THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

06 June 2011

Phim tài liệu : Cuộc xuống đường phản đối Trung Quốc ngày 5-6-2011 tại Sài Gòn

Đường tới Lãnh Sự Quán Trung Quốc Tại Sài Gòn  

Lê Dân (danlambao) - Lời đầu tiên Lê Dân xin chân thành cảm ơn các bạn trong thôn Dân Làm Báo đã bỏ thời gian xem qua những bài viết của một người không chuyên như mình , chắc có còn nhiều thiếu sót và chưa được tốt mong quý vị khán giả tốt bụng  và dể tính rộng lòng bỏ qua cho. Sau nữa là Lê Dân rất cám ơn các bác, các chú, các anh, các chị ,và các bạn đã quan tâm ủng hộ khuyến khích người cầm viết không chuyên như bọn em, đó là niềm động viên lớn để chúng e tiếp tục "chắc tay bút, vững tay máy" hầu mang lại những bài tường thuật chính xác và hình ảnh  chân thật nhất  cho những bài viết trong các dịp sau.

Theo câu khẩu hiệu của em :


             " đâu cần Thanh Niên có  đâu khó có Thanh Niên".
Thanh niên không sợ khó chỉ sợ việc "quá khó" thôi :d , và đây là việc mình phải làm tiếp theo đó là up film như lời  Lê Dân đã hứa. Do mình vừa chụp hình vừa quay phim và  viết bài để cho báo lên khuôn kịp giờ xuất bản nên không có nhiều thời gian up lên hết, các công việc đó Lê Dân chỉ làm có một mình, với lại công cụ thô sơ nên tốn nhiều thời gian , không theo kịp tình hình thời sự mong các bạn thông cảm.

Đến hôm nay chắc nó không còn là tin thời sự mà mọi người mong đợi nên mình tạm gọi nó là tập phim  tài liệu "cuộc xuống đường của Sinh viên phản đối Trung Quốc về Trường Sa và Hoàng Sa ngày 5-6-2011 tại Sài Gòn"











Tập 1 : Lúc này đoàn người đang băng qua công viên 30-04 đi ngang qua Dinh Độc lập.

Tập 2 : Ngay ngã tư Đinh Tiên Hoàng rồi quẹo về đường Nguyễn Thị Minh Khai , nhằm hướng tòa Lãnh Sự Quán Trung Quốc mà ban

Tập 3 : đoạn phim trên đang quay lúc mọi ngườii bị chặn tại ngã tư đường Nguyễn Thị Minh Khai và Phạm Ngọc Thạch , cách Tòa Lãnh Sự Quán Trung Quốc đúng bằng 50 bước chân , chỉ cần băng qua đường là đến nhưng tiếc là mọi người không vượt qua được ngã tư vì không vượt qua trò chơi "đi vượt rào".

Tập 4 : Đoạn phim trên đang quay cảnh ngài Trung Tướng Hải Quân đang độc thoại diễn thuyết, các bạn Sinh Viên đang ngồi xuống lắng nghe lúc đầu rất trật tự nhưng tới lúc sau bức xúc cũng phải lên tiếng , có 1 số câu nói bình thường nhưng rất cảm động vì sự chân tình mình ví von nó giống như hòn đá ném vào mặt nhưng ai quay lưng lại với Tổ Quốc như là : "tranh thủ phát động phong trào góp đá Trường Sa, nhập ngũ đầu tiên khi có chiến tranh người dân bình thường Nguyễn Đức Huy, có ăn cá không ? có ăn cá mà ngư dân bắt " .


Phó Đô Đốc Hải Quân CSVN nói chuyện với Sinh Viên



Sinh Viên Biểu tinh chống Trung Quốc và hiệu trưởng Đại Học Khoa Học, Xã Hội & Nhân Văn tại Sài Gòn 5/6/2011




Thể theo yêu cầu của các bạn cần thêm hình và film, mình xin cung cấp thêm nguồn film và hình từ người đồng hành với mình hôm đó , mình gặp ngã tư đường Trần Cao Vân – Hai Bà Trưng. Tư tưởng lớn gặp nhau , "đồng thanh tương ứng , đồng khí tương cầu" mình đã cùng đi gửi xe cùng và hòa mình vào đoàn người. Trước khi vào đoàn người mình không quên xin số điện thoại để có gì cung cấp đến các bạn đọc các hình ảnh nóng hổi nhất "vừa thổi vừa xem" , nhưng mình mới nhận được trưa nay nên giờ mới tập hợp gửi đến cho các bạn xem được.














Lê Dân  - TTX Lê Dân , từ Sài Gòn – Việt Nam.





PS : Blog bài viết của mình về sự kiện trên : http://my.opera.com/MrBright/blog/show.dml/30946492


Thân chào các bạn trong thôn Dân Làm Báo , chúc các bạn sức khỏe !


free counters

Giảng viên Mỹ tham gia biểu tình chống Trung Quốc

2011-06-05

Trong đoàn người biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam và cắt cáp của tàu Bình Minh 02 thăm dò dầu khí của Petro Vietnam hôm ngày 5 tháng 6, có một giảng viên người Mỹ đang dạy tại một đại học ở Sài Gòn. Đó là anh Alex người bang New York.

Kami's blog

Biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn hôm 05/06/2011.

Gia Minh hỏi chuyện anh Alex về việc tham gia cuộc biểu tình với những người Việt vào ngày hôm qua. Trước hết anh cho biết cơ duyên đến với sự kiện đó:

Đoàn kết

Alex: Một số bạn bè của tôi cho biết, và tôi cũng biết nhiều người khác hay rằng sẽ có chuyện diễn ra hôm nay.

Gia Minh: Anh có thể kể lại anh tham gia cuộc tuần hành biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh hôm nay ra sao?

Alex: Đầu tiên, cuộc tuần hành khởi sự tại Tòa tổng lãnh sự Trung Quốc. Lúc đó chỉ có nhóm nhỏ thôi, và tôi đứng quan sát. Sau đó họ bắt đầu tuần hành qua những đường thuộc trung tâm quận 1, Sài Gòn; nhiều người cùng đi theo đoàn người, và tôi cũng đi theo họ.

Gia Minh: Khi tham gia với họ như vậy, ông thấy tình cảm của họ lúc đi tuần hành thế nào?

protest-against-china-06052011-2-250.jpg
Tại TP.HCM, đoàn biểu tình tuần hành trên tất cả các tuyến đường dẫn đến Lãnh sự quán TQ, lượng người tiếp tục kéo đến chật kín cả đoạn đường, kéo dài từ Nhà Thờ Đức Bà đến Đại sứ quán Mỹ, và càng lúc càng đông hơn. Dan Lam Bao's blog.
Alex: Tôi nghĩ họ mang tâm trạng phản đối. Theo tôi họ không đồng ý với nhiều việc Trung Quốc đang tiến hành. Họ bày tỏ tiếng nói của họ về việc Trung Quốc vi phạm luật quốc tế.

Tôi thấy thật tốt khi người dân xuống đường tuần hành bày tỏ sự phản đối của họ một cách công khai. Điều đó theo tôi vô cùng quan trọng.

Gia Minh: Anh có thể áng chừng số lượng người tham dự tuần hành hôm nay ở thành phố Hồ Chí Minh hay không?

Alex: Khó mà có thể đưa ra con số chính xác, lý do có lúc một số người đi xe máy nhập vào đoàn tuần hành. Bản thân tôi thực sự cũng có hỏi những người ở đó họ thấy có bao nhiêu người tham dự, họ trả lời chừng từ 1000 cho đến 7000 người. Theo tôi không đến bảy ngàn người đâu, nhưng có thể nói đông người tham gia.

Khi đến ngay trước bùng binh chợ Bến Thành cũng chật người, nên chắc chắn có thể nói có cả ngàn người, chứ không phải ít.

Gia Minh: Những biểu ngữ, khẩu hiệu mà họ mang theo là gì?

Họ cho biết đó là 'Trung Quốc hãy ngưng xâm phạm vùng biển của chúng tôi', 'Hoàng Sa, Trường Sa không phải ao nhà của Trung Quốc', 'Hòa bình, công bằng'.

Alex

Alex: Có nhiều biểu ngữ và khẩu hiệu trong tay của những người tuần hành. Các biểu ngữ và khẩu hiệu đó viết bằng ba thứ tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Việt. Nhiều người mang theo cờ nước Việt Nam, ảnh Hồ Chí Minh.

Họ hô vang câu 'Hoàng Sa- Việt Nam, Trường Sa- Việt Nam', 'Việt Nam- Hồ Chí Minh'.

Tôi thấy một xúc cảm rất mạnh, một sự đoàn kết và hãnh diện, nơi họ. Tôi có hỏi một số người tham gia tuần hành những khẩu hiệu tiếng Việt nghĩa là gì? Họ cho biết đó là 'Trung Quốc hãy ngưng xâm phạm vùng biển của chúng tôi', 'Hoàng Sa, Trường Sa không phải ao nhà của Trung Quốc', 'Hòa bình, công bằng'.

Theo tôi thì không khí rất tốt, cuộc tuần hành không hề có tính chất bạo động, không giận dữ, chỉ nhằm ủng hộ đất nước mà thôi.

Trung lập

hnsg-250.jpg
Thanh niên sinh viên Việt Nam thể hiện quyết tâm bảo vệ tổ quốc. Kami's blog.
Gia Minh: Còn hành xử của công an và nhân viên an ninh theo dõi cuộc tuần hành thế nào?

Alex: Từ đầu công an muốn hạn chế nhóm biểu tình, nhưng rồi do đoàn người quá đông nên công an không thể làm gì khác thêm nữa, ngoài việc điều hành giao thông, bảo đảm mọi việc diễn ra an toàn.

Tôi nhận thấy chừng 50% số cảnh sát không hài lòng với chuyện đang diễn ra, nhưng đoàn biểu tình đông đảo gồm sinh viên, trẻ nhỏ, người già, và người qua đường nên cảnh sát phải lo giữ an ninh.

Cuối cùng công an, lực lượng an ninh cũng đóng hết mọi ngõ đến tòa tổng lãnh sự Trung Quốc trong mấy tiếng đồng hồ liền.

Dẫu vậy trong nhiều trường hợp, tôi thấy công an để cho người tuần hành tiếp tục đi. Họ không hành xử một cách thô bạo với người tuần hành.

Alex

Thực sự họ muốn đám đông giải tán. Tôi không thấy công an cầm biểu ngữ hay hô khẩu hiệu chống Trung Quốc, họ giữ thái độ trung lập. Dẫu vậy trong nhiều trường hợp, tôi thấy công an để cho người tuần hành tiếp tục đi. Họ không hành xử một cách thô bạo với người tuần hành.

Đến khi đoàn người còn ít thôi thì công an xuất nhập cảnh đến nói với tôi nên rời khỏi đoàn biểu tình, và vì không muốn rắc rối nên tôi rời họ.

Gia Minh: Anh có nghĩ sẽ có thêm những cuộc tuần hành hay biểu tình như thế nữa?

Alex: Dường như hiện tình cảm của nhiều người dân đang rất cao. Tôi thấy cuộc tuần hành 100% là ủng hộ đất nước chứ không phải chống chính quyền. Tuy nhiên theo tôi , chính quyền Việt Nam quan ngại về mối quan hệ với Trung Quốc. Ở đây không có gì rõ ràng hoàn toàn cả, chưa biết Trung Quốc sẽ phản ứng về việc tuần hành, biểu tình hôm nay thế nào, nhưng chính quyền Việt Nam quan ngại về chuyện đó.

Gia Minh: Cám ơn anh về cuộc nói chuyện vừa rồi.

Theo dòng thời sự:

Vàng lên 38 triệu đồng một lượng

 

Chấp chới ngưỡng 37,9 triệu đồng một lượng vào sáng nay, giữa phiên, vàng bật lên 38 triệu đồng một lượng và tăng liên tục. Đến cuối ngày, giá vẫn trụ vững mức cao nhất sau đợt tăng giá kỷ lục hồi cuối tháng 2.
> Vàng suýt cán mốc 38 triệu đồng

Tại Hà Nội, lúc 12h trưa 6/6, vàng đứng giá 37,91-38 triệu đồng (mua vào - bán ra). So với sáng nay, mỗi lượng vàng đã tăng thêm 60.000 đồng chiều mua và 50.000 đồng chiều bán.

Tương tự, giá kim loại quý này tại TP HCM cũng được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng, phổ biến 37,97 triệu đồng chiều thu mua và 38,03 triệu đồng chiều bán. Mỗi lượng vàng có chênh lệch từ 60.000 đồng đến 120.000 đồng ở chiều bán ra, mua vào so với buổi sáng.

Tuy nhiên, càng về chiều, giá vàng càng tăng mạnh. Lúc 14h30, nhiều doanh nghiệp tại TP HCM đã niêm yết giá bán ra ở mức 38,04 triệu đồng, trong khi tại Hà Nội, giá một số điểm đã bật lên 38,05 triệu đồng một lượng. Cuối ngày, vàng trong nước vẫn đứng giá với mức niêm yết lần lượt chiều mua và chiều bán tại Hà Nội là 37,96-38 và tại TP HCM là 37,96-38,02 triệu đồng.

Giá vàng cuối ngày vẫn bám trụ mức 38 triệu đồng một lượng. Ảnh minh họa: Tuệ Minh
Giá vàng cuối ngày vẫn bám trụ mức 38 triệu đồng một lượng. Ảnh minh họa: Tuệ Minh

Giữ đà tăng chậm, vàng thế giới giằng co ở ngưỡng 1.546 USD một ounce lúc 12h trưa nay (giờ Việt Nam). Tuy nhiên, đến 13h50, bất ngờ trên bảng điện tử Kitco.com, giá vàng giao ngay đạt 1.547,7 USD mỗi ounce. Càng giữa phiên giao dịch (theo múi giờ New York), giá càng có xu hướng giảm. Lúc 17h chiều, vàng thế giới đứng vững mức trên 1.544 USD mỗi ounce.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong tháng 5 tăng lên 9,1% thay vì đứng mức 9,0% như hồi tháng 4. Điều này khiến cho niềm tin vào sự phục hồi kinh tế của quốc gia này chững lại, đẩy đồng đôla rơi vào khoảng lặng, khi để mất giá trị so với đồng tiền chung châu Âu. Giá vàng thế giới được dự báo không ngừng đi lên cũng một phần bởi lý do này. Theo phân tích của một số chuyên gia kinh tế, trong tuần này, có khả năng vàng sẽ đạt mức 1.550 USD một ounce.

Không duy trì giá cao ổn định, song trong một khảo sát Bloomberg tiến hành với 17 nhà đầu tư, chuyên gia vàng, có đến 88% trong số này (15 người) cho rằng giá vàng vẫn tiếp tục tăng. Hai người còn lại, một trung lập, người còn lại dự đoán vàng sẽ giảm.

Bên cạnh đó, việc quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust tăng cường mua vàng trong suốt những tuần gần đây càng củng cố niềm tin của các nhà đầu tư rằng giá kim loại này còn tiếp tục tăng cao hơn nữa.

Tuệ Minh

Chiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc

Tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng. Ảnh: T.D.
Tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng. Ảnh: T.D.

"Nếu các nước ASEAN không thống nhất quan điểm, Trung Quốc sẽ có nhiều lợi thế để thực hiện chiến lược của mình, phân hóa ASEAN, tiến tới giành quyền kiểm soát thật sự trên Biển Đông", Tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng phân tích.
> Toàn cảnh vụ Trung Quốc xâm phạm Việt Nam

Tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng, Khoa Pháp luật quốc tế - ĐH Luật Hà Nội, từng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về Luật Biển tại Bỉ. Tòa soạn trích đăng bài viết của ông gửi đến VnExpress nhân sự kiện tàu Bình Minh 02.

Đánh giá mục đích chiến lược của Trung Quốc

Về phương diện pháp lý quốc tế, Trung Quốc không thể biện minh cho hành vi vi phạm luật quốc tế của ba tàu hải giám Trung Quốc. Vậy mà Trung Quốc vẫn "ngang nhiên" cho rằng những tàu đó đang thực hiện "hoạt động chấp pháp bình thường" trên biển. Kết nối sự kiện tàu Bình Minh 02 với các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian qua, có thể thấy rõ cách hành xử và ý định của Trung Quốc.

Thử thái độ Việt Nam và các nước ASEAN: Với hành động trực tiếp xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Trung Quốc đã tiến thêm một bước mới trong "phép thử" Việt Nam và ASEAN để dần "hiện thực hóa" tham vọng tại Biển Đông, nhằm khẳng định cái mà Trung Quốc gọi là "chủ quyền" của họ. Mức độ phản ứng của Việt Nam và ASEAN trong trường hợp này sẽ là cơ sở để Trung Quốc xem xét các bước đi tiếp theo. Nếu Việt Nam phản ứng không dứt khoát, không kiên quyết bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình; nếu ASEAN giữ quan điểm "không can thiệp" và nếu các quốc gia Đông Nam Á chỉ đứng ngoài "quan sát", Trung Quốc sẽ tiếp tục có những hành động tương tự trong thời gian tới. Với lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, ASEAN cần chứng tỏ vai trò của một tổ chức quốc tế khu vực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia thành viên.

Ảnh: BNG.
Vị trí tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp địa chấn. Ảnh: Bộ Ngoại giao.

Mục tiêu hiện thực hóa "đường lưỡi bò", tiến tới bá chủ trên Biển Đông: Trong thời gian qua, Trung Quốc thường thực hiện các hành vi "gây hấn" tại những vùng biển tranh chấp. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc công khai phá hoại, cản trở hoạt động thăm dò khai thác dầu khí bình thường của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, đồng thời "ngang nhiên" tuyên bố đó là "khu vực tranh chấp", "khu vực thuộc quyền quản lý" của Trung Quốc. Hành động trên cho thấy Trung Quốc đang cố tình đánh lạc hướng dư luận, khiến cộng đồng quốc tế hiểu lầm Việt Nam và tình hình trên Biển Đông. Đây là bước leo thang mới của Trung Quốc, thể hiện rõ tham vọng kiểm soát toàn bộ vùng biển này mà trước hết là mục tiêu của Trung Quốc trong việc: biến việc tàu hải giám Trung Quốc thực hiện hành vi vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam thành việc tàu thăm dò Việt Nam xâm phạm vùng biển của Trung Quốc; biến các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, thiết lập phù hợp với quy định của Công ước Luật biển năm 1982, thành "vùng biển thuộc quyền quản lý" của Trung Quốc – một khái niệm chưa từng tồn tại và không được ghi nhận trong Công ước Luật biển năm 1982; biến khu vực không có tranh chấp, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, thành khu vực tranh chấp. Trung Quốc đang cố gắng tạo ra tiền lệ về tranh chấp trên một khu vực vốn không hề có tranh chấp, tiến tới "tranh chấp hóa" toàn bộ Biển Đông. Đây là chiến lược củng cố và hiện thực hóa yêu sách "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc đã chính thức tuyên bố năm 2009. Vì vậy, Việt Nam và các nước ASEAN cần có thái độ cương quyết trước "phép thử" của Trung Quốc.

Chiến lược "đàm phán" và "đe dọa sử dụng vũ lực" của Trung Quốc: Hành động của Trung Quốc trong vụ Bình Minh 02 là tương đối nhất quán với cách ứng xử của quốc gia này trong thời gian gần đây. Một mặt, Trung Quốc thể hiện ý định giải quyết thông qua đàm phán song phương, không muốn mở rộng vấn đề theo cách mà Trung Quốc gọi là "gây không khí căng thẳng", mặt khác Trung Quốc tiến hành các biện pháp "gây hấn" trên thực địa, ra dấu hiệu mạnh mẽ về quân sự để khẳng định vai trò của mình. Chiến lược này được Trung Quốc áp dụng không chỉ đối với Việt Nam mà đối với các quốc gia ASEAN khác. Vì vậy, nếu các nước ASEAN không thống nhất quan điểm, Trung Quốc sẽ có nhiều lợi thế để thực hiện mục tiêu của mình, phân hóa các nước ASEAN, tiến tới giành quyền kiểm soát thật sự trên Biển Đông.

Các giải pháp cho Việt Nam

Là thành viên của Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Luật biển năm 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC), Việt Nam luôn tuân thủ các quy định của luật quốc tế, kiên trì con đường hòa bình, giải quyết các vấn đề phát sinh trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Đối với các tranh chấp trong Biển Đông, Việt Nam luôn giải quyết bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và không có hành động làm phức tạp thêm tình hình.

Tuy nhiên, tại các vùng biển không phải là khu vực tranh chấp, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, Việt Nam có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp với quy định của Công ước Luật biển năm 1982 để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, buộc các chủ thể vi phạm phải tuân thủ và tôn trọng. Điều 73 của Công ước quy định "Trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền (…) của vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có thể thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà mình đã ban hành theo đúng Công ước".

Trước tham vọng kiểm soát Biển Đông, hiện thực hóa "đường lưỡi bò" của Trung Quốc, Việt Nam cần có những biện pháp thích đáng ở các cấp độ khác nhau: song phương, khu vực và toàn cầu. Một măt, chúng ta kiên trì theo đuổi các biện pháp hòa bình, phù hợp với quy định của luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển năm 1982, nhưng kiên quyết, không khoan nhượng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đã được Công ước thừa nhận.

Mặt khác, Việt Nam cần sử dụng hiệu quả cơ chế khu vực, thông qua vai trò của ASEAN để giải quyết vấn đề Biển Đông. Với tư cách là tổ chức quốc tế khu vực Đông Nam Á, ASEAN cần có tiếng nói, thể hiện rõ quan điểm đối với hành vi vi phạm luật quốc tế của Trung Quốc, xâm phạm đến quyền chủ quyền và quyền tài phán của một quốc gia thành viên ASEAN – Việt Nam. Trên thực tế, Trung Quốc đã, đang và sẽ áp dụng chính sách vừa "xoa dịu", vừa "đe dọa" đối với từng quốc gia thành viên ASEAN để thực hiện tham vọng tại Biển Đông. Vì vậy, sự đồng thuận của 10 quốc gia ASEAN trong thời điểm này là hết sức cần thiết, và đó sẽ là một điểm tựa vững chắc để đối phó với chính sách ngày càng leo thang của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tranh thủ sự ủng hộ của các nước tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt là Liên hợp quốc để cộng đồng quốc tế hiểu đúng về tình hình Biển Đông, hiểu đúng chiến lược "tranh chấp hóa" Biển Đông của Trung Quốc, cũng như hành vi vi phạm của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Dưới góc độ luật quốc tế, Việt Nam và Trung Quốc có thể thỏa thuận đưa vụ việc ra giải quyết tại cơ quan tài phán quốc tế. Trong trường hợp không có thỏa thuận của Trung Quốc, Việt Nam có quyền khởi kiện theo cơ chế của Công ước Luật biển năm 1982, buộc quốc gia này bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.

Tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 sáng 26/5. Ảnh: Mỹ Giang
Tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 sáng 26/5. Ảnh: Mỹ Giang

Trong vụ Bình Minh 02, tàu hải giám Trung Quốc thực hiện hành vi cắt cáp, cản trở hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của tàu Bình Minh 02 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Đối với Việt Nam, hành động của Trung Quốc là vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, phù hợp với quy định tại các điều 56, 58, 76 và 77 của Công ước Luật biển năm 1982. Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng "việc phía Việt Nam tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển do Trung Quốc quản lý đã làm tổn hại lợi ích và quyền quản lý của Trung Quốc". Hành động của phía Trung Quốc là "hoạt động giám sát và chấp pháp trên biển" trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc. Như vậy, tranh chấp phát sinh giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến việc giải thích và áp dụng các điều 56, 58, 76 và 77 của Công ước về việc thực hiện quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đối với hoạt động thăm dò khai thác nguồn tài nguyên dầu khí ở đáy biển và lòng đất dưới đáy bên dưới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Tranh chấp này không liên quan đến các tranh chấp được đề cập trong tuyên bố ngày 25/8/2006 của Trung Quốc, cụ thể (i) không liên quan đến vấn đề phân định biển; (ii) không liên quan đến hoạt động quân sự; (iii) không liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học biển; (iv) không liên quan đến hoạt động đánh bắt hải sản và (v) không thuộc thẩm quyền của Hội đồng bảo an. Việt Nam và Trung Quốc đều không có tuyên bố lựa chọn các cơ quan tài phán nên sẽ được xác định là chấp nhận thẩm quyền của Tòa án trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước. Vì vậy, Việt Nam có thể chuẩn bị hồ sơ, khởi kiện Trung Quốc theo thủ tục trọng tài nói trên.

Tóm lại, việc Trung Quốc cho tàu hải giám căt cáp thăm dò, cản trở hoạt động của tàu Bình Minh 02 khi tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là hành vi vi phạm nghiêm trọng Công ước Luật biển năm 1982. Tuy nhiên, đây có thể chỉ là bước "khởi đầu" của chiến lược hiện thực hóa "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Trước nguy cơ này, Việt Nam cần thể hiện thái độ kiên quyết, giải quyết mọi xung đột, mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhưng đấu tranh không khoan nhượng, thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia, mà cụ thể đã được ghi nhận trong Công ước Luật biển năm 1982.

Tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng

Bộ trưởng Công thương không nhân nhượng ôtô nhập khẩu

Cho rằng nhập khẩu xe hơi tiêu tốn tới 1 tỷ đôla mỗi năm lại chỉ phục vụ lượng nhỏ người tiêu dùng, Bộ trưởng Công thương - Vũ Huy Hoàng cho rằng việc "siết" ôtô ngoại là cần thiết và nhiều nước khác đã áp dụng.
>Doanh nghiệp ôtô muốn đối thoại với Bộ Công Thương
>Vẫn siết xe ngoại nhưng cân nhắc gỡ khó thủ tục

Tại buổi giao ban trực tuyến 6/6, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho hay, mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu 30.000 ôtô, loại dưới 9 chỗ ngồi. "70 triệu nông dân của Việt Nam không mua xe này", ông Hoàng nói.

Thị trường Việt Nam từng diễn ra cuộc chạy đua nhập xe siêu sang. Ảnh: roadandtrack.

Theo người đứng đầu ngành Công thương, hiện nay, hạ tầng giao thông của Việt Nam còn nhiều bất cập. Trong khi đó, việc ôtô nhập khẩu về thị trường nhiều lại không rõ nguồn gốc, xuất xứ, dẫn đến tai nạn giao thông ngày một tăng cao. Do vậy, việc áp dụng một số thủ tục nhập khẩu là cách tốt nhất để bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời chống gian lận thương mại, đảm bảo ổn định vĩ mô, an sinh xã hội.

"Trên thế giới nhiều nước đã áp dụng hạn chế nhập khẩu. Quy định này mang tính chất bắt buộc pháp lý, trong khi Việt Nam đến giờ mới áp dụng", ông Hoàng nhấn mạnh.

Ý kiến của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đưa ra tại cuộc họp giao ban một lần nữa khẳng định thái độ không nhân nhượng đối với xe nhập khẩu. Thậm chí, bổ sung thêm cho quan điểm của Bộ trưởng Hoàng, Vụ trưởng Vụ xuất nhập khẩu, Bộ Công thương - Phan Văn Chinh còn viện thêm thông tin về tính "bát nháo" của thị trường xe nhập khẩu.

Ông Chinh cho hay, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/5, cả nước đã nhập khẩu 18.000 xe, loại dưới 9 chỗ ngồi. Trong đó, có tới 200 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu. Như vậy, tính trung bình một tháng, mỗi doanh nghiệp nhập chưa đầy 20 chiếc.

Theo quy định tại thông tư số 20, các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô mới nguyên chiếc về thị trường phải có giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, phân phối của chính hãng sản xuất hoặc hợp đồng đại lý chính hãng. Giấy ủy quyền này phải do cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài chứng nhận. Các loại giấy tờ này theo các nhà nhập khẩu xe hơi nhận định là không thể có được. Nếu có thì thủ tục xin cấp cũng nhiêu khê và cực kỳ khó.

Do vậy, hồi tuần trước có ít nhất 100 doanh nghiệp nhập khẩu xe hơi không chính hãng đã gửi văn bản kiến nghị các cơ quan chức năng vì lo ngại chính sách này sẽ khiến khoảng 1.700 doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ phá sản.

Các doanh nghiệp cho rằng việc ban hành thông tư 20 là phù hợp với thực tế nhằm thiết lập lại thị trường, dẹp bớt các salon xe hơi nhỏ lẻ gây nhiễu về chất lượng và giá. Tuy nhiên, Bộ Công thương cần có lộ trình thực hiện để tránh gây cú sốc mạnh, đẩy đại bộ phận doanh nghiệp vào tình thế khó khăn.

Trong đơn kiến nghị gửi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp cũng bày tỏ lo ngại chuyện "đi đêm" giữa các doanh nghiệp để mua giấy phép nhập khẩu. Khi chuyện mua - bán hạn ngạch nhập khẩu xảy ra, doanh nghiệp phát sinh thêm chi phí thì hậu quả hơn ai hết sẽ là người tiêu dùng. "Như vậy, mục tiêu kiềm chế lạm phát và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Thông tư 20 đều không đạt được", văn bản kiến nghị nêu rõ.

Theo các doanh nghiệp nếu thông tư 20 được áp dụng, sẽ có các biến động lớn liên quan đến ôtô nhập khẩu như: Khách hàng không còn quyền lựa chọn nhà nhập khẩu thứ hai với cùng một mẫu xe; sẽ có nhiều mẫu xe khách hàng muốn mua cũng không có bởi các liên doanh chỉ nhập một số mẫu xe nhất định.

Thêm vào đó rất có thể các nhà nhập khẩu sẽ nhập các model lỗi mốt, không bán được ở các nước khác về cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam với giá cao... "Có rất nhiều nguy cơ để ôtô nhập khẩu có thể bị làm giá, tăng giá: Do khan hiếm hàng, do độc quyền ... và tất nhiên là "gánh nặng" đó cuối cùng sẽ đổ vào người tiêu dùng", doanh nghiệp kiến nghị thêm.

Hồng Anh - Hoàng Lan

'Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền'

"Việt Nam yêu chuộng hòa bình, nhưng khi đứng trước nguy cơ mất chủ quyền thì nhân dân Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ nó", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trả lời VnExpress ngay sau khi trở về từ Hội nghị An ninh châu Á.
> Việt Nam đưa vụ tàu bị cắt cáp ra diễn đàn an ninh châu Á/ Hải quân Việt Nam tập luyện bảo vệ chủ quyền biển đảo

- Trong phát biểu chính thức tại Hội nghị An ninh châu Á vừa qua, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã đề cập đến vụ Bình Minh 02 như là một ví dụ cho thấy những phức tạp mới nảy sinh trên biển Đông. Ông có thể nói rõ hơn về điều này?

- Hội nghị An ninh Châu Á lần này có sự tham dự của một Tổng thống, 2 Thủ tướng, 28 Bộ trưởng Quốc phòng và gần 2.000 quan chức quốc phòng, học giả… Tại diễn đàn, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã có bài phát biểu ở phiên thứ 5 về "Đối phó thách thức an ninh mới trên biển". Dư luận đánh giá đây là bài phát biểu tốt, ở tầm cao chiến lược và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển, ổn định của khu vực.

Vụ tàu Bình Minh 02 đã được đưa vào phát biểu chính thức tại Hội nghị. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng trả lời câu hỏi của nhiều đại biểu, khẳng định sự sai trái của Trung Quốc trong sự việc này. Việc tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vào sâu tới hơn 80 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế là điều không chấp nhận được trong bất cứ văn bản luật pháp nào. Đồng thời, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhắc lại chủ trương Việt Nam trên biển Đông là kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế và công khai minh bạch để cộng đồng thế giới phân biệt đúng sai.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: N.H.
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ảnh: N.H.

- Đáp lại phản ứng của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, phía Trung Quốc cho rằng, đây là hoạt động chấp pháp bình thường và quân đội Trung Quốc không hề tham gia. Ông bình luận gì về phản ứng này?

- Tôi muốn khẳng định, vụ tàu hải giám Trung Quốc vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam là hành động xâm phạm trắng trợn. Đó là vụ hành xử bằng bạo lực, hành động bạo lực khoác áo dân sự. Hành động này của phía Trung Quốc chứng tỏ một điều chính người gây hấn cũng không có cơ sở pháp lý để giải quyết mà phải sử dụng đến bạo lực để phá hoại một hoạt động lao động hoà bình trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Sự việc này lại diễn ra sau một loạt hoạt động ngoại giao quan trọng của Trung Quốc, ngay trước thềm Hội nghị An ninh châu Á. Vì thế, đây còn là sự thách thức dư luận quốc tế. Cộng đồng quốc tế phải có trách nhiệm bảo vệ chân lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, không cho ai xé rào khỏi luật pháp.

- Thưa ông, những đối thoại và phát biểu chính thức tại Shangri La của các nước không thấy đề cập đến vụ việc tàu Bình Minh 02. Tại sao các nước ASEAN chưa nhìn nhận đây là vấn đề khu vực, chứ không chỉ là vấn đề Trung Quốc - Việt Nam?

- Đối với Việt Nam, hành động gây hấn vừa rồi của Trung Quốc là xâm phạm chủ quyền. Nhưng đối với quốc tế thì cần phải hiểu hành động này là phép thử để Trung Quốc biến cái gọi "đường 9 khúc" thành hiện thực. Và nếu các nước làm ngơ thì lợi ích của họ cũng sẽ bị xâm phạm. Nếu không làm cho phía Trung Quốc chấm dứt ý định đó, thì có thể những sự việc tương tự sẽ tiếp tục xảy ra. Vấn đề sẽ là sự việc xảy ra ở đâu, vào lúc nào, với ai, ở mức độ nào thôi.

Theo nhìn nhận của tôi, có lẽ đến thời điểm diễn ra Hội nghị, sự việc còn quá mới, các đại biểu chưa nắm đầy đủ thông tin, chưa hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Tôi tin rằng, sau những thông điệp của phía Việt Nam, các nước nhất là trong khối ASEAN sẽ nhìn nhận vấn đề này đúng bản chất hơn: Xuất hiện một nguy cơ là Trung Quốc đang đặt ra khuôn phép mới, cách hành xử mới với các nước trong khu vực để hiện thực hoá cái gọi là "yêu sách về đường 9 khúc". Hôm nay là Việt Nam thì ngày mai sẽ là nước khác. Tôi cho rằng, các nước trong khu vực phải xem xét lại đúng hay sai với tư cách là đối tượng trong tương lai.

- Trong bối cảnh các nước còn đang phân tán trong đánh giá, với tư cách là tướng quân đội, Việt Nam sẽ làm gì để sự việc Bình Minh 02 không tái diễn, thưa ông?

- Chúng ta sẽ áp dụng mọi biện pháp để duy trì sự ổn định và giữ chủ quyền, trong đó biện pháp nhất quán, cơ bản, lâu dài là giải quyết trong hoà bình. Chiến tranh là điều không ai muốn, tuy nhiên khi sự việc leo thang thì chúng ta cũng sẽ hành động chứ không thể ngồi im.

Hôm qua, tàu Bình Minh 02 tiếp tục ra khơi làm nhiệm vụ và việc chúng ta tăng cường đến 8 tàu bảo vệ cũng là một hành động cụ thể để ngăn chặn những hành vi xâm phạm khu đặc quyền kinh tế. Quân đội không trực tiếp tham gia. Tuy nhiên sẽ quân đội sẽ theo dõi sát sao để tránh xảy ra xung đột. Nếu đến mức xảy ra xung đột vũ trang thì nhất quyết quân đội tham gia để bảo vệ chủ quyền đất nước.

Chúng ta không nói suông, không thụ động ngồi im, nhưng cũng không bảo vệ chủ quyền một cách thiếu khôn ngoan mà phải dựa vào sức mạnh thời đại, đó là niềm tin, sự ủng hộ vào chân lý và khát vọng hoà bình của tất cả các nước, tất cả các dân tộc trong thế giới ngày nay. Ngay cả nhân dân Trung Quốc cũng vậy, họ rất yêu chuộng hoà bình và cũng mong muốn một hình ảnh tốt đẹp cho đất nước mình. Chúng ta sẽ sử dụng đúng luật pháp quốc tế và bảo vệ bằng được chủ quyền lãnh thổ, tài sản quốc gia. Với những cố gắng của chúng ta trong tuyên truyền, đấu tranh ngoại giao, đối thoại với Trung Quốc và tăng sức mạnh bảo vệ thì tôi tin sẽ không tái diễn sự kiện 26/5 lần nữa.

- Theo báo chí Trung Quốc, Hà Nội tự tin hơn sau phát biểu của Ngoại trưởng Hillary Clinton năm ngoái là Mỹ có lợi ích lâu dài tại biển Đông. Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại hội nghị Shangri La cũng tiếp tục khẳng định Mỹ không buông biển Đông. Theo ông, trong bối cảnh này, Việt Nam có lợi ích gì trong chiến lược này của Mỹ?

- Tôi có thể tự tin nói rằng, Việt Nam đủ khả năng để bảo vệ chủ quyền mà không dựa vào sức mạnh của một bên thứ ba. Chủ quyền là thiêng liêng không được phép đánh đổi. Chúng ta không để các nước lớn thỏa hiệp trên lưng mình.

- Ở bên cạnh một nước lớn như Trung Quốc"thường có hành động trái với tuyên bố" điều e ngại nhất của ông là gì?

- Tại Đối thoại Shangri La 10 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã có bài phát biểu rất hay, có tính xây dựng cao và được chuẩn bị kỹ lưỡng. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã đánh giá cao về nội dung bài phát biểu này. Tuy nhiên ngay trong Hội nghị, một số đại biểu đã bày tỏ sự băn khoăn về khoảng cách giữa lời nói và việc làm trên thực tế của Trung Quốc, đặc biệt là đặt nó bên cạnh một số vụ việc vừa qua. Chúng ta hy vọng, chờ đợi và ủng hộ những hành động sắp tới đây của Trung Quốc sẽ phù hợp với những tuyên bố tốt đẹp của Bộ trưởng Lương Quang Liệt.

Còn về sức mạnh của Trung Quốc - rõ ràng họ là một nước lớn, vừa qua đã đạt được những bước phát triển to lớn, toàn diện, trong đó có lĩnh vực quân sự. Chúng ta tôn trọng và ủng hộ sự phát triển ấy nếu nó đem lại sự phát triển hoà bình ổn định trong khu vực, củng cố tình hữu nghị đoàn kết giữa các nước. Còn trong trường hợp một thế lực nào sử dụng sức mạnh vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ thì chúng ta không thể khoanh tay, im lặng. Chúng ta kiên trì bằng biện pháp hòa bình, công khai minh bạch để dư luận nhân dân thế giới, trong đó có cả người dân Trung Quốc hiểu được Việt Nam là nước yêu chuộng hòa bình. Nhưng khi đứng trước nguy cơ mất chủ quyền thì nhân dân Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ nó. Đó là điều bất biến.

