THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

23 November 2011

PICS - Giáo dân Thái Hà tiếp tục xuống đường chiều 23-11-2011

Chiều 23-11-2011 hơn 100 giáo dân giáo xứ Thái Hà đã tuần hành đến ủy ban nhân dân quận Đống Đa, để phản đối việc dân phòng quận Đông Đa đã xông vào nhà thờ đúng hôm lễ trọng Chủ Nhật, lễ Chúa Ki To Vua, một lễ rất trọng của người Công Giáo. Dân phòng quận Đống Đa xông lên cung thánh lăng mạ linh mục chủ tế, gọi lnh mục chính xứ bằng thằng trước mặt hàng nghìn giáo dân, đặc biệt là nhiều thiếu nhi. Khi xông lên cung thánh, dân phòng quận Đống Đa tay nắm chặt dùi cui điện, tay cầm thuốc lá vung vẩy.

 http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/11/giao-dan-thai-ha-tiep-tuc-xuong-uong.html

https://www.facebook.com/xuongduong123
http://xuongduong.blogspot.com/





Chiều 23-11-2011 hơn 100 giáo dân giáo xứ Thái Hà đã tuần hành đến ủy ban nhân dân quận Đống Đa, để phản đối việc dân phòng quận Đông Đa đã xông vào nhà thờ đúng hôm lễ trọng Chủ Nhật, lễ Chúa Ki To Vua, một lễ rất trọng của người Công Giáo. Dân phòng quận Đống Đa xông lên cung thánh lăng mạ linh mục chủ tế, gọi lnh mục chính xứ bằng thằng trước mặt hàng nghìn giáo dân, đặc biệt là nhiều thiếu nhi. Khi xông lên cung thánh, dân phòng quận Đống Đa tay nắm chặt dùi cui điện, tay cầm thuốc lá vung vẩy.

Quận Đống Đa huy động nhiều công an, an ninh ra ngăn cản không cho người dân vào ủy ban. Những người giáo dân đã sang bên tiếp dân cách đó một đoạn để kiến nghị.













Từ hôm xảy ra sự việc dân phong quận Đống Đa phá rối buổi lễ đến nay, mặc dù sự việc này cực kỳ nhạy cảm và nghiêm trọng, thế nhưng phía chính quyền làm ngơ như không biết gì.

Trong những sự việc mà nhân dân là người bị hại, người gây ra là cán bộ chính quyền, thì chính quyền hay chờ đợi người dân phải làm đơn họ mới xem xét một cách trì trệ. Nhưng nếu người bị hại là chính quyền như vụ một cô gái tát cảnh sát giao thông, tất cả bộ máy chính quyền đều lao vào cuộc một cách cực nhanh chóng để lên án qua báo chí, và bắt giữ, xét xử kịp thời.

Sáng nay nhiều dân phòng vẫn ngang nhiên tung hoành trước đền thánh Gierado, sự đi lại đầy ngỗ ngược này khiến người giáo dân càng cảm thấy bị xúc phạm hơn.

 




Nguồn : Facebook Người Buôn Gió

Tin Té Ghế: Công an Thanh Hóa Quăng lưới bắt... người vi phạm giao thông

(PL)- Đây là “độc chiêu” được Công an Thanh Hóa áp dụng: Người vi phạm giao thông không dừng lại theo hiệu lệnh sẽ bị quăng lưới bắt cá vào bánh xe.

Gần một tháng nay, người dân TP Thanh Hóa vô cùng lạ mắt trước hình ảnh mới của lực lượng CSGT. Một tổ sáu người gồm CSGT, CSCĐ và dân phòng được trang bị thêm những tấm lưới đánh cá. Loại lưới cước sợi nhỏ được cuộn lại, một đầu quấn với một vật nặng, thường là gạch đá. Khi thấy người vi phạm giao thông không dừng lại theo hiệu lệnh, lực lượng này sẽ lập tức quăng lưới.

Chạy là bị tung lưới

Theo ghi nhận của chúng tôi, trên đoạn đường dài 2 km từ tượng đài Lê Lợi đến cầu Bố (đường Trần Phú, TP Thanh Hóa) có hàng chục tốp CSGT đứng trực tại các ngã ba, ngã tư. Các dân phòng đều trong tư thế chuẩn bị. Khi CSGT khoát tay ra hiệu là họ lao ra, tay lăm lăm lưới, động tác khom mình xuống thấp và quăng lưới ra như trò tạt lon của trẻ em.

Ở một số giao lộ khác trong TP cũng có nhiều tốp CSGT đứng chốt chặn, tốp nào cũng mang theo một túi nylon màu đen lớn chứa các cuộn lưới này.

Theo ông Nguyễn Văn Nghĩa, chủ một quán giải khát trên đường Trần Phú, quán của ông nằm ngay một ngã ba nên thỉnh thoảng có một tốp công an và dân phòng đứng trước để chặn người vi phạm. Trước khi nhóm này chuẩn bị tung lưới, CSGT sẽ nhận được thông tin của đối tượng qua bộ đàm. Ngay lập tức, một dân phòng chuẩn bị lưới trên tay. Khi thấy đối tượng đi qua, CSGT sẽ thổi còi ra hiệu cho xe vi phạm dừng lại. Nếu người điều khiển xe máy không chấp hành thì sẽ bị dân phòng quăng chiếc lưới vào gầm xe. Nếu quăng chính xác vào phần sau xe, đoạn lưới sẽ cuốn vào bánh sau. Sau một lúc loạng choạng, chiếc xe sẽ từ từ dừng lại. Sau đó, CSGT sẽ đến lập biên bản đối với chủ phương tiện, nếu lỗi nhẹ thì có thể gỡ lưới tại chỗ, lỗi nặng thì đưa xe vi phạm về trụ sở để xử lý.
Chiếc lưới bị quấn vào bánh sau khiến xe vi phạm không thể bỏ chạy được xa. Ảnh: NGUYỄN DÂN

Cũng theo ông Nghĩa, từ khi CSGT TP Thanh Hóa sử dụng biện pháp này, khách vào quán ông đã bàn tán rất nhiều. Có khá nhiều người ủng hộ vì cho rằng đó là phương án hiệu quả để giữ trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, một số người lại phản đối kịch liệt vì cho rằng nó có thể gây tai nạn cho người vi phạm. Họ cũng đã thấy nhiều trường hợp do bị quăng lưới đã té ngã, bị thương.

“Bản thân tôi cũng không ủng hộ biện pháp này vì thấy nó quá nguy hiểm không những cho đối tượng mà còn cho những người đang lưu thông bình thường khác. Ban ngày, đoạn đường này khá tấp nập nên việc quăng lưới một chiếc xe vi phạm sẽ rất dễ gây tai nạn cho những xe khác. Cạnh đó, tôi thấy biện pháp này thiếu tính nhân văn và làm hình ảnh của những người thi hành công vụ bị giảm sút” - ông Nghĩa nói.

Theo chị Nga, chủ hàng nước giải khát tại một ngã ba, nếu búi lưới quăng vào bánh sau thì có thể không sao nhưng nếu quăng vào bánh trước xe đang đi tốc độ cao thì vẫn rất nguy hiểm. Tôi đã thấy một trường hợp xe vi phạm bị tung lưới vào bánh trước khiến cả người lẫn xe bị hất tung. Chị Nga cho rằng việc ngăn chặn những đối tượng vi phạm để đảm bảo an toàn giao thông là rất tốt nhưng phải làm sao để đảm bảo tuyệt đối cho họ cũng như những người đi đường khác.

Theo Thượng tá Lê Văn Ngọc, Phó Trưởng phòng Công tác chính trị và Công tác quần chúng Công an tỉnh Thanh Hóa, biện pháp này là một sáng kiến độc đáo của Công an TP Thanh Hóa, được áp dụng rộng rãi trong riêng địa bàn TP từ ngày 28-10 trong đợt cao điểm xử lý tình hình trật tự an toàn giao thông theo Chỉ thị 04 của Thành ủy. Biện pháp này chỉ áp dụng đối với những đối tượng không chấp hành hiệu lệnh của CSGT và bước đầu đang phát huy hiệu quả rất tốt.

Ngưởi ủng hộ, người không

“Có thể nói đây là biện pháp hữu hiệu nhất từ trước tới giờ trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Biện pháp này rất an toàn nếu lưới được quăng chính xác vào bánh sau. Tuy nhiên, nếu người vi phạm đi với tốc độ cao và cố lết để bỏ chạy thì có thể không tránh được việc té ngã. Tôi cũng có nghe có một số trường hợp người vi phạm bị xây xát nhẹ chứ chưa có tai nạn nào đáng tiếc xảy ra” - Thượng tá Ngọc khẳng định.

Cũng theo Thượng tá Ngọc, dù lãnh đạo tỉnh đã thông qua chủ trương cho phép thực hiện việc tung lưới bắt người vi phạm nhưng một số khác vẫn còn băn khoăn hoặc không ủng hộ. “Khi đưa ra một cái gì quá mới thì chắc chắn sẽ có hai luồng dư luận, điều này là không thể tránh khỏi. Chúng tôi cũng đã có văn bản báo cáo lên Bộ Công an, xin ý kiến chỉ đạo nhưng có lẽ chính lãnh đạo Bộ cũng đang cân nhắc nên chưa có văn bản phản hồi” - ông Ngọc cho biết.

Thượng tá Ngọc cho rằng biện pháp này không ảnh hưởng đến quyền cơ bản của công dân và chỉ là một thủ pháp nghiệp vụ của lực lượng công an. Những thủ pháp này có thể được linh động thực hiện để phù hợp với tình hình của địa phương.

Thực hiện Chỉ thị 04 của UBND TP Thanh Hóa về đảm bảo trật tự an toàn giao thông (và trấn áp một số loại tội phạm), công an TP đã huy động 150 dân phòng kết hợp với các lực lượng cảnh sát khác chia thành 20 nhóm để chốt chặn tại các điểm nóng và đều mang theo lưới. Theo lãnh đạo Công an TP Thanh Hóa, biện pháp này đã được sử dụng từ cuối năm 2009 để chuyên trấn áp các đối tượng đua xe, lạng lách, đánh võng vào ban đêm. Từ 28-10 vừa qua, việc quăng lưới mới bắt đầu được áp dụng rộng rãi và thực hiện vào ban ngày. Công an TP Thanh Hóa cho biết sau khi nghiên cứu và kiểm nghiệm, nếu đảm bảo về mặt khoa học cũng như thực tế, sáng kiến này sẽ được triển khai và phổ biến áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

NGUYỄN DÂN - THANH LƯU
Nguồn: PL Tp HCM 
Nguyễn Xuân Diện:
"Từ 28-10 vừa qua, việc quăng lưới mới bắt đầu được áp dụng rộng rãi và thực hiện vào ban ngày. Công an TP Thanh Hóa cho biết sau khi nghiên cứu và kiểm nghiệm, nếu đảm bảo về mặt khoa học cũng như thực tế, sáng kiến này sẽ được triển khai và phổ biến áp dụng trên phạm vi toàn quốc..." - Tính mạng người dân, được họ mang ra để thử nghiệm và nghiên cứu thế này sao?...Chúng ta là chuột bạch trong phòng thí nghiệm?

Việt Nam cấm bán đô la cho tiệm vàng

Tác Giả: Người Việt   
Thứ Ba, 22 Tháng 11 Năm 2011 21:36
Dân hoang mang vì tin đồn phá sản, sáp nhập
VIỆT NAM (TH) -Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cho hay sẽ tịch thu tang chứng và phạt ít nhất 2,500 đô la những ai bán đô la cho tiệm vàng.
 
  
Bán ngoại tệ không đúng chỗ, bị khép tội hình sự. (Hình minh họa của báo Tuổi Trẻ) 
Qui định này thật ra đã có từ lâu nhưng bị vô hiệu hóa bởi thực tế cuộc sống. Nay đến lúc xiết, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam bèn nhắc lại lệnh cấm bán đô cho các tiệm vàng ở trong nước.

Trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ, ông phó giám đốc Ngân Hàng Nhà Nước tại Sài Gòn - Nguyễn Hoàng Minh cho biết Sài Gòn hiện có hàng chục quầy thu đổi ngoại tệ đặt nhan nhản tại các khách sạn siêu thị, phi trường, trung tâm thương mại, siêu thị...

Tuy nhiên, rất nhiều người dân không muốn đến những địa điểm này mà chỉ thích bán đô cho các tiệm vàng vì giá mua của họ cao hơn giá của ngân hàng mà thủ tục mua bán cũng giản dị, nhanh chóng và không đòi hỏi phải xuất trình giấy tờ lôi thôi.

Cho rằng các tiệm vàng được tự do mua bán ngoại tệ sẽ ôm một lượng lớn ngoại tệ trong tay dễ dàng gây nên những cơn sốt giá làm đảo lộn thị trường vàng và ngoại tệ, Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) tại Sài Gòn từng đề nghị cấm và không cấp giấy phép đổi ngoại tệ cho các tiệm vàng.

Báo Tuổi Trẻ trích lời của ông Nguyễn Hoàng Minh xác nhận rằng kể từ tháng 11 này, những người bán đô la cho các tiệm vàng không có giấy phép thu đổi ngoại tệ sẽ bị tịch thu và còn bị phạt ít nhất 2,500 đô.

Theo dư luận, đây là động tác thứ ba xiết thị trường ngoại tệ tiếp theo bước đầu tiên hạn chế số ngoại tệ tiền mặt mang theo của người xuất cảnh.
Theo qui định này, kể từ tháng 10 năm 2011 trở đi, mỗi cá nhân xuất cảnh chỉ được phép mang theo khoản ngoại tệ tương đương 5,000 đô la Mỹ. Khoản ngoại tệ được phép mang đi trước đó là 7,000 đô la mỗi người.

Ðộng tác thứ hai xiết chặt thị trường ngoại tệ của nhà nước Việt Nam là việc buộc phải mua bán ngoại tệ thông qua ngân hàng. Theo qui định này, mỗi cá nhân chỉ được phép mua tối đa khoảng 1,000 đô la mỗi ngày khi xuất cảnh, theo cách tính mỗi ngày xài 100 đô và thời gian lưu trú ở ngoại quốc ấn định là 10 ngày.

Báo Tuổi Trẻ cũng cho biết, kể từ đầu năm 2011 cho đến nay, công an tại Sài Gòn đã rình bắt 54 vụ mua bán ngoại tệ “ngoài qui định” và đã truy tố 7 vụ, coi như tội phạm hình sự.

Dư luận cũng cho rằng các biện pháp lùng sục, rình rập hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường ngầm, đồng thời với việc kiểm soát hoạt động công khai của nhà nước Việt Nam nhằm nắm chặt nguồn ngoại tệ trong tay. Các biện pháp này gây khó khăn ít nhiều cho người dân, đặc biệt là những người có con em du học ở ngoại quốc, bởi vì mua ngoại tệ ở các ngân hàng không dễ chút nào.

Gần đây, người ta còn hoang mang về tin đồn các ngân hàng thương mại trong nước có nguy cơ phá sản hàng loạt vì vỡ nợ, vì hệ thống tín dụng đen sụp đổ, vì tham nhũng của các cán bộ điều hành ngân hàng mà nhà nước không có khả năng cứu vãn.
Tin đồn càng lan nhanh, người dân càng lo lắng về khoản tiền gửi tại ngân hàng có nguy cơ mất trắng.

Cũng mới đây, nhà nước Việt Nam còn tuyên bố không bảo đảm giá trị tiền gửi bằng ngoại tệ và vàng khiến người dân thêm sốt vó.

Trong khi đó, cách nay 2 năm, ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng đã dọa sáp nhập các ngân hàng “không đủ điều kiện hoạt động,” đặc biệt là điều kiện vốn tối thiểu.
Từ cuối năm 2008, đã có 9 ngân hàng thương mại được coi là không đủ vốn hoạt động là Ngân hàng Ðệ Nhất, NH Gia Ðịnh, NH Thái Bình Dương, NH Mỹ Xuyên, NH Xăng dầu Petrolimex, NH Kiên Long, NH Việt Nam Thương Tín, NH Ðại Tín, NH Ðại Á.

Dù đã bị dọa nhưng tình thế đó vẫn chưa xảy ra và người ta không đoán được liệu chừng nào thì xảy ra. (P.L.)

Xung đột lớn giữa dân và công an tại Nghệ An


Xung đột lớn giữa dân và công an tại Nghệ An
23/11/2011


Theo: Vietinfo
-
Theo tin từ Sự Thật Canh Tân : Đã kiểm chứng, ở xã Đại Sơn – huyện Đô Lương – Nghệ An, khu vực trại nuôi lợn Thái Dương hiện đang xảy ra xung đột rất lớn giữa bà con nông dân và công an. Nhân dân đã đập nát hai xe cảnh sát, đồng thời đánh tả tơi, lột quần áo của gần chục công an của Tỉnh Nghệ An lên đó can thiệp cho một ông chủ chăn nuôi gia súc (trại lợn này rất lớn). Sự việc diễn ra hôm qua (21/11/2011)


Đây là việc xảy ra giữa nông dân và công an, gần giáo họ Cẩm Sơn – xứ Lưu Mỹ. Dù rất ủng hộ bà con, nhưng người Công giáo không liên quan và không tham gia đến tranh chấp.

Một người dân địa phương cho biết – “Do trại chăn nuôi lợn ô nhiệm môi trường nên người dân phản đối, Công an không bảo vệ dân, khôngbảo vệ luật pháp mà kéo hùa nhau lên bảo vệ chủ trang trại nên dân phải đánh thôi.”


Đây không phải lần đầu tiên, mà Trại lợn Thái Dương đã từng bị người dân địa phương nhiều lần xông vào vây hãm, đập phá đồ đạc. Lần này, dân địa phương có vẻ quyết tâm bám trụ để đẩy được trại lợn ra khỏi khu dân cư bằng sự chuẩn bị hậu cần hết sức đầy đủ. Ngay lối ra vào cổng, một chiếc lán dã chiến chắn hết lối vào, trong lán đủ rộng cho khoảng trên 100 người có thể tá túc cả ngày lẫn đêm. Tại hiện trường đang có mặt 25 người là đàn ông và phụ nữ của xã Đại Sơn và gần chục trẻ em lớn bé. Trong lán có 4 người đàn ông đang say sưa đánh phỏm trên một chiếc giường, phía trước lán là hàng chục xe máy đặt lộn xộn và một chiếc xe trâu trên đó đã chuẩn bị sẵn 6 – 7 thùng nước uống loại 20 lít/thùng. Quan sát kỹ thì số người này đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng thiết yếu từ mỳ tôm, nước uống đến giường, chiếu, chăn màn … để bám trụ lâu dài.




Lần xung đột trước xảy ra vào Chập tối ngày 29/9/2010. hàng trăm người dân xã Đại Sơn, Đô Lương đang tràn vào đập phá văn phòng Công ty TNHH Giống lợn Thái Dương, cướp tài sản và lùa hàng nghìn con lợn ra ngoài.


Trước đó, ngày 23/06/2010, hàng trăm người dân xã Đại Sơn đã đồng loạt đòi Cty TNHH Lợn giống Thái Dương phải di dời ngay trại lợn ra khỏi địa bàn xã Đại Sơn(!) Sau khi đập phá, lấp 3 giếng nước ngầm, hàng trăm người dân xã Đại Sơn (Đô Lương, Nghệ An) đã vây hãm, chặn cổng ra vào làm gần 19.000 con lợn lớn, bé bị thiếu nước và thiếu thức ăn nghiêm trọng. Đỉnh điểm là hơn 1.000 con lợn lăn đùng ra chết một cách thảm thương. Tổng thiệt hại của DN đã lên tới hơn 3 tỷ đồng.


Vẫn biết, sau sự cố ô nhiễm môi trường xẩy ra ở trại lợn giống ngoại Thái Dương, xã Đại Sơn đang trở thành một “điểm nóng” khiến các cơ quan chức năng phải đau đầu, nhưng việc để hàng trăm người dân xông vào trụ sở công ty để đập phá tài sản và cướp bóc như chỗ không người là điều rất khó xẩy ra(!?)


Thế nhưng, khi vào đến khu vực Văn phòng Công ty TNHH giống lợn Thái Dương, tận mắt chứng kiến cảnh tan nát đến thảm hại tại đây thì mới biết hoá ra phép nước, kỷ cương ở đây dường như đã bị coi thường một cách kỳ lạ: Tại phòng kế toán, tài chính, công văn, giấy tờ bị lục tung và vứt loạn xạ trên nền nhà, bàn ghế bị đạp đổ ngổn nganh, mấy dàn máy vi tính, máy in, máy phôtôcopi… bị đập phá tan tành, két sắt đựng tiền bị phá khoá, cánh cửa két mở toang, méo mó một cách thảm hại. Tủ đựng giấy tờ, tử hồ sơ đều bị cạy phá và giật tung khiến giấy tờ, sổ BHXH… của cán bộ công nhân vung vãi cả gian phòng. Cửa kính tứ bề bị đập nát, mảnh gương vỡ và gạch đá tung toé khắp sàn nhà và các lối đi lại…


Sang phòng làm việc, phòng ăn, phòng ở của cán bộ, nhân viên văn phòng cũng trong tình trạng tương tự: Đồ đạc, quần áo bị lục tung, đồ dùng cá nhân bị vứt khắp nơi; nồi niêu, xong chảo bị đập vỡ, méo mó đồ ăn, thức uống bị hất đổ tung toé khắp sàn nhà… Có thể nói, văn phòng Công ty TNHH giống lợn Thái Dương sau gần 2 giờ đồng hồ bị các đối tượng quá khích “càn quét” đã xác xơ, tiêu điều như sau một trận bom B52…


Anh Lê Hoa Đăng, cán bộ quản lý an ninh của Công ty TNHH giống lợn Thái Dương mặt mũi bơ phờ sau một đêm thức trắng kể trong nỗi kinh hoàng: Khoảng gần 20 giờ tối 29/9/2010, nghe tiếng xe máy và tiếng ồn của đám đông phía ngoài trại vọng vào, tôi lập tức leo lên tháp nước cao nhất của trại để quan sát xem sao thì thấy cùng một lúc có tới 4 tốp người mang theo các loại dao, búa, mã tấu, gậy gộc hùng hổ xông vào công ty từ 4 phía: Một nhóm đi thẳng từ cửa chính, một nhóm vào từ phía trại lợn, một nhóm khác đi từ hướng đập Chọ Ràn và một nhóm vượt qua hàng rào phía sau trụ sở văn phòng. Cả 4 nhóm đều đồng loạt xông lên dùng gạch đá nép vỡ toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng trong khu vực trại lợn và văn phòng.


Khi toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng bị tắt ngấm, họ dùng đèn ắc quy cầm tay, chia nhau ào lên vừa phá hỏng hệ thống bơm nước lên tháp vừa xông vào đập phá toàn bộ hệ thống cửa kính còn lại rồi cạy cửa xông vào mở từng cửa các chuồng lợn rồi đuổi hàng nghìn con lợn lớn nhỏ ra ngoài.


Két sắt bị phá và cướp sạch tiền


Trước hành động đầy nguy hiểm nói trên toàn bộ cán bộ, công nhân viên của công ty đều tìm cách thoát thân, một số phụ nữ buộc phải co cụm vào phòng ngủ khoá trái cửa lại để mặc cho họ thả sức đập phá, cạy cửa xông vào phòng làm việc, phòng ăn, phòng vệ sinh phá huỷ toàn bộ những cái gì có thể phá được. Điều tai hại không dừng lại ở đó mà khá nhiều kẻ đã vơ vét những thứ mà họ thích mang về nhà riêng. Cuộc “tập kích” chớp nhoáng cho đến khoảng 21 giờ 40 phút cùng ngày thì chấm dứt. Bỏ lại đằng sau một đống hoang tàn và đổ nát cùng với tình cảnh hồn xiêu, phách lạc của những người có mặt trong đêm định mệnh ấy…


Anh Lê Ngọc Hùng, cán bộ vừa được Tổng công ty cử từ Hà Nội vào để quản lý trại lợn ngoại này cho biết: Tôi mới vào đây được khoảng 6 ngày nên dân ở đây chưa biết tôi là ai. Vì thế, thấy tôi trà trộn vào đám hỗn quân, hỗn quan ấy nhưng họ không hề làm gì. Tôi tận mắt chứng kiến trong số các phần tử quá khích vào đập phá, cướp bóc tài sản của công ty và của cán bộ công nhân viên, có cả những thanh, thiếu niên mới chừng 15 – 16 tuổi. Số đối tượng vào văn phòng phá phách, vơ vét tài sản từ máy vi tính (4 CPU và 7 màn hình vi tính tinh thể lỏng) và nhiều thứ khác đều được chuyển qua hàng rào cho người ở phía ngoài mang về. Họ sục sạo và lục tung quần áo của chị em phụ nữ để tìm ví tiền. Có nhóm còn bắt cả lợn, lấy cả máy bơm nước mang về…


Chị Vi Thị Hà, cán bộ kế toán của Công ty thảng thốt kể với chúng tôi: Lúc đó, mấy chị em mới bắt đầu ăn cơm tối thì thấy họ mang theo gậy gộc, dao kiếm hùng hổ xông vào nên ai nấy đều bỏ chạy về phòng mình để lẩn tránh. Phòng của em làm bằng nhôm kính, sợ quá nên em liều mạng chạy xuống phòng của mấy chị ở phòng kỹ thuật có cửa gỗ để cố thủ. Thế mà họ vẫn đập cửa rầm rầm nhưng do cửa đã khoá trái và chốt trong nên bọn họ mới bỏ đi. Chị Hà cho biết, ngoài số tài sản như máy vi tính, máy bơm, hồ sơ, công văn, giấy tờ bị cướp đi còn có khoảng 90 triệu đồng tiền mặt tồn quỹ để trong két sắt cơ quan…


Anh Lê Ngọc Hùng cho biết: Sáng 29/9/2010, CA huyện Đô Lương đã gọi hỏi 3/7 đối tượng (được xem là cầm đầu) lên trụ sở UBND xã Đại Sơn để “hỏi cung” thì ngay lập tức có khoảng 50 người dân kéo vào trụ sở, chửi bới CA và giải vây cho 3 đối tượng này thoát thân. Có lẽ vì vụ đó nên, buổi sáng hôm đó có khoảng 40 người kéo vào Công ty TNHH giống lợn Thái Dương không biết để làm gì nhưng đến gần 20 giờ tối 29/9 thì Công ty bị tấn công. Khi họ mới xuất hiện trước cổng cơ quan, chúng tôi đã gọi điện cho CA huyện để kêu cứu. Thế nhưng, khoảng gần 2 tiếng sau thì lực lượng CA huyện và Huyện đội mới về đến địa bàn xã thì họ đã “cao chạy, xa bay”. Khi thấy tạm yên, chúng tôi huy đọng mọi người ra xua lợn từ ngoài sân vào chuồng chờ trời sáng…


Sau cuộc đối thoại với nhân dân xã Đại Sơn (Đô Lương, Nghệ An) vào sáng nay 22/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Đinh Viết Hồng đã quyết định sẽ di dời trại chăn nuôi lợn Thái Dương ra khỏi địa bàn xã Đại Sơn.


Sau 10 ngày người dân xã Đại Sơn (Đô Lương, Nghệ An) bao vây trại chăn nuôi của Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương để phản đối việc trại chăn nuôi này gây ô nhiễm và chậm hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải cũng như khắc phục hậu quả, sáng ngày 22/11, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức một buổi đối thoại trực tiếp với người dân để giải quyết vấn đề dân nêu. Tham dự buổi đối thoại có lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An, UBND huyện Đô Lương, các Sở TN&MT, NN&PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường, lãnh đạo Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương và hàng trăm người dân xã Đại Sơn.


Bất chấp thời tiết mưa lớn, ngay từ sáng sớm, hàng trăm người dân xã Đại Sơn đã có mặt tại UBND xã Đại Sơn để tham dự cuộc họp. Có 11 ý kiến của các cá nhân đại diện cho nhân dân các xóm 7, 8 ,9 ,10 – khu vực bị ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm môi trường của trại lợn Thái Dương gây ra – được phản ánh trực tiếp đến đoàn chủ tịch. Bên cạnh việc tố doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, chậm khắc phục hậu quả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân, người dân cùng chung một quan điểm phải di dời trại lợn ra khỏi khu dân cư.


Buổi đối thoại nhiều lần bị gián đoạn bởi người dân quá bức xúc, đoàn chủ tịch và lực lượng chức năng phải rất khó khăn để vãn hồi trật tự. Nỗi bất bình của dân lên tới đỉnh điểm khi không cho đại diện Sở TN&MT tỉnh Nghệ An phát biểu ý kiến. Lý do dân đưa ra là họ đã không còn tin vào Sở Tài nguyên – Môi trường nữa.


Sau những ý kiến của người dân, ông Lê Quang Thành – Tổng giám đốc Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương lên giải trình nội dung của sự chậm trễ trong việc hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải. Khi ông Thành chưa kết thúc phần trình bày đã bị người dân yêu cầu đi xuống.


Thay mặt đoàn chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Đinh Viết Hồng phát biểu kết luận cuộc đối thoại. Theo đó, ông Hồng hứa sẽ di dời trại lợn Thái Dương ra khỏi địa bàn xã Đại Sơn. “UBND tỉnh xin được tiếp thu ý kiến của bà con và chấp thuận đề xuất di dời trại lợn Thái Dương ra khỏi địa bàn xã Đại Sơn. Tuy nhiên việc di dời trại lợn phải có lộ trình thời gian. Đồng thời tỉnh cũng yêu cầu Công ty Thái Dương ngừng sản xuất để tập trung khắc phục hậu quả và di chuyển. UBND tỉnh Nghệ An sẽ có trách nhiệm giới thiệu địa điểm mới cho Công ty Thái Dương”, ông Đinh Viết Hồng nói.


Ông Hồng cũng yêu cầu Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương tập trung xử lý môi trường trước khi di chuyển; trong thời gian sớm nhất phải giảm tổng đàn; bồi thường, hỗ trợ sản xuất cho nhân dân theo quy định và phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người dân. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh nhanh chóng kiểm tra nguồn nước để sớm có câu trả lời cho bà con. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc chuẩn bị di dời và xử lý môi trường, ông Đinh Viết Hồng cũng đề nghị người dân hợp tác, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bằng việc dỡ các lán trại mà dân đã dựng lên từ 10 ngày nay.


Ông Đinh Viết Hồng – Phó CT UBND tỉnh Nghệ An: “Sẽ di dời trại lợn Thái Dương ra khỏi địa bàn xã Đại Sơn”  Đề nghị cuối cùng của ông Đinh Viết Hồng không được người dân chấp nhận. Đại diện người dân kiên quyết: Chỉ khi nào Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương di dời thì người dân mới dỡ lán. Đề nghị UBND tỉnh phải cho mốc thời gian di dời cụ thể.


Trước tình thế đó, ông Lê Quang Thành đứng lên cho biết sẽ tổ chức di chuyển trại lợn trong thời gian sớm nhất; trước ngày 30/12/2011.


Hiện tại sau 10 ngày bị dân bao vây, chặn mọi phương tiện ra vào, tính đến thời điểm hiện tại, nguồn thức ăn cho lợn đã hết, hàng nghìn con lợn tại trại lợn giống ngoại Thái Dương đang đứng trước nguy cơ chết đói. Được biết, Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương đã đầu tư hơn 200 tỷ đồng để xây dựng và vận hành trại chăn nuôi lợn giống ngoại lớn nhất tỉnh Nghệ An. Trại chăn nuôi này đã đi vào hoạt động được 6 năm nay và liên tục bị người dân tố gây ô nhiễm môi trường. Việc di dời trại chăn nuôi với hệ thống thiết bị cùng hàng ngàn con lợn cũng sẽ kéo theo nhiều vấn đề cần phải giải quyết.


Nguồn: dantri, DLB

Phạt tù phó trưởng phòng tư pháp tấn công CSGT


SGTT.VN - Ngày 22.11, TAND quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ đã xét xử sơ thẩm vụ "Chống người thi hành công vụ" đối với bị cáo Huỳnh Thanh Thắng, phó trưởng phòng tư pháp huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Toà đã tuyên phạt ông Thắng 15 tháng tù giam.

Theo cáo trạng, ngày 26.7.2011, ông Thắng đang điều khiển xe môtô trên tuyến quốc lộ 1A thuộc thành phố Cần Thơ thì bị tổ tuần tra kiểm soát giao thông (phòng cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt, Công an thành phố Cần Thơ) phát hiện chạy quá tốc độ. Ông Thắng lớn tiếng cự cãi với lực lượng cảnh sát giao thông, dùng những lời lẽ xúc phạm công an, không đồng ý ký tên vào biên bản vi phạm, chụp lấy khẩu súng ngắn của một chiến sĩ cảnh sát giao thông...

An Dân

Gần 75.000 lao động đã xuất ngoại

SGTT.VN - Theo cục Quản lý lao động ngoài nước, số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp cho thấy tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 10.2011 là 7.246 người, nâng tổng số lao động đưa đi từ đầu năm đến nay lên 74.919 người.

Trong đó thị trường Đài Loan dẫn đầu với 31.014 lao động, Hàn Quốc 14.942, Malaysia 8.400, Nhật Bản 5.778, Arập Saudi 3.367, Lào 3.290, Campuchia 2.322, Macao 1.608, UAE 1.111, Cộng hoà Síp 697, Israel 327, Algeria 204 lao động.

Cục này cho biết khả năng cả năm 2011 sẽ đưa được 87.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Thiện Phúc

CSGT hay chửi thề không được đứng chốt ??? CSGT hay chửi thề thì sẽ thích hợp làm công việc gì ???

Thứ Tư, 23/11/2011, 07:28 (GMT+7)

CSGT hay chửi thề không được đứng chốt

TT - Ban giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức chấn chỉnh hoạt động tuần tra của lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) để phòng ngừa sai phạm, tiêu cực.

Theo đó, toàn bộ CSGT phải viết cam kết không vi phạm quy trình tuần tra kiểm soát, không được tham gia hoạt động kinh doanh vận tải dưới bất kỳ hình thức nào và phải thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản.

Đáng chú ý, những CSGT có thói quen chửi thề, nói tục dứt khoát không được bố trí vào công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, tiếp dân...

Ngoài ra, CSGT tham gia tuần tra kiểm soát không được tùy tiện dừng xe khi chưa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc chưa có mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền. CSGT khi kiểm tra giấy tờ không được "núp lùm" hoặc đứng ở vị trí che khuất.

H.MI

Những khoản lỗ “tay trái” ngàn tỉ của EVN


Ớn lạnh thịt thối


TGĐ công ty CP sàn bất động sản Việt Nam tù chung thân


Ông Lê Hồng Bàng, nguyên Tổng giám đốc công ty cổ phần sàn bất động sản Việt Nam, bị tuyên án tù chung thân trong phiên xử tại Hà Nội hôm qua, về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cáo trạng cho thấy qua những vụ lường gạt xảy ra từ năm 2007, bị cáo cùng nhiều đồng phạm đã chiếm đoạt, thu tiền của gần 400 người lên tới 346 tỷ đồng.

Tại phiên tòa, nhiều người bị lường gạt vẫn tin là các dự án "hợp đồng vay vốn" đăng ký mua nhà là có thật. Những màn trình diễn của Lê Hồng Bàng rất tinh vi như mời khách tới xem sơ đồ, dự án, ra tận công trường xây cất, nhìn thấy dự án đang được thi công với máy móc tối tân, đồ sộ.

Hai đồng phạm của Bàng là Hoàng Văn Cường và Hà Tuấn Linh hiện đang bỏ trốn.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.


Hình ảnh dân phòng trong mắt dân


Việc một dân phòng xông vào gây hấn với linh mục và giáo dân giáo xứ Thái Hà đã gióng lên tiếng chuông báo động về tình trạng lạm dụng quyền hạn của lực lượng dân phòng, góp phần tạo nên thái độ đề phòng dân phòng của người dân.

Photo courtesy of hanoimoi.com.vn

Lực lượng dân phòng phường Yết Kiêu, quận Hà Đông tham gia công tác quản lý trật tự đô thị.

Điểm qua một số sự kiện xảy ra gần đây, có không ít trường hợp đánh người gây thương tích, thậm chí thiệt mạng, mà có sự nhúng tay của lực lượng dân phòng. Gần đây nhất là vụ một nhóm dân phòng ở phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, đánh trọng thương anh Nguyễn Hữu Thắng trong lúc đi tuần ban đêm hôm 16/9 khiến cho anh này bị ngất xỉu và phải nhập viện cấp cứu, chỉ vì Thắng và nhóm bạn có lời qua tiếng lại với nhóm dân phòng trên. 

Trước đó khoảng một tháng, vụ việc nhóm sinh viên 4 người bị lực lượng dân phòng ở phường Hoà Hiệp, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng, đánh bể đầu, xịt hơi cay và chích roi điện khiến một trong số các sinh viên bị đốt cháy vào ngày 6/8, khiến dư luận hết sức bất bình. Chưa kể những sự việc xảy ra hằng ngày mà rất nhiều người dân đã gặp và chứng kiến như dân phòng hạch họe, chửi bới người vi phạm giao thông, có hành vi đe dọa, gây hấn đối với người không đội mũ bảo hiểm v.v…

Dân phòng là ai?

Nhưng sự việc gây bức xúc trong dư luận nhất có lẽ là vụ dân phòng cùng với công an đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng ở Hà Nội chỉ vì vi phạm lỗi đội mũ bảo hiểm. Nói về sự việc xảy ra với cha, chị Kim Tiến, con ông Trịnh Xuân Tùng, cho biết:

"Theo em được biết, lực lượng dân phòng là lực lượng để hỗ trợ cho những chiến sĩ công an nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ của họ. Họ chỉ có nhiệm vụ là đứng nhắc nhở và giữ gìn trật tự an ninh thôi, ngoài ra họ không có quyền và chức trách gì khác. Nhưng em thấy trong vụ của bố em, họ đã lạm dụng điều đó. Họ lao vào tấn công bố em. Hành động đó không khác gì hành động của những tên côn đồ." 

Được biết, dân phòng là lực lượng được thành lập ra với mục đích hỗ trợ bảo vệ trật tự ở địa phương. Ở các thành phố lớn, lực lượng dân phòng được lập ra với số lượng tùy theo nhu cầu của từng phường. 

Riêng ở quận Đống Đa, Hà Nội, nơi xảy ra sự việc dân phòng gây hấn ở giáo xứ Thái Hà, ông Vĩnh, một người dân ở quận này cho biết: 

"Dân phòng thì các phường người ta đều tổ chức, mỗi phường có một số người. Cái này thì mới xảy ra cách đây vài ba năm thôi. Người ta có thêm lực lượng đó, đó là những người về hưu, những cựu chiến binh, thậm chí có phường dùng cả những thành phần bất hảo, có những thành phần đi tù về, để với ý là giữ gìn trật tự. Cái đấy thì thực tế cũng có tác dụng nhất định, ví dụ như phân luồng giao thông, bảo vệ trật tự ở chợ, ở những chỗ hỗ trợ cho cảnh sát. Người ta vẫn lên án việc lạm dụng.

Theo em được biết, lực lượng dân phòng là lực lượng để hỗ trợ cho công an. Họ chỉ có nhiệm vụ là đứng nhắc nhở và giữ gìn trật tự an ninh thôi, ngoài ra họ không có quyền và chức trách gì khác. 

Chị Trịnh Kim Tiến, HN

Không biết là như thế nào nhưng rõ ràng là tốn kém đáng kể và cái này phát sinh từ ngày có vụ Thái Hà đến giờ và Đống Đa là để thí điểm, sau đó đến nhiều nơi khác. Tôi có hỏi chuyện mấy anh dân phòng ở tổ dân phố ở phường Trung Tự thì họ có nói cái này là mới có sau vụ đó (đòi đất ở giáo xứ Thái Hà trước đây). Mỗi phường thường có độ 5 – 7 người gì đó để tăng cường thêm cho lực lượng công an. Trước đây thì không có cái đó."

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, lực lượng dân phòng chuyên trách thường do UBND cấp phường đứng ra tuyển dụng, ký hợp đồng và trả tiền mỗi tháng. Tuy nhiên, công an phường sẽ là đơn vị quản lý, phân công và điều động lực lượng này. Ngoài ra, ở một số nơi còn có dân phòng khu phố. Lực lượng này do người dân bầu chọn nên họ nhận tiền từ tổ dân phố. Lực lượng này thường không có đồng phục mà chỉ đeo băng đỏ ở tay và không được mang theo công cụ. Nhiệm vụ của dân phòng nói chung là tham gia hỗ trợ cho công an trong các việc như đi tuần tra, giải tỏa, bảo vệ hiện trường tai nạn, đưa người vi phạm về trụ sở công an… nhưng không được phép kiểm tra hay xử lý trong các vụ việc.

Đó là một số những quy định về lý thuyết về chức năng và nhiệm vụ của lực lượng dân phòng? Thế còn trên thực tế thì sao?

Tại sao dân "phòng"… dân phòng?

Không thể phủ nhận, trong nhiều trường hợp, lực lượng dân phòng đã góp phần giữ gìn trật tự an ninh xã hội theo đúng chức năng của họ. Nhưng trong nhiều trường hợp khác, thái độ và cách hành xử của lực lượng dân phòng đã khiến cho không ít người dân không mất đi thiện cảm đối với lực lượng này. 

dan-phong-wordpress.com-250.jpg
Hai dân phòng phường Ô Chợ Dừa xông ra đường chặn xe. Photo courtesy of wordpress.com
Nhận xét về điều này, ông Vĩnh cho biết: 

"Cũng có nhiều ý kiến khác nhau lắm. Có nhiều người người ta không ưa lực lượng đó bởi vì nhiều khi họ lạm dụng vai trò của mình, làm quá mức những gì mình được ủy nhiệm, ví dụ như bắt người đội mũ bảo hiểm. Còn những việc khác như phân luồng giao thông ở cổng trường học như ở trường Bế Văn Đàn, trường Hồ Đắc Duy ở đường Nguyễn Lương Bằng. Trong một số trường hợp cũng được như trong cắm cờ ở các khu vực nguy hiểm khi bị lũ lụt, đi tuần vào ban đêm, hoặc giúp coi xe ở những điểm tụ tập xem bóng đá ban đêm… 

Ở khu vực quanh đây thì họ làm việc cũng được. Nhưng có đôi chỗ thì họ lạm dụng, chẳng hạn như họ bắt một số người, điển hình như vụ bắt anh Paulus Lê Sơn ở trên đường Nguyễn Lương Bằng thì do lực lượng dân phòng là chính, kết hợp với công an, bắt anh ta lên xe ô tô, rồi trói, đè nghiến ra và đưa về phường Quang Trung. Thế thì dân phòng đã làm quá mức quy định của mình, thậm chí còn đánh người."

Tình trạng lạm dụng quyền hạn của dân phòng đã được báo chí lên tiếng khá nhiều, ngay trong những vụ việc hoàn toàn không mang tính "nhạy cảm" như liên quan đến chính trị hay tôn giáo. 

Trong khá nhiều sự việc bị báo chí đưa lên, luôn luôn có một đại diện của lực lượng công an lên tiếng bênh vực cho hành vi vi phạm pháp luật của dân phòng, khiến cho nhiều người dân thêm bức xúc và mất lòng tin đối với lực lượng này. Một giáo dân ở Thái Hà cho biết:

"Thực ra thì chức năng của dân phòng là lực lượng hỗ trợ các lực lượng an ninh để đảm bảo an ninh trật tự trong một khu vực nào đấy nhất định. Nhưng nhiều khi có cảm giác trong quá trình thi hành công việc, họ tỏ thái độ hống hách này kia cũng rất nhiều cho nên thiện cảm của người dân đối với lực lượng đấy không nhiều lắm, kể cả những người dân bình thường cũng thế, không chỉ trong những vụ liên quan đến tôn giáo hoặc biểu tình, mà kể cả những việc mà họ làm ngoài đường cũng thế. Mà đằng sau họ lại được bảo kê bởi nhiều cơ quan an ninh khác nữa cho nên các ông ấy hống hách lắm."

Qua rất nhiều sự việc dân phòng gây hấn, chửi bới, đánh đập người dân, nhiều người dân đã chọn cách "tránh voi chẳng xấu mặt nào", một số khác lên tiếng qua các phương tiện thông tin đại chúng, thậm chí có người còn đề nghị "mở một lớp dạy văn hóa" cho lực lượng này. 

Chị Bùi Thị Minh Hằng, người đã từng nhiều lần tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, cho đây là một lực lượng có lối hành xử thấp kém:

"Từ xưa đến nay, nhìn nhận của người dân đối với lực lượng dân phòng ở Việt Nam đã không có gì là thiện cảm và tin tưởng cả. Bởi vì sao? Vì chính quyền họ dùng lực lượng dân phòng gồm nhiều thành phần nên cách hành xử nói chung (họ) là công cụ, ngay cả ngành công an còn là công cụ, cho nên lực lượng dân phòng là những công cụ mạt hạng."

Trở lại với sự việc ở giáo xứ Thái Hà, cũng như nhiều người dân khác, chị Minh Hằng cho rằng việc người dân phòng xông vào gây hấn ngay trong diễn ra thánh lễ là điều không thể chấp nhận được. Chị nói:

Từ xưa đến nay, nhìn nhận của người dân đối với lực lượng dân phòng ở Việt Nam đã không có gì là thiện cảm và tin tưởng cả. 

Chị Bùi Thị Minh Hằng, HN

"Mặc dù mình không phải là giáo dân, nhưng mà dù là giáo dân hay nông dân hay nhân dân, thì tất cả việc làm người ta đều cần phải có luật pháp, có tôn ti trật tự. Vấn đề Thái Hà (nếu) họ có điều gì sai trái pháp luật thì đương nhiên cá nhân Minh Hằng và nhiều người dân khác sẽ không ủng hộ. Nhưng bản thân giáo xứ Thái Hà, thì Minh Hằng thấy ở họ không có điều gì sai trái cả. Chuyện họ đi đòi đất đòi cát, điều đó là đương nhiên thôi, là bởi vì có vay thì phải có trả. Mượn thì phải trả, chứ đâu thể mượn rồi giở trò ăn cướp được. Chính những điều đó và bây giờ họ làm những điều mà mình cho là không thể chấp nhận được, ví dụ như chuyện tay dân phòng." 

Chính vì vậy, chị Minh Hằng đã kêu gọi những người bạn của mình trên Facebook cùng thắp nến cầu nguyện cho giáo xứ Thái Hà kể từ bây giờ cho đến Noel. 

Theo chị, giáo dân Thái Hà hiện nay đang là những người lâm nạn trước tình trạng cư xử thô bạo của lực lượng an ninh, trong đó có dân phòng. Chính vì thế, việc làm của chị không phải là để bảo vệ giáo dân hay giáo xứ Thái Hà, mà là để bảo vệ pháp luật, công lý và sự thật. Có lẽ đây cũng là điều mà mọi người dân Việt Nam đều mong muốn nhìn thấy, đặc biệt là nơi những người được xem là lực lượng giữ gìn trật tự, an ninh xã hội.


Theo dòng thời sự:

Rau Húng chó hay húng quế (rau Quế ăn phở) – vị thuốc dân gian

10-07-2011
 
Húng chó hay húng quế (rau Quế ăn phở) (ảnh: internet).