THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

15 December 2012

Coca-Cola Việt Nam thản nhiên tuyên bố... 'trong sạch'?!



(Petrotimes) – Sau khi dính phải nghi án “chuyển giá” nhằm trốn thuế trong nhiều năm liền gây phẫn nộ dư luận, đại diện Coca-cola Việt Nam đã lên tiếng trả lời báo chí.
Dù 10 năm không nộp thuế cho nước sở tại nhưng Giám đốc đối ngoại của Coca-Cola lại tuyên bố là "đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam" và thản nhiên cho rằng mình "trong sạch".
Về việc Coca - Cola Việt Nam "làm xiếc" để liên tục báo thua lỗ trong nhiều năm qua, ông Nguyễn Khoa Mỹ, Giám đốc đối ngoại công ty Coca-cola VN lý luận rằng: Nguyên nhân là do lạm phát cao, giá nguyên liệu đầu vào tăng, lãi vay tăng và do công ty mới đầu tư vào dây chuyền sản xuất và mạng lưới phân phối.
Về vấn đề vì sao nhiều năm liền công ty liên tục thua lỗ nhưng vẫn được công ty mẹ đầu tư 300 triệu USD vào thị trường ở Việt Nam, ông Mỹ cho rằng: khoản đầu tư này nhằm giúp doanh nghiệp có thể phát triển một cách mạnh mẽ và bền vững trong dài hạn trong đó phần dùng để đầu tư...
10 năm không nộp thuế nhưng ông Mỹ còn tuyên bố về khả năng Coca-Cola đóng góp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam: "Khoản đầu tư mới trị giá 300 triệu USD trong vòng 3 năm tới sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp của chúng tôi tăng trưởng nhanh hơn và giúp Coca - cola VN có thể đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế cũng như xã hội Việt Nam".
http://petrotimesgate.petrotimes.vn/stores/news_dataimages/dothuytrang/122012/14/16/IMG_1444.jpg
Coca-Cola vừa "làm trò" vừa cho rằng mình... "trong sạch"?!
Ông Mỹ cho rằng thị trường nước giải khát không cồn của Việt Nam vẫn còn đang trong thời kỳ đầu với lượng tiêu thụ trên đầu người còn ở mức thấp. Vì vậy đây là một thị trường đầy tiềm năng cho Coca-Cola phát triển.
Giám đốc đối ngoại Coca - Cola cũng khẳng định luôn tạo ra giá trị kinh tế cho địa phương nhưng: "Trước tiên chúng tôi cần phải đầu tư để xây dựng nền tảng và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường".
Dù luôn vỗ ngực xem mình là "thương hiệu lớn" nhưng với thực tế 10 năm Coca-Cola đã "làm trò" để lách thuế và những lý luận của ông giám đốc đối ngoại chẳng thể thuyết phục được ai.
Petrotimes từng nói về sự im lặng đánh trách của một bộ phận người bản xứ ở Coca-Cola và phát ngôn của ông giám đốc đối ngoại người Việt này sẽ chỉ càng làm cho dư luận thêm phẫn nộ.
Đỗ Thùy

Kinh hoàng “công nghệ” tái sản xuất dầu ăn



(Petrotimes) - Chỉ cần bỏ ra với 22.000 đồng, người tiêu dùng có thể mua được 1 lít dầu ăn có gắn nhãn mác như loại dầu ăn Tường An, Trường An hay Cooking oil…Ít ai biết rằng xuất xứ, nguồn gốc của loại dầu ăn này từ đâu mà có. Sau nhiều ngày điều tra tại ngôi làng chuyên sản xuất hàng nhái, hàng giả, hàng siêu bẩn, phóng viên Báo Năng lượng Mới đã mục sở thị “công nghệ” tái chế dầu thải đã qua sử dụng thành dầu ăn mới, dán nhãn mác có thương hiệu để lừa và đầu độc người tiêu dùng.
Theo chân “đầu nậu” gom dầu thải
Một nguồn tin mà chúng tôi có được từ một người chuyên đi bỏ mối dầu ăn tại các khu chợ quê, các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ và các điểm kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội, lại còn giật mình hơn khi biết được thứ dầu ăn này gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng con người đến mức nào mà lâu nay nó vẫn được bán trôi nổi trên thị trường.
Lân la hỏi chuyện, người phụ nữ nọ nói với chúng tôi rằng: “Đừng có tham rẻ mà mua phải thứ dầu ăn bẩn, độc đến chết người. Chỗ thân quen thì tôi mới nói thật vậy”. Thứ dầu ấy là dầu thải, dầu đã qua sử dụng được người dân thu gom về rồi tái chế đóng chai, bình, can và “phù phép” thành loại dầu có thương hiệu, uy tín trên thị trường.
Tìm về xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức (Hà Nội), nơi đây từ lâu được người dân tứ phương mệnh danh là “xã công nghệ cao”. Nói như vậy bởi cả xã này có đến hơn 90% hộ dân chuyên sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa tiêu dùng nhưng hầu hết các mặt hàng tiêu dùng ở đây đều do từng hộ gia đình tự sản xuất, làm nhái, làm giả, kém chất lượng. Thứ dầu ăn “siêu bẩn, siêu rẻ và siêu độc” ấy qua bàn tay của những con người vốn ít học nhưng lại nghiên cứu ra những “công nghệ”, chiêu trò ma mãnh để sản xuất dầu ăn bẩn. Sau nhiều lần liên hệ với gã “đầu nậu” tên Dân ở thôn 7 xã Dương Liễu - người chuyên đi thu gom, mua dầu ăn đã qua sử dụng, chúng tôi mới biết được đường đi, “vòng đời” của loại dầu ăn bẩn này.
Lò tái chế dầu ăn siêu bẩn
Dân năm nay ngoài 40 tuổi, đã có 3 năm chuyên đi thu gom dầu đã qua sử dụng trên một số địa bàn của thành phố Hà Nội rồi về bán cho xưởng chế biến dầu ăn tư nhân ở xã Dương Liễu. Phải cải trang là “thương nhân” kinh doanh đang chuẩn bị mở đại lý để cung cấp dầu ăn, chúng tôi mới được Dân cho theo chân hành trình một ngày đi thu mua dầu ăn thải cùng gã.
Chiếc xe ba gác có gắn mác thương binh lăn bánh, trên xe xếp đầy các can nhựa, thùng phuy nhựa, Dân phóng theo Quốc lộ 32 về hướng trung tâm thành phố. Trong câu chuyện với chúng tôi, Dân tiết lộ, mỗi ngày anh thu gom khoảng 500 lít dầu ăn đã qua sử dụng từ các nhà hàng lớn rồi về giao cho lò chế biến dầu ăn của bà T ở Hoài Đức. Nhìn bộ dạng từ đầu đến chân, không cần giới thiệu cũng đủ biết anh ta làm nghề gì. Dân cao hứng nói: “Anh vừa làm, vừa chơi mỗi ngày trừ đi chi phí, trung bình cũng kiếm được tiền triệu chú em à”.
Dân ngược xuôi qua nhiều khu phố, nơi có các nhà hàng, quán nhậu, quán ăn lớn trên đường Lê Đức Thọ, Lê Quang Đạo, phố Nguyễn Phong Sắc… là mối quen mà Dân hay lui tới để gom dầu thải. Đến mỗi địa điểm, chiếc xe ba gác dừng lại thì ngay lập tức, nhân viên nhà hàng, quán nhậu khiêng những thùng dầu ăn đã qua sử dụng, đổ vào những bình chứa của Dân trên xe. Những can dầu thải với đủ các loại mùi, màu đến buồn nôn được chắt rót vào thùng lớn. Những chiếc thùng phuy nhựa, can nhựa hoen ố, đen kịt bởi những lớp dầu ăn và chất bẩn bám, tích tụ lại lâu ngày không được cọ rửa.
Để có được lượng dầu thải đáp ứng đủ cho lò tái chế dầu ăn, ngoài Dân ra còn có rất nhiều “dầu nậu” chuyên đi thu gom. Hầu khắp các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thành phố Hà Nội là mối quen nên nguồn dầu của họ không bao giờ thiếu. Ngoài ra, các “đầu nậu” thu gom dầu thải còn tìm đến các đám cưới để đặt mua thông qua những người thường xuyên đi tổ chức đám cưới. Khi “cháy” hàng thì ngay cả những mối nhỏ dầu thải của các bà rán bánh, bán hàng ăn tại các vỉa hè, cổng trường cũng được đội quân thu gom dầu vét cho bằng sạch.
Tôi ngỏ ý muốn làm ăn lớn, muốn lấy nguồn hàng dầu nhiều thì mới có lãi được, chúng tôi được Dân giới thiệu sang mối Giang “còi”. Giang là ông chủ thu gom dầu với số lượng lớn hơn, gã có hẳn hai chiếc xe bán tải chuyên dùng vào việc thu gom dầu thải và chở dầu từ lò tái chế để đi giao hàng cho các mối cần cung cấp dầu ăn với giá rẻ nhất ở Hà Nội này.
“Công nghệ” tái chế dầu thải thành dầu “xịn”
Khoảng hơn 12h, chiếc xe ba gác của Dân chuyển bánh chậm, lắc lư bởi những thùng phuy dầu ăn thải đã đầy. Phải thuyết phục mãi, Dân mới cho chúng tôi theo sát đến lò tái chế dầu ăn của bà T nằm lọt thỏm trong khu vực chợ Sấu của xã Dương Liễu. Từ xa, để ý sẽ thấy một ống thông khói bằng sắt cao ngút lúc nào cũng nghi ngút khói bốc lên khét lẹt, khó thở bởi mùi chất đốt bằng cao su. Con đường nhỏ sâu hun hút chỉ đủ lối đi cho một chiếc xe tải nhỏ dẫn vào lò tái chế.
Tiếp cận với lò tái chế dầu ăn này, tận mắt thấy ngổn ngang những rác rưởi và mùi hôi thối xộc vào sống mũi đến buồn nôn. Vào giữa trưa, lò này có đến 7 công nhân đa phần là thanh niên, đang thay nhau vừa ăn cơm vừa gẩy lò nấu dầu. Bên trong, phía cuối góc xưởng, những đống can nhựa với đủ các loại tem mác của một số hãng, công ty dầu ăn có thương hiệu ở trong nước và cả ngoài nước được nhiều người chuyên dùng và biết đến. Những chồng bao tải đựng bột màu trắng được chất cao cạnh bể pha chế dầu ăn. Bên ngoài bao bì có chứa chất bột màu trắng ấy là những hàng chữ Trung Quốc được in không rõ ràng. Ngay bên cạnh, những đống mỡ lợn, da lợn còn dính rất nhiều lông được đựng bằng những tấm bạt sơ sài để trên nền đất cát. Có lẽ, những thứ phụ phẩm của lợn kia cũng không nằm ngoài mục đích là sử dụng chúng góp phần vào việc tái chế, sản xuất ra thứ dầu ăn siêu bẩn này.
Thấy người lạ, đám nhân công nhìn chúng tôi với vẻ nghi ngờ, dè chừng. Những ánh mắt liên láo như muốn tấn công, đuổi chúng tôi ra khỏi lò nấu dầu. Quá trình tái chế dầu ăn nơi đây thật đơn giản. Các “đầu nậu” sau khi mang dầu về lò, dầu được để nguyên trong thùng phuy và các can nhựa. Tại đây, dầu được đổ vào một bể chứa bằng inox chừng 500 lít, sau đó được đun sôi. Sau khi được đun sôi, gã thanh niên kéo chiếc ống dẫn bằng nhựa lấm lem bùn đất thọc vào chiếc bình chứa dầu và bơm dầu ra một bể chứa lộ thiên bên cạnh. Tiếp đó, một thanh niên vác những tải bột màu trắng đổ vào bể chứa dầu, một thanh niên khác cầm cây tre dài chừng 5m khuấy đều trong bể chứa dầu nóng có màu vàng đục đang sôi sùng sục và bốc hơi ngùn ngụt để lượng bột đổ vào được tan đi. Trung bình, một bể chứa dầu dung tích 500 lít sẽ được pha chế với 2 bao tải chất bột màu trắng (mỗi bao 50kg).
Xong công đoạn ấy, họ lại đổ dầu thải vào bình inox gắn cố định trên bếp và bắt đầu nấu. Đợi chừng 30 phút sau, quan sát kỹ thì thấy màu sắc của dầu thay đổi nhanh chóng. Màu dầu từ vàng đục đã đổi sang màu vàng sánh, đặc và trong suốt như thứ dầu nguyên chất. Trầm trồ thán phục thì được một nhân công nơi đây giải thích: “Chất bột trắng chính là chất tạo màu và làm sạch dầu thải, hàng được lấy từ Quảng Ninh là chủ yếu và xuất xứ từ Trung Quốc. Cặn bã, chất bẩn của dầu được “đánh” và lắng xuống phía dưới đáy bể”. Hoàn thành công đoạn pha chế, 4 thanh niên dùng gáo nhựa múc dầu từ bể chứa vào các can nhựa. Cứ như thế, quy trình tái chế dầu ăn là thứ dầu thải được nấu lên, đem trộn lẫn với thứ hóa chất độc hại sẽ cho ra lò một loại dầu ăn mới mà chỉ có những người làm ra nó mới biết được đích xác. Số lượng dầu này sẽ được các lái buôn như anh Dân, Giang “còi” mua lại. Vậy số dầu bẩn đã qua tái chế cùng với thứ chất bột không rõ tác dụng và nguồn gốc, sau khi được xuất xưởng sẽ đi về đâu? Ai là người sử dụng chúng?