Năm 1945, khi các nước lớn ngồi phân chia lại thế giới sau Thế chiến thứ hai, hồi đó Mỹ cho rằng, đối thủ đáng gờm trong tương lai của Mỹ sẽ là Liên Xô và Trung Quốc. Nhưng có nhà tiên tri nào biết được rằng, hơn 30 năm sau, Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến tranh với một nước nhỏ, lạc hậu và khi đó còn chưa có tên trên bản đồ thế giới? Việt Nam thắng Mỹ, một lý do vô cùng quan trọng là nhờ nhân dân Mỹ đã đứng lên phản đối cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa đó.

Sức mạnh của chúng ta là chính nghĩa, là tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân thế giới, và lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

Phạm Hiếu - Nguyễn Hưng

Giờ sáng con mắt thì đã sắp xuống lỗ !

From: Do Quang <doquangnc@gmail.com>
Subject: [Nuoc_VIET] Đối thoại trước lãnh sự quán Trung Quốc - VC Huỳnh Tấn Mẫm nay đã sáng mắt
To: NguoiVietQuocGia@yahoogroups.com, Nuoc_VIET@yahoogroups.com, Tinhlam@yahoogroups.com, GoiDan@yahoogroups.com, VietNamHaiNgoai@yahoogroups.com, PhoNang@yahoogroups.com, diendanviahe@yahoogroups.com, DienDanChinhTri@yahoogroups.com, ThoVan@yahoogroups.com, Thica@yahoogroups.com
Date: Sunday, June 5, 2011, 7:11 AM

 
                               => http://quechoa.info/

Đỗ Trung Quân

Trước tòa Lãnh sự Trung Quốc

Đêm qua tôi bay chuyến cuối cùng từ Đà Nẵng về Sài Gòn. Các Anh Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Lập, Lê Hiếu Đằng hẹn "Sáng 5-6-20011 ở Sài Gòn". 6g 30 sáng 5-6: Người đến sớm nhất là anh A. Menras, tên Việt là Hồ Cương Quyết, người Pháp quốc tịch Việt. Hơn 30 năm trước, Menras đã treo cờ mặt trận trên tượng đài Thủy Quân Lục Chiến trước Hạ nghị viên Sài Gòn và giờ này đang ngồi cặm cụi viết biểu ngữ " Hòa bình và công lý cho Hoàng Sa- Trường Sa & biển Đông". Lần lượt các anh Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Lập, Lê Công Giàu, Lê Hiều Đằng, Nguyễn Quốc Thái và Giáo sư sử học ngoài 90 tuổi Nguyễn Đình Đầu, quần áo chỉnh tề, cùng có mặt. Hai chiếc taxi ra Nhà thờ Đức Bà, đồng hồ chỉ 8 giờ kém 15 phút.

Andre Hồ Cương Quyết đang viết biểu ngữ

 Đối thoại trước lãnh sự quán Trung Quốc

 Chúng tôi nhập vào một nhóm người trẻ đến sát Lãnh sự quán Trung Quốc xế bên Nhà Văn Hóa Thanh Niên số 4 Phạm Ngọc Thạch. Khu vực tràn ngập chốt chăn và cảnh sát chìm thường phục nhưng dễ nhận họ ra bằng máy bộ đàm. Nhiếu người thường phục đưa máy ảnh, điện thoại di động lên chỉa về phía chúng tôi. Cuộc đối thoại bắt đầu. Một chiếc áo thường phục hung hăng nhất: "Đề nghị giải tán, hoạt động phải có luật pháp". Anh Cao Lập, cựu tù Côn Đảo vốn nóng tính, hét to: "Pháp luật là để bảo vệ người dân và bảo vệ đất nước không phải để bảo vệ bọn Trung Quốc!". Tiếng vỗ tay ầm ĩ. Một người mặc thường phục khác tiến về anh Lê Hiếu Đằng [Cựu Phó Chủ tịch Mặt trận tổ quốc TP], anh Đằng chỉ mặt quát: "Anh đứng về phía nào, Việt Nam hay Trung Quốc?". Người mặc thường phục phải lùi lại. Anh Huỳnh Tấn Mẫm và tôi băng qua đường sang phía Nhà Văn Hóa Thanh Niên quan sát.

 Trụ sở của Đoàn thanh niên Cộng sản kéo cổng, vắng tanh, trừ những nhân viên an ninh. Trên sân thượng, Camera chỉa xuống thu toàn cảnh. Một người còn trẻ tiến đến nói: "Chú Q., chú Mẫm, khuyên dùm anh em, bày tỏ thế là được rồi, giải tán đi…". Đấy là một cán bộ thành đoàn tôi không biết tên, anh Huỳnh Tấn Mẫm nói: "Được là sao? lẽ ra Thành đoàn phải tổ chức cho thanh niên, Thành đoàn không dám thì thanh niên họ phải tự làm thôi!". Bên kia đường, các anh Lê Hiếu Đằng, Lê Công Giàu, Cao Lập, A. Menras dương cao các khẩu hiệu phản đối Trung Quốc. Một vài người lăm lăm dùi cui tiến đến chỉ vào mặt anh Lê Công Giàu, Huỳnh Tấn, Mẫm: "Đề nghị các chú giải tán!". Anh Lê Hiếu Đằng nói: "Hãy để cái dùi cui vào mặt bọn Trung Quốc. ". Chắc họ còn trẻ không biết, nhưng camera trên Nhà Văn Hóa Thanh Niên đã biết và báo cho ông Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư thường trực Thành phố. Một cán bộ Thành đoàn ra, nói: "Anh Ba Đua mời các anh vào nói chuyện". Anh Lê Hiếu Đằng khoát tay: "Chúng tôi không có chuyện gì để nói?". Ba mươi phút sau, đích thân ông Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Thành Tài xuất hiện, bắt tay và đề nghị chúng tôi vào trụ sở thành đoàn số 1 Phạm Ngọc Thạch để tiếp chuyện. Sau vài phút hội ý anh Lê Công Giàu , Huỳnh Tấn Mẫm ,Lê Hiếu Đằng , Cao Lập… đồng ý vào.

Từ trái qua: Đình Vượng, Vương Đình Chữ, cụ Nguyễn Đình Đầu, cựu "quan chức" Mặt trận Tổ quốc Lê Hiếu Đằng, Nhà thơ Đỗ Trung Quân, Nhà báo Nguyễn Quốc Thái, cô Trần Tử Vân Anh, Andre Hồ Cương Quyết, Huỳnh Tấn Mẫm – có thể khác tuổi tác, tôn giao, dân tộc, quá khứ, thậm chí cả chính kiến … nhưng cùng chung một tình yêu đất nước ( Các ảnh trong bài đều lấy từ Ba Sàm)

 Cuộc đối thoại trong trụ sở Thành đoàn TNCS TP

 Những nhân vật trụ cột của Thành ủy: Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Thị Quyết Tâm… có mặt đủ. Thái độ của ông Nguyễn Văn Đua và các thành viên được ghi nhận là nhã nhặn. Ông Nguyễn Chơn Trung [ Sáu Quang-Nguyên Bí thư Đoàn TNCS TP ] lại không được nhã nhặn, ông đập tay xuống bàn nói với ông Lê Hiếu Đằng : "Các anh muốn gì cũng phải có phương pháp đúng đắn". Ông Lê Hiếu Đằng [ môi giựt, tay run]: "Anh không phải dạy chúng tôi về phương pháp…". Ông Cao Lập đứng bật đậy: "Tôi không thể tưởng tượng hôm nay anh Sáu Quang tệ hại đến mức này".Ông Huỳnh Tấn Mẫm điềm đạm " Chúng tôi đã bày tỏ xong thái độ.Nếu nhà nước hiểu lòng dân chúng tôi sẽ ủng hộ, nếu không thì chúng tôi tiếp tục bày tỏ thái độ. " Ông Ba Đua vui vẻ gọi Andre Menras là " đồng chí ". Andre – Hồ Cương Quyết nói " đồng chí không có nghĩa là cùng trong đảng. Từ lâu nay tôi đứng về phía Việt Nam trong mọi cuộc chiến đấu chống sự bành trướng và xâm phạm chủ quyền VN, cuộc tuần hành này cũng trong tinh thần ấy…. "Cuộc đối có lúc khá thoại căng thẳng. Họ là những người từng đứng cùng một chiến tuyến chống Mỹ trước 1975. Ông Lê Công Giàu, cựu Phó bí thư thường trực Thành Đoàn, khét tiếng kiên cường trong tù đày, tra tấn. Ông Lê Hiếu Đằng, ngay cả khi đã giữ các trọng trách vẫn không vì phú quý vinh hoa, cứ theo lẽ phải mà đấu tranh. Ông Huỳnh Tấn Mẫm Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn, một người không chỉ nổi tiếng trong nước mà thành tích đấu tranh trước năm 1975 của ông còn làm tốn nhiều giấy mực của báo chí quốc tế.


 Lúc 13g 00, khi tôi rời điểm nóng, cuộc tuần hành vẫn tiếp tục trên các tuyến trung tâm. Trong đám đống ấy tôi nhận thấy những gương mặt "già" quen thuộc: nhà thơ Nguyễn Duy, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, giáo sư Tương Lai, Osin Huy Đức… tùy sức khỏe, người đi hết cả hành trình, người tham gia từng chặng. Buổi sáng ngày 5-6-2011 chắc chắn sẽ làm cho những người ngồi trong tòa nhà Thành đoàn và trong Tổng Lãnh sự Trung Quốc hiểu như thế nào là Việt Nam.

Tác giả gửi cho Quê choa

TRỊNH CÔNG SƠN VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG NẰM VÙNG

 

(Liên Thành)

   (3)

 

Những phân tích của CSQG Thừa Thiên Huế và suy nghĩ, ý kiến của tôi về Trịnh Công Sơn
     Là một cán bộ điều khiển TCS trong chiến địch xâm nhập vào hàng ngũ các tổ chức Cộng Sản tại Hu, trong một thời gian khá dài, BCH CSQG Thừa Thiên Huế và tôi có những nhận xét sau đây.
1- Mặc dầu hợp tác với cơ quan tình báo quốc gia nhưng trái tim của TCS  đã dành cho cộng sản.
2-Những xáo trộn chính trị, những cuộc biểu tình , đình công bãi thị, những ngày tuyệt thực, những đêm không ngủ, những màn văn nghệ đấu tranh  phản chiến, đòi hòa bình (như đòi kẹo? nghe thật là dễ! thật là ngây thơ!), đòi người Mỹ rút quân, của đám trí vận nội thành, diễn ra triền miên tại Đại Học Huế,  trên khắp ngỏ đường của cố đô. Công khai , hoặc bí mật, TCS đều góp tay vào.
3- Nỗi sợ lớn nhất trong đời TCS là sợ đi lính. Vì thế, bằng mọi giá, chấp nhận mọi điều kiện, để y được bao che trốn lính. Ngoài ra, để chắc ăn, TCS còn quyết tâm ve vãn các giới chức cao cấp của chính quyền VNCH thích nhạc của y, để cho y dễ dàng trốn lính. TCS đã trở thành con người hèn hạ thiếu tư cách
Trịnh Cung nói:
"TCS sai lầm với ngừoi Cộng sản như sau:
Không ở trong đường dây của một tổ chức và chịu sự lãnh đạo của một tổ chức đó."
      Phát biểu của Trịnh Cung hoàn toàn dựa trên cảm tính, không dựa trên sự kiện. Phát biểu này hoàn toàn sai sự thật.
     Ông Trịnh Cung, theo ghi nhận của CSQG, đã đổi tên từ Nguyễn văn Liễu ra thành Trịnh Cung, không chỉ bởi tình bạn với TCS, mà còn bởi quan hệ tình cảm với cô em gái TCS là Trịnh Vĩnh Thúy. Có thể vì mối ràng buộc tình cảm nhiều mặt đã che mờ sự sáng suốt, nên Trịnh Cung đã không biết rằng ông anh rễ hụt đang hoạt động cộng sản.
     Tôi xin xác định: Trịnh Công Sơn nằm trong tổ chức trí vận của cơ quan Thành Ủy Việt Cộng Huế hẳn hoi. Và cán bộ lãnh đạo chỉ huy TCS là Lê Khắc Cầm
      TCS đã nằm trong tổ chức nằm vùng tại Huế. Từng nhúng tay phối hợp giải thoát Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng phủ Ngọc Phan, theo chỉ thị của B5 và thành ủy. Sau này, những tên đại ác đó trở thành đao phủ thủ Tết Mậu Thân. TCS nghĩ gì khi viết và hát: "Chiều đi qua bãi dâu, hát trên những xác người, tôi đã thấy, những hố hầm, đã chôn vùi thân xác anh em…"
     Xin hỏi vong hồn TCS, ai chôn xác anh em? Ai đã đập đầu anh em? Và ai đã giúp giải cứu những đại đồ tể này, để trở về giết dân lành Huế? TCS có trách nhiệm trong chuyện này hay không? Xin hỏi vong hồn ông?
     Biết rất rõ ai gây ra chuyện thảm sát rùng rợn tại quê hương của chính mình, nhưng TCS sau đó vẫn tiếp tục hoạt động nằm vùng. TCS còn có trái tim không? Có tình nguời không? Rồi TCS vẫn viết nhạc phản chiến, mục đích phản đối chiến tranh một chiều. Có nghĩa là TCS chỉ phản đối cuộc chiến đấu của người đang phải tự vệ. Còn thì TCS ủng hộ và tiếp tay cho sự xâm lăng bằng vũ khí của CS đối với người dân Miền Nam. Như vậy, thử hỏi TCS có lương thiện không? Những lời lẽ mang tính triết lý về thân phận con người, trong nhạc TCS có thật sự từ trái tim anh ta?  Nó có chút tình người nào không? Hay chỉ là những giai điệu vay mượn dối trá, phục vụ cho ác quỷ?
    Trịnh Công Sơn phối hợp thưởng xuyên với lực lượng Sinh Viên Giải phóng thành phố Huế của trường Đại Học Huế, nhằm thi hành công tác dân vận, trí vận, qua những hội thảo, ca nhạc phản chiến. Tên tuổi đám CS nằm vùng có liên hệ chặt chẽ với y tôi đã viết ở phần trên.
    Theo Trịnh Cung, Trinh Công Sơn:
"Không dám thoát ly theo MTGPMN". Điều này hoàn toàn không đúng, bởi lẽ:
     Vai trò và trách nhiện của TCS rất quan trong trong việc gây suy sụp tinh thần yêu nước của nhiều tầng lớp thanh niên Miền Nam Việt Nam. Qua những bản nhạc phản chiến, TCS đã tạo được một tình trạng tâm lý ươn hèn chủ bại cho một số người Miền Nam. Một số khác phản ứng chống chính quyền, gây bất lợi về mặt chính trị cho quốc gia. Như vậy, TCS đã và đang thực hiện được sứ mạng mà CS rất cần thời bấy giờ
    Nếu TCS thoát ly, thì nhạc TCS sẽ bị chính quyền cấm. Và như thế thì làm sao có những buổi hội thảo chống chiến tranh? Làm sao TCS có thể đích thân tham dự, phổ biến nhạc phản chiến? Làm sao trở thành thần tượng, lôi cuốn đông đảo giới trẻ tham dự tại các trường Đai học Huế, Saigòn, Đà Lạt?
    Về phương diện nầy, ta thấy ngay, MTGP đã khôn ngoan để TCS ở lại hậu phương địch, có lợi nhiều hơn là rút TCS ra mật khu.
    Hơn nữa nếu TCS thoát ly ra mật khu, thì không phải tự ý y quyết định được, mà do Thành ủy Huế. Y không gặp nguy hiển như Tường và Phan, thì tại sao phải điều y ra mật khu? Trong khi nhu cầu hiện diện của y tại các đô thị, để hổ trợ cho các tầng lớp quần chúng đấu tranh, rõ ràng có lợi cho MTGP nhiều hơn. 
Có một vài sự việc liên quan đến TCS tôi vẫn thuởng nghe trên một số báo chí, diễn đàn tranh cãi bàn luận: 
1- Trinh Cung và một vài người đã: nói trong Mậu thân 1968 Trinh Công Sơn bị công sản giết hụt.
    Ai giết hụt TCS? Hoàng phủ ngọc Tường? Hoàng Phủ Ngọc Phan? Nguyễn Đắc Xuân?
    Ba tên ác quỹ này khi đó đang ở cánh Bắc của trận đánh Huế. Tức vùng chiến trận Quận I và Quận II. Cả ba đang say sưa lấy máu tươi, giết đồng bào vô tội, làm gì có thì giờ để mà sang quận III, nơi TCS trú ngụ? Mà nếu có qua được Quận III chăng nữa, thì cũng chỉ để ôm nhau vui mừng, cùng hát bài: "Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng". Vì TCS với bọn này "vừa là đồng chí, vừa là anh em mà"
    Tôi khi đó là phó Trưởng ty CSĐB, và là Quận trưởng quân III, vùng TCS trú ngụ. Vì vậy tôi biết rõ chuyện nầy lắm, xin đừng bịa đặt. 
    2-Ngày 30/4/1975 TCS cùng gia đình đã vào Phi trưởng Tân Sơn Nhất để đi cùng Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, nhưng TCS và gia đình đã bị ông Kỳ bỏ rơi. Lại một chuyện bịa đặt nữa.
     Ngày 28 tháng 4/ 1975 tôi gặp TCS tại một địa điểm đã hẹn trước, tại thành phố Saigon. Tôi nói với TCS:
- "Tôi là người sẽ đưa anh đi. Đã có phương tiện cho anh và gia đình. Mỗi người chỉ mang một xách tay nhỏ mà thôi".
TCS đã trả lời tôi:
- "Cám ơn Liên Thành, nhưng mình quyết định ở lại. Người cần đi là Liên Thành, nên đi gấp đi".
   Tôi chia tay TCS khoảng 11 giờ trưa ngày 28 tháng 4 năm 1975.
    Sáng 30 tháng 4 năm 1975 khi tôi đang ở trên tàu ngoài vùng biển Vũng Tàu, thì TCS hát bài "Nối Vòng Tay Lớn" trên đài phát thanh Saigòn. TCS đón những người anh em đồng chí của TCS vào thành phố, để nối vòng tay lớn của quỷ, của lạc hậu, nghèo đói, cơ cực. Người chỡ TCS đến đài phát thanh Saigon sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngoài Nguyễn Hữu Đống còn có Nguyễn Hữu Thái. Nguyễn hữu Thái là tên đặc công thuộc thành ủy Saigòn, thủ phạm tung lựu đạn giết chết Giáo sư Nguyễn văn Bông Viện trưởng Học viên Quốc Gia Hành chánh
    Cuộc chiến đã chấm dứt hơn 34 năm qua, nhưng vòng tay của qủy mà TCS đã mơ uớc để "nối vòng tay lớn" vẫn còn siết chặt vận mệnh dân tộc. Hẳn TCS dưới suối vàng vẫn còn vui lắm, vì có nhiều người vẫn còn ngưỡng mộ bài hát "Nối Vòng Tay Lớn" này!
  Cái phi lý của hồi kết thúc của cuộc chiến này, mà một người thuộc thế hệ một rưỡi như Bác sĩ Châu An Huy Thành, trong một bài viết, đã phải ngậm ngùi:
" Kể từ ngày 30/4/1975 đến nay, trong tâm khảm của tất cả ngừoi Việt Nam đều không nguôi câu hỏi: Tại sao Miền Nam lại thua? Tại sao cái đúng lại thua cái sai? Tại sao cái ác lại thắng cái thiện? Câu hỏi này không những đối với người Việt ở Miền Nam mà còn là câu hỏi cho cả thế hệ thanh niên lớn lên sau cuộc chiến tranh trong cả nuớc. Và mãi mãi sẽ là câu hỏi đau thuơng cho lịch sử việt Nam muôn đời sau".
   Tôi đã phải cúi mặt khi đọc câu hỏi này
   Phải, đúng, thế hệ của chúng tôi đã có lỗi với quê hương, với đồng bào. Chúng tôi đã để cho"Cái đúng thua cái sai. Cái ác thắng cái thiện".
   Thế nhưng chúng tôi đã thua vì không còn súng đạn, để chống lại súng đạn của toàn bộ lực luợng CS quốc tế. Chúng tôi có lỗi, nhưng chúng tôi cũng đã tận lực.
   Ai đã gây ra chuyện không còn súng đạn này? Truy nguyên câu hỏi, chúng ta phải nhận thấy rằng, cái đau của Miền Nam là đã có những kẻ thờ ma CS, nối giáo cho giặc. Đã giúp tạo ra những biến động chính trị tại Sài Gòn và tại Miền Trung. Lửa của những cuộc xuống đường, tự thiêu, đấu tranh bạo động, đã là nguyên nhân cho phong trào phản chiến quốc tế và tại Mỹ. Cuối cùng, một số kẻ phản chiến tại Mỹ trở thành những vị dân cữ, nghị sĩ.. thẳng tay cắt viện trợ cho Miền Nam, một xu cũng chẳng! CS đã đi bộ vào Miền Nam, ngồi xổm lên ngôi vị thống trị, gây bao tàn hại cho đất nước, bán đứng tiền đồ non sông cho Bắc Kinh.
