THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

29 June 2012

Nguyên Bí thư, Chủ tịch TP.Vĩnh Yên lãnh án 5 năm tù

(TNO) Chiều nay 29.6, sau 5 ngày xét xử và nghị án, TAND tỉnh Vĩnh Phúc đã tuyên án phạt các bị cáo nguyên là cán bộ, công chức của tỉnh Vĩnh Phúc vì hành vi lập dự án “ma”, thu hồi hơn 25,5 ha đất trái phép để trục lợi bất chính.
 tham nhũng đất ở vĩnh phúc
Các bị cáo đứng trước vành móng ngựa nghe tòa tuyên án. Chiều nay, rất đông người dân đến nghe tòa tuyên án các bị cáo trong vụ tham nhũng đất ở P.Đồng Tâm (TP.Vĩnh Yên) - Ảnh: Thái Uyên
Vụ án nguyên cán bộ, công chức tham nhũng đất tại tỉnh Vĩnh Phúc được dư luận không chỉ trong tỉnh và cả nước đặc biệt quan tâm. Vì vậy, đầu giờ chiều nay, đã có hàng nghìn người dân tập trung trước cổng phiên tòa chờ nghe tuyên án. 
Trước khi tuyên án, Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định, hành vi của các bị cáo làm mất niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của các cấp.
Vụ việc gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, có hơn 200 đơn khiếu nại, tố cáo vượt cấp; 14 cơ quan báo chí đã vào cuộc đưa tin. Ngoài ra, hành vi phạm tội của các bị cáo đã gây nguy hiểm đặc biệt cho xã hội, xâm hại quyền là lợi ích của người dân.
Trên cơ sở đó, HĐXX tuyên phạt các bị cáo can tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, bi cáo Lại Hữu Lân (63 tuổi) nguyên Bí thư, Chủ tịch UBND TP.Vĩnh Yên; Nguyễn Ngọc Quyền (54 tuổi) nguyên Bí thư, Chủ tịch UBND TP.Vĩnh Yên bị phạt cùng mức án 5 năm tù giam.
Bị cáo Nguyễn Xuân Trường (57 tuổi) nguyên Bí Thư, Chủ tịch UBND P.Đồng Tâm (TP.Vĩnh Yên) 3 năm 6 tháng tù giam. Bị cáo Dương Đình Tâm (42 tuổi), làm kinh doanh buôn bán, trú tại P.Ngô Quyền (TP.Vĩnh Yên) bị tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù.
Trước đó, Viện KSND tỉnh Vĩnh Phúc đã đề nghị mức án 7- 9 năm tù giam đối với Lại Hữu Lân và Nguyễn Ngọc Quyền. Bị cáo Nguyễn Xuân Trường bị đề nghị mức án 5 - 6 năm tù giam. Bị cáo Dương Đình Tâm bị đề nghị mức án 3 - 4 năm tù giam.
Bị cáo Nguyễn Thị Kim Liên (54 tuổi) - nguyên Trưởng phòng Tài Nguyên và Môi trường TP.Vĩnh Yên và Nguyễn Thị Ngọc (41 tuổi) nguyên Trưởng phòng Tài chính - Kế toán UBND TP.Vĩnh Yên bị tuyên cùng mức án 2 năm 6 tháng tù (cho hưởng án treo).
Bị cáo Vũ Văn Chức (46 tuổi) - nguyên chuyên viên Phòng Tài Nguyên - Môi trường TP.Vĩnh Yên và Nguyễn Xuân Liễn (51 tuổi) - nguyên Phó chủ tịch UBND H.Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cùng bị tuyên mức án 2 năm tù, (cho hưởng án treo).
Riêng bị cáo Nguyễn Văn Hòa (65 tuổi) - nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc bị tuyên phạt cảnh cáo về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Nguyễn Anh Quân (37 tuổi, trú tại ở Tây Hồ, Hà Nội, đã có 1 tiền án về tội lừa đảo) giữ vai trò chính, khởi xướng việc lập dự án “ma”. Quân đã bị Công an tỉnh Vĩnh Phúc khởi tố với vai trò đồng phạm với số bị cáo trên.
Bên cạnh hành vi trên Nguyễn Anh Quân còn có hành vi lợi dụng pháp nhân của Công ty cổ phần Beta huy động tiền trái pháp luật trong việc đầu tư vào dự án Thanh Hà A Cienco 5, nhưng không đầu tư mà chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn của doanh nghiệp và nhiều cá nhân, rồi bỏ trốn.
Tháng 3 vừa qua, cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP.Hà Nội đã khởi tố bị can đối với Nguyễn Anh Quân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện, Nguyễn Anh Quân đang bỏ trốn và bị truy nã.
Về trách nhiệm dân sự, bản án tuyên tịch thu chiếc ô tô Camry BKS 30T-7703 mang tên Lại Hữu Lân. Đây là chiếc xe Nguyễn Anh Quân đã mua tặng Lân, là tài sản thu lợi bất chính.
HĐXX nhận định, quỹ đất hơn 25,5 ha thu hồi ở P.Đồng Tâm (TP.Vĩnh Yên), tại thời điểm tháng 10.2009 không có dự án nào thỏa thuận bồi thường.
Thái Uyên - Đan Hạ

Từ 1.7, giá điện bình quân tăng lên 1.369 đồng/kWh

(TNO) Hôm nay 29.6, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 17 quy định từ 1.7, giá bán điện bình quân là 1.369 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 65 đồng/kWh (5%) so với giá bán điện bình quân đang áp dụng (1.304 đồng/kWh).
 tăng giá điện
Từ 1.7, giá điện tăng 5% so với giá đang áp dụng - Ảnh: Ngọc Thắng
Với mức tăng này, theo Bộ Công thương, doanh thu bán điện của EVN dự kiến tăng thêm 3.710 tỉ đồng, tương ứng với sản lượng điện thương phẩm của EVN dự kiến từ 1.7 đến 31.12 là 56,8 tỉ kWh (bao gồm cả sản lượng điện xuất khẩu sang Campuchia), được sử dụng để bù đắp cho tăng giá than và một phần các chi phí còn treo của các năm trước. 
Mai Hà

Giáo điểm Con Cuông (Nghệ An) tiếp tục bị quấy phá, linh mục và giáo dân bị ngăn cản cử hành Thánh lễ



Giáo điểm Con Cuông (Nghệ An) tiếp tục bị quấy phá, linh mục và giáo dân bị ngăn cản cử hành Thánh lễ
Chúng ta còn nhớ, vào lúc 14 giờ ngày 13/11/2011, chính quyền huyện Con Cuông đã huy động lực lượng trên 300 người, trong đó có công an, dân phòng…, đến tại ngôi Nhà nguyện ở Giáo điểm Con Cuông gây hỗn loạn đang khi linh mục và giáo dân dâng lễ.
Hơn nửa tháng sau, vào lúc 0 giờ 30, ngày 30/11/2011,một quả mìn tự chế đã được ném vào Nhà nguyện, làm hỏng trần nhà, cửa sổ và nền nhà nguyện.
Sau các vụ việc trên, chính quyền huyện Con Cuông đã phủ nhận trách nhiệm. Chính quyền tỉnh Nghệ An cử công an đến điều tra vụ việc. Nhưng cho đến nay, thủ phạm gây ra vụ nổ vẫn bặt vô âm tín?!
Sau vụ nổ mìn, giáo dân Con Cuông ít bị quấy nhiễu hơn trong việc hành đạo, và Thánh lễ được cử hành mỗi tuần trong bầu khí an bình nơi ngôi nhà nguyện này.
Cho đến gần đây, khi linh mục Giuse Ngô Văn Hậu được bề trên sai về quản nhiệm giáo xứ Quan Lãng thay linh mục Giuse Phạm Ngọc Quang, thì “bệnh cũ tái phát” nơi chính quyền Con Cuông.
Chúa nhật Lễ Chúa Ba Ngôi ngày 03/6/2012, khi linh mục Giuse Ngô Văn Hậu đến dâng lễ, một đội ngũ cán bộ khoảng 50 người thuộc chính quyền huyện Con Cuông, chính quyền xã Yên Khê, thôn Trung Hương, đứng đầu là ông Trần Văn Phúc, chủ tịch mặt trận huyện Con Cuông, được điều động để ngăn chặn, gây nhiễu, làm ồn không cho linh mục dâng lễ. Nhưng để đáp ứng lợi ích của giáo dân linh mục Giuse Ngô Văn Hậu vẫn tiến hành dâng lễ cho bà con.
Nhiều công an, vốn là hiện thân của công lý và bình an, nay trà trộn vào cộng đoàn tham dự thánh lễ hôm đó để gây rối bằng những hành động khiếm nhã như tắt ampli, níu kéo không cho thừa tác viên lên công bố Lời Chúa… Đồng thời, nhiều công an giao thông được điều động đứng chờ ở các lối vào nhà nguyện, nhằm gây khó khăn cho các giáo hữu đến tham dự thánh lễ. Tình trạng tương tự tái diễn những tuần sau đó, khi linh mục GB. Nguyễn Đình Thục đến dâng thánh lễ tại giáo điểm Con Cuông.
Ngày 24/6/2012 tình hình trở nên trầm trọng, khi linh mục GB. Nguyễn Đình Thục đến dâng thánh lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả.
Lúc 14 giờ cùng ngày, khoảng 250 người được chính quyền điều động đến, cố tình tràn vào chiếm chỗ trong nhà nguyện. Số đông còn lại đứng trước sân nhà nguyện, nhằm ngăn cản không cho linh mục dâng lễ. Đúng 14 giờ 30, linh mục GB. Nguyễn Đình Thục vừa đến nơi thì được chính quyền yêu cầu vào làm việc. Linh mục cương quyết từ chối với lý do là đã đến giờ dâng lễ. Không thể ngăn chặn được, họ dùng sức mạnh mở bung cửa sổ nhà nguyện, khoảng cách rất gần bàn thờ dâng lễ, nhằm đe dọa linh mục và cộng đoàn. Họ đặt loa phóng thanh công suất lớn sát cửa sổ nhà nguyện để gây ồn trong suốt Thánh lễ. Bên ngoài nhà nguyện, nhiều thanh niên đã xô đẩy, tìm cách gây sự với giáo dân tham dự thánh lễ. Những chiếc loa phóng thanh đặt ngay trước cổng vào nhà nguyện cũng được mở hết công suất, kể “tội” Đức Giám mục, các Linh mục và giáo dân đến dâng lễ. Một số người được phân công phá máy phát điện, cắt dây điện, nhưng may thay bà con giáo dân đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn. Trên các ngã đường dẫn tới nhà nguyện, công an giao thông rất bận rộn với việc soi xét “hành vi vi phạm luật lệ an toàn giao thông” của giáo dân đi lễ, nhằm ngăn chặn, gây khó khăn, sợ hãi cho bà con.
Sau Thánh lễ, ông Trần Văn Phúc, chủ tịch mặt trận huyện Con Cuông, gặp linh mục GB. Nguyễn Đình Thục và yêu cầu linh mục không được tiếp tục dâng lễ nơi ngôi nhà nguyện này. Nhưng xét thấy vì ích lợi của bà con, nên ngài vẫn tiếp tục dâng lễ.
Suốt mấy tuần qua, chính quyền huyện Con Cuông đã dùng chiếc xe chuyên dụng chạy khắp các ngã đường thuộc địa bàn huyện Con Cuông để tuyên truyền, tố cáo tội “hành lễ trái phép” của các linh mục và giáo dân Con Cuông. Thật kỳ diệu, trong khi các linh mục không biết làm cách nào để giúp giáo dân đang sinh sống trên địa bàn Con Cuông biết nơi dâng lễ, thì Thiên Chúa đã dùng chính quyền để giúp họ.
Cũng trong những ngày qua, chính quyền Con Cuông đã đến từng gia đình Công giáo sống trên địa bàn của huyện để đe dọa và ép các gia đình ký vào bản cam kết không tham dự thánh lễ nơi ngôi nhà nguyện. Nhưng đa số giáo dân Con Cuông nhận thức được việc gì nên làm, việc gì không nên làm; cái gì đáng sợ, cái gì không đáng sợ; cái gì đúng luật, cái gì vi phạm pháp luật…
Riêng gia đình ông Phạm Thế Trận, nguyên là chủ nhân ngôi nhà đã được chuyển nhượng cho Đức giám mục Giáo phận để làm nhà nguyện, trong thời gian gần đây, liên tục bị chính quyền huyện Con Cuông, chính quyền xã Yên Khê hạch sách đe dọa và gây rất nhiều khó khăn trong việc làm ăn sinh sống. Sáng ngày 27/6/2012, chính quyền huyện Con Cuông và chính quyền xã Yên Khê lại một lần nữa gọi vợ chồng ông lên trụ sở UBND xã Yên Khê để làm việc, họ đưa ra lời đe dọa là sẽ phá cổng, phá bờ bao của ngôi nhà nguyện, nếu Chúa nhật tuần này có linh mục lên dâng lễ.
Trong tình hình khó khăn liên tiếp xẩy ra với giáo dân tại giáo điểm Con Cuông, chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho sự bình yên được tái lập nơi đây, cho các nhà cầm quyền biết tôn trọng tự do tôn giáo, tôn trọng pháp luật để người dân thật sự yên tâm hành đạo và làm ăn sinh sống.
Đồng Lam
Nguồn: GPV

Sài Gòn xuất hiện truyền đơn cho Ngày 1-7-2012


Tin Sài Gòn: Đáp Lời Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ kêu gọi toàn dân xuống đường ngày 1.7.2012 biểu tình chống xâm lược Trung Cộng nhiều nơi trong Sài Gòn bắt đầu xuất hiện truyền đơn VÌ DANH DỰ ĐẤT NƯỚC CHỐNG GIẶC TẦU VÌ TƯƠNG LAI ĐẤT NƯỚC CHỐNG THAM NHŨNG.

 

'Sẽ không có công ty nào nhận thầu mà Trung Quốc mời'



Nhiều học giả và quan chức quốc tế khẳng định khu vực mà Trung Quốc mời thầu dầu khí thuộc vùng đặc quyền của Việt Nam, vì thế các công ty nước ngoài sẽ không quan tâm đến lời mời phi pháp của Trung Quốc.
Trung Quốc lập đội tuần tra ứng chiến ở Biển Đông

Phần lớn các ý kiến được đưa ra tại hội thảo An ninh Hàng hải tại Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ tổ chức tại thủ đô Washington của nước này những ngày qua.

9 lô dầu khí Trung Quốc mời thầu đều thuộc Việt Nam

Ông Carlyle Thayer, giáo sư của Học viện Quốc phòng Australia nêu ra hành động của Trung Quốc trong phiên thảo luận về các diễn biến gần đây trên Biển Đông.
Học giả này khẳng định rằng các lô dầu khí do CNOOC mời thầu đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Theo ông Thayer, Trung Quốc đã trả đũa việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển bằng cách mời thầu thăm dò, khai thác tại các lô, "tất cả đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam." Ông cũng cho rằng đây là một hành động chính trị, nhiều hơn là một hành động có tính thương mại.
Nhận xét về Luật Biển mới được Quốc hội Việt Nam thông qua, giáo sư Thayer khẳng định đây là một "diễn biến rất tích cực" vì Việt Nam muốn và cần thiết phải khai thác biển của mình. Ông nói "đến năm 2025, một nửa GDP của Việt Nam là từ biển, vì vậy Việt Nam cần luật để điều chỉnh và xác định rõ ràng nhiệm vụ của các cấp, các ngành".
Giàn khoan công nghệ trung tâm mỏ Bạch Hổ của Việt Nam. Ảnh: Petrotimes

Trung Quốc khiêu khích Việt Nam

Cũng tại hội nghị về Biển Đông do CSIS tổ chức, Thượng nghị sĩ Mỹ Joe Lieberman cũng có phát biểu về hành động của phía Trung Quốc.
Theo ông Lieberman, việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò - khai thác tại 9 lô trên Biển Đông là tuyên bố vô căn cứ và chưa hề có tiền lệ. Ông khẳng định các lô dầu khí này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được luật pháp quốc tế thừa nhận.

"Đây là hành động khiêu khích, nhằm trả đũa việc Việt Nam khẳng định các quyền pháp lý của mình trong luật quốc nội vào tuần trước. Những lời lẽ khiêu khích như vậy phải chấm dứt", Thượng nghị sĩ Lieberman nói.

Cần phải nghĩ kỹ trước khi tham gia thầu với Trung Quốc

Đó là cảnh báo của tiến sĩ Bonnie Glasser, chuyên gia về châu Á của Trung tâm CSIS. Theo lời phát biểu của bà Glasser tại hội nghị của CSIS, bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào có ý định tham gia thầu với Trung Quốc tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao và phải "suy nghĩ kỹ càng" trước khi quyết định.

Sẽ không có công ty nước ngoài nào nhận thầu

Đó là nhận định của ông Laban Yu, giám đốc nghiên cứu dầu khí tại Jefferies Hong Kong Ltd., một công ty ngân hàng đầu tư và chứng khoán.
"Sẽ chẳng có công ty nước ngoài nào tới đó (khu vực Trung Quốc chào thầu)",Financial Times dẫn lời ông Yu nói. "Chính quyền trung ương (Trung Quốc) chỉ muốn sử dụng hành động của CNOOC để đưa ra một tuyên bố chính trị".
Bản đồ chào thầu 9 lô dầu khí trái luật của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).
Ảnh tàu thăm dò dầu khí lớn nhất của Trung Quốc trên Biển Đông
Nhà máy nổi của Trung Quốc trên Biển Đông
Nhật Nam

Đặc sản Hà thành: bánh mì “tẩm”... khói bụi



29/06/2012 17:27:46
Không nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác, không ngày sản xuất, không hạn sử dụng... những “ki-ốt” bánh mì bày bán tràn lan trên các tuyến đường cửa ngõ Thủ đô Hà Hà Nội đang tiềm ẩn những nguy cơ về ATVSTP và hiểm họa giao thông.
 
TIN LIÊN QUAN


Trên địa bàn Hà Nội, hàng bánh mì rong, bánh mì lề đường hoạt động khá nhộn nhịp, đặc biệt là các đoạn đường nối liền với các con đường quốc lộ: cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ hướng đi quốc lộ 1B, đoạn Văn Điển hướng đi quốc lộ 1A, đoạn chân cầu Thăng Long (phía đường Phạm Văn Đồng), đoạn đầu đại lộ Thăng Long (nút giao cắt Phạm Hùng - Trần Duy Hưng); một điểm gây chú ý trong khu vực nội thành Hà Nội chân cầu Ngã Tư Sở (phía đường Nguyễn Trãi - Hà Đông)…

Trong khi dòng phương tiện đi lại đông lúc thì các hàng bánh mì di động cứ hồn nhiên án ngữ ra giữa đường, bất chấp những hiểm nguy giao thông. Những chiếc bánh mì cũng không cần được giữ sạch sẽ, được bày tràn lên, hứng đủ loại khói bụi, nhưng người mua vẫn khá tấp nập.
 
Tràn lan những
Tràn lan những "ki-ốt" bánh mỳ di động trên đường phố Hà Nội

Theo quan sát của PV, trên các tuyến lộ đặc quánh toàn khói xe và bụi, bánh mì được “phơi” ra bán vô tư, không cần chú ý nhiều đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Thùng xốp đựng bánh cũng bám đen bụi, những chiếc khăn đậy bánh nhìn tựa như những chiếc "giẻ", có lẽ đã lâu không được giặt sạch.

Ở khu vực ngã Tư Sở, những hàng bánh mì ở đây thường tụ tập thành những tốp nhỏ khoảng 2- 3 hàng một để tránh sự chú ý của lực lượng an ninh - trật tự.

Chị Lan chủ ki-ốt bánh mì( Ngã Tư Sở) cho biết: “Khách hàng ở đây thường là những người mua về quê mua làm quà, họ mua cả 10 chiếc, có khi là số lượng nhiều hơn nếu mình bán hạ giá đi một chút. Người dân ở đây mua cũng nhiều, họ mua ăn sáng hoặc buổi đêm nhưng với số lượng ít hơn, giá mỗi chiếc bánh mỳ là 3.000 đồng”.
 
Những chiếc bánh mì "phơi mưa, phơi nắng", được "tẩm" thêm khói xe và bụi đường rồi được bán đến tay hành khách

Khi được hỏi về cơ sở sản xuất ra loại bánh mì này thì chị trả lời qua loa là "gần đây".

Những chiếc bánh mì "phơi mưa, phơi nắng", được "tẩm" thêm khói xe và bụi đường rồi được bán đến tay hành khách

Đến một địa điểm khác là điểm giao cắt nối liền đường Trần Duy Hưng và Đại lộ Thăng Long. Do có vị trí “đắc địa” với khổ đường rộng, lượng người đi lại lớn, có nhiều khách đi ô tô nên các hàng bánh mì tại đây cũng rất đông, xếp thành hàng dài.

Bánh mì ở đây được quảng cáo và mang túi của bánh mì Bakery Pháp của siêu thị Big C, có giá cao hơn nhiều so với giá trong siêu thị, nhưng chất lượng thì không ai có thể đảm bảo.
 
Vẫy khách mua bánh mì ở Ngã Tư Sở - Hà Nội
Vẫy khách mua bánh mì ở Ngã Tư Sở - Hà Nội

Khảo sát giá cho thấy, nếu như trong siêu thị Big C các loại bánh mì này chỉ bán với giá là 3.900 đồng/chiếc nhỏ và 6.900 đồng/chiếc lớn, thì những ki-ốt này bánn với giá gấp đôi là 8.000 và 12.000 đồng/chiếc.

Chị Thu An (ở Vĩnh Phúc) chia sẻ: “Cũng nghĩ là không đảm bảo vệ sinh, nhưng đi xa về chẳng biết mua gì nên mua bánh mì về làm quà cho bọn trẻ con vui thôi, ăn mấy khi đâu, chắc cũng không sao...”.
 
(Theo Dân trí)

Thượng nghị sỹ Mỹ: Các lô dầu khí là của Việt Nam



29/06/2012 15:33:29
Bình luận trước việc Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò - khai thác tại 9 lô trên Biển Đông, Thượng nghị sỹ Mỹ Joe Liberman ngày 28/6  cho rằng đây là tuyên bố vô căn cứ và chưa hề có tiền lệ.
Thượng nghị sỹ Mỹ Joe Liberman. (Nguồn: Internet)
Thượng nghị sỹ Mỹ Joe Liberman. (Nguồn: Internet)
Ông khẳng định các lô dầu khí này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được luật pháp quốc tế thừa nhận.

Thượng nghị sỹ Liberman nói: "Đây là hành động khiêu khích, nhằm trả đũa việc Việt Nam khẳng định các quyền pháp lý của mình trong luật quốc nội vào tuần trước. Những lời lẽ khiêu khích như vậy phải chấm dứt."

Bài phát biểu của Thượng nghị sỹ Liberman được đưa ra trong ngày thứ hai của cuộc hội thảo về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ tổ chức tại Washington, trong hai ngày 27 và 28/6.

Ông cho rằng một điều thực sự quan trọng là ASEAN phải cố gắng để có được một bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông, nhằm làm giảm khả năng leo thang trong khu vực, cho phép giải quyết một cách hòa bình, có lợi cho tất cả các bên, theo luật quốc tế các tranh chấp trước khi nó có thể dẫn đến những hiểu lầm, luôn có khả năng khiến tình hình không chỉ dừng lại ở mức dùng lời lẽ mà trở thành bạo lực thực sự.

Về các tranh chấp trên Biển Đông, Thượng nghị sỹ Liberman cho rằng tất cả các bên cần thừa nhận rằng các bất đồng chỉ có thể giải quyết trên cơ sở luật quốc tế.

Ngược lại, ông nói, "việc cố giải quyết tranh chấp dựa trên các tuyên bố lịch sử theo kiểu đấu tay đôi là một công thức cho bất đồng triền miên, tiếp tục căng thẳng và rủi ro bạo lực."

Trước đó, trong các phiên thảo luận ngày 27/6, việc CNOOC mời thầu tại 9 lô trên Biển Đông cũng được một số học giả bàn thảo, trong đó khẳng định các lô này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
(Theo TTXVN)

Từ Chính phủ qua Đảng, quả bóng vẫn lăn…



2012-06-29
Tiếp tục loạt bài về các tuyên bố của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, kỳ này Mặc Lâm tìm hiểu thêm nội dung có liên quan đến vấn đề tham nhũng mà Chủ tịch nước cho biết là rất quyết tâm thực hiện.
truongtansang.net
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri với cử tri quận 4
Khách mời của chương trình hôm nay là TS Nguyễn Quang A, Luật sư Trần Đình Triển, Luật gia Lê Hiếu Đằng, GS Tương Lai, TS Nguyễn Đình Lộc và lý thuyết gia Maxist Lữ Phương.
Thưa quý vị một trong các nội dung chúng tôi nhận thấy rất quan trọng trong phát biểu của Chủ tịch nước là câu hỏi thuộc về công tác kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ nhà nước cấp cao. Trả lời báo Tuổi Trẻ, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã xác định “Gốc gác của vấn đề này nằm ở chỗ hiện còn sử dụng tiền mặt quá lớn trong nền kinh tế. Ðể giải quyết căn cơ hơn, nhất định phải thay đổi phương thức giao dịch này, phải thu hẹp dần, thay vào đó là thanh toán, giao dịch qua ngân hàng. Phương thức này được cho là hiệu quả để có thể kiểm soát được các "giao dịch ngầm".
Tiền mặt, đồng minh tham nhũng
Để hiểu rõ hơn về chuyện tiền mặt đã góp phần vào việc tham nhũng như thế nào chúng tôi xin được chia sẻ câu hỏi này với TS Nguyễn Quang A, chuyên gia tài chánh nguyên viện trưởng Viện IDS. Thưa xin mời TS Nguyễn Quang A.
TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ điều ông Chủ tịch nước nói nó chỉ đúng một phần thôi, bởi vì đúng là có chuyện giao dịch tiền mặt nhưng với khối lượng tiền rất lớn thì tiền mặt cũng không phải là sự kiện chính. Vấn đề cơ bản ở chỗ người ta có thực sự muốn minh bạch hay không. Bởi vì khi kê khai ra thì phải để cho mọi người được biết chứ còn kê khai chỉ để lưu trong hồ sơ đến lúc có chuyện gì thì mới lôi ra, mà lôi ra cũng không được một cách công khai thì tôi nghĩ rằng không có ý nghĩa gì lắm.
đã làm chính trị gia thì phải chấp nhận chuyện minh bạch vì khi quyết định nó đụng đến rất đông quyền lợi của người khác. Những người đã dấn thân vào chính trị buộc phải chấp nhận điều đó. Tôi nghĩ từ trước đến nay người ta có nói tới chuyện đó nhưng không thấy ở chỗ họ có làm thật hay không.
TS Nguyễn Quang A
Bởi vì đã làm chính trị gia thì phải chấp nhận chuyện minh bạch vì khi quyết định nó đụng đến rất đông quyền lợi của người khác. Những người đã dấn thân vào chính trị buộc phải chấp nhận điều đó. Tôi nghĩ từ trước đến nay người ta có nói tới chuyện đó nhưng không thấy ở chỗ họ có làm thật hay không. Nếu làm thật thì tôi nghĩ rằng chuyện tiền mặt cũng chỉ là một phần nhỏ mà thôi.
Kê khai tài sản, câu hỏi khó có lời kết
Xin được tiếp tục với câu hỏi Chủ tịch nước về chuyện kiểm kê tài sản và tính minh bạch của việc kê khai thu nhập của cán bộ cấp cao. Chủ tịch Trương Tấn Sang nói rằng “quy định về vấn đề này đã có rồi, nhưng thực tế cũng chưa đảm bảo hiệu quả như mong muốn và tính thực chất của việc kiểm soát tài sản, thu nhập bằng biện pháp kê khai này. Chúng tôi năm nào cũng kê khai. Sắp tới đây cũng sẽ công khai các kê khai này tại nơi cư trú, nơi công tác của cán bộ, công chức”.
Thưa TS Nguyễn Đình Lộc, TS từng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư Pháp và cũng là một đại biểu Quốc hội, xin ông cho biết nhận xét của ông về những trình bày này của Chủ tịch nước.
TS Nguyễn Đình Lộc: Chắc là không đơn giản đâu bởi vì kê khai tài sản là hình thức chống tham nhũng, mà chống tham nhũng chưa tốt lắm thành ra có thể nhìn thấy trước là không đơn giản. Tôi còn chờ đợi đồng chí Chủ tịch nước nếu ông ấy có biện pháp quyết liệt hơn thì chắc là sẽ
Từ trái qua phải và trên xuống: TS Nguyễn Quang A, Luật sư Trần Đình Triển, Luật gia Lê Hiếu Đằng, GS Tương Lai, TS Nguyễn Đình Lộc và lý thuyết gia Maxist Lữ Phương
Từ trái qua phải và trên xuống: TS Nguyễn Quang A, Luật sư Trần Đình Triển, Luật gia Lê Hiếu Đằng, GS Tương Lai, TS Nguyễn Đình Lộc và lý thuyết gia Maxist Lữ Phương
có một hiệu quả nhất định. Nhưng cũng không nên hy vọng nhiều vào đó vì tình trạng tham nhũng còn nặng nề lắm. Thực tế ai cũng thấy rồi dư luận người ta đều biết hết. Tôi đang chờ đợi xem thực chất sẽ diễn ra như thế nào. Tôi cũng chưa tin lắm đâu nhưng hy vọng vì nghị quyết Trung ương 4 lần này quyết liệt lắm.
Và thưa LS Trần Đình Triển, là một luật sư có kinh nghiệm về chống tham nhũng, ông có điều gì khác muốn chia sẻ hay không thưa luật sư?
LS Trần Đình Triển: Tôi đánh giá rất cao Chủ tịch nước Trương Tấn Sang không những ở cương vị Chủ tịch nước mà khi ông còn là Thường trực Ban bí thư Trung ương thì ông đã rất quan tâm đến đường lối chính sách, quan tâm đến những vấn đề bức xúc của xã hội để góp phần đưa ra những chính sách nhằm đem lại niềm tin của người dân với đảng với nhà nước.
Vừa qua Chủ tịch nước nêu ra vấn đề kê khai tài sản của các công chức nhà nước thì vấn đề này không phải là mới, đã cũ, đã đưa ra rất nhiều nhưng thực hiện chưa được bao nhiêu do từ cơ sở.
Hiện nay có một vấn đề là công chức nhà nước không những tài sản đứng tên mình mà lách dưới góc độ gia đình, vợ con, con cháu họ hàng đứng tên những tài sản đó. Một vấn đề nữa cần phải làm rõ đó là những tài sản ở nước ngoài. Những tài khoản tiền gửi ở các ngân hàng nước ngoài của các công chức. Đây là những vấn đề đặt ra rất là khó, khó nhưng không phải là không làm được.
Hiện nay có một vấn đề là công chức nhà nước không những tài sản đứng tên mình mà lách dưới góc độ gia đình, vợ con, con cháu họ hàng đứng tên những tài sản đó. Một vấn đề nữa cần phải làm rõ đó là những tài sản ở nước ngoài... Đây là những vấn đề đặt ra rất là khó, khó nhưng không phải là không làm được.
LS Trần Đình Triển
Chính sách nêu ra cần phải có chế tài thật mạnh mẽ. Tôi đồng tình quan điểm của Chú tịch nước và tôi nghĩ rằng đảng và nhà nước cũng sẽ triển khai nhưng cần phải đi từ cơ sở và kêu gọi dân phát hiện ra những nguồn tài sản bất minh. Nếu như của quan chức nhà nước mà dấu thì cần phải xử kỷ luật nghiêm minh. Thứ hai nữa nếu một quan chức dấu tài sản sau này phát hiện đưa ra khởi kiện thí dụ như tranh chấp đất đai, nhà cửa ở phiên tòa hay tranh chấp dân sự, hòa giải ở chính quyền địa phương mà phát hiện ra tài sản đó bản chất đứng tên như thế này nhưng đằng sau là của công chức thì những tài sản đó phải tịch thu và xung vào công quỹ của nhà nước.
Thay đổi vai chính, hiệu quả bao nhiêu?
Xin cám ơn LS Trần Đình Triển, chúng tôi xin được bước qua vấn đề thứ hai cũng trong phạm vi chống tham nhũng. Thưa quý vị chắc chúng ta còn nhớ với nghị quyết Trung ương 5 một sự thay đổi quan trọng đối với người đứng đầu chịu trách nhiệm chống tham nhũng đã được chuyển giao từ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tức là chuyển từ chính phủ sang đảng. Liên quan đến cuộc chuyển đổi này Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tuyên bố rằng: “Nay Ðảng trực tiếp
Những biệt thư kiểu nay thì lương đảng viên mới mua nổi...? (ảnh minh hoạ)
Những biệt thự kiểu này thì lương đảng viên mới mua nổi...? (ảnh minh hoạ)
nắm giữ thẩm quyền chỉ đạo, điều hành và Tổng bí thư là người đứng đầu bộ máy phòng chống tham nhũng. Ban Nội chính của Ðảng được tái lập, cũng là cơ quan thường trực về phòng chống tham nhũng. Với thể chế chính trị của nước ta thì cách tổ chức bộ máy về phòng chống tham nhũng như vậy là mạnh mẽ nhất rồi”
Xin được hỏi GS Tương Lai, ông có đồng ý với sự lạc quan mà Chủ tịch nước đặt vào Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hay không?
GS Tương Lai: Việc chống tham nhũng về tay ông Nguyễn Phú Trọng tôi không tin là ông ấy có phép thần để mà ông ấy chống được đâu. Nếu như không có một thay đổi rất cơ bản về cái quy chuẩn về lỗi hệ thống, có nghĩa là phải tìm ra quy luật mới ở đấy xét đến cùng là phải dựa vào dân, nghe tiếng nói của dân và phải thấy rằng nếu không dựa vào dân, không nghe tiếng nói của dân thì hỏng. Đến như ông Bộ trưởng Bộ Môi trường khi Quốc hội hỏi ông có kết luận gì về vụ Văn Giang không, thì ông nói là không kết luận gì cả. Quá trình thực hiện tỉnh đã làm theo quyết định của Thủ tướng, thực hiện chính sách đền bù cơ bản là tốt. Do các thế lực bên ngoài lợi dụng kích động nên trở thành vấn đề chính trị chứ không phải sai phạm gì. Ông ấy nói ngon lành thế cơ mà!
Nói như thế là rất bậy. Một Bộ trưởng mà nói như thế là quá bậy. Phải thấy được cái quy luật mới này. Nó đòi hỏi phải xem lại quy trình nó đã xộc xệch, nó đã cũ kỹ, nó đã hư hỏng lắm rồi phải chỉnh đốn nó. Nếu không chình đốn, không sửa chữa thì cá nhân có tài giỏi mấy, có ba đầu sáu tay cũng không giải quyết được đâu.
Việc chống tham nhũng về tay ông Nguyễn Phú Trọng tôi không tin là ông ấy có phép thần để mà ông ấy chống được đâu. Nếu như không có một thay đổi rất cơ bản về cái quy chuẩn về lỗi hệ thống, có nghĩa là phải tìm ra quy luật mới ở đấy xét đến cùng là phải dựa vào dân, nghe tiếng nói của dân...
GS Tương Lai
Xin cám ơn GS Tương Lai, xin được tiếp tục cùng một nội dung câu hỏi này với luật gia Lê Hiếu Đằng.
LG Lê Hiếu Đằng: Thật ra chuyển từ chính phủ qua đảng thì đứng về mặt một nhà nước pháp quyền mà nói thì đảng chỉ là cơ quan lãnh đạo thôi chứ không phải đảng đi giải quyết việc đó. Theo tôi muốn chống tham nhũng một cách hiệu quả thì phải có một Ủy ban quốc gia độc lập, gồm nhiều nhân vật có uy tín, trong sạch và giao nhiều quyền cho họ thì mới có thể chống được tham nhũng. Nói thật là bộ máy hiện nay kể cả nhà nước và đảng, tham nhũng nó đã đục ruỗng rất nhiều rồi. Có thể nói như vậy.
Tất nhiên chúng ta phải chờ đợi chứ không nói trước được nhưng tôi nghĩ rằng có hiệu quả hay không phải có quyết tâm rất lớn và có bộ máy tương đối độc lập. Như tôi đã nhiều lần phát biểu nếu anh không có tam quyền phân lập thì không thể nào chống tham nhũng được. Phải có một nền tư pháp độc lập thì mới xử được những cán bộ cao cấp, nhất là ở trong chính phủ và kể cả trong đảng như vậy thì mới có hiệu quả.
Nếu các vị giữ trọng trách trong chính phủ, trong nhà nước đều là đảng viên hơn nữa đều là Ủy viên Trung ương đảng, thậm chí có người là Ủy viên Bộ chính trị thế thì ai xử những người này nếu không có tòa án độc lập? Nếu không làm được việc này thì sẽ trở lại như cũ có nghĩa là sẽ không hiệu quả.
Tôi cũng như nhiều người hy vọng rằng với việc chuyển qua cho Tổng bí thư đảng là ông Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban thì tôi cũng chờ đợi hành động của ông Tổng bí thư như thế nào, để có thể đẩy lùi được tệ nạn tham nhũng vốn là quốc nạn hiện nay và trở thành mối đe dọa cho sự tồn vong của đất nước.
Xin được tiếp tục cùng một câu hỏi với ông Lữ Phương, lý luận gia Maxist, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin đầu tiên của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam. Thưa ông sự chuyển đổi vai trò của chính phủ và đảng có làm cho việc chống tham nhũng mạnh hơn hay không?
...nó là kết quả của suy thoái về đạo đức ở trong đảng. Người ta đưa ra thực hiện đường lối xây dựng lành mạnh, lý tưởng, xây dựng một xã hội tốt đẹp này kia nhưng thật sự nó là không tưởng, không thể thực hiện được. Khi mình làm điều gì đó mà không thực hiện được thì nó sẽ có tác dụng ngược lại
ông Lữ Phương, lý luận gia Maxist
Ô. Lữ Phương: Tôi thấy không mạnh hơn đâu. Bởi vì bệnh tham nhũng này theo tìm hiểu của tôi thì nó không phải thuần túy là ham muốn vật chất, không phải vậy, nó là kết quả của suy thoái về đạo đức ở trong đảng. Người ta đưa ra thực hiện đường lối xây dựng lành mạnh, lý tưởng, xây dựng một xã hội tốt đẹp này kia nhưng thật sự nó là không tưởng, không thể thực hiện được. Khi mình làm điều gì đó mà không thực hiện được thì nó sẽ có tác dụng ngược lại.
Đảng cộng sản đứng trước một tuyệt lộ rồi vì không có lý tưởng. Lý tưởng không thực hiện được, bất khả thi cho nên khi đem cái đó ra để thay thế thì người ta đem cái vật chất mà không hứa với xã hội, không hứa với nhân dân một con đường tốt đẹp một xã hội lành mạnh, tương lai lý tưởng gì cả. Chính vì bây giờ tham nhũng nằm trong đảng, trong chính phủ khi họ thấy không có tương lai không có lý tưởng nữa thì họ tham nhũng.
Tôi nghĩ những giải pháp đưa ra vì thấy tham nhũng trầm trọng quá sức rồi. Nó trầm trọng đến mức cái nghị quyết vừa rồi cho thấy có thể làm sụp đổ cả một chế độ cho nên họ cố gắng chận lại bớt chừng nào hay chừng nấy. Tôi thấy kết quả của nó hoàn toàn không đáng mong mỏi.
Xin thành thật cám ơn các vị khách quý hôm nay. Thưa quý thính giả như đã giới thiệu trước đây loạt bài này còn bài cuối cùng chia sẻ về nội dung mà Chủ tịch nước nói tới có liên quan đến báo chí và bức xúc xã hội về các vấn đề điều hành đất nước, cũng do Mặc Lâm thực hiện mời quý vị đón theo dõi vào kỳ phát thanh tới. Xin cám ơn quý vị.

Theo dòng thời sự: