THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

27 October 2012

Thư của các bạn lớp 10CDTP1 gửi "Mèo Lười" Phương Uyên


Gởi bạn Mèo Lười! 

Mày ở đâu roài hả? Mèo lười! 

Sao mày làm biếng quá, mày đi học lại đi. Sắp tới kỳ thi roài kìa. Mày phải vào học gấp, mày hứa là học kỳ này mày cá với bọn tao mày sẽ được học bổng nữa mà. Mày nghĩ học như vậy làm sao mà được chứ. Khao hết cả lớp mày không có đủ tiền đâu cưng. Đừng có giỡn vậy nữa được không? 

Mày hứa dẫn tụi tao đi ăn chè, rồi qua chở con M đi học mày quên hết rồi ah, bạn bè như vậy đó!. Mày làm cả lớp lo lắng mày có biết không? Mày hát bài “Tình Bạn” cho cả lớp nghe đi. Hôm nay cả lớp nghe lại bài “Tình Bạn” của mày thu âm. Nghe "Mèo Lười" hát đứa nào cũng buồn muốn khóc. 




Tụi tao xin lỗi. Tụi tao không giúp được mày giỏi như mày sẽ giúp tụi tao khi có chuyện gì xảy ra cho những đứa bạn của mày. Trong lớp vắng mày đến nay đã 13 ngày trôi qua rồi. Chỗ mày thường ngồi vẫn trống trải, nhiều lúc bất chợt nhìn sang không thấy mày đâu hết và tim tụi tao chợt nhói. 

Đi đâu bọn tao cũng nhớ đến ánh mắt của mày, nụ cười của mày hết. 


Các bác, cô chú và anh chị kính mến, 

Chúng cháu, xin tất cả mọi người, hãy làm gì để cứu bạn cháu với!. Hãy trả lại tiếng nói, tiếng cười cho bạn Mèo Lười đi. Trả bạn Mèo Lười cho chúng cháu, hãy mang bạn Mèo Lười về với chúng cháu, chúng em đi!!! 

Tập Thể lớp 10CDTP1

___________________________

Những bài viết, thông tin về Nguyễn Phương Uyên:

Vụ bắt SV Nguyễn Phương Uyên: CA vi phạm BLTTHS ra sao?
Khi trời tối đen ta mới thấy các vì sao
- "Đất nước không chiến tranh, sao đau thắt trong lòng"
Sự khác biệt của thông tin lề Dân và lề đảng qua một bản tin
Phương Uyên con gái Sông Phan
- Yousafzai và Phương Uyên: “Bút và Thép”

Bão tiến gần, nhiều người dân vẫn thờ ơ



Chiều 26/10, hàng trăm ngư dân ven biển miền Trung bắt đầu di chuyển tàu thuyền vào bờ, các phương án di dân đã được xây dựng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chủ quan vì "thời tiết đang đẹp".
'Bão Sơn Tinh di chuyển nhanh nhất trong 10 năm qua'

