THÔNG BÁO !
TM Ban Điều Hành Blog
12 March 2012
Phát hiện điểm môi giới kết hôn Hàn Quốc trái phép
Bệnh viện sa thải hàng loạt nhân viên
Xóm bốc vác nữ ven đô
Bốc vác trong môi trường nóng hầm hập và đầy bụi - Ảnh: K.Q |
Trọng lượng lúa gần gấp đôi trọng lượng người |
Phút giải lao giữa hai đợt vác |
Triệt phá sòng bạc Campuchia ở... Việt Nam
Màn hình truyền trực tiếp từ casino ở Campuchia - Ảnh: C.T.V |
Công ty cổ phần thủy sản Bình An sắp phá sản
RFA 11.03.2012
Công ty cổ phần thủy sản Bianfishco tên Việt là Bình An trên đà phá sản cầu cứu nhà nước tiếp tay giải quyết nợ nần với nông dân.
Sau nhiều ngày âm ỉ với những tin đồn về sự phá sản của công ty cổ phần Thủy sản Bianfishco, sáng ngày hôm nay UBND thành phố Cần Thơ đã có buổi làm việc với đại diện công ty là ông Trần Văn Trí, tân Tổng giám đốc công ty nhằm tìm phương án giải quyết đơn thưa của nông dân tố cáo công ty thiếu nợ của họ và không thanh toán trong thời gian quá lâu, cũng như việc công ty nợ tiền bảo hiểm an sinh xã hội của công nhân hàng chục tỳ đồng.
Bà Phạm Thị Diệu Hiền là Tổng giám đốc công ty đã giao chức vụ này lại cho chồng là ông Trần Văn Trí để đi Singapore chữa bệnh nhưng theo ông Trí thì bà này đang có mặt tại Mỹ để điều trị bệnh ung thư.
Bà Hiền cũng là ủy viên Ủy Ban Trung ương MTTQVN và TP CầnThơ từ năm 2004 đến nay. Chồng của bà Hiền là Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP Cần Thơ chỉ vừa thôi chức để nhận chức Tổng giám đốc Bianfishco vài ngày sau khi vợ ông ra khỏi nuớc. Ông Trí nhận vai trò Tổng giám đốc công ty Bianfishco nhưng hoàn toàn không biết gì về số nợ thật sự mà công ty này hiện có.
Theo cơ quan chức năng thì số nợ của Bianfishco đã vượt xa tài sản cố định của công ty. Riêng tiền mua cá của nông dân lên tới gần 300 tỷ. Số tiền nợ BHXH của công nhân và nhiều khoản nợ khác tuy chưa thống kê hết nhưng theo UBND thành phố Cần Thơ thì số nợ mà Bianfishco hiện có không dưới 1.000 tỷ.
Vào ngày 20 tháng 2 vừa qua tuy nợ nần chồng chất nhưng bà Phạm Thị Diệu Hiền vẫn làm đám cưới cho con trai rất hoành tráng với dàn xe rước dâu được xem là đắt tiền nhất Việt Nam. Trong khi đám cưới diễn ra nông dân chủ nợ đã giăng biểu ngữ đòi nợ bà Hiền khiến dân chúng TP Cần Thơ hết sức ngạc nhiên.
Hiện luật sự của những nông dân chủ nợ đã chính thức yêu cầu Tòa Án Thành phố Cần Thơ ra lệnh cấm ông Trần Văn Trí xuất cảnh trong khi chờ điều tra vụ án.
|
Vấn đề “Cồn Dầu” căng thẳng trở lại
Gia Minh, biên tập viên RFA2012-03-11
Vụ việc cưỡng chế đất của giáo dân Xứ Cồn Dầu, thuộc giáo phận Đà Nẵng trở lại căng thẳng trong những ngày gần đây.
Courtesy Hưng Việt website
Ký giấy giao đất nghĩa trang
Thông tin từ phía giáo dân Cồn Dầu tham dự thánh lễ cho biết, linh mục chánh xứ nói rằng vì giáo xứ đã nhận đất nghĩa địa tại Hòa Sơn nên theo ông là sắp đến phải ký giấy như yêu cầu của chính quyền. Vị linh mục chính xứ được giáo dân trích dẫn phát biểu tại thánh lễ là nếu giáo dân không thuận thì ai muốn đứng ra nhận việc đó ông sẽ giao cho người đó.
Tuy nhiên qua kinh nghiệm những đồng đạo của họ bị đánh đập, bắt bớ, tù đày trước đây gần hai năm trong đám tang cụ bà Hồ Nhu, nhũ danh Maria Đặng Thị Tân, thì giáo dân cho biết không ai đứng ra nhận; dù rằng chính những giáo dân cho biết trong lòng vô cùng ấm ức vì theo họ việc ký giấy giao đất nghĩa trang của giáo xứ cho phía Nhà nước là quyền của giáo dân chứ không phải trách vụ của cha xứ.
