THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

11 June 2011

Mỹ kêu gọi hoà bình cho Biển Đông


Washington hôm qua cho biết họ lo ngại vì những căng thẳng do bất đồng xung quanh biên giới trên Biển Đông và kêu gọi một giải pháp hoà bình cho cuộc khủng hoảng tại đây.
Quân đội Mỹ không dễ buông Biển Đông

Tàu sân bay USS của Mỹ (phải) cùng tàu hộ tống thăm cảng Manila của Philippines tháng trước. Ảnh: AP.
Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ (phải) cùng tàu hộ tống thăm cảng Manila, Philippines tháng trước. Ảnh: AP.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho biết Mỹ "đang lo ngại vì các thông tin về tình hình" trên Biển Đông.

"Chúng tôi ủng hộ một tiến trình ngoại giao chung và kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền, cả trên đất liền và trên biển, phải tuân theo luật pháp quốc tế", Toner nói

Ông Toner còn nhấn mạnh rằng Mỹ và cộng đồng quốc tế nói chung chia sẻ lợi ích trong việc duy trì an ninh hàng hải trong khu vực Biển Đông, ủng hộ tự do đi lại, phát triển kinh tế và tuân thủ luật pháp quốc tế. "Chúng tôi không ủng hộ bất cứ điều gì làm gia tăng căng thẳng và chúng tôi không nghĩ điều đó là có ích", AFP dẫn lời phát ngôn viên Mỹ nói thêm.

Washington cũng nêu rõ những điều cần cho Biển Đông hiện nay là một tiến trình ngoại giao chung, một tiến trình hoà bình để giải quyết hàng loạt bất đồng về chủ quyền biển và hải đảo. Mỹ cũng cho rằng việc phô trương lực lượng hay những hành động tương tự sẽ chỉ làm tình hình căng thẳng tăng lên.

Trước đó tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cảnh báo xung đột có thể xảy ra tại Biển Đông nếu các nước cùng tuyên bố chủ quyền không lập ra được một cơ chế để dàn xếp bất đồng một cách hoà bình. Cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh Foreign Policy nhận định Washington đang chuyển trọng tâm chiến lược sang Đông Nam Á vì tầm quan trọng ngày càng lớn về quân sự, ngoại giao lẫn thương mại của khu vực này.

Đô đốc Robert Willard, tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ thì tuyên bố tại Malaysia hồi đầu tháng này: "Mỹ không đứng về bên nào trong một cuộc tranh chấp. Đây là một cam kết chắc chắn để cho thấy rằng các bên liên quan tới tranh chấp cần phải cùng nhau giải quyết vấn đề một cách hòa bình và thông qua đối thoại, chứ không phải bằng những va chạm trên biển hoặc trên không".

Nước đang giữ quyền chủ tịch ASEAN là Indonesia cũng kêu gọi các bên tại Biển Đông "hạ nhiệt", hành xử bình tĩnh và nhanh chóng đưa ra bộ quy tắc ứng xử có tình ràng buộc để làm cơ sở giải quyết các bất đồng. "Tình trạng gia tăng các sự cố trên ở Biển Đông cho thấy tầm quan trọng của việc Trung Quốc và ASEAN ngay lập tức đưa ra quy định về việc thực thi Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC)", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Indonesia Michael Tene nói.

Bắc Kinh đang muốn dọn đường

Trong khi đó, một mặt Trung Quốc liên tục khẳng định họ cam kết duy trì hoà bình ở Biển Đông, nhưng mặt khác lại tìm mọi cách gây hấn với các nước láng giềng trong khu vực bằng những vụ xâm phạm chủ quyền và phá hoại. Trong nửa tháng qua, các tàu của Trung Quốc liên tiếp gây rối khắp vùng Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng đột ngột với cả Việt Nam và Philippines.

Điển hình là hai vụ Trung Quốc cho tàu hải giám, ngư chính và dùng cả tàu đánh cá dân sự để thâm nhập sâu vào vùng chủ quyền biển 200 hải lý của Việt Nam để tấn công phá hoại hai tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam là Bình Minh 02 ngày 26/5 và Viking II ngày 9/6. Bắc Kinh cũng áp dụng chiêu phá rối tương tự đối với một nước ASEAN khác là Philippines, khiến nước này đưa vấn đề lên Liên Hợp Quốc.

Ngay sau mỗi vụ gây rối và phá hoại, Bắc Kinh lại lên tiếng tố ngược lại Việt Nam và Philippines đã hoạt động trong vùng biển chủ quyền của họ, nhằm đánh lừa dư luận bên ngoài hiểu nhầm về một khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp trên biển. Giới phân tích nhận định tất cả các hành động xâm phạm chủ quyền rõ ràng của phía Trung Quốc đã được tính toán kỹ lưỡng, nhằm dọn đường cho Bắc Kinh nhảy vào khai thác dầu khí tại Biển Đông.

Biển Đông là một khu vực rộng hơn 2 triệu km vuông, được cho là có trữ lượng tài nguyên dồi dào, trong đó dầu mỏ ước tính có đến 17,7 tỷ tấn, đứng thứ tư về trữ lượng trên thế giới. Trung Quốc luôn thể hiện rằng họ đồng ý khai thác dầu chung với các nước có tranh chấp, nhưng quan điểm này được giới quan sát bình luận là cách để Trung Quốc lợi dụng khai thác ở nơi thuộc chủ quyền của nước khác.

Đình Nguyễn

Tàu cá Trung Quốc xông thẳng vào tàu Viking 2


11/06/2011 09:49:44

Đó là phát biểu của ông Nguyễn Hùng Dũng, tổng giám đốc Tổng công ty CP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí, về vụ tàu Viking II bị tàu cá Trung Quốc cố tình cắt cáp. Trong khi đó phía Trung Quốc lại ngang ngược đổ thừa tàu cá của họ bị phía Việt Nam rượt đuổi.

TIN LIÊN QUAN

Chiều 10/6, tại TP Vũng Tàu, Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hùng Dũng - tổng giám đốc PTSC - xung quanh sự việc hai tàu khảo sát địa chấn của đơn vị này bị tàu hải giám, tàu cá Trung Quốc cố tình phá hoại, cắt cáp. Ông Dũng cho biết:

- PTSC được Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ khảo sát địa chấn để tiến hành thăm dò tài nguyên dầu khí, tài nguyên biển trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam. Đây là dịch vụ truyền thống của PTSC. Nếu công tác khảo sát được tiến hành kỹ, thu thập được nhiều dữ liệu đầu vào sẽ tiết kiệm được chi phí cho công tác khoan thăm dò và đánh giá đúng tiềm năng vùng biển chủ quyền của nước ta.

Thưa ông, tinh thần làm việc của các nhân viên tại các tàu khảo sát địa chấn trên vùng biển nước ta hiện tại như thế nào?

Tôi khẳng định ngay tinh thần làm việc của anh em trên tàu cũng như của tổng công ty đang thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển chủ quyền là hoàn toàn vững vàng và bình thường. Bởi anh em làm việc đều có kiến thức về biển, đều biết rõ chủ quyền, quyền tài phán của nước ta đến đâu.

Những địa điểm mà PTSC đã và sẽ khảo sát đều nằm trong phần biển chủ quyền của nước ta theo luật pháp quốc tế. Tôi khẳng định lại, những việc PTSC làm là công việc sản xuất kinh doanh, dịch vụ bình thường, trong vùng chủ quyền của Việt Nam được pháp luật quốc tế công nhận.

Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng với việc làm đúng đắn của mình, chúng tôi đã và sẽ được Chính phủ, Nhà nước, các cơ quan chức năng bảo vệ và dư luận quốc tế ủng hộ.

Ông Nguyễn Hùng Dũng (thứ tư từ trái sang) tặng giấy khen cho thủy thủ tàu Bình Minh 02 tại Nha Trang - Ảnh: Tuổi trẻ

 

Ông đánh giá thế nào về việc tàu khảo sát địa chấn của PTSC liên tục bị tàu Trung Quốc tấn công gần đây?

Bên cạnh việc động viên tinh thần, lãnh đạo PVN và PTSC cũng chỉ đạo anh em phải hết sức bình tĩnh, không được manh động trước bất kỳ hành động khiêu khích nào của đối phương. Việc tàu đánh cá số hiệu 62226 của Trung Quốc xâm phạm vào sâu trong lãnh hải của Việt Nam, xông thẳng vào vị trí tàu Viking 2 đang hoạt động khảo sát là việc làm có chủ đích.

Khi phát hiện tàu 62226 quấy phá tàu Viking 2, các tàu bảo vệ của chúng tôi đã có cảnh báo bằng pháo hiệu, gọi loa... nhưng họ vẫn bất chấp. Điều này cho thấy đây không phải là tàu đánh cá bình thường của ngư dân Trung Quốc.

Phía Trung Quốc nói rằng do tàu của Việt Nam đuổi tàu cá Trung Quốc nên họ bỏ chạy và làm cáp vướng vào chân vịt. Ông có ý kiến gì về phát ngôn này của Trung Quốc?

Chúng tôi hoàn toàn phản đối phát ngôn đó. Bởi chúng tôi là đơn vị sản xuất trực tiếp ngoài biển, là người chứng kiến diễn biến sự việc. Cụ thể, tàu khảo sát Viking 2 đang chạy khảo sát theo hướng 900, lúc này tàu cá Trung Quốc chạy theo hướng 1800. Nhưng bất ngờ tàu cá Trung Quốc chuyển hướng sang phải và tăng tốc cắt ngang dây cáp của tàu Viking 2.

Ông có thể cho biết tình hình hoạt động hiện nay của tàu Bình Minh 02 và Viking 2?

Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục công việc hoạt động khảo sát bình thường trong vùng biển của đất nước mình. Anh em cán bộ, công nhân viên trên tàu cũng đã quán triệt rõ ràng nhiệm vụ này. Hiện tàu Bình Minh 02 đang làm việc bình thường theo kế hoạch, còn tàu Viking 2 đang gấp rút khắc phục sự cố để tiếp tục công việc.

Chúng tôi luôn xác định nhiệm vụ khảo sát và thu nổ địa chấn của các tàu Bình Minh 02, Viking 2 không đơn thuần là hoạt động kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị nhằm góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

Các hoạt động khảo sát địa chấn và thăm dò dầu khí của PTSC diễn ra hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, thuộc chủ quyền của Việt Nam và phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển cũng như các luật quốc tế có liên quan.

Với mục đích và ý nghĩa đúng đắn như trên, lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty luôn dành sự quan tâm đặc biệt, tất cả hướng về tàu Bình Minh 02, Viking 2 với tinh thần trách nhiệm cao nhất, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thủy thủ, thuyền viên trên tàu yên tâm công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

 

 

Hình ảnh tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam do thủy thủ tàu Viking 2 ghi lại
Hình ảnh tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam do thủy thủ tàu Viking 2 ghi lại

 

Thưa ông, tàu cá Trung Quốc liên tục quấy phá hoạt động khảo sát của tàu Bình Minh 02, Viking 2, vậy chúng ta cần có những giải pháp gì để hoạt động bình thường này không bị cản trở?

PTSC chỉ thuần túy là một đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ nên chúng tôi không có trang bị gì ngoài những thiết bị kỹ thuật để làm nhiệm vụ khảo sát. Tuy nhiên, do bị các tàu Trung Quốc liên tục quấy phá nên hiện nay tập đoàn và tổng công ty đã có kế hoạch phối hợp cụ thể, hợp tác chặt chẽ với các đơn vị chức năng khác để có kế hoạch và phương án bảo vệ phù hợp đối với tàu Bình Minh 02, Viking 2 với quyết tâm không để tái diễn việc cáp của chúng ta bị phá hoại.

 

 

Nhật ký tàu Viking 2

Ngày 8/6:

5h30: Tàu bảo vệ Vạn Hoa 737 và 731 trinh sát về phía bắc của mục tiêu.

7h: Vạn Hoa 737 và 731 tiếp cận khu vực quay đầu phía tây, quan sát thấy hơn 15 tàu đánh cá của Trung Quốc làm việc bên trong khu vực quay đầu.

8h45: Tàu Vạn Hoa 737 đến bên cạnh tàu Trung Quốc 80105 phát lời cảnh báo của Chính phủ Việt Nam (bằng tiếng Trung Quốc) là tàu này đã vi phạm lãnh hải Việt Nam.

9h35: Tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 303 thông báo với Vạn Hoa 737 rằng các tàu đánh cá sẽ khởi hành khỏi khu vực trong 3-4 giờ. Họ cho biết do gặp sự cố nên sẽ mất thời gian dài để hồi phục bánh lái tàu của họ. Nhận tin, Vạn Hoa 737 đứng dự phòng.

11h: tàu Vạn Hoa 737 nhận được tín hiệu từ tàu ngư chính Trung Quốc 303 thông báo họ sẽ rời khỏi khu vực. Nhưng ít phút sau, tàu này trắng trợn thông báo họ có quyền tiếp tục đánh cá trong vùng này và có vấn đề gì thì liên hệ với chính phủ của họ (Trung Quốc).

11h30: Một máy bay không xác định được lai lịch bay trên tàu Vạn Hoa 737 và trên tàu Trung Quốc ở độ cao rất thấp. Đây là máy bay hai cánh quạt lớn, sơn màu xám và không dấu hiệu đã bay quanh khu vực khoảng 10 phút rồi rời đi.

12h: Viking 2 thay đổi kế hoạch thu nổ địa chấn để tránh các tàu cá Trung Quốc.

14h50: Một số tàu cá của Trung Quốc chạy theo đường cong hình chữ S không đúng với lộ trình. Chúng chạy trước tàu Vạn Hoa 737 rồi thay đổi hướng quay trở lại phía bắc.

20h30: Tàu CR1 trực bảo vệ trong khi các tàu cá Trung Quốc chạy ngay sau các phao phía cuối tàu. Tàu Viking 2 bắt đầu làm việc, các tàu bảo vệ vào vị trí bảo vệ, di chuyển về phía trước.

* Ngày 9/6:

6h: khi đang thu nổ ở tọa độ 6 độ 47,5 phút Bắc, 109 độ 17,5 phút Đông, tàu Viking 2 bị tàu 62226 của Trung Quốc chạy cắt ngang phần dây kéo giữ thiết bị dàn trải cáp thu và gây rối bốn đường cáp thu phía bên trái tàu. Tàu 62226 bị hỏng chân vịt, trôi dạt phía sau tàu Viking 2 trong vài giờ.

8h20: Viking 2 thoát khỏi sự theo đuổi của tất cả các tàu Trung Quốc. Tàu Viking 2 đang phục hồi các thiết bị và có kế hoạch khởi hành khỏi khu vực.

 

(Theo TTO)

Thế giới nhận định về căng thẳng Biển Đông


11/06/2011 14:32:48

Giới quan sát quốc tế ghi nhận rằng căng thẳng đang leo thang trên Biển Đông, lý giải nguyên nhân, và dự đoán tình hình sẽ còn nghiêm trọng. Họ cũng khuyến cáo các bên phải rất kiềm chế và đoàn kết để có được giải pháp hòa bình.

Tờ New York Times, với tiêu đề "căng thẳng bùng lên" ở Biển Đông, cho rằng tình hình hiện nay chứng tỏ cơ chế Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông không có hiệu quả. Đây là nhận xét của Michael Vatikiotis, chuyên gia an ninh tại Trung tâm đối thoại nhân văn Singapore.

"Các nước láng giềng của Trung Quốc ngày càng bất bình với việc Quân đội Giải phóng nhân dân PLA thiết lập căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam, ngay rìa phía bắc của khu vực biển tranh chấp".

Báo này dẫn bình luận của chuyên gia an ninh biển Mark Valencia - một người giỏi có tiếng trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, như sau: "Dường như các vụ va chạm giữa Trung Quốc và các bên tuyên bố chủ quyền khác đang ngày càng tăng.

"Tại sao lại là bây giờ?", chuyên gia đặt câu hỏi. Nhìn từ góc độ Trung Quốc, "có lẽ là do bây giờ họ đã có đủ lực lượng".

Hai tàu hải giám Trung Quốc tham gia vụ cắt cáp tàu Viking 2 hôm 9/6

Bản tin của BBC hôm qua, sau khi điểm lại tình hình căng thẳng leo thang hiện nay trên Biển Đông, nhấn mạnh thực tế rằng, "Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề tranh chấp với từng quốc gia riêng lẻ. Việt Nam, Indonesia và Philippines muốn xây dựng nỗ lực chung của cả khu vực nhằm tìm một giải pháp đa phương cho cuộc xung đột".

Bản tin của Inquirer, nhật báo hàng đầu của Philippines, dẫn tuyên bố mạnh mẽ của thượng nghị sĩ Francis Pangilinan kêu gọi chính phủ không quỳ gối trước sức ép của Trung Quốc.

"Chúng ta không để bị bắt nạt bởi cách cư xử phi ngoại giao này", tuyên bố của ông Pangilinan đưa ra sau khi đại sứ Trung Quốc tại Manila Lưu Kiến Siêu yêu cầu các nước khác không được khai thác tài nguyên ở Trường Sa.

"Chúng ta không bao giờ cho phép thế lực nào ép buộc chúng ta tuân lệnh", Pangilinan nói thêm.

Các nghị sĩ Philippines có những luồng ý kiến khác nhau: nếu giải quyết hòa bình tránh leo thang căng thẳng - bằng cách đưa vấn đề tranh chấp ra LHQ và ASEAN, chẳng hạn theo cơ chế ASEAN+1.

"Chúng ta nên theo cách này thay vì đồng tình với đề xuất củng cố quân đội Philippines, bởi điều đó sẽ chỉ kích động Trung Quốc có thêm các hành động thù địch trong khu vực mà thôi", nghị sĩ Rodolfo Biazon nói.

Nghị sĩ Ben Evardone thì cho rằng ASEAN và LHQ nên tham gia dập tắt tình trạng leo thang căng thẳng hiện nay giữa các bên tranh chấp. "Các bên nên tránh những cuộc khẩu chiến qua lại. Tôi nghĩ đã đến lúc cần có tuyên bố đình chiến truyền thông, nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra xung đột lớn".

Tờ Daily Youmuri, Nhật Bản đăng bài xã luận với tiêu đề "Bắc Kinh cần kiềm chế trên biển", cho rằng Trung Quốc đã phá vỡ cam kết trong DOC 2002.

"Trung Quốc sẽ không có được lòng tin của cộng đồng quốc tế nếu những điều họ nói không giống những gì họ làm", xã luận có đoạn.

Báo Nhật này cho rằng Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra ngang nhiên trên biển bởi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm của nước này đã đặt trọng tâm vào mở rộng các lợi ích trên biển.

Và vì thế "các thành viên ASEAN phải đoàn kết chặt chẽ" để bảo vệ vùng biển của họ, không để Trung Quốc biến nó thành "ao nhà".

(Theo VnExpress)

Nữ giám đốc “thành đạt” lừa đảo hơn 32,5 tỷ đồng


11/06/2011 16:21:29

 - Nguồn tin từ Viện KSND tỉnh Khánh Hòa chiều 11/6 cho biết, vừa truy tố bị can Lê Thị Thúy Oanh (SN1975) trú ở thôn Thái Thông, xã Vĩnh Thái, TP Nha Trang về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 32,5 tỷ đồng.

Cách đây 5 năm, Thúy Oanh từ TP Cần Thơ về Nha Trang mang theo một khoản tiền rút bớt từ nguồn vốn nuôi cá với một người quen. Vốn liếng nhỏ, nhưng do thích làm ăn lớn, nên sau khi thành lập Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Đăng, Thúy Oanh tìm gặp những người thân quen để vay vốn với lãi suất từ 4,25 đến 9% mỗi tháng.

Số tiền vay được, Thúy Oanh ném vào việc mua lại một số bất động sản ở Nha Trang, bao gồm 2 nhà hàng Lotus, Hoàng Đăng; 3 khách sạn AP, Hoàng Đăng, Đại Dương Xanh; 8 xe ô tô tải, 2 xe ô tô du lịch và 43 lô đất ở huyện Diên Khánh.

Chỉ sau hai năm, lãi suất từ các khoản vốn vay tăng lên đến chóng mặt, nhưng Thúy Oanh vẫn muốn tạo cho mình vỏ bọc "doanh nhân thành đạt", nên tiếp tục đến vay vốn của những người thân quen để lấy tiền trả lãi cho các khoản nợ phát sinh trước đó.

Để thuyết phục được người quen, Thúy Oanh sử dụng "sổ đỏ" của người khác nhưng lại nói dối là của mình nhưng chưa kịp sang tên đổi chủ để thế chấp vay tiền. Đến khi mất khả năng thanh toán và không còn chỗ để vay tiền, Thúy Oanh lộ diện là kẻ lừa đảo.

Cáo trạng của Viện KSND tỉnh Khánh Hòa kêt luận, Thúy Oanh đã lừa đảo chiếm đoạt của hai người dân ở Nha Trang là Mai Thị Kiều Oanh 23 tỷ 580 triệu đồng; Lê Thị Thoa 9 tỷ đồng.

Trong quá trình điều tra vụ án, Công an tỉnh Khánh Hòa (PC44) đã truy thu từ nhiều nguồn được hơn 4,4 tỷ đồng và kê biên 11 lô đất của Thúy Oanh ở Cần Thơ và Khánh Hòa.

Hương Huyền

Mỹ kêu gọi hoà bình cho Biển Đông

Washington hôm qua cho biết họ lo ngại vì những căng thẳng do bất đồng xung quanh biên giới trên Biển Đông và kêu gọi một giải pháp hoà bình cho cuộc khủng hoảng tại đây.
> Quân đội Mỹ không dễ buông Biển Đông


Tàu sân bay USS của Mỹ (phải) cùng tàu hộ tống thăm cảng Manila của Philippines tháng trước. Ảnh: AP.
Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ (phải) cùng tàu hộ tống thăm cảng Manila, Philippines tháng trước. Ảnh: AP.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho biết Mỹ "đang lo ngại vì các thông tin về tình hình" trên Biển Đông.

"Chúng tôi ủng hộ một tiến trình ngoại giao chung và kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền, cả trên đất liền và trên biển, phải tuân theo luật pháp quốc tế", Toner nói

Ông Toner còn nhấn mạnh rằng Mỹ và cộng đồng quốc tế nói chung chia sẻ lợi ích trong việc duy trì an ninh hàng hải trong khu vực Biển Đông, ủng hộ tự do đi lại, phát triển kinh tế và tuân thủ luật pháp quốc tế. "Chúng tôi không ủng hộ bất cứ điều gì làm gia tăng căng thẳng và chúng tôi không nghĩ điều đó là có ích", AFP dẫn lời phát ngôn viên Mỹ nói thêm.

Washington cũng nêu rõ những điều cần cho Biển Đông hiện nay là một tiến trình ngoại giao chung, một tiến trình hoà bình để giải quyết hàng loạt bất đồng về chủ quyền biển và hải đảo. Mỹ cũng cho rằng việc phô trương lực lượng hay những hành động tương tự sẽ chỉ làm tình hình căng thẳng tăng lên.

Trước đó tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cảnh báo xung đột có thể xảy ra tại Biển Đông nếu các nước cùng tuyên bố chủ quyền không lập ra được một cơ chế để dàn xếp bất đồng một cách hoà bình. Cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh Foreign Policy nhận định Washington đang chuyển trọng tâm chiến lược sang Đông Nam Á vì tầm quan trọng ngày càng lớn về quân sự, ngoại giao lẫn thương mại của khu vực này.

Đô đốc Robert Willard, tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ thì tuyên bố tại Malaysia hồi đầu tháng này: "Mỹ không đứng về bên nào trong một cuộc tranh chấp. Đây là một cam kết chắc chắn để cho thấy rằng các bên liên quan tới tranh chấp cần phải cùng nhau giải quyết vấn đề một cách hòa bình và thông qua đối thoại, chứ không phải bằng những va chạm trên biển hoặc trên không".

Nước đang giữ quyền chủ tịch ASEAN là Indonesia cũng kêu gọi các bên tại Biển Đông "hạ nhiệt", hành xử bình tĩnh và nhanh chóng đưa ra bộ quy tắc ứng xử có tình ràng buộc để làm cơ sở giải quyết các bất đồng. "Tình trạng gia tăng các sự cố trên ở Biển Đông cho thấy tầm quan trọng của việc Trung Quốc và ASEAN ngay lập tức đưa ra quy định về việc thực thi Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC)", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Indonesia Michael Tene nói.

Bắc Kinh đang muốn dọn đường


Trong khi đó, một mặt Trung Quốc liên tục khẳng định họ cam kết duy trì hoà bình ở Biển Đông, nhưng mặt khác lại tìm mọi cách gây hấn với các nước láng giềng trong khu vực bằng những vụ xâm phạm chủ quyền và phá hoại. Trong nửa tháng qua, các tàu của Trung Quốc liên tiếp gây rối khắp vùng Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng đột ngột với cả Việt Nam và Philippines.

Điển hình là hai vụ Trung Quốc cho tàu hải giám, ngư chính và dùng cả tàu đánh cá dân sự để thâm nhập sâu vào vùng chủ quyền biển 200 hải lý của Việt Nam để tấn công phá hoại hai tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam là Bình Minh 02 ngày 26/5 và Viking II ngày 9/6. Bắc Kinh cũng áp dụng chiêu phá rối tương tự đối với một nước ASEAN khác là Philippines, khiến nước này đưa vấn đề lên Liên Hợp Quốc.

Ngay sau mỗi vụ gây rối và phá hoại, Bắc Kinh lại lên tiếng tố ngược lại Việt Nam và Philippines đã hoạt động trong vùng biển chủ quyền của họ, nhằm đánh lừa dư luận bên ngoài hiểu nhầm về một khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp trên biển. Giới phân tích nhận định tất cả các hành động xâm phạm chủ quyền rõ ràng của phía Trung Quốc đã được tính toán kỹ lưỡng, nhằm dọn đường cho Bắc Kinh nhảy vào khai thác dầu khí tại Biển Đông.

Biển Đông là một khu vực rộng hơn 2 triệu km vuông, được cho là có trữ lượng tài nguyên dồi dào, trong đó dầu mỏ ước tính có đến 17,7 tỷ tấn, đứng thứ tư về trữ lượng trên thế giới. Trung Quốc luôn thể hiện rằng họ đồng ý khai thác dầu chung với các nước có tranh chấp, nhưng quan điểm này được giới quan sát bình luận là cách để Trung Quốc lợi dụng khai thác ở nơi thuộc chủ quyền của nước khác.

Đình Nguyễn

Tại sao người ta không chấp nhận cộng sản?

Viết bởi Bảo Giang
Thứ bảy, 11 Tháng 6 2011 00:00
Đây là câu hỏi đã kéo dài hàng thế kỷ, và có cả triệu triệu câu trả lời giống nhau. Trong số những người trả lời, có nhiều vị từng là lãnh đạo tối cao của cộng sản như TBT. Mikhail Gobachev, TT Boris Yelsin, hay những nhân vật của thế giới hôm nay như thủ tướng Đức Angela Mirkel, TT Nga Mevedev, Putin và trước kia là TT. Ronal Reagan hay các vị Giáo Hoàng Pio XII, Gioan Phaolo Đệ Nhị…. Những vị này, không phải chỉ từ bỏ hay không chấp nhận cộng sản. Nhưng còn lên án cái lý thuyết hỗn độn, khởi nguyên từ gian dối này như là một nguyên do đem đến tai họa cho nhân loại, nên họ đã tích cực góp phần vào tiến trình tiêu diệt tà thuyết và đạp đổ chế độ vô đạo này.

Như thế, đối với xã hội loài người, từ Đông sang Tây, từ Á sang Phi, không phân biệt giai cấp, đều gặp nhau trong một kết luận chung là: Lý thuyết và sự gian dối của cộng sản không chỉ là một thảm họa, nhưng còn là kẻ thù của nhân loại. Một loại kẻ thù có khả năng dấu mặt len lỏi vào trong tất cả mọi mặt, mọi góc cạnh trong đời sống của cá nhân hay tập thể nhân loại với một mục đích duy nhất, làm băng hoại đời sống lương thiện của con người. Theo đó mọi người, không trừ ai đều có bổn phận phải diệt trừ chúng.

Tại sao cộng sản và tà thuyết này bị coi như là kẻ thù của nhân loại và mọi người phải có trách nhiệm loại trừ nó?

Trong một căn nhà, có một kẻ sống trong gian dối ( vợ hoặc chồng, con cái,) đều có khả năng phá nát đời sống yên vui, hạnh phúc của mái ấm gia đình. Một tổ chức, một đảng phái đặt nền tảng sinh hoạt cho tổ chức, bao gồm các thành viên (cán bộ, đảng viên) và các hoạt động bên ngoài của nó dựa trên nền tảng vô đạo, gian dối và bạo tàn. Khi nó có quyền lực trong tay thì sẽ là đại hoạ cho đất nước. Và nhiều đất nước có loại tổ chức này sẽ gây họa cho toàn thể nhân loại.

Có thể vì nhận thức được cái tính vong bản của cộng sản mà cựu Tổng bí thư đảng cộng sản Liên Sô Mikhial Gobachev, cũng là lãnh tụ cộng sản quyền lực nhất thế giới lúc bấy giờ, thay vì gây họa, đưa nhân loại vào vòng huỷ diệt. Ông đã trở thành một ân nhân vĩ đại của loài người khi làm cuộc đổi mới và tuyên bố:" Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản. Hôm nay tôi đau buồn mà nói rằng, Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá". Từ ý niệm này, ông đã trực tiếp tháo gỡ cho không chỉ Liên Bang Sô Viết , nhưng nhiều quốc gia Đông Âu khác thoát khỏi tai ách cộng sản. Riêng tại cái nôi của cộng sản. Tổng Thống Boris Yeltsin đã mau chóng đứng lên đập nát chế độ cộng sản tai Liên Sô bằng một lời đanh thép: "Cộng Sản không thể nào sửa chửa, mà cần phải đào thải, đạp đổ".

Trong khi đó, về phía tôn giáo thì Đức cố Giáo Hoàng Pio XII, không phải chỉ chống cộng sản mà thôi. Ngài còn ban hành sắc lệnh năm 1949 về tà thuyết này, trong đó có một điều khoản ngặt nghèo buộc các tín đồ Thiên Chúa Giáo thuộc giáo triều Rôma phải tuân thủ. Hơn thế, còn công bố áp đặt vạ tuyệt thông cho tất cả những người Công Giáo nào hợp tác với các tổ chức Cộng Sản. Như thế, tất cả những tín hữu nào bảo vệ hay cổ võ học thuyết Cộng sản thì "đương nhiên" bị khai trừ khỏi Giáo Hội.(*) Và Đức Phao Lô Đệ Nhị thì hỗ trợ nguời dân Ba Lan đứng lên đạp đổ chế độ cộng sản bằng một lời khích lệ nhẹ nhàng mà dũng mãnh : "đừng sợ hãi". Thiết tưởng, đây là những lời chứng đầy khả tín khi người ta muốn có lời kết luận về cộng sản.

Theo đó, điều may mắn, không dành riêng cho liên bang Sô Viết khi có được Mikhail Gobachev và Boris Yelsin, nhưng còn cho cả thế giới. Đặc biệt là các quốc gia đang nằm trong sự thống trị của chủ nghĩa bạo tàn cộng sản biết nắm lấy thời cơ ấy, để chuyển đổi sang một thể chế nhân bản, đem lại hạnh phúc cho dân, cho nước của mình. Điển hình Ba Lan, Hungary , Romania , Nam Tư…. là những quốc gia đã mau chóng bắt kịp làn gió mơi này.

Riêng cái xã hội chủ nghĩa Việt cộng tại Việt Nam cũng như tại Trung Hoa, thay vì phải đi theo tiến trình nhân bản của xã hội để huỷ diệt tận căn gốc rễ chế độ cộng sản, chúng lại biến chất, trở thành một thứ di căn tồi tệ hơn. Về diện, tuy còn mang nhãn hiệu xã hội chủ nghĩa. Nhưng căn tính của nó là một loại chủ nghĩa " bạo lực kiếm ăn gian dối", hay " bạo lực phi nhân" kiểu đầu ngô mình sở của một tập đoàn thống trị đảng. Chủ nghĩa này, không xây dựng trên một căn cơ nào khác ngoài một chủ trương chiếm đoạt toàn bộ tài sản nhân bản và vật chất của xã hội bằng gian dối, rồi chia phần cho những thành viên của mình bằng cái danh nghĩa nhà nước và chính quyền. Nó là một loại di căn của chủ nghĩa cộng sản đa trá, bạo tàn, như kiểu di căn cốt tính của ung thư nội tạng.

Tại sao tôi gọi chế độ xã hội chủ nghĩa Việt cộng tại Việt Nam là một loại di căn của ung thư cộng sản, hoặc gỉa, bảo chúng là chủ nghĩa 'bạo lực gian dối kiếm ăn"?

Trước hết, về lý thuyết thì Lê dẫu chưa tàn, Mác cũng đã tiêu tan.

Trong thực hành thì từ 1989 hình tượng của Stalin, đã bị treo cổ và đạp xuống cống rãnh. Nên từ đó, ngay trong lòng đảng Việt cộng cũng không còn nói năng, nhắc nhở gì nhiều đến Mác, Lê nữa. Có chăng chỉ dùng nó như một loại nhãn hiệu cầu chứng để tiếp tục lừa đảo đám đoàn đảng viên được nhào nặn từ các cái lò đào tạo ấy với mục đích bảo vệ đảng, bảo vệ nhau để kiếm ăn một cách vô pháp vô cương mà thôi.

Rồi Mao cũng đi đường Mao để dành chỗ cho thế lực của Đặng tiểu Binhm một tân chủ thuyết bành trướng thực dụng kiếm ăn của Đại Hãn vươn lên. Họ Đặng muốn xâm nhập vào thế giới bằng một lý luận duy nhất. "Mèo trắng hay mèo đen cũng được, miễn là biết bắt chuột" Nghĩa là, tư bản hay công sãn không là vấn đề, miễn là kiếm ăn được! Như thế, cái lý thuyết cộng sản trong Đặng cũng không còn. Nhưng nhà cầm quyền Trung Hoa bên ngoài vẫn giữ cái dạng thức cộng sản. Bởi vì chính dạng thức và tổ chức cộng sản này đã giúp chúng tạo ra sự sợ hãi cho dân để nắm quyền, để kiểm soát và để kiếm ăn, nên chúng sẽ không từ bỏ nó. Hơn thế, nhà cầm quyền này còn nhờ cái tổ chức này để đi bắt chuột, cầu lợi cho mình. Việt Nam có là một con chuột cho Tân Đại Hãn hay không?

Đến tư tưởng Hồ chí… Phèo thì phát khiếp!

Trong kỳ đại hội của Vẹm vào năm 1951, Minh đã công khai tuyên bố đại ý " Tôi chả có cái tư tưởng gì, tư tưởng là của Mác Lê Mao, tôi chỉ là người đi theo". Nhưng khi hệ thống Mac- Lê sụp đổ toàn bộ ngay từ cái gốc sinh là Liên Sô, và kéo theo nguyên cả hệ thống của Đông Âu. Việt cộng tại Việt Nam ngơ ngác không còn lối thoát, nên đành quay về con đường lừa bịp đoàn đảng viên, và nhân dân Việt Nam bằng cái tư tưởng của Hồ chí… Phèo. Khi ấy, nhà nước Việt cộng thổi ống đu đủ cho Minh phình chương lên như là nhà tư tưởng. Tìm cách đưa Hồ chí Minh ra trước ánh sáng " văn học" bằng ba tác phẩm " vĩ đại"

1. "Ngục trung thư" , Một cuốn sách mà Hồ cầm nhầm, hay nhặt được của một người tù nào đó ở Trung Quốc và bảo là của mình sáng tác ở trong tù. Khi ra trước công luận, cuốn sách được chứng minh như sau: Bìa cuốn sách có đề năm tháng bị giam ở trong ngục từ 21-8-1932- đến 10-9-1933. Nhưng mãi đến năm 1943, nghĩa là 10 năm sau, Hồ chí Minh mới bị bắt và bị giam giữ ở đây. Như thế, chính đảng cộng sản Việt Nam đã có công tố cáo tội ăn cắp, hay cái gian dối của Hồ chí Minh trong vụ việc này.

