Ông Nguyễn Văn Trại, 74 tuổi, đã qua đời vì ung thư tại trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai, vài ngày sau khi gia đình xin cho ông 'về nhà chờ chết'. Ông Trại là tù chính trị, bị bắt năm 1996 và kết án tù 15 năm với tội danh "đi ra nước ngoài chống chính quyền". Đáng ra ông còn 5 tháng nữa là mãn án. Cách đây mấy ngày, thân nhân của ông đã lên tiếng xin cho ông được về với gia đình trước khi chết vì bệnh tật quá hiểm nghèo. Được biết ông Nguyễn Văn Trại bị ung thư di căn giai đoạn cuối. Thế nhưng trước khi ước nguyện của gia đình được cứu xét, con trai ông Trại nói với BBC rằng ông đã mất lúc 10h sáng thứ Hai (11/07). Hiện anh Nguyễn Anh Phong đang ở trại giam kiến nghị xin được đưa xác cha mình về nhà. Anh Phong nói với BB từ trại tù Xuân Lộc: "Tôi đang ở trong đây lo đưa xác ba về mà hiện trong trại giam vẫn chưa cho đưa xác ba tôi về." "Ba tôi được xuất viện lúc 5h ngày Chủ Nhật, khi chuyển về trong trại giam này thì sáng nay tôi được báo tin là ba tôi mất lúc 10h." Ung thư di căn |
THÔNG BÁO !
TM Ban Điều Hành Blog
11 July 2011
Tù nhân Nguyễn Văn Trại đã qua đời
Tù nhân Nguyễn Văn Trại đã qua đời
Ông Nguyễn Văn Trại, 74 tuổi, đã qua đời vì ung thư tại trại
giam Xuân Lộc, Đồng Nai, vài ngày sau khi gia đình xin cho ông
'về nhà chờ chết'.
Ông Trại là tù chính trị, bị bắt năm 1996 và kết án tù 15
năm với tội danh "đi ra nước ngoài chống chính quyền". Đáng ra
ông còn 5 tháng nữa là mãn án.
Cách đây mấy ngày, thân nhân của ông đã lên tiếng xin cho ông
được về với gia đình trước khi chết vì bệnh tật quá hiểm
nghèo. Được biết ông Nguyễn Văn Trại bị ung thư di căn giai
đoạn cuối.
Thế nhưng trước khi ước nguyện của gia đình được cứu xét, con
trai ông Trại nói với BBC rằng ông đã mất lúc 10h sáng thứ
Hai (11/07). Hiện anh Nguyễn Anh Phong đang ở trại giam kiến
nghị xin được đưa xác cha mình về nhà.
Anh Phong nói với BB từ trại tù Xuân Lộc: "Tôi đang ở trong đây
lo đưa xác ba về mà hiện trong trại giam vẫn chưa cho đưa xác
ba tôi về."
"Ba tôi được xuất viện lúc 5h ngày Chủ Nhật, khi chuyển về
trong trại giam này thì sáng nay tôi được báo tin là ba tôi
mất lúc 10h."
Ung thư di căn
Theo anh Phong, ông Trại bị phát hiện ung thư gan vào hồi tháng
Chín năm 2010. Ông được đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy nhưng do
phát hiện muộn nên bệnh đã di căn thành ung thư đại tràng và
suy tim.
Anh Nguyễn Anh Phong nói cha mình được điều trị ở đây nửa
tháng năm ngoái rồi phải chuyển về trại giam và lần cuối ông
Trại được điều trị ở bệnh viện Biên Hòa.
Con trai ông Trại được trực tiếp chăm sóc người cha của mình
trong một tháng trong trại giam trước khi ông qua đời.
Năm 2010, chính quyền Việt Nam đã có đợt ân xá hơn 17.000 tù
nhân trong đó gồm có 20 người "phạm tội an ninh quốc gia" nhưng
ông Nguyễn Văn Trại không là một trong những người này dù ông
là một trong các tù nhân lâu năm và tuổi già, sức yếu.
Mỗi lần đi thăm cha trong trại giam, anh Phong cho hay không được
phép nói chuyện với cha mình về các vấn đề ân xá vì đó
được coi là 'nói chuyện chính trị'.
Một bạn tù thuật lại rằng ông Trại có nguyện vọng "muốn về với
gia đình trước khi chết".
"Nếu là một tù nhân thường phạm, án 15 năm thì có thể được giảm án,
đặc xá sau khi thi hành 1/3 án, còn tù nhân chính trị nếu không nhận
tội và không xin giảm án thì không có cơ hội được tha tù trước thời
hạn."
Anh Nguyễn Anh Phong nói: "Ba chỉ có nguyện vọng được đưa về
với gia đình."
Công an huyện Đông Anh : “cứ từ từ… đẻ làm sao ngay được…”. (?)
Thứ hai, 11 Tháng 7 2011 07:06
(GDVN) - Việc CQĐT công an huyện Đông Anh áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ hình sự đối với hai người phụ nữ đang mang thai là có thực. Việc Lê Thị Lâm đã đẻ rơi ngay trong nhà tạm giữ đã được các bác sĩ bệnh viện đa khoa Đông Anh và chị Nguyện Thị Hà (chị dâu của Lâm, người đã trực tiếp đỡ đẻ cho Lâm) xác nhận. Nhưng không hiểu tại sao CQĐT công an huyện Đông Anh lại thông tin theo kiểu "tiền hậu bất nhất", đẩy sự việc đi theo một hướng khác?!
Những ngày qua, "kỳ án" cô công nhân Lê Thị Lâm đẻ rơi trong nhà tạm giữ của Công an huyện Đông Anh đã tốn khá nhiều giấy mực của báo chí.Điều khiến dư luận, các tổ chức xã hội đặc biệt quan tâm là việc CQĐT Công an huyện Đông Anh có quyết định tạm giữ hình sự đối với hai người phụ nữ mang thai dẫn đến hậu quả một người phải đẻ rơi ngay trên nền xi măng nhà tạm giữ.
Hãy tạm chưa nói đến các tình tiếp pháp lý trong vụ án này, bởi trong vụ án "cướp tài sản" mà CQĐT đã khởi tố, những người nào có hành vi phạm tội thì phải bị pháp luật nghiêm trị. Và cũng cần phải khẳng định, việc CQĐT Công an huyện Đông Anh tiến hành các biện pháp tố tụng, điều tra, phá các vụ án để trả lại sự công bằng cho xã hội đó là công việc bình thường của cơ quan điều tra, là trách nhiệm và nghĩa vụ của các chiến sĩ công an và luôn nhận được sự ủng hộ của người dân.Nhưng dường như trong vài ngày qua, CQĐT công an huyện Đông Anh đã có những mâu thuẫn, tiền hậu bất nhất khi phát ngôn với báo chí về sự việc này. Đó là việc CQĐT công an huyện Đông Anh đã phủ nhận không có việc chị Lâm đẻ rơi trong nhà tạm giữ. Dù trước đó, thông tin này đã được xác định và kiểm chứng ngay tại CQĐT vào ngày 29/6 khi phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam có buổi làm việc với lãnh đạo Công an huyện Đông Anh.
Trả lời trên một số tờ báo, lãnh đạo Công an huyện Đông Anh cho biết: "Khoảng 12h30 ngày 16/2/2011, Lê Thị Lâm có dấu hiệu chuyển dạ sinh con trong buồng tạm giữ. CA huyện Đông Anh đã đề nghị Bệnh viện Đa
khoa Đông Anh cử nữ hộ sinh và bác sĩ đến nhà tạm giữ của CA huyện đỡ đẻ. Và Lê Thị Lâm đã sinh con trai, nặng 3,2kg. Sản phụ Lâm và trẻ sơ sinh hoàn toàn khỏe mạnh. Ngay sau đó, CA huyện cùng bác sĩ đã chuyển ngay Lâm và đứa trẻ sơ sinh đến Khoa Sản – Bệnh viện Đa khoa Đông Anh điều dưỡng...".
Vậy sự thực của câu chuyện này ở đâu? BS Nguyễn Xuân Dũng – Trưởng Khoa Sản xác nhận Lâm đã đẻ rơi bên nhà tạm giữ Ở đây cần phải khẳng định rằng: Sự việc chị Lâm đẻ rơi trong nhà tạm giữ của Công an huyện Đông Anh là có thực, nó đã được xác nhận bởi các bác sĩ của bệnh viện Đông Anh. Tường thuật lại sự việc, bác sĩ Ngô Văn Huy – Giám đốc bệnh viện Đa khoa Đông Anh cho biết: "Chiều ngày 16/2, bên Công an huyện gọi điện cho tôi nói rằng ở bên nơi tạm giữ của Công an huyện có một trường hợp đẻ rơi và cần sự giúp đỡ của bệnh viện. Tôi đã gọi điện cho bác sĩ Nguyễn Xuân Dũng – Trưởng Khoa Sản để cử người sang hỗ trợ y tế". Bác sĩ Nguyễn Xuân Dũng đã cử bác sĩ Ngô Anh Quang và 2 nữ hộ sinh tên là Hồng và Hiền sang bên nhà tạm giữ của Công an huyện Đông Anh để tiến hành công việc giúp đỡ bệnh nhân.Bác sĩ Dũng xác nhận lại: "Khi các nhân viên y tế của bệnh viện Đa khoa Đông Anh sang tới nơi thì chị Lâm đã sinh con. Các bác sĩ đã tiến hành sơ cứu, sau đó đã chuyển chị Lâm và đứa trẻ về khoa Sản của bệnh viện để tiến hành cắt rốn cho đứa trẻ và điều trị cho 2 mẹ con…".
Việc chị Lâm đã đẻ rơi ở nhà tạm giữ của Công an huyện Đông Anh cũng được Bác sĩ Ngô Anh Quang (người trực tiếp có mặt đến nhà tạm giữ đưa chị Lâm về bệnh viện) xác nhận với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam."Khoảng hơn 1 giờ chiều chúng tôi được lệnh sang bên nhà tạm giữ của Công an huyện, khi chúng tôi có mặt thì chị Lâm đã đẻ con rồi, một bé trai, cháu được quấn một cái áo. Lúc đó trời rất lạnh...
Sau khi chúng tôi tiến hành các thủ tục cần thiết xong để đưa về đến bệnh viện vào khoảng 2 giờ chiều...".
Cả bác sĩ Dũng và Quang tâm sự: "Suốt 31 năm trong nghề của tôi, đây là lần đầu tiên tôi gặp phải trường hợp bị đẻ rơi trong nhà tạm giữ của Công an. Đúng là một trường hợp hy hữu...! Bởi vì khi sản phụ sinh trong đó thì các điều kiện để sinh nở sẽ khó được đảm bảo, nếu không khéo rất có thể nguy hiểm cho tính mạng cả mẹ và con..."
Bác sỹ Ngô Anh Quang, nhớ lại: "Tôi nhớ, đêm đó Hà Nội trời rét căm căm. Bao năm làm nghề, bản thân tôi cũng như lãnh đạo bệnh viện chưa khi nào phải cứu một sản phụ trong hoàn cảnh trớ trêu đến rơi nước mắt
như thế. Khi tôi đến, cháu bé đã được sinh ra, được quấn trong một cái áo, nhìn tội ghê lắm...". Người trực tiếp đỡ đẻ cho Lâm xác nhận sự việc. Trở lại diễn biến sự việc xảy ra vào chiều 16/2. Nhớ lại hôm "lâm bồn"
của em chồng trong buồng tạm giam, Nguyễn Thị Hà, chị dâu Lâm cũng cho hay: "…Sau bữa cơm trưa 16/2 thì Lâm bắt đầu đau bụng, đến khoảng 1 giờ chiều thì Lâm có dấu hiệu sắp sinh. Em thò cổ ra phía ngoài để gọi với mấy cô chú công an là: "các cô các chú ơi, em cháu nó đau bụng lắm rồi, có khi sắp đẻ rồi…", có chú đứng ở ngoài ngó vào và bảo: "cứ từ từ… đẻ làm sao ngay được…". (?).
Nguyễn Thị Hà (chị dâu Lâm) xác nhận: "Em đã đỡ đẻ cho Lâm trong nhà tạm giữ" Rồi được vài cơn đau quặn nữa thì em cháu đẻ. Sau một hồi lúng túng chẳng biết làm gì thì em cũng đánh liều đỡ em bé. Đó là một đứa bé trai kháu khỉnh. Nó khóc to tướng. Trời rất lạnh! Em cởi áo của cháu quấn cho bé… mãi sau mới có bác sĩ vào đưa mẹ con Lâm sang bệnh viện.Em xin đi theo chăm sóc cho Lâm nhưng không được"...
Trong khi đó, cùng ngày, nhờ được phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cung cấp lá đơn kiến nghị của gia đình chị Lâm về việc "mất tích" đứa bé , Công an huyện Đông Anh mới tiến hành điều tra để tìm lại đứa trẻ cho Lâm. Sau khi phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam cung cấp lá đơn kiến nghị của gia đình chị Lê Thị Lâm về việc "mất tích" của cháu bé, ông Trần Hải Quân, Phó trưởng Công an huyện Đông Anh nói: "Về nguyên tắc, sau khi chị Lâm ký nhận QĐ hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, chị Lâm đã được tự do, CA huyện Đông Anh không có trách nhiệm gì với mẹ con chị Lâm nữa". Ngay sau đó, ông Quân cũng khẳng định Công an huyện Đông Anh sẽ mở cuộc điều tra tìm cháu bé... Nửa năm sau khi sự việc xảy ra, tung tích của cháu bé đã được tìm thấy. Trả lời trên một tờ báo, CQĐT công an huyện Đông Anh khẳng định không có chuyện Lâm bị đẻ rơi tại nhà tạm giữ và mất con tại bệnh viện và cho hay: "Sau khi nhận được đơn của ông Lượng, CA huyện Đông Anh đã xác minh, xác định cháu bé (con Lê Thị Lâm) được Lâm giao cho một đôi vợ chồng sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu nhận làm con nuôi. Cháu nhỏ đã được khai sinh và hiện ở với bố mẹ nuôi tại tỉnh Phú Thọ. Việc giaonhận con nuôi này đã được thỏa thuận kể từ khi Lâm còn đang mang thai cháu bé và khi bố mẹ nuôi đến đón cháu cũng hoàn toàn có sự đồng thuận của cả gia đình Lâm".
Nhưng khi phóng viên đề nghị được cung cấp thông tin cụ thể về gia đình đã nhận đứa trẻ làm con nuôi và việc trao nhận đứa con nuôi đó như thế nào thì lại bị cơ quan này từ chối.Với những dữ liệu này, hẳn độc giả sẽ tự nhận ra: Ai là kẻ dối trá?
Công Minh
Việt Nam vay thêm hàng tỷ đôla
22 hiệp định vay nợ, viện trợ với tổng trị giá cam kết hơn 2,5 tỷ USD đã được ký hoặc đàm phán trong nửa đầu năm để thực hiện các dự án lớn liên quan đến các lĩnh vực điện, giao thông, bệnh viện. Theo số liệu mới công bố của Cục quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), tính đến 18/6, Việt Nam đã ký kết 14 hiệp định với tổng giá trị cam kết hơn 1,26 tỷ USD. Trong đó lớn nhất là khoản vay Nhật Bản cho 2 dự án đường cao tốc, đạt 420 triệu USD. Kế đó là hiệp định tài trợ Metro tuyến 2 tại TP HCM trị giá 307 triệu USD. 8 hiệp định khác đã hoàn tất khâu đàm phán, với tổng giá trị lên tới 1,25 tỷ USD. Trong đó lớn nhất là hiệp định vay Ngân hàng Thế giới để cải cách đầu tư công giai đoạn 2 trị giá 350 triệu USD. Kế đó là Hiệp định vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho dự án đường sắt đô thị Hà Nội đoạn Nhổn - Ga Hà Nội trị giá 300 triệu USD. Các khoản vốn vay này được thực hiện theo hình thức ODA, vay ưu đãi hoặc vay thương mại, thông qua các tổ chức phi chính phủ, quỹ đầu tư, ngân hàng...
Cũng theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, đến cuối tháng 6, có thêm 2 Hiệp định vay ưu đãi của China Eximbank cho dự án Nhiệt Điện Mạo Khê và dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân II với trị giá gần 750 triệu USD đã được đàm phán và ký kết.
Một số hiệp định vay ưu đãi với trị giá lớn đang được đàm phán bao gồm: Hiệp định vay Cộng hoà Liên bang Nga cho dự án Nhà máy điện hạn nhân Ninh thuận với trị giá dự kiến 7,7 tỷ USD, Hiệp định vay Nhật Bản cho dự án Nhà máy điện hạt nhân số 2.
Tính đến hết năm 2010, nợ công của Việt Nam ở mức 1.122 nghìn tỷ đồng đồng, tương đương với gần 56,7% GDP. Dự kiến trong năm 2011, số nợ công sẽ nâng lên mức gần 60% GDP, tương đương với khoảng 1.375 nghìn tỷ đồng. Cùng với đó, tổng dư nợ nước ngoài của quốc gia đang ở mức 835.000 tỷ đồng, bằng 42,2% GDP năm 2010. Dự kiến, con số nợ nước ngoài của quốc gia sẽ nâng lên mức 44,5% GDP trong năm 2011.
Những con số trên theo đánh giá của Bộ Tài chính vẫn nằm trong ngưỡng an toàn và được Chính phủ cho phép. Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại được giao nhiệm vụ nghiên cứu để xây dựng khuôn khổ pháp lý, có các đề xuất về hoạt động quản lý rủi ro nhằm kiểm soát nợ công và nợ nước ngoài một cách hiệu quả.
Hồng Anh
Tại Bắc Kinh, Mỹ tuyên bố duy trì hiện diện ở Biển Đông
Mỹ luôn cam kết duy trì sự hiện diện của mình ở Biển Đông, quan chức quân sự hàng đầu của nước này tuyên bố khi ông đang có mặt ở Trung Quốc hôm nay.
>> Biển Đông phủ bóng sứ mệnh của Đô đốc Mỹ
Hãng Reuters đưa tin từ Bắc Kinh cho hay, Đô đốc Mullen nhấn mạnh rằng, Washington lo lắng tranh chấp về vùng biển giàu tài nguyên có thể dẫn tới xung đột nghiêm trọng.
Cả Việt Nam và Philippines trong vài tháng nay đã mạnh mẽ phản đối các hành động của Trung Quốc trong việc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí, quấy rối hoặc làm hư hại tàu thăm dò và tàu cá, thậm chí là bắn vào ngư dân ở những vùng biển thuộc phạm vi chủ quyền hai nước.
|
Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ tới Bắc Kinh chiều qua (9/7). Ảnh: AP |
"Lo lắng của tôi, cùng với những quan ngại khác mà tôi có, là các sự cố liên tục xảy ra có thể dẫn tới hiểu lầm, và một sự bùng nổ mà không ai có thể lường trước được", Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nói khi bắt đầu chuyến công du tại Trung Quốc.
