THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

07 November 2011

VIDEO - Công An đang hút hàng

Hồ Chí Minh đã từng học tập ở Quốc học Huế khi nào? Học bao lâu?

Kỷ niệm 115 năm ngày thành lập Trường THPT Quốc học Huế

 -
Ngày 23/10, các thế hệ thầy và trò Trường THPT Quốc học Huế đã tổ chức kỷ niệm 115 năm thành lập (23/10/1896-23/10/2011). Đây cũng là ngôi trường mà nhiều bậc trí thức lớn đã từng học tập, giảng dạy. Đặc biệt, Trường Quốc học Huế còn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng học tập, và nung nấu ý chí cách mạng, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước và trở thành lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới.
 
Trường đã đổi tên qua nhiều thời kỳ: École Primaire Supérieure (tức Trường Cao đẳng Tiểu học) nhưng thường gọi là Quốc học (1896-1936), Trường Trung học Khải Định (1936-1954)…, và được trở về với tên gốc Quốc học Huế vào năm 1956 cho đến nay. Ngay từ lúc sáng lập, giáo trình được dạy bằng tiếng Việt cùng với tiếng Pháp. Hiện nay, Trường THPT Quốc học Huế là một trong những trường trung học phổ thông chất lượng cao của cả nước.

Nhiều thầy cô giáo và học sinh của trường đã trở thành những nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và Nhà nước, những nhà khoa học, văn hóa, giáo dục lỗi lạc như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu, Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng,... Tiếp bước những người đi trước, bảng vàng thành tích của trường hôm nay còn có tên hàng ngàn học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Nhiều giáo viên, học sinh của trường đạt học vị, học hàm tiến sĩ, giáo sư. Trong năm qua, Trường Quốc học Huế có 100% học sinh thi đỗ tốt nghiệp THPT, 13 học sinh đạt giải quốc tế, 95% học sinh thi đỗ vào các trường đại học… Tập thể cán bộ và giáo viên của trường đang ra sức xây dựng, tôn tạo cơ sở vật chất, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm hoàn thành tốt đào tạo học sinh năng khiếu, tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho địa phương và đất nước, xứng đáng là trung tâm giáo dục chất lượng cao của khu vực.

Trường THPT Quốc học Huế đã được Đảng, Nhà nước đã trao tặng nhiều danh hiệu: Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Độc lập hạng Nhất cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

Quốc Việt

http://www.baotintuc.vn/472N20111023231853375T0/ky-niem-115-nam-ngay-thanh-lap-truong-thpt-quoc-hoc-hue.htm

Xem xe tăng T54 khai hỏa

Về trường Trung cấp kỹ thuật tăng - thiết giáp (Vĩnh Phúc) đầu tháng 11, đúng kỳ thi tốt nghiệp, bạn sẽ được chứng kiến lính xe tăng "xung trận" thật oai hùng.

Các học viên với đôi mắt sáng ngời trên khuôn mặt đen sạm vì nắng gió thao trường, nhanh như cắt cơ động vào những chiếc xe tăng T54 và BMP-1, nhả khói lao vút ra thao trường.

Vừa cơ động vừa bắn những loạt đạn 12.7 ly và tiếp đến là những tiếng nổ đanh trời khi "vòi voi sắt" nhả đạn tung bia, ngay trong đợt thi đầu tiên đã có 8 pháo thủ được gắn hoa bắn giỏi lên ngực.

Đó là thành quả hăng say học tập, huấn luyện không biết mệt mỏi của các học viên trường Trung cấp kỹ thuật tăng - thiết giáp (Vĩnh Phúc).

Một số hình ảnh VietNamNet ghi lại trên thao trường:

Chuẩn bị hỏa lực cho bài bắn

Chuẩn bị hỏa lực cho bài bắn

Kíp xe điểm số

Học viên lớp 38 Trưởng xe B1 Đại đội 1, Tiểu đoàn 1 trên đường cơ động ra xe

Chuyển hỏa lực vào xe

Tăng BMP-1 khai hỏa

Kết thúc bài thi

Thượng tá Nguyễn Tiến Ninh, Chủ nhiệm chính trị nhà trường tặng hoa bắn giỏi cho các học viên lớp pháo 73 trên xe BMP-1 ngay trên thao trường

Tăng T54 cỡ nòng 100mm, trang bị kèm súng phòng không 12.7 ly

Tăng T54 trên đường cơ động ra thao trường

Một chiếc tăng T54 trong bài thực hành lái

Phút nghỉ ngơi sau giờ huấn luyện của học viên tăng thiết giáp

Đoàn Lan

"Hòn đá oán hờn" ngày xưa nay thành " hòn đá nâng niu bước chân du khách." ?

Ly kỳ hòn đá chém đầu 200 năm vẫn 'than khóc'

Cứ đêm đêm hòn đá lại lăn lông lốc từ cửa kinh thành đến đập vào cửa nhà từng viên quan có chức sắc, từ hòn đá phát ra lời đòi mạng thống thiết

Để trở thành một địa điểm được nhiều người dân coi là linh thiêng, "hòn đá oán hờn" trong ngôi chùa Thập Tháp Di Đà (Thường gọi là chùa Thập Tháp) ở Bình Định có lẽ đã "góp công lớn" vì những truyền thuyết nửa thực nửa hư về nó được người trong vùng truyền tụng đời này qua đời khác. 200 năm đã trôi qua, hòn đá trắng lạ kỳ vẫn trơ trơ giữa sân chùa, vừa như một điểm nhấn cho cảnh quan, vừa như một chứng tích lịch sử.

Chứng tích lịch sử

Ngôi chùa nằm ở phía Bắc thành Đồ Bàn, nay thuộc địa phận thôn Vạn Thuận (xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, cách TP.Quy Nhơn gần 30km và cách quốc lộ 1A khoảng100m). Du khách đến vãn cảnh chùa nếu hỏi chuyện sẽ được các nhà sư ở chùa ThậpTháp kể cho nghe những câu chuyện ly kỳ, huyền bí liên quan đến những dấu tích lịch sử còn sót lại trong ngôi chùa cổ tự này.

Chuyện kể rằng, hơn 200 năm trước đây, khi chúa Nguyễn Ánh chiếm được thành Hoàng Đế, liền sau đó ông ta đã mở cuộc trả thù tàn khốc, nơi đổ máu đầu rơi nhiều nhất chính là chốn kinh đô xưa. Lúc ấy, Nguyễn Ánh chiêu dụ những người trong hoàng tộc nhà Tây Sơn ra đầu thú với lời hứa hẹn sẽ không trả thù; ai bị trọng tội thì hình phạt cao nhất là đày vào miền Nam khai khẩn đất mới; ai có tài sẽ được trọng dụng.

Để tránh phải sống chui lủi "ngoài vòng pháp luật", rất đông người có quan hệ dòng tộc với nhà Tây Sơn ra trình diện. Nhưng ngay sau đó, Nguyễn Ánh trở mặt nuốt lời, mang ra chém đầu bất kể già trẻ lớn bé "những kẻ thù xưa" rồi chôn tập thể.

Hòn đá kỳ lạ chất chứa căm hờn của hàng trăm người

Đao phủ của Nguyễn Ánh kỳ công đi khắp các vùng, rồi tìm được một hòn đá lớn màu trắng tinh khôi mang về dùng để kê đầu các nạn nhân. Tảng đá ấy được đặt ngay cổng thành Hoàng Đế, quân lính và đao phủ đưa nạn nhân lên đó mà chém. Hàng trăm kiếp người đã từ giã cõi đời trên hòn đá này, nỗi oán hờn của người dân với bạo chúa chất cao như núi.

Nỗi oan khất, đau đớn của hàng trăm người như lặn vào tảng đá kia khiến sau đó, khi đã xong nhiệm vụ hành hình, dù bao nhiêu quân lính cũng không thể nhích hòn đá ấy rời khỏi chỗ đã giết những người vô tội. Truyền thuyết kể lại rằng,hàng đêm người ta nghe trong tảng đá vẳng ra tiếng than khóc ai oán, người dân và cả quan quân nhà Nguyễn Ánh không ai dám đi ngang nơi cổng thành.

Dân gian thêu dệt nên câu chuyện, cứ đêm đêm hòn đá lại lăn lông lốc từ cửa kinh thành đến đập vào cửa nhà từng viên quan có chức sắc, từ hòn đá phát ra lời đòi mạng thống thiết. Cả vùng bất ổn, không chỉ những quan lại trong triều mà người dân sống quanh thành (nay thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn) cũng sống không yên. Quan lại sợ hãi, lập đàn cầu siêu giải oan nhưng đâu lại vào đấy.

Một ngày nọ, vị cao tăng trụ trì chùa Thập Tháp đến thành xin được lập đàn cầu siêu để giải nỗi oan khuất tày trời, lấy lại sự yên bình cho người dân trong vùng. Mừng như bắt được vàng, quan quân trong triều đón tiếp vị sư rất long trọng. Sau 3 ngày đêm kinh kệ, vị sư xin được mang hòn đá kia về chùa Thập Tháp. Kỳ lạ thay, lúc này chỉ cần 4 người khiêng nhưng hòn đá được chuyển đi nhẹ tênh, khác với việc trước đó cả trăm quân lính hè nhau di chuyển đi mà đá không nhúc nhích.

Hòn đá oán hờn

Các vị sư trong chùa kể lại, hòn đá được mang về đặt cạnh cây thị cổ thụ 300 năm tuổi nằm phía Nam tường thành của nhà chùa và được đặt tên là Hòn Đá Chém. Thế nhưng đã về đến cửa Phật mà nỗi oan khiên trong Hòn Đá Chém vẫn còn vất vưởng.

Nhà sư Mật Hạnh, người đã nhiều thập kỷ gắn bó với ngôi chùa kể lại, ngày xưa khi ông mới đôi mươi, vào những đêm mùa đông, trong thời tiết âm u, có lúc ông loáng thoáng nhìn thấy một phụ nữ mặc áo cụt trắng, quần đen bước ra từ hòn đá kia rồi đi đến chỗ đặt tấm bia di tích của nhà chùa. Khi chó trong chùa sủa ran là bóng người phụ nữ kia biến mất.

Nhà sư Mật Hạnh cười: "Thực sự thì cũng không dám khẳng định đó là ma hay chỉ là ảo ảnh. Cũng có khi do nghe nhiều truyền thuyết về hòn đá quá nên tưởng tượng ra ma quái mà thôi".

Thời gian sau, vị cao tăng trong chùa có tên Phước Huệ một lần nữa chuyển Hòn Đá Chém vào để ngay bậc tam cấp bước vào khu Phương Trượng của chùa. Đêm đầu tiên chuyển hòn đá vào chùa, nhà sư Phước Huệ đang ngon giấc thì thấy có một vị mặc trang phục võ tướng hiện hình nói rằng: "Ông ỷ là đệ tử nhà Phật nên phá nhà tôi hả?".

Nhà sư Phước Huệ hét to một tiếng khiến tất cả sư đệ trong chùa đều nghe thấy lao đến, mới biết sư phụ mình nằm mơ. Cũng có thể đó chỉ là nội dung nhữngtruyền thuyết được nghe trong ngày, đêm đến ám ảnh cả vào trong giấc mơ.

Người trong chùa còn lưu truyền lại những câu chuyện ngày xưa, những đêm nhà chùa tổ chức cúng hành binh, hành khiến hàng năm vào lúc nửa đêm 30 tháng Chạp, rạng sáng ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán. Bàn thờ cúng được đặt ngay chánh điện, nơi đặt Hòn Đá Chém bên dưới. Trong mỗi lần cúng, đến khi đổ 3 hồi trống chiến là tự nhiên có một dải lụa trắng, tỏa ra ánh hào quang sáng rực xuất hiện bay lượn ngang chánh điện một lần rồi biến mất.

200 năm đã trôi qua, Hòn Đá Chém vẫn còn yên vị ngay cửa khu Phương Trượng của chùa Thập Tháp, cao khoảng 40cm, dài 1,5m, rộng 1,3m, 4 góc được đẽo 4 nét hoa văn đơn giản nhưng trải qua bao nhiêu vết bụi của thời gian, những hòn đá vẫn giữ được màu trắng sáng tuyệt đẹp của loại đá trắng không tì vết. Nếu không được kể chuyện về nó, thoạt trông không ai có thể ngờ trong hòn đá hiền hậu kia đã chứa biết bao nỗi oan khuất của hàng trăm mạng người là nạn nhân của bạo chúa Nguyễn Ánh ngày xưa.

Hòn đá chứng nhân lịch sử, lại gắn liền với nhiều truyền thuyết như thế nhưng không được thờ cúng, nay giản dị làm một bậc tam cấp cho người ta bước chân qua.Những nhà sư trong triều cho biết, oan khuất rồi cũng đã đi qua.

Ngày xưa khi dời hòn đá từ cổng kinh thành về chùa, người ta cũng chỉ có mục đích mong mỏi lớn nhất là làm dịu đi những oán hờn của người oan trái chứ khôngcó mục đích dời hòn đá về đây làm vật thờ cúng. Đá lại trở về với công dụng của đá, ngày ngày du khách bước chân qua để nhớ lại bài học ngày xưa bạo chúa Nguyễn Ánh vì nuốt lời tàn độc nên cuối cùng đã phải trả giá đắt khi vương triều lụn bại, phải nhận một cái chết tức tưởi và bị lịch sử muôn đời coi như đối tượng "rước voi về giày mả tổ".

Hòn đá oán hờn ngày xưa nay thành hòn đá hiền hòa, thành hòn đá xinh đẹp, thành hòn đá nâng niu bước chân du khách.

Trong tất cả những ngôi chùa ở miền Trung được xây cất từ thời các chúa Nguyễn, thì chùa Thập Tháp là chùa cổ nhất thuộc phái Lâm Tế. Chùa Thập Tháp là một trong 5 ngôi chùa của tỉnh Bình Định được chép vào sách Đại Nam Nhất ThốngChí với lời đánh giá: "Chùa này cùng chùa Linh Phong đều nổi tiếng là danh thắng".

Chùa được xây dựng trên một gò tương đối rộng hình mai rùa có chu vi gần 1km gọi là Gò Thập Tháp. Tên gọi này bắt nguồn từ chỗ nơi đây xưa kia có 10 ngọn tháp do người Chàm xây để "yểm hậu" cho thành Vijaya. Vào năm Quý Hợi niên hiệu Chính Hòa thứ 4 nhà Lê (1683), một ngôi chùa khang trang được hưng công xây dựng mà vật liệu chính là gạch đá lấy từ mười ngôi tháp Chàm đã bị đổ.

Cho đến ngày nay, trải qua nhiều lần trùng tu, tái tạo, cái cũ và cái mới đan xen nhưng chùa vẫn giữ được tổng thể hài hòa, tôn nghiêm cổ kính. Năm 1990, ChùaThập Tháp được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch) công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

(Theo Pháp luật và Thời đại)

Hình ảnh DÂN OAN, nạn nhân Cộng Sản Việt Nam.


Tài liệu và hình ảnh do nhóm Vietlist sưu tầm. Phần lớn từ email của đọc giả hay trên net.
Vì hiểu rằng không bao giờ được dân chúng chấp thuận, Cộng Sản đã nói thẳng rằng họ cần phải cướp chính quyền. Đúng, CƯỚP chớ không phải nắm chính quyền, đi lên bằng con đường bầu cử bình thuờng, và họ đã không ngần ngại che đậy dã tâm đó. Họ từng tuyên bố, ca hát là họ là đảng cướp, và mục tiêu của họ là "cướp" chính quyền. Tiếc thay dân chúng các nước nghèo kém phát triển, lúc nào cũng dạy khờ nghe theo họ. 

Ngày nay sau khi cướp được chính quyền trên toàn cõi Việt Nam, Cộng sản tiếp tục cướp nhiều thứ khác từ người dân trong đó có các quyền tự do căn bản của con người, có tiền bạc của cải vật chất, và nhất là họ cướp đất đai, ruộng vườn, nhà cửa là phương tiện căn bản sinh sống của người dân.
Từ Bắc chí Nam, đâu đâu người ta cũng nghe tiếng rên siết, khóc than của người dân vô tội bị CS cướp bóc, đánh đập, tù đày. Bên ngoài thì Việt cộng đối ngoại hết sức nhu nhược, dâng hiến đất đai tổ tiên cho ngoại bang. Bên trong thì Việt cộng ra sức đàn áp, đánh đập, cấm đoán, cướp bóc dân lành. Con dân nưới Việt đang sống trong thời đại đen tối của lịch sử dân tộc.

Vietlist xin góp nhặt những hình ảnh khổ đau của dân tộc Việt nam dưới ách thống trị của chế độ bạo tàn Cộng sản để post lên trang web của chúng tôi. Những hình ảnh mà chúng tôi có được chỉ là một phần rất nhỏ những gì diễn ra trên đất nước thân yêu. Nếu quý vị có những hình ảnh khác và muốn chia xẻ, xin gởi về cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ trân trọng đăng tải lên web như một nơi trưng bày tội ác Cộng Sản Việt Nam.

danoan    danoan

danoan    danoan

danoan    danoan    danoan

danoan    danoan

danoan    danoan

danoan    danoan

danoan    danoan

danoan    danoan

danoan    danoan

danoan    danoan

danoan    danoan

danoan    danoan

danoan    danoan

danoan    danoan

danoan    danoan

danoan    danoan

danoan    danoan

danoan    danoan

danoan    danoan

danoan    danoan

danoan    danoan

danoan    danoan

danoan    danoan

danoan

danoan    danoan

danoan

danoan

danoan    danoan

danoan

----------o0o------------
05 tháng chín, 2006
Dân Oan (CT28)
Lệ Trinh
Từ ít lâu nay, xuất hiện ở Việt Nam danh từ "dân oan" để nói đến những người dân đang khiếu kiện để đòi lại công bằng, công lý cho mình. Không phải chỉ có ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Hà Nội người ta mới gặp được dân oan. Ở khắp mọi nơi trên đất nước ta hiện nay, chỗ nào có cái gọi là "trụ sở tiếp công dân" đều thấy tụ tập hàng chục, hàng trăm dân oan. Họ ăn chực nằm chờ, năm này qua tháng kia, họ căng lều, căn bạt, người màn trời chiếu đất để nhất quyết đòi hỏi chính quyền giải quyết những nỗi oan khiên của họ. Dân oan đi khiếu kiện vì nghĩ rằng dưới chế độ CSVN, có thể có luật pháp. Dân nghĩ như vậy cũng có cơ sở vì CSVN tuyên bố xây dựng Nhà Nước pháp quyền, vì Quốc Hội đang sản xuất một rừng luật, vì CSVN đã mang pháp luật ra để dọa nạt dân, vì CSVN đã dùng pháp luật để "quy án, gán tội" cho dân dù có vi phạm hay không.
Nhưng, thật là tội nghiệp cho người dân thấp cổ bé miệng, bất lực trước cường quyền : Đi đòi công lý ở nơi không hề có công lý thì bao giờ đòi cho được ? Gần đây, theo báo CSVN, trong phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ Đạo Cải Cách Tư Pháp Trung Ương, "Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết yêu cầu các cơ quan tư pháp phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng hoạt động, cụ thể hóa chương trình cải cách tư pháp, loại bỏ "căn bệnh trầm kha" là thiếu và yếu trong đội ngũ cán bộ tư pháp". Sự kiện này chứng tỏ, ở nước ta, từ trước đến nay, không có một nền tư pháp công minh để phán quyết những vấn đề tranh tụng trong xã hội.
Trong quá khứ, nhất là vào thập niên 50 và 60, hình ảnh ghê rợn của những "tòa án nhân dân" với chức năng duy nhất là xử tội chết cho những người bị gán tội địa chủ. Đây là những cuộc đấu tố man rợ được gọi trá hình là "tòa án nhân dân". Nơi đây, thẩm phán thường là bọn cán bộ cộng sản, chữ quốc ngữ còn chưa biết đọc biết viết, nói gì đến trình độ về luật pháp; bị cáo không có quyền biện hộ, không có luật sư; xét xử không dựa trên luật pháp... Một nền tư pháp mà trong mấy chục năm trường không có một trường Đại Học Luật để giảng dậy, đào tạo luật sư thẩm phán. Sau khi chiếm được Miền Nam, CSVN đã đóng cửa trường Luật. Việc xét xử vẫn tiến hành như trong những năm đầu của chế độ. CSVN chỉ mới mở lại Khoa Luật từ sau "đổi mới", tức là từ non 20 năm nay. Trong khi đó, Nhà nước vẫn chưa có một hệ thống luật pháp đầy đủ trên giấy trắng mực đen. Tệ hại hơn nữa là luật viết một đàng, chính quyền áp dụng một nẻo gây ra tình trạng nhiều quyết định của chính quyền sai luật, đi ngược lại quy định của luật pháp. Nếu gọi tình trạng này là tình trạng luật rừng thì cũng không ngoa.
Điển hình, cứ đọc báo chí của đảng trong thời gian gần đây, sẽ thấy được tình trạng luật rừng này. Báo Người Lao Động, ngày 7/8/2006 đăng tin "20 năm vẫn chưa đòi được tiền thi hành án: Đội Thi hành án quận 5, TP HCM giữ của ông Trần Đăng Hưng 550.000 đồng từ năm 1986 đến nay chưa trả. Ông Hưng khiếu nại lên tòa án quận 5, nhận được câu trả lời, thẩm quyền giải quyết không phải của cơ quan này mà thuộc về Đội thi hành án quận 5. 20 năm qua, vụ việc vẫn chưa được giải quyết". Báo Lao Động ngày 22/12/2004 đưa tin "Thi hành án sai, dân phải chịu : Người dân tuân thủ các quy định của pháp luật thì mất nhà, bị thu hồi giấy tờ và chỉ biết gửi đơn khiếu nại đến các cấp các ngành, còn cơ quan nhà nước làm sai lại cố tình bắt dân phải chịu và đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên. Chuyện lạ này đang xảy ra tại Phòng Thi hành án tỉnh Bắc Giang". Tòa án Bắc Giang cũng là nơi hiện đang xảy ra vụ bắt các tu sĩ Phật Giáo, tra tấn dã man, nguỵ tạo nhân chứng, vật chứng để "quy án gán tội" ăn cắp tượng Phật cổ. Còn bao nhiêu trường hợp khác nữa, kể không hết... Tóm lại, từ các cơ quan gọi là Viện Kiểm Sát Nhân Dân đến các tòa án, đến những nhân sự trong ngành tư pháp của Việt Nam hiện nay đều mang tính chất biểu kiến với quốc tế, nhưng lại là nguồn gốc những vụ xử án oan sai, nhằm hành hạ, bóc lột lương dân vô tội.
Không phải ngẫu nhiên mà tự dưng ông chủ tịch nước mới ra lò Nguyễn Minh Triết đã chỉ thị phải "cải cách tư pháp" sau khi đưa ra nhận xét về ngành tư pháp là "yếu và thiếu". Chắc hẳn ông đã bị dân oan chặn xe đưa đơn khiếu kiện. Hai nhận xét của ông vừa đúng, vừa sai thực tế. Nếu ở từ cấp quận, huyện lên đến thị xã, thành phố, nơi nào cũng có tòa án, cũng có kiểm sát nhân dân thì đâu có thiếu. Nhân sự trong các cơ quan tư pháp vừa kể thì chưa trống chỗ đã có người chờ. Vậy nói thiếu như lời ông Triết thì không đúng. Còn nói tư pháp Việt Nam yếu cũng sai sự thật. Bạo lực của công an, của kiểm sát nhân dân, của cán bộ điều tra đâu có yếu ?
Có thể ông Triết muốn nói đến cái thiếu là thiếu những tòa án văn minh, trong sáng, xét xử công minh, thiếu những thẩm phán có trình độ và lương tâm xét xử. Thiếu hai thứ này thì thật đúng với thực tế. Có điều là không sao tìm được trong đảng CSVN những nhân sự như thế. Và toà án của nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam vẫn tiếp tục là những gánh hát xử theo luật rừng. Dân oan ngày càng đông.
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Dân oan Hưng Yên !!!
12/01/2009
Gần 2000 Dân Oan Tỉnh Hưng Yên Đi Bộ 40Km Kéo Lên Hà Nội Khiếu Kiện - Công An Đàn Áp Thẳng Tay: Một Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng Chết - 3 Bị Thương Phải Cấp Cứu!!!!
Vào lúc 8 giờ sáng ngày 8 tháng 01, 2009 - giờ Việt Nam, 2000 dân tỉnh Hưng Yên đã đi bộ 40 km từ Hưng Yên lên Hà Nội để khiếu kiện.
Khi đi, dân Hưng Yên mang theo một bà mẹ Việt Nam Anh Hùng đã bị công an Hưng Yên đánh trọng thương.
Đến văn phòng chính phủ sáng hôm nay thì theo lời dân oan Hưng Yên cho biết bà này đã chết. Dân oan Hưng Yên mang xác bà vào văn phòng chính phủ liền bị đàn áp.
Công an cảnh sát cơ động đã được trưng dụng để giải tán 2000 dân oan Hưng Yên. Các xe mang bảng số 31A-6425, 31A-4825, 31A-7547, 31A-6290 bắt dân lên xe và đẩy họ ra khỏi Hà Nội. Xe đưa họ ra ngoại thành cả chục km rồi bỏ ở ngoài đó.
Dân oan Hưng Yên cho biết lý do họ phải lên tận Hà Nội kêu oan vì chính quyền tỉnh Hưng Yên cưỡng chế đất đai của họ. Chính quyền Hưng Yên chỉ bồi thường cho dân có 100 ngàn đồng VN cho một m2 đất, trong khi đó thì cán bộ rao bán các mảnh đất này trên mạng là 6 triệu/m2!!!!! Xin mời quý bạn đọc theo dõi buổi nói chuyện của dân Hưng Yên tại chổ trong lúc công an đang săn đuổi!