2. " Vừa đi đường vừa kể chuyện" Và " Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ chũ tit" của Trần Dân Tiên và T. Lan. Đây là hai cuốn sách tác gỉa viết để thổi ống đu dủ cho Minh. Trước đây, người ta đã biết ngưòi viết là Hồ chí Minh vì cái tuồng tích chuyên bip bợm của Y. Đến năm 1989, vì nhu cầu thổi ống đu đủ cho Hồ, chính nhà nước Việt cộng lại lòi đuôi chuột ra khi minh xác Trần dân Tiên và T. Lan là hai trong số 26 bút danh của Hồ. Qua tiết lộ này, việc nhà nước Việt cộng muốn đưa tên tuổi của Hồ thành những nhà văn hóa thế giới đã không thành. Trái lại, hai cuốn sách ấy lại có đủ những bằng chứng, chứng minh cái đê hèn của tác giả là người tự cầm bút thổi ống đu đủ cho mình và khoác cho mình những cái mỹ danh xuẩn động " cha gìa dân tộc". Một việc làm vô liêm sỷ mà không có một người nào trên trái đất này dám làm. Nhưng Hồ dám làm và đảng Việt cộng dám ra rả tối ngày đánh bóng tư tưởng cho Hồ. Tuy thế, thế giới nào chấp nhận loại sách vở không phẩm hạnh ấy để đưa vào kho tàng văn hóa!

Như thế, trong thực tế, cái tư tưởng vĩ đại của Hồ chí Minh là cái tư tưởng của một kẻ trộm đạo. Nó được phát động và tuyên truyền trên hai diện chính: Với xã hội là cuộc phản bội, vô đạo. Vời gia đình là kẻ bất nhân, bất nghĩa.

· Với xã hội là cuộc phản bội và vô đạo.

Cuộc chiến theo chiêu bài "chống thực dân, phong kiến, chống đế quốc Mỹ để giải phóng dân tộc" do Việt Minh tuyên truyền và lôi kéo đồng bào Việt Nam tham gia, thực chất chỉ là cuộc chiến đánh thuê cho Nga Tàu để đưa Việt Nam vào vòng nô lệ cho cộng sản Nga Hoa trước kia và làm tên bồi, tên tay sai cho thế lực bành trường Bắc Kinh để có lợi nhuận cho một tập thể bạo tàn khác mà thôi. Thật vậy, dựa vào thế lực cộng sản, Việt Minh đã chiếm được miền bắc Việt Nam từ năm 1954, nhưng chưa thỏa cho cơn đói. Nên sau đó, chúng mở cuộc chiến tranh " nghèo hèn phải đi ăn cướp" ở Mièn Nam Việt Nam . Cuộc chiến của đám nghèo hèn, chẳng có gì để mất này, đã gặp sung rụng vào ngày 30-4-1975 tại miền nam Việt Nam .

( xin mở một dấu ngoặc. Tại sao tôi gọi đây là cuộc chiến của đám nghèo hèn rủ nhau đi ăn cưóp của kẻ nhà giàu. Xin thưa, vì có cái gì của miền bắc dưới chế độ của cộng sản lại hơn miền nam đâu? Ở miền Nam , nhân bản, nhân quyền của con người được tôn trọng. Miền bắc thì làm gì cò nhân quyền? Có chăng là những cuộc đấu tố nhân quyền! Kinh tế và văn hóa, xã hội thì sao? Quả là thua kém rất xa nếu đem xo sánh với trình độ của miền nam trưóc 1975. Chuyện có thật là, tất cả những bộ com lê quan cán nhớn mặc trên người khi ra nước ngoài hay đi trình diễn trước năm 1975 đều là quần áo phải đi ký mượn tại cơ quan. Khi về phải đem trả lại, nếu có bị rách, bị hư hại bản thân người muợn phải làm báo cáo. Rồi từ sỹ quan cho đến binh lính của mỉền bắc sau ngày 30-4-1975 họ đem vào Sài gòn những câu chuyện cười ra nước mắt như đồng hồ hai cửa sổ, đồng hồ không người lái! Khi khoe về cái sang giàu ở ngoài bắc thì họ lên giọng cao mà bảo rằng: Ở ngoài bắc chẳng thiếu gì. Ti vi, máy rét ( tủ lạnh) chạy đầy đường! Nhưng nay, sau 36 năm chiếm đóng tại miền nam, Việt cộng đã làm cho miền nam gần bắt kịp cái nghèo hèn của cộng sản tại miền bắc rồi! Tôi sẽ trở lại vần đề này sau,)

Từ đó, sau 30-4-1975, chủ nghĩa kiếm ăn bằng phương cách gian dối và bạo tàn của Việt cộng đã thành công một cách vượt bực. Từ những anh lái lợn, du kích, cai cạo mủ cao su, đến những chính trị viên vô văn hóa và hàng trăm những cán cộng trong các bộ, ban ngành, hay trung ương đảng… cách đây hơn ba mươi năm, gia tài không có qúa hai bộ quần áo lành..Trong nhà có cái xe đạp theo tiêu chuẩn đã là sang trọng. Đến khi ngồi vào bàn ăn, vợ con chỉ cầu được bát cơm trắng, ăn cho no bụng. Mong chi đến thịt cá đầy bàn.

Nay sau ba mươi năm, lớp cán cộng này đã trở thành những tên đại phú với hàng tỷ, hàng trăm triệu đô la trong các ngân hàng ngoại. Đây là số tiền mặt lớn mà ngay cả những người giàu có nổi tiếng trên thế giới, dành dụm qua nhiều đời, cũng không có số tiền mặt lớn như thế để ký thác trong các ngân hàng. ( ngoại trừ những kẻ như Bin laden, Sadam Hussen, Mubarrak, Gadhafi không kể), nhưng cán cộng chỉ cần vài ba chục năm vơ vét là có. Cấp cán cao là thế, phần các quan cán tại địa phương cũng có luật lệ bao cấp riêng. Chỉ nắm cấp chi bộ thuộc cấp xã, phưòng, thôn, xóm, khu xóm đã là những đế vương của một vùng, một cõi. Muốn nắng có nắng , muốn mưa có mưa. Nhà của một huyện ủy sau mấy năm làm quan còn lộng lẫy, sang trọng hơn nhà của các bộ trưởng trong các chính phủ ở Mỹ, Úc, Anh… Đến khiếp! Khiếp là vì không ai dám đụng đến chúng. Trong khi đó một bộ trưởng cảnh sát ở Úc chỉ nhận 5000 đô hối lộ, được đổi lại 5 năm ngồi trong tù!

Tài sản ấy ở đâu ra? Tài cán và kinh doanh lợi nhuận thế nào để những cán cộng ấy có được số lượng tài sản như thế? Thưa tài sản ấy có là từ sự phản bội lòng hy sinh của dân tộc Việt Nam trong chiêu bài chống thực dân, chống đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc của Hồ chí Minh, mà bắt đầu từ lá thư này:" Thư của HCM đề ngày 31-10-1952 gởi cho Stalin để xin chỉ thị về việc cải cách ruộng đất, giết người ở miền bắc vào năm 1954: "Đồng chí Stalin kính mến, Tôi gởi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của đảng Lao Động Việt Nam ( tên của đảng cộng sản lúc bấy giờ). Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi và Van szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này"* Kết qủa cùa lá thư xin chỉ thị này là 172,008 người Việt Nam đã bị giết trong khoảng 1953-1956 trong đó nhà nươc xác nhận có 122686 người bị giết oan. Tôi không tin như thế, vì hầu như tất cả đều chết oan. Và số người bị giết còn cao hơn số lượng được đưa ra trong tập sách này nhiều.( Lịch sữ kinh tế Việt Nam , tập 2, do đảng cộng sản xuât bản).

Ngày xưa người ta thường rỉ tai nhau về tội ác của Việt Minh đi giết ngưòi cướp của về đêm. Nay Hồ chí Minh mở đấu tố và giêt người giữa ban ngày. Con giun xèo lắm cũng quằn. Sau cú đánh này, toàn dân như rũ liệt gục xuống, mặt vàng như nghệ! Riêng bác đảng, đánh được người nên mặt đỏ như vang! Ối! đại chiến thắng !

Kế đến, tài sản ấy có được là do sung rụng tại miền nam, do bán bãi vượt biển. Bán đi một phần đất, một phần biển, một phần núi non của dân tộc Việt Nam trong các hiệp định về Hoàng Trường Sa và biên giới Việt Trung. Tiền dời cột mốc biên giới vào sâu trong đất liền củaViệt nam. Và tiền cho thuê rừng, cho Tàu mở căn cử, nơi trú quân dưới dạng khai thác Bauxite ở ngay giữa lòng của quê hương Việt Nam để làm đầu cầu chuyển bành trướng xuống phương nam. Và tiền cho chủ nhân Tàu trúng thầu các dự án gọi thầu béo bở để xây dựng cơ bản kinh tế như cầu đường, nhà máy điện… Ấy là chưa kể tới những Vinasin hay hàng trăm những dịch vụ tham nhũng khác nữa! Tưởng không có cuộc phản bội dân tộc nào sánh bằng.

· Với gia đình là bất nhân bất nghĩa.

Nay thì Hồ chí Minh nổi danh rồi. Nhờ có Vũ Kỳ dắt mối ( theo Dương thu Hương kể lại trong Ồ đen đít)) Hồ đã hủ hoá, hiếp Nông thị Xuân ngay từ khi em mới 16 tuổi. Hiếp đến mang bầu, đẻ con. Sau đó Hồ ra lệnh thủ tiêu Nông thị Xuân qua tai nạn đụng xe và ruồng bỏ chính con ruột của mình. Hùm dữ không ăn thịt con. Hồ giết vợ, trừ con, đấu tố hàng trăm ngàn đồng bào lương dân vô tội. Làm tan nhà nát cửa, băng hoại nền luân lý của gia đình, của xã hội và đầu độc nhiều thế hệ Việt Nam bằng nền văn hóa bất lương cộng sản. Là thứ văn hóa của bạo lực đấu tố. Là loại văn hóa của đảng dậy phải vu khống, phải bịa chuyện và đấu tố bố đẻ hiếp dâm con gái, con dâu. Thứ tư tưởng của Hồ dạy con trai chỉ vào mặt bố mẹ mà "đả đảo thằng bóc lột". Có phải vì cái tư tưởng vô gia đình này mà suốt một đời Hồ chí Minh không bao giờ thắp cho cha mẹ một nén nhang? Hay tại vì Nguyễn tất Thành đã hô: " đả đảo thằng bóc lột" ?

Có ngưòi lấy chuyện vua chúa, ngày xưa cũng từng giết vợ, triệt cung phi như là một ngụy chứng để che chở hay bỏ qua hành vi của Hồ trong vụ giết Nông thị Xuân. Tôi không hề bảo vệ cho cái tàn bạo của vua chúa ngày xưa trong những hành động giết hại cung phi hay dân chúng ( tôn giáo, sẽ dược nói tời trong bài khác). Nhưng đa phần những việc này được che đạy dưới hai hình thức.

1. Các bà hậu hay cung phi có tham dự vào trong các việc tranh dành quyền lực trong cung đình. Họ mua chuộc, vu khống, tố cáo nhau. Nên đưa đến những cái chết oan uổng như thế.

2. Những vua chúa u mê thường nghe theo những lời nịnh bợ xàm tấu mà giết bà này hay cung phi khác. Tuy nhiên, trên danh nghĩa, họ cũng tìm ra được một cái tội khi ra án tử cho bà hậu hay cung phi đề che mắt ngưòi ngoài. Từ xưa, không một vua chúa độc ác nào có hành vi đê hèn, bá đạo và bất nhân như Hồ chí Minh. Sai thủ hạ bóp cổ, đập chết người đã ăn ở và sinh con với mình, rồi quăng xác ra ngoài đường để gỉa như một tại nạn. Qủa là vĩ đại. Lịch sử kim cổ không có mấy tay!

Tóm lại, với những kịch bản đã diễn xuất ấy, duy vật biện chứng hay chủ nghĩa cộng sản đã cho thấy cái lý thuyết ấy chỉ là những gian dối, xảo trá ngay từ trong lập luận và nó tạo ra bạo tàn trong việc thực hành. Bởi lẽ, cộng sản, có nghĩa là tập trung tài sản của tất cả mọi người lại và giao cho nhà nước quản lý. Trong thực tế, việc "nhà nước quản lý" chỉ là một cụm từ chết, vô nghĩa. Bởi lẽ, "nhà nưóc" là một từ diễn đạt trừu tượng, không biểu lộ tính năng động, chủ thể tự vận hành, nhưng phải do con người là chủ thể vận hành cho cụm từ nhà nước có ý nghĩa. Theo đó, khi thu gom tài sản của đất nước lại và giao cho lớp cán bộ cộng sản nhân danh nhà nước đứng ra quản lý theo khẩu hiệu " làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu" là tức khắc có vấn đề:

1. Tạo ra một hàng ngũ bất nhân tự do vơ vét tài sản của công cho vào tùi riêng không đáy

2. Tạo ra một hệ chủ nhân bao cấp với quyền hành tuyệt đối trong các sự việc đứng ra phân phát sự sống, quyền sống, mức sống cho người dân theo một quy ước đầy nô lệ tính "hưởng theo nhu cầu". Có nghĩa là người dân chỉ được hưởng những ân huệ, hay được ban phát cho một cái gì đó với điều kiện, thay vì, cái gì đó như là Tự Do, Nhân quyền, Công Lý là quyền của con người được luật pháp bảo vệ và trân trọng.

Đó là lý do tại sao người ta không bao giớ chấp nhận cộng sản. Trái lại, bằng cách này hay cách khác, phải đạp đổ và tiêu diệt chúng như Boris Yelsin đã làm" cộng sản không thể nào sửa chữa, nhưng phải đạp đổ, tiêu diệt chúng"

Bảo Giang

Lòng dân như một vũ khí

Viết bởi Nguyễn Hưng Quốc
Thứ bảy, 11 Tháng 6 2011 00:00
Suốt buổi trưa và buổi chiều Chủ nhật ngày 5 tháng 6, tôi cứ ngồi lì trước computer để theo dõi các bài tường thuật về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn và Hà Nội. Theo tin sơ bộ trên blog của Dân làm báo, Anh Ba Sàm,Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện và Phạm Viết Đào, số người tham gia biểu tình tại Hà Nội lên đến khoảng gần một ngàn; ở Sài Gòn lên đến mấy ngàn. Công an có vẻ như không can thiệp mạnh dù trước đó một số trường đại học ở Sài Gòn, theo chỉ thị của Sở công an thành phố, gửi thông báo ra lệnh cho các sinh viên không được tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc (1), và dù, ngay sáng Chủ nhật, công an cũng tìm cách ngăn chận và xua đuổi, hình như bắt đi một số người (2). Tuy nhiên, cuối cùng, cuộc biểu tình cũng đã diễn ra một cách sôi nổi.
Có thể xem đây là cuộc biểu tình lớn và tự phát đầu tiên của dân chúng tại Việt Nam từ sau năm 1975. Trước, liên quan đến biểu tình, chỉ có một trong hai trường hợp: một, do chính nhà nước tổ chức để ủng hộ...nhà nước; và hai, do dân chúng xuống đường tranh đấu cho điều này điều nọ, nhưng tất cả đều bị công an trấn áp nên thứ nhất, không quy tụ được đông người; thứ hai, không kéo dài được lâu; và thứ ba, cái giá mà người biểu tình phải trả có khi khá đắt: bị bắt bớ và tù đày.
Ngay cả khi người dân xuống đường biểu tình một cách chính đáng, xuất phát từ lòng yêu nước, chủ yếu chống lại những hành động xâm lấn hoặc gây hấn thô bạo của Trung Quốc, cũng bị chính quyền đàn áp một cách tàn bạo. Ví dụ cuộc biểu tình vào cuối năm 2007 dẫn đến hậu quả là nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị bắt và bị giam cho đến tận bây giờ!
Lần này, cuộc biểu tình, ngược lại, diễn ra khá suôn sẻ, ít nhất trong mấy tiếng đồng hồ vào buổi sáng.
Có thể xem đây như một chiến thắng của lòng yêu nước.
Nên nhớ là cuộc biểu tình không hề được tổ chức một cách đường đường chính chính. Không ai được phép vận động và tuyên truyền công khai cả. Chỉ có một số bản tin đăng tải trên internet; tất cả đều thuộc "lề trái" và thường xuyên bị công an dòm ngó, không những dựng tường lửa mà còn sai cả tin tặc tấn công. Vậy mà, cuối cùng, chúng cũng quy tụ được cả hàng ngàn người.
Cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Trước đó cả tuần, dư luận dân chúng Việt Nam đã cực kỳ sôi sục. Trong một tuần, tôi nhận không biết bao nhiêu là email từ bạn bè trong nước. Hầu hết đều tập trung bình luận về sự kiện Trung Quốc ngang nhiên xâm lấn lãnh hải Việt nam, cắt đứt dây cáp ngầm của Việt Nam trước những cặp mắt bất lực của công nhân, bảo vệ và cả hải quân Việt Nam; sau đó, bắn súng uy hiếp và xua đuổi các thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam. Tất cả đều đặt câu hỏi: Phải làm gì đây? Ra kháng thư chống Trung Quốc? Cổ vũ cho cuộc biểu tình chống hành vi gây hấn của Trung Quốc mà một số anh chị em thanh niên yêu nước dự định tổ chức tại Sài Gòn và Hà Nội?
Qua các email ấy, tôi thấy rõ một điều: mọi người đều đau đáu trước vận mệnh của đất nước, đều tức giận trước thái độ ngang ngược của Trung Quốc, và đều nôn nao muốn làm một cái gì đó cho quê hương.
Tâm trạng ấy cũng có thể được nhìn thấy rất rõ trên phần lớn các website hoặc blog độc lập lâu nay vẫn bị chính quyền Việt Nam thù ghét và luôn luôn tìm cách phá hoại. Cứ vào các blog của nhóm Bauxite Việt Nam, của Anh Ba Sàm hay Quê Choa thì thấy. Đâu đâu cũng tràn ngập tin tức và bình luận về sự kiện nóng bỏng trên biển Đông. Đâu đâu cũng hừng hực nhiệt huyết.
Dĩ nhiên không có mấy người muốn chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc bùng nổ, trong đó, phần thua có phần chắc là nghiêng về phía Việt Nam. Nhưng cũng không ai chịu đựng nổi cảm giác nhục nhã khi thấy tên đế quốc ngay sát bên cạnh chà đạp lên chủ quyền của đất nước mình. Người ta thấy cần phải làm một cái gì đó. Ít nhất là một tiếng nói.
Chính quyền, vì lý do nào đó, có thể không muốn nghe những tiếng nói ấy. Nhưng theo tôi, đó là điều họ cần nhất bây giờ.
Những người ủng hộ chính quyền thường lập luận: Hãy để yên cho đảng và chính phủ giải quyết mâu thuẫn với Trung Quốc. Hãy tin cậy và hy vọng. Chính Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam, cũng nói như thế trong cuộc phỏng vấn của phóng viên đài BBC tại Singapore vào trưa ngày 5 tháng 6, lúc cuộc biểu tình đang diễn ra rầm rộ ở Sài Gòn và Hà Nội:
"Người dân phải tin rằng Nhà nước sẽ có giải pháp, có đủ trách nhiệm để vừa giữ chủ quyền lãnh thổ, vừa duy trì hòa khí và quan hệ với Trung Quốc." (3)
"Phải tin"? Xin lỗi, làm sao dân chúng tin được điều đó khi vẫn còn sờ sờ trên giấy trắng mực đen bức công hàm do Phạm Văn Đồng ký gửi Chu Ân Lai ngày 14 tháng 9 năm 1958 trong đó chính phủ ông thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các hòn đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa? (4) Làm sao có thể tin được điều đó khi, cho đến nay, hầu như đảng và chính phủ không có một chiến lược, thậm chí, một thái độ gì rõ ràng cả? Những gì người ta có thể thấy được thì toàn là những sự khiếp nhược. Đến độ báo chí chính thống cũng không dám tường thuật bất cứ điều gì liên quan đến những hành động ngang ngược của Trung Quốc. Đến độ các lãnh đạo đảng và nhà nước đều im thin thít.
Người ta bảo giới lãnh đạo sẽ đàm phán hay mặc cả với Trung Quốc hầu giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình. Nhưng họ sẽ sử dụng vũ khí gì để đàm phán?
Trong mọi thứ vũ khí mà người ta có thể sử dụng được trong những trường hợp như thế, từ kinh tế đến quốc phòng và hậu thuẫn quốc tế, Việt Nam đều ở thế yếu. Cực kỳ yếu.
Chỉ có một vũ khí duy nhất thì người ta lại không dám sử dụng: lòng dân.
Vâng, chính lòng dân, chính nhiệt huyết chống xâm lược của dân chúng, chính sự đoàn kết của mọi người sau lưng một chính phủ sáng suốt và can đảm, quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền, mới có thể là một vũ khí trên các bàn hội nghị.
Quay lưng lại với lòng dân, đàm phán chỉ đồng nghĩa với nhượng bộ. Hết nhượng bộ này đến nhượng bộ khác.
Không thể khác được.
Nguyễn Hưng Quốc

Hoa Kỳ đưa chiến hạm vào biển Ðông

In
Thứ bảy, 11 Tháng 6 2011 00:00

WASHINGTON (Google News) – Chiến hạm Mỹ USS Chung-Hoon có trang bị hỏa tiễn được gửi đi để thực hiện chuyến hải hành đơn độc vào vùng biển Ðông và biển Sulu.

Chiến hạm hiện đang ở giữa Thái Bình Dương, vừa đi ngang qua đảo Midway hôm Chủ Nhật.

Một trong những nhiệm vụ của chiến hạm này là xác định "quyền tự do hải hành."

Chiến hạm USS Chung-Hoon (bên phải) trong một chuyến hải trình trên Thái Bình Dương tháng 7 năm 2010. Ði bên cạnh là chiếc USS Lassen, khi đó do Hải Quân Trung Tá Lê Bá Hùng làm hạm trưởng. (Hình: John J. Mike/U.S. Navy via Getty Images)

Chiếc Chung-Hoon sẽ là một nhắc nhở rõ ràng về quyền tự do hải hành là điều được quốc tế công nhận, cũng như cho thấy sự chú tâm của Mỹ về một giải pháp ôn hòa cho cuộc tranh chấp trong vùng biển Ðông hiện nay.

Chiến hạm USS Chung-Hoon sẽ đi qua các vùng biển mà Mỹ coi là hải phận quốc tế để xác định quyền tự do hải hành.

Mỹ cũng muốn chứng tỏ rằng cộng đồng quốc tế không chấp nhận các tuyên bố của bất cứ quốc gia nào coi đây là hải phận riêng của mình.

Chiếc USS Chung-Hoon (DDG-93), thuộc loại Arleigh-Burke, có trang bị dàn radar tối tân Aegis, được đặt theo tên của Phó Ðề Ðốc Gordon Pai'ea Chung-Hoon (1910-1979), từng được trao tặng Huân Chương Hải Quân (Navy Cross) và Huy Chương Bạc.

Chiến hạm có trọng tải khoảng 9,200 tấn, với thủy thủ đoàn gồm 320 người, trang bị hỏa tiễn chống phi cơ và chống chiến hạm cũng như loại hỏa tiễn bình phi Tomahawk.

Chiếc Chung-Hoon thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ và có bến nhà tại Hawaii.

Trên biển Ðông, quần đảo Trường Sa là nơi có nhiều tranh chấp nhất. Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Ðài Loan và Malaysia đã thiết lập các cơ sở quân sự và hành chánh trên các đảo nơi này.

Trung Quốc bị cáo buộc là nổ súng bắn vào tàu Việt Nam và Philippines ở Trường Sa. Phía Trung Quốc đưa ra các "chứng cớ lịch sử" để nói rằng họ có chủ quyền ở nơi đây từ bao đời. Các giới chức chính quyền Trung Quốc còn nói rằng cả những khu vực đang có tranh chấp với Philippines cũng là lãnh thổ của họ.

Các nhà vẽ bản đồ và luật quốc tế thường đưa ra những lằn ranh giới rõ ràng. Tuy nhiên, trong vùng biển Ðông, những lằn ranh này lại thường chồng chéo lên nhau như của Việt Nam, Trung Quốc và Philippines.

Việc thăm dò địa chất để tìm dầu hỏa và các tài nguyên thiên nhiên khác lại làm nguy cơ bộc phát chiến tranh giữa các quốc gia trong vùng này trở thành điều dễ xảy ra hơn.

Các bãi đá ngầm và các hòn đảo nhỏ bé ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hiện là nơi các quốc gia liên hệ sử dụng tàu và các công sự phòng thủ để đánh dấu chủ quyền của mình.

Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1982 về Luật Biển định rõ việc ấn định lãnh thổ ngoài biển và quanh các hòn đảo, cũng như xác định vùng "đặc quyền kinh tế" (EEZ).

Tuy nhiên, công ước này không cho biết làm cách nào để giải quyết vấn đề EEZ bị chồng chéo lên nhau.

Khu vực EEZ có thể kéo dài ra tới 200 miles (khoảng 320 km) từ bờ biển một quốc gia, và trong khu vực biển Ðông tương đối nhỏ hẹp, điều này thường dẫn đến việc chồng chéo lằn ranh giới.

Khi đưa thêm vấn đề tranh chấp các hòn đảo đã có từ nhiều thế kỷ nay, biển Ðông lại càng là nơi dễ nổi sóng.

 

Nguồn: V. Giang (Người Việt)

Hacker TQ tấn công 1,500 trang web VN

In
Viết bởi nguo   
Thứ bảy, 11 Tháng 6 2011 00:00

HÀ NỘI (TH) – Sự căng thẳng trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc mấy ngày qua không chỉ trên biển Đông hay các cuộc biểu tình ở Sài Gòn, Hà Nội mà còn diễn ra 'cuộc chiến' trên mạng Internet.

Báo Tuổi Trẻ cho biết, 'Theo thống kê của một số diễn đàn tin học, đã có hơn 1,500 trang web của các cơ quan, đơn vị, công cụ tìm kiếm và cả của các doanh nghiệp VN bị tấn công trong những ngày qua.'

 

Đến ngày 9 tháng 6, nhiều trang web ở Việt Nam vẫn bị mất quyền kiểm soát và treo hình cờ Trung Quốc . (Hình: Tuổi Trẻ)

  
Theo báo này, vào ngày 9 tháng 6, 'tin tặc bắt đầu chuyển sang tấn công vào hệ thống phân giải tên miền website (DNS Server) để chuyển hướng website đến một địa chỉ khác theo ý thích của tin tặc và có thể chiếm luôn tên miền.'
'Trước đó ngày 8-6, trang web của Trung tâm biên phiên dịch quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao VN tại địa chỉ ntc.mofa.gov.vn đã bị tin tặc xâm nhập và treo cờ Trung Quốc, đồng thời thay đổi nội dung các liên kết phụ bên trái.'

Vẫn theo báo Tuổi Trẻ, 'Hàng loạt trang web khác cũng bị tấn công. Trong số đó, nhiều trang rơi vào tình trạng xuất hiện hình ảnh cờ Trung Quốc, nội dung viết bằng chữ Trung Quốc trên trang chủ.'

"Đến chiều 9 tháng 6, một số trang đã khắc phục được nhưng số còn lại vẫn trong tình trạng ngắt máy chủ để sửa chữa như trang ntc.mofa.gov.vn, gdt.gov.vn...'

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Võ Đỗ Thắng, giám đốc Trung tâm an ninh mạng Athena, nhận định 'các trang web đang bị tấn công một cách có tổ chức và có định hướng. 

'Theo ông Thắng, việc tấn công hệ thống phân giải tên miền rất nguy hiểm bởi DNS Server là điểm yếu, dễ tấn công nhưng để lại hậu quả rất lớn.'

Trung Quốc trả đũa?

Việc nhiều trang Web của Việt Nam bị tấn công được cho là hành động trả đũa của Trung Quốc khi một số website của Trung Quốc được nói bị hacker Việt Nam tấn công.

Theo Vietnamnet hôm Thứ Tư, đã có một số website của chính phủ Trung Quốc, với đuôi gov.cn, bị tấn công và hacker để lại hình ảnh cùng các thông điệp như 'Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam'...

Cho tới nay, một số website như của chính quyền thành phố Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, vẫn còn tê liệt.

Theo BBC, tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc hôm thứ Tư cũng đăng tin về việc hacker Trung Quốc đánh sập trang web của Trung tâm Biên Phiên dịch Quốc gia, thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam. (KN)

Tai nạn vì xe rửa đường


Sáng nay, trong lúc đứng chờ xe buýt thì tôi chứng kiến một vụ tai nạn từ cách đó không xa ập tới.

Hai chiếc xe máy lao vào nhau đổ kềnh ra đường, ba người thanh niên bắn lên vỉa hè sau đó đứng dậy nhìn chiếc xe. Trong lúc hai chiếc xe đổ xuống thì một chiếc xe buýt chạy sát qua. Ban đầu, tôi nghĩ vụ việc xảy ra là do sự cẩu thả của tài xế xe buýt khi đang phóng nhanh mà vẫn bẻ lái tạt vào bến xe buýt đón khách lên và cho khách trên xe xuống.

Mọi người quanh đấy đều đổ dồn nhìn về phía ba người thanh niên sau khi họ cũng có một trận bận rộn để tránh chiếc xe rửa đường cồng kềnh đang lao tới. Với tốc độ rửa nước mạnh khiến tất cả mọi người đang và chưa tham gia giao thông đều hốt hoảng tránh xa.

Lúc đó tôi mới nghĩ ra, nguyên nhân vụ tai nạn là do chiếc xe rửa đường, vì mải vượt lên để tránh nước rơi xuống đường bắn lên người, hai chiếc xe đã lao vào nhau trong một góc hẹp mà chiếc xe buýt gây ra góc hẹp đó.

Ba người thanh niên không cần sự giúp đỡ của ai đều có thể tự mình đứng lên ngay khi ý thức được mình vừa bị ngã. Và sau đó là một cuộc tranh luận họ dành cho nhau. Tất cả mọi người có mặt ở đó đều hướng về cuộc tranh luận giữa họ. Người thanh niên vận đồ đen áo sơ mi trắng đi xe ga nằng nặc bảo vệ mình đi đúng bởi anh ta đi trước. Hai cậu thanh niên ít tuổi hơn, nhận thấy mình có phần sai khi đâm vào đít xe anh ta không nói gì mà tỏ ra biết lỗi.

Cuộc tranh luận không dừng lại ở đấy khi người áo trắng xe ga nhất định đòi bồi thường thiệt hại bằng hành động dùng tay chỉ vào những bộ phận trên xe mà anh ta cho là hỏng hóc trong khi, hai cậu thanh niên không thấy sự hỏng hóc đó và nhất định không bồi thường.

Sự việc dằng co một hồi mặc dù tôi đoán, qua thái độ mỗi người đều đang vội. Và để chấm dứt sự việc ngoài mong muốn của cả hai, một người đàn ông trên đầu vẫn đội mũ bảo hiểm đi tới. Với thái độ vô cùng bực bội dành cho người đàn ông áo trắng xe ga, ông ta đã giải quyết sự việc rất nhanh với vai trò là người trung gian. Ngay sau khi ông quay vào cửa hàng sửa xe ngay cạnh đó, đám đông ba người được giải tán.

Người áo trắng xe ga quay xe đi nhưng vẫn giữ thái độ vô cùng bực bội sau khi hai cậu thanh niên tỏ thái độ xin lỗi bằng việc tự tay cầm dẻ lau sạch sẽ xe anh ta. Anh ta không khiến, giật lấy để phủi bẩn còn đang dính trên người. Không nói thêm một lời, lên xe anh ta lượn một mạch.

Hai cậu thanh niên đi sau gặp phải vấn đề. Thì ra xe họ hỏng chứ không phải người áo trắng xe ga. Nổ mãi mà không được, họ dắt vào cửa hàng sửa ngay đó.
Có vẻ như hỏng không nặng, nó chỉ bị chết máy thôi và sau khi người thợ cửa hàng sửa xe giúp đỡ, hai chàng thanh niên đã nổ máy phóng đi.

Câu chuyện về chiếc xe rửa đường khiến tôi liên tưởng tới một ngày cách đó đã lâu, cũng trên đoạn đường đó. Do tính chất công việc, tôi phải đi làm sớm, ở cái giờ cùng đám bọn học sinh đí. Hôm đó, cũng là câu chuyện tương tự của chiếc xe rửa đường.

Tôi đi sau và cố sau nó một đoạn để tránh nước bắn vào người. Trong khi tôi cực kỳ cảnh giác, đề phòng thì những người đi bộ trên vỉa hè cùng chiều lại không biết một tí gì chiếc xe đang lao tới và rồi vội vã chạy qua.

Buổi sáng thanh thản, họ đi chậm rãi như vừa đi vừa tranh thủ hít thở không khí trong lành của buổi sáng ban mai, thứ không khí hiếm hoi mà sáng mai mới lại có. Trong số đó, có cả những cô cậu học sinh, những người qua đường mang theo hành lý cồng kềnh. Tất cả họ đều hướng về phía bến Nam Thăng Long - nơi mà họ có thể tìm cho mình được những chuyến xe.

Chiếc xe rửa đường lao nhanh với tốc độ phụt nước mạnh khiến rất nhiều người tham gia giao thông bên cạnh hốt hoảng, người cố ngoi lên, đôi người cố thụt xuống. Nhưng những người không cảnh giác đang đi bộ trên đường thì chỉ biết đứng sững sờ khi chiếc xe từ đâu ập tới, vụt qua bỏ lại bãi chiến trường là toàn thân họ lấm lem bùn đất.

Tôi chứng kiến sự việc từ ngã tư Xuân Đỉnh cho tới lối rẽ vào đường Hoàng Quốc Việt, do đông hoặc hết nước, chiếc xe ngừng làm việc nữa. Chỉ một đoạn đường không xa đó nhưng để lại rất nhiều sự bực tức trong tôi.

Một cô bé học sinh đang vội vã tới lớp khi đang muộn mà phải vội quay về nhà thay đồ. Một chàng trai vận bộ đồ sạch sẽ cho một chuyến đi xa trên người là cả một ba lô đầy ắp mà chỉ biết đứng lặng nhìn chiếc xe lao qua trong sự ngỡ ngàng khó lột tả khi nhìn xuống thấy người mình đầy bùn đất. Và còn biết bao nhiêu người đi bộ trên vỉa hè từ trước tiến lại, khi nhìn thấy chiếc xe, tất cả bỏ chạy thật xa vào bãi đất hoang bên đường chẳng khác cảnh chạy giặc thời chiến tranh.

Qua hai vụ việc, tôi nghĩ rằng, xe rửa đường là để rửa đường, nhưng vì đi cái giờ mà người dân đã ra đường, thậm chí tham gia giao thông không ít thì không đúng chút nào. Họ làm phiền phức cho bao người không chỉ chừng ấy mà còn cả những vũng nước còn đọng trên đường cứ đục lên, bắn tung tóe ra xung quanh khi người khác lao vì không còn chỗ nào để tránh

Không biết có nên không, nhưng tôi thực sự cần những người làm việc xã hội nên có ý thức một chút. Họ đã chạy cái giờ vốn không phải dành cho họ rồi họ còn vô tâm coi những người xung quanh như cây cỏ. Chiếc xe rửa đường thì quá to và cồng kềnh nên nó còn lấn chếm đường của những người tham gia giao thông.

Có lẽ cần quy định giờ họ rửa lúc nửa đêm hay gần sáng thì thích hợp hơn. Lúc nào cũng được nhưng đừng phải cái giờ mọi người đã tham gia giao thông.

Hà Yên