THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

12 April 2013

ĐỒNG CHÍ X PHẢN ĐÒN NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Đề nghị thu thêm 1.400 tỷ đồng tiền sử dụng đất tại Ciputra



Ciputra-thamnhung
Một khu biệt thự của dự án Nam Thăng Long đang hoàn thiện.
xem tại đây:

Tham nhũng nghìn tỉ thời ông Trọng được lôi ra phục vụ Hội nghị Trung ương 7?

Liên ngành (Sở Tài chính, Cục thuế, Sở Tài nguyên Môi trường…) của thành phố Hà Nội vừa đề nghị thu bổ sung 1.400 tỷ đồng tiền sử dụng đất đối với Cty Nam Thăng Long – chủ đầu tư dự án khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra). Đây là mức cao nhất từ trước tới nay mà cơ quan chức năng phải thu bổ sung đối với một dự án bất động sản…
Bị tắc quá lâu
Đại diện lãnh đạo Tổng Cty Đầu tư Phát triển hạ tầng đô thị UDIC (gọi tắt Tổng Cty UDIC) (một bên tham gia liên doanh với Tập đoàn Ciputra của Indonesia) cho biết, Cty Nam Thăng Long số tiền sử dụng đất phải nộp bổ sung lên tới 1.400 tỷ đồng.
Liên ngành đang đề nghị thu bổ sung tiền sử dụng đất đối với giai đoạn 2 của dự án là hơn 100 ha. Lý do yêu cầu thu bổ sung đó là năm 2005, thành phố đã quyết định thu tiền sử dụng đất của liên doanh giai đoạn 2 là 313 tỷ đồng.
Sau đó, các bộ ngành đã xác định 313 tỷ đồng này chỉ là tiền “tạm tính”. Vụ việc sau đó không được giải quyết rốt ráo nên vẫn bị tắc cho đến nay.
Cũng theo Tổng Cty UDIC, 1.400 tỷ đồng tiền sử dụng đất của giai đoạn 2 mà liên ngành đề nghị thu bổ sung trong đó chưa bao gồm 313 tỷ mà công ty liên doanh đã nộp nhà nước. Số tiền đề nghị thu thêm mới chỉ tính đối với phần diện tích đất của giai đoạn 2 mà liên doanh đã bán nhà, chưa tính các giai đoạn sau.

 “Nếu tính tất cả tiền sử dụng đất các giai đoạn của dự án thì có thể lên tới vài ngàn tỷ đồng”.Đại diện Tổng Cty UDIC nói
“Nếu tính tất cả tiền sử dụng đất các giai đoạn của dự án thì có thể lên tới vài ngàn tỷ đồng”-đại diện Tổng Cty UDIC nói. Cũng theo Tổng Cty này, năm 1995, Tổng Cty UDIC và Tập đoàn Ciputra ký kết hợp tác và đến năm 1996 chính thức được cấp giấy phép đầu tư. Toàn bộ tiền thuê đất trong 50 năm được chuyển thành vốn góp của phía Việt Nam mà Tổng Cty UDIC là đại diện.

Cho đến lần điều chỉnh cuối cùng, dự án có tổng diện tích 301,8 ha đất với giá thuê là 0,85USD/năm/m2. Vốn góp vào liên doanh được tính trong 50 năm là 128,3 triệu USD.
Và đây chính là vốn góp của phía Việt Nam vào liên doanh và để xác định quy mô của dự án. Phía nước ngoài là Tập đoàn Ciputra góp 70% vốn bằng tiền.
Lượng vốn góp thực tế vào liên doanh được tính cụ thể trên cơ sở bàn giao thực tế ngoài hiện trường. Và khi mà tổng diện tích 301,8ha được giải phóng mặt bằng và bàn giao cho nhà đầu tư thì lúc đó số vốn góp của phía Tổng Cty UDIC mới đạt 128,3 triệu USD.
Vẫn chưa thống nhất mức thu
Việc tính toán của liên ngành thành phố với chủ đầu tư đến nay vẫn chưa ngã ngũ và có nhiều điều khiến các bên còn băn khoăn. Theo đại diện Tổng Cty Đầu tư Phát triển hạ tầng khu đô thị UDIC nếu tính thêm số tiền thu bổ sung lên tới 1.400 tỷ này vào thì toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư gặp khó khăn và phải tính toán lại.
Tổng Cty UDIC cho biết: Tính đến 31/12/2012, thành phố Hà Nội đã bàn giao cho liên doanh diện tích là 94,03ha tương ứng với 39.965.202 USD (quy ra tiền VND thì UDIC đang hạch toán trên sổ sách số tiền là hơn 655 tỷ đồng).
Giải phóng mặt bằng tại đây rất phức tạp, vướng mắc rất nhiều. Trong khi đó, diện tích đã trả tiền đền bù đã lên tới hơn 200 ha và lớn hơn rất nhiều so với diện tích đất thực tế bàn giao.
Tức là toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng cho hơn 100 ha đã trở thành khoản vốn bị đọng từ năm 2005 đến nay, lên tới khoảng hơn 600 tỷ đồng.
Tổng Cty UDIC cho hay, nếu phải nộp bổ sung 1.400 tỷ vào thời điểm này, cộng với hàng trăm tỷ đồng bị tắc nhiều năm trong giải phóng mặt bằng thì chủ đầu tư dự án sẽ lao đao! Hiện nay, bên liên doanh yêu cầu phân bổ tiền thuê đất vào trong giá thành để tính tiền sử dụng đất.
Trường hợp nhà nước mà thu luôn cả phần vốn góp của Tổng Cty UDIC nằm trong tiền sử dụng đất thì rõ ràng là vốn góp của Tổng Cty UDIC trong liên doanh phải giảm.
Tổng Cty UDIC cũng đã có văn bản gửi UBND thành phố đề nghị tách tiền thuê đất ra khỏi tiền sử dụng đất, tính tiền thuê đất vào chi phí để bảo toàn vốn nhà nước tại liên doanh. Vì nếu tính cả vào để thu thì phía Việt Nam sẽ rơi vào nguy cơ mất hết vốn tại liên doanh.
Đại diện Sở Tài chính Hà Nội cho biết, giải quyết vấn đề thu tiền sử dụng đất tại khu đô thị này phải xem xét có tính chất lịch sử và tình hình thực tế.
Hiện nay, chủ đầu tư của dự án là Cty Nam Thăng Long đang có ý kiến về vấn đề là phần vốn góp của Tổng Cty UDIC vào liên doanh bằng tiền thuê đất 50 năm. Cũng theo Sở Tài chính, để giải quyết dứt điểm vấn đề này, Hà Nội đã có văn bản xin ý kiến Bộ Tài chính.

