|
THÔNG BÁO !
TM Ban Điều Hành Blog
18 January 2012
"Đi (xe) là chết ở trong lòng một ít"
Tác giả: NGUYÊN ANH Bài đã được xuất bản.: 18/01/2012 05:00 GMT+7 TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm) Hành động đóng góp của chủ phương tiện (hành động "cho") được ví với điều kiện ở các quốc gia có hệ thống giao thông văn minh hiện đại, nhưng thực tế so sánh chất lượng thi công lẫn điều hành ở Việt Nam và "mẫu đối chứng" thì không được đề cập đến (hành động "nhận"). Trong cuộc sống, thông thường con người thích nhận nhiều hơn cho, nhưng lại thường nhớ việc mình cho hơn điều mình nhận. Cũng vì thế, khi muốn so sánh đối chiếu bản thân với mặt bằng xã hội chung quanh, mẫu hình được ưa thích thường là những đối tượng cho ít hơn mình, và nhận nhiều hơn mình. Các kết quả (thường tươi đẹp) của mẫu đối chứng đó ở thì hiện tại cũng thường được lưu tâm nhấn mạnh hơn con đường chông gai nào đó "một thời đã xa", xảy ra ở quá khứ. Nhưng đó là cuộc sống, trong gia đình, giữa lớp học, ở một cộng đồng, những quan hệ vốn mang nhiều cảm tính và tự nhiên đã bất cân xứng về giá trị. Trong quan hệ Nhà nước-công dân, vấn đề giá trị cần rạch ròi chuẩn xác hơn nhiều. Nhà nước thu thuế, người dân đóng thuế, đồng thời, Nhà nước cũng được ủy nhiệm để quản lý và khai thác các tài sản quốc gia từ đất đai, mặt nước, bầu trời, công trình công cộng tới tài nguyên, khoáng sản. Các nguồn lực này tạo ra nguồn thu quan trọng để Nhà nước thực hiện các trách nhiệm cao cả đối với xã hội, như đầu tư hạ tầng, giữ gìn an ninh trật tự hay thuần túy để vận hành bộ máy hành chính. Vì thế, bất kỳ nguồn thu bổ sung nào do Nhà nước định ra và áp dụng, đặc biệt là qua các khoản phí và lệ phí, đều cần được xem xét kỹ lưỡng, tránh trùng lắp với các khoản thu mà người dân đã đóng góp để cơ quan Nhà nước quản lý và sử dụng cho mục đích chung của xã hội. Đề xuất thu phí xe lưu hành là một khoản thu bổ sung như vậy. Về bản chất, ai cũng biết rằng để một chiếc ô tô hay xe máy lăn bánh ra đường, người chủ xe đã phải nộp các khoản thuế không nhỏ. Đơn cử như một chiếc ô tô mới nhập khẩu nguyên chiếc sẽ chịu 03 loại thuế, bao gồm: 1. Thuế xuất nhập khẩu = Trị giá tính thuế của xe x 82% (tùy loại) 2. Thuế Tiêu thụ đặc biệt = (Trị giá tính thuế + Thuế xuất nhập khẩu) x 50 % (đối với xe từ 5 chỗ ngồi trở xuống) 3. VAT = (Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Trị giá tính thuế) x 10%. Xe nhập khẩu cũ còn phải chịu thêm mức thuế tuyệt đối từ 3.500 USD tới 17.000 USD, tùy thuộc dung tích xi-lanh [1]. Việc lưu hành các loại xe máy và ô tô lắp ráp trong nước đều hàm chứa các nghĩa vụ thuế, ở những mức khác nhau, nhưng khi quy đổi ra thì hầu hết là một khoản đáng kể trên giá trị phương tiện đó. Vì thế, nếu lập luận rằng người đi xe phải có trách nhiệm trả tiền cho hạ tầng giao thông, sẽ có một câu hỏi đặt ra là các khoản thuế mà chủ xe đã trả từ lúc thiết lập quyền sở hữu phương tiện đã có phần nào được dùng để xây dựng hay duy trì hệ thống đường xá hay chưa. Nếu đã có, thì phần nào thuộc về trách nhiệm của chủ xe, phần nào thuộc về trách nhiệm phát triển hạ tầng của nhà nước để phục vụ nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế, xây dựng bộ mặt đất nước? Từ phía cơ quan nhà nước, nơi tiếp nhận các khoản thu cũ và mới, nếu chỉ dừng lại ở việc giải thích mục đích của khoản thu là nguồn lực để chi dùng cho các công trình giao thông, hạn chế tình trạng ùn tắc, hỗ trợ các sáng kiến điều tiết giao thông, e rằng chưa đủ Người dân có thể hiểu mục đích cao đẹp của sự đóng góp, nhưng có thể không hiểu chất lượng của việc thực hiện mục đích đó có tương xứng với sự đóng góp hay không. Hành động đóng góp của chủ phương tiện (hành động "cho") được ví với điều kiện ở các quốc gia có hệ thống giao thông văn minh hiện đại, nhưng thực tế so sánh chất lượng thi công lẫn điều hành ở Việt Nam và "mẫu đối chứng" thì không được đề cập đến (hành động "nhận"). Các đối tượng được ưu tiên đầu tư và mô hình quản lý sẽ được đề cập như thế nào để thuyết phục cơ quan dân cử là Quốc Hội cũng chưa hề được diễn giải cụ thể. Ví dụ, nếu thu phí lưu hành xe để giảm ùn tắc ở các đô thị lớn (một mục đích cụ thể, đánh vào đối tượng cụ thể) thì thật khó thấy hợp lý nếu số tiền đó được chi dùng cho việc xây dựng đường xá ở vùng sâu, vùng xa, những nơi không liên quan tới bệnh trạng ùn tắc. Theo lập luận này, cộng thêm việc nhìn vào những giao lộ thi công rùa bò tung bụi đỏ, những vỉa hè đôi ba năm lại cậy lên nham nhở, hay thậm chí những khúc đường được phân làn dang dở, người dân có quyền âu lo cho số tiền phí đắt đỏ mà họ sẽ phải bỏ ra để hãnh diện đàng hoàng tham gia giao thông. Một ngày nào đó, nếu việc đi lại trong thành phố bằng các phương tiện cơ giới như xe máy và ô tô buộc phải kèm với nghĩa vụ đóng phí bổ sung, mỗi km trên đường có thể sẽ khiến chủ xe có cảm giác là "đi xe là chết trong lòng một ít" [2]. Còn khi cơ chế thu - chi nguồn kinh phí to lớn nêu trên chưa được trình bày rõ ràng với cam kết minh bạch và đảm bảo chất lượng, kèm theo những ví dụ thực tế thể hiện hiệu quả, người ta sẽ buộc phải nhớ tới đoạn tiếp theo trong bài thơ nổi tiếng của thi sỹ lãng mạn trữ tình Xuân Diệu: Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu Người ta phụ, hoặc thờ ơ chẳng biết
--- Chú thích: [1] http://vneconomy.vn/ [2] Tứ thơ gốc "Đi là chết ở trong lòng một ít" của Edmond Haraucourt, được Xuân Diệu chuyển thành: "Yêu là chết ở trong lòng một ít".
|
TÁO QUÂN NHÀ HỒ TRÌNH BẢN DANH SÁCH TUYỆT MẬT
Đất Nghệ An là quê hương của Hồ Chí Minh, nên sản sinh toàn nhân kiệt, kể cả Táo Quân, rất đeo sát chuyện thời sự thời WTO.Ngày 23 tháng Chạp thay vì cởi cá chép về Trời nhưng ông Táo Nghệ An vì cũng thông minh như bác Hồ nên từ lâu đi chầu Ngọc Hoàng bằng phi cơ phản lực. Nhưng đường xá càng ngày càng kẹt xe, rất khó lên phi trường để lên phi cơ. Lý do là nhờ cũng lanh trí uốn éo như cụ Hồ, lúc nào cũng nhờ hộ vệ kè kè mang theo danh sách Tuyệt Mật nên Táo Quân xứ Nghệ không bao giờ bị trể phiên chầu như các Táo Quân khác.Năm 2012 nầy Táo Sàigon nhất định hỏi Táo quân đất nước Bác Hồ làm ơn yêu dân như Bác lúc sinh tiền, chỉ cách để về trời sớm, tâu trình cho kịp rồi còn quay về với gia đình để sống Ba Cùng (Cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm thời Cải Cách Ruộng Đất để đấu tố lập công) với nhân dân cho kịp ngày 30 họ rước ông bà.Táo quân đất nước bác Hồ bộ điệu nhân từ, rút ra trong cặp tờ báo Công An Nghệ An trao cho đồng chí Táo, kề tai thì thầm: "Cấm tiết lộ. Cả chục năm nay ta không bị kẹt xe, biết tại sao không? Đây là báo Canh Dần của xứ Nghệ An "Mách bu" cho biết: anh Cảnh sát hộ tống có cái túi kè kè bên mình giúp ta đó chớ! Chắc vong hồn Bác linh thiêng về độ cho phóng viên tờ báo Nghệ An ngày 11/1/ 2010 lập "Danh Sách Tuyệt Mật" nầy. Cứ coi theo đó mà thực thi.Táo Sàigon mừng quýnh, tìm góc vắng thiên đình dựa cột ngồi đọc:"Bản danh sách tuyệt mật -(Congannghean.vn)- Thứ Hai, 11/01/2010 08:19Một hôm, Ngọc Hoàng bỗng giật mình hỏi Thiên Lôi:- Dưới trần, có điều gì bức xúc lắm, tiếng kêu than vọng cả lên đây. Ngươi thường đi công tác dưới ấy, sao không báo cáo ta hay.
Không biết thông tin rò rỉ thế nào, vài ngày sau, chiếc trống đại treo trước cửa Thiên đình thường xuyên kêu thùng thùng. Nhiều kẻ, thuộc đủ mọi màu da, xin vào gặp Ngọc Hoàng, sụp lạy, kêu oan uổng, xin Ngọc Hoàng đèn trời soi xét, giảm nhẹ hình phạt. Nếu phải xuống địa ngục thì quá nặng, tội vợ con lắm.
Vả lại, lâu nay con mắc bệnh gút, đau đớn lắm, mong Ngọc Hoàng thương tình giảm nhẹ hình phạt, con xin đội ơn.
Hơn nữa như Diêm Vương thường phàn nàn: Loại cao giá này xuống địa ngục chưa chừng lại tổ chức nhóm tham nhũng mới làm loạn cả trại cải tạo của Thiên đình. Tiếp đó, Ngọc Hoàng tiếp một tay còn trẻ măng. Hắn đặt một túi quà nặng chịch xuống, mếu máo trình bày:
Ngọc Hoàng gầm lên như hổ cái:
XXXXX
Táo quân Sàigon đọc xong, xoa tay: "Xứ Nghệ sinh sản con cháu Bác nhân đạo có nòi. Bác khi xưa thì "Miền Nam trong trái tim tôi", Thủ Tướng Phạm Văn Đồng 40 năm làm công tác chỉ thấy được tham nhũng từ cổ trở xuống mà cũng chưa hề phạt móng nào…"
Mới nghĩ tới đó thì Táo quân Nghệ An tới vỗ vai nói nhỏ: "Lúc báo đăng năm 2010 ta chưa biết Thủ Tướng người miền Nam Nguyễn Tấn Dũng được lưu dụng nhiệm kỳ II…"
Táo Nghệ An hỏi nhanh: "Đồng chí biết tại sao không?" --Tại ông ấy giỏi. --Tại ông cũng nhân từ như Thủ Tướng Phạm Văn Đồng, vì ông đã tuyên bố ông 3,4 năm nay chưa hề trừng phạt ai như người tiền nhiệm! --Nhưng tờ báo loan tin là "bản danh sách tuyệt mật về những kẻ tham nhũng sẽ được triển khai đầu năm Canh Dần." Vậy bây giờ là cuối năm Dần, liệu mình trình Ngọc Hoàng dưới trần thế tiến triển trong năm cũ sao đây? Và cầu nguyện năm mới Nhâm Thìn những gì?
Táo Nghệ An: Dừng chọc Ngọc Hoàng giận nữa, tôi sẽ trình là mọi sự tiến triển tột bực, nhờ Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng làm gương. ---Làm gương? Vụ con tàu mang nợ khổng lồ Vinashin đó ư? ---Dạ, thì ông ấy cũng cho vào "bản danh sách tuyệt mật" hết và tuyên bố không người nào đáng tội để bị truy tố. Ông quả đầy lòng tha thứ mới được tiếp tục phục vụ nhân dân! ---Cha chả, không biết Ngọc Hoàng sẽ phán sao đây?
Táo Nghệ An: "Ngài còn nhớ, bài báo có ghi lời Ngọc Hoàng quở trách bọn chạy chức chạy quyền với lời lẽ trong veo, cương quyết như bác Hồ vĩ đại của xứ tôi: "Đợi 40 năm nữa thì chưa chừng mày ký bán hết đất đai, sông núi, biển hồ để kiếm lợi. Mau cút ngay cho khuất mắt ta, xách cả cái túi hối lộ kia." --Trời! Họ còn cả gan hối lộ tới Ngọc Hoàng nữa!
Táo Quân thời Hồ Chí Minh
Táo Nghệ An: Ngài ở miền Nam nên không biết, chứ hồi xưa, họ ví đó là Ngọc Hoàng Mác-Lê đó!. Số là năm 1956 thời sau Cải Cách Ruộng Đất, bác Hồ xứ tôi khóc nhìn nhận sai lầm, nhưng có Táo quân Trần Duy của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, ví "Ngọc Hoàng" là Karl Marx-Lenin đó.
Ngọc Hoàng Mác-Lê sai người nhà Trời xuống thế gian cũng để làm công tác "bạt núi, ngăn sông cho tới khi nào địa cầu trần trụi mới thôi" để trừ ma vương quỷ dữ cho con người được vui cười, hạnh phúc… tức là tạo một xã hội chủ nghĩa "không còn người bóc lột người", tức tạo thiên đàng dưới đất đó.
Táo quân Sàigon tò mò: Ủa, sao thời bác Hồ liêm chính chí công vô tư, những người Khổng Lồ hi sinh như vậy mà Táo quân miền Bắc tiên tri y như biết trước bọn tham nhũng trên nửa thế kỷ sau sẽ… bán nước vậy? Táo Nghệ An: Táo quân Trần Duy nói người nhà Trời là "Những người khổng lồ không tim" vì "Đoàn khổng lồ lúc được nặn ra, chỉ cốt lấy to, nên hết nguyên liệu để nặn tim, cho nên trong đoàn khổng lồ phái xuống hạ giới có một bọn không tim." . Nghĩa là lỗi của Ngọc Hoàng Karl-Marx Lenin của Quốc Tế Cộng Sản! Nhưng thời bác Hồ Chí Minh, Ngọc Hoàng phán quyết khá hợp lý hơn: cũng mở cửa nhìn về hạ giới, cũng hỏi: "Cớ sao tiếng khóc vẫn còn?" Thiên đình tâu: "Việc hạ giới nên triệu Táo quân về đầu đuôi sẽ rõ."
Vậy mà cho tới năm 2010, Ngọc Hoàng cũng còn nghe "Dưới trần, có điều gì bức xúc lắm, tiếng kêu than vọng cả lên Thiên đình", nhưng không mời Táo quân là vị thần sống tực tiếp trong dân, hiểu dân để hỏi rõ sự tình, mà lạị "triệu thần cảnh sát điều tra đến". Cho nên mới kẹt!!
Táo quân Sàigon: Dạ, thấy những người biểu tình, bị công an bắt như Bùi Thi Minh Hằng, còn cha của Trịnh Kim Tiến bị công An đánh gảy cổ chết sao đó mà nếu "triệu thần cảnh sát điều tra đến" thì kẹt chắc rồi vì cái… "danh sách tuyệt mật" đó cứ dài thêm ra..v.v Người ta đi kiện đơn cao như Việt Nam bây giờ mọc thêm núi đó!
Táo quân Nghệ An: Tôi còn nhớ Táo quân Trần Duy của NVGP còn tài tình tiên đoán cái túi tham nhũng là không có đáy, nó sâu, dài tới thiên thu và bất trị như sai Cảnh sát điều tra tham nhũng thời nay vậy. Vì để con cháu Mác-Lê đi điều tra con nhà Mác-Lê thì còn thấy cái gì?
Y như Táo quân Trần Duy khi xưa tâu về đoàn người nhà Trời khi tạo tham nhũng là bất trị:
"Nước mắt do ma vương quỷ dữ gây ra thì loài người hợp sức với người nhà trời sẽ diệt được ma vương quỷ dữ. Nhưng nước mắt do người nhà trời gây ra, lẽ đâu loài người lại dám xúc phạm đến Thiên đình mà đụng đến người nhà trời ư? Do đó nước mắt lại ngấm ngầm chảy, tiếng khóc lại càng thầm lặng rền rĩ hơn"
Táo quân Sàigon gật gù: Đúng rồi, hèn chi trước khi về hưu, sang chức cho ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho phép tham nhũng công khai, vì ông tuyên bố: "Tham những là qui luật muôn đời mà!" Táo quân Nghệ An: Táo quân Trần Duy còn tiên đoán được "Bệnh Vô cảm" của người nhà Trời không tim khi được triệu lên Thiên đình: "Nhưng đáng thương hơn cả vẫn là cái số khổng lồ không tim ấy vẫn tưởng mình đã hoàn toàn mang lại tiếng cười và niềm vui cho hạ giới!" Ngọc Hoàng càng giận dữ, đoàn người khổng lồ không tim --là đảng Cộng Sản--càng ngơ ngác nhìn nhau. Ngọc Hoàng vẫn chưa nguôi: "Sao giẫm cả lên lời ca, tiếng cười và hoa bướm dưới trần thế?" Số khổng lồ ấy lại càng ngơ ngác nhìn nhau. Ngọc Hoàng nhìn đoàn khổng lồ: "Và các người không đau xót ư?" Vẫn số khổng lồ ấy ngơ ngác nhìn nhau, nhìn Ngọc Hoàng và Thiên đình… Nhất là những giọt nước mắt của Táo quân." Thật đúng đảng Cộng Sản là đám người Vô Cảm! Ngọc Hoàng thở dài: "Ta đã mấy lần phủ dụ…" Táo quân đáp: "Không biết thì dạy bảo sẽ biết. Không thấy thì chỉ giáo sẽ thấy. Không quen thì làm mãi sẽ quen… Nhưng không tim thì sách vở nào, lời lẽ nào, chỉ dụ nào có thể tạo nên tình cảm được!" Ngọc Hoàng phán, biết đúng là đoàn người nhà Trời nầy sẽ phá nát địa cầu: "Nhưng cánh tay lớn của một người không tim sẽ đập nát công trình của bộ óc hắn xây dựng." Khi nhìn về hạ giới, nghe tiếng khóc và nước mắt vẫn còn, Ngọc Hoàng chép miệng phán bảo với đoàn khổng lồ: "Các ngươi phải biết yêu quý con người, tôn trọng quyền sống của họ. Quả đất là của con người, và sửa sang quả đất cũng là để cho con người. Làm công việc gì mà con người phải khổ, còn khổ thì dù công việc ấy có thành công cũng cẩm như là thất bại. Chỉ có trí óc mà không có tim thì không thể sống được với loài người."
Biết vậy mà sau bao nhiêu lần phủ dụ, tức ban hành bao nhiêu lệnh, luật, nghị quyết nhiều như cánh rừng, nhưng rồi vẫn cho người không tim xuống quả đất, chẳng những sống chung mà còn "lãnh đạo" con người nữa: "Sau lời chỉ giáo ấy, đoàn khổng lồ lại kéo nhau về hạ giới, lại như cũ, ---là ông Vũ Như Cẩn-- phá núi ngăn sông, tát bể, làm hì hục kỳ cho quả đất quang đãng mới thôi."
Nghe đến đây Táo quân Sàigon thích quá, muốn nghe tiếp, nhưng nhón người vễnh tai nghe tiếng ai như rên siết dưới trần gian, thì được Email cho biết đó là tiếng hát của nhạc sĩ trẻ Việt Khang, người Mỹ Tho, Nam phần Việt Nam.
Việt Khang Ca bản "Việt Nam tôi đâu", do anh sáng tác:
Việt Nam ơi... thời gian quá nửa đời người
Táo quân Nghệ An nghe rồi cũng mê, bèn bàn nhau đem vào thiên cung dâng hỏi Ngọc Hoàng.
Táo Sàigon được tin Việt Khang còn ca tiếp bài "Anh là ai?"
"Xin hỏi anh là ai? Sao bắt tôi chẳng chút nương tay?..."
Táo quân Nghệ An can: "Nè, tôi cũng vừa nhận Email báo tin nhạc sĩ Việt Khang bị bắt rồi. Thôi đừng trình Ngọc Hoàng để ổng lại triệu "Cảnh Sát điều tra" làm nhiệm vụ nữa thì Ngọc Hoàng hết nghe tiếng hát trần gian, vì cái bản "Danh Sách Tuyệt Mật" sẽ dài vô tận đó!"
Táo Sàigon: Đúng rồi! Chỉ vì Ngọc Hoàng Mác-Lê mà Táo quân Trần Duy thời Hồ Chí Minh từ 1956 phúc trình đến nay vẫn chưa bị hạ bệ đó!
Nguyễn Việt Nữ (23 tháng Chạp Âm lịch 2012) |