Hai Xe Ôm – Sự kiện Hòa thượng Thích Học Toán Ngô Bảo Châu đóng cửa chùa làm cho ta liên tưởng tới những vần thơ của ông Hồ Chí Minh: Đau đớn chi bằng mất tự do /Đến buồn đi ỉa cũng không cho… * Việc Blogger Ngô Bảo Châu với nick name " Thích Học Toán " tuyên bố chuyển đổi Blog của cá nhân mình từ chế độ "nhật ký điện tử mở"- mọi người có thể truy cập, sang chế độ "nhật ký điện tử đóng"- chỉ một mình chủ nhân mới có thể đọc…nhanh chóng trở thành một sự kiện thông tin trong thế giới mạng, cả Đài BBC cũng đã vào cuộc, tham gia đưa tin như một sự kiện thông tin ? Việc tuyên bố giã từ sân chơi là một việc bình thường đối với dân chơi blog, không thích mở thì đóng; Có thời gian thì viết blog, bận không còn thời gian hoặc do bản thân cảm thấy không còn chuyện gì cảm thấy hứng thú để viết, chia sẻ… bài cũ cứ treo trên hàng tháng thì rồi " của chùa": tiếng là mở nhưng khác chi đóng; khách vãng lai cũng thưa thớt dần… Khi không thích giao lưu nữa, vì những ai đã xác định viết blog theo chế độ mở đều có một "tôn chỉ, mục đích": muốn được giao lưu và chia sẻ những suy nghĩ thuần chất cá nhân của mình với cư dân mạng… Ngay từ đầu, nhà toán học Ngô Bảo Châu đã tự xác định "tôn chỉ mục đích": xây dựng blog của mình thành một ngôi Chùa chuyên tu luyện về việc học toán; Chủ nhân-vị hòa thượng trụ trì của ngôi chùa này đã tự đặt pháp danh cho mình " Thích Học Toán"…Có thể nói " Ngôi chùa " này nhanh chóng được dân chơi blog xếp hạng vì: tính độc đáo của nó, tính chất không giống ai, một mình một cõi của Thích Học Toán-Ngô Bảo Châu… Một blog muốn thành công là tự mình xác định được cho mình " cái cõi" thật sự riêng tư: có như thế mới có sức sống, mới không giống ai; có như vậy người khác mới tìm đến; danh nghĩa là viết ra những cảm nhận cá nhân, suy nghĩ riêng tư nhưng lại được mọi người nườm nượp ra vào chia sẻ là cả một vấn đề tưởng đơn giản mà hóa ra phức tạp, tưởng dễ mà khó… Một blog thành công là blog chứng tỏ được sức sống quật cường của nét tư chất con người-xã hội của chủ nhân? Còn như, nếu như con người-xã hội của anh èo uột thì rồi sớm muộn ngôi chùa của anh cũng sẽ hiu hắt dần, có mở cũng chẳng ai tìm đến… Rất nhiều blog đã nhanh chóng rơi vào nhàm, nhạt vì người đọc thấy cái thế giới riêng tư của chủ nhân của nó không có gì đáng đọc…Hiện nay, đã xuất hiện một số blog có tiếng, hàng ngày có tời hàng ngàn, thậm chí hàng vạn khách ra vào, hàng trăm khách để lại comment; số này hiện không đông… Hiện nay số blog cá nhân đã tự làm chủ được số phận của mình, được giới blog suy tôn, xếp hạng không nhiều là do bởi họ đã giải được bài toán: riêng tư đấy thế nhưng lại chạm tới suy nghĩ, trăn trở của nhiều người…Vì thế nên người ta mới tìm cách vào đọc…Thậm chí một số blog đã bí hack sờ nắn, tấn công hoặc cản phá…Điều này cho thất giới blog Việt cũng đang trưởng thành, đang vươn vai đứng dậy, đang chứng tỏ sưc sống của nó trong cái hoàn cảnh các phương tiện truyền thông chính thống đang bị o ép, phong tỏa, xoa đầu… Trở lại sự kiện " Thích Học Toán " đóng cửa chùa với một lời chia tay đượm chất cửa thiền: Thông báo 'chia tay' Tạm biệt Chùa Thích Học Toán tạm đóng cửa từ ngày hôm qua. Bần đạo cáo lỗi với bạn bè vì hành động đột ngột này. Nhờ vào cái sân chùa này, bần đạo đã có chỗ để chia sẻ những suy nghĩ của mình với bạn bè, và đổi lại bần đạo cũng đã học được rất nhiều từ các bạn. Mỗi ngày đi qua, cái nhu cầu làm mới lại mình bằng sự tĩnh lặng trở nên cần thiết hơn. Vậy bây giờ là thời điểm để dừng lại và suy nghĩ. Không thể dừng lại mà không nói một lời chia tay. Hẹn có ngày tái ngộ, Thích Học Toán Về sự kiện này, BBC đưa tin:"Giáo sư toán học có tiếng của Việt Nam, ông Ngô Bảo Châu, mới đây lên tiếng bình luận về phiên tòa xử Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ và chỉ trích giới chức tòa về "sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ." Bài viết có tựa 'Về sự sợ hãi' được tranh luận nhiều trên mạng và tại diễn đàn của BBC tiếng Việt. Hồi tháng Tám năm 2010, GS Châu cũng gây sự chú ý trên mạng khi bình luận về thực trạng tự do ngôn luận bị chi phối bởi hiện tượng "lề trái, lề phải". Khi đó ông Châu viết "bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do." Vậy điều gì khiến cho Hòa thượng Thích Học Toán đóng cửa chùa? Phải chăng do bởi những bản "kinh kệ" được vị Hòa thượng này " tụng niệm " trong không gian của ngôi chùa này đã lan tỏa quá xa và quá mạnh ra ngoài đời; nó đã chạm tới ai đó, chạm tới một giới chức nào đó trong xã hội? Do đó, như Định luật Bảo toàn năng lượng của Lômônôxôp đã từng phát minh:" Năng lượng không mất đi và không tựu nhiên xuất hiện mà nó chỉ có thể chuyển từ dạng nay qua dạng khác ?" Khi ta tác động vào một vật thế nào đó một lực, tất yếu vật thể đó cũng sẽ sinh ra một lực đối ứng giây chuyền chứ không dừng lại; thậm chí nó sẽ có phản lực tức thì, sỗ sang theo lối ăn miếng trả miếng… Những tuyên bố, những can dự của Hòa thượng Thích Học Toán Ngô Bảo Châu như ký vào bản kiến nghị dừng dự án khai thác bauxite Tây Nguyên; Rồi bình luận về số phận của trí thức muốn không thể chịu kiếp con cừu thì không được sống theo lề; rồi thì thì ý kiến mới nhất về vụ xử Cù Huy Hà Vũ với nhữn lời nói sắc nhọn, có sức lan tỏa, có khả năng gây bùng nổ trong dư luận: "Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này. Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải. Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hơp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm. Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trương hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn… Với những lỡi lẽ đó thật sự gây sốc dư luận và chắc đã làm đắng nghẹn, cay cú cho ai đó…Và hệ quả của nó phải chăng dẫn tới việc Hòa thượng Thích Học Toán đành tuyên bố đóng của chùa, giã từ sân chơi ? Thực ra, hiện nay có không ít những blog có những bài viết dữ dằn nhưng người ta cho qua, bởi vì phạm vi ảnh hưởng, uy tín xã hội, sự lan tỏa ra thế giới không bằng Ngô Bảo Châu…Còn đối với Ngô Bảo Châu… Qua sự kiện Hòa thượng Thích Học Toán-Ngô Bảo Châu tuyên bố đóng cửa chùa cho thấy:" xôi chùa " cũng còn có vị của nó đấy, nó không giống như bình luận của blog Quê Choa… Sự kiện Hòa thượng Thích Học Toán Ngô Bảo Châu đóng cửa chùa làm cho ta liên tưởng tới Nguyễn Công Trứ: Kiếp sau xin chớ làm người Sự kiện Hòa thượng Thích Học Toán Ngô Bảo Châu đóng cửa chùa làm cho ta liên tưởng tới những vần thơ của ông Hồ Chí Minh: Đau đớn chi bằng mất tự do ( Ngục trung nhật ký… )
H.X.Ô |
THÔNG BÁO !
TM Ban Điều Hành Blog
13 April 2011
Vì sao “hòa thượng Thích Học Toán” Ngô Bảo Châu đóng cửa “chùa” ?