Chiều 26/10, thời tiết ở Nghệ An khá đẹp, trời nắng nhẹ. Tại một số huyện, thị ven biển như Nghi Lộc, Cửa Lò, Cửa Hội, tình hình phòng chống bão của ngư dân vẫn khá yên ắng. Lác đác một số hộ dân đưa thuyền bè vào bờ neo đậu. Tại cảng cá Cửa Hội, một số tàu đang cố gắng bán nốt số cá trước khi đi tránh bão. "Theo kinh nghiệm của chúng tôi, đến tối mai bão mới đổ bộ nên cũng chưa cần phải lo lắng lắm. Sáng mai, chúng tôi mới neo đậu tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn", một ngư dân đang bán cá ở cảng Cửa Hội cho biết.
Nhiều gia đình nuôi tôm ở khu vực ven cửa sông, cửa biển cho biết, hầu hết tôm thương phẩm đã được thu hoạch từ trước, giờ trong đầm hầu như chỉ còn lại tôm giống, rất nhỏ nên họ chưa có phương án dự phòng nào. "Nếu mưa lớn, sóng to, nước biển dâng cao thì đầm tôm giống của chúng tôi sẽ bị mất trắng nhưng cũng đành chịu. Nếu tôm lớn thì còn có thể huy động người đi quét về bán tháo nhưng tôm nhỏ quá thì đành phải nhờ trời thôi", bác Nam, chủ đầm tôm ở xã Hưng Hòa, thành phố Vinh cho hay.
Theo nhiều nông dân ở huyện Hưng Nguyên, sở dĩ họ khá bình thản trước tin bão đổ bộ là bởi hầu hết diện tích lúa và hoa màu đã được thu hoạch từ đợt mưa lũ trước, giờ đang là thời gian làm đất để chờ vụ mới. Nếu có bão, lũ về thì họ cũng không phải tất bật như những đợt trước.
Theo Trung tâm khí tượng thủy văn trung ương, nhiều khả năng bão Sơn Tinh sẽ đổ bộ sớm vào chiều tối 27/10. Thanh Hóa đến Quảng Trị là trọng tâm mưa trong đêm 28 đến hết 29/10 với cường độ 300-400mm, có nơi 500-600mm.
Trong khi người dân đang có tâm lý chủ quan, ung dung chờ bão thì các cơ quan chức năng ở miền Trung đang gấp rút triển khai các phương án phòng chống. Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Nghệ An cho biết, chiều 26/10, tất cả các thành viên của của Ban chỉ huy đều đã xuống địa bàn, trực tiếp chỉ huy công tác chống bão. Hiện, Nghệ An còn hơn 1.200 tàu thuyền hoạt động trên biển, Ban đã liên lạc và đề nghị các tàu, thuyền tìm nơi trú ẩn an toàn.
Theo ông Hiếu, lo ngại nhất của tỉnh Nghệ An là tình trạng các hồ đập. Hiện, mực nước ở các hồ đã đầy đến 80%, nếu có lũ về, các hồ sẽ phải chủ động xả nước để đảm bảo an toàn. "Sáng 27/10, chúng tôi sẽ ra lệnh cấm biển, không cho tàu thuyền ra khơi và ưu tiên kêu gọi tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn", ông Hiếu cho biết.
Ở vùng biển Cửa Hội, lác đác một số tàu thuyền cỡ nhỏ đã tìm nơi trú ẩn. Một số tàu thuyền lớn vẫn đang trên đường đi tránh bão. Ảnh: Nguyên Khoa
Ở vùng biển Cửa Hội, lác đác một số tàu thuyền cỡ nhỏ đã tìm nơi trú ẩn. Một số tàu thuyền lớn vẫn đang trên đường đi tránh bão. Ảnh: Nguyên Khoa.
Tại tỉnh Hà Tĩnh, lúc 17h, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh này họp khẩn cấp, bàn phương án chống bão. Đến 15h ngày 26/10, Hà Tĩnh đã liên lạc được gần 4.000 tàu thuyền với khoảng 14.000 lao động trên biển, kêu gọi vào nơi trú ẩn an toàn. Tỉnh này cũng đã xây dựng 3 phương án sẵn sàng di dân ven biển nếu bão đổ bộ trực tiếp.
Tại khu kinh tế Vũng Áng, nhiều công trình, dự án đang trong thời kỳ xây dựng. Ông Bùi Lê Bắc, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy PCLB và TKCN Hà Tĩnh cho biết, tỉnh đã có công điện yêu cầu Ban quản lí khu kinh tế Vũng Áng tổ chức triển khai đối phó với bão Sơn Tinh trước 20h ngày 26/10, các công ty, dự án đang thi công cần chủ động ứng phó với mọi tình huống xấu nhất của bão.
Hiện, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đang duy trì các ca trực suốt ngày đêm, sẵn sàng điều động các cán bộ chiến sĩ để cứu hộ, cứu nạn. Tỉnh này cũng đã dự trữ khoảng 50 tấn mỳ tôm, 15.000 lít nước uống và gạo, dầu…để chủ động ứng phó với bão Sơn Tinh.
Tại Đà Nẵng và Thừa Thiên – Huế, nhịp sống của người dân diễn ra bình thường, hầu hết chưa quan tâm đến chuyện chuẩn bị đối phó với cơn bão ngoài biển Đông đang tiến sát vào bờ.
Nhiều tàu công suất lớn ở Đà Nẵng vẫn chưa vào các khu neo đậu. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Thế, nhà trên đường Ngô Quyền (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) cho biết, nghe đài, tivi báo bão nhưng thấy thời tiết bình thường nên ông và những người xung quanh vẫn mở hàng quán buôn bán như mọi ngày. “Nhà tôi mái tôn, lúc nào có bão thì vứt ít lốp xe, cành cây lên chặn lại là xong”, ông Thế nói.
Trong khi đó, tại khu vực bờ biển dọc đường Nguyễn Tất Thành (quận Thanh Khê), và bờ biển Mỹ Khê dọc đường Trường Sa – Hoàng Sa (quận Sơn Trà), một không khí khác hẳn khi hàng trăm ngư dân tất bật lo di chuyển tàu thuyền vào bờ. Ông Nguyễn Văn Chính (58 tuổi, trú phường Thọ Quang, quận Sơn Trà), tranh thủ sơn lại chiếc thuyền gỗ vừa được kéo vào bờ tránh bão nói: “Bão lụt ở đây bà con ngư dân chúng tôi lo lắng nhất, lo thu vén tàu thuyền, tài sản của mình để chờ biển yên, sóng lặng ra khơi mưu sinh”.
Ông Chính bị cụt bàn tay trái từ nghề đi biển, để kéo được chiếc thuyền lên bờ, ông phải nhờ đến 20 bạn thuyền đẩy lên xe rồi hợp sức kéo vào. “Những lúc trời đổ bão, chỉ mong chính quyền địa phương giúp đỡ thêm lực lượng dân quân hay bộ đội giúp ngư dân chúng tôi sớm đưa được tàu thuyền vào bờ, tránh những thiệt hại không đáng có”, ông Chính nói thêm.
Chiều 26/10, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão Đà Nẵng đã họp khẩn triển khai phương án phòng, ứng phó với cơn bão Sơn Tinh. Ban chỉ huy yêu cầu ngành chức năng tăng kiểm tra, theo dõi, quản lý chặt không cho tàu thuyền xuất bến, lên phương án ứng phó, đặc biệt tại vị trí xung yếu, nguy cơ sạt lở, ngập úng; đề phòng lũ quét; chủ động di dời dân nếu tình huống xấu xảy ra.
Ngư dân Đà Nẵng đưa thuyền vào bờ tránh bão. Ảnh: Nguyễn Đông.
Theo báo cáo của Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đối phó với bão Sơn Tinh, các tỉnh, thành phố trong khu vực đã nhận và triển khai các công điện về công tác phòng chống lụt, bão. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận đã thông báo và hướng dẫn hơn 10.000 tàu với trên 72.000 lao động, đang hoạt động trên biển biết vị trí và hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh.
Khu vực quần đảo Hoàng Sa chỉ còn 11 tàu với 456 lao động của tỉnh Quảng Ngãi. Số tàu này đang được Bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương và gia đình vận động quay về đất liền. Nhiều tàu của Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa,... đang chạy về bờ và di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm.
Các hồ thủy lợi trong khu vực đang vận hành bình thường. Dung tích các hồ chứa các tỉnh khu vực miền Trung phổ biến đạt từ 50-70% so với dung tích thiết kế. Một số hồ sắp đầy hoặc đầy đang tiếp tục xả điều tiết với lưu lượng nhỏ như Khe Tân, Thạch Bàn (Quảng Nam), Cam Ranh, Suối Dầu, Suối Trầu (Khánh Hòa).
Nguyên Khoa - Nguyễn Đông

Bão Sơn Tinh quét qua Philippines, 6 người chết



Cơn bão nhiệt đới Sơn Tinh vừa quét qua Philippines, làm ít nhất 6 người thiệt mạng và 9 người mất tích.

Ảnh: AFP
Bầu trời thủ đô Manila xám xịt hôm 25/10 do cơn bão Sơn Tinh. Ảnh: AFP
AFP dẫn lời ông Benito Ramos, người đứng đầu hội đồng giám sát thiên tai Philippines hôm nay cho biết trong số 6 người thiệt mạng có một người bị cây đè, những người còn lại tử vong vì lở đất do mưa lớn gây ra.
9 ngư dân ở ngoài khơi những vùng biển khác nhau của Philippines từ ngày 22 đến 24/10 cũng vừa bị coi là mất tích, nhưng ông Ramos cho rằng các chính quyền vẫn chưa từ bỏ hy vọng rằng họ vẫn còn sống.
"Có thể những người này đã trú bão ở những hòn đảo nhỏ. Họ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Chúng tôi không thể nói rằng họ đã chết. Chúng tôi vẫn đang nỗ lực tìm kiếm họ", Ramos nói.
Cơn bão được ghi nhận với vận tốc gió tối đa 90 km/giờ cũng đã gây lụt lội, làm trật đường ray một tàu hỏa đi qua thị trấn Sariaya, phía đông nam thủ đô Manila, làm 9 hành khách bị thương.
Cơn bão Sơn Tinh đã quét qua các đảo miền trung Philippines đầu tuần này, và đến hôm nay đang tiến về phía tây trên Biển Đông với vận tốc 22 km/giờ, theo trạm khí tượng Philippines. Theo AP, hơn 30.000 người bị mắc kẹt tại các cảng và sân bay dự kiến tiếp tục hành trình sau khi cảnh báo bão được dỡ bỏ hôm nay, khi nước lũ cũng bắt đầu rút.
Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Việt Nam, nhiều khả năng bão Sơn Tinh sẽ đổ bộ sớm vào miền Trung Việt Nam tối 27/10 và gây mưa 300-400mm cho các tỉnh từ Thanh Hóa tới Quảng Trị.
Trọng Giáp

'Bão Sơn Tinh di chuyển nhanh nhất trong 10 năm qua'



Bão Sơn Tinh có thể đổ bộ sớm vào tối 27/10 và gây mưa 300-400mm cho các tỉnh từ Thanh Hóa tới Quảng Trị. Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, đây là cơn bão di chuyển nhanh nhất trong 10 năm gần đây và mạnh nhất trong năm nay.
Đêm mai bão Sơn Tinh đổ vào miền Trung

Chiều 26/10, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương họp khẩn để ứng phó với bão Sơn Tinh. Theo ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, bão Sơn Tinh di chuyển rất nhanh nên trưa nay chỉ còn cách Hoàng Sa 300km về phía đông nam với cường độ cuối cấp 9, đầu cấp 10. Dự báo bão tiếp tục di chuyển theo hướng tây tây bắc với tốc độ 25-30km mỗi giờ. Trong chiều tối và đêm 26/10 sẽ vượt qua phía nam Hoàng Sa.
Tối 27/10, bão sẽ áp sát bờ biển Nghệ An đến Quảng Trị với sức gió mạnh cấp 9-10; vùng biển Hoàng Sa và nam Vịnh Bắc Bộ sẽ có gió mạnh cấp 10-11.
Bão Sơn Tinh trên Biển Đông chiều 26/10. Ảnh: NEA.
Theo ông Tăng, đến chiều 26/10, vẫn chưa thể xác định vị trí bão đổ bộ. Nếu bão tiếp tục di chuyển theo hướng tây tây bắc thì khả năng bão sẽ đổ bộ vào phía bắc tỉnh Quảng Bình, phía nam Hà Tĩnh vào chiều tối 27/10. Sau đó do ảnh hưởng rãnh thấp suy yếu, bão di chuyển lên phía tây Nghệ An, Thanh Hóa. Đây là phương án nhiều khả năng xảy ra nhất.
Phương án 2 là bão đổ bộ vào Nghệ An vào sáng 28/10. Mưa và gió mạnh tập trung ở phía bắc cơn bão trong đó, mưa lớn bắt đầu từ chiều tối 27/10 ở ven biển Nghệ An đến Quảng Trị và tăng dần cường độ, mở rộng.
"Thanh Hóa đến Quảng Trị là trọng tâm mưa trong đêm 28 đến hết 29/10 với cường độ 300-400mm, có nơi 500-600mm", ông Tăng cho hay. Ngoài ra, sau bão sẽ có không khí lạnh nên mưa trở lại. Miền Bắc có mưa diện rộng từ 28 đến hết 30/10. Tây Bắc có mưa trên dưới 100mm, đồng bằng, ven biển Bắc Bộ mưa 200-300mm, có nơi trên 300mm.
Hơn một ngày trước khi bão đổ bộ, các đài khí tượng vẫn chưa xác định được thời điểm và vị trí bão cập bờ. Ảnh: NCHMF.
Với kinh nghiệm nhiều năm chỉ đạo công tác ứng phó bão lũ, Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát cho biết, Sơn Tinh là cơn bão di chuyển nhanh nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây. Càng vào gần bờ, bão càng mạnh. Đây cũng là cơn bão mạnh nhất kể từ đầu năm ảnh hưởng trực tiếp tới nước ta.
"Bão Sơn Tinh được dự báo không đổ bộ vuông góc mà quét dọc bờ biển miền Trung. Thực tế không chỉ như vậy, đường đi của bão ngoằn nghoèo, kể cả khi đổ bộ rồi vẫn quét dọc trên đất liền. Vì thế, diện ảnh hưởng của bão đối với ven bờ và đất liền là rất lớn", ông Phát cảnh báo.
Về tình hình sản xuất vụ đông, Bộ trưởng Nông nghiệp bày tỏ lo ngại khi đã có tới 300.000 ha trên tổng số 490.000 ha đã xuống giống. Trong đó, đang ngại nhất là đỗ tương đã xuống giống được 15-20 ngày, nếu diện tích này bị ngập khoảng 2 ngày là mất trắng. "Tôi rất lo hỏng vụ đông vì có năm đã mất 100.000 ha. Diện tích cây trồng này nếu chết thì chỉ có bỏ ruộng. Vì thế, các tỉnh cần quan tâm đúng mức với những công việc liên quan", ông Phát nói.
Người đứng đầu Ban chỉ đạo PCLB cũng lưu ý tránh lặp lại câu chuyện nhiều năm là bão đánh chìm tàu thuyền neo đậu ven bờ, gây chết người vì mưa gió sát bờ biển rất mạnh. Các vùng nằm trong diện ảnh hưởng của bão cần sớm khẩn trương chằng chống nhà cửa, sơ tán dân ở những nơi nguy hiểm.
Ngoài ra, sau khi bão đổ bộ, một nguy cơ lớn khác là mưa lớn trên diện rộng, vì thế cần đối phó với lũ quét ở vùng núi và ngập ở đồng bằng. Ông Phát bày tỏ lo ngại với các hệ thống sông Bắc Trung Bộ, đặc biệt là Thanh Hóa khi vừa rồi chỉ mới mưa thôi mà đã vỡ đê khiến 1.500 nhà dân bị nhấn chìm. Các hồ chứa cần bố trí người canh gác, đảm bảo mực nước ở mức an toàn.
Để chỉ đạo sát việc ứng phó, trong chiều 26/10, Bộ trưởng Cao Đức Phát dẫn đầu một đoàn công tác vào Nghệ An, sau đó đi dọc xuống các tỉnh ở Bắc Trung Bộ.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải (trái) yêu cầu không được chủ quan trong việc sơ tán dân, neo đậu tàu thuyền. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Kết luận buổi họp, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, các địa phương cần đôn đốc tới từng gia đình chủ tàu để liên hệ đưa tàu về tránh trú an toàn; tàu vào bờ thì phải neo đậu cẩn thận, sơ tán người trên các lồng bè... "Không được chủ quan vì kinh nghiệm các năm trước cho thấy chủ quan, không rà soát là có người chết, có thiệt hại ngay", ông Hải nhấn mạnh.
Qua công tác dự báo, ông Hải lưu ý, nếu xác định mưa lớn chủ yếu ở cánh bắc của bão thì vùng nguy hiểm do mưa bão còn bao gồm toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt, ở Bắc Trung Bộ mưa lớn có thể lên tới 500-600 mm là lượng mưa cực lớn. Vì thế, ban chỉ huy Phòng chống lụt bão các tỉnh cần thường trực cho đến khi bão tan. Ngành giao thông và công an lưu ý đảm bảo giao thông thông suốt và bố trí người tại các điểm ngập nếu có.
Ngoài ra, để chủ động, Phó thủ tướng yêu cầu lấy phương án thời điểm bão đổ bộ là vào tối mai 27/10, để triển khai các công tác ứng phó, sơ tán dân.
Nguyễn Hưng

TT Thái Yingluck Shinawatra thăm VN



2012-10-26
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra sẽ lên đường công du Việt Nam ngày thứ Bảy 27 và sẽ gặp gỡ giới chức lãnh đạo tại Hà Nội trong một buổi họp nội các song phương.
AFP photo
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra trong dịp đến tham dự Hội nghị APEC tại Nga vào ngày 08 tháng 9 năm 2012.
Trả lời đài Á Châu Tự Do sáng nay tại Bangkok, phát ngôn nhân chính phủ Thái Lan, bà Sansanee Nakpong, cho biết:
"Có ba vấn đề liên quan đến bang giao hai quốc gia Thái Việt được đưa vào nghị trình thảo luận giữa thủ tướng Yingluck Shinawatra cùng lãnh đạo Việt  Nam là an ninh, kinh tế, văn hóa xã hội, qua đó có sự tham gia và đối thoại của các vị bộ trưởng hoặc viên chức chuyên trách của Việt Nam."
Phát ngôn nhân  Sansanee Nakpong nói  thủ tướng Thái Lan đặc biệt chú trọng đến việc tăng  cường quan hệ hữu nghị với Việt Nam  qua những dự án chiến lược  như  đẫy mạnh giao thương hai phía  lên 20% từ giờ đến 2015, hợp tác phòng chống tội phạm xuyên biên giới,  vấn đề lao động , các tuyến giao thông nối kết hai nước trên  Hành Lang Đông Tây. Việc đánh bắt cá  trong vùng biển thuộc dặc quyền kinh tế mỗi nước cũng được nêu lên sau khi xảy ra sự  kiện nhiều tàu cá Việt xâm nhập hải phận Thái bị bắt và bị xử phạt vừa qua. Bên cạnh đó, thủ tướng Thái Lan cũng đề cập đến vai trò của Thái Lan trong việc đứng trung gian giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN.
Gạo  cũng là một đề tài quan trọng  mà thủ tướng Thái Lan nhắm tới   vào khi hai kế hoạch có tên  Quĩ Sản Xuất Gạo  ASEAN  và  Chương Trình Mậu Dịch Gạo ASEAN đang được bàn thảo giữa các nước thành viên để đưa vào hiện thực.
Về mặt văn hóa và giáo dục, thủ tướng Thái Lan mong muốn có sự hợp tác một cách chặt chẽ và tích cực hơn với Việt Nam, Thái Lan sẽ giúp thực hiện phòng triển lãm Đông Nam Á tại Viện Bảo Tàng Quốc Gia ở Hà Nội, sẽ đề nghị thiết lập thêm nhiều trung tâm văn hóa và giáo dục của Thái Lan ở Việt Nam.
Thủ tướng Yingluck Shinawatra hy vọng cuộc họp song phương sẽ kết thúc tốt đẹp với  nhiều văn bản thỏa thuận được ký kết trước khi có cuộc họp báo hỗn hợp sau đó tại Hà Nội.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Giáo sĩ Indonesia cũng bị công an sách nhiễu



2012-10-26
"...Họ đòi áp giải mấy giáo sĩ In-Đô về phường chúng tôi phản đối và nói là trình bản photo passport nhưng họ không chịu. Chúng tôi nói là bản chính họ để ở nhà chứ họ ra đường mang theo sợ mất...." Lời MS Phạm Ngọc Thạch, từ TP/HCM
vietnamdaily.com photo
Mục sư Phạm Ngọc Thạch của "Hội thánh Chuồng Bò"-
Chiều tối hôm qua, một nhóm tín hữu thuộc hệ phái Tin Lành Mennonite và ba giáo sĩ đến từ Indonesia đang tổ chức cầu nguyện tại một ngôi nhà của Mục sư Đoàn Đinh Hùng thuộc phường Hiệp Bình Chánh Thủ Đức thì công an và lực lượng an ninh ập vào cản trở hỏi giấy tờ tùy thân của tất cả mọi người, luôn cả ba giáo sĩ ngoại quốc. Ba vị giáo sĩ này trình cho công an bản sao photo passport của họ nhưng công an không chấp nhận và đòi phải xuất trình bản gốc.
Mục sư Phạm Ngoc Thạch có mặt tại buổi cầu nguyện này cho biết thêm chi tiết về hành động sách nhiễu như sau:
-Tình hình tới giờ phút này rất căng thẳng họ đòi áp giải mấy giáo sĩ về phường chúng tôi phản đối và nói là trình bản photo passport nhưng họ không chịu. Chúng tôi nói là bản chính họ để ở nhà chứ họ ra đường mang theo sợ mất. Các giáo sĩ này cho địa chỉ họ đang ở đâu là được rồi nhưng công an họ không chịu.
Chúng tôi nói lại nếu muốn giải các giáo sĩ về phường thì phải thông báo cho lãnh sự quán của họ và phải là công an xuất nhập cảnh mới được, nếu đồng ý thì chúng tôi sẽ để họ mang các giáo sĩ này đi.
Mục Sư Tùng đã bị họ giải đi không cho vô nhà. Ngày hôm nay lúc 10 giờ 30 công an họ tràn vô rất đông họ yêu cầu giải tán chúng tôi không mở cửa vì chúng tôi thấy họ đông quá nên sợ nhưng lúc 6 giờ tối thì chúng tôi đã mở cửa cho họ vào.
Theo MS Thạch thì công an đã kéo theo nhìều thành phần xã hội đen khi tiến hành việc quấy phá sự cầu nguyện của tín hữu ông cho biết:
-Tối hôm nay lúc mở cửa ra để cho chính quyền làm việc thì họ đưa những thành phần như tổ dân phố, rồi quần chúng tự phát họ tới họ la lối họ nói nơi này giết người mới đóng cửa như vậy. Tôi phản đối và yêu cầu họ ăn nói cẩn thận, sau đó họ hùa vô hành hung tôi và tôi phải chạy vào nhà.
Giáo sĩ Saptile Long, người Indonesia cũng cho biết ông bị công an làm khó và đòi dẫn giải ông về Phường khi tham gia cầu nguyện cùng với tín hữu:
-We just have meeting here for the church and police came and they want to take me to the police station…
Theo Mục sư Phạm Ngọc Thạch thì trước đó vài giờ hai bạn trẻ Bích và Sơn trong khi tới địa diểm cầu nguyện cũng bị công an chặn lại và hành hung khiến bạn Sơn phải vào bệnh viện cấp cứu.
-Em Bích là một sinh viên của trường Thần học cũng định vô thăm thì trên đường vô buổi nhóm cầu gnuyện hàng tuần tối thứ Sáu của Hội thánh trên đường tới đây thì bị an ninh ở bên ngoài mặc thường phục chặn hết. Hai em có phản đối thì em Sơn bị đánh ngất xỉu chở đi bệnh viện rồi do em Bích đưa đi tôi nghe từ đầu giây bên kia, em Bích đã điện thoại báo với chúng tôi như vậy.
Chúng tôi theo dõi và tường trình thêm khi có tin mới nhất.