Dầu gì cũng có
Đang lúc chuyện trò mua bán thì bà T chủ lò xuất hiện. Nhìn qua, bà T không có dáng dấp của dân lưu manh lừa đảo, bởi bà xuất thân từ con nhà nông. Trải qua nhiều thứ nghề nên bà T dày dặn kinh nghiệm trong việc kinh doanh. Có lẽ chính vì thế mà bà chọn cái nghề tái chế dầu thải – nghề hốt bạc của thiên hạ mà “quên” đi đạo đức, lương tâm của một con người “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.
Thấy khách đến hỏi mua dầu, bà T mặt mừng như bắt được vàng. “Các chú thích lấy loại dầu nào cũng có, loại 1, loại 2, loại 3 và loại rẻ tiền nhất. Loại rẻ tiền nhất thì không đảm bảo chất lượng, loại này người ta ít dùng hơn” – bà T nhanh miệng. Chúng tôi phân vân loại 1, loại 2, loại 3 là như thế nào thì được bà T giải thích cặn kẽ. Loại 1 là dầu tốt nhất, “xịn” nhất. Loại này chẳng khác gì dầu bán trên thị trường hiện nay. Còn các loại khác thì chất lượng giảm dần. Nói rồi bà T chỉ vào chỗ loại 3 và loại rẻ nhất “loại này mùa lạnh sẽ nhanh bị đông cứng, không nên lấy”. Lấy lý do đang đi tham khảo giá cả và tìm mối lái, chúng tôi rời khỏi lò tái chế dầu của bà T.
Một công nhân đang pha chế dầu tại lò tái chế dầu ăn
Theo người dân giới thiệu, chúng tôi tìm đến khu chợ Sấu tại một cửa hàng có gắn biển là Công ty Sản xuất & Thương mại TT. Đây là đại lý chuyên phân phối một số mặt hàng gia dụng lớn nhất có giá rẻ ở khu vực này, trong đó có dầu ăn không rõ nguồn gốc. Bước vào đại lý, hàng chục can dầu ăn xếp ngay ngắn, hàng chục bịch dầu ăn được đựng trong túi bóng dày và đóng trong các thùng bìa các-tông, in nhãn hiệu của một công ty dầu ăn có tiếng ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên các thùng các-tông không rõ chữ, không có ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng và trụ sở của công ty sản xuất nó. Phía trong góc tối, những can dầu ăn nhỏ hơn được xếp chồng lên nhau. Hỏi kỹ thì được chị kế toán tại đây giải thích mù mờ, kém hiểu biết nguồn gốc bởi thứ dầu ăn tái chế này “khoác áo” thương hiệu loại dầu ăn khác.
Mỗi can dầu ăn nhựa to 20kg tại đây được chị ta hét giá bán 430.000đồng. Tính ra một lít dầu ăn chỉ mới hơn 20.000đồng. Vậy có loại dầu nào nguyên chất có thương hiệu hiện nay đang bày bán trên thị trường, tại các chợ, siêu thị mà có giá rẻ đến như thế? Theo tìm hiểu của chúng tôi, một số loại dầu ăn thường có giá từ 45.000 - 50.000đồng/1lít. Cũng theo chị này, đại lý của chị chỉ nhập loại dầu tốt nhất, còn loại kém chất lượng thì không nhập bởi ít người sử dụng. Dầu ăn được nhập, phân phối cho nhiều đại lý bán buôn bán lẻ trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và xuất với số lượng nhiều nhất là vào Nghệ An, Thanh Hóa…
Không chỉ có những loại dầu ăn đó, chúng tôi còn được chủ đại lý này giới thiệu một loại dầu ăn mang tên là “dầu cọ”, có xuất xứ từ Indonesia với bao bì và nhãn mác của sản phẩm không rõ ràng. Loại dầu này có màu vàng, sánh, bằng mắt thường không thể phát hiện được đâu là dầu thật, đâu là giả. Dầu này được ra giá cao hơn so với giá của loại dầu ăn đựng trong can và trong bịch bóng. Chị ta khuyên, nếu buôn bán thì nên mua loại dầu đựng ở can vì như thế sẽ lãi nhiều hơn.
Dầu bẩn “đầu độc” chúng ta như thế nào?
Dạo qua một số cổng trường như: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm cho đến các trường THCS, THPT… kể cả các trường mầm non đâu đâu cũng thấy mùi thơm hấp dẫn của món bánh khoai vàng rộm, xúc xích rán… Nhưng ít ai nghĩ rằng, những món ăn khoái khẩu kia lại được rán bởi loại dầu ăn tái chế không rõ nguồn gốc, siêu bẩn và cực kỳ độc hại.
Trở lại câu chuyện với những “đầu nậu” thu mua dầu thải, thì mới thấy rùng mình khi biết đường đi, “vòng đời luẩn quẩn” của dầu ăn. Nơi nào thu mua chúng, qua tái chế rồi sẽ bán chúng về chỗ cũ. Cứ như thế, họ sẽ tận dụng được tối đa công dụng cũng như khả năng tái chế của dầu ăn. Dầu được thu gom ở các nhà hàng, quán nhậu, sau khi được tái chế, dầu sẽ được các thương lái bỏ mối cho các nhà hàng có nhu cầu. Điều dễ thấy nhất là dầu ăn được những người bán hàng ăn có quy mô bé như bán bánh khoai, bánh xèo, xúc xích, bán mỳ trứng… sử dụng.
Một người quen chuyên bán bánh khoai tại cổng Trường đại học Thương mại tiết lộ với tôi: Gần đây, trên thị trường xuất hiện loại dầu ăn bán rất chạy nó có thể chiên đi chiên lại nhiều lần mà vẫn không bị ngả màu hay bốc mùi hôi thối. Làm như thế người kinh doanh có lãi được nhiều hơn. Trong vai một khách hàng đi mua dầu rẻ về kinh doanh quán ăn, dạo qua khu chợ Đồng Xuân, chợ Cầu Diễn hỏi thăm mua dầu ăn “siêu” rẻ không hề khó khăn. Dầu ăn được các chủ ki-ốt đóng vào các can nhựa nhỏ để bán cho người dân. Tại chợ Đồng Xuân, một can dầu ăn nhựa 1,5 lít nhưng bà chủ quán chỉ bán với giá 35.000 đồng. Còn tại chợ Cầu Diễn chỉ với 30.000đồng vẫn với can dầu ăn đó.
Dầu ăn tái chế không chỉ được sử dụng quay vòng mà khi đã quá đát không thể tái chế thêm được nữa thì cũng được người ta dùng để sản xuất trong thực phẩm. Quá trình điều tra quy trình tái chế dầu ăn bẩn, chúng tôi lạc vào một cơ sở sản xuất bánh kem xốp tư nhân ở xã Dương Liễu nên vô tình biết thêm được nhiều điều bí mật kinh hoàng nữa khi sử dụng loại dầu ăn này. Anh G chủ hộ sản xuất bánh kem cho biết: Quá trình sản xuất bánh kem xốp cũng phải sử dụng đến một lượng dầu ăn lớn. Một gói bánh kem xốp gia đình anh G làm ra bán tại nhà chỉ với 5.000đồng. Ít ai biết rằng, những gói bánh kem xốp cũng được người ta sử dụng dầu ăn tái chế. G phân trần, làm bánh kem xốp mà sử dụng dầu ăn tốt, đắt tiền thì lấy đâu ra lãi. Tại nhà anh G có hàng chục vỏ can đựng dầu tái chế dán nhãn mác của thương hiệu dầu ăn khác. Đấy là số lượng dầu ăn siêu bẩn qua tái chế được khách hàng ở Quảng Ninh nhờ anh G lấy trực tiếp từ lò tái chế dầu bà T.
Anh G tiết lộ thêm, không riêng gì bánh kem xốp mà ngay đến làm kem, làm bắp rang bơ… cũng phải sử dụng dầu ăn.
Dầu ăn bẩn, độc bán trôi nổi trên thị trường hiện nay đang khiến người dân vô cùng hoang mang và lo lắng bởi họ có thể bị đầu độc bất cứ lúc nào nếu ai không may mắn mua phải. Khi được hỏi về vấn đề sức khỏe có liên quan đến dầu ăn tái chế không rõ nguồn gốc. Trao đổi với PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, ông Thịnh khuyến cáo: Người dân không nên sử dụng dầu ăn tái chế đã qua sử dụng nhiều lần. Vì dầu ăn đã qua sử dụng được thương lái tái chế bằng cách lọc các chất cặn bã đi rồi tiếp tục đóng vào bình, chai và tuồn ra thị trường.
Người ta có thể dùng than hoạt tính để lọc, làm sạch dầu hoặc dùng một số hóa chất. Trong quá trình đun nấu, tinh chế dầu ăn rất dễ bị ôxy hóa các axít không no. Nếu đun ở nhiệt độ cao nhiều lần sẽ xảy ra các phản ứng tạo ra những chất như phosphor, lưu huỳnh và chất acorolein…sẽ rất độc hại khi chúng ta ăn phải. Những chất này cực độc, đặc biệt rất nguy hiểm và có khả năng gây ung thư.
Hiện nay, trên thị trường những chất này có mì ăn liền nếu chiên đi chiên lại nhiều lần thì nó càng sản sinh ra nhiều hơn. Ở các vùng nông thôn xuất hiện rất nhiều dầu tái chế được bán với giá giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền của người dân. Ông Thịnh còn khuyến cáo người dân cảnh giác với các món chiên, rán được bán ở các vỉa hè, chợ quê, chợ nhỏ vì rất dễ gặp các thực phẩm rẻ tiền chế biến từ dầu ăn tái chế.
Người ta còn pha chế cả các loại dầu nguyên liệu vốn không được dùng trong thực phẩm như dầu lanh, dầu cọ… (thường chỉ dùng trong công nghiệp sản xuất sơn) có giá thành rẻ hơn nhiều so với dầu thực vật. Khi pha những loại dầu này vào dầu ăn sẽ làm hạn chế sự đổi màu của dầu khi sử dụng. Loại này có tác hại đối với sức khỏe con người. Như vậy, xã hội đang dấy lên một hồi chuông cảnh báo hiện nay trên thị trường đã và đang xuất hiện, tồn tại thứ dầu thải qua tái chế có thể tiềm ẩn những mầm mống bệnh tật.
Hà Long

Kiến nghị loại bỏ thêm 260 dự án thủy điện nhỏ



(Petrotimes) - Bộ Công Thương vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo loại bỏ thêm 260 dự án thủy điện nhỏ, với tổng công suất 434 MW và 3 vị trí tiềm năng (chủ yếu có công suất dưới 3MW) chưa có nhà đầu tư đăng ký từ khi phê duyệt quy hoạch hoặc đã nghiên cứu đầu tư nhưng hiệu quả thấp...
Bộ Công Thương cho biết, ngoài các dự án đã được các tỉnh thống nhất loại khỏi quy hoạch trên, cả nước hiện có tổng số 1.110 công trình, dự án thủy điện, với tổng công suất lắp máy khoảng 25.291,3MW, kể cả các công trình đã được xây dựng trước khi lập quy hoạch chung.
Trong đó, có 239 công trình đã vận hành phát điện; đang thi công xây dựng và dự kiến vận hành phát điện từ nay đến năm 2017 là 217 dự án; đồng thời đang nghiên cứu đầu tư 294 dự án để vận hành phát điện trong giai đoạn 2015-2020; còn lại 360 dự án (tổng công suất 1.482 MW) chưa có nhà đầu tư đăng ký hoặc chưa giao nghiên cứu đầu tư. Các dự án này hầu hết có quy mô nhỏ, hiệu quả thấp, chưa thuận lợi về giao thông và đấu nối điện...
Các dự án thủy điện nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn.
Bộ Công Thương cho biết, việc đầu tư khai thác các dự án thủy điện nhỏ, ngoài nguồn vốn của chủ đầu tư dự án cho xây dựng công trình, còn đòi hỏi nguồn vốn nhà nước để đầu tư xây dựng công trình lưới điện (đường dây và trạm biến áp) nhằm thu gom và truyền tải công suất của các nhà máy này.
Trong khi đó, các dự án thủy điện nhỏ lại phân bố rải rác, chủ yếu thuộc các khu vực có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, hạ tầng giao thông và lưới điện còn nhiều hạn chế; nhu cầu phụ tải tại chỗ thấp nên phải truyền tải điện năng đi xa, gây tổn thất lớn, làm giảm hiệu quả đầu tư.
Với hồ chứa chỉ có khả năng điều tiết ngày đêm hoặc không điều tiết, các nhà máy thủy điện nhỏ cũng phụ thuộc nhiều vào lưu lượng tự nhiên của sông, suối nên chất lượng cung cấp điện về mùa khô kém ổn định.
Hiện nay, nhiều dự án thủy điện nhỏ đang thực hiện đầu tư hoặc chuẩn bị đầu tư nhưng phải tạm dừng hoặc giãn tiến độ do khó khăn về nguồn vốn. Trong khi đó, nguồn vốn nhà nước cho đầu tư xây dựng công trình lưới điện cũng hạn chế. Nhiều dự án cũng chưa hoàn thành hoặc chưa nghiên cứu đầu tư nên cơ quan chức năng chưa có đủ thông tin về hiệu quả, các tác động môi trường-xã hội... để xem xét, đánh giá.
Vì vậy, để đảm bảo đầu tư xây dựng các dự án thủy điện có hiệu quả, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, phù hợp với tăng trưởng phụ tải điện hiện nay chỉ khoảng 10%/năm, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các tỉnh tạm dừng và chỉ xem xét cho phép đầu tư xây dựng từ sau năm 2015 đối với 102 dự án thủy điện nhỏ có tổng công suất 662,8MW.
Bộ Công Thương cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo UBND các tỉnh tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá 197 dự án thủy điện đã và đang nghiên cứu đầu tư nhưng chưa khởi công xây dựng, có tác động tiêu cực lớn đối với môi trường - xã hội, hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến các quy hoạch khác..
Từ tháng 12/2009 đến nay, Bộ đã phối hợp với UBND các tỉnh liên quan rà soát, đánh giá quy hoạch và đầu tư xây dựng các dự án thủy điện trên địa bàn cả nước. Trong đó, Bộ đã yêu cầu loại bỏ (hoặc nghiên cứu điều chỉnh hợp lý quy mô) các dự án hiệu quả thấp, quy mô nhỏ không có nhà đầu tư quan tâm đăng ký, có tác động tiêu cực đến môi trường - xã hội, ảnh hưởng đến các quy hoạch khác, không thuận lợi về giao thông và đấu nối điện.
Trên cơ sở đó, UBND các tỉnh đã thống nhất loại khỏi quy hoạch 117 dự án thủy điện, với tổng công suất 617,65MW; không xem xét bổ sung vào quy hoạch 156 vị trí đã xác định thông qua nghiên cứu quy hoạch, có tiềm năng khai thác khoảng 335MW.
Văn Dũng

Kiến nghị Công an Hà Nội xử lý trốn lậu thuế ở Tập đoàn Bảo Long



(Petrotimes) - Ông Thái Dũng Tiến, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội vừa ký ban hành bản Kết luận thanh tra số 31441/KL-CT-TTr4 về việc trốn thuế ở Tập đoàn Bảo Long của ông Nguyễn Hữu Khai. Đồng thời cơ quan thuế cũng chuyển hồ sơ, 39 tập tài liệu và kiến nghị Công an TP Hà Nội xử lý hành vi trốn lậu thuế của tập đoàn này.
Ông Nguyễn Hữu Khai.
Như Petrotimes đã đăng trong bài viết “Nối gót Coca-Cola, Bảo Long cũng làm nghèo đất nước”, Cục Thuế TP Hà Nội đã lập đoàn thanh tra để kiểm tra việc chấp hành luật thuế ở Bảo Long từ đầu năm 2008 đến cuối năm 2011.
Sau nhiều tháng thanh tra, Cục Thuế TP Hà nội đã yêu cầu Bảo Long phải nộp lại số thuế cộng với tiền phạt lên tới 1,9 tỉ đồng. Trong đó, thuế GTGT và thuế Thu nhập doanh nghiệp Bảo Long cố tình gian lận trong 3 năm là gần 1,5 tỉ đồng.
Không chỉ “làm xiếc” ngay trên sổ sách kế toán, chứng từ, Bảo Long còn ngang nhiên “bỏ qua” cả việc nộp thuế thu nhập cá nhân trong việc chuyển nhượng cổ phần gần 37 tỉ đồng, trong đó có 24 tỉ đồng của ông Nguyễn Hữu Khai.
Trong số thuế Bảo Long phải nộp lại cho nhà nước, có khoản tiền 939 triệu đồng là thuế GTGT. Đoàn thanh tra xác định đây là hành vi trốn lậu do không nộp hồ sơ khai thuế GTGT.
Căn cứ theo quy định tại điểm 1a, Điều 14, Mục II Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Do vậy, ở nội dung này, Cục Thuế Hà Nội đã chuyển hồ sơ sang để cơ quan công an xử lý theo pháp luật.
Cục Thuế TP Hà Nội cho rằng, khoản tiền trốn lậu thuế GTGT cần được chuyển sang cho cơ quan Công an xử lý.
Ngoài kiểm tra thực hiện pháp luật thuế, Cục Thuế TP Hà Nội còn thanh tra theo các tài liệu do cơ quan Quản lý thị trường và xác định số thuế Bảo Long phải nộp là gần 759 triệu đồng bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế thu nhập đặc biệt.
Bên cạnh việc kiên quyết truy thu số tiền thuế và tiền phạt từ Bảo Long về ngân sách nhà nước, Cục Thuế Hà Nội cũng chuyển hồ sơ lên cơ quan Công an.
Cục Thuế Hà Nội đề nghị Công an TP Hà Nội điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi trốn lậu thuế, số tiền: 938 triệu đồng.
Đồng thời xác định trách nhiệm cá nhân trong việc kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
Cục Thuế Hà Nội đã chuyển 39 tập hồ sơ, tài liệu về Bảo Long cho Công an Hà Nội làm căn cứ phục vụ cho quá trình điều tra, xử lý theo pháp luật.
Nhóm phóng viên Petrotimes

'Nói thật nhé... tôi là em họ của Thiếu tướng Công an, ở nhà còn khẩu súng nữa'


Thiên Minh (Petrotimes) – Bị bắt vì trên ô tô có súng bắn đạn hoa cải, Dinh hù dọa lực lượng công an: “Ở nhà mình vẫn còn khẩu súng nữa. Nói thật nhé, tôi là em họ của Thiếu tướng Nguyễn Xuân T., đang làm ở Cục đào tạo cảnh sát...”

Khoảng 22h30 ngày 13/12, Tổ công tác Y2/141 – Công an Hà Nội do Trung tá Thiều Mạnh Ngọc chỉ huy, làm nhiệm vụ trấn áp tội phạm đường phố trên QL5 (đoạn rẽ vào khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội). 

Vào thời gian này, lực lượng chức năng phát hiện một chiếc xe ô tô tải chở hàng đông lạnh, mang BKS: 16M-3415, trên xe có ba người với nhiều dấu hiệu nghi vấn nên ra tín hiệu dừng xe kiểm tra hành chính. 

Ba đối tượng Dinh, Kỳ và Toàn. 

Khi chiếc xe vừa dừng bánh, thấy bóng dáng các chiến sĩ công an, một người đàn ông ngồi trên cabin hất hàm hỏi: “Gì thế? Xe toàn cầu chì, dây điện thôi, không có gì đâu mà kiểm tra”. 

Tuy nhiên, trong giây phút lái xe tải này mở cửa để xuống xe thì một chiến sĩ Cảnh sát cơ động đã nhìn thấy dưới gầm ghế xe một vật bằng gỗ (nghi là báng súng), nên đã báo cáo chỉ huy Thiều Mạnh Ngọc huy động toàn bộ lực lượng áp sát, khống chế toàn bộ ba người đàn ông trên xe, không để chạy thoát. 

Súng bắn đạn hoa cải và ba viên đoạn được giấu dưới gầm ghế. 

Quá trình kiểm tra, tổ công tác phát hiện một khẩu súng tự chế bắn đạn hoa cải được giấu dưới ghế lái. Tiếp tục lục soát, lực lượng làm nhiệm vụ phát hiện thêm ba viên đạn được cất giấu ở hộc đựng đồ trên xe. 

Đấu tranh tại chỗ, các đối tượng khai đều ở huyện Kinh Môn (Hải Dương), gồm: Nguyễn Văn Dinh (chủ chiếc xe); Nguyễn Văn Kỳ (lái xe) và Lương Văn Toàn (phụ xe). 

Lý giải về khẩu súng trên, Dinh cho rằng: “Mấy anh em đang trên đường đi mua tôm về Hải Dương bán. Tôi mang súng đi để bắn chim, cò trên núi thôi. Khẩu súng trên do mấy người em ở quê tặng cách đây hai tháng, ở nhà vẫn còn một khẩu nữa”. 

Bị bắt, Dinh mang một vị tướng trong ngành công an ra hù dọa tổ công tác. 

“Nói thật nhé, tôi là em họ của Thiếu tướng Nguyễn Xuân T., đang làm ở Cục đào tạo cảnh sát. Hôm nọ, mình bị bọn nghiện móc mất điện thoại nên mất số máy của anh T. rồi !” – Dinh cho hay. 

Tổ công tác đã bàn giao tang vật, cùng các đối tượng về công an quận Long Biên (Hà Nội) để xử lý. 


"Chạy chức, chạy quyền, chạy việc... nói mãi rồi"



15/12/2012 08:45:30

 - Tiếp tục trò chuyện với phóng viên về phát biểu gây sốc "chạy" công chức Hà Nội ít nhất cũng 100 triệu đồng của ông Trần Trọng Dực, TS Ngô Thành Can, Phó trưởng Khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự, Học viện Hành chính, chia sẻ: "Chạy chức, chạy quyền, chạy việc, chạy tuổi, chạy án... nói mãi rồi, nhưng sao chưa thể chữa tận gốc? Người dân cũng chạy được hay phải quyền, chức cao mới làm được?".


Đại họa là ở chỗ ấy!

Ngay sau những phát biểu gây sốc của ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội về chuyện thi tuyển công chức Thủ đô, Giám đốc sở Nội vụ Hà Nội đã phát biểu sẽ quyết liệt để đào tạo được nguồn công chức tương lai chất lượng cao bằng cách nói không với bằng tại chức, tổ chức thi tuyển bổ nhiệm cán bộ chặt chẽ, cần thiết thì lắp camera trong phòng thi tuyển công chức... Theo ông, đây có là giải pháp "nhổ cỏ tận gốc"?

Theo tôi, dùng giải pháp lắp camera trong phòng thi là kém rồi. Chỉ những đối tượng không có đường dây chạy chọt, không có chân tay gì, thì mới phải sử dụng phương pháp quay cóp trong phòng thi thôi. Chứ đã mất tiền thì việc gì phải cóp với quay.

Nhưng vì trong kỳ thi công chức vừa rồi, có những bài thi quá hoàn thiện, không thiếu dấu chấm dấu phẩy nào nên mới có mối ngờ về việc "chạy"?

Thế nhỡ nó chép chỗ khác, chép sau khi thi thì sao. Còn nhiều thứ khác lắm. Lắp camera là tốt, nhưng không giải quyết được căn cơ đâu. Vì nó là cả quy trình, cả đường dây. Không thể nhìn vào giọt nước long lanh đẹp đẽ mà khẳng định là không có vi trùng vi khuẩn trong đó.

Như vậy có người sẽ tự hỏi, việc "chạy" công chức đó nó diễn ra như thế nào?

"Chạy" công chức thường là những nhà có kinh tế khá, muốn con cái được vào công chức cho ổn định. Vì vào công chức là chắc chân rồi. Số nữa là anh em họ hàng thân quen của cán bộ. Và đặc biệt một số người quả thật họ không có năng lực, họ sẽ cố gắng vay mượn để làm sao vào được, sau đó họ sẽ nghĩ cách để lấy lại.

Là lấy tiền để mua vị trí?

Đúng, sau này họ sẽ dùng vị trí của họ để thu lại vốn. Họ sẽ lại thu được tiền từ những người cũng muốn chạy vào vị trí nào đó như họ. Nguy hiểm hơn nữa là họ lại tiếp tục dùng nhiều tiền hơn nữa để chạy những vị trí cao hơn. Đại họa là ở chỗ ấy. Nó như một căn bệnh lây lan khiến chất lượng cán bộ bị kém đi.

Điều buồn cười là đợt thi công chức vừa rồi ở Hà Nội, số người dự thi vào ngạch thanh tra xây dựng quá đông. Có người hỏi tôi vì sao lại đông thế, và họ tự trả lời rằng, làm việc ngành đó thì dễ "hoàn vốn" hơn.

TS Ngô Thành Can, Phó trưởng Khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự, Học viện Hành chính.
TS Ngô Thành Can, Phó trưởng Khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự, Học viện Hành chính.

Một bộ phận đội ngũ lãnh đạo cũng có vấn đề

Ý ông là đạo đức của công chức hiện đang kém?

Ta nói chất lượng cán bộ công chức kém, nghĩa là mới chỉ nói đến những người thực thi công việc. Đảng và Nhà nước cũng phải công nhận rằng một bộ phận không nhỏ cán bộ thoái hóa biến chất, một bộ phận chạy chức chạy quyền, tham nhũng.

Một bộ phận không nhỏ, nghĩa là lớn. Mà những người làm được những việc đó, tham nhũng được, phải là cán bộ chứ. Những vị trí tham nhũng được là những vị trí lãnh đạo. Như vậy, không chỉ chất lượng của đội ngũ công chức kém, người thực thi kém, mà chất lượng của một bộ phận đội ngũ lãnh đạo cũng có vấn đề.

Như vậy thì nguy hiểm quá, liệu có khắc phục được không thưa ông?

Nếu vấn đề nằm ở yếu kỹ năng, kém về kiến thức, thì hoàn toàn có thể khắc phục được. Nhưng đạo đức mà suy đồi, trách nhiệm yếu kém, thì khó đào tạo lắm. Phải có chế tài, có người làm gương để họ không dám vi phạm.

Làm gương, ý ông là người đứng đầu phải trong sạch?

Nếu sếp trong sạch, sòng phẳng thì nhân viên có qua mắt được không? Tôi nghĩ là hiếm lắm.

Có phong bì tôi đưa quyết định ngay

Nói nhiều về thực trạng, nghĩ mãi về giải pháp, nhưng tiêu cực vẫn diễn ra, tham nhũng vẫn có, phải chăng chúng ta bó tay?

Từ trước đến giờ, việc suy thoái đạo đức, tham nhũng, chạy chức chạy quyền, đã nói hết rồi. Giải pháp cũng đã có rồi. Chúng ta chỉ hy vọng là nếu thực hiện tốt thì có kết quả tốt.

Chúng tôi vẫn nói với nhau, tổ chức bộ máy nhà nước phải trong như pha lê, ai nhìn vào cũng thấy được. Nhưng có những cái mà ai cũng thấy được thì họ còn gì để ăn nữa? Vì thế, cải cách quan trọng nhất vẫn là con người.

Ông có thể ví dụ cụ thể hơn?

Ví dụ, tôi có một cái quyết định bổ nhiệm cán bộ. Đáng nhẽ tôi đưa ngay cho người được bổ nhiệm để họ mừng. Thế nhưng không, tôi cứ giữ lại. Đến khi người kia sốt ruột hỏi: "Cái quyết định ấy thế nào?". Tôi bảo: "Cứ yên tâm, khi nào có thì tôi đưa". Lúc đó thì người kia mới nghĩ ra phải có "động tác" nào đó. Có phong bì tôi đưa quyết định ngay. Đấy, nó dở là dở ở chỗ ấy chứ không phải ở các quy định.

Phát ngôn của ông Dực, theo ông thì nó có làm cho những người đang "chạy" và có ý định "chạy" run sợ?

Không! Họ chỉ sợ khi thấy có một vài người bị kỷ luật. Chỉ khi đó thì người ta mới không dám làm. Còn nếu không thì họ sẽ tặc lưỡi: "Từ xưa đến nay người ta vẫn nói, nhưng có sao đâu".

Nhưng rõ ràng việc tìm ra bằng chứng "chạy" là khó?

Không có gì không thể, chỉ có điều người ta muốn làm hay không. Nếu muốn thì đâu cũng lôi ra được. Vì không một hay hai người làm được việc đó.

Xin cảm ơn ông!
Anh Dực chỉ ra rằng đó là những người nhận hồ sơ. Nhưng theo tôi đó là một khía cạnh nhỏ thôi. Chứ người nhận hồ sơ chỉ là mấy anh "lon ton" thôi. Phải có một số người ở những chức vị cao hơn nhiều cấu kết lại với nhau. Chứ chỉ 1 - 2 người thì không thể làm được, có làm thì cũng chỉ là tham nhũng vặt mà thôi. Các quy trình tuyển dụng cũng chặt chẽ không kém gì bổ nhiệm cán bộ, nhưng vì sao vẫn có những cán bộ yếu kém về cả năng lực và đạo đức nhảy vào bộ máy? Hình như có một nhóm người hoặc một bộ phận nào đó có lợi ích cá nhân cấu kết với nhau để làm việc này. Tôi dám kết luận là tham nhũng không chỉ là một người và không thể chỉ là nhân viên.
Tô Hội (Thực hiện
)

Thị trưởng gốc Việt đầu tiên tại Mỹ nhậm chức


Thứ Sáu, 14/12/2012 15:53

(NLĐO)- Thị trưởng gốc Việt đầu tiên tại Mỹ Tri Ta vừa chính thức nhậm chức tối 12-12 và nhận được sự chúc mừng của gia đình, cựu thị trưởng Kathy Buchoz cùng khoảng 200 người tại Hội đồng thành phố Westminster, bang California.

Thị trưởng gốc Việt đầu tiên tại Mỹ Tri Ta nhậm chức. Ảnh: Ocregister

Cựu thị trưởng Margie Rice, 83 tuổi, cựu thị trưởng và cũng là thị trưởng giữ chức lâu nhất của thành phố nói: “Tôi tin rằng Tri Ta sẽ mang đến cho chúng ta nhiều ý tưởng mới... Và cậu ấy đã làm nên lịch sử”.

Tri Ta, 39 tuổi, một nhà leo núi và biên tập viên tạp chí về móng tay, công tác trong Hội đồng thành phố 6 năm và rất được lòng bà Margie Rice.

Cùng tuyên thệ nhậm chức trong hội đồng thành phố còn có Sergio Contreras, cựu ủy viên ban quản lý trường học Westminster và Diana Carey, người đã đánh bại ủy viên đương nhiệm Tyler Diep.

Việc ông Tri Ta chiến thắng trong cuộc tranh cử ghế thị trưởng khiến chiếc ghế của ông trong hội đồng thành phố bị bỏ trống. Và hội đồng thành phố đã tiến cử bà Rice vào vị trí này.

Chính Tri Ta đưa ra đề xuất đó. Ông nói: “Tôi tin rằng bà Rice là người thích hợp nhất và cũng là người có kinh nghiệm nhất”.
 
Cựu thị trưởng Margie Rice và tân thị trưởng Tri Ta bắt tay nồng nhiệt. Ảnh: LA Times


Bà Rice khẳng định bà rất vinh dự. “Tôi sẽ là một thành viên tốt trong hội đồng thành phố và ủng hộ ông, thưa thị trưởng”, bà Rice nói với tân thị trưởng Tri Ta.

Trong buổi lễ chúc mừng tại Hội đồng thành phố Westminster, tân thị trưởng gốc Việt đầu tiên tại Mỹ đã lên tiếng cảm ơn những người ủng hộ, đồng thời giới thiệu hiệu với mọi người bố mẹ, vợ và các con gái. Ông nói rằng bố mẹ chính là "những người đã chăm sóc hai con của tôi vào mỗi cuối tuần để tôi có thời gian tham dự các sự kiện".

Bà Huyen Do, mẹ của ông Tri Ta còn lên tiếng cảm ơn bà Rice. Bà nói rằng sáu năm trước bà đã tới gặp Thị trưởng Rice và nhờ bà ấy “chăm sóc son trai tôi, giúp đỡ nó. Và bà ấy đã giữ lời hứa”.

"Xin hãy tiếp tục ủng hộ con trai tôi, tiếp tục giúp nó thực hiện nhiệm vụ. hãy giúp Tri Ta đưa Westminster thành một trong những thành phố nổi tiếng nhất nước Mỹ“, bà Huyen Do nói trong nước mắt.

Tri Ta đến Mỹ từ năm 19 tuổi và từng là một biên tập viên chủ đạo của tạp chí về móng tay. Ông từng viết 3 cuốn sách cùng vợ mình, trong đó có 2 cuốn thơ và 1 truyện ngắn.
Đỗ Quyên (Theo Ocregister)

Đại sứ David Shear: Nhân quyền là yếu tố quan trọng trong quan hệ Việt-Mỹ



Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear

VOA - Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông David Shear, nhấn mạnh bảo vệ nhân quyền phổ quát là khía cạnh quan trọng trong bang giao Việt-Mỹ và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục kêu gọi chính phủ Việt Nam phóng thích tất cả tù nhân chính trị.

Trong bài thảo luận về nhân quyền và quan hệ Việt-Mỹ đăng trên trang blog của mình nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế 12/12, đại sứ David Shear cho biết một trong những vấn đề nan giải nhất và quan trọng nhất trong bang giao song phương là nhân quyền.

Ông nói các quyền căn bản của con người như tự do lập hội, tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm và chính kiến, hay tự do tôn giáo được áp dụng phổ quát và bình đẳng với mọi người trên toàn cầu, cho dù người ta sinh ra ở đâu hay sinh sống tại quốc gia nào.

Vẫn theo đại sứ Shear, chính phủ Mỹ đã và đang thúc đẩy Hà Nội trả tự do cho những tù nhân lương tâm vì Hoa Kỳ kiên định với niềm tin vào tầm quan trọng của nhân quyền như các nguyên tắc phổ quát và có liên hệ chặt chẽ với sự phát triển kinh tế của quốc gia.

Ông David Shear nêu rõ không ai đáng bị bỏ tù vì thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do internet, hay bất kỳ quyền con người nào khác được quốc tế công nhận và việc hạn chế quyền tự do bày tỏ quan điểm của người dân cản trở đà phát triển của Việt Nam. 

Bài viết của đại sứ Mỹ được đưa ra giữa lúc tình hình nhân quyền Việt Nam đang bị quốc tế lên án mạnh mẽ sau hàng loạt các bản án ngày càng nặng tay mà Hà Nội dành cho những tiếng nói chỉ trích nhà nước.

Hà Nội lâu nay vẫn tuyên bố rằng tại Việt Nam không có tù nhân lương tâm mà chỉ có những người vi phạm pháp luật mới bị xử lý, đồng thời yêu cầu các nước không can thiệp vào ‘chuyện nội bộ’ của Việt Nam vì mỗi quốc gia có những quy định riêng phù hợp với các đặc điểm về chính trị-văn hóa-xã hội của mình.

Cùng với các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới, đại sứ David Shear lưu ý rằng Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới đã nêu rõ cách một quốc gia hành xử với người dân là vấn đề đáng được quốc tế quan tâm và phải phù hợp với các tiêu chuẩn toàn cầu.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam khẳng định tiến bộ về nhân quyền sẽ đưa mối quan hệ Việt-Mỹ tiến lên phía trước.

Nguồn: Ambassadorshear.blogspot.com

Phải cùng nhau phá tan âm mưu 'diễn biến hòa bình của TQ' để cứu dân, cứu nước


Thanh Hương (Danlambao) - Mấy hôm nay thật nức lòng chuyện các nhân sĩ Sài Gòn cùng nhau xuông đường chống Trung Quốc. Hầu hết là những lão thành cách mạng đã từng là hạt nhân của những cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam cũng tại thành phố này. Nhưng cái cảm giác hưng phấn đó đã nhanh chóng qua đi, để lại một thực tế tuyệt vọng là có lẽ đất nước này đã vô phương cứu chữa. 

Dù cuộc chiến quân sự không cần phải nổ ra nhưng bành trướng Trung Quốc đã kiểm soát gần hết Việt Nam rồi. Cái ngày mà chúng biến mảnh đất chữ S này thành một Tân Cương, một Tây Tạng sẽ chẳng còn bao năm nữa. 

Lâu nay đảng CSVN đã biến đất nước này thành một chư hầu dù còn khá bướng bỉnh bởi tinh thần phản kháng không chịu khuất phục của tầng lớp trí thức đúng nghĩa. Nhưng chắc chỉ vài tháng nữa thôi Trung Quốc sẽ dẹp yên cái “lọan” này và Việt Nam sẽ trở thành một chư hầu ngoan ngoãn, hoàn toàn thần phục. 

Đó là một kế hoạch không bị tốn một viên đạn, một xác lính mà còn kiếm được rất nhiều tiền và cuối cùng là thôn tính đất nước chúng ta mà còn được ca ngợi, trải thảm. Càng nghĩ tôi càng thấy tuyệt vọng. 

Việt Nam đang bước vào năm 2013 với một thảm trạng kinh tế. Thu thuế 2012 chắc chỉ được 80%, dự tính năm sau sẽ còn thấp hơn nữa; cam kết tài trợ quốc tế giảm 1 tỷ USD và đi kèm với những yêu cầu cải cách chính trị; tất cả các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, trong lẫn ngoài nước đều sụt giảm nặng, 2013 có thể sẽ không hơn được 60% của 2012. 

Trong khi đó thì nợ xấu ngân hàng, thâm hụt ngân sách, gánh nặng lỗ lã tập đoàn nhà nước, chạy đua mua vũ khí, phải tăng lương nuôi bộ máy cồng kềnh, .v.v… đều là những thứ đòi hỏi nhu cầu chi tiêu năm sau cao hơn năm trước. 

Lấy tiền đâu ra? Dân thoi thóp, doanh nghiệp chết sạch lấy đâu mà vắt nữa. Vay các định chế tài chính quốc tế thì phải cải cách chính trị, nếu thế thì làm sao giữ được chế độ để giữ ghế và giữ mạng. 

Bế tắc rồi ư? Không, vẫn còn một con đường là bán nốt cái đất nước này choTrung Quốc. Thiên triều đang sẵn hầu bao để “hào phóng” cho những kẻ chư hầu bán nước. Vừa có tiền bỏ túi, vừa có tiền để ổn định nội tình trong nước. Vẹn cả đôi đường. Điều kiện phải thỏa mãn cho Thiên triều thì rất đơn giản , hoàn toàn nằm trong khả năng sẵn có của chư hầu: đàn áp dập tắt mọi ý chí phản kháng chống Trung Quốc, vì thế mà Điếu Cày, Vịệt Khang và sắp tới là Phương Uyên bị trừng trị ghê gớm đến vậy. 

Nhưng đê tiện và dã man nhất là bản án 16 năm tù và 5 năm quản chế dành cho một người đã thấy rõ dã tâm, âm mưu thâm độc của Trung Quốc nên đã đánh đổi cả sự nghiệp của mình để cảnh báo cho đất nước. Người ấy đã nhìn tường tận một kế hoạch dùng diễn biến hòa bình của Trung Quốc để thôn tính đất nước Việt Nam từ năm 2004. 

Diễn biến hòa bình ấy thực chất là gì, hãy xem bài “Diễn biến hòa bình hay cách mạng cạm bẫy”. Tóm tắt đó là một chiến lược của Mỹ trước đây dùng chạy đua vũ trang để đánh sập Liên Xô. Vì Liên Xô không có kinh tế thị trường nên thiếu hiệu quả, càng đổ tiền vào vũ khí thì càng lụn bại. Mỹ thì ngược lại. Trung Quốc học cách thức đó và áp dụng cho Việt Nam. Chúng làm cho Việt Nam mù quáng ngu ngơ chạy theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chẳng hiểu thực chất là gì. 

Phát triển ồ ạt, vay mượn vô tội vạ để có thành tích nên chỉ trong vài năm Việt Nam lụn bại. Trong khi đó chúng gây hấn dọa dẫm làm Việt Nam đã nghèo mà còn phải chơi sang mua sắm vũ khí hiện đại. Mà mua của ai? Của Nga, một kẻ thông đồng với Trung Quốc. Không có tiền mua thì Putin cho vay, trả bằng khai thác dầu khí và bằng cách cho Petro Việt Nam qua làm công giá rẻ cho các tập đoàn dầu khí Nga, danh nghĩa là “Liên doanh khai thác”. Nói chung cái chiến lược đó biến cả đất nước này thành những kẻ làm thuê làm mướn rẻ tiền. Nói chẳng ngoa thì cả những vị lãnh đạo “đỉnh cao trí tuệ” lâu nay cũng chẳng hơn những tay sai cấp thấp của Thiên triều. 

Năm 2008 Việt Nam rơi vào khủng hoảng kinh tế rất nghiêm trọng nhưng chưa đến mức như bây giờ mà đã phải bán Tây Nguyên và bauxite cho Trung Quốc để có tiền giải quyết khủng hoảng. 20 tỷ USD là con số mà Thiên triều đã ứng trước cho chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Nông Đức Mạnh cười thỏa mãn vì đã có dịp thực hiện được lời hứa với Hoàng đế Hồ Cẩm Đào. Trương Tấn Sang, Nguyễn Minh Triết đành bất lực. 

Con số cần cho bây giờ lớn hơn nhiều, sẽ không dưới 50 tỷ USD nhưng Thiên triều vẫn sẵn sàng mở hầu bao. Xét cho cùng tiền ấy đâu có mất mà còn sẽ lấy lại được gấp nhiều lần. Chỉ cần khống chế hoàn toàn được tay sai và thiêu rụi mọi tiếng nói phản kháng chống Thiên triều thì tha hồ mà thu lại đến hàng trăm năm sau. Lần trước chúng đâu chỉ thu lại bằng bauxite mà là hàng trăm ngàn hecta rừng, hàng ngàn dự án trúng thầu... Bây giờ ắt phải nhiều hơn thế, cả cái đất nước này. 

Sắp tới đây, đám an ninh Việt Nam đã được lệnh và được phép dùng bất kỳ thủ đoạn bẩn thỉu nào để trù dập những trí thức lão thành đã dám coi thường Thiên triều. Nguyễn Tấn Dũng đã bật đèn xanh và yêu cầu các nơi phải làm như thế. 

Nhân dân Việt Nam phải làm gì bây giờ, quả là một bài toán rất khó. Cả những vị lãnh đạo cao cấp còn chút tấm lòng với đất nước mà còn phải bất lực và nuối tiếc thốt ra với những người thân cận: “Hồi đó phải chi biết nghe những lời cảnh báo sớm”. 

Hồi đó cũng chẳng phải là xa. Những năm 2006, 2007 kinh tế hừng hực, nhà nhà buôn chứng khoán, người người buôn bất động sản. Vào lúc như vậy mà bác Trần Đông Chấn (tức Trần Huỳnh Duy Thức) lại dám bảo đó là cái bẫy, là nguy cơ “dùng kinh tế bẫy chính trị”, là sự khủng hoảng, sự sụp đổ, dân tình sẽ khốn đốn, đất nước thành nô lệ kiểu mới thì đúng là nghịch nhĩ, khó nghe. Nhưng dân thường ham lợi ngắn vô tình tiếp tay cho âm mưu đó đã đành, đàng này cả những bộ óc siêu việt của đỉnh cao trí tuệ cũng hùa theo. 

Chúng ta hãy chịu khó đọc lại những bài viết của bác Chấn ở đây:trandongchan.wordpress.com thì sẽ thấy bác phân tích rõ nguy cơ Trung Quốc dùng kinh tế để diễn biến hòa bình Việt Nam như thế nào, sẽ thôn tính nước ta ra sao. Vào lúc đó nếu chúng ta không bị “điếc” trước những lời cảnh báo nặng lòng và đầy trí tuệ đó thì chúng ta đã không phải mất sức phản đối quyết liệt các dự án bauxite Tây Nguyên. Nhưng vẫn không ngăn chặn được ĐCSVN bán chúng. 

Vì đã cảnh báo nguy cơ và âm mưu thâm độc của Đại Hán mà bác Chấn phải chịu tù đầy. Nhưng ngay khi bị bắt điều tra, bác Chấn vẫn vạch rõ âm mưu này. Bác ấy đã nói an ninh rằng đó là hiểm họa lớn nhất của quốc gia mà nếu an ninh Việt Nam có trách nhiệm với đất nước thì phải ra sức mà ngăn ngừa nó. Thế nhưng an ninh điều tra đã được chỉ đạo từ Thiên triều là phải bóp méo việc cảnh báo nguy cơ diễn biến hòa bình thành âm mưu của bác Chấn diễn biến hòa bình để lật đổ chế độ. Cho nên bác mới bị chuyển từ khởi tố theo điều 88 sang truy tố theo điều 79. Cuối cùng là bản án 16 năm tù và 5 năm quản chế. 

Thời gian 3 năm rưỡi mà bác Chấn ở tù tới nay cũng là thời gian mà âm mưu diễn biến hòa bình của Trung Quốc diễn ra thuận lợi, không gặp phải sức phản kháng nào đáng kể và hiệu quả. Phản đối bauxite Tây Nguyên đã lên đến cao trào, có cả tiếng nói của cụ Giáp và ý kiến không thuận của một số vị BCT nhưng nó vẫn cứ diễn ra. Vì đâu còn cách nào khác, bị đặt vào thế đã rồi. Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ cũng đã dũng cảm và chấp nhận tù đầy để lên án những âm mưu của Đại Hán và những kẻ đã tiếp tay cho chúng nhưng cũng không thể ngăn cản được đất nước bị bán dần. Vụ cắt cáp Bình Minh 02 năm ngoái đã tạo nên hơn chục cuộc biểu tình chống Trung Quốc nhưng cuối cùng cũng bị dẹp. Vụ cắt cáp mới đây đã dấy nên cuộc mit-ting và tuần hành kiên cường chủ nhật vừa rồi, đã khích lệ tinh thần những người yêu nước rất nhiều. Nhưng liệu chúng ta sẽ duy trì được bao lâu? Và nếu may mắn (ít bị đàn áp) kéo dài được 11 Chủ nhật như năm ngoái thì chúng ta có chống được sự thôn tính của Đại Hán không? Chắc hẳn là không. 

