THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

04 December 2010

Hai người Việt bị bắt ở Nam Phi vì buôn lậu sừng tê giác

Tê giác là một trong những loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng
Hình: Wikipedia Commons

Tê giác là một trong những loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng

Tin liên hệ

Hai người Việt Nam đã bị bắt giữ ở Nam Phi vì sở hữu 15 chiếc sừng tê giác.

Tân Hoa Xã dẫn tin của Đài Talk Radio 702 ở Johannesburg cho biết hai người bị bắt hồi đầu tuần, khi đang trên đường đến thành phố Cape Town.

Người phát ngôn của Hiệp hội những người sở hữu tê giác tư nhân Nam Phi Pelham Jones cho biết hai người nói trên sẽ phải ra toà vào ngày 112/. Tuy nhiên, phiên toà sau đó đã bị hoãn lại cho tới ngày 712/. 

Người phát ngôn của cảnh sát Nam Phi cho biết rằng các nhân viên đã phát hiện 15 chiếc sừng tê giác trong hành lý của hai kẻ tình nghi.

Theo người phát ngôn này, các sừng tê giác 'được gói kín bằng nilon và giấu trong hành ly'. 

Trong khi một người đang bị bắt giữ, người còn lại đã trốn khỏi hiện trường. Tuy nhiên, cảnh sát Nam Phi đã tìm thấy và bắt giữ ông ta ở một nhà khách.

Phát ngôn viên cảnh sát cho biết, hai người này vận chuyển trái phép sừng tê giác bằng phương tiện giao thông công cộng từ Johannesburg và điểm đến của chúng là Cape Town.

Ông cho biết thêm cảnh sát Nam Phi đang điều tra khả năng hai người này có liên quan đến một tổ chức nào đó.

Nguồn: Xinhua, Talk Radio 702

Biện pháp kiểm soát giá của VN ‘vi phạm cam kết với WTO’

Hình: AP

Chia sẻ

Tin liên hệ

VOA - Việt Nam đã vi phạm các cam kết đối với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) khi cho áp dụng một điều luật kiểm soát giá mới nhắm vào các công ty nước ngoài. 

Ông Hank Tomlinson, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Việt Nam đưa ra nhận định này hôm qua tại Diễn đoàn Doanh nghiệp Việt Nam diễn ra hai lần một năm. 

Ý kiến của ông Tomlinson đã góp thêm tiếng nói phản đối của các công ty nước ngoài đối với một nghị định mới có hiệu lực hôm 1/10, theo đó cho phép cơ quan nhà nước áp dụng các biện pháp 'bình ổn' trong trường hợp giá tăng nhanh hơn so với giá thành sản xuất. 

AFP dẫn lời vị Chủ tịch nói rằng các biện pháp kiểm soát giá 'không hiệu quả và phản tác dụng đối với tỷ lệ tăng trưởng trong tương lai'. 

Ông Tomlinson được trích lời nói: 'Chúng tôi quan ngại rằng việc thực thi điều luật mới tập trung chủ yếu vào việc nhập khẩu từ các công ty nước ngoài. Đây là một sự vi phạm văn bản và tinh thần cam kết WTO của Việt Nam'. 

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, Phòng Thương mại Châu Âu cho hay rằng, theo nghị định kiểm soát giá, các nhà sản xuất than, sữa bột, dầu khí, thép và các mặt hàng khác phải công bố giá bán lẻ dự kiến cũng như các loại giá khác, tăng gánh nặng hành chính đối với các nhà sản xuất này. 

Phòng Thương mại Australia cũng bày tỏ 'quan ngại' về các biện pháp kiểm soát giá. 

Trong khi đó, theo hãng tin của Pháp, chính quyền Hà Nội đã lên tiếng bác bỏ rằng các biện pháp đó vi phạm quy định của tổ chức WTO mà họ gia nhập năm 2007. 

Chính phủ Việt Nam đang tìm cách kiểm soát lạm phát lên tới 11.09% trong tháng 10, tăng cao hơn so với mục tiêu là 8% trong năm nay. 

AmCham cũng nhận định rằng việc Việt Nam thiếu một chính sách kiểm soát lạm phát hiệu quả đã khiến các nhà đầu tư vấp phải 'vấn đề tín nhiệm và lòng tin' với chính sách tiền tệ và kinh tế của chính phủ Việt Nam. 

Trả lời VOA Việt Ngữ hôm 2/12, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cũng cho rằng không chỉ các nhà đầu tư, mà lòng tin của người dân cũng 'đã bị giảm sút nhiều'. 

Tiến sĩ Lê Ðăng Doanh cho biết: "Rất tiếc là trong năm qua, đã hơn một lần, Ngân hàng nhà nước Việt Nam tuyên bố sẽ không điều chỉnh tỷ giá thì sau đó 24 tiếng đồng hồ lại điều chỉnh. Vì vậy cho nên, lòng tin của người dân đã bị giảm sút nhiều. Tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế Việt Nam đã tăng mạnh. Có thể nói trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay có ba đồng tiền đang lưu hành một là Việt Nam đồng để cho mua bán, trang trải những cái bình thường. Hai là đồng đôla để mua bán những thứ có giá trị cao hơn, thí dụ như ô tô hay nhà đất. Rồi đến vàng, vừa để dự trữ và vừa là để trao đổi. Vì vậy cho nên, chính sách tiền tệ và tác động qua lãi suất, và tín dụng của ngân hàng nhà nước Việt Nam chịu những giới hạn rất là đáng kể."

Việt Nam cho biết 'bình ổn' giá cả nằm trong ưu tiên hàng đầu của nhà nước cho tới hết năm 2010. 

Nguồn: AFP, Bloomberg, VOA's Interview

Tàu chiến Trung Quốc thăm Việt Nam


Tàu chiến Xiangfan

Tàu Hương Phiên hạng Giang Vệ II, thuộc loại khá hiện đại

BBC - Tàu chiến chở hỏa tiễn Tương Phiền của Trung Quốc lần đầu tiên mang trực thăng tham gia tuần tra chung với Việt Nam ở Vịnh Bắc bộ.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay tàu Tương Phiền rời hải cảng Tam Á trên đảo Hải Nam vào lúc 5 giờ chiều hôm thứ Ba 30/11, lên đường đi tuần tra chung với hải quân Việt Nam ở Vịnh Bắc bộ.

Đây là cuộc tuần tra chung lần thứ 10 giữa hải quân hai nước kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc thống nhất thực hiện công việc này với tần suất hai lần/năm từ tháng 10/2005.

Tuy nhiên, theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đây là lần đầu tiên cuộc tuần tra có sự tham gia của trực thăng quân đội Trung Quốc.

Sau khi thực hiện tuần tra chung, tàu sẽ thăm chính thức thành phố Đà Nẵng.

Tại đây, thủy thủ đoàn sẽ có các hoạt động giao lưu như thông lệ với hải quân và nhân dân địa phương, như thi đấu giao hữu thể thao, thăm hỏi xã giao vv...

Trên đường về lại cơ sở ở Tam Á, tàu Tương Phiền sẽ tham gia diễn tập cứu hộ cứu nạn với phía Việt Nam.

Tàu số hiệu 567 thuộc Hạm đội Nam Hải (Biển Đông) của hải quân Trung Quốc. Đây là tàu chiến tốc độ cao hạng Giang Vệ II, thuộc loại khá hiện đại.

Việt Nam và Trung Quốc ký hiệp định tuần tra chung tại Vịnh Bắc Bộ hồi tháng 10/2005 như một biện pháp tăng cường hợp tác và thúc đẩy tin tưởng giữa quân đội hai bên.

Cuộc tuần tra chung đầu tiên được thực hiện hôm 27/04/2006.

Tàu cá gặp nạn

Trong khi đó, báo Việt Nam đưa tin hiện có hai tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đang gặp nạn tại khu vực biển gần quần đảo Hoàng Sa.

Mới nhất là tàu Qng 92095-TS của ông Võ Hổ trú tại xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, gặp nạn chết máy hôm 28/11. Ông Hổ vừa là chủ tàu, vừa là thuyền trưởng.

Trên tàu có 14 ngư dân.

Trước đó hai hôm, tàu Qng 96020-TS của ông Phùng Thoại từ xã An Hải, huyện Lý Sơn, cũng bị chết máy khi hoạt động đánh bắt trong vùng biển Hoàng Sa. Tàu này cũng có 14 người.

Được biết cơ quan chức năng đã điều tàu mang thực phẩm, thuốc men ra khơi cứu tàu bị nạn và đã liên lạc được với tàu Qng 96020-TS của ông Thoại.

Tàu Qng 92095-TS của ông Hổ trong khi đó đang được một tàu cá khác cùng quê lai dắt vào bờ.

Công việc cứu trợ ngư dân gặp nạn trên biển Hoàng Sa, gần đây thu hút sự chú ý của dư luận trong nước, dường như đã được cải thiện.

