ở vào thế bất lợi


Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2011 của trường đại học quốc gia Hà Nội mới công bố sáng ngày hôm qua cho biết kinh tế Việt Nam năm 2001 đang ở vào thế bất lợi hơn so với năm 2008.

Nguyên nhân mà các tác giả của bản báo cáo này đưa ra là vì năm 2008, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, ngân sách chưa bị thâm hụt quá sâu nên chính sách tài khóa còn có thể khá linh họat trong việc thay đổi mức độ thu chi. Mặt khác, lạm phát năm 2008 dù tăng cao nhưng lãi suất lúc đó chưa cao và khả năng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát vẫn có thể chấp nhận được.

Cũng theo báo cáo này thì nhiều khả năng nợ công của Việt Nam sẽ tạm thời chững lại trong năm 2011, nhưng sẽ tăng dần đều ở các năm tiếp theo, và sẽ đạt mức 64% GDP vào năm 2015, 80% GDP vào năm 2020. 

Các tác giả của bản báo cáo thúc giục chính phủ phải đặt ưu tiên hàng đầu là thắt chặt chính sách tiền tệ một cách kiên quyết và kiên nhẫn. Chính sách tài khóa cũng cần phải thắt chặt, trong khi tính đến khả năng tăng trưởng dài hạn.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

VN xây dựng cơ sở hạ tầng cho nhà máy điện nguyên tử


Cục Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VAED) và Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA ) vừa tổ chức một cuộc hội thảo vào ngày thứ hai tại Hà Nội để bàn thảo các biện pháp nhằm thực hiện một kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cho năng lượng nguyên tử Việt Nam từ năm 2011 đến 2015.

Phát biểu tại hội thảo, thứ trưởng bộ khoa học công nghệ Lê Đình Tiến cho biết, Việt nam sẽ đặt trọng tâm vào việc phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện cơ sở pháp lý, thực hiện các nghiên cứu khả thi và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho hạ tầng cơ sở của nhà máy điện nguyên tử.

Trong 5 ngày diễn ra hội thảo, phía IAEA và Việt Nam cũng sẽ thảo luận về việc hoàn thiện đề án quốc gia về thông tin tuyên truyền điện hạt nhân đến năm 2020 để trình thủ tướng phê duyệt. 

Việt Nam có kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại tỉnh Ninh Thuận với tổng vốn đầu tư là 3 tỷ 500 triệu đô-la, dự tính sẽ đi vào hoạt động trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2020  với công suất là 2,000 mw. 

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.