Một thời gian dài nhà ở Dự án khu đô thị Nam Thăng Long bán cho người dân bị tắc trong cấp sổ đỏ chính là do vướng mắc trong tính tiền sử dụng đất. Ngay cả sổ đỏ cấp cho nhà bán ở giai đoạn I của dự án đến bây giờ mới giải quyết xong cho 2 khu nhà cao tầng…
Theo Tiền Phong


18 SỰ THẬT VỀ TRUNG HOA KHIẾN BẠN PHẢI SUY NGHĨ



Đây là những câu chuyện kỳ lạ mà có thể bạn đã từng nghe về Trung Hoa, một đất nước lớn nhất thế giới vẫn khiến cho bạn phải giật mình.
Tốc độ và quy mô tăng trưởng kinh tế của Trung Hoa như giờ đây chưa từng có trong tiền lệ. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một nền kinh tế mới nổi đã chuyển mình trở thành một võ sỹ địa chính trị mà có thể nói chuyện tay đôi với Ben Bernanke (Chủ tịch FED – Cục dự trữ liên bang Mỹ).
Dù muốn dù không, Trung Hoa đang đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Hãy cùng hy vọng cho nó không bị sụp đổ.
1: Trung Hoa tiêu thụ 53% xi măng, 48% thép và 47% than đá của thế giới và một lượng lớn các mặt hàng chính yếu khác (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thực phẩm,..)
china-consumes-53-of-the-worlds-cement-and-48-of-the-worlds-iron-ore-and-47-of-the-worlds-coal-and-the-majority-of-just-about-every-major-commodity
2: Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Trung Hoa nhanh gấp 7 lần so với Mỹ trong vòng 1 thập kỷ qua (316% so với 43%)
chinas-economy-grew-7-times-as-fast-as-americas-over-the-past-decade-316-growth-vs-43
3: GDP đầu người của Trung Hoa đứng thứ 91 trong các nước có GDP thấp nhất thế giới, dưới cả Bosina & Herzegovina.
chinas-gdp-per-capita-is-the-91st-lowest-in-the-world-below-bosnia-and-herzegovina
4: 85% cây thông Giáng sinh nhân tạo được sản xuất tại Trung Hoa. Tương tự như vậy là 80% đồ chơi (được làm tại Trung Hoa)
85-percent-of-artificial-christmas-trees-are-made-in-china-so-are-80-percent-of-toys
5: Nếu dành toàn bộ thu nhập 1 năm cho việc mua nhà, một cư dân mức trung bình ở Bắc Kinh chỉ có thể mua được 10 feet vuông (1 foot = 0,3048m) tức là khoảng 3m vuông.
if-he-spent-his-entire-yearly-income-on-housing-the-average-beijing-resident-could-buy-10-square-feet-of-residential-property
Tất nhiên là không ai có thể tiêu toàn bộ thu nhập 1 năm vào việc mua nhà được.
Một mét vuông nhà ở Bắc Kinh có giá trung bình 26,000 Nhân dân tệ (tương đương 3,800 USD), nhưng thu nhập đầu người là 2,000 Nhân dân tệ/tháng, theo Asia Times.
7: Trung Hoa tiêu thụ 50,000 điếu thuốc lá mỗi giây. (Hút ít quá, cần phải hút nhiều hơn nữa cho thế giới được nhờ)
chinese-consume-50000-cigarettes-every-second
8: Tàu “cao tốc” nhanh nhất của Mỹ cũng chỉ chạy bằng 1/2 so với tàu của Trung Hoa chạy tuyến Thượng Hải – Bắc Kinh (150 dặm/ giờ của Mỹ so với 302 dặm/giờ của Trung Hoa)
americas-fastest-high-speed-train-goes-less-than-half-as-fast-as-the-new-train-between-shanghai-and-beijing-150-mph-vs-302-mph
9: Sa mạc khổng lồ Gobi của Trung Hoa rộng bằng nước Peru và đang mở rộng 1,400 dặm vuông mỗi năm do cạn kiệt nguồn nước, tàn phá rừng và nạn chăn thả bừa bãi (Peru, một nước nằm ở phía Tây châu Nam Mỹ, giáp Brasil, Chile, Bolivia,.. có diện tích khoảng 1,285 triệu km vuông)
chinas-enormous-gobi-desert-is-the-size-of-peru-and-expanding-1400-square-miles-per-year-due-to-water-source-depletion-over-foresting-and-over-grazing
10: Trung Hoa có 64 triệu căn hộ bỏ hoang, bao gồm các thành phố trỗng rỗng toàn bộ:
china-has-64-million-vacant-homes-including-entire-cities-that-are-empty
11: Trung tâm thương mại lớn nhất thế giới tại Trung Hoa, nhưng vẫn để trống tới 99% diện tích từ năm 2005 đến nay
the-worlds-biggest-mall-is-in-china-but-it-has-been-99-empty-since-2005
12: Mỗi năm, có khoảng 10,000 người Trung Hoa bị tống vào các nhà tù “đen” mà không cần bị kết án.
nearly-10000-chinese-citizens-each-year-are-sucked-into-unsanctioned-black-jails
Nguồn: Human Rights Watch. Nhà tù “đen” xuất hiện kể từ sau việc cấm giam giữ tùy tiện. Tù nhân trong các nhà tù này bị bỏ đói, hãm hiếp và bị lạm dụng.
13: Đến năm 2025, Trung Hoa sẽ xây dựng số tòa nhà chọc trời đủ để đặt vào MƯỜI thành phố cỡ New York.
by-2025-china-will-build-enough-skyscrapers-to-fill-ten-new-york-sized-cities
Tới năm 2025, 40 tỷ mét vuông sàn sẽ được xây dựng – trong 5 triệu tòa nhà. 50,000 trong số những tòa nhà đó sẽ là các tòa chọc trời, tương đương mười thành phố New York“. Nguồn Mckinsey, “Preparing for China’s urban billion
14: Đến năm 2030, Trung Hoa sẽ tăng thêm dân số thành thị nhiều hơn toàn bộ dân số Hoa Kỳ.
by-2030-china-will-add-more-new-city-dwellers-than-the-entire-us-population
“Đến năm 2030, các thành phố của Trung Hoa sẽ được tăng thêm 350 triệu người- số tăng thêm này còn nhiều hơn cả dân số nước Mỹ ngày nay”. Nguồn Mckinsey, “Preparing for China’s urban billion
15: Số người theo đạo Thiên chúa giáo của Trung Quốc nhiều hơn cả ở nước Ý.
there-are-already-more-christians-in-china-than-italy
Do việc phát triển nhanh chóng của Thiên Chúa giáo tại Trung Hoa, hiện nay nước này ước tính có tới 54 triệu người Thiên chúa giáo, trong đó 40 triệu người theo Tin lành và 14 triệu người theo Công giáo.
Nước Ý hiện nay có dân số 60 triệu người, trong đó 79% là theo Thiên Chúa giáo, điều này có nghĩa là có khoảng 47,7 triệu người theo Thiên chúa giáo, ít hơn 12% so với Trung Hoa.
 
16: Người Trung Hoa tin vào sự tiến hóa gấp hai lần người Mỹ
chinese-are-almost-twice-as-likely-to-believe-in-evolution-as-americans
Một điều ấn tượng là 74% người Trung Hoa tin vào sự tiến hóa, nhiều hơn Mexico (69%), Argentina (68%) và Anh Quốc (68%)
Chỉ có Nga (48%). Mỹ (42%), Nam Phi (41) và Ai Cập (25%) vẫn hoài nghi về học thuyết của Darwin.
Nguồn: British Council
17: Trung Hoa đưa ra xử tử hình số người nhiều gấp ba lần phần còn lại của thế giới cộng lại. Để tăng năng suất xét xử, họ thậm chí còn sử dụng cả xe hành hình lưu động.
china-executes-three-times-as-many-people-as-the-rest-of-the-world-combined-and-uses-mobile-execution-vans-for-efficiency
Trung Hoa đã thực hiện ít nhất 1,718 vụ hành hình trong năm 2008, nhiều gấp 3 lần phần còn lại của thế giới, theo tổ chức Ân xá Quốc tế. Một số phân tích cho rằng con số hàng năm lên đến 6,000 vụ.
 
Rất nhiều các vụ hành hình được thực hiện trên đường phố, sử dụng các phương tiên lưu động được thiết kế bởi Jinguan Motor: “Nhà xản suất xe tải hành hình này cho rằng các phương tiện và thuốc tiêm là sự thay thế văn minh cho các đội xử bắn, nó kết thúc sự sống của người bị kết tội nhanh hơn, lâm sàng hơn và an toàn hơn. Việc chuyển đổi từ xử bắn sang tiêm thuốc là dấu hiệu cho thấy Trung Hoa “đang thúc đẩy quyền con người”, Kang Zhongwen cho biết, ông là người thiết kế xe tải hành hình Jinguan Motor, mà “Quỷ” Zhang (còn gọi là Zhang 9 ngón, do bị bố cắt 1 ngón tay khi bắt quả tang ăn trộm, sau này trở thành tên tội phạm khét tiếng cướp của, hiếp dâm,..) đã được ngồi lần cuối cùng trên chiếc xe đó.
Nguồn: The GuardianUSA Today.
18: Khi bạn mua các cổ phiếu Trung Hoa, về cơ bản, bạn đang đầu tư vào Chính phủ Trung Hoa. Tám trên mười công ty chứng khoán hàng đầu của sàn giao dịch Thượng Hải là các công ty Nhà nước.
when-you-buy-chinese-stocks-you-are-basically-financing-the-chinese-government-eight-of-shanghais-top-ten-stocks-are-government-owned
Tám trong mười cổ phiếu lớn nhất sàn giao dịch CK Thượng Hải không nói lên điều nhưng đó là các công ty Nhà nước, bao gồm:
 
1. PetroChina
2. Industrial and Commercial Bank of China
3. Sinopec
4. Bank of China
5. China Shenhua Energy Company
6. China Life Insurance Company
7. Bank of Communications
8….
Nguồn: Wikipedia etc.
18*: Bonus: GDP Trung Hoa có thể vượt Mỹ trong vòng chưa tới 15 năm nữa.
bonus-chinese-gdp-could-overtake-the-us-in-less-than-15-years
“Tốc độ tăng trưởng của Trung Hoa sẽ được củng cố bởi sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế mới nổi, trong đó sẽ chiếm khoảng 70% tăng trưởng GDP toàn cầu trong thập kỷ tới, Jun Ma, Kinh tế trưởng Trung Hoa Đại Lục của ngân hàng Deutsche Bank cho biết trong một hội nghị đầu tư tại Hồng Kông”
 
“Tới những năm đầu 2020, Trung Hoa sẽ vượt qua Hoa Kỳ về GDP, Ma cho biết, lưu ý rằng dự báo đã có những bước tiến đáng kể so với quan điểm của ông từ cách đây 2 năm.
 
“Tăng trưởng GDP danh nghĩa của Trung Hoa có thể vượt qua Mỹ trong 10 năm tới, một khoảng thời gian kéo theo việc tăng giá dần dần của đồng Nhân dân tệ”, Ma nói”
Nguồn: MarketWatch
18**: Bonus: Điều gì sẽ xảy ra nếu như Trung Hoa sụp đổ?
so-what-happens-if-china-crashes
10 bang của Hoa Kỳ sẽ bị bức tử nếu Trung Hoa làm chậm lại quá trình nhập khẩu.
 
Trung Hoa đang ngày càng giận giữ với việc Ben Bernanke cam kết về một đồng Đô la yếu hơn.
 
Họ sẽ đáp lại như thế nào?
Cuộc chiến thương mại dường như có thể xảy ra. Hãy nhớ lại vụ cấm xuất khẩu đất hiếm sau một vụ tranh chấp ngoại giao với Nhật Bản.
Mười bang xuất khẩu nhiều nhất vào Trung Hoa sau đây sẽ có nhiều thứ để mất, theo số liệu từ Hội đồng thương mại Hoa Kỳ – Trung Hoa.
Nguồn http://www.businessinsider.com/facts-about-china-blow-your-mind-2011-5#
Theo Blog Hồ Hải


Wikileaks : TQ từng xóa lời chống Mỹ của Bắc Việt?



Trang Wikileaks lại vừa công bố một loạt điện tín ngoại giao của Hoa Kỳ trong đó có nhiều tài liệu liên quan đến Hoa Kỳ, Trung Quốc và Bắc Việt Nam vào giai đoạn 1973-1976.
Cuộc gặp Mao Trạch Đông và Richard Nixon ở Trung Quốc năm 1972 đã đổi hướng quan hệ Trung - Mỹ
Cuộc gặp Mao Trạch Đông và Richard Nixon ở Trung Quốc năm 1972 đã đổi hướng quan hệ Trung – Mỹ
BBC Tiếng Việt trích lược một số phần năm 1973 về quan hệ Trung – Mỹ vốn được thúc đẩy sau chuyến thăm của Tổng thống Richard Nixon sang Trung Quốc năm 1972.
Một bức điện của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ghi ngày 29/6/1973 gửi tới sứ bộ của Mỹ tại Bắc Kinh đã xác nhận sự thay đổi trong chính sách của Bắc Kinh với Hà Nội.
Bức điện cũng nói truyền thông Trung Quốc bắt đầu kiểm duyệt các bài báo của Bắc Việt Nam và lược bỏ những đoạn ‘chống Mỹ cứng nhắc’ khi đăng lại ở Trung Quốc.
Tuy thế, dù thái độ bên ngoài khác nhau, Hà Nội và Bắc Kinh đã “không khác biệt nhiều trong cách nhìn nhận Nam Việt Nam”, và cùng coi vùng Đông Nam Á sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Nam Việt Nam mở ra nhiều cơ hội, theo bức điện tín.

Hòa hoãn Mỹ – Trung

Chủ đề của bức điện tín 29/6 và nhiều bức khác trong năm 1973 là nói về giai đoạn hòa hoãn (detente) trong quan hệ Mỹ – Trung.
“Hà Nội có thể phản ứng chống lại sức ép về một thỏa thuận [với miền Nam ] mà Bắc Kinh và Moscow muốn áp đặt lên họ. Nhưng Hà Nội và Bắc Kinh không khác nhau nhiều về chiến thuật với Nam Việt Nam, cho dù về lời lẽ có khác nhau,” bản điện tín 29/6 viết.
Bức điện cũng dự liệu về sự lo ngại lẫn nhau giữa Bắc Việt và Trung Quốc trong tương lai:
“Về lâu dài, Hà Nội và Bắc Kinh rất có khả năng sẽ lo ngại lẫn nhau nếu tình hình Đông Dương còn tiếp tục bất ổn.”
“Cả hai thừa nhận nhu cầu của Bắc Kinh muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ có thể xung đột với quyền lợi của Bắc Việt Nam muốn chiến thắng chung cuộc, và với khả năng Bắc Kinh duy trì ảnh hưởng với Hà Nội”.
Trong một ngôn ngữ ngoại giao tế nhị, bản điện tín ghi nhận rằng người Mỹ tin rằng Bắc Kinh chỉ muốn “hòa bình” bằng mọi giá, hàm ý không muốn cho Bắc Việt Nam chiến thắng.
Tranh cổ động của Trung Quốc ủng hộ 'quân dân Việt Nam chống Mỹ'
Tranh cổ động của Trung Quốc ủng hộ ‘quân dân Việt Nam chống Mỹ’
“Bắc Kinh nhấn mạnh bằng mọi cách rằng ‘Mọi thứ đều vì hòa bình’ tại Đông Dương đã đạt tới chỗ mà quyền lợi của Bắc Kinh và Hà Nội xem ra tách xa nhau (divergent) một cách nghiêm trọng.”
“Ngay trước khi có thỏa thuận ngưng bắn, các công bố phát biểu chính thức của Bắc Kinh và cả bình luận báo chí đã khác xa với bình luận của Hà Nội.”
“Lời lẽ công kích mạnh người Mỹ hoặc Hoa Kỳ trên báo chí Việt Nam đã bị lược bỏ khi Bắc Kinh truyền tải lại các bài viết của Bắc Việt.”
“Tuy vậy, cũng sẽ nhầm lẫn nếu cho rằng một thứ ‘hòa bình’ bằng cách nào đó là cách Trung Quốc và Bắc Việt Nam chấp nhận để Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục tồn tại.”
Và dù khác biệt, hai đồng minh cộng sản cũng chia sẻ quan điểm rằng sự thoái lui của Hoa Kỳ mở ra cho họ các cơ hội tại Đông Nam Á, theo đánh giá của bức điện.
“Dù có căng thẳng rõ rệt giữa Hà Nội và Bắc Kinh, có vẻ như vào thời điểm hiện nay [1973], cả hai đồng ý chung về các đánh giá tình hình Đông Dương và về chuyện cần phải làm gì.
“Có vẻ họ cùng tin rằng sự thoái lui của Hoa Kỳ khỏi Việt Nam sẽ tạo đà cho một loạt xu hướng lịch sử thuận lợi [cho họ] trong khắp cả vùng Đông Nam Á,”
“Cả hai cũng không thấy có nhiều khả năng để chế độ hiện hành tại Sài Gòn có thể tồn tại mãi mãi.”

Vì quyền lợi riêng

Nếu như phía Trung Quốc làm rõ rằng mục đích cao nhất của họ khi đề cập tới Đông Dương là để cải thiện quan hệ chiến lược với Mỹ, phía Bắc Việt Nam cũng vẫn cần Trung Quốc viện trợ và đã chỉnh sửa cách nói của mình về cuộc chiến.
Bản điện tín viết:
“Trong khi không bỏ mục tiêu chiếm miền Nam, Hà Nội như cũng sửa lịch trình đó khá nhiều, nhấn mạnh tới các hoạt động chính trị thay vì các hành động quân sự một cách đầy kịch tính,”
Prime Minister Le Duan and Secretary Le Duan
“Hà Nội cũng muốn Trung Quốc viện trợ tiếp tục, và sau chuyến thăm của Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng, Bắc Kinh cam kết viện trợ với số lượng không rõ là bao nhiêu nhưng có thể là ít hơn trước.”
Bản điện tín cũng ghi rằng dù có thay đổi về ngôn từ, không có bằng chứng là Bộ Chính trị tại Hà Nội bỏ chiến lược quân sự với miền Nam.
Điều giới ngoại giao Hoa Kỳ ghi nhận ngay từ giữa năm 1973, gần hai năm trước khi Sài Gòn sụp đổ là “sự tự tin của Hà Nội”.
Tài liệu này tiết lộ một thái độ ngạc nhiên, thậm chí nể phục của giới ngoại giao Hoa Kỳ khi viết về Bắc Việt, kể cả khi đồng minh Trung Quốc có thể không tin vào điều Hà Nội tin tưởng:
“Người Bắc Việt Nam thật sự tự tin rằng chiến lược của họ sẽ đem lại thắng lợi cuối cùng. Thật khó mà tin rằng Bắc Kinh cũng ‘mua trọn gói’ toàn bộ các mặt của cách phân tích, nhận định tình hình như thế hay chấp nhận mọi góc độ của chiến lược đó.”
Trong các bản điện tín khác, phía Hoa Kỳ có vẻ như nhìn nhận rằng Trung Quốc sau các tính toán trên đã có động thái riêng thể hiện trong vụ chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974.
Cùng lúc, Trung Quốc vẫn muốn giữ quan hệ tốt với Bắc Việt Nam, thậm chí còn tìm cách mô tả ‘chiến thắng Tây Sa’ (Paracels) như một ‘thắng lợi chung của nhân dân Trung – Việt’ chống lại Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, theo một bản điện tín khác của Hoa Kỳ ngày 19/03/1974.
Theo BBC 


Ai chống lưng cho ‘bộ tứ quyền lực’?



