THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

26 July 2012

Biển Đà Nẵng bị giới thiệu là 'China Beach'

Tra cứu thông tin du lịch, chị Nga ngỡ ngàng khi nhiều trang web lữ hành Việt Nam giới thiệu bãi biển Đà Nẵng là "China Beach". Tổng cục Du lịch cho rằng, đây là những sai sót không thể chấp nhận, đáng lên án.

"Tôi không hiểu sao các công ty du lịch Việt Nam lại giới thiệu bãi biển Đà Nẵng là China Beach. Điều này sẽ khiến khách nước ngoài hiểu nhầm đây là biển của Trung Quốc", chị Thu Nga, du khách ở Hà Nội bày tỏ.

Tour giới thiệu lịch trình Đà Nẵng của một số đơn vị. Ảnh: Đoàn Loan.
Theo ghi nhận của VnExpress, từ "China Beach" đang được nhiều hãng lữ hành dùng để nói về những bãi biển cát trắng của Đà Nẵng. Website của Công ty cổ phần Asia Eyes Travel (Hà Nội) đưa chương trình tour 7 ngày 6 đêm đến "Đa Nang - China Beach". Công ty này giới thiệu "China Beach" là bãi biển trải dài từ Đà Nẵng đến biển Cửa Đại (Hội An).
Trên website của Công ty du lịch ANZ (Hà Nội) cũng có bài giới thiệu “DaNang - The China beach”, với nhiều lời ca ngợi về bãi biển nằm ở phía nam thành phố, nổi tiếng nhất ở Việt Nam với những bãi cát trắng trải dài, người dân thân thiện...

Thậm chí, trên website giới thiệu dịch vụ taxi của một doanh nghiệp ở Đà Nẵng có bài viết khá dài về bãi biển Mỹ Khê với những tiêu đề “China beach in DaNang” và “DaNang China beach”.
Ảnh:
Nhiều doanh nghiệp sử dụng bản đồ của Google và biển Đông vẫn bị ghi là South China Sea.

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch Đà Nẵng cho biết, trước đây, trên một số bản đồ trên thế giới có đưa cụm từ "China Beach" cho khu vực biển miền Trung. Để tránh nhầm lẫn địa danh, năm 2011, UBND Đà Nẵng đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp không sử dụng cụm từ “China Beach” trên tất cả các website, phương tiện thông tin đại chúng để chỉ dẫn địa lý về vùng biển Đà Nẵng. 

"Chúng tôi đã rà soát, yêu cầu các doanh nghiệp đính chính nếu đăng tải thông tin sai lệch. Tuy nhiên, việc này mới giới hạn trong thành phố Đà Nẵng. Còn nhiều website du lịch ở các tỉnh khác đăng nhầm thông tin mà chúng tôi không thể rà soát, yêu cầu chỉnh sửa được", ông Bình nói. 

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cũng cho rằng, việc một số doanh nghiệp lữ hành Việt Nam giới thiệu bãi biển Đà Nẵng là "China Beach" rất tổn hại đến hình ảnh du lịch của Đà Nẵng và "không thể chấp nhận được".

"Doanh nghiệp phải ý thức về việc đăng thông tin giới thiệu cho du khách. Tổng cục Du lịch không có thẩm quyền xử lý các website đăng sai lệch thông tin song chúng tôi lên án những doanh nghiệp này", ông Cường bày tỏ.
Đoàn Loan

VIDEO NHẠC :ANH LÀ AI ?

"Chính nhà Thanh thừa nhận lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam"



(Dân trí) - “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do Trung Quốc xuất bản hơn 100 năm nay rất có ý nghĩa vì đó là sự thừa nhận chủ quyền quản lý của nhà Thanh chỉ đến đảo Hải Nam, ít nhất cho đến đầu thế kỷ 20”, nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá.
 >>  Thêm tư liệu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Nhà sử học Dương Trung Quốc có cuộc trao đổi tại buổi lễ tiếp nhận tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do tiến sỹ Mai Hồng hiến tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia sáng nay, 25/7.
"Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được lập dưới thời nhà Thanh, xuất bản cách đây hơn 100 năm thừa nhận chủ quyền quản lý của họ chỉ đến đảo Hải Nam, không hề có Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là một căn cứ khẳng định thêm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa trong bối cảnh tranh chấp trên biển Đông hiện nay?
 
Hoàng Sa và Trường Sa - chân lý lịch sử đã khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo thuộc về Việt Nam. Trong thư tịch của chúng ta đã nói về việc các chúa Nguyễn cử những đoàn hải đội Bắc hải, đoàn Hoàng Sa đến những hòn đảo ấy. Chúng ta cũng biết rằng năm 1834, triều Minh Mạng đã có bản đồ vẽ rất cụ thể về dải vạn lý Trường Sa trên biển Đông.
 
Nhà Thanh thừa nhận Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa
Nhà sử học Dương Trung Quốc: “Tìm tòi nguồn tư liệu làm phong phú lịch sử dân tộc, trong đó có lịch sử chủ quyền là rất quan trọng”.  
Như vậy, có thể nói thư tịch và bản đồ của các triều đại Việt Nam đều đã thể hiện vị trí Hoàng Sa, Trường Sa. Trong khi đó, những hoạt động mang tích chất quản lý chủ quyền trên bản đồ Trung Quốc lại không đề cập tới hai quần đảo này. Đây là một yếu tố quan trọng khi xác lập chủ quyền về mặt lịch sử, đặc biệt trong bối cảnh xảy ra tranh chấp hiện nay.
Vì thế việc phát hiện tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do chính người Trung Quốc làm chính là sự thừa nhận chủ quyền quản lý của nhà Thanh, ít nhất là cho đến đầu thế kỷ 20 (như niên đại bản đồ là năm 1904), chỉ đến đảo Hải Nam, tôi cho là rất có ý nghĩa. Bản thân tấm bản đồ sưu tập được này cũng rất có giá trị vì được xuất bản hơn 100 năm trước, là sản phẩm của nền bản đồ học của Trung Hoa.
 
Việt Nam có văn bản sử sách nào tương ứng với tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” này có giá trị đối chiếu về chủ quyền lãnh thổ?
Theo tôi, chúng ta không cần phải so sánh việc này, vì gần 100 năm  trước khi “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” xuất bản (năm 1834), chúng ta đã khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa trên bản đồ Việt Nam. Nếu như dựa vào các thư tịch của các triều đại Việt Nam thì Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về chúng ta còn lâu hơn nữa.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia được tiếp nhận tấm bản đồ do chính tay người Trung Quốc lập hơn 100 năm trước thừa nhận việc không có chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa trong khi nước này vừa tuyên bố thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" càng có ý nghĩa đối với chúng ta?
Thực sự, tôi không có sự liên tưởng đến sự kiện cụ thể đó! Về những việc làm của Trung Quốc vừa qua, Nhà nước đã lên tiếng và tôi rất đồng thuận với cách đặt vấn đề như vậy. Trong lúc còn đang tranh chấp mà phía bạn có những động thái để biến thành "việc đã rồi" thì đó là cách làm không minh bạch.
Bằng chứng khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, chúng ta đã có. Còn việc bổ sung thêm những bằng chứng, tăng cường thêm ý thức của người dân trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng rất quan trọng. Mỗi nhà khoa học cần tiếp tục nghiêm cứu, tìm tòi những nguồn tư liệu để làm phong phú lịch sử dân tộc, trong đó có lịch sử chủ quyền. Tôi cho rằng điều đó cũng rất quan trọng.
Ông nhấn mạnh trách nhiệm của các nhà khoa học. Còn ở góc độ người trong ngành, ông mong muốn gì việc thể hiện vai trò quản lý của nhà nước, tiếng nói của chính quyền?
Chúng ta đừng tách việc của chính quyền hay của giới ngành nào ra. Tôi nghĩ rằng đây là trách nhiệm chung của cả Nhà nước và công dân. Cụ thể như việc làm của tiến sĩ Mai Hồng hiến bản đồ sau hơn 30 năm lưu giữ cho Nhà nước cũng trách nhiệm chung. Những cơ quan như của Bộ Ngoại giao, Cục Lưu trữ cũng thu thập được rất nhiều bằng chứng.
 
Nhà Thanh thừa nhận Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do người Trung Quốc vẽ cách đây hơn 100 năm cho thấy họ đuối lý khi tranh chấp ở biển Đông.
Như ông nói, các cơ quan chức năng của chúng ta nắm thừa đủ bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ hàng trăm năm nay. Tuy nhiên, nhiều người dân còn chưa biết đến những cứ liệu lịch sử này. Làm cách nào để cả người dân Việt Nam và Trung Quốc đều biết những thông tin này?
Việc phát hiện "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" lần này làm cho chúng ta nhận thức sâu sắc hơn trách nhiệm phải tiếp tục thu thập tài liệu bảo vệ chủ quyền dân tộc, gồm sách vở, bản đồ, không những của chúng ta mà của cả Trung Quốc và nhiều nước khác nữa.
Việt Nam nằm trong không gian trọng yếu của con đường vận tải biển. Vì vậy, biển Đông được thể hiện rất nhiều trên bản đồ của các nước phát triển hàng hải trên thế giới như Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức… Chúng ta phải có ý thức sưu tập các tài liệu để có thêm bằng chứng thuyết phục khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Điều đó còn cho thấy việc bảo vệ chủ quyền là dựa trên cơ sở lịch sử vững chắc.
 
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong

Gà thải TQ tràn ngập: Thảm họa không được kiểm soát



(Dân trí) - "Gà ốm, gà chết, gà thải loại cứ tuồn qua biên giới mà chẳng ai kiểm soát. Thậm chí có chợ tập trung rồi chở hàng về đó cũng không kiểm soát nổi".
 >> Tưởng gà ta, té ra... gà thải!
 >> Gà thải Trung Quốc tràn ngập, nhập nhèm đội lốt "gà ta xịn"

Gà thải TQ tràn ngập: Thảm họa không được kiểm soát
Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm VN, ông Trần Công Xuân cho rằng việc kiểm soát gà thải hiện nay không hiệu quả là một thảm họa với chăn nuôi trong nước (Ảnh: TBKD)
 
TS Trần Công Xuân, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm VN tỏ rõ bức xúc trước tình trạng gà thải loại Trung Quốc tràn ngập thị trường.
 
Gà thải tràn ngập, phải chăng chăn nuôi gia cầm trong nước không đáp ứng đủ?
 
Về sản phẩm chúng ta giá thành cao, bao giờ cũng vượt các nước trong khu vực tới 20 đến 25%. Vậy nên xuất khẩu gặp khó về giá. Vì xuất khẩu khó nên sản phẩm trong nước nguồn cung tương đối lớn, có thể đáp ứng đầy đủ thị trường trong nước.
 
Tuy nhiên chúng ta vẫn nhập khẩu, nhập khẩu chính ngạch của chúng ta cũng đã rất lớn. Bởi những hàng thải của nước ngoài như chân, cánh, đùi thì ở VN là những món khoái khẩu. Mua bên đó rất là rẻ hơn sản phẩm trong nước, nên thương lái đổ xô vào buôn.
 
Vậy gà thải nhập khẩu gây thiệt hại gì tới chăn nuôi trong nước?
 
Thiệt hại thấy rõ nhất là nâng cung trong nước lên, khiến trong nước phải bán giá thấp, người chăn nuôi chịu lỗ.
 
Nguy hiểm hơn nữa là những hàng thải qua biên giới mang bệnh tật. Đấy là thảm họa dễ dàng nhận ra nhất. Gà ốm, gà chết, gà thải loại cứ tuồn qua biên giới mà chẳng ai kiểm soát. Thậm chí chợ tập trung rồi chở hàng về đó cũng không kiểm soát nổi.
 
Như ông nói chúng ta đang không kiểm soát được việc nhập khẩu gà thải vào Việt Nam?
 
Rất khó khăn là một dải biên giới dài không kiểm soát được. Giá thành quá chênh lệch, thương lái một thì bán tại VN gấp đôi, lãi này thương lái hưởng. Việc này không phải bây giờ mới xảy ra, Hội đã nhiều lần đề nghị Chính phủ xem xét có những biện pháp thỏa đáng ngăn chặn cái này.
 
Chỉ đạo thì rất quan tâm, còn thực tiễn thì bất cập. Thể hiện ở chỗ, chưa thúc đẩy quản lý được những chuyến hàng nhập lậu qua biên giới.
 
Ước lượng, số lượng nhập khẩu trên dưới 10% tổng số đàn gia cầm. Hiện nay đàn gia cầm kiểm kê thời điểm là 300 triệu, nhưng trong 1 năm thì lên tới 900 triệu vì 1 năm thường trải qua 3 lứa gà (nuôi rồi giết mổ 3 lần). Dự báo mỗi năm khoảng trên 100 triệu con gà nhập vào Việt Nam.
 
Gà thải TQ len lỏi vào thị trường được bán tại các quán cơm dán mác gà ta
Gà thải TQ len lỏi vào thị trường được bán tại các quán cơm dán mác gà ta
 
Theo ông, nguyên nhân nào khiến việc kiểm soát gà lậu chúng ta không hiệu quả?
 
Hàng ngày hàng trăm chuyến ô tô thải loại không có nguồn gốc về các chợ, như chợ Hà Vỹ buổi sáng không biết bao nhiêu chuyến.Nếu bắt chuyến xe ấy, phạt thì số tiền rất ít nhưng tiền để xử lý cho xe gà đó như thế nào thì lại phức tạp. Tiền nhân công đào hố, tiền phun dịch tiêu hủy…
 
Những chi phí đó phức tạp tốn kém.Bởi vậy, những chốt kiểm soát đã ít, xử lý lại phức tạp thì cuối cùng nên nhắm mắt cho qua.
 
Muốn giải quyết thì phải đặt vấn đề bắt được gà lậu thì phạt cao và có nguồn kinh phí để tiêu hủy.Tất cả phải làm quyết liệt và cụ thể.
 
Thứ hai là thưởng cho người bắt được, phát hiện. Chứ hiện tại thì bắt cũng được, không bắt cũng được thì chả ai dại gì bắt để làm phức tạp thêm tình hình.
 
Qua thực tế PV khảo sát tại chợ đầu mối Hà Vỹ (xã Lê Lợi, Thường Tín, Hà Nội) thì gà thải TQ khi vào chợ thì đội lốt gà mía TQ, khi len lỏi vào các chợ dân sinh thì lại dán mác gà ta xịn. Trải qua hai lần nhập nhèm như vậy làm sao để phân biệt được gà thải và gà ta?
 
Gà mía bán ra thị trường là gà chưa sinh sản, tỷ lệ bán ra trên thị trường nhiều lắm chỉ độ vài % thôi, lượng cung ra hiếm lắm. Giá gà mía trên thị trường khoảng 130 nghìn đồng/kg.
 
Gà TQ là gà thải loại sau khi đẻ trứng, Loại gà này thải ra thì đồng loạt với nhau, cả xe gà trăm con như một vậy. Đặc điểm nhận dạng là gà thải thì màu lông nâu. Thứ hai là đẻ rất nhiều rồi nên lỗ hậu môn rộng, nhiều con đã rụng lông.
 
Thông Chí

Người nhà bệnh nhân bao vây khoa cấp cứu

Chiều qua 25.7, hàng chục người nhà của bệnh nhân Chế Hùng Cường (46 tuổi), ở xã Nghi Phong, H.Nghi Lộc, Nghệ An đã bao vây Khoa Cấp cứu, Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An vì cho rằng bác sĩ của bệnh viện tắc trách để bệnh nhân tử vong.
Người nhà cho biết, bệnh nhân Cường nhập viện vào tối 23.7 vì vết thương nghi bị rắn độc cắn. Đến 4 giờ sáng hôm sau, một y tá trực rút kim truyền dịch thì anh Cường bị choáng, ngã xuống nền nhà gây chấn thương sọ não. Thấy vết thương của bệnh nhân diễn biến xấu, gia đình đề nghị cho chuyển lên tuyến trên nhưng không được đồng ý. Chiều cùng ngày, các bác sĩ ở đây mới cho chụp CT và chẩn đoán bệnh nhân đã bị phù não lan tỏa, não bị tụ máu và được chỉ định mổ gấp. Ca mổ được thực hiện sau đó.
Cho rằng bác sĩ không quan tâm bệnh nhân chu đáo nên sáng 25.7, hàng chục người thân của gia đình bệnh nhân bao vây khu hành chính bệnh viện yêu cầu bệnh viện sao y bệnh án, cho chuyển bệnh nhân ra Hà Nội để điều trị. Trước sức ép của người nhà, lãnh đạo bệnh viện đồng ý và sáng cùng ngày, bệnh nhân Cường được đưa ra Hà Nội nhưng đã tử vong trên đường đi.
Người nhà bệnh nhân bao vây khoa cấp cứu
Người nhà bệnh nhân bao vây khu vực Khoa Cấp cứu - Ảnh: K.Hoan
Người nhà bệnh nhân sau đó đã đưa thi thể bệnh nhân quay trở lại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Nghệ An, yêu cầu bệnh viện làm rõ trách nhiệm của các bác sĩ. Hàng chục người kéo đến bao vây khu vực khoa cấp cứu của bệnh viện khiến công việc cấp cứu bị ngưng trệ.
Chiều tối qua, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Nghệ An cùng đại diện một số cơ quan chức năng khác đã tổ chức đối thoại với người nhà bệnh nhân. Sau cuộc đối thoại, trao đổi với báo chí, ông Tôn Thất Hậu, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Nghệ An cho biết bệnh viện đồng ý hỗ trợ cho người nhà bệnh nhân Cường 20 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh Cường và quá trình điều trị, bệnh viện sẽ cho kiểm tra lại để rút kinh nghiệm. Sau cuộc đối thoại, người nhà đã đồng ý đưa thi thể anh Cường về mai táng.
Khánh Hoan

Công nhân dùng nước kênh đen trộn vữa lát gạch vỉa hè

(TNO) Khoảng 11 giờ ngày 25.7, trong quá trình lát gạch vỉa hè dọc đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (thuộc địa bàn Q.Phú Nhuận, TP.HCM), một nhóm công nhân đã dùng nước kênh đen, bốc mùi hôi thối để trộn vữa lát gạch.
Theo hình ảnh mà chúng tôi ghi được, mặc dù vật tư được tập kết đầy đủ tại công trường nhưng một công nhân luôn tay thả xô xuống dòng nước đen ngòm, hôi thối của kênh Nhiêu Lộc múc nước trộn vữa dùng để lát gạch.
Phát hiện sự việc, chúng tôi đã gọi điện báo cho cơ quan chức năng. Có mặt tại hiện trường ngay sau đó cùng đại diện của đơn vị tư vấn giám sát (Công ty cổ phần kiểm định xây dựng Sài Gòn), ông Hoàng Đức Chính (chuyên viên, đại diện chủ đầu tư) đã lập biên bản sự việc.
Lúc đầu, nhóm công nhân trực tiếp thi công đã chối không múc nước kênh rạch để trộn vữa. Nhưng sau khi chúng tôi đưa cho những người có trách nhiệm tại hiện trường hình ảnh, video clip ghi được, nhóm công nhân đã thừa nhận hành vi. Đại diện chủ đầu tư và giám sát thi công cho rằng nhóm công nhân nói trên đã thi công sai hoàn toàn.
kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đường ven kênh
Công nhân dùng nước kênh múc từ kênh Nhiêu Lộc để trộn vữa
kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đường ven kênh
Gỡ bỏ lớp gạch vỉa hè đã được lát bằng vữa trộn với nước kênh đen
Đại diện Công ty TNHH một thành viên công trình giao thông Sài Gòn (đơn vị thi công) cho rằng, công ty không chủ trương cho công nhân sử dụng nước kênh rạch thi công. Công ty bố trí đầy đủ thùng phuy, xe bồn, nước thủy cục đầy đủ để phục vụ thi công tuy nhiên, do một số công nhân thiếu ý thức, cẩu thả nên mới lấy nước kênh để thi công. Đây là một bài học mà công ty phải rút kinh nghiệm.
Trước hành vi bị bắt quả tang nói trên, tư vấn giám sát và chủ đầu tư đã yêu cầu Công ty TNHH một thành viên công trình giao thông Sài Gòn tạm dừng ngay công trình lát gạch vỉa hè; tháo dỡ toàn bộ diện tích gạch vỉa hè phía bờ kênh đã lót (từ cọc C57 đến cọc C59), vét sạch phần lớp vữa vừa lót ra khỏi vỉa hè.
Đại diện đơn vị thi công cũng cam kết chấn chỉnh những vi phạm để có thể tiếp tục thi công công trình trước ngày 27.7.
Trong biên bản được lập tại công trường trong buổi sáng cùng ngày, Khu quản lý giao thông đô thị số 1 đã yêu cầu đơn vị thi công phải tổ chức họp kiểm điểm nội bộ và không bố trí nhóm công nhân thi công đoạn vỉa hè trên hoặc bất cứ hạng mục nào trong gói thầu xây lắp B3.
Chủ đầu tư cũng yêu đơn vị thi công tăng cường công tác quản lý chất lượng thi công trong suốt thời gian thi công còn lại của gói thầu.

Dự án cải tạo, nâng cấp  đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè giai đoạn 2 (từ cầu Lê Văn Sỹ đến Nguyễn Hữu Cảnh) đi qua địa bàn các quận 1, 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh, được khởi công từ đầu năm 2012, với tổng vốn đầu tư khoảng 400 tỉ đồng.
Đây là một trong những công trình trọng điểm của TP.HCM và dự kiến được thông xe vào dịp 2.9.
Dự án này chia thành 8 gói thầu, trong đó gói thầu 3B  (thi công mặt đường, vỉa hè đoạn từ cầu Trần Khánh Dư đến Điện Biên Phủ) dài khoảng 1,2 km; có tổng vốn đầu tư  khoảng 23 tỉ đồng, trong đó phần vỉa hè khoảng 1 tỉ đồng.
Gói thầu này do Công ty TNHH một thành viên công trình giao thông Sài Gòn thi công.
Vy Anh

Cảnh báo nguy cơ xung đột tại biển Đông

(TNO) Các tranh chấp giữa Trung Quốc và bốn quốc gia ASEAN tại biển Đông đã trở nên quá căng thẳng và có nguy cơ bùng nổ thành một cuộc xung đột, theo báo cáo của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG), một tổ chức nghiên cứu uy tín hàng đầu về tranh chấp tại biển Đông hôm 24.7.
Theo báo cáo của ICG, các tranh chấp tại biển Đông đã lâm vào thế bế tắc.
“Mọi xu hướng đang đi sai đường, và triển vọng về một giải pháp đang mờ dần”, ICG nhận xét trong báo cáo có tựa Dậy sóng biển Đông: Phản ứng khu vực.
Kết luận bi quan nói trên được đưa ra cùng ngày với việc Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động phi pháp về quân sự và chính trị để hợp lý hóa cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Vào hôm 23.7, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã thông báo kế hoạch mua sắm máy bay, bao gồm trực thăng chiến đấu có thể sử dụng trong các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông. Trung Quốc và Philippines đang có tranh chấp tại bãi cạn Scarborough và những vùng biển xung quanh.
Trong Thông điệp toàn quốc đọc trước phiên họp lưỡng viện Quốc hội, ông Aquino đã thể hiện lập trường cứng rắn trước một mối đe dọa không nói rõ. “Nếu một ai đó vào mảnh sân của bạn và nói rằng hắn sở hữu nó, bạn có chấp nhận không?”, ông này nói.
Theo tờ New York Times, văn phòng tại Bắc Kinh của ICG đã dành ra hai năm để nghiên cứu về biển Đông, phỏng vấn những nhà hoạch định chính sách tại Trung Quốc và các quốc gia liên quan đến tranh chấp biển Đông.
Vào tháng 4, ICG đã công bố một báo cáo tập trung vào vai trò của các cơ quan dân sự và quân sự trong những hành động của Trung Quốc tại biển Đông, trải rộng từ quân đội Trung Quốc đến các cơ quan ngư nghiệp.
Báo cáo mới nhất của ICG đã đề cập đến thất bại gần đây của ASEAN trong việc xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
“Không có sự đồng thuận về cơ chế giải quyết, căng thẳng tại biển Đông có thể dễ dàng lan ra thành xung đột vũ trang”, ông Giám đốc chương trình châu Á của ICG Paul Quinn-Judge cảnh báo.
Trên mặt trận ngoại giao, Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN mới đây đã kết thúc với nhiều rạn nứt khi nhóm này lần đầu tiên trong lịch sử không thể đưa ra một tuyên bố chung vì các tranh chấp tại biển Đông.
Nước chủ nhà Campuchia được nhiều người xem là ủng hộ Trung Quốc, theo AFP. Điều này đã ngăn cản những nỗ lực của Philippines nhằm đạt được một lập trường cứng rắn hơn của ASEAN trước Trung Quốc.
ICG nhận xét trong báo cáo rằng Trung Quốc đã chủ động tận dụng sự chia rẽ của ASEAN bằng cách đưa ra những ưu đãi với các thành viên ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong tranh chấp.
Trung Quốc chuẩn bị tập trận bắn đạn thật gần Trường Sa?
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm 24.7 đưa tin quân đội nước này đang đợi lệnh để tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Phía Trung Quốc tuyên bố cuộc tập trận này nhằm “thể hiện thực lực hải quân cho các nước láng giềng chứng kiến”.
Theo CCTV, hạm đội Đông Hải của Trung Quốc đã gấp rút hướng xuống biển Đông để chuẩn bị cho cuộc tập trận.
Trong khi đó, tình báo Mỹ tiết lộ hệ thống vệ tinh nước này đã phát hiện 20 tàu chiến lớn của hải quân Trung Quốc tập trung tại một số đảo mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép tại biển Đông. Theo nguồn tin, số tàu này bao gồm tàu ngầm lớp Kilo của hạm đội Đông Hải và bảy tàu của hạm đội Bắc Hải.
Vào hôm 8 và 9.7, Bộ Quốc phòng Nhật cũng báo động về việc 11 tàu quân sự Trung Quốc thuộc hạm đội Đông Hải đi qua khu vực biển Nhật Bản để đến Thái Bình Dương.
Sơn Duân

Đến lò mổ sẽ không dám ăn thịt heo

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Nguyễn Thị Xuân Thu đã thốt lên như vậy tại hội nghị về kiểm soát hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm khu vực phía bắc diễn ra hôm qua 25.7 ở Hà Nội.
Báo cáo tại hội nghị, Phó cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cho biết, tại 12 tỉnh, thành được xác định là “trọng điểm về giết mổ gia súc, gia cầm” ở miền Bắc, lực lượng thú y chưa kiểm soát được các lò giết mổ nhỏ lẻ. Theo ông Đông, tại các tỉnh này hiện có tổng cộng 11.544 cơ sở, điểm giết mổ nhưng mới chỉ có 59 cơ sở giết mổ tập trung, chiếm 0,51%. Tại nhiều địa phương, “giết mổ lưu động” vẫn tồn tại, các “đồ tể” đem đồ nghề đến tận gia đình người nuôi heo, nấu nước, cắt tiết, làm lông rồi đem thịt đi tiêu thụ.
Một thực trạng đáng báo động là lực lượng thú y hiện mới chỉ kiểm soát được 929 cơ sở, điểm giết mổ, chiếm tỷ lệ quá nhỏ, khoảng 8,05%. Ở Hưng Yên, theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh này, trên địa bàn toàn tỉnh có trên 1.000 điểm giết mổ nhỏ lẻ nhưng chỉ có 1 điểm được cơ quan thú y kiểm soát giết mổ.
Ông Đông cũng bày tỏ mối quan ngại về chất lượng và độ an toàn của những tảng thịt từ các lò mổ mất vệ sinh lại được chất đống trên những chiếc xe máy cà tàng, “đánh đu” trên đường, bất chấp cả những con đường ngập nước sau những cơn mưa nặng hạt. Theo ông Đông, nguy cơ nhiễm vi sinh, nhiễm bẩn đối với các loại thịt này là rất cao. “Thế nhưng, tình trạng đóng dấu thú y ngay tại chợ vẫn diễn ra phổ biến, không chỉ vi phạm quy định về kiểm soát giết mổ, không kiểm soát được an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn tạo điều kiện cho các lò mổ chui, lò mổ nhỏ lẻ có đất để sống”, ông Đông nói.
Đến lò mổ sẽ không dám ăn thịt heo
Giết mổ trên sàn nhà mất vệ sinh - Ảnh: Quang Duẩn
Kể lại hành trình thị sát các lò giết mổ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu bức xúc: “Tại các lò mổ mà tôi đến, đúng là có sự có mặt của các thú y viên, nhưng việc kiểm soát giết mổ lại chưa được chặt chẽ, nếu không muốn nói là đang bị buông lỏng. Người ta mổ heo ngay trên sàn nhà, rất mất vệ sinh. Nói thật là nếu chứng kiến cảnh giết mổ tại đây, chúng ta sẽ không dám sử dụng thịt này hằng ngày. Thế nhưng thú y viên vẫn vô tư đóng dấu, rồi cấp giấy thông hành cho các sản phẩm này lưu thông trên thị trường”.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng cần phải mạnh tay xóa sổ các cơ sở, điểm giết mổ nhỏ lẻ và đẩy mạnh phát triển các cơ sở giết mổ tập trung, sử dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Để làm được việc này, theo ông Nguyễn Huy Đăng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội, các cấp chính quyền cơ sở đóng vai trò quyết định. “Chính quyền cơ sở không ra tay, đố ông thú y làm được”, ông Đăng nói.
Quang Duẩn

Bắt Phạm Chí Dũng là đòn trả thù của Nguyễn Tấn Dũng



Vũ Đông Hà (Danlambao) - Đất nước Việt Nam lúc nào cũng có những con người là vốn quý. Trong trường hợp của Phạm Chí Dũng, vốn quý của dân tộc nằm ngay trong guồng máy của chế độ với bộ đồng phục bên ngoài là An ninh nội chính, nhưng với trái tim rất Việt Nam, đầy lòng yêu nước ở bên trong.

“Ngày 17-7-2012, Cơ quan an ninh điều tra Công an TP. HCM đã bắt, khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc đối với Phạm Chí Dũng, cán bộ một cơ quan nhà nước tại TP. HCM, về hành vi câu kết với một số tổ chức phản động lưu vong ở Mỹ, biên soạn nhiều tài liệu có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, phá hoại nội bộ nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Hiện Cơ quan an ninh điều tra Công an TP. HCM đang tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lý. (1) 

Phạm Chí Dũng là ai? và những tài liệu ấy có nội dung như thế nào? lật đổ chính quyền hay vạch trần sai trái của những ai? 

Về Phạm Chí Dũng 

Ông Phạm Chí Dũng đảm nhận nhiều vị trí công tác cả công khai lẫn bí mật. Về mặt công khai,  trước đây Phạm Chí Dũng thuộc Ban Dân vận nhưng vai trò kín là cán bộ Ban An ninh nội chính thành ủy Tp. Hồ Chí Minh. Trong vai trò an ninh nội chính này, Phạm Chí Dũng thường gặp gỡ báo cáo và tháp tùng với ông Trương Tấn Sang lúc ấy là Bí thư Thành phố HCM, nhưng Phạm Chí Dũng không phải là trợ lý của ông Sang. 

Sau khi ông Trương Tấn Sang ra trung ương thì Phạm Chí Dũng qua công tác bên Ban Tôn giáomột thời gian. Vợ của Phạm Chí Dũng tên là Khanh hiện công tác ở Ban Tôn giáo. Phạm Chí Dũng làm việc ở Ban Tôn giáo một thời gian và sau đó trở lại vị trí An ninh nội chính cho đến ngày bị bắt. Theo BBC trích từ một "nguồn tin khác" thì Phạm Chí Dũng là con trai ông Phạm Văn Hùng, cựu Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP HCM (2). 

Ngoài những vị trí trên, có nguồn tin cho rằng Phạm Chí Dũng còn là cán bộ của Tổng Cục 2

Theo nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, Phạm Chí Dũng còn là một nhà văn và phê bình. Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1986, và đã xuất bản các tác phẩm: tập truyện ngắn “Những bông hoa hoang dã” (1993), tập truyện ngắn “Tự thú” (1994), tập truyện ngắn “Những chiếc bồn tắm định mệnh” (2005), tiểu thuyết “Cuộc phiêu lưu của linh hồn cầm cố” (2005), tiểu thuyết “Ngài nghị sĩ” (2006). Ngoài ra, nhà văn Phạm Chí Dũng còn có tập phê bình sân khấu “Vẫn ngôi nhà trái tim tan vỡ ấy” (2004) tập kịch bản sân khấu “Thuyền chở nước Côlômba” (2005), và các tập nghiên cứu “Thế giới ca ngợi và thương tiếc Hồ Chí Minh” (2005), “Viện trợ phi chính phủ ở Việt Nam: con cá hay cần câu?” (2006) “Tự sự chứng khoán – Những gam màu ám ảnh” (2007 - ảnh bên) (3) 

Sinh năm 1966 và thích sống lãng tử, mãi đến gần 40 tuổi mới lấy vợ nên đối với bạn bè, Phạm Chí Dũng còn có biệt danh là "Dũng ất ơ"

Ngày 17-7-2012, Phạm Chí Dũng bị cơ quan an ninh điều tra Công an TP. HCM bắt - không phải vì "ất ơ" với đời sống tình cảm của mình mà vì "ất ơ" với "nội bộ đảng". Chính xác hơn là "ất ơ" đối với một số người đang nắm quyền lực trong guồng máy của nhà nước mà đứng đầu làNguyễn Tấn Dũng cùng với đám đàn em, đệ tử, tay chân Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcVương Đình Huệ – Bộ trưởng Bộ Tài chínhBùi Quang Vinh – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tưĐinh La Thăng – Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, và tập đoàn đại gia tư bản đỏ như Nguyễn Đức KiênTrầm Bê, Hồ Hùng Anh, Nguyễn Thanh Phượng...

Những "ất ơ" của Phạm Chí Dũng 

Theo báo Tuổi Trẻ - tờ báo duy nhất đăng tin Phạm Chí Dũng bị bắt - thì Phạm Chí Dũng"biên soạn nhiều tài liệu có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, phá hoại nội bộ nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" biên soạn nhiều tài liệu có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, phá hoại nội bộ nhằm lật đổ chính quyền nhân dân." (1). Những tài liệu này là gì? Là những tài liệu mật được kín đáo trao nhau giữa các cán bộ trong Ban Tôn giáo, trong Ban An ninh nội chính hay... Tổng cục 2. Không, những tài liệu này là những bài viết, công khai, được đăng tải trên khắp các trang mạng từ lề đảng cho đến lề Dân, được tiếp tục đăng tải lại bởi nhiều trang blog, web và nhiều người biết đến, giới thiệu nhau đọc. 

Ngòi bút Viết Lê Quân 

Viết Lê Quân (VLQ) viết ở nhiều lãnh vực khác nhau nhưng được biết đến nhiều nhất là những bài thuộc về lãnh vực kinh tế và hoạt động của các tập đoàn. Những đối tượng VLQ nhắm đến nhiều nhất là EVNPetrolimex và Ngân hàng nhà nước. Bộ phận được chiếu tướng thường xuyên là Bộ Tài chánh và Bộ Công thương. Không nói rõ ra nhưng phảng phất ở đâu cũng có bóng dáng ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Trong bài Quyết định 24 của Chính phủ - chỗ dựa dẫm của EVN (4) tự nhan đề cũng đã nói lên được toàn cảnh những nhân vật đứng đằng sau sự lộng hành của EVN. VLQ viết: "Không thể nói Chính phủ là “vô can” trong chuyện tăng giá điện. Cái cớ lớn nhất mà Bộ Công thương và EVN vẫn thường nại ra là Quyết định số 24, được Thủ tướng ban hành vào tháng 2/2011 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường.Theo ông, chính Bộ Công thương với Vũ Huy Hoàng là "người đỡ đầu" của "cậu ấm" EVN. Bố già đỡ đầu này lại chống gậy thủ tướng "EVN tăng giá điện là theo quy định của Chính phủ"

Cũng theo VLQ thì "không thể nói Chính phủ là “vô can” trong chuyện tăng giá điện. Cho tới nay, cái cớ lớn nhất mà Bộ Công thương và EVN vẫn thường nại ra là Quyết định số 24, được Thủ tướng ban hành vào tháng 2/2011 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường. Theo đó, khoảng cách tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh giá điện là 3 tháng. Nếu giá điện tăng trong phạm vi 5%, EVN chỉ cần thông báo tới Bộ Công thương, Bộ Tài chính. Cấp cao nhất là Thủ tướng Chính phủ chỉ can thiệp phê duyệt khi giá điện được đề xuất tăng trên 5%."

Thế là cậu ấm EVN cứ mà tà tà tăng giá điện miễn sao dưới 5% trong vòng 3 tháng. Dân có than thì lôi đầu ông Thủ tướng đứng đầu chính phủ ra mà tố bởi cái quyết định 24 nuông chìucậu ấm EVN mà ông ta đã ký. Và VLQ kết luận: 

"Người dân sẽ cần phải mổ xẻ nguồn gốc vấn nạn xã hội này ở địa chỉ nào - EVN, Bộ Công thương, hay cao hơn nữa là Quyết định 24 của Chính phủmột văn bản dù bất hợp lý nhưng dường như vẫn được duy trì một cách hữu ý, bởi một thái độ không thể nói là nhằm “loại trừ quyền lợi của các nhóm lợi ích”? 

Bài viết này cũng như nhiều bài viết khác của VLQ được đăng bởi Tamnhin.nettrang mạng đã bị ra lệnh đóng cửa vào ngày 20 tháng 7, ba ngày sau khi Phạm Chí Dũng bị bắt. (5) 

Những bài viết khác của VLQ về "cậu ấm" EVN và Bộ Công thương: 


"Bài toán đặt ra: Chính phủ cần cứu EVN bằng cách chấp thuận cho tăng giá điện đến một mức nào đó đủ để tập đoàn này trả hết khoản nợ hơn 31.000 tỷ đồng, hay nên xem xét lại có thật nguồn cơn độc quyền kinh doanh đã biến DN thành một "cậu ấm hư hỏng"

Với kết quả thanh tra trên, dư luận thấy rõ là đã có sự "dung túng" một cách có hệ thốngđể EVN tăng giá bán điện cao hơn mức cho phép, gây khốn đốn cho DN và xáo trộn cuộc sống của người dân. Không biết đối mặt với bằng chứng không thể phủ nhận trên, Bộ Công Thương sẽ trả lời ra sao? 

EVN đã đầu tư ngoài ngành như thế nào? Cũng kết quả thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính, EVN đã đầu tư vốn vào 36 công ty con, tổng số vốn thực góp là 43.087 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/6/2010, công ty mẹ đã góp vốn vào 30 công ty con với tổng số vốn thực góp là 44.584 tỉ đồng. Trong đó, các lĩnh vực EVN tham gia đầu tư là chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng vượt quá tỉ lệ quy định tại điểm 3 Điều 12 Nghị định 09/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Đó là đầu tư tại Ngân hàng An Bình, Công ty Cổ phần bảo hiểm Toàn cầu, Công ty chứng khoán An Bình. (6) 


"Với tất cả những gì mà EVN đã biểu hiện từ mấy năm qua, đã đến lúc Chính phủ cần xem xét nghiêm minh về trách nhiệm của những cá nhân lãnh đạo trực tiếp, kể cả gián tiếp đối với tập đoàn này." (7) 


"Một khi giá điện được tự do chuyển về quyền tự quyết của một doanh nghiệp còn nguyên thế độc quyền và đặc lợi, sẽ khó có nhà nước nào tiên đoán được, càng không thể giải quyết được những hậu họa kinh tế và thảm họa xã hội gây ra bởi cảnh tượng kinh doanh vô liêm sỉ... ", "quan niệm lợi dụng độc quyền nhà nước để phục vụ một nhóm thiểu số, cung cách điều hành kinh doanh yếu kém và cả về những kế hoạch đổ lỗ lên đầu người dân đóng thuế." (8) 

Đối với tập đoàn Petrolimex Viết Lê Quân (VLQ) cũng đặt câu hỏi "Chính phủ còn nhượng bộ nhóm lợi ích xăng dầu bao lâu nữa?" Một nhan đề khéo léo ở dạng câu hỏi nhưng lại là một xác định "Chính phủ nhượng bộ nhóm lợi ích" - vấn đề là... bao lâu nữa. Và đây không phải là nhượng bộ lần đầu "Petrolimex và một số quan chức của ngành công thương lại bắt đầu xúc tiến một cuộc vận động tăng giá mới" mà là "Một lần nữa lại đã diễn ra, và nếu lại có những lần khác trong năm 2012 này, Chính phủ phải nhượng bộ trước quyền lợi và sự đòi hỏi vô lối của các nhóm lợi ích, người dân sẽ còn trông cậy vào đâu để khôi phục niềm tin của mình với Chính phủ?" (9) 

Những bài viết khác về Petrolimex lẫn Bộ Công thương và dĩ nhiên lấp ló bóng dáng của thủ tướng: 

Cú đánh vào 'nhóm lợi ích' xăng dầu "Đã đến lúc cần có một cuộc thanh tra toàn diện về tình hình tài chính và về những con số lãi, lỗ đang ẩn giấu trong khối doanh nghiệp xăng dầu. Đã đến lúc cần chấm dứt kiểu cách tự tung tác của họ bằng những chế tài và kỷ luật nghiêm khắc..." (10) 

Khoản lỗ 1.800 tỷ và 'vở kịch' tại Petrolimex - "Nếu như trong cùng một Petrolimex, người dân đã không thể hiểu được DN này thực chất lỗ hay lãi, thì trong cùng Bộ Công Thương, hình như lại tồn tại mâu thuẫn lớn khi vào tháng 9/2011, ông Tú thứ trưởng khẳng định Petrolimex lỗ; còn vào tháng 11/2011, ông Hoàng bộ trưởng lại khẳng định Petrolimex lãi." (11)

Sang đến Ngân hàng nhà nước, VLQ cũng đã vạch trần những sai trái, nghi vấn đối với quan thống đốc mới Nguyễn Văn Bình"Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã bước qua cái mốc 100 ngày đầu tiên trên cương vị người đứng đầu NHNN - một vị trí mà vào tháng 8/2011, người dân và báo giới đã từng kỳ vọng như một "gương mặt mới. Thực tế, gương mặt mới đã thật sự xuất hiện nếu thị trường vàng không còn đó những nghi vấn về nạn đầu cơ vẫn hầu như không được "bình ổn", cũng như đã không tồn tại một khoảng cách quá khó hiểu giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động trong hơn 100 ngày qua..." (12) 

Cũng một lối đặt câu hỏi cho bài viết "Ai đã gây ra nguy cơ thiểu phát?", cũng cách đặt câu hỏi "Nguồn cơn nào, những cơ quan hay nhóm lợi ích nào đã gián tiếp hoặc trực tiếp gây ra hậu quả trên?" với những dữ kiện không thể chối cãi như "Ngân hàng ACB - đã chính thức bác bỏ lập luận về “khó khăn thanh khoản” do thống đốc Nguyễn Văn Bình thuyết minh, với dẫn cứ rất cụ thể: ACB hiện còn tồn đến 3 tỷ USD mà không cho vay được." Viết Lê Quân đã không ngần ngại để có câu trả lời "cái cách mà những cơ quan có chức năng điều tiết tín dụng và tài chính nhằm phục vụ nền kinh tế như Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính lại cũng bộc lộ quá nhiều dấu hiệu đình trệ." (12) 

Từ những cái gọi là "dấu hiệu đình trệ" Viết Lê Quân đã mài sắt ngòi bút: "Và cũng gần 5 tháng qua kể từ ngày thống đốc Nguyễn Văn Bình nhậm chức, điều có thể được gọi là "dấu hiệu đầu cơ" đã thường vượt gấp 10 lần chiều cao của chính nó...  (13).

Bên cạnh việc vạch trần những "hư hỏng", "nhượng bộ", "vở kịch", "đình trệ" của lãnh vực điện, xăng, tiền dưới ô dù của chính phủ, Viết Lê Quân cũng "thò bút" qua nhiều lãnh vực khác cũng nằm dưới bóng dù của thủ tướng: 

Cưỡng chế đất đai ở Hưng Yên nhiều hệ lụy? (bài này đăng trên tamnhin.net và bị gỡ bỏ, đăng lại bởi Danlambao) - "chính các chính quyền địa phương và hệ lụy tất yếu về hệ quả công xã của người dân đang làm mờ nhạt đáng kể những chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kể từ thời điểm ông quan tâm chỉ đạo đến vụ Tiên Lãng." (14)

Và có lúc Viết Lê Quân đã đụng sâu vào nguồn gốc của mọi vấn đề: 

DNNN ở Trung Quốc và Việt Nam: Đồng sàng dị mộng - Ai “đang bán rẻ đất nước mình”? 

Tại Việt Nam, khối DNNN tuy chiếm đến 70% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư nhà nước, 60% tín dụng của các ngân hàng thương mại, 70% nguồn vốn ODA, nhưng chỉ đóng góp khoảng 37-38% GDP. Có đến 31% DNNN bị lỗ trong sản xuất kinh doanh, 29% hoạt động không hiệu quả, lỗ lãi tượng trưng. 

Chỉ riêng năm 2009, nợ của 81/91 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (chưa tính Vinashin) đã là 813.435 tỷ đồng. Nếu tính cả nợ của Vinashin, theo báo cáo của Bộ Tài chính là 86.000 tỷ đồng, thì nợ của khu vực DNNN đến năm 2009 đã lên tới 54,2% GDP của năm 2009. 

"Nếu ở Việt Nam, điều trước đây chỉ có thể xem là “dấu hiệu kém hiệu quả” ứng với trường hợp Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) hay Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thì cho đến nay những dấu hiệu đó đã biến thành một chuỗi mắt xích liên hoàn, xảy ra một cách có hệ thống, và đặc biệt là có chủ ý... 

Công việc tái cấu trúc DNNN - đang được Chính phủ Việt Nam lập kế hoạch, sẽ chỉ mang tính hình thức, hoặc nói cách khác sẽ chỉ là công đoạn sắp xếp lại một số mắt xích “cho phù hợp hơn (15) 

Những “công bộc của dân” vì thế cũng đã từ lâu vượt quá xa thiên chức của mình. “Sự tồn vong của chế độ” chỉ có thể được giải quyết dứt khoát bằng biện pháp con người, thay cho lý do cơ chế mà luôn dẫn đến hệ quả “chỉnh đốn” mãi vẫn chưa xong. (16)

Và VLQ cũng lôi chuyện trước đây ông "chống tham nhũng không được thì tôi sẽ từ chức... đến 2 nhiệm kỳ": Nội chính sẽ đối đầu với tham nhũng chính quyền? khi Nguyễn Tấn Dũng bị mời ra khỏi chức vụ... tổng giám đốc trừ sâu bọ:

Trong một thời gian dài, Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng đã thuộc về Chính phủ. Lẽ tất nhiên cơ quan này phải được đảm trách và chỉ đạo bởi cấp thấp nhất là một phó thủ tướng. Còn người chịu trách nhiệm chính về hoạt động và kết quả của nó là Thủ tướng

Kết quả cũng đã có, ít nhất trong 6 năm qua. Song như những đánh giá lặp đi lặp lại qua từng năm về mức độ “còn quá khiêm tốn”, rõ ràng cơ chế Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trực thuộc chính quyền đã không thích ứng nhanh, đầy đủ trách nhiệm và cả công tâm với diễn biến tham nhũng - vốn đã tăng vọt theo cấp số nhân tại các cấp chính quyền thừa hành có điều kiện trực tiếp đụng chạm với người dân và doanh nghiệp. (17)

và đăng lại bởi Dân Làm Báo:

Những bài viết khác của Viết Lê Quân:

Bài học nào từ vụ chống cưỡng chế ở Hải Phòng? - Với những gì đã và đang lộ dần ra, người dân huyện Tiên Lãng đang không nhìn thấy bóng dáng của một dự án công ích nào cả. Thay vào đó là mùi vị của nhóm lợi ích.

Nhà báo Tự Do ở Tp HCM

Tháng 7 năm 2011 BBC đăng bài "Nhóm lợi ích: Cần một cuộc đại phẫu". Tác giả làThường Sơn - Nhà báo tự do ở Tp HCM. Đối tượng của cuộc giải phẩu là Vinashin với vụ thua lỗ 4,4 tỷ USD - 4,5% GDP Việt Nam; là Petrolimex với "tác động của đợt tăng giá xăng dầu các loại ngày 29/3/2011 đã làm cho chỉ số CPI tăng khoảng 1,6%"; là "cậu ấm hư hỏng EVN" (cụm từ của... Viết Lê Quân"đã trở thành quán quân về đầu tư ngoài ngành, đổ tiền vào các thị trường chứng khoán và bất động sản. Lại tiếp tục thách thức dư luận với đề nghị tăng giá điện thêm 13%. Chưa tính đến khả năng đề nghị này được thông qua, từ năm 2007 đến nay, giá điện đã tăng khoảng 50%, góp phần làm cho các doanh nghiệp sản xuất lâm vào tình trạng khốn đốn..."; là bộ trưởng mới của Bộ Tài chính Vương Đình Huệ... (18). Tất cả đều là đầu mình chân tay của cái xác Nguyễn Tấn Dũng đang cần cuộc đại phẫu.

Trong vai trò "Nhà báo Tự Do" bút hiệu Thường Sơn đã có một "khoảng không gian" rộng rãi hơn để làm cuộc đại phẫu. Khoảng không gian đó không nằm trong cái gọi là lề đảng.

Ông đã đem Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình ra mỗ trong bài viết gửi choRFA: "Ngân hàng nhà nước: Động cơ nào sau công cụ lãi suất?:

* Nguyễn Văn Bình trở thành "cục cưng" - "bí thư thứ nhất"của Thủ tướng (sau khi cục cưng Đinh La Thăng... hà)

- Quyết định của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về trao quyền “tự chủ” cho Ngân hàng nhà nước đối với một vấn đề như mức giảm lãi suất, vốn có tác động rất lớn đến hoạt động của nền kinh tế và đời sống dân sinh, là đáng ngạc nhiên. 

- Trên bình diện công luận, đây là lần đầu tiên từ khi được bổ nhiệm vào chức vụ thống đốc Ngân hàng nhà nước vào đầu tháng 8/2011, ông Nguyễn Văn Bình được thủ tướng ưu ái đến thế. Điều này xét ra cũng gần như chưa có tiền lệ. 

- Thậm chí, vai trò của ông Bình còn vượt hơn cả một số bộ trưởng có thâm niên chức vụ từ trước ông. Điều đó cho thấy hiện nay ông Bình là một trong những trợ thủ đắc lực nhấtcủa thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

* Nhóm lợi ích trong chiến dịch lãi suất và vàng:

- Từ tháng 9/2011, dư luận trong người dân và trên nhiều tờ báo ở Việt Nam đã bắt đầu đề cập ngày càng nhiều và càng bức xúc về hiện tượng có một nhóm lợi ích nào đó trong việc giữ giá vàng treo cao để “xả hàng”. Một trong những doanh nghiệp được nói đến và bị nghi ngờ nhiều nhất là công ty vàng bạc SJC. Công ty này về danh nghĩa thuộc Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, nhưng lại chịu sự chỉ đạo và điều hành rất chặt chẽ từ phía Ngân hàng nhà nước. 

- Những nghi ngờ về mối quan hệ thân thiết giữa ông Nguyễn Văn Bình và “tập đoàn độc quyền”’ SJC đã càng trở nên rõ rệt hơn theo thời gian. Không ít lần báo chí Việt Nam đã đề cập đến việc SJC có được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ cơ chế ưu ái mà Ngân hàng nhà nước đã dành cho công ty này. (19)

Bài viết này đã làm nền tảng cho những bài viết khác về quan hệ của Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn Bình và tập đoàn độc quyền. 

Việc lộng hành của những "nhóm lợi ích" không chỉ nằm trong ô dù cục cưng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Văn Bình. Nó còn tràn lan khắp nơi và điển hình là trong lãnh vực ODA. Thường Sơn gọi đó là nạn ăn cắp vặt:

- ODA là một loại sân chơi bòn rút dành riêng cho giới quan chức tại một số cấp chính quyền trung ương và địa phương phụ trách lĩnh vực này. PMU18 là một minh họa điển hình 

- PCI – Đại lộ Đông Tây ở TP.HCM năm 2008. Chỉ đến khi đó, dư luận thế giới mới hiểu rõ chân tướng thực của những kẻ như Huỳnh Ngọc Sĩ và hình bóng ẩn giấu của một ủy viên Bộ Chính trị là như thế nào, 

Trong số hơn 49 tỷ đồng mà dự án ODA chuyển cho phía Việt Nam, có đến hơn 11 tỷ đã “bốc hơi”, chiếm đến 23%. trong 3 dự án viện trợ của Đan Mạch...

Bài viết về các quan chức tại một số cấp chính quyền trung ương này đã được gửi đến Tạp chí Phía Trước - một trang Web lề Dân (20).
Cũng từ trang Phía Trước, Thường Sơn vẻ chân dung của quan Thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình "cục cưng phó bí thư" của Thủ tướng:

- Một trong những người được xem là thủ hạ thân tín nhất của thủ tướng đương nhiệm là Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình.

- Cùng với cơn bão phản ứng đối với thủ tướng đang đột ngột ập đến, đã loan truyền một dự đoán về khả năng Nguyễn Văn Bình có thể trở thành con cờ đầu tiên bị “hy sinh”.

- Bối cảnh nhậm chức của tân thống đốc Ngân hàng Nhà nước lại trùng với khoảng thời gian mà các thị trường đầu cơ ở Việt Nam chỉ tồn tại duy nhất một con sóng vàng.

- Vị tân thống đốc đã nêu ra một “tiêu chí” mà được giới phân tích và toàn bộ báo giới ghi nhớ: chỉ cần giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới 400.000 đồng/lượng là vàng có dấu hiệu bị đầu cơ. 

- Nhưng sau khi thông điệp “400.000” được phát đi từ tân thống đốc, cho đến cuối năm 2011 vẫn không hề xuất hiện một động tác kiểm tra, thanh tra nào từ phía cơ quan Ngân hàng Nhà nước, trong khi giá vàng thoải mái nhảy múa trên thị trường tự do. Mức giá niêm yết hàng ngày lại khởi phát từ một nơi được giới đầu tư nhận thức là “hậu phương” của Thống đốc Nguyễn Văn BìnhCông ty Vàng bạc đá quý SJCĐây cũng chính là công ty trực thuộc Ban Tài chính quản trị của Thành ủy TP.HCM.

- Để sau gần một năm kể từ ngày thống đốc Nguyễn Văn Bình nhậm chức, điều có thể được gọi là “dấu hiệu đầu cơ” đã thường vượt gấp 10 lần chiều cao của chính nó. 

- Chiều cao đó lại là chiều sâu lợi nhuận của kẻ đã tạo ra nó.

Thế là Thường Sơn - Nhà báo tự do tại Tp HCM đã chính thức chiếu tướng cục cưng của Nguyễn Tấn Dũng!

- Trong bối cảnh giá vàng trong nước lao dốc cùng giá thế giới, Ngân hàng Nhà nước cùng với Công ty SJC và một số ngân hàng được mệnh danh là “Nhóm G” đã phát đi một thông điệp mới: “Lấy nó nuôi nó”, hay còn gọi là giải pháp tạo ra quỹ vàng quay vòng can thiệp thị trường.

- Tuy nhiên cho đến cuối năm 2011, sau khi giải pháp trên được nêu ra, đã chẳng có bất kỳ sự thay đổi nào.

Lời hứa hẹn trước công luận “Sẽ phối hợp với công an để làm rõ đối tượng đầu cơ, làm giá trên thị trường” của tân thống đốc Nguyễn Văn Bình vào cuối tháng 8/2011 đã mau chóng chìm vào dĩ vãng.

- Giải pháp “lấy nó nuôi nó” của Ngân hàng Nhà nước thực ra chỉ là một bức bình phonggiúp cho các doanh nghiệp vàng có thêm thời gian để tiếp tục bán vàng giá cao, bao gồm vàng tự có và lượng vàng đã nhập khẩu, theo phương châm riêng của họ: lấy vàng nuôi vàng. 

- Tức giá vàng trong nước được các “ông lớn” trong giới kim quý điều chỉnh cuộc chơitheo trình tự: áp giá thấp để thu mua rồi mang đi xuất khẩu trong trường hợp giá thế giới cao hơn; giữ giá trong nước cao, nhập khẩu vàng về bán trong trường hợp giá vàng thế giới thấp hơn!

- Trong gần một năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã chơi trò tung hứng bên nặng bên nhẹ: không công khai cơ chế nhập khẩu vàng, không quản lý giá niêm yết vàng, không làm rõ được bất kỳ đối tượng nào đầu cơ vàng, nhưng lại muốn đóng vai trò đạo diễn cho một sân khấu với sự diễn xuất của diễn viên duy nhất mang tên SJC.

“Lấy dân nuôi nó”? 

- Đầu cơ vàng có nhiều hình thức và biến tướng đi kèm. Tiếp theo thành công quá dễ dàng đạt được trong chiến dịch thâu tóm các ngân hàng nhỏ, Nguyễn Văn Bình còn đưa ra một đề xuất gây chấn động: hình thành quỹ huy động vàng từ dân.

SJC và một số ngân hàng có quota nhập khẩu vàng như ACB, Eximbank, Vietcombank…,đều là những địa chỉ mà nhóm đại gia ngân hàng nắm quyền chi phối và dễ dàng thao túng.

Trong đó, có cả những thách thức chính trị bắt đầu xuất hiện từ nhóm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đối với cái ghế đã bắt đầu lung lay của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. 

Cái ghế của Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng bắt đầu chao đảo… (21)

Sang đến bài số hai về Nguyễn Văn Bình, Thường Sơn tiết lộ:

- Nguyễn Văn Bình - đệ tử của Nguyễn Tấn Dũng - được bố già đại gia Nguyễn Đức Kiênvận động để nắm ghế ủy viên Trung ương Đảng và Thống đốc Ngân hàng nhà nước.

- Quyết định về tái thiết lập trần lãi suất huy động 14% của Ngân hàng Nhà nước thực tế là một vực thẳm được tạo ra bởi một vực thẳm khác: thị trường liên ngân hàng - biến thị trường ngân hàng thành một thị trường cá lớn nuốt cá bésân chơi của tập đoàn - nhóm lợi ích dưới ô dù của Nguyễn Tấn Dũng và đệ tử thống đốc ngân hàng. Danh sách những ngân hàng nhỏ cần phải được thâu tóm. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan lập ra danh sách đó và được thông qua bởi lãnh đạo Chính phủ.

Ngân hàng Cá nhỏ như Phương Nam bị thâu tóm biến thành Cá bự và Cá bự như Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) bị vào lưới, nằm gọn trong tay của nhóm “bố già” Nguyễn Đức Kiên, cùng với sự chi phối và hỗ trợ của Ngân hàng Bản Việt – nơi Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giữ vai trò chủ chốt. (22)

Song song với những màn kịch thâu tóm vàng, ngân hàng dành cho tập đoàn tư bản đỏ còn được gọi là "nhóm lợi ích", Thường Sơn còn rọi đèn vào một góc tối sâu khác của Nguyễn Văn Bình và Nguyễn Tấn Dũng với bài viết Chiến dịch bất động sản bắt đầu!:

- Ngân hàng nhà nước thò tay công khai giải cứu sân chơi Bất động sản của tập đoàn tư bản đỏ đang nổ bong bóng bởi thông tư 2056

- Trước đó Bộ Xây dựng đã trở thành cơ quan khởi phát chiến dịch giải cứu bất động sản vào tháng 4/2012. 40.000 căn hộ trung – cao cấp tại Hà Nội và 50.000 tại TP. Hồ Chí Minh được giải vây. Ghi chú: Tháng 11, 2011 Nguyễn Thanh Nghị được ông bố Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm vào ghế Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

- Bây giờ là Nguyễn Văn Bình với "nhóm lợi ích ngân hàng đã chính thức trở nên bá chủ ở Việt Nam. Kết quả của tinh thần độc tôn ấy chỉ có thể đo đếm bằng số lượng những “đồng chí giám đốc” ngân hàng có tài sản hàng tỷ đô la đến năm 2014 – như một lời “nguyện ước” cách đây không lâu, và sẽ càng làm hố phân hóa xã hội ở quốc gia miền lúa nước này thêm rộng lớn và sâu sắc hơn bao giờ hết." (23)

Kết quả là "hàng loạt vụ mua lại khách sạn, khu du lịch, thì điều chỉ được phỏng đoán vào năm 2011 lại được hiện thực hóa vào năm 2012: không phải ai khác, mà là chính các đại gia Việt Nam đã tiến hành những vụ thâu tóm từ Hà Nội đến Đà Nẵng và vào tận một số tỉnh phía Nam như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu."

Kết quả là "những món nợ lại như từ trên trời rơi xuống": "Tính đến thời điểm cuối năm 2011, tổng dư nợ cho vay bất động sản là 348.000 tỷ đồng. Số nợ xấu bất động sản tại các ngân hàng cao gấp 8 lần so với số liệu do chính các ngân hàng này thông tin. Theo nhận định của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, con số này vượt hơn 1,8 lần so với con số đã được các ngân hàng công bố trước đây"

- Ngân hàng BIDV đã trở thành “quán quân” về dư nợ cho vay xây dựng – hơn 42.000 tỷ đồng.

- Ngân hàng Vietinbank – 41.000 tỷ đồng đối với bất động sản và xây dựng.

- ACB và Sacombank cũng nằm trong danh sách “Top 10”

- Nhưng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn trong tổng dư nợ lại là những ngân hàng nhỏ như Phương Nam, Phương Tây, Đông Á – 26%. 

Từ tháng 5/2012, báo chí bắt đầu đề cập đến “cái chết” của ngân hàng, dưới bàn tay và cây đủa thần quậy tới bến của Nguyễn Văn Bình. (24)

Thường Sơn và "Tổng Thống Nguyễn Tấn Dũng" 

Sang đến loạt bài "Tổng Thống Nguyễn Tấn Dũng" thì Thường Sơn chính thức... đụng giường Nguyễn Tấn Dũng. 

"Chưa bao giờ kể từ năm 1975 cho đến nay, vai trò của thủ tướng lại trở nên đáng giá và hướng đến hình ảnh độc tôn như giờ đây. Được tích lũy qua hai nhiệm kỳ thủ tướng, gần như toàn bộ khối nhân sự của những bộ ngành quan trọng nhất đang thuộc về những chủ kiến sắp xếp và điều hành của Nguyễn Tấn Dũng."

Trong đó những đệ tử thân tín của Nguyễn Tấn Dũng được ông liệt kê ra và từ đó nhìn lại mới thấy rõ toàn bộ khung cảnh những bài viết của ông: Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcVương Đình Huệ – Bộ trưởng Bộ Tài chínhBùi Quang Vinh – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đinh La Thăng – Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải…

Thường Sơn đã đánh giá Nguyễn Tấn Dũng: dùng người kém hơn mình và phải biết nghe lời, không phải là một vị thủ tướng có đầy đủ sự sáng dạ và quyết đoán, tầm nhận thức so với Trương Tấn Sang được người đời đánh giá thấp hơn...

Từ nhiều năm qua, trong con mắt của lớp quan lại thăng quan tiến chức nhờ luồn lọt và ân sủng của bề trên, Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành một ông vua không ngai.

Những gì mà Nguyễn Tấn Dũng giành được trên chính trường đã để lại sự trả giá cho cả một nền kinh tế đang trong tình cảnh suy thoái trầm kha và một xã hội hầu như biến mất nền tảng đạo đức và văn hóa.

Với vai trò độc tôn trong hệ thống chính quyền và gần như độc tôn trong cả hệ thống đảng, những gì mà Nguyễn Tấn Dũng cần làm giờ đây và trong tương lai là gìn giữ được quyền lực và tài sản của ông và của gia đình ông(25)

Trong phần 2 của bài viết, trước những đấu đá đang xảy ra trong nội bộ đảng, Thường Sơn nhận xét:
Từ đầu năm 2011 đến nay, tính độc đoán của Nguyễn Tấn Dũng đã gần như chỉ phục vụ cho một nhóm lợi ích có vai trò độc tôn: ngân hàng

Khác hẳn với nửa cuối năm ngoái, giờ đây vị trí của Thủ tướng trong Bộ Chính trị gần như là một sự tách rời giữa chính quyền với đảng. 

Không có sự đồng nhất, cũng không còn được đồng thuận bởi phần lớn nhân vật trong Bộ Chính trị, Nguyễn Tấn Dũng dường như đang tự cô lập mình. Ở một chiều kích ngược lại, sự xích lại gần nhau của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã kéo theo một số nhân vật khác – vốn trước đây theo quan điểm “chiết trung”. (26)

Và cuối cùng là dự phóng về bản án dành cho Thủ tướng / Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng và bầy đàn:
Lòng tham vô độ luôn là nguồn cơn đẩy con người vào trạng thái thoái hóa nhân tính ở cấp độ cao. Nếu nhóm Nguyễn Đức Kiên, Trầm Bê, Hồ Hùng Anh, Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Văn Bình… đã dám hy sinh cả nền kinh tế cùng các doanh nghiệp chỉ nhằm phục vụ cho chiến lược thâu tóm chưa từng có trong lịch sử ngành ngân hàng và doanh thương Việt Nam, cũng như để thỏa mãn cho họ với một loại quyền lực không ngai, thì thật khó có thể tìm ra một dấu vết xót thương nào từ lớp người này đối với đồng nghiệp và hơn thế là đồng loại của họ. 

Dù còn khá sớm để khẳng định, nhưng chính trường Việt Nam đang manh nha một không khí “hồi tố” nào đó. Liệu trong tương lai không quá xa, bầu không khí ấy có thể hướng đạo một sự kiện lịch sử: Vụ án Nguyễn Tấn Dũng? 

Vụ án Nguyễn Tấn Dũng chưa biết có xảy ra hay không thì ngày 17 tháng 7, 2012 Phạm Chí Dũng -  cán bộ an ninh nội chính bị bắt giam. 

Trong phần số 2 của bài viết "Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng", Thường Sơn cũng dành một phần lớn đề cập đến trang blog Quan Làm Báo"Không phải ngẫu nhiên mà vào đầu tháng 6/2012, cùng với làn sóng tin đồn về thay đổi nhân sự có thể diễn ra ở Hà Nội, một blog mới và hết sức ấn tượng cũng xuất hiện: Quan Làm Báo. Ngay từ “số ra” đầu tiên của blog này, người được đã nhận ra một nét khác biệt rất lớn so với nhiều blog khác. Đó là lần đầu tiên kể từ khi hiện diện tờ báo chui Người Sài Gòn vào năm 1998, rất nhiều tin tức nội bộ trong đảng và chính quyền đã được công bố bởi Quan Làm Báo." 

Quan Làm Báo cũng đã đang đăng một loạt bài về Phạm Chí Dũng và có viết: "Hiện nay Phạm Chí Dũng đã bị bắt, và nếu trang Quan làm báo vẫn đăng đều đều các bài viết về "thâm cung bí sử" của chế độ hiện nay với thông tin có độ tin cậy trong một khoảng tối thiểu nhất định thì có thể thấy Phạm Chí Dũng không liên quan gì với trang Quan làm báo." (27)

Những bài viết "khác"

...

Nhìn lại toàn bộ những bài viết của Phạm Chí Dũng với những bút hiệu khác nhau chúng ta thấy được cả một công trình tri thức, thông tin chuyên nghiệp và lòng can đảm. Việc bắt giam ông diễn ra trong lặng lẽ, chỉ mỗi một mình Tuổi Trẻ đăng bản tin ngắn ngủi, thiếu vắng dữ kiện. 

Nguyễn Tấn Dũng và những đệ tử dư tiền thiếu lương tâm không thể làm khác hơn là bịt miệng ông để bịt tai, che mắt dư luận và tiếp tục yên tâm làm giàu trong những góc tối mà Phạm Chí Dũng đã phanh phui.

Đất nước Việt Nam lúc nào cũng có những con người là vốn quý. Trong trường hợp của Phạm Chí Dũng, vốn quý của dân tộc nằm ngay trong guồng máy của chế độ với bộ đồng phục bên ngoài là An ninh nội chính nhưng với trái tim rất Việt Nam, đầy lòng yêu nước ở bên trong.