THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

13 July 2011

Sáu tháng đầu năm, Việt Nam vay nợ $2.5 tỉ


Bookmark and Share

 

VIỆT NAM (VNE) - Trong khi dân nghèo mỗi lúc một đông, Việt Nam tiếp tục đánh đố với những con số nợ nần: 6 tháng đầu năm nay nợ thêm 2.5 tỉ Mỹ kim.

Ðường lộ Việt Nam lầy lội. (Ảnh: Internet)

Ðây là số tiền vay thông qua 22 hiệp định ký kết để thực hiện các dự án trong các lĩnh vực điện, giao thông và bệnh viện.

Theo VNExpress, hai khoản vay mới nhất là dự án đường cao tốc và dự án xây đường xe điện tại Sài Gòn.

Trong số các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng có con đường sắt Hà Nội từ Nhổn cho tới ga Hà Nội trị giá 300 triệu đô la Mỹ. Riêng với nước Nga, chính phủ Cộng Sản Việt Nam ký kết vừa hiệp định vay 7.7 tỉ Mỹ kim để làm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, chưa kể hiệp định vay của Nhật làm nhà máy điện hạt nhân số 2 tiếp theo sau.

VNExpress còn cho biết, trong năm 2011, tổng số nợ ngoại quốc của chính phủ Việt Nam lên tới 1,375 ngàn tỉ đồng, chiếm 60% tổng sản lượng quốc gia.

Mặc dù cho đến nay, nhiều người vẫn tự hỏi thế hệ con cháu của họ liệu sẽ làm gì để trả món nợ khổng lồ đó, Bộ Tài Chính Cộng Sản Việt Nam vẫn cho rằng số nợ đó "nằm trong ngưỡng an toàn và được cấp trên cho phép".

Gần đây, báo chí trong nước tiếp tục đưa tin về những công trình cơ sở hạ tầng không mang lại hiệu quả về kinh tế lẫn dân sinh, như cầu Phú Mỹ, tòa nhà "Cung Trí Thức", cầu vượt ở Hà Nội... cho đến vô số những công trình vừa xây xong đã bị hư hỏng như đường cao tốc Sài Gòn-Trung Lương, đại lộ Thăng Long, v.v.

Dĩ nhiên là những công trình trị giá bạc tỉ này không mang lại hiệu quả về dân sinh lẫn kinh tế chỉ làm cho người dân oằn vai vì gánh nặng nợ nần trong khi cán bộ lãnh đạo thêm nhiều cơ hội làm giàu. (P.L.)

Xả rác, phóng uế không ai phạt


Rác thải hiện diện từ trên đường phố xuống kênh rạch, khu dân cư, công viên. Giữa thanh thiên bạch nhật, nhiều nơi công cộng biến thành chỗ phóng uế bừa bãi...

Từ phóng uế bừa bãi…

Khoảng 9 giờ ngày 11.7, tại công viên nằm dọc đường Hải Thượng Lãn Ông (Q.5), chúng tôi mục kích nhiều cảnh hài hước về "nhà vệ sinh lộ thiên" tại đây. Chỉ trong vòng 30 phút quan sát, chúng tôi đã thấy 8 người đàn ông thay phiên nhau dừng xe hoặc từ chợ Kim Biên đi qua thản nhiên trút bầu tâm sự vào đúng cây cột điện nằm giữa công viên. Người này vừa "xong chuyện", thì người khác đã đứng chờ… Và cứ thế nước tiểu chảy dài ra mặt đường. Mặc cho những cái nhìn đầy khó chịu của người đi đường, nhưng một số người đàn ông vẫn xem như chẳng có gì xảy ra, thậm chí có người còn… nhoẻn cười khi thấy chúng tôi ghi hình! Dù đứng cách cây cột điện từ xa, song chúng tôi vẫn nghe một mùi khai nồng nặc. 


Một người đàn ông "vô tư" tiểu tiện tại góc cột đèn ở công viên nằm trên đường Hải Thượng Lãn Ông, Q.5 - Ảnh: M.N 

Cách đó vài chục mét, có đến 2 nhà vệ sinh công cộng của lực lượng thanh niên xung phong đang vắng khách. Tiếp xúc với chúng tôi, một người đàn ông đạp xe ba gác gần đó, nói: "Mỗi lần vào đó phải tốn 1.000 đồng. Khi đại tiện, người ta mới vào đó, còn tiểu tiện thì đi lộ thiên cho khỏe, lại chẳng mất tiền" - "Phóng uế ngoài đường vậy mấy anh không sợ bị phạt à?", chúng tôi hỏi. Người đàn ông chỉ tay về phía "nhà vệ sinh cây cột điện", với phần bên dưới đã chuyển sang màu vàng đen vì bị tưới nước tiểu lâu ngày, vừa cười nói: "Người đi đường tấp vào đây tiểu tiện là chuyện thường ngày mà có thấy ai bắt phạt gì đâu!".

Người đi đường tấp vào đây tiểu tiện là chuyện thường ngày mà có thấy ai bắt phạt gì đâu!

Một người đạp xe ba gác

Tại trạm xe buýt gần Công viên 23 Tháng 9, nhiều người lưu thông trên đường Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Trãi không khỏi ngán ngẩm khi thỉnh thoảng phải chứng kiến cảnh một số người chốc chốc lại đi đến núp núp, ló ló sau đuôi xe buýt để "tè". Hoặc nếu có dịp đi bộ ngang qua bên hông nhà thờ Huyện Sĩ góc đường Nguyễn Trãi - Tôn Thất Tùng (Q.1), người đi đường phải lấy tay bịt mũi hoặc xuống lòng đường đi để tránh những vũng nước tiểu...

Suốt một tuần lễ đi thực tế ghi nhận tình trạng phóng uế trên khắp đường phố TP.HCM, chúng tôi nhận thấy một điều: bất kỳ ở đâu cũng có thể biến thành nhà vệ sinh công cộng.

… đến xả rác tràn lan

Không chỉ phóng uế bừa bãi, tình trạng người dân thiếu ý thức xả rác ra đường cũng phổ biến ở khắp TP.HCM. Trước các cổng bệnh viện, trường học…, những nơi lẽ ra phải mỹ quan sạch đẹp thì lại là những điểm nóng về vệ sinh môi trường.

Trưa 11.7, vỉa hè các con đường xung quanh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, như Mạc Thiên Tích, Đặng Thái Thân… (Q.5) đã bị các hộ buôn bán hàng quán chiếm dụng hoàn toàn, để nấu nướng, rửa chén bát. Nước thải được các hộ buôn bán đổ thẳng ra đường, trông nhếch nhác, bẩn thỉu. Dù vậy, trên vỉa hè, nhiều người vẫn thản nhiên vừa ăn, vừa xả rác xuống đất, ruồi nhặng bu đầy. Tại trước các cổng bệnh viện khác, như: Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình, Nhi đồng 1, 2, Hùng Vương, Huyết học, Ung bướu… cũng diễn ra tình trạng tương tự.

Trên đường Tạ Quang Bửu (P.4, Q.8) đoạn từ đường Cao Lỗ đến cầu Sông Xáng quanh năm suốt tháng luôn ngập đầy rác. Đoạn đường này, một bên là bãi đất trống thuộc dự án đang chuẩn bị xây dựng, một bên là một phần của khu câu cá giải trí mà cổng chính nằm ở đường Cao Lỗ nên khá vắng vẻ người sinh sống. Chính vì vậy mà bất kể ngày hay đêm, khu vực này trở thành điểm vứt rác thải đủ loại như bàn ghế salon cũ, xà bần bê tông, các loại rác thải sinh hoạt, nệm mút, bàn cầu… của người dân những khu vực gần đó đem đến đổ, dù cách đó chừng chục mét là một chốt gác dân phòng và công an.

 
Rửa chén bát, thải nước bẩn tràn ra lòng lề đường Lý Thường Kiệt (trước cổng Bệnh viện phụ sản Hùng Vương) - Ảnh: M.N

Đánh trống bỏ dùi!

Theo điều 9, Nghị định 73 ngày 12.7.2010 của Chính phủ quy định mức phạt tiền từ 60.000 đồng - 300.000 đồng đối với hành vi vứt rác, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác ra nơi công cộng; đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung; tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung; để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật khác phóng uế ở nơi công cộng…

Trước đó, tại TP.HCM, từ tháng 7.2003, UBND TP đã chỉ thị (số 13) cho các ngành, các cấp, các địa phương nghiêm túc thực hiện Quyết định số 105/2003 về quy định mức phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh và môi trường. Theo đó, mức phạt đối với hành vi phóng uế như tiểu tiện, đại tiện nơi công cộng là 200.000 đồng. Còn nhớ, sau chỉ thị của UBND TP, nhiều quận, huyện đã tổ chức ra quân rầm rộ, tuần tra, xử phạt một số trường hợp vi phạm (chủ yếu là tài xế taxi, xe ôm), trong đó tập trung vào hành vi phóng uế, đổ rác, nước bẩn ra đường. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, thì tình hình đâu lại vào đấy!

Tiếp đó, mặc dù TP tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, mở thêm nhiều cuộc ra quân lập lại trật tự mỹ quan đường phố, rồi đến việc triển khai các cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh, đô thị…, song tình trạng xả rác, phóng uế vẫn diễn ra tràn lan trên địa bàn TP.

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo một số quận nội thành thường đổ cho việc thiếu nhân sự tuần tra, xử phạt; mức phạt quá thấp không đủ sức răn đe…

Bà Huỳnh Thị Thảo, Phó chủ tịch UBND Q.5, cho rằng, dù đã huy động nhiều lực lượng, như công an, dân quân, bảo vệ dân phố… cùng trật tự xây dựng tăng cường tuần tra, xử phạt các trường hợp vi phạm về vệ sinh môi trường ở quanh khu vực 15 bệnh viện trên địa bàn quận, nhưng do số lượng người dân ở khắp nơi hằng ngày đổ về quá đông nên gặp nhiều khó khăn trong xử lý vi phạm. Còn ở cấp cơ sở, lãnh đạo một số phường cho biết, việc bắt quả tang các trường hợp phóng uế, xả rác tại các khu dân cư hầu như bó tay, vì lực lượng tuần tra không thể túc trực 24/24 giờ để canh bắt những người phóng uế, xả rác, vốn chỉ diễn ra trong tích tắc.

Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.HCM cho biết, theo quy định, chủ tịch UBND và trưởng công an cấp phường, xã có quyền ra quyết định xử phạt hành chính những trường hợp vứt rác bừa bãi, tiểu tiện, phóng uế... trên địa bàn. Tuy nhiên, lâu nay công tác kiểm tra của chính quyền địa phương chưa mạnh, chưa tích cực, còn dàn trải và chung chung. Việc phân công lực lượng tuần tra ngày đêm vẫn chưa được các địa phương thực hiện nghiêm túc. "Do vậy, lãnh đạo UBND TP cần tiếp tục nghiên cứu, nhanh chóng khắc phục những lỗ hổng trong công tác này để lập lại trật tự vệ sinh mỹ quan đô thị trên địa bàn TP. Một trở ngại khác thuộc về một khuyết điểm của TP là chưa chuẩn bị đủ các điều kiện cơ sở vật chất như thùng rác, nhà vệ sinh công cộng miễn phí. Theo tôi, nếu muốn người dân không phóng uế, vứt rác nơi công cộng thì những yêu cầu trên là cực kỳ quan trọng", ông Đằng nói.

Tăng cường nhà vệ sinh công cộng, thùng rác

Trao đổi với PV Thanh Niên, PGS-TS Nguyễn Minh Hòa (Trưởng bộ môn Đô thị học, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho biết, TP.HCM và các đô thị lớn trên cả nước đang thiếu trầm trọng các thùng rác và nhà vệ sinh công cộng (NVSCC). Có những tuyến đường đi đến hơn 500 mét hoặc xa hơn nữa mới thấy 1 thùng rác là chuyện thường. NVSCC còn hiếm hơn nhiều. Đi đường mà tìm không thấy thùng rác lẫn NVSCC thì làm sao người dân giữ gìn vệ sinh đô thị được? Đã vậy, thùng rác và NVSCC ở nước ta thường quá bẩn, đến nỗi nhiều người không muốn bỏ rác vào thùng vì sợ dơ tay, hoặc không dám vào NVSCC vì sợ mùi xú uế.

Để tăng cường ý thức cho người dân trong việc giữ gìn vệ sinh đô thị, tôi nghĩ chính quyền không nên thu tiền đi vệ sinh ở các NVSCC. Trong khi vật giá đắt đỏ, đi vệ sinh lại mất 2.000-3.000 đồng/lượt, nhẩm tính, một người thường xuyên hoạt động ngoài đường phố như cánh tài xế xe ôm, taxi...  phải tốn khoảng 300.000 đồng mỗi tháng cho nhu cầu thiết yếu, thì làm sao khuyến khích người dân được?

Đã đến lúc, chính quyền cũng nên bắt buộc các quán nhậu phải có nhà vệ sinh sạch sẽ, nếu không phải mướn các NVSCC di động của chính quyền, ai không tuân thủ phải có hình thức xử lý, chế tài thích đáng thì mới mong cải tạo được bộ mặt đô thị.

Anh Tú (ghi)

Minh Nam - Lê Nga

Những cái "nhầm" của "từ mẫu"


Anh Nguyễn Hải Triều, với cái chân bị cưa của mình - Ảnh: Gia Bách
(TNO) Lâu nay những câu chuyện "sai lầm" của một số bác sĩ (BS) đối với bệnh nhân đã không còn mới. Từ việc chẩn đoán, xét nghiệm nhầm đến mổ nhầm, bỏ quên dụng cụ trong cơ thể… không còn là hy hữu.

>> Bác sĩ tắc trách khiến bệnh nhân chết oan: Kỷ luật rồi... thôi?

Đó dường như không đơn thuần là vấn đề chuyên môn kém mà có thể nói là sự vô trách nhiệm và cẩu thả của một bộ phận những người trong ngành y.

Từ vụ nạn nhân nữ chết oan tại Cà Mau vừa qua, xin nhắc lại một số vụ việc đau lòng của một số bệnh nhân khi tham gia khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế của tỉnh này. 

Cũng không quá ngạc nhiên khi kết cục cuối cùng của những câu chuyện dưới đây đều cùng một "mẫu số": bệnh nhân luôn chịu thiệt, còn BS và cơ sở y thế thì bình an vô sự. Sự tắc trách và vô trách nhiệm của các y, BS ở đây không hề bị sự trừng phạt hay răn đe nào của pháp luật.  

Từ đau bụng đến mất một cánh tay

Ngày 25.1.1993, anh Trương Minh Tuấn, ngụ thị trấn Thới Bình, (huyện Thới Bình) thấy bụng đau dữ dội nên đến Trung tâm Y tế huyện này khám. Tại đây, anh được các bác sĩ chẩn đoán đau dạ dày.

Tuy nhiên, đến ngày 28.1.1993, êkíp trực gồm: BS N.T.T, y tá N.K.T và y tá C. sau khi khám bệnh cho toa thuốc, rồi đích thân y tá T. chích cho anh Tuấn một mũi thuốc có hiệu Pipolphene.

Đến 13 giờ 30 cùng ngày, cánh tay phải của anh Tuấn từ đỏ bầm đã đen sẫm, lúc này Trung tâm Y tế mới huy động BS đến chẩn đoán nhưng cũng không tìm được lời giải đáp. Đến 16 giờ, anh Tuấn phải chuyển viện lên tuyến trên bằng phương tiện tự túc.

Phải mất 13 năm sau (tức năm 2006), anh Tuấn mới chính thức nhận được số tiền bồi thường 62,56 triệu đồng từ Trung tâm y tế huyện.

Đến nơi, cánh tay anh Tuấn đã bị hoại tử, phải tiến hành phẫu thuật, cắt bỏ cánh tay phải. Anh Tuấn bị thương tật 65%, nhưng vụ việc chỉ được ra tòa với vụ án dân sự.

Phải mất 13 năm sau (tức năm 2006), anh Tuấn mới chính thức nhận được số tiền bồi thường 62,56 triệu đồng từ Trung tâm y tế huyện. Trong khi đó, các y, BS thăm khám có liên quan đến sự việc của anh thì không hề bị điều tra hay truy cứu trách nhiệm hình sự do hành vi của mình gây nên.

Bệnh nhân tự ý, bệnh viện vô can?

Mới đây nhất là trường hợp của anh Nguyễn Hải Triều, 27 tuổi, cán bộ Chi cục Thi hành án huyện Cái Nước (Cà Mau).   

Theo lời kể của anh Triều, ngày 30.4.2011, trên đường từ Đầm Dơi ra TP Cà Mau, anh Triều bị va quẹt xe máy. Vụ tai nạn này khiến chân trái anh bị sưng to ở ống quyển, gần vùng đầu gối.

Anh được người nhà đưa ra Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Cà Mau cấp cứu. Ban đầu, BS chụp X-quang và chẩn đoán anh bị trật khớp gối, khả năng đứt dây chằng cao. Sau đó, anh được chuyển vào khoa Ngoại chấn thương và được các bác sĩ chỉnh gối, bó bột.

Đến chiều cùng ngày, chân anh có hiện tượng tím tái và mất cảm giác. Các BS tiếp tục thăm, khám, chụp X-quang lần 2. BS cho rằng bó bột chặt quá, máu khó lưu thông xuống chân nên có hiện tượng như vậy.


Anh Triều rơi vào hoàn cảnh với một chân bị cưa mất - Ảnh: Gia Bách

Đến 22 giờ ngày 1.5.2011, thấy diễn biến bệnh nặng thêm và không chịu nổi với cách điều trị tại đây, gia đình anh Triều đã cương quyết chuyển anh đến BV Chợ Rẫy (TP.HCM) điều trị.

Tại BV Chợ Rẫy, các BS kết luận 1/3 dưới chân trái của anh Triều đã bị hoại tử, do tổn thương động mạch kheo mà không được điều trị kịp thời. Do đó anh Triều được phẫu thuật cắt bỏ phần hoại tử (1/3 chân trái).

Tuy nhiên, câu trả lời của Hội đồng y khoa của BV Đa khoa Cà Mau lại kết luận rằng trong thời gian từ khi bệnh nhân nhập viện (10 giờ ngày 30.4 đến lúc "trốn viện" 21 giờ ngày 1.5), BV chưa ghi nhận anh Triều bị đứt động mạch kheo.

Do đó, BV cho rằng sự cố bị cưa chân của anh Triều có khả năng trong quá trình bỏ viện lên tuyến trên đã gây trật khớp gối lần thứ 2, dẫn đến tổn thương động mạch kheo nặng hơn khiến tuyến trên không thể dưỡng được chân.

Không đồng tình với cách trả lời của Hội đồng y khoa của BV Đa khoa Cà Mau, anh Triều tiếp tục làm đơn nhờ cơ quan bảo vệ pháp luật can thiệp. Vụ việc đến nay vẫn phải kéo dài trong khi anh Hải Triều đã mất đi gần như một chân. 

Điều 242 Bộ Luật Hình sự: Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, buôn bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác

1- Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, buôn bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 201 của bộ luật này, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

2- Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

3- Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ 7 năm đến 15 năm.

4- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Gia Bách

HÀ NỘI NÊN CHỚP LẤY THỜI CƠ TRỞ VỀ VỚI DÂN TỘC


  • by  Published on 13-08-2010 05:10 PM  Number of Views: 371 

    Thưa diễn đàn,

    Đúng như bài viết "Đệ thất hạm đội Mỹ nên có mặt tại Biển Đông" của Xuân Khê cách đây một tuần (30 tháng 7, 2010), hôm nay Việt Nam hoan nghênh sự hiện diện của siêu hàng không mẫu hạm George Washington đến thăm Việt Nam ngày 8 tháng 8 2010. 






    Trích VOA:

    "Hôm Chủ nhật (8/8/2010) hai nước cựu thù thời chiến tranh lạnh Hoa Kỳ và Việt nam đã chứng tỏ quan hệ quân sự đang mở rộng giữa 2 nước, qua sự kiện một hàng không mẫu hạm Mỹ đậu ngoài khơi duyên hải Việt Nam. Sự kiện này chuyển đi tín hiệu rằng Trung Quốc không phải là một đại quốc duy nhất trong vùng." (VOA)

    Và chưa đến 1 tuần sau tàu khu trục hạm John S McCain đến thăm cảng Đà nẵng: 


    "Tàu khu trục có trang bị phi đạn dẫn đường USS John S. McCain cập cảng thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam hôm thứ ba, đánh dấu 15 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ. Theo tường trình của thông tín viên VOA Jack Cooper, chuyến thăm Việt Nam này diễn ra giữa những căng thẳng leo thang với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông…" (VOA)




    Tàu khu trục có trang bị phi đạn dẫn đường USS John S. McCain cập cảng Đà Nẵng


    Và cuộc thao dợt lấy tiêu đề "kỷ niệm 15 năm bang giao Việt Mỹ " nhưng rõ ràng đây là bình phong cho cuộc tập trận giữa Hoa kỳ và VN đang xảy ra hôm qua 11 tháng 8 2010.

    Theo VOA thì: 

    "Trung tá Jeffrey Kim: Trước tiên, tôi xin nói rõ rằng các cuộc trao đổi chúng tôi thực hiện là nhằm chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức về các chủ đề khác nhau liên quan tới các hoạt động phi tác chiến như tìm kiếm, cứu nạn và kiểm soát thiệt hại. Hôm nay, chúng tôi trao đổi các kỹ năng nấu ăn rất thú vị trên tàu USS John S. McCain. "

    Chuyện hôm nay thì hôm 11 tháng 8/2010 Việt Nam đã chính thức công nhận nguồn tin hợp tác nguyên tử với Hoa kỳ :

    "Việt Nam đang thảo luận với Hoa Kỳ về việc đàm phán hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự. Hãng thông tấn Bernama trích lời bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam, cho biết như thế tại cuộc họp báo ở Hà Nội hôm thứ Ba.

    Bà Nga nói rằng hiệp định, còn được gọi là Hiệp định 123, liên quan đến việc chuyển giao thông tin vật liệu, thiết bị và công nghệ hạt nhân" (VOA)

    Hoa kỳ đã cụ thể hóa việc công khai yểm trợ cho Đông Nam Á nói chung và VN nói riêng để ngăn chặn sự bành trướng vừa công khai vừa ồ ạt của Trung cộng trên toàn bộ Biển Đông, chà đạp lên công pháp quốc tế. Sự xâm lăng công khai các nước Đông nam Á, mà VN là nước bị bức ép bấy lâu nay, chắc hẳn quốc tế đã thấy rất rõ chuyện táo trợn này.

    Mỹ đã lộ rõ ý chí cứng rắn cùng thách thức Trung Cộng trên 2 ván bài Đông bắc Á tức sự sôi động bán đảo Triều Tiên và Mỹ đang đưa dần sức mạnh hải không quân, trước tiên là Hạm đội 7 và sự di chuyển linh động nhanh chóng của hạm đội này từ biển Nhật bản về lại Biển Đông như chúng ta đã thấy.

    Bắc Kinh đang tức giận điều này không thể tránh được vì mưu đồ cát cứ các vùng tài nguyên cùng chiến lược tại Nam Hải đang bị Mỹ chận đứng. Sự tung hoành của hải quân Trung Cộng đang bị co cụm và dừng hẳn lại vì sợ đụng độ với Hoa Kỳ đưa đến cuộc chiến ngoài trù tính, đem đến tan nát cho Trung Hoa lục địa trong phút chốc.

    Hoa Kỳ rất hiểu tâm lý Hà Nội đang bị "cái dao sát thủ" Tàu kề ngang cổ nên đang dành mọi sự công khai yểm trợ, nhất là sự hứa hẹn nào cụ thể nhất cho Hà Nội yên tâm.

    Hà Nội mấy hôm nay công khai chỉ trích Tàu Cộng tại Hoàng Sa và Trường Sa cùng với sự thăm viếng "nhiệt tình " trên hàng không mẫu hạm của các sĩ quan cao cấp hải quân Việt Nam đã nói lên sự an tâm càng lúc càng nhiều từ phía Hà Nội.

    Chúng ta không thể không lường tới đòn "trừng phạt" của Bắc Kinh lên Hà Nội, chúng ta cũng không thể không lơ là phe thân Tàu tại Hà Nội sẽ có những phản ứng quyết liệt từ bước thay đổi 'đột phá'. Hơn thế nữa chúng ta phải thấy Hà Nội đang có những viên tướng tay sai cùng trung thành với Bắc Kinh.

    Bất ngờ lý thú sẽ xảy ra cho đại hội 11 đảng CSVN vào tháng 1/2011 này vì con ngựa của phe thân Tàu đang ngon trớn bỗng nhiên bị "ách lại giữa đàng". 

    Hoa Kỳ đang "thọc gậy bánh xe" mọi ý đồ của Bắc Kinh. Chuyện này không phải vô cớ Hoa kỳ muốn gây sự với Bắc Kinh nhưng Bắc Kinh đã đi quá đà trong tham vọng và Hoa Kỳ phải có nhiệm vụ cản lại ý đồ đen tối này.

    Vụ tàu Nam Hàn bị đánh chìm cũng là cái cớ cho Đồng Minh tái hiện và Hoa Kỳ chính thức hâm nóng lại cuộc chiến bán đảo Triêu Tiên cùng một công hai việc giải quyết tham vọng bành trướng Bắc Kinh tại Biển Đông cùng Đông Nam Á châu.

    Bắc Kinh đang bị nghẹn họng giữa đường. Và phe thân Tàu tại Hà Nội đang run sợ cho số phận của chúng.

    Thực lực hải quân Tàu Cộng chỉ đe dọa hải quân các nước trong vùng chứ không thể chống nỗi hải quân Mỹ trong hiện tại.

    Và chúng ta sẽ thấy những đối xử "mềm dẽo" của Bắc Kinh để "chia chác" hay giữ quyền lợi chúng đã chiếm đóng bất hợp pháp tại Biển Đông.

    Và thực tế là chính con cọp giấy Bắc Kinh đang run sợ chiến tranh ngay tại Đông Bắc Á và Đông Nam Á hơn bất cứ ai ! 

    Nếu chiến tranh xảy ra, lục địa Tàu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề trực tiếp còn Hoa Kỳ quá xa vùng chiến, đây là điều bất lợi trước nhất.

    Chúng ta chưa nói đến nền kinh tế của Tàu bị ứ đọng khủng khiếp do các tuyến giao thương chuyển hàng đi bị ngăn chặn và tiêu diệt bởi chiến tranh.

    Điều cuối cùng cho hiện trạng sôi động Việt Nam chúng ta là chế độ đương thời tại Hà Nội nên đứng về phía dân tộc. Sự thay đổi tình hình diễn ra trong một thời gian chóng vánh chỉ hơn một tuần, nhất là sự can dự rất rõ nét và quy mô càng lúc càng lớn. Rõ ràng đa số dư luận dân Việt Nam đều phấn chấn ngoại trừ một thành phần nhỏ bé phản quốc đang bán rẻ non sông cho kẻ thù phương Bắc nghìn năm nay là Hán đế Bắc Kinh.

    Hà Nội nên đứng hẳn về phía dân tộc, với sự yểm trợ của đồng minh nên chớp lấy cơ hội có ngay LIÊN MINH trong sự thay đổi chiến lược với Hoa Kỳ để cứu nước.

    Điều quan trọng nhất nếu có được LIÊN MINH, thì liên minh này đa phần dân tộc, với thế giới tự do, một liên minh đang THUẬN LÒNG DÂN, là một yếu tố căn bản ngàn đời nay cho bất cứ chế độ nào.

    Lúc này nước Việt Nam chúng ta mới còn.

    Xuân Khê 12/8/2010

'Nhân sự cũ lại không bàn về biển đảo'


Hình do PetroVietnam công bố về vụ ngày 26/5 mà phía Việt Nam cho là tàu Trung Quốc đã gây hấn

Hội nghị Trung ương II của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mất một tuần họp bàn nhưng lại không đề cập đến chủ đề thời sự nóng bỏng là tranh chấp ngoài Biển Đông, gây ra thất vọng trong giới vận động chính trị.

Trả lời BBC Việt Ngữ ngày 12/7, ông Lê Hồng Hà, cựu chánh văn phòng Bộ Công an nhưng nay là nhà bình luận thời sự, cho rằng phương án nhân sự cao cấp đệ trình lên Quốc Hội khóa tới "vẫn là theo đường lối lâu này, chưa có gì đổi mới".

Nhưng theo ông, riêng việc Hội nghị trung ương kết thúc kỳ họp hôm Chủ Nhật 10/7 vừa qua mà không đề cập tới chủ đề Biển Đông là chuyện rất đáng nói.

Tình hình căng thẳng tại Biển Đông trong mấy tháng gần đây đã dẫn tới phản ứng của Việt Nam và Philippines trước hoạt động khẳng định chủ quyền mạnh bạo của Trung Quốc tại đây.

Trung Quốc một mặt kêu gọi giải quyết tranh chấp qua thương lượng một cách hòa bình, mặt khác kiên quyết tuyên bố chủ quyền tại phần lớn khu vực Biển Đông.

Ông Hồ Xuân Sơn (trái) được Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc đón trong chuyến sang Trung Quốc gần đây

Thứ trưởng Việt Nam, ông Hồ Xuân Sơn (trái) được Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc đón trong chuyến sang Trung Quốc gần đây

Philippines nói Trung Quốc đã vi phạm hải phận hàng chục lần từ cuối tháng Hai và chính phủ Manila có dự tính đưa vấn đề Biển Đông ra diễn đàn an ninh khu vực ARF tại Indonesia vào giữa tháng này và khiếu nại Trung Quốc lên Liên Hiệp Quốc.

Trong khi đó Việt Nam cáo buộc tàu Trung Quốc gây hấn và phá hoại thiết bị tàu thăm dò dầu khí và chính những vụ việc này đã dẫn tới các cuộc biểu tình quần chúng phản đối Trung Quốc tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

"Buồn và thất vọng"

Theo phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, giải thích thì biểu tình là "phản ứng của người dân trước những sự kiện ở Biển Đông".

Tôi cho rằng thái độ như thế là hơi bạc nhược

Ông Lê Hồng Hà

Tuy nhiên, tại hiện trường, công an Việt Nam đã bắt giữ một số người biểu tình cùng với các trợ lý báo chí của các cơ quan thông tấn nước ngoài đến đưa tin về vụ việc trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ngày 10/7.

Việc chính phủ Việt Nam không có thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc đã khiến những người như ông Lê Hồng Hà cảm thấy "buồn và thất vọng".

Ông Lê Hồng Hà giải thích: "Vấn đề sôi nổi, liên hệ trực tiếp đến vận mệnh của đất nước, đến tâm trạng của các tầng lớp nhân dân, là vấn đề Biển Đông, thì Hội nghị Trung ương đã không bàn gì hết, cũng như không đưa ra một tuyên bố gì về vấn đề này."

"Có lẽ người ta cho rằng cần có sách lược đúng đắn trong việc đấu tranh với Trung Quốc về Biển Đông nên họ có thái độ như vậy, nhưng theo tôi Trung ương họp bàn mà không tỏ thái độ về vấn đề Biển Đông thì như thế sẽ không có lợi cho uy tín của Đảng đối với nhân dân đất nước này," ông Lê Hồng Hà nói.

Vẫn theo ông Lê Hồng Hà trước việc "Trung Quốc có những hành động xâm lấn trắng trợn và rất ngang ngược" thì tất nhiên Biển Đông đang trở thành vấn đề chính trị sôi nổi.

Trước lập luận rằng chính phủ Việt Nam có thể cho rằng Trung Quốc là một nước lớn, nếu tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc thì có thể không có lợi về phương diện ngoại giao, ông Lê Hồng Hà nói:

Đại hội của Đảng Cộng sản cầm quyền hồi tháng 1/2011 đã không tạo được chuyển biến lớn về chính trị

"Chính phủ Việt Nam có thể cho rằng sách lược như thế là khéo léo mềm mỏng hơn, nhưng tôi không đồng ý với điều đó. Tôi cho rằng thái độ như thế là hơi bạc nhược."

Mới đây, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Hồ Xuân Sơn sang thăm Trung Quốc và họp bàn với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, ông Đới Bỉnh Quốc, hôm 25/06, một động thái được nhìn nhận như một nỗ lực nhằm giải quyết tranh chấp giữa hai nước qua con đường thương thảo.

Tân Hoa Xã hôm 28/06 dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi, nói Bắc Kinh hy vọng Hà Nội sẽ thực hiện những gì hai bên đạt được trong chuyến đi của ông Sơn.

Điều này khiến một phần dư luận Việt Nam đã bàn luận nhiều, và sau đó, 18 trí thức trong nước ký tên yêu cầu nhà nước cung cấp "thông tin chi tiết (toàn văn) thỏa thuận đã đạt được (nếu có) giữa ông Hồ Xuân Sơn và đại diện Trung Quốc".

Gần đây nhất, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Hai 11/07 kêu gọi Việt Nam và Philippines sử dụng biện pháp 'ngoại giao khôn khéo' cùng vào thời điểm Bắc Kinh điều tàu ngư chính 46012 tới Trường Sa.

Hãng Reuters trích lời Thứ trưởng Trung Quốc, bà Phó Oánh, nói trong bài phát biểu tựa đề 'Phát triển hòa bình của Trung Quốc và môi trường quốc tế' tại Hong Kong: "Điều quan trọng là cần xử lý các điểm bất đồng".

Quốc hội Việt Nam khóa XIII sẽ bắt đầu họp phiên đầu tiên ngày 21/07, trong thời gian 23/07- 27/07 sẽ bỏ phiếu bầu lãnh đạo Nhà nước, và lãnh đạo Chính phủ sẽ được bầu vào ngày 02/08.

Các phương án về nhân sự được báo chí nhà nước ca ngợi là "hợp lý nhất" cho tình hình hiện nay.

Việt Nam thay đổi chiến thuật giải quyết tranh chấp ở Biển Đông


Việc Việt Nam gần đây trấn áp những người biểu tình chống Trung Quốc đánh dấu một sự chuyển đổi trong cách giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh. Thông tín viên Marianne Brown có bài tường trình chi tiết từ Hà Nội.

Công an mặc thường phục bắt giữ một người biểu tình gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 10/7/2011
Hình: AP
Công an mặc thường phục bắt giữ một người biểu tình gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 10/7/2011

Sau khi chấp nhận các cuộc biểu tình hàng tuần trước cổng đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội trong hơn một tháng qua, chính phủ Việt Nam đã bắt đầu có hành động để ngưng những cuộc biểu tình này.  

Hôm chủ nhật, công an đã bắt khoảng 12 người biểu tình và câu lưu họ trong vài giờ đồng hồ. 

Những vụ bắt giữ này khởi đầu một giai đoạn mới trong vụ tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về phần lãnh thổ ở Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố họ có chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển này, nhưng Việt Nam và 4 nước khác cũng tuyên bố chủ quyền đối với khu vực được cho là có trữ lượng dầu khí lớn này. 

Căng thẳng đã tăng cao trong những tháng qua sau khi Hà Nội cáo buộc nước láng giềng khổng lồ xâm phạm vùng lãnh hải của Việt Nam. Bắc Kinh nói rằng tàu bè của Việt Nam đã xâm nhập trái phép vùng lãnh hải của họ và gây nguy hiểm cho ngư dân Trung Quốc. 

Tuy nhiên, kể từ hôm 25/6, căng thẳng đã có phần hạ nhiệt khi thứ trưởng ngoại giao Việt Nam đi thăm Bắc Kinh. Sau chuyến thăm này, hai bên nói rằng họ nhấn mạnh tới nhu cầu cần phải "lái công luận đi theo đúng hướng" để tránh làm tổn hại đến quan hệ song phương. 

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á tại Trường Đại học New South Wales ở Australia, nói rằng các vụ bắt giữ này phù hợp với công bố chung đó. 

Ông nói: "Tôi nghĩ rằng một khi đặc sứ đã tới Trung Quốc và ký tên ông ấy vào thông cáo báo chí chung thì Việt Nam phải có phận sự giảm bớt chỉ trích và ngưng các cuộc biểu tình. Các vụ bắt giữ này tiếp theo sau vụ việc tuần trước đó khi công an tìm cách giải tán các cuộc biểu tình và đề nghị người biểu tình trở về nhà."  

Ông Thayer nói rằng qua hành động ngăn chặn các cuộc biểu tình, Hà Nội có thể nói với Trung Quốc rằng họ đã hoàn thành trách nhiệm của phía mình theo thỏa thuận. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng Hà Nội đã có thể ngăn chặn những cuộc biểu tình này từ trước đây. 

Ông cho biết: "Khi họ không thích người Công giáo, họ vận động thanh niên và cựu chiến binh đánh đập những người Công giáo đó. Trong trường hợp này, họ đã có thể biết trước về các cuộc biểu tình, công an đã có thể hành động ngay lập tức." 

Các chuyên gia khác về Việt Nam nói rằng Hà Nội đã dung chấp, thậm chí có thể đã khuyến khích các cuộc biểu tình, nhưng đã kiềm chế những cuộc biểu tình đó để tránh không gây thêm căng thẳng với Trung Quốc.

Một người phát ngôn Bộ ngoại giao bác bỏ những cáo giác như vậy:

"Như tôi đã nói trong các cuộc họp báo lần trước, đây là phản ứng của người dân Việt Nam trước những diễn biến ở Biển Đông." 

Ông Thayer nói rằng Trung Quốc cũng đã thay đổi chiến thuật, tìm cách tỏ ra hòa hoãn hơn. 

Ông nói: "Tại thời điểm này, họ đang nở nụ cười và tìm cách dùng những lời lẽ ngoại giao để làm dịu tình hình, vì vậy đã có sự thay đổi chiến thuật." 