"Chúng tôi có sự hiện diện lâu dài ở đây và chúng tôi có một trách nhiệm lâu dài. Chúng tôi tìm kiếm sự ủng hộ mạnh mẽ giải pháp hòa bình cho những bất đồng", ông nói trong một cuộc họp báo.
Bất chấp những bất an trước các khả năng quân sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng như hành xử quả quyết hơn của nước này ở những vùng biển tranh chấp, quan hệ quân sự Trung – Mỹ đang ấm dần gần đây và chuyến thăm của ông Mullen tới Trung Quốc là nhằm "đáp lễ" chuyến thăm của người đồng cấp Trung Quốc Trần Bỉnh Đức tới Washington hồi tháng 5.
Chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức đánh dấu những cuộc hội đàm quân sự cấp cao nhất giữa hai nước kể từ khi Bắc Kinh ngừng mọi tiếp xúc quân sự với Washington để phản ứng với việc Mỹ bán vũ khí trị giá 6,4 tỉ USD cho Đài Loan.
Trước diễn biến căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền, Mỹ đã cam kết sự ủng hộ của mình với Philippines ở Biển Đông, vùng biển được cho là giàu tài nguyên dầu khí. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn khăng khăng cách giải quyết tranh chấp khu vực trên cơ sở song phương chứ không phải đa phương – một chiến lược mà giới phê bình cho là cách "chia để trị".
Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trong đó, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lớn nhất bằng cách đưa ra bản đồ hình chữ U bao trùm hầu như toàn bộ 1,7 triệu km vuông vùng biển gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Mỹ "không rời xa"
Trung Quốc và Mỹ đã đề cập tới vấn đề Biển Đông trong các cuộc hội đàm ở Hawaii hồi tháng 6, và chủ đề này có thể trở thành tâm điểm chương trình nghị sự trong cuộc gặp sắp tới giữa các Ngoại trưởng ASEAN và nhiều quốc gia khác tại Indonesia.
Trang tiếng Anh của tờ Nhật báo Trung Quốc đăng tải một bài xã luận hôm thứ Sáu cho rằng, ASEAN không nên chấp thuận những nỗ lực của các lực lượng bên ngoài nhằm can thiệp vào các tranh chấp song phương. Theo chuyên gia phân tích, đây là bình luận nhằm vào cam kết hỗ trợ Philippines trong vấn đề chủ quyền hàng hải của Mỹ.
Bài xã luận nhấn mạnh: "Lịch sử của châu Á đã chứng minh rằng, các lực lượng bên ngoài không bao giờ toàn tâm toàn ý vì hòa bình và phát triển châu Á".
Nhưng ông Mullen, trong khi nhấn mạnh mong muốn của Mỹ là thấy một giải pháp hòa bình cho những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, thì cũng đồng thời tuyên bố, Washington sẽ không rời khỏi khu vực. "Mỹ sẽ không rời xa. Sự hiện diện lâu dài của chúng tôi trong khu vực là điều quan trọng với các đồng minh của chúng tôi nhiều thập niên qua và sẽ tiếp tục như thế", Đô đốc Mullen nói.
Trong vài năm qua, các tàu Trung Quốc và Mỹ cũng có một số vụ đụng độ trên biển, và Bắc Kinh thì thường cáo buộc Mỹ tiến hành hoạt động do thám ở các khu vực lân cận vùng biển Trung Quốc.
Trung Quốc dự kiến sẽ sớm hạ thủy tàu sân bay đầu tiên – một diễn biến mới trong nỗ lực hiện đại hóa quân sự của nước này và tiếp tục làm châu Á bất an.
Khi được hỏi về tàu sân bay, ông Mullen cho rằng, việc có tàu sân bay và triển khai nó là hai điều hoàn toàn khác nhau. "Có tính biểu tượng rất lớn đi kèm với tàu sân bay và tôi hiểu điều đó. Đôi khi để khả năng thực tế phù hợp với biểu tượng, thì có thể có khoảng cách", ông nói.
-
Thái An
Việt Nam Khiêu Khích Trung Quốc?
Cuộc hội thoại do Ông Yang Rui, một Larry King của Truyền Hình Trung Ương Trung Quốc, điều hợp phỏng vấn ba tiếng nói từ ba góc độ cùng tranh luận một vấn đề TRANH CHẤP TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA (NTH):
- Ông Ma Zhengang, cựu Đại Sứ Trung Quốc tại Anh Quốc
- Ông Mei Renyi, Giáo Sư Lịch Sử Bang Giao Quốc Tế tại Đại Học Bang Giao Quốc Tế Bắc Kinh từng được mời diễn thuyết tại trường UCLA
- Bà Joanna Lei, thuộc Quốc Dân Đảng Đài Loan, Cựu Dân Biểu Đài Loan
****
Nếu bỏ qua nhưng đoạn câu gây kích động sĩ diện dân tộc thì cuộc phỏng vấn này cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin thú vị. Những câu hỏi vẫn còn lơ lững trong đầu về những diễn biến trên Biển Đông của Việt Nam vừa qua:
- Phải chăng đây là một màn kịch?
- Có những diễn viên chuyên nghiệp, diễn viên ngẫu nhiên, và khán giả bị lôi cuốn vào chắc chắn là dân Việt Nam và dân Trung Quốc. Vậy các diễn viên từng loại này , họ là ai?
- Ai chủ động ra tay trước? Ai bị động phải phản ứng?
Có một câu hỏi nghe như đùa mà có lẽ nhiều người sẽ có phản ứng:
- Việt Nam khiêu khích Trung Quốc ? hay Trung Quốc khiêu khích Việt Nam?
- Chắc có người nào đó trong hậu trường sân khấu đang MĨM CƯỜI khi nhìn quang cảnh diễn ra đúng như dự liệu của đạo diễn.
- Con dao hai lưỡi mà cả Trung Quốc và Việt Nam đều biết là SỰ KÍCH ĐỘNG của TINH THẦN DÂN TỘC. Sao cả hai lại chọn giải pháp này để giải quyết vấn đề không mới?
- Phải chăng thời điểm này đã đến ĐỈNH ĐIỂM của một CAO TRÀO? Cao trào đó là gì?
Tôi còn băn khoăn với nhiều câu hỏi như vậy khi quan sát các diễn biến vừa qua theo 3 hướng: từ Việt Nam, từ Mỹ và từ Trung Quốc.
Công an bắt giữ nhà báo, phóng viên ảnh trong cuộc biểu tình chống TQ ngày 10-7
RFA 10.07.2011Sáng nay tại Hà Nội, lực lượng an ninh Việt Nam đã bắt giữ một số người tham gia cuộc biểu tình chống Trung Quốc và ngay một số nhà báo hay phóng viên ảnh người Việt làm việc cho các cơ quan thông tấn nước ngoài cũng bị bắt giữ. Tin tức do những người biểu tình cung cấp cho Đài chúng tôi cho hay số người bị bắt lên đến hàng chục người. Tất cả những người này đã được trả tự do vào chiều ngày hôm nay. Bản tin của hãng thông tấn AP cho biết một phóng viên quay phim cho họ cùng với một nhà báo ảnh của hãng tin NHK và một nhà báo làm việc cho tờ Asahi Shimbun cũng bị bắt giữ và được trả tự do 3 giờ đồng hồ sau đó. Cuộc biểu tình ở Hà Nội sáng nay tiếp nối các cuộc biểu tình cũng diễn ra vào ngày Chủ Nhật liên tiếp trong 5 tuần trước. Trước đây các nhà báo, phóng viên ảnh làm việc cho các cơ quan truyền thông nước ngoài được phép chụp hình, quay phim, chứ không gặp khó khăn như sáng hôm nay. Bản tin của hãng thông tấn AP đánh đi từ Hà Nội nhắc lại sự kiện gần 2 tuần trước đây các viên chức Việt Nam và Trung Quốc đã gặp nhau ở Bắc Kinh để bàn thảo về những căng thẳng đang xảy ra ở biển Đông, liên quan đến vụ tranh chấp chủ quyền giữa 2 nước. Trong bản tuyên bố phổ biến sau phiên họp, 2 nước nói là đồng ý tiếp tục thảo luận để giải quyết vấn đề bằng giải pháp ôn hòa. Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Diễn tiến cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần thứ 6
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA2011-07-10Biểu tình chống những hành động khiêu khích, ngang ngược, bá quyền nước lớn của Trung Quốc đã diễn ra tại Hà Nội liên tục từ chủ nhật 5 tháng 6, 2011 đến hôm chủ nhật 10 tháng 7, là tuần thứ 6. Photo courtesy of Nữ Vương Công Lý. Đỗ Hiếu tường thuật các chi tiết gởi đến quý vị. Không biểu ngữNhà báo độc lập Nguyễn Khắc Toàn sơ lược về diễn tiến của cuộc biểu tình tuần này, dù trước đó có tin là tạm ngưng để chờ dịp khác: "Cuộc biểu tình ở Hà Nội tuy vậy nhưng mà vẫn đang diễn ra. Lúc đầu có khoảng từ 50 đến 70 người tụ tập ở gần vườn hoa Chi Lăng, nơi có bức tượng ông Lenin và đối diện bên kia là Tòa đại sứ của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tức là Trung Quốc. Công an đông vẫn hàng trăm người, an ninh mật vụ bao vây toàn bộ khu vườn hoa này và không cho đoàn biểu tình tiếp xúc sát cận Tòa đại sứ Trung Quốc.
Cuộc biểu tình lần này có nét đặc biệt là không như mọi lần trước, đó là không có băng rôn, biểu ngữ, không có những khẩu hiệu viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt, bởi vì ban tổ chức, những người trí thức, những sinh viên, những thanh niên năng nổ... là những người đi đầu và tích cực tổ chức ra các cuộc biểu tình trong 5 tuần lễ qua đã bị công an gây áp lực buộc phải tạm hoãn cuộc biểu tình trong sáng Chủ Nhật hôm nay; tuy vậy số quần chúng đến đây với số lượng từ năm tới bảy chục người vẫn tụ tập trên đường Điện Biên Phủ để tuần hành. Đại diện gồm có Dương Thị Xuân, Huyền Trang và một thanh niên nữa là Âu Viết Toàn, thì họ nói rằng họ xuống đường biểu tình không cần biểu ngữ, không cần băng rôn, không cần khẩu hiệu. Và họ đã đi được một đoạn, hô vang các khẩu hiệu chống Trung Quốc xâm lược, khẳng định Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam." Công an bắt người biểu tìnhÍt phút sau, đài chúng tôi nghe tin có một số người tham gia biểu tình bị công an bắt. Ông Nguyễn Khắc Toàn: "Tôi được Lê Thị Công Nhân gọi điện thoại báo tin gấp là 4 người lúc đầu đã bị bắt gồm có Dương Thị Xuân, Ngô Duy Quyền, và hai người nữa. Huyền Trang là vợ Phạm Văn Trội, thì báo tin không phải chỉ có 4 người, mà phía công an Việt Nam đã bắt đi tổng số là 11 người đưa lên xe buýt để mà áp giải vào công sở 2 của Sở Công An Hà Nội, ở số 6 đường Quang Trung, thị xã Hà Đông." "Sáng nay chồng tôi có đi tham gia biểu tình ở khu vực trước Đại sứ quán Trung Quốc, đến khoảng 9 giờ 15 phút thì có một bạn sinh viên gọi điện thoại cho tôi nói là chồng tôi đã bị bắt. Sau đấy tôi đã xác minh lại đúng là anh đã bị bắt thật. Cùng bị bắt với anh lúc đó là có khoảng 11 người. Cách đây 10 phút thì người ta nói với tôi là 13 người, trong đó vài người mà tôi quen biết như chị Dương Thị Xuân là em họ anh Nguyễn Khắc Toàn, một em sinh viên tên là Long học ở trường Đại Học Xây Dựng, là hàng xóm của nhà anh Quyền ngày xưa, có bạn Huyền Trang là vợ anh Phạm Văn Trội – một người đấu tranh cho dân chủ đang bị đi tù ở trại Ba Sao, và nhiều người dân khác nữa. Thì, không thể liên lạc được, tôi chỉ được nghe người ta nói như vậy, và họ đưa tất cả lên trên xe buýt, họ bắt giữ một cách rất là bạo lực. Và nhiều người khác báo tin là chuyến xe trên đó có chị Dương Thị Xuân còn bị họ ném lên xe va đập người và đầu vào thành xe rất là đau. Và bây giờ thì chuyến xe đang đi xuôi xuống khu vực Hà Đông là nơi có trụ sở thứ hai của Sở Công An Hà Nội chuyên về cái mà họ gọi là "an ninh quốc gia" đấy, nơi họ chuyên về đàn áp những người đấu tranh cho dân chủ. Bị đưa xuống đấy là một vùng khá là xa so với trung tâm Hà Nội. Kế nơi đấy có trụ sở với hai số nhà là số 6 và số 8, phố Quang Trung, quận Thanh Xuân.
Đó là những thông tin mà tôi được biết. Và tôi hiện giờ cũng rất là bối rối. Tôi rất mong quý vị truyền tin nhanh chóng để góp phần bảo vệ sự an toàn cho những người dân Việt Nam hôm nay đi biểu tình. Tôi cam đoan với quý vị là những việc làm của họ là hoàn toàn hợp pháp và rất là ôn hòa, thể hiện lòng yêu nước, chứ không có một điều gì mang tính bạo động hoặc là bất hợp pháp cả." Một trong những người thường xuyên tham gia biểu tình và cũng nhiều lần bị công an bắt, chị Dương Thị Xuân lên tiếng với RFA trong lúc đang ngồi tại trụ sở công an ở khu vực ngoại ô Hà Nội: "Tôi hiện nay đang ở trong đồn công an, phòng thẩm vấn của Công An Hà Nội". Khi đang kể chuyện với đài chúng tôi, nhân viên công an điều tra tiếp tục thẩm vấn chị Xuân, sau giờ nghỉ trưa. Được biết viên chức chỉ huy cuộc bắt bớ những người biểu tình là đại tá công an Ngô Thái Chung, Trưởng phòng PA 38, thuộc Sở Công an Hà Nội; chúng tôi gọi đến số di động của ông, từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều, nhưng không ai bắt máy. Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Tù Nhân Nguyễn Văn Trại Đã Qua Đời - MỘT TRƯỜNG HỢP CẪN ĐƯỢC LÊN TIẾNG
Ông Nguyễn Văn Trại sinh năm 1937 là đồng bào Công giáo di cư, hiện nay ông là tù nhân chính trị đang bị giam tại phân trại số 2, trại giam Xuân Lộc (Z30A) với án tù 15 năm, tội danh "đi ra nước ngoài chống chính quyền". Ông bị bắt 1996 và chỉ khoảng 5 tháng nữa là ông hết hạn tù giam.
Theo con trai ông Trại, ông đang bị bệnh nặng, ung thư gan và trực tràng, suy tim. Trại giam đã chuyển ông ra bệnh viện Biên Hòa (đường 30/4 Thành phố Biên Hòa, Khu Nội C, giường số 19) để chữa bệnh và bác sỹ cũng đã "chạy". Trước tháng 5/2010, khi tôi còn ở chung với ông Trại, thì ông đã bắt đầu phát bệnh. Gia đình ông Trại rất nghèo nên không thể thăm nuôi ông thường xuyên, việc điều trị bệnh lại càng khó khăn hơn trong hoàn cảnh tù.
Ngày thứ ba, 6/7/2011, Thầy Thích Thiện Minh, cùng với một số Thầy của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã đi thăm ông Trại tại bệnh viện. Con trai của ông là anh Phong (điện thoại: 01674214710) là người đang trực tiếp chăm sóc ông tại bệnh viện nói: ngay thời điểm này ông có nguyện vọng muốn về với gia đình trước khi chết. Nhưng xem ra nguyện vọng này là quá khó với một tù nhân chính trị. Nếu là một tù nhân thường phạm, án 15 năm thì có thể được giảm án, đặc xá sau khi thi hành án 5 năm (1/3 án), còn tù nhân chính trị do không nhận tội và không xin giảm án nên không có cơ hội được tha tù trước thời hạn, ngoại trừ có sự tác động từ các tổ chức nhân quyền và chính phủ các nước.
Kính mong Quý vị quan tâm đến hoàn cảnh ông Trại, một tù nhân chính trị mà Quý vị có thể nghe tên lần đầu.
Cộng tác viên của VRNs đã gửi đến cho chúng tôi một vài hình ảnh đáng thương tâm của ông Nguyễn Văn Trại:
Liệu còn biết bao nhiêu người khác phải bị như thế này trong các nhà tù "không xử án" của Việt Nam?
Mong các tổ chức tôn giáo và nhân quyền lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho ông Trại để ông được ra đi thanh thản bên người thân.
Một người bệnh nặng như thế có cần thiết bị giam giữ hay tù tội nữa không?
ttngbt.blogspot.com
Tù nhân Nguyễn Văn Trại đã qua đời
Ung thư di căn
Sinh Viên hải dương lột áo đánh nhau điên cuồng..xã hội VN ngày nay là thế ???
Cách đây 2 hôm lại có một video clip xuất hiện trên net làm hầu hết các cư dân mạng bàng hoàng và sửng sốt những pha điên cuồng của Sinh Viên hải dương đánh nhau ngay ngoài đường phố, trong khi đó chúng ta nhìn chung 2 ngày biểu tình của các anh chị em Sinh Viên Yêu Nước vừ a qua từ hai miền đất nước Bắc Nam họ xuống đường trong ôn hòa đề nói lên những bất công mà chính quyền csVN đã hèn nhát không giám lên tiếng cũng như đứng ra bảo vệ người dân, cả dãi Nam Sơn hơn 4000 năm của Cha Ông đổ biết bao xương máu để giữ gìn, hôm nay ngoại bang lại dở trò xâm chiếm, mà chế độ tà quyền csVN đứng im, trong khi giáo dục của thiên đường công sản lại tung hoành để Sinh Viên Tự Do đánh nhau như muốn giết lẫn nhau, nhìn những hình ảnh này chính những con thú dữ chúng cũng không cấu xé nhau như người đối với người…mà lại là cùng giòng máu việt nam. Chúng tôi muốn gửi đến quý vị xem và lên án chế độ tà quyền csVN, một loại dã thú tà quyền không còn nhân bản ở xã hội việt nam ngày nay, chúng cho các em Sinh Viên đánh nhau từ trong trường ra đến xã hội, thử hỏi văn minh của 1 nền văn hóa Thiên Đường Chủ Nghĩa csVN là vậy sao ??? thật đau lòng…!!! Theo nội dung diễn biến trong clip, xuất hiện rất đông thanh niên (cả nam lẫn nữa) ăn mặc sành điệu, đầu tóc chải chuốt, vàng hoe rất hợp mốt. Nhóm thanh niên có khoảng 10 người này xông vào hành hung đôi trai gái trẻ giữa đường phố giữa trưa hè nóng nực. —oOo— |