THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

28 September 2013

Kinh tế Việt Nam đang ‘nghẽn mạch’, ‘hạ cánh cứng’ và tiếp tục ‘xuống đáy’



kinhte-khunghoang

Đó là những nhận định chung mà các chuyên gia kinh tế cao cấp nhận định về kinh tế Việt Nam tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu diễn ra tại Huế từ ngày 26/9.
Liên tục đưa ra những câu hỏi trực diện tại diễn đàn như “Tại sao chúng ta lại duy trì những chính sách kìm nén sự phát triển kinh tế đất nước?”, ông Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam – cho rằng kinh tế Việt đang một mình “nghẽn mạch”, không có dấu hiệu khởi sắc kể từ năm 2007 tới nay và tiếp tục trong lộ trình “xuống đáy”, trong khi kinh tế thế giới đang bước vào quỹ đạo phục hồi.
Ông Thiên nhấn mạnh kinh tế Việt Nam có thể đã chạm đáy tăng trưởng, nhưng chưa chạm đáy “tồn kho thể chế”, đáy rủi ro, đáy lòng tin và chưa đụng đến mô hình. Mà nguyên nhân không gì khác ngoài chính sách tái cơ cấu vẫn chưa đi đến đâu, khi đề án còn nằm trên giấy, nợ xấu và sở hữu chéo vẫn còn nguyên. Dù còn 2 năm nữa nhưng nếu nói kế hoạch 5 năm 2010-2015 đã vỡ từ bây giờ thì cũng không sai. Một trong những giải pháp ông đưa ra để giải quyết “khúc xương” này bỏ thành phần kinh tế chủ đạo, hiện là các doanh nghiệp nhà nước, trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và thực hiện đa sở hữu đất đai.
Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn cũng đưa ra nhận định tương tự khi cho rằng kinh tế Việt Nam đã “hạ cánh cứng” – khái niệm phản ánh tình trạng nền kinh tế đột ngột chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp, và sau đó là suy thoái, khi chính phủ cố cắt giảm thâm hụt ngân sách và kiểm soát nợ công. Tuy nhiên, dù tổng vốn đầu tư xã hội được báo cáo giảm từ 41-42% GDP năm 2010 xuống còn 33% GDP năm 2011 và chỉ còn 30% GDP vào năm 2012 song theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, càng tuyên bố cắt lại càng tăng lên, chi tiêu vung tay quá lãng phí, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên cho lương bổng, hội họp… Ngay cả đầu tư xã hội, tiếng là đầu tư cho dân, một phần thực chất đổ đi đâu thì không ai rõ, chỉ biết là có những công trình hàng tỷ chỉ dùng để chăn bò thả gà, có những thiết bị triệu đô nằm phơi nắng phơi sương, có những mảnh đất vàng trở thành nơi tụ hội của đủ loại cỏ dại, có những con đường, cây cầu vừa làm xong đã nứt nẻ… Đến mức Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cũng phải thừa nhận: Lãng phí nhất, thất thoát nhất chính là chủ trương đầu tư.
Đến nay, người dân cũng chỉ có thể nắm được một cách mơ hồ là thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam đang tăng nhanh, còn thực chất là bao nhiêu thì không ai dám chắc. Như chuyên gia kinh tế Phạm Thế Anh từng nhận định: những con số báo cáo có thể chưa phản ánh đúng bản chất của thâm hụt tài khóa ở Việt Nam hiện nay, khi có những cách hạch toán riêng không theo thông lệ quốc tế.
Cùng chung một cái nhìn bi quan, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch – Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM – Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội – dự báo nền kinh tế sẽ còn trì trệ trong năm 2014 tới. Nguyên nhân sâu xa vẫn là từ nội tại của nền kinh tế, sự bất cập về cơ cấu và mô hình tăng trưởng, sự nhận thức không đúng mức “căn bệnh” của nền kinh tế và cách thực thi chính sách lệch tâm. Ông chỉ ra rằng năm 2013 là năm thứ 6 và là giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất tính từ đầu thập niên 1990 đến nay, với 4 thách thức lớn chưa được giải quyết là: nguy cơ tái lạm phát cao, nợ xấu chưa được cải thiện, lãi suất cho vay giảm chưa đúng kỳ vọng và thanh khoản thị trường bất động sản không được cải thiện. Năm 2014 và 2015, nền kinh tế sẽ còn phải đối diện với một thách thức nan giải hơn nữa là thâm hụt ngân sách, dù thực tế thì đây là câu chuyện năm nào cũng phát sinh, hầu như báo cáo ngân sách nào cũng lo bội chi lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Vì vậy, ông Lịch nhấn mạnh không nên đặt nặng mục tiêu tăng trưởng GDP mà cần phải ưu tiên cải cách thể chế trước.
Tựu chung lại, sau diễn đàn, cũng với bút đó, giấy đó, màu đó,… mỗi người vẽ vài đường ngoằn nghèo về bức tranh kinh tế Việt Nam. Còn số phận bức tranh sẽ được xử lý thế nào thì vẫn chưa rõ.
THEO SỐNG MỚI


VIDEO - NGUYỄN TẤN DŨNG TRÊN TRUYỀN HÌNH PHÁP CANAL+



Chuyến thăm viếng chính thức nước Pháp của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hoàn toàn lầm lũi. Không có một tờ báo nào đề cập đến, dù chỉ là một dòng. Cũng không có đài phát thanh hay truyền hình nào đưa tin dù chỉ là vài giây.

Tệ hơn nữa đài Canal Plus, một đài chủ yếu có mục đích giải trí, còn chiếu một đoạn trong buổi họp báo chung của ông Dũng với thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault để làm trò cười. Các ký giả cười ngặt nghẹo vì cử chỉ và ngôn ngữ ngớ ngẩn của ông Dũng và về cách phát âm rất quê mùa của ông khi ông nói tên thủ tướng Jean Marc Ayrault là "Giăng Mắc Ê Rô".

Tuy vậy họ không hiểu tiếng Việt để cười vì câu mở đầu rất ngộ nghĩnh của ông Dũng:
"Tôi xin bày tỏ vui mừng được trở lại thăm nước Pháp ở Châu Âu và trên thế giới".

Các bạn có thể xem khúc phim của Canal Plus theo link sau đây. Nên lắm!

http://player.canalplus.fr/#/941808

Sau vụ CSGT bắn nhau: Cần có hệ thống trị liệu tâm lý cho CSGT


(Soha.vn) - BS Lý Trần Tình cho rằng, CSGT hiện đang chịu rất nhiều áp lực và việc xây dựng hệ thống trị liệu tâm lý là rất cần thiết...

Thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ "lùm xùm" liên quan đến CSGT, trong đó, gần đây nhất là vụ việc dùng súng bắn nhau của CSGT Đồng Nai vào chiều ngày 22/9 khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương nặng. Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi liên quan đến vấn đề tâm lý, áp lực của lực lượng này.

Trao đổi với chúng tôi, bác sỹ Lý Trần Tình, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cho rằng, thực tế CSGT đang phải chịu rất nhiều áp lực, ức chế tâm lý...
Bác sỹ cao cấp Lý Trần Tình, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.
Bác sỹ Lý Trần Tình, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.
 
"Nghề nào cũng có áp lực riêng và khi xã hội càng phát triển nhanh chóng thì áp lực càng nhiều. Khi ấy, con người không kịp thích nghi nên dễ dẫn tới stress hay trong bệnh lý tâm thần là bệnh rối loạn sự thích ứng. 

Riêng ở Việt Nam có một số nghề mà đặc biệt là nghề phải tiếp xúc với cộng đồng dân cư, xã hội, tiếp xúc với công chúng như CSGT thì chịu rất nhiều áp lực, bởi vì người ta soi vào từ hành động, suy nghĩ, trang phục, thái độ của người đó. 

Riêng về mặt căng thẳng, CSGT ngoài việc làm nhiệm vụ ngoài đường thì cũng phải căn lại cho mình chỉn chu, đúng mực, đúng điều lệ... để người ta không hiểu sai, không coi thường. 

Chưa kể ngay cả những quy định trong nội bộ ngành cũng khiến cho người ta ức chế. Như quy định CSGT đi làm không mang quá 100.000 đồng, ví dụ nếu có sự cố thì lấy đâu ra tiền để xử lý...

Rồi trong quá trình ra đường làm nhiệm vụ thì có rất nhiều vấn đề. Ví như phải làm sao để hoàn thành nhiệm vụ, giao thông không bị tắc nghẽn, thông suốt, an toàn...

Thực tế, trong việc nhìn nhận, tôn trọng, thực thi pháp luật của cộng đồng người dân nói chung bây giờ còn nhiều hạn chế và thực thi cũng rất hạn chế. Thêm vào đó là thói quen đường ta ta cứ đi xuất phát từ tâm lý mới thoát khỏi nền nông nghiệp lạc hậu đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá của một bộ phận người dân..

Trong một cộng đồng như vậy, lại ở một khu vực nóng bỏng, nhạy cảm thì gánh nặng tâm lý, áp lực của CSGT quả thực là rất lớn", Bác sỹ Tình nói.

Cùng với đó, bác sỹ Tình cũng cho rằng, cảnh sát giao thông ở Việt Nam rất khổ.

"Cảnh sát giao thông của mình rất khổ. Bởi, bất kể mưa nắng, khói bụi, trong cảnh ô nhiễm như vậy nhưng cảnh sát giao thông vẫn phải đứng làm nhiệm vụ. Thêm vào đó, họ gần như không có ngày nghỉ, càng những ngày lễ, ngày Tết khi mọi người nghỉ thì họ lại phải túc trực làm nhiệm vụ. Tối làm đến khuya rồi sáng thì mới 5 giờ đã đi... 

Không có một cỗ máy nào là vĩnh cửu, không nghỉ ngơi cả, đến ngay như Tổng thống của nhiều nước phát triển, người ta cũng vẫn phải nghỉ ngơi hàng năm... Làm việc liên tục, sống trong môi trường ô nhiễm như vậy, rõ ràng là áp lực rất lớn.

Chưa kể đến tai nạn giao thông luôn cận kề với họ, rồi một bộ phận người tham gia giao thông của mình không hiểu biết hết về luật giao thông và giao thông thì theo kiểu lấp chỗ trống, mạnh ai người đó đi, cố thoát khỏi ùn tắc... Những điều đó đã tạo áp lực, ức chế, xung đột rất lớn đối với cảnh sát giao thông", bác sỹ Tình chia sẻ.

Bác sỹ Tình cũng cho hay, trong thời gian vừa qua cũng có khá nhiều cảnh sát giao thông đến bệnh viện và mời các bác sỹ của bệnh viện về nhà khám liên quan đến áp lực về tâm lý, đau đầu, mất ngủ... Tuy nhiên, việc điều trị chủ yếu là ngoại trú còn nằm điều trị nội trú trong bệnh viện thì chưa có.

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, bác sỹ Tình cho biết, thực tế, ở các quốc gia, hệ thống trị liệu tâm lý nói chung, không chỉ riêng cho cảnh sát giao thông đã rất phát triển.

"Ở các nước, hệ thống trị liệu tâm lý, các nhà tâm lý học, không chỉ riêng cho cảnh sát giao thông đã rất phát triển. Họ có cả một hệ thống đào tạo các nhà tâm lý học và giải quyết rất nhiều thứ về đời sống tâm lý trong xã hội. Và nhờ đó, đã giúp giải quyết, giảm đi rất nhiều xung đột trong cuộc sống, đời sống, xã hội.

Còn ở Việt Nam hiện nay, trị liệu tâm lý còn rất mỏng và khó có thể trụ, tồn tại được bởi thu nhập hạn chế. Vì thế cần có một cơ chế cụ thể của nhà nước để giúp đỡ cho việc hoạt động và tôi cũng tin rằng, trong tương lai, khi xã hội của chúng ta ngày càng phát triển hơn thì sẽ có nhiều người tìm đến với trị liệu tâm lý.

Đối với lực lượng cảnh sát giao thông Việt Nam, như tôi đã phân tích ở trên thì thực sự là rất cần có một hệ thống trị liệu tâm lý riêng cho họ để giúp họ giải toả căng thẳng, áp lực...", Bác sỹ Tình nhấn mạnh.

Trước mắt, để giúp giảm áp lực tâm lý cho cảnh sát giao thông, theo Bác sỹ Tình cần phải thực hiện các biện pháp:

"Để giảm áp lực cho lực lượng này thì phải sắp xếp hợp lý giữa lao động và nghỉ ngơi, đó là điều đầu tiên. Thứ nữa là, cùng với luật phải nghiêm minh, các cơ quan chức năng cũng cần có những biện pháp đồng bộ từ hướng dẫn luật cho người dân, thiết kế, đặt các biển báo, đèn tín hiệu... hợp lý nhằm giúp đỡ, tạo thuận lợi, tránh quá tải, áp lực, xung đột đối với cảnh sát giao thông khi thực thi công vụ", Bác sỹ Tình bày tỏ.

Thông qua đề án chính quyền đô thị !...

(NLD)Thứ Sáu, 27/09/2013  HĐND TP HCM đã thông qua Nghị quyết về Đề án thí điểm chính quyền đô thị TP để trình Chính phủ

Sáng 27-9, HĐND TP HCM đã khai mạc kỳ họp thứ 11 với chuyên đề “Đề án thí điểm chính quyền đô thị TP HCM”.
Khắc phục cơ chế xin - cho
Theo đề án UBND trình HĐND TP HCM, hầu hết các đại biểu (ĐB) đều ủng hộ bởi TP cần có mô hình này để phát triển. Tuy nhiên, một số ĐB đề nghị đề án làm rõ vấn đề phân cấp, nhất là về tài chính.
ĐB Từ Minh Thiện cho rằng với mô hình này, TP sẽ hoàn toàn tự chủ và chịu trách nhiệm trong thu - chi, khắc phục cơ bản vấn đề cơ chế xin - cho trong ngân sách. “Nhưng để giám sát, điều hành tài chính tốt hơn, TP nên xem xét lập tổ tư vấn kinh tế, tài chính” - ông Thiện kiến nghị.
Các đại biểu HĐND TP HCM biểu quyết thông qua Nghị quyết về Đề án thí điểm chính quyền đô thị TP HCM Ảnh:TẤN THẠNH


Ông Thiện cũng nêu thắc mắc về phân cấp tài chính đối với 4 TP vệ tinh và ngân sách có độc lập với TP HCM hay không, được giữ lại toàn bộ hay phải nộp về TP HCM? Cơ chế điều tiết phân bổ nguồn thu được tiến hành như thế nào?
Liên quan đến vấn đề phân cấp, theo ĐB Thi Thị Tuyết Nhung, đề án có nói về các lĩnh vực nhưng không đề cập chuyện quản lý chuyên ngành đặc thù trong lực lượng vũ trang. “Việc giữ gìn an ninh - quốc phòng trong xây dựng đô thị mới là hết sức cần thiết. Vì vậy, TP cần xin trung ương cơ chế để đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực ở lĩnh vực này. Việc đào tạo nguồn nhân lực cho an ninh - quốc phòng phải chuyên nghiệp, hiện đại và tinh nhuệ” - bà Nhung đề xuất.
Ngoài ra, trước đề xuất tăng số lượng ĐB HĐND TP HCM tối thiểu là 150 so với 95 được bầu ở nhiệm kỳ hiện tại (tăng thêm 55 ĐB), đồng thời tăng số ĐB chuyên trách tối thiểu bằng 1/3 tổng số ĐB như đề án, các ĐB cho rằng cần tăng lên 1/2 để tăng cường vai trò cũng như sự giám sát của ĐB HĐND ngay từ cấp cơ sở.
Bên cạnh đó, các ĐB cũng đề nghị TP mô tả rõ các bước đi cơ bản ngay từ khi mô hình được triển khai thí điểm để người dân thấy được lợi ích của mình và có sự hưởng ứng, đồng tình cao hơn.
Thận trọng, có bước đi hợp lý
Cuối kỳ họp, HĐND TP đã thông qua Nghị quyết về Đề án thí điểm chính quyền đô thị TP HCM. Theo đó, thống nhất có đề án, thống nhất cơ bản các nội dung được nêu trong Tờ trình 4857 ngày 13-9 của UBND TP để trình Chính phủ. Nội dung đề án cần làm rõ là xây dựng chính quyền địa phương TP HCM có 2 cấp, gồm TP trực thuộc trung ương và cơ sở. Thể hiện rõ bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; chính quyền cơ sở phải gần dân, sát dân và có cơ chế để phát huy tính tự quản trong cộng đồng dân cư. Bộ máy chính quyền đô thị phải thật sự tinh gọn; hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt.
Bên cạnh đó, mỗi cấp chính quyền hoạt động theo nguyên tắc bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi được phân cấp. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được tinh giản, có phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu, chất lượng của chính quyền đô thị. Phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong giám sát hoạt động của chính quyền và cán bộ, công chức... Đề án thí điểm chính quyền đô thị TP HCM cũng phải bảo đảm kế thừa, phát huy mặt tích cực; khắc phục những hạn chế, bất cập của mô hình tổ chức chính quyền TP hiện hành.
Trên cơ sở góp ý của các ĐB, UBND TP HCM hoàn chỉnh Đề án thí điểm chính quyền đô thị TP và hoàn tất các thủ tục trình Ban Cán sự Đảng Chính phủ theo quy định; tổ chức tuyên truyền, phổ biến đề án bằng các hình thức phù hợp, lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân trước khi triển khai. Khi đề án được Quốc hội thông qua, cần thận trọng, chặt chẽ, có bước đi hợp lý. Bên cạnh đó, dự báo những vấn đề khó khăn, tác động về kinh tế - xã hội, đời sống của người dân để có các giải pháp chủ động.
UBND TP HCM có thêm 1 phó chủ tịch
Tại hội nghị, HĐND TP HCM đã bầu ông Lê Thanh Liêm - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP nhiệm kỳ 2011-2016.
Ông Lê Thanh Liêm được 72/77 phiếu bầu, chiếm 93,5%. Theo quy định của Chính phủ, TP HCM có 5 phó chủ tịch. Tuy nhiên, trước đó, tháng 4-2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã điều động Phó Chủ tịch UBND TP Lê Minh Trí giữ chức Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương. Như vậy, lãnh đạo UBND TP HCM hiện có Chủ tịch Lê Hoàng Quân và 5 phó chủ tịch là Nguyễn Hữu Tín, Lê Mạnh Hà, Hứa Ngọc Thuận, Nguyễn Thị Hồng, Lê Thanh Liêm.
Ông Lê Thanh Liêm sinh năm 1963, là cử nhân chính trị, thạc sĩ kinh tế, kỹ sư khai thác hải sản.
Phan Anh

"Không nên phân biệt đối xử với hàng hóa Việt Nam"!...

Thủ tướng nhắn nhủ doanh nghiệp Hoa Kỳ:

"Không nên phân biệt đối xử với hàng hóa Việt Nam"

(Dân trí) Thứ Bẩy, 28/09/2013 - Cam kết về việc cải cách, cởi mở trong chính sách đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không quên nhắn nhủ các doanh nghiệp Hoa Kỳ cần đối xử bình đẳng với hàng hóa Việt Nam, bởi vấn đề này gắn với sinh kế hàng triệu dân nghèo.

Trong khuôn khổ chuyến công tác Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian tham dự và phát biểu tại Diễn đàn Đầu tư Việt-Mỹ vào trưa ngày 27/9 (theo giờ New York).

Tại đây, Thủ tướng đánh giá, để đến được với mục tiêu hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với Hoa Kỳ trên cơ sở hai bên cùng có lợi và phát triển, cả hai nước đã đi được một chặng dài và gặt hái nhiều thành công.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn đầu tư Việt - Mỹ (Ảnh: VOV).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn đầu tư Việt - Mỹ (Ảnh: VOV).

Thương mại hai chiều tăng 16 lần sau BTA

Trước sự chứng kiến, có mặt của đại diện, lãnh đạo các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ, Thủ tướng nhấn mạnh: "Chúng tôi  khẳng định đầy tự hào, Việt Nam đã thực hiện thành công việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới".

Theo đó, liên tục 27 năm qua, tính từ năm 1986 đến nay, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế Việt Nam liên tục đạt 7%/năm, riêng giai đoạn 2001-2010 đạt bình quân 7,2%/năm. Mặc dù, chịu sự tác động rất mạnh của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng trong 3 năm 2011-2013, tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn đạt bình quân 5,6%/năm. 

Theo nhận định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đến nay, kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã ổn định, lạm phát được kiểm soát thành công, ổn định tỷ giá USD/VND, lãi suất thị trường được kiểm soát phù hợp với tình hình lạm phát, xuất khẩu 3 năm qua tăng trưởng bình quân 21%/năm.

Riêng trong mối quan hệ với Hoa Kỳ, từ kỳ hai nước ký Hiệp định thương mại song phương (BTA) đến nay, thương mại hai chiều đã tăng 16 lần, tổng kim ngạch hàng hóa đã lên tới 25 tỷ USD (cao hơn so với thống kê của Hoa Kỳ đưa ra là 22 tỷ USD). Riêng 7 tháng đầu năm 2013, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 17 tỷ USD, dự kiến cả năm nâng lên 30 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2012. 

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam ghi nhận, đầu tư của Hoa Kỳ xếp thứ 7 trong tổng số 100 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, chưa kể doanh nghiệp Hoa Kỳ còn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam thông qua những nước khác. "Chúng tôi tin tưởng trong tương lai không xa, Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư số 1 vào Việt Nam" - Thủ tướng nói.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng cho biết, trong những năm gần đây, để tạo lập được một môi trường chính trị xã hội ổn định như hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã đảm bảo tốt về an sinh xã hội, giữ tỷ lệ thất nghiệp dưới 4%, mỗi năm giảm hộ nghèo bình quân 1,7-2%.

Thúc đẩy kết thúc nhanh ký kết TPP

Hiện, Việt Nam đang đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tập trung vào tái cơ cấu đầu tư công, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước để các khu vực này hoạt động có hiệu quả hơn, phù hợ với thể chế kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế. 

Một nội dung quan trọng của quá trình tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, Thủ tướng nhấn mạnh đến vai trò của cải cách thể chế. Cụ thể hóa cho mục tiêu này, Việt Nam đã và đang đàm phán gia nhập 6 hiệp định thương mại tự do mà một trong số đó là Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

"Tuy Việt Nam là quốc gia trong có trình độ phát triển thấp nhất trong số 12 nước tham gia đàm phán, nhưng trong phiên đàm phán thứ 18, 19 vừa rồi, Việt Nam đã tỏ rõ là nước đóng góp tích cực nhất. Chính Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa rồi gặp tôi cũng đã thừa nhận sự đóng góp này của Việt Nam" - Thủ tướng cho biết. Không chỉ dừng ở đó, Việt Nam còn sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ để thúc đẩy TPP có thể kết thúc sớm nhất. Ở chiều ngược lại, Hoa Kỳ cũng có những ưu ái và sự đối xử khác biệt đối với Việt Nam.

Với Việt Nam, việc gia nhập TPP cũng như các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác là những quyết định thuận lợi và quan trọng để thu hút, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam một cách công khai, minh bạch, rõ ràng theo mặt bằng, chuẩn mực quốc tế. "Đó là một trụ cột chính sách, một khâu đột phá với thương mại Việt Nam" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, trong lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế, Việt Nam khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào tất cả các lĩnh vực, trong đó có hàng không, dầu khí, ngân hàng. Ngay trong dịp này, Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết gói thỏa thuận mua động cơ lớn giữa Vietnam Airlines và GE, thỏa thuận bước đầu mua máy bay của VietJetAir cũng rất lớn.

Nhắc lại chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ hồi tháng 7 vừa rồi, quan hệ đối tác hai nước đã được nâng cấp lên quan hệ đối tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Thủ tướng cho rằng, đây là một điều kiện và tiền đề thuận lợi để tăng cường hợp tác quan hệ đầu tư cũng như gặp liền với kết thúc đàm pháp TPP, đưa Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong tương lai.

Trước khi kết thúc bài phát biểu của mình, Thủ tướng không quên nhắn nhủ các doanh nghiệp Hoa Kỳ góp ý với nhà chức trách sở tại về vấn đề chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.

"Các bạn không nên phân biệt đối xử với hàng hóa Việt Nam. Bây giờ, doanh nghiệp Hoa Kỳ đưa ra những vụ kiện chống trợ cấp, bán phá giá với 12 mặt hàng của Việt Nam - đây đều là những mặt hàng nông sản có giá trị rất nhỏ với Hoa Kỳ nhưng liên quan đến hàng triệu người dân nghèo của Việt Nam. Vừa rồi, việc Hoa Kỳ hủy mức thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tôm Việt Nam là một quyết định đúng đắn, bởi đó là những đối xử rất không công bằng, khách quan đối với Việt Nam. Tôi xin nhấn mạnh, những hàng hóa đó không lớn với Hoa Kỳ nhưng rất lớn với Việt Nam, gắn với kế sinh nhai của hàng triệu người lao động nghèo của Việt Nam. Hy vọng các doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ ủng hộ Việt Nam ở những đòi hỏi chính đáng như vậy" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi gắm.

Bích Diệp

Hơn 180 doanh nghiệp vi phạm trong vấn đề sử dụng đất!...

(Dân trí) Thứ Sáu, 27/09/2013 - Theo kết quả thanh kiểm tra thường xuyên của Sở TN&MT Thanh Hóa, có 183 doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm trong việc quản lý, sử dụng đất dưới nhiều hình thức khác nhau.

Kết quả kiểm tra cho thấy, trong tổng số 1.663 doanh nghiệp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, có 183 doanh nghiệp (chiếm 11%), sử dụng hơn 656 ha đất có dấu hiệu vi phạm trong việc quản lý, sử dụng đất dưới nhiều hình thức khác nhau như: Chưa thực hiện dự án, chưa đưa đất vào sử dụng, sử dụng đất không đúng mục đích, chậm tiến độ đầu tư thực hiện dự án, xây dựng công trình không đúng theo mặt bằng quy hoạch….
Hơn 180 doanh nghiệp vi phạm trong vấn đề sử dụng đất
Dự án nhà máy xi măng Thanh Sơn, xã Thuý Sơn, huyện Ngọc Lặc, được khởi công xây dựng từ 2007, nhưng đến nay vẫn "đắp chiếu".
Sau gần 5 năm, UBND tỉnh Thanh Hóa đã thu hồi đất của 84 tổ chức, doanh nghiệp với diện tích hơn 199 ha; 99 doanh nghiệp với diện tích 457 ha có cam kết khắc phục vi phạm xin tiếp tục thực hiện dự án đầu tư, đưa đất vào sử dụng có hiểu quả, đúng mục đích và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp tục sử dụng đất.
Vẫn còn một số nhà đầu tư đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không triển khai thực hiện dự án mà chờ co hội chuyển nhượng dự án kiếm lời.
Một số dự án chậm tiến độ và chưa hoàn thành hồ sơ sử dụng đất như dự án đầu tư xây dựng kinh doanh dịch vụ thương mại, khách sạn của công ty CP Thảo Trung được UBND tỉnh cho thuê đấ từ năm 2006 nhưng đến nay việc thực hiện dự án quá chậm. Công ty CP Bắc Trung Nam bị xem xét chấm dứt chấp thuận địa điểm đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa nếu không hoàn thành hồ sơ sử dụng đất trước tháng 12/2013…
Trước đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra “tối hậu thư” cho một số đơn vị, doanh nghiệp được giao đất, cho thuê đất nhưng không triển khai thực hiện dự án đầu tư hoặc thực hiện dự án đầu tư không đúng dự án được phê duyệt, làm lãng phí rất lớn tài nguyên đất đai, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, gây ra dư luận không tốt cho nhân dân.
Không chỉ các doanh nghiệp mà một số địa phương tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở khi chưa hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng, chưa thực hiện đầu tư hạ tầng, đa số các mặt bằng khu dân cư đều phân lô bán nền, trái quy định của pháp luật đất đai.
Một số dự án, việc xác định giá sàn chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường, quá trình tổ chức đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất không đảm bảo tính công khai, minh bạch, cạnh tranh, công bằng…
Nhiều nhà thầu sau khi trúng đấu giá đã công khai bán đất khi chưa đầu tư hạ tầng, chưa đầu tư xây dựng công trình theo quy định. Hầu hết các dự án tổ chức đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất giao cho cơ quan chủ trì đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất, ảnh hưởng đến việc cấp giấy chứng nhận cho nhà đầu tư trúng thầu, đấu giá quyền sử dụng đất.
Duy Tuyên

Lại báo động sự lũng đoạn của Trung Quốc!...

SÀI GÒN (NV) .-Friday, September 27  Ông Nguyễn Ngọc Trân, cựu đại biểu của Quốc hội CSVN, vừa lên tiếng báo động về sự lũng đoạn của con buôn Trung Quốc đối với Việt Nam.

Nông dân huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long trồng khoai lang để bán cho thương lái Trung Quốc. Do không có hợp đồng tiêu thụ nên nông dân liên tục bị ép giá dẫn tới thua lỗ nặng nề. (Hình: Tuổi Trẻ)

Qua bài viết có tựa là “Một nhiệm vụ không thể trì hoãn”, đăng trên tờ Tuổi Trẻ, ông Trân hệ thống các hoạt động, thủ đoạn và tác hại của việc để cho thương lái Trung Quốc tung hoành trên khắp Việt Nam.
Đáng chú ý là trong toàn bộ bài viết vừa kể, thương lái Trung Quốc chỉ được tác giả bài viết gọi chung chung chung là “thương lái người nước ngoài”. Chưa rõ đây là cách ông Trân sử dụng để gọi thương lái Trung Quốc hay tờ Tuổi Trẻ sợ “phạm húy” nên biên tập lại.

Theo ông Trân, thương lái Trung Quốc đã và đang thu mua mọi thứ tại Việt Nam. Từ thảo dược quý hiếm (cây si, cây sói rừng ở Cao Bằng, các loại cây thuốc quý ở Bắc Kạn, cây đuôi chồn - cốt toái bổ, cây lan gấm - thạch tầm), cây sâm bảy lá ở Tây Nguyên...), lâm sản ở các tỉnh có rừng, nông sản (dừa ở Bến Tre, khoai lang tím ở Vĩnh Long, khoai mì ở Tây Nguyên, thanh long ở Bình Thuận...), thủy sản (tôm ở miền Tây Nam bộ, cá cơm ở Bình Thuận, Kiên Giang, cá mú ở Bình Thuận, Khánh Hòa...), đến các loại khoáng sản, động vật qúy hiếm có tên trong danh mục cần phải bảo vệ.

Dựa vào thông tin từ nhiều nguồn, ông Trân đã khái quát phương thức thu mua của thương lái Trung Quốc tại Việt Nam, chia quá trình thu mua làm ba giai đoạn: Giai đoạn 1, tranh mua bằng “chiêu” nâng giá, trả tiền mặt và trả ngay tại chỗ. Sau khi đã chi phối được thị trường, thương lái Trung Quốc chuyển sang giai đoạn 2, tăng dần số lượng thu mua, đồng thời xin thiếu một phần (gối đầu). Khi khoản nợ càng ngày càng lớn, thương lái Trung Quốc chuyển sang giai đoạn 3 là ép giá và qụit nợ.

Do sự đề phòng của công chúng, lúc này, thương lái Trung Quốc bắt đầu thuê người, thuê nơi đứng ra thu mua để có thể phát triển mạng lưới thu mua, chỉ huy quá trình thu mua, quyết định giá cả và “lật kèo” bằng cách giảm giá khi thấy thời cơ đã tới (hàng hóa dồi dào).
Ông Trân lên án chiến lược “cột chặt” các doanh nghiệp Việt Nam vào mạng lưới thu mua của Trung Quốc để đẩy hoạt động xuất cảng hàng hóa sang Trung Quốc chỉ theo “con đường tiểu ngạch”, đã tạo điều kiện cho thương lái Trung Quốc dễ quịt nợ, dễ “lật kèo”.

Mắt khác, theo ông Trân, phải xem việc thương lái Trung Quốc tận thu mọi thứ là có thâm ý: tận diệt các loại thực vật, động vật qúy hiếm, thúc đẩy tiến trình phá rừng,  làm đất sớm bạc màu, khiến quá trình rửa trôi đất đồi núi diễn ra nhanh hơn, phá hoại môi sinh, môi trường.
Theo ông Trân, không chỉ tác động để hủy diệt tự nhiên, những chiến dịch thu mua của thương lái Trung Quốc còn đánh vào các doanh nghiệp Việt Nam, khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng vì thiếu nguyên liệu, mất uy tín vì không còn khả năng thực hiện đúng hợp đồng.

Ông Trân cả quyết, không ai nghĩ rằng, thương lái Trung Quốc chỉ là những cá nhân vào Việt Nam làm ăn riêng lẻ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ thấy lợi trước mắt mà “bắt tay” với thương lái Trung Quốc. Đặc biệt đáng trách là nhà cầm quyền CSVN đã bỏ ngỏ vấn đề này. Ông Trân kêu gọi, phải xem chuyện giải quyết tình trạng thương lái Trung Quốc đang phá hoại kinh tế Việt Nam là “một nhiệm vụ không thể trì hoãn”.
Ông Trân không phải là người đầu tiên cảnh báo về thảm họa kinh tế - xã hội đến từ phương Bắc. Cách nay ba tháng, nhiều chuyên gia kinh tế đã đồng loạt lên tiếng cảnh báo tình trạng kinh tế Việt Nam càng ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào hàng Trung Quốc.

Trong bốn tháng đầu năm 2013, Việt Nam chi 40,2 tỷ USD cho việc nhập cảng. Trong đó có tới 10 tỷ USD chỉ để nhập cảng nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu, hàng hóa của Trung Quốc.
Ông Võ Trí Thành, một chuyên gia kinh tế, khẳng định, điều đó cho thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam càng ngày càng phụ thuộc vào nguyên liệu, vật liệu, phụ liêu của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc ngừng xuất cảng chúng sang Việt Nam, sẽ có hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam hấp hối vì không kịp ứng phó. Ông Thành than rằng, cả khả năng cạnh tranh lẫn công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam quá yếu, vì vậy Việt Nam đang phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc cả về hàng trung gian lẫn hàng tiêu dùng cuối cùng.

Trước đó một chút, hồi cuối tháng 5, ông Trương Trọng Nghĩa, một đại biểu Quốc hội CSVN đã từng soạn một tham luận, cũng nhằm báo động về tình trạng kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.
Ông Nghĩa yêu cầu cần phải điều tra để có đầy đủ số liệu, thông tin về sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Trung Quốc. Ông Nghĩa cảnh cáo: “Thua kém có nhiều mức độ, nhưng lệ thuộc về kinh tế là sự thua kém đáng sợ nhất, nhất là khi nó đi kèm với mối đe dọa về chủ quyền lãnh thổ”.

Tuy nhiên tham luận vừa kể không được những người điều hành kỳ họp hồi tháng 5 của Quốc hội CSVN cho trình bày tại diễn đàn Quốc hội bởi… “Quốc hội không đủ thời gian”. (G.Đ)

Viện phí tăng, vẫn chen chúc giường nằm !...

VIỆT NAM (NV) -Friday, September 27  Một năm sau ngày tăng tiền chữa trị để “nâng cấp,” mở rộng cơ sở vật chất, các bệnh viện ở Việt Nam vẫn chưa thay đổi được bộ mặt “quá tải” của mình.

Ðây là kết luận ghi trong phúc trình mới nhất của Cục Quản Lý Khám, Chữa Bệnh thuộc Bộ Y Tế Việt Nam vừa được công bố.

Báo Tuổi Trẻ dẫn phúc trình trên cho biết, tất cả 17 bệnh viện cấp trung ương đều đã đồng loạt tăng viện phí, nhằm mục đích có thêm tiền để kê thêm giường, “nâng cấp” phòng. Tuy vậy, cố gắng này, theo báo Tuổi Trẻ, là không đáng kể so với nhu cầu thực tế.


Cảnh chen chúc tại một bệnh viện ở Hà Nội mới đây. (Hình: báo Tuổi Trẻ)

Theo báo Tuổi Trẻ, người bệnh ở bệnh viện K trung ương, tọa lạc tại Hà Nội, vẫn “bị” ghép nằm chung từ 4 đến 6 người một giường. Nhiều khoa không chứa hết, bệnh nhân phải nằm trên giường sắt xếp tràn ra ngoài hành lang.

Một phụ nữ tên VLC, quê quán ở Thái Bình cho biết, dù là bệnh nhân điều trị nội trú của bệnh viện Bạch Mai, nhưng bà chưa được nằm ở bệnh viện một ngày nào. Bà C. kể rằng bà bị ghép nằm chung một giường với 3 bệnh nhân khác. Vì vậy, cứ tối đến thì bà thuê xe về nhà của một thân nhân để nghỉ, cách bệnh viện khoảng 5 cây số lái xe. Bà rên xiết: “Ốm đau, tốn tiền thuốc men lại thêm tiền vận chuyển mỗi ngày, tôi đã kiệt quệ về vật chất lẫn tinh thần.”

Tài liệu thống kê của bệnh viện Bạch Mai cũng cho thấy, bệnh viện này đã tiếp đón khoảng 4,000 bệnh nhân mỗi ngày, nhiều gấp đôi so với 5 năm trước. Một cán bộ hành chính xác nhận rằng, bệnh viện càng đầu tư, càng mở rộng thì... càng đông bệnh nhân.

Khoảng 12 giờ trưa ngày 16 tháng 9, 2013, một bệnh nhân ở Lào Cai cho biết, đã ngồi xếp hàng đợi suốt 7 tiếng đồng hồ, từ lúc 5 giờ sáng, vẫn chưa được nội soi dạ dày.

Tại Cần Thơ, người dân ta thán về sự tiện ích của các bệnh viện hầu như vẫn là con “số không.” Báo Tuổi Trẻ dẫn lời một số cư dân thành phố này cho biết, ngành y hứa hẹn tăng phẩm chất hoạt động trước khi thực hiện kế hoạch tăng viện phí.

Thế nhưng, những người này cho biết, một năm đã qua đi, hầu như không có gì “biến chuyển” tại các bệnh viện. (PL)

PICS : BIỂU TÌNH CHỐNG ĐẠO TẶC NGUYỄN TẤN DŨNG (NEW YORK)


Hôm nay người Việt khắp nơi trên nước Mỹ kéo nhau về New York mang theo cà chua và trứng thối - hai món này Nguyễn Tấn Dũng rất thích! Tên này cũng vọng ngoại lắm! Cà chua và trứng thối trong nước hắn không thích, chỉ thích ra nước ngoài để đồng bào hải ngoại ném cà chua và trứng thối của Mỹ thì hắn mới thích!


























Nguy cơ ô nhiễm môi sinh do chất thải độc hại ngành thép không nơi xử lý



Nhà máy thép kêu trời vì ‘bụi’ thép quá nhiều

Fuco, một trong những nhà máy thép lớn của khu công nghệ Phú Mỹ 2 cho hay, đang bất lực trước tình trạng “quá tải” của kho chứa bụi thép.
Ðây là chất thải sản sinh trong quá trình luyện phôi thép tại nhà máy. Chất thải độc hại này đã đầy kho của công ty thép Fuco, hầu như vượt khỏi tầm kiểm soát.
Chất thải bụi thép đóng bao chờ sẵn. (Hình: báo Tiền Phong)
Chất thải bụi thép đóng bao chờ sẵn. Bụi lò thép – chất thải nguy hại – đóng thành bao (đã mục nát) ở nhà máy thép Đồng Tiến (Hình: báo Tiền Phong)
Báo Tiền Phong dẫn lời ban giám đốc công ty Fuco nhìn nhận rằng, đây là loại chất thải cực độc, gây ô nhiễm môi sinh trầm trọng. Bởi lý do này, chất thải luôn được đóng thành bao, cất giữ trong kho của nhà máy sau mỗi quy trình sản xuất thép, trong điều kiện bảo đảm an toàn.
Trong thời gian gần đây, những người đứng đầu nhà máy đã lên tiếng báo động về tình trạng quá tải của kho chứa chất thải. Ban giám đốc nhà máy Fuco còn báo nguy rằng, tình trạng quá tải sắp đến mức báo động.
Theo đúng qui trình, chất thải được công ty khai thác chế biến xuất-nhập cảng khoáng sản Việt Nam thu nhận, chuyển về một nhà máy ở Hải Dương. Thế nhưng, cho đến nay thì công ty này chưa nói gì đến việc vận chuyển số chất thải khổng lồ đầy ắp trong các kho nhà máy. Những người đứng đầu công ty Fuco cảnh cáo rằng nhà máy sẽ có thể phải ngừng sản xuất. Nếu tiếp tục, lượng chất thải sẽ vượt qua mức cho phép.
Một nhà máy sản xuất thép khác là Posco SS-Vina của Hàn Quốc cũng đang lâm vào tình trạng nguy hiểm như trên. Với mật độ sản xuất 1 triệu tấn phôi thép/1 năm, khối lượng chất thải được sản sinh sau quá trình sản xuất trung bình là 70,000 tấn/năm. Công ty Posco cũng đang bó tay trong việc tìm các đơn vị hợp tác để giải quyết số bụi thép thải ra. Nếu tình trạng này “giậm chân tại chỗ,” ban giám đốc nhà máy Posco dọa rằng, sẽ không thể tiếp tục hoạt động từ tháng 10 năm 2014.
Cũng theo báo Tiền Phong, công ty Thép Miền Nam hiện là nhà máy đang chịu chung số phận. Báo này nói rằng, các nhà máy trên cùng với thêm 5 nhà máy thép lớn ở Bà Rịa-Vũng Tàu trước đây đều có ký hợp đồng để giao cho công ty khai thác chế biến xuất-nhập cảng khoáng sản Việt Nam giải quyết bụi thép.
Nhưng từ hơn một năm nay, công ty này chưa được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường gia hạn giấy phép hoạt động. Trong khi đó, hàng chục ngàn tấn chất thải nghẹt cứng kho của các nhà máy thép, chất chồng ngày càng cao ngất ngưỡng.

Kêu cứu vì chất thải nguy hại không biết để đâu

TP – Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) là trung tâm sản xuất thép lớn nhất nước với gần 10 nhà máy thép hoạt động, tổng công suất trên 4 triệu tấn thép/năm. Thế nhưng các nhà máy thép vừa đồng loạt gửi văn bản tới cơ quan chức năng “kêu cứu”, bởi hàng chục ngàn tấn bụi thép phát sinh từ các nhà máy không thể xử lý.
Theo Ban Giám đốc Công ty thép Fuco (KCN Phú Mỹ 2), nhà máy sử dụng công nghệ lò điện hồ quang với nguyên liệu đầu vào là sắt thép phế liệu để luyện thành phôi thép với công suất 1 triệu tấn/năm.
Theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TN&MT), trong lúc chờ chuyển giao bụi thép (chất thải nguy hại) cho Công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam vận chuyển về Hải Dương xử lý, Fuco đã thu gom, đóng bao và chứa trong nhà có mái che, tường kín bao quanh, nền bê tông, đảm bảo lưu giữ an toàn theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Hiện kho chứa của nhà máy đã gần đầy, trong khi đó, Công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam đến thời điểm này không có động thái nào chứng tỏ sẽ tiếp nhận nguồn chất thải này. Sản xuất thép của Fuco đang gặp khó vì nhà kho chứa bụi gần quá tải và nếu tiếp tục sản xuất sẽ bị đặt vào tình trạng vi phạm
pháp luật.
Công ty TNHH POSCO SS-VINA (100% vốn Hàn Quốc), xây dựng nhà máy thép tại Tân Thành với công suất 1 triệu tấn phôi thép và 1 triệu tấn thép hình, thép thanh/năm.
POSCO hiện không tìm được đối tác xử lý chất thải của nhà máy, khoảng 70 ngàn tấn/năm. Công ty này cũng đã có văn bản gửi UBND tỉnh BR-VT và Sở TN&MT nêu khó khăn trong việc tìm nhà xử lý chất thải để tới tháng 10/2014 POSCO có thể đi vào sản xuất.
POSCO SS-VINA đề nghị UBND tỉnh BR-VT hỗ trợ tìm kiếm đơn vị có chức năng và năng lực xử lý được chất thải, hoặc sớm tiến hành kêu gọi nhà đầu tư xử lý bụi thép để nhà máy chủ động chuyển giao bụi thép.
Còn Công ty Thép Miền Nam (chủ đầu tư Nhà máy thép Phú Mỹ), đang phải gồng mình “gánh” loại chất nguy hại là bụi lò hơn một năm nay. Họ cũng đã có văn bản gửi UBND tỉnh BR-VT và cơ quan chức năng liên quan đề nghị hỗ trợ xử lý bụi thép. Hiện nhà kho của công ty này đã chứa khoảng 10.000 tấn chất thải nguy hại và đang quá tải.
Trước đó Công ty thép Miền Nam đã ký hợp đồng với Công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam xử lý chất thải nguy hại nhưng hơn một năm nay, Công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam vẫn chưa được Bộ TN-MT gia hạn giấy phép vận chuyển và xử lý nguồn chất thải này nên kho của nhà máy ngày càng đầy.
Được biết, 5 nhà thép trên địa bàn BR-VT đã ký hợp đồng với Công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam để vận chuyển bụi lò về nhà máy của công ty này tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương xử lý.
Hiện Công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam vẫn chưa được Bộ TN&MT cấp phép hành nghề vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại nên kho chứa chất thải của các nhà máy thép tại BR-VT quá tải khiến hàng trăm nghìn tấn bụi thép tại BR-VT chưa có phương án giải quyết.
Dự báo của Sở Công Thương BR-VT cho hay, nếu trong thời gian tới BR-VT không thu hút được doanh nghiệp hoạt động xử lý, tái chế chất thải phát sinh từ nhà máy thép, các nhà máy này sẽ gặp khó khăn trong lưu giữ chất thải và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
15 giờ ngày 15/9, hơn 100 hộ dân 2 xã Hắc Dịch và Mỹ Xuân (Tân Thành, BR-VT) đã kéo đến nhà máy thép Đồng Tiến yêu cầu nhà máy này ngưng xả thải. Ông Lê Minh Vương, Phó Chủ tịch UBND xã Hắc Dịch cho biết, vì quá bức xúc trước việc nhà máy thép Đồng Tiến liên tục xả khói gây ô nhiễm nên người dân đã yêu cầu nhà máy tạm ngưng hoạt động. Trước đó, ngày 10/9, các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường đã tiến hành khảo sát tại nhà máy thép Đồng Tiến ghi nhận, hệ thống xử lý khí thải của nhà máy này thường xuyên xảy ra sự cố. Trong khuôn viên nhà máy có lượng lớn bụi lò thép chứa trong bao để ngoài không mái che, vỏ bao đã mục rách.

Chất thải độc hại ngành thép đi đâu? – Bài 1: Bụi lò tồn đọng không nơi xử lý

Các chất thải phụ phẩm của ngành thép như xỉ thép, bụi lò và đất phế liệu có chứa nhiều thành phần độc hại như chì, kẽm, thủy ngân, asen…
Thế nhưng tại Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT), địa phương có nhiều nhà máy sản xuất phôi thép cho ra hàng trăm ngàn tấn phụ phẩm thì chưa rõ số phụ phẩm có hại cho sức khỏe, môi trường này đi đâu. Trong khi đó, các nhà máy sản xuất đang ùn ứ hàng chục ngàn tấn phụ phẩm chưa xử lý…
Sau những cơn mưa lớn vào cuối tháng 6, đầu tháng 7-2013, người dân gần các nhà máy thép trên địa bàn tỉnh BR-VT càng lo về tình trạng các chất độc hại từ bụi thép (bụi phát sinh từ lò luyện phôi thép, còn được gọi là bụi lò) phát tán ra môi trường ngày càng nhiều.
Bụi thép bỏ vãi ngoài trời
“Nghe nói bụi thép rất độc hại, vậy mà họ lại cứ để hàng đống ngoài trời cho gió cuốn hoặc theo nước mưa xuống các mương thoát nước. Đất đai, con người nhiễm độc như chơi” – nhiều người dân sống gần các nhà máy thép ở Khu công nghiệp Phú Mỹ I (huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT) lo lắng nói. Người dân cho biết từ năm 2012 đến nay, họ đã nhiều lần phản ánh với các cơ quan chức năng tỉnh BR-VT về tình trạng khói bụi từ các nhà máy thép phát tán gây ô nhiễm nhưng tình hình vẫn chưa thấy cải thiện.
Trong vai người mua phế liệu, chúng tôi vào bên trong các nhà máy thép Phú Mỹ, Pomina 2, Pomina 3 (Khu công nghiệp Phú Mỹ I). Tại Nhà máy Pomina 3, bụi lò chất hàng đống, để ngổn ngang ngoài trời. Theo công suất thiết kế, lượng bụi lò phát sinh tại nhà máy này có thể lên đến 20.000 tấn/năm. Ở các nhà máy khác, bụi lò không chỉ chứa đầy trong nhà kho mà còn để tràn lan khắp các nơi trong khuôn viên nhà máy.
Bụi lò để tràn lan ngoài trời ở các nhà máy thép. Ảnh: TT - KB
Bụi lò để tràn lan ngoài trời ở các nhà máy thép. Ảnh: TT – KB
Nhiều bao chứa bụi thép đã mục rách, dễ phát tán ô nhiễm. Ảnh: TT – KB
Nhiều bao chứa bụi thép đã mục rách, dễ phát tán ô nhiễm. Ảnh: TT – KB
Tại Nhà máy thép Đồng Tiến (Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1), bụi lò cũng để hàng đống ngoài trời, không có mái che. Do để lâu ngày ngoài trời, nhiều bao đựng bụi lò ở các nhà máy thép nói trên đã bị mục, rách cho gió, mưa phát tán ra môi trường.
Hiện BR-VT có năm nhà máy đã đi vào hoạt động, gồm: Nhà máy thép Pomina 2, Pomina 3, Nhà máy thép Phú Mỹ, Đồng Tiến và Nhà máy thép FUCO. Các nhà máy này đều luyện phôi thép bằng công nghệ lò điện hồ quang. Tổng công suất luyện thép theo thiết kế của năm nhà máy hơn 3,2 triệu tấn/năm. Tổng lượng bụi lò phát sinh khoảng 65.000 tấn/năm.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đây các nhà máy thép có ký hợp đồng chuyển giao bụi lò cho Công ty TNHH Khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam (gọi tắt là Công ty Khoáng sản Việt Nam) xử lý. Tuy nhiên, từ tháng 6-2012, Công ty Khoáng sản Việt Nam đã ngưng thu gom nên toàn bộ lượng bụi lò phát sinh tại các nhà máy thép phải lưu chứa tạm trong kho, kho hết chỗ thì để ngoài trời.
Ô nhiễm môi trường: Khó tránh
Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết theo quy định tại Thông tư số 12/2011 của Bộ TN&MT về quản lý chất thải nguy hại (CTNH), bụi phát sinh từ hệ thống lọc bụi của lò luyện phôi thép nằm trong danh mục CTNH. Do đó, khi chưa chứng minh được bụi lò không phải là CTNH thì phải quản lý nó như CTNH.
Tiếp đến, trong kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2013 do UBND tỉnh BR-VT ban hành (22-5-2013), Sở TN&MT yêu cầu các nhà máy thép phải quản lý bụi lò thép theo quy định đối với CTNH. “Nếu đã xác định bụi lò là CTNH thì các nhà máy thép phải ký hợp đồng chuyển giao chất thải này cho các đơn vị có chức năng xử lý. Khi chưa có nơi xử lý, phải lưu giữ tạm tại nhà máy thì phải có nhà kho, đảm bảo các điều kiện theo quy định về lưu chứa CTNH. Việc để bụi lò tràn lan ngoài trời làm phán tán ô nhiễm ra môi trường là sai, cần phải xử lý” – một cán bộ thanh tra của Tổng cục Môi trường phân tích.
Theo Sở TN&MT tỉnh BR-VT, đến đầu tháng 6-2013, lượng bụi lò đang lưu giữ tại năm nhà máy thép đã gần 13.000 tấn và chưa có giải pháp xử lý theo quy định.
“Hiện lượng chất thải phát sinh từ các nhà máy thép đang gây áp lực rất lớn cho công tác quản lý môi trường của địa phương… Các kho lưu giữ bụi lò đã quá tải, một lượng lớn bụi lò phải để ngoài trời, không đảm bảo quy định, dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nếu không có giải pháp kịp thời” – Sở TN&MT tỉnh BR-VT nhìn nhận trong báo cáo gửi Tổng cục Môi trường trong tháng 6-2013.
Độc hại từ bụi lò
Theo nhiều tài liệu khoa học, công nghệ luyện thép lò điện hồ quang sử dụng nguyên liệu đầu vào là phế liệu sắt, thép. Nguồn phế liệu này được thu gom từ nhiều nguồn thải khác nhau như xác xe ô tô cũ, thiết bị công nghiệp, điện tử… Đây là những phế liệu có chứa nhiều tạp chất như kẽm, chì, thậm chí cả thủy ngân, asen. Do đó, trong thành phần bụi thép cũng có chứa nhiều kim loại nặng độc hại.

Phụ phẩm độc hại ngành thép đi đâu? – Bài 2: Xỉ thép đổ bừa, đất phế ngổn ngang

Tạp chất từ phế liệu lại chưa được quản lý. Công an đang làm rõ việc mang xỉ thép đi san lấp trái phép.
Trên số báo trước, chúng tôi nêu thực trạng ở Bà Rịa-Vũng Tàu tồn đọng hàng trăm ngàn tấn bụi thép chưa có nơi xử lý. Cạnh đó, xỉ thép và đất phế (tạp chất từ phế liệu) phát sinh từ các nhà máy thép trên địa bàn cũng chưa được cơ quan chức năng kiểm soát.
Xỉ thép nhiều, xử lý ít
Theo công suất thiết kế, năm nhà máy thép đang hoạt động tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (gồm: Nhà máy thép Pomina 2, Pomina 3, Nhà máy thép Phú Mỹ, Đồng Tiến và Nhà máy thép Fuco) phát sinh khoảng 650.000 tấn xỉ thép/năm. Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết hiện các nhà máy đang hợp đồng chuyển giao xỉ thép cho Công ty TNHH Vật Liệu Xanh (Bà Rịa-Vũng Tàu). Tuy nhiên, theo báo cáo của Công ty Vật Liệu Xanh, dù đã ký hợp đồng nhưng trong thời gian qua, chỉ có hai nhà máy thường xuyên giao xỉ thép là Pomina 2 và Nhà máy thép Phú Mỹ. Những nhà máy còn lại chuyển giao rất ít, xỉ thép còn lưu giữ xỉ tại nhà máy hoặc đưa đi đâu không rõ. Đơn cử, theo công suất thiết kế, Nhà máy thép Pomina 3 phát sinh đến 200.000 tấn xỉ/năm nhưng trong năm qua nhà máy này chỉ giao cho Công ty Vật Liệu Xanh khoảng 1.000 tấn. Vậy xỉ thép còn lại đi đâu?”.
Công nhân sàng lọc lấy kim loại từ đất phế tại một cơ sở không tên ở xã Phước Hòa (huyện Tân Thành). Ảnh: TT – KB
Công nhân sàng lọc lấy kim loại từ đất phế tại một cơ sở không tên ở xã Phước Hòa (huyện Tân Thành). Ảnh: TT – KB
Đầu tháng 6-2013, trong báo cáo gửi Tổng cục Môi trường về tình hình phát sinh chất thải từ các nhà máy thép, Sở TN&MT cho biết số xỉ thép các nhà máy đã chuyển giao cho Công ty Vật Liệu Xanh khoảng 110.6440 tấn. Khối lượng xỉ thép đang lưu giữ tại các nhà máy còn hơn 35.000 tấn. “Việc lưu giữ xỉ thép tại các nhà máy chưa đúng quy định, xỉ thép còn để ngoài trời, chưa có mái che, nước mưa chảy tràn qua khu vực này chưa được thu gom, xử lý theo quy định… Nhà máy của Công ty Vật Liệu Xanh chưa hoạt động hết công suất dẫn đến khối lượng xỉ phát sinh trên địa bàn tỉnh chưa được xử lý kịp thời, tồn đọng quá lớn, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là khó tránh khỏi” – Sở TN&MT nhìn nhận.
Nguồn tin từ Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường – Bộ Công an (C49) còn cho hay cuối tháng 6-2013, tổ trinh sát của C49 phát hiện nhiều xe chở xỉ thép từ Bà Rịa-Vũng Tàu về đổ trái phép ở địa bàn tỉnh Đồng Nai. Hiện vụ việc đang được C49 kết hợp với PC49 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục xác minh, điều tra làm rõ tình trạng dùng xỉ thép san lấp mặt bằng trái phép ở tỉnh này.
Đất phế đổ tràn lan
“Ngoài bụi lò, xỉ thép thì đất phế (tạp chất từ phế liệu) cũng là phế phẩm của ngành thép chứa nhiều thành phần nguy hại, cần phải được kiểm tra, kiểm soát. Thế nhưng trong các báo cáo về tình hình phát sinh chất thải từ các nhà máy thép chưa thấy Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đề cập đến loại chất thải này” – một cán bộ của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) nhận định.
Xỉ thép đổ ngổn ngang trong khuôn viên một nhà máy thép ở Bà Rịa-Vũng Tàu đang được cảnh sát môi trường điều tra làm rõ. Ảnh: TT – KB
Xỉ thép đổ ngổn ngang trong khuôn viên một nhà máy thép ở Bà Rịa-Vũng Tàu đang được cảnh sát môi trường điều tra làm rõ. Ảnh: TT – KB
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ít nhất có hai cơ sở tái chế đất phế với số lượng lớn nhưng không có giấy phép hoạt động. Đó là cơ sở của Công ty TNHH Quý Tiến tại ấp 6, xã Tóc Tiên (huyện Tân Thành) và một cơ sở không tên tại khu vực khai thác đá Phước Hòa (huyện Tân Thành). Vào tháng 10-2012, tổ công tác của C49 bất ngờ kiểm tra cơ sở của Công ty Quý Tiến ở địa chỉ trên và phát hiện tại đây đang san lấp trái phép hơn 1.800 m3 chất thải được xác định là đất thải sau quá trình sàng lấy phế liệu. Đại diện Công ty Quý Tiến khai nhận đây là đất phế do công ty thu gom từ Nhà máy thép Pomina 2.
Cuối tháng 6-2013, trở lại cơ sở nói trên của Công ty Quý Tiến, chúng tôi nhận thấy chất thải màu nâu đen giống đất phế liệu vẫn còn chất hàng đống cao trong khuôn viên của công ty. Ước tính lượng chất thải này có thể hàng chục ngàn tấn.
Tại cơ sở không tên ở một khu đất trống tại khu vực khai thác đá Phước Hòa, theo ghi nhận của chúng tôi lượng đất phế đưa về đây hiện nay cũng rất nhiều. Công nhân ở đây dùng các tấm lưới hoặc nam châm sàng lọc lấy phế liệu, bỏ vào bao, còn đất thì đổ ngổn ngang. Khi mưa xuống, đất phế cuốn trôi chảy theo suối, phát tán ra khắp nơi. Người dân địa phương cho biết cơ sở tái chế tạp chất phế liệu này đã hoạt động từ năm 2012 đến nay nhưng chưa thấy ai kiểm tra, xử phạt.
5-bang-66ced
Cấm cho, mua bán tạp chất phế liệu
Các chuyên gia về môi trường cho biết nếu không kiểm tra chặt, trong phế liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất thép có thể còn những tạp chất chứa chất thải nguy hại như dầu nhớt, chì, thủy ngân… Do đó, tại Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường quy định, các tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu không được cho, mua bán. Việc mua bán, tái chế đất phế trái phép có nguy cơ phát tán các chất độc hại ra môi trường rất cao.