Ông Thayer lưu ý rằng cả hai bên có thể đang theo dõi quan hệ của Hoa Kỳ với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. 4 nước trong hiệp hội này đang tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Cuối tháng này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton sẽ nhóm họp cùng các vị bộ trưởng ngoại giao của ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước khác. Vấn đề Biển Đông dự kiến sẽ nằm trong chương trình nghị sự. 

Washington trước đây từng tuyên bố rằng việc đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực là lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.

http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-china-07-12-11-125408038.html

Trung Quốc phản đối đưa Biển Đông ra tòa quốc tế


12/07/2011 20:50:09
 - Trung Quốc ngày hôm nay (12/7) đã phản bác các yêu cầu của Philippines kêu gọi hai nước đệ trình những tuyên bố tranh chấp chủ quyền ra một tòa án được Liên Hợp Quốc bảo trợ.
TIN LIÊN QUAN

Ngoại trưởng Phlippines, Albert del Rosario
Ngoại trưởng Phlippines, Albert del Rosario
Theo trang tin Inquirer.net, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nói với các phóng viên: "Trung Quốc luôn luôn giữ quan điểm tranh chấp Biển Đông nên được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán trực tiếp giữa các quốc gia liên quan trực tiếp".

Ông này cũng nói thêm rằng "tranh cãi nên được xử lý theo các luật pháp quốc tế đã được công nhận".

Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario cho biết, trong chuyến tuần trước ông đã yêu cầu các quan chức cấp cao Trung Quốc đưa tranh chấp ra trước một tòa án quốc tế về luật biển.

Đây là một cơ quan tài phán do Công ước quốc tế về luật biển UNCLOS thiết lập để giải quyết các tranh chấp.

Phát biểu với các phóng viên sau chuyến thăm, ông del Rosario nói ông đã chỉ rõ những tuyên bố của Philippines ở một số khu vực trên Biển Đông, gồm cả quần đảo Trường Sa là "dựa theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS".

Thế nhưng các quan chức Trung Quốc lại khẳng định các tuyên bố của họ dựa vào các "chứng cứ lịch sử", ông del Rosario nói.

Philippines và Việt Nam trong những tháng gần đây đã cáo buộc Trung Quốc thực hiện các hành động ngày càng quả quyết trong tuyên bố chủ quyền ở những vùng biển còn tranh chấp này.

Tháng Tư vừa qua, Philippines cũng đã gửi đơn kiện chính thức lên Liên Hợp Quốc phản đối các tuyên bố của Trung Quốc.

Minh Phạm (Theo Inquirer.net)

Sắp mãn hạn một tù nhân chính trị chết trong trại giam


Một tù nhân chính trị sắp mãn hạn 15 năm tù giam vừa qua đời; đó là ông Nguyễn Văn Trại.


Một người từng bị giam chung với ông và đã mãn hạn tù là ông Nguyễn Bắc Truyển , qua cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh vào ngày 12 tháng 7, cho biết một số thông tin về người tù chính trị mà lâu nay 
Các tù nhân trại giam Xuân Lộc đi lao động. Screen capture
Các tù nhân trại giam Xuân Lộc đi lao động. Screen capture
ít được nhắc đến đó.

Tù chính trị không có chuyện giảm án

Gia Minh: Xin ông cho biết những điều mà ông biết được về ông Nguyễn Văn Trại?
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Tôi là người từng bị giam giữ chung với ông Trại từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 5 năm 2010. Chúng tôi bị giam tại phân trại số 2, Trại giam Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Vào thời điểm tháng 7 năm 2009, ông Trại được chuyển từ phân trại số 3 ra phân trại số 2, nơi lúc đó tôi đang bị giam giữ.
Gia Minh: Ông có những nhận xét về tù nhân Nguyễn Văn Trại bị giam chung với ông là thế nào?
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Ông Nguyễn Văn Trại cũng như những tù nhân lớn tuổi khác họ đều phải trải qua thời gian giam giữ lâu và hà khắc, và họ mang những trọng bệnh trong người. Có rất nhiều người rơi vào trường hợp như ông Nguyễn Văn Trại. Cho đến thời điểm tháng 5 năm 2010, khi tôi hết án tù giam để trở về với gia đình; lúc đó ông Trại bắt đầu phát bệnh: có những biểu hiện về bệnh gan như vàng da, tay chân bị tê. 
Gia Minh: Xin ông cho biết những qui định của nhà tù đối với những tù nhân bị bệnh như thế theo chuẩn nhân đạo ra sao?
Tuy nhiên khác với tù thường phạm, tù chính trị không có cơ hội giảm án, tha tù. Lý do tù chính trị không bao giờ chấp nhận tội như án đã tuyên, và làm đơn xin giảm án. Họ không được giảm án tha tù hay được về nhà chữa những bệnh hiểm nghèo.
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Tù chính trị có được những sự dễ dãi hơn tù thường phạm. Tuy nhiên vì để bảo đảm an ninh, nên tù chính trị cũng phải chịu những qui định rất hà khắc. Trong trường hợp người tù chính trị bị bệnh, cũng được chuyển lên trại giam, cũng được ra ngòai để chữa bệnh. Tuy nhiên khác với tù thường phạm, tù chính trị không có cơ hội giảm án, tha tù. Lý do tù chính trị không bao giờ chấp nhận tội như án đã tuyên, và làm đơn xin giảm án. Họ không được giảm án tha tù hay được về nhà chữa những bệnh hiểm nghèo. 
Tôi chỉ thấy một trường hợp của ông Trương Văn Sương, được cho về chữa bệnh tại nhà. Còn đối với những trường hợp mà tôi đã sống tại trại giam Xuân Lộc thì hòan tòan không thấy điều đó. Trước đây có trường hợp ông Trần Văn Thiêng, bệnh rất nặng, gia đình gửi đơn đi khắp nơi xin được tạm ngưng thi hành án để về nhà chữa bệnh, nhưng lời xin đó không được Nhà nước và trại giam Xuân Lộc đồng ý. 
Hình ảnh cuối của ông Nguyễn Văn Trại trước lúc qua đời chỉ con da bọc sương.
Hình ảnh cuối của ông Nguyễn Văn Trại trước lúc qua đời chỉ con da bọc sương. Source VNRs
Theo tôi về mặt nhân đạo của vấn đề này hết sức tồi tệ. Tôi phải nói rất đau lòng cho trường hợp ông Nguyễn Văn Trại. Nhìn những bức hình da bọc xương của ông Nguyễn Văn Trại, tôi liên tưởng đến những người tù dưới thời Đức Quốc Xã, thế chiến thứ hai. 

Những cái chết âm thầm cô đơn

Gia Minh: Sau khi ra tù ông có dịp nào liên lạc được với ông Nguyễn Văn Trại hay không?
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Bởi chế độ nhà tù về quan hệ giữa người bên trong và ngươi ngòai hết sức kín, do đó tôi không thể biết được tin về ông Nguyễn Văn Trại, tôi chỉ đuợc biết ông đuợc chuyển lên trạm xá của Trại giam để chữa bệnh. Tôi không thể có cách nào để liên hệ với ông Trại được hết. Sau này tôi mới liên hệ được với gia đình ông Trại và có vận động nhờ 'bà con' giúp đỡ để gia đình ông có thể đi thăm nuôi thường xuyên hơn. Gia đình ông Trại rất nghèo không có khả năng thăm ông thường xuyên, mua những thuốc đặc trị để chuyển vào cho ông. 
chế độ nhà tù về quan hệ giữa người bên trong và ngươi ngòai hết sức kín, do đó tôi không thể biết được tin về ông Nguyễn Văn Trại, tôi chỉ đuợc biết ông đuợc chuyển lên trạm xá của Trại giam để chữa bệnh. Tôi không thể có cách nào để liên hệ với ông Trại được hết.
Gia Minh: Chúng tôi có liên lạc với gia đình ông Nguyễn Văn Trại, nhưng lúc này 'tang gia bối rối' nên không thể trình bày về trường hợp phải đi tù của ông ta; vậy ông là người từng bị giam chung với ông Trại, xin ông cho biết sơ lược lại trường hợp tù tội của ông Nguyễn Văn Trại?
Ông Nguyễn Bắc Truyển:Trong quá trình ở chung, ông có kể tôi nghe vào thời điểm thập niên 90, ông tham gia các tổ chức đòi dân chủ- nhân quyền cho Việt Nam tại Kampuchia. Đến năm 1996 ông bị bắt tại biên giới Kampuchia- Thái Lan và đưa vể Việt Nam kết án 15 năm tội danh 'trốn ra nước ngòai chống Việt Nam', sau đó ông bị chuyển đến giam tại Trại giam Xuân Lộc cho đến ngày ông qua đời. 
Trong thời gian bị giam dù lớn tuổi, sức yếu, không được gia đình thăm nuôi thường xuyên; nhưng tôi thấy tinh thần yêu nứơc của ông rất mạnh mẽ và ưu tư về tình hình của Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Gia Minh: Cám ơn ông Nguyễn Bắc Truyển về những thông tin chia xẻ liên quan tù nhân chính trị Nguyễn Văn Trại vừa mới qua đời.

Theo dòng thời sự:


Công an tùy tiện cấm người xuất cảnh


Bookmark and Share


 

SÀI GÒN 12-7 (NV) - Linh Mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, chiều ngày Chủ Nhật 10 tháng 7 năm 2011, lên đường dự một hội nghị ở Singapore, thì bị chận lại ở phi trường Tân Sơn Nhất mà công an không đưa ra lý do chính đáng.

Công an ở của khẩu phi trường Tân Sơn Nhất. (Hình: SGGP)

Ngày 12 tháng 7 năm 2011, tỉnh dòng gửi một bản tin trên trang báo của Dòng Chúa Cứu Thế tố cáo "Công an cấm linh mục giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam xuất cảnh".

Theo bản thông cáo báo chí, khi lập biên bản cấm Linh Mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành xuất ngoại, biên bản chỉ tổng quát nói căn cứ theo Nghị định 136/2007/NÐ-CP để đưa ra quyết định "Lập biên bản về việc phát hiện người thuộc diện chưa được xuất cảnh" và "Yêu cầu đương sự liên hệ với công an TP. HCM để được giải quyết".

Theo bản tin của Dòng Chúa Cứu Thế, "đây là một việc làm tùy tiện và có dấu hiệu vi phạm chính nghị định 136/2007/NÐ-CP".

Bởi vì cơ quan nào không cho công dân xuất cảnh "phải thực hiện việc này bằng văn bản". Nhưng "Ngày 10 tháng 7 năm 2011, công an cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhứt không hề trưng ra bất kỳ văn bản nào quyết định tạm hoãn xuất cảnh của linh mục giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam".

Bản thông cáo báo chí còn dẫn lại điều 22 của nghị định nói trên viết rằng "cơ quan nào quyết định chưa cho công dân xuất cảnh thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho công dân đó biết, trừ trường hợp vì lý do bảo đảm bí mật cho công tác điều tra tội phạm và vì lý do an ninh".

Thông cáo báo chí của tỉnh dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam nói "Cho đến nay, ngày 12 tháng 7 năm 2011, linh mục giám tỉnh DCCTVN chưa nhận được văn bản nào của một trong các cơ quan có thẩm quyền kể trên thông báo cho biết ngài đã bị quyết định chưa cho xuất cảnh".

Thêm nữa, cho đến ngày này, "Linh mục giám tỉnh DCCTVN chưa hề bị bất cứ cơ quan chức năng nào, kể cả cơ quan điều tra của công an triệu tập, xét hỏi về bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào về hành chánh, dân sự và hình sự."

Ðược biết, LM Nguyễn Trung Thành sang Singapore "thi hành sứ mạng tôn giáo thuộc Liên Hiệp Dòng Chúa Cứu Thế Vùng Á-Úc" từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 7, 2011.

Bản tin của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam tố cáo công an Sài Gòn khi cấm Linh Mục Nguyễn Trung Thành xuất cảnh là "công khai xâm phạm đến quyền tự do tôn giáo của người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp". "Ðối xử bất công với linh mục giám tỉnh DCCTVN và có dấu hiệu lạm dụng quyền hành để đàn áp tôn giáo."

Bản tin còn nói rằng "Nhân dân Việt Nam đóng thuế nuôi dưỡng ngành công an không phải để nhận lại sự đàn áp và đối xử bất công như thế này."

Dòng Chúa Cứu Thế được thành lập tại Việt Nam từ năm 1925 và hoạt động khắp nơi từ Cao Bằng, Lạng Sơn ở miền Bắc đến Kiên Giang ở miền Nam Việt Nam. Sứ mạng của dòng là "truyền giáo cho người nghèo và đứng về phía người nghèo, là người nghèo và bảo vệ những người nghèo bị đối xử bất công".

Hiện dòng có khoảng 300 tu sĩ và linh mục. (T.N.)