THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

10 July 2012

Lời nhắn nhủ của Điếu Cày từ ngục tối



Danlambao - Hôm 3 tháng 7/2012, gia đình Blogger Điếu Cày - tức nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải đã đến trại giam để làm thủ tục thăm nuôi. Đây là cuộc gặp gỡ lần thứ hai của Điếu Cày với người nhà kể từ sau khi anh bị bắt giam trở lại từ tháng 10/2010. Theo lời gia đình, phải sau 6 lần hẹn liên tiếp thì Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tp. HCM mới cấp giấy cho người nhà thăm gặp. 

Anh Nguyễn Trí Dũng, con trai của Blogger Điếu Cày là người duy nhất được vào gặp bố mình. Theo lời tường thuật của anh Dũng, khi hai bố con vừa gặp mặt, Điếu Cày đã vội nhắc nhanh hai việc quan trọng: 

Thứ nhất: Blogger Điếu Cày cho biết, phía Tòa án đã gia hạn tạm giam thêm một tháng rưỡi nữa. Như vậy thời gian tạm giam sẽ hết hạn vào ngày 18/7/2012 sắp tới. Quyết định này được gửi cho Điếu Cày, nhưng sau đó đã bị thu hồi lại vào chiều cùng ngày. Ngoài ra, Blogger này còn tổng kết rằng anh đã có 7 lần bị ra quyết định gia hạm tam giam: 4 lần của cơ quan điều tra, 1 lần của Viện kiểm sát và 2 lần của phía Tòa án. 

Thứ hai: Khi phiên tòa diễn ra, Điếu Cày mong muốn những anh em, bạn bè, người thân và những ai quan tâm... nếu có điều kiện đến tham dự phiên tòa hãy cùng mặc đồ đen

Tinh thần Điếu Cày vẫn rất kiên cường và mạnh mẽ, tuy nhiên sức khỏe của anh yếu đi thấy rõ, da trắng nhợt, có dấu hiệu bị phù thận. Con trai Blogger Điếu Cày cho rằng: “Có thể do tổn thương thận và loét dạ dày khi tuyệt thực cùng với điêu kiện giam giữ không có ánh sáng đã khiến ông nhợt nhạt và da bị tích nước”. 

Ngoài ra, trong lần thăm gặp này, anh Nguyễn Trí Dũng đã có cơ hội để cập nhật với Blogger Điếu Cày một số thông tin bên ngoài như: 

- Chính phủ, các cơ quan nhân quyền đã lên tiếng bảo vệ. Tổng Thống Obama, các Thượng Nghị Sỹ Mỹ cũng đã yêu cầu trả tự do cho Blogger Điếu Cày; 

- Anh em, bạn bè thân thuộc ở khắp nơi vẫn luôn giữ niềm tin vào Điếu Cày và hy vọng sự thành công của Dân chủ, Tự do báo chí ở Việt Nam; 

- Đặc biệt, Điếu Cày đã nhận được thông tin về các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc của nhân dân cả nước.

Điếu Cày tỏ ra rất vui vẻ và lạc quan, anh cho biết có quà cho tất cả mọi người, nhưng không thể mang ra được. Đó là những bài thơ trong tù do chính tay anh viết. 

Qua gia đình, Blogger Điếu Cày gửi lời cám ơn đến tất cả mọi người, những anh em, bạn bè, Chính phủ, đại sứ quán các nước và các tổ chức quốc tế đã quan tâm, lên tiếng. Xin cảm ơn các nhà báo tự do, các blogger đã không màng những khó khăn họ có thể gặp khi đến gặp gỡ, động viên gia đình. 

Điếu Cày nhắn nhủ đến tất cả mọi người rằng, bản thân anh không làm gì sai với hiến pháp và những công ước quốc tế mà VN đã cam kết thực hiện. Từ khi bị tái bắt giam đến nay, anh không hề ký vào bất cứ một biên bản làm việc nào. Tất cả những biên bản làm việc đều là họ tự làm và tự ký với nhau. 

Dù bị giam giữ trong ngục tối, phải chịu biết bao đọa đày, Điếu Cày vẫn giữ vững ý chí kiên cường sắt thép, quyết không đầu hàng bạo quyền. Anh nhắn gửi đến anh em, bạn bè hãy tiếp tục nỗ lực và vững tin vào con đường đã chọn. "Tôi bây giờ chỉ ăn no ngủ kỹ, mọi người cứ vững tin và không phải lo lắng" – Trích nguyên văn. 

Chi tiết về tình trạng bị giam giữ, điều kiện sức khỏe cũng như những lần đấu tranh tuyệt thực của Điếu Cày sẽ được Danlambao cập nhật trong bài tới. 

Ngoài ra, theo nguồn tin từ gia đình, chị Dương Thị Tân (Vợ cũ Blogger Điếu Cày) đang chuẩn bị khiếu nại các cơ quan có thẩm quyền về việc bị ngăn chặn thăm nuôi. Chị Tân cho biết: Trước đó, cơ quan an ninh đã đập phá, khám xét nhà, sau đó tịch thu đồ đạc nên không thể nói chị không liên quan đến vụ án. Đến nay, phía cơ quan công an vẫn tránh né không trả lời, cũng như không để chị thăm gặp Điếu Cày.


Ngoại trưởng Mỹ Clinton đến Hà Nội



10/07/2012 16:01:48
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton vừa tới Việt Nam, lần thứ ba trong vòng ba năm, ngay trước khi tham dự một loạt hội nghị quan trọng của khu vực.

Trong hai ngày lưu lại Việt Nam, ngoại trưởng Mỹ sẽ gặp các quan chức nước chủ nhà để bàn về hợp tác kinh tế, giáo dục cũng như các vấn đề cùng quan tâm, nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Mỹ. Tháp tùng bà Clinton là đoàn quan chức và doanh nghiệp Mỹ.
Bà Clinton vừa xuống sân bay Nội Bài. Ảnh: AFP

Ngoại trưởng Mỹ dự kiến sẽ gặp lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Chiều nay, bà Clinton sẽ dự lễ kỷ niệm 20 năm chương trình học bổng Fulbright tại Đại học Ngoại thương Hà Nội. Tại đây, ngoại trưởng Mỹ sẽ gặp hơn 600 cựu sinh viên của chương trình này. Fulbright là chương trình do Thượng nghị sĩ Mỹ William Fulbright sáng lập từ năm 1946, với mục tiêu tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Mỹ và các quốc gia khác thông qua trao đổi văn hóa và giáo dục.

Buổi chiều cùng ngày, ngoại trưởng Mỹ sẽ tham dự sự kiện của Hội đồng doanh nghiệp Mỹ - ASEAN. Thúc đẩy hợp tác kinh doanh và xuất khẩu của Mỹ sang châu Á là một trong những chủ đề quan trọng trong chuyến công du của bà Clinton.

"Tôi nghĩ một trong những vấn đề chủ chốt ở đây là, nếu nhìn vào ASEAN, ta sẽ thấy nơi đây có tầng lớp trung lưu tăng nhanh nhất thế giới", AFP dẫn lời một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ trong đoàn của bà Clinton nói.

"Và khi ta nghĩ xem điều gì sẽ là quan trọng đối với việc hồi sinh nền kinh tế Mỹ, thì rõ ràng đó là vai trò trung tâm của xuất khẩu, đặc biệt là thị trường châu Á", nhà ngoại giao không nêu tên nói.

Đây là lần thứ ba ngoại trưởng Mỹ tới Việt Nam trong vòng ba năm qua. Năm 2010, bà Clinton tới Việt Nam hai lần. Trước khi tới Việt Nam lần này, bà Clinton đã thăm Pháp, Nhật Bản, Mông Cổ. Sau khi rời Hà Nội, ngoại trưởng Mỹ còn tới thăm Lào, Campuchia, Ai Cập và Israel. Tại Campuchia, bà Clinton sẽ tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Ngoại trưởng Cấp cao Đông Á, Hội nghị bộ trưởng Mỹ - ASEAN…

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đang chứng kiến sự phát triển nhanh chóng trên nhiều mặt. Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta vừa đến thăm Việt Nam, trong đó có ghé thăm một tàu Mỹ đang đậu trong cảng Cam Ranh. Panetta phát biểu rằng Mỹ trông đợi được tiếp cận nhiều hơn nữa đến các cơ sở như vậy.

Cũng hôm nay, hơn 1,200 thành viên quân sự và dân sự của nhiều quốc gia đang có mặt trên tàu bệnh viện USNS Mercy thuộc Hải quân Mỹ sẽ cập cảng Cửa Lò, Nghệ An, theo chương trình đối tác Thái Bình Dương 2012. Tàu Mercy sẽ cung cấp hỗ trợ dân sự và nhân đạo tại tỉnh Nghệ An trong 15 ngày, thực hiện các dự án về y tế, thú y, xây dựng.
 
Theo VnE

Người đi đường “tàn nhẫn” với nạn nhân bị TNGT



10/07/2012 16:19:30
 - Dù nam thanh niên nằm bất động trên đường trong tình trạng nguy kịch nhưng rất nhiều người lưu thông qua chỉ nhìn rồi lạnh lùng bỏ đi.
Khoảng 13h ngày 10/7, trong lúc điều khiển xe máy BKS 74H2-8038 lưu thông trên QL1A theo hướng cầu vượt Linh Xuân về trường ĐH Nông Lâm, khi đến trước công ty điện tử SamSung Vina (phường Linh Trung, quận Thủ Đức-TPHCM) một nam thanh niên (khoảng hơn 20 tuổi) bất ngờ gặp nạn té xuống đường nằm thoi thóp.
Người đi đường thờ ơ bỏ mặc nạn nhân bị nạn nằm bất động trên quốc lộ 1A (TPHCM).

Mặc dù lúc này có rất đông phương tiện lưu thông qua lại nhưng ai cũng nhìn qua rồi lạnh lùng bỏ đi để mặc người bị nạn.
Chị Nga, bán nước giải khát tại khu vực này bức xúc kể lại: Khi nghe tiếng va chạm và nhìn lại thì thấy người thanh niên này nằm bất động dưới đường, chị Nga đã chủ động cầu cứu người đi đường dừng lại phụ giúp đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng tất cả đều từ chối rồi phóng xe bỏ đi.
Hơn nửa giờ sau có 2 thanh niên đi đường dừng lại và cùng nhau đưa nạn nhân vào bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức cấp cứu, đồng thời liên hệ báo tin cho người thân nam thanh niên bị nạn.
Vũ Sơn

Gần 40 công nhân nhập viện vì ngộ độc thực phẩm



10/07/2012 16:54:39
 - Chiều ngày 10/7, bệnh viện đa khoa Bến Lức, tỉnh Long An cho biết trong số gần 40 công nhân bị ngộ độc thực phẩm có một số người phải truyền nước biển liên tục và một số khác phải chuyển sang bệnh viện khác để điều trị.

 Thông tin ban đầu cho biết vào khoảng 8h 20 sáng 10/7, khoảng 40 công nhân công ty TNHH Le Long Việt Nam (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) bị đau bụng, tiêu chảy, sốt, được đưa vào bệnh viện đa khoa Bến Lức cấp cứu.
 
Anh Dương Kim Tư cho biết: “Tôi bắt đầu có dấu hiệu đau bụng khoảng 21h ngày 9/7 nhưng tưởng đau bụng bình thường. Tuy nhiên, đến rạng sáng thì đau nặng hơn và đi tiêu nhiều lần”. Đến sáng, không dám nghỉ làm vì sợ bị trừ tiền, anh đến công ty để làm việc thì mới biết nhiều công nhân khác cùng có triệu chứng như mình.

Anh Võ Tuấn Duy, người nhà của anh Tư, đồng thời cũng là công nhân của công ty Le Long cho biết suốt đêm qua anh Tư bị đau bụng và sốt cao, sáng vào công ty làm thì bị đau thắt và được xe công ty chở vào bệnh viện cấp cứu. một số công nhân khác đưa vào cũng có những triệu chứng như trên.

Các công nhân cho biết bữa trưa hôm qua, nhà ăn của công ty cho ăn thịt heo kho, cá bạc má chiên và đậu bắp luộc.

Theo bác sĩ trực cấp cứu của bệnh viện đa khoa Bến Lức, chẩn đoán ban đầu, các công nhân bị ngộ độc thực phẩm.

Hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục kiểm tra và xác định chính thức nguyên nhân dẫn đến việc ngộ độc trên.

Thái Trân

Xe biển xanh có đèn, còi như xe cứu thương đón khách



10/07/2012 15:24:07
- Nắm bắt được tâm lý của các phụ huynh, thí sinh muốn về nhà càng nhanh càng tốt, xe biển xanh đeo đèn, còi hú dạng xe cứu thương cũng tham gia đón khách.
TIN LIÊN QUAN
Sau kỳ thi ĐH đợt 2 kết thúc trên địa bàn Thủ đô, bắt đầu từ 10h trưa ngày 10/7, dòng người ùn ùn kéo về các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình, Nước Ngầm... trở về quê.
Dòng người ùn ùn rời Thủ đô sau kỳ thi ĐH đợt 2
Dòng người ùn ùn rời Thủ đô sau kỳ thi ĐH đợt 2
Trên đường Phạm Hùng, Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến, Giải Phóng, Trường Chinh... dòng người và các phương tiện rất đông, nhiều nơi bị kẹt cứng.
Vào khoảng 11h, trước bến xe Mỹ Đình, chúng tôi nhận thấy một chiếc xe ô tô biển xanh mang BKS: 23A - 000.12, đeo đèn, còi hú (dạng như xe cứu thương) mặc nhiên đón khách dưới lòng đường. Số khách lên xe biển xanh khá đông, không biết là người thân của tài xế hay khách vãng lai?
Từng tốp người lên xe biển xanh
Từng tốp người lên "xe cứu thương"
Xếp chỗ.
Xếp chỗ.
Xếp chỗ.
 
Xe biển xanh đón khách khiến nhiều người ngạc nhiên
"Xe cứu thương" đón khách khiến nhiều người ngạc nhiên
Khoảng 10 phút lấp đầy khách, chiếc xe chuyển bánh
Khoảng 10 phút lấp đầy khách, chiếc xe chuyển bánh
Hải Ngọc

Blogger Nguyễn Hữu Vinh kể lại chuyện bị hành hung



2012-07-09
Hôm Chủ Nhật 8/7 vừa rồi, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh bị một nhóm côn đồ xông vào hành hung ngay tại nhà ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Citizen photo
Công an địa phương đến nhà Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh lập biên bản sau khi anh bị côn đồ hành hung hôm 8/7/2012.

Bị hành hung vì biểu tình?

Thanh Quang liên lạc với Nguyễn Hữu Vinh để tìm hiểu về vụ này, và được anh cho biết:
Blogger Nguyễn Hữu Vinh: Họ không phải là công an, mà là một nhóm côn đồ do một người là con trai tổ trưởng dân phố ở đối diện với nhà tôi tổ chức xông vào đánh, chém tôi ngay tại nhà sau khi tôi đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược trở về. Gia đình đó là của ông tổ trưởng dân phố Mai Xuân Kỳ, là nơi trở thành cái ổ chứa rất nhiều thanh niên mấy năm nay theo dõi chuyện riêng tư của nhà tôi cũng như hoạt động của gia đình tôi, cùng sự đi lại của tôi.

Là một nhóm côn đồ do một người là con trai tổ trưởng dân phố ở đối diện với nhà tôi tổ chức xông vào đánh, chém tôi ngay tại nhà sau khi tôi đi biểu tình chống TQ.
Blogger Nguyễn Hữu Vinh
Sáng hôm Chủ nhật khi tôi đi chụp ảnh biểu tình chống quân xâm lược, thì 4 người từ trong nhà của ông Kỳ xông theo, theo dõi chúng tôi. Sau khi tôi về, tôi gặp ông Kỳ, tổ trưởng dân phố, thì tôi có nói rằng việc chứa chấp những người theo dõi, soi mói nhà tôi là tôi không chấp nhận được. Việc hành hung vừa nói thì con ông Kỳ tổ chức một đám côn đồ do anh ta dẫn đầu vác dao chém tôi ngay tại trong nhà.
Thanh Quang: Họ hành hung như vậy, anh bị thương tích như thế nào?
Blogger Nguyễn Hữu Vinh: Tôi bị chém. Một nhát ở lưng nhưng không sâu vì tôi phản ứng cũng khá nhanh. Tôi cũng bị một số vết ở ngực, ở tay. Khi tôi hô hoán lên, mọi người ra thì đám này bỏ chạy. Còn con ông tổ trưởng dân phó cầm dao chạy về nhà, đóng cửa cố thủ.
Thanh Quang: Thế ngay bây giờ thì tình trạng sức khoẻ của anh ra sao?
Blogger Nguyễn Hữu Vinh: Thực ra thì vết thương không phải là lớn, không ảnh hưởng đến tính mạng. Tôi chỉ bị xây xước 5 cm ở sau lưng và một số vết ở ngực, ở tay. Nhưng hành động vác dao vào tận nhà uy hiếp tôi, cũng như cùng bọn côn đồ vào tận nhà để uy hiếm tôi là hành động có tổ chức, là hành động không thể gọi là bình thường trong một nhà nước gọi là nhà nước pháp quyền XHCNVN.
Hiện tôi cũng bị mệt mỏi vì còn đau một số chỗ, nhưng nói chung tôi nghĩ không phải là vấn đề gì to lớn.

Phản ứng của chình quyền?

Thanh Quang: Phản ứng cụ thể của nhà cầm quyền địa phương ra sao?
Blogger Nguyễn Hữu Vinh: Chính quyền địa phương thì sau khi sự việc xảy ra, tôi gọi điện ngay cho công an phường.
vinh-250.jpg
Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh trong một lần bị công an TP Hà Nội triệu tập hồi năm 2011. File photo.
Người nhận thông tin nói là sẽ gọi về để cho người xuống. Một lúc sau khi chờ không thấy ai xuống, tôi có gọi điện lại thì họ bảo là họ đang cho người xuống. Sau đó thấy cảnh sát tới làm việc. Và sau đó, phó công an phường có tận nơi. Anh em có lập biên bản tại hiện trường. Và sáng nay cảnh sát hình sự của phường cũng như các bộ phận liên quan đi thu thập thông tin. Tôi thấy công an phường Giáp Bát trong vụ này làm việc khá tích cực. Còn chiều hướng, cách làm việc như thế nào thì hiện nay tôi chưa nhận được kết quả, chưa rõ kết quả đến đâu.
Thanh Quang: Lúc nãy anh có nói rằng sau khi biểu tình trở về anh gặp phải hành động của đám côn đồ. Họ có nói lý do gì, hay anh có biết lý do thế nào mà họ hành động như vậy không?
Blogger Nguyễn Hữu Vinh: Tôi không rõ được vì nguyên nhân gì. Tôi chỉ biết là nhà ông Kỳ, thường xuyên mấy năm nay, chứa chấp một đám người mà tôi không rõ lai lịch. Khi tôi hỏi thì ông ấy bảo rằng đấy là người ta thuê nhà ông, và ông có quyền cho thuê, còn người ta làm gì thì làm. Họ soi mói vào nhà tôi, theo dõi mọi sinh hoạt riêng tư của gia đình tôi. Và tôi phản đối những hành động ấy. Thì đêm tối tôi bị hành động hành hung. Còn đám đó là ai thì tôi không rõ. Hiện nay, ban điều tra đã gặp để làm việc về việc đó. Và tôi đang chờ kết quả. Còn tôi thì tôi phản đối hành động là bao nhiêu năm nay, có cái ổ nhóm thường xuyên túc trực ngay trước cửa nhà tôi, thường xuyên soi mói vào gia đình tôi từng bước đi, từng hành động. Và mỗi lần tôi đi đâu thì có 4-5 người, mà ít nhất cũng vài ba người, thường xuyên bám sát tôi, theo dõi mọi hoạt động của tôi trong mấy năm nay. Và đặc biệt khi có sự việc này khác như là về vấn đề của Giáo Hội, xã hội, biểu tình chống TQ xâm lược, thì ở đó chứa chấp cái ổ như vậy. Cho nên tôi phản đối.
Thanh Quang: Theo anh, hành động theo dõi của họ, và bây giờ biến thành hành động cụ thể là hành hung, có phát xuất từ vấn đề cá nhân nào không, hay là do anh vì có lòng với quê hương đất nước mà đưa tới sự việc như vừa rồi?

Nguyên nhân hành hung từ đâu thì việc này là phải hỏi những người gây ra sự việc chứ tôi cũng không biết được. Nói về mâu thuẫn cá nhân thì tôi chẳng có mâu thuẫn gì với họ cả.
Blogger Nguyễn Hữu Vinh
Blogger Nguyễn Hữu Vinh:Thưa anh, tôi không biết việc đó từ đâu. Tôi chỉ biết rằng người cầm dao xông vào nhà tôi dẫn đầu đám côn đồ vào nhà tôi, tôi không có mâu thuẫn gì với họ. Vì từ xưa tới nay tôi chưa bao giờ nói chuyện với người đó cũng như chưa bao giờ có va chạm nào với họ. Còn riêng đối với ông Kỳ là tổ trưởng dân phố thì tôi cũng đã vài lần gặp gỡ nhau và nói chuyện rất bình thường. Nhưng hành động chứa chấp một số người cứ lén lút theo dõi nhà tôi, rồi quan sát, trông nhòm vào cuộc sống riêng tư của tôi là tôi phản đối. Còn nguyên nhân hành hung từ đâu thì việc này là phải hỏi những người gây ra sự việc chứ tôi cũng không biết được. Nói về mâu thuẫn cá nhân thì tôi chẳng có mâu thuẫn gì với họ cả.
Thanh Quang: Nhân đây blogger JB Nguyễn Hữu Vinh có muốn lên tiếng gì với công luận không?
Blogger Nguyễn Hữu Vinh: Dạ, bản thân cá nhân tôi thì tôi muốn sống trong một xã hội và nhà nước pháp quyền mọi vấn đề phải minh bạch, phải rõ ràng. Sáng nay tôi có làm việc với công an phường Giáp Bát, tôi nói rất rõ ràng quan điểm của tôi là tôi phản đối mọi việc chứa chấp những con người, những phần tử bất hảo vi phạm luật pháp, hù doạ bản thân tôi, đe doạ đến sự an nguy tính mạng của tôi cũng như nhòm vào việc riêng tư của gia đình tôi, đồng thời gây ra nhiều việc khác nữa, mà đặc biệt là lợi dụng chức vụ, quyền hạn này khác là con cái của ông tổ trưởng dân phố để tổ chức nhóm xã hội đen vào uy hiếm tính mạng công dân ngay tận tư gia. Điều đó tôi phản đối, và tôi yêu cầu công an phường Giáp Bát phải làm rõ việc này. Tôi đang theo dõi và chờ đợi kết qua của họ.
Thanh Quang: Cảm ơn blogger JB Nguyễn Hữu Vinh rất nhiều.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Biển Đông & Nhân quyền trong chuyến thăm VN của Ngoại trưởng Mỹ



2012-07-09
Vấn đề biển Đông và nhân quyền có lẽ là các chủ đề chính mà bà Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ đề cập với giới cầm quyền trong chuyến sang thăm Việt Nam.
AFP PHOTO / POOL / JULIAN Abram Wainwright
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (trái) gặp gỡ các quan chức Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 22 tháng 7 năm 2010.
Song về góc độ nhìn nhận sự việc thì dư luận lại có các ý kiến không giống nhau. Vậy các ý kiến này đã lập luận như thế nào? Thông tín viên Nhân Khánh có bài tường trình sau.

Chính sách biển Đông

Bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC tại Hawaii hồi năm ngoái, Ngoại trưởng Clinton từng tuyên bố Mỹ coi trọng và thúc đẩy hơn nữa trong hợp tác nhiều mặt với Việt Nam. Mỹ cũng mong muốn nâng tầm quan hệ, hướng tới đối tác chiến lược giữa hai quốc gia. Chúng tôi có cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Đông. Với câu hỏi trong bối cảnh vấn đề biển Đông đang nóng lên, đâu là chính sách tối ưu mà Việt Nam cần thực hiện trong quan hệ với Mỹ, chúng tôi được ông Dương Danh Dy cho biết như sau:

