|
THÔNG BÁO !
TM Ban Điều Hành Blog
03 September 2011
Báo động đỏ hackers cấy mã mở WEB CAM thâu hình tự động gửi về cho công an .
Dân Trung Quốc phẫn nộ sau cái chết mờ ám của một viên chức chống tham nhũng
Gia đình của ông Tạ Nghiệp Tân phản bác lời giải thích của chính quyền tỉnh Hồ Bắc (Reuters)
Gia đình của ông Tạ Nghiệp Tân phản bác lời giải thích của chính quyền tỉnh Hồ Bắc (Reuters)
"Một nhát dao đâm vào cổ, một nhát khác vào bụng, một trên bàn tay phải, hai trên bàn tay trái, tổng cộng ông Tạ Nghiệp Tân đã cố tự tử không thành đến 10 lần, trước khi tự đâm nhát dao quyết định thứ 11 vào ngay tim mình.
Dư luận Trung Quốc trên các trang web đã bác bỏ giả thuyết chính thức về vụ việc, và cũng như thường lệ, họ đã chế nhạo, châm biếm, cách giải thích của chính quyền. Trên các diễn đàn họ đã chơi trò "truy tìm thủ phạm", dựng lại cảnh thảm kịch, cảnh tìm thấy thi hài của ông ngồi tại bàn làm việc ngày 27/8/2011. Cán dao bên cạnh thi hài được gói trong một chiếc khăn giấy.
Ông Tân làm việc từ 17 năm qua trong bộ phận chống tham nhũng, nhưng năm nay, ông không được thăng chức. Đó là lý do, theo giải thích của chính quyền, đã khiến ông có hành động tuyệt vọng như trên.
Ngược lại, những người bạn và gia đình ông thì lại mô tả hình ảnh một công chức lạc quan, không uẩn khúc, hay bị vấn đề tâm lý gì đặc biệt. Một tháng trước đây, ông theo dõi một hồ sơ tham nhũng dính líu đến phó bí thư đảng ủy địa phương này.
Gia đình ông Tân đã phản bác giả thuyết kết luận về hành động tự tử, và yêu cầu mở cuộc điều tra. Thế nhưng công an địa phương vẫn khẳng định là không thấy vụ việc có dấu tích gì là án mạng, phạm pháp cả. Tuy nhiên, họ đã hủy bỏ cuộc họp báo dự kiến ngày 01/09 trước những phản ứng dữ dội trên mạng.
Theo tờ báo Anh ngữ Global Times, vụ ‘tự tử’ của ông Tân là chủ đề được bình luận hàng đầu trên các mạng xã hội. Ngay tối thứ Ba vừa qua, đã có gần 130.000 ý kiến trên website 163.com. Có người mỉa mai : ‘‘Cần đến 11 nhát dao như vậy là thua xa người Nhật, họ chỉ tự đâm một nhát mà thôi là cũng đủ chết.’’
Mai Vân
TTXVN CÓ ĐƯA TIN SAI Ý KIẾN CỦA NGƯỜI PHÁT NGÔN BỘ NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC MÃ CHIÊU HÚC ?
Phạm Viết Đào.
Đến thượng đế cũng phải cười
Nghĩ trong ngày 2 tháng 9
Đã nghe từ bên hàng xóm dòng nhạc đỏ như tiết tràn sang: “còn giặc Mỹ cọp beo... khi còn giặc Mỹ cọp beo... em không ngừng tay vót chông rào buôn rẫy... mũi chông sẵn sang đây chờ bọn bay... diệt bọn bay...”
Suýt sặc cà-phê vì cười.
37 năm rồi, còn giặc Mỹ cọp beo nào nữa mà chông với chiếc!
Cái thằng “cọp beo” bây giờ nó sát nách, nó làm hải tặc biển Đông, nó đi khơi khơi trên đường phố, nó vào tận nhà, nó đóng đô với đủ thứ danh nghĩa hợp tác, mần ăn, khai thác, đấu thầu... Trong những dinh thự, những thái thú mặc veste đứng khoanh tay, chống nạnh nhìn thằng ta đạp mặt đồng bào mình, miệng khen “hảo lớ! hảo lớ!”
Cọp beo đâu? - Chính nó đấy!
Nhìn người dân mà ứa lệ . Mất đất mất nhà lại phải cơm đùm muối bọc lũ lượt kéo nhau đến đập cửa khẩn cầu “giặc Mỹ cọp beo” nó cứu.
Có đất nước nào mà giờ đây mang cờ nước xuống đường chống bọn ngoại xâm đuôi sam thì nơm nớp hãi hùng! Cờ bị giật, người bị bắt...
2 tháng 9.
Nhìn cờ như rũ rượi trong lòng mình. Báo chí bốc phét một tấc tới giời, đao to búa lớn: “Tết độc lập”.
Chắc không? Thật không? Tự do còn không có, lấy gì độc lập? Độc lập sao hệt như một “phiên bang” của Tàu khựa thế này?
Tôi vẫn đi
Vẫn thấy phố vẫn thấy nhà
Chẳng có mưa sa trên màu cờ đỏ
Chỉ thấy Hoàng sa đỏ màu cờ đỏ
Của nó.
Chỉ thấy đuôi sam lấp ló
Sau gáy lũ bội tình.
Gương mặt của bình minh chưa bao giờ xám xịt
thế này
Được thôi
Cọp beo ư?
Ta sẽ giữ lại mũi chông tượng trưng
Làm cống vật cho bầy thái thú.
Đỗ Trung Quân
http://www.tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do;jsessionid=BEC8B546541CC538518B1B661D0F4B35?action=viewArtwork&artworkId=13351
Nhà gỗ đồ sộ của ông bí thư cạnh Vườn Quốc gia
Ngọc Lan (Nguoiduatin.vn) - Nhiều người dân địa phương hết sức bất bình trước việc bí thư Đảng ủy xã Hương Quang, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) dựng một nhà gỗ đồ sộ, ngay cạnh Trạm bảo vệ rừng của Vườn Quốc gia Vũ Quang.
Ngôi nhà này được xác định là của ông Nguyễn Đình Tiến. Ông Tiến có nhiều năm là cán bộ, chủ tịch UBND, bí thư Đảng ủy xã Hương Quang.
Từ "Phở Chửi" đến "Game Chửi"
Tác Giả: Mộc Lan |
Thứ Ba, 30 Tháng 8 Năm 2011 19:37 |
Vừa bán, vừa chửi – "Nét văn hoá Hà Nội"? «Trưa 15/02, một khách mới dừng xe trước quán hỏi: "Chị ơi, để xe ở đâu?" Bà đốp ngay vào mặt: "Để lên nóc nhà này này!" Một thực khách gọi rau sống đến lần thứ 3, bị bà chồm qua bàn bán hàng quát với vào nhà: "Đây không có rau, tự trồng mà ăn!". «Nghe bà chửi đã quen, một chị khách sau bữa trưa ngon miệng dũng cảm lại gần bà bảo: "Chị gói cho em 1 cái lưỡi về nhà, nhà em ít người, chị cho cái be bé". Bà chủ quán ngồi cạnh nồi canh nghi ngút khói, mặt đỏ phừng phừng quắc mắt: "Đây không có hàng bé! 60 nghìn đổ đầu". Chị khách bắt đầu hãi, gật đầu ngay. Nhưng bà hàng chưa hết cơn. Bà vừa gói hàng, múc nước chấm, vừa nguýt chị khách: "Đã muốn ăn ngon lại còn đòi rẻ!" Rồi cơn cáu giận dâng cao trào, bà móc cái lưỡi lợn ra khỏi túi nilon định đưa cho khách, ném vào rổ: "Thôi không bán nữa đâu, về đi!" Chị khách tím mặt lủi thủi ra về.» (1) Trên đây là đoạn văn tả lại một hoạt cảnh thường thấy ở một số quán ăn Hà Nội. Khách vào quán bị chửi té tát đến nỗi thành câu vè: "Ăn hàng Hà Nội: Miệng nhai, tai nghe chửi". Thậm chí, việc chửi (khách) còn được nâng lên cái tầm: "văn hóa chửi"! Ai bảo bị chửi là khổ, bị chửi sướng lắm chứ! Chắc không ai thích nghe chửi? Nhưng những bà bán quán Hà Thành nếu có chửi cũng không có ý "chĩa mũi dùi" vào chính người khách. Những câu chửi như "hát" đó có thể coi là một loại "hình nghệ thuật" giúp cho quán ăn có một "phong vị" đặc biệt. Vì thế mới có nhận định như sau: «Khi mà quán cháo chửi nổi tiếng cạnh Nhà thờ Lớn... hết chửi (có thể do thưa khách dần, và cháo gà không đủ hấp dẫn thực khách bằng những món ăn hiện đại mới "nổi"), người sành ăn Hà Nội lại bổ sung vào danh sách ghé chân, là những quán ăn mới, vừa bán vừa chửi "ác liệt" hơn.» (1) Thậm chí có người còn cho rằng khi biết những lời nói phũ phàng kia không cố tình dành cho mình thì chúng trở thành một thứ giúp người ta nhớ lại thời… thơ ấu. «Tôi không phải người Hà Nội. Nhưng tôi sinh tại Hà nội và một phần tuổi thơ tôi đã ở đó. Thỉnh thoảng về Hà nội, tôi lại thích ghé vào những quán "chửi" như vậy để nghe lại những "bài chửi" của hàng xóm khu tập thể mất con gà hoặc của những cô mậu dịch viên trong những lần chen chân mua hàng bằng tem phiếu mà đã quá lâu rồi tôi không nghe thấy nữa; mặc dù tôi có thừa tiền để vào những nhà hàng sang trọng nhất. Những lúc thế này, tôi như sống lại thời niên thiếu. Mong các bạn thông cảm. Những hàng quán mà các bạn lên án ở Hà Nội sở dĩ vẫn đông khách có lẽ vẫn còn nhiều người có tâm trạng như tôi. (Lê Văn Sơn, Nguyễn Hoàng, Đà Nẵng, leson40@...)» (2) Không ăn thì biến! Tuy nhiên, món ăn được nêm thêm "gia vị" chửi cũng làm rất nhiều thực khách lợm giọng. «Ngày nào đi làm về tôi cũng đi qua hàng bún ở ngách Chợ Ngô Sĩ Liên. Có một lần, tôi giận chồng không ăn cơm nhà mới tạt vào quán bún dọc mùng của bà bán bún có nói tới trong bài viết, vừa ngồi xuống ghế giật mình nghe bà ta chửi người làm: "Thằng kia mắt mày mù à, mù thế mà thấy gái hở hang ngoài đường cứ là cứ dán mắt vào mông, ngực..." và còn rất tục tĩu hơn nữa. «Tôi thấy nóng mặt, định đứng dậy ra về thì bà ta đưa bát bún cho tôi, tôi đành ăn vài gắp rồi ra về. Thế mà khách cứ đến đông nghịt. Có ngon đến đâu nhưng nghe bà ta chửi, tôi cũng không thể nuốt nổi. Từ giờ đến già, tôi sẽ không bao giờ qua đó mà đi đường khác vì tôi dị ứng với những lời ăn tiếng nói vô văn hóa. (Cẩm Tú, Ngõ Văn Hương, Đống Đa, Hà Nội, saobang_511_163@...)» (2) Có khách còn phân tích việc "Chửi hay Không Chửi" một cách thực tế rành rọt hơn. «Những nhà hàng ngược đời nói trên thường có "cá tính" đó là chế biến ngon và dường như cả ý thức lẫn vô tình, họ cố gắng xử tệ với khách như để tạo sức hấp dẫn, chất "gây nghiện" của riêng mình. Và quát, đuổi, chửi tức là vẫn còn... quan tâm đến khách. Nhưng phổ biến hơn, ngán ngẩm hơn chính là sự coi thường khách. Bơ (bỏ mặc) hết! «Trong một quán ăn sáng ở phố Yên Phụ, đám khách miền Nam vào gọi bánh mì ốp-la. Không thấy nhà hàng đả động, tưởng bị quên, khách nhắc. Tay phục vụ không thèm nhìn khách, liền nói: "Đợi 15 phút!" Chờ 10 phút sau, khách lại gọi tay nhân viên nọ. Anh ta cộc lốc: "Mới 14 phút!". "Ốp quả trứng thì hai phút chứ mấy!" - "Ở đây quy định gọi gì cũng 15 phút" - "Trời, quy định kỳ vậy?" Gã phục vụ mặt không biến sắc, mắt không nhìn người đối thoại, vừa đi vào nhà vừa lẩm bẩm: "Ăn không ăn thì biến!" Đoàn khách há hốc mồm, người nọ hỏi người kia mà không tin ở tai mình...«Phổ biến nhất là tình trạng gọi ít mang nhiều. Gọi món trong thực đơn, nhà hàng không có nhưng cũng không thèm thông báo. Khi khách hỏi quá thì nói là hết rồi. Thậm chí không hết cũng nói là hết để đỡ... phiền. Một nhà hàng có địa thế đẹp nhất nhì Hà Nội bán đặc sản bánh tôm ngay cạnh hồ Tây cũng có thái độ phục vụ rất khó chịu. Khách ăn xong, gọi chén trà, nhân viên xẵng giọng: "Không có!" Nhưng khi thấy đoàn khách nước ngoài ngồi bàn bên ăn xong thì họ bê ra một ấm trà. Tất nhiên là tính thêm tiền...» (3) "Chửi": Bệnh lây đường miệng Khi thấy việc chửi rủa giúp cho nhiều quán ăn tăng thêm lượng "truy cập", những dịch vụ khác cũng bắt đầu áp dụng loại loại ngôn ngữ "đa năng/đa dạng" này. «Thuận bức xúc kể về một lần mua áo: Vào cửa hàng quần áo, chọn mãi mới được một kiểu vừa mắt. Tôi mặc thử, mấy chị bán hàng tấm tắc khen đẹp, hợp dáng. Áo hơi rộng nên tôi không mua, nào ngờ vừa bước chân ra khỏi cửa hàng đã bị chị bán hàng quát thẳng vào mặt: "Đồ con điên, xấu như Thị Nở còn bon chen áo xống!" «Tại một cửa hàng quần áo cạnh đó, bà chủ hàng đồng ý cho một khách mặc thử một chiếc quần bò. Sau khi thử, khách tỏ ý hài lòng nhưng khi nghe bà chủ "hét" giá 320.000 đồng, cô bỏ ngay ý định mua. Mè nheo ép khách mặc cả không thành, bà chủ liếc xéo, gằn giọng: "Khố rách áo ôm, một xu không dính túi thì đừng có sờ vào hàng người ta, hãm tài cả ngày".» (4) Như trái cầu tuyết càng lăn càng to, tiếng chửi càng lúc càng trở nên thô bỉ tục tằn. Thậm chí lời chửi có thể làm cho người (thích) chửi từ "đau thương biến thành hành động" «Trưa 16/2, đập vào mắt PV là hình ảnh một bà chủ miệng xoen xoét chửi khách hàng, tay khua khua giấy đốt vía qua… đũng quần của bà. «Tại một quầy quần áo, một khách bị chủ hàng túm tóc, nắm chặt tay không cho đi vì chưa "mở hàng, mặc cả rồi thì phải lấy!" Hỏi ra, mới biết giá nói thách của chiếc áo là 300.000 đồng, khách chỉ trả 100.000 đồng. Thấy khách đi chợ tò mò đứng lại xem, bà chủ hàng đành buông tay giữ khách, tay kia quăng cái áo vào mặt khách, miệng không ngớt ném theo sau "thượng đế" những câu chửi tục tĩu.» (4) Từ chợ đến… trường «Chuyện học sinh chửi bậy thời nay đã trở thành nhan nhản. Hiếm khi đứng trước cổng trường cấp 3 nào (kể cả trường chuyên, trường điểm) mà không thấy bóng dáng vài áo trắng văng "phụ khoa" tứ tung. Càng "bóng sáng", càng hot boy hot girl lại càng văng nhiều như để khẳng định vị trí Vip của mình. Nhưng với các trai tài gái sắc ngày nay, thì không hẳn có việc gì mới chửi bậy, họ đã chuyển sang "nói bậy", nghĩa là bất cứ chuyện gì cũng lôi từ bậy vào chứ không nhất thiết ghét ai mới chửi. Ngôn ngữ "phụ khoa" được tung ra để thay thế cho vài từ và câu thông thường như "Đ..o", "Đ..t" thay cho "Không", "Có L…" thay cho "Còn lâu"… Dần dần, trên các forum, trong các câu chuyện phiếm và cả chuyện nghiêm túc, xì tin vận dụng "triệt để" từ bậy nhằm thay thế câu thông thường. Ngôn ngữ "phụ khoa" đang dần chiếm lĩnh các cuộc đối thoại.» (5) "Nói bậy/nói tục" là một xì-tin (style) hay mốt (mode) không "kỳ thị giới tính". «Chẳng biết có phải sinh ra trong một gia đình chuyên… đòi nợ thuê nên Huyền Trâm (sn1992) sớm ngấm vào người cái "tư chất" chửi bậy không. Hiếm khi thấy Trâm nói một câu bình thường mà không văng loạn xạ, trừ khi nào lên lớp, trả lời thầy cô giáo. Với Trâm, mặc nhiên trong từ điển ngôn ngữ của cô không có từ "Không", mà là "Đ..o", hoặc "Đ..t", không có "Cái gì" mà là "L..", thật vô cùng "phong phú"!! Ví dụ, bạn gọi đi ăn mà không đi được, ngay lập tức Trâm trả lời: "Ăn l… gì giờ này, đ… đợi tao được một tí à!". Chính vì quen thói nói bậy, nên Trâm đã phải sớm bye bye tình yêu lớn của mình một cách đầy cay đắng.» (5) Chửi thề dường như là cái dịp để các "teen" phát huy khả năng sáng tạo của họ. «Cách đây 2, 3 năm thì nổi lên cái phong trào gắn tên ba mẹ vào tên con rồi gọi, hay khủng khiếp hơn là chỉ gọi mình tên ba mẹ. Tôi có một câu chuyện vui và là một kỷ niệm đau đớn của thằng bạn tôi về vụ này: Hôm đó hắn đang ở nhà một mình và ngủ trưa. Chuông reo. Có giọng 1 người vang lên: "B ơi!" (B là tên ba hắn). Hắn ngái ngủ nghe không rõ tưởng mấy thằng bạn đi qua "nhân tiện" gọi "tên hắn" luôn. Hắn nhào ra ban công và hét: "ĐCM mấy thằng chửi cái gì đấy". Ôi thôi, khỏi nói kết cục chắc ai cũng biết. Người bấm chuông là một người họ hàng ở quê lên nên cuối cùng cũng không căng thẳng lắm nhưng người họ hàng đó chắc không bao giờ quên cái câu hắn đã hét. Cứ thử tưởng tượng nếu người bấm chuông là sếp của ba hay mẹ hắn thì hậu quả như thế nào? «Gần đây thì lại là kiểu chửi đệm tiếng Anh vào cho "sang". Bắt đầu thấy những nhóm bạn đi trên đường mà toàn ríu rít những F với S**t. Hay ho gì nhỉ? Chửi vẫn là chửi, bậy thì còn bậy hơn Tiếng Việt nhiều. Dùng tiếng Anh có nâng cao tư cách hay mác học thức của bạn hơn không? Nếu những người nước ngoài đến VN, đến TH và thấy học sinh, thấy dân teen chửi bậy vô tội vạ như vậy thì họ sẽ đánh giá con người Việt Nam kiểu gì đây?» (6) Học chửi Online Người ta không chỉ dùng chửi để câu khách vào quán mà còn dùng nó như một món hàng để bán cho người, nhất là cho những đứa trẻ ham vui, ham chơi. «Hầu như tất cả các game online hiện nay đều có trường hợp chửi bậy công khai. Do đó, các game thủ thuộc dạng con nhà lành (không biết chửi) thì gần như không thể chơi game. Ðối với các bạn trẻ, việc chửi nhau khi chơi game đã trở thành một thói quen. «Có một nhóm học sinh 15 tuổi vào quán game, lần đầu ngồi đọc tất cả những câu chửi bới của các game thủ trong game liền phán, "Eo ơi, bọn này chửi nhau vãi lúa nhỉ!" Thế rồi sau đó ngồi cười sằng sặc và tiếp tục chăm chú theo dõi. Ðến một lúc kia, một cô bạn trong nhóm liền nói "Ð.m, tao thấy trò này hay đó, vào game kiếm đứa chửi nhau cho vui mới được." «Cứ thế, thứ ngôn ngữ gây sốc đó truyền từ người này qua người khác và biến không gian ảo trở thành một khu vực để học những từ "nóng." Rất nhiều câu chửi thiếu văn hóa của các game thủ được sử dụng ở đời thường. Thậm chí ngay cả những game thủ nhà lành rồi dần dần cũng nhiễm những ngôn ngữ này.» (7) Ngoài game online, bọn trẻ cũng có thể vào các blog, các forum để "tập chửi" cho nhuyễn. «Và trên muôn mặt của blog, các forum, diễn đàn thảo luận… có vô số hình thức văng tục trưng dụng. Một blogger ***yeuanh còn có hẳn một entry tổng hợp về các kiểu chửi tục và đệm kèm theo đó là những câu bình luận hưởng ứng rất khó nghe. Thành viên của các diễn đàn "lách luật" cấm văng tục chửi bậy bằng cách dùng hình ảnh để… chửi như avatar là hình ngón giữa chỉ lên, và các ký hiệu tượng hình khác.» (8) «Chẳng hạn như chữ mẹ. Giả sử chữ này bị cấm thì theo ngôn ngữ "xì tin" (style), các game thủ Việt Nam sẽ chuyển thành m3 (số 3 gần giống chư e). Do đó, game online dường như đã gắn liền với "bãi rác" nơi các game thủ tha hồ "phun châu nhả ngọc," hay gọi cách khác, các game thủ coi môi trường không gian ảo này là "đất để chửi."» (7) «Để thành một cao thủ về "văng thuật" cũng không phải dễ, người theo nghề phải biết các "kiểu chửi", các "dạng người chửi" cũng như học các "kinh nghiệm chửi" hay các bài chửi mẫu như "Bài Chửi Mất Gà".» (9) "Chửi": Văn hóa hay bệnh dịch? Hiện trạng chửi nhiều, chửi bậy, chửi tràn lan... ở mọi nơi mọi chốn đã làm nhiều người tỏ ý quan ngại một cách sâu sắc. «Tôi là người Hà Nội và tôi cảm thấy rất xấu hổ khi giữa cái mảnh đất luôn tự hào là "nghìn năm văn hiến" này lại tồn tại những người có thể dung túng cho những hành động vô văn hóa và thô tục như thế tồn tại, như thể nó là một mảng của "văn hóa" Hà Nội. Tôi rất hoan nghênh khi tác giả phanh phui những "trò thô thiển" của các hàng quán như vậy trên mặt báo, đó là trách nhiệm cao cả của người làm báo. «Nhưng báo chí chỉ có thể cung cấp thông tin, cung cấp sự thật, còn trách nhiệm phản biện thuộc về xã hội mà cụ thể là thuộc về mỗi người dân Hà Nội. Chúng ta không đọc báo chỉ để biết, biết rồi... để đấy! Người dân Hà Nội hãy kiên quyết nói không với những hàng ăn quán nước kinh doanh trên nền tảng vô văn hóa này. Chúng ta không thể thỏa hiệp để sống chung với thói xấu, mà hãy quét sạch nó ra khỏi xã hội! (ĐTH, Hà Nội, j.angelus@...)» (2) Chửi đã lây lan như một bệnh dịch, và có người cố gắng tìm hiểu về những nguyên nhân cho căn bệnh đó: «Giáo sư Bùi Minh Đức trong cuốn "Dấu ấn văn hóa Huế" đã phân tích tiếng chửi miền Núi Ngự Sông Hương và cho rằng: Chửi là một hình thức phản kháng, phản kháng tích cực là vung câu vung chữ quyết liệt vào mặt nhau còn phản ứng tiêu cực là dùng tiếng khóc để biểu lộ tâm tình. Đúng, nước mắt cũng là một thứ vũ khí, tiếng thở dài cũng là một thứ vũ khí, thậm chí sự im lặng cũng là một thứ vũ khí để bày tỏ sự đối lập. Và nói gì thì nói, tiếng chửi vẫn là thứ vũ khí tai hại nhất, tai hại với cả người, người bị chửi và môi trường dân cư.» (10) Nếu chửi là một cách để bày tỏ sự phản kháng, đối lập thì trong tình hình Việt Nam hôm nay chửi sẽ đi tới đâu? Có thể nào từ "phở chửi" đến "game chửi" người dân sẽ dần quen và tiến lên chửi luôn cả... chính quyền, hay là người dân sẽ chỉ dám chửi lẫn nhau mà thôi? Tất cả đều tùy thuộc vào sự quyết định của người Việt Nam. Không có căn bệnh nào được chữa khỏi nếu ta không diệt trừ chính căn nguyên phát sinh ra của nó. ------------------------------------------------------------------------------------------------- (1) Ăn hàng Hà Nội: Miệng nhai, tai nghe chửi , Vietnamnet, 17/02/2009 (2) Không thể chấp nhận “kiểu văn hóa” vừa ăn, vừa nghe chửi , Vietnamnet, 17/02/2009 (3) Cảm thương “thượng đế” Hà thành, Quang Thiện, tuoitre.com, 25/06/2006 (4) Bán hàng, “khuyến mại”... chửi!, Vietnamnet, 17/02/2009 (5) Teen Và “Văn Hóa” Chửi Bậy buonchuyen.info, 02/02/2009 (6) Xì tin đang dần “nghiện” nói bậy?, tintuc.timnhanh.com, 07/04/2009 (7) Chửi bậy và văn hóa học đường, Gunrunner, 22/02/2007 (8) Giới trẻ ở Việt Nam học chửi qua game, Nguyễn Lê, ngươi-viet.com, 18/04/2009 Văn hóa “chửi thề”, Vietbao, 27/11/2007 (9) Các kiểu chửi , Huỳnh Văn Thâm, cuasotinhoc, 05/14/2008 (10) Chửi như hát hay , Gia Quan, Kiến thức gia đình - Số Tết, Xuân Mậu Tý, 2008. |
Tuần hành của hàng trăm bạn trẻ ở Giáo hạt Cầu Rầm và Trung tâm bảo vệ sự sống Gioan Phao lô II – Giáo Phận Vinh
(Ban truyền thông giới trẻ hạt Cầu rầm) - Vì sự sống là vô giá. Vì công lý và hòa bình. Vì các thành viên và ân nhân của Trung tâm Bảo vệ sự sống đang bị bộ Công an bắt giữ. Hôm nay 03/09/2011, hàng trăm bạn trẻ của Giáo hạt Cầu Rầm và Trung tâm bảo vệ sự sống Gioan Phao lô II – Giáo Phận Vinh đã xuống đường bằng những chiếc xe đạp bình dị nhất với hành trình dài hơn 30 Km từ Thành phố Vinh – Nghệ An lên Linh Địa Thánh Antôn Trại Gáo.
4h 30: Thánh lễ khai mạc tại nhà thờ Giáo xứ Yên Đại do Cha Dominico Phạm Xuân Kế Linh mục quản xứ Yên Đâị chủ sự.
5h 30: đòan điểm tâm tại nhà xứ Yên Đại.
6h 00: đoàn tập trung tai Thạch Đài Đức Mẹ Lỗ Đức Nhà Thờ Yên Đại và chuẩn bị hành trình
6h 45: đoàn xuất phát từ giáo xứ Yên Đại.
8h 00: đoàn rẽ vào đường tránh TP Vinh thuộc – thuộc quán hành – Nghi lộc – Nghệ an (cách TGM Vinh 3km về phía Tây) và nghỉ giải lao tại cây xăng chợ Đầu Mối Nghi Lộc
8h 10: Tiếp tục đi theo đường 34 lên Linh địa Trại Gáo.
8h 20: đoàn đi qua Chợ quán – Giáo họ Trung hậu xứ Xã Đoài. Nơi có Đền thánh tử Đạo Phero Hoàng Khanh.
8h 30: tới dốc Nghi phương. Đoàn dừng lại, từ đĩnh dốc Nghi phương đoàn hướng về Giáo xứ Xuân Mỹ nơi sinh ra anh Fx Đặng Xuân Diệu người con ưu tú của quê hương và là thành viên của TT BV SS hiện đang bị Bộ Công an bắt giữ về tội Yêu nước.
8h 40: đoàn tiếp tục khởi hành hướng về Linh Địa Trại gáo.
9h 05: đoàn rẽ vào Đền Thánh An tôn Trại Gáo.
9h 15: đến Linh địa, Cha Thăng ra đón đoàn
9h 45: đoàn tham dự thánh lễ tại Đền Thánh Anton Cha Nguyễn Đình Thăng Linh mục quản xứ Mỹ Yên, coi sóc Đền Thánh, chủ sự.
11h 45: thánh lễ kết thúc, đoàn ăn cơn trưa và nghĩ trưa tại Linh Địa Thánh An tôn Trại Gáo
Chiều nay đoàn ở lại Chầu thánh thể và tối tiếp tục cầu nguyện cho công việc Bảo vệ sự sống, Cầu nguyện cho các thành viên và ân nhân của Trung tâm đang bị Bộ công an bắt giữ.
Hành trình sáng nay có rất đông Công an đặc nhiệm mặc thường phục bám sát đoàn dưới nhiều hình thức, có một vài động thái nhỏ chưa đáng kể, hiện tại họ đang khá ôn hòa . Hi vọng sau những gì đã diễn ra với người yêu nước ở Hà Nội, ở Sài Gòn thì Bộ Công An đã biết rõ – họ là Công An Nhân dân Việt Nam chứ không phải Công An Bắc Kinh. Đây cũng là những dịp tốt nhất để nhân dân Nghệ An tận mắt chứng kiến và phân biệt rõ những thành phần nào yêu nước và những thành phần nào đang tiếp tay cho một số kẻ trong bộ Công an khủng bố người yêu nước và bán đứng giang sơn Việt Nam .
Tham gia vào cuộc tuần hành bằng xe đạp hôm nay có khá đông các bạn Sinh viên của các tôn giáo bạn đang học tập ở các trường Cao đẳng và Đại học ở Nghệ an.
Dự kiến có nhiều Giáo xứ của hạt Nhân Hòa và Hạt Đồng Tháp chiều nay sẽ tới Linh địa Thánh Anton Trại Gạo để hiệp thông và chia sẻ với người nhà các nạn nhân đồng thời tiếp sức cho giớ trẻ hạt Cầu Rầm và Trung Tâm Bảo Vệ Sự Sống.
Kính mời quý độc giả và mọi người hướng về Giáo Phận Vinh, hướng về Đền Thánh Anton Trại Gáo cùng hiêp ý cầu nguyện với giới trẻ Công giáo hạt Cầu Rầm và Trung tâm Bảo Vệ Sự Sống Gioan Phao lo II – Giáo Phận Vinh. Để tiếp tục cầu nguyện cho tổ quốc đang lâm nguy, cho dân tộc đang bị Cộng sản Bắc Kinh dồn vào thế chân tường. Cầu nguyện cho Bộ công an Việt Nam sớm tĩnh thức để thương lấy con em Việt Nam chúng ta.
Lúc này hơn lúc nào hết tất cả mọi người Việt Nam không phân biệt đảng phái, không phân biệt Tôn giáo và sắc tộc phải đoàn kết lại, phải yêu thương nhau. “ Viên đạn cần bắn nhất lúc này là sự đoàn kết dân tộc” ( Giám mục Paulus Nguyễn Thái Hợp)
Ban truyền thông giới trẻ hạt Cầu rầm, VRNs – Vinh.
Tường trình từ Giáo Phận Vinh.
Nguồn: http://thanhnienconggiao.wordpress.com/2011/09/03/t%C6%B0%E1%BB%9Dng-thu%E1%BA%ADt-hanh-trinh-di-xe-d%E1%BA%A1p-vi-s%E1%BB%B1-s%E1%BB%91ng-va-cong-ly-c%E1%BB%A7a-gi%E1%BB%9Bi-tr%E1%BA%BB-h%E1%BA%A1t-c%E1%BA%A7u-r%E1%BA%A7m-va-trung-tam-b%E1%BA%A3o-v/
+++++++++++++++++
Hãy cùng gửi email 2 lá thư dưới đây để kêu gọi quốc tế can thiệp trả tự do cho sinh viên yêu nước Paul Nguyễn Minh Nhật và những thanh niên Công Giáo khác đang bị nhà cầm quyền CSVN giam giữ trái pháp luật. THANK YOU.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/09/hay-cung-gui-email-2-la-thu-duoi-ay-e.html
+++++
S.O.S. , Cần các bạn giúp 1 tay. Hãy cùng gửi email lá thư dưới đây vì các thanh niên Công Giáo đang bị nhà cầm quyền CSVN bắt cóc, giam giữ trái pháp luật.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/08/sos-can-cac-ban-giup-1-tay-hay-cung-gui_4085.html
Mỗi ngày các chuyến tàu Bắc - Nam xả xuống đường ray tới 4 tấn phân tươi và 60 ngàn lít nước tiểu
Người dân sống dọc hai bên đường ray chịu khổ vì ô nhiễm do các đoàn tàu gây ra - ảnh: Ngọc Thắng
|
Có mặt trên một số đoàn tàu, chúng tôi ghi nhận không ít NVS trên các toa không có giấy vệ sinh, các khay đựng xà phòng phục vụ hành khách rửa tay cũng trống trơn. Tại các buồng rửa mặt, rửa tay phía ngoài, mặc dù đã lắp đặt chỗ để xà phòng nhưng cũng không hề có một cục xà phòng nào cả. Khu rửa mặt vốn đã nhỏ hẹp lại càng thêm chật chội khi người ta đã đặt thêm vào đó chiếc thùng đựng rác và cả những chồng ghế nhựa.
Mỗi ngày các chuyến tàu Bắc - Nam xả xuống đường ray tới 4 tấn phân tươi và 60 ngàn lít nước tiểu |
||
TS Phạm Quốc Cường Trưởng phòng Khoa học công nghệ (Cục Đường sắt VN)
|
||
Chúng tôi có một lần từ TP.HCM đi Nha Trang trên một đoàn tàu thế hệ mới, nội thất cao cấp, máy điều hòa cực lạnh, mỗi buồng đều có màn hình LCD, NVS khá sạch sẽ, lavabo bóng loáng, bàn cầu giống như trên máy bay... Nhưng khi về tới ga Nha Trang lúc tờ mờ sáng, vừa bước xuống tàu nhìn thấy nước thải từ NVS ở các toa chảy ròng ròng xuống đường ray, ngay trước mắt hành khách. Sau một đêm trên tàu, ai nấy cũng phải tranh thủ đi vệ sinh trước khi rời khỏi tàu, cho nên mới có cảnh tượng không đẹp này.
Tình trạng vệ sinh trên tàu du lịch biển cũng tương tự. Ông Phan Xuân Anh, giám đốc một công ty du lịch tàu biển cho biết, chuyện các tàu chở khách trên vịnh Nha Trang, có NVS nhưng lại xả thẳng xuống biển ai cũng biết, vì đã tồn tại như điều hiển nhiên từ nhiều năm qua. Hiện trên vịnh Nha Trang có khoảng 250 tàu du lịch, hầu hết có NVS nhưng không khép kín. Tour trên vịnh phổ biến nhất là chương trình tham quan 4 đảo, thời gian mất 1 ngày. Du khách sẽ ăn uống trên tàu và mọi rác thải sinh hoạt đều tống hết xuống biển trong 1 ngày đó.
Dân lãnh đủ
Chị
Nguyễn Thị Hồng Thu (ở thôn Mỹ Điền, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy
Phước, Bình Định): “Cứ khoảng nửa đêm về sáng, họ lại quăng rác xuống” -
Ảnh: Trần Thị Duyên
|
Nhiều người dân sống cạnh đường sắt Bắc - Nam rất bức xúc trước việc xả rác vô tội vạ của những đoàn tàu. Bà Đoàn Thị Hồng (70 tuổi, ở thôn Mỹ Điền, thị trấn Tuy Phước, H.Tuy Phước, Bình Định) cho biết: “Ngày nào nó (tàu lửa) chẳng chạy qua đây rồi vứt rác xuống. Chủ yếu là hộp xốp đựng cơm, bao bì. Còn lại là đủ kiểu rác như đồ ăn thức uống thừa. Có hôm tui đang nấu ăn, nó ném cả một bì nôn ói xuống văng ra tùm lum…”.
Một điểm nóng khác về tệ xả rác từ tàu hỏa là đoạn đường tàu nằm ngay nút chắn với QL19 và QL1A, gần cầu Bà Di (xã Phước Lộc, H.Tuy Phước, Bình Định). Ông Võ Xuân Thường (79 tuổi) bày tỏ: “Tôi và nhiều hộ dân ở đây chỉ mong mấy đoàn tàu đi ngang qua chỗ này đừng ị xuống đường ray, bốc mùi hôi thối không chịu nổi. Rác như hộp xốp, bì nhựa còn dễ dọn chứ cái “của nợ” kia thì ai mà đi hốt hoài?”. Nhiều tiểu thương buôn bán cạnh cầu Bà Di cho biết, đoạn nào đông dân, có thanh tra thường xuyên thì đường ray mới sạch một chút. Còn lại, chỗ nào thưa nhà, vắng người thì người trên tàu cứ ném rác vô tư xuống ruộng rẫy của dân.
Tại người dân?!
Ô nhiễm là vậy nhưng TS Lê Trọng Tuấn - Phó trưởng ban
Khoa học công nghệ, Thường trực Ban chỉ đạo bảo vệ môi trường đường sắt
lại cho rằng, nếu người dân không tự ý biến hành lang an toàn của đường
sắt thành nhà ở, nơi buôn bán thì vấn đề xả thải chất vệ sinh trên tàu
thẳng xuống đường ray cũng không quá đáng lo ngại.
“Hành lang an toàn giao thông đường sắt rộng tối thiểu là
15m và cốt nền của đường sắt luôn có sự đàn hồi nên thoát nước nhanh,
dưới ánh nắng mặt trời, chất thải vệ sinh sẽ bị phân hủy nhanh và như
thế sẽ không để lại nhiều ảnh hưởng tới môi trường cũng như sức khỏe
người dân”, ông Tuấn giải thích.
|
Ông Đặng Văn Khoa, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường TP.HCM bức xúc: "Đây là câu chuyện của lịch sử để lại và câu chuyện này phụ thuộc vào trình độ phát triển của quốc gia, vào vấn đề dân trí và "quan trí" nữa. Cho đến bây giờ, đại đa số chất thải của hành khách đi vệ sinh trên tàu đều thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên, rải khắp nơi ngang dọc trên đường ray, sông ngòi là chuyện không thể chấp nhận. Không nên để tiếp tục như vậy. Tôi biết ngành đường sắt cũng đã có nhận thức điều này và đã có bước đi đúng đắn khi cho lắp đặt NVS khép kín trên một số đoàn tàu. Đây là hành động tốt đẹp cho môi trường, nhưng việc triển khai quá trễ". Ông Phạm Văn Sơn - Phó tổng giám đốc Công ty vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn, thì cho rằng, ngành đường sắt cũng muốn lắp đặt NVS khép kín trên tất cả các toa tàu, nhưng... "nhà nghèo" nên không có vốn đầu tư. Nhưng theo ông Đặng Văn Khoa, lắp đặt NVS khép kín dù tốn kém nhưng không phải chuyện quá lớn đối với đất nước ta. Điều này nằm trong tầm tay, vấn đề là có muốn làm hay không mà thôi.
Hàng chục nghìn mỹ phẩm giả, nhập lậu bị thu giữ
Chỉ trong tháng 8, quản lý thị trường TP HCM đã tạm giữ gần 35.000 mỹ phẩm giả, khoảng 1.750 sản phẩm nhập lậu vào Việt Nam.Báo cáo tổng kết tháng 8 của Chi cục quản lý thị trường TP HCM cho thấy tình trạng hàng giả, lậu mỹ phẩm đang tràn lan trên thị trường. 27 trường hợp, phần lớn là cửa hàng kinh doanh cố định trên đường phố, trong chợ bị phát hiện bán hàng giả. Gần 35.000 mỹ phẩm giả, trong đó chủ yếu là dầu massage và sữa dưỡng thể được một cơ sở trong nội thành sản xuất giả xuất xứ nước ngoài. 1.748 mỹ phẩm ngoại nhập lậu bị phát hiện, 70.000 sản phẩm ngoại ghi nhãn không đủ nội dung bắt buộc.
Ngoài mỹ phẩm, quản lý thị trường cũng phát hiện nhiều vi phạm ở ngành hàng tiêu dùng. Theo đó, gần 4.400 kg dược liệu, khoảng 270 kg bột ngọt, hàng trăm nghìn cái khăn lông xuất xứ Trung Quốc; gần 1.200 kg đường cát Thái Lan, hàng loạt điện thoại di động... bị tạm giữ vì không có hóa đơn chứng từ. Đánh giá về tình hình trong tháng, quản lý thị trường thành phố cho rằng buôn bán hàng ngoại nhập lậu tiếp tục diễn biến phức tạp. Hàng nhập lậu xuất xứ Trung Quốc phần lớn vận chuyển bằng đường bộ từ miền Bắc đưa vào Nam. Số còn lại là hàng nhập khẩu chính ngạch do chủ hàng gian lận hải quan, hàng phi mậu dịch hoặc xách tay qua đường hàng không, đường thủy... Kiên Cường |
Ngày Quốc Khánh CSVN Nói Về Chó - Dog mourns at casket of fallen Navy SEAL
Navy SEAL Jon Tumilson lay in a coffin, draped in an American flag, in front of a tearful audience mourning his death in Afghanistan. Soon an old friend appeared, and like a fellow soldier on a battlefield, his loyal dog refused to leave him behind.
Mr Tumilson, of San Diego, California, was one of 38 killed on August 6 when a rocket-propelled grenade took out a U.S. Chinook helicopter.
Tumilson’s Labrador retriever, Hawkeye, was photographed lying by Tumilson’s casket in a heart-wrenching image taken at the funeral service in Tumilson’s hometown of Rockford, Iowa, earlier this week. Hawkeye walked up to the casket at the beginning of the service and then dropped down with a heaving sigh as about 1,500 mourners witnessed a dog accompanying his master until the end, reported CBS.
The photo was snapped by Tumilson’s cousin, Lisa Pembleton, and posted on her Facebook page in memory of the San Diego resident. Tumilson, 35, was one of 30 American troops, including 22 Navy SEALs, who were killed when a Taliban insurgent shot down a Chinook helicopter with a rocket-propelled grenade on Aug. 6.
“I felt compelled to take one photo to share with family members that couldn't make it or couldn't see what I could from the aisle,” Pembleton wrote on her Facebook page. “To say that he was an amazing man doesn't do him justice. The loss of Jon to his family, military family and friends is immeasurable.’’
Video: Dog jumps up with joy as owner returns from Afghanistan
Hawkeye was such a huge part of Tumilson’s life that Tumilson’s family followed the dog down the aisle as they entered the service in front of a capacity crowd in the gymnasium at the Rudd-Rockford-Marble Rock Community School. Hawkeye then followed Tumilson’s good friend, Scott Nichols, as Nichols approached the stage to give a speech. As Nichols prepared to memorialize his friend, Hawkeye dutifully laid down near the casket.
The youngest of three children, Tumilson had wanted to be a Navy SEAL since he was a teenager. Friends and his two older sisters remembered a fearless soldier, and a Power Point presentation was shown that illustrated Tumilson’s active life outside of the military, which included scuba diving, martial arts, and triathlons.
Story: 'Courtroom dog' helps young rape victim testify
"If J.T. had known he was going to be shot down when going to the aid of others, he would have went anyway," friend Boe Nankivel said at the service.
“Your dreams were big and seemed impossible to nearly everyone on the outside," his sister, Kristie Pohlman, said at the service. "I always knew you'd somehow do what you wanted."
As for Hawkeye, the loyal Labrador will now be owned by Nichols, Tumilson’s friend.
© 2011 MSNBC Interactive.
Đánh nhau, bỏ chạy, nhảy xuống sông Cầu chết đuối
Nguyên Phó Chủ tịch CSVN 'giải mã' tội ác vụ thảm sát - Đổ Thừa Giáo Dục Gia Đình !
- Cảnh giết lợn vô tình "tiếp tay" cho sự tàn ác của sát thủ?
- Không thể tử hình hung thủ vụ thảm sát tại Bắc Giang
- Lộ diện nghi can che giấu sát thủ vụ thảm sát tại tiệm vàng
- Truy nã đặc biệt hung thủ vụ thảm sát tại tiệm vàng
- Bức thư tuyệt mệnh của sát thủ vụ thảm sát tiệm vàng
- Chùm ảnh khám nhà hung thủ vụ thảm sát Bắc Giang
- "Chưa bắt được hung thủ vụ thảm sát tại Bắc Giang"
Mở đầu câu chuyện, bà lắc đầu nói: “Tôi thấy rất buồn khi xã hội ngày càng có nhiều vụ thảm sát, không chỉ ở vụ cướp tiệm vàng, giết 3 mạng người và chặt tay cháu bé mà còn nhiều vụ việc khác, báo chí đã đăng tin. Tôi rất đau trước sự mất nhân tính của một số người trong đó, đáng nói hơn, những người “máu lạnh” này chủ yếu lại tập trung ở tầng lớp thanh niên".
Bà Nguyễn Thị Bình cho biết: Bà rất buồn
khi ngày càng có nhiều vụ thảm sát tương tự như vụ cướp vàng man rợ ở
Bắc Giang (Ảnh: Xuân Trung) |
“Vấn đề đạo đức lương tâm xã hội đã thật sự đáng báo động. Đã đến lúc phải rung lên hồi chuông về vấn đề giáo dục nhân cách của con người. Triết lý phổ biến của thế giới đó là học để làm người. Nếu “làm người” được thì chúng ta mới có thể làm những cái khác, còn không thì không làm được gì cả. Giáo dục của ta đừng chạy theo thi cử nhiều quá mà quên mất vấn đề cốt lõi: giáo dục nhân cách con người” – bà Bình nhấn mạnh.
"Chúng ta lo cho giáo dục chưa đủ, chưa đúng"
Để xảy ra những vụ thảm sát dã man, vô nhân
tính giống vụ của Lê Văn Luyện, theo bà Bình: Lỗi đầu tiên thuộc về
cách giáo dục của gia đình. |
Trong bức thư tuyệt mệnh trước lúc bỏ trốn, sát thủ Luyện có ghi lại nguệch ngoạc vài chữ gửi bố mẹ: "Bố mẹ ơi, con bất hiếu xin lỗi. Con không muốn 2 em con phải khổ đâu...". Nhiều người đổ tội cho sự nghèo đói dẫn tới hành động “làm liều” giết người, cướp tiệm vàng của cậu bé chưa đầy 18 tuổi.
“Tôi là người đã làm giáo dục và bây giờ vẫn hết sức lo về giáo dục. Tôi cho rằng: Phải quan tâm tới vấn đề văn hóa nhiều hơn, trong đó, giáo dục là cốt lõi. Ngoài việc lo kinh tế chúng ta vừa phải lo giáo dục, phải thực hiện đồng bộ song song 2 mục đích đó. Từ trước tới nay, chúng ta quan tâm tới giáo dục chưa đúng mực, đúng cách” – bà Bình trăn trở.