Người ta trông đợi hai tàu bị nạn nói trên cùng ngư dân sẽ về bờ trong hai-ba ngàytớ

Đồng tiền của VN ‘đang có vấn đề’


Đồng tiền của Việt Nam đang gặp vấn đề, do bị trượt giá

Đồng tiền của Việt Nam đang gặp vấn đề, do bị trượt giá.

BBC - Giám đốc Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam cho rằng đồng tiền của Việt Nam đang gặp vấn đề, do bị trượt giá. Trong khi chỉ số lạm phát ở mức cao.

Trao đổi với BBC Việt Ngữ về chủ đề doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm nhân Diễn đàn Doanh nghiệp họp tại Hà Nội hôm 2/12, Adam Sitkoff, Giám đốc phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam muốn chính phủ ổn định kinh tế vĩ mô tốt hơn.

Ông Sitkoff cũng nói đến nghị định kiểm soát giá của chính phủ và nguyên tắc thương mại bình đẳng, nhà nước không can thiệp của WTO. Sau đây là trích đoạn cuộc phỏng vấn.

Adam Sitkoff: Có hai chủ đề chúng tôi nêu ra trong cuộc họp diễn đàn doanh nghiệp ngày 2/12 tại Hà Nội. Đó là chính phủ cần để ý duy trì ổn định kinh tế vĩ mô tốt hơn. Đề ra chính sách hữu hiệu để kiềm chế tỷ lệ lạm phát – vốn đang khá cao. Hiện lạm phát đang ảnh hưởng đến đời sống và sức mua của người dân. Thứ hai là chúng tôi muốn thấy chính phủ nghiêm túc thúc đẩy cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước. Sau vụ khủng hoảng tại Vinashin, chúng tôi quan sát thấy các tập đoàn kinh tế nhà nước khác phải nhận bớt nợ và bị gán tài sản của Vinashin. Cách giải quyết các khoản nợ của Vinashin vẫn còn chưa minh bạch.

Cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ tin rằng chính phủ nên giảm bớt can thiệp vào quá trình làm ăn và kinh doanh của doanh nghiệp. Cạnh đó trong lúc tỷ lệ tư hữa hóa được đẩy mạnh, doanh nghiệp nhà nước vẫn kiểm soát hầu hết các loại hình kinh doanh quan trọng ở Việt Nam. Chúng tôi muốn thấy điều này thay đổi. Chính phủ nên tập trung vào các tiêu chuẩn kế toán, hạch toán được quốc tế công nhận liên quan đến cách tính thuế và thu thuế, để góp phần loại trừ tham nhũng. Hành động thường xuyên bơm thêm vốn cho doanh nghiệp quốc doanh đang ngập trong nợ nần không phải là cách dùng tiền thuế của dân tốt nhất.

BBC: Ông chủ tịch phòng Thương mại của quý ngài hôm qua có nói rằng Việt Nam có thể đang vi phạm luật WTO khi ra nghị định kiểm soát giá, chủ yếu liên quan tới các mặt hàng nhập cảng mà công ty Mỹ đang kinh doanh. Ông có chia sẻ cái nhìn như vậy hay không?

Adam Sitkoff: Tôi đồng ý với quan điểm như vậy. Tôi muốn nhấn mạnh rằng công ty Mỹ không vui lắm trước quyết định kiểm soát giá của chính phủ. Chúng ảnh hưởng tới một số lĩnh vực kinh doanh. Điều xảy ra trong lúc này lại là, nghị định về giá của chính phủ hình như chỉ nhắm đến công ty nước ngoài nhập hàng về bán, chứ không nhắm đến công ty trong nước. Đó là lý do tại sau chúng tôi nói rằng rất có thể Việt Nam đang vi phạm lời văn và tinh thần của cam kết gia nhập WTO ba năm trước đây. Việt Nam đang gặp vấn đề về lạm phát. Và họ đang tìm cách kiểm soát. Tuy nhiên quy định về kiểm soát giá không phải là cách ổn định tình hình kinh tế vĩ mô hay nhất. VN cần có chính sách tiền tệ rõ ràng, minh bạch và ổn định. Việt Nam cần có biện pháp giảm bớt thâm thủng ngân sách. VN cần duy trì và khuyến khích sự cạnh tranh để giúp cho khu vực xuất khẩu. Việc để cho tiền Đồng đang mất giá, hoặc dựng lên các rào cản nhân tạo đối với hàng hóa nhập khẩu, những cách này không bao giờ giúp điều chỉnh được mất cân đối lớn về mặt cơ cấu.

BBC: Tại Đông Nam Á, đồng tiền của một số nước lên giá so với đôla Mỹ, vốn nước ngoài tìm dòng chảy vào thị trường chứng khoán, ở Việt Nam điều như vậy không xảy ra. Ông có thể giải thích tại sao?

Adam Sitkoff: Không một chút nghi ngờ, bức tranh kinh tế vĩ mô đang có đám mây đen ở cuối chân trời. Đồng tiền của VN hiện đang gặp vấn đề. Đối với doanh nhân nước ngoài. Đối với người trong nước. Rất ít người tin vào đồng bạc Việt Nam. Tiền đồng đang trong chu kỳ giảm giá. Đây là điều chính phủ cần giải quyết sớm. Tiền đồng mất giá làm cho chỉ số lạm phát tồi tệ hơn. Và làm nguội thị trường chứng khoán. Không có nhiều nước muốn ở trong hoàn cảnh như vậy. Một số người lập luận rằng giảm giá tiền đồng để giúp tăng cạnh tranh trong xuất khẩu. Tuy nhiên chính sách tài khóa đã không giúp gì chuyện này. Tôi hy vọng sau khi VN tổ chức xong đại hội đảng, bầu ra ban lãnh đạo mới, một trong những lĩnh vực họ cần để ý làm trước là ổn định kinh tế vĩ mô. Tại diễn đàn kinh doanh hôm qua (2/12) chúng tôi muốn điều này xảy ra sớm.

Báo Người Việt bị tin tặc tấn công


Báo Người Việt Online

Người Việt Online bị tấn công vào 4 giờ sáng thứ Sáu 3/12, giờ California.

Người Việt Online, báo tiếng Việt có đông người đọc ở Hoa Kỳ, và hải ngoại, bị nhóm tin tặc Tần Thủy Hoàng tấn công sáng thứ Sáu 3/12.

Ông Khôi Nguyên, Tổng thư ký báo Người Việt Online xác nhận với BBC Việt Ngữ, trang mạng Người Việt Online bị tấn công vào lúc 4 giờ sáng thứ Sáu 3/12, giờ California.

"Khoảng bốn giờ sáng thứ Sáu khi độc giả vào Người Việt Online thì họ nhìn thấy một lá cờ Trung Quốc ở phía trên, một bức hình ông Tần Thủy Hoàng ở phía dưới. Ở giữa là hàng chữ "By Qin Shi Huang Gr0up.

"Dịch ra tiếng Việt là nhóm hacker Tần Thủy Hoàng. Khi click vào bức hình này, người đọc được dẫn tới một website có tên miền Trung Quốc, www.jjqqs.gov.cn. Đuôi cuối cùng có nghĩa là China."

Chúng tôi đã phục hồi được trang quảng cáo rao vặt, đảm bảo cho việc kinh doanh của tờ báo và thân chủ đăng quảng cáo

Khôi Nguyên -TTK NV Online

Đại diện của Người Việt cho rằng vụ phá website được thực hiện bởi nhóm tin tặc từng ra tay cách đây một tuần, nhắm đến các diễn đàn dân chủ ở hải ngoại.

"Nhìn vào cách bị phá, ta thấy Người Việt Online có thể là mục tiêu của nhóm tin tặc tự xưng là "Qin Shi Huang Gr0up" (Tần Thủy Hoàng), nhóm từng phá một loạt các website cách đây một tuần như 'Thông luận', 'Tiếng nói Tự do Dân chủ', 'Hải Ngoại Phiếm Ðàm', 'DCVOnline'…

"Các trang này đều bị phá vào tối Thứ Hai 29 tháng 11, giờ Việt Nam."

Lượng độc giả

Báo Người Việt Online bắt đầu lên mạng từ năm 1998. Được coi là nhật báo online lớn của người Việt ở nước Mỹ, và hải ngoại, mỗi ngày tờ báo có 60.000 độc giả truy cập.

Lượng độc giả trong nước, theo ông Khôi Nguyên, chiếm từ 10 đến 15 phần trăm. Chủ yếu đến từ phía Nam Việt Nam, tập trung ở Sài Gòn, ông nói.

"Ba thành phố có lượng độc giả lớn nhất của Người Việt Online là Los Angeles, Houston và Sài Gòn. Tăng trưởng của độc giả NV Online trong giai đoạn 2009-2010 là 20%."

Hình của nhóm hacker để lại

Hình của nhóm hacker để lại

Tổng thư ký Người Việt Online nói thêm vụ tin tặc không gây thiệt hại nhiều cho tờ báo về mặt dữ liệu.

"Chỉ sau vài tiếng đồng hồ, chúng tôi đã phục hồi được trang quảng cáo rao vặt, đảm bảo công việc kinh doanh bình thường của tờ báo và thân chủ đăng quảng cáo.

"Hy vọng trang tin Người Việt Online sẽ hoạt động trở lại trong 24 tiếng đồng hồ tới."

Tưởng cũng nên nhắc lại Người Việt Online từng bị tin tặc tấn công nhiều lần. Gần đây nhất là ngày 7/9, tấn công bắt đầu từ mục Bình Luận của nhà báo Ngô Nhân Dụng. Và chuyển sang phần "tin chính". Khoảng 4 giờ sáng hôm sau, tin tặc tấn công lần thứ nhì, tuy nhiên do phát hiện sớm nên vụ "hacking" không gây thiệt hại lớn.

"Với hơn 60 ngàn độc giả trên thế giới mỗi ngày, việc trang web bị ngưng dù chỉ vài giờ đồng hồ, về mặt nội dung, là một thiệt hại lớn," ông Khôi Nguyên nói.

"Không chỉ gây bất lợi cho chúng tôi. Quan trọng là độc giả. Mong rằng, độc giả của Người Việt Online sẽ chia sẻ và cảm thông với chúng tôi về khó khăn này."

Đề xuất cho Vinashin vay tiền trả nợ người lao động

Bộ Lao động - thương binh và xã hội vừa gửi công văn đề nghị Chính phủ cho tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) vay tiền với lãi suất bằng 0% để trả nợ lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động.
 >> Vinashin thanh tra chế độ cho người lao động ở công ty con
Hiện nợ lương người lao động của tập đoàn Vinashin là 102,6 tỉ đồng.
 
Chính sách này tương tự như chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp vay để trả nợ lương cho người lao động nghỉ việc do suy giảm kinh tế theo quyết định 30 của Thủ tướng. Đây là cơ quan thứ hai đề xuất chính sách này, sau Tổng liên đoàn lao động.

Số liệu chính thức từ Vinashin cho biết, hiện tiền nợ lương người lao động của tập đoàn này là 102,6 tỉ đồng, tiền nợ bảo hiểm xã hội là 134 tỉ đồng.

Theo Tây Giang
Báo SGTT

“Ép” thanh toán tiền mua nhà theo giá USD !

(Dân trí) - Trong lúc giá ngoại tệ đang leo thang từng ngày, hàng chục khách hàng dự án Tòa nhà hỗn hợp Hattoco (Hà Đông) lại nhận được thông báo quy đổi giá nhà trong hợp đồng mua bán từ tiền Việt sang đô la Mỹ (USD) và lấy đó làm chuẩn tính giá sản phẩm.
Là cách để bảo toàn vốn!
 
Năm 2009, hàng chục khách hàng và chủ đầu tư dự án Tòa nhà hỗn hợp Hattoco (địa chỉ tại số 110 đường Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội) đã cùng nhau thống nhất thỏa thuận cho chủ đầu tư vay vốn triển khai dự án, bù lại được quyền mua một căn hộ trong dự án. Theo đó, hai bên xác định số tiền vay là 30% giá trị căn hộ.
 
Dựa vào giá USD là cách để bảo toàn vốn của chủ đầu tư!
 
Đây là dự án do Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư xây dựng Ba Đình làm chủ đầu tư. Sau khi dự án đủ điều kiện mua bán, tháng 10 năm nay, chủ đầu tư đã gửi thông báo tới khách hàng về việc kết thúc hợp đồng góp vốn và chuyển sang ký kết hợp đồng mua bán căn hộ chung cư.
 
Đáng chú ý là trong hợp đồng mua bán gửi khách hàng do chủ đầu tư soạn thảo lại đề cập khá chi tiết việc quy đổi đơn giá cố định mỗi m2 ra USD.
 
Theo một hợp đồng gửi khách hàng có tên TL, với tỷ giá thời điểm quy đổi là 19.500 VNĐ/USD, giá bán 15,4 triệu đồng/m2 ở dự án chung cư Hattoco sẽ được quy đổi thành 791 USD/m2.
 
Hợp đồng mua bán này còn ghi rõ, đồng tiền được sử dụng trong hợp đồng là VNĐ, nhưng lại mở ngoặc rằng: tiền đồng Việt Nam được bảo đảm bằng đô-la Mỹ.
 
Thậm chí, "giá mua bán căn hộ tại thời điểm thanh toán hết và bàn giao căn hộ có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào sự biến động của tỷ giá USD. Mỗi đợt thanh toán nếu tỷ giá giữa USD và VNĐ có biến động thì số tiền thanh toán từng đợt sẽ được điều chỉnh tăng hoặc giảm tương ứng.
 
Tỷ giá tham chiếu sẽ là tỷ giá bán đồng đô la Mỹ bằng hình thức tiền mặt của ngân hàng Vietcombank niêm yết tại ngày thanh toán".
 
Tại cuộc họp với khách hàng ngày 23/10/2010, Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng Ba Đình giải thích chủ đầu tư không thanh toán bằng tiền USD mà vẫn quy đổi ra tiền Việt. Việc sử dụng tỷ lệ USD để quy đổi chỉ là cách để bảo toàn vốn cho doanh nghiệp, đồng thời tránh tình hình biến động của nguyên vật liệu.
 
Không thể tạo tiền lệ
 
Về sự việc này, trả lời báo chí, ông Nguyễn Mạnh Hà - Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, cách làm như Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng Ba Đình có thể hiểu giống kiểu tôi bán cho ông nhà 10 triệu, đến khi làm hợp đồng mua bán tôi lại cho thêm VAT, rồi đảm bảo bằng USD.
 
"Thực chất, doanh nghiệp muốn tăng thêm tăng giá trị hợp đồng của sản phẩm. Cách đi này của chủ đầu tư thể hiện có sự không rõ ràng, minh bạch" - ông Hà nói.
 
Theo quy định của pháp luật, mọi giao dịch, thanh toán... trên lãnh thổ Việt Nam không được thực hiện bằng ngoại tệ. Gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã yêu cầu tăng cường kiểm tra hành vi niêm yết giá bằng ngoại tệ của một số doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh BĐS.
 
Bởi thực tế, có nhiều doanh nghiệp đã niêm yết, ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư bằng ngoại tệ, chủ yếu là USD "không những vi phạm quy định pháp luật về quản lý ngoại hối, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân".
 
Từ kinh nghiệm của một chuyên gia đầu ngành về tài chính - ngân hàng, ông Cao Sỹ Kiêm - Nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - nhận định, cách làm của doanh nghiệp này cần phải có chế tài để ngăn chặn, tránh tình trạng các doanh nghiệp khác học theo cách này, "lách" luật thành công sẽ mang đến hậu quả khó lường.
 
Bằng Linh

Cây cầu sắp sập đã... sập hẳn !

(Dân trí) - Trong khi đơn vị thi công đang tiến hành lắp đặt giàn bailey trên các trụ cầu Gò Nổi (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) để người dân lưu thông tạm, thì cây cầu xập xệ này đã sập hẳn.
 >> Hàng ngàn người dân vô tư đi trên cây cầu sắp sập


Đoạn cầu Gò Nổi bị sập (ảnh do bạn đọc cung cấp).

 

Theo thông tin Dân trí có được, chiều qua 3/12, cầu Gò Nổi đã gãy sụp khi đang được sửa chữa tạm. Đoạn cầu bị sập nằm giữa trụ số 5 và số 6.

 

Ngay sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương hai đầu cầu đã lập hàng rào phong tỏa cầu.

 

Trao đổi qua điện thoại với PV Dân trí, ông Phan Phước Long - Chủ tịch UBND xã Điện Phong (huyện Điện Bàn) - cho biết: Trong mấy ngày qua, đơn vị thi công bắt đầu tu sửa, gia cố cầu Gò Nổi. Đến khoảng hơn 15 giờ ngày 3/12, người dân phát hiện trụ số 5 và số 6 bắt đầu có dấu hiệu lún nên đã báo cho chính quyền địa phương phong tỏa xe cộ không cho người dân lưu thông. Đến khoảng 16 giờ thì nhịp cầu bất ngờ đổ sập xuống sông.

 

Theo ông Phong, sau khi sự cố xảy ra, vì nhu cầu đi lại, người dân vẫn tiếp tục lưu thông bằng đò ngang rất nguy hiểm vì đò đi qua lại dưới những đốt dầm còn lại của cầu cũng đang có nguy cơ sập bất cứ lúc nào.

 

Sự cố cầu sập đã khiến khu vực Gò Nổi bị mất điện, tuyến cáp quang đặt theo thành cầu từ thị trấn Nam Phước phục vụ cho người dân ba xã Điện Quang, Điện Trung và Điện Phong (huyện Điện Bàn) bị đứt; toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc như internet, điện thoại bàn khu vực này bị tê liệt. VNPT Quảng Nam cũng đã phân công lực lượng nối tạm tuyến cáp trong đêm 3/12, đến sáng 4/12 sẽ dựng trụ băng qua sông kéo dây vào khu vực này.

 

Ngoài ra, tuyến ống cấp nước cũng bị gãy đôi theo nhịp cầu sập, hàng ngàn hộ dân tạm thời không có nước dùng.

 

Hiện các đơn vị đang tích cực sửa chữa cầu Gò  Nổi, khắc phục sự cố.

 

Công Bính

Giá vàng lại tăng trên mốc 3,65 triệu đồng/chỉ

(Dân trí) - Sau một ngày đi ngang dưới ngưỡng 3,63 triệu đồng/chỉ, giá vàng miếng sáng nay đã tăng mạnh lên mốc trên 3,65 triệu đồng/chỉ.

Lúc hơn 10h hôm nay 4/12, giá vàng miếng SJC của Công ty CP SJC Hà Nội niêm yết ở mức 3,638 triệu đồng/chỉ (mua vào) - 3,653 triệu đồng/chỉ (bán ra). Tại cửa hàng Bảo Tín Minh Châu, giá vàng miếng niêm yết ở mức 3,64 triệu đồng/chỉ - 3,653 triệu đồng/chỉ.

Tại TPHCM, giá vàng SJC được các doanh nghiệp vàng niêm yết quanh mốc 3,635 triệu đồng/chỉ - 3,655 triệu đồng/chỉ; vàng SBJ có giá 3,64 triệu đồng/chỉ - 3,654 triệu đồng/chỉ…

Như vậy, so với phiên hôm qua, giá vàng miếng trong nước điều chỉnh tăng hơn 20.000 đồng/chỉ. Trong phiên hôm qua, thị trường vàng giao dịch trầm lắng, mức giá ít thay đổi trong ngày.

Trên thế giới, giá vàng giao kỳ hạn tăng hơn 1% trong phiên giao dịch hôm qua, đóng cửa trên mốc 1.400 USD/ounce khi đồng USD hạ giá sau số liệu về thị trường việc làm Mỹ đầy bi quan. Cụ thể, tại thị trường New York, giá vàng giao tháng 2/2011 tăng 16,9 USD/ounce, tương đương 1,2%, lên mức 1.406,2 USD/ounce. Trong phiên giao dịch, giá vàng dao động từ 1.385,3 USD đến 1.417 USD/ounce. Tại thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 29,6 USD/ounce, lên 1.414,5 USD/ounce.

Lần đầu tiên từ tháng 11/2010, giá vàng vượt mức 1.400 USD/ounce sau khi số liệu về thị trường việc làm Mỹ cho thấy số việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp tại Mỹ tháng 11 tăng và tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ chạm mức cao nhất trong 7 tháng.

Giá vàng trong nước điều chỉnh tăng theo đà của giá vàng thế giới nhưng vẫn 300.000 đồng/chỉ.

An Hạ

Nỗi lòng người vợ bị chồng tạt axit vào vùng kín

(Dân trí) - "Nóng! Nóng lắm, em chỉ cảm nhận được vậy thôi. Mọi người nói em may mắn nên không bị nặng nhưng sao em đau đớn thế này", chị T. đấm thùm thụp lên ngực mà khóc gào. Nỗi đau thể xác đã kinh hoàng, nỗi đau tâm hồn chị còn tái tê hơn gấp bội.
 >> Tạt 3 lít axit vào chỗ kín của vợ ngay giữa đường
Người chồng do cha mẹ sắp đặt

Cách đây gần 10 năm, khi chị T. vừa bước qua tuổi 18 đã được cha mẹ đã "nhắm" cho chàng trai cùng quê tên Nguyễn Văn Lục - chồng của chị bây giờ, cũng là người đang tâm đổ cả 3 lít axit vào người chị vì cơn ghen điên cuồng. "Lúc ấy mình có biết gì đâu, cha mẹ nói sao thì mình nghe vậy thôi. Con gái ở quê nghỉ học sớm, ai rồi cũng phải lấy chồng nên tất cả đều do cha mẹ", chị T. chia sẻ.


Chị T. những ngày đớn đau trong bệnh viện, được mẹ đẻ chăm sóc (Ảnh: Hoài Nam).

Chị T. lấy Lục ai cũng mừng vì Lục có tiếng là hiền lành, chịu khó làm ăn. "Con bé nó ngoan quá, từ nhỏ đến giờ cha mẹ nói gì đều nghe theo nên khi vợ chồng tôi nói nó lấy thằng Lục, mới đầu nó chưa ưng mà đâu dám cãi", bà Phạm Thị Nhung - mẹ chị T. - đau đớn nhớ lại.

Ngay sau ngày cưới, hai vợ chồng vào miền Nam làm ăn. Công việc bán bắp mưu sinh gắn với họ từ đó. Chính vì hiền lành, luôn hòa nhã với mọi người, được nhiều người quý mến mà chị T. luôn bị chồng ghen tuông vô cớ. "Lấy nhau về không lâu, chẳc chỉ một năm sau thôi, là hắn đánh em rồi. Em cười với khách cũng ghen, với những hàng xóm thuê trọng cũng ghen", chị T. thổn thức, "Khi lớn lên em đã kịp tơ tưởng yêu đương gì ai đâu thì đã lấy Lục nên trong lòng lúc nào cũng chỉ có chồng mình và gia đình mình thôi".

Đổi lại sự vun vén gia đình và những nhẫn nhịn của chị T. lại là những trận trận đòn của người chồng vũ phu. Vì tính chịu đựng, mỗi lần bị chồng đánh chị chỉ khóc chứ không dám oán tránh nửa lời.

"Một lần khi em mang thai đứa con thứ hai mà hắn đánh không nương tay. Còn lần mới đây, hắn đánh em đến thủng màng nhĩ. Lúc đó em mới lén gọi điện về khóc với mẹ. Mới đầu mẹ em khuyên cố nhịn để sống,  sau bà nói nếu không sống với nhau được thì bỏ đi nhưng em lại thương con", chị T. nặng nề khi phải thốt ra những lời "kể tội" người chồng đầu ấp tay gối với mình suốt chục năm nay.

"Đứa con đầu 8 tuổi, vợ chồng không chăm nổi gửi về ông bà ngoại nuôi, không góp nuôi con đồng nào. Có lần em gửi cho con 300.000 đồng hắn cũng đánh. Nhiều lần em quyết ly dị nhưng lại không làm được".

"Hắn ác quá!"

Cho đến lúc này, chị T. vẫn bàng hoàng không tin vụ việc tàn ác đó đã xảy ra với mình. Thấy nhiều người đến thăm hỏi chị càng thêm đau lòng. "Em nghĩ là Lục có máu điên, đầu hắn có vấn đề. Lúc điên lên không ai cản được hắn. Bình thường hắn cũng hiền lành, chịu khó làm ăn nhưng càng ngày những cơn điên của hắn càng nhiều hơn", chị thảng thốt. 


Nhiều người thương cảm với nỗi đau thể xác và tinh thần mà chị Thắm đang phải chịu đựng (Ảnh: Hoài Nam).

Trước khi sự việc kinh hoàng xảy ra vào trưa 1/12, hai vợ chồng chị đã cãi vã về chuyện Lục khó chịu khi vợ nghe điện thoại. "Tao sẽ tạt axit cho mày chết", nghe chồng nói vậy nhưng chị không để ý, chỉ nghĩ chồng dọa thôi chứ sao nỡ tâm làm thật!

"Rồi hắn đi đâu một lúc, quay lại nói: "Tao với mày ra quán nước nói chuyện. Có sống với nhau nữa không hay là sẽ chết cũng sẽ giải quyết trong hôm nay luôn". Thật sự em không ngờ hắn làm vậy! Hắn ác quá!", chị T. khóc nấc lên.

Lúc phát hiện chồng hất thứ nước gì đó vào mình, chị T. hoảng loạn bỏ chạy nhưng bị Lục nắm được tay giữ lại nên chị bị hất axit vào phần sau người.

"Nóng! Nóng lắm, lúc đó em chỉ cảm nhận được vậy thôi. Thấy một số đồ đạc xung quanh và chiếc quần đang mặc bốc cháy em liền lột ra ngay. Một người phụ nữ nhà gần đó lấy chiếc ri đô ra chen cho em. Mọi người nói em may mắn tránh được nên không bị nặng nhưng mà sao em đau đớn thế này", chị T. đấm thùm thụp vào bên trái ngực mà khóc gào. Chứng kiến cảnh đó, ai cũng hiểu nỗi đau thể xác đã kinh hoàng, nỗi đau trong tâm hồn chị còn tái tê hơn gấp bội phần.

Một hai hôm đầu vào viện, chị T. vẫn với bản tính cam chịu và hiền lành, vẫn nói không muốn ly dị, vẫn muốn chồng mình ân hận, hối cải; nhưng càng ngẫm nghĩ càng tủi hổ cho phận mình, giờ đây chị khẳng định: "Em sẽ ly dị. Em nghĩ lần này mình làm được. Hắn đã có ý giết em một lần thì hắn sẽ làm lần thứ hai, thứ ba".

 Hoài Nam