THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

01 June 2011

Ngoại giao nhân dân là cái đếch gì ???

Ngoại giao nhân dân cho bài toán Biển Đông

SGTT.VN - Chủ quyền trên khu vực Biển Đông là một cuộc đấu tranh lâu dài trên nhiều mặt trận. Theo tác giả, ngoại giao nhân dân kết hợp với ngoại giao nhà nước tạo nên sức mạnh tổng hợp.

Tàu cá xa bờ huyện đảo Lý Sơn(Quảng Ngãi) mang theo lá cờ tổ quốc trong lúc hành nghề trên biển Đông góp phần khẳng định chủ quyền lãnh hải. Ảnh: M.Đ

Hiện nay, cơ chế "sức mạnh cứng" thông qua so sánh khả năng quân sự, tiềm lực hải quân hay cân bằng lực lượng đang chiếm ưu thế trong các cuộc tranh luận. Ngoại giao phòng ngừa hay ngoại giao liên kết – phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây – cũng thường nhấn mạnh tính "vĩ mô" của tác nhân nhà nước trong vai trò giải quyết. Với quan điểm cho rằng, chủ quyền trên khu vực Biển Đông là một cuộc đấu tranh lâu dài trên nhiều mặt trận mà mỗi cấu trúc cần mỗi hình thức nguồn lực khác nhau, quan điểm về ngoại giao nhân dân hứa hẹn mở thêm những tiếp cận chính sách bổ sung.

Từ quốc tế hoá

Đầu tiên hãy bàn về xu hướng "quốc tế hoá". Bên cạnh việc đưa vấn đề ra thế giới chủ yếu thông qua các biện pháp cân bằng chiến lược và ngoại giao, quốc tế hoá về mặt học thuật đang là lãnh vực đóng vai trò tiên yếu. Khẳng định này dựa trên hai lý do. Một mặt, tranh luận trước tiên phải dựa vào lý lẽ, lý lẽ bắt nguồn từ một khuôn khổ nghiên cứu và dữ liệu có hệ thống. Trong quan hệ quốc tế, một sức mạnh thường được các học giả nêu ra như một vũ khí, đó là tính "hợp lý hơn" của lập luận. Một lập luận có tính hợp lý hơn không những tạo sự chính đáng cho các quan điểm, mà còn là một tiền đề quan trọng góp phần xây dựng kiến thức chung về vấn đề tranh cãi (''common knowledge"). Từ tranh chấp lãnh hải, đàm phán biến đổi khí hậu đến quản trị thị trường tài chính quốc tế – các chủ đề chính trị quốc tế ngày càng trở nên phức tạp. Trên bàn đàm phán, điểm đầu tiên của mọi câu chuyện là phải làm sao định nghĩa lại những khái niệm cần giải quyết. Vì thế, trước khi trình bày hay bảo vệ lợi ích riêng, việc chuyển hoá quan điểm hay cách tiếp cận của mình thành kiến thức chung được đông đảo chấp nhận sẽ là một lợi thế lớn. Thí dụ điển hình là tranh luận về đổi tên từ "Biển Nam Trung Hoa" thành "Biển Đông Nam Á". Rõ ràng, đây không phải chỉ là vấn đề cái tên, mà là một khẳng định về danh từ chung đang và sẽ được dùng trong việc xác định một khu vực đang tranh chấp. Tên gọi nội hàm sự chính danh, yếu tố không lan toả sức mạnh, nhưng là cầu nối dẫn đến tính hợp pháp của sức mạnh.

Nếu ngoại giao nhân dân đã từng là lưỡi liềm đỏ trong chiến tranh Việt Nam, thì ở thế kỷ 21, nó cũng là một tiếng vọng lương tri quy lòng người về một mối. Hiện nay, một trong những vấn đề cấp thiết của bài toán Biển Đông đang nằm ở việc làm sao phải mổ xẻ tiếp những điểm còn khúc mắc, tìm ra được cái "hợp lý hơn" của lý lẽ.

Đến dân sự hoá

Bên cạnh đó, nếu "học thuật hoá" từ bên ngoài mang lại lý lẽ trên mặt trận thương thuyết, thì từ bên trong, nó là nguồn khơi của những đồng thuận. Gần đây công tác tuyên truyền biển đảo được đánh giá như một bước đi cần thiết để mang các đề tài phức tạp trở thành đơn giản đến quần chúng số đông. Tuyên truyền, tuy vậy, chỉ giới hạn ở mức độ phát động từ trên xuống, và cần tiếp lực bằng những hỗ trợ theo chiều rộng từ các sáng kiến từ dưới lên. Vì thế, "học thuật hoá" đi trước, "dân sự hoá" cần phải tiếp bước theo sau.

Trả lời trưởng thông tín viên châu Á tờ Hoa Nam nhật báo khi ông này đến đảo Lý Sơn hồi cuối tháng 5, ngư dân Mai Phụng Lưu (ảnh), thuyền trưởng tàu cá ở Lý Sơn, người bị tàu Trung Quốc bắt bốn lần trong năm năm qua khi ông đánh bắt cá ở Hoàng Sa, cho biết: "Đấy là vùng biển Việt Nam, ông nội tôi đánh cá ở đấy, cha tôi đánh cá ở đấy và tôi đánh cá ở đấy. Đó là lịch sử của chúng tôi và chủ quyền của chúng tôi". Ảnh: Minh Đức

Bài học lịch sử tại đàm phán Paris 1973 nhấn mạnh tính "nhân dân" đóng vai trò rất quan trọng trong thắng lợi ngoại giao chung, như trưởng đoàn chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình khẳng định: "Đặc điểm lớn nhất của ngoại giao Việt Nam là sự kết hợp giữa ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân. Ngoại giao nhà nước có chiến lược chiến thuật rất tốt nhưng đối ngoại nhân dân cũng là vũ khí khá sắc bén để chúng ta tranh thủ sự ủng hộ của thế giới đối với cuộc kháng chiến".

Qua nhận định trên có thể thấy, nếu ngoại giao nhân dân đã từng là lưỡi liềm đỏ trong chiến tranh Việt Nam, thì ở thế kỷ 21, nó cũng là một tiếng vọng lương tri quy lòng người về một mối. Hiện nay, một trong những vấn đề cấp thiết của bài toán Biển Đông đang nằm ở việc làm sao phải mổ xẻ tiếp những điểm còn khúc mắc, tìm ra được cái "hợp lý hơn" của lý lẽ. Điều này không chỉ là nhiệm vụ của nhà hoạch định chính sách, học giả mà còn là trách nhiệm của mỗi người con đất Việt. Từ gia đình chài lưới ở Lý Sơn với công hàm còn lưu của chúa Nguyễn, đến người chiến sĩ đang đứng gác tuổi xuân ở vọng đảo Trường Sa. Từ em học sinh thắp đèn cặm cụi "Thư cho hải đảo", đến bà mẹ thầm lặng ầu ơ con bằng ca dao lịch sử nước nhà. Đặc biệt, khi câu chuyện càng phức tạp, càng nhạy cảm thì sức hậu thuẫn của toàn dân tộc nhịp theo từng bước chính sách mới càng mang giá trị.

Xin khép lại bài viết bằng hai nhận xét. Thứ nhất, sẽ ảo tưởng, nếu nghĩ rằng chỉ bằng những câu chuyện hấp dẫn sẽ giải quyết hết mọi xung đột vũ trang. Cũng sẽ là ảo tưởng nếu nghĩ rằng, lan toả từ những cá nhân, lý lẽ và lập luận ví như chiếc đũa thần biến mọi khác biệt trở nên đồng thuận. Nhưng nếu đồng ý rằng chính trị quốc tế như một ván bài, thì việc các nhà đại diện quốc gia cần làm là tích luỹ cho mình nhiều quân bài chiến lược nhất có thể. Trên mặt trận thương thuyết, hiểu và sử dụng đúng lúc những nguồn lực "vi mô" này sẽ là chìa khoá đầu tiên mở ra cánh cửa "vĩ mô" . Thứ hai, đi tìm một giải pháp hiện tại vừa cần cái nhìn phía trước, vừa cần tìm lại "túi khôn" thể hiện trong lịch sử dân tộc. Như lời trối "Thả sức cho dân" của Hưng Đạo Vương với vua Trần Anh Tông khi lâm chung, câu thơ "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân" trong Cáo Bình Ngô của anh hùng Nguyễn Trãi, hay căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời: "Nếu xa rời nhân dân thì tài tình mấy cũng không làm gì được. Dựa chắc vào dân thì không kẻ địch nào tiêu diệt được ta". Đó là gì, nếu không phải xây dựng nội lực từ nhân dân, dựa vào quần chúng để tạo dựng cơ đồ? Nay chúng ta chỉ bước tiếp con đường mà ông cha đã đi…

Nguyễn Chính Tâm

AUDIO - Tàu chiến TC tiếp tục xâm nhập, nổ súng uy hiếp tàu cá VN sang 1/6


(NLĐO)- Lúc 10 giờ 5 phút sáng 1-6, thuyền trưởng Lê Văn Giúp cấp báo về Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Phú Yên, báo tin bị tàu quân sự Trung Quốc bắn và kìm kẹp ngay trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Theo truyền trưởng Lê Văn Giúp (SN 1962, ngụ TP Tuy Hòa, Phú Yên), tàu cá PY 92305 TS của anh vừa bị tàu Trung Quốc quấy rối vào chiều 31-5.

Anh Giúp kể tàu anh đang đánh cá ở cách đảo Đá Đông thuộc quần đảo Trường Sa 5 hải lý, bất ngờ 3 chiếc tàu quân sự của Trung Quốc chạy đến.

Sau khi bắn liền 4 phát xuống nước ngay sát tàu anh Giúp, các tàu trên lướt tới, chạy ngang trước mũi tàu của anh. Anh Giúp phải bẻ mạnh bánh lái mới không đâm trúng tàu Trung Quốc. Sau đó, 3 tàu Trung Quốc còn kìm kẹp tàu anh Giúp cùng một tàu cá khác suốt đêm 31-5.


Đại úy Nguyễn Ngọc Ry căng thẳng theo dõi báo khẩn về việc tàu Trung Quốc bắn, xua đuổi tàu cá Phú Yên trong vùng biển Việt Nam

Đến sáng 1-6, anh Giúp liên lạc về đội kiểm soát Đà Rằng (TP Tuy Hòa) thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Phú Yên báo tin. Đại úy Nguyễn Ngọc Ry, đội phó đội kiểm soát Đà Rằng, là người tiếp nhận thông tin.

Do khi thuyền trưởng Giúp cấp báo về đội kiểm soát bằng máy bộ đàm, âm thanh không tốt, nên sau đó đội kiểm soát đã dùng hệ thống Kodan liên lạc lại với anh Giúp để trao đổi kỹ hơn.

Dưới đây là trích băng ghi âm trao đổi giữa Đại úy Ry và thuyền trưởng Giúp.

- Tôi Nguyễn Ngọc Ry nghe đây.
- Anh Giúp, tàu 92305 đây. Anh báo về đội biết tàu anh vừa bị tàu quân sự Trung Quốc bắn.
- (Hốt hoảng) Có sao không anh?
- Không! Họ bắn 4 phát xuống nước gần tàu mình, chủ yếu để dọa, xua mình đi thôi.

- Khi nào vậy?
- Chỉ mới chiều hôm qua thôi.
- Lúc đó anh đánh bắt ở đâu, cụ thể thế nào, anh Giúp?
- Lúc đó tàu anh với tàu chú Mười đánh ở tọa độ 80 56’ 23’’ vĩ độ bắc, 1120, 45’ 31’’ kinh độ đông, cách đảo Đá Đông, quần đảo Trường Sa của mình về phía đông chỉ 5 hải lý thôi, thì bất ngờ 3 chiếc tàu quân sự của Trung Quốc chạy đến. Họ bắn liền 4 phát xuống nước, sát tàu anh với chú Mười. Anh chưa kịp làm gì thì họ lướt tới, chạy ngang trước mũi tàu của anh. Anh phải bẻ mạnh bánh lái mới không đâm vô tàu họ.

- Trời, cách đảo của mình có 5 hải lý mà họ cũng dám đuổi mình sao.
- Họ liều lắm. Biển của mình mà họ làm như của họ.

- Rồi họ bỏ đi luôn hả?
- Đâu có. Họ quay lại, 3 tàu quân sự của họ kẹp sát tàu anh với chú Mười, vừa lăm lăm súng vừa xí xô xí xào gì đó.
- Vậy thì làm sao?
- Mình cũng liều lại. Làm như không hiểu gì. Nhưng suốt cả đêm qua, 3 chiếc tàu của họ cứ kẹp tàu mình mãi, không cho mình làm, cứ đuổi ra. Đến sáng nay, mình với chú Mười kéo giàn câu, chạy về đảo Đá Đông để ký giấy, họ mới không theo.

- Đó chính xác là tàu quân sự Trung Quốc hả anh?
- Chứ còn gì nữa. Súng ống trên tàu đầy ngay, bắt ớn. Anh có ghi lại số của 3 tàu ấy đây. 989, 27 và 28.
- Anh đi cũng được 25 ngày rồi chớ anh Giúp, đủ tổn chưa?
- Đủ gì, nó cứ rượt mình chạy miết vậy sao mà làm. Mới có được 19 con thôi.
- Vậy giờ anh ký giấy rồi về hả?
- Cũng nán lại làm gần gần quanh đảo mình kiếm cho đủ tổn rồi về chớ bốn năm bữa nay họ cứ rượt mình chạy miết, có làm gì được đâu.
- Thôi để em điện báo lên trên.


Kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc

Lời kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc được truyền qua các phương tiện như Facebook và điện thoại di động ở Việt Nam từ những ngày qua.

Citizen photo

Kêu gọi biểu tình qua ĐTDĐ

Cụ thể kêu gọi người Việt tham gia biểu tình vào 8 giờ sáng ngày 5 tháng 6 tới đây tại hai điạ điểm trước đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và lãnh sự quán nước này ở đường Nguyễn thị Minh Khai, quận 1 thành phố Hồ Chí Minh.

Mục đích của cuộc biểu tình là phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam qua vụ Bình Minh 02 của Petro Vietnam bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí hồi ngày 26 tháng 5 vừa rồi.

Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm cho đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và hai lần người phát ngôn Nguyễn Phương Nga lên tiếng phản đối hành động đó, đòi hỏi phía Trung Quốc phải bồi thường.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Khương Du, cũng hai lần lên tiếng cho rằng việc làm đó của Trung Quốc là bình thường; đồng thời yêu cầu Việt Nam phải ngưng mọi hoạt động tại khu vực Biển Đông.

Một học sinh bị điện giật chết khi qua cầu

Thứ Tư, 01/06/2011, 06:43 (GMT+7)


TT - Tối 26-5, một bé gái 10 tuổi qua cầu chợ Phú Vĩnh trên tỉnh lộ 953, thị xã Tân Châu (An Giang) bị điện giật chết bởi cây cầu... nhiễm điện. Chiều 31-5, tại nhà em Nguyễn Trần Ngọc Thảo (nạn nhân, học sinh lớp 4D Trường tiểu học bán trú Long Thạnh), cha của Thảo, ông Nguyễn Thái Dũng kể trong nước mắt tối hôm đó Thảo qua chợ Phú Vĩnh mua kem.

Lát sau nghe hung tin hai vợ chồng hốt hoảng chạy đến thấy con nằm bất động dù đã được một nhân viên y tế sơ cứu. Một ôtô chạy ngang thấy vậy liền chở em thẳng vào bệnh viện nhưng không kịp...

Ngày 27-5 tổng kết năm học, Thảo sẽ được nhận phần thưởng, nào ngờ hôm ấy là ngày đưa tang. Thầy cô, bạn bè đều nghẹn ngào, tức tưởi. Trong khi tới nay ngành điện vẫn chưa đến thăm hỏi, nhận trách nhiệm.

Sau tai nạn thương tâm này, thị xã Tân Châu yêu cầu cơ quan chức năng kiểm tra báo cáo vụ việc, cơ quan điều tra cũng vào cuộc.

Ông Nguyễn Văn Lên, chủ tịch UBND thị xã, cho hay kết quả ban đầu cho thấy cầu có gắn nhiều trụ đèn chiếu sáng. Do dây dẫn trong trụ bị hở chạm vào thân trụ bằng kẽm khiến cầu nhiễm điện. Khi qua cầu, Thảo bước vào vũng nước có điện và bị điện giật dẫn tới tử vong.

"Toàn bộ phần kim loại của cầu đều dẫn điện với điện thế 220V. Phải nói là hết sức nguy hiểm! Nếu như lúc ấy có nhiều người qua cầu thì tai nạn hết sức nghiêm trọng" - ông Lên cho biết.

Nhiều hộ dân sống hai bên cầu chợ Phú Vĩnh khẳng định cây cầu này nhiễm điện từ lâu. Hệ thống điện chiếu sáng trên cầu có nhiều bóng đèn. Thấy hai bóng đèn bị hỏng, nghi nhiễm điện từ đấy nên họ đã phản ảnh với UBND xã Phú Vĩnh nhưng chẳng thấy ai khắc phục.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, cầu Phú Vĩnh do Ban quản lý Bắc Vàm Nao của tỉnh An Giang làm chủ đầu tư. Còn hệ thống điện chiếu sáng trên cầu do chi nhánh điện Tân Châu quản lý và cung cấp. Riêng hai bóng đèn bị hỏng sử dụng nguồn điện của Ban công trình công cộng thị xã Tân Châu.

Ông Phan Văn Dũng, trưởng ban, cho biết hai bóng đèn, dây dẫn, trụ và toàn bộ thiết kế đều do đơn vị thi công cầu đảm nhận, ban chỉ đấu nối dây để cung cấp điện cho hai bóng đèn.

"Qua kiểm tra phát hiện dây điện trong trụ kẽm không có ống nhựa bảo vệ và mối nối ở trên đèn chỉ dùng bọc nilông quấn lại, lâu ngày bị bong tróc nên cầu nhiễm điện. Nó hoàn toàn sai kỹ thuật và không đảm bảo an toàn, từ đó gây chết người" - ông Dũng giải thích.

Sẽ xử lý nghiêm khắc

Trao đổi với PV Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Lên cho biết đã yêu cầu ngành điện tổng kiểm tra, khắc phục hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn. Hiện phòng kỹ thuật hình sự Công an An Giang đang giám định để xác định cụ thể nguyên nhân rò rỉ điện và sai sót do đơn vị nào chịu trách nhiệm.

Khi có kết quả, UBND thị xã sẽ xử lý nghiêm khắc đối với những đơn vị, cá nhân liên quan.

Ông Lên cũng xác nhận khi phát hiện cầu nhiễm điện, người dân có phán ảnh với UBND xã Phú Vĩnh và ngành điện. UBND xã bảo có báo với chi nhánh điện lực Tân Châu bằng điện thoại nhưng khi UBND huyện làm việc với hai đơn vị này thì chi nhánh điện lực phủ nhận.

"Đáng lý UBND xã phải báo cáo bằng văn bản với ngành điện, với UBND thị xã. Đằng này chỉ báo bằng điện thoại và không theo dõi việc khắc phục là hết sức thiếu trách nhiệm. Chúng tôi cũng sẽ xử lý nghiêm đối với lãnh đạo xã Phú Vĩnh" - ông Lên khẳng định.

ĐỨC VỊNH

Tàu khảo sát địa chấn trên biển Đông: Liên tục bị quấy rối


Thứ Tư, 01/06/2011, 08:05 (GMT+7)
* Phải ngăn chặn sự xâm lấn biển Đông
* "Góp đá xây Trường Sa" đã nhận được 437 triệu đồng đóng góp của bạn đọc
TT - Chiều 31-5, nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ cho biết trong những ngày qua tại khu vực thềm lục địa phía Nam thuộc chủ quyền Việt Nam có một số tàu quấy rối một tàu khảo sát địa chấn khác của Việt Nam.
Sơ đồ tọa độ tàu Viking 2 đang khảo sát địa chấn trên vùng biển của Việt Nam và bị tàu lạ quấy rối sáng 31-5 - Ảnh: Eidesvik - Đồ họa: Tuổi Trẻ
Khoảng 7g15-8g30 ngày 31-5, tàu Viking 2 đang khảo sát địa chấn ở tọa độ 8024'8'' N - 108052'5'' E thì xuất hiện hai tàu quấy rối. Mặc dù tàu Viking 2 đã gọi hỏi (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) nhưng hai tàu này không trả lời.
PTSC xác nhận
Chiều 31-5, ông Nguyễn Hùng Dũng, tổng giám đốc PTSC, đơn vị thành viên của PVN, xác nhận với Tuổi Trẻ trong những ngày qua tại khu vực thềm lục địa phía Nam thuộc chủ quyền Việt Nam có một số tàu quấy rối một tàu khảo sát địa chấn của Việt Nam.
Cũng theo nguồn tin này, tàu thứ nhất cách tàu Viking 2 gần 8 hải lý, chạy với tốc độ hơn 13 hải lý/giờ và có xu hướng chạy cắt qua phao đuôi tàu Viking 2. Tàu bảo vệ Vạn Hoa 731 đã áp sát, ngăn cản và chụp được tên tàu này là FEI SHENG No. 16.
Tàu thứ hai cũng cách tàu Viking 2 hơn 8 hải lý, chạy với tốc độ hơn 11 hải lý/giờ, cùng hướng với tàu thứ nhất nhưng đi phía sau. Ngay lúc này, tàu bảo vệ Vạn Hoa 740 đã áp sát, ngăn cản. Qua quan sát không thấy tên tàu thứ hai, chỉ thấy số hiệu BI 2549.
Trước đó, khoảng 21g-23g ngày 29-5, một tàu khác đã cố tình quấy rối, chạy vào khu vực tàu Viking 2 đang khảo sát địa chấn. Tàu này đã chạy vào phao đuôi của Viking 2 khi tàu đang thực hiện thu nổ khảo sát địa chấn. Khi sự việc xảy ra, tàu Viking 2 đã điều tàu bảo vệ áp sát tàu quấy rối và yêu cầu chuyển hướng (bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh) nhưng họ không trả lời.
Do đó, tàu Viking 2 tiếp tục điều thêm một tàu bảo vệ khác tới để ép không cho tàu này vào khu vực đang khảo sát. Lúc này, tàu quấy rối tăng tốc dần dần từ 7 hải lý đến 11 hải lý lên phía trước tàu Viking 2, buộc hai tàu bảo vệ và tàu Viking 2 phải bắn pháo hiệu cảnh báo. Khi tàu Viking 2 đã thu nổ xong và quay đầu thì tàu quấy rối cũng quay đầu rời đi.
Đến khoảng 23g ngày 29-5, tàu này chạy ra khỏi khu vực khảo sát và neo lại cách tàu Viking 2 khoảng 6 hải lý về hướng đông nam. Vì tàu quấy rối bật đèn quá sáng nên tàu bảo vệ không thể nhìn được tên, số hiệu tàu.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tàu Viking 2 (treo cờ Na Uy) là tàu khảo sát địa chấn 3D do liên doanh CGG Veritas (Pháp) được Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) thuê. Trước đó ngày 19-4, PTSC và CGG Veritas đã ký hợp đồng thành lập liên doanh khai thác tàu khảo sát địa chấn 2D& 3D để cùng tìm kiếm, thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam.
Tàu Viking 2 đang thực hiện thu nổ, khảo sát địa chấn cho IDEMITSU (Nhật), hãng có ký hợp đồng khai thác dầu khí với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) tại lô 05-1D. Vùng biển tàu Viking 2 đang khảo sát nằm gần mỏ Đại Hùng, cách Vũng Tàu khoảng 270km.
Sự việc trên đã được PTSC báo cáo PVN. Hiện tàu Viking 2 đang làm việc bình thường.
Ông Lê Trí Thành bên bản đồ thể hiện vùng biển chủ quyền của Việt Nam thuộc quyền tài phán của Việt Nam - Ảnh: Đông Hà
Ông LÊ TRÍ THÀNH (giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ khảo sát và công trình ngầm - PTSC G&S):
Quyền tài phán đến đâu, thực hiện công việc đến đó
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Trí Thành cho biết PTSC G&S được thành lập ngày 9-9-2010 với nhiệm vụ, chức năng chính là khảo sát địa chấn, khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa vật lý, khảo sát và làm các công trình ngầm... Đây là đơn vị thực hiện công đoạn đầu tiên của quá trình thăm dò, khai thác dầu khí. Trong quá trình hoạt động của mình, PTSC G&S sẽ khảo sát ở những vùng biển chưa có bản đồ địa chất để từ đó hoàn thành hệ thống bản đồ địa chất của thềm lục địa Việt Nam.
Sau khi hoàn thành khảo sát tại vùng biển thềm lục địa miền Trung, tàu Bình Minh 02 sẽ tiếp tục làm việc tại vịnh Bắc bộ và bồn trũng Cửu Long. "Chúng tôi hoàn toàn chủ động và tự tin để thực hiện công việc, bởi chúng tôi làm việc trên vùng biển chủ quyền của đất nước theo công ước quốc tế. Toàn thể cán bộ, công nhân của công ty đều nhận thức và ý thức rõ ràng việc làm đúng đắn của mình. Chủ quyền biển, thềm lục địa của Việt Nam đến đâu, quyền tài phán của Việt Nam đến đâu chúng tôi sẽ thực hiện khảo sát địa chấn đến đó" - ông Thành nhấn mạnh.
ĐÔNG HÀ
Tàu cá Trung Quốc rất ngoan cố
Vừa trở về sau chuyến tuần tra dài ngày trên biển, trung tá Hoàng Ngọc Quỳnh, hải đội trưởng Hải đội 2 (Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng), cho biết từ đầu năm 2011 đến nay rất nhiều tàu cá của ngư dân Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Ông Quỳnh nói:
Nhiều tàu cá Trung Quốc rất ngoan cố xâm phạm vùng lãnh hải Việt Nam khi đi vào vùng biển chỉ cách bờ biển Đà Nẵng 25-30 hải lý. Tại các vùng biển như gần đảo Cồn Cỏ cũng thường xuyên xuất hiện tàu cá Trung Quốc xâm phạm. Các tàu cá này có công suất lớn và thường đi từng đoàn, có khi lên đến 60 chiếc. Tại các vùng có tàu cá Trung Quốc xuất hiện, tàu của ngư dân Việt Nam khó khai thác hoặc khó đi ngang qua. Nếu tàu cá của ta đi vào, họ sẵn sàng lao vào gây hấn.
Để không làm phức tạp thêm tình hình trên biển, khi phát hiện chúng tôi chỉ việc xua đuổi. Tuy nhiên, có nhiều tàu cá ngoan cố buộc chúng tôi phải bắt giữ, nhưng sau đó cũng tiến hành phóng thích ngay trên biển. Từ đầu năm đến nay chúng tôi đã xua đuổi cả trăm lượt tàu cá xâm phạm lãnh hải. Riêng từ ngày 15 đến 26-4 chúng tôi đã xua đuổi hơn mấy chục tàu.
Việc xua đuổi tàu cá Trung Quốc vi phạm hiện gặp không ít khó khăn. Khi thấy chúng ta xuất hiện thì các tàu của họ thông báo cho nhau bỏ chạy. Chúng ta đuổi họ ra khỏi vùng biển nhưng đến đêm tối hay khi mình quay đi là cả chục tàu họ quay lại vùng biển đó. Ngoài ra trong thời gian vừa qua chúng tôi đi tuần còn phát hiện những thủ đoạn mới của tàu cá Trung Quốc nhằm cản trở lực lượng tuần tra.
Khi phát hiện tàu biên phòng truy đuổi phía sau, tàu cá này thả chướng ngại vật xuống biển, tàu tuần tra nếu không thận trọng lách kịp thì bị hỏng chân vịt ngay. Các tàu cá này thường trang bị nhiều vật sắc nhọn tại mũi và đuôi tàu nên khi chúng ta tiếp cận rất dễ xảy ra hư hỏng tàu. Còn khi bắt giữ thì các tàu này "đánh" chết máy nằm lì trên biển cũng gây khó khăn cho lực lượng tuần tra trong việc xử lý.
HỮU KHÁ ghi
Ngư dân lại bị Trung Quốc thu tài sản
Chiều 31-5, ông Lê Túc (44 tuổi, ở thôn Tây, xã An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi), thuyền trưởng tàu cá vừa từ Hoàng Sa về Lý Sơn, cho hay có thêm một tàu cá của Lý Sơn vừa bị Trung Quốc bắt giữ, thu tài sản. Đó là tàu của anh Huỳnh Công Nhiệm (29 tuổi) ở thôn Đông, xã An Hải, trên tàu có hơn 10 ngư dân. Theo lời ông Túc, sự việc xảy ra ngày 15-5, khi tàu cá này đang đánh bắt hải sản trên biển thuộc quần đảo Hoàng Sa. Như vậy trong tháng 5 đã có tổng cộng bốn tàu Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ, thu tài sản. Theo ông Túc, sau khi bị thu hết tài sản, anh Nhiệm đã mượn bạn nghề ngư cụ, trang thiết bị, nhiên liệu... để tiếp tục khai thác hải sản và sắp trở về Lý Sơn.
TRÀ GIANG