   Trong suốt chiều dài cuộc chiến, Quân Lực VNCH, lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia, đã chế ngự được cái sai, họ đã bóp nát đựơc cái ác. Họ đã bảo vệ được bở cõi, bảo vệ được sinh mạng và tài sản của đồng bào. Thế nhưng, bên cạnh đó, là những kẻ lãnh đạo quân sự cũng như hành chánh, các vị gọi là " chính trị gia" đã ươn hèn xu nịnh, đã bợ đỡ những thế lực tôn giáo đen tối để được vinh thân. Họ nhắm mắt làm ngơ, mặc đầu biết rõ rằng, những kẻ lãnh đạo tôn giáo mà họ đang dựa vào, là những tên Việt Cộng nằm vùng. Như Trí Quang, Thiện Siêu, Đôn Hâu, Chánh Trực, Như Ý v..v… họ không dám cuỡng, dám chống lại bọn chúng. Vì chống lại, họ sẽ mất hết danh vong tiền tài chức tước. Họ thuần phục Trí Quang, Đôn Hậu, Thiện Siêu, Chánh Trực thuần phục thần linh.
     Ngoài những tên Cộng Sản đội lốt tu hành mà tôi vừa kể trên ,còn có một đám trí thức khoa bảng, sinh viên, đã được ông bà cha mẹ của bọn chúng dùng tiền bạc, dùng lúa gạo, dùng thực phẩn, dùng tinh hoa lễ nghĩa, đạo đức của miền nam nuôi nấng dạy dỗ, đào tào chúng nên người, để rồi, một sớm một chiều, chúng quay lại phản bội ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè, đi theo Cộng Sản. Chúng đem AK về thành phố bắn phá, sát hại đồng bào. Bọn này là ai? bọn chúng là đám VC nằm vùng, là đám thành phần thứ ba, là đám giáo sư và sinh viên tại Huế mà tôi đã nêu tên họ nhiều lần ở phần trên. Và tôi sẽ lập đi lập lại những cái tên này cho đến mãn đời tôi.  Điển hình là: Lê văn Hảo, Hoàng phủ ngọc Tuờng, Ngô kha, Trịnh công sơn, nguyễn đắc Xuân, Phan duy Nhân, Phạm thị Xuân Quế. Và quá nhiều.... 
    Từ sau 1963 đến 1972 đám VC đội lốt tu hành phối hợp với đám trí thức, SV cơ sở nội thành VC, đã phá nát miền nam, đặt biệt là Huế. Hậu quả của  những vụ tranh đấu của Trí quang 1966, vụ tàn sát đồng bào Huế trong Mậu Thân 1968, vụ mưu toan tổng nỗi dậy tại Huế vào 5/1972 để chiếm Huế làm thủ đô cho MTGPMN, trước khi ký hòa đàm Paris 1973, tất cả chính là con đường dẫn tới hậu quả đau thương của ngày 30/4/1975.
     Sau 30/4, TCS đã không đuợc sử dụng. Tình trạng này là chung cho tất cả nhóm chính trị thuộc cái gọi là MTGPMN, chứ không riêng gì TCS. Cũng may cho TCS, sau này gặp bà Phan Lương Cầm, vợ thứ hai của Võ văn Kiệt. Bà Phan Luơng Cầm Cầm là con nuôi của Thiếu úy Phan tử Lăng trong quân đội Pháp tại Huế. Sau này Phan tử Lăng trở thành đại tá trong quân đội Nhân dân của Võ nguyên Giáp. Bà Cầm say mê nhạc Trịnh Công Sơn, và nhờ đó, Trịnh Công Sơn được Sáu Dân, tức Võ văn Kiệt cứu vớt. Đời TCS bắt đầu sang một trang mới. Cất cánh giàu sang phú quí, quay lại hất hủi đám Trịnh Cung , Nguyễn hữu Đống và đám bạn bè tranh đấu cũ tại Huế, mà đã một thời tận sức ,tận lòng giúp đõ TCS và gia đình y,.
    Giấc mộng cưối đời của TCS là mong muốn trở thành đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam. Đúng như như Trịnh Cung đã viết trong bài "TCS và tham vong chính trị". Khi giấc mộng vàng này bị Hoàng Hiệp, chính trị viên của Hội Âm Nhạc thành phố HCM, và cũng là cán bộ trách nhiệm quản lý TCS ngăn chận, bóp nát, thì TCS tức giận, phản ứng bắng lời những lẽ tục tĩu mà tôi không dám lập lại. Nhưng tôi không hề ngạc nhiên là TCS đã nói như vậy. Xin đọc bài của TC để biết TCS đã nói gì với Hoàng Hiệp
    TCS muốn trở thành đảng viên CS chẳng phải vì lý tưởng hoặc thiết tha gì với đảng CS Việt Nam lúc đó nữa, mà vì quyền lợi của một đảng viên được hưởng khi còn sống và ngay cả khi đã chết.
   Những ngày bênh họan, gần kề cái chết, mong ước của  CTS là được an nghỉ trong nghĩa trang dành cho những đảng viên cộng sản.
    Ngày 1/4/2001 TCS trút hơi thở cuối cùng. Gia đình TCS và nhất là Trịnh Xuân Tịnh, người em trai thứ hai của TCS đã vất vả chạy chọt, để cho TCS đuợc an nghỉ tại nghĩa trang dành cho đảng viên CS trong thành phố Sài Gòn, nhưng đã thất bại.
     TCS bị chôn tại nghĩa trang Gò Dầu Hạ. Đó là nghĩa trang bình thuờng, không như uớc muốn. Nơi an nghỉ của những người mà bọn cộng Sản thường gọi là Ngụy Quân , Ngụy Quyền, Ngụy dân của chính quyền cũ. 
     Ba mưoi bốn năm đã trôi qua, nhiều tranh luận về "thiên tài" TCS,  hắn là ai? là Quốc gia hay Cộng sản?
    Là người, vì lý do nghề nghiệp, cùng thế hệ, tuổi đời suýt soát nhau, TCS là bạn của anh tôi, thành phố Huế lại nhỏ, nên tôi biết rất rõ và sâu về TCS. Nhưng tôi vẫn im lặng. Không phải vì sợ khi phải đụng đến "Thiên tài" Trịnh Công Sơn của một số không nhỏ những người đã và đang hết lòng xuýt xoa ngưỡng mộ, mà thật tình vì trong lòng xem thường TCS.
    Bất hạnh thay quê hương xứ Huế và đất nước Việt Nam lại có "thiên tài" kiểu này. Đã từ lâu rồi, ít khi tôi muốn nhắc đến tên TCS. Rất nhiều người hỏi tôi về TCS, vì họ biết là tôi biết tận kẻ răng chân tóc toàn bộ nhóm nằm vùng Huế. Họ muốn tôi xác nhận TCS là ai? Có hoạt động CS không? tôi chỉ cười mà không nói. Thật ra thì cũng có phần muốn chờ xem có ai đó ngoài tôi ra, nói lên điều này. Bởi vì tôi tin rằng, tôi không phải là nguời duy nhất biết con người thật của TCS
     Nhưng sau hai bài viết của Trịnh Cung, và anh Bằng Phong Đặng văn Âu, gây tranh luận giữa hai phe chống và bênh TCS, tôi quyết định nói ra toàn bộ sự thật. Vì bản thân hai bài viết cũng như rất nhiều ý kiến về TCS đều thiếu sót, mù mờ. Cũng dễ hiểu, vì cả hai tác giả trên có lẽ đều không biết nhiều, biết sâu về TCS, thì làm sao độc giả có thể tìm cho mình một thái độ, một lý do nào đó để tiếp tục, hoặc yêu, hoặc hận. Vì thế mà tôi đã phải nói ra những gì mà tôi biết, rồi quý vị và lịch sử tùy nghi suy nghĩ. Yêu vẫn cứ yêu, ghét vẫn cứ ghét. Không sao cả!.
    Hay là quý vị có thể bình tĩnh hơn, để đánh giá và chọn cho mình một thay đổi tình cảm nào đó?    
     Đương nhiên, những gì tôi vừa trình bày trên sẽ gây sóng gió đụng chạm. Con người bình thường ai cũng muốn sóng yên biển lặng, tôi cũng không khác. Nhưng vì là người mang bản chất đương đầu, thấy việc sai trái khó thể làm ngơ, thì giữa sự thật và sóng gió, tôi chọn sự thật.
    Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm những gì tôi nói về TCS . Tôi sẵn sàng tranh luận với bất kỳ cá nhân nào, tổ chức nào muốn cùng tôi tranh luận về TCS ở bất cứ nơi nào, ngày giờ nào, trên các diễn đàn công luận. Nhưng tôi sẽ không tranh luận với bất cứ ai chỉ dùng bút danh, bút hiệu mà không có tên tuổi lý lịch thật, cũng như những ai không có những quan hệ ràng buộc tuơng đối với TCS, để có thể đưa ra những thông tin khả tín. Bởi vì nếu như thế, thì tôi xin trả lời như thế này: tục ngữ VN mình có câu: " nói chuyện với cái đầu gối còn sướng hơn"
   Có một điều làm tôi áy náy. Đó là khi nghĩ đến người bạn, người đồng đội cũ, một người rất dễ thưong, đại úy Trịnh Công Hà. Xin cho tôi gởi một lời xin lỗi độc nhất đến người bạn thân này
  "Xin lỗi Trịnh Công Hà. Tôi không còn cách nào khác, tôi phải nói ra sự thật. Mất miền Nam là trách nhiệm của chúng ta. Tôi và bạn cùng chung lý tưởng và chiến tuyến. Nhưng bất hạnh thay, anh của bạn thì không. Anh của bạn đã nối giáo cho giặc, rồi thì giặc bán đứng giang sơn!. Tôi có còn chọn lựa nào không?,
    Trịnh Công Hà! Xin lỗi bạn.
Và có ai đó đặt câu hỏi cho tôi là sao không viết khi TCS còn sống? Sao không để TCS yên nghĩ. Thưa quý vị, tôi khó có thể viết khi TCS còn sống là bởi TCS có nhiều khả năng vẫn còn đang hoạt động cho tình báo ngoại quốc, có nhiều điều không thể bạch hóa. Còn câu hỏi sao không để TCS an nghĩ? Thưa quý vị, những tội lỗi với đất nuớc và dân tộc như thế, có chết ngàn năm cũng phải lôi ra….
    Và lời cuối của tôi cho bài viết này, và cho TCS, đó là những nhận xét của Tố Hữu về những nhân vật nỗi tiếng của miền nam, trong đó có TCS. Tố Hữu đã nhận xét về TCS như sau:
"TCS là thành phần không đáng tin cậy. lý lịch xấu. Cha và nhiều người trong gia đình thời trước đã tham gia quân đội Pháp, làm phòng nhì của quân đội Pháp tại Huế. Thằng này sống ngã theo chiều gió".
"TCS đã bị Trần Hoàn trù yểm thì cũng chẳng có gì lạ".
    Tôi không biết khi còn sống, Trịnh Công Sơn có biết cộng sản đã nhìn TCS như vậy không? Chẳng lẽ tôi còn biết mà TCS lại không biết? Phủ phàng và nhục nhã quá! Thật uổng công nô bộc tận tụy với chính quyền Cách Mạng.
    Tủi nhục cho thay cho bất cứ ai mãi tìm danh vọng trong địa ngục, như đám nằm vùng Trịnh Công Sơn.
   
Liên Thành

Sài Gòn biểu tình sáng 5/6/2011 trên đường Lê Duẩn phản đối Trung Quốc

Quyền con người có được tôn trọng ở Việt Nam?

VietNamDanChu's Blog: Quyền con người có được tôn trọng ở Việt Nam?: "Đỗ Hiếu, phóng viên RFA, Bangkok 2011-05-12 Nguyện vọng của người dân Việt là sớm được hưởng dân chủ - nhân quyền, lý tưởng đó được nhân loạ..."

Biển Đông dậy sóng - Mai Hoai Thu

Biển Đông dậy sóng trong lòng người Việt
Mười bốn thằng chết tiệt trốn ở đâu
Táp cho mập nhìn nước mất cúi đầu
Lũ cướp cạn làm giầu do bán nước
Bay khúm núm nhìn "Tầu Lạ" ăn cướp
Giết dân lành trên Nước của Việt Nam
Dân biểu tình bay cấm không được làm
Sai chó săn làm càn, đánh, bắt, nhốt
Thằng Trung Quốc vuốt đầu khen làm tốt
Quẳng cho bay cục xương đã tẩm độc
Lũ chúng bay xồng xộc tranh nhau ăn
Cắn xé nhau từng miếng chẳng cằn nhằn
Vẫy đuôi mừng xong lăn vào chân chủ
Táp thật lòng nên tâm hồn bay lú
Bộ chính trị bù khú của chúng bay
Ăn cho mập nằm đó để chờ ngày
Chủ chúng bay sẽ quay ra xẻ thịt
Cả tương lai phía trước đang tối mịt
Chúng bay tưởng bưng bít mãi được sao?
Đất cha ông bốn ngàn năm thuở nào
Tham cục xương đem dâng trao chúng nó
Giờ chúng bay dương mắt ếch ngồi ngó
Từ thằng Hồ con chó của đầu đàn
Theo Tầu Cộng làm Việt gian bán Nước
Sai thằng Đồng ký công hàm giao ước
Đổi vũ khí để vào cướp Miền Nam
Gây tang tóc bởi cái lũ tham lam
Dân hai miền Bắc-Nam đầy nước mắt
Mấy triệu người nằm xuống ai vuốt mặt
Nay chúng cướp chúng bay ngồi im bặt
Bán Nước rồi lại bày đặt nói quanh
Ngồi hưởng thụ nhìn dân lành đau khổ
HỠI! TOÀN DÂN HÃY VÙNG LÊN ĐẤU TỐ
ĐUỔI LŨ CHÓ! ĐANG XIẾT CỔ CHÚNG TA
HỠI! TOÀN DÂN HÃY CỨU LẤY QUỐC GIA
GIỮ SƠN HÀ QUÊ CHA VÀ ĐẤT TỔ.

Quái chiêu xù nợ mới của anh Ba Dũng !

Lê Diễn Đức - Phát hành trái phiếu ngân khố nhà nước để vay nước ngoài 600 triệu đô la trong năm 2007, ĐCSVN quẳng hào phóng cho Vinashin ăn chơi nhảy múa, vứt tiền xuống biển.

Lãi suất từ trái phiếu 60 triệu đôla đợt đầu từ món này trong những ngày qua không trả nổi, xin khất lia chia.

Thế nhưng, Bộ Chính trị ĐCSVN và Quốc hội CHXHCNVN nhẹ nhàng cho qua như không, chỉ nhắc nhở những kẻ chịu trách nhiệm "rút kinh nghiệm". Còn vụ án xét xử ban lãnh đạo Vinashin cũng chẳng thấy động tĩnh gì!

ĐCSVN đã cho 4,5 tỷ đôla tiền nợ của Vinashin để lại cho dân nước ra đi dễ như thò tay vào túi lấy đồ vật. Người hùng "Cựu Y Tá Phá Việt Nam" Nguyễn Tấn Dũng với "quả đấm thép" thì cười ruồi yên vị, ngồi chỉ đạo kéo nợ từ công ty nhà nước này bỏ qua công ty kia, ném bùn ao này qua ao nọ, được xem như là "tái cơ cấu", "giãn nợ".

Chưa hết! Hôm nay, ngày 2 tháng 6, "các trái chủ của số trái phiếu trị giá 3.000 tỷ đồng mà Vinashin phát hành năm 2007 vừa nhận được đề nghị giảm tối đa 90% số nợ từ phía Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin)", theo VnExpress -

[http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/06/vinashin-lai-xin-giam-no].

Các trái chủ xộp nhất của số trái phiếu hầu hết là các công ty nhà nước, các công ty lệ thuộc hay lợi ích thân hữu, nay được công ty nhà nước "xin", mà nhà nước là ai nhỉ? Chối từ e khó!

Thế này thì y chang bối cảnh hồi những năm 80, chỉ khác nhau về mức độ và cách thức. Hồi đó tôi và tất cả các cán bộ nhân viên nhà nước khác bắt buộc phải mua công trái nhà nước (có lãi suất đàng hoàng) bằng cách cơ quan khấu luôn vào đồng lương còm, mục đích là giúp chính phủ đang vật lộn với khó khăn về tài chính. Sau vài năm, những tờ công trái in màu đỏ đỏ vàng vàng này tệ hơn cả tờ giấy lộn vì kích thước nhỏ quá, không thể dùng để cho mấy bà buôn bán vỉa hè gói xôi, thậm chí dùng vào cái việc trong nhà vệ sinh. Đau hơn là nhà nước cũng lờ tịt luôn không thèm nhắc tới, không một lời giải trình, xin lỗi. Cái này gọi là gì nếu không là ăn quỵt, ăn cướp?

Bây giờ, thời "vươn ra biển lớn" của anh Ba Dũng khủng khiếp hơn: 4,5 tỷ đôla rồi, nay "giãn nợ" thêm 3 ngàn tỷ đồng trái phiếu của Vinashin nữa! Ôi! Tội nghiệp làm sao cái lưng còng vì nặng nợ của người Việt nước tôi!

Thật là: "Con ơi nhớ lấy câu này - Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan"!

Nguồn : Facebook Lê Diễn Đức