THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

25 August 2011

Vua Lý Thái Tổ Đăng đàn


Bức hình trên đây một là Lý Thái Tổ đăng đàn, một là đám cún cởn đang khoe mông hé đùi chào mời Lý Thái Tổ. ( Viết theo tâm trạng của một bạn đọc Dân làm báo )

Không biết là Vua Lý Thái Tổ đứng ngắm cảnh này sẽ nghĩ sao? Trong lúc quốc phá gia vong, ông bênh biểu tình chống đám cún cởn hay ông chống đám biểu tình bênh vực các cháu đem niềm tươi mát đến cho ông? Ông đứng đó ngàn năm…giá như lúc này ông ọc máu tươi ra và đổ sụm bà chè xuống thì nào ai biết ông nghĩ, đang tức cái gì nên nỗi? Vậy thì 85 triệu con cháu ông, có ai nhận ra tâm trạng ông lúc đó như thế nào không?

Một ngày trước biểu tình, chính quyền cộng sản âm thầm thực hiện mưu tính dàn dựng sân khấu trước tượng đài Lý Thái Tổ, nếu dùng từ theo cộng sản thì “Phản Cảm” chính là đây. Nếu cộng sản là người yêu nước yêu dân thực sự, sẽ không bắt dân biểu tình mà trái lại, buổi văn nghệ phải là buổi ca nhạc đấu tranh cổ vũ phong trào yêu nước, Lý Thái Tổ có lẽ ông rất hài lòng…Tiếc thay, ông phải chứng kiến cảnh bạo ngược một đứa con đã cướp hết tài sản, thông đồng với giặc lại dở trò phao phản, nhìn ông đứng sừng sững mắt hướng về sân khấu, nơi đó, ca hát quay cuồng chính là để che đậy thói bất nhân và khỏa lấp vụng trộm đi đêm với giặc, một sự sỉ nhục trước mắt ông như sự tích ông địa bị một con điếm chửa hoang cùng đường vô thế, phao cho ông làm bụng mang dạ chửa, ông chỉ còn cách ngồi thừ ra đó dở khóc dở cười…Tội nghiệp cho Vua Lý Thái Tổ giờ đây chỉ là một bức tượng bằng đất dưới con mắt của cộng sản, cho nên chúng bày ra cái trò sỉ nhục ông, điếm nhục cả một dân tộc dòng dõi rồng tiên bao đời. Đây chính là di sản tên Hồ chí Minh để lại, chính Hồ Chí Minh đã khai tử tiền nhân một lần nữa, bằng cách nhồi sọ buộc người dân phải hiểu chỉ có bác và đảng mới làm nên lịch sử, phủ nhận công lao của tiền nhân, xem người có công dựng nước xuống hàng thứ yếu, thì đối với dân đen hiện giờ có sá gì, hồn thiêng sông núi nhắc tới làm gì đối với kẻ không có trái tim.

Video được quay những người bị bắt trên xe, ta chỉ nghe một câu đầy câm phẩn chế độ phát ra từ chị Minh Hằng: Đả đảo Trung Quốc xâm lược – Đả đảo quân bán nước! Tiếng thét của anh chị em yêu nước như xé toang bầu trời âm u của ngày biểu tình, nhận diện rõ mặt từng con chó săn nhơ nhớp. Giờ phút này là giờ phút người dân yêu nước thực sự đối đầu với giặc nội thù đã công khai xuất đầu lộ diện, anh chị em tiên phong đại diện cho 85 triệu đồng bào hãy bình tĩnh nhận diện kẻ thù đang đến ngõ cụt, trị dân bằng lọc lừa dối trá không còn biện minh được nữa thì cái giá phải nạp mình cho dân trị, sớm hay muộn giang sang này đặt hết niềm tinh vào các bạn.

Thái độ và tâm trạng của chính con người VN yêu nước chính là tâm trạng của tiền nhân ! Vua Lý Thái Tổ vẫn đang đứng chờ các bạn lên đường..Hồn thiêng sông núi nhất định sẽ không để chúng yên./.

Hoàng Hạc Quan
Nhiều người Việt nam đã bị ngu hoá, sa đoạ đến coi làm việt gian bán nước tay sai cho Tàu như là cái nghề để sống, để tiến thân.
Lộn Lèo Việt Gian
Áo đen quần đỏ khoe đùi
Một bầy khỉ cái đười ươi dở trò
Tiến lên chủ nghiã Mao Hồ
Hát hò nhảy muá cơ đồ giang san
Nguyện làm tôi tớ chó săn
Gâu gâu nghiệp vụ đăng đàn suả vang
Trung Hoa bành trướng biển Đông
Công hàm bán nước hiến dâng Bắc Triều
Trọng Sang Hùng Dũng quyết liều
Bán thân cho quỷ tiêu điều nước non
Say sưa thoang thoảng mùi nồn
Tần Hoàng ngây ngất nỉ non má hồng
Oán hờn Thái Tổ trên không
Mạo danh vua Lý đau lòng tổ tiên
Bởi vì cộng sản tham tiền
Chí Linh tượng đất triền miên nước nghèo
Mẹ cha thị Nở Chí Phèo
Ra thông cáo rởm lộn lèo việt gian
Đầu trâu mặt ngựa công an
U mê tăm tối đánh dân diệt nòi
Cam tâm thân phận tôi đòi
Nhà cao cưả rộng mọt đời tay sai.
23.8.2011 Lu Hà

TQ 'không đàm phán về Hoàng Sa'

Cập nhật: 11:33 GMT - thứ năm, 25 tháng 8, 2011

Một góc quần đảo Hoàng Sa
Bắc Kinh nói chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa là 'không thể chối cãi'

Các viên chức ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc đang có những vòng đàm phán kín để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông, tờ nhật báo tiếng Anh ‘Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng’ có trụ sở ở Hong Kong đưa tin hôm thứ 4 ngày 24/8.

Theo bài báo này, có tiêu đề là ‘Việt Nam không thành trong việc đưa Trung Quốc vào bàn đàm phán về Hoàng Sa’, tác giả cho biết Trung Quốc bác bỏ đề xuất của Việt Nam đưa Hoàng Sa thành một nội dung đàm phán về các bất đồng trên Biển Đông.
“Các cuộc đàm phán còn đang trong giai đoạn phôi thai, về mặt kỹ thuật là đang thiết lập một cơ chế với các nguyên tắc hướng dẫn đàm phán,” bài báo viết.

Bài báo cũng cho biết là ‘quần đảo Hoàng Sa là điểm khúc mắc chính vì Bắc Kinh thậm chí còn không chấp nhận là quần đảo này đang có tranh chấp'.

Việt Nam đã thừa nhận

“Không có gì để đàm phán cả,” bài báo dẫn lời TS Vương Hàn Lĩnh, một học giả nghiên cứu các vấn đề trên biển và luật pháp quốc tế tại Học viện khoa học xã hội Bắc Kinh, nói.

“Chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa [Hoàng Sa] chưa bao giờ phải bàn cãi,” ông nói thêm.
Lập luận mà TS Vương đưa ra là ‘Chính phủ Việt Nam trước đây cũng đã từng thừa nhận [chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa]’, với hàm ý nhắc đến công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958 công nhận và tôn trọng quyết định về hải phận của Trung Quốc.

TS Vương nói rất dứt khoát là ‘đàm phán về các nỗ lực hợp tác – bảo vệ tài nguyên, tìm kiếm cứu nạn và những vấn đề khác – là một chuyện’, nhưng còn chủ quyền của Trung Quốc ‘lại là chuyện khác’.
"Chúng tôi đã nhiều lần nói rõ lập trường của mình là quần đảo Hoàng Sa phải là một trong những nội dung đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về các vấn đề trên biển."
Người phát ngôn Nguyễn Phương Nga

Tác giả bài báo kết luận: ‘Việt Nam có vẻ như là đã thất bại trong nỗ lực mới nhất nhằm thuyết phục Trung Quốc mở các vòng đàm phán về những tranh chấp lãnh thổ đang âm ỉ bấy lâu nay ở quần đảo Hoàng Sa’.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga được dẫn lời nói: “Các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục”

“Chúng tôi đã nhiều lần nói rõ lập trường của mình là quần đảo Hoàng Sa phải là một trong những nội dung đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về các vấn đề trên biển,” bà Nga nói.

Bài báo cũng nói là sau vòng đàm phán mới đây nhất, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có nhắc đến ‘những đồng thuận ban đầu về một số vấn đề’. Tuy nhiên dường như Hoàng Sa không nằm trong sự đồng thuận này.
Các quan chức Trung Quốc vẫn chưa có bình luận gì về chi tiết của các cuộc đàm phán mà hiện nay đã diễn ra đến vòng thứ tám. Tuy nhiên các nhà đàm phán và học giả của Trung Quốc đã nhắc đi nhắc lại rằng việc Trung Quốc chiếm giữ Hoàng Sa không phải là vấn đề để đàm phán với Hà Nội.

Bài báo cũng phân tích sự khác biệt trong cách tiếp cận đàm phán giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

“Trong khi Bắc Kinh một mặt cam kết hợp tác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam về Biển Đông, mặt khác họ vẫn luôn yêu cầu giải quyết những bất đồng cụ thể theo từng vấn đề một chứ không theo kiểu một gói giải pháp cho cả khu vực như Asean yêu cầu,” bài báo viết.

Trong khi đó, lập trường của Hà Nội là “đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh về các tranh chấp cụ thể giữa hai bên và sẽ mở rộng đàm phán nếu tranh chấp có dính đến nhiều quốc gia khác nữa”.

“Vấn đề là có vẻ như họ [Việt Nam và Trung Quốc] không đi được xa lắm bất chấp những tiến bộ đã đạt được trước đây,” một nhà phân tích được dẫn lời nhận xét.

Về các vòng đàm phán hiện đang diễn ra giữa ‘hai người anh em cộng sản nếu không muốn nói là những người láng giềng không tin nhau’, bài báo cho biết chúng ‘diễn ra rất bí mật nhưng vẫn được khu vực theo dõi sát sao’.

Bài báo cũng nhắc lại là kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, Bắc Kinh và Hà Nội đã giải quyết thành công những tranh chấp ở đường biên giới trên bộ dài 1.400 cây số đi qua những khu vực nhiều đồi núi cũng như những tranh chấp ở Vịnh Bắc Bộ sau những vòng đàm phán kéo dài và hết sức khó khăn.

Tuy nhiên, kết quả của các vòng đàm phán biên giới trên bộ và vịnh Bắc Bộ này bị dư luận một số người Việt trong và ngoài nước cho rằng đã làm Việt Nam 'mất nhiều đất đai vào tay Trung Quốc'.

PICS Bùi Minh Hằng & Phượng, Nguyễn Dũng ADUKU Yêu Nưóc, Bị Tù & Ra Tù !

Chiều nay,25/08, một số anh em tại Hà Nội tiếp tục tập trung trước cổng nhà giam Hỏa Lò để chào đón những người biểu tình yêu nước bị bắt.

Đúng 18 giờ chiều, chị Đặng Bích Phượng (Phương Bích) là người đầu tiên bước ra khỏi nhà giam, trong sự chào đón như một người anh hùng.

- Ảnh : Bạn đọc danlambao

Khoảng 18:15, Công an tiếp tục thả anh Lê Văn Dũng (Dũng Aduku).

Lúc 18:25, cuối cùng thì CA đã thả chị Bùi Thị Minh Hằng. Mọi lo lắng đã tạm qua đi, những giọt nước mắt vừa mừng, vừa tủi ! Những bàn tay ôm chặt lấy nhau...

Trong khi đó, chị vợ anh Vũ Quốc Ngữ cũng đã đến trụ sở CA Mỹ Đình để làm thủ tục đón anh Ngữ về.

Theo tin từ anhbasam, "riêng bác Khang, người cao tuổi nhất trong số những người bị giữ, thì có công an mặc thường phục đưa về nhà ngon lành." Chị Hội, một người bị bắt tại CA Mỹ Đình cũng vừa được thả ra



Tiến Nam và chị Phương Bích. Ảnh : Lee Nguyễn
Hiện tại, mọi người đang cùng động viên, chia sẻ niềm vui với những người yêu nước. Tinh thần của cả ba người là chị Bùi Hằng, chị Bích Phượng và anh Dũng Aduka vẫn rất mạnh mẽ và vững vàng.

Sức khỏe chị Bùi Thị Minh Hằng lúc này tạm ổn, mặc dù chị đã tuyệt thực, không ăn uống suốt nhiều ngày qua để phản đối việc làm thô bạo của cơ quan CA đối với người yêu nước !

Như vậy, những người yêu nước đã bị CA giam giữ trái pháp luật trong 5 ngày liên tục

 Bó hoa cho người yêu nước, những bàn tay ôm chặt đoàn kết và nụ cười chiến thắng. Ảnh : Lee Nguyễn

Trong giây phút xúc động này, bạn đọc Ngọc Lan từ Biên Hòa gửi đến hai người phụ nữ anh hùng của chúng ta lời nhắn :
Xin nhờ thôn DLB gửi dòng chữ này tới 2 chị Minh Hằng và Bích Phượng giúp em.

Em không biết cách ghi comment trên trang web của thôn danlambao, nên đành vào mail gửi mấy dòng nhờ chuyển đến hai chị. Em đang ở Biên Hoà, nhưng mỗi ngày khi được rảnh rỗi em lại vào trang DLB để xem tin. Những ngày qua, lúc hai chị bị giam giữ em rất lo lắng. Đến nay được biết hai chị đã được thả về mà nước mắt nghẹn ngào.Em cũng đang khóc cùng 2 chị đây, ước gì em có điều kiện về thăm quê để được tận mắt nhìn thấy hình ảnh các anh các chị trong những ngày Chúa nhật qua.

Đôi lời gửi tới 2 chị.Kính chúc gia đình hai chị luôn bình an mạnh khoẻ.
     
Hãy vững tin lên 2 chị nhé..

Em yêu hai chị gái của em. Cảm ơn các anh chị trong thôn DLB đưa lời nhắn gửi này giúp em.
     
Kí tên. Ngọc Lan


Những người yêu nước tại Hà Nội quyết định làm một buổi liên hoan nho nhỏ chào đón sự tự do của hai người phụ nữ anh hùng. Ảnh : Bạn đọc danlambao

Ảnh : AnhBaSam
free counters

PICS - Tâm thư tố cáo đàn áp đập phá chùa Pháp Biên ngày 24/11/2011



 
 
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤTBAN ĐẠI DIỆN GIÁO HỘI TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
CHÙA PHÁP BIÊN
ẤP HỒ TRÀM, XÃ PHƯỚC THUẬN
HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BR-VT                         
                                                                                   Phật lịch 2554
Hồ Tràm ngày 24 tháng 01 năm 2011


TÂM THƯ


NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT



- Kính bạch Chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni.
- Kính thưa Quý Đạo hữu Phật Tử, quý nhà thiện tâm đã từng đóng góp tinh thần, vật lực để xây dựng và bảo vệ ngôi chùa Pháp Biên.


Chúng con: Ban Hộ Tự và Phật Tử chùa Pháp Biên xin kính khẩn bạch lên Chư Tôn Thiền Đức và xin thông tri đến quý Phật Tử một Pháp nạn đang xãy ra tại trụ xứ chùa Pháp Biên thuộc ấp Hồ Tràm, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.


Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức.
Kính thưa Quý Phật Tử.


Ấp Hồ Tràm vốn là vùng biên địa của Huyện Xuyên Mộc. Cách đây hơn 10 năm điều kiện sinh hoạt văn hoá xã hội không được thuận lợi, dân tình vốn nghèo khó nên vấn nạn đạo đức suy đồi, tình trạng tệ nạn xã hội, bạo hành gia đình ngày càng tăng khiến cho cộng đồng vô cùng lo ngại. Đứng trước tình cảnh trên, những người Phật tử chúng con hết sức lo sợ cho tương lai con em mình rơi vào cảnh sa đoạ khổ đau. Vì vậy chúng con cùng bổn đạo đồng tâm hiệp lực dựng lên ngôi Niệm Phật Đường trên mảnh đất do Đạo hữu Trần Văn Thường sở hữu hiến cúng để Đạo tràng tu tập, mong rằng qua đó chúng con quy hướng cho con em đến sinh hoạt, tu học nhằm cứu vãn phần nào tình trạng suy thoái đạo đức trong giới trẻ. Chúng con tin tưởng nền Phật học của một tôn giáo truyền thống lâu đời như Phật Giáo ít nhiều đem lại sự an lạc, lành mạnh cho toàn thể cộng đồng.


Cuối năm 2006 ngôi Niệm Phật Đường bị bão số 9 làm sập đổ hoàn toàn. Được sự cứu trợ của Chư Tôn Thiền Đức, quý Phật Tử và các nhà thiện tâm khắp nơi cúng dường tài vật, chúng con tái thiết lại được ngôi chùa PHÁP BIÊN như ngày nay để trong 10 năm qua Đạo Tràng chúng con và Gia Đình Phật Tử đã vượt qua mọi khó khăn, cùng nhau tu tập trên tinh thần hòa hợp, đoàn kết, đầm ấm, yêu thương…


Đến tháng 5 năm 2009 có thầy Thích Thiên Thành (Thích Thông Luận) xin về chùa tá túc 3 tháng để nhập hạ. Lợi dụng trong thời gian này thầy Thành kết hợp, vận động, lôi kéo một số người mà thầy Thành gọi là Phật tử tại địa phương và các nơi khác lập thành băng nhóm, chia rẻ nội bộ với mục đích chiếm đất, chiếm chùa (trong những lần hội họp và làm náo loạn Đạo Tràng chúng con nhận thấy có ông Nguyễn Hoài ở thị trấn Phước Bửu và bà Diệu Hương ở Thành phố Hồ Chí Minh về là không phải dân địa phương). Những yêu sách mà số người nầy đưa ra là:


1) Thầy Thành yêu cầu chúng con viết đơn thỉnh nguyện mời thầy ở lại chùa Pháp Biên.

2) Số băng nhóm thân thầy Thành yêu cầu chúng con phải cắt đất hiến cho thầy.

Chúng con nhận thấy rằng: chỉ trong 3 tháng, với sự có mặt của thầy Thành đã gây bao đau thương chia rẽ: Tổ chức đến chùa chưởi bới, đánh đập để giành quyền làm chủ; phá tan khối đoàn kết đã được xây dựng, bồi đắp trên 10 năm qua; không còn gìn giữ được sự trang nghiêm thanh tịnh ở chốn cửa Thiền vì liên tục tạo ra những mâu thuẩn, xung đột thậm chí ẩu đả ngay tại ngôi Phật điện. Chúng con đã mất hết niềm tin nơi thầy Thành. Vì vậy chúng con không chấp nhận theo yêu cầu của họ.


Đến ngày 11/1/2011 nhằm ngày lễ Thành Đạo (8/12/AL), vì bất đồng ý kiến không thực hiện yêu sách của họ, vì không giao đất, vì không viết đơn thỉnh nguyện mời thầy ở lại. Số người nói trên cùng băng nhóm ngang nhiên vác búa, xà beng đến gây sự, đập phá, tháo dỡ và mang đi tất cả tài sản của chùa. Chúng con kêu cứu khắp nơi, kể cả Ban Đại Diện Phật Giáo Huyện và chính quyền địa phương nhưng không ai dám can thiệp.


Đến ngày 22/1/2011 chúng con thỉnh ý quý Thầy còn thương tưởng Phật Pháp và Phật Tử, thỉnh tượng Phật về An vị và tôn tạo lại nơi thờ tự, lợp lại mái chùa đã bị tháo dỡ thì một lần nữa họ kéo đến đập bàn thờ, đập cả tôn tượng Phật, và đập phá toàn bộ ngôi chùa để lấy đi những gì có thể lấy được.


Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức.
Kính thưa Quý Phật Tử.


Từ khi sự việc xãy ra chúng con đã thỉnh ý quý Thầy. Tuân theo lời chỉ giáo, chúng con cố sức kham nhẫn, nhịn nhục, vì nghĩ rằng khi lòng tham của họ đã được thoả mãn thì sự bình yên sẽ trở lại. Nhưng đến lúc họ đập bàn thờ, đập tượng Phật bể nát thì chúng con không còn giữ được sự nhẫn nhục đến dộ hèn nhát của chúng con nữa. Để bảo vệ Phật Pháp, chúng con đã phải chống đở trước bạo lực hung hãn, và kết qủa đã dẫn đến thương tích cho chúng con, vốn là những người không quen sử dụng bạo lực làm phương tiện hành xử. Nhưng chưa hết, ngày hôm sau họ lại tiếp tục đập phá tàn bạo hơn và vì đã bị thương tích, chúng con không còn đủ sức để bảo vệ chùa, bảo vệ tượng Phật và tự bảo vệ chính bản thân chúng con nữa. Kết quả là ngôi chùa đã bị tàn phá tan hoang.


Giờ đây đứng trước cảnh ngôi chùa bị hũy diệt không thương tiếc, chúng con cảm thấy xót xa đau đớn vô cùng, vì ngôi chùa này làm nên cũng từ bao tấm lòng gần xa đã tin tưởng gởi gắm với tâm nguyện cho Đạo pháp được trường tồn, chúng sanh được lợi lạc. Trong lúc hoàn toàn bất lực trước thế lực bạo cường vô minh, chúng con chỉ biết viết lên đây tất cả sự thật mà thỉnh cầu Chư Tôn Thiền Đức và Quý Phật Tử chia sẽ nổi đau thương chúng con đang gánh chịu và niệm tình hoan hỷ chỉ giáo cho chúng con biết phải làm gì để cứu nguy cho nạn phá hoại chùa chiền, làm chảy máu Phật?


Kính thỉnh nguyện Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni đồng khởi tâm gia hộ cho những con người bạo ngược sớm được tỉnh ngộ, dừng lại hành động phi nhân phi đạo làm tổn hại đến nền tảng Phật Pháp và tâm linh. Toàn thể Phật tử chúng con xin quý ngài từ bi mẫn cố, Quý Phật Tử đồng tâm yểm hộ.

NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT TÁC ĐẠI CHỨNG MINH

BAN HỘ TỰ VÀ PHẬT TỬ CHÙA PHÁP BIÊN
Đồng kính thư

Giá vàng rời mốc 45 triệu đồng

Sau những nỗ lực chạy nhanh hơn đà phục hồi của thế giới, giá vàng trong nước chiều nay cuối cùng cũng phải chấp nhận xu hưởng giảm. Lúc 16h44, vàng SJC chỉ còn 44,8 triệu đồng một lượng, giảm hơn 4 triệu đồng chỉ trong hai ngày.
> Chua xót mua vàng bình ổn giá / Nỗi đau mang tên Vàng

Thị trường châu Á phiên sáng nay nỗ lực đi lên và đã duy trì trên mốc 1.750 USD một ounce trong vài tiếng. Tranh thủ cơ hội này, các doanh nghiệp trong nước cũng mạnh tay tăng giá trở lại thêm trên 500.000 đồng một lượng thay vì mức mở cửa 45-45,3 triệu đồng.

Tuy nhiên, đến 15h nay, giá vàng miếng được các doanh nghiệp lớn tại TP HCM điều chỉnh giảm 350.000 đồng thu mua và bán ra so với cuối buổi trưa, niêm yết phổ biến ở mức 45,10-45,50 triệu đồng một lượng.

Cùng lúc, Tập đoàn DOJI giảm 150.000 đồng một lượng chiều bán ra 300.000 đồng một lượng chiều mua vào so với giá niêm yết đầu giờ sáng. Tại khu vực Hà Nội, 14h, giá bán lẻ vàng miếng SJC mà tập đoàn niêm yết là 45,1 - 45,6 triệu đồng (mua vào - bán ra). Biên độ mua bán chênh lệch khá lớn 500.000 đồng. Bán sỉ niêm yết ở mức mua vào 45,15 triệu đồng, bán ra 45,55 triệu đồng. Biên độ mua bán chênh lệch 400.000 đồng. 

Trong phiên giao dịch sáng nay, tại khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, tổng lượng giao dịch của Tập đoàn đạt 1.000 lượng, trong đó chủ yếu là khách hàng mua vào.

Đến 16h10, giá vàng SJC bán ra chỉ còn 45,35 triệu đồng một lượng, còn mua vào đã xuống dưới ngưỡng 45 (44,95 triệu đồng).

Gần một tiếng sau, SJC niêm yết giá mua vào - bán ra ở 44,4 - 44,8 triệu đồng một lượng.

Cùng thời điểm này trên bảng điện tử Kitco.com, giá giao ngay chỉ còn 1.710 USD một ounce, tương đương 43 triệu đồng một lượng quy đổi theo tỷ giá Vietcombank.

Sáng nay, sau khi mở cửa ngày giảm hơn 2 triệu đồng một lượng, xuống 45,3 triệu đồng, giá vàng trong nước đã nhanh chóng tăng tốc trở lại, vọt lên 45,85 triệu lúc 9h30, khi thị trường quốc tế có dấu hiệu phục hồi nhẹ.Lúc 9h45, giá vàng miếng được các doanh nghiệp lớn tại TP HCM tăng mạnh 450.000 đồng thu mua và 550.000 đồng bán ra so với buổi sáng, niêm yết phổ biến ở mức 45,45-45,85 triệu đồng một lượng. Một số hiệu vàng nhỏ lẻ còn đẩy giá bán ra lên 45,90 triệu đồng dù thị trường quốc tế chỉ điều chỉnh nhỏ giọt vài USD. Tính đến 9h45, mỗi ounce vàng thế giới giao dịch tại 1.761 USD. Nếu quy đổi ra tiên fVietej chỉ tương đương 44,15 triệu đồng một lượng.

Trước đó, mở cửa ngày, các doanh nghiệp vàng lớn tại TP HCM báo giá mua và bán quanh mức 45-45,30 triệu đồng, giảm 2,3 triệu đồng cả chiều thu gom và bán ra so với cuối ngày 24/6.

Tuy nhiên, sau đó 30 phút, khi giá quốc tế có dấu hiệu đi lên nhẹ, các doanh nghiệp đã nâng giá mua vàng lên 200.000 đồng và giá bán thêm 300.000 đồng, lên 45,20-45,60 triệu đồng mỗi lượng.

Giá vàng sáng nay mất hơn 2 triệu đồng. Ảnh: Lệ Chi

Cùng lúc, các hiệu vàng ngoài Hà Nội niêm yết giá mua vào bằng TP HCM nhưng bán ra cao hơn 20.000 đồng, lên mức 45,62 triệu đồng mỗi lượng.

Một số đại lý bán lẻ vàng SJC TP HCM khác sau khi chứng kiến giá vàng quốc tế giảm "điên loạn", đầu giờ sáng nay vẫn chưa cập nhật cả giá bán lẫn mua. Nhiều chủ hiệu vàng tại TP HCM có chung nhận định, trong lịch sử buôn bán vàng, đây là lần đầu tiên họ chứng kiến cảnh "điên cuồng của giá vàng". "Giá xuống, lên đều như trận cuồng phong", một chủ hiệu vàng thốt lên.

Trên thị trường thế giới, trong ngày giao dịch 25/6, giá vàng quốc tế mở cửa với mốc trên 1.840 USD sau đó rơi thẳng xuống dưới 1.750 USD một ounce, trước áp lực bán tháo của giới đầu tư, tương đương gần 44 triệu đồng một lượng vào lúc chốt phiên giao dịch New York. Thị trường vàng đang điều chỉnh ngoài sức tưởng tượng của giới kinh doanh.

Chốt phiên Nymex, giá vàng giao ngay tại thị trường Mỹ chỉ còn 1.754,5 USD một ounce, giảm 75,20 USD trong khi giá giao tháng 12 giảm tới 103 USD xuống 1.758 USD.

Đến phiên châu Á sáng nay, giá chưa xác định rõ xu hướng. Tính đến 8h10, mỗi ounce vàng đang giao dịch quanh mốc 1.760,60 USD. Trước đó, lúc 60h30 (giờ Hà Nội), giá giao ngay trên bảng điện tử Kitco.com chỉ còn 1.747,30 USD một ounce, tương đương 43,8 triệu đồng một lượng quy đổi (theo tỷ giá bán 20.834 đồng một đôla của Vietcombank). Mức quy đổi này thấp xa so với giá SJC vào lúc đóng cửa chiều 24/8, 47,45 triệu đồng một lượng.

Lúc 9h45, giá vàng quốc tế đang giao dịch quanh 1.761 USD, tăng không đáng kể so với mở cửa.

Áp lực bán chốt lời cùng với tâm lý lo lắng về thanh khoản trong dài hạn là nguyên nhân chính đẩy giá vàng đi xuống. Trước đó, hôm 23/8, Quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR đã xả toàn bộ số vàng họ mua gom trong tháng. Lượng bán ra của quỹ này trong phiên 23/8 là hơn 24,8 tấn vàng, xuống còn 1.259,57 tấn vàng, sau khi đã bán 6,3 tấn phiên liền trước.

Giới chuyên gia cũng nhìn nhận đà giảm hiện nay là đợt điều chỉnh mang tính kỹ thuật sau thời gian tăng liên tiếp và kéo dài. Ngoài ra, CME dự kiến theo chân sàn giao dịch vàng Thượng Hải để tăng phí giao dịch cũng là nguyên nhân khiến giới đầu tư thận trọng hơn.

Lệ Chi

GIẶC Ở TRONG BỘ CÔNG AN

Trần Bình – Xứ Nghệ (danlambao) 
- Việc Hồ Cẩm Đào sắp xếp cho Lê Hồng Anh chễm chệ trong vị thế Thường trực ban Bí thư, không chỉ ém nhẹm được các thủ đoạn mà Lê Hồng Anh đã làm mà còn cho con cọp này mọc thêm cánh trong cương vị của một "Ngụy Trung Hiền mới" để báo cáo chính xác những biến động trong nội các và thi hành những kế sách ly gián để hạn chế phái cấp tiến thân Mỹ trong bộ chính trị và thẳng tay đàn áp Tôn giáo và người yêu nước một cách dễ dàng hơn...

Xét đi xét lại thì vẫn là "Y án" đó là bản chất và thủ thuật pháp lý của chế độ độc tài. Biết rõ như thế nhưng nhân sĩ, trí thức Việt Nam phải cam chịu vì nhiều lý do khác nhau nhưng cơ bản vẫn chưa thấy rõ đối tượng độc tài, nên vẫn bị quẫn quanh trong cái bẫy của Luật độc tài.

Ai cũng biết rằng: nền độc tài của Cộng sản Việt nam mang một sắc thái riêng, không cụ thể ở một kẻ nào mà là chung chung dưới danh nghĩa của một Bộ chính trị, nhưng trong 15 người đó lại bao hàm nhiều loại hình chung chung khác được nấp dưới cái "vỏ bọc nhân dân" nên cuộc đấu tranh của nhân sĩ tri thức trong và ngoài nước đều "chém gió" nhiều hơn là loại bỏ độc tài.

Căn cứ vào những diễn biến cụ thể từ khi Biến cố Thái Hà, Khâm sứ tới nay, mọi thủ đoạn của kẻ dấu mặt đều nhắm vào việc đàn áp người yêu nước, bách hại Tôn giáo và tự do thao túng luật pháp.

Những Phiên tòa xét xử Cha Nguyễn Văn Lý, Cù Huy hà Vũ, Gs Phạm Minh Hoàng, các dân oan Bến Tre… và sắp tới có nguy cơ sẽ xét xử các Thanh niên vừa bị bắt trong hơn 20 ngày qua, đã bộc lộ rõ tính phi pháp, lạm quyền không chỉ xem thường luật pháp mà còn chà đạp lên danh dự của quốc gia. Quyền Tư pháp và Hành pháp đã không còn trong tay của quốc hội và Tòa án nữa mà đã ngang nhiên chuyển sang Bộ Công an. Các Tòa án từ Trung Ương tới địa phương đã bị Bộ Công an khống chế bằng nhiều cách nên họ không giám lên tiếng bênh vực Công lý mặc dẫu biết quá rõ bản chất của sự việc.

Xâu chuổi các biến cố sự kiện từ Khâm sứ, Thái hà, Tam Tòa, Cồn Dầu, Cù Huy Hà Vũ, Đàn áp người Biểu tình và bắt cóc Thanh niên Công Giáo và Tin lành... Suy cho cùng, tất cả đều bị Trung Quốc chỉ đạo qua một nhân vật cực kỳ thâm hiểm, luôn ném đá dấu tay và dùng nhiều thủ đoạn bỉ ổi nhằm lột xác, phủi tay tội ác và tiếp tục leo thang quyền lực để khống chế Bộ Chính trị và Quốc hội Việt Nam – Đó là Lê Hồng Anh và tay chân trung tín của ông ta là Trần Đại Quang.

Cặp bài trùng và thế cờ liên hoàn này được bố trí và sắp xếp rất tinh vi nên ngay cả những người hiểu rõ vấn đề như cựu chủ tịch Quốc hội Nguyễn văn An cũng chỉ biết "trút nhớt cho lươn" qua câu nói " lỗi hệ thống" để yên vị lùi về và không giám nói gì thêm.

Tuy nhiên quyền lực của Lê Hồng Anh chỉ tồn tại và chi phối được chính sự khi Lê Hồng Anh cầm trọn trong tay quyền chỉ đạo Bộ Công an.

Việc Hồ Cẩm Đào dùng áp lực để ép Ông Dũng và Bộ Chính trị phải đưa Lê Hồng Anh vào "chuyên trách việc nội chính" của Bộ chính trị và chọn đặt Trần Đại Quang lên thay thế, trong bộ chính trị ai cũng biết rõ âm mưu thâm độc này nhưng phải "ngậm bồ hòn làm ngọt" vì phái cấp tiến chưa đủ mạnh.

Việc Hồ Cẩm Đào sắp xếp cho Lê Hồng Anh chễm chệ trong vị thế Thường trực ban Bí thư, không chỉ ém nhẹm được các thủ đoạn mà Lê Hồng Anh đã làm mà còn cho con cọp này mọc thêm cánh trong cương vị của một "Ngụy Trung Hiền mới" để báo cáo chính xác những biến động trong nội các và thi hành những kế sách ly gián để hạn chế phái cấp tiến thân Mỹ trong bộ chính trị và thẳng tay đàn áp Tôn giáo và người yêu nước một cách dễ dàng hơn.

Thế cờ liên hoàn này được vận dụng rất tinh vi và khôn khéo nhưng mục đích chủ yếu là "lấy mận thay Đào" Các tay chân cũ của Lê Hồng Anh và các thuộc hạ của Trần Đại Quang sẽ lần lượt thay màu cờ sắc áo trong nhiều chức trách mới ở Bộ Công an, Bộ Tư Pháp, sau đó là đưa về các tỉnh thành và từng bước loại bỏ các Bí thư, Chủ tịch để lên nắm quyền.

Con số 4732 Công an, bất ngờ và gấp gáp được thăng cấp trong giai đoạn này là vì cao trào dân chủ ở Việt nam đến quá nhanh, ngoài trù tính của Lê Hồng Anh nên ông ta phải gấp rút nâng lên và sẽ nhanh chóng thay áo, thay mũ cho những kẻ này khi âm mưu chưa bị lộ và từng bước phân vai công việc "trách nhiệm đen" về các tỉnh thành khi đang chi phối được quốc hội và phái cấp tiến. Chậm sẽ lộ và thất bại.

Thủ đoạn dùng người Việt để cai trị người Việt. Dùng đảng viên đảng cộng sản Việt nam để loại bỏ Phái cấp tiến Thân Mỹ trong Bộ chính trị và đàn áp giới tri thức yêu nước để phái cấp tiến tự tan rã là mục đích của Hồ Cẩm Đào hành động qua Lê Hồng anh và Trần Đại Quang. Bề ngoài bọn chúng bày ra nhiều hình thức mâu thuẫn và "tự mâu thuẫn" nhau rất bài bản. Các thủ đoạn ly gián và ra lệnh đàn áp rất tinh vi, đầy xảo thuật nên mọi tai tiếng và hậu quả của các thủ đoạn thì Phái cấp tiến phải lĩnh hết.

Những oan sai liên quan tới Đức Tổng Kiệt, việc đập tường rào nhà Cù Huy Hà Vũ, việc Y án Cù Huy Hà vũ, đặc biệt việc loại bỏ ông Hồ Đức Việt từ một ứng cử viên Tổng Bí Thư có tư tưởng Dân tộc cao, chỉ trong 02 tháng, bằng những ngón đòn thâm độc Lê Hồng Anh đã "mượn đao giết người", gạt phăng Hồ Đức Việt ra ngoài và mọi tai tiếng liên quan thì phái cấp tiến lĩnh hết còn Lê Hồng Anh và những thuộc hạ ngầm của ông ta không bị tai tiếng gì trước công luận.

Tất cả những "thành công" qua các thủ đoạn ấy đang được khép lại trong những trang bi sử của Bộ chính trị Việt Nam. Kẻ trúng kế phải ngậm bồ hòn làm ngọt và không còn cơ hội để thanh minh vì Lê Hồng Anh đã giăng bẫy kín kẽ, đã lợi dụng tối đa các khe hở của truyền thông trong nước và quốc tế, kể cả truyền thông liên quan tới Công giáo để vây kín dư luận trong và ngoài nước.

Sự lúng túng và những phản ứng chậm chạp nhiều khi xem ra lố bịch của Bộ chính trị Việt Nam trong những diễn biến gần đây không phải họ không nhìn ra vấn đề nhưng đang bị khống chế dưới nhiều hình thức mà một trong những yếu điểm của việc phải "ngậm bồ hòn làm ngọt" là không giám đụng tới Lê Hồng Anh vì mọi sự thật của Đảng cộng sản Việt nam đều đã được Bộ chính trị đảng cộng sản Trung Quốc chuyển giao cho Lê Hồng Anh. Ngay cả bảo bối danh dự cuối cùng của Quân đội Nhân Dân Việt Nam và đảng cộng sản Việt nam là thể trạng sống chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trước kỷ niệm ngàn năm thăng long tới nay cũng không còn năm trong tay của Quân đội và Phái cấp tiến trong Bộ chính trị Việt Nam nhưng nằm trong sự thao túng đầy nham hiểm của Lê Hồng Anh và Trần Đại Quang.

Nếu sự thật về Hồ Chí Minh đã bị Cộng sản Trung Quốc đạo diễn như thế nào thì sự thật về cuộc đời đầy tâm huyết với dân tộc và đầy tài trí của Tướng Giáp cũng đang và tiếp tục bị Cộng sản Bắc kinh thao túng như vậy. Bọn chúng không bôi nhọ được Tướng Giáp hôm nay nhưng nhiều mưu mô khác đã và đang được sắp xếp để từng bước thủ tiêu sự nghiệp và danh dự của Tướng Giáp.

Trong thực tế, Lê Hồng Anh và Trần Đại quang không dùng nhiều tới ngân sách quốc gia trong việc bách hại Tôn giáo, đàn áp người biểu tình và kết án người yêu nước vì ngân sách này được lấy trực tiếp từ tập đoàn độc tài Hồ Cẩm Đào. Bởi đó không chỉ hôm nay mà trong tương lai việc trả lương ngầm cho đám xã hội đen và những người thi hành án liên quan tới việc xét xử người yêu nước sẽ rất cao trong khi đó bảng lương "công chức" của họ vẫn không thay đổi và Bộ chính trị vẫn yên tâm là họ đang trung thành với đảng cộng sản Việt Nam.

Hai kẻ dấu mặt này sẽ lần lượt khống chế Bộ chính trị và Tòa án để áp dụng mọi thủ đoạn, đưa giới tri thức trẻ Việt Nam vào trại tập trung, làm công nhân cho Cộng sản Trung Quốc ngay trên quê hương, đất nước mình. Dự án xây dựng các khu đồn điền trên những lô đất Trung quốc ký thuê 50 năm đã ngầm khởi động. Mô hình những trại tập trung khổng lồ ở Việt nam đang gấp rút triển khai qua sự chỉ đạo ngầm của Lê Hồng Anh và Trần Đại Quang.

Một trong những hình thức quy chụp, kết tội và kết án giới nhân sĩ yêu nước là "âm mưu lật đổ chính quyền, theo các thế lực thù địch". Đây là một thuật ngữ rất "hợp pháp" và " đúng luật" để Lê Hồng Anh thẳng tay đàn áp người yêu nước và từng bước loại bỏ phái cấp tiến trong bộ chính trị Việt Nam.

Giải pháp nào cho một nền dân chủ thực sự ở Việt Nam mà không phải đổ máu và không gây chia rẽ khối đoàn kết tộc?

Gia tăng các trang mạng, phiên dịch sang tiếng Trung quốc và tiếng Anh các thông tin liên quan tới chủ quyền biển đảo để cho nhân dân Trung Quốc biết rõ tinh thần phản kháng của người Việt Nam và lật tẩy mọi âm mưu và tội ác của tập đoàn Hồ Cẩm Đào ở Trung Quốc và tay chân của nó ở Việt Nam.

Xuống đường biểu tình bất bạo động, có văn hóa và liên tục truyền thông là giải pháp tối ưu cho việc bảo vệ chủ quyền biển đảo?

Thắp nến cầu nguyện là công việc tâm linh cần thiết để nối kết tình đồng bào và là giải pháp tối ưu để giải trừ những tà khí của Tà quyền đang thao túng Bộ chính trị Việt Nam.

Bất hợp tác trong mọi tình tiết và các công đoạn liên quan tới việc điều tra, xét xử và kết án người yêu nước qua các điều 88, 79. Bất hợp tác vì có đưa chứng cứ thật thì nó cũng làm sang giả, có đi xem xét xử thì cũng không cho vào, có vào thì cũng không được nói, có nói thì nó cũng chẳng nghe, có nghe thì cuối cũng vẫn "Y án". Nên phải bất hợp tác ngay từ đầu. Cứ để cho tập đoàn Lê Hồng Anh tự bắt người, tự điều tra, tự xét xử và kết án một chiều. Giới nhân sĩ Việt Nam chỉ cần ra sức kêu gọi toàn dân lên án tội ác và công khai tẩy chay các bản án đó.

Phải loại bỏ Lê Hồng Anh và Trần Đại Quang. Ngày nào hai kẻ này còn tại vị thì máu người yêu nước phải đổ ra cách oan uổng và nhiều phiên tòa ô nhục sẽ mở ra như những cái cổng tù khổng lồ, lùa giới tri thức Việt Nam vào đó và thù oán của nhân dân sẽ chồng chất.

Ngày nào Thủ tướng chính phủ chưa công khai trưng cầu dân ý để bổ nhiệm một vị tướng lãnh liêm chính có đạo đức ở Quân đội hay một người có tài đức thực sự trong Bộ chính trị sang đảm nhận trọng trách của Bộ Công an thì các phong trào dân chủ và đòi chủ quyên biển đảo vẫn bị đàn áp và sẽ còn bị đàn áp dã man hơn.

Quân phải theo tướng. "Thượng bất chính hạ tắc loạn". Công an sẽ không bao giờ là Công an nhân dân Việt Nam khi Cựu Bộ trưởng và Bộ trưởng Công an là tay sai của tập đoàn cộng sản Trung quốc.

Tự thoái vị hoặc phải cách chức hai kẻ này là giải pháp quan trọng để an dân, các hình thức khác như lạm dụng đoàn thanh niên Hồ Chí Minh hay cựu chiến binh .. để tuyên truyền, vận động, sẽ chỉ là những trò lố, gây thêm thù hận với nhân dân và khi "bờ vỡ" sẽ không có cơ hội chuộc lỗi nữa.

Người yêu nước cũng sẽ chỉ căn cứ vào động thái trên để biết bản lĩnh của Bộ chính trị trước sự thao túng quá sâu và hết sức nham hiểm của Hồ Cẩm Đào.

Trong khi mong chờ những thay đổi mong manh nói trên chúng ta phải liên tục xuống đường. Phải thắp nến cầu nguyện. Phải liên tục truyền thông cho quốc tế và nhân dân biết rõ âm mưu thâm độc của Cộng sản Bắc kinh. Cương quyết bất hợp tác và hoàn toàn phủ nhận các phiên xử ô nhục liên quan tới người yêu nước.

Nếu Bộ chính trị không kịp thời ra tay trong thời điểm này thì vong quốc và vong thân. Khi 4732 con cờ của Lê Hồng Anh và Trần Đại Quang lan ra cả nước trong những vai trò chủ chốt của quyền lực từ cấp tỉnh tới cấp huyện thì Việt nam sẽ tiếp tục nghìn năm bắc thuộc.

Lịch sử đang sang trang. Hồn thiêng sông núi đang chổi dậy. Không chỉ chúng ta là những người đang sống bị nô lệ Cộng sản Bắc kinh mà vong linh các anh hùng Dân tộc cũng đang vùng lên giúp người công chính tiêu diệt những tàn dư của nó ở Việt Nam. Hãy vững tin và tất thắng.


TP HCM kiểm tra cần cẩu công trình xây dựng

Sau khi VnExpress phản ánh tình trạng một số cần cẩu công trình xây dựng hoạt động trên đầu người, UBND TP HCM đã yêu cầu các Sở, ngành kiểm tra đảm bảo an toàn cho người dân.
> Cẩu container trên đầu người đi đường

UBND thành phố yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tổ chức kiểm tra các công trình xây dựng nhà cao tầng có sử dụng cần cẩu tháp. Các Sở phải yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện nghiêm và đầy đủ biện pháp về an toàn lao động và an toàn trong thi công, tuyệt đối bảo đảm an toàn cho người dân, phương tiện giao thông và tài sản khác tại khu vực xung quanh công trình.

Cẩu container qua đầu người đi đường tại một công trình trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TP HCM). Ảnh: Tá Lâm.
Cẩu thùng container qua đầu người đi đường tại một công trình xây dựng trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TP HCM). Ảnh: Tá Lâm.

UBND thành phố cũng yêu cầu Sở Giao thông vận tải cùng các Sở, ngành và các quận, huyện tăng cường kiểm tra, xử phạt các xe tải chở bùn, đất từ các công trình xây dựng, xe trộn bê tông... gây mất vệ sinh và mỹ quan đô thị. Đối với chủ đầu tư, nhà thầu vi phạm không đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường phải xử lý nghiêm, thậm chí đình chỉ thi công dự án.

Hiện nay, trên địa bàn TP HCM, tai nạn cần cẩu xây dựng đã xảy ra khá nhiều. Nhiều cần cẩu vẫn ngày đêm quay qua quay lại trên đầu người đi đường khiến không ít người thót tim. Mới đây nhất, tại công trình thi công khu tái định cư công viên cây xanh và thể dục thể thao (đường Chu Văn An, quận Bình Thạnh, TP HCM), cần cẩu bất ngờ đổ sập làm một công nhân chết tại chỗ và một người trọng thương.

Tá Lâm

Giá vàng lao dốc hơn 2 triệu đồng mỗi lượng

Sau khi mở cửa ngày giảm hơn 2 triệu đồng một lượng, xuống 45,3 triệu đồng, giá vàng trong nước đã nhanh chóng tăng tốc trở lại, vọt lên 45,85 triệu lúc 9h30, khi thị trường quốc tế có dấu hiệu phục hồi nhẹ.
> Chua xót mua vàng bình ổn giá
> Nỗi đau mang tên Vàng

Lúc 9h45, giá vàng miếng được các doanh nghiệp lớn tại TP HCM tăng mạnh 450.000 đồng thu mua và 550.000 đồng bán ra so với buổi sáng, niêm yết phổ biến ở mức 45,45-45,85 triệu đồng một lượng. Một số hiệu vàng nhỏ lẻ còn đẩy giá bán ra lên 45,90 triệu đồng dù thị trường quốc tế chỉ điều chỉnh nhỏ giọt vài USD. Tính đến 9h45, mỗi ounce vàng thế giới giao dịch tại 1.761 USD. Nếu quy đổi ra tiên fVietej chỉ tương đương 44,15 triệu đồng một lượng.

Trước đó, mở cửa ngày, các doanh nghiệp vàng lớn tại TP HCM báo giá mua và bán quanh mức 45-45,30 triệu đồng, giảm 2,3 triệu đồng cả chiều thu gom và bán ra so với cuối ngày 24/6.

Tuy nhiên, sau đó 30 phút, khi giá quốc tế có dấu hiệu đi lên nhẹ, các doanh nghiệp đã nâng giá mua vàng lên 200.000 đồng và giá bán thêm 300.000 đồng, lên 45,20-45,60 triệu đồng mỗi lượng.

Giá vàng sáng nay mất hơn 2 triệu đồng. Ảnh: Lệ Chi

Cùng lúc, các hiệu vàng ngoài Hà Nội niêm yết giá mua vào bằng TP HCM nhưng bán ra cao hơn 20.000 đồng, lên mức 45,62 triệu đồng mỗi lượng.

Một số đại lý bán lẻ vàng SJC TP HCM khác sau khi chứng kiến giá vàng quốc tế giảm "điên loạn", đầu giờ sáng nay vẫn chưa cập nhật cả giá bán lẫn mua. Nhiều chủ hiệu vàng tại TP HCM có chung nhận định, trong lịch sử buôn bán vàng, đây là lần đầu tiên họ chứng kiến cảnh "điên cuồng của giá vàng". "Giá xuống, lên đều như trận cuồng phong", một chủ hiệu vàng thốt lên.

Trên thị trường thế giới, trong ngày giao dịch 25/6, giá vàng quốc tế mở cửa với mốc trên 1.840 USD sau đó rơi thẳng xuống dưới 1.750 USD một ounce, trước áp lực bán tháo của giới đầu tư, tương đương gần 44 triệu đồng một lượng vào lúc chốt phiên giao dịch New York. Thị trường vàng đang điều chỉnh ngoài sức tưởng tượng của giới kinh doanh.

Chốt phiên Nymex, giá vàng giao ngay tại thị trường Mỹ chỉ còn 1.754,5 USD một ounce, giảm 75,20 USD trong khi giá giao tháng 12 giảm tới 103 USD xuống 1.758 USD.

Đến phiên châu Á sáng nay, giá chưa xác định rõ xu hướng. Tính đến 8h10, mỗi ounce vàng đang giao dịch quanh mốc 1.760,60 USD. Trước đó, lúc 60h30 (giờ Hà Nội), giá giao ngay trên bảng điện tử Kitco.com chỉ còn 1.747,30 USD một ounce, tương đương 43,8 triệu đồng một lượng quy đổi (theo tỷ giá bán 20.834 đồng một đôla của Vietcombank). Mức quy đổi này thấp xa so với giá SJC vào lúc đóng cửa chiều 24/8, 47,45 triệu đồng một lượng.

Lúc 9h45, giá vàng quốc tế đang giao dịch quanh 1.761 USD, tăng không đáng kể so với mở cửa.

Áp lực bán chốt lời cùng với tâm lý lo lắng về thanh khoản trong dài hạn là nguyên nhân chính đẩy giá vàng đi xuống. Trước đó, hôm 23/8, Quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR đã xả toàn bộ số vàng họ mua gom trong tháng. Lượng bán ra của quỹ này trong phiên 23/8 là hơn 24,8 tấn vàng, xuống còn 1.259,57 tấn vàng, sau khi đã bán 6,3 tấn phiên liền trước.

Giới chuyên gia cũng nhìn nhận đà giảm hiện nay là đợt điều chỉnh mang tính kỹ thuật sau thời gian tăng liên tiếp và kéo dài. Ngoài ra, CME dự kiến theo chân sàn giao dịch vàng Thượng Hải để tăng phí giao dịch cũng là nguyên nhân khiến giới đầu tư thận trọng hơn.

Lệ Chi

Sinh Vien lĩnh 9 năm tù vì lừa tình thầy giáo , công an đánh chết dân chỉ bị đình chỉ công tác


Hương lên mạng chat và lừa tình một thầy giáo đại học. Anh này đã đưa cho Hương xe máy SH, hàng trăm triệu đồng để đi mừng thọ, du học... Tổng số tiền VKS cáo buộc Hương đã lừa được là hơn 660 triệu đồng.
> Mạo danh kiều nữ để lừa đảo qua chat

Ngày 23/8, TAND Hà Nội xét xử Nguyễn Thu Hương (24 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo cơ quan công tố, cuối tháng 12/2009, Hương đang học tại chức nên quen biết giảng viên Hải.

Do biết anh Hải có điều kiện kinh tế nên cô ta đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản. Để thực hiện ý đồ, Hương lấy một nick chat giả tên là Vương Linh (bạn của Hương). Sau nhiều lần trò chuyện trên mạng, anh Hải thấy hợp nên đã ngỏ lời yêu.

Tuy nhiên, khi thầy giáo muốn gặp mặt, Hương lấy nhiều lý do để từ chối và nói sắp đi Pháp du học nên không muốn gặp mặt, sợ tình cảm níu kéo.

NGuyễn Thu Hương tại tòa 23/8. Ảnh: H.Q
Nguyễn Thu Hương tại tòa 23/8. Ảnh: H.Q.

Cáo trạng cáo buộc, trong khoảng thời gian tháng 1-6/2010, Hương đã 6 lần thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của anh Hải.

Cụ thể, tháng 1/2010, Hương chat với người yêu nói muốn mở phòng tranh ở Singapore, cô ta bảo Hải gửi cho 3.000 USD và 2 điện thoại Nokia 8800 Gold để làm quà biếu các quan chức quan trọng. Hải đã mua 2 điện thoại và gửi 3.000 USD cho Hương. Hương đã bán một chiếc điện thoại được 21 triệu đồng.

Chỉ sau đó một tháng, vẫn với thủ đoạn dùng nick chat lấy tên giả, Hương nói sắp sinh nhật cụ nội và bảo Hải chuyển tiền để mua quà mừng thọ. Tưởng thật, Hải đã 2 lần gửi tiền hơn 100.000 triệu đồng qua tài khoản.

Cứ như vậy, Hải lần lượt gửi cho người yêu ảo xe máy tay ga hạng sang, chiếc laptop đời mới, rồi tiền học phí du học bên Pháp, Đức... Khi đang hoan hỉ với khoản tiền mới nhận, Hương bị công an bắt quả tang về hành vi lừa đảo. Tổng số tiền Hương lấy được là hơn 660 triệu đồng.

Tại tòa, Hương thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội. Trước khi diễn ra phiên tòa, gia đình cô ta đã khắc phục toàn bộ số tiền cho bị hại. Sau khi xem xét, Tòa đã tuyên phạt Hương 9 năm tù giam.

N.Anh

Ðình chỉ công tác công an nghi đánh chết kẻ trộm
Wednesday, August 10, 2011 6:57:41 PM
Bookmark and Share



Chủ tịch xã bị tố đánh dân, đòi đốt trạm xăng

 

VIỆT NAM (Tổng hợp) - Thêm một vụ công an bị đình chỉ công tác vì nghi đánh chết dân xảy ra tại thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận, hôm 9 tháng 8.

Công an huyện Diên Khánh dùng dùi cui đánh dân. (Hình: báo Tuổi Trẻ)

Nạn nhân là một thanh niên tên Trần Gòn 27 tuổi, cư dân Ninh Thuận bị bắt vào chiều trước đó vì trộm tiền cúng dường của bá tánh tại chùa Phước Huệ, thành phố Phan Rang.

Theo báo Người Lao Ðộng, ông Gòn bị bắt đưa về đồn công an phường Mỹ Hải giam giữ chiều ngày 7 tháng 8 để điều tra về vụ trộm tiền công đức của chùa Phước Huệ. Nhưng chỉ vài tiếng đồng hồ sau, người ta lại đưa ông Gòn vào bệnh viện Ninh Thuận cứu cấp vì bị chấn thương sọ não. Ðến tối 9 tháng 8, ông Gòn chết trên giường bệnh.

Nhân viên cảnh sát có liên quan đến cái chết của nạn nhân là một cảnh sát hình sự tên Lê Khắc Sáu của công an thành phố Phan Rang đã tạm thời bị đình chỉ công tác.

Trong khi đó tại thành phố Ðà Lạt, một ông chủ tịch xã cũng đã bị dân tố cáo đánh người thô bạo. Nạn nhân là ông Nguyễn Phong 41 tuổi, cư dân thành phố Ðà Lạt cho biết sự việc khởi đầu khi ông Lê Hải Châu, trưởng công an xã Trạm Hành, nơi ông cư ngụ đến đập cửa nhà ông lúc nửa đêm để buộc đến trụ sở xã Xuân Trường "có việc gấp." Không thể trì hoãn nên ông Phong theo ông Châu đến trụ sở xã, giáp mặt với ông chủ tịch xã Xuân Trường tên Trần Anh Quốc và một người công an tên Hiển.

Ông chủ tịch xã đang nặc nồng mùi rượu buộc ông Phong phải cung khai việc mua hàng hóa bị trộm tại địa phận xã ông trong thời gian qua. Ông Phong bị ông chủ tịch xã đấm đá túi bụi sau khi khóa chặt cửa, tắt hết điện để ông trổ tài hành xử dã man như một con thú trong bóng tối. Cấp trên của ông chủ tịch xã này là Hà Phước Ta xác nhận tính khí thô bạo của ông chủ tịch trong nhiều vụ trước đó.

Theo báo VNExpress, ông Ta xác nhận ông chủ tịch xã 34 tuổi mới được bổ nhiệm chưa đầy 2 tháng có lần đòi đốt một trạm xăng tại địa phận xã mình.


Bệnh viện của họ như khách sạn 5 sao...của ta xịn lắm bằng cái nhà nghỉ!'

.
– Trước tình trạng quá tải nặng nề, thái độ của y bác sỹ thiếu thân thiện, điều kiện khám chữa bệnh quá tồi tàn, nhiều người dân có kinh tế khá giả đã quay lưng lại với các bệnh viện trong nước. Bộ Y tế đang tìm cách "níu kéo" họ bằng việc đẩy mạnh tuyên truyền những thành tựu y khoa đến đông đảo người dân, nhưng...

Mỗi năm 1 tỷ USD "chảy" qua Singapore

Ngày 02/07/2011, phát biểu tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (nay là Bộ trưởng) cho biết, hiện nay mỗi năm người bệnh Việt Nam chi 1 tỉ USD (tương đương 20.000 tỷ đồng) để đi chữa bệnh tại các bệnh viện ở Singapore (chưa kể các nước khác).

Thống kê của Bộ Y tế cũng cho thấy lượng bệnh nhân Việt Nam sang Thái Lan, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác cũng rất đông. Như vậy, lượng tiền đổ ra nước ngoài để khám chữa bệnh sẽ cao hơn nhiều con số 1 tỷ USD được đưa ra ở trên.

Những người có điều kiện kinh tế đã quay lưng lại với dịch vụ y tế trong nước. Chỉ còn lại người nghèo là kiên nhẫn chờ đợi và cam chịu chấp nhận (Ảnh: C.Q)

Lãnh đạo các bệnh viện lớn tại Hà Nội cho biết: Dù kỹ thuật y khoa của Việt Nam không thua kém gì các nước trong khu vực, nhưng việc người dân đổ xô đi nước ngoài chữa bệnh là có lý do rất dễ hiểu. Đó là vì chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ của bệnh viện nước ngoài quá tốt (hoàn toàn trái ngược với Việt Nam).

Một bệnh nhân từng đi khám chữa bệnh tại bệnh viện Raffles (Singapore) thuật lại: "Trước khi đi, tôi và mẹ rất lo lắng, vì ở nơi đất khách quê người không có ai thân quen, giao tiếp cũng không tốt. Nhưng khi sang đến nơi, mọi lo lắng tiêu tan nhanh chóng".

Theo bệnh nhân này, ngoài hình ảnh ban đầu về phòng ốc sáng láng, sạch sẽ, thơm phức (chứ không phải nồng nặc mùi ête như ở bệnh viện Việt Nam) thì mỗi người đến Singapore khám bệnh còn cảm thấy mình được chăm sóc thực sự, đúng với nghĩa của hai từ này.

Theo đó, bệnh nhân không phải chờ đợi lâu, thái độ y bác sỹ thân thiện. Họ chủ động chăm sóc bệnh nhân, người nhà hoàn toàn có thể yên tâm.

"Điều khác biệt lớn nhất là họ không hù dọa, ép buộc người bệnh. Họ chỉ tư vấn và đưa ra các lựa chọn, quyền quyết định sử dụng cái gì và làm như thế nào vẫn thuộc về người bệnh", chị nói.

Điều này khác hẳn với bác sỹ bệnh viện Việt Nam. Trước khi đi Singapore chữa bệnh, mẹ chị đã đi khám ở một bệnh viện lớn tại Hà Nội. Vị bác sỹ cho biết bệnh không thể chữa khỏi, nhưng bác sỹ có thể kéo dài sự sống bằng cách sử dụng thuốc đặc trị.

Oái oăm nhất là thuốc đặc trị này phải mua đúng chỗ bác sỹ chỉ, mua ở ngoài thì sẽ không được dùng!

"Họ chăm sóc tốt và giá cao, tương xứng với chất lượng họ mang lại. Ở Việt Nam, kể cả có tiền cũng không thể yên tâm được, thậm chí có tiền cũng bị từ chối, vì Việt Nam chỉ đủ năng lực để phục vụ tốt cho 10 người, cao hơn là chịu", chị nói.

Bài toán hóc búa chưa có lời giải

PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc bệnh viện Việt Đức cho rằng, ngoài tâm lý sính ngoại (chiếm phần nhỏ) thì đại đa số người dân đổ xô đi khám nước ngoài là vì cán cân cung – cầu trong cung ứng dịch vụ y tế tại Việt Nam quá mất cân bằng.

"Cung không đáp ứng được cầu về mọi mặt: phòng ốc, con người (chủ yếu ở khía cạnh thái độ phục vụ), trang thiết bị, vv… ", ông Quyết nói.

Người bệnh ở Việt Nam không hài lòng với chất lượng dịch vụ y tế. Câu chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" có lẽ đã đến lúc cần phải được chấm dứt bằng những việc làm cụ thể và Nhà nước cần đầu tư tương xứng cho nhu cầu y tế của người dân hiện nay. Có như vậy mới có thể "níu kéo" được người bệnh (Ảnh: C.Q)

Còn ông Lý Ngọc Kính, nguyên Cục trưởng cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) thì hiện nay có rất nhiều người có nhiều tiền, vì thế, họ không thỏa mãn với những dịch vụ mà ngành y tế cung cấp.

"Các cơ sở y tế của ta đang vướng vào một mâu thuẫn: Có chuyên môn giỏi thì lại không có đủ điều kiện kinh tế để phát triển, mở rộng quy mô và ngược lại. Đây còn là chuyện cơ chế, vì thế giải quyết được không phải chỉ một sớm một chiều", ông Kính nói.

So với nước ngoài, chất lượng phòng ốc, dịch vụ y tế của Việt Nam quá kém. "Bệnh viện của họ như khách sạn 5 sao, phục vụ 5 sao và giá tiền cũng 5 sao. Nhưng ở ta, xịn lắm bằng cái nhà nghỉ là cùng. Nếu những bệnh viện lớn Bạch Mai và Việt Đức mà có đất, có tiền để xây bệnh viện hiện đại như khách sạn 5 sao, trang bị máy móc và con người đồng bộ nữa thì bệnh nhân không đi đâu hết", ông Kính nói.

Tuy nhiên, ngành y tế chưa phải chưa lên tiếng đòi hỏi những điều này. Nhưng những đòi hỏi đó được đưa ra rồi lại rơi vào thinh lặng…

Trong khi đó, các khách sạn, san golf, trung tâm thương mại mọc lên như nấm sau mưa. Ông Kính còn tiết lộ: "Kế hoạch nâng cấp các bệnh viện huyện, tỉnh hiện đang bị dừng lại vì lạm phát. Dự án đã bị ngừng cấp kinh phí".

  • Cẩm Quyên
Tình cảnh quá tải khủng khiếp ở bệnh viện VN
Xuất phát từ tình trạng cơ sở hạ tầng xuống cấp và quá chật chội, tần suất làm việc quá sức của bác sỹ và điều dưỡng nên người bệnh Việt không được hưởng cái quyền tối thiểu nhất, đó là quyền được khám bệnh và chăm sóc chu đáo.
 
Bi kịch chữa bệnh: Có tiền, không tiêu được!
Trong khi nhiều người bệnh nghèo triền miên không có tiền đi viện thì lại có một bộ phận những người có điều kiện kinh tế vướng vào nghịch cảnh "có tiền cũng không tiêu được" khi phải vào các bệnh viện công lập ở Việt Nam
 
Liên tục 'bôi trơn', bệnh nhân vẫn bị 'móc túi'
Không những phải đối mặt với vấn đề quá tải, người bệnh còn mất thêm niềm tin vào ngành y tế khi họ phải "bôi trơn" tất cả các khâu khi vào bệnh viện. Những yếu kém liên hoàn khiến tiêu cực phát sinh...