free counters
Free counters

Bắt giám đốc ngân hàng 'biến mất' cùng hàng chục tỷ đồng


Sau khi nghiên cứu hồ sơ cùng đơn tố cáo của hàng chục nạn nhân, Công an tỉnh Đồng Tháp đã ra lệnh bắt khẩn cấp ông giám đốc ngân hàng "biến mất" cùng hàng chục tỷ đồng.
Giám đốc chi nhánh ngân hàng 'biến mất' cùng hàng chục tỷ đồng

Tối 30/5, đại tá Nguyễn Hân Hoan - Trưởng phòng Công tác chính trị Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, cảnh sát đã thực hiện lệnh bắt ông Nguyễn Hữu Quang (nguyên Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long huyện Lấp Vò, Đồng Tháp). Khám xét nhà vị giám đốc 36 tuổi, cơ quan chức năng phát hiện 3 phiếu chuyển tiền cùng một số tài liệu phục vụ cho công tác điều tra.

Làm việc với nhà chức trách, ông Quang thừa nhận có huy động vốn của nhiều người với số tiền trên 40 tỷ đồng nhưng không có khả năng chi trả. Trước khi bỏ trốn Quang đã nhắn tin vào điện thoại di động của một số người có quan hệ làm ăn với nội dung: "Cô quá tốt với con nhưng con chưa tốt với cô" hoặc "Xin lỗi cô. Vì con mà cô ra nông nỗi này".

Theo ông Quang, trong quá trình làm lãnh đạo phòng giao dịch (được bổ nhiệm vào năm 2006) ông đã làm sai quy trình vay vốn gây thiệt hại cho đơn vị công tác. Trong đó có việc duyệt cho một cá nhân ở xã Định Yên (Lấp Vò, Đồng Tháp) lấy tài sản của nhiều người mang thế chấp vay tiền của ngân hàng với số tiền trên 2 tỷ đồng. Hiện, riêng Công an huyện Lấp Vò đã tiếp nhận được trên 10 đơn của người dân trong tỉnh Đồng Tháp tố cáo ông Quang huy động vốn rồi chiếm đoạt 17 tỷ đồng.

Nhiều nạn nhân của ông Quang rất lo lắng bởi suốt nhiều năm qua việc giao dịch giữa họ với ông Quang chỉ mang tính chất cá nhân thông qua những tờ biên nhận tay. Do đó, khi vị giám đốc này không có khả năng chi trả thì sẽ vỡ nợ dây chuyền vì để có được những khoản tiền lớn đưa cho ông Quang họ đã huy động vốn của nhiều người.

Thiên Phước

Từ cảnh sát hình sự trở thành đại ca giới giang hồ


Từng là cảnh sát hình sự nhưng sau khi bị đào thải khỏi ngành, Dũng "Ben" trở thành đại ca cộm cán trong giới giang hồ Sài Gòn. Bị xác định là kẻ đã nã đạn giết giám đốc doanh nghiệp Lan Thảo nhưng Dũng đã tẩu thoát.
Nghi can cầm đầu vụ giết giám đốc 40 tuổi ra đầu thú /Những kiểu thanh toán giang hồ với các giám đốc

Theo cơ quan điều tra, Dương Hoàng Dũng (tức Dũng "Ben", 46 tuổi, quê Tiền Giang) được xem là tay anh chị có máu mặt ở khu vực quận Gò Vấp (TP HCM). Dưới trướng của Dũng luôn có hàng chục đàn em thân tín.

Trước khi trở thành đại ca thế giới ngầm, Dũng "Ben" từng là trinh sát hình sự thuộc công an TP HCM và được phân công đeo bám những nghi can cộm cán hoạt động kiểu xã hội đen. Từ đây, Dũng Ben tiếp cận được với Hải "Đen", Tuyền "Con"… là những anh chị có số má trong giới giang hồ tại Sài Gòn.

Dương Hoàng Dũng ( Dũng
Dương Hoàng Dũng ( Dũng "Ben") cùng Bùi Ngọc Khánh đang bị Công an tỉnh Bình Dương phát lệnh truy nã. Ảnh: Nguyệt Triều.

Năm 1998, do có liên quan đến vụ trộm súng của đồng nghiệp, Dũng bị kỷ luật và bị tước quân tịch. Cũng trong khoảng thời gian này, tận dụng mối quan hệ với các tay anh chị, Dũng chuyển hướng sang đầu tư kinh doanh quán ăn, karaoke ôm. Đồng thời, cựu trinh sát còn giành quyền bảo kê các địa điểm kinh doanh nhạy cảm như nhà hàng - vũ trường, thậm chí còn kiêm luôn việc đòi nợ thuê. Vốn là người có trình độ lại có "gốc" trong ngành nên Dũng "Ben" luôn được các tay anh chị khác nể mặt, sẵn sàng tạo điều kiện để chia sẻ địa bàn quản lý.

Khoảng tháng 9/2004, Dũng "Ben" ghi dấu ấn giang hồ khi nổ 2 phát súng tại nhà hàng trên đường Hồ Văn Huê (quận Phú Nhuận, TP HCM) để đòi quyền bảo kê. Sau khi ra tù, Dũng "Ben" càng tung hoành hoạt động xã hội đen của mình bằng cách thu nhập thêm đệ tử, "hàng nóng" luôn thủ sẵn trong người. Cũng từ đây, dịch vụ đòi nợ thuê của Dũng ngày càng phát đạt.

Đến ngày 6/5, Dũng được Phan Tuấn Thành (32 tuổi, giám đốc Công ty TNHH Hải Nam Phát) nhờ đòi giúp 500 triệu đồng đã đặt cọc mua đất từ vợ chồng anh Phan Văn Lan (40 tuổi, giám đốc DNTN Lan Thảo). Chiều cùng ngày, Thành cùng tài xế lái ôtô xuống một khách sạn trên đường Vườn Chuối (Quận 3, TP HCM) để thỏa thuận "hợp đồng" đòi nợ thuê với đối tác.

Chiếc ôtô chở Dũng
Chiếc ôtô chở Dũng "Ben" từ TP HCM lên Bình Dương gây án. Ảnh: Nguyệt Triều.

Trước khi lên đường giúp Thành đòi nợ, Dũng "Ben" điều thêm 3 đàn em cùng lên ôtô của Thành để xuống Bình Dương. Trên đường đi, đại ca phân công cho một người phải luôn theo sát bảo vệ cho Thành, hai tên còn lại sẽ đứng ngoài chờ tiếp ứng khi cần thiết.

Tuy nhiên, do thấy lực lượng còn "mỏng", Dũng đã gọi điện nhờ các "cộng sự" ở TP Biên Hoà (tỉnh Đồng Nai) tiếp ứng gồm: Phạm Văn Dùng (38 tuổi), Bùi Ngọc Khánh (45 tuổi), Nguyễn Quốc Vũ (Vũ "Hai Màu", 35 tuổi).

Khi đến ngã tư Lê Hồng Phong (phường Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương), nhóm Dũng "Ben" cùng Phan Tuấn Thành vào một quán cà phê ngồi chờ lực lượng từ Đồng Nai sang. Hai bên gặp nhau, sau ít phút bàn bạc, tất cả dồn lên xe hơi của Thành và 2 xe máy kéo đến trụ sở DNTN Lan Thảo.

Tại đây, do giám đốc Lan vắng nhà, Dũng "Ben" buộc vợ anh này phải gọi điện kêu anh về để giải quyết. Trong lúc chờ đợị, một gã giang hồ thị uy bằng cách đập phá nhiều vật dụng trong nhà. Nhóm còn lại cũng bắt đầu kiếm chuyện đánh bà chủ và những người có mặt.

Khoảng 15 phút sau, anh Phan Văn Lan trở về. Vừa bước xuống xe, vị giám đốc chứng kiến cảnh hỗn loạn trong nhà mình liền chạy vào quán ăn gần đó lấy một con dao. Vừa xông lại chỗ Thành, anh Lan bị Dũng "Ben" rút súng lao đến bắn thẳng vào ngực. Thấy nạn nhân gục chết, cả bọn tẩu thoát khỏi hiện trường. Chỉ riêng một đàn em chậm chân đã bị người dân bắt giữ giao công an.

Thượng tá Trần Văn Chính, Trưởng phòng cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự xã hội (PC45, công an Bình Dương) cho biết, cơ quan này đã ra quyết định khởi tố về tội danh "giết người", "gây rối trật tự công cộng", "sử dụng trái phép vũ khí quân dụng" và "hủy hoại tài sản" đối với nhóm người tham gia bắn chết anh Phan Văn Lan. Riêng Dũng "Ben và đàn em Bùi Ngọc Khánh đang bị truy nã.

Nguyệt Triều - Kim Chi

Nổ tại nhà máy điện hạt nhân Nhật


Một vụ nổ vừa xảy ra tại khu liên hợp nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật Bản, tuy nhiên mức độ phóng xạ không tăng lên cũng như không có ai bị thương.

AFP dẫn thông báo của công ty điện Tokyo (TEPCO) cho biết vụ nổ xảy ra lúc 14h30 chiều nay khi một chiếc máy xúc điều khiển từ xa đang dọn dẹp đống đổ nát ở gần lò phản ứng số 4. TEPCO cho rằng máy này có lẽ đã làm vỡ một bình gas, gây ra vụ nổ.

Ảnh vệ tinh chụp nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật. Lò phản ứng số 3 bốc khói trong vụ nổ hôm 14/3. Ảnh: AFP/Digital Globe.
Ảnh vệ tinh chụp nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật. Lò phản ứng số 3 bốc khói trong vụ nổ hôm 14/3. Ảnh: AFP/Digital Globe.

"Không ai bị thương vì máy được điều khiển từ xa. Mức độ phóng xạ tại đây cũng không thay đổi", phát ngôn của TEPCO cho hay.

Công ty điện Tokyo đang vật lộn giải quyết hậu quả của động đất và sóng thần hôm 11/3. Cơn địa chấn mạnh tới 9 độ Richter, kéo theo sóng thần khiến hệ thống làm lạnh tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I bị hư hỏng. Hôm qua, các công nhân phải ngừng mọi hoạt động ở bên ngoài nhà máy vì mưa lớn. Trước đó, TEPCO cho hay Fukushima I không thể chống đỡ được tình trạng thời tiết xấu.

Mai Trang

“Gần 1/10 đồ chơi sản xuất tại Trung Quốc độc hại với sức khoẻ”

(Dân trí) - Cơ quan kiểm tra an toàn Trung Quốc vừa thông báo gần 1/10 đồ chơi sản xuất cho thị trường nội địa không an toàn, có ảnh hưởng độc hại cho sức khỏe - một lần nữa đặt ta vấn đề an toàn chất lượng với đồ chơi có nguồn gốc từ nước này.
 

Nhiều đồ chơi Trung Quốc có chứa chì hay catmi - có thể gây nhiễm độc nghiêm trọng nếu trẻ cho vào miệng.
Theo báo cáo mà Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm của chính phủ Trung Quốc công bố hôm qua, trong số 242 đồ chơi được chọn ngẫu nhiên từ 8 tỉnh Trung Quốc, có tới 20 đồ chơi không đạt chuẩn yêu cầu.
Cụ thể, 3 đồ chơi có chứa chì hay catmi - có thể gây nhiễm độc nghiêm trọng nếu trẻ cho vào miệng. Số còn lại nguy hiểm vì có góc cạnh sắc nhọn hoặc gồ ghề.
Đồng thời, khi kiểm tra một số sản phẩm khác cho trẻ em như giày dép, xe đạp, cơ quan này phát hiện có 20% trong số đó không bảo đảm an toàn.
Kết quả trên được cơ quan của chính phủ Trung Quốc đưa ra chỉ một tuần sau khi tổ chức Hoà bình Xanh (Greenpeace) công bố kết quả kiểm tra với các mẫu vật đồ chơi lấy từ 4 thành phố của Trung Quốc là Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, và Hồng Kông, cho thấy nhiều đồ chơi do Trung Quốc sản xuất chứa lượng hóa chất cao có khả năng gây ra các dị tật về cơ quan sinh dục ở trẻ em.
Theo Greenpeace, nhiều đồ chơi bán ở Trung Quốc có chứa phtalat, một chất hóa học được dùng để làm dẻo chất nhựa. Ở châu Âu, chất này bị cấm trong tất cả các đồ chơi cho trẻ em dưới 3 tuổi, vì nó có thể gây ra các rối loạn hóc môn.
Nhiều đồ chơi có lượng hóa chất phthalate chiếm hơn 10% trọng lượng sản phẩm. Cá biệt, có trường hợp, chất này chiếm hơn 43%.
Những mẫu vật này đều là đồ chơi được sản xuất tại các nhà máy ở Trung Quốc. Greenpeace đã khuyến cáo các quan chức chính quyền cấm bán những đồ chơi này.
Việt Hà
Theo AFP, The Australian

Sờ đầu rùa ở Văn Miếu trước ngày thi tốt nghiệp

Sáng 31/5, 2 ngày trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, rất đông học sinh đến Văn Miếu (Hà Nội) cầu may. Bất chấp biển cấm và hàng rào nghiêm ngặt, nhiều người tìm cách trèo hoặc chui qua để sờ bằng được vào đầu rùa.

Ngày 9/3/2010, trong phiên họp toàn thể thường niên của UNESCO (tại Macau, Trung Quốc), 82 bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được công nhận là Di sản tư liệu thế giới. Ngày 26/5/2011, hệ thống bia tiến sĩ tại Văn Miếu được đưa vào danh sách Ký ức thế giới của UNESCO.

82 bia đá đặt tại khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám vinh danh tên tuổi những người đỗ trong các kỳ thi tuyển tiến sĩ triều Lê và Mạc. Trên mỗi tấm bia khắc một bài văn (bài ký) bằng chữ Hán, nội dung ghi lại lịch sử của các khoa thi tổ chức từ năm 1442 đến 1779. Có 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi được dựng, khắc tên 1.304 tiến sĩ.

Nguyễn Khánh

VN Lập ngư đội ra khơi

Từ việc tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển nước ta, ông Võ Thiên Lăng, Phó chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam cho rằng phải tổ chức lại sản xuất của ngư dân theo mô hình tàu mẹ - con, hỗ trợ bảo vệ nhau trên biển.
> Bất chấp tàu Trung Quốc đe dọa, người dân quyết bám biển

Trao đổi với VnExpress.net hôm 30/5, ông Lăng cho biết, Hội nghề cá Việt Nam phản đối tàu Trung Quốc vi phạm vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, có hành vi đe dọa lợi ích chính đáng của ngư dân. Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam, ông Nguyễn Việt Thắng khẳng định việc tàu Trung Quốc xâm phạm ngư trường của Việt Nam đã diễn ra từ lâu. Song, gần đây mức độ trở nên rất nghiêm trọng.

"Tàu cá Trung Quốc trước kia đi đơn lẻ, song 1-2 năm gần đây đi thành từng tốp 5-7 chiếc, dàn hàng ngang xâm nhập sâu vào trong ngư trường và đe dọa các tàu cá của chúng ta", ông Thắng cho biết.

Hội nghề cá cho rằng cần tổ chức lại sản xuất để ngư dân an toàn khai thác thủy sản. Theo ông Lăng, về lâu dài mô hình tàu mẹ - tàu con sẽ rất hiệu quả. Cần có tàu lớn hỗ trợ bảo vệ, phục vụ hậu cần, vừa thu mua hải sản tại chỗ để ngư dân bám biển dài ngày. "Hoạt động đánh cá của ngư dân theo mùa vụ, do đó các tàu cần phát triển theo hướng đa nghề như nghề câu, lưới chuồn, cào...", ông Lăng nói.

Khoảng 2 năm nay, mô hình đội ngư tàu ra khơi đánh bắt dài ngày đã được một số địa phương triển khai. Theo đó nhiều tàu đánh cá liên kết lại thành một nhóm, phân công nhiệm vụ để hỗ trợ lẫn nhau. Ở Khánh Hòa hiện có hai đội tàu tự quản khá hiệu quả là ngư đội Song Tử Tây và ngư đội Trường Sa Lớn - lấy tên theo những địa danh nổi tiếng của quần đảo Trường Sa. Hai đội chuyên đánh bắt cá ngừ đại dương.

Ông Trần Văn Đạt, đội trưởng ngư đội Song Tử Tây cho biết, hiện ngư dân gặp nhiều khó khăn vì thời tiết làm mất mùa vụ cá nam, giá dầu tăng và thường xuyên gặp tàu của nước ngoài quấy nhiễu. "Nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm bám biển, vẫn hoạt động đánh bắt cá ở ngư trường Trường Sa", ông Đạt nói.

Các đội tàu ngư dân Quảng Ngãi khởi hành ra khơi. Ảnh: Trí Tín
Các đội tàu ngư dân Quảng Ngãi khởi hành ra khơi. Ảnh: Trí Tín

Song Tử Tây và Trường Sa Lớn là hai ngư đội được thành lập trên mô hình tàu mẹ, tàu con. Đó là sự phối hợp giữa Hội nghề cá tỉnh Khánh Hòa, Công ty TNHH Một thành viên 128, ngư dân và doanh nghiệp thu mua hải sản. Trong đó, hai tàu của Công ty 128 có công suất lớn nhất làm nhiệm vụ "tàu mẹ", chuyên cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá theo giá bán ở đất liền gồm: cung cấp xăng, dầu, thực phẩm, nước ngọt… cho các "tàu con". Tàu này còn có nhiệm vụ thu gom cá đã đánh bắt và sơ chế của hai ngư đội chở về đất liền bán cho doanh nghiệp chế biến. Giá thu mua ở biển bằng giá tại đất liền. Tuy nhiên hiện tại do tình hình thời tiết không thuận lợi và các hoạt động quấy nhiễu của Trung Quốc nên mô hình này tạm thời ngừng hoạt động.

Theo ông Mai Thành Phúc, đội trưởng ngư đội Trường Sa Lớn, hàng trăm ngư dân vẫn thường xuyên bám biển, rải từ vĩ độ 7 đến vĩ độ 13, 14, do đó ngư đội nhiều lúc áp sát với tàu của Trung Quốc. "Những tàu này có kích thước lớn với chiều dài hơn 30 m, gấp đôi tàu cá Việt Nam. Nhiều lần chúng tôi bị họ phá dây câu và có hành động xua đuổi. Do đó việc đi tàu lẻ đánh cá là rất mạo hiểm", ông Phúc khẳng định.

Ở Khánh Hòa hiện có khoảng hơn 300 tàu đánh cá xa bờ, trong đó có 160 tàu câu cá ngừ đại dương. Tuy nhiên việc hợp tác, thành lập các ngư đội chỉ mới manh nha, chưa có tính chuyên nghiệp.

Trong khi đó ngư dân Quảng Ngãi chủ động phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng những tổ tàu tự quản đến liên kết ra khơi. Các đội tàu ở xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, còn tự nguyện góp quỹ "Tương trợ hoạn nạn" khi hành nghề trên biển. Quỹ này làm nguồn chi phí dự phòng để khi tàu nào gặp rủi ro, tai nạn bất ngờ trên biển thì trích ra hỗ trợ sửa chữa hoặc mua dầu lai dắt tàu bị hỏng hóc về đất liền.

Mỗi nhóm ra khơi ít nhất từ 3 đến 5 tàu cá, nên khi có tàu nào gặp bất trắc thì các tàu còn lại hỗ trợ, thông báo cho thành viên trong tổ biết để chủ động ứng cứu kịp thời.

Nhờ có đội tàu tự quản này mà nhiều trường hợp tàu cá của xã gặp nạn trong bão hoặc bị tàu lạ đâm chìm, các ngư dân được cứu sống. Chẳng hạn như mới đâu tàu cá của ông Đặng Nam bị tàu lạ đâm chìm ở vùng biển giữa Hoàng Sa, thuyền trưởng Huỳnh Thỏ vội đưa tàu đến cứu 9 đồng nghiệp rồi chuyển sang tàu của thuyền trưởng Lê Lùng đưa vào bờ kịp thời cấp cứu.

Tổ tự quản của ông Nam có 7 chủ tàu chia thành 3 nhóm. Nhờ có phương tiện Icom nên mỗi nhóm đánh bắt cách nhau hàng trăm hải lý mà vẫn gắn bó mật thiết. Trước khi tàu ra khơi, các chủ tàu thống nhất tín hiệu với nhau, khi tàu nào phát hiện địa điểm mình đánh bắt có nhiều cá thì dùng Icom gọi chia sẻ ngư trường.

Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa An Nguyễn Tấn Chuồng nhẩm tính, toàn xã đã hình thành 56 tổ tự quản tàu thuyền. Còn ở huyện Đức Phổ có khoảng 65 tổ tự quản. Mỗi đội tàu có 6 đến 30 chiếc chuyên đánh bắt thủy sản ở khơi xa.

Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, ông Phùng Đình Toàn, Phó chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản nhấn mạnh: "Chúng tôi khuyến khích ngư dân xây dựng thêm tổ, đội tàu thuyền tự quản, đoàn kết tương trợ lẫn nhau khi hành nghề trên biển Đông".

Cuối tháng 5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có tờ trình gửi Thủ tướng đề nghị phê duyệt đề án Xây dựng lực lượng kiểm ngư Việt Nam.

Lực lượng kiểm ngư Việt Nam sẽ là lực lượng chuyên trách, có chức năng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển Việt Nam. 10 chiếc tàu kiểm ngư sẽ được đóng mới với công suất từ 3.000 CV, trang bị thiết bị hiện đại, có thể hoạt động trong điều kiện sóng gió cấp 8, cấp 9 và dài ngày trên biển. Đội tàu kiểm ngư địa phương cũng được thành lập. Tổng đầu tư gần 2.100 tỷ đồng, trong đó hơn 1.800 tỷ từ vốn Trung ương.

Nhóm phóng viên

Học sinh lớp 12 bị bảo vệ tấn công trong buổi tiệc chia tay


Tối 30/5, buổi tiệc chia tay tuổi học trò của 41 học sinh trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa biến thành cuộc hỗn chiến với bảo vệ tòa nhà The Everrich trên đường Lê Đại Hành (quận 11, TP HCM). 5 em đã phải nhập viện.

Những vết thương trên người của học sinh bị bảo vệ dùng  hung khí đánh. Ảnh: An Nhơn.
Những vết thương trên người của học sinh bị bảo vệ dùng hung khí đánh. Ảnh: An Nhơn.
Giáo viên chủ nhiệm lớp 12A11 Trần Thị Kim Dung cho biết, còn hai ngày nữa là đến ngày thi tốt nghiệp THPT nên lớp tổ chức tiệc chia tay. Tiệc được đặt tại sảnh lầu 5 Trung tâm thương mại Lotte Mart, thuộc tòa nhà The Everrich vào lúc 17h30 ngày 30/5. Ngoài cô Dung còn có một giáo viên bộ môn và 41 học sinh, trong đó hơn 10 em nam tham gia. Do bận việc phải về sớm nhưng đến 19h30 cô Dung nhận được tin các em bị bảo vệ đánh nên đến ngay bệnh viện.
Chưa hết sợ hãi, học sinh Đoàn Nguyễn Hải Đăng kể, dự tiệc xong, các em đi thang cuốn xuống bãi lấy xe ra về. Tại thang cuốn lầu 5 do đùa nghịch lớn tiếng nên các em bị bảo vệ nhắc nhở. "Khi xuống đến tầng 3 thì thang cuốn ngừng hoạt động. Lúc này gần 20 bảo vệ mang theo dùi cui và roi điện xuất hiện. Họ lớn tiếng chửi bằng những lời lẽ không được lịch sự nên chúng em phản ứng lại", Hải Đăng nói.
Nhóm bảo vệ rượt đuổi đánh các học sinh. "Một số bạn nữ bị trúng hung khí, một số do hoảng sợ đã ngất xỉu", Hải Đăng kể tiếp. Một số học sinh chạy xuống tầng hầm lấy xe, tuy nhiên tại đây các em tiếp tục bị nhóm người mặc áo xanh dồn vào đánh. Hai em nam lấy được xe, rồ ga phóng ra ngoài thì bị bảo vệ chạy theo dùng thanh sắt đánh vào lưng.
Những học sinh bị nhóm bảo vệ tấn công tối 30/5. Ảnh: An Nhơn.
Học sinh lớp 12A11 trường Nam Kỳ Khởi Nghĩa sau khi bị bảo vệ tòa nhà The Everrich tấn công tối 30/5. Ảnh: An Nhơn.
Trật tự vãn hồi khi công an phường 15, cảnh sát 113 có mặt. 5 học sinh bị thương được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Trưng Vương là Trần Hoàng Ân, Nguyễn Quốc Vinh, Võ Thị Kim Hiền, Lâm Chí Minh và Nguyễn Văn Trường. Trong đó nặng nhất là Trần Hoàng Ân bị đánh vỡ kính cận, sưng trán, sưng mắt và nôn ra máu nên đến sáng 31/5 vẫn phải nằm viện để tiếp tục theo dõi.
Sáng 31/5, công an phường 15 tiếp tục làm việc với một số học sinh nữ và 4 bảo vệ.
Hay tin con bị bảo vệ tấn công khi ngày thi tốt nghiệp cận kề, nhiều phụ huynh đến hiện trường với tâm trạng lo lắng. "Sự việc xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của các em. Những em bị thương không biết dự thi được không. Tôi và những phụ huynh nhờ công an làm rõ vụ việc", phụ huynh Nguyễn Trung Hiếu nói.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Trần Đình Xuân, Giám sát an ninh của tòa nhà The Everrich thừa nhận bảo vệ tòa nhà đã xô xát với học sinh. Đây là số bảo vệ của Công ty Long Hoàng, được tòa nhà thuê 3 năm nay. "Sáng nay Ban quản lý tòa nhà đã họp khẩn cấp và yêu cầu phía công ty bảo vệ tạo điều kiện để công an điều tra, cử người vào bệnh viện thăm hỏi học sinh bị thương, đồng thời sẽ rút kinh nghiệm", ông Xuân cho biết.
Những hung khí nhóm bảo vệ dùng đánh nhóm học. Ảnh: Độc giả.
Những hung khí nhóm bảo vệ dùng đánh các học sinh. Ảnh: Độc giả.
Theo ông Xuân, khi sự việc xảy ra ông không có mặt, nhưng thông tin ban đầu một phần do học sinh lớn tiếng, khi bị bảo vệ nhắc nhở các em không giữ bình tĩnh, gây gổ và dùng cây đánh lại. "Ca trực lúc đó có 8 bảo vệ. Chủ trương của Ban quản lý tòa nhà là không cho bảo vệ sử dụng roi điện, còn khi xảy ra sự việc họ có sử dụng để tự vệ quá mức hay không thì công an sẽ điều tra", ông Xuân khẳng định.
Thượng tá Nguyễn Xuân Thủy, Phó công an quận 11 cho biết sau khi hay tin đã chỉ đạo các điều tra viên phối hợp công an phường 15 điều tra xử lý nghiêm vụ việc.
An Nhơn

Tường thuật vụ tàu Bình Minh bị tàu Trung Quốc cắt cáp


30/05/2011 14:18:36

Tàu Trung Quốc đã tránh được tàu bảo vệ và hướng về phía cáp địa chấn. Khi chỉ còn cách tàu Bình Minh 02 và cáp thu địa chấn 500m, Tàu Bình Minh 02 liên tục liên lạc với 3 tàu này nhưng không nhận được câu trả lời. Thuyền trưởng kéo còi cảnh báo nguy hiểm nhưng các tàu Trung Quốc phớt lờ, tiếp tục tiếp cận cáp địa chấn


Tối  ngày 25/5/2011, vào lúc 20h30, sau khi có kết quả báo cáo về thu nổ và báo cáo về lãnh đạo của Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC), thuyền trưởng Alexander Belov cho tàu  khảo sát địa chấn 2D Bình Minh 02 bắt đầu thu nổ Line PK10-127 theo hướng đông nam.


Hôm nay đã là ngày thứ 38, tàu Bình Minh 02 làm nhiệm vụ thăm dò khảo sát địa  chấn bằng phương pháp thu nổ tại lô 125-126 và 148-149 thuộc vùng lãnh hải của Việt Nam. Mấy ngày này, sóng yên biển lặng, nên công việc tiến hành được vượt mức thời gian quy định. 


Phía xa, bằng mắt thường cũng thấy ánh đèn của tàu bảo vệ Vạn Hoa 739 và tàu Đông Nam 01 cùng con tàu  cứu hộ Bình An 01. Với anh em cán bộ, kỹ sư trên tàu Bình Minh 02 thì hình ảnh hai con tàu bảo vệ và tàu cứu hộ là rất đỗi quen thuộc. Nhưng họ chẳng bao giờ được thấy mặt nhau mà chỉ được nghe tiếng của nhau trên máy bộ đàm.


 Tàu Hải giám 84 Trung Quốc xâm phạm Lãnh hải Việt Nam.
Tàu Hải giám 84 Trung Quốc xâm phạm Lãnh hải Việt Nam.




Tới 01h45 ngày 26/5/2011, tàu hoàn thành thu nổ Line PK10-127 và tàu  tiếp tục xoay vòng để vào thu nổ Line kế tiếp là Line PK10-131 theo hướng tây bắc.


Nhưng đến 05h00 ngày 26/5, khi phương đông mới ửng hồng màu mang cá trên màn hình radar đài chỉ huy của Thuyền trưởng Belov, xuất hiện 1 tàu lạ chạy với vận tốc lớn là 14 hải lý. Khoảng 5 phút sau, trên màn hình radar phát hiện thêm 2 tàu lạ cũng chạy với tốc độ 14Kts, và có hướng di chuyển vào phía khu vực tàu Bình Minh 02 đang khảo sát. Khoảng cách từ 3 tàu lạ tới tàu Bình Minh 02 khoảng 11 hải lý. Ngay lập tức, Thuyền trưởng Alexander Belov ra lệnh báo động, đồng thời cho Đội trưởng Phạm Khôi (quốc tịch Canada) liên lạc liên tục với 3  tàu này. Nhưng  không nhận được câu trả lời.  Lúc này, tàu Bình Minh 02 ở vị trí 12045'05''N và 111025'04''E và cách đường ranh giới 84 hải lý về phía đát liền.


Nghe lệnh báo động, các thủy thủ cũng như toàn thể cán bộ, kỹ sư trên tàu dù đang ngủ cũng vùng dậy và chạy lên boong. Bằng mắt thường, mọi người cũng thấy 3 con tàu lạ đang hung hăng rẽ sóng xông thẳng tới. Chẳng cần phải nhìn thấy số hiệu, các anh cũng đoán biết đây là tàu Trung Quốc. Thời gian gần đây, ngày càng nhiều những vụ tàu đánh cá của Trung Quốc ngang nhiên vào đánh bắt cá trong khu vực đặc quyền kinh tế biển của ta. Các anh cũng biết ngày 5-5 vừa rồi, Trung Quốc đã cho thành lập Chi đội Tây Nam Trung Sa trực thuộc Tổng đội Hải giám Nam Hải để tuần tra trên biển Đông. Tổng đội này có 3 chi đội và 10 đại đội, tổng cộng có 13 tàu tuần tra và có 3 trực thăng.


05h02, ngay sau khi phát hiện 3 tàu lạ, Thuyền trưởng Belov đã huy động 2 tàu bảo vệ Vạn Hoa 739 và Đông Nam 01 chạy với tốc độ tối đa, tiếp cận và yêu cầu 3 tàu lạ kia không đi vào hướng của tàu Bình Minh 02, đồng thời hạ lệnh thả cáp  thu tín hiệu địa chấn (Streamer), bộ phận quan sát tín hiệu (Observer Dept) chìm sâu xuống biển để tránh ảnh hưởng khi tàu Trung Quốc đi qua.


- 05h05, điều chỉnh Streamer chìm sâu xuống dưới 15m.


- 05h12, điều chỉnh Streamer chìm sâu xuống dưới 20m.


- 05h27, Streamer được điều khiển chìm sâu xuống 25m


Và tới 05h35, Streamer được điều khiển chìm sâu xuống 30m.


Cáp địa chấn của tàu Bình Minh 2 bị tàu Trung Quốc cắt.
Cáp địa chấn của tàu Bình Minh 2 bị tàu Trung Quốc cắt.




Lúc 05h18, 2 tàu bảo vệ của ta đã tiếp cận được 3 tàu lạ và xác định được tên tàu, vị trí các tàu. Đây là 3 tàu Hải giám Trung Quốc: CHINA MARINE SURVEILLANCE 84; CHINA MARINE SURVEILLANCE 72 và CHINA MARINE SURVEILLANCE 17. Trong 3 con tàu này thì tàu 84 mới hạ thủy ngày 8-5, và đây là chuyến đi biển đầu tiên của nó.


Đến 05h25, tàu số 84, với tốc độ lớn và có lợi thế là góc cua hẹp đã tránh được sự ngăn cản của tàu bảo vệ Vạn Hoa 739, rồi xông tới đường cáp để cắt.


Thấy tình hình tàu Trung Quốc quá hung hăng như vậy, tàu bảo vệ Đông Nam 02 tăng tốc chặn tàu 84, còn tàu Vạn Hoa 739  hướng về phía 2 tàu còn lại MCS72; MCS17.


Tới 05h37, tàu TQ đã tránh được tàu bảo vệ và hướng về phía cáp địa chấn và chỉ còn cách tàu Bình Minh 02 và cáp thu địa chấn 500m, Tàu Bình Minh 02 liên tục liên lạc với 3 tàu này nhưng không hề nhận được câu trả lời. Thuyền trưởng đã kéo còi  cảnh báo nguy hiểm nhưng các tàu Trung Quốc đã phớt lờ vẫn tiếp tục tiếp cận sát cáp địa chấn.


Đến 05h58, tàu Hải giám TQ mang tên: CHINA MARINE SURVEILLANCE 84 đã cắt đứt cáp địa chấn tại vị trí Bird số 6, trong khoảng Section số 8 (do bộ phận Observer báo lên rằng mất tín hiệu từ vị trí này) tức là khoảng hơn 2/3 chiều dài cáp địa chấn (6-7km) đã bị đứt rời lại phía sau. Ngay lập tức tàu Đông Nam 02 được huy động tăng hết tốc độ tới để bảo vệ phao đuôi. Tàu Bình An 01 và Vạn Hoa 739 được huy động tới vị trí cáp bị đứt theo dõi phao cứu cáp SRD. Phao cấp cứu có màu vàng sẽ nổi lên mặt nước trong trường hợp khẩn cấp khi cáp thu bị chìm sâu. Đây là một loại phao thiết kế bung tự động khi áp lực nước biển đặt lên nó vừa đủ. Khi cáp chìm xuống dưới độ sâu lớn hơn 40m áp lực vừa đủ đặt lên thiết bị cảm ứng, phao khí sẽ được tự động được kích hoạt, khí sẽ được bơm vào đầy phao, đẩy phao nổi lên và giữ cho cáp địa chấn không bị chìm xuống quá sâu. Nhờ đó công tác tìm kiếm và cứu cáp được dễ dàng trong trường hợp khẩn cấp. Vị trí của tàu Bình Minh 02  khi bị cắt cáp lúc 05h58' là: 12048'25''N và 111026'05.65"E.


Trong lúc tình hình xảy ra, đại diện Công ty TNHH Dịch vụ Khảo sát và Công trình ngầm PTSC (PTSC G&S) làm việc trên tàu Bình Minh 02 liên tục cập nhật thông tin, báo cáo Ban Giám đốc Công ty và Lãnh đạo Tổng Công ty  CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt nam (PTSC) để báo cáo Lãnh đạo Tập đoàn.


 Chuẩn bị nối cáp sau khi bị tàu Trung Quốc phá hoại.
Chuẩn bị nối cáp sau khi bị tàu Trung Quốc phá hoại.




Ngay lập tức Lãnh đạo Tổng Công ty PTSC nhận được sự chỉ đạo từ Ban Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) là cán bộ, thuyền viên trên tàu Bình Minh 02 và các tàu bảo vệ hết sức bình tĩnh để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Khẩn trương thu hồi cáp đứt, thực hiện kiểm tra, đánh giá tình hình, tăng cường cảnh giới và theo dõi các động thái tiếp theo của các tàu TQ, kịp thời báo cáo một cách liên tục.


Ngay sau nhận được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tập đoàn. Đại diện Công ty PTSC G&S phối hợp với thuyền trưởng, đội trưởng trên tàu cho bộ phận nguồn nổ (Gun Dept.) nhanh chóng thu 4 dãy súng lên tàu. Điều động 3 tàu bảo vệ theo sát bảo vệ đoạn cáp bị đứt. Tàu Đông Nam 02 được huy động tăng hết tốc độ tới phao đuôi để bảo vệ phao đuôi. Tàu Bình An 01 và Vạn Hoa 739 được huy động tới vị trí cáp bị đứt, nhanh chóng tìm kiếm vị trí cáp đứt nhờ vị trí phao cứu cáp trong trường hợp khẩn cấp (phao màu vàng).


Đến 06h10, tàu bảo vệ Đông Nam 02 đã kiểm soát được phao đuôi.


- 06h15, tàu Bình An 01 và Vạn Hoa 739 báo cáo đã xác định được các vị trí phao cứu cáp "SRDs" màu vàng nổi trên mặt nước. Tàu Bình An 01 chuẩn bị dùng biện pháp vớt và neo giữ vị trí cáp bị cắt. Tàu Vạn Hoa 739 được huy động ra bảo vệ khoảng giữa của đoạn cáp bị đứt.


- 06h30, các tàu bảo vệ đã hoàn toàn kiểm soát được đoạn cáp bị đứt.


- 06h41, tàu Bình Minh 02 hoàn thành việc thu 4 dãy súng. Bắt đầu thu đoạn Streamer chưa bị cắt lên tàu.


- Tới 06h45, tàu Hải giám TQ liên lạc lại với tàu Bình Minh 02:  Nữ phát ngôn viên trên tàu Hải giám 84 gọi và thông báo tàu Bình Minh 02 đã  "xâm phạm chủ quyền lãnh hải Trung Quốc thực hiện công việc khảo sát trái phép", đồng thời yêu cầu tàu Bình Minh 02 lập tức rời khỏi khu vực khảo sát này. Thuyền trưởng đã trả lời khẳng định, tàu Bình Minh 02 đang thực hiện khảo sát trên vùng biển thuộc chủ quyền nước CHXHCN Việt Nam và không vi phạm lãnh hải thuộc chủ quyền Trung Quốc. 


Phát ngôn viên TQ một lần nữa thông báo lại rằng: Tàu Bình Minh 02 đã "xâm phạm chủ quyền lãnh hải Trung Quốc thực hiện công việc khảo sát trái phép và tàu Bình Minh 02 phải rời khỏi khu vực này". Thuyền trưởng tàu Bình Minh 02 vẫn trả lời khẳng định rằng, tàu Bình Minh 02 không xâm phạm chủ quyền lãnh hải của TQ, và thông báo tàu Hải giám của TQ đã cắt đứt thiết bị khảo sát của tàu Binh Minh 02. Yêu cầu tàu Hải giám TQ tạo điều kiện để tàu Bình Minh 02 thu hồi lại thiết bị khảo sát. Từ lúc này tàu TQ không có câu trả lời lại.


Tới 07h40, tàu Bình Minh 02 hoàn thành công việc thu đoạn cáp chưa bị cắt lên tàu với khoảng chiều dài khoảng hơn 1km, từ vị trí số 1 tới vị trí số 5. Đến 8h00 vị trí của tàu Bình Minh 02 là 12043'06''N và 111026'03"E, tàu Bình an 01 kéo theo đoạn cáp bị cắt chạy song song với tàu Bình Minh 02, tàu Vạn Hoa 739 bảo vệ đoạn giữa cáp, tàu Đông Nam 01 bảo vệ phao đuôi. Tất cả chuẩn bị cho việc chuyển cáp từ tàu Bình An 01 sang tàu Bình Minh 02.


Lúc này, tình hình an ninh  đã đảm bảo hơn. 3 tàu Hải giám Trung Quốc không còn theo đuổi tàu Bình Minh 02 nữa nhưng chạy quanh với thái độ đe dọa.


Tới 08h45, vị trí tàu Bình Minh 02 là 12046'05''N và 111026'04"E,  thuận lợi cho việc chuyển cáp từ tàu Bình An 01 sang tàu Bình Minh 02. Qua trao đổi giữa đại diện Công ty PTSC G&S với Đội trưởng Phạm Khôi) thì thấy có thể thay thế phần này ngay trên tàu, vì tàu có đủ cáp địa chấn dự phòng đảm bảo cho công tác khảo sát địa chấn trên biển trong thời gian dài. Điều này có thể giúp cho tàu Bình Minh 02 nhanh chóng quay lại thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh mà lãnh đạo Tập đoàn đã chỉ đạo.


Và vào hồi 018h17 ngày 26/5, bộ phận quan sát tín hiệu đã hoàn thành công việc kiểm tra, sửa chữa và thả cáp địa chấn chuẩn tàu chuẩn bị vào thu nổ Line tiếp theo trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.


Như vậy, với tinh thần và trách nhiệm làm việc lên cao của tất cả các bộ phận trên tàu Bình Minh 02 cũng như 3 tàu bảo vệ, khoảng thời gian từ lúc cáp địa chấn bị cắt tới lúc hoàn thành công việc khắc phục sự cố đưa tàu vào ổn định SXKD bình thường chỉ mất 12h35 (từ 05h58 tới 18h17 ngày 26/5).


Do công việc sửa chữa và triển khai cáp địa chấn hoàn thành sớm hơn so với kế hoạch, nên tới 06h22' ngày 27/5 tàu Bình Minh 02 chính thức bắt đầu thu nổ Line PK10-083, thực hiện kế hoạch thăm dò khảo sát trên vùng biển trên lãnh hải Việt Nam như đã định.


"Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, những hiệp định phân định chủ quyền trên biển của Việt Nam, bao gồm Hiệp định phân định chủ quyền trong Vịnh Thái Lan với Thái Lan năm 1997, hiệp định phân định chủ quyền trong Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc năm 2000 và hiệp định chủ quyền thềm lục địa với Indonesia, đều được đàm phán dựa trên Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 (UNCLOS)

- Trước chủ trương, chiến lược và hành động của Trung Quốc trên biển, Việt Nam đã nhiều lần dựa trên UNCLOS để khẳng định chủ quyền của mình.

- Quan điểm của Việt Nam là tranh chấp biển và thềm lục địa phải được giải quyết dựa trên UNCLOS.

- Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của UNCLOS.

- Việt Nam và Trung Quốc đã tuyên bố chung là phải có giải pháp cơ bản mà hai bên chấp nhận được. "Chấp nhận được" không thể là "nước mạnh làm gì họ muốn, nước yếu chấp nhận những gì mình đành phải chấp nhận", mà phải dựa trên lẽ công bằng như UNCLOS đòi hỏi và thí dụ như được thể hiện trong UNCLOS.

- Các nước khác, thí dụ như Mỹ, cũng cho là tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết theo luật quốc tế chứ không phải bằng cách chiếm đoạt".


(Theo Petrotimes)