THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

01 September 2011

Tại Sao Có Ngày Sinh Nhật HCM 19/5/1946 tại Hà Nội?

Nói về ngày 19/5 khi đề cập tới Hồ Chí Minh thì phải nói tơi hai hiện tượng đặc biệt liên quan tới ngày này. Trước hết, 19/5/1941 là ngày Nguyễn Ái Quốc, tức Hồ Chí Minh sau này, thành lập Mặt Trận Việt Minh tại Cao Bằng. Hiện tượng đáng kể nữa là 19/5/1946 là ngày Hồ Chí Minh đón tiếp đô đốc Georges Thierry d’ Argenlieu ra Hà Nội. Dù sao, những nhận xét ghị lại của một số học giả và nhân chứng cho rằng Hồ Chí Minh đã chọn ngày 19/5 làm ngày sinh nhật ngay sau khi gặp d’ Argenlieu.

Nhân chứng sống nói về ngày này là ông Vũ Thư Hiên. Ông Hiên trong video 
“Sự Thật về Hồ Chí Minh” nói rằng cha ông là Vũ Đình Hùynh đã được lệnh từ Hồ Chí Minh tổ chức ngày sinh nhật 19/5/1946 cho ông ta.

Bài viết này xin dựa vào tài liệu trong 
“Britain in Vietnam, Prelude to Disaster, 1945-1946” tác giả Peter Neville. Về sự việc này, ông Neville có ghi, (page 146):
On 18 May, d’Argenlieu made a visit to Hanoi to talk about the forthcoming peace talks. He was greated at the airport by Valluy, the Chinese General Lu Han, Giap…. D’Argenlieu noticed how the local colons were ‘smiling and applauding’ on his route into Hanoi. He met Ho Chi Minh the next day…Vào ngày 18/5, d’Argenlieu đến viếng Hà Nội để nói về cuộc nói chuyện về hòa bình sắp diễn ra. Ông đã được tiếp đón tử tế tại phi trường bởi ông Valluy, Lữ Hán, Giáp….D’Argenlieu để ý thấy những người dân trong vùng ‘mỉm cười vỗ tay’ trên đường ông tới Hà Nội. Ông đã gặp Hồ Chí Minh ngày hôm sau.
Tại sao Hồ Chí Minh phải chuẩn bị tiếp đón đô đốc d’ Argenlieu long trọng vậy? Những người dân bị triệu tập ra đường đón chào ‘cười vỗ tay’ mà tác giả để trong dấu ngoặc (theo hồi ký của d’Argenlieu). Và ngày hôm sau 19/5/46 thì dân chúng tưng bừng hơn với hoa giăng đầy đường khi d’Argenlieu đến gặp ông Hồ, rồi từ đó đến nay ngày ấy được đánh dấu ngày mừng sinh nhật của Hồ Chí Minh.

Trả lời tại sao có hiện tượng này thì có thể trình bày từng mốc điểm mà khởi mốc quan trọng là ngày 6/3/1946 khi Sainteny dại diện nước Pháp ký với Hồ Chí Minh Hiệp Ước Sơ Bộ.

Hồ Chí Minh được thế giới biết là một người giỏi về mẹo vặt, ông ta có thể uyển chuyển xoay trở tình thế bằng lối tình cảm để mua chuộc đối phương, làm mê hoặc người khác (charm), màu mè để che giấu những điều không tốt bên trong. Trong hòan cảnh khi gặp đô đốc d’Argenlieu, Hồ Chí Minh đang trong thế rất bi đát, bởi vì trước đó đã có những chỉ dấu bất lợi cho Hồ trong tương lai rất gần.

Khi d’Argenlieu khám phá ra đã có Hiệp Ước Sơ Bộ và trong đó có một điều khỏan vô cùng quan trọng mà ông quyết tâm chống đối tới cùng. Đó là việc “
thống nhất 3 Kỳ", tức là Bắc Trung Nam thành một. Đây là một âm mưu của Hồ Chí Minh và phe cánh đang nắm quyền quốc hội bên Pháp thuộc Đảng Cộng Sản Pháp, Đảng Xã Hội, mà đại diện là Maurice Thorez, Marius Moutet, Jean Sainteny, Felix Gouin làm ra. Họ bằng lòng nhau Hiệp Ước Sơ Bộ và ngay ngày hôm sau, 7/3/1946, một buổi lễ Pháp công nhận nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” diễn ra tại Hà Nội , một thứ công nhận mà Hồ Chí Minh luôn mong đợi, dù trước đó, trước ngày 2/9/1945, phe Việt Minh đã tốn công sức rất nhiều muốn Hoa Kỳ công nhận, nhưng Hoa Kỳ làm ngơ vì biết Hồ chính là quốc tế cộng sản Nguyễn Ái Quốc.

Đô đốc d’Argenlieu cho rằng đây là một hiệp ước cẩu thả, có tính độc tài, không quan tâm tới các nước khác như Miên và Lào vì họ cũng thuộc Đông Dương trong quyền hạn mà d’Argenlieu trách nhiệm. Nếu Hiệp Ước Sơ Bộ chỉ nói riêng cho “
Việt Nam độc lập” trong Liên Hiệp Pháp thì 2 nước kia tính sao? D’Argenlieu rất bất mãn trong tình huống này, dù biết âm mưu của phe cánh cộng sản 2 bên. Liền sau vụ 6/3, ông than với tướng Valluy, thay thế Leclerc, (page 145): 
I am amazed General, that it is the only word I can use, amazed that France’s leaders prefer negotiations to action when we have such a magnificent expeditionary force in Indochina– Tôi kinh ngạc, đó là từ mà tôi chỉ có thể dùng, kinh ngạc rằng những nhà lãnh đạo nước Pháp chọn sự điều đình để hành động trong khi chúng ta đang có một lực lượng quân đội viễn chinh rất hùng mạnh.
Lực lượng còn hùng mạnh mặc dù ngay lúc đó quân Anh đã rút ( General Douglas Gracey đã rời Saigon ngày 28/1/1946). Người Anh và Pháp đến Nam Việt Nam ngay sau lúc thế chiến thứ 2 kết thúc để làm phận sự dẹp tàn quân Nhật, giúp dân Pháp di tản khỏi Việt Nam, giải tỏa những người còn bị tù…Bên cạnh đó vai trò của Pháp khi theo chân Anh về Việt Nam là để đương đầu với làn sóng đỏ cộng sản mà hiện tượng 2/9/1945 tại miền Bắc kéo theo 23/9/1945 tại miền Nam là trận đánh nhau giữa Việt Cộng và Pháp. Ngay lúc này Hoa Kỳ đã lo sợ sự lan rộng của Liên Sô. Hồ Chí Minh chưa được Liên Sô viện trợ vì Stalin đang bận rộn bành trướng ở Âu Chậu. Người dân Saigon đã thấy ồn ào đòan xe phô trương của Mỹ như jeeps, xe tải, và ngay cả thiết giáp…Chiến tranh lạnh đã đến, chứ không đợi khi quân đội Hoa Kỳ thực sự đóng quân tại miền Nam vào 1965, theo ông Neville.
(page 122): Moscow was much more interested in the situation in metropolitan France where the French Communist Party under Maurice Thorez was close to coming to power– Moscow đang chú ý nhiều hơn về tình trạng tại nước Pháp văn minh nơi Đảng Cộng Sản Pháp dưới sự lãnh đạo của Maurice Thorez đã sắp nắm quyền.

HCM A Biography, Pierre Brocheux -Tướng Pháp Leclerc, Hồ Chí Minh, đại sứ Pháp Sainteny chúc mừng nhau sau khi ký Hiệp Ước Sơ Bô.

Đó là tại sao dẫn đến việc ký Hiệp Ước Sơ Bộ một cách nhanh chóng. Phe cộng sản Pháp lợi dụng vai trò 
“thực dân” của Pháp để hỗ trợ tiếp ứng cùng Việt Minh làm cho phe d’Argenlieu bị mang tiếng, ngay cả công dân Hoa Kỳ cũng còn nghi ngờ Pháp đang muốn trở lại để thực dân. Pháp thực dân đã rời khỏi Việt Nam sau khi Nhật đảo chánh vào 3/1945. Vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập bên cạnh sự tiếp ứng của Nhật, nhưng sau vụ 2 trái bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki vào 6 và 9/8/1945 mà Nhật phải đầu hàng đồng minh. Khỏang trống chính trị tại Việt Nam trong vòng 9 ngày tạo cơ hội cho Việt Minh cướp chính quyền ngày 19/8/1945.
(page 108):…d’Argenlieu arrived in Saigon, he was ‘contemplating the vision of independence but he eventually set his face against negotiations with the Viet Minh’…he was prepared to consider the possibility of some sort of independence on arrival in Vietnam, according to his defenders – D’Argenlieu đến Saigon, ông ta luôn nghĩ tới một Việt Nam độc lập, nhưng cuối cùng thì phải đụng độ chống lại những cuộc điều đình với Vịêt Minh…
Khi d’Argenlieu đến Đông Dương với vai trò đô đốc vào 10/1945 thì de Gaulle một mặt chuẩn bị sắp xếp cho miền Nam Việt Nam có bộ mặt chính trị mới. De Gaulle và hòang tử Vĩnh San đã gặp nhau ngày 14/12/1945 và Vĩnh San bằng lòng trở về Việt Nam với điều kiện lá cờ quốc gia Việt Nam và Pháp được treo song song tại Hà Nội, Huế, Saigon trong giai đọan tạm thời độc lập trong Liên Hiệp Pháp. Nhưng rồi hòang tử Vĩnh San đã tử nạn máy bay ngày 24/12/1945 trên đường từ Fort Lamy đến Bangui. Chương trình của de Gaulle của một Việt Nam độc lập cũng tan biến luôn sau khi ông từ chức ngày 20/1/1946.

Cái chết của hòang tử Vĩnh San là một nghi vấn về chính trị. Đến 1987 xác của Vĩnh San được mang về Việt Nam trong nghi thức tuyên dương long trọng bởi thủ tướng cộng sản Phạm Văn Đồng. Có dư luận bên Âu Châu cho rằng sau 4 tháng ở Pháp vận động để được Pháp công nhận nhưng thất bại, ông Hồ về bằng đường tàu biển trên chiếc Dumont d’ Urville, ông từ chối đi máy bay vì sợ bị như trong trường hợp hòang tử Vĩnh San (bị phe đối phương thủ tiêu).

Vì thấy ra âm mưu nhuộm đỏ luôn miền Trung và Nam trong Hiệp Ước Sơ Bộ nên d’Argenlieu triệu tập ngay buổi họp mặt với Hồ Chí Minh trên tàu Emile Berlin ngay vùng Vịnh Hạ Long ngày 24/3/1946. Trong hồi ký, d’Argenlieu đã ghi lại về Hồ khi nhìn ông ta:
(page 143): “ A Moscow trained and chief of the Indochinese Communist Party - một người được huấn luyện tại Moscow, một thủ lãnh của Đảng Cộng Sản Đông Dương.”
Khi đối thọai, Hồ Chí Minh chỉ nhắc tới càng sớm càng tốt chuyện thực hiện Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 và việc này sẽ xảy ra tại Fontainebleau bên Pháp bắt đầu vào 6/ 7/1946 . D’Argenlieu nói với Hồ là khi bàn về hiệp ước đó thì phải qua ý kiến của 3 Kỳ: 
(page 143): France would address the issue of the Three Ky (reunification) by accepting the decision of the people of Tonkin, Annam, and Cochin China in referendums – Nước Pháp muốn nói tới vấn đề Ba Kỳ (thống nhất) bằng cách chấp thuận quyết định của nhân dân tại miền Bắc, miền Trung, và miến Nam trong một cuộc trưng cầu dân ý.

Hồ Chí Minh, Sainteny, Leclerc trên tàu Pháp tại Vịnh Hạ Long
Lúc này Hồ đã đóan biết ý định của d’Argenlieu là chống lại hòan tòan việc thống nhất 3 Kỳ vì như vậy là coi như dâng luôn 2 miền Trung và Nam cho cộng sản Hồ Chí Minh, một tay sai của đệ tam quốc tế. Ộng nói việc này phải qua một cuộc trưng cầu dân ý để lấy quyết định chung. D’Argenlieu ghi nhận thêm là ngày họp mặt tại Vịnh Hạ Long hôm đó có mặt của Sainteny và Leclerc, hai nhân vật thiên tả đã giúp Hồ ký hiệp ước.

Mục tiêu trước hết của hiệp ước là ông Hồ được Pháp (cộng sản) công nhận chính phủ do ông thành lập là 
“Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”. Thứ đến, Hồ Chí Minh chấp nhận cho 15 ngàn quân Pháp đóng ở miền Bắc mà không gì hơn là dùng bàn tay Pháp để triệt tiêu các đảng phái quốc gia, và việc này lịch sử đã ghi rõ. Khi bị lên án “Hồ Chí Minh bán nước” thì ông lại viện cớ là mang Pháp về để thay thế quân Tưởng Giới Thạch, trong khi Pháp và phe Tưởng đã ký với nhau một thỏa thuận ngày 28/2/1946, trong đó quân Tưởng cam kết rút khỏi miền Bắc (khi làm tròn phận sự giải giới tàn quân Nhật mà thế giới đã giao cho sau đệ II thế chiến) chậm lắm là ngày 15/3/1946.

Trong phim tuyên truyền 
“Hồ Chí Minh, Chân Dung Một Con Người”, 1990, khi đến giai đọan nói về Hiệp Ước Sơ Bộ thì giọng nữ trong phim diễn giải rằng “Trước mặt là quân Pháp, sau lưng là quân Tưởng Giới Thạch, Hiệp Ước Trung-Pháp đã ký, Hồ Chủ Tịch đã gạc mũi dao sau lưng ký với đại diện Pháp Hiệp Định Sơ Bộ khiến cho 18 vạn quân Tàu Tưởng phải rút về nước….” Gạc mũi dao sau lưng nghĩa là gì? Thay vì chống Pháp như ông hô hào trước đây, ngay cả sau khi cướp chính quyền 19/8/1945, ông đã “ngọai giao” và tâng bốc phái đòan OSS của Mỹ bằng buổi xuống đường chống Pháp ngày 30/8/1945, thì khỏang 6 tháng sau ông lại mang Pháp về một cách trịnh trọng. Người dân đâu hiểu Pháp có 2 phe. Phe ông mang về để hợp tác chia chát quyền lợi trên đất nước Việt Nam là phe Đảng Cộng Sản Pháp và Xã Hội. Hành động mang Pháp cộng sản về để được công nhận, thực hiện giấc mộng cùng cộng sản Pháp, công sản Liên Sô nhuôm đỏ thế giới . Nhưng dù Pháp nào, ông Hồ cũng bị dân Hà Nội dán nhãn hiệu “Hồ Chí Minh bán nước!”

 
Hồ Chí Minh và d'Argenlieu trong chiến hạm Pháp tại Vịnh Hạ Long
Phim đến đọan nói về buổi họp tại Vịnh Hạ Long, người diễn đọc tiếp :
” Hãy nhìn đôi mắt bác Hồ trước ý định dọa nạt đó!” Không thể che đậy sự thất bại phô ra trên gương mặt, người làm phim lại cố ý cho người xem Hồ như là một nạn nhân. Đôi mắt Hồ Chí Minh quặm trợn tròng trắng nổi lên đầy nét hung tợn. Nói “dọa nạt” thì chưa có tài liệu nào chứng minh ông d’Argenlieu tỏ thái độ này.

Biết rõ âm mưu của Hồ Chí Minh, những bình luận gia thế giới so sánh Hiệp Ước Sơ Bộ này cũng mang tính chất của Brest Litovsk xảy ra vào 3/1918 khi phe Lenin ký với Đức.

Tại Pháp thì chính phủ thiên cộng Gouin không quan tâm tới những gì đô đốc d’Argenlieu đang đối đầu với Hồ Chí Minh. Còn ông Marius Moutet, Bộ Trưởng Hải Ngọai, là người bạn lâu năm của Hồ thuộc phe thân cộng, sau lúc hiệp ước này Moutet tỏ ra không ngạc nhiên về phản ứng của d’Argenlieu. Moutet cũng đang mất thế đứng tại chính trường.

4/1946 một cuộc họp nữa xảy ra tại Đà Lạt theo yêu cầu của d’Argenlieu để bàn tiếp. Phe cộng sản có Võ Nguyên Giáp. Trong cơn tức giận, Giáp gọi d’Argenlieu là “
ông thầy tu hiểm độc, người đã phản bội lời nguyền” ( d’Argenlieu đã từng là linh mục vào thập niên 20), trong khi dân Pháp gọi ông là “the snow-covered volcano -núi lửa bao bọc bởi tuyết băng”. Sau buổi họp mặt, ông Giáp tỏ ra thất vọng vì biết chiến tranh không tránh khỏi. Nguyễn Tường Tam, phe quốc gia, cùng tháp tùng với Giáp. Ông Tam được chọn đi với phái đòan Phạm Văn Đồng sang Fontainebleau, nhưng sau đó ông Tam mất dạng. Vũ Hồng Khanh đã bị lừa ký vào Hiệp Ước Sơ Bộ, và đến 7/1946, cũng giống như ông Tam, khi biết ra sự thật 2 người đã trốn thóat sang Tàu.

Trước khi Hồ Chí Minh sang Pháp thì d’Argenlieu gặp Hồ một lần nữa. Như kể trên, khi tới Hà Nội ngày 19/5/1946 thì hiện tượng gọi là “
mừng sinh nhật bác Hồ” xảy ra trên đường phố trước mặt d’Argenlieu. Điều này cho ngừơi ta nhận xét:

Hồ Chí Minh muốn níu kéo một lần cuối mong rằng d’Argenlieu sẽ thay đổi ý định chống đối để Hiệp Ước Sơ Bộ được chính thích hóa. Hơn nữa, quang cảnh người dân trong vùng mừng sinh nhật ông Hồ cũng có thể gieo vào đầu d’Argenlieu về một nhân vật lãnh đạo được dân chúng mến chuộng. Ông Vũ Thư Hiên nói là cho ông đô đốc d’Argenlieu “ấm lòng” là vậy. Rất có thể là hình ảnh người dân mừng sinh nhật ông Hồ khi tiếp đón viên chức cao cấp của Pháp cũng làm nhẹ đi sự chống đối lên án còn ầm ỉ về “
Hồ Chí Minh bán nước.”

Có thể tóm tắt là qua những lần gặp mặt với d’Argenlieu tại Vịnh Hạ Long và Đà Lạt, phe Hồ Chí Minh đã biết Pháp tuyên chiến, rõ nhất là khi Hồ đang tiếp chuyện với d’Argenlieu thì nhóm bảo thủ Georges Bidault đang trên đà thắng thế trong quốc hội. Kết quả bầu cử ngày 2/6/1946: Phe Bảo Thủ Bidault 160 ghế, phe Đảng Cộng Sản Pháp Thorez 146 ghế, phe Đảng Xã Hội 115 ghế.

Phái đòan Phạm Văn Đồng về trước sau khi bị chính phủ Pháp làm ngơ không quan tâm tới vấn đề Hiệp Ước Sơ Bộ, riêng Hồ Chí Minh ở lại Pháp từ 2/6/1946-18/9/1946. Trước khi về nước, Hồ Chí Minh còn gõ cửa nhà ông Moutet lúc 1 giờ sáng để ép người bạn thiên cộng này, khi đang hết thế đứng ngòai chính trường, ký “
Modus Vivendi – tạm ước ngày 14/9/1946”. Sách giáo khoa của Đảng gọi đó là “Tạm Ước Fontainebleau 14/9/1946” ký với Moutet là để “câu giờ” tìm phương cứu vãn, nhưng thực ra đã hết cách chỉ còn chuẩn bị chiến tranh. Từ thái độ van xin không được chấp thuận, Hồ dùng chiêu bài “Pháp trở về xâm lược” để kêu gọi tòan dân “kháng chiến” trong một đất nước mà Hồ từng tuyên bố vào 1945 là 95% dân chúng mù chữ.

19/5/1946 là lần cuối Hồ gặp d’Argenlieu, trước khi chính phủ Pháp bàn về Hiệp Ước Sơ Bộ tại Fontainebleau. Ngày này đánh dấu thái độ của Hồ Chí Minh o ép muốn đô đốc d’Argenlieu thay đổi ý định chống “
thống nhất 3 Kỳ”, bởi vì việc này vô cùng quan trọng mà d’Argenlieu đã gợi ý cho Hồ trong 2 lần gặp trước tại Vịnh Hạ Long và Đà Lạt. Thái độ cứng rắn của ông đô đốc Đông Dương cùng những lý luận rất vững và hợp lý, cũng như chính trường tại Pháp đã nghiêng hẳn về phe chống cộng mà Hồ Chí Minh đã phải chấp nhận cuộc chiến tranh ý thức hệ, chính do Hồ là nguồn gốc, bắt đầu từ 12/1946.

Bút Sử
16/5/2010

Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ !


(Congannghean.vn)-Nhà sử học Mỹ, bà Gi-xen-tơn trong bài viết: "Vai trò của Hồ  Chí Minh trong lịch sử của sự tiến bộ của phụ nữ”đã nhận xét: "Chỉ có Hồ Chí Minh đã luôn luôn bộc trực về quyền bình đẳng của phụ nữ, về giáo dục, tự do ngôn luận, độc lập về kinh tế và quyền của phụ nữ được hưởng các quyền lợi khác như của nam giới


Giải phóng phụ nữ là một bộ phận trong sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc mà lúc sinh thời Bác Hồ rất quan tâm.


Bác Hồ với phụ nữ các dân tộc thiểu số

Từ năm 1912, với tên là Nguyễn Tất Thành rời nước Pháp làm thuê cho tàu buôn Sác-Giơ Rêuyni đi vòng quanh Châu Phi, có dừng lại ở một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri, Tuyniđi, Cônggô, Đahômây,  Xênêgan..., ngày 15/12/1912, Bác đến Niu Oóc nước Mỹ. Tại đây Bác vừa đi làm thuê để lấy tiền kiếm sống vừa tranh thủ giờ nghỉ để học tập và thăm các danh thắng.

Đến thăm Tượng thần tự do, Bác đã ghi cảm tưởng: "Ánh sáng trên đầu thần tự do toả rộng khắp trời xanh, còn dưới chân Tượng thần tự do thì người da 
đen đang bị chà đạp. Bao giờ người đấu tranh da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?".

Năm 1930, khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, chính Người với tên là Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt Quốc tế cộng sản và Đảng cộng sản Việt Nam ra lời kêu gọi: "Hỡi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh, anh, chị em bị áp bức bóc lột". Từ nay anh chị em chúng ta cần gia nhập Đảng, ủng hộ Đảng và đi theo Đảng để: Thực hiện mười điều mà điều thứ mười là: "Thực hiện nam nữ bình quyền".

Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, Bác Hồ đã giới thiệu vào Quốc hội khoá I của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà một số chị em tiêu biểu như: Bà giáo sư Nguyễn Thị Thục Viên, bà Tôn Thị Quế... Từ đó đội ngũ cán bộ nữ tham gia vào cơ quan lãnh đạo các cấp từ trung ương đến cơ sở ngày càng đông, đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

Ngày 08/03/1952, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt, nhân ngày Quốc tế phụ nữ. Bác đã gửi thư cho chị em trong nước và chị em kiều bào ngoài nước.
 
Bác viết : "Hai Bà Trưng đã để lại cho phụ nữ Việt Nam một truyền thống vẻ vang, là dũng cảm kháng chiến. Liên đoàn phụ nữ Dân chủ quốc tế giúp phụ nữ Việt Nam bồi dưỡng truyền thống ấy, hăng hái đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Phụ nữ Việt Nam đã xứng đáng là con cháu Hai Bà Trưng và là lực lượng trong quốc tế phụ nữ".

Nhân dịp này Người còn "Kính cẩn  nghiêng mình trước linh hồn các nữ liệt sỹ 
đã hi sinh cho Tổ quốc. Tôi kính chào các bà mẹ có con trong bộ đội và các bà mẹ cùng vợ con của các liệt sỹ”. Gần cuối bức thư Người khẳng định: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức thêu dệt mà thêm tốt đẹp, rực rỡ".

Sau này mỗi dịp đến công tác ở địa phương Bác luôn quan tâm đến chị em phụ nữ. Vào thăm nhà máy cơ khí, thấy cô công nhân để bộ tóc dài, Bác ra hiệu dừng máy, đến gần ân cần nhắc: "Cháu là gái khi lao động phải vận tóc lên, đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn: "Bộ tóc là góc con người". Khi đoàn phụ nữ miền Nam vượt Trường Sơn ra thăm Bác, các chị được Bác đón tiếp thân tình. Thấy các chị gầy, xanh, hốc hác, Bác hỏi: “Các cháu kinh nguyệt có đều không?".
 
Các chị xúc động đến ứa nước mắt. Một chị nhẹ nhàng thưa với Bác như đứa con nói riêng với mẹ: "Thưa Bác! do điều kiện ăn uống, vệ sinh kham khổ, thiếu thốn nên chúng cháu... rất thất thường”.
 
Đôi mắt Bác ứa lệ nói với bác sỹ Phạm Ngọc Thạch - Bộ trưởng Bộ Y tế cùng
tiếp khách với Bác: "Chú phải tìm cách trông nom chạy chữa cho các cô ấy, kinh nguyệt là biểu hiện xuất sắc của người phụ nữ, là điều kiện đảm bảo hạnh phúc của đời người và bảo tồn nòi giống".
 
Có lần đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá ra làm việc với Bác xin chụp ảnh lưu niệm, Bác không đồng ý và bảo: "Khi nào các chú ra làm việc với Bác có đại biểu phụ nữ thì Bác mới chụp ảnh lưu niệm".

Đúng như nhà sử học Mỹ bà Gi-xen-tơn trong bài viết: "Vai trò của Hồ  Chí Minh trong lịch sử của sự tiến bộ của phụ nữ” đã nhận xét: "Chỉ có Hồ Chí Minh đã luôn luôn bộc trực về quyền bình đẳng của phụ nữ, về giáo dục, tự do ngôn luận, độc lập về kinh tế và quyền của phụ nữ được hưởng các quyền lợi khác như của nam giới; chỉ Hồ Chí Minh là thấy được rằng phụ nữ đã phải chịu đựng những gánh nặng như nam giới và còn hơn thế nữa".

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày Quốc tế phụ nữ và hướng tới kỷ niệm lần thứ 120 ngày sinh Bác Hồ, nhắc lại những điều này giúp chúng ta suy nghĩ và hành động góp phần vì sự tiến bộ của phụ nữ cũng là cách học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Quái Đảng Thật: Lại Có Những Sinh Nhật "Giản Dị" Của HCM - CSVN Lại Nâng Bi Cho Bác


Để tránh tổ chức, tiếp đón linh đình, dịp sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đi thăm chùa, đi công tác hay làm thơ tự trào...
 

Nhà sử học Dương Trung Quốc vừa xuất bản cuốn "Hồ Chí Minh - Ngày này năm xưa" với mục đích tập trung phản ánh các sự kiện, công việc thường ngày của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo ông Quốc, trong "Ngày này năm xưa", việc sắp xếp sinh nhật của Hồ Chủ tịch theo trình tự thời gian đã giúp người đọc thấy rõ được cách ứng xử rất giản dị, đời thường, tránh hình thức linh đình của người đứng đầu nước. Trong dịp sinh nhật, Hồ Chủ tịch cũng hay làm thơ với giọng tự trào để mọi người coi đây là việc bình thường.
Ảnh tư liệu.
Bác Hồ và đại biểu phụ nữ dân tộc ít người tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ III, tháng 3/1961.Ảnh tư liệu.

VnExpress.net trích đăng cuốn sách "Hồ Chí Minh - Ngày này năm xưa":

Lần đầu tiên, ngày sinh nhật của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố vào năm 1946, do vậy, ngày 19/5/1946 cũng là lần đầu tiên một hình thức mừng sinh nhật được tổ chức như để biểu thị khối đoàn kết của nhân dân quanh vị nguyên thủ của một quốc gia non trẻ đang đương đầu với những thử thách to lớn liên quan đến vận mệnh quốc gia hơn là một sự sùng bái đối với một lãnh tụ.

Hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ghi lại hình ảnh các cháu thiếu nhi nội ngoại thành thủ đô vốn là trẻ bán báo hay trẻ mồ côi tại ngôi trường Bác đã từng đến thăm... đánh trống ếch mang theo những huy hiệu là các con chữ "i tờ" của phong trào diệt dốt đến tặng Chủ tịch nước và hát những bài ca cách mạng. Tiếp đó là đoàn đại biểu các chiến sĩ Nam bộ từ chiến trường ra công tác và đoàn đại biểu Văn hóa Cứu quốc đến chúc thọ người khởi xướng và lãnh đạo cuộc Cách mạng Giải phóng Dân tộc.

Đáp lại tình cảm của mọi người, Bác nói với các chiến sĩ Nam bộ: "Thật ra, các báo ở đây làm to cái ngày sinh nhật của tôi, chứ tuổi năm mươi sáu chưa có gì đáng được chúc thọ, cũng hãy còn như là thanh niên cả, mà trước các anh, các chị, trước cảnh êm vui ở Bắc đây, tôi thật lấy làm xấu hổ vì trong Nam chưa được thái bình".

Còn với các chiến sĩ văn hóa đến xin khẩu hiệu cho phong trào "Đời sống mới", Bác đề xuất câu: "Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư" và giải thích: "Hàng ngày ta phải ăn cơm, uống nước, phải thở khí trời mà sống. Những việc đó ngày xưa ông cha ta phải làm, bây giờ chúng ta phải làm, con cháu ta sau này cũng phải làm. Vậy ăn cơm, uống nước và thở khí trời để đem lại cuộc sống cho con người thì đó là những việc không khi nào trở thành cũ cả. "Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư" đối với đời sống mới cũng vậy".

Ngày 19/5/1947, giữa lúc chiến tranh lan rộng ra cả nước, sinh nhật Bác diễn ra tại một địa điểm bí mật trên chiến khu ở Sơn Dương (Tuyên Quang) chỉ với một bó hoa rừng của những người thân cận đang bảo vệ người đứng đầu cuộc kháng chiến. Nhưng Bác đã dành bó hoa ấy để đi viếng người cấp dưỡng của mình vừa qua đời vì sốt rét.

Đáp lại những lời chúc mừng sinh nhật vào năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư cảm ơn Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân. Thư có đoạn: "Đồng bào yêu mến chúc thọ tôi, tôi biết lấy gì, nói gì để báo đáp lại lòng thân ái ấy? Tôi chỉ có một cách báo đáp là kiên quyết cùng đồng bào chịu cực, chịu khổ, quyết cùng đồng bào kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, quyết cùng đồng bào tranh lại thống nhất và độc lập thật sự cho Tổ quốc, quyết cùng đồng bào làm thế nào cho con cháu chúng ta và muôn đời về sau được sung sướng và tự do".
Bác Hồ đến thăm hội nghị phổ biến máy cấy công cụ cải tiến ở Từ Liêm, Hà Nội, tháng 7-1960
Bác Hồ đến thăm hội nghị phổ biến máy cấy công cụ cải tiến ở Từ Liêm, Hà Nội, tháng 7/1960. Ảnh tư liệu.

Vào dịp 19/5/1949, đáp lại đề nghị tổ chức lễ sinh nhật, Bác làm bài thơ "Không đề": "Vì nước chưa nên nghĩ đến nhà / Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già / Chờ cho kháng chiến thành công đã / Bạn sẽ ăn mừng sinh nhật ta”. Sau ngày sinh nhật, Bác gửi thư cảm ơn các tầng lớp nhân dân đã mừng thọ và hẹn: "Đến ngày toàn quốc ăn mừng hoàn toàn thắng lợi, trong cuộc kỷ niệm to ấy, tôi sẽ vui vẻ tiếp đồng bào và chiến sĩ, kèm thêm một kỷ niệm nhỏ là Ngày sinh nhật của tôi".

Ngày 19/5/1950, trong một cuộc họp cán bộ các cơ quan Trung ương ở Thác Dẫng (Tuyên Quang), đáp lại tình cảm của mọi người, Bác làm một bài thơ tự cảm về tuổi tác của mình: "Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán / So với ông Bành vẫn thiếu niên / Ăn khỏe ngủ ngon, làm việc khỏe / Trần mà như thế kém gì tiên!".
Đến dịp 63 tuổi (19/5/1953), Bác làm bài thơ chữ Hán "Thất cửu": "Nhân vị ngũ tuần thường thán lão / Ngã kim thất cửu chính khang cường / Tự cung thanh đạm, tinh thần sảng / Tố sự thung dung nhật nguyệt trường”. (Nhà thơ Xuân Thủy dịch: "Chưa năm mươi đã kêu già / Sáu ba, mình vẫn nghĩ là đang trai / Sống quen thanh đạm nhẹ người / Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung").

Ngày 19/5/1954, lễ mừng sinh nhật hòa chung với không khí đón mừng chiến thắng Điện Biên Phủ bằng cuộc gặp gỡ của Bác với đại biểu là những chiến sĩ có thành tích tiêu biểu từ chiến trường trở về chiến khu. Bác đã gắn huy hiệu cho chiến sĩ trẻ bắt sống tướng De Castries. Và trong cuộc gặp còn có một vị khách đặc biệt là nhà điện ảnh Xô viết Roman Karmen, người đang thực hiện những bộ phim về Điện Biên Phủ và cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Sau ngày hòa bình, Bác thường vắng mặt ở nhà để tránh những cuộc tiếp mừng sinh nhật. Ngày 19/5/1958, Bác đi thăm chùa Hương; Dịp sinh nhật năm 1959, Bác đi thăm chùa Tây Phương.
Bác Hồ và các cháu thiếu nhi vui liên hoan văn nghệ nhân ngày Quốc tế thiếu nhi, tháng 5-1969
Bác Hồ và các cháu thiếu nhi vui liên hoan văn nghệ nhân ngày Quốc tế thiếu nhi, tháng 5/1969.Ảnh tư liệu.

Từ năm 1960 đến 1967, vào trung tuần tháng 5, Bác thường sang Trung Quốc để làm công tác ngoại giao, tranh thủ nước bạn ủng hộ cuộc kháng chiến đang diễn ra ngày càng ác liệt ở trong nước.

Riêng ngày 19/5/1965, trong dịp sang Trung Quốc, Bác thăm Khúc Phụ, quê hương của Khổng Tử và làm bài thơ "Phỏng Khúc Phụ": "Ngũ nguyệt thập cửu phỏng Khúc Phụ / Cổ tùng cổ miếu lương y hy / Khổng gia thế lực kim hà tại / Chỉ thặng tà dương chiếu cổ bi”. (Đặng Thai Mai dịch: "Mười chín tháng năm thăm Khúc Phụ / Miếu xưa vẫn dưới bóng tùng xưa / Uy quyền họ Khổng giờ đâu nhỉ? / Lấp loáng bia xưa chút ánh tà").

Ngày 19/5 của 2 năm cuối cùng (1968 và 1969), vào khoảng thời gian từ 9 đến 10h sáng, Bác đều dành để xem và sửa lại "Di chúc", sau đó tiếp chị Phan Thị Quyên (vợ liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi) và chị Nguyễn Thị Châu (cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên và Sinh viên giải phóng khu Sài Gòn - Gia Định). Dường như vào thời điểm chiến tranh còn gian khổ và nước nhà chưa thống nhất, những tình cảm sâu nặng nhất Bác luôn muốn dành cho miền Nam ruột thịt.
Tiến Dũng ghi

Tìm Hiểu Sự Thật Về Ngày Quốc Khánh 2-9-1945 của CSVN

Khi nói tới ngày 2 tháng 9, đảng CSVN luôn ca ngợi là ngày Quốc Khánh hay ngày Độc Lập, chúng ta thử tìm hiểu những hình ảnh trong ngày 2-9 của CSVN như thế nào .
Lịch sử : Đảng CSVN trong 50 năm đã trình chiếu cuộn phim ngày độc lập 2-9-1945, trong đó có hình ảnh, lời HCM đọc tuyên ngôn độc lập, một số hình ảnh rất đông đồng bào tham dự và tung hô .
Sự thật đây chỉ là những tấm hình, phim ảnh giả, với kỹ thuật hiện đại hôm nay, chúng tôi xin đưa ra vài chi tiết như sau về ngày 2-9-1945:
Báo Công An CSVN đưa ra 2 tấm hình , hình đám đông và lá cờ đỏ sao vàng , sao vàng hình bầu dục hơn, đây là lá cờ đảng CSVN 1945-1954 . HCM đọc tuyên ngôn với một Microphone hình củ khoai thẳng đứng . Điều nầy bị sai với đoạn phim tuyên ngôn độc lập . Trong đoạn phim tuyên ngôn độc lập trên you tube: http://www.youtube.com/watch?v=9n1TNfx9LaQ , đúng phút 4:49 là hình lá cờ đỏ sao vàng thẳng nét, cờ nầy được dùng từ năm 1954 trở về sau chứ không phải là cờ 1945 như lá cờ trong hình báo công an .
Đoạn phim trong (1) http://www.youtube.com/watch?v=OTglNbmS3-8 là đoạn phim phổ biến trước đó , hình ảnh rất mờ có thể là do lắp ráp chưa chuẩn nên làm mờ cho bà con không nhìn ra, một đoạn phim sau được phổ biến gần đây thì được làm lại rõ hơn, được lắp ráp, cắc xén từ những đoạn phim khác nhau : http://www.youtube.com/watch?v=9n1TNfx9LaQ
Tất cả những hình ảnh 2-9 và những đoạn phim chắp vá mà đảng CSVN đã tuyên truyền ru ngủ toàn dân trong nhiều năm nay cho thấy ngày 2-9 có thể không có thật, có thể không có xảy ra vì tất cả chỉ là dàn dựng lên để quay phim . Đảng CSVN vì có nhiều đạo diễn khác nhau cho vỡ tuồng 2-9 nên hình ảnh đã trở thành “râu ông nó cắm cằm bà kia” . Điều trớ trêu nhất là họ dùng nhiều loại microphones và quần áo khác nhau cho ông HCM trong ngày 2-9 . Người dân có thể bị lừa trong thời trước đây nhưng với kỹ thuật tân tiến của thế kỷ 21 thì những sự lừa gạt của đảng CSVN đối với nhân dân ngày càng lộ ra ánh sáng.
Thu Hiền & Lan Anh (Quốc Nội)
Vietland Staffs
Hình (1) Microphone HCM nói hình củ khoai và cờ đỏ sao vàng bầu dục của năm 1945 . link: http://www.cadn com.vn/News/ Print.ca?id=13288
Hình (1) Microphone HCM nói hình củ khoai và cờ đỏ sao vàng bầu dục của năm 1945 . link: http://www.cadn.com.vn/News/Print.ca?id=13288
2
Hình (2) Báo Phú Thọ và báo Nhân Dân đưa ảnh ngày 2-9-1945 với hình HCM già hơn và Microphone hoàn toàn khác với hình Báo Công An đưa ra . Hơn nữa lá cờ đỏ phía sau lưng hoàn toàn không có trong đoạn phim 2-9. link: http://www.baophutho.org.vn/baophutho/vn/website/tin-tuc-su- kien/100CFB8155A/2009/7/114B9700 81D/
Hình (2) Báo Phú Thọ và báo Nhân Dân đưa ảnh ngày 2-9-1945 với hình HCM già hơn và Microphone hoàn toàn khác với hình Báo Công An đưa ra . Hơn nữa lá cờ đỏ phía sau lưng hoàn toàn không có trong đoạn phim 2-9. link: http://www.baophutho.org.vn/baophutho/vn/website/tin-tuc-su-kien/100CFB8155A/2009/7/114B970081D/
Hình (3) trong đoạn phim 2-9-1945 , HCM đọc tuyên ngôn trong bộ đồ Màu xậm và dùng Microphone khác.
Hình (3) trong đoạn phim 2-9-1945 , HCM đọc tuyên ngôn trong bộ đồ Màu xậm và dùng Microphone khác.
Hình (4) báo chí CSVN đưa lên nhiều nhất, HCM nhìn sạch sẽ hơn với Microphone hình tròn và có luôn cờ đỏ trước mặt . Hình nầy hoàn toàn khác với những tấm trước kể cả trong phim 2-9 .
Hình (4) báo chí CSVN đưa lên nhiều nhất, HCM nhìn sạch sẽ hơn với Microphone hình tròn và có luôn cờ đỏ trước mặt . Hình nầy hoàn toàn khác với những tấm trước kể cả trong phim 2-9 .
2.Hình Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945).
     
Hình (5) Đây là tấm hình 2-9 khác, cột cờ được ráp thêm phía sau, hình nầy cùng một góc cạnh với tấm hình (3) không có cột cờ .
Hình (5) Đây là tấm hình 2-9 khác, cột cờ được ráp thêm phía sau, hình nầy cùng một góc cạnh với tấm hình (3) không có cột cờ .
Đây là tấm hình trong phim 2-9, lá cờ được lắp ráp bằng cờ sao vào thẳng nét chứ không phải sao vàng bầu dục như tấm hình (1) phía trên . Hơn nữa đoạn phim được ghép lại làm ra cho đông người hơn, phía dưới là lằn đỏ cho thấy đoạn phim ghép lại từ 2 bức hình .
Đây là tấm hình trong phim 2-9, lá cờ được lắp ráp bằng cờ sao vào thẳng nét chứ không phải sao vàng bầu dục như tấm hình (1) phía trên . Hơn nữa đoạn phim được ghép lại làm ra cho đông người hơn, phía dưới là lằn đỏ cho thấy đoạn phim ghép lại từ 2 bức hình .
Hình đỏ chỉ ra đường ghép của hai tấm phim, quí vị nhìn kỹ trong đoạn phút 4.49 của youtube http://www.youtube. com/watch? v=9n1TNfx9LaQ sẽ thấy . Hình khoanh tròn là hai người giống nhau được quay 2 lần và ráp lại .
Hình đỏ chỉ ra đường ghép của hai tấm phim, quí vị nhìn kỹ trong đoạn phút 4.49 của youtube http://www.youtube.com/watch?v=9n1TNfx9LaQ sẽ thấy . Hình khoanh tròn là hai người giống nhau được quay 2 lần và ráp lại .
free counters

Tội Ác Của Hồ Chí Minh & Đảng Cộng Sản Việt Nam

1949-1956 : Năm đợt Cài Cách Ruộng Đất : 500000 nạn nhân ;

1954 : Gần 1 Triệu người đã bỏ Tất Cả để vào Nam tìm Tự Do ;
1958 : Theo chỉ đạo của Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng gởi công hàm thừa nhận
 yêu sách của TC về Biển Đông và 2 Quần Đảo Hoàng Sa & Trường Sa ;
1968 : Tấn công Tết Mậu Thân. Hơn 14000 nạn nhân dân sự, trong số hơn 2000 người bị chôn sống ;
1974 : Với sự đồng loã của nhà cầm quyền Hà Nội, TC cưỡng chiếm Hoàng Sa của VNCH ;
1975 : Cưỡng chiếm Miền Nam, 2 năm sau khi đã ký Hiệp Định Hoà Binh Paris, 
Trại Tù « Cải Tạo », nửa triệu tù nhân khổ sai, hàng chục ngàn thiệt mạng ;
1975-1985 : Hơn 1 triệu 750 người trốn khỏi Việt Nam (3, 4 trăm ngàn tử nạn) ;
1979 : Chiến tranh giữa Việt Nam và TC, hàng chục ngàn dân Việt mạng vong ;
1999-2000 : Hai Hiệp Ước, ký lén lút, nhượng Đất Biển của Tổ Quốc cho TC 
(vùng biên giới và hầu như toàn bộ Biển Đông, với 2 Quần Đảo Hoàng Sa & Trường Sa) ;
Đến ngày hôm nay, vẫn chưa có Hiệp Ước hoặc bản đồ nào được công bố ... 

Tóm lại, kể từ 1945, « chiến tranh giải phóng » của HCM và đảng CSVN
Đã sát hại hơn 3 triệu (*) người Việt Nam
 (*) Pierre Darcourt, Ed Albatros, Paris, 1976 : Viet Nam, Qu'as-tu fait de tes Fils ?
Việt Nam, nguơi đã làm gì với đàn con  ?) 
Dẫn tới tình trạng hiện tại : 
- Mất hầu như toàn bộ Biển Đông, và một phần khu biên giới phía Bắc ;
- Đại đa số dân chúng sống nghèo khổ mặc dù đã 35 năm hoà bình thống nhứt ;
- Ngư phủ Việt Nam bị TC khủng bố trắng trợn, đàn áp thẳng tay, thậm chí sát hại 
trong khu vực đánh cá truyền thống tổ tiên, trước sự im lặng dửng dưng của nhà cầm quyền ;
- Đàn áp thô bạo người bất đồng chính kiến, tín đồ tôn giáo không « quốc doanh » ;
- Về tự do biểu lộ tư tưởng, năm 2009, « Phóng Viên Không Biên Giới » 
đã xếp Việt Nam vào hạng thứ 166 trong số 175 quốc gia trên thế giới ;
- Buôn bán trẻ em, buôn bán phụ nữ để làm nô lệ tình dục ;
- Xuất cảng lao động rẻ tiền (thực chất là nô lệ) khắp thế giới ;
- Cho  TC (kẻ thù truyền kiếp) « thuê » nhiều vùng đất đai chiến lược của Tổ Quốc
 để khai thác bauxite (vô cùng ô nhiễm), với nhân công TC nhập cảnh tự do  ...  

- Cán bộ đảng CSVN trở thành triệu triệu phú USD, với 1 số không nhỏ là tỷ phú ;
Văn Hoá sa sút, Tàu hoá ; Xã Hội đồi truỵ, chạy theo vật chất bằng mọi giá ...
- Việt Nam vẫn thuộc những nước nghèo khổ nhất thế giới, vẫn van xin quốc tế trợ giúp ...
 * * * * *
Les Crimes De Ho Chi Minh & De Son Parti Communiste  
1949-1956  : Cinq vagues de Réforme Agraire – 500 000 victimes
1954 : Près d’un million de Nord Vietnamiens ont tout quitté pour La Liberté dans le Sud ;
1958  : Lettre Officielle de Pham Van Dông, sous la houlette de Hô Chi Minh, 
approuvant les revendications de la Chine sur la Mer de L’Est avec les Iles Paracel et Spratley  ;
1968  : Offensive du Têt – Plus de 14000 victimes civiles dont plus de 2000 enterrés vivants à Huê  ;
1974  : avec la complicité du gouvernement de HaNoi,
 la Chine envahit l’archipel Paracel de la République du Sud Viet Nam  ; 
1975  : Invasion du Sud VN 2 ans après le Traité de Paix de Paris  ;
 Camps de concentration  : 1/2 million de prisonniers, des dizaines de milliers de morts …
1975-1985  : Plus de 1,7 million ont réussi à fuir le VN (3 ou 4 cent mille ont péri)  ;
1979  : guerre entre 2 régimes communistes (Le VN et la Chine ) - des dizaines de milliers de victimes  ;
1999 et 2000  : traités, signés en secret, cédant du territoire national à la Chine, 
(des zones frontalières du Nord, la quasi-totalité de la Mer de l’Est avec les archipels Paracel, Spratley)  ;
A cette date, aucun traité n’est divulgué, aucune carte n’est publiée … 
Pour résumer, depuis 1945, la « guerre de libération » de HCM et de son PCV
a fait plus de 3 millions (*) de victimes parmi la population vietnamienne
(*) Pierre Darcourt, Edition Albatros Paris 1976  : VietNam Qu’As-Tu Fait De Tes Fils  ? 
Pour arriver à la situation actuelle  :
- Perte de la quasi-totalité de la Mer De L’Est et d’une partie de la zone frontalière  ;
- La grande majorité de la population vit dans la pauvreté malgré 35 ans de paix absolue  ;
- Des pêcheurs vietnamiens sont ouvertement terrorisés et même tués par l’armée chinoise, 
dans leurs zones de pêche ancestrales, sans aucune réaction de la part du VN  ;
- Répression brutale des dissidents et des religieux n’appartenant pas aux organisations d’Etat  ; 
(le VN est classé, en liberté d’expression, 166/175 par RSF en 2009)
- Traffic d’enfants, traffic de femmes pour l’esclavage sexuel ;
- Traffic de « main d’œuvre bon marché » (en réalité des esclaves) pour le monde entier  ;
- « Location » des zones hautement stratégiques du Territoire National à la Chine (notre ennemi ancestral)
qui exploite la bauxite (tragiquement polluante) avec sa propre main d’œuvre venue de Chine, librement … 
- Les cadres du PCV sont devenus des multi-millionnaires en USD ;
- Déchéance sociale, décadence culturelle … 
. Le ViêtNam est encore parmi les plus pauvres du monde, toujours mendiant l’assistance internationale …
 * * * * * 
Crimes Committed By Ho Chi Minh & The Vietnamese Communist Party 
1949-1956 : Five waves of agrarian reforms : 500000 victims ;
1954 : Almost 1 million people left Everything to Freedom in the South VietNam ;
1958 : Obeying Ho Chi Minh's decision, Pham Van Dong sent a letter officially approving 
the claims China made to the sea area in the East, including the islands Paracel and Spratley ;
1968 : Tet Offensive, more than 14000 civilians killed, and more than 2000 among them buried alive.
1974 : Acting in collusion with the Government of Hanoi, China invades
the archipelago Paracel belonging to the Republic of Viet Nam.
1975 : Invasion of South Viet Nam two years after signing the Peace Treaty of Paris ;
Concentration Camps, half a million prisoners, thousands and thousands died ;
1975-1985 : More than 1,7 million Vietnamese escaped out of their country 
(about 3 or 4 hundred thousand died in the sea)
1979 : War between 2 communist regimes (VN and China), thousands and thousands lost their lives ;
1999-2000 : Treaties, signed secretly, yielding national territories to China (the frontier regions in the North, 
the quasi totality of the sea in the East including the archipelagos Paracel and Spratley.
By then, not a treaty revealed, not a map published … 
To sum up, since 1945, “the war of liberation" carried out by Ho Chi Minh and the Communist Party
 has created 3 M (*) victims cut off from the whole population (Pierre Darcourt, Ed Albatros, Paris, 1976 ; 
(*) Viet Nam, Qu'as-tu fait de tes fils ? (Viet Nam, What Have You Done to Your Sons ?) 
Leading to the actual situation : 
- Loss of quasi totality of the sea region in the East and one part of the frontier region ;
- The majority of the people live in poverty despite 35 years of absolute peace ;
- Vietnamese fishermen are openly maltreated, avowedly terrorized, and even killed 
by Chinese forces in the traditional fishing regions, Viet Nam kept quiet, showing no reaction ;
- Brutal repression to the political dissidents and religious believers, not belonging to the state’s organisations ;
- In its 2009 classification in regard to liberty of expression, RWF ranked VN 166 among 175 nations in the world.
- Children trade, women trade for sexual slavery.
- Trade 'labourer cheap price' (in reality selling slaves) all over the world.
- “Leasing” entire strategical zones of the fatherland to China (our perennial enemies ),
 which is  exploiting bauxite (very pollutant), with its own workers from the mainland, freely …
- The cadres in the Communist Party become multi-millionaires in USD ;
- VN is still among the poorest countries in the world, always begging for international aid …

Hồ Chí Minh Thật và Giả



http://saigonecho.com/main/lichsuvn/chientranhvn/cacnhanvat/22364-h-chi-minh-tht-va-gi.html




Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   


 Sự thật thì có rất nhiều ông HCM, ông Hồ vào năm 1911 đi theo Tàu Pháp kiếm việc đã mất từ năm 1953 , sau đó Trung Quốc ngụy tạo một nhân vật đưa vào VN lãnh đạo, nhân vật nầy tương đối giống ông Hồ nhưng tướng tá mập hơn .

(Trích cuộc phỏng vấn từ đài BBC Luân Đôn)
Thu Hiền : Thưa ông, theo ông cho biết là có nhiều ông HCM, xin ông cho biết cụ thể hơn về vấn đề nầy .


Cán bộ: Sự thật thì có rất nhiều ông HCM, ông Hồ vào năm 1911 đi theo Tàu Pháp kiếm việc đã mất từ năm 1953 , sau đó Trung Quốc ngụy tạo một nhân vật đưa vào VN lãnh đạo, nhân vật nầy tương đối giống ông Hồ nhưng tướng tá mập hơn . Ông Hồ thứ hai đã ra lệnh chôn sống, ném đá chết hằng chục nghìn người lúc bấy giờ . Nhiều gia đình có công với cách mạng trong thời kỳ Điện Biên cũng bị giết không tha . Sau đó thì ông Hồ nầy có lên Đài xin lổi, khóc lóc cho là phong trào Cải Cách Ruộng Đất đi sai đường lối .

Vào năm 1965 ông Hồ thứ hai cũng già nua và chết, lần nữa Trung Quốc lại cho phẩu thuật một người VN tương đối giống ông Hồ để lên ngồi chức chủ tịch . CS lúc bấy giờ đang dấy động phong trào chống Mỹ nên họ không thể đưa tin ông Hồ bị chết được . Ông Hồ thứ 3 không giống lắm, vì khó tìm được một người khác với số tuổi lớn mà giống nhưng ông Hồ nên đảng CS cho thủ tiêu ông Hồ giả thứ 3 vào năm 1969, sau đó họ cho làm tang lễ toàn quốc để che đậy sự việc nầy .

Thu Hiền: Thưa ông, những chuyện ông vừa kể ra , theo ông có bao nhiêu người biết về vấn đề nầy ?

Cán bộ: Theo tôi rất nhiều người biết, những người trong bộ chính trị hầu như ai cũng biết chuyện nầy nhưng không ai dám nói ra . Kể từ năm 1965, ông Lê Duẩn là người đã nắm hết quyền hành trong tay . Ông HCM giả được ngụy tạo năm 1965 rất ít khi ra đường vì đảng CS sợ dân chúng biết được . Nhiều người miền Bắc có dịp tiếp xúc với ông Hồ 1953 (thứ hai) nên họ có thể nhận ra nhân vật giả dạng HCM vào năm 1965, nếu việc nầy đồn ra ngoài sẽ ảnh hưởng rất lớn .

Thu Hiền: Vậy thưa ông cho biết về những tài liệu của ông Hồ như nhật ký là của ông Hồ nào viết ra ?

Cán bộ: Những nhật ký của ông Hồ đều do đảng CSVN ngụy tạo kể cả những huyền thoại về ông Hồ cũng do họ dựng ra .

Thu Hiền: Lúc trước nói chuyện với ông, ông có nói về cái xác của ông HCM nằm trong lăng là cái xác giả, xin ông cho biết chi tiết như thế nào .

Cán bộ: Xác ông HCM đã được đưa qua Nga nhiều lần để tẩm thuốc , năm 1980 họ lại đưa xác HCM qua Nga để sửa lại sóng mũi vì bị gẫy nhiều lần, họ dùng một loại keo để dán lại như sau đó keo không giữ được sóng mũi mà làm bấy nhầy thêm . Sau năm 1990, nước Nga thay đổi chính thể nên xác ông Hồ được đưa qua Trung Quốc để tu sửa nhưng TQ không làm được vì khung mặt của Hồ đã bị vữa thối vì không có thuốc của Nga nên khó kềm lại . Lăng Hồ chủ tịch đã lấy cớ tu sửa một thời gian dài vì lúc đó họ không biết làm gì với cái xác ông HCM .

Một điều rất dễ nhận xét là xác ông Hồ nằm dưới ánh đèn , hai bàn tay để phía trên bụng, nếu người đi xem nhìn kỹ thì sẽ thấy ánh đèn phản chiếu làn da óng lên . Thường thì xác chết không phản quang chỉ có những nơi như trán , nơi có xương căng ra mới có thể phản quang chứ còn da người chết không có óng lên qua ánh đèn được . Đây là xác bằng thạch cao nên mới có hiện tượng đó . Vì vấn đề che đậy nên các chiến sĩ bảo vệ lăng không cho ai đứng lại nhìn lâu . Đoàn người đi xem xác chỉ được đi qua thật nhanh chứ không được nhìn kỹ .

Thu Hiền: Xin cám ơn ông đã cho biết về những chuyện thâm cung bí sử nầy , xin hẹn ông lần tới .



PHIM SỰ THẬT VỀ HỒ CHÍ MINH


                PHIM ĐẠI HỌA MẤT NƯỚC

do Đại Gia Đình Nguyễn Ngọc Huy thực hiện...
gồm 8 tập , đã được post trên Youtube.....         MD

           
Chapter-1/8:   http://www.youtube.com/watch?v=JQwicWxsRB8
       Chapter-2/8:   http://www.youtube.com/watch?v=tNVG-lqJnDg
       Chapter-4/8:   http://www.youtube.com/watch?v=O29v7zjUUzs
       Chapter-6/8:   http://www.youtube.com/watch?v=uTzkoZoO_IE