Vàng giảm giá hơn 200.000 đồng một lượng
Thứ ba, 12/4/2011, 11:10 GMT+7
|
Giá vàng giảm mạnh trong vòng một tuần qua. Ảnh minh họa: Hoàng Hà |
2 mức giá nêu trên đều thấp hơn 200.000 đồng một lượng so với giá giao dịch tương ứng ngày 11/3 và giảm tới hơn 700.000 đồng so với thời điểm đầu tuần trước.
Trên thị trường thế giới, sau khi chạm ngưỡng 1.478 USD một ounce vào đầu phiên 11/3, giá vàng đã quay đầu giảm mạnh và xuống dưới 1.455 USD một ounce vào 10h30 sáng nay (theo giờ Hà Nội). Tại thời điểm này, giá dầu thô cũng giảm khoảng 2 USD một thùng, xuống còn 107,96 USD một thùng sau khi IMF đưa ra nhận định thận trọng về tăng trưởng của các nền kinh tế lớn trong năm 2011.
Hôm qua (11/3), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nâng tỷ giá đôla Mỹ bình quân liên ngân hàng lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 3, đạt 20.723 đồng đổi một USD. Tỷ giá trần tại các ngân hàng được đẩy lên tương ứng 20.930 đồng đổi một USD. Tỷ giá này vẫn được giữ nguyên trong sáng nay.
Nhật Min
h
Việt Nam có thể giảm lệ thuộc vào đồng đôla?
Việt Hà, phóng viên RFA2011-04-11Tháng 10-2010, ngân hàng ADB đưa ra bản báo cáo về tình hình đô la hóa tại các nước Lào, Campuchia và Việt Nam, trong đó đánh giá cao những tiến bộ mà Việt Nam đạt được trong việc giảm lệ thuộc vào đồng đô la. AFP PHOTO Tuy nhiên hiện tượng tiền đồng mất giá liên tục trong suốt gần 1 năm rưỡi qua cùng với chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, đang khiến người dân Việt Nam ngày càng quay trở lại với việc găm giữ đô la và vàng, bất chấp quy định hạn chế giao dịch vàng và đô la trên thị trường tự do hiện nay. Liệu Việt Nam có thể tiếp tục thực hiện việc giảm đô la hóa trong nền kinh tế thành công trước tình hình hiện tại? Không chiếm quá 20% cung tiềnViệt Hà phỏng vấn chuyên gia kinh tế Jay Menon của Ngân hàng phát triển châu Á về vấn đề này. Trước hết nói về tình hình đô la hóa tại Việt Nam hiện nay, ông Jay Menon cho biết:
Jay Menon: Theo tôi, tại Việt Nam chúng ta thấy có nhiều thành công hơn so với hai nước Lào và Campuchia liên quan đến việc giảm đô la hóa. Tất nhiên tại Campuchia thì vấn đề đô la hóa có thể nói là toàn bộ, còn tại Lào thì họ sử dụng cả đồng đô la lẫn bạt Thái. Việt Nam rõ ràng là đang đi đầu trong việc giảm đô la hóa, nhìn chung thì đô la không chiếm quá 20% cung tiền. Và con số này là đã giảm rất nhiều so với trước kia. Tuy nhiên hiện nay đang có lo ngại là tỷ lệ này sẽ tăng lên. Tất nhiên, ngoài đô la thì người dân còn dự trữ cả vàng nữa. Cho nên điều quan trọng ở đây chúng ta cần nghĩ tới đó không phải là phần trăm đô la mà là phần trăm của tất cả các loại không phải tiền đồng mà người dân đang nắm giữ. Và nếu tính như vậy, thì tình hình còn nghiêm trọng hơn. Việt Hà: Vậy tình trạng đô la hóa tại Việt Nam có mối quan hệ thế nào với lạm phát? Jay Menon: Nếu nói về sự ảnh hưởng qua lại giữa đô la hóa và lạm phát, thì điều đáng lo ngại hiện nay chính là sự giảm giá của tiền đồng, vì đồng đã bị liên tục hạ giá 4 lần kể từ tháng 11 năm 2009. Và theo tôi nó khoảng 20% giá trị chính thức. Nhưng chúng ta phải tính đến chênh lệch đang tăng giữa tỷ giá chính thức và không chính thức. Và vì như vậy nên sức ép lên giá trị tiền đồng lại càng lớn hơn. Vì thế việc hạ giá tiền đồng bản thân nó đã làm tăng lạm phát. Ngoài ra còn có sự lo lắng về tăng trưởng tín dụng và cung tiền. Coi trọng kiểm soát lạm phátViệt Hà: Có những chuyêng gia kinh tế cho rằng với các chính sách mà chính phủ Việt Nam đang áp dụng hiện nay, Việt Nam có thể kiểm soát được tình hình trong vòng 6 đến 9 tháng tới, ông có đồng ý với ý kiến này?
Jay Menon: Tôi hy vọng là họ có thể làm được như vậy, có những lý do để tin là chính phủ Việt Nam đang rất coi trọng việc kiểm soát lạm phát. Họ coi đây là quan ngại chính. Còn nói về khoảng thời gian mất bao lâu các biện pháp họ áp dụng mới đem lại kết quả thì có 2 điều phải suy nghĩ. Thứ nhất là vấn đề kinh tế vĩ mô, đặc biệt là thâm hụt ngân sách và thương mại, vấn đề này phải mất một thời gian dài hơn mới có thể kiểm soát được. Có thể 6 hay 9 tháng hoặc hơn trước khi thâm hụt được giảm xuống đáng kể. Và đây có thể coi là một quan ngại lớn cho chính phủ. Thứ hai là sự thiếu lòng tin vào tiền đồng, và điều này đòi hỏi một thời gian dài hơn rất nhiều. Nhưng cách chúng ta nhìn vào đô la hóa là đô la hóa bản thân nó chỉ là hiện tượng chứ không phải là vấn đề. Nó phản ánh những lo ngại của người dân, bao gồm lo ngại về sự mất ổn định của kinh tế vĩ mô, quản lý của chính phủ, rồi quyền với bất động sản, hệ thống pháp lý. Tất cả những điều này đòi hỏi phải có nhiều thời gian để giải quyết. Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định trong việc giải quyết các vấn đề vừa nêu, tuy nhiên còn nhiều điều phải làm trong thời gian tới. Nói tóm lại có những biện pháp ngắn hạn cho lạm phát trước mắt, nhưng về dài hạn là nhân tố cơ cấu cần phải xem xét, trong đó bao gồm việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Việt Nam có cam kết đổi mới các doanh nghiệp này nhưng họ cần phải làm nhanh hơn nữa. Việt Hà: Việt Nam có thể học được bài học gì từ các nước khác đã giảm đô la hóa thành công trên thế giới thưa ông? Jay Menon: Bài học mà Việt Nam có thể học từ các nước khác đã thành công trong việc giảm đô la hóa bao gồm Singapore, Malaysia vốn trước kia phụ thuộc tiền bảng Anh. Họ không thể đưa ra các chính sách bắt buộc giảm đô la hóa, không có các biện pháp theo kiểu đi đường tắt với mong muốn mọi sự thay đổi chỉ trong chớp mắt. Những nước đã từng làm theo kiểu như vậy đều không thành công. Không những thế còn làm cho vấn đề thêm nghiêm trọng. Bài học từ các nước thành công là phải cải thiện được tình hình kinh tế vĩ mô, giảm thâm hụt ngân sách và thương mại, đồng thời cố gắng cải cách những vấn đề về thể chế. Ngoài ra, về trung hạn, Việt nam cũng nên xem xét biện pháp neo cứng vào một đồng tiền mạnh (currency board arrangement), giống như ở Hồng Kông. Làm như vậy thì người dân có thể tin tưởng khi chuyển đồng sang đô la.Vấn đề bây giờ là dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện rất thấp, ước tính gần đây cho thấy là chỉ bằng khoảng 2 tháng nhập khẩu, trong khi đó giới hạn tối thiểu phải là 6 tháng. Trước khi họ có thể áp dụng các biện pháp khác, thì họ cần phải giải quyết việc thiếu hụt trong dự trữ ngoại hối để có thể thực hiện được biện pháp neo cứng theo ngoại tệ khác một cách có hiệu quả. Đó là biện pháp mà họ có thể xem xét trong thời gian trung hạn để thực hiện việc giảm đô la hóa. Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này. Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |