Lũ cát đe dọa miền trung Việt NamRFA 14.11.2010Người dân tỉnh Phú Yên hết sức lo sợ khi các cơn lũ cát trong nhiều ngày qua tàn phá nhiều hộ gia đình cũng như vùi lấp hàng chục xóm nhà dân khiến họ không thể sinh hoạt được như bình thường. Các cơn mưa từ đầu nguồn là nguyên nhân dẫn đến sự cuốn theo hàng trăm khối cát phủ trắng nhiều làng mạc của xã An Hải huyện Tuy An tỉnh Phú Yên. 30 hộ gia đình tại đây đã bị ảnh hưởng nặng nề trong số gần ba trăm hộ sinh sống trong xã. Nhiều người cho biết họ sống tại đây gần cả đời nhưng chưa bao giờ thấy hiện tượng này xảy ra. Cát theo nước lũ tràn về một cách nhanh chóng và vùi lấp mọi thứ. Hàng chục con đường không còn thấy lối đi, mọi thứ bị chôn vùi dưới cát và chính quyền địa phương đã vận động hàng trăm thanh niên xung kích chặt cây chèn chống cũng như sử dụng nhiều bao tải chứa cát dựng thành vách ngăn để chống lại lũ cát trong thời gian tới. Ông chủ tịch UBND xã cho biết lũ cát đã lấp gần 1,000m3 cát xuống xóm Cát gây thiệt hại cho hơn một cây số đường xá nông thôn, vườn tược của người dân cũng bị cát phủ trắng xóa nhiều héc ta. |
THÔNG BÁO !
TM Ban Điều Hành Blog
14 November 2010
Lũ cát đe dọa miền trung Việt Nam
Quan điểm gây tranh cãi của học giả Trung Quốc về Việt Nam
Ngọc Trân, thông tín viên RFA2010-11-14Ngay khi Hội thảo Quốc tế về biển Đông đang diễn ra ở Việt Nam, hôm 11tháng 11, trang mạng Tuanvietnam cho đăng bài báo của phóng viên Huỳnh Phan, phỏng vấn Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh, một học giả Trung Quốc, thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. Photo courtesy of Đàn Chim Việt Ông Vương Hàn Lĩnh cũng đã có mặt tại Việt Nam tham dự Hội thảo Quốc tế Biển Đông tuần qua. Bài báo này sau khi đăng, không hiểu vì lý do gì đã bị trang mạng Tuanvietnam gỡ xuống, thế nhưng những câu trả lời của ông tiến sĩ họ Vương liên quan đến chủ quyền Việt Nam đã làm nóng các diễn đàn mạng. Không đàm phán song phương sẽ bị tấn công?Bài phỏng vấn TS Vương Hàn Lĩnh có tựa đề: "Tranh biện về Biển Đông với học giả Trung Quốc" được cho là phỏng vấn hồi tháng 8 tại TP HCM, bên lề một cuộc hội thảo quốc tế về khai thác chung nguồn năng lượng biển ở châu Á, đăng tải trên báo Tuanvietnam, đã làm nóng các diễn đàn mạng cũng như các tờ báo "lề trái". Khi được hỏi, vì sao Trung Quốc vẫn kiên trì với cách tiếp cận song phương đối với các tranh chấp trên Biển Đông, ông Vương Hàn Lĩnh trả lời rằng, đây là cách tốt nhất và do Việt Nam không thể tự lựa chọn được hàng xóm, cho nên nếu Việt Nam không lựa chọn cách giải quyết tranh chấp song phương, thì sẽ gặp rắc rối trong tương lai.
Ông Vương đã nói, nguyên văn như sau: "Tôi muốn nhắc lại nếu không chọn cách giải quyết như tôi vừa nêu (tức đàm phán song phương), các anh sẽ phải hứng chịu các xung đột bằng vũ lực, hoặc thậm chí chiến tranh". Không những lên tiếng đe dọa dùng vũ lực đối với Việt Nam, ông Vương còn cho rằng vùng biển rộng lớn mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên biển Đông đã thuộc Trung Quốc hơn hai ngàn năm nay. Khi được hỏi vì sao Trung Quốc đơn phương ra lệnh cấm bắt đánh cá vô lý trên biển Đông, ông Vương trả lời rằng:"Bởi vì chính phủ Trung Quốc cho rằng tất cả những quần đảo nằm trong đường chữ U chín đoạn (tức Đường Lưỡi Bò), là thuộc về Trung Quốc và Trung Quốc đã thực thi chủ quyền và quyền tài phán từ cách đây hơn hai ngàn năm". Một điều mà ông tiến sĩ họ Vương này đã làm cộng đồng cư dân mạng nóng lên trong mấy ngày qua, đó là ông nói rằng,"cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc". Nhân sĩ Việt phản đối Lên tiếng phản bác quan điểm của ông tiến sĩ Trung Quốc phải kể đến nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, hiện đang làm việc tại Đại học Mở TP.HCM.Trong bài viết đăng trên blog TS Nguyễn Xuân Diện, ông Phúc đã dẫn các tư liệu nói rõ, từ xưa Việt Nam đã từng phải "triều cống" Trung Quốc. Điều đó có nghĩa, Việt Nam là một nước độc lập, và là một nước nhỏ, vì muốn sống hòa bình, tồn tại bên cạnh nước lớn Trung Hoa, nên phải chấp nhận cống nạp, chứ Việt Nam chưa từng là "thuộc quốc" của Trung Quốc như tiến sĩ họ Vương đã nói. Một bài viết khác đăng trên blog này, GS Nguyễn Đăng Hưng cũng đã lên tiếng về những điều mà tiến sĩ Trung Quốc đã trả lời trên báo, như sau: "Thú thật, cả đời tôi chưa bao giờ nghe được những lời lẽ ngoại giao trịch thượng, ngạo mạn và ngang ngược như vậy! Sống trong thế kỷ 21 mà nghe họ tôi có cảm tưởng đang ở thời Trung cổ tại châu Âu hay thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu: Cá lớn nuốt cá bé, mạnh được yếu thua, lấy thịt đè người... Vậy mà Trung Quốc ngày nay, quá say sưa với những thành quả kinh tế, muốn trở thành siêu cường toàn cầu!"
Mới đây, LS Nguyễn Trọng Quyết, thuộc Văn phòng luật sư An Phước ở Hải Dương, đã có bức thư gửi Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, đăng trên blog nhà văn Phạm Viết Đào. Trong thư, ông Quyết đã phản bác lại điều mà ông tiến sĩ Trung Quốc cho rằng, đến năm 1885 Việt Nam vẫn là "thuộc quốc" của Trung Quốc. Ông Quyết đã viết, vào thời điểm năm 1885, vùng đất ở phía Bắc nước Việt ngày nay, đang nằm dưới quyền cai trị của người Mãn Châu, một dân tộc thiểu số tại Trung Quốc, chứ chẳng có đất nước nào được gọi là Trung Quốc thì làm sao ông tiến sĩ họ Vương cho rằng, đến năm 1885 Việt Nam vẫn là "thuộc quốc" của Trung Quốc? Ông Quyết viết tiếp trong bức thư của mình như sau:"Không rõ ông TS Vương Hàn Lĩnh có đọc sử không nhưng như Ngài (tức Đại sứ Tôn Quốc Tường) đã biết: vào năm 1789, Hoàng đế Quang Trung của đất nước chúng tôi đã đánh bại 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh, những người cai trị dân tộc Hán của Ngài khi đó; và nếu đất nước của Ngài có những nhà ngoại cảm giỏi thì chắc chắn sẽ tìm thấy hài cốt của tướng Sầm Nghi Đống ngay tại Gò Đống Đa Hà Nội, cách trụ sở Đại sứ quán của Ngài không xa". Rất nhiều Vương Hàn LĩnhCó lẽ không khó để tìm thấy trên mạng rất nhiều bài viết có quan điểm về Việt Nam và biển Đông của các học giả Trung Quốc như phát biểu của ông Vương Hàn Lĩnh. Trong các bài viết này, phía Trung Quốc đã đưa ra các tư liệu lịch sử không đúng sự thật, để chứng minh cho cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" của họ trên biển Đông. Trong số các học giả, phải kể đến nhà nghiên cứu Hàn Chấn Hoa, là tác giả của nhiều bài viết, sách vở, đã dẫn chứng sai bằng cách cắt ghép các đoạn văn từ nhiều nguồn khác nhau, nhằm chứng minh chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên biển Đông. Trong một bài viết đăng trên báo Asia Times hồi giữa tháng 7, ông Junbo đã viết: "Theo tài liệu Trung Quốc, người Trung Quốc phát hiện ra các đảo Nam Sa (tức Trường Sa) từ thời nhà Hán, cách nay khoảng 2.000 năm. Từ thời nhà Tống (960-1276), các quần đảo này thuộc quyền tài phán của Trung Quốc, trong khi thời nhà Nguyên (1279-1368) các quần đảo Nam Sa là một phần của đảo Hải Nam và do chính quyền trung ương quản lý". Ông Junbo nói rằng, Trung Quốc có chủ quyền trên biển Đông liên tục sau thời nhà Nguyên đến nhà Minh, nhà Thanh và các bản đồ chính thức của Trung Quốc đã được vẽ từ năm 1724 đến năm 1817, đã đánh dấu quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc, mà ông tiến sĩ này không hề đưa ra bất cứ tài liệu nào để chứng minh cho lập luận về chủ quyền lịch sử này. Chính phủ nên làm gì?Một số nhà nghiên cứu cho rằng, đã có nhiều học giả Trung Quốc đưa ra quan điểm, Việt Nam là "thuộc quốc" của Trung Quốc cho đến năm 1885, đây là thông tin rất nguy hiểm, dẫn đến việc Trung Quốc xem Việt Nam là vùng đất "nổi loạn" như Đài Loan hay Tây Tạng. Nếu Việt Nam xem mình là một nước độc lập từ lâu, mà không hề đưa ra quan điểm chính thống để phản bác các luận điểm không đúng của học giả Trung Quốc, trong tương lai không xa, có khả năng Trung Quốc sẽ "đòi thống nhất" với Việt Nam như họ đang làm với Đài Loan, Tây Tạng, và toàn bộ vùng biển Đông hiện đang gây tranh cãi.
Mặc dù các nhân sĩ người Việt đã có các bài viết phản bác quan điểm của Trung Quốc, thế nhưng đa số các tiếng nói này chỉ xuất hiện ở các diễn đàn mạng, các trang blog hoặc các website của người Việt hải ngoại. Rất ít bài phản biện mang tính khoa học, phản bác các quan điểm ngụy biện của Trung Quốc trên các tờ báo chính thống của đảng và nhà nước Việt Nam. Để kết thúc, chúng tôi xin mượn lời của GS Lê Xuân Khoa, một học giả ở Hoa Kỳ đã phát biểu như sau: "Trước thái độ ngang ngược và lấn tới của Trung Quốc, những khẩu hiệu 'bốn tốt' và 'mười sáu chữ vàng' đã trở thành trò hề, và nguy cơ mất nước đã trở nên quá hiển nhiên. Đảng và Nhà Nước cần phải thay đổi chính sách lệ thuộc đối với Trung Quốc, thay đổi chính sách đối nội tức là từ bỏ chế độ độc tài toàn trị và thực hiện tiến trình dân chủ hóa. Liệu Đảng và Nhà nước có đủ quyết tâm và dũng cảm chấp nhận thách thức này và biến nó thành cơ hội để cứu nước và tự cứu mình hay không?" Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved. |
20.000 tỉ đồng chống ngập cho TP.HCM
Mọi sinh hoạt bị đảo lộn do triều cường - Ảnh: Diệp Đức Minh |
Từ năm 2004 đến nay, đỉnh triều cao nhất của TP.HCM liên tục tăng qua các năm. Theo số liệu từ Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, đỉnh triều cường năm 2006 tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) đạt mức lịch sử là 1,47m. Những năm sau đó, đỉnh triều liên tục đạt kỷ lục mới là 1,49m (2007), 1,55m (2008) rồi 1,56m (2009). Năm nay, đỉnh triều vào chiều tối 6 và 7.11 vừa qua đã ở mức 1,55m. Ngoài ra, trong những năm gần đây, khoảng gần 40% các đợt triều cường trùng với lúc có xảy ra mưa lớn với lượng mưa trên địa bàn TP.HCM từ 30 mm trở lên. Đặc biệt, đợt triều cường trong thời gian từ 28.10 - 2.11 vừa qua, lẽ ra nước triều thấp nhưng ngược lại nước vẫn dâng cao.
TP.HCM cần phải chú ý gia tăng tỷ lệ ao hồ dành cho thoát nước. Có thể ở những khu vực bình thường khi quy hoạch chỉ cần đảm bảo 17% diện tích ao hồ để trữ nước, nhưng ở khu vực như phía nam TP thì cần quy định gia tăng tỷ lệ diện tích trữ, thoát nước - Ông Nguyễn Ngọc Anh - quyền Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam |
Giải pháp cấp bách
Phó giám đốc thường trực Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM (Trung tâm chống ngập) - ông Nguyễn Ngọc Công cho biết, về các giải pháp cấp bách, đối với những vùng ven bị ảnh hưởng của triều cường, phương án thi công đê bao định hình bằng bê tông ven các con rạch nhỏ đã tỏ ra hiệu quả so với đê bao bằng đất (hằng năm phải tốn khoảng 10 tỉ đồng để duy tu, lại thường hay bị vỡ khi triều cường dâng cao). Tuy nhiên, trong 2 năm triển khai thực hiện, tiến độ xây dựng các công trình đê bao bê tông (giao cho quận, huyện làm chủ đầu tư) vẫn còn khá chậm và không đồng bộ. Mới đây còn có một giải pháp công nghệ mới là gia cố bờ rạch bằng cừ nhựa, đã được ứng dụng thử nghiệm tại rạch Gò Dưa, rất hiệu quả.
Đối với khu vực nội thành, giải pháp cấp bách đã và đang áp dụng là lắp van một chiều để ngăn triều cường tại các miệng cống xả. Các van này tự động đóng lại khi triều cường lên và tự động mở ra khi triều rút. Tính từ khi bắt đầu vào tháng 10.2008 đến nay, đã có 319 van một chiều được lắp. Hiệu quả giảm ngập rất rõ. Nếu như vào năm 2007, khu vực nội thành có 92 điểm ngập do triều cường, lúc đó đỉnh triều chỉ có 1,47m, thì vào chiều tối 8.11 vừa qua, đỉnh triều 1,50m mà chỉ ngập có 12 tuyến đường và sáng 9.11 chỉ còn ngập 7 tuyến đường khi đỉnh triều ở mức 1,49m. Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, Trung tâm chống ngập sẽ lắp thêm 131 van nữa, trên khu vực các quận 1, 5, 7 và H.Nhà Bè.
Tuy nhiên, ông Công cho biết, một số nơi đã lắp van ngăn triều, nhưng vẫn bị ngập. Ngoại trừ do có mưa lớn trùng thời điểm triều cường, còn có nguyên nhân khác là thời điểm lắp van, đỉnh triều cường chỉ 1,45m (nay đã là 1,55 -1,56m), nên ở những vùng thấp, bờ kênh thấp hơn đỉnh triều, dẫn đến nước tràn bờ, điển hình là khu vực đường Bùi Hữu Nghĩa (Q.Bình Thạnh), Mễ Cốc (Q.8). Ngoài ra, còn do tình trạng xả rác xuống kênh rạch, dẫn đến kẹt van, không tự động đóng lại được. Bên cạnh đó, nhiều nơi nhà dân xây cất lấn chiếm kênh rạch, thậm chí xây nhà ngay trên miệng cống thoát nước, nên không thể lắp van ngăn triều. Ngoài ra, UBND TP cũng đã chỉ đạo tiến hành nạo vét ngay các kênh rạch như Tàu Hũ - Bến Nghé, kênh Đôi, kênh Tẻ...
Xây dựng tuyến đê bao khép kín
TP.HCM chuẩn bị xây dựng hệ thống cống kiểm soát triều cùng với tuyến đê bao khép kín. Theo kế hoạch, sẽ có 12 cống kiểm soát triều tại cửa các sông, kênh, rạch cùng tuyến đê bao dài khoảng 172 km từ Bến Súc (Củ Chi) đến giáp ranh với tỉnh Long An. Riêng khu vực trung tâm TP sẽ có 7 cống kiểm soát triều được xây dựng tại các cửa sông, kênh, rạch, gồm: Nhiêu Lộc - Thị Nghè, sông Kinh, kênh Tẻ (Tân Thuận), sông Phú Xuân, sông Vàm Thuật, rạch Tra, rạch Bến Nghé, cùng với đoạn đê bao dài 44 km bờ hữu sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến kinh Lộ.
Theo kế hoạch, cống kiểm soát triều kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sẽ được xây dựng đầu tiên, với quy mô rộng 58m, có hệ thống máy bơm công suất 45 m3/giây, dự kiến khởi công trong thời gian từ ngày 25 - 30.11 tới, hoàn thành vào quý 1/2012, nhưng đến khoảng tháng 7, tháng 8.2011 là sẽ phát huy tác dụng chống ngập cho lưu vực rộng khoảng 350 ha, chủ yếu là các điểm ngập ở vùng ven rạch Xuyên Tâm, rạch Cầu Sơn, rạch Cầu Bông và rạch Văn Thánh thuộc Q.Bình Thạnh và một phần Q.1, Q.Phú Nhuận. Các cống còn lại sẽ lần lượt thi công từ năm 2011, đến năm 2015 hoàn thành. Tuyến đê bao cũng được thi công song song đó, dự kiến đến năm 2016 sẽ hoàn thành. Tổng mức đầu tư cho toàn bộ các công trình chống ngập do triều cường và mưa trên địa bàn TP, ước tính khoảng 20.000 tỉ đồng - ông Công cho biết. "Qua công trình đầu tiên là cống kiểm soát triều Nhiêu Lộc - Thị Nghè, chúng tôi sẽ chứng minh và chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của nó" - ông Công quả quyết. Trên thực tế, cống ngăn triều Bình Triệu ở cạnh cầu Bình Triệu (Q.Bình Thạnh) đã mang lại hiệu quả chống ngập cho khu vực đường Đinh Bộ Lĩnh, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Xí, Bùi Đình Túy, cư xá Chu Văn An,... của Q.Bình Thạnh.
Triều cường tại TP.HCM xấp xỉ mức lịch sử Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn TP.HCM cho biết, mực nước trên sông Sài Gòn đã đạt đỉnh cao nhất trong đợt triều này tại các trạm: Phú An (TP.HCM) là 1,55m (lúc 17 giờ ngày 6 và lúc 18 giờ ngày 7.11) - xấp xỉ mức lịch sử 1,56m vào tối 4.11.2009; Nhà Bè là 1,54m (lúc 17 giờ 30 ngày 7.11), Thủ Dầu Một (Bình Dương) là 1,39m (lúc 20 giờ ngày 7.11). Sau khi đạt đỉnh, mực nước vùng hạ lưu sông Sài Gòn và hệ thống kênh rạch TP.HCM đã và đang xuống dần, cụ thể tại trạm Phú An là 1,49m (lúc 19 giờ ngày 8.11) xấp xỉ báo động III và 1,43m (lúc 5 giờ ngày 9.11). Dự báo ngày 10.11, mực nước trạm Phú An vẫn duy trì ở mức cao trên báo động II (1,40m), riêng trạm Thủ Dầu Một trên báo động III. Ngày 9.11, mực nước tại các hồ chứa có dung tích lớn tại thượng lưu (Dầu Tiếng là 22,72m, Thác Mơ là 207,80m, Trị An là 54,62m) - hiện còn rất thấp so với mực nước dâng bình thường.
M.Vọng |
Mai Vọng - Nguyễn Đình Mười
Cần chuyển tư duy quản dân sang hầu dân
Đại biểu Hồ Thị Thu Hằng - Ảnh: Ngọc Thắng |
Theo ĐB Phạm Thị Hải (Đồng Nai), báo cáo của Chính phủ cho thấy 10 năm qua quá trình cải cách TTHC của các bộ, ngành, địa phương đã có bước chuyển và đạt được những thành tựu khả quan, nhưng nếu nhìn từ góc độ trách nhiệm với nhân dân, đặc biệt từ góc độ "vì dân phục vụ" là chưa đạt. "Khi giám sát tại địa phương người dân vẫn kêu là rất cực khổ, rất sợ khi phải đến các cơ quan nhà nước để xin giấy chứng nhận chủ quyền đất, xin giấy phép xây dựng nhà ở, xin vay vốn, xin cấp phép kinh doanh. Người dân phải đi lại rất nhiều lần đến rất nhiều cơ quan. Mỗi lần đến là một lần chờ đợi, chờ được nhận hồ sơ, chờ được cấp giấy hẹn, chờ đến hẹn theo luật định, chờ được nộp giấy đóng thuế, chờ nộp thuế, chờ nhận kết quả", ĐB Hải dẫn chứng và cho biết đó "không phải là chuyện cá lẻ".
Hầu dân về mặt chính sách, pháp luật theo tinh thần chính quyền là công bộc của dân như Bác Hồ vẫn thường nhấn mạnh - Đại biểu Hồ Thị Thu Hằng - Vĩnh Long |
Đặc biệt, ĐB này đồng tình với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2010, ý kiến thảo luận của các ĐBQH tại hội trường về việc "người dân, doanh nghiệp (DN) sẵn sàng đưa hối lộ để được việc và cán bộ công chức (CBCC) cũng sẵn sàng nhận tiền hoặc gợi ý đưa tiền để thực hiện nhiệm vụ, xem đó như là một TTHC trong quy trình cải cách TTHC". "Sự phục vụ tận tụy của những "đầy tớ nhân dân" theo ý kiến của cử tri vẫn còn rất dài và rất xa trong tiến trình cải cách TTHC", ĐB Hải nhấn mạnh.
Có rất nhiều nguyên nhân mà theo ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng), một trong những tồn tại của cải cách TTHC xuất phát từ trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ban, ngành, địa phương chưa được nhấn mạnh và tập trung làm rõ. Còn theo ĐB Nguyễn Ngọc Minh (Ninh Thuận), nguyên nhân dẫn tới bức xúc của người dân và DN khi có chuyện đến cơ quan công quyền là do TTHC được ban hành "thông thường xuất phát từ nhu cầu quản lý sao cho thuận lợi của cơ quan công quyền, chứ ít nghĩ đến quyền lợi của người dân hoặc đối tượng có liên quan". ĐB Lý Kiều Vân (Quảng Trị) cho rằng, nguyên nhân lớn nhất dẫn tới những bất cập, khó khăn trong hạn chế cải cách TTHC là ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ của CBCC.
Người dân vẫn kêu là rất cực khổ, rất sợ khi phải đến các cơ quan nhà nước - Đại biểuPhạm Thị Hải - Đồng Nai |
Thăm dò chỉ số hài lòng của người dân
Theo ĐB Trần Thị Lộc (Bắc Kạn), để thực hiện tốt cải cách TTHC, điều quan trọng không chỉ là việc thực hiện pháp luật về lĩnh vực này "mà phải thực hiện tốt cơ chế giám sát việc thực thi công vụ của họ, xử lý nghiêm minh các hành vi nhận và môi giới hối lộ đối với CBCC, viên chức thực thi các TTHC". Cùng với đó là tổ chức nghiên cứu triển khai chế độ tiền lương cạnh tranh, cải thiện đời sống CBCC; sửa đổi Luật CBCC theo hướng tạo cơ chế cạnh tranh trong CBCC và "tạo cơ chế giám sát lẫn nhau trong đội ngũ này".
Cũng bàn về vấn đề này, ĐB Phạm Phương Thảo (TP.HCM) cho rằng, trong quá trình cải cách TTHC, "trách nhiệm thái độ phục vụ của công chức có tiến bộ, có thêm nụ cười, nhưng không ít CBCC còn sợ trách nhiệm, còn rơi rớt tình trạng ba không: không cười, không giải thích, nói với dân không chủ ngữ. Kể cả dân còn kêu là còn ba khó: cửa khó vào, người khó gặp, vẻ mặt khó coi". Để chấn chỉnh, bà Thảo kiến nghị cần thí điểm thi tuyển, cạnh tranh công khai một số chức danh, đổi mới cách đánh giá công chức làm sao cho sát, đúng, có chính sách thu hút nhân tài và tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công, dịch vụ công. Đặc biệt, thường xuyên khảo sát, thăm dò chỉ số hài lòng của người dân về kết quả cải cách TTHC.
ĐB Bùi Thị Hòa (Đắk Nông) cũng đồng tình nhận định "yếu tố con người phải được đặc biệt quan tâm trong cải cách TTHC" và cho rằng "cần minh bạch các quy định về trách nhiệm, thẩm quyền của đội ngũ CBCC để nhân dân giám sát. Kiên quyết xử lý CBCC có hành vi nhũng nhiễu phiền hà nhân dân".
Liều thuốc mạnh cho vấn đề này, theo ĐB Hồ Thị Thu Hằng (Vĩnh Long) là "trước hết cần đổi mới một cách cơ bản về tư duy, chuyển từ quản dân là chính sang hầu dân là chính. Hầu dân về mặt chính sách, pháp luật theo tinh thần chính quyền là công bộc của dân như Bác Hồ vẫn thường nhấn mạnh". Cũng theo ĐB này, chính quyền là của dân, do dân bầu ra và nuôi dưỡng bằng sự góp công, góp sức, góp của của người dân thì phải phục vụ tận tụy người dân.
Trước đa số kiến nghị của ĐBQH về việc ra Nghị quyết chuyên đề về giám sát cải cách TTHC, Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu, khi kết luận phiên thảo luận, cho biết Ủy ban TVQH sẽ chỉ đạo các cơ quan hữu quan nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị quyết của QH về vấn đề này và trình QH xem xét thông qua tại một phiên họp khác trong kỳ họp thứ 8.
Nguyệt Minh
Rơi xuống hố nước ở trường, một học sinh tử nạn
Phải một giờ sau, giáo viên của trường mới phát hiện, tổ chức sơ cứu tại chỗ nhưng không được và ngay sau đó đưa nạn nhân đến bệnh viện, nhưng do bị ngạt nước quá lâu nên cháu Lâm đã tử vong.
Theo Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 Hòa Tân Đông - ông Võ Ngọc Phúc, hố nước mà cháu Lâm rơi xuống thiệt mạng do Ủy ban Nhân dân xã Hòa Tân Đông đào để lấy đất làm đường vào khoảng năm 2002-2003.
Tuy nhà trường và người dân nhiều lần đề nghị lấp hố này nhưng chính quyền xã vẫn không thực hiện. Đợt mưa lũ vừa qua làm cho nước trong hố lên đến 1,5m, quá sâu so với học sinh lớp 1.
Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng xác định rõ trách nhiệm những bên liên quan đến cái chết của em Lâm nhằm tránh những trường hợp thương tâm tương tự có thể xảy ra.
ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỊ THU HẸP: Mối lo về an ninh lương thực
Thứ Sáu, 12.11.2010 | 08:08 (GMT + 7)
(LĐ) - Thái Nguyên đang đứng trước ngưỡng cửa một đại công trường công nghiệp trải rộng trên nhiều huyện, thành, thị.
Đất nông nghiệp bị thu hẹp: Mối lo về an ninh lương thực
Mối lo về an ninh lương thực
Được trải thảm đỏ, nhà đầu tư hướng đến nơi có nhiều đất nông nghiệp để tiết kiệm chi phí đền bù. Còn người nông dân bị thu hồi đất thì đặt hàng loạt câu hỏi về tương lai nhưng chưa có lời giải đáp.
Đất ruộng giá rẻ ở KCN Nam Phổ Yên được các nhà đầu tư ưa thích hơn đất gò đồi thổ cư ở Tây Phổ Yên. Ảnh: vinh hải |
Lấp ruộng vì rẻ!
Cty Vinaxuki được chấp thuận đầu tư tại hai địa điểm là KCN Tây Phổ Yên và Nam Phổ Yên (huyện Phổ Yên). Địa thế hai KCN này hoàn toàn khác nhau, KCN Tây Phổ Yên có đến 82% diện tích gò đồi nằm sâu trong huyện, còn KCN Nam Phổ Yên nằm sát QL3 có đến 47% diện tích là đất nông nghiệp, trong đó 4% diện tích lúa hai vụ. Hai năm trước, Vinaxuki được kỳ vọng là nhà đầu tư đi tiên phong xây dựng nhà máy ở nơi đất gò đồi, không phải thu hồi nhiều đất ruộng. Nhưng thực tế, giá đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) dành cho đất nông nghiệp thấp hơn đất thổ cư.
Ở thời điểm năm 2008, giá bồi thường một sào ruộng từ 30 - 35 triệu đồng, 1ha khoảng 1 tỉ đồng; nhưng giá bồi thường đất thổ cư, công trình xây dựng, cây trồng lâu năm, ...cho mỗi hộ gia đình có khoảng 1.000m2 cũng lên đến chừng ấy tiền. Vì vậy, DN đã chọn phương án "đổ đất lấp ruộng": Nhà xưởng tại KCN Nam Phổ Yên đang hoàn tất, còn ở Tây Phổ Yên cho đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì.
Đừng để "nhà giàu thất nghiệp"
Dự án Trường ĐH Việt Bắc tại xã Đồng Bẩm, TP.Thái Nguyên, cũng bởi "chồng" lên đất nông nghiệp nên đang gặp nhiều khó khăn do dân chưa thông. Trong một buổi tiếp xúc với lãnh đạo tỉnh về dự án, người dân có đất bị thu hồi đều bày tỏ sự ủng hộ đối với chủ trương xây dựng trường ĐH, nhưng đều lo lắng với tương lai bấp bênh sau khi không còn đất sản xuất. Trước đó, người dân nơi đây đã ngỡ ngàng khi Dự án ĐH Việt Bắc được điều chỉnh từ xã Quyết Thắng "nhảy" sang 35ha trên cánh đồng rau màu mỡ của xã Đồng Bẩm. Lấy đất ruộng, chủ đầu tư dự án từng quả quyết: "Sẽ nhận lao động bị thu hồi đất vào làm việc; bên cạnh đó người dân sẽ có thu nhập bằng việc bán cơm, trà đá, xây nhà cho thuê..." (!?).
Vì thế, mâu thuẫn giữa nông dân và chủ đầu tư đã nảy sinh, ngày khởi công dự kiến là 1.10 đã phải dời lại vô thời hạn do sự phản đối quyết liệt của người dân.
Hàng loạt dự án đã và sẽ được triển khai thực hiện như: KCN Sông Công 2, KCN Nam Phổ Yên, tổ hợp KCN Yên Bình, KCN Điềm Thụy... cùng trên 20 cụm công nghiệp ở khắp các huyện, thành, thị. Chỉ tính quy hoạch các KCN đã được phê duyệt, trên 1.400ha cần thu hồi, trong đó có nhiều đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến khoảng 12 nghìn hộ dân. Một số dự án trọng điểm cũng chiếm phần không nhỏ đất nông nghiệp, đơn cử như "siêu dự án" Núi Pháo sẽ thu hồi khoảng 605ha đất nông nghiệp. Nhiều dự án được cấp phép nhưng vẫn im lìm hoặc triển khai rất chậm, như Cụm công nghiệp Nam Hòa (huyện Đồng Hỷ) đã "treo" 2 năm, khiến người dân gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Bên cạnh "thảm đỏ" dành cho NĐT, tỉnh Thái Nguyên nên triển khai đồng bộ, hiệu quả đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho người nông dân bị thu hồi đất. Đừng để xảy ra cảnh "nhà giàu thất nghiệp" khi cơn lốc công nghiệp, đô thị hóa tràn qua.
Vinh Hải
Quảng Ngãi: Mưa dữ dội, nước dâng cao từng giờ
14/11/2010 17:53:45 - Mưa lớn kéo dài trong 2 ngày (13 và 14/11) khiến mực nước trên các sông ở Quảng Ngãi vượt mức báo động 3, tỉnh Quảng Ngãi lại hứng đợt lũ mới vô cùng nguy hiểm. Từ đêm 13 đến đầu giờ chiều ngày 14/11, với lượng mưa đo được từ 100-200mm, riêng tại huyện miền núi như Trà Bồng, lượng mưa ước trên 220mm. Mưa lớn kéo dài đã nhấn chìm hàng trăm khu dân cư trong tỉnh và nhiều tuyến đường nội thành Quảng Ngãi. Theo thống kê thiệt hại, đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có 2 người chết; trên 500 ngôi nhà đã bị sập, tốc mái, hư hỏng; hơn 400ha hoa màu bị hư hại; gây sạt lở và ách tắc, cô lập nhiều xã miền núi. Tổng thiệt hại khoảng gần 5 tỷ đồng.
Tại các khu vực ven sông Trà Câu (huyện Đức Phổ), nước lũ cũng gây ngập nặng. Hiện, nước lũ đã phong tỏa tuyến Quốc lộ 1A, đoạn qua khu vực cầu Cháy, xã Bình Hiệp, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) gây nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại. Trên tuyến tỉnh lộ 621 thuộc huyện Bình Sơn cũng bị nước lũ chia cắt. Tuyến Quốc lộ 24B nước chảy xiết nên tất cả các phương tiện đều không qua lại được (nặng nhất là tại khu vực bãi tràn của cầu Khê Hòa, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh). Theo tin từ UBND xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, trong ngày 14/11, tại thôn Phước Thiện đã bị nước dâng cao gây chia cắt. Nước chảy xiết cũng đã làm sập nhà của người dân ở thôn Phước Thiện.
UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã lập đoàn công tác về các địa phương chỉ đạo việc di dời dân. Tại huyện Bình Sơn, 70 hộ dân với khoảng 350 nhân khẩu ở xóm Châu An, xã Bình Châu đang được UBND xã Bình Châu chỉ đạo di dời khẩn cấp ra khỏi khu vực để đưa đến xã Tịnh Hoà, huyện Sơn Tịnh để tránh lũ. Đến 17 giờ chiều nay (14/11), công tác di dời số dân này đang được tiến hành khẩn trương. Dự kiến trong và giờ tới, xã Bình Châu sẽ di dời xong các hộ dân này đến nơi ở an toàn. Hiện nước lũ đổ về đã gây cô lập toàn bộ xóm Châu An. Trong khi đó, tuyến đường Quốc lộ 24B, đoạn qua xã Tịnh Hoà, huyện Sơn Tịnh nước lũ đổ về cuồn cuộn gây cô lập, xe cộ không qua lại được. Theo báo cáo của nhiều địa phương ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh,... mưa lũ đã làm ngập nhà dân làm ngập ướt gạo, đồ dùng dự trữ trong nhà của hàng trăm hộ dân nên cuộc sống đang rất khó khăn.Quảng Ngãi Quảng Ngãi: Tạm dừng lưu thông qua Quốc lộ 1A Vào khoảng 13h40 chiều nay (14/11), do nước lũ tràn về nên đoạn Quốc lộ 1A, đoạn đi qua 2 xã Bình Hiệp và Bình Nguyên, huyện Bình Sơn bị ngập sâu từ 1-,15m, nước chảy rất xiết. Vì thế để đảm bảo an toàn, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo cho lực lượng CSGT tỉnh chốt chặn, tạm dừng không cho tất cả phương tiện lưu thông qua lại cho đến khi nước rút. Dự kiến nhanh nhất là đến ngày mai 15/11, Quốc lộ 1A mới có thể thông xe.
Cũng tại buổi họp khẩn cấp với các cấp ngành vào chiều tối cùng ngày, ông Trương Ngọc Nhi, Phó chủ tịch UBND, kiêm Trưởng Ban phòng chống Lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo cho các địa phương khẩn trương di dời các hộ dân vùng ngập lũ, có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn; chuẩn bị lương thực và nước uống để cấp cho hành khách trong trường hợp bị kẹt xe kéo dài. Được biết vào sáng nay, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã lập 6 đoàn công tác đi về các địa phương để kiểm tra tình hình chống mưa lũ. Theo đó đến tối hôm nay, Quảng Ngãi đã di dời gần 460 hộ dân, trong đó nhiều nhất là huyện Bình Sơn 270 hộ, Trà Bồng 150 hộ… Mưa lũ đã làm ngập tắc trên 20 đoạn giao thông, trong đó có nơi nước ngập kéo dài trên 2km, gây cô lập hàng trăm khu dân cư. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn của tỉnh, thì đến khoảng 22 giờ đêm nay, nước lũ tại các sông Quảng Ngãi gồm: Trà Khúc, TP Quảng Ngãi; Trà Bồng, huyện Bình Sơn; Trà Câu, huyện Đức Phổ và Sông Vệ, huyện Tư Nghĩa mới đạt đỉnh. Riêng tại khu vực sông Trà Bồng có nhiều khả năng sẽ cao hơn mức lũ lịch sử năm 2009. * Tiếp tục cập nhật... Sỹ Phượng - H.O |
Chia sẻ của người cung cấp suất ăn cho trường tiểu học
Thưa quý vị độc giả, tôi chính là người từng cung cấp suất ăn cho một số trường tiểu học và tôi cũng quen biết nhiều cơ sở đã và đang làm việc này, rất hiếm suất ăn của các cháu có giá trị bằng số tiền phụ huynh nộp vào.
> Suất ăn cho con học bán trú - trông thấy mà đau lòng
Các nhà cung cấp như chúng tôi ăn lãi rất ít, một suất 15.000 đồng thì cũng chỉ lãi được 2.000 đồng. Bởi chúng tôi bán số lượng lớn (hơn 1000 suất / ngày), và cũng cần phải cạnh tranh giữ mối làm ăn nên không dám lãi nhiều. Hiện nay tôi đã chuyển sang làm việc khác nên cũng không có gì phải che giấu quý vị những "bí mật nghề nghiệp" của chúng tôi.
Cũng giống như nhiều công ty dược phải trích hoa hồng cho bác sĩ để bán thuốc hay các công ty vật tư y tế trích hoa hồng cho viện trưởng, viện phó để giữ mối bán hàng vào bệnh viện. Chúng tôi, các nhà cung cấp suất ăn cũng phải cạnh tranh khốc liệt mức % hoa hồng chi cho hiệu trưởng. Nhà cung cấp nào "cắt máu" cao hơn sẽ được hiệu trưởng lựa chọn, nhưng cũng phải có họ hàng hoặc có quan hệ dây dưa quen biết nữa. Nhiều khi chỉ chênh nhau 500 đồng đã mất mối rồi. Vì thế chúng tôi phải chi tối đa mức có thể cho hiệu trưởng thì mới bán được hàng.
Nếu không phải cạnh tranh % hoa hồng cho hiệu trưởng thì suất cơm chúng tôi bán ra cho các cháu với giá 15.000 đồng rất ngon. Bao giờ cũng có 3 món ăn và 1 món tráng miệng: món thịt hoặc cá, món chiên hoặc xào (khoai tây, ngô, trứng) và món canh rau nấu và món tráng miệng.
Ví dụ khi chúng tôi làm suất ăn 15.000 đồng cho một trường tiểu học dân lập cao cấp (hiệu trưởng không lấy hoa hồng) như sau: một muỗng thịt bằm sốt cà chua (5.000 đồng), trứng cuộn chiên (2.500 đồng) có hôm là khoai tây chiên, ngô ngọt chiên giòn…, canh 2.000 đồng (canh ngon đấy ạ, vì nấu nhiều nên tính ra cũng rẻ, các cháu được ăn canh cua mồng tơi, canh rau ngót thịt băm, canh đậu phụ, canh cải nấu tôm, canh xương thập cẩm…) và 1 miếng dưa hấu tráng miệng hoặc chuối, quýt (1.500 đồng) và 2 lưng bát cơm (2.000 đồng). Tổng cộng là 13.000 đồng, thay đổi món ăn thì giá tiền chênh lệch giữa các món nhưng vẫn trong phạm vi số tiền này. Chúng tôi lãi 2.000 đồng /suất. Và như vậy, giá mỗi suất ăn là 15.000 đồng.
Còn khi phải trích hoa hồng cho hiệu trưởng 5000 đồng / suất, chúng tôi đành cắt bớt khẩu phần mỗi suất chỉ còn : Cơm 1.500 đồng (mua gạo xấu đi), tráng miệng 1.000 đồng, canh 1.500 đồng và món mặn 4.000 đồng (thịt, cá, trứng) – không có món chiên, xào. Tổng cộng là 8.000 đồng, chúng tôi vẫn ăn lãi 2.000 đồng. Và như vậy, mỗi suất ăn này có giá 10.000 đồng.
Nạn ăn chặn tiền cơm chủ yếu xảy ra ở trường công lập, các bạn cứ bảo con chụp ảnh suất ăn giống Bella sẽ rõ. Có lẽ tại trường công có sẵn học sinh, không phải cạnh tranh "danh tiếng" và có những hiệu trưởng khi còn đương chức tranh thủ kiếm chác trên mọi cơ hội.
Ban đầu chúng tôi "cắt" cho một vị hiệu trưởng 2.500 đồng, được mấy tháng bà hiệu trưởng gọi đến nói "nhà cung cấp X trả chị 5.500 đồng cơ đấy. Nếu bên em không trích được 5.000 đồng thì hết tháng này chị chuyển sang bên kia, chị còn phải chi phí nhiều khoản lắm, em tính toán cho chị… ". Đấy, nếu quý vị là tôi quý vị sẽ làm gì? Từ chối để mất mối làm ăn hay đành phải chiều theo ý của hiệu trưởng ? Không những trích % hoa hồng trên từng suất ăn chúng tôi còn phải chiều chuộng hiệu trưởng, các ngày lễ tết có quà cáp, phong bì.
Nhìn vào suất ăn trong ảnh của bạn Bella đăng lên mà tôi cảm thấy phẫn uất, đau xót. Suất cơm ấy so với giá chợ ngày hôm nay chỉ đáng giá 7.000 đồng + 2.000 đồng tiền lãi của nhà cung cấp, cứ cho hẳn là giá tổng cộng là 10.000 đồng/ suất. So với giá tiền phụ huynh đã nộp 16.000 đồng/suất thì số tiền bị ăn chặn trên mỗi bữa ăn của các cháu là quá lớn. Họ dùng tiền ăn chặn này để nuôi con mình ư ? Hay để làm giàu, mua xe, mua nhà, mua chức, mua quan ? Hay để mua thức ăn ngon, mua quần áo hàng hiệu cho ra đẳng cấp cao sang ? Tôi được nghe ở đâu đó câu này "quả báo không phải không đến mà là chưa đến".
Nhìn vào suất ăn của các cháu sao mà thương tâm đến thế!
Nga Nga
Bữa ăn trưa của học sinh các nước châu Á
Tôi xem rất kỹ bức ảnh trong bài viết của chị Bella và đọc tất cả các bình luận của bạn đọc về bữa ăn ở trường học bán trú. Theo tôi vấn đề lớn nhất ở đây không phải là số lượng thức ăn mà là bữa ăn trường dành cho các cháu quá nghèo dưỡng chất.
> Suất ăn cho con học bán trú - trông thấy mà đau lòng
Cả 3 ngày liền ở trường con chị Bella đều ăn thịt, rau và tráng miệng bằng một quả chuối. Với một bữa ăn lặp lại nhiều ngày như vậy không thể đảm bảo cho các cháu sức khỏe để học tập tốt và phát triển thể chất. Xin chia sẻ với các anh chị một số hình ảnh tôi sưu tầm được về bữa ăn tại trường của học sinh một số nước châu Á, để tiện so sánh.
Bữa trưa tại một trường ở Hàn Quốc: cơm, kim chi, thịt lợn, rau trộn, canh đậu phụ với bầu, một hũ sữa chua |
Ở Nhật: Cơm, cá thu Nhật sốt, nộm dưa chuột, canh rau củ, rong biển và một hộp sữa. |
Ở Singapore |
Ở Trung Quốc |
Ở Thái Lan |
Nhìn những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất trên, tôi thấy xót xa cho tình cảnh mà cháu bé nhà chị Bella phải chịu ở trường học. Tôi hy vọng đây chỉ là chuyện cá biệt, mong nhà trường sẽ sớm có giải pháp.
Ngân Mai
Lửa thiêu rụi trụ sở chi nhánh điện Đà Lạt
2h sáng nay, khói cuộn xám xịt và lửa cháy dữ dội đã "nuốt chửng" văn phòng làm việc của Đội quản lý điện Lạc Dương (Đà Lạt). Khi lực lượng chữa cháy có mặt, lửa đã lan sang kho bạc nhà nước ở bên cạnh.
Vụ cháy khiến cả khu vực nhốn nháo, hàng trăm người dân Lạc Dương tỉnh giấc để hỗ trợ chiến sĩ phòng cháy chữa cháy dập lửa. Tuy nhiên nỗ lực không cứu được nơi làm việc của cơ quan điện lực.
Ngọn lửa hung hãn đe dọa cả khu vực dân cư. Ảnh: Q. Dũng |
Ông nguyễn Thanh Tùng, một trong những người phát hiện vụ cháy đầu tiên kể, do khó ngủ nên ông ra sân tập thể dục sớm, mở cửa ra ngoài thì thấy lửa tại phòng làm việc của Đội quản lý điện huyện Lạc Dương đã bốc cao.
"Thấy khói cuồn cuộn xám xịt cả một vùng trời , tôi hoảng hốt la lớn cho mọi người thức giấc chữa cháy", ông Tùng nói.
Được tin báo, xe cứu hỏa từ Đà Lạt lập tức ứng cứu nhưng do huyện Lạc Dương nằm dưới chân núi LangBiang cách 20 km nên hơn 30 phút lực lượng cứu hỏa mới có mặt. Lúc này trụ sợ điện lực đã cháy rụi, lửa lan sang kho bạc nhà nước huyện và xưởng mộc của người dân ở cạnh.
Bên trong trụ sở đội quản lý điện này có toàn bộ sổ sách, tiền bạc, thiết bị văn phòng và kho chứa vật tư.
Hiện cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân vụ cháy và thống kê thiệt hại.
Quốc Dũng
Xem Phim Tài Liệu DVD “Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại”
Việt Hà, phóng viên RFA
2010-06-28
Ngày 27/6, tại Tiểu bang Virginia - Hoa Kỳ, bộ phim tiếng Anh: “Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại” vừa chính thức ra mắt. Tạp chí Câu chuyện hàng tuần kỳ này xin gửi tới quý vị giới thiệu về bộ phim này.
XEM PHIM TẠI ĐÂY
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9 (End)---
Photo courtesy of saigonforsaigon.org
Đối với rất nhiều người Việt ở trong nước, mỗi khi nói đến chủ tịch Hồ Chí Minh họ thường gọi ông bằng cái tên thân thương Bác Hồ. Trong con mắt họ, chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị anh hùng dân tộc, là niềm tự hào. Đã có rất nhiều bộ phim và sách được xuất bản trong và ngoài nước ca ngợi Hồ Chí Minh. Nhưng đồng thời cũng không hiếm sách và phim tài liệu đưa ra những khía cạnh khác về đời tư của ông, không dễ chấp nhận đối với nhiều người và đặc biệt là Đảng cộng sản Việt Nam. Một trong những bộ phim như thế vừa được ra mắt tại Hoa Kỳ vào trung tuần tháng 6 này. Đó là bộ phim tiếng Anh có tên Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại.
Viết mới kịch bản tiếng Anh
Chiều chủ nhật ngày 27 tháng 6, tại tiểu bangVirginia, phong trào quốc dân đòi trả tên Sài gòn cho Sài gòn đã chính thức ra mắt bộ phim tiếng Anh có tên Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại. Trước đó vào ngày 13 tháng 6, bộ phim cũng đã được chính thức ra mắt tại Houston, Texas.
Có khoảng 70 người đã đến tham dự buổi ra mắt bộ phim, phần lớn là cộng đồng người Việt tại vùng Washinton DC, chỉ có một số người nước ngoài.
Ông Jean Lacouture là một tác giả Pháp đã có nhiều tác phẩm về HCM cuối đời cũng phải nói là tôi bị đánh lừa và chúng ta cần phải viết lại lịch sử đó.
GS Nguyễn Ngọc Bích
Bộ phim có nội dung tư liệu cũng giống như bộ phim Sự thật về Hồ Chí Minh bằng tiếng Việt được ra mắt vào năm ngoái. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch nghị hội toàn quốc của Việt tại Hoa Kỳ, người viết kịch bản cho bộ phim tiếng Anh cho biết nguyên nhân những người sản xuất quyết định làm bộ phim này thay vì dịch nguyên bộ phim Sự thật về Hồ Chí Minh sang tiếng Anh như sau:
Nguyễn Ngọc Bích: Phong trào quốc dân đòi trả tên Sài gòn cho Sài gòn là phong trào đó nảy ra cái ý làm phim sau phim sự thật về Hồ Chí Minh. Cá nhân tôi không có thuộc vào phong trào, nhưng sau khi phim ra và người ta nói có nhu cầu cần có phim tiếng Anh về Hồ Chí Minh thì lúc bấy giờ tôi mới để ý và người ta nghĩ là tôi là người có khả năng viết kịch bản thẳng trong tiếng Anh thay vì dịch ra từ tiếng Việt vì bao giờ nó cũng gượng gạo và không những thế cái góc nhìn nó không thuyết phục bằng cách mà ta nhìn từ góc nhìn của người Tây phương.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đưa ra một ví dụ đơn giản trong phim như việc ông Hồ Chí Minh có nhiều vợ, đối với người Việt nam thường cho là đạo đức giả, còn đối với người nước ngoài chuyện đó là hoàn toàn bình thường. Vì thế trong bộ phim này, những người làm phim khai thác sâu hơn về khía cạnh mất nhân tính của ông Hồ Chí Minh khi ông cho giết người đàn bà có tên Nông Thị Xuân đã chung sống với ông, và hai người phụ nữ khác đã biết chuyện này để bịt đầu mối.
Những người làm phim cho rằng đã đến lúc những người nước ngoài cần phải hiểu một cách chính xác và đầy đủ hơn về lịch sử Việt nam, thay vì chỉ dựa vào những thông tin ca ngợi một chiều ông Hồ Chí Minh. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích giải thích:
Nguyễn Ngọc Bích: Người nước ngoài là càng cần hơn nữa, vì bây giờ nước ngoài đang nuôi dưỡng một số gọi là huyền thoại về ông Hồ Chí Minh, lấy ngay cái quyển của ông Wiliam Duiker cách đây mấy năm có lẽ là cái tiểu sử dày nhất về ông Hồ Chí Minh trong bất cứ thứ tiếng nào, chúng ta đọc và chúng ta sẽ thấy rất nhiều huyền thoại đó vẫn được tiếp tục đưa ra. Thành ra ông Jean Lacouture là một tác giả pháp đã có nhiều tác phẩm về HCM cuối đời cũng phải nói là tôi bị đánh lừa và chúng ta cần phải viết lại lịch sử đó. Người nước ngoài cũng như người nước mình cũng cần phải biết cái lịch sử đúng như nó xảy ra. Tôi cho rằng lý do đó, giá trị của lịch sử là thế, vì thế nên chúng tôi nghĩ là chúng ta không có lật lại cái gì cả, chúng tôi chỉ bày ra những gì nó không đúng thì chúng tôi nêu nó ra thôi.
Huyền thoại và sự thật
Bộ phim Hồ Chí Minh, Con người và Huyền thoại dài khoảng 70 phút được chia thành 14 phần. Mỗi phần là một phần lịch sử Việt nam gắn chặt với cuộc đời của ông Hồ Chí Minh, trong đó nói đến những huyền thoại về ông và những chứng minh lịch sử khác xa với các huyền thoại đó.Những huyền thoại về Hồ Chí Minh như việc ông có thể sử dụng thành thạo tiếng Pháp, hay là tác giả của Nhật ký trong tù, được những người làm phim sử dụng các tư liệu lịch sử và các cuộc phỏng vấn của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh ngược lại. Sự thật về con người Hồ Chí Minh thánh thiện đã hy sinh cuộc sống riêng tư cho dân tộc cũng được những người làm phim đưa ra các dẫn chứng lịch sử cho thấy ông hoàn toàn không phải như vậy. Trong bộ phim người ta có thể thấy hình ảnh của ít nhất 3 người vợ cả chính thức lẫn không chính thức của ông Hồ Chí Minh là Tăng Tuyết Minh, người Trung Hoa, Nguyễn Thị Minh Khai, và Nông Thị Xuân. Trong đó người vợ cuối được cho là đã bị giết hại sau khi có con với ông Hồ Chí Minh và muốn trở thành vợ chính thức của ông.
Những sự kiện đau lòng trong lịch sử Việt Nam như cải cách ruộng đất những năm 1950s khiến hàng vạn người chết và cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân năm 1968 với vụ thảm sát hàng ngàn dân thường ở Huế, cũng là các phần quan trọng của bộ phim. Theo các nhà nghiên cứu được phỏng vấn trong phim, ông Hồ Chí Minh lúc đó là Chủ tịch nước, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm lịch sử về những vụ thảm sát này. Ông được so sánh không khác gì những tội phạm chiến tranh như Polpot ở Cambuchia hay Stalin ở Liên Xô trước đây.
Kết thúc bộ phim là những di sản mà Hồ Chí Minh đã để lại cho đất nước Việt nam, đó là sự độc quyền của Đảng cộng sản dẫn đến nạn tham nhũng tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và xã hội.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết những người làm phim không có ý định đả phá Việt nam mà chỉ đơn thuần đưa ra các sự kiện lịch sử. Ông nói:
Bên cạnh thành quả kinh tế khá rõ ràng mà chúng tôi không phủ nhận thì cũng có những thứ bị phê phán không phải từ chúng tôi mà ngay từ trong nước, như bán đất, bán biển, bauxit, rừng.
GS Nguyễn Ngọc Bích
Nguyễn Ngọc Bích: Khi chúng tôi làm phim này chúng tôi không nhắm vào việc đả phá nhất là các thành tích về mặt kinh tế ở trong nước, nhưng mà ngược lại, bên cạnh thành quả kinh tế khá rõ ràng mà chúng tôi không phủ nhận thì cũng có những thứ bị phê phán không phải từ chúng tôi mà ngay từ trong nước, như bán đất, bán biển, bauxit, rừng.v.v… những chuyện đó đâu cần phải chúng tôi mới nói lên được. Nhưng nếu nói đó là di sản ông Hồ chí minh thì không đúng, bởi vì thực sự là con cháu ông ấy bây giờ làm chuyện đó, nhưng một số chuyện đã bắt đầu từ khi ông Hồ Chí Minh còn tại thế. Trong đó chúng ta phải thấy như các trường hợp nhân văn giai phẩm, cải cách ruộng đất, chỉnh huấn, học tập cải tạo, hay là nhượng cho Trung cộng đất, biển của đất nước.
Vì mục đích của bộ phim là nhằm hướng tới những khán giả người nước ngoài, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích nói về mong muốn của những người làm phim khi phổ biến bộ phim này như sau:
Nguyễn Ngọc Bích: Chúng tôi nghĩ đễn vấn đề rộng hơn nhiều, tức là người quần chúng nói chung, nhất là những sinh viên học về Việt nam cần phải hiểu về Việt nam. Chứ bây giờ có khoảng 800 lớp ở đại học Mỹ dạy về chiến tranh Việt nam, thì tôi nghĩ là cái đó là một trong các nhóm người chính mà chúng tôi nhắm vào là đưa ra sự thật về đất nước mình thôi. Cái này chúng tôi cũng sẽ thực hiện, bây giờ nó mới có bằng tiếng Anh thôi thì chúng tôi sẽ tìm cách sẽ có ấn bản bằng tiếng Pháp, tiếng Đức, Nga, vân vân, đó là một chuyện.
Xem miễn phí
Bộ phim hiện đã được tải lên youtube để có thể xem miễn phí. Ngoài ra, những người làm phim cũng dự định sẽ gửi tặng thư viện Quốc hội Hoa kỳ bộ phim này làm tư liệu. Cuối buổi ra mắt phim, linh mục Nguyễn Hữu Lễ, người sản xuất bộ phim đã ký các đĩa DVD để gửi tặng người đến dự với mong muốn bộ phim sẽ được phát tán rộng rãi cũng giống như bộ phim Sự thật về Hồ Chí Minh trước kia.Bộ phim Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại được hoàn thành trong vòng 1 năm và cũng gặp không ít khó khăn. Thứ nhất là về phương tiện, vốn đầu tư. Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Bích tiền làm phim chủ yếu là do đóng góp khoảng dưới 100.000 đô la, một con số thấp hơn rất nhiều so với chi phí một bộ phim tài liệu ở Mỹ vốn phải lên đến hàng triệu đô la. Thêm vào đó là việc phỏng vấn các chuyên gia nước ngoài cũng gặp khó khăn. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết:
Nguyễn Ngọc Bích: Dù chúng tôi đã cố gắng đi phỏng vấn, chúng tôi cố gắng phỏng vấn những người ngoại quốc nhiều hơn người Việt nhưng nó cũng không đơn giản tại vì có những người ngoại quốc mà chúng tôi mời gọi mà họ từ chối vì lý do này hay lý do khác, chúng ta không biết động cơ của họ nên nó không được như mong muốn của chúng tôi.
Mặc dù mong muốn bộ phim được người nước ngoài đón nhận, các nhà làm phim cũng nhìn nhận bộ phim chỉ có thể hướng tới một số khán giả nhất định, quan tâm đến lịch sử châu Á mà thôi. Cuộc chiến Việt nam đã trôi qua 35 năm, và không phải những người nước ngoài nào cũng biết về nó, thậm chí cả những lớp trẻ người Việt sinh ra tại Mỹ. Ông Daniel Arant, một người đã từng phục vụ trong thời gian chiến tranh Việt nam năm 1968, một trong số ít những người nước ngoài có mặt tại buổi ra mắt phim nhận xét:
Chúng tôi nghĩ đễn vấn đề rộng hơn nhiều, tức là người quần chúng nói chung, nhất là những sinh viên học về Việt nam cần phải hiểu về Việt nam.
GS Nguyễn Ngọc Bích
Daniel Arant: Theo tôi thì phần lớn người Mỹ, đặc biệt là người Mỹ trẻ tuổi không biết gì về lịch sử này. Như người Mỹ thường nói là không có ý tưởng gì cả. Người Mỹ cũng như người Việt trẻ thì ít nhất là một nửa sinh ra sau chiến tranh. Họ không biết gì về cuộc chiến tranh này. Thực tế mà nói dù là người Mỹ hay người Việt trẻ thì họ cũng không biết nhiều về lịch sử. Có lẽ là họ cũng không quan tâm lắm trừ khi là có gì đó gắn bó như từ bố mẹ họ. Tôi có thể nói là phần lớn người Mỹ sẽ không quan tâm lắm bởi vì ngay chính lịch sử nước họ còn không nắm rõ.
Có mặt tại buổi ra mắt phim, Bùi Thiệp Quyên, 20 tuổi, cho biết bạn đến dự vì mẹ bạn báo cho biết sẽ có buổi ra mắt phim về Hồ Chí Minh. Quyên cũng đã được nghe mẹ kể về chiến tranh Việt nam và ông Hồ Chí Minh từ trước. Bạn nói bạn sẽ xem bộ phim khi về nhà. Với tiếng Việt lơ lớ, Quyên cho biết về suy nghĩ của mình như sau:
Bùi Thiệp Quyên: Em nghĩ là những người như em phải biết về Việt nam, về Hồ Chí Minh, mình phải biết về lịch sử của việt nam và sự hy sinh của cha mẹ qua bên này để mấy em có tự do.
Kết thúc buổi ra mắt, linh mục Nguyễn Hữu Lễ cho biết ông rất hài lòng về buổi ra mắt phim lần này và ông hy vọng bộ phim sẽ không chỉ có một triệu người xem như bộ phim sự thật về Hồ Chí Minh, mà còn nhiều hơn thế, bởi các nhà làm phim mong muốn lịch sử Việt Nam phải được nhìn nhận một cách đầy đủ và chính xác.
Tạp chí câu chuyện hàng tuần kỳ này xin tạm dừng tại đây. Việt Hà thân ái tạm biệt quý vị và xin hẹn gặp lại vào thứ ba tuần tới.
Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
Việt Hà, phóng viên RFA
2010-06-28
Ngày 27/6, tại Tiểu bang Virginia - Hoa Kỳ, bộ phim tiếng Anh: “Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại” vừa chính thức ra mắt. Tạp chí Câu chuyện hàng tuần kỳ này xin gửi tới quý vị giới thiệu về bộ phim này.
XEM PHIM TẠI ĐÂY
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9 (End)---
Photo courtesy of saigonforsaigon.org
Đối với rất nhiều người Việt ở trong nước, mỗi khi nói đến chủ tịch Hồ Chí Minh họ thường gọi ông bằng cái tên thân thương Bác Hồ. Trong con mắt họ, chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị anh hùng dân tộc, là niềm tự hào. Đã có rất nhiều bộ phim và sách được xuất bản trong và ngoài nước ca ngợi Hồ Chí Minh. Nhưng đồng thời cũng không hiếm sách và phim tài liệu đưa ra những khía cạnh khác về đời tư của ông, không dễ chấp nhận đối với nhiều người và đặc biệt là Đảng cộng sản Việt Nam. Một trong những bộ phim như thế vừa được ra mắt tại Hoa Kỳ vào trung tuần tháng 6 này. Đó là bộ phim tiếng Anh có tên Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại.
Viết mới kịch bản tiếng Anh
Chiều chủ nhật ngày 27 tháng 6, tại tiểu bangVirginia, phong trào quốc dân đòi trả tên Sài gòn cho Sài gòn đã chính thức ra mắt bộ phim tiếng Anh có tên Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại. Trước đó vào ngày 13 tháng 6, bộ phim cũng đã được chính thức ra mắt tại Houston, Texas.
Có khoảng 70 người đã đến tham dự buổi ra mắt bộ phim, phần lớn là cộng đồng người Việt tại vùng Washinton DC, chỉ có một số người nước ngoài.
Ông Jean Lacouture là một tác giả Pháp đã có nhiều tác phẩm về HCM cuối đời cũng phải nói là tôi bị đánh lừa và chúng ta cần phải viết lại lịch sử đó.
GS Nguyễn Ngọc Bích
Bộ phim có nội dung tư liệu cũng giống như bộ phim Sự thật về Hồ Chí Minh bằng tiếng Việt được ra mắt vào năm ngoái. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch nghị hội toàn quốc của Việt tại Hoa Kỳ, người viết kịch bản cho bộ phim tiếng Anh cho biết nguyên nhân những người sản xuất quyết định làm bộ phim này thay vì dịch nguyên bộ phim Sự thật về Hồ Chí Minh sang tiếng Anh như sau:
Nguyễn Ngọc Bích: Phong trào quốc dân đòi trả tên Sài gòn cho Sài gòn là phong trào đó nảy ra cái ý làm phim sau phim sự thật về Hồ Chí Minh. Cá nhân tôi không có thuộc vào phong trào, nhưng sau khi phim ra và người ta nói có nhu cầu cần có phim tiếng Anh về Hồ Chí Minh thì lúc bấy giờ tôi mới để ý và người ta nghĩ là tôi là người có khả năng viết kịch bản thẳng trong tiếng Anh thay vì dịch ra từ tiếng Việt vì bao giờ nó cũng gượng gạo và không những thế cái góc nhìn nó không thuyết phục bằng cách mà ta nhìn từ góc nhìn của người Tây phương.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đưa ra một ví dụ đơn giản trong phim như việc ông Hồ Chí Minh có nhiều vợ, đối với người Việt nam thường cho là đạo đức giả, còn đối với người nước ngoài chuyện đó là hoàn toàn bình thường. Vì thế trong bộ phim này, những người làm phim khai thác sâu hơn về khía cạnh mất nhân tính của ông Hồ Chí Minh khi ông cho giết người đàn bà có tên Nông Thị Xuân đã chung sống với ông, và hai người phụ nữ khác đã biết chuyện này để bịt đầu mối.
Những người làm phim cho rằng đã đến lúc những người nước ngoài cần phải hiểu một cách chính xác và đầy đủ hơn về lịch sử Việt nam, thay vì chỉ dựa vào những thông tin ca ngợi một chiều ông Hồ Chí Minh. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích giải thích:
Nguyễn Ngọc Bích: Người nước ngoài là càng cần hơn nữa, vì bây giờ nước ngoài đang nuôi dưỡng một số gọi là huyền thoại về ông Hồ Chí Minh, lấy ngay cái quyển của ông Wiliam Duiker cách đây mấy năm có lẽ là cái tiểu sử dày nhất về ông Hồ Chí Minh trong bất cứ thứ tiếng nào, chúng ta đọc và chúng ta sẽ thấy rất nhiều huyền thoại đó vẫn được tiếp tục đưa ra. Thành ra ông Jean Lacouture là một tác giả pháp đã có nhiều tác phẩm về HCM cuối đời cũng phải nói là tôi bị đánh lừa và chúng ta cần phải viết lại lịch sử đó. Người nước ngoài cũng như người nước mình cũng cần phải biết cái lịch sử đúng như nó xảy ra. Tôi cho rằng lý do đó, giá trị của lịch sử là thế, vì thế nên chúng tôi nghĩ là chúng ta không có lật lại cái gì cả, chúng tôi chỉ bày ra những gì nó không đúng thì chúng tôi nêu nó ra thôi.
Huyền thoại và sự thật
Bộ phim Hồ Chí Minh, Con người và Huyền thoại dài khoảng 70 phút được chia thành 14 phần. Mỗi phần là một phần lịch sử Việt nam gắn chặt với cuộc đời của ông Hồ Chí Minh, trong đó nói đến những huyền thoại về ông và những chứng minh lịch sử khác xa với các huyền thoại đó.Những huyền thoại về Hồ Chí Minh như việc ông có thể sử dụng thành thạo tiếng Pháp, hay là tác giả của Nhật ký trong tù, được những người làm phim sử dụng các tư liệu lịch sử và các cuộc phỏng vấn của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh ngược lại. Sự thật về con người Hồ Chí Minh thánh thiện đã hy sinh cuộc sống riêng tư cho dân tộc cũng được những người làm phim đưa ra các dẫn chứng lịch sử cho thấy ông hoàn toàn không phải như vậy. Trong bộ phim người ta có thể thấy hình ảnh của ít nhất 3 người vợ cả chính thức lẫn không chính thức của ông Hồ Chí Minh là Tăng Tuyết Minh, người Trung Hoa, Nguyễn Thị Minh Khai, và Nông Thị Xuân. Trong đó người vợ cuối được cho là đã bị giết hại sau khi có con với ông Hồ Chí Minh và muốn trở thành vợ chính thức của ông.
Những sự kiện đau lòng trong lịch sử Việt Nam như cải cách ruộng đất những năm 1950s khiến hàng vạn người chết và cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân năm 1968 với vụ thảm sát hàng ngàn dân thường ở Huế, cũng là các phần quan trọng của bộ phim. Theo các nhà nghiên cứu được phỏng vấn trong phim, ông Hồ Chí Minh lúc đó là Chủ tịch nước, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm lịch sử về những vụ thảm sát này. Ông được so sánh không khác gì những tội phạm chiến tranh như Polpot ở Cambuchia hay Stalin ở Liên Xô trước đây.
Kết thúc bộ phim là những di sản mà Hồ Chí Minh đã để lại cho đất nước Việt nam, đó là sự độc quyền của Đảng cộng sản dẫn đến nạn tham nhũng tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và xã hội.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết những người làm phim không có ý định đả phá Việt nam mà chỉ đơn thuần đưa ra các sự kiện lịch sử. Ông nói:
Bên cạnh thành quả kinh tế khá rõ ràng mà chúng tôi không phủ nhận thì cũng có những thứ bị phê phán không phải từ chúng tôi mà ngay từ trong nước, như bán đất, bán biển, bauxit, rừng.
GS Nguyễn Ngọc Bích
Nguyễn Ngọc Bích: Khi chúng tôi làm phim này chúng tôi không nhắm vào việc đả phá nhất là các thành tích về mặt kinh tế ở trong nước, nhưng mà ngược lại, bên cạnh thành quả kinh tế khá rõ ràng mà chúng tôi không phủ nhận thì cũng có những thứ bị phê phán không phải từ chúng tôi mà ngay từ trong nước, như bán đất, bán biển, bauxit, rừng.v.v… những chuyện đó đâu cần phải chúng tôi mới nói lên được. Nhưng nếu nói đó là di sản ông Hồ chí minh thì không đúng, bởi vì thực sự là con cháu ông ấy bây giờ làm chuyện đó, nhưng một số chuyện đã bắt đầu từ khi ông Hồ Chí Minh còn tại thế. Trong đó chúng ta phải thấy như các trường hợp nhân văn giai phẩm, cải cách ruộng đất, chỉnh huấn, học tập cải tạo, hay là nhượng cho Trung cộng đất, biển của đất nước.
Vì mục đích của bộ phim là nhằm hướng tới những khán giả người nước ngoài, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích nói về mong muốn của những người làm phim khi phổ biến bộ phim này như sau:
Nguyễn Ngọc Bích: Chúng tôi nghĩ đễn vấn đề rộng hơn nhiều, tức là người quần chúng nói chung, nhất là những sinh viên học về Việt nam cần phải hiểu về Việt nam. Chứ bây giờ có khoảng 800 lớp ở đại học Mỹ dạy về chiến tranh Việt nam, thì tôi nghĩ là cái đó là một trong các nhóm người chính mà chúng tôi nhắm vào là đưa ra sự thật về đất nước mình thôi. Cái này chúng tôi cũng sẽ thực hiện, bây giờ nó mới có bằng tiếng Anh thôi thì chúng tôi sẽ tìm cách sẽ có ấn bản bằng tiếng Pháp, tiếng Đức, Nga, vân vân, đó là một chuyện.
Xem miễn phí
Bộ phim hiện đã được tải lên youtube để có thể xem miễn phí. Ngoài ra, những người làm phim cũng dự định sẽ gửi tặng thư viện Quốc hội Hoa kỳ bộ phim này làm tư liệu. Cuối buổi ra mắt phim, linh mục Nguyễn Hữu Lễ, người sản xuất bộ phim đã ký các đĩa DVD để gửi tặng người đến dự với mong muốn bộ phim sẽ được phát tán rộng rãi cũng giống như bộ phim Sự thật về Hồ Chí Minh trước kia.Bộ phim Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại được hoàn thành trong vòng 1 năm và cũng gặp không ít khó khăn. Thứ nhất là về phương tiện, vốn đầu tư. Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Bích tiền làm phim chủ yếu là do đóng góp khoảng dưới 100.000 đô la, một con số thấp hơn rất nhiều so với chi phí một bộ phim tài liệu ở Mỹ vốn phải lên đến hàng triệu đô la. Thêm vào đó là việc phỏng vấn các chuyên gia nước ngoài cũng gặp khó khăn. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết:
Nguyễn Ngọc Bích: Dù chúng tôi đã cố gắng đi phỏng vấn, chúng tôi cố gắng phỏng vấn những người ngoại quốc nhiều hơn người Việt nhưng nó cũng không đơn giản tại vì có những người ngoại quốc mà chúng tôi mời gọi mà họ từ chối vì lý do này hay lý do khác, chúng ta không biết động cơ của họ nên nó không được như mong muốn của chúng tôi.
Mặc dù mong muốn bộ phim được người nước ngoài đón nhận, các nhà làm phim cũng nhìn nhận bộ phim chỉ có thể hướng tới một số khán giả nhất định, quan tâm đến lịch sử châu Á mà thôi. Cuộc chiến Việt nam đã trôi qua 35 năm, và không phải những người nước ngoài nào cũng biết về nó, thậm chí cả những lớp trẻ người Việt sinh ra tại Mỹ. Ông Daniel Arant, một người đã từng phục vụ trong thời gian chiến tranh Việt nam năm 1968, một trong số ít những người nước ngoài có mặt tại buổi ra mắt phim nhận xét:
Chúng tôi nghĩ đễn vấn đề rộng hơn nhiều, tức là người quần chúng nói chung, nhất là những sinh viên học về Việt nam cần phải hiểu về Việt nam.
GS Nguyễn Ngọc Bích
Daniel Arant: Theo tôi thì phần lớn người Mỹ, đặc biệt là người Mỹ trẻ tuổi không biết gì về lịch sử này. Như người Mỹ thường nói là không có ý tưởng gì cả. Người Mỹ cũng như người Việt trẻ thì ít nhất là một nửa sinh ra sau chiến tranh. Họ không biết gì về cuộc chiến tranh này. Thực tế mà nói dù là người Mỹ hay người Việt trẻ thì họ cũng không biết nhiều về lịch sử. Có lẽ là họ cũng không quan tâm lắm trừ khi là có gì đó gắn bó như từ bố mẹ họ. Tôi có thể nói là phần lớn người Mỹ sẽ không quan tâm lắm bởi vì ngay chính lịch sử nước họ còn không nắm rõ.
Có mặt tại buổi ra mắt phim, Bùi Thiệp Quyên, 20 tuổi, cho biết bạn đến dự vì mẹ bạn báo cho biết sẽ có buổi ra mắt phim về Hồ Chí Minh. Quyên cũng đã được nghe mẹ kể về chiến tranh Việt nam và ông Hồ Chí Minh từ trước. Bạn nói bạn sẽ xem bộ phim khi về nhà. Với tiếng Việt lơ lớ, Quyên cho biết về suy nghĩ của mình như sau:
Bùi Thiệp Quyên: Em nghĩ là những người như em phải biết về Việt nam, về Hồ Chí Minh, mình phải biết về lịch sử của việt nam và sự hy sinh của cha mẹ qua bên này để mấy em có tự do.
Kết thúc buổi ra mắt, linh mục Nguyễn Hữu Lễ cho biết ông rất hài lòng về buổi ra mắt phim lần này và ông hy vọng bộ phim sẽ không chỉ có một triệu người xem như bộ phim sự thật về Hồ Chí Minh, mà còn nhiều hơn thế, bởi các nhà làm phim mong muốn lịch sử Việt Nam phải được nhìn nhận một cách đầy đủ và chính xác.
Tạp chí câu chuyện hàng tuần kỳ này xin tạm dừng tại đây. Việt Hà thân ái tạm biệt quý vị và xin hẹn gặp lại vào thứ ba tuần tới.
Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.
Phần 1
Photo courtesy of saigonforsaigon.org
Đối với rất nhiều người Việt ở trong nước, mỗi khi nói đến chủ tịch Hồ Chí Minh họ thường gọi ông bằng cái tên thân thương Bác Hồ. Trong con mắt họ, chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị anh hùng dân tộc, là niềm tự hào. Đã có rất nhiều bộ phim và sách được xuất bản trong và ngoài nước ca ngợi Hồ Chí Minh. Nhưng đồng thời cũng không hiếm sách và phim tài liệu đưa ra những khía cạnh khác về đời tư của ông, không dễ chấp nhận đối với nhiều người và đặc biệt là Đảng cộng sản Việt Nam. Một trong những bộ phim như thế vừa được ra mắt tại Hoa Kỳ vào trung tuần tháng 6 này. Đó là bộ phim tiếng Anh có tên Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại.
Viết mới kịch bản tiếng Anh
Chiều chủ nhật ngày 27 tháng 6, tại tiểu bangVirginia, phong trào quốc dân đòi trả tên Sài gòn cho Sài gòn đã chính thức ra mắt bộ phim tiếng Anh có tên Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại. Trước đó vào ngày 13 tháng 6, bộ phim cũng đã được chính thức ra mắt tại Houston, Texas.
Có khoảng 70 người đã đến tham dự buổi ra mắt bộ phim, phần lớn là cộng đồng người Việt tại vùng Washinton DC, chỉ có một số người nước ngoài.
Ông Jean Lacouture là một tác giả Pháp đã có nhiều tác phẩm về HCM cuối đời cũng phải nói là tôi bị đánh lừa và chúng ta cần phải viết lại lịch sử đó.
GS Nguyễn Ngọc Bích
Bộ phim có nội dung tư liệu cũng giống như bộ phim Sự thật về Hồ Chí Minh bằng tiếng Việt được ra mắt vào năm ngoái. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch nghị hội toàn quốc của Việt tại Hoa Kỳ, người viết kịch bản cho bộ phim tiếng Anh cho biết nguyên nhân những người sản xuất quyết định làm bộ phim này thay vì dịch nguyên bộ phim Sự thật về Hồ Chí Minh sang tiếng Anh như sau:
Nguyễn Ngọc Bích: Phong trào quốc dân đòi trả tên Sài gòn cho Sài gòn là phong trào đó nảy ra cái ý làm phim sau phim sự thật về Hồ Chí Minh. Cá nhân tôi không có thuộc vào phong trào, nhưng sau khi phim ra và người ta nói có nhu cầu cần có phim tiếng Anh về Hồ Chí Minh thì lúc bấy giờ tôi mới để ý và người ta nghĩ là tôi là người có khả năng viết kịch bản thẳng trong tiếng Anh thay vì dịch ra từ tiếng Việt vì bao giờ nó cũng gượng gạo và không những thế cái góc nhìn nó không thuyết phục bằng cách mà ta nhìn từ góc nhìn của người Tây phương.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đưa ra một ví dụ đơn giản trong phim như việc ông Hồ Chí Minh có nhiều vợ, đối với người Việt nam thường cho là đạo đức giả, còn đối với người nước ngoài chuyện đó là hoàn toàn bình thường. Vì thế trong bộ phim này, những người làm phim khai thác sâu hơn về khía cạnh mất nhân tính của ông Hồ Chí Minh khi ông cho giết người đàn bà có tên Nông Thị Xuân đã chung sống với ông, và hai người phụ nữ khác đã biết chuyện này để bịt đầu mối.
Những người làm phim cho rằng đã đến lúc những người nước ngoài cần phải hiểu một cách chính xác và đầy đủ hơn về lịch sử Việt nam, thay vì chỉ dựa vào những thông tin ca ngợi một chiều ông Hồ Chí Minh. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích giải thích:
Nguyễn Ngọc Bích: Người nước ngoài là càng cần hơn nữa, vì bây giờ nước ngoài đang nuôi dưỡng một số gọi là huyền thoại về ông Hồ Chí Minh, lấy ngay cái quyển của ông Wiliam Duiker cách đây mấy năm có lẽ là cái tiểu sử dày nhất về ông Hồ Chí Minh trong bất cứ thứ tiếng nào, chúng ta đọc và chúng ta sẽ thấy rất nhiều huyền thoại đó vẫn được tiếp tục đưa ra. Thành ra ông Jean Lacouture là một tác giả pháp đã có nhiều tác phẩm về HCM cuối đời cũng phải nói là tôi bị đánh lừa và chúng ta cần phải viết lại lịch sử đó. Người nước ngoài cũng như người nước mình cũng cần phải biết cái lịch sử đúng như nó xảy ra. Tôi cho rằng lý do đó, giá trị của lịch sử là thế, vì thế nên chúng tôi nghĩ là chúng ta không có lật lại cái gì cả, chúng tôi chỉ bày ra những gì nó không đúng thì chúng tôi nêu nó ra thôi.
Huyền thoại và sự thật
Bộ phim Hồ Chí Minh, Con người và Huyền thoại dài khoảng 70 phút được chia thành 14 phần. Mỗi phần là một phần lịch sử Việt nam gắn chặt với cuộc đời của ông Hồ Chí Minh, trong đó nói đến những huyền thoại về ông và những chứng minh lịch sử khác xa với các huyền thoại đó.
Những huyền thoại về Hồ Chí Minh như việc ông có thể sử dụng thành thạo tiếng Pháp, hay là tác giả của Nhật ký trong tù, được những người làm phim sử dụng các tư liệu lịch sử và các cuộc phỏng vấn của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh ngược lại. Sự thật về con người Hồ Chí Minh thánh thiện đã hy sinh cuộc sống riêng tư cho dân tộc cũng được những người làm phim đưa ra các dẫn chứng lịch sử cho thấy ông hoàn toàn không phải như vậy. Trong bộ phim người ta có thể thấy hình ảnh của ít nhất 3 người vợ cả chính thức lẫn không chính thức của ông Hồ Chí Minh là Tăng Tuyết Minh, người Trung Hoa, Nguyễn Thị Minh Khai, và Nông Thị Xuân. Trong đó người vợ cuối được cho là đã bị giết hại sau khi có con với ông Hồ Chí Minh và muốn trở thành vợ chính thức của ông.
Những sự kiện đau lòng trong lịch sử Việt Nam như cải cách ruộng đất những năm 1950s khiến hàng vạn người chết và cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân năm 1968 với vụ thảm sát hàng ngàn dân thường ở Huế, cũng là các phần quan trọng của bộ phim. Theo các nhà nghiên cứu được phỏng vấn trong phim, ông Hồ Chí Minh lúc đó là Chủ tịch nước, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm lịch sử về những vụ thảm sát này. Ông được so sánh không khác gì những tội phạm chiến tranh như Polpot ở Cambuchia hay Stalin ở Liên Xô trước đây.
Kết thúc bộ phim là những di sản mà Hồ Chí Minh đã để lại cho đất nước Việt nam, đó là sự độc quyền của Đảng cộng sản dẫn đến nạn tham nhũng tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và xã hội.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết những người làm phim không có ý định đả phá Việt nam mà chỉ đơn thuần đưa ra các sự kiện lịch sử. Ông nói:
Bên cạnh thành quả kinh tế khá rõ ràng mà chúng tôi không phủ nhận thì cũng có những thứ bị phê phán không phải từ chúng tôi mà ngay từ trong nước, như bán đất, bán biển, bauxit, rừng.
GS Nguyễn Ngọc Bích
Nguyễn Ngọc Bích: Khi chúng tôi làm phim này chúng tôi không nhắm vào việc đả phá nhất là các thành tích về mặt kinh tế ở trong nước, nhưng mà ngược lại, bên cạnh thành quả kinh tế khá rõ ràng mà chúng tôi không phủ nhận thì cũng có những thứ bị phê phán không phải từ chúng tôi mà ngay từ trong nước, như bán đất, bán biển, bauxit, rừng.v.v… những chuyện đó đâu cần phải chúng tôi mới nói lên được. Nhưng nếu nói đó là di sản ông Hồ chí minh thì không đúng, bởi vì thực sự là con cháu ông ấy bây giờ làm chuyện đó, nhưng một số chuyện đã bắt đầu từ khi ông Hồ Chí Minh còn tại thế. Trong đó chúng ta phải thấy như các trường hợp nhân văn giai phẩm, cải cách ruộng đất, chỉnh huấn, học tập cải tạo, hay là nhượng cho Trung cộng đất, biển của đất nước.
Vì mục đích của bộ phim là nhằm hướng tới những khán giả người nước ngoài, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích nói về mong muốn của những người làm phim khi phổ biến bộ phim này như sau:
Nguyễn Ngọc Bích: Chúng tôi nghĩ đễn vấn đề rộng hơn nhiều, tức là người quần chúng nói chung, nhất là những sinh viên học về Việt nam cần phải hiểu về Việt nam. Chứ bây giờ có khoảng 800 lớp ở đại học Mỹ dạy về chiến tranh Việt nam, thì tôi nghĩ là cái đó là một trong các nhóm người chính mà chúng tôi nhắm vào là đưa ra sự thật về đất nước mình thôi. Cái này chúng tôi cũng sẽ thực hiện, bây giờ nó mới có bằng tiếng Anh thôi thì chúng tôi sẽ tìm cách sẽ có ấn bản bằng tiếng Pháp, tiếng Đức, Nga, vân vân, đó là một chuyện.
Xem miễn phí
Bộ phim hiện đã được tải lên youtube để có thể xem miễn phí. Ngoài ra, những người làm phim cũng dự định sẽ gửi tặng thư viện Quốc hội Hoa kỳ bộ phim này làm tư liệu. Cuối buổi ra mắt phim, linh mục Nguyễn Hữu Lễ, người sản xuất bộ phim đã ký các đĩa DVD để gửi tặng người đến dự với mong muốn bộ phim sẽ được phát tán rộng rãi cũng giống như bộ phim Sự thật về Hồ Chí Minh trước kia.
Bộ phim Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại được hoàn thành trong vòng 1 năm và cũng gặp không ít khó khăn. Thứ nhất là về phương tiện, vốn đầu tư. Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Bích tiền làm phim chủ yếu là do đóng góp khoảng dưới 100.000 đô la, một con số thấp hơn rất nhiều so với chi phí một bộ phim tài liệu ở Mỹ vốn phải lên đến hàng triệu đô la. Thêm vào đó là việc phỏng vấn các chuyên gia nước ngoài cũng gặp khó khăn. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết:
Nguyễn Ngọc Bích: Dù chúng tôi đã cố gắng đi phỏng vấn, chúng tôi cố gắng phỏng vấn những người ngoại quốc nhiều hơn người Việt nhưng nó cũng không đơn giản tại vì có những người ngoại quốc mà chúng tôi mời gọi mà họ từ chối vì lý do này hay lý do khác, chúng ta không biết động cơ của họ nên nó không được như mong muốn của chúng tôi.
Mặc dù mong muốn bộ phim được người nước ngoài đón nhận, các nhà làm phim cũng nhìn nhận bộ phim chỉ có thể hướng tới một số khán giả nhất định, quan tâm đến lịch sử châu Á mà thôi. Cuộc chiến Việt nam đã trôi qua 35 năm, và không phải những người nước ngoài nào cũng biết về nó, thậm chí cả những lớp trẻ người Việt sinh ra tại Mỹ. Ông Daniel Arant, một người đã từng phục vụ trong thời gian chiến tranh Việt nam năm 1968, một trong số ít những người nước ngoài có mặt tại buổi ra mắt phim nhận xét:
Chúng tôi nghĩ đễn vấn đề rộng hơn nhiều, tức là người quần chúng nói chung, nhất là những sinh viên học về Việt nam cần phải hiểu về Việt nam.
GS Nguyễn Ngọc Bích
Daniel Arant: Theo tôi thì phần lớn người Mỹ, đặc biệt là người Mỹ trẻ tuổi không biết gì về lịch sử này. Như người Mỹ thường nói là không có ý tưởng gì cả. Người Mỹ cũng như người Việt trẻ thì ít nhất là một nửa sinh ra sau chiến tranh. Họ không biết gì về cuộc chiến tranh này. Thực tế mà nói dù là người Mỹ hay người Việt trẻ thì họ cũng không biết nhiều về lịch sử. Có lẽ là họ cũng không quan tâm lắm trừ khi là có gì đó gắn bó như từ bố mẹ họ. Tôi có thể nói là phần lớn người Mỹ sẽ không quan tâm lắm bởi vì ngay chính lịch sử nước họ còn không nắm rõ.
Có mặt tại buổi ra mắt phim, Bùi Thiệp Quyên, 20 tuổi, cho biết bạn đến dự vì mẹ bạn báo cho biết sẽ có buổi ra mắt phim về Hồ Chí Minh. Quyên cũng đã được nghe mẹ kể về chiến tranh Việt nam và ông Hồ Chí Minh từ trước. Bạn nói bạn sẽ xem bộ phim khi về nhà. Với tiếng Việt lơ lớ, Quyên cho biết về suy nghĩ của mình như sau:
Bùi Thiệp Quyên: Em nghĩ là những người như em phải biết về Việt nam, về Hồ Chí Minh, mình phải biết về lịch sử của việt nam và sự hy sinh của cha mẹ qua bên này để mấy em có tự do.
Kết thúc buổi ra mắt, linh mục Nguyễn Hữu Lễ cho biết ông rất hài lòng về buổi ra mắt phim lần này và ông hy vọng bộ phim sẽ không chỉ có một triệu người xem như bộ phim sự thật về Hồ Chí Minh, mà còn nhiều hơn thế, bởi các nhà làm phim mong muốn lịch sử Việt Nam phải được nhìn nhận một cách đầy đủ và chính xác.
Tạp chí câu chuyện hàng tuần kỳ này xin tạm dừng tại đây. Việt Hà thân ái tạm biệt quý vị và xin hẹn gặp lại vào thứ ba tuần tới.