Biết thế, nhưng theo họ tại một nơi mà luật pháp từng bị vi phạm cách đây chưa đầy hai năm qua những vụ bắt bớ đánh đập, tù đày đối với đồng đạo của họ thì họ không tin ai đó đứng ra gánh vác công việc sẽ thành công mà trái lại bản thân người đó sẽ lại rơi vào vòng lao lý.
Tương lai vô định
Cán bộ địa phương cho biết là không thể không đi vì đất đã bán cho Sun Group, tập đoàn triển khai dự án khu đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân tại địa phương Cồn Dầu, Trung Lương và Cẩm Chánh. Công an 113 được điều động đến để đi kiểm tra hộ khẩu của các hộ gia đình còn lại.
Chính giáo dân Cồn Dầu cho biết hiện còn chừng khoảng 400 ngôi mộ trên tổng số 1700 mộ tại đó chưa được di dời. Riêng số hộ dân còn lại chưa chịu nhận tiền đền bù là chừng 200 hộ. Một nửa khác đã nhận tiền đền bù của dự án để di dời đến khu tái định cư.
Tuy nhiên theo giáo dân Cồn Dầu không nhận đền bù để di dời vì họ cho biết tương lai cuộc sống trước mắt khi di dời là hết sức vô định. Trong khi đa phần họ là nông dân chuyên làm ruộng, trồng hoa màu, nay đến khu tái định cư không có đất để tiếp tục làm nông nghiệp. Chính quyền nói kinh phí đào tạo nghề nằm trong số tiền đền bù rồi, và người dân phải tự lo việc chuyển đổi nghề nghiệp. Những người dân trên 40 tuổi cho biết cơ hội để có công ăn việc làm ổn định cho họ là vô cùng bấp bênh… Một lý do khác là vấn đề tâm linh, họ muốn được sống quanh ngôi nhà thờ mà cha ông họ đã xây dựng nên hơn cả trăm năm qua.
Những lý do mà giáo dân Cồn Dầu nêu ra như thế từng được trình với chính quyền địa phương biết bao lần ngay từ khi có dự án xây dựng khu đô thị sau chuyển thành khu đô thị sinh thái Hòa Xuân; nhưng đều không được chấp nhận.
Một giáo dân Cồn Dầu hiện đang tỵ nạn tại Thái Lan nói lên lại những ước vọng đó của họ:
"Xếp cho dân ở lại gần nhà thờ để phụng sự Thiên Chúa mà thôi. Vật chất thì giáo dân không đòi hỏi. Mấy mươi cuộc họp cũng nói đến nguyện vọng được xếp ở gần nhà thờ. Họ muốn bứng cả làng, bứng cả cây cổ thụ đi. Họ muốn nhà thờ mà không có giáo dân, nên giáo dân không chịu.
Một cây cổ thụ mà bứng đi thì có nhánh nào mà sống được." Sự kiện "đám tang Bà Hồ Nhu"
Mấy chục người giáo dân đã bị bắt đến cơ quan công quyền, bị đánh đập tại đó. Sáu trong số họ bị giam giữ và truy tố ra tòa về tội danh gây rối trật tự và chống người thi hành công vụ với những bản án từ 12 tháng tù cho đến tha bổng.
Vào ngày 3 tháng 7, một trong những người tham gia đội trợ trang hôm ngày 4 tháng 5 đã bị một dân quân đánh đến chết khi về đến được nhà. Đó là nạn nhân Nguyễn Thành Năm.
Trong khi xảy ra những biến cố đối với xứ đạo của họ, một số giáo dân phải tìm đường chạy sang Thái Lan để lánh nạn. Một trong những người bị đánh đập sau ngày đưa tang cụ bà Hồ Nhu là ông Nguyễn Liêu khi đến được đất Thái đã kể trong nước mắt về vụ việc xảy đến:
"Giáo xứ chúng tôi đã 'sống' 135 năm rồi, và giáo dân không muốn chia cắt. Nhưng 'họ' muốn lấy cả nhà thờ của chúng tôi, dù để nhà thờ lại dân di dời đi nơi khác làm sao người cao tuổi và trẻ con đi (nhà thờ) được. Vì điều đó Nguyễn Hữu Minh sưu tầm về những nghị định, luật đất đai, giấy tờ của chính phủ đưa ra; nhưng rồi Nguyễn Hữu Minh bị bắt.
Còn tôi thì do có những thông tin liên quan và liên lạc với người thân nước ngoài, nên tôi hoảng sợ phải 'ra đi'..."
Gần hai năm qua, dự án khu đô thị sinh thái Hòa Xuân cũng như bao dự án phát triển bất động sản khác tại Việt Nam vẫn 'án binh bất động'; thế nhưng số dân chúng có nhà cửa, ruộng vườn tại những khu dự án đó tiếp tục bị buộc phải ra đi nếu không sẽ bị cưỡng chế như các giáo dân còn lại tại xứ đạo Cồn Dầu.
Những giáo dân chân chất, ngoan đạo tại Cồn Dầu có thể sẽ không thể nổ súng như ông Đoàn Văn Vươn, giáo dân xứ đạo Súy Nẻo ở Hải Phòng khi đứng trước bước đường cùng; thế nhưng thực tế cho thấy tâm tư của họ có điểm giống nhau. Đó là mong ước được bỏ công sức làm ăn trên mảnh đất của họ, được sống đạo - hành đạo, và nuôi dưỡng con cái cháu chắt của họ trong tinh thần 'kính Chúa, yêu người'. Nhưng rồi ước mơ đơn sơ đó đang 'tan tác' trước cơn lốc phát triển thị trường.
|
'Việt Nam đang thiếu cả y tá và bác sĩ'
Sáng 11/3, tại buổi thư vấn mùa thi, Hiệu phó ĐH Y Hà Nội Nguyễn Hữu Tú và Phó ban đào tạo ĐHQG Hà Nội Vũ Viết Bình cho biết, sinh viên học y ra trường rất dễ xin việc bởi cả y tá và bác sĩ đều đang thiếu trầm trọng.>Ưu tiên thí sinh thi ngành sư phạm và nông, lâm, ngư
- Em học y sau này có dễ xin việc không? Em có thể thi trường nào?
- Hiện nay nước ta đang rất thiếu cả y tá và bác sĩ. So với các nước trong khu vực chúng ta đang thiếu và so với thế giới thì thiếu vô cùng. Thế nên xin việc không quá khó khăn. Bác sĩ học ĐH Y ra chỉ vài tháng là có việc. Tuy nhiên, các cơ sở y tế chưa nhận nhiều sinh viên tốt nghiệp trung cấp nên khó xin việc hơn.
- Em thích ngành điều dưỡng, em muốn thi vào ngành này. Thầy có thể cho em biết những trường đại học nào có khoa này?
- Hiện nay có khá nhiều trường đào tạo khoa này nhưng chỉ có một số trường đào tạo cử nhân điều dưỡng trình độ đại học. Trong đó, ĐH Y Hà Nội là trường đào tạo đầu tiên. Nếu học lực em khá thì có thể thi vào khoa điều dưỡng của ĐH Y Hà Nội, nếu không được thì có thể đăng ký xét tuyển vào các trường khác. Đó là cơ hội tốt nhất cho em.
- Con tôi muốn thi vào khoa y dược của ĐH Quốc gia Hà Nội. Tôi muốn biết rõ hơn về khoa này và địa điểm thi ở đâu?
- Nước ta có 15 trường đại học đào tạo bác sĩ, dược sĩ và năm nay ĐH Quốc gia Hà Nội là đơn vị thứ 16 có khoa dược sĩ đào tạo bác sĩ đa khoa và y dược. Đây là mô hình mới so với các trường đại học truyền thống, đào tạo theo hình thức A+B, tức là các em trúng tuyển vào khoa y dược sẽ có 2 năm đầu học tại ĐH Khoa học Tự nhiên, được trang bị kiến thức cơ bản, thực hành thực nghiệm trong trung tâm thí nghiệm. Sau đó các em học chuyên ngành y, dược tại khoa y dược của ĐH Quốc gia, và thực hành trong các bệnh viện. Các chuyên gia của ĐH Y, Dược sẽ tham gia giảng dạy cho sinh viên.
Mục tiêu của khoa y dược ĐH Quốc gia Hà Nội là đào tạo bác sĩ có năng lực, khả năng nghiên cứu khoa học và điều trị bệnh lâm sàng tại các bệnh viện. Thí sinh thi y sẽ thi khối B, dược thi khối A và thi tại ĐH Khoa học Tự nhiên vì trường này tổ chức thi hai khối A, B cho toàn ĐH Quốc gia Hà Nội.
- Em muốn biết về ngành kỹ thuật y học, sau khi tốt nghiệp thì sẽ làm việc ở đâu?
- Kỹ thuật y học là ngành tương đối mới. ĐH Y Hà Nội đã đào tạo ngành này 10 năm. Học ngành này xong các em sẽ làm việc trong các bệnh viện và không bị ảnh hưởng đến sức khỏe bởi thiết bị máy móc rất hiện đại.
- Học viện Quân y tuyển sinh như thế nào? Học đa khoa của Học viện quân y xong thì có thể làm việc tại các bệnh viện của Hà Nội không?
- Học viện Quân y có hai hệ quân sự và dân sự. Hệ quân sự xét tuyển trước sau đó thi, còn hệ dân sự thì không. Sau khi ra trường sinh viên có bằng bác sĩ và có thể xin việc ở bất cứ đâu. Tất nhiên nhà tuyển dụng cũng căn cứ vào việc bạn tốt nghiệp ở trường nào để xem xét, lựa chọn. Học viện Quân y cũng là một cơ sở tốt để thi vào.
- Có phải tất cả các đại học y đều đào tạo bác sĩ nội trú không? Em muốn học thì đăng ký thế nào?
- ĐH Y Hà Nội, ĐH Y dược TP HCM và ĐH Y Huế có đào tạo bác sĩ nội trú. Nếu em muốn học nội trú thì sau khi tốt nghiệp ở trường đại học y khoa thì đăng ký học nội trú ở các trường trên.
- Em đang học Y Thái Bình và muốn thi vào ĐH Y Hà Nội nhưng lại không được hiệu trưởng trường em học đồng ý. Vậy khi em đỗ vào ĐH Y Hà Nội thì em có được nhập học không?
- Nếu trường ĐH Y Hà Nội biết em đang học ĐH Y Thái Bình thì đương nhiên sẽ không đồng ý cho em nhập học.
- Em muốn thi vào ĐH Y Hải Phòng thì có phải xuống Hải Phòng thi không và em có thể xin việc ở Hà Nội không?
- Em cần tìm hiểu ĐH Y Hải Phòng xem các điểm thi của họ ở đâu để biết chính xác. Học xong ĐH Y Hải Phòng em có thể xin việc ở bất cứ đâu trong nước.
Hoàng Thùy ghi
|
Đền 500 triệu đồng cho gần 190 tháng tù oan !!??
Viện KSND huyện Bù Đăng (Bình Định) vừa phải bồi thường 500 triệu đồng cho 6 người bị bắt ngồi tù oan tổng cộng gần 190 tháng. Ba người khác liên quan đến vụ án oan sai này đang đòi mức bồi thường cao hơn.Ngày 11/3, luật sư Dương Vĩnh Tuyến (Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước) cho biết, sau khi thương lượng với Viện trưởng Viện KSND huyện Đồng Phú Lê Văn Trân, 6 thân chủ của ông - những người bị ngồi tù oan 31 tháng - đã đồng ý nhận số tiền đền bù hơn 500 triệu đồng. Ba bị can oan sai còn lại chưa nhận tiền đền bù do chưa thương lượng được với Viện KSND huyện. Cụ thể, gia đình bị can Phan Văn Thương yêu cầu bồi thường 855 triệu đồng cho 31 tháng tù oan nhưng Viện KSND chỉ chịu đền 211 triệu đồng. Hai trường hợp còn lại cũng ở tình trạng tương tự và các bên sẽ phải thương lượng tiếp.
Trước đó, sau vụ cướp xảy ra cuối tháng 12/2008, cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Bù Đăng (Bình Định) bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Hùng (19 tuổi, huyện Đồng Phú, Bình Định) vì nghi liên quan đến vụ án. Đầu tháng 1/2009, công an huyện này tiếp tục bắt tạm giam Lương Văn Sang, Lương Văn Trọng, Lương Văn Hận, Trương Quang Lâm, Lê Văn Huy, Nguyễn Như Tùng, Đỗ Văn Đại (19 tuổi) và Phan Văn Thương (21 tuổi), cùng ở Bù Đăng để điều tra; đồng thời ra quyết định khởi tố 9 bị can về tội "Cướp tài sản, Cướp giật tài sản". Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, cơ quan này không chứng minh được 9 người phạm tội; xảy ra cướp nhưng không có bị hại, không có tang chứng vật chứng. Công an huyện Đồng Phú còn dùng biện pháp ép cung khiến Nguyễn Như Tùng trọng thương. Tháng 2/2010, Viện KSND huyện Đồng Phú ra cáo trạng kết luận 9 bị can phạm tội như kết luận của công an huyện Đồng Phú và chuyển hồ sơ sang TAND huyện xét xử. Tòa trả hồ sơ với lý do cơ quan điều tra vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng. 18 tháng sau (8/2011), Viện KSND huyện Đồng Phú buộc phải ra quyết định đình chỉ vụ án, trả tự do cho 9 bị can đồng thời công khai xin lỗi trên báo chí và thương lượng bồi thường oan sai. Chế Bắc |