406889-chung khoan 3
Hiện nay, BVH (Bảo Việt), GAS (PVGas), MSN (Masan) và VNM (Vinamilk) là những CP tác động mạnh nhất đến cục diện của VN Index. “bộ tứ” blue chip này là tác nhân chính gây ra hiện tượng “xanh vỏ, đỏ lòng” hay “bóp méo VN Index” trong một số phiên giao dịch. Đâu là quyền lực đứng sau “bộ tứ”? Bạo tay mới dám mua
Nhiều người cho rằng, 4 CP nêu trên là “hàng hiệu” dành cho đại gia, tức các quỹ đầu tư hoặc CTCK lớn, chứ không phổ biến với các NĐT cá nhân. Điều này có thể bắt nguồn từ thị giá cao, MSN hay VNM đều có giá trên 10.0 nên phải có tiền khủng mới có thể mua hoặc nắm giữ, hoặc suy nghĩ không thích chơi “blue” do CP vốn hóa lớn nên chạy chậmHiện nay, các quan điểm nêu trên vẫn có những mặt hợp lý, nhưng cũng cần lưu ý những sự thay đổi mang tính bước ngoặt. 
Đơn cử như trường hợp của BVH, theo một nhân viên môi giới kỳ cựu, CP này hiện không còn là blue chip “hàng hiệu” nữa mà đã trở thành “hàng nóng” hoặc “hàng chợ”. Tham gia lướt BVH giờ đây không chỉ có các ETF như 2-3 năm trước mà còn rất nhiều NĐT cá nhân.
Có những thời điểm các giao dịch tại BVH mang nặng tính đầu cơ chứ không phải đầu tư giá trị hay dài hạn. Khoảng 1 năm gần đây, BVH mới bắt đầu có những động thái cởi mở hơn trong việc công bố thông tin ra thị trường như củng cố chất lượng báo cáo thường niên, gặp gỡ báo giới, các tổ chức tài chính… Nhưng vẫn cần có nhiều thời gian hơn nữa để thị trường “ngấm” được những thông tin về BVH.
Sẽ có người mua vào BVH không cần biết hoạt động như thế nào, lãi ở mảng nào, minh bạch ra sao, mà chỉ cần nhận thấy CP này vẫn có khả năng tăng giá mạnh. Chuyện đúng/sai, an toàn/rủi ro ở đây không bàn đến vì nó thuộc về quan điểm cá nhân.
Có tin đồn rằng, một nhóm NĐT cá nhân tại CTCK có thị phần lớn trong thời gian qua đã “thắng đậm” khi BVH tăng từ 3.0 (tháng 12-2012) lên 6.0 (tháng 2-2013). Cán cân NĐT nội/ngoại tại BVH giờ đây là cân bằng, thậm chí có nhiều phiên giao dịch của NĐT trong nước còn lấn át cả khối ngoại. Ngày 4-4, GAS khớp hơn 1,3 triệu CP, giảm 2.500 đồng/CP còn 52.500 đồng/CP.
Trong phiên này NĐTNN mua vào gần 105.000 CP và bán ra 285.000 CP, tổng lượng mua và bán xấp xỉ 400.000 CP, chiếm khoảng 30% tổng KLGD. Ở đây có thể nhận định rằng, do khối ngoại chiếm tỷ trọng lớn trong giao dịch, nên khi “xả hàng” là GAS giảm giá.
Nhưng ở góc độ khác, cũng có thể nói khối ngoại “xả” như vậy mà NĐT trong nước vẫn mua vào cả triệu CP cho thấy sự chủ động nhất định. Thanh khoản của GAS hiện đang đạt mức cao và với biến động như vậy khả năng sẽ thu hút NĐT cá nhân là khả thi.
Ai đứng đằng sau?
Có thể nói, NĐT cá nhân ngày càng chịu chơi và chịu chi hơn với các blue chip “hạng nhất” của thị trường. Nhưng một vấn đề cũng cần mổ xẻ thêm ở đây là tính chủ động của “người chơi” bởi nó là yếu tố quan trọng để tạo nên ảnh hưởng. Hiện nay, có những NĐT sẵn sàng bỏ ra từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng để mua VNM và nắm giữ để hưởng cổ tức và chênh lệch giá, xem đó như khoản tiền gửi tiết kiệm.
Ý định này đã thành công trong những năm gần đây bởi giá của VNM vẫn đang tăng theo sự phát triển của công ty. Đây là thí dụ cho thấy sự chủ động của NĐT trong chiến lược giao dịch. Nhưng VNM vốn không phải là CP có biến động mạnh hay mang tính đầu cơ để có thể thường xuyên tác động trực tiếp đến diễn biến của VN Index.
MSN mặc dù vốn hóa lớn, nhưng thanh khoản lại khá thấp, một số phiên gần đây khối lượng khớp lệnh chỉ trên dưới 50.000 CP mỗi phiên và cũng không thường xuyên nổi sóng. Cả MSN lẫn VNM vẫn sẽ có vai trò ở một thời điểm nhất định nào đó nên dòng tiền của NĐT cá nhân cũng sẽ lựa thời điểm để tham gia.
Như vậy, trận địa chính hiện giờ nằm ở BVH và GAS. Nếu thống kê chi tiết tại một số thời điểm sẽ thấy được không phải lúc nào khối ngoại nói chung hay ETF nói riêng “đánh” BVH cũng có lãi, thua lỗ là chuyện bình thường. Vấn đề ở đây là một số quỹ vẫn sẵn sàng chấp nhận lỗ, nếu CP giảm quá thì xả hàng cắt lỗ, hoặc lỗ đợt này sẽ kiếm đợt khác bù đắp lại.
Vốn lớn là một trong những nguyên nhân tạo nên sự chủ động này. Nhưng với NĐT cá nhân lại là câu chuyện khác. Một CP tầm trung hoặc nhỏ, việc một nhóm các NĐT bỏ ra chục tỷ đồng để đánh lên đánh xuống không phải là chuyện hiếm. Nhưng cũng số tiền đó, bảo các NĐT cá nhân “ăn thua đủ” với BVH và GAS, chưa nói đến chuyện “đấu” với khối ngoại, thì phải xem lại.
Giả sử một đại gia bỏ khoảng 6 tỷ đồng để mua 100.000 CP GAS với giá hiện nay (gần 6.0), thì chỉ cần 2 phiên “nằm sàn” (giảm 7% mỗi phiên) cũng “bay hơi” ngót nghét 1 tỷ đồng, trường hợp sử dụng margin thì còn nặng hơn. Liệu rằng các NĐT cá nhân có đủ bình tĩnh và tự tin đợi khi CP giảm về đáy, gom hàng lại rồi đánh lên không?
Sự chủ động của NĐT là có, nhưng chỉ phát huy tối đa tại những thời điểm TTCK thuận lợi. Tức là tin vĩ mô tốt, kỳ vọng lên cao, tất nhiên thị trường cũng sẽ diễn biến tích cực nên có cơ sở để tự tin. Nhưng với những thời điểm thị trường diễn biến theo kiểu “hên xui” hay “5 ăn 5 thua”, việc NĐT không trường vốn lại cố giữ giá CP hay kìm hãm đà giảm chẳng khác nào tự sát.
Sự chủ động lại thuộc về bên nhiều tiền hơn. Vai trò của NĐT trong nước, đặc biệt là NĐT cá nhân với những CP có vốn hóa lớn nhất đang ngày một rõ nét, qua đó cũng gia tăng ảnh hưởng với diễn biến của VN Index. Nhưng để giành được sự chủ động thực sự với các quỹ ngoại nhiều tiền vẫn cần có thêm một khoảng thời gian.
Theo Thái Ca – Sài Gòn đầu tư tài chính

Tham nhũng nghìn tỉ thời ông Trọng được lôi ra phục vụ Hội nghị Trung ương 7?



nguyenphutrong-nguyenbathanh
xem tại đây:

Đề nghị thu thêm 1.400 tỷ đồng tiền sử dụng đất tại Ciputra


Cố tình “tạo điều kiện” cho doanh nghiệp, làm thất thu thuế của nhà nước hàng nghìn tỉ đồng, được doanh nghiệp lại quả biệt thự triệu đô. Tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng diễn ra dưới thời Bí thư Thành ủy Nguyễn Phú Trọng cuối 2004. Các cá nhân liên quan: Phan Văn Khải,Nguyễn Công Tạn, Nguyễn Phú Trọng, Hoàng Văn Nghiên, Vũ Hồng Khanh …
Gần 10 năm sau, hàng nghìn biệt thự bị “phanh” lại khi xin cấp sổ đỏ.
Các cơ quan Trung ương và Hà Nội đang đau đầu về vụ truy thu hàng nghìn tỉ tại khu đô thị lớn nhất và sang trọng nhất cả nước – CIPUTRA, Phú Thượng, Tây Hồ. Sắp tới Hội nghị TW 7, vụ này lại được móc ra đặt vào tay Nguyễn Bá Thanh để xem Ban Nội chính hành xử ra sao.
Nhằm giúp doanh nghiệp trốn mức thuế sắp áp dụng từ 1/1/2005, ngày 14/12/2004, Hoàng Văn Nghiên (Chủ tịch Hà Nội), dĩ nhiên được Thành ủy đứng đầu là Bí thư Trọng bật đèn xanh đã ban hành quyết định “ưu tiên” cho CIPUTRA nộp thuế theo mức “đặc cách”. Quyết định do Hoàng Văn Nghiên ban hành đã khiến nhà nước thiệt hại trên 3000 tỉ đồng. Được hưởng siêu lợi nhuận này là nhà đầu tư bất động sản CIPUTRA. Phương pháp ông Nghiên, ông Trọng “tính giúp” cho CIPUTRA đến bây giờ đang gây ra tranh cãi lớn.
Ngay tại Hội nghị toàn quốc về chống thất thu thuế 3/2013 vừa qua, trường hợp CIPUTRA bị bộ Tài chính (dưới sự chỉ đạo của đồng chí X) nêu đích danh là vụ trốn thuế lớn nhất lịch sử Việt Nam và yêu cầu các cơ quan chức năng sớm điều tra, truy cứu trách nhiệm cá nhân kể cả có cán bộ hiện làm rất to.
Dưới sức ép phe phái, vừa qua, Hà Nội buộc phải ép CIPUTRA nộp lại 1400 tỉ đồng trong số hơn 3000 tỉ đã bị cố tình tính sai. Hàng nghìn biệt thự triệu đô không được cấp sổ đỏ bởi đất CIPUTRA thuê có thời hạn 50 năm bị cố tình áp sai thuế một cách nghiêm trọng. Hiện, liên doanh bất động sản kinh doanh khu đô thị CIPUTRA đứng trước bờ vực phá sản. Hàng trăm héc ta đất vàng không sử dụng cả chục năm. Khu mua sắm CIPUTRA Mall (đường Lạc Long Quân) khổng lồ đang bỏ hoang là minh chứng cho sự lãng phí, tiêu cực khủng khiếp dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng.
Để dựng bình phong che giấu tiêu cực, hàng chục biệt thự triệu đô đã được biếu không cho các “gia đình chính sách” (lãnh đạo tiền bối – kể cả còn sống và đã chết) như Nguyễn Văn Trân, Trần Duy Hưng … Hà Nội lại đem mảnh đất vàng Võng Thị ngay sát Hồ Tây “hiến” cho Tổng bí thư Nông Đức Mạnh (lúc còn đương chức) làm biệt thự riêng để chỉ đạo Thanh tra CP “làm êm” vụ CIPUTRA. Mảnh đất vàng này đã từng được “cơ cấu’ cho 1 đại tướng lừng danh. Do việc chạy lễ này của Hà Nội mà đại tướng có nguy cơ lâm cảnh vô gia cư vì biệt thự cụ này đang ở bị quy hoạch bảo tồn quần thể Ba Đình.
Hiện, dân tình đang xôn xao rằng đồng chí X ra đòn hiểm thật, cho quân chọc vào hai vụ tiêu cực đất đai (một tại Đà Nẵng, một tại Hà Nội), đều hàng nghìn tỉ và liên quan trực tiếp đến người đứng đầu bộ máy Nội chính, Chống tham nhũng khiến các cơ quan này vừa bày ra đã có nguy cơ chết yểu.
Theo Cầu Nhật Tân


Giã từ bia rượu!


Thứ Tư, 10/04/2013 21:36

Bộ trưởng Bộ Tư pháp vừa ban hành Chỉ thị 02/CT-BTP về việc nghiêm cấm cán bộ, công chức - viên chức (CBCC-VC) trong ngành uống rượu, bia trong ngày làm việc.

Chỉ thị này ra đời trong bối cảnh dù đã tăng cường chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương công vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng “một bộ phận CBCC-VC trong ngành tư pháp chưa nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật, kỷ cương công vụ; có trường hợp uống rượu, bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác; tác phong và uy tín của CBCC-VC ngành tư pháp”.
Chỉ thị nêu rõ: “Nghiêm cấm CBCC-VC trong ngành uống rượu, bia hoặc các loại đồ uống khác có nồng độ cồn tương đương (gọi chung là rượu, bia) ngay trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, kể cả khi tổ chức hội nghị, tiếp khách”. Đối với thủ trưởng các đơn vị thì ngoài thực hiện nghĩa vụ “không uống rượu bia” của mình, còn có trách nhiệm chỉ đạo các nhà ăn, căng tin trực thuộc không phục vụ hoặc bán rượu, bia cho các hội nghị, hội thảo, tập huấn, tiếp khách... có thành phần tham dự là CBCC-VC vào buổi sáng, buổi trưa các ngày làm việc.
 

Nhiều người cho rằng với chỉ thị này, CBCC-VC ngành tư pháp phải vĩnh biệt bia rượu kể từ đây!
Không “vĩnh biệt” sao được khi chỉ thị còn đề nghị bổ sung quy định này vào quy chế làm việc của đơn vị, tổ chức cho CBCC-VC ký cam kết và đặc biệt, sắp tới sẽ bổ sung tiêu chí bình xét thi đua đối với tập thể, cá nhân và đánh giá xếp loại CBCC-VC liên quan đến quy định không uống rượu, bia trong ngày làm việc theo chỉ thị này.
Nhiều người dân rất mừng khi chỉ thị này ra đời và mong muốn các ngành khác cũng mạnh dạn đưa ra những chỉ thị như ngành tư pháp để nền hành chính nước nhà thật sự phục vụ nhân dân.
Tuy vậy, cũng có không ít ý kiến băn khoăn. Một cán bộ hưu trí nguyên là cán bộ Sở Tư pháp TPHCM phân tích: Quy định CBCC-VC không được uống rượu bia “ngay trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc” có vẻ như chưa chặt chẽ lắm bởi khoảng thời gian ấy không nằm trong “8 giờ vàng ngọc” của công vụ thì làm sao cấm? “Theo tôi, uống lúc nào không quan trọng, quan trọng là khi làm việc phải bảo đảm 100% trong máu không có cồn, ai vi phạm sẽ bị xử lý!”- vị cán bộ đề xuất.
Đinh Lăng

Chào bán thêm 2 tấn vàng



Sau 5 phiên đấu thầu và bán được 118.200 lượng vàng, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tung lượng hàng lớn nhất từ trước đến nay.
Tung lượng vàng khủng, Ngân hàng Nhà nước vẫn bán gần hết

Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước, phiên đấu thầu thứ sáu sẽ diễn ra sáng 12/4 tại Hà Nội. Khối lượng chào bán lên tới 52.000 lượng, gấp đôi so với 4 phiên đầu tiên và cao hơn 12.000 so với thứ tư vừa rồi.
Ngoài ra, khối lượng vàng tối đa mà các thành viên được phép đặt thầu cũng cao hơn phiên trước, nâng từ 80 lô lên 100 lô (tương đương 10.000 lượng). Trải qua 5 phiên, số lượng tối thiểu và tối đa đã tăng lên đáng kể, so với lần lượt 5 và 20 lô ban đầu.
Giá tham chiếu để đặt cọc cho phiên đấu thầu sáng mai là 42,9 triệu đồng, thấp hơn 150.000 đồng so với niêm yết bán của các doanh nghiệp tính đến cuối chiều nay.
Một đại diện Ngân hàng Nhà nước lý giải phải tăng số lượng chào bán vì nhu cầu cao. Trong lần đấu thầu thứ 5, diễn ra hôm 9/4, các đơn vị đăng ký mua vượt 700 lượng so với chào bán (40.000 lượng).
Tổng cộng sau 5 phiên, đã có 118.200 lượng vàng (tương đương hơn 4,5 tấn) được các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng mua. Sau mỗi phiên, các doanh nghiệp sẽ thực hiện ngay việc thanh toán với Ngân hàng Nhà nước và nhận vàng một ngày sau đó.
Sáng mai, Ngân hàng Nhà nước sẽ tung ra lượng vàng đấu thầu lớn nhất từ trước đến nay. Ảnh: Hoàng Hà
Sáng mai, Ngân hàng Nhà nước sẽ tung ra lượng vàng đấu thầu lớn nhất từ trước đến nay. Ảnh: Hoàng Hà
Kể từ ngày 28/3 (phiên đấu thầu lần đầu) đến chiều 11/4, vàng trong nước hạ giá 600.000 đến 700.000 đồng mỗi lượng. Chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước chiều 11/4 nới rộng lên 3,8 triệu đồng, một phần do vàng quốc tế vừa có phiên giảm khá mạnh còn trong nước hạ dè dặt. Ngoài ra, tỷ giá USD trong ngân hàng giảm 60 đến 80 đồng từ cuối tuần trước đến nay cũng khiến giá vàng quốc tế quy đổi rẻ đi.
Đại diện một doanh nghiệp nhận định cho đến nay, việc đấu thầu vàng của Ngân hàng Nhà nước mới đáp ứng nhu cầu tăng cung ra thị trường và bảo đảm ngân sách.
Thanh Bình

Vẻ đối lập hai bên bờ sông Sài Gòn



Quận 1 rực rỡ với về đêm với những tòa nhà cao chọc trời, trong khi bờ phía quận 2 lại hoang vắng, đổ nát dù đất cho dự án khu đô thị được kỳ vọng đẹp nhất Đông Nam Á đã giải tỏa xong.
Hoang vắng ở đô thị kỳ vọng đẹp nhất Đông Nam Á

Sau ba năm triển khai, khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) vẫn giậm chân tại chỗ khiến khu đất giải tỏa trở nên hoang vắng với cây cỏ mọc ùm tùm, gạch ngói ngổn ngang. Còn bên này bờ (quận 1) là những cao ốc san sát cùng tàu thuyền và phố xá nhộn nhịp.
Khi thành phố sắp lên đèn, bốn người lái xe ôm tại cổng bến phà Thủ Thiêm cũ đang đốt lửa để đuổi muỗi. Họ đã bám trụ ở đây nhiều năm, từ khi quận 2 chưa giải tỏa phục vụ dự án khu đô thị Thủ Thiêm.
Một gia đình thu mua phế liệu đang sống tạm bợ trên nền nhà cũ của mình. Khi các khu nhà ở đây giải tỏa, họ vẫn bám trụ vì chưa tìm được chỗ ở mới. Việc ăn uống, nấu nướng, tắm gặt đều diễn ra trên bờ...
...nhưng khi đêm xuống, gia đình lại chuyển xuống thuyền ngủ.
Dọc đoạn sông Sài Gòn từ hầm Thủ Thiêm tới bến phà cũ là cảnh hoang vắng, với những con thuyền của dân chài. Bên kia là cảng Sài Gòn tấp nập tàu thuyền bốc dỡ hàng.
Một vài khu nhà ổ chuột còn lại ở bên bờ phía quận 2.
Và nhiều gia đình chọn con thuyền gỗ làm nơi trú ngụ.
Buổi chiều, nhiều người chạy xe từ bên kia thành phố qua hầm Thủ Thiêm đến đây hóng gió, chụp ảnh. Tuy nhiên, khi thành phố lên đèn, họ lại vội vã rời đi do khu vực này tối và an ninh phức tạp.
Bờ sông quận 2 tiêu điều, trong khi bên kia lại sôi động với những tòa nhà cao tầng rực rỡ ánh đèn...
... cùng những tàu du lịch đón khách trên sông.
Huyên Phương - Nhật Anh

Chết bất thường sau khi bị CSGT thổi xe



Yến Thanh (NLĐO) - Công an quận Tân Phú (TPHCM) xác nhận nạn nhân bị đánh chấn thương sọ não dẫn đến tử vong.

Đến tối 10-4, gia đình ông Trần Văn Hiền (SN 1971), ngụ phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân – TPHCM vẫn còn bức xúc trước cái chết bất thường của ông Hiền.

Theo tường trình của ông Trần Văn Hậu (SN 1972, em ruột ông Hiền) và ông Ngô Quang Ý (SN 1966, anh họ ông Hiền), khoảng 18 giờ ngày 9-4, cả 2 ông đi nhậu chung với ông Hiền tại quán Phương Cát trên đường Lê Trọng Tấn.

Biên bản được lập bởi tổ CSGT thuộc Công an quận Tân Phú - TPHCM

Đến khoảng 21 giờ ngày 9-4 thì tàn cuộc nhậu, nhóm ra về. Cả 3 người cùng rẽ trái sang đường thì bị một chốt CSGT đang làm nhiệm vụ thổi còi chặn lại kiểm tra (riêng xe ông Hậu không bị chặn), đo nồng độ cồn. Sau đó ông Ý và ông Hiền bị lập biên bản tạm giữ xe.

Sợ bị tạm giữ xe nên ông Hiền đưa tiền để xin bỏ qua nhưng nhóm CSGT từ chối. Do say xỉn, ông Hiền đã không kiềm chế và xảy ra cãi vã với nhóm CSGT. 

Khi biết tin 2 người thân của mình bị lập biên bản, ông Hậu đón xe ôm lên và khuyên 2 anh của mình về nhà. Sau đó khoảng 5 phút, cả 3 anh em ông Hậu, Hiền và Ý mỗi người tự đón xe ôm về nhà.

Theo lời ông Hậu, sau khi anh trai ông bị đánh chết, ông có quay lại hiện trường và nghe 2 anh bảo vệ công ty gần hiện trường kể lại khi xe ôm chở ông Hiền đi khoảng 300 m (tính từ chỗ bị CSGT thổi chặn), bỗng có 2 tên thanh niên mặc thường phục đi xe SH (chưa rõ màu, biển số) đuổi theo.

Khi đến trước công ty, 2 người này dùng tay đánh ông Hiền khiến nạn nhân ngã xuống đường. Thấy ông Hiền bị đánh, người lái xe ôm quá sợ nên bỏ chạy luôn. Chỉ đến khi nạn nhân van xin “đại ca ơi, tha cho em đi” thì 2 người này mới bỏ đi. 

Vợ con ông Hiền bên quan tài của chồng, cha tối 10-4.

Ngay sau đó 2 bảo vệ gọi điện cho công an phường đến hiện trường đưa nạn nhân vào Bệnh viện đa khoa Tân Bình cấp cứu. Lúc người nhà ông Hiền biết tin chạy đến bệnh viện thì ông Hiền đã được chuyển xuống nhà xác.

Theo ghi nhận của bệnh viện, ông Hiền tử vong khoảng sau 0 giờ ngày 10-4.

Nơi xảy ra vụ ông Hiền bị 2 người đi xe SH đánh dẫn đến tử vong

Theo biên bản vi phạm hành chính thể hiện tổ CSGT lập biên bản và có cãi vã với ông Hiền, ông Ý thuộc Công an quận Tân Phú – TPHCM.

Sáng 11-4, thượng tá Nguyễn Hoàng Tuấn, Trưởng Công an quận Tân Phú – TPHCM, cho biết công an quận đã tiếp nhận thông tin vụ ông Trần Văn Hiền (SN 1971, ngụ phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân – TPHCM) chết sau khi bị tổ CSGT thổi phạt vào đêm 9-4.

Hiện công an đang phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, xác minh kẻ đánh ông Hiền.

Giấy xác nhận của công an quận Tân Phú về việc ông Hiền bị chết do chấn thương sọ não sau khi bị đánh

Theo giấy xác nhận ngày 10-4 của Công an quận Tân Phú gửi UBND phường Bình Hưng Hòa B (Q. Bình Tân) thể hiện ông Trần Văn Hiền chết ngày 9-4 tại trước Công ty Cổ phần bánh kẹo Givral ở lô BII Khu công nghiệp Tân Bình trên đường Lê Trọng Tấn (P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú) là do bị đánh chấn thương sọ não dẫn đến tử vong.

Bài - ảnh: Yến Thanh