THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

19 December 2012

Kiện tụng liên quan phu nhân cựu Tổng Bí thư

Kiện tụng liên quan phu nhân cựu Tổng Bí thư

 



Gần 6 năm qua, suốt từ tháng 1 năm 2007 đến nay, hàng trăm tiểu thương kinh doanh tại chợ Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội bức xúc về việc họ đã nộp tiền góp vốn xây dựng chợ mới, nhưng khi chợ được xây xong, thì các quan của thành phố và quận “bố trí” Công ty cổ phần chợ Bưởi vào quản lý. Từ đây, Công ty này đã xổ toẹt mọi đóng góp của dân, đẻ ra thêm nhiều mức phí trái pháp luật. Số tiền góp vốn của tiểu thương khoảng trên 15 tỉ đồng đã bị doanh nghiệp này chiếm đoạt rất tinh vi. Chủ doanh nghiệp này, bà chủ chợ Bưởi hiện tại chính là nữ Đại biểu quốc hội Đỗ Thị Huyền Tâm – phu nhân của cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.

Góp tiền tỉ cũng bằng không

Để có vốn đầu tư xây dựng mới chợ Bưởi, UBND quận Tây Hồ có quyết định ban hành quy chế thu, nộp tiền huy động vốn xây dựng chợ Bưởi.

Hơn 300 hộ kinh doanh đã đóng góp vốn xây dựng chợ Bưởi. Tổng số tiền mà các hộ kinh doanh đã đóng là trên 15 tỉ đồng. Đơn vị thu là Ban quản lý dự án thuộc UBND quận Tây Hồ. Đó là chưa tính số tiền UBND quận Tây Hồ tranh thủ đánh quả (thu riêng bỏ túi) như tận thu ở tầng 3, thu các ki-ốt mặt đường Hoàng Hoa Thám và các mặt đường còn lại.

Cuối năm 2006, chợ Bưởi được xây xong, đầu năm 2007 Công ty Cổ phần chợ Bưởi được thành lập (do nữ đại biểu QH Đỗ Thị Huyền Tâm làm chủ). Theo một quyết định của UBND quận Tây Hồ, Công ty này bỗng chốc được giao quản lý toàn bộ hoạt động ở đây. Công ty ngay lập tức đá luôn toàn bộ các tiểu thương đã góp vốn xây dựng chợ từ khi nó chưa được cổ phần hoá và do UBND quận Tây Hồ quản lý.

Cụ thể là: Công ty Cổ phần chợ Bưởi buộc các tiểu thương phải đóng tiền thuê diện tích kinh doanh với mức mới, đồng thời niêm phong các vị trí kinh doanh nếu không nộp tiền. Thực chất, Công ty đã phủ nhận giá trị vốn mà tiểu thương từng góp xây dựng chợ. Đây chính là thủ đoạn chiếm đoạt tiền trắng trợn của hơn 300 tiểu thương. Trước sự vi phạm này, chính quyền các cấp vẫn im hơi lặng tiếng bởi ngay từ 2007, người ta đã thấy vị nữ chủ Công ty CP chợ Bưởi “thậm thụt” với ngài Tổng Bí thư (tháng 10/2010 đã chính thức trở thành phu nhân thứ 2 của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi phu nhân thứ nhất qua đời chưa được 49 ngày).

Vi phạm pháp luật trắng trợn

Về việc cải tạo các chợ trên địa bàn Hà Nội: trên cơ sở một số văn bản của Chính phủ, ngày 9/92004, UBND Tp Hà Nội ra QĐ số 142/2004/QĐ-UBND quy định về đầu tư phát triển chợ; QĐ số 1181/QĐ-UBND ngày 7/3/2006 về quy chế đầu tư xây dựng chợ. Ngày 20/12/2004 ông Lê Văn Phượng, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ ký QĐ 1872/QĐ-UB về việc Ban hành quy chế thu, nộp tiền huy động vốn xây dựng chợ Bưởi trong đó nêu rõ đối tượng huy động vốn là tiểu thương đã và đang kinh doanh tại chợ Bưởi, quy định rõ mức huy động đối với từng ngành hàng, kích thước, diện tích ô sạp để làm căn cứ cho tiểu thương nộp tiền góp vốn.

Đầu năm 2007, cũng chính UBND quận Tây Hồ cho phép “mọc” ra Công ty Cổ phần chợ Bưởi quản lý toàn bộ chợ và yêu cầu các tiểu thương đóng tiền tiếp mới được ký hợp đồng thuê chỗ bán hàng.

Công ty cổ phần chợ Bưởi được cấp đăng ký kinh doanh ngày 1/1/2007 sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có “Lập dự án đầu tư xây dựng, khai thác kinh doanh chợ Bưởi”. Dư luận đặt câu hỏi: Cuối năm 2006 chợ Bưởi được xây dựng xong, đầu năm 2007 công ty này mới được thành lập, thì sao còn lập dự án đầu tư xây dựng chợ Bưởi? Như vậy có thể thấy, tại thời điểm UBND quận Tây Hồ ban hành quyết định huy động vốn xây dựng chợ Bưởi, Công ty cổ phần chợ Bưởi chưa được thành lập.

Bằng việc giao cho Cty cổ phần chợ Bưởi toàn quyền quản lý, sở hữu chợ Bưởi, UBND quận Tây Hồ đã vi phạm Nghị định số 02/2003/ND-CP của Chính phủ (Nghị định về phát triển và quản lý chợ) và Quyết định số 142/2004/QĐ-UB ngày 9/9/2004 của UBND TP Hà Nội (Quy định về quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng và quản lý chợ trên địa bàn TP Hà Nội), đã đưa tài sản của Nhà nước, của tập thể các hộ kinh doanh đóng góp vào tay doanh nghiệp hưởng lợi sai nguyên tắc.

Bảo kê cho vi phạm

Sau vài năm khất lần trả lời khiếu nại của các hộ kinh doanh, đùng một cái, ngày 25/9/2012, UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 7410/UBND-BTCD khẳng định, việc các hộ kinh doanh tại chợ Bưởi nộp tiền để xây dựng chợ thực chất chỉ được tiếp tục thuê diện tích kinh doanh tại chợ mà không phải là cổ đông sáng lập khi thành lập Công ty cổ phần chợ Bưởi. Đồng thời UBND TP Hà Nội lớn tiếng quy chụp 300 hộ kinh doanh là có thái độ không hợp tác, có hành vi gây khó dễ, thậm chí còn lôi kéo, kích động các hộ kinh doanh tại chợ chống đối, cản trở.

Được thể, UBND quận Tây Hồ lên kế hoạch triệu tập các hộ kinh doanh bị liệt “bất hợp tác” tại đây nhằm hăm dọa. Chính ông Phó Chủ tịch quận Tây Hồ là Lê Văn Phượng bị dân tố cáo thì nay lại được thay mặt chính quyền làm việc với dân lúc 8h30 sáng ngày 21/12/2012. Vẫn cách làm việc kiểu “trấn áp”, Lê Văn Phượng lên kế hoạch đưa luôn cả Công an quận, Công an phường Bưởi “vào cuộc” để làm việc với các hộ kinh doanh, mặc dù cuộc họp chỉ bó hẹp trong phạm vi quan hệ dân sự.

Hơn 300 hộ kinh doanh ở chợ Bưởi đóng 15 tỉ đồng cho UBND quận Tây Hồ, họ không đóng tiền cho Công ty CP chợ Bưởi. Về quan hệ dân sự, các hộ kinh doanh bình đẳng với Công ty. Vậy tại sao UBND quận Tây Hồ lại phủi trách nhiệm và giải quyết vụ việc một cách trái pháp luật? Nếu không có sự chống lưng của quận Tây Hồ và TP Hà Nội, liệu Công ty CP chợ Bưởi có dám ngang nhiên vi phạm pháp luật?

CÔNG AN HẢI PHÒNG CÔNG BỐ KẾT LUẬN ĐIỀU TRA VỤ ĐOÀN VĂN VƯƠN

(GDVN) - Cơ quan CSĐT-Công an TP. Hải Phòng vừa có kết luận điều tra vụ án huỷ hoại tài sản nhà ông Đoàn Văn Vươn tại khu đầm Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng vào ngày 5/1/2012.
 
Trao đổi với Giáo dục Việt Nam, Thượng tá Phạm Duy Diên – Chánh văn phòng Công an TP. Hải Phòng cho biết cơ quan cảnh sát điều tra của Công an Hải Phòng đã có kết luận điều tra vụ hủy hoại tài sản nhà ông Vươn, còn vụ anh em ông Vươn dùng súng chống lại đoàn cưỡng chế thì chưa có kết luận.
 
Theo kết luận điều tra vụ án huỷ hoại tài sản nhà ông Đoàn Văn Vươn, cơ quan CSĐT - Công an Hải Phòng đã đề nghị truy tố 4 bị can gồm: Nguyễn Văn Khanh (SN 1961, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng), Phạm Xuân Hoa (SN 1955, nguyên Trưởng phòng TNMT huyện Tiên Lãng), Lê Thanh Liêm (SN 1963, nguyên Chủ tịch xã Vinh Quang) và Phạm Đăng Hoan (SN 1960, nguyên Bí thư xã Vinh Quang) đều phạm tội huỷ hoại tài sản theo quy định khoản 3 điều 143 Bộ luật hình sự. Trong đó, Nguyễn Văn Khanh là người đứng đầu.

Cơ quan CSĐT Hải Phòng xác định ông Nguyễn Văn Khanh là người đứng đầu trong vụ án hủy hoại tài sản nhà ông Đoàn Văn Vươn.
Theo kết luận điều tra, ông Khanh đã ký văn bản Thông báo phân công nhịêm vụ cho các tổ cưỡng chế sau 6 lần sửa chữa, là trưởng ban chỉ đạo, trực tiếp có mặt tại hiên trường, chỉ đạo phá nhà ông Vươn, trực tiếp gọi máy xúc phá nhà. Biết rõ nhà của ông Quý nằm ngoài khu vực cưỡng chế nhưng ông Khanh vẫn ra lệnh phá, nên phải chịu trách nhiệm toàn bộ về hành vi tổ chức và thực hiện việc huỷ hoại tài sản. Các ông Phạm Xuân Hoa, Phạm Đăng Hoan và Lê Thanh Liêm là người chỉ đạo và trực tiếp đôn đốc lực lượng cưỡng chế phá nhà, lều trông đầm.
Đối với ông Phạm Xuân Hoa (nguyên Trưởng phòng TNMT huyện Tiên Lãng, Phó trưởng ban chỉ đạo cưỡng chế) được xác định là người trực tiếp tham gia tất cả các cuộc họp, ra thông báo cưỡng chế, trực tiếp chỉ đạo phá nhà trông đầm của ông Vươn. Dù biết nhà ông Quý không nằm trong diện tích cưỡng chế, ông Hoa vẫn thực hiện tháo dỡ theo chỉ đạo của ông Khanh. 

Cũng theo kết luận này, ông Lê Thanh Liêm (nguyên Chủ tịch xã Vinh Quang) mặc dù không trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc phá nhà ông Quý nhưng là người trực tiếp chuẩn bị dụng cụ và biết được việc phá dỡ nên phải chịu trách nhiệm. Ông Lê Thanh Liêm còn phải chịu trách nhiệm về việc phá dỡ 2 chuồng nuôi dê và nhà 2 tầng của ông Quý. 

Khu nhà của ông Vươn bị hủy hoại (Ảnh: Thảo Lăng)

Cơ quan CSĐT xác định, ông Phạm Đăng Hoan không là thành viên ban chỉ đạo, nhưng được mời tham gia chỉ đạo và trực tiếp phá dỡ. Ông Hoan biết căn nhà 2 tầng không nằm trong khu vực cưỡng chế nhưng vẫn chỉ đạo phá do nghĩ đây là nơi chứa chấp, tàng trữ vũ khí trái phép, chống người thi hành công vụ nên đã thực hiện ý kiến chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Khanh, chỉ đạo Đặng Văn Tài cho máy xúc phá nhà 2 tầng. 

Với ông Bùi Thế Nghĩa (Bí thư huyện Tiên Lãng) được xác định là không biết, không chỉ đạo ông Khanh và ban chỉ đạo cưỡng chế nhà anh em ông Vươn, không đủ chứng cứ chứng minh có hành vi phá huỷ tài sản nên cơ quan CSĐT không khởi tố.

Riêng ông Lê Văn Hiền, với trách nhiệm là Chủ tịch huyện, có mặt trực tiếp tại hiện trường, nhưng không kiểm tra, phát hiện, kịp thời ngăn chặn việc phá dỡ nhà trông đầm của Ban chỉ đạo cưỡng chế. Hành vi của ông Lê Văn Hiền có dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Cơ quan CSĐT sẽ tiếp tục điều tra làm rõ và có kết luận xử lý theo quy định của pháp luật. 

Những người trực tiếp điều máy xúc, phá nhà, do chỉ thực hiện theo chỉ đạo của các bị can trên, nên không bị khởi tố điều tra. Cũng theo kết luận điều tra này, trước khi xảy ra vụ cưỡng chế, ông Vươn đã thuê người đến đánh bắt tôm trong đầm và cơ quan công an cũng thu hồi được một số tài sản của gia đình ông Vươn bị bán ra ngoài.

Diễn biến vụ việc

Trước đó, để thực hiện Quyết định cưỡng chế thu hồi đất giao nuôi trồng thuỷ sản đã hết thời hạn đối với ông Vươn trên diện tích 19,3 ha tại khu Cống Rộc, xã Vinh Quang, ngày 5/1/2012, UBND huyện Tiên Lãng đã tổ chức lực lượng cưỡng chế gồm 102 người do ông Nguyễn Văn Khanh làm trưởng đoàn.
Vào lúc 8h cùng ngày, anh em ông Vươn và ông Quý đã dùng súng chống lại đoàn cưỡng chế, khiến 6 cán bộ chiến sỹ công an, quân đội bị thương.

Đến 14h, ông Khanh phát lệnh cho lực lượng cưỡng chế tiếp tục triển khai kế hoạch bằng việc phá nhà trông đầm và đốt lều ở giữa đầm của ông Vươn tại khu vực 19,3 ha.

Đến 15h30, ông Khanh yêu cầu kê biên tài sản nhà trông đầm 2 tầng và nhà 1 tầng liền kề của ông Đoàn Văn Quý (không nằm trong diện tích bị cưỡng chế), mang về trụ sở UBND xã Vinh Quang bảo quản. Tại đây, ông Khanh đã ra lệnh cho lực lượng cưỡng chế tháo dỡ nhà trông đầm của ông Quý, đồng thời yêu cầu ông Phạm Đăng Hoan thuê máy xúc đến phá dỡ nhà 2 tầng. Ông Hoan gọi cho Vũ Văn Kết (SN 1972 ở xã Tiên Hưng) nhờ đưa máy xúc đến.
Khi Vũ Văn Kết gặp ông Nguyễn Văn Khanh tại khu vực gần cưỡng chế, ông Khanh đã trực tiếp nhờ Kết thuê máy xúc để giải phóng mặt bằng. Kết đồng ý, ông Khanh nói hôm sau (ngày 6/1) hãy điều máy xúc đến vì đã muộn, đồng thời giao cho hai ông Hoan và Liêm hôm sau đôn đốc máy xúc phá nốt nhà 2 tầng của ông Quý.
Khoảng 7h ngày 6/1, ông Hoan và Liêm đã chỉ đạo Đặng Văn Tài là người lái máy xúc phá huỷ căn nhà 2 tầng của ông Quý.

Hội đồng định giá tài sản Hải Phòng xác định các căn nhà, chòi của anh em ông Vươn tại thời điểm xảy ra vụ án là 295 triệu đồng.

Hồng Chính Quang 
Nguồn: GD VietNam.
___________________________

Công nhân Trung Quốc cầm mã tấu đuổi chém công nhân Việt Nam

Tưởng bị đùa cợt, một công nhân Trung Quốc cầm khúc gỗ cùng một người đồng hương cầm mã tấu đuổi đánh, chém nhóm người Việt Nam khiến 1 công nhân Việt bị gãy chân.



Theo Người Lao Động, ngày 3/9, tại nhà máy Alumina Nhân cơ ở huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắc Nông, một công nhân người Trung  Quốc là Liu Jin Fu, thuộc Công ty Nhôm Sơn Đông (nhà thầu phụ Trung Quốc), được điều chuyển đến làm việc tại bồn chứa Bô xít của nhà máy cùng 8 công nhân Việt Nam. Tại đây, trong quá trình làm việc, công nhân Fu tưởng bị các công nhân Việt Nam trêu nên đã cầm một khúc gỗ đuổi đánh.

Thấy vậy, Wang Yong Gang, công nhân của Công ty Sơn Đông, cầm mã tấu chạy tới chém nhiều nhát vào nhóm công nhân Việt Nam để hỗ trợ Fu.

Tiếp tục, Fu lấy mã tấu của Gang đuổi đánh, chém nhóm công nhân người Việt Nam còn Gang định dùng can dầu Diezen  để đốt lán của nhóm công nhân Việt Nam nhưng Giám đốc Công ty Nhôm Sơn Đông Liu Gang kịp thời can ngăn.

Hậu quả, Wang Yong Gang đánh gãy chân trái một công nhân Việt Nam phải đi TP Hồ Chí Minh điều trị, hai công nhân Trung Quốc bị thương nhẹ.

Đây không phải là lần đầu tiên người Trung Quốc ngang nhiên hành hung công nhân Việt Nam. Trước đó có hàng loạt vụ việc tương tự xảy ra tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Thái Bình. Mới đây,  ngày 9/7/2012, một nhóm công nhân Trung Quốc ngang nhiên dùng tuýp sắt và gậy đánh lực lượng bảo vệ Công ty CP nhiệt điện Quảng Ninh (P.Hà Khánh, TP.Hạ Long, Quảng Ninh).

Ngay trên đất Việt, các công nhân Trung Quốc có thể lập tức rút hung khí ra hành hung công nhân Việt Nam. Điều này cho thấy, các công nhân Trung Quốc chưa thực sự tôn trọng con người Việt Nam và pháp luật Việt Nam. Nếu không tỉnh táo để siết chặt lại những quy pháp quản lý người nước ngoài tại Việt Nam thì chẳng những không chấm dứt được thói hành xử kiểu côn đồ này mà sẽ đến lúc người Việt  bị lấn át ngay trên đất mẹ.

HH 
Nguồn: SM

Nhập viện vì bị cướp chém tăng kỷ lục

“Chưa bao giờ các trường hợp bị cướp chém lại nhiều như thời gian này…”.
 Bác sĩ Trần Thanh Mỹ, Giám đốc Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM đã nhận định với phóng viên như vậy. Chỉ riêng tại Khoa Chi trên của bệnh viện này đã có hàng trăm bệnh nhân đồng thời là nạn nhân của các vụ chém liên quan tới giang hồ và cướp giật.
Suýt chết vì chiếc Iphone Trung Quốc
Bác sĩ Mỹ cho rằng các đối tượng cướp giật năm nay “máu lạnh” hơn nhiều. Chúng ra tay rất dã man, nhanh lẹ, dứt khoát.
Nếu như thông thường, phải dằng co giật đồ với nạn nhân, nay kẻ gây án rút dao, mã tấu chém luôn cho lẹ. Người bị hại khi ấy quá bất ngờ, phần lại bị thương nên chẳng còn hơi sức đâu để tri hô hay chống cự.
“Nhiều bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM trong trạng thái đứt lìa tay vẫn còn ngỡ ngàng bởi sự việc xảy ra quá đột ngột. Họ cho biết, chỉ cần kẻ cướp lấy tài sản như xe máy, điện thoại, họ sẵn sàng giao luôn để bảo tồn tính mạng, nhưng không ngờ bọn chúng ra tay nhanh và dã man như vậy”, bác sĩ Mỹ nói.
Anh Đào vẫn còn bàng hoàng sau khi bất ngờ bị chém vì chiếc điện thoại Iphone Trung Quốc -Ảnh: Thanh Huyền.


Nên đọc
Hiện, Khoa Chi trên đang điều trị cho anh Bùi Như Đào (SN 1991, quê Thanh Hóa, tạm trú tại đường Tạ Quang Bửu, phường 5, quận 8). Anh Đào làm thợ xẻ đá hoa cương, ở chung với gia đình nhà chủ.

Khoảng 19h45 phút ngày 15/12, anh Đào ra ngồi ở ghế đá trước cổng nhà, nói chuyện bằng chiếc điện thoại Iphone Trung Quốc mới mua được khoảng 1 tháng với giá 599.000 đồng.
Bất ngờ, anh Đào bị chém vào tay đang cầm điện thoại từ phía sau.
“Tôi ngoái lại thấy hai thanh niên. Một kẻ cầm mã tấu vừa chém tôi, kẻ còn lại cúi xuống nhặt chiếc điện thoại rơi dưới đất. Có một kẻ đi xe Wave đợi chúng cách đó 15 mét. Gây án xong, cả 3 tên cùng tháo chạy trên chiếc xe máy này”, anh Đào kể.
Anh Đào cho biết, khi đó dù có đèn đường nhưng xung quanh vắng tanh, ít người qua lại. Bản thân anh bị mất máu, chếnh choáng, không kịp tri hô, chỉ có thể ôm tay chạy vào nhà và được hai đồng nghiệp đưa đến Bệnh viện quận 8 cầm máu.
Bệnh viện Quận 8 sau khi sơ cứu đã chuyển nạn nhân sang Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM.
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân Bùi Như Đào bị chém bằng mã tấu vào tay trái làm đứt toàn bộ cơ duỗi, dây thần kinh, gãy xương trụ, bàn tay mất cảm giác.
Ca phẫu thuật cho bệnh nhân diễn ra ngay trong đêm, từ 1h tới 4h ngày 16/12. Các bác sĩ đã cắt lọc lại vết thương, làm sạch, nối lại toàn bộ cơ.
Riêng phần xương trụ bị gãy nhưng không lệch, vì thế bác sĩ quyết định không can thiệp vào mà chỉ bó bột.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Thái, Trưởng khoa Chi trên của bệnh viện, bệnh nhân Đào phải mất thời gian 1 tháng để phục hồi gân, 3 tháng phục hồi cơ, 3 tháng nữa để phục hồi xương.
Bệnh nhân may mắn chuyển tới bệnh viện sớm nên khả năng phục hồi cao, ít di chứng.
Vừa qua, dư luận cũng không khỏi rùng mình trước thông tin một cô gái bị chém đứt lìa cánh tay ở chân cầu Phú Mỹ đoạn từ quận 7 sang quận 2 để cướp xe SH.
Nạn nhân sau đó cũng được đưa vào Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình để cấp cứu và làm phẫu thuật vi phẫu, nối tay.
Thời gian phẫu thuật cho nữ bệnh nhân này mất gần 10 tiếng đồng hồ, các bác sĩ phải soi dưới kính hiển vi để nối lại từng mạch máu rất nhỏ.
Nghiện ngập, kinh tế suy thoái là nguyên nhân?
Bác sĩ Thái cũng cho biết, khoa mình hiện đang có hàng trăm bệnh nhân liên quan tới bị chém. Có thể chia các bệnh nhân này ra làm hai đối tượng, một là những người có xích mích với giang hồ, hai là nạn nhân bị cướp giật.
Bác sĩ Thái chỉ phần xương chi chém lìa của anh Đào trên phim chụp - Ảnh: Thanh Huyền
Bác sĩ Thái thừa nhận thời gian gần đây số nạn nhân bị chém do cướp giật tăng cao. Nhiều khi chỉ vì chiếc túi xách, điện thoại, hoặc những vật lớn hơn như xe máy, xe đạp.
Giải thích nguyên nhân bệnh nhân bị cướp chém tăng cao, bác sĩ Thái cho rằng có thể do các đối tượng cai nghiện không vào trại cai nghiện tập trung như xưa mà nay cai nghiện tại gia. Nhiều thành phần nghiện hút trong cơn đói thuốc đã mất nhân tính, làm liều. Phần khác do kinh tế suy thoái, nhiều kẻ rơi vào cảnh khó khăn tới mức “bần cùng sinh đạo tặc”.
Từ đó, bác sĩ Thái khuyên người dân không nên đi lại một mình ở chỗ vắng vẻ vào buổi tối, đặc biệt không nghe điện thoại ngoài đường. Nếu bắt buộc phải dùng tới điện thoại, nên sử dụng một máy rẻ tiền, tránh làm bọn cướp nổi lòng tham.

Khi chẳng may bị chém, nạn nhân cần bình tĩnh, sử dụng áo hoặc một mảnh vải để buộc, cầm máu. Nếu một phần tay, chân bị chém đứt rời, bằng mọi cách phải cho được đoạn chi đó vào bịch ni lông sạch, cột lại (không được để trực tiếp vào đá) rồi bỏ trong thùng có đá làm mát, mang tới cơ sở y tế gần nhất.
Khoảng cách từ chỗ bị nạn tới bệnh viện rất quan trọng, không nên quá 40 phút. Nếu xa, cứ mỗi 40 phút phải nới dây buộc để máu chảy xuống vết thương rồi mới buộc trở lại (tránh để phần bị thương chết do thiếu máu).
Thời gian vàng để nối lại tay, chân cho các trường hợp bị chém đứt lìa là trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Các ca phẫu thuật vi phẫu như vậy chỉ một số bệnh viện có chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình mới làm được.
Thanh Huyền