Tẩy chay hàng độc hại mà rẻ mạt của Tàu cộng..!! Tàu cộng đang giết Dân Việt từ từ...
BÀI HỌC CỦA ĐÀI LOAN TẨY CHAY HÀNG ĐỘCcủa Tàu cộng.. :
Một thành phố Đài Loan, thị trấn Chitung, nơi trận bão Morakot ập vào làm 500 người chết trong một vụ lở đất lớn và 700 người phải di tản sau cơn bão nhiệt đới tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua, đã xảy ra vào ngày 8/8/ 2009. Chánh quyền địa phương đã từ chối nhận 100 "nhà lưu động" lấp ráp nhanh do Trung Quốc viện trợ vì lo sợ hóa chất độc hại, vì những căn nhà nầy có chứa chất "formali", một loại hóa chất nguy hiểm. Phó Quan Hành Chánh quận tên Chung Chia nói: "Mặc dầu những ngôi nhà là trợ giúp nhân đạo, nhưng chúng tôi cần phải đặt an toàn làm ưu tiên hàng đầu." Ngoài ra, họ cũng từ chối hàng viện trợ của Trung Quốc gồm: 10.000 túi ngủ, 10.000 chăn đấp cùng với 176 triệu nhân tệ (26 triệu USD). Người dân Đài Loan đã mất tin tưởng vào hàng hóa Trung Quốc từ năm trước khi sản phẩm sữa bột của Trung Quốc của một số hãng Trung Quốc bị tìm thấy nhiễm melamine làm chết ít nhất 6 trẻ em và khiến hàng chục nghìn trẻ em lâm trọng bệnh. Đây là một cái tát vào mặt bọn lãnh đạo Trung Nam Hải.
VIỆT NAM THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG ĐỘC CỦA TRUNG CỘNG:
Tất cả mặt hàng độc chết người do Trung Quốc sản xuất bị thế giới tẩy chay và vất vào thùng rác. Sách lược nầy, Trung Quốc chia ra làm hai giai đoạn: GIAI ĐOẠN I: Ngày 30 tháng 6 vừa qua, nhiều tờ báo trong nước đồng loạt lên tiếng báo động về hiện tượng nầy, từng đoàn doanh nhân vượt biên giới bỏ ngỏ, ào ạt sang Việt Nam từ Bắc vào trong Nam, tung tiền mua giá cao, vơ vét hàng nông sản, thu hút hàng sạch nhu yếu phẩm từ thủy sản, đường cát, heo, gà, vịt, trứng gà, vịt cũng bị thu mua chất hàng đống. Đặc biệt là vịt sống là sản phẩm bị chiếu cố tận tình nhất, khiến giá mỗi con từ 60.000 đồng/ con tăng vọt lên 120.000 đồng, tức tăng gấp đôi. Cho đến nay, chiến dịch vét hàng đã lên đến cao điểm, nhưng chưa biết chừng nào mới chấm dứt. Hiện tượng nầy, khiến vật giá trong nước tăng tốc leo thang không ngừng vì thiếu hàng để bán, làm dân nghèo khốn đốn. Theo nhận định của bà Nguyễn thị Thu Sắc, Phó chủ tịch Hiệp hội Hàng Xuất Cảng Thủy Hải Sản VN (VASEP) nói rằng: những năm trước thương gia Tàu sang VN thu mua tôm trực tiếp từ các trại nuôi tôm của người Việt mình. Còn bây giờ, họ ra tận bến cá, đón tàu đánh cá vừa từ ngoài khơi vào, tung tiền thu mua trực tiếp, gôm sạch các loại hải sản. Các công ty VN chế biến thủy, hải sản thiếu hàng xuất cảng, nâng giá mua lên để cạnh tranh mà vẫn chào thua các doanh nhân Trung Quốc lắm tiền nhiều bạc nầy. Tại miền Trung, các tay thương gia chiếu cố tận tình. Hậu quả, là giá tôm trắng hồi nằm ngoái chỉ có 57.000 đồng/ kí bây giờ vọt lên 90.000 đồng/ kí. Bà Sắc báo động, tình trạng nầy sẽ giết các công ty xuất cảng thủy sản và hải sản trong nước. Từ đầu năm đến giờ đã có 147 công ty loại nầy ở VN đã phải đóng cửa vì không mua được hàng. Bà Sắc cho biết đã đến lúc chánh phủ VN nên bắt chước Indonesia , vì quốc gia nầy đã cấm xuất cảng nguyên liệu thủy, hải sản kiểu đó. Việt Nam cần phải bảo vệ thị trường nội địa. Ngoài ra, các tên thương gia nầy còn nhắm vào hồ tiêu. Theo lời ông Đỗ Hà Nam , Chủ tịch Hiệp Hội Tiêu VN (VPN), cho biết: đã có 20% toàn bộ sản lượng tiêu VN bị thương lái Trung Quốc thu vét. Cao su cũng vậy, có đến 70% số cao su làm ra ở VN đã vượt biên vào Hoa Lục. GIAI ĐOẠN II: Sau khi hút hết "HÀNG SẠCH" của thị trường Việt Nam, bọn Trung Nam Hải cho các thương buôn tuôn "HÀNG ĐỘC" vượt qua biên giới vào Việt Nam bán với giá rẻ mạt vừa túi tiền của đại đa số đồng bào lao động để đầu độc dân Việt Nam trên qui mô cả nước, gây ra hiện tượng "GIÀU ĂN SẠCH, NGHÈO ĂN ĐỘC". Xin liệt kê một số hàng độc: GẠO NHỰA: Sau khi tung tiền vơ vét cả triệu tấn gạo của VN chở sang Tàu. Liền sau đó, "gạo nhựa Tàu" được Trung Quốc tung vào VN đã xuất hiện trên thị trường, đó là một loại giả làm bằng khoai lang / khoai tây xay nhuyển rồi trộn với bột nhựa (resin). Gạo nhựa nấu trên 30 tiếng vẫn không làm hạt gạo nát nhừ, hột cơm vẫn nguyên vẹn và không dính vào nhau. Tất cả các gạo nhựa đều cùng kích thước và màu sắc giống nhau. SỮA ĐỘC MELAMINE: Melamine là hóa chất dùng để sản xuất nhựa, được trộn vào các sản phẩm sữa để chúng trông giàu protein hơn để dánh lừa thị giác giới tiêu thụ khiến các em nhỏ uống vào sẽ mắc bệnh "sạn thận". Các hãng thông tấn nước ngoài đưa tin scandal về sữa độc melamine làm tử vong 4 em bé và làm hơn hàng trăm ngàn trẻ em khác bị bệnh vào năm 2008. Sau đó, chánh quyền Trung Quốc đã tìm thấy và tịch thu 170 tấn sữa bột độc hại nầy. Số 170 tấn sữa độc melamine không được Trung Quốc thiêu hủy và tái phối trí lại để đưa vào thị trường Việt Nam tiêu thụ với giá rẻ khoảng 62.000 đồng/kí so với sữa bột Tân Tây Lan rẻ hơn 20.000 đồng /kí. Nguồn tin cho biết, sữa độc melamine tràn ngập ở các chợ biên giới phía Bắc, đưa vào bán ở các chợ đầu mối tại Sài Gòn như chợ Kim Biên, Bình Tây và các đại lý chuyên doanh phân phối thực phẩm. LỤC PHỦ NGŨ TẠNG CỦA GIA SÚC VÀ GIA CẦM: Ngộ độc thực phẩm diễn biến ngày càng phức tạp tại Việt Nam . Mỗi năm đã xẩy ra hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm chết người. Nguyên nhân là ăn phải hàng độc, nhập lậu qua biên giới Việt – Trung bỏ ngỏ, kẻ qua người lại, nhập cảnh không cần visa . Hàng ngày, con buôn lợi dụng nhập cảnh không cần chiếu kháng, để đưa hàng ngàn tấn hàng độc ồ ạt vượt qua biên giới vào Việt Nam tiêu thụ. Phần lớn hàng hóa được con buôn VN chiếu cố nhiều nhất như: tim, cật, thận, lòng heo, chân gà, vịt, cánh cổ, trứng non, lòng mề…được con buôn người Hoa ngâm tẩm và ướp bằng hóa chất như formol (dùng để ướp xác chết) để giữ tươi được lâu ngày, chống thối rữa. Những món hàng độc nầy khi vượt qua biên giới, được con buôn VN cho vào thùng xốp chuyển đi khắp nước tiêu thụ. Một người đi chào hàng nói với đối tác: "Yên chí đi! Có để đến nửa tháng nữa cũng chưa thối đâu! Đã tẩm ướp thứ đó rồi thì có chôn xuống đất tới cả tháng, đào lên vẫn còn tươi nguyên!". Thị xã Hà Khẩu (Hoa Lục) là nơi tập trung nguồn hàng độc loại nầy, cung cấp cho chợ Tả Cái và Tả Xéo cách đó 1km để con buôn chuyển về VN tiêu thụ bằng vạn nẽo đường khác nhau. TRỨNG GÀ, VỊT NHIỄM MELAMINE: Loại hàng độc nầy tập trung tại "tổng kho trứng" chợ Sẻo Cái ở Hà Khẩu, muốn mua bao nhiêu cũng có, nếu cần giao hàng ở bên Việt Nam cũng OK! Đây là một chợ khá lớn, bày bán mọi loại thực phẩm tươi, vệ sinh rất kém, bẩn thỉu và lầy lội, tấp nập nhiều con buôn VN đến mua bán hàng, đặc biệt là trứng gà các loại ở chợ nầy. Khu bán trứng gà nằm ngay bên ngoài gần đường vào chợ, hàng đống các thùng trứng gà, vịt xếp chồng chất lên nhau. Giá cả tại chỗ như sau: khoảng 31.000 đồng/kg, khi chở về đến chợ Cốc Lếu ở Lào Cai bên VN là 47.000 đồng/kg, quả là siêu lợi nhuận. Tại thành phố Lào Cai có chợ Cốc Lếu, Gốc Mít, Kim Tân bày bán rất nhiều trứng gà nhiễm melamine của Trung Quốc đã qua công đoạn vỏ trứng được đánh màu, chờ con buôn phân phối đi khắp nơi. Trong khi trận bão melamine trong sữa Trung Cộng chưa lắng dịu thì tìm thấy trứng gà nhiễm melamine của Trung Quốc đang ồ ạt xâm nhập vào thị trường VN. TRÁI CÂY NHẬP LẬU: Hầu hết tất cả trái cây nhập cảng từ Trung Quốc đều có tẩm hóa chất bảo quản:::: TÁO: Quả táo nhập từ Tàu, được bọc trong một một lưới xốp. Lưu ý, khi bốc lưới xốp ra thì thấy hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả, đó là do hóa chất bảo quản bị bốc hơi. CAM: Hiện nay, cam nhập lậu từ Tàu, loại cam nầy quả rất to, bọc trong lưới, có màu vàng tươi do tẩm hóa chất và bị đánh bóng. QUÝT: Quýt Tàu vỏ dày, bị đánh bóng và bóc vỏ, hai đầu múi quýt thường khô. HỒNG: Hồng Tàu rất dễ nát nên hàng nhập lậu thường được tẩm nhiều hóa chất bỏa quản hình dáng. Ngoài ra, hồng Tàu có vỏ rất đẹp, màu vỏ đỏ đậm do bị bôi phẩm màu. DƯA HẤU: Phần lớn dưa hấu bán trên thị trường loại vỏ vàng, ruột cũng màu vàng là của Trung Quốc, nhưng lại lấy nhãn hiệu của New Zealand . Loại dưa hấu nầy hay bị tiêm nước đường hóa học vào trong ruột nên khi bổ ra sau vài tiếng, ruột sẽ bị mềm nhũn.
Tàu cộng tìm mọi cách để giết hại dân Việt từ từ bằng phương cách này hay cách khác, cho nên Đồng bào quốc nội hãy thận trọng và tẩy chay hàng độc Tàu cộng
|
Những kinh nghiệm thực tế ứng phó với lũ lụt được người dân chia sẻ với cơ quan chức năng, để từ đó xây dựng bộ tài liệu chuẩn cho bà con vùng lũ lụt miền Trung.
Các ý kiến được thu thập tại diễn đàn xây dựng mô hình "Cộng đồng ứng phó với thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu", do T.Ư Hội LHTN VN phối hợp Bộ TN-MT tổ chức ngày 10.12 tại Hà Tĩnh, với gần 150 bà con xã Sơn Long, H.Hương Sơn (Hà Tĩnh) tham gia đóng góp. Mục đích diễn đàn là thu thập, chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm ý tưởng ứng phó với thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu. Qua đó, xây dựng bộ tài liệu chuẩn để trang bị cho bà con vùng lũ các kiến thức ứng phó với lũ lụt, cách tổ chức cuộc sống phù hợp với đặc điểm thường xuyên bị thiên tai.
Hậu cần tại chỗ
Tại diễn đàn, người dân tự đặt câu hỏi rồi trao đổi ý kiến. Nhiều người thắc mắc lâu nay họ chỉ biết các cấp ngành lãnh đạo hướng dẫn cho bà con ứng phó với lũ lụt, nay mới được trực tiếp "chỉ giáo" cho cấp trên về kinh nghiệm của mình, nên tỏ ra vui vẻ và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm.
|
Anh Nguyễn Văn Thế, xóm 1, xã Sơn Long, cho biết do sống chung với lũ lâu năm nên rút ra nhiều kinh nghiệm. Ngoài cách đối phó thông dụng, sơ tán người và tài sản đến vùng an toàn, anh chỉ ra những "mẹo vặt", như khi xây nhà thì tính toán sao cho vượt mức đỉnh lũ lịch sử là 10m, nhà càng có nhiều gác xép càng tốt. "Nhà tôi cấp 4, 3 gian nhưng có đến 2 gác xép. Ngày nắng gác xép bỏ trống nhưng mưa lũ thì cực kỳ hữu ích", anh Thế nói.
Khi đại diện Bộ TN-MT hỏi: "Trước và sau lũ lụt bà con sẽ làm gì?", nhiều ý kiến đưa ra, trong đó có các ý kiến rất cụ thể: Dự phòng lương thực (gạo, mì tôm, muối mắm); bếp dầu, bếp gas (nhớ lấy dây cột bình gas kẻo bị trôi), củi (nhớ là củi nào dễ cháy và chẻ sẵn), bật lửa, diêm… và đừng quên dầu gió, dầu tràm, thuốc đau bụng. Những thứ đó liên quan đến "hậu cần tại chỗ" và quan niệm "hãy tự cứu mình".
Ngoài ra, việc kê đồ đạc mất nhiều thời gian, công sức nhất và không phải ai cũng đủ sức mà làm. Vì thế, trong nhà phải luôn có những giá đỡ đóng sẵn thật cao, ngoài gác xép. Không đợi nước đến chân mới nhảy, tất cả những việc ấy phải chuẩn bị cả năm trước mùa lũ lụt.
|
Trao tặng 20 chiếc thuyền Tại diễn đàn, T.Ư Hội LHTN VN và Bộ TN-MT trao tặng 20 chiếc thuyền, 30 bồn nước, 500 áo phao và gia cố 20 căn nhà tại xã Sơn Long (mỗi căn nhà trị giá 20 triệu đồng) theo mô hình vượt lũ; đồng thời đã có 1 buổi tập huấn cho 41 giáo viên huyện này trong cách phòng và sơ cứu khi gặp người chết đuối. |
Cái khổ nhất sau lũ
Người dân cũng trình bày khó khăn sau lũ, mà cái khổ nhất là nguồn nước uống, sinh hoạt và lương thực thực phẩm (vì lúc đó đã hết nguồn tích trữ). Dịch bệnh ngoài da sau lũ lụt tràn lan, cần khám, bốc thuốc chữa bệnh cho người dân. Nạn chết đuối trong lũ cũng làm cho diễn đàn nóng lên, người dân tha thiết có lớp dạy học bơi cho trẻ em vùng lũ, cách sơ cứu người khi chết đuối…
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Phó giám đốc Trung tâm dự kiến và biến đổi khí hậu, thuộc Cục Truyền thông phòng ngừa thiên tai: "Qua thu thập ý kiến, kinh nghiệm của người dân Hương Sơn, chúng tôi mong muốn có nhiều nguồn tài trợ, kinh phí ủng hộ để thực hiện dự án xây dựng nhà đa chức năng, nhà sinh hoạt cộng đồng chống bão lũ cho người dân".
Trương Hoa