THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

22 June 2011

Nhiều đại gia Việt Nam vừa được "vinh danh" khi bị công bố đang nợ cả nghìn tỷ đồng.

Cập nhật lúc 21/06/2011 02:30:00 PM (GMT+7)

TIN BÀI KHÁC
'Dựng tóc gáy' bữa tiệc sinh nhật đại gia
Thị trường Việt Nam sắp 'vĩnh biệt' xe máy Trung Quốc?
Gặp người 'sờ vú nàng' trúng 2,3 tỷ đồng
Khi đại gia 'rửng mỡ' chán ngán tiền
Clip siêu xe nối đuôi nhau trên phố Hà Nội
Tận mắt xem phòng thuê 1,352 tỉ đồng/đêm
Theo số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2011 do công ty chứng
khoán VnDirect, con số hàng tồn kho của các doanh nghiệp "đại gia" bất
động sản đang khá lớn.
Chẳng hạn, công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt có tổng
giá trị hàng tồn kho lên tới hơn 3.300 tỉ đồng. Công ty này nợ khoảng
hơn 2.642 tỉ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ hơn 1.414 tỉ đồng.
Cty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt nhận giải Sao vàng Đất Việt
Công ty Sacomreal cũng ôm một lượng hàng tồn kho lên đến hơn 2.458 tỉ
đồng, số nợ phải trả của công ty lên đến 5.370 tỉ đồng.
Một số công ty khác như công ty CP đầu tư xây dựng Bình Chánh có số
hàng tồn cũng lên đến hơn 2.150 tỉ đồng, số nợ lên đến hơn 1.868 tỉ
đồng.
Công ty Vạn Phát Hưng tồn kho hơn 1.000 tỉ đồng, nợ phải trả cũng hơn
1.000 tỉ đồng. Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) cũng có số căn hộ
tồn kho có giá trị lên đến hơn 3.000 tỉ đồng.

(Theo Người đưa tin)

RFI: Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc dọa sử dụng biện pháp quân sự đối với Việt Nam

Thanh Phương

Tờ Global Times (Hoàn cầu Thời báo), một tờ báo của Đảng Cộng sản
Trung Quốc, trong bài xã luận đăng ngày hôm qua, đã cảnh cáo Việt Nam
là Bắc Kinh sẽ thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả hành động quân
sự, để bảo vệ quyền lợi của mình ở Biển Đông. Kể từ khi căng thẳng về
chủ quyền trên Biển Đông gia tăng, đây là lần đầu tiên mà Bắc Kinh đe
dọa dùng vũ lực đối với Việt Nam.

Trong bài xã luận nói trên, tờ Hoàn cầu Thời báo viết rằng, nếu không
tìm được một « giải pháp hòa bình » cho các tranh chấp chủ quyền,
Trung Quốc sẽ buộc phải sử dụng lực lượng hải quân và hải giám để bảo
vệ lãnh hải của mình. Tờ báo viết : « Nếu Việt Nam muốn gây ra chiến
tranh trên biển Hoa Nam, Trung Quốc sẽ nhất quyết đáp ứng mong muốn
đó. Trung Quốc có đủ sức mạnh để đè bẹp các hạm đội từ Việt Nam. Trung
Quốc sẽ không nương tay với đối thủ. ».

Theo Hoàn cầu Thời báo, tấn công vào Việt Nam sẽ không dẫn đến xung
đột trực tiếp với Hoa Kỳ, nhưng « cho dù sẽ xảy ra vài va chạm »,
không có lý do gì mà Trung Quốc phải chịu đựng « thói xấu vô giới hạn
của Việt Nam trên biển Hoa Nam ».

Bắc Kinh đã giận dữ kể từ khi Việt Nam tuyên bố hoan nghênh Hoa Kỳ can
dự vào vấn đề Biển Đông, một vấn đề mà cho tới nay, Trung Quốc vẫn đòi
là phải được giải quyết trên cơ sở song phương.

Tờ Hoàn cầu Thời báo đã đăng bài xã luận nói trên sau khi thượng nghị
sĩ Mỹ John McCain, phát biểu tại một cuộc hội thảo về Biển Đông ở
Washington, hôm thứ hai vừa qua đã kêu gọi Hoa Kỳ giúp các nước Đông
Nam Á phát triển lực lượng hải quân để đối phó với Trung Quốc. Theo
ông McCain, chính những đòi hỏi chủ quyền « không vững chắc » và thái
độ hung hăng của Bắc Kinh đang làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông.

Nhưng báo chí Trung Quốc, đặc biệt là những tờ báo Anh ngữ như Global
Times hay China Daily, trong những ngày qua vẫn liên tục khẳng định
ngược lại. Tờ China Daily hôm nay đã đăng ý kiến một học giả thuộc
Viện Khoa học Xã hội Thượng Hải cho rằng « nguồn gốc của tranh chấp
trên biển Hoa Nam hiện nay là do những hành động đơn phương của Việt
Nam và Philipppines ». Vị học giả này cho rằng, « Hoa Kỳ, quốc gia
không thuộc khu vực này, đã đổ thêm dầu vào lửa, khi đòi tự do lưu
thông hàng hải và mở các cuộc tập trận chung ở các vùng biển của Trung
Quốc ».

Tác giả bài viết trên tờ China Daily còn đề nghị là Trung Quốc trước
hết phải nói rõ cho quốc tế viết lập trường của mình về vấn đề Biển
Đông, thứ hai là Trung Quốc phải bám lấy nguyên tắc « cùng phát triển
những vùng đang tranh chấp » và thứ ba là chính phủ phải lập ra một cơ
quan cao cấp về các vấn đề biển để phối hợp hành động, đồng thời khẳng
định đường ranh giới hình chữ U ( mà dân Việt Nam vẫn gọi là đường
lưỡi bò ) trên Biển Đông.

Như vậy là một mặt đe doạ dùng vũ lực đối với Việt Nam, mặt khác, báo
chí chính thức bằng Anh ngữ của Trung Quốc vẫn cố gắng làm cho công
luận quốc tế nghĩ rằng chính những nước khác trong khu vực như Việt
Nam và Philippines đang « gia tăng nỗ lực khai thác tài nguyên và lấn
chiếm quần đảo Nam Sa ( Trường Sa ) và Tây Sa ( Hoàng Sa ) của Trung
Quốc.
tags: Biển Đông - Châu Á - Phân tích - Trung Quốc - Việt Nam

Nếu Việt Nam và Trung Quốc ngừng buôn bán

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2011-06-21

Trung Quốc cung cấp hơn 60% nguyên liệu và thiết bị máy móc giá rẻ để
Việt Nam phát triển xuất khẩu trong những năm vừa qua. Điều gì xảy ra
nếu hai bên giảm buôn bán với nhau.

AFP photo

Một trung tâm thương mại của Trung Quốc xây dựng ở cửa khẩu Tân Thanh
thuộc biên giới phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn tháng 02/2009.
VN cần thận trọng

Trong kịch bản xấu nhất về tranh chấp chủ quyền biển đảo, giả thiết
quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam Trung Quốc xấu đi. Hai bên hạn chế
buôn bán với nhau thì điều gì xảy đến cho nền kinh tế Việt Nam.

TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội nhận định:

"Tôi nghĩ rằng, đấy là một trong những kịch bản mà chúng ta phải xem
xét. Bởi vì đối với người Trung Quốc, không thể lường được những gì mà
họ đã làm. Cần nhìn rõ những gì người Trung Quốc làm đối với bản thân
người Trung Quốc, đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc như ông Lưu Thiếu Kỳ
(*) thì có thể hình dung điều người Trung Quốc đối xử với người khác.
Tôi nghĩ rằng, người Trung Quốc có thể cho melamin vào sữa đầu độc trẻ
em Trung Quốc, thì chúng ta có lý do phải suy nghĩ về sự an toàn của
nền kinh tế Việt Nam.

Nhưng tôi nghĩ rằng, Trung Quốc cũng phải cân nhắc vì nếu họ làm như
vậy thì Trung Quốc cũng chịu thiệt hại không chỉ riêng Việt Nam chịu
thiệt hại. Trung Quốc sẽ phải suy nghĩ rất kỹ bởi vì hiện nay nếu
Trung Quốc vẫn cứ hành xử như vậy thì Trung Quốc sẽ ngày càng bị cô
lập, vị thế của Trung Quốc trên trường thế giới đang được xem xét dưới
ánh sáng phê phán và hoài nghi.

Song hiện nay theo chúng tôi quan sát, chủ nghĩa dân tộc đại Hán và
chủ nghĩa bá quyền ở Trung Quốc đang chiếm ưu thế. Kinh nghiệm cho
thấy nếu như nền kinh tế xã hội Trung Quốc gặp khó khăn thì họ sẽ đẩy
cái khó khăn đó ra bên ngoài, họ kiếm một chuyện gì đó để gây sự rồi
kêu gọi sự thống nhất của cả nước. Trong trường hợp đó, rất có thể
Việt Nam sẽ là một con bài mà Trung Quốc sử dụng."

Theo nhận định của TS Lê Đăng Doanh tại cuộc tọa đàm hồi trung tuần
tháng 6 ở Hà Nội, cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam Trung Quốc là
điển hình cho cơ cấu bất bình đẳng của nước phát triển mạnh ở phương
Bắc với một nước chậm phát triển hơn ở phương Nam. Nhập siêu từ Trung
Quốc năm 2010 lên tới 12,7 tỷ USD cao hơn tổng nhập siêu của Việt Nam
với các nước khác cùng năm. Có thể nhìn thấy sự phụ thuộc vào Trung
Quốc qua tình trạng nhập siêu. Giả dụ Việt Nam mua hàng của Trung Quốc
và thanh toán bằng nhân dân tệ, thì thêm phần phụ thuộc tài chánh. Đây
là một viễn cảnh kinh tế không hề đơn giản cho Việt Nam.

Cùng câu hỏi, điều gì xảy đến cho nền kinh tế Việt Nam giả sử Trung
Quốc và Việt Nam ngừng hoặc giảm quan hệ kinh tế thương mại do tranh
chấp Biển Đông. Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn ở TP.HCM có cách nhìn
khác:

"Tôi không tin sẽ đi tới mức độ đó, tuy nhiên trong trường hợp có suy
giảm đi nữa thì trong quan hệ của Việt Nam với phần còn lại của thế
giới chẳng hạn, tôi nghĩ rằng nó sẽ không có ảnh hưởng gì lắm. Với tư
cách là thành viên của WTO thì Việt Nam vẫn có thể mở rộng các mối
quan hệ với những nước khác với những cường quốc kinh tế khác, tìm
được những nguồn cung cấp thiết bị máy móc nguyên vật liệu cho mình,
cũng như tìm được thị trường xuất khẩu cho mình. Tuy nhiên đây vẫn là
một chữ 'Nếu' rất lớn, tôi cho rằng những mâu thuẫn sẽ được dàn xếp.
Ai cũng mong muốn mọi chuyện sẽ tốt đẹp hỗ trợ cho sự phát triển hơn
là làm tổn hại."
Lệ thuộc quá nhiều vào TQ

000_Hkg2105338-250.jpg
Một tiệm bán vật dụng gia đình ở Lạng Sơn trưng bày toàn hàng Trung
Quốc. AFP photo
Được biết, năm 2011 ngành dệt may Việt Nam dự kiến kim ngạch xuất khẩu
13 tỷ USD, da giày khoảng 5 tỷ USD. Nhưng để đạt mức xuất khẩu như thế
dệt may và da giày Việt Nam lệ thuộc 80% nguồn cung cấp nguyên vật
liệu giá rẻ từ TQ. Điều gì sẽ xảy ra cho ngành dệt may da giày khi mất
nguồn cung cấp nguyên vật liệu từ Trung Quốc, ông Diệp Thành Kiệt, Phó
chủ tịch hội dệt may thêu đan TP.HCM cũng là Phó chủ tịch Hiệp hội da
giày Việt Nam phát biểu:

"Cố gắng đừng để tình huống đó xảy ra, tôi cho rằng quan hệ về mặt
kinh tế phải gắn với những mối quan hệ khác, cụ thể là quan hệ chính
trị. Lệ thuộc vào một quốc gia nào đó hay một nhà cung cấp nào đó, nếu
vì lý do nào đó họ không tiếp tục cung cấp thì sẽ gặp khó.

Hầu hết nguyên phụ liệu và thiết bị đều nhập từ Trung Quốc, sở dĩ nhập
như vậy vì giá rẻ, giá thành thấp, những nguyên vật liệu đó kể cả máy
móc phù hợp cho thị trường cấp trung và cấp thấp. Lâu dài có thể
chuyển dần từ sản phẩm cấp thấp lên trung và từ trung lên cấp cao thì
có thể nhập nguyên phụ liệu từ Hàn Quốc, Đài Loan….như vậy có thể giải
bài toán phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu Trung Quốc."

Kinh nghiệm cho thấy nếu như nền kinh tế xã hội Trung Quốc gặp khó
khăn thì họ sẽ đẩy cái khó khăn đó ra bên ngoài. Trong trường hợp đó,
rất có thể Việt Nam sẽ là một con bài mà Trung Quốc sử dụng.
TS Lê Đăng Doanh

Năm 2010, lượng hàng hóa, thiết bị máy móc mà Việt nam mua của Trung
Quốc lên tới 19 tỷ USD trong khi xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang
Trung Quốc chỉ đạt 6,4 tỷ USD. Một mình Trung Quốc cung cấp tới 1/4
nguyên liệu đầu vào cho nền kinh tế Việt Nam trong khi Việt Nam trao
đổi thương mại với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Nhiều chuyên gia cho rằng giảm thâm hụt cán cân thương mại của Việt
Nam nên bắt đầu từ mối nguy Trung Quốc là vì vậy.

(*Lưu Thiếu Kỳ nguyên chủ tịch Trung Quốc, Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản
Trung Quốc nạn nhân cuộc cách mạng văn hóa, chết năm 1969 trong khi bị
giam giữ)

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Báo Trung Quốc đề cập khả năng dùng sức mạnh trên Biển Đông


Bắc Kinh sẽ "thực hiện các biện pháp cần thiết", bao gồm cả hành động quân sự, để bảo vệ quyền lợi ở Biển Đông, bài xã luận trên tờ Global Times của Trung Quốc hôm qua có đoạn.
Trung Quốc sắp thử tàu sân bay
> 'Mỹ cần giúp ASEAN trên Biển Đông'

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Ảnh: AP.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Ảnh: AP.

Global Times là phụ bản của báo chính thống Nhân dân Nhật báo, báo của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Lời lẽ nêu trên được đánh giá là cảnh báo cứng rắn nhất từ phía Trung Quốc trong thời điểm căng thẳng tại khu vực này lên cao về chủ quyền biển đảo, đài phát thanh Mỹ VOA bình luận.

Global Times cho rằng, nếu không đạt được một giải pháp hòa bình trong tranh chấp ở Biển Đông sẽ dẫn tới việc huy động cảnh sát biển và lực lượng hải quân, nếu cần thiết, "để bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc".

"Tùy thuộc tình hình diễn biến thế nào, Trung Quốc phải sẵn sàng cho hai phương án: đàm phán để đạt được một giải pháp hòa bình hoặc đáp lại khiêu khích bằng các cuộc phản công chính trị, thậm chí là quân sự", bài xã luận có đoạn.

Báo Trung Quốc dẫn ra phương án: "Trung Quốc sẽ đối phó bằng lực lượng cảnh sát trên biển, và nếu cần thiết sẽ phản công bằng hải quân".

Trước đó, TTXVN trích dẫn lời lẽ trong xã luận của một tờ báo Hong Kong, trong đó cũng phát đi tín hiệu cứng rắn của Trung Quốc. Tờ Văn Hối, được cho là tiếng nói của Bắc Kinh ở đặc khu, đăng xã luận nói rằng người Trung Quốc sẽ "có đòn phản kích" chứ "quyết không ngồi nhìn".

Bài xã luận của Văn Hối chỉ rõ rằng thông qua hai cuộc diễn tập hải quân ở khu vực Biển Đông, Trung Quốc đã phát đi tín hiệu cảnh cáo rõ ràng: "Cho dù chủ trương giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng phương thức hòa bình, nhưng Trung Quốc cũng đã làm tốt các công tác chuẩn bị cần thiết về mặt quân sự, có đủ quyết tâm và thực lực để bảo đảm lợi ích cốt lõi của đất nước không bị xâm phạm".

Những bài xã luận như thế này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc biểu dương lực lượng của mình bằng hai cuộc tập trận mới đây, trong đó có một cuộc diễn ra ba ngày trên Biển Đông. Hôm qua, tờ Hong Kong Commercial Dailycũng vừa loan tin Bắc Kinh sẽ sớm thử tàu sân bay đầu tiên. Báo cho biết việc chạy thử tàu sân bay sẽ "răn đe các nước đang nhòm ngó" Biển Đông. Quân đội Trung Quốc không bình luận gì về thông tin trên.

Trong khi đó tại hội thảo về Biển Đông ở Washington, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cho biết, Mỹ cần giúp đỡ các nước Đông Nam Á tăng cường lực lượng trên biển để đối phó với những tuyên bố "không có cơ sở" của Trung Quốc ở Biển Đông. McCain tỏ ra quan ngại về những hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc trong vấn đề biển đảo, đặc biệt trong vùng biển mà một số các nước ASEAN cũng khẳng định chủ quyền.

Nghị sĩ kỳ cựu của Mỹ này nói rằng Washington cần trợ giúp ASEAN phát triển và triển khai hệ thống cảnh báo sớm trên biển và tàu an ninh cũng như các hệ thống hàng hải cơ bản.

Mai Trang

Lãi suất VND đang làm "động lực" vòng quay Vàng-USD?


22/06/2011 10:56:05

6 tấn vàng trị giá hơn 300 triệu USD đã được xuất khẩu dưới dạng nữ trang trong tháng 6/2011, chỉ cần lãi suất VND giảm, vàng và ngoại tệ sẽ trở lại tầm ngắm là tài sản cất giữ.

Do giá vàng nội địa thấp hơn giá quốc tế từ 400.000-450.000 đồng/lượng tùy thời điểm, các doanh nghiệp đã vay ngoại tệ nhằm hưởng lãi suất thấp, bán cho ngân hàng lấy tiền đồng mua vàng và khi xuất khẩu có ngoại tệ trả nợ vay.

Khoảng 6 tấn vàng trị giá hơn 300 triệu đô la Mỹ đã được xuất khẩu dưới dạng nữ trang kể từ đầu tháng 6-2011 là ước tính của giới kinh doanh thứ kim loại quý hiếm này.

Minh họa (IE)


 Tỷ giá ổn định, thậm chí đồng Việt Nam còn đang lên giá so với đô la Mỹ, nên vay ngoại tệ càng có lợi. Kim ngạch xuất khẩu vàng chắc chắn sẽ giúp giảm nhập siêu trong tháng, đồng thời làm cho nguồn cung ngoại tệ dồi dào.

Xu hướng xuất khẩu vàng được đánh giá sẽ còn tiếp diễn vì giá vàng trong nước đang giữ khoảng cách với giá thế giới đủ sức thúc đẩy các công ty xuất khẩu tìm kiếm lợi nhuận. Khoảng cách này có khả năng nới rộng nếu lãi suất tiền đồng tiếp tục đứng ở mức cao, kích thích sự dịch chuyển từ nắm giữ vàng sang giữ tiền đồng ở người dân.

Thực vậy, nếu bạn có một lượng vàng, bán lấy tiền ở thời điểm này được 37,8 triệu đồng, gửi tiết kiệm lãi suất 14%/năm, mỗi tháng nhận lãi 441.000 đồng. Trong trường hợp ba tháng sau bạn chuyển ngược lại tiền thành vàng, giá trị một lượng vàng của bạn lên tới 39,12 triệu đồng. Đó là cách không ít người tận dụng lãi suất tiền đồng, sự lên giá của đồng nội tệ và giá vàng để gia tăng giá trị tài sản.

Trước mắt nó ít rủi ro nhưng không phải không rủi ro vì sự biến động của giá vàng quốc tế là khó lường, thời gian ổn định của tỷ giá hối đoái và lãi suất tiền đồng cũng chưa thể xác định chính xác được. Chỉ cần tiền đồng rời neo lãi suất cao, vàng và ngoại tệ có thể trở lại tầm ngắm là tài sản cất giữ.  

Mấu chốt của thị trường tiền tệ hiện nay là gì? Là lãi suất tiền đồng. Chỉ cần tiền đồng rời neo lãi suất cao, vàng và ngoại tệ có thể trở lại tầm ngắm là tài sản cất giữ. Những tuần gần đây lãi suất tiền đồng đang dịu lại khi nguồn cung có dấu hiệu được bung ra.

Việc đưa tiền ra qua kênh tái cấp vốn đã mau chóng cải thiện thanh khoản các ngân hàng. Một số tổ chức tín dụng thừa tiền đã mua trái phiếu chính phủ.

Lãi suất trái phiếu từ mức 13,3%/năm đã rớt xuống 12,65%/năm. Tuần trước 7.765 tỉ đồng trái phiếu đã được bán. Số lượng trái phiếu đăng ký mua nhảy vọt lên cả chục ngàn tỉ đồng/đợt với hy vọng trần lãi suất do Bộ Tài chính ấn định vẫn giữ nguyên.

Rõ ràng lượng tiền hút về ròng qua kênh thị trường mở và kênh trái phiếu vẫn đang thấp hơn lượng tiền bơm ra qua kênh tái cấp vốn.

Nhìn lại, Nghị quyết 11 mới thực hiện được ba tháng rưỡi, nguy cơ lạm phát vẫn đang hiện hữu, tại sao cung tiền lại bất ngờ tăng mạnh?

Tại hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam vừa qua, Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF cho rằng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải thuyết phục thị trường rằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ được duy trì cho đến khi lạm phát trở lại một chữ số và dự trữ ngoại hối được củng cố ở mức cao hơn. Chỉ khi đó mới tạo điều kiện cho lãi suất giảm lâu bền.

Tại hội nghị trên, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã trấn an: NHNN sẵn sàng phát hành tín phiếu bắt buộc nếu thanh khoản các ngân hàng được cải thiện. Cuối tháng 5-2011 đích thân Thống đốc Nguyễn Văn Giàu phát biểu với báo chí rằng NHNN không có chủ trương phát hành tín phiếu bắt buộc.

Vậy thông điệp thực sự của NHNN hiện nay là gì? Và thông điệp ấy có đi liền với các động thái thực tế?

Điều hành lãi suất theo tín hiệu lạm phát là điều được NHNN nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Lạm phát tháng 5 vẫn còn ở mức 2,21%, trong khi cung tiền đã được mở rộng đột ngột. Nếu lạm phát tháng 6 ở mức 1%, cung tiền sẽ đi theo hướng nào? Không lẽ gia tăng "linh hoạt" gấp đôi? Để rồi cuối quí 3 đầu quí 4 theo chu kỳ hàng năm, giá cả bắt đầu tăng lên, cung tiền lại tụt xuống?

Bài học chống lạm phát của năm 2008 vẫn còn chưa nguội. Kiểm soát lạm phát là cả quá trình dài hơi và nếu không kiên quyết, nó có khả năng bùng phát trở lại dữ dội hơn.

Sự kiểm soát cung cầu tiền tệ của NHNN lúc này đang thể hiện sự kiên định theo đuổi đến cùng chủ trương ghìm cương lạm phát hay để lạm phát dẫn dắt và chạy theo sau.

Lưu Hảo  (Theo TBKTSG)

Giáo sư Mỹ: Trung Quốc vi phạm căn bản luật quốc tế


22/06/2011 11:21:16

Sáng 21/6, cuộc hội thảo về an ninh Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ tiếp tục diễn ra với các phiên thảo luận đánh giá tính hiệu quả của các cơ chế an ninh trên biển hiện có tại Biển Đông và đề xuất chính sách nhằm tăng cường an ninh khu vực.

d
Giáo sư Peter Dutton phát biểu tại hội thảo. Ảnh: TTXVN
Đánh giá về các cơ chế hiện có để giải quyết tranh chấp, giáo sư Peter Dutton của Đại học Hải quân Mỹ cho rằng hiện có hai cơ chế là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).

"UNCLOS nói rõ rằng tuyên bố về quyền tài phán của một quốc gia đối với tài nguyên phải dựa trên yếu tố địa lý của đường bờ biển. Việc Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán trong đường chữ U, hay đường 9 khúc, mà không đề cập dù là gián tiếp đến các đặc điểm địa lý từ bờ biển hay đường cơ sở là một vi phạm căn bản luật quốc tế."

Ông Dutton nhấn mạnh rằng đường chữ U là một trong hai nguồn chính gây căng thẳng trên Biển Đông.

Liên quan đến DOC, trong cuộc thảo luận trước đó, Giám đốc Chính trị và An ninh của Ban Thư ký ASEAN, ông Termsak Chalermpalanupap cho biết ASEAN đã 20 lần đưa ra dự thảo về hướng dẫn thực hiện DOC, nhưng đều bị Trung Quốc từ chối và hiện ASEAN đang chuẩn bị dự thảo thứ 21.

Tiến sỹ Dutton cho rằng không bao giờ thiếu những ý tưởng để giải quyết vấn đề, mà chỉ thiếu ý chí chính trị. "Các bên đều phải có nhượng bộ về chính trị, nếu không sẽ dẫn đến việc nước mạnh hơn sẽ làm những gì có thể làm và nước nhỏ làm điều phải làm."

Chung quan điểm này, tiến sỹ Stein Tonnesson thuộc Viện Hòa bình Oslo của Nauy đề xuất một số điểm ông cho rằng các quốc gia có thể nhượng bộ để giải quyết tranh chấp.

Ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam cho rằng cần thúc đẩy hợp tác về biển và quân sự dưới hình thức tuần tra chung, diễn tập chung với sự tham gia của Trung Quốc, ASEAN và các nước có liên quan; đồng thời các bên cần công khai, minh bạch, giảm mua sắm vũ trang và thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin.

Về cơ chế "khai thác chung," hầu hết các học giả đều nhận định rằng cơ chế này đã không phát huy tác dụng, bởi các bên không thống nhất với nhau trong việc xác định đâu là khu vực tranh chấp, đâu là khu vực không có tranh chấp.

Trước đó, ngày 20/6 ông Len Aldis, Chủ tịch Hội Hữu nghị Anh-Việt đã ra tuyên bố nói rằng những người bạn của Việt Nam và Trung Quốc quan ngại trước những sự việc gần đây ở Biển Đông. 

Ông nêu rõ: "Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của các nước láng giềng, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)".

Ông cho biết những người bạn của Việt Nam và Trung Quốc bày tỏ mong muốn vấn đề được giải quyết thông qua đàm phán trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các diễn đàn khác để mang lại mối quan hệ hòa bình và hữu nghị trong khu vực Đông Nam Á.

Cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày 20 và 21/6, với sự tham gia của hơn 100 học giả, quan chức ngoại giao và nhà báo quốc tế.

Một số quan chức cấp cao như Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain, Cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia John Negroponte đã có bài phát biểu quan trọng, kêu gọi việc giải quyết tranh chấp bằng các cơ chế đa phương và luật pháp quốc tế.

(Theo TTXVN)

TIN LIÊN QUAN

Long An: Cấm đảng viên nhậu buổi trưa các ngày làm việc


22/06/2011 14:57:11
Bí thư Tỉnh ủy Long An, ông Mai Văn Chính vừa có công văn chỉ đạo các ngành, địa phương phải chấn chỉnh ngay tình trạng vi phạm kỷ luật phát ngôn và uống rượu, bia vào buổi trưa trong các ngày làm việc.

Cơ quan, đơn vị nào có cán bộ, đảng viên vi phạm thì ngoài việc xử lý người vi phạm, phải kiểm điểm và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu.

 (Theo NLĐ)

Cựu tổng giám đốc xài sang hầu tòa


22/06/2011 14:46:26

- Sáng 22/6, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp Trần Văn Khánh tiếp tục phải hầu tòa về hành vi bòn rút tiền của nhà nước, dùng gần 2 tỷ đồng ngân sách mua xe Mercedes S420 chỉ để đi hơn 2.200 km. 

Theo đó, ông Khánh (62 tuổi) cùng đồng phạm là ông Nguyễn Văn Hiếu (52 tuổi, nguyên giám đốc Công ty Cổ phần thương mại và du lịch Thành Lợi) đã bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ để sử dụng trái phép ngân sách Nhà nước.

Trong năm 2003 và 2004, với động cơ vụ lợi, ông Khánh đã thông đồng với Hiếu trong việc mua bán phân urê và hợp đồng thuê ôtô Mercedes nhằm rút tiền công quỹ chiếm hưởng cá nhân.

Với thủ đoạn gian dối về số lượng nhập mua và ghi lùi thời gian mua, bán hàng hóa trong hợp đồng để tạo chênh lệnh giá, bị cáo Khánh và Hiếu đã bòn rút hơn 1,6 tỷ đồng của nhà nước. Trong đó ông Khánh chiếm hơn 1,5 tỷ đồng, ông Hiếu được 45 triệu. 

Theo tài liệu của Viện kiểm sát, năm 2004 ông Khánh đã dùng vốn của Tổng công ty mua ôtô Mercedes S420 giá 100.000 USD mặc dù trên thực tế chiếc xe này rất ít khi được sử dụng vào mục đích phục  vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
 

Hai  bị cáo tại tòa
Ông Trần Văn Khánh (bên trái) và Nguyễn Văn Hiếu tại tòa

Cách đây 3 tháng, ông Khánh từng ra hầu tòa. Sau 7 ngày nghị án, thẩm phán Nguyễn Tiến Mạnh thông báo, quá trình thẩm vấn xác định ông Khánh đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, sử dụng tiền của nhà nước để mua xe Mercedes S420.
 
Ông Khánh đã "đạo diễn" để bị cáo Hiếu đứng tên trong hợp đồng mua. Sau đó chỉ đạo phòng hành chính, kế toán làm thủ tục thuê lại chiếc xe này với giá 48 triệu đồng mỗi tháng. Tổng số tiền ông Khánh chiếm hưởng của nhà nước trong phi vụ trên được xác định là hơn 1,1 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo luật sư bào chữa cho bị cáo thì hành vi trên đã bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt hành chính. Do đó, TAND Hà Nội đã tuyên trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung vì "một hành vi không thể xử lý 2 lần". 

Tại bản kết luận  điều tra bổ sung, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, quyết định xử lý kỷ luật cảnh cáo với ông Khánh của Bộ Nông nghiệp là quyết định hành chính.
 
Tuy nhiên, phạm vi chỉ là xử lý trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc "thuê xe, quản lý và sử dụng không đúng quy định của nhà nước, vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí".

Bộ Nông nghiệp chưa xem xét cụ thể hành vi trực tiếp gây thiệt hại cho cơ quan của từng cá nhân tại Tổng công ty Vật tư nông nghiệp và chưa có quyết định xử lý buộc cá nhân bồi thường cho nhà  nước do vi phạm gây ra.
 
Kết luận điều tra nêu rõ trong quá trình thuê ôtô, Trần Văn Khánh và đồng bọn vì động cơ vụ lợi đã gây thiệt hại cho nhà nước hơn 1,1 tỷ đồng là hành vi nằm ngoài phạm vi điều chỉnh quyết định 3321/QĐ-BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp.

Cơ quan cảnh sát  điều tra cho rằng đã có đủ cơ sở xử lý hình sự ông Khánh và Hiếu trước pháp luật.

Phiên tòa dự kiến xét xử trong 2 ngày. 

HA

"Xe điên" gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội


22/06/2011 11:05:23

- Vụ tai nạn liên hoàn xảy ra vào lúc 21h30 ngày 21/6 trên đường Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội) khiến người phụ nữ điều khiển xe máy nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Theo một số nhân chứng, tại thời điểm đó họ nghe tiếng va chạm rất to giữa một ôtô màu đen lưu thông theo hướng từ Xuân La ra đường Lạc Long Quân và một  chiếc xe máy màu đỏ.
 
Chiếc "xế hộp" đang đi bên phải bỗng lao sang bên trái đường và đâm vào chiếc xe máy khiến người phụ nữ ngồi trên xe bị hất văng xuống đường. Ngay sau đó, nạn nhân đã được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch.
 
Thay vì cho ôtô dừng lại, tài xế chiếc "xe điên" lại rồ ga lao đi, hất tung một thùng rác gần đó và thoát ra đường Lạc Long Quân. Bỏ chạy được khoảng hơn 200m thì  tiếp tục đâm thẳng vào một chiếc ta-xi đang lưu thông đúng chiều.

Chỉ chịu dừng lại sau cú va chạm trên, tài xế "xe điên" rời ca-bin trong tình trạng say xỉn. Rất may tài xế taxi chỉ bị thương nhẹ
 
Tại hiện trường, phần đầu chiếc "xế hộp" hiệu Nissan Teana biển kiểm soát 30Z-8883 và chiếc ta-xi đều bị biến dạng nghiêm trọng. Phần đầu chiếc taxi bị gập gãy, móp méo. Phần đầu chiếc xe Nissan Teana cũng bị biến dạng. Trước đó, cú va chạm cũng làm chiếc xe máy chỉ còn là một đống sắt vụn.



Chiếc taxi nạn nhân cũng bị hư hỏng nặng phần đầu. Ảnh: ANTĐ
Chiếc taxi nạn nhân cũng bị hư hỏng nặng phần đầu. Ảnh: ANTĐ
d
Phần bánh trước xe máy bị "chém" bay sau cú va chạm. Ảnh: Giaoduc.net.vn
Rất nhiều người dân chứng kiến vụ việc.  Ảnh: Giaoduc.net.vn
 
Trước đó, 9/6, những người đi trên đường Nguyễn Khang cũng đã được một phen hoảng loạn khi thấy chiếc "xe điên" Mercedes BKS 29U-9630  tháo chạy trên đường khi đâm vào một xe máy đi phía trước.

Cú đâm mạnh khiến nam thanh niên điều khiển xe máy bị hất tung lên nắp capô rồi rơi xuống lề đường, bất tỉnh. Chiếc xe máy mắc kẹt dưới mũi ô tô. Dù có vật cản phía trước nhưng chiếc "xế hộp" vẫn rồ ga chạy tiếp. 

Chạy hơn 5km, ô tô mới dừng lại, nhưng lái xe không chịu mở cửa bước xuống mà ngồi cố thủ trong xe. Một số người dân bức xúc đã đập vỡ kính sau của xe. Lúc này, tài xế mới liêu xiêu bước ra ngoài trong tình trạng nồng nặc mùi rượu.

Bắc Lưu 
(Tổng hợp)

Những dự án tình báo tối mật của Mỹ được tiết lộ


22/06/2011 15:14:03

 - Cuốn sách nói về lịch sử 'Khu vực 51' của tác giả Annie Jacobsen đã tiết lộ một loạt dự án tình báo tối mật mà các nhà khoc học, quân đội và các cơ quan tình báo Mỹ tiến hành. Song đó chỉ là một trong số nhỏ những sự thật mà chúng ta được biết, còn có những việc diễn ra ở Khu vực 51 mà chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết.

Annie Jacobsen là nhà báo người Mỹ chuyên viết về tài chính, kinh tế và khủng bố cho nhiều tạp chí quốc tế, đặc biệt là tờ Los Angeles Times.

Cuốn sách xuất bản năm 2011 của bà viết về Khu vực 51 - một căn cứ quân sự bí mật của Mỹ nằm trên hoang mạc Nevada. Theo lời đồn đại thì đây chính là nơi có "căn phòng xanh". Tại đây không chỉ bảo quản xác ướp của những người ngoài hành tinh mà còn lưu giữ những mảnh vỡ của chiếc "đĩa bay" đã rơi xuống vùng Roswell vào năm 1947. Cuốn sách này nhận được nhiều lời bình luận trái chiều từ các tờ báo và các chuyên gia.

1.    Dự án hạt nhục đậu khấu

 

 

Dự án hạt nhục đậu khấu có ý nghĩa rất quan trọng vì nó là một dự án tối mật để cho ra đời cơ sở huấn luyện của Lực lượng Không quân Mỹ Nevada Test and Training Range (NTTR). Trước khi thử nghiệm các thiết bị nguyên tử trên đất Mỹ, bom hạt nhân được kiểm tra ở Thái Bình Dương tại nơi được gọi là Căn cứ Chứng minh Thái Bình Dươsng.

Trong khi dự án này cung cấp cho nước Mỹ một khu vực rộng lớn và hẻo lánh để thử nghiệm những thiết bị nguyên tử tối mật thì nó cũng tiêu tốn một lượng kinh phí đáng kinh ngạc. Tổng thống đã ủy quyền cho dự án hạt nhục đậu khấu xác định một địa điểm như vậy. Địa điểm lý tưởng chính là khu vực sa mạc hoang vắng. Khu vực này cũng có lợi thế để xây dựng một đường băng gần đó.

Địa điểm được chọn ở Nevada đã trở thành một vùng đất được Chính phủ Mỹ kiểm soát, rộng 687 dặm vuông, và ngày nay chúng ta biết tới nó với cái tên Khu thử nghiệm Nevada (trong đó Khu vực 51 là nổi tiếng nhất và bí mật nhất).

2.    Dự án chim ưng

 

 

Dự án này bắt đầu vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước và liên quan tới một số cuộc thử nghiệm máy bay được kiểm soát từ xa đầu tiên mà sau đó trở thành những chiếc máy bay không người lái Predator đang hoạt động ở Trung Đông ngày nay. Đó là một chiếc máy bay điều khiển từ xa 6 chân được thiết kế để trông giống một con đại bàng hoặc chim ó. Nó có một chiếc camera ở mũi cùng bộ phận cảm biến và thiết bị giám sát điện tử.

Dự án này được tiến hành với mục đích điều tra một chiếc tàu thủy bí ẩn của Liên Xô đang được tiến hành thử nghiệm (bằng vệ tinh trinh sát) trên biển Caspian (sau đó có biệt danh là Quái vật Caspian). Song một tài liệu của Anh đã tiết lộ cái từng là mục tiêu của máy bay Chim ưng thực ra là một thiết bị nâng thân tàu của Liên Xô được gọi là Ekranopian.

Máy bay Chim ưng được thiết kế để theo dõi mục tiêu nhờ những đường dây thông tin được thiết lập ở nước ngoài và được phóng ra từ một tàu ngầm. Máy bay Chim ưng đã được xây dựng và kiểm tra, song cuối cùng CIA đã hủy bỏ chương trình này.

3.    Dự án máy bay cánh chim và sâu bọ
 
 

 

Giống như dự án Chim ưng, đây là một nỗ lực khác của CIA nhằm bắt chước các loài động vật này trong việc phát triển máy bay điều khiển từ xa. Dự án máy bay cánh chim có liên quan tới một chiếc máy bay được thiết kế trông giống một con quạ có khả năng hạ cánh xuống gờ cửa sổ và chụp hình những gì đang diễn ra bên trong tòa nhà. Dự án sâu bọ cũng lấy ý tưởng này nhưng thiết kế giống một loài vật nhỏ hơn – đó là chuồn chuồn. Máy bay sâu bọ là một chiếc màu xanh lá cây có thể vỗ cánh, được trang bị những động cơ khí thu nhỏ.

Không hài lòng với việc bắt chước các loài động vật, CIA còn sử dụng động vật thật để làm công việc giám sát, trong đó có chim bồ câu được gắn camera ở cổ. Không may là những con chim quá mệt với sức nặng của camera và đã quay trở lại căn cứ của CIA bằng chân chứ không phải bằng cánh vì chúng mệt đến nỗi không thể bay nổi. Dự án này bị phá sản.

Song có lẽ dự án kì quặc nhất là Acoustic Kitty, trong đó họ đặt những thiết bị âm thanh vào những con mèo nhà. Dự án này cũng phá sản khi những chú mèo đi lạc quá xa để tìm thức ăn và một con còn bị ô tô cán chết.
 
4.    Dự án 57
 

 

Đây là một bài kiểm tra độ an toàn được tiến hành tại Khu thử nghiệm Nevada để mô phỏng những gì sẽ xảy ra nếu một chiếc máy bay chở bom nguyên tử bị rơi và phát tán chất phóng xạ vào môi trường. Với cách này, Dự án 57 đã trở thành cuộc thử nghiệm 'bom bẩn' đầu tiên của Mỹ. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng vụ nổ của những chất nổ cường độ cao xung quanh một đầu đạn hạt nhân sẽ phát tán plutonium vào môi trường. Tuy nhiên, họ không biết bao nhiêu plutonium đã bị phát tán và nó đã lan ra bao xa…
 
Quân đội và CIA cảm thấy cuộc thử nghiệm này là cần thiết vì ngày càng nhiều máy bay mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ. Sớm hay muộn thì một tai nạn máy bay cũng sẽ xảy ra khi nó đang chở những vũ khí chết người này.

5.    Dự án Freezelove
 

 

Đây không hoàn toàn là một dự án mà là một nhiệm vụ. Vào ngày 21/1/1968, một đám cháy bắt đầu bùng lên trên một máy bay ném bom B52G trong quá trình tiến hành một nhiệm vụ bí mật ở Greenland. Hầu hết phi hành đoàn đều nhảy dù và chiếc máy bay rơi xuống những tảng băng. Ít nhất 3 quả bom nguyên tử trên máy bay đã phát nổ.

Tai nạn này khiến phóng xạ plutonium, tritium and uranium lan ra trên diện rộng. Lúc đó, CIA và quân đội Mỹ đã có Dự án 57 thực sự trong tay. Vụ nổ đã làm băng tan chảy và ít nhất một quả bom nguyên tử rơi xuống Vịnh North Star. Mỹ đã cố gắng khôi phục quả bom nhưng không thành công.

Còn nữa....

Ngô Nguyễn (Theo Listverse)

Ông Lê Hoàng Quân tái đắc cử Chủ tịch TP.HCM


22/06/2011 11:38:43
Đạt xấp xỉ 94% phiếu bầu, sáng nay, ông Lê Hoàng Quân (58 tuổi) đã tái đắc cử Chủ tịch UBND TP.HCM. Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm được bầu chức Chủ tịch HĐND.
TIN LIÊN QUAN

d
Ông Lê Hoàng Quân. Ảnh: VNE
Ngay sau khi được bầu, ông Quân đã có bài phát biểu cảm ơn lãnh đạo thành phố và các đại biểu HĐND đã tín nhiệm bầu mình làm Chủ tịch UBND và xác định đây là trọng trách rất nặng nề.
 
Theo ông Quân, hiện TP HCM đang đối mặt với những khó khăn như ô nhiễm môi trường, ngập nước, lạm phát, chất lượng nguồn lực chưa cao.

"Tôi hứa sẽ cùng các thành viên trong UBND khắc phục những khó khăn trên, cố gắng hoàn thành tốt công việc của một Chủ tịch UBND Thành phố", ông Quân nói.

Năm nay 58 tuổi, ông Lê Hoàng Quân là cử nhân Luật và cử nhân Chính trị. Ông Quân từng là Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, Bí thư tỉnh ủy Đồng Nai, Chủ tịch UBND TP.HCM. Ông Quân là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, X, XI.
 
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM gồm các ông bà:
 
Hứa Ngọc Thuận (55 tuổi, quê Bến Tre), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó chủ tịch UBND TP.HCM;
 
Nguyễn Thị Hồng (56 tuổi, quê TP.HCM), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó chủ tịch UBND TPHCM;
 
Nguyễn Hữu Tín (54 tuổi, quê Long An), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy quận 5;
 
Lê Minh Trí (51 tuổi, quê TP.HCM), Phó chủ tịch UBND TP;
 
Lê Mạnh Hà (54 tuổi, quê Thừa Thiên - Huế), Thành ủy viên, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.

Trong đó, 2 ông Nguyễn Hữu Tín và Lê Mạnh Hà được bầu bổ sung.

Cũng trong sáng nay, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (53 tuổi) đã đắc cử chức Chủ tịch HĐND TP.HCM nhiệm kỳ 2011-2016. Trước đó, bà Tâm giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM.

Bà Trương Thị Ánh, trúng cử chức Phó chủ tịch HĐND. Ông Nguyễn Thanh Chín trúng cử vị trí Ủy viên thường trực HĐND.

(Theo VnExpress, NLĐ)

Học giả quốc tế bác bỏ 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc


Học giả quốc tế
Đảo Đá Lớn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: TTXVN.

Nhiều học giả quốc tế phản bác các lập luận của Trung Quốc về "cơ sở lịch sử" của đường lưỡi bò, trong Hội thảo quốc tế về an ninh Biển Đông đang diễn ra tại Washington, Mỹ.
Học giả quốc tế bàn về an ninh Biển Đông

Sau khi ông Su Hao, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế của Đại học Ngoại giao Bắc Kinh, có bài phát biểu về tuyên bố chủ quyền cũng như chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông, ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc phụ trách chính trị và an ninh của Ban Thư ký ASEAN, lên tiếng: "Tôi không cho rằng Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) công nhận lịch sử là cơ sở để tuyên bố chủ quyền".

Theo Vietnamplus, giáo sư Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Mỹ, không đồng tình với cách giải thích của Trung Quốc về ý nghĩa của đường lưỡi bò liên quan tới lịch sử. Ông nói: "Về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan gì cả, mà phải tuân theo UNCLOS."

Tiến sỹ Dutton cũng nói rằng việc dùng lịch sử để giải thích chủ quyền làm xói mòn các quy tắc của UNCLOS.

Nhà nghiên cứu nổi tiếng, giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia nói rằng việc học giả Trung Quốc sử dụng "di sản lịch sử" để giải thích về tuyên bố chủ quyền một lần nữa bộc lộ việc thiếu cơ sở pháp lý theo luật quốc tế trong tuyên bố chủ quyền này.

Cũng liên quan đến khía cạnh luật quốc tế, bà Caitlyn Antrim, Giám đốc Ủy ban Pháp quyền Đại dương của Mỹ, khẳng định tuyên bố đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) không có cơ sở theo luật quốc tế bởi cơ sở lịch sử là rất yếu và rất khó bảo vệ.

Bà Antrim nói: "Tôi không hiểu Trung Quốc tuyên bố cái gì trong đường lưỡi bò đó. Nếu họ tuyên bố chủ quyền với các đảo do đường ấy bao quanh, thì câu hỏi đặt ra là họ có chứng minh được chủ quyền với các đảo đó hay không. Nếu Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền với các đảo từ 500 năm trước, nhưng sau đó lại bỏ trống thì tuyên bố chủ quyền trở nên rất yếu. Đối với các đảo không có cư dân sinh sống thì họ chỉ có thể tuyên bố lãnh hải, chứ không thể tính vùng đặc quyền kinh tế từ các đảo đó."

Trong phiên thảo luận buổi chiều 20/6, các học giả Bonnie Glaser của Mỹ, Trần Trường Thủy của Việt Nam, Carl Thayer của Australia và Ian Storey của Singapore đã trình bày về các diễn biến gần đây trên Biển Đông, đưa ra cách giải thích cho các sự kiện này.

Trước câu hỏi của học giả Trung Quốc về việc tại sao các sự kiện giữa tàu Trung Quốc và tàu thăm dò của Việt Nam lại xảy ra vào thời điểm này, tiến sĩ Trần Trường Thủy nói: "Đây cũng là câu hỏi của chúng tôi. Tại sao tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam vào thời điểm ngay trước khi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như Hội nghị Shangri-la".

Tại hội thảo, ngoài các học giả còn có bài phát biểu của Thượng nghị sĩ John McCain, cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia John Negroponte và một số quan chức của Mỹ.

Về tình hình tại Biển Đông, Thượng nghị sĩ McCain nói: "Một trong nhưng nguyên nhân chính làm xấu thêm những căng thẳng tại Biển Đông và khiến cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp tại đây trở nên khó khăn hơn là thái độ hiếu chiến của Trung Quốc và tuyên bố chủ quyền mà Trung Quốc muốn thúc đẩy."

Hội thảo sẽ tiếp tục trong buổi sáng ngày 21/6 với các phiên thảo luận về tính hiệu quả của các khuôn khổ và cơ chế an ninh trên biển hiện nay cho Biển Đông và các đề xuất chính sách nhằm thúc đẩy an ninh trong khu vực.

Anh Minh

Xe trộn bê tông “phá” hàng rào đường cao tốc


21/06/2011 17:37:01
 - Vào lúc 5h ngày 21/6, trên Đại lộ Thăng Long đoạn chạy qua xã Song Phương huyện Hoài Đức, Hà Nội đã xảy ra vụ tai nạn, chiễ xe trộn bê tông đã "phá" hết hơn 20 m rào bảo vệ rồi nằm quay ra chắn ngang giữa đại lộ.

Vào thời điểm nói trên, xe trộn bê tông mang BKS: 29S-1785 chạy ngược chiều hướng Hoài Đức - Quốc Oai, đã húc bay hơn 20 m rào chắn trên đường Đại lộ Thăng Long, rồi nằm quay ra đại lộ.
a
Hơn 20m hàng rào bị xe bê tông húc đổ
Tại hiện trường, gương kính bị vỡ được công nhân môi trường dọn dẹp, một khoảng rào bảo về đại lộ bị phá hủy. Và chiếc xe trộn bê tông đang chờ xe cứu hộ.

Nguyên nhân ban đầu được xác định, xe này do mất lái đã húc vào hàng rào bảo vệ Đại lộ Thăng Long, sau đó quay ra nằm ngang giữa đường. Hậu quả tài xế lái xe bị thương khá nặng, được người dân khu vực đưa đi cấp cứu, còn chiếc xe trộn bê tông đầu bẹp dúm.

Vụ tai nạn xảy ra vào lúc vắng người qua lại, nên không gây thương tích cho người đi đường cũng như các phương tiện khác. 

Sơn Thủy

Bé 11 tuổi bị công an đánh tím người đã xuất viện


21/06/2011 19:42:44
 - Ngày 21/6, cháu Ngô Đình Phát (trú  phường Thủy Xuân, TP Huế, Thừa Thiên  – Huế), nạn nhân trong vụ  bị công an phường đánh đã được Bệnh viện Giao thông Vận tải tỉnh Thừa Thiên – Huế cho xuất viện. 
TIN LIÊN QUAN

Theo anh Ngô  Đình Chung (cha cháu Phát), sáng 21/6, Trung tá Nguyễn Ánh, Phó trưởng Công an phường Thủy Xuân đã tới bệnh viện thăm hỏi sức khỏe cháu Phát và bày tỏ mong muốn gia đình cháu bỏ qua sự việc này.
 
Cháu Phát phải nhập viện sau khi bị công an phường đánh.
Cháu Phát phải nhập viện sau khi bị công an phường đánh.

Trước đó, vào ngày 20/6, cha của thiếu úy Trần Nguyễn Hồng Quan, người đã đánh cháu Phát, cũng đến Bệnh viện Giao thông Vận tải Thừa Thiên – Huế thăm cháu Phát và gửi 2 triệu đồng cho gia đình lo thuốc men. Hiện sức khỏe của cháu Phát đã gần hồi phục, chỉ còn lại vết bầm tím nhỏ sau mông và hai đùi.  

Công an TP Huế đang tiếp tục tiến hành làm rõ sự việc những ai đánh và đánh như thế nào đối với cháu Phát ở trụ sở Công an phường Thủy Xuân.

Hoàng Dũng

Ông Nguyễn Bá Thanh tái đắc cử chủ tịch HĐND Đà Nẵng


21/06/2011 17:27:51
 - Sáng 20/6, HĐND TP Đà Nẵng tiến hành khai mạc kỳ họp thứ nhất khóa VIII, nhiệm kỳ 2011 – 2016. Tại phiên họp này, các đại biểu đã bầu ông Nguyễn Bá Thanh, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, chủ tịch HĐND TP khóa VII làm chủ tịch HĐND TP khóa VIII. 
TIN LIÊN QUAN

HĐND TP cũng đã bầu lại ông Trần Văn Minh làm chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, các ông Nguyễn Xuân Anh, Võ Duy Khương, Văn Hữu Chiến, Phùng Tấn Viết vào chức danh phó chủ tịch UBND TP.

* Sáng nay, kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã bầu ông Phạm Văn Vọng, uỷ viên T.Ư Đảng, bí thư tỉnh uỷ giữ chức chủ tịch HĐND tỉnh; bầu ông Nguyễn Văn Trì, uỷ viên BTV tỉnh uỷ, giám đốc Sở KH&CN giữ chức phó chủ tịch HĐND tỉnh.
 
HĐND tỉnh cũng đã bầu ông Phùng Quang Hùng giữ chức chủ tịch UBND tỉnh (tái đắc cử), bầu ba phó chủ tịch gồm ông Hà Hoà Bình, ông Đặng Quang Hồng, và bà Dương Thị Tuyến.

* Sáng 20/6, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức họp HĐND tỉnh kỳ họp thứ nhất, nhiệm kỳ 2011- 2016. Ông Cao Khoa, phó bí thư Tỉnh ủy được bầu làm chủ tịch UBND tỉnh (thay cho ông Nguyễn Xuân Huế, nghỉ hưu). 4 phó chủ tịch UBND tỉnh được bầu gồm: Lê Viết Chữ, Đinh Thị Loan, Lê Quang Thích và Phạm Như Sô. Ông Phạm Minh Toản được bầu giữ chức chủ tịch HĐND tỉnh. 

* Tại Phú Yên, ông Huỳnh Tấn Việt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Hữu Hiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Yên giữ chức Phó chủ tịch HĐND tỉnh và ông Trần Văn Hạt giữ chức Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh. 

Ông Phạm Đình Cự tái đắc cử Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Văn Trúc tái đắc cử Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các ông Trần Quang Nhất và Nguyễn Ngọc Ẩn bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh… 

*Tại Thanh Hóa, ngày 20/6, kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVI, nhiệm kỳ 2011- 2016 đã bầu ông Mai Văn Ninh, ủy viên trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh khóa XV tái cử chủ tịch HĐND tỉnh khóa XVI; bà Lê Thị Thìn, ủy viên ban thường vụ Tỉnh ủy, tái cử phó chủ tịch HĐND tỉnh khóa XVI. 

Ông Trịnh Văn Chiến, phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2004- 2011, được bầu giữ chức chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011- 2016. Các ông Lê Đình Thọ, Nguyễn Đức Quyền, Nguyễn Ngọc Hồi, Vương Văn Việt, Phạm Đăng Quyền làm phó chủ tịch.

* Tại Lạng Sơn, ngày 20/6, HĐND tỉnh đã bầu ông Phùng Thanh Kiểm, Bí thư Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Vi Văn Thành giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh; các ông Lý Vinh Quang, Nguyễn Văn Bình, Tô Hùng Khoa giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

* Ngày 20/6, kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Vĩnh Long khóa VIII, nhiệm kỳ 2011 - 2016 đã bầu ông Phạm Văn Lực, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Huỳnh Kim Nguyên, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh khóa VIII nhiệm kỳ 2011-2016.  

Ông Nguyễn Văn Diệp được  bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh; các ông Trương Văn Sáu, Nguyễn Văn Thanh và Phan Anh Vũ đều tái đắc cử chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

TH

Đánh mất lòng dân nhưng được lòng Trung Quốc


2011-06-21

Trong những bài trước trình bày về việc dân chúng xuống đường biểu tình rầm rộ ở Hà Nội và Saigon, thể hiện thái độ cương quyết chống hành động uy hiếp, lấn lướt, bành trướng của Trung Quốc, mà không có sự xuất hiện của quan chức nhà nước và đại biểu quốc hội.

Source Nguyễn Bá Chổi(danlambaovn.blogspot.com)

Tôi Phan Nguyên, là người bị bắt (các bạn có thể nhìn thấy tôi trong bức ảnh nóng nhất ngày 12/06/2011) trông như một con vật giữa thế kỷ 21 này…"


Kỳ này, những lời phát biểu của một số người từng tham gia biểu tình, cho biết vì sao, cuộc tập họp xuống đường, chủ nhật vừa qua ở Saigon, không thành và liệu phong trào chống bá quyền nước lớn, có thể bùng phát mãnh liệt như những ngày đầu tháng 6, ở hai miền Nam Bắc, hay không?

Chế độ công an trị đã thành công tại Sài Gòn?

Vì sao số người biểu tình kém hẵn, không có tuần hành, xuống đường, hô hào vang đội ở Saigon như hai chủ nhật 5 và 12 tháng 6, nhà văn Nguyễn Viện giải thích:
"Thứ nhất, những người từng đi biểu tình đều bị công an "cầm giữ" ở nhà hết, như anh Quân, Huỳnh Tấn Mẫm, bản thân tôi cũng vậy. Phần lớn những người khác, sau cái sôi nổi ban đầu, nhiệt huyết giảm dần xuống, việc kiểm soát của chính quyền cũng kỷ hơn, người ta khó mà thực hiện những cuộc tụ tập hơn."
Anh Kim Duy, cựu sinh viên kiến trúc, hai lần tham gia biểu tình, bị công an bắt, vừa qua thì không được ra khỏi nhà,  kể lại về việc nhân viên an ninh trà trộn vào đám đông:
Ai la nhiều là bị chộp cổ lôi ra ngoài, tôi chứng kiến rõ, người tổ chức la khẩu hiệu, nó nhào vô, hất ra, chộp cổ, đánh, người ta phản đối. Tôi lấy máy chụp hình, nó kêu lấy máy của nó, lúc đó tôi chưa bấm  kịp, nó đang đánh người ta
Một người dân Saigon
"Không còn nghi ngờ gì nửa, tất cả các cuộc xuống đường ở Saigon mà Kim Duy trực tiếp tham gia mang tính chất tự phát cao, đường đi nước bước cũng như là thông điệp cách làm của 2 cuộc biểu tình trên. Có nhóm người rất khó xác minh, luôn có hành động đi ngược lại đám đông đi biểu tình. Số người này rất đông, điều đó đã tạo nên cảm giác e ngại, cho những người biểu tình chân chính, nghi ngại lẫn nhau trong 
Một người đàn ông bị công an  mặc thường phục bắt trong lúc đang tuần hành phản đối Trung Quốc tại SG
Một người đàn ông bị công an mặc thường phục bắt trong lúc đang tuần hành phản đối Trung Quốc tại Sài Gòn hôm 12/6/2011. Photo by Quang Dư
nhóm người đi biểu tình, gây nhiều phiền toái, trở ngại, ngại cản, hướng đi trong sáng, của những người biểu thị lòng yêu nước của mình. Lúc đầu rất hăng hái, đông, sau đó giảm dần và thậm chí bị triệt tiêu ngày 19 vừa qua."
Một người dân Saigon cùng tham gia cả ba lần tập họp liên tiếp để phản đối Trung Quốc cho biết:
"Kêu bằng anh Hai được rồi… để cho nó lắng dịu xuống chút xíu, rồi mình sẽ ấy… bởi vì lực lượng quá đông còn tăng cường lực lượng khác nửa, kể cả dân quân, trật tự đường phố, tự vệ, tất cả trà trộn vô, bận sắc phục, đồ civil, công an trà trộn vô đó. Ai la nhiều là bị chộp cổ lôi ra ngoài, tôi chứng kiến rõ, người tổ chức la khẩu hiệu, nó nhào vô, hất ra, chộp cổ, đánh, người ta phản đối. Tôi lấy máy chụp hình, nó kêu lấy máy của nó, lúc đó tôi chưa bấm  kịp, nó đang đánh người ta, mình chụp hình đưa lên mạng. Và lại mình không có khối đoàn kết lớn, từng nhóm, bị chia cắt ra, nó bao vây, mình 100 người thì nó 3, 40 chục người trà trộn vô, mình đi tới đâu, nó bao tới đó, không vô  sứ quán được, nằm cách đó mấy trăm mét, tất cả đường vô đó bị chặn hết, không để như thời điểm ban đầu, mình còn vô lọt". 
Không chỉ riêng người Saigon mà người miền Nam bao nhiêu năm nay đã bị đè nén, trong sự sợ hải, lúc nào cũng lo lắng, sợ người ta quy mình là thành phần "Mỹ Ngụy"
Blogger Tạ Phong Tần
Blogger Tạ Phong Tần, bị công an ngăn cản không cho ra khỏi nhà, ba chủ nhật liên tiếp,  nói lên tâm lý chung của người dân miền Nam, ngại bị đàn áp:
"Không chỉ riêng người Saigon mà người miền Nam bao nhiêu năm nay đã bị đè nén, trong sự sợ hải, lúc nào cũng lo lắng, sợ người ta quy mình là thành phần "Mỹ Ngụy", mặc dầu đó không phải là hành vi hay lý do để buộc tội, hồi xưa đúng là như vậy, ai có dính dáng gì đến "Mỹ Ngụy", coi như có tội rồi, họ hình thành một thoái quen cam chịu sợ hải, không dám đấu tranh, sợ bị đàn áp."

Sợ Trung Quốc biết người dân Việt phẫn uất?

Theo nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyễn thì sở dĩ biểu tình lần thứ 3 không thành, vì chánh quyền nhất quyết ngăn chặn bằng đủ mọi cách:
"Mặc dù không có người lãnh đạo nhưng các em (thanh niên) đã làm tốt vai trò của mình, khi khơi dậy lòng yêu nước của bản thân mình và những người xung quanh mình. Riêng ngày 19 tháng 6 là không diễn ra biểu tình tại Saigon được, có nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề lực lượng công an thành phố Hồ Chí Minh đã giám sát rất chặt chẻ, mọi  gốc đường, gốc phố, ngăn chặn xuống đường. Trước đó, họ đã làm việc với những người, cho là nồng cốt các cuộc biểu tình vừa qua, không muốn xuất hiện, ngày 12 tháng 6 cũng có hàng loạt bắt bớ xảy ra, gây sự e dè cho thanh niên trẻ, nhưng các em sẽ lấy lại bình tỉnh."   
Anh Hai Saigon có mặt từ sáng sớm chủ nhật 19 tháng 6, chờ tham gia biểu tình, như hai lần trước, cho rằng thời cơ chưa đến:
Trong khi người ta xâm phạm lãnh hải của mình, tùm lum thì không biết làm gì hết, cứ xoa dịu, nắn ngọt này kia thôi, như vậy, đâu có ra cái gì đâu?"
Anh Hai Saigon
Sáng 19 tháng 6, 2011 ở Saigon, hàng trăm người đã đến ngồi rải rác quanh khu vực nhà thờ Đức Bà.
Sáng 19 tháng 6, 2011 ở Saigon, hàng trăm người đã đến ngồi rải rác quanh khu vực nhà thờ Đức Bà.
"Chắc phải chờ cơ hội khác tiếp tục phản đối Trung Quốc, thấy tình hình trên báo chí, nói tàu hải quân Việt Nam phối hợp với Trung Quốc tuần tra ven biển, thăm Trung Quốc … Trong khi người ta xâm phạm lãnh hải của mình, tùm lum thì không biết làm gì hết, cứ xoa dịu, nắn ngọt này kia thôi, như vậy, đâu có ra cái gì đâu?"
Nhà văn Nguyễn Viện không đặt hy vọng là sẽ có những cuộc biểu tình sôi nổi, quy mô như những lần trước:
"Những dịp biểu tình như những người khác hay tôi đi, hai lần, đó là tình yêu nước bộc phát, thực ra chả có tổ chức nào, không có gì chuyên nghiệp trong chuyện này cả, hỏi tôi về một phương pháp nào thì chắc hoàn toàn tôi chịu thua."
Blogger Tạ Phong Tần nói là ở Saigon có những sinh hoạt khác thu hút thanh niên, sinh viên tham gia nồng nhiệt hơn là biểu tình chống ngoại bang xâm lấn đất nước mình:
"Những cuộc tụ tập ủng hộ đá bóng, chào đón ngôi sao Hàn Quốc, sao này, sao nọ trên thế giới đến Việt Nam, quy mô, rầm rộ hơn các cuộc biểu tình, để bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, chủ quyền đất nước. Mấy chục năm nay, người ta đã đào tạo cho thanh niên có tư tưởng ăn chơi, hưởng thụ, biết bản thân mình thôi, xung quanh thế nào, mặc kệ. 
Báo chí phải lên tiếng nói rằng, Việt Nam bây giờ theo chủ nghĩa "Mác Kê Nô" có nghĩa là "mặc kệ nó". Thành phần chủ yếu biểu tình là thanh niên, sinh viên trẻ, một số ít người trí thức, trẻ thì bị đàn áp, đủ thứ áp lực, không ai bênh vực bảo vệ. Sinh viên đi biểu tình bị đuổi học, đuổi khỏi nơi ở trọ, không chổ dung thân, làm sao họ đi biểu tình được?"
Người dân Saigon thắc mắc vì sao hôm 19 tháng 6 vừa qua, xuống đường biểu tình ôn hòa, chống chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh bị ngăn cấm triệt để,  bị xem là "phản động", trong khi tại Hà Nội mọi người được tuần hành đông đảo như những chủ nhật trước? Phải chăng đó là sự  phân biệt giữa Nam Bắc
Biểu tình ở Saigon thành công ở Sài Gòn ngày 12 tháng 6, 2011. Source Dám làm báo.Photo Cao Lập
Cuộc biểu tình thành công ở Sài Gòn ngày 12 tháng 6, 2011. Source Dám làm báo.Photo Cao Lập
Nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyễn tin rằng biểu tình chống Trung Quốc sẽ tiếp tục diễn ra để biểu lộ lòng yêu nước bằng thái độ ôn hòa:
"Những thanh niên sinh viên hãy suy nghỉ lại chuyện mình làm là không sai, hãy mạnh dạn hơn, qua  các cuộc biểu tình, thì thanh niên, sinh viên Saigon có tinh thần yêu nước rất cao,  họ quan tâm đến sự nguy hiểm đối với nền an ninh quốc gia. Họ làm chủ được cuộc biểu tình, cũng như tương lai của mình, hãy cùng xuống đường, trong trạng thái ôn hòa, lực lượng an ninh có nhiệm vụ phải bảo vệ cuộc biểu tình, nếu nhà nước tiếp tục cấm đoán những cuộc biểu tình này, vấn đề ủng hộ của dư luận quốc tế sẽ không cao."
Người dân Saigon thắc mắc vì sao hôm 19 tháng 6 vừa qua, xuống đường biểu tình ôn hòa, chống chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh bị ngăn cấm triệt để,  bị xem là "phản động", trong khi tại Hà Nội mọi người được tuần hành đông đảo như những chủ nhật trước? Phải chăng đó là sự  phân biệt giữa Nam Bắc, như thực dân Pháp đã từng áp dụng chính sách " chia để trị",  khi họ xâm chiếm  đất nước Việt Nam vào thế kỷ 19? 

Theo dòng thời sự: