|
Ông Đỗ Văn Đương, đại biểu Quốc hội TPHCM |
Có phải ông muốn nói doanh nghiệp thì nóng vội thu lời còn người dân thì "lực bất tòng tâm"?Để hoàn thiện một công trình thì không chỉ xin dự án cấp phép, rồi rất nhiều chi phí khác đội giá công trình lên cao. Họ buộc phải bán với giá cao. Nhưng vừa rồi do cơn bão giá, có những doanh nghiệp phải trả mỗi ngày hàng tỷ đồng tiền lãi. Thế thì không thể chịu nổi, buộc họ phải xả hàng. Không bán tháo trả nợ thì còn chìm ngập trong cái nợ đó dẫn đến vỡ nợ.
Nhu cầu nhà ở thì rất lớn nhưng lại mâu thuẫn với thu nhập của đa số người dân. Tôi năm nay đã hơn 50 tuổi, lại là cán bộ cấp cao, vậy mà đến tận bây giờ vẫn chưa có nhà để ở. Hiện tôi mới đang xây nhà mà phải xây ở một vùng quê rất xa thành phố.
Liệu người dân có được hưởng lợi từ thực tế đó?Theo tôi như thế nó mới trở về giá trị thực của thị trường. Chứ trước đây giá nhà đất bị làm giá quá nhiều, nó ăn vào tâm lý của đám đông tạo nên nhiều bức xúc. Ngay cả khi đó thì người dân vẫn chưa thể đủ tiền để mua được nhà.
Ông có "chia sẻ" với các doanh nghiệp vì "khó khăn" của họ? Mặc dù doanh nghiệp có kêu lỗ thì tôi vẫn tin rằng đó là mức giá đúng thực tế và dễ chấp nhận đối với người dân.
Vậy là đã đến lúc phải "siết" thị trường nhà đất?Thị trường nhà đất bị thao túng nghiêm trọng mà Nhà nước chưa thể quản lý được. Tới đây phải cương quyết kiểm tra để cắt bỏ tất cả các dự án xây dựng nhà ở không hiệu quả.
Buông lỏng quản lý để trục lợiÔng đánh giá thế nào về thực trạng quản lý và sử dụng đất hiện nay?Tình trạng lãng phí đất xảy ra ở nhiều nơi. Đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông nghiệp nông thôn. Nhất là đất nông nghiệp. Rất nhiều đất nông nghiệp bị lấy làm dự án. Nhưng cũng rất nhiều dự án lấy đất mà không làm trong khi đó dân thì không có đất để sản xuất.
Tôi đang thắc mắc xem nguyên nhân đó bắt đầu từ đâu?Cơ bản là do quản lý không tốt. Tiếp theo là sự nóng vội của một số chính quyền địa phương vì muốn chạy đua kêu gọi đầu tư. Đó chính là căn bệnh thành tích. Căn bệnh này khá phổ biến ở các địa phương. Và cũng không loại trừ một số trường hợp tiêu cực lợi dụng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để vơ vét trục lợi. Cho nên vấn đề đặt ra là Quốc hội phải tăng cường giám sát việc này để đảm bảo việc quản lý sử dụng đất có hiệu quả.
Nhưng vấn đề là nó lại liên quan đến quyền lợi của chính những người thực thi luật?Quyền lợi lúc bấy giờ phải xem lại, đó là quyền lợi được thực hiện trên cơ sở không có căn cứ và trái pháp luật, đó không phải là quyền lợi chính đáng. Không thể tiếp tục, nối tiếp mãi như vậy. Nói chung là tư tưởng chủ trương đúng nhưng chúng ta đi vào thực hiện lại không được, chưa nghiêm. Ở chỗ chưa có một cơ chế tổ chức và vận hành một cách thường xuyên, chưa có chế tài đủ mạnh để thực hiện những bước đột phá để chấm dứt tình trạng các dự án được cấp phép thiếu căn cứ.
Cậy tấm bê tông để có đất màu mỡQuốc hội đang thảo luận vấn đề làm thế nào để giữ được 3,8 triệu ha đất trồng lúa, quan điểm của ông thế nào?Theo tôi thì quan trọng không phải là bao nhiêu ha mà quan trọng nhất là chất lượng của 3,8 triệu ha này là gì. Chứ còn cũng là đất nông nghiệp nhưng có những vùng chỉ trồng được 1 vụ thôi, năng suất thấp thì cũng có thể chuyển đổi. Đất tốt là đất sử dụng được 2 vụ lúa trở lên, nhất là đất Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long thì phải giữ. Tôi cho rằng, cái đất sản xuất lúa mới là quan trọng, thứ hai là đất sản xuất cây công nghiệp, rồi mới tính đến đất cho các mục đích khác.
Vấn đề là phải giữ bằng cách nào chứ không thể hô hào suông, lấy số lượng làm thành tích?Đúng là như vậy. Phải giao trách nhiệm cụ thể cho những vùng nông thôn truyền thống như Thái Bình, Hải Dương, nơi có những mảnh đất đất màu mỡ nhất. Còn các vùng khác chủ yếu là đất đồi núi và đất chỉ trồng một vụ thôi thì phải rõ ra để quy trách nhiệm, đầu tư cho thỏa đáng.
Phải chăng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của ta còn thấp?Đúng, các đại hiểu Quốc hội cũng nói phải giám sát đầu tư công vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nông dân. Ví dụ như dồn điền đổi thửa, xây dựng kho tàng bến bãi, chế biến lương thực thực phẩm. Gạo của ta rất tốt nhưng công nghệ chế biến kém nên thua một số nước. Những cái này phải đầu tư đồng bộ thì mới giữ được đất nông nghiệp.
Vì sao lại phải giữ đất nông nghiệp trong khi ta có thể chuyển đổi nó để xây dựng các khu công nghiệp làm lợi hàng nghìn tỉ đồng thưa ông?Đất không thể tái sinh được. Bài học của nhiều nước sau giai đoạn phát triển quá độ đi lên đã phải trở lại dỡ tấm bê tông lên để lấy lại đất màu mỡ trồng cây. Hiện công nghiệp tiêu dùng là công nghiệp gây ô nhiễm và công nghiệp gây tai nạn. Gạo của Thái Lan đang bán với 18 triệu đồng/tấn, mà lâu dài tôi cho là nó phải lên đến 30 triệu đồng/tấn cũng thỏa đáng. Thế mạnh của ta là xuất khẩu nông nghiệp. Chứ hiện nay cái công nghiệp sản xuất xe máy ô tô, thế giới người ta cũng làm nhiều rồi. Rồi gia nhập WTO, mình nhập khẩu về giá rất rẻ, tại sao mình phải đầu tư cho nó mà không đầu tư vào thế mạnh của mình?
Xin cảm ơn ông!