Có lẽ chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận là mình đợi "nước đến chân mới nhảy". Chúng ta chỉ chống cái ngọn mà không phòng cái gốc. Cá nhân tôi cho rằng Trung Quốc chẳng cần và cũng chả dại gì sử dụng vũ lực để xâm chiếm biển Đông của Việt Nam. Điều đó sẽ dẫn đến nhiều bất lợi và có thể là thất bại cho chúng. Chúng chỉ cố tình gây hấn để hút tiền của và sự chú ý của chúng ta vào đó mà quên đi những đòn nham hiểm quyết định mà chúng sắp tung ra bằng biện pháp kinh tế. Chúng ta nghĩ sao nếu đảng CSVN đang âm thầm ký những cam kết để vay được nợ đến 50 tỷ USD của Trung Quốc? Sẽ lại một chuyện đã rồi như bauxite Tây Nguyên. Tại sao đến lúc này mà vẫn thiếu vắng những tiếng nói mạnh mẽ, những cuộc xuống đường với khẩu hiệu rõ ràng chống những âm mưu đó? Để đến lúc đã rồi chúng ta mới la ầm lên thì đã quá muộn. Tới lúc đó Hoàng Sa, Trường Sa chẳng cần của Trung Quốc vì cả Việt Nam là của Trung Quốc rồi. 

Cuộc đấu tranh của của nhân dân Việt Nam chỉ còn một cơ hội duy nhất. Nếu không đoàn kết lại mà lên tiếng và xuống đường để ngăn chặn những kẻ tay sai, chư hầu lén lút ký những thỏa ước bán nước bằng cách nhận hầu bao của Thiên trỉều trong những tháng tới thì cả dân tộc này sẽ trở thành nô lệ kiểu mới cho đại Hán. Chả lẽ chúng ta để cho những hy sinh của Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải, Việt Khang, Phương Uyên, ... trở thành vô ích? 

Lớp thanh niên khinh!



Tâm 8X (Danlambao) - Ngày 14/12/2012, báo Thanh Niên tiếp tục đưa tin về việc “Trung Quốc mở đường trái phép ở Hoàng Sa”, đây được xem là động thái mới nhất trong chuỗi vi phạm chủ quyền Việt Nam. Cùng thời điểm đó, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong khi đối thoại với thanh niên nhân dịp ĐH Đoàn lần X đã “mong thanh niên chia sẻ khó khăn của đất nước” và nhấn mạnh “thanh niên phải có lòng tự hào dân tộc cao độ” sau khi người con trai út của ông ta đã được cơ cấu vào TW Đoàn.

Vâng! Và một lần nữa chúng ta lại thấy được trình độ tuyên truyền đến giảo quyệt của những người cộng sản đương quyền. Nếu như ông Nguyễn Tấn Dũng nói thật, bộ chính trị nói thật (nghĩa là trong tâm họ vẫn còn mong muốn thanh niên sẽ hết lòng với dân tộc) thì hẳn sẽ không có vụ sáp lá cà trong giải giáp biểu tình hai đầu đất nước, không có vụ răn đe, định hướng báo chí về đưa tin “Trung Quốc cắt cáp” trong buổi giao ban đầu tuần… và cũng sẽ chẳng có việc “Trung Quốc mở đường trái phép ở Hoàng Sa”!

Có lẽ bản thân ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Phú Trọng nên xét lại bản thân mình trước khi răn dạy thế hệ thanh niên về cái gọi là “lòng yêu nước”. Các ông và những người đang ở bộ chính trị hiện tại có thực sự yêu nước, có thực sự đại diện cho nhân dân, tranh đấu, dẫn dắt vì quyền lợi dân tộc không? Hay là các ông lấp liếm ngôn từ để giữ ghế, để giữ quyền lợi, chế độ của riêng mình. Điều này khác gì so với triều Nguyễn bám víu về ngôi vàng gia tộc mà bỏ rơi quyền lợi quốc gia vào giữa và cuối thế kỷ 19, cái mà các ông đã phá mãnh liệt trong một thời gian dài đâu?

Có lẽ bản thân ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Phú Trọng không biết người ta thất vọng/ khinh bỉ như thế nào về bộ sậu chính quyền hiện nay. Lớp thanh niên hiện nay đã hoàn toàn trống rỗng về lý tưởng, họ gọi cái chủ nghĩa Cộng sản là cái chủ nghĩa cơm sườn, bởi lý tưởng các ông vạch ra chỉ phục vụ cho giữ gìn/ nâng bi chế độ, cái ghế mà các ông và con cháu ông đang, đã và sẽ ngồi thôi. Chứ nó cũng nào phải là lý tưởng dân tộc vì nước, vì dân như các ông kêu gào bằng văn bản hay tuyên truyền đâu? Do vậy, đừng thấy lạ khi lớp thanh niên ngày nay đến với Đoàn/Đảng chỉ đơn thuần vì nơi đó giúp họ trục lợi cá nhân được. Thế nên, việc kêu gào về lớp thanh niên đang “mờ nhạt lý tưởng” như ông Nguyễn Phú Trọng đã thực sự không đúng, đúng hơn là nên báo động về một lớp thanh nên đang “đả phá lý tưởng” thì đúng hơn. 

Các ông, mà điển hình là 2 ông (Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng) đang bào mòn lớp người vàng của đất nước bằng những ngôn từ ru ngủ, mị dân điên cuồng trong thời đại thông tin rộng mở. Các ông có thấy đau không khi chính các ông đã ô uế dẫn đến sự khinh bỉ của lớp người về trang sử vàng của những người cộng sản chân chính trước đó. Và các ông thấy mặt mình có đủ độ dày hơn không khi lớp thanh niên đồn nhau rằng, cái bảo tàng, cái đại hội thể thao châu Á sắp tới, cái đường, cái thủy điện, cái con tàu… ngàn ngàn tỉ mà các ông phung phí chính là món tiền mà nhân dân trả cho cái công thống nhất đất nước cho những người cộng sản các ông???

Cuối cùng, xin hỏi? Các ông có phải là người cộng sản chân chính, là một người vì nước vì dân? Vậy thì hãy làm một việc thật đơn giản: Tiến hành trưng cầu dân ý về điều 4 trong Hiến pháp. Chỉ vậy thôi, chứ đừng lừa phỉnh dân tộc bằng ngôn từ chế độ. Bây giờ chẳng ai tin cả, chỉ thấy toàn khinh bỉ thôi, nhất là lớp người thanh niên.

Tâm 8X

Ông Cao Minh Quang thôi chức thứ trưởng Bộ Y tế



Thủ tướng vừa ký quyết định không bổ nhiệm lại chức vụ Thứ trưởng Bộ Y tế đối với ông Cao Minh Quang. Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật cảnh cáo ông này.
>Đề nghị cảnh cáo Thứ trưởng Y tế Cao Minh Quang

Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định, trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, ông Cao Minh Quang đã có những khuyết điểm, vi phạm như: thiếu gương mẫu, vụ lợi khi vay tiền của cá nhân là lãnh đạo doanh nghiệp thuộc phạm vi phụ trách; phát ngôn, phản ánh không chính xác, thiếu thận trọng về một số vụ việc tại Bộ Y tế.
Ông Cao Minh Quang đã đánh giá tùy tiện, không mang tính chất xây dựng đối với cán bộ cấp dưới; vi phạm quy chế làm việc của cơ quan Bộ Y tế trong việc gửi kiến nghị Thủ tướng có nội dung trái với dự thảo Nghị định về quản lý thanh tra, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm khi đã được Bộ Y tế và Bộ Nội vụ thống nhất trình Chính phủ; khai nhận học vị tiến sĩ không đúng thực chất văn bằng được cấp theo chương trình đào tạo tại Thụy Điển.
Những việc làm trên của ông Cao Minh Quang đã vi phạm tiêu chuẩn đảng viên và quy định về những điều đảng viên không được làm, gây ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ, làm cho uy tín của cá nhân giảm sút.
Ông Cao Minh Quang 59 tuổi, từng là Cục trưởng Quản lý Dược. Năm 2007, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Y tế, nhiệm kỳ 5 năm.
Theo Chinhphu.vn