THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

20 September 2011

Tự tử tại trụ sở CA: Dấu hiệu bất thường trong cái chết của bà Vượng

( 7:22 AM | 18/08/2011 )

Ngày 8/8 Bà Trần Thị Vượng, Giám đốc công ty TNHH Gia Phong đã nhảy lầu tự tự ngay tại trụ sở công an tỉnh mang theo nhiều uẩn khúc chưa được giải đáp. Ngày hôm sau (9/8), đối tượng Vũ Văn Diệp, giám đốc doanh nghiệp Trường Phong vay nợ bị khởi tố, bắt tạm giam. Chỉ trong hai ngày đã xảy ra hai vụ việc động trời khiến cho người dân ở thành phố Thái Bình không khỏi hoang mang.
 
Ngày 16/8, phóng viên có mặt tại nhà riêng của bà Trần Thị Vượng (trụ sở của Công ty Gia Phong) tại lô 26/11 khu đô thị I, Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình. Lúc này chỉ có hai người con của bà Vượng là chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cậu con trai Nguyễn Thế Phong.
Tự tử tại trụ sở CA: Dấu hiệu bất thường trong cái chết của bà Vượng - Tin180.com (Ảnh 1)
Nguyễn Thế Phong (Con trai của bà
Vượng) nhớ lại sự việc
 
Cả Hạnh và Phong đều công tác và học tập ở trong TP HCM và cũng vừa mới về từ đầu tháng 8 (trước khi bà Vượng mất khoảng một tuần). Chồng bà Vượng là ông Nguyễn Quang Vinh (55 tuổi) hiện đang bị tai biến mạch máu não và đang nằm điều trị tại nhà.

Lúc này, các hoạt động của công ty Gia Phong vẫn diễn ra hết sức bình thường, khách hàng và bạn bè của bà Vượng vẫn đến giao dịch bình thường, dường như hai đứa con và mọi người trong gia đình đã nguôi ngoai phần nào nỗi đau mất người thân để trở lại với cuộc sống hằng ngày.

Nguyễn Thế Phong cho biết: Sáng 8/8, hôm mẹ em mất, có hai chú công an mặc thường phục đến trao đổi gì đó với mẹ em. Khoảng 10 phút sau, mẹ em và cô Nguyễn Thị Thanh Ngà được mời lên cơ quan điều tra làm việc.

“Đến tầm 11h, mẹ em vẫn gọi điện về cho em bình thường. Em hỏi: mẹ có về ăn cơm không? Mẹ em bảo là: tí nữa cô Ngà về nấu cơm thì về ăn cơm cùng… Đến 1h kém thì có xe của công an đến thông báo là mẹ em nhảy lầu tự tử tại trụ sở công an và mời em lên trụ sở. Khi em ra đến nơi thì chỉ còn hiện trường xảy ra, sau đó người ta đưa em ra chỗ nhà xác để nhận xác của mẹ em”, Phong nhớ lại.
Tự tử tại trụ sở CA: Dấu hiệu bất thường trong cái chết của bà Vượng - Tin180.com (Ảnh 2)
Hàng lang lúc bà Vượng nhảy tự tử
 
Phong còn cho biết thêm: Trước đó thì công việc ở công ty vẫn bình thường, có đôi lần mẹ em nói rằng Công ty Trường Phong bị vỡ nợ và vẫn đang nợ nhà mình tiền. Đã có lần công an đã gọi điện cho mẹ em và em đã chở mẹ em lên làm việc, nhưng làm việc gì thì em không biết.
 
Em chỉ nghe thấy mẹ em nói rằng đến viết cái đơn để trình báo số tiền mà Công ty Trường Phong nợ nhà mình…

Trao đổi với phóng viên, chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh (con gái cả của bà Vượng) cho biết: Cả em và Phong đều đang công tác và học ở trong TPHCM. Chúng em mới về nhà vào đầu tháng 8, trước một tuần khi sự việc xảy ra nên cũng không nắm rõ được công việc làm ăn của công ty.

Hiện tại, em và Phong vẫn phải mở cửa công ty, đứng ra để thanh toán các khoản công nợ với khách hàng.
Trao đổi với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, chị Nguyễn Thị Thanh Ngà, người được Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC 46) mời lên làm việc cùng với chị Vượng hôm 8/8 cho biết: Hôm đó tôi được mời lên làm việc ở trụ sở công an cùng với chị Vượng. Nhưng khi lên đến nơi thì tôi được mời sang một phòng riêng còn chị Vượng được bố trí làm việc ở một phòng khác.

Tôi được một điều tra viên ngồi hỏi chuyện về gia đình, công việc làm ăn ở công ty… Tất cả các sự việc sau đó xảy ra như thế nào tôi không được biết. Tôi được giữ lại làm việc đến tầm 4 giờ chiều cùng ngày. Lúc đó mới có người vào cho biết là chị Vượng đã tự tử chết.

“Trước đó vào khoảng 11h30 tôi thấy ở bên ngoài nhốn nháo hình như có sự việc gì đó xảy ra, nhưng tôi không được ra ngoài, và sau đó mới được biết là chị Vượng đã nhẩy lầu tự tử”._Chị Ngà nhớ lại.

Trong những ngày công tác và điều tra tìm hiểu thông tin về vụ việc, phóng viên đã thu thập được nhiều những ý kiến, dư luận của người dân TP Thái Bình, nhiều người đã đặt dấu hỏi về cái chết của bà Vượng. Vụ tự tử của bà vượng đã mang theo đó nhiều những "uẩn khúc" khó lý giải ngay được.

Liệu sự vỡ nợ của công ty Trường Phong và khoản nợ kếch xù đó có phải là nguyên nhân, áp lực khiến bà Vượng tự tử? Hay là những sức ép của dư luận về chuyện dị nghị của bà con khu phố về chuyện với ông Đ? Hay trong quá trình làm việc ở cơ quan điều tra bà Vượng có bị một áp lực nào đó không?

Theo như đánh giá của nhiều người, nếu như không bị áp lực quá lớn thì tại sao bà Vượng lại nhảy lầu tự tử ngay trong trụ sở công an Thái Bình… đó là những ẩn số khó có thể giải đáp trong một sớm một chiều.

Bức màn bí mật của đối tượng Vũ Văn Diệp, Giám đốc công ty Trường Phong sẽ được hé lộ và những dấu hiệu của một vụ vỡ nợ tín dụng đen ở Thái Bình sẽ được thông tin chi tiết trong bài viết tới.
Còn nữa….
(theo giaoduc.net.vn)

Thanh tra giao thông gây tai nạn bỏ chạy khiếu kiện cấp trên

( 12:26 PM | 20/09/2011 )
Sau khi bị cách chức vì lái ôtô gây tai nạn làm nhiều người bị thương nhưng không đưa nạn nhân đi cấp cứu, ông Lê Văn Quí (cựu Đội phó Đội Thanh tra giao thông số 3) nộp đơn kiện Giám đốc Sở Giao thông vận tải Cần Thơ.


Ngày 19/9, nguồn tin của VnExpress.net cho biết TAND TP Cần Thơ đã tiếp nhận đơn của ông Lê Văn Quí (50 tuổi) ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ kiện Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP Cần Thơ – ông Lê Tấn Học với nội dung ban hành quyết định kỷ luật cán bộ công chức không đúng quy định.

Sự việc bắt nguồn từ chiều ngày 6/2 (mồng 4 Tết Tân Mão), ông Quí chạy xe trên Quốc lộ 91 đi qua địa bàn quận Ô Môn đụng vào một xe máy làm 3 người trong một gia đình bị thương. Sau khi gây tai nạn, ông này không dừng xe mà bỏ mặc nạn nhân cho người dân xung quanh đưa 3 người vào Bệnh viện Quân y 121 (TP Cần Thơ) cấp cứu vì bị gãy xương sườn, chấn thương đầu.

Sau khi bị Công an quận Ô Môn phạt 6 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 60 ngày, ông Quí bị cách chức Đội phó Đội Thanh tra giao thông số 3. Ảnh: Thiên Phước.
Sau khi bị Công an quận Ô Môn phạt 6 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 60 ngày, ông Quí bị cách chức Đội phó Đội Thanh tra giao thông số 3. Ảnh: Thiên Phước.

Trong lúc tháo chạy, xe ông Quí tiếp tục đụng vào chiếc xe đạp hất văng một phụ nữ xuống đường. Thấy ôtô gây tai nạn bỏ chạy người dân điện báo cảnh sát giao thông và lực lượng cơ động Công an quận Ô Môn đón bắt lập biên bản, kiểm tra nồng độ cồn nhưng ông Quí bất hợp tác với cảnh sát.

Sau vụ này, ông Quí bị Công an quận Ô Môn xử phạt hành chính 6 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 60 ngày. Sau đó vị Đội phó Đội Thanh tra giao thông số 3 bị Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP Cần Thơ ra quyết định cách chức.

Không hài lòng, ông Quí khiếu nại vì lãnh đạo không thông qua tập thể khi xử lý kỷ luật cán bộ. Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải TP Cần thơ trả lời ông rằng đã căn cứ kết luận của Công an quận Ô Môn và quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức rất cao là 6 triệu đồng. Hành vi của ông Quí làm cho dư luận phẫn nộ, báo chí lên tiếng gây mất uy tín nên xử lý cách chức là phù hợp, đề nghị chấp hành.

Tuy nhiên, theo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Cần Thơ, việc xử lý ông Quí theo cách làm của Sở Giao thông vận tải là vi phạm nghị định của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.
Thiên Phước
(Theo vnexpress)

Sài Gòn về đêm: Nhọc nhằn những cuộc mưu sinh

( 7:11 AM | 20/09/2011 ) Khi chúng ta đang chìm trong giấc ngủ, vẫn còn những người lao động nghèo vội vã với những cuộc mưu sinh cùng bóng đêm.


Sài Gòn vốn được biết đến với cuộc sống hối hả dường như không bao giờ ngừng nghỉ ngay cả khi màn đêm đã buông xuống. Trong ánh đèn vàng trên những con phố về đêm, dòng người vẫn vội vã với những cuộc chơi song hành với cả những nhọc nhằn của đêm dài không ngủ trong thế giới của những người lao động.
 
18h30, người phụ nữ này bắt đầu chờ những người thu ve chai về nhập hàng (chân cầu Kiệu, phường 17, quận Phú Nhuận).

Bước vội đến quán nước bên kia cầu chuẩn bị cho một đêm bán hàng không ngủ.

19h, hòa giữa dòng người xe tấp nập, chiếc xe đạp chở đầy xốp trở về khu nhập ve chai.

Người chồng mù lòa với cây đàn ghi ta nắm tay vợ băng qua con phố đến những cửa hàng ăn ven đường để bắt đầu một đêm không ngủ và hát những khúc ca vui buồn quen thuộc.

Ngày nào cũng như ngày nào, người phụ nữ bán vé số này cũng lê bước chân nặng nề đi qua những quán nhậu khu bờ kè dọc kênh Thị Nghè với hy vọng bán được thêm nhiều hơn cho những khách hàng nhậu đêm hào phóng (20h35 tại đường Trường Sơn quận Bình Thạnh).

Chiếc xe đạp và giỏ bánh chưng, bánh gai này sẽ theo người đàn ông đi qua những con phố trong suốt đêm dài. Một chiếc bánh bán ra với giá 6.000 đồng chỉ vẻn vẹn 500 đồng tiền lời. Một ngày như ông nói :”hôm nay trời thương bán được hàng!” ông cũng chỉ kiếm được tối đa 50.000 đồng (21h15 tại đường Phan Đình Phùng,quận Bình Thạnh).

Ông cũng như nhiều người bán hàng rong khác vẫn từng đêm hy vọng bán được hàng để duy trì cuộc sống cho cả gia đình.

21h45, người công nhân vệ sinh này đang thu dọn rác trên dường Đinh Bộ Lĩnh.

Sau những bước chân vất vả của họ, đường phố lại được dọn dẹp sạch sẽ chờ một ngày mới.

Ca trực mỗi đêm của cô kết thúc vào 2h sáng. Tay áo quyệt vội những giọt mồ hôi, cô lại tiếp tục quét sạch rác bẩn của một ngày vương đầy trên những con phố.

Hòa giữa dòng người tấp nập, người phụ nữ này đang chở nặng những bao tải đầy ve chai thu lượm được trong một ngày trở về nhà sau một ngày vất vả (22h20 tại cầu Kiệu, quận Bình Thạnh).

Bữa tối của họ có thể là ổ bánh mì hay trái bắp mua vội trên đường về.

Rồi lại vội vã với cuộc mưu sinh hàng đêm không nghỉ (22h35 đường Trần Quang Khải, quận 1).

Hơn 23h, chiếc xe lăn và đứa con bị liệt đôi chân vẫn theo người mẹ nghèo bán vé số dọc những quán nhậu đêm trên đường Phan Đình Phùng.

Đối với người bán những món nhậu hàng rong này “một tối làm việc của chị kết thúc khi không còn của hàng nào mở cửa”.

Cho thêm một vài trái bắp vào nồi chuẩn bị cho cả đêm dài bán hàng cho những người khách về khuya (0h12 tại cầu Bông quận Bình Thạnh).

0h50, giấc ngủ vội sau đêm dài mệt mỏi trên những con đường( cầu Kiệu quận Bình Thạnh).

1h 17 sáng, người thanh niên bán đĩa dạo đang khom mình đẩy chiếc xe chở đầy đĩa qua dốc cầu Bông trở về nhà.

Gàn 2h sáng, khi những hàng ăn đêm đã đóng cửa, người phụ nữ lại cặm cụi dắt người chồng trở về nhà.

2h45, người đàn ông này đang gom hàng về kho kết thúc một đêm dài vất vả. Nhìn nụ cười của anh có lẽ đêm nay anh có được một ngày mua may bán đắt.

Có lẽ chẳng mấy khi những con đường Sài Gòn lại vắng vẻ thế này (3h sáng tại đường Hoa Sứ, quận Phú Nhuận).

Khoảng gần 4h sáng, những người bán đồ ăn lại tất tả chuẩn bị hàng cho một ngày mới( ảnh chụp tại đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức).

Với những người bình thường, đêm là thời gian để vui chơi, để nghỉ ngơi sau một ngày làm việc. Nhưng với không ít những người lao động nghèo, đêm lại là thời điểm để họ lao vào những cuộc mưu sinh thầm lặng không ngừng nghỉ. Cuộc sống của họ đang từng ngày trôi qua nhọc nhằn thành chuỗi đêm Sài Gòn không ngủ.
(Đăng Minh – Theo ảnh afamily.vn – Theo PLXH)

Lũ đồng bằng sông Cửu Long lớn nhất trong 8 năm qua

( 8:02 AM | 20/09/2011 )
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, do lũ thượng nguồn sông Mekong về kết hợp với kỳ triều cường có khả năng làm lũ đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu cuối tháng 9-2011 vượt mức báo động (MBĐ) 3. Riêng tại các trạm chính vùng Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên lên MBĐ2-MBĐ3, có nơi trên MBĐ3.

● Quốc lộ 7A bị sạt lở nghiêm trọng do mưa lũ
Người dân ấp Bưng Ràm, xã Hưng Điền B, huyện Tân Hưng (Long An) mò cắt lúa chạy lũ – Ảnh: Văn Đát
Theo ông Nguyễn Minh Giám – phó giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, mực nước lũ như trên lớn nhất kể từ đầu mùa và lớn nhất trong tám năm qua. Vì vậy, khả năng ngập úng ở hạ nguồn khu vực ĐBSCL sẽ rộng hơn, cần chú ý theo dõi.
Hiện mực nước lũ cao nhất ngày 18-9 trên sông Tiền tại Tân Châu là 4,16m (trên MBĐ2), sông Hậu tại Châu Đốc là 3,54m (trên MBĐ2), trên sông Vàm Cỏ Tây tại Mộc Hóa là 3,7m (dưới MBĐ2).
* Gần một tuần qua miền tây Nghệ An mưa liên tục. Thượng nguồn hai dòng sông Nậm Nơn, Nậm Mộ đổ vào sông Cả khiến nước sông dâng cao, tiếp tục gây sạt lở nghiêm trọng tại quốc lộ 7A đoạn qua hai huyện rẻo cao Tương Dương và Kỳ Sơn, gây ách tắc giao thông.
Đến tối 19-9 miền tây Nghệ An vẫn còn mưa rất to.
Q.K. – V.T.
(Theo TTO)

Sài Gòn: Xe công “dập dìu” vào quán nhậu

( 8:12 AM | 20/09/2011 )
ó lẽ do “tiếng lành đồn xa” nên quán nhậu khá “nỗi tiếng” nằm trên đường Kha Vạn Cân này luôn tấp nập khách, trong số đó có nhiều xe mang biển số xanh từ phương xa cũng có mặt.
Khoảng gần 20h ngày 19/9, tại quán nhậu T. H. 1 nằm trên đường Kha Vạn Cân, P.Linh Chiểu, Q.Thủ Đức,TP. HCM ầm ầm tiếng nhạc cùng rất đông thực khách ra vào náo nhiệt.
Trước khuôn viên quán, PV Bee.net ghi nhận có 2 xe biển số xanh lần lượt mang các biển số 48A-18.. và 64A-03.. từ các tỉnh xa cũng có mặt tại quán nhậu này.
Một người dân sống gần quán nhậu cho biết: Hai chiếc xe công trên "có mặt" từ xế chiều và việc quán nhậu này có nhiều xe mang biển số xanh đến không có gì là lạ!
Được biết quán nhậu này khá "nổi tiếng" trên địa bàn Q.Thủ Đức, trong đó nổi bật nhất là vụ hỗn chiến của một số cán bộ P.Linh Tây khi ăn nhậu tại đây vào năm 2010 gây bức xúc dư luận.
Những hình ảnh PV Bee.net.vn ghi lại chiều qua:
Sài Gòn: Xe công ’dập dìu’ vào quán nhậu - Tin180.com (Ảnh 1)
Sài Gòn: Xe công ’dập dìu’ vào quán nhậu - Tin180.com (Ảnh 2)
Sài Gòn: Xe công ’dập dìu’ vào quán nhậu - Tin180.com (Ảnh 3)
Sài Gòn: Xe công ’dập dìu’ vào quán nhậu - Tin180.com (Ảnh 4)
2 xe mang biển số xanh 64A-0388 và 48A-1819 đậu chễm chệ trước quán nhậu T. H.1 từ chiều đến tối 19/9.
(theo bee)

Hàng trăm học sinh “cưỡi” bè đi học

( 1:50 PM | 19/09/2011 )
Để tới trường, hàng trăm học sinh Đắk Nông phải vượt qua hồ Thủy điện Đắk R’tíh trên một chiếc bè tạm. Gặp hôm gió to, mặt hồ nổi sóng, chiếc bè chông chênh muốn lật úp, quăng các em xuống nước xiết bất cứ lúc nào.


Để tới được trường, gần 1 tháng nay, hàng ngày, cả trăm học sinh ở bon Đắk R’moan, xã Đắk R’moan (Gia Nghĩa) đang theo học Trường Tiểu học Bế Văn Đàn phải vượt qua hồ Thủy điện Đắk R’tíh trên một chiếc bè tạm. Mỗi lần các em đến trường hay tan học ra về là các bậc phụ huynh, thầy, cô giáo không khỏi nơm nớp lo âu.
 
Không đi bè thì đi bộ, xa lắm!
 
Trưa 12-9, đúng vào lúc tan học, chúng tôi đã được tận mắt chứng kiến hành trình từ trường về nhà vô cùng chông chênh, nguy hiểm của các em. Tới bờ hồ, vài em học sinh nam nhanh nhẹn cầm sợi dây kéo chiếc bè đang đậu ở bờ bên kia cho trở lại bờ bên này để đến lượt mình có thể qua hồ. 
 
Chiếc bè trông thật đơn sơ, được làm từ 8 chiếc thùng phi, kết lại với nhau bằng dây thép, mặt sàn là những tấm ván mỏng với diện tích chừng 5m² để làm chỗ đứng. Một sợi dây bằng cước to được cố định tại hai bên bờ hồ để người sử dụng ở mỗi bên bờ có thể tự kéo bè qua lại. Ngoài sợi dây cước còn có thêm một sợi dây bằng sắt (cỡ phi 8) cũng được cố định tại hai đầu bờ để người đứng trên bè vịn vào đó lôi bè đi, không cần phải có mái chèo. 
 
Hơn 20 em học sinh chen chúc trên chiếc bè đơn sơ vượt hồ Thủy điện Đắk R’tíh
 
Chiếc bè mỏng manh như vậy, nhưng khi kéo cũng rất nặng, nên các em học sinh thường chờ nhau để cùng hợp sức kéo bè qua lại. Em Điểu Sáp, học lớp 3B cho biết: “ Ngày nào cháu cũng cùng với các bạn qua hồ trên chiếc bè này. Bè nặng nên chúng cháu phải cùng nhau kéo, khi trời nắng ráo còn đỡ, chứ khi mưa gió thì nặng lắm”. Còn em Thị Dương, học sinh lớp 4B thì nói: “Cháu không biết bơi nên ngồi trên bè chông chênh cũng sợ lắm, nhưng không đi bè thì đi bộ xa lắm. Chúng cháu học buổi sáng còn đỡ, những bạn học buổi chiều thì khi tan học, trời tối, thường có gió to, sóng lớn, bè kéo rất nặng nên khổ lắm”. 
 
Chuyến qua hồ hôm nay có tới 24 em học sinh cùng chen chúc trên chiếc bè, khi ra giữa hồ gió thổi làm mặt hồ nổi sóng, tạt bè ra xa, khiến sợi dây sắt căng ra và rung lên bần bật. Nhìn những em nhỏ gò lưng cầm dây sắt kéo bè, chơi vơi giữa sóng nước, chúng tôi không khỏi lo lắng, giật mình, nếu không may thì chuyện gì sẽ xảy ra đây…
  
“Sáng kiến” liều!
 
Từ đầu năm học 2011-2012 này, để đến trường, ngoài việc phải lội bộ quãng đường có mấy con dốc cao, dài và trơn trượt, các em phải vượt qua trở ngại lớn nhất là hồ nước này. Đây là một nhánh của hồ Thủy điện Đắk R’tíh, ở chỗ hẹp nhất cũng hơn 100m, thời gian gần đây được người dân địa phương chọn làm bến, kết bè để qua lại hàng ngày.
 
Theo anh Điểu Chơn, một người dân ở bon Đắk R’moan có 4 con đang theo học tại Trường Tiểu học Bế Văn Đàn cho biết, trước đây ở địa điểm này vẫn có một con đường đất nhỏ mà hàng ngày người dân, các em học sinh trong bon qua lại, đến trường khá thuận tiện vì chỉ khoảng 3 km. Tuy nhiên, sau khi hồ Thủy điện Đắk R’tíh tích nước, con đường cũ bị ngập, nên muốn đến trường hoặc ra trung tâm thị xã, bà con, học sinh phải đi đường vòng hơn 10 km, vừa xa, vừa trơn trượt. Vì vậy, để khắc phục, rút ngắn đường đi, bà con trong bon đã có “sáng kiến” làm chiếc bè này. Dẫu biết là nguy hiểm, nhưng vì việc học hành của con cái, cuộc sống hàng ngày, bà con cũng đành làm liều mà thôi. Thực tế, lúc đầu bà con cũng đã xin chính quyền địa phương hỗ trợ vài chục chiếc thùng phi để làm chiếc cầu phao. Thế nhưng, rốt cuộc bon cũng chỉ được hỗ trợ hơn 10 chiếc thùng phi, nên chỉ đủ làm được chiếc bè tạm này.
 
 Cô giáo Hoàng Thị Oanh, giáo viên Trường Tiểu học Bế Văn Đàn tâm sự: “Các em học sinh ở bon Đắk R’moan ham học và tội nghiệp lắm, phải liều mình “cưỡi” bè đi học nên thường đến muộn, có hôm quần áo, sách vở lấm lem, ướt át. Vào các ngày mưa gió thì nhiều em bỏ học, nên chúng tôi rất cảm thông và thường kèm cặp vào buổi học sau để các em theo kịp bài học và các bạn trong lớp”.
 
Theo thầy giáo Bùi Ngọc Đương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bế Văn Đàn thì toàn trường có 248 học sinh, trong đó gần 100 em ở bon Đắk R’moan ngày ngày dùng bè đi học. Vào cuối tháng 8 vừa qua cũng đã xảy ra một vụ lật bè, làm cả chục em bị rơi xuống nước, may mà người dân đến cứu kịp. Hiện nay đang là mùa mưa nên mỗi khi học sinh đi về thì giáo viên đứng ngồi không yên. Nhà trường cũng đã báo cáo lãnh đạo thị xã về thực trạng này để có hướng giải quyết, giúp đỡ. 
Theo Hoàng Thanh Báo Đắk Nông

Đường vào cây cầu đẹp nhất SG xuống cấp

( 1:49 PM | 19/09/2011 )
Đường nối cầu Phú Mỹ (quận 2) vẫn tiếp tục xuống cấp dù được sửa chữa. Trong khi đó, chủ đầu tư thẳng thắn thừa nhận đường không đạt tiêu chuẩn nên hư hỏng và hiện đang thiếu vốn để tiếp tục nâng cấp.


Vì đâu đường sửa xong vẫn tan nát?

Theo ghi nhận, sáng 16/9, tại đoạn đường nối dài gần 3km thuộc vành đai phía Đông TP.HCM này, các “hố sâu” xuất hiện nhiều đến nỗi dù đường vắng nhưng khi xe đi qua đây đều không dám chạy nhanh.

Đặc biệt, trên mặt đường gần 1km kéo dài từ dưới chân cầu Phú Mỹ đến trạm thu phí (quận 2), xuất hiện các lớp nhựa bong tróc, đá dăm rải khắp nơi, khiến cho tất cả các phương tiện lưu thông qua đây đều ngán ngẩm.

Đường vào cây cầu đẹp nhất TP.HCM xuống cấp
Đường vào cây cầu đẹp nhất TP.HCM xuống cấp
Đường nối cầu Phú Mỹ dù đã tiến hành sửa chữa nâng cấp nhưng mặt đường vẫn bị bong tróc và lồi lõm, có đoạn lún sụt 10-20cm.

Mặt khác, đường nối cầu Phú Mỹ hàng ngày các phương tiện xe tải nặng thường xuyên qua lại, trong khi vẫn tiếp tục bị lún (có nơi lún 10 – 20cm), làm cho mép đường có độ chênh khá lớn so với mặt đường, xe đi qua có thể lật bất cứ lúc nào và gây nguy hiểm cho người điều khiển xe hai bánh.

Một người dân đi xe máy vừa bị ngã khi đi qua đoạn đường này, bức xúc: “Dù đã đi vài lần và đã rất cẩn thận, nhưng giờ tôi lại bị trầy xước khắp nơi. Nhiều đoạn trên đường giống như “cái bẫy”, những người không thạo đường đi vào ban đêm sẽ rất nguy hiểm”.

Ông Nguyễn Thành Thái – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phú Mỹ (gọi tắt là PMC), cho biết, dự án đường vành đai phía Đông được UBND TP.HCM duyệt vào cuối tháng 7/2006. Trong đó, khu quản lý giao thông đô thị số 2 đã phê duyệt kết cấu mặt đường là loại cao cấp A2.

PMC đã giao cho nhà thầu How Yu (Đài Loan) thi công và công ty tư vấn Meinhardt thực hiện tư vấn giám sát. Trong quá trình thi công, tư vấn giám sát đã nhiều lần cảnh báo với PMC về kết cấu mặt đường A2 không phù hợp với lưu lượng xe tải nặng thực tế.

Về việc này, PMC đã có báo cáo lên UBND thành phố, Sở GTVT vào cuối năm 2010, trong đó kèm theo tài liệu báo cáo của đơn vị tư vấn giám sát, nêu rõ: kết cấu mặt đường phù hợp cho đường vành đai phía Đông là loại cao cấp A1 theo tiêu chuẩn 22TCN-06.

Sau đó, Sở GTVT đã báo cáo về việc xin chủ trương nâng cấp mặt đường thiết kế từ mặt đường láng nhựa thành kết cấu mặt đường thảm bê tông nhựa. UBND TP.HCM đã giao cho các sở ban ngành xem xét nhưng tới nay vẫn chưa được giải quyết.

Đại diện PMC cũng cho biết, việc thiết kế tuyến đường theo tiêu chuẩn A2 nên khi tiến hành làm đường không tiến hành bất cứ biện pháp nào đảm bảo chất lượng kết cấu đường vĩnh cửu.

Trao đổi trực tiếp với PV, thạc sĩ Phạm Sanh – Giảng viên chuyên ngành cầu đường Đại học GTVT TP.HCM, nhận định, việc lún và hư hỏng trên tuyến đường nối cầu Phú Mỹ chủ yếu vẫn do nền đất yếu.
Ngoài ra, cũng phải kể thêm về công nghệ làm đường thực tế ở nước ta chưa đạt hiệu quả cao, chủ yếu áp dụng công nghệ bê tông nhựa đường. Trong khi, các nước trên thế giới đều triển khai và áp dụng làm đường bằng công nghệ bê tông xi măng, cốt thép, tuy kinh phí làm lớn nhưng độ bền cao gấp nhiều lần.
Bên cạnh đó, tình trạng các xe chở quá trọng lượng cho phép cũng là nguyên nhân gây nên sự mau chóng xuống cấp của nhiều tuyến đường, thạc sĩ Sanh nêu rõ.

Được biết, theo xác nhận của Khu quản lý giao thông đô thị số 2, vào giữa tháng 3/2011, PMC cũng đã tiến hành sửa chữa dặm vá ổ gà trên toàn tuyến đường nối. Tuy nhiên, hoạt động được thời gian ngắn, tuyến đường đâu lại vào đó, khiến cho dư luận rất bức xúc.

Kinh phí thiếu, chủ đầu tư “đuối sức”

Theo thông tin từ ban quản lý PMC, hiện tại đã gửi văn bản kiến nghị lên UBND TP.HCM cho “ứng vốn” để tiếp tục sửa chữa tuyến đường đợt 2, do kinh phí sửa chữa rất tốn kém, trong khi PMC gần như “cạn vốn”.

Việc thiếu vốn được PMC giải thích: trong hợp đồng, tổng đầu tư xây dựng 3 dự án đường dẫn kết nối cầu Phú Mỹ trước đây là trên 1.440 tỷ đồng. Tuy nhiên, do vật giá, nhiên liệu tăng đột biến trong quá trình thi công, tổng mức đầu tư dự án tạm tính đến bây giờ lên đến trên 1.836 tỷ đồng. Sau 2 năm trình UBND 

TP.HCM tổng mức đầu tư mới nhưng đến nay vẫn chưa được duyệt, làm cho công ty vẫn chưa thể có vốn để hoàn thành dự án.

Mặt khác, việc giải phóng mặt bằng chậm (đơn cử như quận 9 muộn hơn 3 năm mới giao mặt bằng đủ), làm cho lãi suất vay ngân hàng tăng thêm 200 tỷ đồng.

Trong khi việc huy động từ nguồn lực bên ngoài rất khó khăn, do thực tế, trong quá trình thực hiện cũng đã vay số tiền khá lớn từ các tổ chức tín dụng ngoài và chưa trả nợ xong.

Ngoài ra, đầu năm 2011, UBND TP.HCM cũng đã tạm ứng cho PMC 700 tỉ đồng để trả nợ và thanh toán cho đơn vị thi công đường dẫn cầu Phú Mỹ. Tuy vậy, thành phố đã cấn trừ gần 380 tỷ đồng để thanh toán cho dự án BOT cầu Phú Mỹ, gây khó khăn về vốn để tiếp tục hoàn chỉnh dự án đường đường dẫn kết nối cầu Phú Mỹ.

Đường vào cây cầu đẹp nhất TP.HCM xuống cấp
Người đàn ông này vừa bị ngã khi đi qua cầu Kỳ Hà 4 trên đường nối cầu Phú Mỹ (quận 2) và bị trầy xước khắp chân tay

Ông Nguyễn Thành Thái – Tổng Giám đốc PMC, cho hay: PMC vừa kiến nghị lên UBND thành phố không cấn trừ số tiền trên. Đồng thời, mong thành phố xem xét giúp đỡ thanh toán số tiền còn lại 430 tỷ đồng (trong tổng số trên 1.130 tỷ đồng khối lượng dự án đã thực hiện được). Đặc biệt, PMC muốn bàn giao tuyến đường cho thành phố quản lý do thời hạn bảo hành 12 tháng đã hết nếu tính từ ngày chính thức thông xe (tháng 3/2010).

Về vấn đề bàn giao tuyến đường trên, đại diện khu quản lý giao thông đô thị số 2 (gọi tắt là khu 2) – thuộc Sở GTVT, cho rằng: hiện tuyến đường vẫn đang thuộc sự quản lý của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Mỹ (PMC) do đang trong thời hạn bảo hành.

Thời gian bảo hành phải được tính từ khi PMC bàn giao chính thức cho UBND TP tuyến đường trên. Đến nay, việc bàn giao trên chưa diễn ra nên việc duy tu, sửa chữa vẫn là trách nhiệm của PMC, vị lãnh đạo này nhận định.

Ông Bùi Xuân Cường – Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, khẳng định, trong thời gian tới nếu chủ đầu tư dự án vẫn không sửa đường, Sở GTVT sẽ họp với các sở ngành liên quan và đề nghị thành phố giao cho khu 2 bỏ tiền ra sửa chữa tuyến đường trên. Sau đó, Sở sẽ kiến nghị thành phố yêu cầu Công ty CP đầu tư xây dựng Phú Mỹ trả lại, nếu không sẽ cấn trừ vào số tiền mà thành phố còn nợ PMC về dự án BT (Xây dựng – chuyển giao) đối với các tuyến đường kết nối cầu Phú Mỹ.

Ngoài ra, Sở GTVT vừa có văn bản kiến nghị UBND TP.HCM giao cho khu 2 làm chủ đầu tư đường vành đai 2 (đoạn từ cầu Rạch Chiếc đến ngã tư Bình Thái trên xa lộ Hà Nội) bằng nguồn vốn ngân sách thành phố, sau khi Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Mỹ (PMC – chủ đầu tư) để dự án này quá lâu mà chưa thực hiện

Được biết, đường nối đến cầu Phú Mỹ (quận 2) thuộc dự án đường vành đai phía Đông (từ chân cầu Phú Mỹ đến cầu Rạch Chiếc, dài khoảng 8,7km, có tổng vốn đầu tư xây dựng gần 380 tỷ đồng, thi công năm 2008 và hoàn thành vào năm 2010.

Tuyến đường được đưa vào khai thác từ tháng 3.2010 và cùng với cầu Phú Mỹ được xem tuyến giao thông rất quan trọng góp phần giảm áp lực giao thông cho khu vực trung tâm TPHCM. Đồng thời, tạo diện mạo mới cho giao thông ở khu vực và kết nối các tuyến đường vành đai phía Đông TP.HCM.


Hà Nguyễn
(Theo Bưu Điện Việt Nam)

Thứ trưởng Y tế bị tố khai man học vị


Thứ trưởng Cao Minh Quang
Ông Cao Minh Quang từng trực tiếp quản lý lĩnh vực dược phẩm

Báo trong nước nói Thứ trưởng Y tế Cao Minh Quang đã 'tự khai' là có bằng tiến sỹ dược trong khi chỉ có chứng chỉ nghiên cứu của một trường đại học Thụy Điển.

Ông Cao Minh Quang bị tố giác đã 'khai man' rằng trong giai đoạn 1991-1994, ông là nghiên cứu sinh của đại học Uppsala và đã bảo vệ luận án tiến sỹ dược khoa tại đại học này.
Tuy nhiên, theo báo điện tử VTC, ông chỉ đạt chứng chỉ Licentiatexamen về nghiên cứu khoa học dược phẩm tự nhiên vào ngày 26/10/1994 tại Đại học Uppsala và đây không phải văn bằng học vị.

Báo này tố giác ngoài việc "mạo nhận" học vị tiến sỹ, ông Quang còn khai man ngày sinh từ 1953 thành 1956.

Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ đăng bài dẫn nguồn không nêu tên ở Bộ Y tế giải thích rằng "do chưa có quy định về tương đương bằng cấp giữa Thụy Điển và Việt Nam, một thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo khi đó ký xác nhận công nhận chứng chỉ kể trên tương đương học vị tiến sỹ".

Nguồn này cũng nói việc công nhận trên sau đó được một tổ công tác của Ban cán sự Đảng Bộ Y tế, đứng đầu là Vụ Tổ chức cán bộ; rồi Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ban Tổ chức Trung ương Đảng thông qua và chấp nhận.

Vay tiền thuộc cấp 

Khai man học vị là diễn biến mới nhất trong một loạt cáo buộc liên quan ông Cao Minh Quang, người từng là quan chức hàng đầu trong lĩnh vực quản lý dược phẩm.

Trước đó ông Quang bị một công ty dược phẩm đâm đơn tố cáo đã ép công ty này cho vay một số tiền lớn và chỉ đạo thanh tra làm khó dễ cho họ.

Thứ trưởng Cao Minh Quang đã lên báo giải thích rằng năm 2007 ông có vay của tổng giám đốc Công ty BV Pharma 2 tỷ đồng, nhưng với tư cách bạn bè cá nhân và đã hoàn đủ cả vốn lẫn lãi vào năm 2008.

Thời gian vay mượn tiền, ông Quang đang trực tiếp lãnh đạo ngành dược.

Các tố cáo dồn dập thời gian qua gây đồn đoán về một nỗ lực gây bất lợi cho ông thứ trưởng, ngay sau khi Bộ Y tế có tân bộ trưởng.

Ông Cao Minh Quang không phải quan chức đầu tiên bị tố cáo gian dối về học vị.

Mới đây, ông Vũ Viết Ngoạn, tân chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cũng bị tố giác giả mạo khi tiểu sử có học vị tiến sỹ tài chính tại một trường đại học của Hoa Kỳ.

Tiểu sử của ông Ngoạn, được đăng trên một số báo điện tử trong nước nói ông có học vị là Tiến sỹ Tài chính Đại học La Salle (Hoa Kỳ).

Tuy nhiên, giới quan tâm tới lĩnh vực kinh tế - tài chính rộn lên thông tin nói rằng trường Đại học La Salle (Philadelphia) không có chương trình Tiến sỹ Tài chính và chỉ có một Đại học mang tên La Salle khác tại tiểu bang Louisiana, nhưng đã bị đóng cửa năm 2002 vì nhiều sai phạm, trong đó có việc bán bằng cấp giả.

VIDEO - Cảnh sát hình sự vi phạm giao thông tấn công nhà báo?



Video Clip thể hiện rõ hành vi "chống người thi hành công vụ" của các đối tượng vi phạm giao thông được các phóng viên ghi hình tại hiện trường đêm 18/9.


(VTC News) – Vi phạm luật giao thông, bị kiểm tra hành chính, đối tượng tự xưng mình là CSHS và đe dọa lực lượng 141 và thẳng chân đạp tung máy ảnh của PV đang làm nhiệm vụ.

Sự việc trên xảy ra vào khoảng 22h15 ngày 18/9, tại khu vực gần trường Đại học Quốc gia trên đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Lúc này, tổ công tác đặc biệt số 2 – CA TP. Hà Nội đang làm nhiệm phát hiện một trung niên đi xe máy SH không có BKS, không đội mũ bảo hiểm đã yêu cầu người đàn ông này dừng xe và đề nghị cho kiểm tra giấy tờ và bằng lái. Tuy nhiên người này đã không xuất trình được bất kỳ giấy tờ hợp lệ nào.

Theo chỉ đạo của lãnh đạo tổ công tác đặc biệt, lực lượng CSHS của phòng CSĐT tội phạm về TTXH đã yêu cầu kiểm tra hành chính người vi phạm trên. Nhưng trước yêu cầu trên, người đàn ông này đã lớn tiếng tự xưng mình là CSHS và có những lời lẽ “đe dọa” lực lượng chức năng là đã sờ vào “đúng đối tượng rồi đấy”.


Người vi phạm giao thông xưng là CSHS tại hiện …

Bên cạnh đó người đàn ông này còn bắt các chiến sĩ CSHS phải trình thẻ ngành, dù việc này đã được lực lượng cảnh sát công khai đi bên cạnh xác nhận. Đặc biệt, trong khi CSGT lập biên bản, anh này đã nhiều lần không chấp hành nghe và gọi rất nhiều cuộc điện thoại có nội dung cần “hỗ trợ”. Trong biên bản hành chính tạm giữ xe, anh này lại khai là Cao Anh Tuấn (SN 1972) ở Tập thể trường Múa, Mai Dịch, Cầu Giấy và nghề nghiệp tự do. Sau các cuộc điện thoại trên, tại khu vực làm nhiệm vụ của lực lượng 141 xuất hiện nhiều đối tượng có nghi vấn đến trợ giúp.

Đầu tiên là việc xuất hiện chiếc ô tô Mazda Pemacy mang BKS 29T – 5005 dừng đỗ trái phép dưới lòng đường. Dù được CSGT nhắc nhở nhiều lần, nhưng người điều khiển ô tô vẫn cố tình đỗ xe tại khu vực trên cản trở quá trình làm nhiệm vụ của các tổ công tác. Người đàn ông này tỏ ra là có “quen biết” với người tự xưng là CSHS và liên tục có những lời lẽ thiếu đúng mực trước đám đông hòng “lu loa” để phản đối lại lực lượng 141.


Trương Mạnh Hà tại cơ quan CSĐT CA TP. Hà Nội.
Ngay sau đó, tổ công tác đặc biệt cùng các chiến sĩ của Đội CSGT số 6 đã tiến hành kiểm tra hành chính chiếc xe Mazda trên và đã phát hiện một tuýp sắt dài khoảng 60 cm có buộc quấn dây cao su ở một đầu để cầm khi tấn công người khác (đây loại hung khí thô sơ, có khả năng sát thương cao đã từng bị thu giữ từ nhiều nhóm côn đồ chuyên nghiệp). Ngay lập tức tổ công tác đã mời người điều khiển ô tô về trụ sở Phòng CSHS để làm rõ.

Sự việc chưa dừng lại ở đó, trong lúc tổ công tác đang làm nhiệm vụ, một thanh niên mặc áo trắng rẽ đám đông lao vào giữa có hành vi định giải cứu người lái xe ô tô Mazda. Thấy nhóm PV của các cơ quan báo đài TW và địa phương được phép ghi hình làm bằng chứng về hành vi chống đối này, người thanh niên trên đã lớn tiếng thóa mạ và dùng tay che máy ảnh, máy quay rồi đá thẳng vào máy quay của PV Báo Hà Nội mới. Trước hành vi trên, các chiến sĩ cảnh sát đã nhanh chóng khống chế và bắt giữ người này về hành vi “chống người thi hành công vụ”. Lúc này, người đàn ông điều khiển ô tô Mazda nhanh chóng lớn tiếng vu vạ “Công an đánh người!” để kích động mọi người xung quanh.

Tại trụ sở CA, người thanh niên khai là Trương Mạnh Hà (SN 1984) ở Mai Dịch, Cầu Giấy. Bước đầu xác minh Trương Mạnh Hà cũng là một chiến sỹ đang công tác trong lực lượng CA.

Trước những hành vi côn đồ, hung hãn, tự xưng là CSHS của các đối tượng chống đối tổ công tác 141 và nhóm PV đang thi hành công vụ ra xử lý trước pháp luật để trả lại sự tôn nghiêm của luật pháp và khẳng định cho nỗ lực của các tổ công tác 141 – CA TP. Hà Nội đang triển khai hơn một tháng qua đã và đang nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của người dân Thủ đô.
Nhóm PV ANTT

CSVN Xài sang bằng tiền ngân sách !

Thứ Hai, 19/09/2011 22:31

Phần lớn các dự án bị đình hoãn là do các tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào trụ sở, văn phòng, mua sắm thiết bị đắt tiền, không phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh chính

Mặc dù đến thời điểm này, số liệu về cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư công còn có sự khác nhau giữa các bộ, ngành liên quan nhưng những con số được nêu ra đã phản ánh việc đầu tư dàn trải, lãng phí của một số doanh nghiệp (DN), tập đoàn kinh tế Nhà nước.
Cắt giảm hơn 80.000 tỉ đồng
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch-Đầu tư (KH-ĐT), tính đến cuối tháng 8-2011, tất cả các bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương đều đã thực hiện và có báo cáo về kết quả cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư trong kế hoạch năm 2011. Cụ thể, cả nước đã thực hiện ngừng khởi công, cắt giảm, điều chuyển vốn của 2.103 dự án với tổng số vốn là 6.532 tỉ đồng, trong đó ngừng khởi công 1.206 dự án với số vốn 3.768 tỉ đồng; cắt giảm, điều chuyển vốn của 897 dự án với số vốn 2.764 tỉ đồng.
Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam phải cắt giảm 4.787 tỉ đồng đầu tư công trong năm nay.
Trong ảnh: Khai trường của Công ty Than Hòn Gai thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam. Ảnh: THẾ DŨNG
Còn về kế hoạch cắt giảm, số liệu tổng hợp của Bộ KH-ĐT cho biết đến hết tháng 5-2011, tổng số vốn đầu tư dự kiến cắt giảm, điều chuyển của cả năm là 80.550 tỉ đồng, bằng khoảng 9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong năm 2011.
Khu vực cắt giảm đầu tư nhiều nhất là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước. Chỉ riêng khu vực này đã thực hiện cắt giảm gần 40.000 tỉ đồng, bằng 10,7% kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2011 (349.848,4 tỉ đồng).
So với tổng vốn đầu tư của nhiều tập đoàn kinh tế như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), số tiền cắt giảm đầu tư là thấp nhưng con số tuyệt đối lại khá lớn. Cụ thể, EVN cắt giảm số vốn lên tới gần 12.160 tỉ đồng, PVN cắt giảm 7.251,6 tỉ đồng, TKV cắt giảm 4.787 tỉ đồng, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông cắt giảm 3.000 tỉ đồng…
Đáng lưu ý là theo Bộ KH-ĐT, phần lớn các dự án bị đình hoãn (tổng số tới 907 dự án) là do các tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào trụ sở, văn phòng, mua sắm thiết bị đắt tiền, không phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Trong số này có không ít trường hợp dự án khởi công năm 2011 nhưng chưa đủ điều kiện đầu tư như chưa rõ nguồn vốn, chưa đủ điều kiện giải phóng mặt bằng...
Trụ sở đẹp, bệnh viện xuống cấp
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh tỏ ý lo ngại khi qua việc cắt giảm đầu tư công theo Nghị quyết 11 cho thấy tiền từ ngân sách Nhà nước vẫn bị tiêu xài lãng phí.
Đối với DN, mục đích quan trọng nhất là phải tạo ra lợi nhuận từ vốn đầu tư. Bên cạnh đó, các DN Nhà nước còn có nhiệm vụ chính trị khác, tùy lĩnh vực hoạt động nhưng xây trụ sở to, văn phòng đẹp, mua sắm thiết bị đắt tiền không phải là những hoạt động vì mục đích nói trên.
Các DN Nhà nước hằng năm vẫn lập dự toán xây trụ sở, mua sắm thiết bị để nhận vốn đầu tư từ ngân sách, trong khi ở rất nhiều địa phương trong cả nước, người dân phải đu dây để vượt sông, học sinh phải bơi qua suối để đến trường vì không bố trí được vốn xây cầu, làm đường là nghịch lý cần giải quyết. Việt Nam là nước còn nghèo, phải vay nợ nước ngoài để đầu tư phát triển hạ tầng thì cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng mọi cách.
Không nên tái diễn cảnh trụ sở DN đẹp nhưng trạm xá, bệnh viện xuống cấp. “Có những công trình mang dấu ấn lớn của đất nước như cầu Bãi Cháy, cầu Cần Thơ đi vào sử dụng, cả ngàn người dân sinh sống hai bên bờ sông hân hoan dự lễ thông xe nhưng phải nhiều năm mới bố trí được vốn”- TS Lê Đăng Doanh nói.
Trong các tập đoàn, EVN là đơn vị cắt giảm đầu tư nhiều nhất. EVN cũng đứng đầu danh sách DN Nhà nước thua lỗ. Nhiều trường hợp không phải DN cắt giảm đầu tư mà là chuyển vốn từ dự án này sang dự án khác. Vấn đề này cần làm rõ, nhất là trong các DN Nhà nước  đang làm ăn thua lỗ.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh
Phương Anh

Xe khách VIP chở thịt động vật thối

Sáng 19/9, tại xã Cam Thành (Cam Lộ, Quảng Trị) tổ tuần tra CSGT tỉnh Quảng Trị đã bắt 2 vụ vận chuyển thịt động vật thối trên xe khách giường nằm cao cấp.

Tổ tuần tra thu giữ trên xe khách giường nằm cao cấp Yến Hải hơn 500 kg đuôi bò, móng trâu được đựng trong 5 thùng xốp. Xe khách này chạy tuyến Quảng Nam - Viêng Chăn (Lào), do tài xế Lâm Quang Dũng (trú Đà Nẵng) điều khiển. Trước đó chiếc xe này từng bị bắt vì vận chuyển thịt động vật thối. 

tang vat
Tang vật bị thu giữ. Ảnh: Phong Ba. 

Cũng tại xã Cam Thành, đội tuần tra bắt giữ xe khách mang biển Lào chạy tuyến Savanakhet (Lào) - Đà Nẵng do tài xế Nguyễn Quang Hưng (trú tại quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) điều khiển chở theo 3 thùng xốp chứa 150 kg móng trâu và gân chân gà.

Toàn bộ số thịt động vật của hai vụ đều không có giấy tờ hợp lệ và đều đã bốc mùi hôi thối. Cả hai tài xế đều khai nhận đang vận chuyển thuê số hàng nói trên từ thị trấn Lao Bảo đưa vào thành phố Đà Nẵng giao cho khách.

Hiện hai vụ việc trên đã được bàn giao cho Phòng Cảnh sát môi trường tỉnh Quảng Trị xử lý.
Phong Ba

"Tái ngộ Mỹ-Việt", bài báo bị kiểm duyệt

Tuấn Thảo / Đức Tâm
Bài "Tái ngộ Mỹ-Việt" của Xavier Monthéard, được đăng trên nguyệt san Le Monde Diplomatique, tháng Sáu 2011, đã bị kiểm duyệt tại Việt Nam. RFI xin giới thiệu bản dịch.

36 năm sau chiến tranh: Tái ngộ Mỹ - Việt
Bản báo cáo bí mật mang tựa đề ‘‘Quan hệ Mỹ-Việt, 1945 – 1967’’, vốn tiết lộ những lời giả dối của chính quyền Mỹ trong việc đưa quân tham chiến Việt Nam, vừa được giải mật để cho công chúng được quyền tham khảo. Về phía mình, chính quyền Hà Nội đã lật qua trang sử. Hơn thế nữa, mùa hè vừa qua, các cuộc tập trận hỗn hợp Mỹ-Việt diễn ra ngay tại nơi mà những người lính GI đầu tiên đã đổ bộ cách đây hơn 40 năm…
* *

Bán đảo Cam Ranh, ở miền trung Việt Nam (*). Trời gió lộng làm nhấp nhô cụm sóng trên biển « Hoa Nam » mà người Việt gọi là « Biển Đông ». Bị thu hẹp bởi hàng rào kẽm gai, một con đường ngoằn ngoèo dẫn đến căn cứ hải không quân mà quân đội Hoa Kỳ đã dựng lên trong thời chiến tranh Việt Nam. Các đồn lính cũ kỹ, tựa như một lớp áo, được khoác lên mảnh đất khô cằn trơ trụi. Binh lính và nhân viên hải quan thơ thẩn qua lại. Bến cảng quân sự không tiếp đón khách thăm viếng, mà họ có đến thì để làm gì ? Từ nhiều năm qua, hoạt động ở vịnh Cam Ranh diễn ra chầm chậm.

Tháng 10 năm 2010, Cam Ranh như thể bừng tĩnh sau giấc ngủ uể oải : Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố mở cảng Cam Ranh để tiếp đón tàu thuyền của tất cả các nước. Hoa Kỳ là ứng viên. Kể từ năm 2003, khoảng một chục chiến hạm Mỹ đã ghé vào các cảng của quốc gia cựu thù. Lần này, những người lính của Chú Sam, không vũ khí cũng như không hành trang, đã thực sự trở lại xứ sở của Bác Hồ - với tư các là thượng khách. Mọi chuyện diễn ra như thể những năm tháng chiến tranh, do 5 vị chủ nhân Nhà Trắng (1) liên tục tiến hành không còn nằm trong ký ức Việt Nam. 20 năm xung đột khốc liệt, ghê rợn kết thúc vào tháng Tư năm 1975 với việc chiếm được Sài Gòn, như thể bị lãng quên, người ta dường như cũng quên cả thái độ sau đó của chàng khổng lồ bị làm nhục, quyết tâm phong toả viện trợ quốc tế đối với một chú lùn đã đánh bại mình và cấm vận thương mại đã được duy trì cho đến năm 1994.

Khu trục hạm « USS John S. McCain » ghé cảng Đà Nẵng
Vào tháng 8 năm 2010, cuộc đối thoại quốc phòng Mỹ-Việt đầu tiên diễn ra tại Hà Nội. Trong cùng tháng, ở ngoài khơi Đà Nẵng – ngay tại nơi mà những người lính Mỹ đầu tiên đổ bộ vào năm 1965 – các sĩ quan cao cấp của Việt Nam ra biển tham quan tàu Mỹ USS George Washington, biểu tượng hàng đầu của hạm đội Bẩy và là một trong 11 hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ. Trong khi đó, khu trục hạm USS John S. McCain thì thả neo ở Đà Nẵng. Tại Hà Nội, tên của ông John McCain, ứng viên đảng Cộng Hoà ra tranh cử tổng thống Mỹ năm 2008, không còn làm chói tai. Nguyên là phi công oanh tạc cơ, và như vậy bị xem như là ‘‘một tội phạm chiến tranh’’, theo như lời ông nói sau nay, ông John McCain đã bị cầm tù trong vòng 5 năm rưỡi tại Việt Nam. Được trao tặng huân chương chiến công vì những nỗi thống khổ phải chịu đựng trong lúc bị bắt, ông trở thành một vị anh hùng đối với một bộ phận công luận Mỹ.

Tính chính đáng này đã giúp cho ông John McCain thuyết phục được phe bảo thủ, giúp cho tổng thống đảng Dân Chủ Bill Clinton tuyên bố bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Không thù oán, phía Việt Nam quan tâm đến giai đoạn sự nghiệp sau này của ông McCain. Và các bức ảnh chụp tổng thống Bill Clinton nhân chuyến viếng thăm Việt Nam lần đầu tiên vẫn được treo tại cửa hàng bán thức ăn nhanh tại thành phố Hồ Chí Minh…Còn giờ đây, vợ của vị tổng thống này, bà Ngoại trưởng Hillary Clinton thì hoan nghênh về chặng đường mà hai nước đã trải qua: « Thay vì là cựu thù, chúng ta đã biết coi nhau như là những đối tác, đồng nghiệp và bạn hữu. Chính quyền Obama sẵn sàng nâng quan hệ Mỹ-Việt lên một tầm mức cao hơn (2) ».
Nhìn từ phía Hà Nội, việc xích lại gần Hoa Kỳ trước hết là theo logic kinh tế. Từ khi hiệp định thương mại song phương có hiệu lực vào năm 2001, trao đổi mậu dịch giữa hai nước gia tăng đều đặn. Vào năm 2000, trao đổi thương mại ở mức 1 tỷ đô la, đến năm 2010, thì đã lên đến 18,3 tỷ đô la. Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam, bà Jocelyn Trần, nhắm tới mục tiêu 35 tỷ đô la từ đây cho đến năm 2020 (3). Cán cân thương mại nghiêng hẳn về phía Hà Nội, các xuất khẩu sang Hoa Kỳ, - chủ yếu là hàng may mặc và giầy dép – mang về cho Việt Nam 14,8 tỷ đô la năm 2010, tương đương hơn một phần năm tổng thu nhập từ bên ngoài.

Mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Washington giúp cho Việt Nam hội nhập vào hệ thống thương mại quốc tế. Vào năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Từ đó trở đi, mức bình quân thu nhập hàng năm tính theo đầu người vượt qua ngưỡng một ngàn đô la. Theo cách tính của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam được xếp vào danh sách các quốc gia có mức thu nhập trung bình.
Cái giá phải trả của sự khởi đầu phồn thịnh này là cần phải lật qua trang sử với 3 triệu người chết trong chiến tranh, các khu vực đất đai bị tàn phá, các gia đình bị tan nát. Để làm việc này, cần phải suy nghĩ kỹ và viết lại ký ức. Theo nhà sử học Wynn W. Gadkar-Wilcox, « Sau năm 1990, các nhà nghiên cứu Việt Nam bắt đầu giảm nhẹ tầm quan trọng của thời kỳ 1954-1975, trong quan hệ với Mỹ, và ưu tiên đề cập đến giai đoạn 1941-1945. Trong giai đoạn này, Hoa Kỳ đã hợp tác với Việt Minh, và nhiều thành viên của cơ quan tình báo OSS (Office of Strategic Services, tiền thân của CIA) đã có quan hệ gắn bó cá nhân với ông Hồ Chí Minh. (…) Dựa vào các tập nghiên cứu của ông Robert Hopkins, mang tựa đề Hoa Kỳ và Việt Nam, 1787-1941, chuyên gia Phạm Xanh đã nhấn mạnh đến sự quan tâm của tổng thống Mỹ Thomas Jefferson (1801-1809) đối với các vụ lúa tại miền nam Việt Nam, cũng như nhiều cuộc thám hiểm mà Mỹ đã thực hiện tại Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ XIX (4). »

Một nửa dân số Việt Nam dưới 26 tuổi. Quá khứ chiến tranh đối với họ rất xa vời và hình ảnh của Hoa Kỳ tạo trong tâm trí của họ niềm say mê. Sức quyến rũ đó không chỉ xuất phát từ đồng đô la xanh, mà còn nảy sinh từ « Giấc mơ kiểu Mỹ »: ai cũng có thể làm giàu nếu chịu khó và quyết tâm làm việc. 13 ngàn du học sinh - một kỷ lục đối với các nước Đông Nam Á - đã ghi tên vào một trường đại học ở phía bên kia bờ Thái Bình Dương.

Thỏa thuận đang thai nghén trong lĩnh vực hạt nhân dân sự
Miền nam Việt Nam, do lịch sử, rất sẵn sàng đón tiếp các đầu tư bằng đô la. Việc tập đoàn khổng lồ Intel chuyên sản xuất mạch vi xử lý đặt một nhà máy ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh (trước kia là Sài Gòn) có giá trị biểu tượng : đó là cơ sở lắp ráp và kiểm tra lớn nhất của tập đoàn này trên thế giới, với tổng đầu tư ước tính 1 tỷ đô la. Trên một blog của website thuộc doanh nghiệp này, ngay từ tháng 9 năm 2009, người ta có thể đọc thấy hàng chữ « We are back in Saigon ! » (« Chúng tôi trở lại Sài Gòn »)…

Mối diễm tình này không có nghĩa là không còn một vài tỵ hiềm, bởi vì Hoa Kỳ ngay lập tức đã tự coi mình là những người bảo vệ nhân quyền. Trong năm 2010, 80 người đã bị bắt – trong số này 14 người bị kết án – vì đã bày tỏ quan điểm trái ngược với đường lối của đảng Cộng sản. Nhiều nhà báo và viết blog nằm trong số này. Trong một cuộc họp báo được tổ chức tại Hà Nội, ngày 10/12/2010, đại sứ Mỹ Michael W. Michalak đã nhẹ nhàng tuyên bố « rất tiếc, trong ba năm nhiệm kỳ của tôi, những tiến bộ trong lĩnh vực nhân quyền còn không đồng đều ».

Ở mặt đối lập, kỷ niệm sống động về sự dính líu của các tổ chức Mỹ trong các « cuộc cách mạng mầu » tại Đông Âu, nuôi dưỡng sự nghi kỵ. Phải chăng chính quyền Mỹ sẽ không khuyến khích một kịch bản « diễn biến hòa bình », mà đối với Hà Nội, đồng nghĩa với ý đồ gạt bỏ chế độ và bản sắc văn hóa Việt Nam ?
Thế nhưng, những đụng chạm này chỉ là một sự phản ánh nhạt nhòa những thù hận trong quá khứ. Thậm chí, năm 2011 có thể sẽ chứng kiến hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Một thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự đang được hoàn tất. Bản thỏa thuận liên quan đến việc chuyển giao công nghệ và phát triển các cơ sở hạ tầng, mở cửa cho các doanh nghiệp Mỹ tiếp cận với một thị trường hứa hẹn : Việt Nam mong muốn xây dựng 13 nhà máy điện hạt nhân, với tổng công suất là 16 000 MW, trong 20 năm tới. Các điều khoản của bản thỏa thuận không cấm việc làm giàu uranium – cho phép, về mặt lý thuyết, thực hiện một chương trình hạt nhân quân sự - trong khi Hoa Kỳ thường xuyên gây sức ép buộc các nước khác từ bỏ quyền được làm giàu uranium như vậy. Nhiều nhà bình luận đã so sánh các điều khoản này, có lợi cho Việt Nam, với các điều khoản của bản thỏa thuận Ấn Độ - Hoa Kỳ về hạt nhân năm 2007 (5).

Tuy nhiên, ông Brahma Chellaney (6), giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị New Delhi cũng giảm thiểu những điểm đồng nhau này : « Do Ấn Độ không phải là thành viên hiệp ước không phổ biến hạt nhân (TNP), nước này phải chịu nhiều hạn chế đặc biệt chiếu theo luật lệ của Mỹ. Do vậy, chính phủ Mỹ cần phải có được một sự miễn trừ đặc biệt từ phía Quốc hội. Trong trường hợp của Việt Nam, nước ký kết TNP, một sự đòi hỏi như vậy không cần thiết. Vả lại, vì Ấn Độ là một quốc gia có vũ khí nguyên tử, thỏa thuận song phương cần phải được xây dựng một cách chuyên biệt. »

Như vậy, hai thỏa thuận này gần giống nhau là do mục đích của chúng chứ không phải do bản chất. Ông Chellaney thẩm định : « Hoa Kỳ sử dụng các thỏa thuận hạt nhân ký với Ấn Độ và Việt Nam như một công cụ chiến lược để xây dựng một sự hợp tác thân thiết ». Do đó, Việt Nam chắc chắn sẽ có được một thỏa thuận tốt nhất trong nhóm « các quốc gia hạt nhân trỗi dậy », đó là những nước vừa mới bắt đầu thực hiện một chương trình hạt nhân dân sự. Ngược lại với trường hợp Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, ví dụ thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất năm 2009 ghi rõ Tiểu vương quốc này từ bỏ quyền làm giàu uranium trên lãnh thổ của mình. Phải chăng « nhất bên trọng, nhất bên khinh ? » Khi còn là phát ngôn viên bộ Ngoại giao, ông Philip J.Crowley đành phải nói rằng « Hoa Kỳ đàm phán những hiệp định như vậy theo từng trường hợp, đối với từng nước, từng vùng (7) ».

« Một hoàn cảnh mong manh như vỏ trứng »
Đối với Washington, việc củng cố các quan hệ quân sự và hợp tác hạt nhân có một mục tiêu : đó là duy trì sự ưu thế của Mỹ tại Thái Bình Dương. Do vậy, trong năm 2010, Hoa Kỳ đã bán 6 tỷ đô la thiết bị quân sự cho Đài Loan ; thông báo nối lại mối quan hệ với lực lượng đặc biệt Indonesia (Kopassus), cho dù lực lượng này có dính líu đến những vụ tàn sát ở Timor, Aceh và Papua ; bảo vệ quyền tự do lưu thông ở Biển Đông và coi đây là lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ, theo lời bà Ngoại trưởng Clinton ; tiến hành các hoạt động quân sự chung với Hàn Quốc ở Hoàng Hải ; khi xẩy ra va chạm tại vùng quần đảo Điều Ngư/Senkaku mà Trung Quốc và Nhật Bản đều coi thuộc chủ quyền của mình, Hoa Kỳ đã nhắc lại rằng Nhật Bản sẽ được hậu thuẫn nếu cần thiết, theo tinh thần hiệp ước phòng thủ chung.

Đa số các biện pháp này, nếu không nói là tất cả, đều nhằm đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc : sự bật dậy của đế chế Trung Hoa tất đương nhiên dẫn đến việc Hoa Kỳ nâng cao giá trị chiến lược của các quốc gia láng giềng với Trung Quốc. Tạp chí Mỹ về Quốc phòng 2010, bốn năm ra một lần (US Quadrennial Defense Review 2010) nói đến Indonesia, Malaysia và Việt Nam như là những đối tác tiềm tàng trong lĩnh vực an ninh. Ông Kurt Campbell, trợ lý Ngọai trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương còn nói rõ hơn : « Khi nhìn vào tất cả những quốc gia bạn bè của chúng ta ở Đông Nam Á, tôi nghĩ rằng chính với Việt Nam mà chúng ta sẽ có những triển vọng tốt đẹp nhất » (8). Đối với cường quốc Hoa Kỳ, lại một lần nữa, đất nước này là một con tốt cần thiết, nhưng lần này, không phải để chống chủ nghĩa cộng sản, mà chống lại cái gọi là chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc.

Mối ám ảnh này có được sự đồng thanh. Từ nhiều thế kỷ qua, Việt Nam xoay trong quỹ đạo của đế chế Trung Hoa đồng thời tìm cách thoát ra khỏi sức hút của nó. Sự phụ thuộc về kinh tế của Việt Nam vẫn còn rất lớn – nhập khẩu từ láng giềng phương Bắc chiếm một tỷ lệ cực kỳ cao. Do vậy, ông Carlyle Thayer, giáo sư danh dự tại đại học Souh New Wales, Canberra, chuyên gia về Việt Nam, đánh giá rằng « không một nước nào có thể tự tin và có ảnh hưởng như Trung Quốc trong quan hệ với Hà Nội (9) ». Về cơ bản, ngoại giao Việt Nam tìm cách hòa thuận với càng nhiều nước càng tốt để thoát ra khỏi Bắc Kinh, nhưng đồng thời lại muốn duy trì quan hệ ưu tiên với nước láng giềng lớn – đây là mối bận tâm mà ngoại giao Việt Nam chia sẻ với nhiều nước Đông Nam Á. Cựu đại sứ Đinh Hoàng Thắng không coi nhẹ những khó khăn : « Nếu Việt Nam có thể thuyết phục được Trung Quốc rằng việc cải thiện quan hệ Mỹ-Việt sẽ không ảnh hưởng đến các quyền lợi của nựớc thứ ba, thì đó sẽ là một thành công lớn (10) ».

Công việc này cũng không phải là dễ dàng đối với Mỹ. Ông Brantly Womack, giáo sư Quan hệ Quốc tế tại đại học Virginia Hoa Kỳ (11) nhắc lại rằng « sự xa cách giữa Hoa Kỳ và châu Á và mối quan hệ song song của Mỹ vừa với Trung Quốc vừa với Việt Nam tiếp tục làm biến dạng sự hiểu biết về mối quan hệ song phương này ». Phía Trung Quốc cũng đưa ra những mệnh lệnh đôi khi mạnh mẽ : « Việt Nam phải hiểu rằng, bị kẹp giữa hai cường quốc, họ đang chơi một trò chơi nguy hiểm, với hoàn cảnh vừa bấp bênh vừa mong manh như vỏ trứng », người ta có thể đọc thấy những dòng này trên Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc (…) « Nếu Trung Quốc và Việt Nam thực sự dẫn đến đối đầu quân sự với nhau, thì không có một tàu chở sân bay nào, của bất kỳ một nước nào, có thể bảo đảm an ninh cho Việt Nam ».(12)

Một cuộc tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông liên quan đến quần đảo Hoàng Sa – Paracels và Trường Sa – Spratleys đã tích tụ vào cuối thế kỷ XX (13). Cho dù vừa qua đã củng cố hạm đội của mình, Hà Nội không thể tranh đua với hải quân Trung Quốc. Do vậy, theo phân tích của ông Richard Bitzinger, chuyên gia về các vấn đề quốc phòng tại châu Á-Thái Bình Dương, « Việt Nam muốn thấy có nhiều quốc gia hơn nữa can thiệp vào Biển Đông. Đối với Việt Nam, đây sẽ là một sự bảo vệ. Việt Nam cũng muốn nhận được sự hỗ trợ để mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng của cảng trong vịnh Cam Ranh. Tôi nghĩ rằng hải quân Mỹ sẽ tranh thủ vị trí chiến lược này, hải quân các nước khác cũng sẽ làm như vậy – đương nhiên, chỉ có hải quân Trung Quốc là sẽ vắng mặt !»

Cuộc xung đột 1979 với Bắc Kinh bị bỏ qua
Liệu một ngày nào đó, người ta sẽ thấy Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam chống lại đế chế Trung Hoa ? Quả sẽ là trớ trêu quá mức, nếu như người ta nhớ lại rằng sau khi tuyên bố độc lập ngày 2/09/1945, Trung Quốc của Mao Trạch Đông là nước đầu tiên công nhận nền dân chủ cộng hòa non trẻ này, vào tháng Giêng năm 1950, trước Liên Xô khoảng 12 ngày… Giữ cân bằng giữa hai nước bảo trợ cộng sản, mà 2 nước này sau đó lại trở thành đối thủ của nhau, là một phương trình mà Hồ Chí Minh và những người kế tục ông đã giải quyết thành công trong 25 năm. Viện trợ của Liên Xô đã biến mất khi chiến tranh lạnh kết thúc. Cuộc xung đột công khai giữa Việt Nam và Trung Quốc vào cuối những năm 1970, đã trở thành vấn đề húy kỵ nhất trong chính sách đối ngoại. Hơn 30 năm sau khi xẩy ra cuộc xung đột, vẫn không thể nào nói đến cuộc chiến tranh ngắn ngủi trong tháng Hai tháng Ba năm 1979 đã làm hàng chục ngàn người thiệt mạng. Báo chí cũng như sách giáo khoa không nói đến cuộc chiến tranh này. Về mặt chính thức, tất cả mọi việc đều tốt đẹp với Bắc Kinh.

Lịch sử đã cho thấy những nguy hiểm đối với Việt Nam khi nước này rơi vào những tính toán địa-chính trị của những siêu cường láng giềng. Ỏ Hà Nội, liệu có ai sẽ quên điều này ? Nhà ngoại giao Hoàng Anh Tuấn vừa nhắc lại rằng Việt Nam « là nước duy nhất trên thế giới đã tiến hành những cuộc đàm phán dồn dập và kéo dài với Hoa Kỳ (…) Cho dù lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau đã có những tiến triển đáng kể, nhưng không có gì bảo đảm là những hiểu nhầm chiến lược lại không xuất hiện (…) Do vậy, quan hệ song phương chỉ có thể được thiết lập một cách bền vững trên cơ sở bình đẳng nếu như mối bang giao này được xây dựng nhằm phục vụ các lợi ích quốc gia của Việt Nam cũng như của Hoa Kỳ, chứ không chỉ nhằm phục vụ các lợi ích địa – chính trị của một bên.(14) ». Hiện nay, có nhiều điềm tốt. Thế nhưng « sự hung dữ của vị trí địa lý (15) » có thể vẫn chưa thôi định hướng số phận quốc gia Việt Nam.

* *
Chú thích

(*) Trong bài, tác giả viết là Cam Ranh ở miền nam Việt Nam
(1) Dwight Eisenhower (giữa 1954 và 1961), John F. Kennedy (1961-1963), Lyndon B. Johnson (1963-1969), Richard Nixon (1969-1974) et Gerald Ford (giữa 08/1974 và 04/1975).
(2) Diễn văn đọc tại Hà Nội, ngày 21/07/2010 bên lề cuộc gặp lần thứ 43 cấp Ngoại trưởng Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN.
(3) Báo Tuổi Trẻ, Hà Nội, 20/12/2010.
(4) Wynn W. Gadkar-Wilcox, « Mối quan hệ không rõ ràng : Những ấn tượng về Hoa Kỳ trong giảng dậy lịch sử tại Việt Nam 1989 – 2009 - An ambiguous relationship : Impressions of the United States in Vietnamese historical scholarship, 1986-2009 », World History Connected, tập 7, n° 3, Washington, DC, 10/2010.
(5) Đọc Siddharth Varadarajan, « Ấn Độ khao khát được thừa nhận », Le Monde diplomatique, 11/ 2008.
(6) Tác giả của cuốn « Sức mạnh châu Á: Sự vươn lên của Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản », HarperCollins, New York, 2006. Ngoại trừ có chỉ dẫn ngược lại, tất cả những trích dẫn của các nhà phân tích đều xuất phát từ các cuộc trao đổi.
(7) Được trích dẫn trong bài của Daniel Ten Kate và Nicole Gaouette, « Hoa Kỳ, Việt Nam tiến hành các cuộc đàm phán về công nghệ hạt nhân như là những đối tác tranh giành hợp đồng », Bloomberg, 06/08/2010.
(8) Agence France-Presse, 07/2010.
(9) Carlyle Thayer, « Quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ », hội thảo được tổ chức tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 10/12/2010.
(10) Phỏng vấn dành cho VietNamNet (ấn bản điện tử), 17/02/2010.
(11) Brantly Womack, « Hoa Kỳ và mối quan hệ Trung-Việt », The Asia-Pacific Journal: Japan Focus (ấn bản điện tử), 2008.
(12) Lý Hồng Mai, “Khuyên Việt Nam không nên đùa với lửa », Nhân dân nhật báo, Bắc Kinh, 17/08/2010.
(13) Trung Quốc dùng quân đội chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ tháng Giêng 1974 nhưng Việt Nam và Đài Loan vẫn đòi hỏi chủ quyền của mình ở đây. Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Philippines và Đài Loan chiếm đóng các đảo khác nhau trong quần đảo Trường Sa (Brunei có đòi hỏi chủ quyền nhưng không đưa quân đội đến đây). Phân tích về các vấn đề chính trị và tìm kiếm giải pháp, xem Stein Tønnesson, trong « Những thay đổi sắp tới của Trung Quốc tại biển Hoa Nam », Harvard Asia Quarterly, Cambridge (Massachusetts), 12/2010
(14) Hoàng Anh Tuấn, « Sự nhích lại gần nhau giữa Việt Nam và Hoa Kỳ : Một câu trả lời », Contemporary Southeast Asia, tập. 32, n° 3, Singapour, 2010.
(15) Carlyle Thayer, « Sự hung dữ của vị trí địa lý : Những chiến lược của Việt Nam nhằm kiềm chế Trung Quốc tại biển Hoa Nam», International Studies Association, Montréal, 03/2011.

Thế liên hoàn Mỹ - Úc - Ấn - Nhật chống Trung Quốc

Tàu Hải tuần 31 của Trung Quốc thường được sử dụng để chứng tỏ chủ quyền trên biển. Ảnh chụp hồi tháng 3/2011.
Tàu Hải tuần 31 của Trung Quốc thường được sử dụng để chứng tỏ chủ quyền trên biển. Ảnh chụp hồi tháng 3/2011.
REUTERS

Trọng Nghĩa
Vào cuối năm nay, Hoa Kỳ và Úc sẽ tăng cường đáng kể quan hệ quân sự; Ấn Độ và Mỹ cũng rốt ráo thúc đẩy một cơ chế đối thoại an ninh tay ba bao gồm cả Nhật Bản; tân lãnh đạo chính quyền Tokyo cũng sẽ công du New Delhi để thắt chặt thêm quan hệ Nhật Ấn.Một thế liên hoàn đang dần hình thành để đối phó với tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc.

Theo các nhà quan sát, chính các hành động gần đây của Trung Quốc là nguyên nhân thúc đẩy 4 cường quốc châu Á Thái Bình Dương nói trên xích lại gần nhau hơn, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng.
Cụ thể nhất là xu hướng củng cố thêm liên minh quân sự Mỹ - Úc. Vào hôm nay, cả ngoại trưởng lẫn bộ trưởng quốc phòng hai nước gặp nhau tại San Francisco để đúc kết nhiều thỏa thuận quan trọng về phương diện quốc phòng, từng được đánh giá là một bước tiến lớn nhất trong quan hệ quân sự Mỹ Úc từ 30 năm nay.

Các thỏa thuận này sẽ mở đường cho quân đội Mỹ quyền tự do tiếp cận các căn cứ tại Úc, cung cấp cho Hoa Kỳ với một chỗ đứng vững chãi nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào năm ngoái đã cam kết là sẽ chuyển thêm lực lượng qua khu vực Đông Nam Á, trong đó có cả việc cùng với Úc chia sẻ quyền sử dụng các hải cảng và căn cứ. Một quan chức quốc phòng cấp cao xin giấu tên đã tiết lộ với hãng tin AFP rằng quân đội Mỹ có thể bố trí sẵn thiết bị của mình trên đất Úc, sử dụng dễ dàng hơn các cơ sở và hải cảng của Úc.

Trả lời báo Anh Financial Times, ông Patrick Cronin, chuyên gia quân sự đặc trách vùng Đông Á tại trung tâm nghiên cứu Center for a New American Security của Mỹ cho rằng : “Úc đóng một vai trò bản lề trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương,". Đối với ông, việc Mỹ tăng cường quan hệ quân sự với Úc “Sẽ vượt quá khuôn khổ đào tạo và quyền trú quân đơn thuần, mà sẽ giúp cho toàn thể khu vực được yên tâm hơn”.
Theo các nhà phân tích, Trung Quốc ngày càng lộ rõ tham vọng độc chiếm Biển Đông và một số nơi khác, tăng cường tiềm lực hải quân, đồng thời không ngần ngại có động thái đe dọa, chèn ép hầu hết các nước gọi là có tranh chấp với họ, từ Việt Nam, Philippines cho đến Nhật Bản và mới đây là Ấn Độ. Sự kiện đó là nhân tố gây quan ngại không chỉ cho những nước bị Trung Quốc lấn lướt, mà cho cả Hoa Kỳ, cường quốc cho đến nay, vẫn đóng vai trò bảo đảm ổn định cho khu vực Thái Bình Dương.

Chính đó là chất xúc tác thúc đẩy Hoa Kỳ tăng cường quan hệ quân sự với Úc đồng minh thân thiết lâu đời của mình trong vùng. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng thắt chặt quan hệ với Nhật Bản và nhất là với một đồng minh mới hơn là Ấn Độ.

Hôm thứ Hai 12/09 vừa qua, tại Washington, đã mở ra cuộc đối thoại chiến lược Mỹ Ấn lần thứ tư về khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Hai bên đã thảo luận một loạt các vấn đề khu vực và toàn cầu như chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á sắp tới tại Indonesia mà cả Ấn Độ lẫn Hoa Kỳ đều là thành viên. Đặc biệt là hai cường quốc này còn bàn thảo về cuộc họp đầu tiên của cơ chế đối thoại tay ba Mỹ-Nhật-Ấn, sẽ được mở ra từ nay đến cuối năm tại Nhật Bản.

Về phần mình, Nhật Bản trong thời gian gần đây, cũng không che giấu ý định tăng cường quan hệ với Ấn Độ để giảm bớt ảnh hưởng của Bắc Kinh. Theo một số nguồn tin từ chính quyền Tokyo vào hôm qua, thì tân thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda có thể sẽ đi thăm Ấn Độ ngay vào tháng 11 tới đây để tìm lực làm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong vùng.

Phải nói rằng mới đây, Trung Quốc đã làm tăng thêm mối quan ngại tại Nhật Bản khi để cho báo chí chính thức của mình tuyên bố là vùng biển Hoa Đông, cũng thuộc phạm vi lợi ích cốt lõi của Bắc Kinh. Tại vùng biển này, Trung Quốc đang tranh giành chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản quản lý, và thường xuyên cho tàu vào khiêu khích lực lượng tuần duyên Nhật.

Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, tại New Delhi, ông Noda sẽ thảo luận với đồng nhiệm Manmohan Singh về ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc. Theo các nhà quan sát, một khi quan hệ Nhật Bản - Ấn Độ được thắt chặt, sự kiện đó sẽ củng cố thêm thế liên hoàn giữa 4 cường quốc Mỹ, Ấn, Nhật, Úc mà mắt xích yếu nhất cho đến nay là liên hệ New Delhi-Tokyo.

Huyền Thoại "Giả Tạo" của Đường Hồ Chí Minh trên Biển (1)



Hành Khất (danlambao) "Cuộc thi tìm hiểu 'Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển" được đăng trên trang mạng thanhnien.com.vn, bắt đẩu nhận bài từ ngày 15/09/2011 đến 30/09/2011 với giải thưởng từ 10 triệu--1 triệu cho bài viết của tập thể hay cá nhân. Kèm theo, bên dưới trang là những tài liệu được "chỉ đạo" để tham khảo trên mạng baodatviet.vn, baomoi.com, và vnca.cand.com và một trang "Đề Cương Tuyên Truyền Kỷ Niệm 50 Năm Ngày Mở Đường Hồ Chí Minh Trên Biển". Có lẽ, cũng vì hai chữ "huyền thoại" nầy, nên có những sự kiện dường như trái ngược, hay thêm bớt, theo chỉ đạo lèo lách một cách rất sáng tạo trong sáng tác qua cảm hứng được phóng bút của người viết.

A. Sơ lượt về "đường Hồ Chí Minh trên biển" 
        
Theo "Đề Cương Tuyên Truyền Kỷ Niệm 50 Năm Ngày Mở Đường Hồ Chí Minh", trong khoảng giữa năm 1959 sau hiệp định Genève, với nhu cầu mở rộng chiến trường miền Nam để bành trướng chủ nghĩa cộng sản với sự trợ giúp của Liên Xô và Trung cộng trên vùng Đông Dương, đảng cộng sản Việt Nam thành lập"Đoàn công tác quân sự đặc biệt" - tiền thân của Đoàn 759 - với mục đích dùng đường biển để chuyên chở vũ khí được viện trợ bởi hai nước đàn anh vào miền Nam để hỗ trợ cho hai lực lượng : Bình Xuyên, các đảng phái quốc gia (Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng) và các giáo phái (Cao Đài, Hoà Hảo), và những người kháng chiến cũ là Việt Minh đóng ở miền Nam.
Theo ước tính của Mỹ, đa số cán bộ, đảng viên các ngành vẫn được bố trí ở lại lên đến 100.000 người (wikipedia, "Chiến Tranh Việt Nam", bảng tiếng Việt). Và từ đó nối tiếp những chuyến tàu gọi là "tàu không số" qua "đường Hồ Chí Minh trên biển" song song với "con đường mòn Hồ Chí Minh" bắt đầu khoảng đầu năm 1960. 
Bãi tiếp nhận đầu tiên là bến Vàm Lũng (Cà Mau), sau đó hàng loạt bến ven biển được thành lập trên khắp 4 vùng chiến thuật của miền Nam: bến Rạch Kiến Vàng (Cà Mau), bến Lộc An (Bà Rịa- Vũng Tàu), bến Hòn Hèo (Khánh Hoà), bến Vũng Rô (Phú Yên), bến Lộ Diêu (Bình Định), bến Đạm Thuỷ, Ba Làng An (Quảng Ngãi), bến Bình Đào (Quảng Nam), và ở các tỉnh Minh Hải, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre. Sau đợt tổng công kích Tết Mậu Thân, 1968, hoạt động của những con tàu số không bị thu lại trong vùng Sông Gianh - Quảng Bình và hàng tấn vũ khí, hàng hoá được chuyển tiếp bằng đường bộ. Tính đến trận chiến mùa hè đỏ lửa năm 1972, có khoảng hơn 33.000 tấn hàng được vận chuyển (khoảng trọng lượng của 825 xe tăng T54 hay 1.0000 xe hàng loại kéo).
Trong những "con tàu không số" tiêu biểu thường được nói đến là : 165, 56, 54, và 235, được Bộ Tư lệnh Hải quân quyết định sử dụng để vận chuyển vũ khí tiếp sức cho mặt trận nằm vùng ở miền Nam để phân tán sự phản công trên nhiều mặt chiến trường truy nã của quân đội Việt Nam Cộng Hoà , sau thất bại trong trận đại chiến của cuộc tổng khởi nghĩa vào dịp Tết Mậu Thân (1968), nhằm bảo tồn lực lượng bộ đội chính uy còn lại đang rút lui về vùng Hạ Lào. Con tàu 235 được xem như "bản anh hùng ca bất tử", do Trung úy Nguyễn Phan Vinh điều khiển, cùng 19 cán bộ xuôi Nam trên vùng biển quốc tế và bãi chuyển hàng theo ước định là Hòn Hèo (Khánh Hoà), cách Nha Trang khoảng hơn mười hải lý. Đó là vùng kiểm soát của lực lượng tuần giang của Hải quân Hoa Kỳ, Nước Nâu (The Brown Water Navy) trong giai đoạn 1965--1970, với nhiệm vụ bảo vệ vùng ven biển từ cửa Việt (Quảng Trị, nơi gần vĩ tuyến 17) đến Nam Căn (tận cùng đất miền Nam) vòng qua đào Hà Tiên
B. Những sự kiện dị biệt qua 3 tài liệu tiêu biểu
Tuy nhiên, có những sự kiện khác biệt về câu chuyện con tàu 235, được xét từ 3 tài liệu tiêu biểu:

1. (Tài liệu được chỉ đạo) trên vnca.cand.com.vn, "Nguyễn Phan Vinh và tàu 235 - Bàn hùng ca bất tử", ra ngày 26/10/2006, của Bùi Thị Hương (Bào tàng Quân chủng Hải quân) là loạt bài viết "Chuyện người trong cuộc - Chân dung các thuyền trưởng tàu không số. Kỳ 4 : Nguyễn Phan Vinh, bản hùng ca bất tử" ra ngày 10/09/2011, của Trịnh Dũng--Thu Hương, trên mạng qdnd.vn.
2. Qua bài viết "Chuyện người trong cuộc -  Những trang đời huyền thoại. Kỳ 4 : Nhớ mãi tên anh", ra ngày 9/09/2011, của Phan Tiến Dũng, cũng trên qdnd.vn.
3. Qua lời bài viết kể lại của cựu chiến binh đoàn tàu không số "Tàu 235 và trận chiến sinh tử", ra ngày 8/09/2011, của Lê Duy Mai, trên qdnd.vn.
Sau đây là những sự kiện dựa trên "Kỳ 4 : Nguyễn Phan vinh (NPV), bản hùng ca cất tử" được chọn lọc để có thể so sánh sự dị biệt, đôi khi cả mâu thuẩn, và sai sự thật trong cả 2 bài viết còn lại : 
Sự kiện (1) : thời điểm chuyển hướng
"Kỳ 4 : Nguyễn Phan Vinh, bản hùng ca bất tử" :
"Tối 29/2, tàu đến ngang vùng biển Nha Trang và chuyển hướng vào bờ. Phát hiện ra tàu ta, địch lập tức huy động 3 tàu chiến: Ngọc Hồi, HQ12, HQ 617 và 4 tàu khác của duyên đoàn 25 đến vùng biển Nha Trang với ý định bắt sống...
"Kỳ 4 : Nhớ mãi tên anh" :
"… ngày 29-2-1968, tàu 235 đến ngang vùng biển Nha Trang, thì phát hiện máy bay trinh sát địch lượn vòng quanh tàu rồi mất hút. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh nhận định tàu ta đã bị lộ nên cho anh em ngụy trang cẩn thận, chờ đêm tối chuyển hướng vào bờ, cả tàu chuẩn bị thả hàng sẵn sàng chiến đấu "
"Tàu 235 và trận chiến sinh tử" :
"Trong suốt hành trình ngoài hải phận quốc tế, tàu địch và máy bay địch luôn thay phiên bám đuổi. Biết địch bám chặt, Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh cho tàu chuyển hướng đánh lừa địch, khi thấy tàu và máy bay địch không “bám đuôi” nữachúng tôi mới chuyển hướng hành trình vào bến.
Trong "NPV, bản hùng ca bất tử" cho rằng khi tàu đến vùng biển Nha Trang, và chuyển hướng vào bờ, sau đó tàu địch mới phát hiện ra.
Nhưng trong "Nhớ mãi tên anh" lại viết, khi tàu đến vùng biển Nha Trang, thì phát hiện máy bay trinh sát địch, nên chờ đêm tối mới chuyển hướng vào bờ. Tương tự như trong "Tàu 235 và trận chiến sinh tử", Lê Duy Mai kể rằng khi máy bay và tàu địch không theo bám nữa, họ mới chuyển hướng. Điều nầy xét ra hợp lý hơn, qua sự kiểm soát vùng biển quốc tế trong phạm vi mở rộng ngang qua của một nước, lực lượng hải quân của họ có quyền theo dõi khi phát hiện những con tàu đáng nghi ngại cho sự an ninh vùng bờ biển thuộc chủ quyền. Một khi bất kỳ con tàu lạ nào xâm nhập lãnh hải mà không thông báo xin phép trước, lực lượng hải quân sẽ theo đuổi chận xét.
Quân đội Hoa Kỳ đã tham chiến trong khoảng thời gian 1965. Riêng lực lượng hải quân Hoa Kỳ, kết hợp với hải quân Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) đã bao phủ một hệ thống kiểm soát chặc chẽ với những đoàn tàu đủ loại được trang bị hỏa lực đủ mạnh, máy bay trinh thám và những mạng lưới radars, thì không thể không phát hiện được con tàu đi ngang qua trong hải phận quốc tế. Đó là chưa nói đến, những hình ảnh, bản vẽ trong danh sách tư liệu về những "con tàu không số" (dù số tàu có thể thay đổi, nhưng hình dáng được nhận diện khó đổi thay dù được ngụy trang bằng những tấm lưới cá, chày câu) qua chiến dịch Thời Thị Trường (Market Time)_ là một trong 3 chiến dịch nhằm đối phó với những cuộc chuyên chở vũ khí, xâm phậm vào miền Nam Việt Nam qua đường mòn Hồ Chí Minh, đường biển, và đường bộ từ biên giới Lào.

Sự kiện (2) : thời điểm bị địch phát hiện,  vượt thoát và thả hàng

"Kỳ 4 : Nguyễn Phan Vinh, bản hùng ca bất tử" :
"Tối 29/2, tàu đến ngang vùng biển Nha Trang và chuyển hướng vào bờ. Phát hiện ra tàu ta, địch lập tức huy động 3 tàu chiến: Ngọc Hồi, HQ12, HQ 617 và 4 tàu khác của duyên đoàn 25 đến vùng biển Nha Trang với ý định bắt sống...
Biết đã bị lộ, Thuyền trưởng Phan Vinh khôn khéo điểu khiển tàu 235 luồn lách qua đội hình tàu địch và đến được bến Ninh Phước lúc 0 giờ 30 phút ngày 1/3. Anh quyết định thực hiện phương án hai, cho thả hàng xuống nước để quân dân ở bến mò vớt sau"
"Kỳ 4 : Nhớ mãi tên anh" :
"Kim đồng hồ chỉ đúng 23 giờ. Màn đêm đen đặc, tàu 235 đè sóng lướt tới. Khi cách Hòn Hèo khoảng chừng 6 hải lý thì bất ngờ gặp 3 tàu chiến của địch là Ngọc Hồi, HQ12, HQ617 và 4 chiếc khác dàn hàng ngang, triển khai đội hình phục kích thành thế bao vây hòng bắt sống tàu ta. Trước tình hình đó, thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh đã mưu trí chỉ huy các thủy thủ thả khói mù, khôn khéo điều khiển tàu luồn lách qua đội hình tàu địch đến đúng vị trí bến quy định thuộc xã Ninh Phước, huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa)"
"Tàu 235 và trận chiến sinh tử" :
"Ngày 1-3-1968, tàu chúng tôi vào đúng bến Hòn Hèo, phát tín hiệu nhiều lần nhưng trên bờ không có tín hiệu đáp lại. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh quyết định neo tàu và thực hiện phương án thả hàng. Hàng vừa thả xong thì chúng tôi cũng phát hiện tàu địch đã bao vây tứ phía"
Theo "NPV, bản hùng ca bất tử", thời điểm bị địch phát hiện là lúc chuyển hướng thẳng vào bờ từ vùng hải phận quốc tế; sau đó tàu 235 "luồn lách qua đội hình địch" để đến bến hẹn Ninh Phước.
Nhưng theo "Nhớ mãi tên anh" , tàu 235 "bất ngờ" gặp những tàu chiến địch, và thêm chi tiết "thả khói mù", sau đó cũng do sự khôn khéo điều khiển tàu "luồn lách" qua đội hình tàu địch, đến bến hẹn Ninh Phước .
Và theo "Tàu 235 và trận chiến sinh tử", tàu 235 vào đúng bến Hòn Hèo, nhưng không nhận được tín hiệu đáp lại, nên tàu thả hàng xuống nước khi vừa xong thi phát hiện tàu địch bao vây.
Sự kiện khi bị tàu địch phát hiện trong 3 bài viết hoàn toàn khác nhau, dù trong hai bài có vài phần dường như sao chép nhau, nhưng trong bài thứ 2 được thêm vào chi tiết "thả khói mù" để vượt thoát tàu địch đang bao vây. Theo tài liệu wikipedia, con tàu sắt- được chế tạo bên trung cộng, không phải từ hãng xưởng Hải Phòng hay bất kỳ vùng nào ở miền Bắc (sẽ nói và dẫn chứng thêm sau) - chỉ có thể đạt tốc độ tối đa khoảng 12 hải lý/ giờ (trong khi tuần dương đỉnh của Hoa Kỳ và tàu tuần cao tốc có thể đạt từ 17-- 28 hải lý /giờ) thì làm sao có thể vượt thoát bằng cách "luồn lách" trước đội hình mạnh mẽ của hải quân địch. Cho dù có "thả khói mù", nhưng trên vùng biển mênh mông như vậy khói mù khó có thể nào bao phủ một khoảng rộng bao quanh để che chắn, và sẽ bị loãng rất nhanh theo sức gió, cộng thêm lực chuyển động của con tàu; ngoài ra, chưa nói đến hệ thống radar trên tàu địch không bao giờ có thể bị mù vì khói.      
Sự kiện (3) : đối địch
"Kỳ 4 : Nguyễn Phan Vinh, bản hùng ca bất tử" :
"Các thủy thủ Thật, Phong liên tiếp dùng DKZ và 14 ly 5 bắn về phía tàu địch, một chiếc bốc cháy khiến chúng không dám vào gần"
 "Kỳ 4 : Nhớ mãi tên anh" :
 "Phía bên ngoài các tàu địch di chuyển khép chặt vòng vây. Trên không chúng huy động máy bay lên thẳng vũ trang yểm trợ. Cuộc chiến không cân sức diễn ra quyết liệt"
 "Tàu 235 và trận chiến sinh tử" :
"Chúng tôi dùng ĐKZ và súng máy 14,5mm bắn chìm và làm bị thương một số tàu địch"
Giữa một con tàu sắt vận chuyển hàng được ngụy trang thành tàu đánh cá và 8 tàu chiến tàu địch bao vây, thêm vào là máy bay trên không, quả là một cuộc chiến không cân sức như trong "Nhớ mãi tên anh" đã thừa nhận điều đó.
Theo wikipedia, "Action of 1 March 1968" có đoạn :

"Surveillance was continued by Market Time vessels until she crossed the 12 mile limit 28 miles northeast of Nha Trang.[1] Ignoring warning to heave to for boarding, the trawler continued on towards the beach. A South Vietnamese Navy patrol boat opened fire on the trawler and it quickly changed course and returned fire. Assisted by a U.S. Air Force AC-47 gunshipswift boats PCF-42, PCF-43, PCF-46, PCF-47, PCF-48 and two SVN junks sortied to help the patrol craft chase the trawler to a cove where it ran aground in the Hon Heo Secret Zone[4]



Tạm dịch : "Sự giám sát được tiếp tục bằng nhữncon tàu trong chiến dịch Thời Thị Trường cho đến khi con tàu(235) vượt qua 12 dặm giới hạn (hướng)28 dặm về phía đông bắc của Nha Trang. Bỏ qua sự cảnh cáo dừng lại đề lên tàu (kiểm soát), con tàu đánh cá vẫn tiếp tục hướng tới bãi biển. Tàu tuần duyên hạm của Hải quân miền Nam Việt Nam khai hoả và tàu đánh cá nhanh chóng đổi hướng và bắn trả lại. Được hỗ trợ bởi máy bay tuần thám có trang bị vũ khí AC-47 của Không quân Hoa Kỳ, những(5) Duyên tốc đĩnh PCF-42, PCF-43, PCF-46, PCF-47, PCF-48 và hai chiếc ghe hải thyền gổ (có gắn súng) của miền Nam Việt Nam chưa một lần xung trận để giúp con tàu tuần tra đuổi theo các tàu đánh cá vào vịnh nhỏ để bị mắc cạn trong Khu Hòn Hèo bí mật"




Theo tài liệu "NPV, bản hùng ca bất tử", có 3 con tàu HQ.12, Ngọc Hồi, và HQ.617 của Hải quân VNCH tham chiến, và 4 con tàu khác dàn hàng ngang. Nhưng theo "Sử Liệu" của Hải quân trên mạng hqvch.net cho biết rằng HQ.12-Ngọc Hồi là một tuần dương hạm. Và theo wikipedia, được trích đoạn ở trên, không nói rõ tên con tàu tham dự, ngoại trừ những duyên tốc đĩnh và một máy bay trinh thám được vũ trang_ không phải là "máy bay lên thẳng" như được nói đến trong "Nhớ mãi tên anh". Vì vậy có thể đoán rằng, chỉ một HQ.12 hoặc HQ.617 có mặt lúc đó. Dù vậy, lực lượng tham chiến cũng không nhỏ đối với một con tàu sắt đánh cá; do đó khó có thể nghĩ rằng sự phản công của con tàu sắt tạo nên hiệu quả như trong "NPV, bản hùng ca bất tử" viết : " một chiếc bốc cháy khiến chúng không dám vào gần" hay như trong "Tàu 235 và trận chiến sinh tử" thêm  : " bắn chìm và làm bị thương một số tàu địch" (sẽ được trích dẩn để chứng minh trong phần kế tiếp).  




*


Ps. Xin xem tiếp phần 2