Chính sách biển Đông không phải là mối quan hệ tay đôi giữa Việt Nam với Trung Quốc, điều này trên thế giới đều biết rõ cả.
Ô. Dương Danh Dy
Theo tôi, chính sách biển Đông không phải là mối quan hệ tay đôi giữa Việt Nam với Trung Quốc, điều này trên thế giới đều biết rõ cả. Bây giờ nó là một bộ phận cấu thành của quốc tế trong thời đại hội nhập này. Hiện nay do Trung Quốc cố tình gây chuyện kiếm cớ, tình hình biển Đông đang nóng lên.
Tôi nghĩ việc bà Ngoại trưởng Hillary Clinton đến thăm Việt Nam lần này, là nó khác với những lúc khác. Thế thì nó là như thế nào? Tôi nghĩ là trong vấn đề đối phó với Trung Quốc ở biển Đông, nó không phải là vấn đề tay đôi giữa Việt Nam và Trung Quốc nữa. Nhưng mà tôi vẫn phải nhấn mạnh một điều rằng, đối với người Việt Nam; trước hết chúng tôi tin tưởng vào chính nghĩa, tin tưởng vào lực lượng của bản thân chúng tôi. Lực lượng tôi muốn nói ở đây là cả tinh thần lẫn vật chất.
Đồng thời, chúng tôi rất coi trọng sự ủng hộ về tinh thần, thậm chí cả về vật chất của các nước có lòng tốt trên thế giới. Trong đó, chúng tôi không loại trừ Mỹ. Cho nên Mỹ giúp đỡ được chúng tôi về tinh thần, về vật chất hay về bất kỳ điều gì nữa trong việc làm cho tình hình biển Đông ổn định; làm cho sự xung đột giảm căng thẳng đi, chúng tôi đều hoan nghênh.”
Mỗi năm, khoảng hơn ngàn tỷ đôla hàng hóa của Mỹ đi qua khu vực Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông. Là điều dễ hiểu khi Mỹ quan tâm đặc biệt tới việc tìm giải pháp cho căng thẳng ở Biển Đông. Liên hệ đến mối tương quan quyền lợi giữa các quốc gia, Luật sư Lê Quốc Quân cho chúng tôi biết ý kiến về vấn đề biển Đông, như sau:
clinton-250.jpg
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton khởi đầu chuyến công du Pháp, Nhật Bản, Mông Cổ, Việt Nam, Lào, Campuchia, Ai Cập và Israel rời Washington, DC vào ngày 05 tháng 7. Courtesy state.gov
Tôi cho rằng gần đây Trung Quốc tiến hành gây hấn quá nhiều với Việt Nam. Thực tế Việt Nam thì nhỏ, yếu hơn so với Trung Quốc. Tất nhiên, nếu như chúng ta nhìn cách tổng thể thì thấy rằng chỉ có chính quyền Hoa Kỳ hoặc những sức mạnh Hoa Kỳ đang có mới có thể đủ sức răn đe. Hoặc đủ sức làm cho Trung Quốc phải suy nghĩ, cân nhắc trong việc đối xử với các nước Đông Nam Á nói chung, và riêng đối với Việt Nam.
Theo quan điểm Hoa Kỳ sẽ giữ gìn sự ổn định, chống leo thang gây hấn ở biển Đông. Cũng như là đảm bảo quyền tự do hàng hải của các tàu Hoa Kỳ. Tôi kỳ vọng là bà Hillary Clinton sẽ can thiệp nhiều hơn, mạnh hơn.”

Mức độ cải thiện nhân quyền

Bên cạnh vấn đề biển Đông, không ít chính khách Mỹ cho rằng mối quan hệ giữa hai quốc gia có tiến triển hơn nữa hay không là phụ thuộc vào mức độ cải thiện hồ sơ nhân quyền của Việt Nam. Với sự khác biệt về hệ thống chính trị giữa hai nước, thực tế cho thấy có những thừa nhận không giống nhau trong các vấn đề nhân quyền. Với câu hỏi, liệu rằng Việt Nam và Mỹ có cùng nhau vượt qua được rào cản này hay không, chúng tôi được ông Dương Danh Dy trả lời như sau:
Theo tôi, hoàn toàn có thể vượt qua được. Mỹ là một nước kinh tế thị trường, Việt Nam bây giờ cũng là kinh tế thị trường. Tất nhiên là, chúng tôi có cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là sự gặp nhau lớn nhất về cơ sở kinh tế. Cho nên tôi nghĩ, người Mỹ thì cứ hơi nhấn mạnh cách quá đáng đến chuyện nhân quyền, để gây sức ép với Việt Nam. Nhưng mà tôi nghĩ, cái chung nhất: hai bên cùng là kinh tế thị trường. Lấy hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc.”
Quả thật, yếu tố kinh tế chiếm phần quan trọng trong việc xác lập các mối quan hệ chính trị. Vậy liệu những giá trị về nhân quyền có tính phổ quát hay không, hay chúng sẽ tùy thuộc vào việc nhìn nhận qua các lăng kính chính trị. Cũng câu hỏi với ông Dương Danh Dy, chúng tôi đã phỏng vấn Luật sư Lê Quốc Quân thì được ông ấy cho biết:

Nhưng dứt điểm, không thể có chuyện hai bên nhìn nhận ở 2 góc độ khác nhau mà vẫn cứ đi song song trong một quãng đường dài, mang tính chiến lược được.
LS Lê Quốc Quân
Tôi rất là hy vọng rằng bà Ngoại trưởng sẽ đề cập đến vấn đề nhân quyền. Và tôi tin rằng, ít nhiều gì bà cũng sẽ đề cập đến chuyện đấy. Và đề cập là một điều rất tốt rồi. Thế còn lại, có những bước cải thiện một cách đột biến, hoặc tích cực lớn thì tôi không hy vọng như vậy.
Tôi nghĩ trong tầm chiến lược lâu dài thì chắc chắn là không thể vượt qua hay là đồng hóa được như thế. Bởi vì giá trị nhân quyền là một giá trị phổ quát cho tất cả mọi người trên thế gian này. Đó là quyền của con người, từ ngàn xưa đến nay, bây giờ vẫn vậy. Nó trải dài từ Đông sang Tây, từ Bắc chí Nam; từ những người da đen, những người nô lệ. Hoa Kỳ đang cổ súy những giá trị như vậy. Cho nên không thể nói rằng, vì chế độ chính trị khác nhau mà có những cái nhìn về nhân quyền khác nhau.
Tuy nhiên tôi nghĩ rằng là một trong giai đoạn ngắn hạn, có tính sách lược thì biết đâu Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ có những đồng thuận nhất định với nhau, để giải quyết một số vấn đề ngắn hạn nào đó. Mà người ta đành gác lại một bên những giá trị nhân quyền, theo nghĩa là: Ừ thôi, tôi quan niệm như thế này thì là theo thế này, còn anh quan niệm như thế kia là việc của anh. Chúng ta tạm thời gác lại để làm những việc nhất định, để hướng đến một quá trình lâu dài hơn.
Nhưng dứt điểm, không thể có chuyện hai bên nhìn nhận ở 2 góc độ khác nhau mà vẫn cứ đi song song trong một quãng đường dài, mang tính chiến lược được.”
Việt Nam có khá nhiều kinh nghiệm khi chạm vào cuộc chơi quyền lực giữa các cường quốc. Hiệp định Geneva năm 1954 hay Thông cáo chung Thượng Hải năm 1972 là những bài học lịch sử điển hình trong các quan hệ quốc tế liên quan đến Việt Nam.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Trung Quốc lại bắt giữ trái phép nhiều tàu cá VN



2012-07-10
Trung Quốc bắt giữ giữ thêm ba tàu của ngư dân Việt Nam ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, vào khi đang đánh bắt cá trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Nguồn báo TQ
Trung Quốc gia tăng bắt giữ tàu ca Việt Nam trong những năm gần đây.
Báo Tuổi Trẻ Online số ra sáng nay đưa tin là chiều thứ Hai vừa qua  phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã Phổ Thạnh huyện Đức Phổ , ông Nguyễn Duy Trinh, đã gởi công văn khẩn lên lên ủy ban nhân dân huyện để báo cáo việc các tàu cá của xã bị phía Trung Quốc bắt giữ trái phép khi đang đánh bắt cá trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
TQ kiểm soát ngư trường ngày càng chặt chẽ?
Ba tàu cá mới bị bắt khi đang bỏ lưới ngoài khơi Hoàng Sa là tàu QNg 94411TS  của thuyền trưởng Nguyễn Duy Nam, đi cùng với tàu QNg44867TS của thuyền trưởng Nguyễn Duy Việt . Trên cả hai tàu đều có mười một ngư dân đang làm việc.
Tin cho biết là vào ngày 2 tháng Bảy, tàu QNg 44867TS của thuyền trưởng Nguyễn Duy Việt bị đứt giây cáp khiến một lao động trên tàu bị thương tích nặng. Sau đó cả hai tàu buộc phải tấp vào đảo Hải Nam để tìm cách cấp cứu cho thuyền viên  bị thương đó.
Ba ngày sau, tức ngày 5 tháng Bảy, Trung Quốc bắt giữ tàu cá của thuyền trưởng Nguyễn Duy Nam và cho tàu của thuyền trưởng Nguyễn Duy Việt cùng mười một ngư dân trên đó trở về nước.
Ngày 6 tháng  Bảy, chiếc thứ hai bị Trung Quốc bắt giữ là tàu QNg 94484TS của thuyền trưởng Trần Minh Khiêm . Cùng đi với tàu thứ hai này là chiếc QNg 96845TS của thuyền trưởng Võ Quốc Việt cũng bị phía Trung Quốc bắt.
Ngư dân đánh bắt cá thường đi hai tàu hầu hỗ trợ cho nhau.
Ngư dân đánh bắt cá thường đi hai tàu hầu hỗ trợ cho nhau. RFA
Đến ngày 8 tháng Bảy thì phía Trung Quốc thả cho tàu của thuyền trưởng Võ Quốc Việt  và mười một ngư dân về, giữ lại chiếc tàu của thuyền trưởng Trần Minh Khiêm.
Cũng trong ngày 6 tháng Bảy, các tàu Trung Quốc vây bắt hai tàu cá của ông Lục Nghĩa Minh là chiếc QNg 94779TS và QNg94096TS  cùng tám lao động đang hành nghề kéo lưới đôi trên vùng biển Hoàng Sa . Hai ngày sau gia đình trên đất liền nhận được điện thoại từ phia Trung Quốc báo là chỉ thả chiếc QNg94096TS cùng tám lao động về nước mà thôi.
Như vậy trong sáu chiếc bị Trung Quốc bắt giữ trái phép trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền  Việt Nam thì ba chiếc được thả cho về nhưng tất cả ngư cụ và lưới đều bị tịch thu. Ba chiếc tàu còn bị giữ lại đều có công suất lớn và giá trị cao.
Như vậy trong sáu chiếc bị Trung Quốc bắt giữ trái phép trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam thì ba chiếc được thả cho về nhưng tất cả ngư cụ và lưới đều bị tịch thu. Ba chiếc tàu còn bị giữ lại đều có công suất lớn và giá trị cao
Ngay khi được tin này đài Á Châu Tự Do tìm cách liên lạc về huyện Đức Phổ, được ông Lê Văn Mùi, chủ  tịch ủy ban nhân dân huyện Đức Phổ trả lời là có công văn  khẩn đấy nhưng đang điều tra nên không thể trả lời báo chí trong lúc này.
Một viên chức khác của Đức Phổ, ông Em, cho biết:
Tôi phụ trách mảng Nông Lâm Thủy Sản nhưng đang đi công tác xa, cái này mới nghe thôi chứ thông tin chính thống thì chưa nhận được nên chưa có điều kiện để kiểm tra lại, có gì tôi sẽ thông tin sau. Nếu cái đó thực tế mà đúng thì về mặt chính quyền địa phương chúng tôi phải có trách nhiệm báo cáo cho cấp trên của mình để có sự chỉ đạo rồi báo cáo cho cấp cao hơn nữa biết để có hướng xử lý thôi.
Một  cư dân địa phương ở Quảng Ngãi, nhà báo Thanh Thảo,  xác nhận về thông tin này:
Sáng nay trên các báo đều đưa tin là Trung Quốc bắt giữ sáu tàu của Quảng Ngãi, tập trung ở Sa Huỳnh Đức Phổ. Những  tàu này đều đánh cá trên vùng Hoàng Sa. Bắt giữ sáu tàu còn thả về ba tàu. Giữ lại thì chưa biết họ tính như thế nào, chỉ mới biết thông tin đến thế.
Nói chung trước này Trung Quốc bắt tàu của Quảng Ngãi thì khi thả về thì nó tịch thu hết cả ngư cụ cá mú, nó chỉ thả người không về nhưng cũng để đủ đầu cho tàu đi, tức là  nó không tịch thu dầu.
Với câu hỏi vì sao báo chí đã đăng tin mà chính quyền địa phương chừng như không muốn bình luận về chuyện tàu cá của huyện xã mình bị Trung Quốc bắt giữa ngoài Hoàng Sa, nhà báo Thanh Thảo giải thích:
Chuyện đó là thật, báo chí đã đăng  là chắc chắn bởi vì gia đình ngư dân họ thông báo ngay cho báo chí biết mà.  Thường ngư dân người ta biết địa chỉ của báo chẳng hạn báo Thanh Niên báo Tuổi Trẻ thường trú tại Quảng Ngãi này, họ gọi trực tiếp và họ thông báo ngay.
Đương nhiên là họ cũng thông báo cho chính quyền biết bởi vì gia đình ngư dân, khi tàu như thế và tình trạng như  thế, là họ báo ngay cho chính quyền. Cái này báo chí đưa lại đều từ kênh thông tin của gia đình các ngư dân thôi chứ không phải từ kênh thông tin chính thống của chính quyền đâu. Thành ra có khi cũng có thể  là chính quyền chưa biết. Cũng có thể chính quyền biết rồi mà không chịu nói, có hai trường hợp như thế. Báo chí thì thường người ta lấy thông tin từ nhân dân là trước hết chứ đâu phải phía chính quyền đâu.
Từ mấy năm nay rất nhiều tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi, khi đi đánh bắt cá trong vùng  biển Hoàng sa thuộc hải phận Việt Nam, đã bị tàu Trung Quốc ở đó trấn áp và bắt giữ trái phép cả người lẫn tàu. Lời nhà báo Thanh Thảo:
Con số chính xác thì phải tổng kết lại chứ nói ngay thì không ai nói được, nhưng mà có thể nói là đã lên tới hàng trăm chiếc chứ không ít. Có những lần bắt đến bốn năm chiếc, có lần bắt là ba chiếc và như lần này là sáu chiếc. Trong mấy năm liền  và liên tục thì tổng cộng  là cả hàng trăm vụ như thế. Có những chiếc thuyền như của ông Mai Phụng Lưu là bị bắt đến bốn lần, hay của ông Tiêu Viết Là cũng bị bắt đến bốn lần.
Hầu hết tàu đánh cá  Việt Nam một khi bị Trung Quốc bắt thì coi như tài sản trên tàu mất trắng, ngư dân Việt có khi còn bị hành hung và gia đình bị buộc phải nộp tiền chuộc, mà Trung Quốc gọi là nộp phạt, cho người thân được trả về.
Thanh Trúc tường trình từ Thái Lan.

Theo dòng thời sự: