THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

18 September 2013

Bí mật ghê người phía sau những trái táo Trung Quốc

Bí mật ghê người phía sau những trái táo Trung Quốc





Những trái táo Yên Đài nổi tiếng với vẻ đẹp căng mọng quyến rũ, sau thu hái được đóng hộp, đưa vào siêu thị, tiêu thụ khắp nơi và xuất khẩu sang các nước.
Hoa quả Trung Quốc sở dĩ to và rất đẹp mã, bảo quản được lâu là nhờ công nghệ sử dụng các loại túi giấy tái chế tẩm thuốc trừ sâu loại cấm sử dụng để bọc từ khi trái còn non, khi trái chín sẽ cho mã đẹp, bảo quản tốt và bán rất được giá.
Nông dân Yên Đài, Sơn Đông, Trung Quốc - vùng đất được mệnh danh là "thủ đô táo tàu" này hàng ngày sử dụng hàng ngàn chiếc túi giấy tẩm thuốc sâu ấy để bọc táo, những trái táo này vào siêu thị, ra sạp hàng và lên bàn ăn của người tiêu dùng Trung Quốc cũng như các nước khác. Chưa ai đo lường mức độ độc hại của những loại trái cây được bọc túi tẩm thuốc sâu, nhưng chắc chắn người tiêu dùng sẽ cảm thấy sợ khi tận mắt chứng kiến những trái táo, trái lê Trung Quốc được trồng, thu hoạch và bảo quản như thế nào.



Những trái táo lúc còn non đã được bọc bởi một loại túi tẩm thuốc trừ sâu loại cấm sử dụng khi chín sẽ cho trái láng mượt, căng hồng và không bị nấm mốc. Những đốm trắng bên trong thành túi là bột thuốc trừ sâu.


Túi tẩm thuốc trừ sâu bọc trái cây được sản xuất hàng loạt.



Những loại thuốc trừ sâu rẻ tiền không rõ nguồn gốc được mua về, pha chế không theo bất cứ công thức nào.


Máy cán vỏ túi tẩm thuốc trừ sâu dùng để bọc trái cây non.

 

Do nhu cầu lớn, những xưởng sản xuất túi tẩm thuốc trừ sâu bọc trái cây Trung Quốc mọc lên như nấm sau mưa.

 

Nông dân Yên Đài, Sơn Đông, Trung Quốc bọc trái táo từ lúc còn non để cho dòng táo quả to, láng mượt và bán được giá.
 

Một cặp vợ chồng nông dân Yên Đài mang theo cả bao tải lớn túi thuốc sâu ra vườn táo.


Vác cả tải bao thuốc sâu vào vườn táo.


Mở túi ra, những hạt bột thuốc trừ sâu màu trắng đục lấm tấm trên nền giấy tái chế đen kịt, bốc mùi hăng hắc. Phụ nữ, trẻ em và những người sức khỏe yếu nếu không dùng găng tay, khẩu trang sẽ bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn khi đi bọc táo.



Những trái táo Yên Đài nổi tiếng khi chín rất đẹp mã, trên vỏ có một lớp phấn trắng không loại trừ có chứa thứ bột thuốc trừ sâu từ vỏ bao.


 

Mùa táo chín, Yên Đài đón rất nhiều thương lái các nơi về thu mua.



 +

Những trái táo Yên Đài nổi tiếng sau thu hái được đóng hộp, đưa vào siêu thị, tiêu thụ khắp nơi và xuất khẩu sang các nước.

BẢN TIN DÂN OAN ĐẶC BIỆT NGÀY 18-9-2013 (blogger Bùi-thị-Minh-Hằng)

BẢN TIN DÂN OAN ĐẶC BIỆT NGÀY 18-9-2013 (blogger Bùi-thị-Minh-Hằng)

Chúc mừng 2 Dân oan Trần Thị Hài và Lê Ngọc Đa trở về từ nhà tù nhỏ





Dân Oan - Một vấn nạn từ thể chế tham nhũng của nhà cầm quyền Việt Nam trong suốt một quá trình dài dài đau thương của cả một đất nước
Một dân tộc với bao nhiêu anh hùng của thời chống giặc thì từ khi đảng cs cầm quyền và lãnh đạo càng phát sinh ra những tên tuổi ĐẶC BIỆT về Dân Oan. Mất nhà, mất đất đẩy họ ra đường. Một nỗi oan chưa thể hóa giải thì thêm cảnh khủng bố - tù đày khi những người dám cất lên tiếng nói đòi lại những gì đáng ra thuộc về mình
Bản tin Dân Oan trong ngày hôm nay, tôi muốn dành một phần trang trọng nhất để CHÚC MỪNG NGÀY TRỞ VỀ NHÀ TÙ LỚN CỦA 2 DÂN OAN Trần Thị Hài  và Lê Ngọc Đa  ( Nghe Tin chị ra tù ngày hôm qua)
Những người phụ nữ dân oan từng là người có công với cuộc cách mạng chống ngoại xâm của Dân Tộc. Nhưng đã bị chính những " đồng chí" -tham nhũng phản bội tổ quốc - Ăn cướp tài sản và bằng mọi cách bỏ tù các  chị nhiều lần. Chị nhận bản án 9 tháng tù lần thứ 2 với tội danh "Gây rối trật tự công công" và câu nói nổi tiếng : Các em đừng khóc- 9 tháng tù chỉ như giấc ngủ trưa
Và hôm nay , 2 chị đã bước ra NHÀ TÙ LỚN sau giấc ngủ trưa trong ngục tù bất công của nhà cầm quyền cộng sản....Xin chúc mừng sự trở về của  các chị- Kính chúc  các chị CHÂN CỨNG ĐÁ MỀM và luôn kề vai sát cánh cùng những đồng đội DÂN OAN của chúng ta
P/S: Đọc bản tin về chị Lê Ngọc Đa qua bài của Gia Minh RFA




Chị Lê Ngọc Đa- Dân Oan Long An - vừa trở về từ nhà tù nhỏ


 
Hình ảnh chị Trần Thị Hài qua những lần biểu tình chống Trung Cộng xâm lược

Việt Nam buôn lậu sừng tê giác



Các nhân vật tranh đấu bảo vệ môi trường đề nghị áp dụng các biện pháp chế tài thương mại đối với Việt Nam vì Hà Nội đã không hành động để chống lại nạn mua bán sừng tê giác.
Cơ quan Điều tra Môi trường phổ biến phúc trình tố cáo Việt Nam không tuân hành các nghĩa vụ quốc tế về bảo vệ tê giác.
Cơ quan Điều tra Môi trường phổ biến phúc trình tố cáo Việt Nam không tuân hành các nghĩa vụ quốc tế về bảo vệ tê giác.
Theo bản tin của PR News hôm thứ hai, Cơ quan Điều tra Môi trường, một tổ chức bất vụ lợi có trụ sở ở Washington và London, đã đề nghị như thế tại một hội nghị ở Bangkok sau khi phổ biến một bản phúc trình tố cáo Việt Nam không tuân hành các nghĩa vụ quốc tế về bảo vệ tê giác.
177 nước ký kết Công ước Buôn bán Quốc tế các loài động thực vật nguy cấp, gọi tắt là CITES, họp tại Bangkok đang thảo luận về những biện pháp để chống lại nạn săn bắt tê giác trái phép trên thế giới, đặc biệt là tại Nam Phi, nơi có khoảng 1.500 con tê giác bị giết hại trong 3 năm qua.
Báo cáo của Cơ quan Điều tra Môi trường nói rằng “Các bằng chứng  cho thấy Việt Nam và các nhân viên ngoại giao Việt Nam nằm ở trung tâm của một hoạt động mua bán sừng tê giác bất hợp pháp qui mô lớn, góp phần gây ra vụ khủng hoảng săn bắt tê giác trái phép lớn nhất trong vòng hơn 30 năm.”
Tin tức ở Mozambique hồi hạ tuần tháng hai cho biết một công dân Việt Nam đã bị bắt tại phi trường quốc tế Maputo vì mang theo 6 sừng tê giác, nặng 17 kg, trị giá hơn 1 triệu đô la.
Tuần trước, các giới chức Việt Nam đã phủ nhận tố cáo cho rằng Việt Nam là động lực thúc đẩy các hoạt động mua bán sừng tê giác trái phép.
Báo chí do nhà nước điều hành cũng cho biết Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên ở Việt Nam vừa phát hành một bộ phim tuyên truyền để kêu gọi dân chúng không sử dụng sừng tê giác.
Các bản tin nói rằng đây là phim đầu tiên trong chuỗi phim tuyên truyền nhắm tới những người tiêu thụ sừng tê giác sẽ được sản xuất và phát hành trong năm nay và là một phần trong chiến dịch thay đổi nhận thức về bảo vệ tê giác trước nguy cơ tuyệt chủng của loài động vật hoang dã quý hiếm này.

Việt Nam, Nam Phi ký kế hoạch hành động chống săn tê giác

Việt Nam và Nam Phi hôm thứ Hai ký một “kế hoạch hành động” nhằm giải quyết nạn săn bắt trộm tê giác tại Nam Phi.
Tê giác trong Công viên Quốc gia ở Nam Phi
Tê giác trong Công viên Quốc gia ở Nam Phi
Buổi ký kết diễn ra tại Pretoria giữa bà Rejoice Mabudafhasi, Thứ trưởng bộ Nước uống và Môi trường Nam Phi và ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Kế hoạch hành động xuất phát từ Biên bản ghi nhớ ký hồi tháng 12 giữa hai nước, đề ra những việc cần làm cho đến 2017 và tiếp tục với những cuộc duyệt xét.
Việt Nam được xem là điểm đến quan trọng cho các sừng tê giác bị giết trộm tại Nam Phi.
Kể từ đầu năm đến giờ, đã có trên 270 tê giác Nam Phi bị giết để lấy sừng.
Lễ ký kết diễn ra vào dịp Hải quan thành phố HCM tối hôm thứ Bảy tịch thu hai sừng tê giác nặng trên 7 cân của một hành khách người Việt đi máy bay từ Doha.
Nguồn: AFP, GlobalPost

Mua sừng tê giác, mua móng chân người giá cao

World Wildlife Fund (WWF)-Việt Nam là một phần của WWF quốc tế, có mặt tại Việt Nam từ năm 1990. WWF là một trong những tổ chức phi chính phủ hoạt động về bảo tồn có uy tín nhất, với năm triệu người ủng hộ và một mạng lưới toàn cầu đang hoạt động trên hơn 100 quốc gia. Vấn nạn buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm từ động vật hoang dã, đặc biệt là sừng tê giác, đang ngày một trở nên nghiêm trọng tại Việt Nam.
Hình ảnh của chiến dịch ' Nói KHÔNG với sừng tê giác,' với hình bàn chân thay thế sừng tê giác để chuyển tải thông điệp rằng sừng tê giác được cấu tạo chủ yếu từ chất keratin, giống hệt như thành phần trong móng tay, móng chân người.
Hình ảnh của chiến dịch ‘ Nói KHÔNG với sừng tê giác,’ với hình bàn chân thay thế sừng tê giác để chuyển tải thông điệp rằng sừng tê giác được cấu tạo chủ yếu từ chất keratin, giống hệt như thành phần trong móng tay, móng chân người.

Do đó, WWF Việt Nam đang phát động các chiến dịch lớn nhỏ nhằm nâng cao nhận thức của người dân về sừng tê giác để giảm nhu cầu dùng sừng tê giác và để các cá thể tê giác có cơ hội tiếp tục tồn tại, tránh khỏi nạn tuyệt chủng. Trả lời email phỏng vấn VOA ban tiếng Việt, chị Nguyễn Thị Tú, đại diện của tổ chức WWF, và ông Brett Tolman, đại diện đơn vị TRAFFIC chia sẻ thêm chi tiết về vấn nạn khai thác buôn bán sừng tê giác và chiến dịch ngăn chặn vấn nạn này.
Tại Nam Phi, mỗi năm có hàng trăm con tê giác bị săn trộm để lấy sừng và đưa vào các đường dây buôn lậu hoạt động mạnh mẽ tại một số nước Châu Á. Việt Nam cũng nằm trong số này. Theo thông tin từ tổ chức World Wildlife Fund (WWF) Việt Nam, trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng sừng tê giác với nhiều mục đích đang có dấu hiệu trở nên phổ biến trong giới trung lưu và thượng lưu ở Việt Nam. Giải thích về vấn đề này, chị Nguyễn Thị Tú ở tổ chức WWF nói:
Nhiều loại thuốc đông y đã được chứng minh có thể chữa trị hiệu quả các bệnh khác nhau và cứu sống hàng triệu sinh mạng. Mặc dù sừng tê giác không phải là một trong các loại thuốc đó, nhưng những lời nói dối, các lời đồn thổi và tin đồn lan rộng đang châm ngòi cho nhu cầu và việc sử dụng sừng tê giác. Trong đông y, sừng tê giác được sử dụng nhằm điều trị nhiều bệnh bao gồm từ sốt cho tới ảo giác và đau đầu. Bột sừng tê giác hòa vào nước được sử dụng làm thức uống giải rượu. Ngoài ra, các phương tiện truyền thông còn cung cấp thông tin về tác dụng chữa trị ung thư của sừng tê giác.”
Hình ảnh cá thể tê giác Java cuối cùng của Việt nam được chụp qua máy bẫy ảnh.
Hình ảnh cá thể tê giác Java cuối cùng của Việt nam được chụp qua máy bẫy ảnh.
Vào đầu những năm 1990, trong khi việc tìm thấy một số con tê giác một sừng có tên gọi là Javan Rhino tại vườn quốc gia Cát Tiên đã khiến cả thế giới hân hoan, thì chỉ 20 năm sau, hậu quả tất yếu của việc sử dụng sừng tê giác tràn lan đã xảy ra. Xác những con tê giác một sừng Javan Rhino cuối cùng tại Việt Nam bị cụt sừng đã được tìm thấy tại chính vườn quốc gia Cát Tiên vào tháng Tư năm 2010. Tổ chức WWF đã chính thức tuyên bố loài tê giác này đã tuyệt chủng tại Việt Nam vào ngày 25/11/2011.
Trong khi đó tại Nam Phi, chỉ tính riêng năm 2012 đã có 668 con tê giác bị giết bất hợp pháp, tương đương với trung bình gần hai con mỗi ngày. Mức độ săn trộm đã tăng vọt 5000% so với 13 con tê giác bị giết năm 2007. Chỉ trong vài tháng đầu năm 2013, tính đến ngày 3 tháng 4, hơn 200 con tê giác đã bị giết tại Nam Phi.
Hoạt động với các nhiệm vụ là ngăn chặn sự xuống cấp của môi trường thiên nhiên của trái đất; xây dựng một tương lai trong đó con người sống hoà hợp với thiên nhiên, bằng cách bảo tồn đa dạng sinh học của thế giới, đảm bảo rằng việc sử dụng bền vững những tài nguyên có thể tái sử dụng, và thúc đẩy việc giảm ô nhiễm và tiêu thụ lãng phí; tổ chức WWF không thờ ơ trước việc các con tê giác hàng ngày đang dần biết mất ngay trước mắt.
Riêng tại Việt Nam, để ngăn chặn cuộc khủng hoảng săn bắn trộm và đẩy mạnh những nỗ lực nhằm ngăn chặn nạn buôn bán trái phép và tiêu thụ sừng tê giác, WWF đã phát động chiến dịch toàn cầu về chống buôn bán trái phép sừng tê giác kéo dài 18 tháng từ tháng Bảy năm 2012 đến tháng 12 năm 2013. Chiến dịch này được thực hiện với ba mục tiêu chính: chấm dứt nạn buôn bán sừng tê giác bất hợp pháp tại Việt Nam; giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác thông qua chiến dịch nâng cao nhận thức trong công chúng và đạt được cam kết của chính phủ trong việc thực hiện chương trình giảm cầu; và cuối cùng là đẩy mạnh thực thi pháp luật bao gồm giam giữ và truy tố các đối tượng tham gia buôn bán sừng tê giác.
Để đạt được mục tiêu lớn, WWF tại Việt Nam đang từng bước thực hiện các bước nhỏ hơn, bắt đầu với chiến dịch có tên ‘nói KHÔNG với sừng tê giác.’ Chiến dịch này được WWF và đơn vị đối tác TRAFFIC hợp tác thực hiện với mục đích chính là nâng cao nhận thức cho người dân qua việc cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân. Từ đó, chính bản thân người dân có thể tự đưa ra quyết định về việc có hay không tiếp tục sử dụng sừng tê giác.
Cá thể tê giác trắng ở Châu phi bị giết để lấy sừng (Ảnh: Brent Stirton, WWF)
Cá thể tê giác trắng ở Châu phi bị giết để lấy sừng (Ảnh: Brent Stirton, WWF)
Hai đơn vị đã và đang nỗ lực kêu gọi sự hỗ trợ và tham gia từ các tổ chức phi chính phủ, các đối tác, các nhà doanh nghiệp, những người nổi tiếng – họ là những người có thể gây ảnh hưởng trong công chúng cũng như khách hàng của họ. Tổ chức WWF đã và đang làm việc với nhiều cơ quan trong nước như các đơn vị báo chí truyền thông, ngân hàng, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, trường đại học, rạp chiếu phim, các khu dân cư, văn phòng, sân bay, các công ty mạng di động v..v…với hy vọng sẽ ngày càng có nhiều người nhận thức được vấn nạn này và nhu cầu sử dụng sừng tê giác sẽ ngày càng giảm. Bên cạnh đó, WWF và TRAFFIC cũng kêu gọi sự hỗ trợ và cam kết của toàn dân, thanh niên học sinh. Cuối cùng, với sự phát triển và phổ biến của công nghệ, các trang website chính và các trang mạng xã hội như facebook, youtube cũng được sử dụng.
Với việc nâng cao nhận thức, các tổ chức bảo tồn môi trường và đa dạng sinh học như WWF cũng hy vọng nhu cầu sử dụng và khai thác sừng tê giác cũng sẽ giảm. Trả lời phỏng vấn của VOA, ông Brett Tolman của đơn vị TRAFFIC nói thêm về chiến dịch giảm cầu, một phần khác của chiến dịch toàn cầu về chống buôn bán trái phép sừng tê giác:
“Để chiến dịch giảm thiểu nhu cầu có thể thành công đối với bất kỳ loại hình sản phẩm từ động vật hoang dã nào, bao gồm cả sừng tê giác, việc cần làm là khởi xướng các hoạt động và nỗ lực để nhắm tới nhóm người tiêu dùng đã xác định sẵn, và không chỉ cung cấp thông tin liên quan cho họ, mà còn theo dõi và đảm bảo có thay đổi thực tế trong hành vi tiêu dùng. Điều này bao gồm nâng cao nhận thức về một sự thật, đó là sừng tê giác không thể chữa bệnh hiểm nghèo, không giúp gia tăng khả năng tình dục hay có vai trò làm thuốc bổ nói chung. Nó được cấu tạo chủ yếu từ keratin, giống như móng tay và móng chân người.”
Để phát đi thông điệp chung của chiến dịch một cách rõ ràng, tổ chức WWF đã chia sẻ với VOA bức ảnh được tổ chức Ogilvy and Mather Việt Nam phát triển ý tưởng miêu tả cá thể tê giác với sừng bị lấy đi và thay thế vào đó là hình ảnh bàn chân người. Chị Tú nói rằng, đây là cách thể hiện sáng tạo và trực quan nhằm khẳng định thông điệp sừng tê giác được cấu tạo chủ yếu từ chất keratin, giống hệt như thành phần trong móng chân, móng tay người.
Ông Brett Tolman của tổ chức TRAFFIC đồng thời nhấn mạnh:
“Mọi người cần phải hiểu rằng nếu họ đang tiêu thụ sừng tê giác vì bất kỳ lý do gì, thì thực ra họ đang trả tiền để mua móng chân với giá cao. Việc thay đổi hành vi này có thể được thực hiện thông qua các sáng kiến giáo dục bởi các tổ chức trong nước và quốc tế, và quan trọng hơn là bởi Chính phủ Việt Nam. Điều quan trọng là Chính phủ Việt Nam cần có vai trò trực tiếp trong các sáng kiến giảm cầu nhắm tới các nhóm người tiêu dùng.
Ngoài việc nâng cao nhận thức với hy vọng giảm nhu cầu và mức tiêu thụ sừng tê giác, ông Brett nói rằng, các cơ quan thực thi pháp luật cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc tịch thu sừng tê giác được nhập trái phép cũng như bắt giữ và truy tố những người tham gia vào hoạt động buôn bán này. Chìa khóa để ngăn chặn hành vi tiêu thụ sừng tê giác là thực thi pháp luật hiệu quả. Hiện nay, những người tham gia vào hoạt động buôn bán sừng tê giác gần như không bị trừng phạt và họ thường không bị bắt bởi những hành vi bất hợp pháp này, và quan trọng là họ không bị xét xử tại tòa. Tình hình này cần phải thay đổi nếu việc giảm cầu diễn ra thành công.

Nghệ sĩ hài Việt Nam kêu gọi bảo vệ loài tê giác

Một nghệ sĩ hài nổi tiếng của Việt Nam đã tới Nam Phi để tìm hiểu về vấn nạn săn bắn tê giác lấy sừng.
Nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia châu Á khác được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nạn săn bắt và giết hại tê giác ở Nam Phi.
Nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia châu Á khác được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nạn săn bắt và giết hại tê giác ở Nam Phi.
Theo Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam, ông Xuân Bắc sang Nam Phi cùng với một đại biểu quốc hội, nhà báo và cán bộ cảnh sát môi trường.
Tại đây, đoàn Việt Nam đã chứng kiến những ảnh hưởng của nạn buôn bán sừng tê giác xuyên quốc gia tại Nam Phi – nơi cung cấp nguồn sừng tê giác chính cho các thị trường tiêu thụ trên thế giới.
Theo kênh truyền hình eNCA, ông Xuân Bắc sẽ dùng truyền thông xã hội cũng như danh tiếng của mình để nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề sừng tê giác.
Ông Bắc nói: “Một con tê giác đã bị giết chết. Tất cả những thứ còn lại chỉ là xương và thịt, không còn sừng nữa. Tôi nghĩ chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ tê giác”.
Việt Nam được coi là thị trường lớn thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc, về tiêu thụ sừng tê giác.
Nhiều người Việt vẫn còn tin vào khả năng chữa bệnh của sừng tê giác hay vẫn còn coi việc mua sừng tê giác là thể hiện đẳng cấp xã hội.
Nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia châu Á khác được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nạn săn bắt và giết hại tê giác ở Nam Phi.
Hồi tháng Ba, các nhân vật tranh đấu bảo vệ môi trường đề nghị áp dụng các biện pháp chế tài thương mại đối với Việt Nam vì Hà Nội đã không hành động để chống lại nạn mua bán sừng tê giác.
Cơ quan Điều tra Môi trường, một tổ chức bất vụ lợi có trụ sở ở Washington và London, đã đề nghị như thế tại một hội nghị ở Bangkok sau khi phổ biến một bản phúc trình tố cáo Việt Nam không tuân hành các nghĩa vụ quốc tế về bảo vệ tê giác.
Nguồn: AP, ENV, eNCA

Đinh Nguyên Kha bị thêm tội khủng bố?



BBC - Gia đình Đinh Nguyên Kha được tin thanh niên này đã nhận cáo trạng truy tố tội Khủng bố theo Điều 230a Bộ Luật hình sự từ Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An.

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 17/9, bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ Đinh Nguyên Kha, cho biết đã được luật sư Nguyễn Văn Miếng thuật lại thông tin trên sau khi ông vào thăm Kha ngày 16/9.

Trước đó, ngày 30/8, bà Liên đã cùng chồng và con gái đến thăm hai anh em Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy tại trại tạm giam, tuy nhiên chỉ có chồng bà, ông Đinh Văn Chuộng, được phép đối thoại trực tiếp với Kha.

Sau khi trở ra, bà Liên được ông Chuộng thông báo rằng Kha nói với ông là cần luật sư bào chữa vì "bị ép cung nhận tội khủng bố" và đã ký vào biên bản nhận tội.

Ngày 5/9, bà Liên đã gửi đơn khiếu nại đến Viện Kiểm sát tỉnh Long An về việc công an ép cung để buộc con bà nhận tội khủng bố, đồng thời yêu cầu cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho con trai bà.

Tuy nhiên đến ngày 9/9, bà nhận được văn bản của Viện Kiểm sát, nói "việc khiếu nại của bà không thuộc trường hợp giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An."

Đinh Nguyên Kha vừa được giảm án bốn năm trong phiên phúc thẩm ngày 16/8

Phán quyết chưa có tiền lệ

Bà Liên cho biết bà đã mời thêm một luật sư thứ hai, ông Hà Huy Sơn, để bào chữa cho Đinh Nguyên Kha và được luật sư thông báo rằng "nếu tòa án cấp giấy cho nhận thân chủ thì ông sẽ bay vào". 

Đinh Nguyên Kha bị bắt cùng với sinh viên Nguyễn Phương Uyên hồi tháng 10 năm ngoái vì hành động rải truyền đơn trên cầu vượt An Sơn, thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/10 và dán khẩu hiệu ở tỉnh Long An, Bình Thuận hồi tháng 8 năm 2012. 

Truyền thông trong nước hồi tháng 11/2012 nói các tang vật mà cơ quan điều tra thu được gồm hơn 700 tờ truyền đơn, cờ vàng ba sọc đỏ của chế độ miền Nam Việt Nam trước đây cùng hơn hai kg hoá chất tạo thuốc nổ cùng một số tang vật khác. 

Cả hai sau đó bị công an tỉnh Long An khởi tố theo điều 88 Bộ luật hình sự về hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. 

Sinh viên Đinh Nguyên Kha sau đó bị án tám năm và Nguyễn Phương Uyên sáu năm tù giam tại phiên xử vào ngày 16/5 ở Long An. 

Tuy nhiên vào ngày 16/8, trong một phán quyết chưa có tiền lệ, tòa phúc thẩm tỉnh Long An xử sinh viên Nguyễn Phương Uyên 3 năm tù cho hưởng án treo, trong khi Đinh Nguyên Kha được giảm án xuống 4 năm tù giam.

Đà Nẵng: Học sinh vi phạm, bố mẹ bị nêu tên ở trường



Trong hội nghị sơ kết một tháng triển khai thực hiện kết luận của Thường trực Thành uỷ Đà Nẵng về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn thành phố mới đây, ông Lê Anh, Chủ tịch UBND quận Hải Châu đã đưa ra một phương án là sẽ nêu tên phụ huynh học sinh đậu đỗ xe không đúng quy định trong giờ cao điểm trước các cổng trường vào các buổi chào cờ sáng thứ Hai hàng tuần


Nêu tên để nỗ lực giảm... kẹt xe
Theo đó, các lực lượng chức năng sau khi phạt phụ huynh đậu đỗ xe vi phạm luật Giao thông sẽ làm việc với hiệu trưởng các nhà trường để công bố dưới cờ. Có lẽ, đây là cách làm khá mới lạ mà chưa một địa phương nào trên cả nước thực hiện.
Tôi còn nhớ, nhiều lần đi qua đường Thụy Khuê, Nguyên Hồng và nhiều đường phố khác của Hà Nội khu vực có các trường học vào giờ tan học của học sinh, cả đoạn đường quanh trường chật kín các loại xe đưa đón của các bậc phụ huynh gây ách tắc trong một khoảng thời gian dài. Đây là tình trạng chung của các đô thị lớn. Thế nhưng, liệu phương án nêu tên phụ huynh học sinh vi phạm luật Giao thông dưới cờ như cách làm của UBND quận Hải Châu có khả thi?
Trao đổi với PV Người Đưa Tin sáng 12/9, ông Lê Anh cho biết: "Nếu các bậc phụ huynh vi phạm luật Giao thông thì chúng tôi sẽ có phương án nói riêng với học sinh để các em về nói với ba mẹ không được vi phạm, không được đậu xe trước cổng trường. Việc này sẽ được tiến hành liên tục. Phụ huynh vi phạm một lần được nhắc nhở mà họ chấp hành thì thôi nhưng vi phạm nhiều lần sẽ nêu tên".
Cũng theo ông Lê Anh, phương án nêu trên sẽ được làm ở tất cả những trường trong quận có tình trạng kẹt xe vào giờ cao điểm (khoảng 5 - 6 trường) như trường Hoàng Văn Thụ, Phù Đổng, Trưng Vương, Nguyễn Huệ…Khi được hỏi khi nào phương án nêu tên phụ huynh vi phạm luật Giao thông được tiến hành, vị Chủ tịch UBND quận Hải Châu nói: "Chúng tôi đã làm cách đây khoảng 4 ngày. Phương án này được đưa ra từ trước đó chứ không phải mới đề cập trong hội nghị sơ kết ngày 10/9. Trên thực tế, chúng tôi chưa nêu tên phụ huynh nào trước cờ, nếu phụ huynh vi phạm nhiều lần thì phải nêu".
 Luật sư Phạm Công Út, Giám đốc công ty luật TNHH MTV Phạm Nghiêm
 "Phương án này tôi nghĩ hết sức tích cực vì khi con cái nói chắc chắn phụ huynh nghe. Ba mẹ các em sẽ ý thức ngay vấn đề đó và sẽ để xe đúng nơi quy định", ông Lê Anh chia sẻ.
Theo lời của vị chủ tịch này, quận có thẩm quyền làm việc về vấn đề an toàn giao thông và phía thành phố cũng đồng thuận. Phương án nêu tên phụ huynh học sinh vào các buổi chào cờ thứ Hai chẳng theo tiêu chí nào mà dựa trên vấn đề điểm nóng là an toàn giao thông. Nhiều người chưa có ý thức làm cản trở giao thông nên phía quận phải nghĩ cách xử lý. Trước đó, một số đơn vị trong quận Hải Châu đã nắm được biển số xe của các phụ huynh rồi nhắn tin cho từng người, từng trường để nhắc phụ huynh không vi phạm. Phản ứng trước những lo ngại của chúng tôi xung quanh phương án này, ông Lê Anh nhấn mạnh, cứ để làm rồi mới tính được, trong quá trình làm sẽ xử lý mọi thứ phát sinh.
Hình thức bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác?
Phản giáo dục
"Ngoài việc không hề có tác dụng giáo dục con trẻ thì nó còn gây hệ lụy lớn. Các em học sinh xem việc bố mẹ bạn khác bị nêu tên trước trường như là điểm yếu của bạn mình. Các em sẽ chế giễu lẫn nhau, thậm chí coi đó là tội phạm. Điều này dẫn đến những mặc cảm cho học trò trong sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt tập thể. Như vậy là phản giáo dục. Người ta chỉ nên làm cái ngược lại, tức là thông báo cho phụ huynh những vi phạm, lỗi lầm của con trẻ" - TS. Xã hội học Trịnh Hòa Bình.
Từ góc nhìn của một người làm luật, ông Phạm Công Út, Giám đốc công ty luật TNHH MTV Phạm Nghiêm cho rằng, luật Giáo dục không cho phép xử lý hành chính đối với việc cản trở giao thông đường bộ. Mặc dù trước cổng trường nhưng nó thuộc phạm vi của cơ quan chức năng khác chứ không thuộc ngành giáo dục. Ngoài ra, việc xử phạt đó cũng không thuộc một trong các loại xử phạt hành chính.
Tiếp đó, trong pháp lệnh xử phạt hành chính không có biện pháp xử phạt bằng cách nêu tên cha mẹ phụ huynh của học sinh nào vi phạm. "Đó là hình thức mang tính chất bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác. Vấn đề này nằm trong Bộ luật Dân sự là quyền về hình ảnh, tên tuổi, quyền đó được pháp luật bảo hộ. Cho dù vị Chủ tịch UBND quận Hải Châu có ra văn bản quy định nêu tên phụ huynh vi phạm luật Giao thông trước cờ thì nó cũng phạm quy. Cái này sẽ do phòng Kiểm tra văn bản pháp quy bên sở Tư pháp tuýt còi. Dưới góc độ luật sư, tôi đánh giá văn bản này xứng đáng được tuýt còi", luật sư Phạm Công Út nhấn mạnh.
Vị luật sư này cũng đánh giá, phương án mà phía quận Hải Châu đưa ra sẽ làm cả phụ huynh và học sinh ê mặt. Việc xúc phạm danh dự người khác về việc nêu tên tuổi, hình ảnh sẽ ảnh hưởng đến người thân của họ. Không riêng gì học sinh đó mà có thể người vợ, người con không học cùng trường cũng cảm thấy phiền. Ngoài ra còn là những thiệt hại khác về mặt tinh thần. Chẳng hạn, người khác đang cạnh tranh với vị phụ huynh bị nêu tên này về một chức vụ để ứng cử, bầu cử thì họ sẽ lấy thông tin vi phạm giao thông bị bêu tên trước cờ để bôi nhọ nhau. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến người bị nêu tên. Trong khi năng lực, đạo đức của mỗi cá nhân bao gồm nhiều khía cạnh, nhiều thứ chứ không chỉ có hành vi bị nêu tên trước trường của con. Nếu có kẻ xấu dùng thông tin này bôi nhọ người khác thì mức độ thiệt hại rất nghiêm trọng. Theo luật sư Út, khi người bị bêu tên trước cờ chứng minh được thiệt hại của bản thân thì người ra văn bản và người nêu đích danh phụ huynh nào đó có thể phải bồi thường rất nhiều thứ.
Đứng ở góc độ khác, TS. Xã hội học Trịnh Hòa Bình (Giám đốc trung tâm dư luận xã hội và truyền thông đại chúng, viện Khoa học xã hội, nêu quan điểm: "Đây là một cách làm vô nguyên tắc. Không thể có chuyện bêu xấu cha mẹ học sinh trước mặt con trẻ. Điều này không phải nhẽ. Theo tôi được biết thì chẳng có văn bản nào cho phép nhà chức trách địa phương, chủ tịch quận làm việc đó trước trường. Họ sẽ viện dẫn làm như thế để hướng tới việc làm lành mạnh cộng đồng và an toàn giao thông nhưng không được phép vì hai "sân chơi" khác hẳn nhau. Nếu quận Hải Châu chọn cách nêu tên phụ huynh trước cờ tức là xúc phạm vào quyền cá nhân của họ. Chúng ta thiếu gì cách để làm nhằm giảm vi phạm, ách tắc giao thông. Nên thực hiện chủ trương hệ thống phạt nguội, hệ thống camera, hệ thông ghi hình thật tốt".
Yến Dương

14.000 nhân viên của Vinashin bị sa thải



(Tinmoi.vn) Bộ GTVT vừa có buổi làm việc với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) về tình hình thực hiện tái cơ. Theo đó, Vinashin sẽ cắt giảm khoảng 14.000 lao động.

vinashin,lao động vinashin,vinashin sa thải nhân viên
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng yêu cầu lãnh đạo Vinashin giải quyết dứt điểm các quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng với người lao động.
Tính đến 31-7-2013, tổng số lao động của Vinashin là 26.242 người. Theo phương án tái cơ cấu lao động, Vinashin sẽ giữ lại khoảng 8.000 người, cắt giảm và giải quyết chế độ cho gần 14.000 người, trước mắt sẽ cắt giảm ngay 30% lao động không có việc làm.
Theo báo cáo của Vinashin, 8 tháng đầu năm 2013, tập đoàn đạt giá trị tổng sản lượng hơn 4.000 tỷ đồng, bằng 112,11% so cùng kỳ 2012 và bằng 65,26% kế hoạch năm 2013. Tổng doanh thu 8 tháng đạt hơn 2.700 tỷ đồng, bằng 106,56% cùng kỳ năm 2012 nhưng chỉ bằng 39,67% kế hoạch năm.
G.G