THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

29 May 2012

Tụt quần lòi mặt đảng



Ông Bút (Danlambao) - Trước kia trong chiến tranh, Cộng Sản tuyên truyền chia rẽ giữa gia cấp nghèo và giàu, từ chia rẽ đến tạo hận thù để đấu tranh. Tâm lý người nghèo thường mặc cảm, rất dễ nhận thấy mặt ngoài của sự bất công. "Kẻ ăn không hết, người mần không ra" trước mắt của người nghèo: Kẻ ăn không hết, lại là kẻ chẳng phải vất vả, đổ hồ môi. Trái lại người mần, suốt đời tảo tần, quần quật nhưng khó đủ ăn, thèm lạc đủ thứ. Lùi lại hơn thế kỷ trước giới công nhân, thợ thuyền, nông dân tá điền bị bóc lột, người da đen bị bán làm nô lệ...

Trước dòng chảy triền miên cơ hàn này, một nhà cách mạng đứng lên cải cách, để nâng đỡ xã hội, đó là diễm phúc của đất nước, của loài người. Tiếc thay trước bối cảnh này, chưa có người thật tâm, toàn tài. Ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản đã lợi dụng hoàn cảnh, cơ hội quý báu để làm "cách mạng", họ đã phỉnh phờ người nghèo góp công của, xương máu cướp chính quyền, để họ soán vào chỗ thậm tệ hơn bóc lột xưa kia. Ngày nay họ đã ra mặt trực tiếp ăn cướp, hoặc làm đầy tớ cho nhà giàu để ăn cướp của người bần cùng, khốn khó. Hình thức cai trị xã hội Việt Nam hôm nay lai nhân tạo giống, chẳng giống ai. Kẻ có đảng đang hưởng thụ tiêu chuẩn như phong kiến, (phong đất, kiến ấp) họ dùng tiền cướp được của dân, dùng quyền để lấy đất theo ý muốn, gọi là mua đẽo. Vườn thượng uyển (1) của cha con bí thư tỉnh Hải Dương không phải trường hợp cá biệt. Xưa kia tư bản Miền Nam phần đông người bản xứ, ngày nay đích thân đảng CSVN nai lưng cỏng tư bản ngoại bang vào nước làm chủ nhân ông, gọi là "đầu tư" vì vậy xã hội lai giống và tồn tại giữa phong kiến và tư bản. Hiểu thế nào về hai chữ cách mạng?

Con đường tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa là con đường dối trá, mị dân, hơn ai hết bộ chính trị đảng CS đều biết, nhưng trước khi đặt chân vào con đường sai trái này, xuơng cao tày núi, máu chảy thành sông. Người bức bách dân tộc đi lầm đường, dễ gì dám nói "sai rồi", nên cứ gân cổ mặt dày, mày dạng từ Việt Nam tới Cu Ba, hô hào tiến lên XHCN!? Không những lầm đường lạc lối, đảng CSVN còn sợ Cộng Sản hơn ai hết, vì chính họ đã thế chỗ, thành phần trước đây họ vận động nhân dân căm thù đấu tranh và thủ tiêu. Đảng CSVN chỉ còn danh từ riêng, không còn chế độ Cộng Sản. Giả sử chín chục triệu dân đứng lên đấu tranh buộc họ thực hiện cho bằng được XHCN, chắc chắn họ xã súng không thương tiếc.

Thời gian xoay chuyển, Tư Bản thay đổi khá nhiều, làm người trong xã hội cần nương tựa để sinh sống, tồn tại và biết phải chấp nhận sự hiện hữu của nhiều thành phần. Con đường đấu tranh để thủ tiêu không tuyệt đối là con đường duy nhất. Cụ thể cùng thời điểm, ông Hồ ở Miền Bắc phát động đấu tố triệt hạ người giàu có, chủ cả, nhưng đời sống người nghèo ở Miền Bắc không khá hơn. Nguyên nhân khách quan, khi ruộng đồng đưa vào hợp tác xã, năng suất khó tăng hơn cá thể, đội ngũ quản lý quá đông, thời trước tá điền chỉ có một ông chủ, sau "cách mạng" người nông dân gánh trên vai hàng trăm ông chủ, làm suốt mùa, lúa chia được vài lon gigô! Người nông dân nói đùa "làm để ăn điểm!" Nhà máy, và ngành thương mại "nhân dân làm chủ" cũng bi đát không kém.

Trong Miền Nam, ông Ngô Đình Diệm, không đụng tới người giàu, ông hô hào vận động người nghèo lập dinh điền, khu trù mật. Đối với người nông dân, một thước đất là vàng, là ngọc. Khu dinh điền Bình Tuy chính phủ ủi đất, tạo thành những cánh đồng ruộng bạt ngàn, ai muốn nhận bao nhiêu tùy sức, cấp tôn xi măng xây nhà, cấp lương thực 8 tháng ăn. Sau 1975 Người dân ở đây nói với tôi rằng: Chính phủ cấp cả gạo tấm nuôi heo, không biết họ có cường điệu không? Dinh điền Bình Tuy, hầu hết dân tá điền nghèo từ Nam Ngãi Bình Phú vào lập nghiệp, theo lời họ chỉ ba năm sau họ trở thành địa chủ giàu có, hơn cả địa chủ ngoài xứ Miền Trung.

Sau thập niên 1980, tôi lặn lội qua nhiều khu dinh điền, Hồng Ngự Cao Lãnh, miền Cao Nguyên Pleiku, Phước Long, Bình Tuy, hầu hết nơi nào cũng trù phú, làng xóm kiến trúc theo khu bàn cờ, kể vài chuyện dinh điền Bình Tuy:

1976 CSVN, đánh tư bản ở thành phố, nông dân thôn quê cũng không lọt sổ, ở Võ Xu có bà bảy Thị, nhiều đời bần cố nông, theo lời khuyến khích chính phủ VNCH, bà vào Võ Xu, quận Hoài Đức lập nghiệp từ năm 1960, 10 năm sau nhà bà có hơn 50 mẫu ruộng, trâu cả đàn 30 con, sau 75 gia sản bị tịch thu, lúa trong lẫm chính quyền đem người Thượng (2) tới vét sạch, khi người Thượng báo "hết rồi", thì bà Thị đã treo cổ chết sau nhà! Số nạn nhân như bà Thị ở Bình Tuy không ít, song tự tử như bà không nhiều, tôi đã đến tận nhà bà, để tìm hiểu sự việc đúng như đã kể. Từ những xã Bắc Ruộng, (hay bắc sông La Ngà) Tà Bao, Nghị Đức... có đường lên núi Na Sơn, lên bản làng người Thượng, bản Na Sản, nơi đây còn sót lại bóng hình của con đường nhựa vụn vỡ do cây rừng, tre lồ ô xâm thực, chỗ lớn nhất thấy được bằng cái nia, người dân nói con đường này làm từ 1959 và chạy dài tới Buôn Mê Thuột. 

Một lần đến xã Nghị Đức, đi đường mệt quá và khát nước, tôi ghé đại một ngôi nhà xin nước uống (tôi vốn dĩ nông dân, nên biết họ cũng như mình mộc mạc, dễ làm quen và hiếu khách, hơn nữa vùng này phần đông Quảng Nam, dân cùng quê.) Sau khi làm một hơi mấy ly nước, đã khát và no bụng, tôi lân la hỏi chủ nhà. Ông chú gần bảy mươi, tên Kiến, người làng Thắng Đông, quận Quế Sơn, Quảng Nam, ông đi di dân năm 1961, ngoài nghề nông, ông còn nghề đóng cối xay lúa tuyệt xảo, sau 1975 chính quyền buộc ông cam kết không hành nghề, vì lúa gạo để đóng thuế, bán nghĩa vụ, muốn ăn bỏ lúa vào cối giã, cách này sẽ làm chậm tiêu thụ và tiết kiệm lúa hữu hiệu. Bất giác tôi nhìn từ cửa chính có lối thẳng tắp ra đường, đoạn giữa có cây điều lộn hột ngã ngang chắn lối, cây điều không chết còn nức tược lên đã cao ngang ngực người lớn, buộc người nhà phải đánh lối đi khác vòng vèo, xế mé trái ra đường lộ, tôi thắc mắc vì sao không cưa phứt nó đi, lấy củi chụm, lại phải mất công đánh đường vòng? Chú Kiến dắt tôi ra sân, chỉ về hướng sau nhà, cách đây vài trăm mét đường chim bay, gần sát chân núi một lần ông Ngô Đình Diệm đã đến đây, lúc ấy mới lập làng còn rừng rú hoang sơ, người dân không ngờ sự "hội ngộ" này và nhớ đời, ông đã nói với họ, đại khái: Tôi biết bà con người Miền Trung, đa phần nghèo khó, trong nầy (chỉ đám đông) có người từng theo Việt Minh, nhưng thôi chuyện quá khứ đừng nhắc nữa, hiện tại đã có ruộng cày, hãy cố gắng canh tác làm ăn, mỗi vùng đất đưa dân tới chính phủ điều nghiên kỹ lưỡng, từ lưu lượng mưa, độ màu mỡ của đất đai, đến các loại cây trồng v.v... Chính phủ có chuyên môn phụ trách, đồng bào yên trí làm ăn, đồng bào có khó khăn chi, trình với ông trung tá đây (tr/tá Nguyễn Thanh Bường) sẽ được giải quyết, tiếp theo ông Diệm chỉ xuống dưới chân một bao giống hột điều, phân phát mỗi người một hột làm giống. Cây điều ngã ngang đây là kỷ niệm cuộc gặp gỡ quý hóa đó, nên không nỡ chặt, ông Kiến giải thích.

Đến thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, với chính sách Người Cày Có Ruộng (26/3). Chính phủ mua ruộng của địa chủ, phân phát cho tá điền nghèo.

Ông Ngô Đình Diệm, ông Nguyễn Văn Thiệu, chưa hề nói "Vì Giai Cấp". Nhưng rõ ràng ở Miền Nam hai ông Tổng Thống, trước bối cảnh chiến tranh loạn lạc, xô bồ đã từng làm như thế. Tiếc rằng người dân mình nhẹ dạ nghe theo lời xúi dục, hoặc của Đồng Minh, hoặc của Cộng Sản Bắc Việt, xách động từ đám hoạt đầu chính trị, tối ngày xuống đường tranh đấu, với biểu tình! 

Hồ Chí Minh, đảng Cộng Sản Việt Nam, hở miệng là ra rả "chiến đấu cho quyền lợi Giai Cấp" chính quyền "vì dân, do dân" Nhưng coi dân như rác, đánh đập liên hồi, quay lưng lại với giai cấp, hùa phe tư bản bóc lột người nghèo, và ăn cướp đất đai, nhà cửa của dân khốn khó, chỉ riêng trường hợp nhà cửa đất đai, dưới bàn tay của HCM, đảng CSVN đã có hằng triệu oan khuất. Mới đây: 

Trưa 22/5, tại lô 49, dự án Khu dân cư Hưng Phú (Q. Cái Răng, Cần Thơ) do Cty CP Xây dựng số 8 - CIC 8 (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư, nhóm vệ sĩ Cty đã trấn áp hai phụ nữ trong tình trạng khỏa thân ngăn cản máy công trình vào thi công. Bà Phạm Thị Lài (SN 1960, ngụ P.Hưng Thạnh) và con gái là Hồ Nguyên Thủy (SN1979) khẳng định, họ khỏa thân để giữ phần đất đã bị Cty này chiếm đoạt một cách thiếu minh bạch. Hai người này đã bị đám vệ sĩ lôi trên cát, bãi cỏ và các đống vật liệu trong tình trạng khỏa thân dưới cái nắng gay gắt. 

Hai phụ nữ không mặc gì đang giằng co với bảo vệ 

Trao đổi với PV, bà Lài nghẹn lời: “Đất này gia đình tôi bỏ tiền mua để cất nhà sinh sống mấy chục năm. CIC 8 tự đưa giá rồi ép chúng tôi nhận tiền mà không cho chúng tôi quyền được thỏa thuận mua bán. UBND Q. Cái Răng dùng lực lượng CA cưỡng chế đất giao cho CIC 8. Chồng tôi sức yếu thế cô, uất ức quá nên đã một lần uống thuốc sâu tự tử để phản đối. Giờ mẹ con tôi biết làm gì ngoài việc lột đồ, chịu nhục để phản đối?!”...

Thật quá khốn nạn, đến cùng đường của sự bi phẫn. Giá như bộ chính trị đảng CSVN có một chút liêm sỉ, vâng một chút thôi. Thì sự nhục nhã này thuộc về đảng, không thuộc hai tấm thân lõa lồ này. Đã đang tâm ăn cướp làm gì biết liêm sỉ, nhưng xin hỏi ai kia từng xách động người dân xuống đường, thời VNCH nghĩ gì về chế độ hiện hành, trước thực tại của người dân thấp cổ bé miệng??? Những sự việc động trời thế này các người tranh đấu xưa kia đâu rồi? "Tịnh khẩu" hết sao? Mắt mù hết sao? 

Đọc những tin đại loại thế này, lòng ta uất hận ngang trời. Nếu như có một quyền năng nào, ta bắt từng tên một xưa kia xuống đường phá thối Miền Nam, phải quỳ xuống dưới hai cái lồn của người mẹ, người em kia, để tạ tội với nhân dân. 


“Bộ đội cụ Hồ” đánh dân



Huỳnh Trọng Hiếu - Chiều ngày 27/5, khoảng 4h30 tại xã Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam đã xảy ra một vụ đụng độ giữa một bên là bộ đội thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện đang đồn trú tại địa phương và một số thanh niên trong khu vực. Cuộc xô xát đã dẫn đến việc hai thanh niên bị thương trong đó có một người bị thương nặng ở mắt tên là Nguyễn Đình Chinh, hiện đang điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam.

Thân nhân của nạn nhân cùng với những người họ hàng và cư dân trong làng đã kéo đến trước cổng Ban chỉ huy Quân sự đòi hỏi những người có trách nhiệm phải giải quyết thỏa đáng vụ việc. Tuy nhiên, Ban chỉ huy quân sự vẫn kiên quyết bao che cho các binh sĩ dẫn đến việc thân nhân của nạn nhân bức xúc chửi bới và phản ứng rất dữ dội. Dân địa phương cũng tập trung trước cổng khu quân sự để bày tỏ sự đồng tình với thân nhân của nạn nhân.
Huỳnh Trọng Hiếu đã kịp thời có mặt tại chỗ, và trực tiếp theo dõi diễn tiến  vụ việc để trình bày cùng quý vị.

Liên lạc với thân nhân của anh Nguyễn Đình Chinh, người chú của nạn nhân, và một số người trực tiếp có mặt trong vụ đụng độ để hỏi về sự việc, họ đã cung cấp cho tôi những thông tin sau:

HTH: Dạ, tôi là Huỳnh Trọng Hiếu, là thành viên của Tổ chức phóng viên không biên giới. Vừa qua, tôi được biết, tại nơi gần khu Quân đội Nhân dân đang đồn trú tại xã Tam Phú đã xảy ra cuộc đụng độ giữa bộ đội và một số thanh niên hiện đang sống nơi đây có đúng không anh? Xin anh hãy tường thuật một cách chi tiết để mọi người được biết.

Thân nhân: Dạ thưa anh, tôi xin nói thế này, chiều hôm nay khoảng 4h30, cháu tôi là Nguyễn Đình Chinh cùng với một người bạn khác tên là Nguyễn Thanh Văn đang trên đường đi chơi về thì gặp một nhóm lính đi ngược chiều, họ mặc đồ quân đội chặn đầu xe của cháu tôi để xin vài điếu thuốc lá. Bất ngờ trước việc làm vô lý, cháu tôi không đồng ý với thái độ của họ dẫn đến lời qua tiếng lại và sau đó xô xát. Tôi nghĩ rằng, đây là một vụ đánh người thì đúng hơn. Bộ đội đi ngênh ngang ngoài đường, chặn đầu xe của dân xin đểu, không được thì đánh người, bên phía quân đội thì được đào tạo chuyên nghiệp, có khoảng vài chục người, còn chúng tôi chỉ có hai thanh niên đang ngồi trên xe. Người bạn của nó ngồi phía sau kịp thời bỏ chạy để kêu cứu, còn cháu tôi đang ngồi trên xe, không phản ứng kịp nên bị đánh túi bụi… thấy cảnh xô xát xảy ra, một nhóm lính khác đang ngồi nhậu nhẹt trong quán cũng chạy ra hỗ trợ. Một số người dân có mặt tại chỗ nhảy vào can ngăn nhưng không được, cháu tôi bị chúng đánh bị thương nặng ở mắt.
HTH: Thưa anh, vậy tình hình sức khỏe của anh Nguyễn Đình Chinh hiện nay ra sao?

Thân nhân: Dạ cháu tôi bị thương ở nhiều nơi, toàn thân bị đánh thâm tím, anh cứ tưởng tưởng vài chục người đánh một người thì chỉ cần nhổ một bãi nước miếng cũng đủ chết chứ huống gì họ ra sức đánh đấm. Bác sĩ chẩn đoán một bên mắt bị thương nặng, không biết còn giữ lại được không, hiện đang được điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh QN.

HTH: Dạ thưa anh, từ trước đến giờ, tại đây có xảy ra tình trạng tương tự như thế này không?

Thân nhân: Dạ tại chỗ chúng em, bộ đội trú đóng khá đông, họ thường ra ngoài khu quân sự để uống cà phê và nhậu nhẹt, ngày nào cũng thế, ở đây thu nhập chủ yếu của bọn em là nhờ bộ đội. Việc bộ đội đánh dân không phải là lần đầu tiên, va chạm vẫn thường xuyên xảy ra. Họ mặc đồ quân đội nên làm gì người dân cũng không dám phản ứng, vì sợ làm to chuyện, bất lợi cũng thuộc về dân thôi. Nhưng tôi nghĩ việc quân đội và người dân sống quanh khu vực đóng quân xảy ra xung đột cũng dể hiểu vì ở đây đa số là thanh niên, bộ đội cũng là thanh niên, nên rất dể dẫn đến va chạm. Có điều, sau khi xảy ra va chạm, thiệt thòi đều thuộc về chúng tôi, lực lượng của họ rất đông, lại được huấn luyện nên không ai làm gì được. Lần nào chúng tôi yêu cầu Ban chỉ huy quân sự giải quyết và bồi thường, họ đều phớt lờ, không quan tâm, không giải quyết. 

Anh không biết đó thôi, chúng tôi tiếp xúc nhiều với bộ đội nên chúng tôi biết, quân đội VN có hai loại, lính đỏ và lính xanh, lính đỏ phải đồn trú ở những vùng xa xôi hẻo lánh, là con cái của thường dân nhập ngũ. Còn khu quân sự ở những thành phố lớn, hay ở đây cũng gần thành phố, binh lính sống rất sướng, ho chẳng làm gì cả, suốt ngày đi chơi, chúng tôi biết mấy người lính này thuộc diện “5C”, nghĩa là “Con Cháu Các Cụ Cả”, chính vì vậy, chúng tôi sợ rằng BCH Quân sự cũng sẽ không giải quyết việc này như họ đã làm với những trường hợp trước đây thôi, thiệt thòi vẫn thuộc về người dân.

HTH: Sau khi nạn nhân được đưa đến bệnh viện, chúng tôi thấy có rất đông dân chúng tập trung trước khu quân sự để cùng với gia đình nạn nhân đòi giải quyết vụ việc, thì Ban chỉ huy quân sự họ đã nói gì thưa anh?

Thân nhân: Dạ, gia đình em cùng với rất nhiều người trong làng đến trước cổng khu quân sự yêu cầu BCH giải quyết, em được mời vào trong để trực tiếp làm việc. Ông chỉ huy trưởng cố tình bao che cho nhóm lính đã gây thương tích đối với cháu của em, ông ta còn nói lỗi là do Nguyễn Đình Chinh gây ra trước, và không giải quyết bất kỳ khiếu nại nào. Cũng ở trong phòng làm việc, có một sĩ quan quân đội, người này ăn nói mềm dẻo hơn, không biết anh ta chức vụ gì, anh ta hứa hẹn sẽ giải quyết thỏa đáng và khuyên chúng tôi nên về.
Ra đến ngoài cổng thì trời cũng vừa tối, bạn bè của tôi kể lại, BCH quân sự đã huy động lực lượng công an và dân phòng đến giải tán đám đông, tên công an chỉ huy còn dọa nạt người dân chúng tôi, nếu còn ở lại đây lâu sẽ bắt chúng tôi vì tội cố ý gây rối trật tự công cộng.

HTH: Trong vài ngày tới, anh và gia đình sẽ làm gì để đòi ban chỉ huy quân sự giải quyết thỏa đáng?

Thân nhân: Chúng tôi cùng với dân địa phương sẽ tập trung trước cổng khu quân sự đến khi nào họ giải quyết thỏa đáng, họ phải bồi thường tiền viện phí cho cháu tôi và xữ lý kỷ luật đối với những binh lính tham gia hành hung cháu tôi. Tôi biết điều này sẽ không thể thực hiện được, cũng như những lần trước, BCH QS địa phương sẽ đứng ra bao che cho những binh lính thuộc diện “5C” này. Những chúng tôi sẽ làm mọi cách có thể để đòi hỏi Ban chỉ huy giải quyết thích đáng. Nếu đòi hỏi mãi mà không giải quyết thì bộ đội nên cử người ra đây đánh nhau với dân chúng tôi cho công bằng. Nếu có chuyện gì xảy ra với cháu tôi, thì mấy ông chỉ huy một mạng, chúng tôi một mạng.

HTH: Dạ xin cảm ơn anh đã giành cho tôi buổi trao đổi này. Chúc anh và gia đình anh nhiều may mắn!

Tôi cũng có cuộc nói chuyện với anh Nguyễn Thanh Văn, là người đi cùng anh Nguyễn Đình Chinh khi xảy ra vụ hành hung chiều hôm qua.

HTH: Xin chào anh! Tôi là Huỳnh Trọng Hiếu, thành viên của Tổ chức phóng viên không biên giới. Tôi được biết, chiều hôm nay, một nhóm Bộ đôi hiện đang đồn trú tại địa phương anh ở đã hành hung hai người thanh niên, trong đó có anh phải không? Vậy xin anh hãy tường thuật lại cho mọi người rõ?
Anh Thanh: Dạ, tôi là Nguyễn Thanh Văn, chiều hôm nay tôi và Chinh đang đi chơi về thì gặp khoảng ba mươi lính đang mặc đồng phục, họ đi ngược chiều với chúng tôi. Tôi nói Chinh lái xe tránh nhóm quân này để khỏi rắc rối nhưng họ vẫn cố tình tiến về hướng chúng tôi và chặn đầu xe lại. Họ chặn xe chúng tôi lại và xin vài điếu thuốc lá…Chinh bực mình không cho, rồi lớn tiếng cãi cọ, và hai bên đánh nhau. Chúng tôi có hai người không thể đánh lại bọn họ nên tôi chạy đi kêu cứu.

HTH: Và sự việc diễn ra sau đó như thế nào thưa anh?

Anh Thanh: Sau khi tôi chạy đi gọi bạn bè và nhiều người đến ứng cứu, lúc quay lại thì bạn tôi nằm lăn ra đất rồi. Bọn chúng đã bỏ về hết rồi, bây giờ tôi cũng không còn nhớ mặt những người đánh chúng tôi nữa, lúc đó chúng tôi quá hoảng loạng. Tôi phải chở cậu ấy đến bệnh viện và sau đó tôi đòi vào gặp Ban chỉ huy quân sự để giải quyết.

HTH: Ban chỉ huy Quân sự đóng tại xã Tam Phú nói là họ sẽ giải quyết chuyện này như thế nào thưa anh?

Anh Thanh: Họ vừa khuyên tôi bình tĩnh và chờ đợi công an điều tra làm rõ vụ việc, vừa có ý đe dọa tôi…lúc này tôi có cảm giác giống như mình là người phạm tội. Tôi không tin là họ sẽ giải quyết chuyện này thỏa đáng đâu. Những nhân viên công an điều tra ăn nói rất trịch thượng, họ cố ý ép chúng tôi nói theo cách họ muốn

Mong anh có thể giúp đỡ chúng tôi lấy lại công bằng cho bạn tôi.

HTH: Dạ, xin cảm ơn anh đã giành cho tôi buổi trao đổi ngày hôm nay.

Huỳnh Trọng Hiếuthành viên Tổ chức Phóng viên không Biên giới 

Tam Kỳ, ngày 27 tháng 5 năm 2012

TP HCM kiến nghị giảm phí cao tốc Trung Lương



Cho rằng, từ khi thu phí cao tốc TP HCM - Trung Lương, các loại xe đã "né" qua quốc lộ 1A khiến tai nạn trên tuyến đường này gia tăng, Sở GTVT TP HCM đã kiến nghị UBND thành phố đề nghị Bộ GTVT giảm phí.
Bộ Giao thông đề nghị giảm phí cao tốc Trung LươngChính phủ yêu cầu xem lại phí cao tốc Trung LươngCao tốc Trung Lương 'ế' vì thu phí cao

Ngày 28/5, Sở GTVT TP HCM đã kiến nghị với UBND thành phố đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu, xem xét giảm mức thu phí hiện nay trên tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương nhằm giảm áp lực các loại xe trên tuyến đường quốc lộ 1A để giảm tai nạn, đồng thời bảo đảm việc khai thác, sử dụng có hiệu quả tuyến cao tốc này.
Nhiều xe tải và container
Theo Sở GTVT TP HCM, nhiều xe tải và container đã "né" cao tốc TP HCM - Trung Lương, đổ dồn về quốc lộ 1A. Ảnh: Hữu Công.
Nguyên nhân Sở này kiến nghị giảm phí vì cho rằng, sau 3 tháng thu phí cao tốc TP HCM - Trung Lương, các loại xe, nhất là ôtô vận tải và xe đầu kéo sơ mi rơ moóc chở container đã "né" đường cao tốc chạy sang quốc lộ 1A để không phải đóng phí. Lượng xe vào đường cao tốc chỉ còn 18.839 xe/ngày đêm, so với trước khi thu phí là 28.284 xe/ngày đêm. Điều này khiến quốc lộ 1A quá tải, tai nạn giao thông tăng và có diễn biến phức tạp.
Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm nay, trên tuyến quốc lộ 1A (đoạn đi qua huyện Bình Chánh) đã xảy ra 9 vụ tai nạn giao thông làm chết 11 người và bị thương 2 người. So với cùng kỳ giảm một vụ tai nạn (giảm 10%) nhưng lại tăng một người chết (tăng 10%).
Cũng theo Sở Giao thông thành phố, mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp như lắp đặt biển báo hạn chế tốc độ tối đa 40 km/h, phân chia lại làn xe, tăng diện tích làn xe 2 bánh, gắn đinh phản quang phân cách giữa các làn xe… nhưng do mật độ các phương tiện trên tuyến quốc lộ 1A quá đông nên kết quả của các biện pháp đạt được không đáng kể.
Trước đó, trước những kiến nghị giảm phí của Hiệp hội vận tải hàng hóa TP HCM và An Giang, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đã giao Vụ Tài chính dự thảo văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh giảm 25-30% mức phí đối với xe thuộc nhóm 5 (xe tải trên 18 tấn và container 40 feet).
Từ ngày 25/2, công ty Cửu Long đã thu phí đối với tất cả phương tiện lưu thông qua cao tốc TP HCM - Trung Lương với mức phí từ 1.000 đến 8.000 đồng một km. Cụ thể, xe dưới 12 ghế ngồi, xe có trọng tải dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải công cộng có mức phí 10.000-40.000 đồng (nhóm 1).
Xe từ 12 đến 30 ghế ngồi, xe có trọng tải từ 2 tấn đến dưới 4 tấn có mức phí 15.000-60.000 đồng (nhóm 2). Xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải có trọng tải từ 4 tấn đến dưới 10 tấn là 22.000-88.000 đồng (nhóm 3).
Đối với xe có trọng tải từ 10 đến dưới 18 tấn và xe chở hàng bằng container 20 feet sẽ phải nộp 40.000-160.000 đồng (nhóm 4). Từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feet mức phí là 80.000-320.000 đồng (nhóm 5).
Hữu Công

Lãi suất giảm, khách dành tiền cho người thân vay




Đem tiền nhàn rỗi cho người thân vay thay vì gửi ngân hàng đang là xu hướng mới trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm liên tục giảm, các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản hay chứng khoán chưa có tín hiệu phục hồi.
>Lãi suất ngân hàng đồng loạt giảm
>Áp trần lãi vay 15% một năm với 4 lĩnh vực

28/5 là ngày đầu tiên các ngân hàng áp dụng trần lãi suất huy động 11% mỗi năm, thay vì 12% như trước. Từ sáng sớm, hầu hết các điểm giao dịch ngân hàng tại TP HCM đều nhộn nhịp thay biểu niêm yết mới. Tuy nhiên, khách đến giao dịch không nhiều.
Tại một chi nhánh của Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) trên đường Bùi Thị Xuân, quận 1, lúc 10h sáng, khách đến thưa thớt, thi thoảng vài người tới để gửi tiền hoặc đáo hạn.
Lãi suất 11% một năm theo đánh giá của người dân là thấp so với gửi tại thị trường dân cư. Ảnh: Tuệ Minh.
Nhân viên ở đây cho biết, giao dịch không có gì khác biệt so với mọi ngày. "Cũng có người mang tiền nhàn rỗi đến gửi vì sợ thời gian tới lãi suất sẽ còn xuống nữa. Tuy nhiên, số tiền gửi không nhiều, chủ yếu chỉ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Một số khác, đến đáo hạn và gửi tiếp hoặc rút về làm công việc riêng", chị nói.
Tương tự, tại Hà Nội, nhiều ngân hàng trên phố Đội Cấn, Đào Tấn, Cầu Giấy..., đến gần trưa, vẫn chỉ lác đác khách. Nhân viên một ngân hàng tại phố Đào Tấn cho biết, tình trạng vắng khách đến giao dịch buổi sáng đã diễn ra cả tuần nay, không riêng gì ngày trần lãi suất huy động về 11%.
Thực tế hiện nay, chứng kiến lãi suất liên tục sụt giảm trong thời gian qua, một số người dân thay vì gửi tiết kiệm vào nhà băng có xu hướng dùng tiền nhàn rỗi để cho người thân bạn bè vay với lãi suất bằng hoặc cao hơn ngân hàng.
Trao đổi với VnExpress.net, chị Lan nhà ở quận 3, TP HCM đang rút 100 triệu đồng tại một ngân hàng thương mại cổ phần lớn trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1 chia sẻ, số tiền này một tuần nữa mới đến hạn. Tuy nhiên, chị có người chị họ hỏi mượn để mở quán ăn nên đến rút về.
Chị Lan cho biết rút trước hạn phải chịu lãi suất không kỳ hạn. Nhưng chị không lo vì số tiền 'bị thiệt' này sẽ được người vay trả lại và còn tính thêm 1,5% lãi mỗi tháng (tương đương 18% một năm, cao hơn cả lãi gửi ngân hàng).
Theo lý giải của chị Lan, trong bối cảnh lãi suất liên tục sụt giảm, gửi ngân hàng tiền lời chẳng bao nhiêu. Trong khi nhiều người thân đi vay ngân hàng lãi suất khá cao mà chưa chắc được. "Do đó, khi có người thân quen, đáng tin cậy mà cần tiền làm ăn, tôi sẵn sàng cho vay bằng với mức vay của nhà băng xem như là vừa giúp đỡ nhau, vừa được lợi cả đôi bên", chị Lan bộc bạch.
Tại Hà Nội, thường thì những người có vốn cho vay chủ yếu là trung và cao tuổi. Bác Hòa ở Hà Đông (Hà Nội), một người thường xuyên cho người quen vay tiền chia sẻ, đem gửi tại ngân hàng, lãi suất một tháng cũng chỉ 11% một năm. Nếu ngân hàng du di, số lãi được thêm vài phần trăm hoặc nhận phiếu khuyến mại, thẻ cào. "Do đó, nếu ai trong dòng họ mà đáng tin, tôi sẵn sàng cho vay tiền, lấy lãi cao hơn một chút so với mức ngân hàng huy động, song lại thấp hơn lãi suất cho vay", bác nói.
Chị Thu ở Hà Đông (Hà Nội) kể, từ lâu chị không vay ngân hàng vì có nguồn tiền từ người quen. Trước, cần vốn làm ăn chị thường tìm đến nhà băng, nhưng vì làm kinh doanh thường xuyên cần tiền mà lại chỉ có một căn nhà làm tài sản thế chấp, nên chị tìm đến vay người quen. Hiện có những người cho chị vay với số tiền cao nhất là 500 triệu đồng, người ít hơn thì 200 triệu đồng.
Theo lời chị Thu, vốn người quen cho vay có kỳ hạn phổ biến 1 năm. Lãi suất có người chỉ lấy bằng ngân hàng (khoảng 17 - 19% một năm) nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ lên tới 2-3% một tháng (tức 24-36% một năm). "Thường phải quen thân lắm người ta mới cho vay với lãi suất bằng với lãi vay của các ngân hàng. Còn lại, mức lãi hiện nay phổ biến là 2- 3% một tháng. Tuy đắt hơn nhà băng nhưng có tiền ngay, không phải mất phí", chị Thu chia sẻ.
Nhiều người, sau khi được chị đặt vấn đề, liền đến ngân hàng rút tiền trước hạn để cho vay. "Thường thì người đi vay sẽ trả phần lãi suất bị phạt khi rút trước hạn. Mức này không đáng lo, vì thực tế nếu không vay được ngân hàng mà đi hỏi tín dụng đen, lãi suất đắt gấp 3 - 4 lần vay của người quen", chị cho biết.
Thủ tục vay kiểu trao tay nói trên khá đơn giản. Hai bên sẽ viết một giấy biên nhận về số tiền, thời gian vay cũng như mức lãi suất và phương thức trả lãi dưới sự chứng kiến của một người thứ ba.
"Thật ra biên nhận cũng để cho đúng thủ tục, còn chủ yếu dựa vào sự thân tín. Thậm chí, có nhiều người là nhân viên ngân hàng thay vì gửi tiền tại nhà băng cũng đem cho người thân vay, để ăn lãi suất cao", chị nói.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Phương Đông (OCB) cho rằng, việc điều chỉnh lãi suất huy động từ 12% xuống 11%, nếu so với tốc độ lạm phát thì vẫn còn cao và người gửi tiền đang có lợi. Tuy nhiên, động thái điều chỉnh này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền.
Do đó, ông Tuấn cho rằng, không loại trừ khả năng một bộ phận nào đó sẽ quyết định giữ tiền lại kinh doanh hoặc cho người khác vay lại. "Nhưng số này không đáng kể và sẽ không tác động quá lớn đến nguồn vốn của các nhà băng", ông Tuấn nói.
Chủ tịch OCB cho biết thêm, tính từ đầu năm đến nay, tổng vốn huy động của ngân hàng ông tăng khoảng 5-6%, trong đó, tăng mạnh là tháng 1,2,3. Còn tháng 4 và 5 có dấu hiệu chững lại", ông nhận xét.
Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu cũng cho hay, từ đầu năm đến nay, nguồn vốn của ACB vẫn tăng trưởng đều, thanh khoản hiện khá tốt.
PGS. Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, Thành viên hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, người dân có tiền nhàn rỗi muốn sử dụng đồng vốn của mình như thế nào là quyền của mỗi người. Trong đó, lấy tiền cho người thân quen vay với lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm cũng là một cách để sinh lời và hỗ trợ người thân. Điều này, về lâu dài sẽ không ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn của các nhà băng.
Tuy nhiên, ông Ngân khuyến cáo, người dân nên cân nhắc kỹ giữa lợi ích và rủi ro. "Bởi bao giờ lợi ích càng cao thì rủi ro cũng càng lớn", ông nói.
Theo Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, động thái hạ các mức lãi suất chủ chốt thêm 1% và đưa trần huy động về 11% của Ngân hàng Nhà nước thực sự không gây bất ngờ. Thậm chí, ông cho rằng mức giảm 1% là còn quá thận trọng so với tốc độ lạm phát. "Với mục tiêu kiềm lạm phát dưới một con số đến cuối năm nay, thời gian tới Ngân hàng Nhà nước có thể giảm lãi suất sâu hơn nữa", ông nói.
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 5 tháng đầu năm, so với cuối 2011, tổng phương tiện thanh toán ước tăng 4,47%. Còn tại các ngân hàng, tổng số dư tiền gửi của khách tăng 5,42%. Chính phủ nhận định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang ngày càng tốt lên, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng, cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện.
Lệ Chi - Tuệ Minh

Phụ huynh vây trường vì 'sợ con không được vào lớp 1'



Cho rằng trường Tiểu học B thị trấn Văn Điển (Hà Nội) không giữ lời hứa "nhận toàn bộ học sinh của thôn đến tuổi vào lớp 1", hàng trăm phụ huynh đã vây cổng trường, không cho giáo viên về.
Xếp hàng thâu đêm mua đơn vào lớp 1Đạp đổ cổng trường, xô đẩy xin học lớp 1

Sáng 28/5, hàng trăm người dân thôn Yên Ngưu (xã Yên Nghĩa, Thanh Trì, Hà Nội) đã vây kín cổng trường Tiểu học B thị trấn Văn Điển bày tỏ bức xúc về bản dự thảo tuyển sinh lớp 1 của trường.
Theo phản ánh của phụ huynh, trước đây, khi dự kiến xây trường tiểu học B Thị trấn Văn Điển trên đất của thôn Yên Ngưu, lãnh đạo huyện ủy, UBND huyện Thanh Trì, lãnh đạo UBND xã Tam Hiệp đã họp bàn với nhân dân trong thôn về công tác xây dựng trường và thống nhất sẽ ưu tiên cho con em thôn Yên Ngưu được học tại trường.
"Cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Mai Anh đã hứa trước đại diện của thôn, phụ huynh học sinh của trường trong ngày khánh thành trường mới là: Trường xây dựng trên đất của thôn thì con em của thôn Yên Ngưu được học tại trường mà không phải đóng tiền trái tuyến", đại diện phụ huynh viết trong đơn kiến nghị gửi UBND huyện và Phòng giáo dục.
Tuy nhiên, theo dự thảo tuyển sinh vào lớp 1 năm học 2012-2013, trường chỉ nhận 30 cháu có hộ khẩu ở thôn vào trường trong khi số lượng các cháu khoảng 100. Người dân băn khoăn đâu là lý do trường đưa ra chỉ tiêu mâu thuẫn với thỏa thuận ban đầu với dân.
Dân Yên Ngưu bao vây cổng trường Tiểu học B thị trấn Văn Điển sáng 28/5. Ảnh: PT.
Trao đổi với VnExpress, hiệu trưởng Nguyễn Thị Mai Anh chia sẻ, dự kiến tuyển sinh lớp 1 mới chỉ dừng lại ở kế hoạch của ngành trình lên ủy ban, chưa phải quyết định chính thức. Trường Tiểu học B thị trấn Văn Điển có diện tích khiêm tốn, phòng học ít nên phòng giáo dục đang cân nhắc giảm chỉ tiêu tuyển sinh.
"Bên trên đề nghị xuống trường tuyển bao nhiêu thì chúng tôi tuyển bấy nhiêu. Dự thảo đang được xem xét, nhưng phụ huynh đến bao vây trường, không cho giáo viên về, rồi đập bàn đập ghế khiến chúng tôi cảm thấy rất căng thẳng", hiệu trưởng Mai Anh nói.
Cô Mai Anh cho hay, trường có tổng số 20 phòng học. Năm nay chỉ dự định tuyển sinh 4 lớp 1 vì không còn phòng học trống. Phòng giáo dục cũng chủ trương để các em chuyển sang trường Tiểu học Tam Hiệp, là nơi có cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi, và đúng hộ khẩu.
Cũng có mặt trong buổi sáng người dân bao vây trường, ông Phạm Văn Ngát chuyên viên phòng giáo dục huyện Thanh Trì cho biết, thông tin mà phụ huynh đưa ra mới chỉ là dự thảo của phòng giáo dục trình lên UBND huyện.
Trong dự thảo, phòng giáo dục huyện có nêu dự kiến phân một số cháu sang Tiểu học Tam Hiệp. Nguyên nhân là do tỷ lệ học sinh ở trường Tiểu học B đã quá đông so với quy định của trường chuẩn quốc gia và điều lệ trường tiểu học (không quá 35 em một lớp). Trong khi đó, trường Tiểu học Tam Hiệp có nhiều phòng học hơn, cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy tương đương.
Ông Ngát cho hay, trường Tiểu học B thị trấn Văn Điển xây dựng xong năm 2008 rồi bắt đầu tuyển sinh. Theo thiết kế trường có 18 phòng học và các phòng chức năng. Trong 2 năm qua học sinh liên tục tăng nên trường phải sắp xếp một số phòng chức năng thành lớp học.
"Năm nay số lượng học sinh của thôn xin vào lớp 1 tăng quá nhanh, phòng giáo dục phải đưa ra kế hoạch nêu trên. Điều này xuất phát từ ích lợi của các cháu chứ bản chất vấn đề không phải trước đây hứa với dân rồi giờ không thực hiện", ông Ngát giải thích.
Vị chuyên viên phòng giáo dục cũng thông tin, ngay trong chiều 28/5, UBND huyện Thanh Trì, phòng Giáo dục, UBND xã Tam Hiệp tổ chức họp bàn phương án giải quyết. Phòng Giáo dục sẽ xin ý kiến UBND để đưa ra quyết định cuối cùng về công tác tuyển sinh trước 1/6.
Hoàng Thùy

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an điều tra vụ Văn Giang



Nếu đủ căn cứ, cơ quan điều tra phải khởi tố vụ án, xử lý theo đúng quy định pháp luật đối với những hành vi gây rối trật tự công cộng và đánh người trong việc tổ chức cưỡng chế ngày 24/4 tại Văn Giang, Hưng Yên.
>20 người bị tạm giữ trong vụ cưỡng chế ở Văn GiangHưng Yên cam kết xử nghiêm vụ 2 nhà báo bị hành hung

Thời gian qua, dư luận xã hội rất quan tâm đến vụ cưỡng chế, thu hồi đất để thực hiện Dự án Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. TheoChinhphu.vn, Thủ tướng vừa yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Hưng Yên phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương điều tra; nếu đủ căn cứ phải khởi tố vụ án để xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với những hành vi gây rối trật tự công cộng và đánh người trong việc tổ chức cưỡng chế ngày 24/4/2012 tại Văn Giang, Hưng Yên.
Đồng thời, Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan báo cáo đầy đủ kết quả thanh tra, kiểm tra, quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và đăng công khai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Thanh tra Chính phủ.
Người dân xã Xuân Quan thu dọn vườn cây cảnh sau vụ cưỡng chế sáng 24/4. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Người dân xã Xuân Quan thu dọn vườn cây cảnh sau vụ cưỡng chế sáng 24/4. Ảnh: NguyễnHưng.
Trước đó, sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang đã thực hiện cưỡng chế 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Đây là phần diện tích nằm trong tổng số 72 ha sẽ giao đợt hai cho chủ đầu tư xây dựng Khu đô thị Thương mại - Du lịch Văn Giang (Ecopark).
Thông tin trên trang web của tỉnh Hưng Yên mô tả, sáng sớm 24/4, khoảng 300 người dân tập trung tại các điểm gần khu vực cưỡng chế. Sau 7h sáng, còn khoảng 200 người dân đã chuẩn bị từ trước cuốc, xẻng, dao, liềm, gậy gộc, gạch đá, chai xăng chống lại lực lượng làm nhiệm vụ cưỡng chế. Theo lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên, 19 người được cho là có hành vi quá khích, chống trả người thực thi nhiệm vụ đã bị bắt giữ trong ngày cưỡng chế.
Ngay trong ngày 24/4, trên mạng cũng xuất hiện clip dài hơn một phút cho thấy nhiều người mặc sắc phục công an và thường phục đeo băng đỏ đánh hai người đàn ông. Nhà báo Nguyễn Ngọc Năm (42 tuổi), Trưởng phòng Thời sự và Hán Phi Long (33 tuổi), phóng viên Phòng Thời sự (Trung tâm tin, Đài tiếng nói Việt Nam - VOV) xác nhận, họ chính là hai người bị đánh trong clip nói trên.
Ngày 9/5, lãnh đạo Đài Tiếng nói VN cũng đã có công văn chính thức gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị làm rõ vụ việc.
Xuân Hoa

Những hình ảnh ngộ nghĩnh chỉ có ở thời bao cấp



28/05/2012 15:37:50
Nhắc đến thời bao cấp, ai cũng nhớ lại cảnh xếp hàng, tem phiếu... Nhiều thập kỷ trôi qua, bất chợt gặp lại những khuôn hình nhắc nhớ về thời gian khó ấy khiến nhiều người không khỏi bùi ngùi, xúc động.

Hà Nội là Thủ đô, một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn trong cả nước. Thời bao cấp, thành phố mang điển hình cho một giai đoạn kinh tế xã hội.

Những quán bia hơi vỉa hè ghế gỗ; hàng phở ven đường với những bức tường loang lổ... cuộc sống dung dị là thế ai ngờ giờ nhìn lại thấy ấm áp biết bao. Chả thế mà dù xuôi dù ngược, dù đang có một cuộc sống khác ở những phương trời phồn hoa rực rõ hơn, người Hà Nội vẫn cứ luấn quấn trong lòng nỗi nhớ quê hương đặc biệt là một thời... bao cấp.

Cùng xem lại chùm ảnh về giai đoạn này:
Quán bia hơi vỉa hè tồn tại từ ngày đó cho đến bây giờ. Có khác chăng trong những quán bia hiện đại chỉ là bàn ghế và những câu chuyện thời sự.
 
Những quán hàng ăn lúc nào cũng tấp nập. Trông dản dị thế thôi nhưng lại ẩn chứa những công thức pha chế tuyệt vời. Vì thế, có những quán phở, cháo, bún miến Hà Nội dù còn dù mất vẫn được người ta nhắc và nhớ như in.
 
Xếp hàng mua thực phẩm. Ai sinh ra trong những năm 1970-1980 mà không nhớ những cảnh này.
Đám ăn hỏi thời bao cấp. Chỉ có vậy thôi mà không kém phần trang trọng, thiêng liêng.
Tờ báo Người Hà Nội ngày xưa không có gì đặc biệt lắm nếu như nó không được cẩm trên tay một người bán báo có nụ cười và ánh mắt thân thiệt và nồng hậu này.
Một gia đình khá giả tại Thủ đô với đài, ti vi và một chú lật đật. Ai trong nhà mà có những tiện nghi như kể trên thời điểm đó đều thuộc hàng đẳng cấp.
Những bánh xà phòng thời bao cấp. Món hàng xa xỉ này không phải nơi nào cũng có.
Chiếc cup 50 thời đó cũng khiến người ta trở nên danh giá vô cùng.
(Theo Đất Việt/Phong Vũ blog)