- Một mùa xuân lại đến, Tết cũng đã gần kề…nhưng với những người lao động nghèo, những cảnh đời bất hạnh, vô gia cư thì ngày Tết cũng chỉ là một ngày bình thường. Họ phải cực nhọc lao động ngay trong đêm giao thừa, không quần áo mới, không bánh mứt, cành mai…
Chúng tôi đến khu vực bến xe Chợ Lớn vào sáng 27 tết. Không khí mua bán ở đây diễn ra tấp nập. Hai con đường Trang Tử và Hải Thượng Lãn Ông (quận 5) ngập tràn một màu đỏ. Tết đã rất gần kề, câu đối chúc xuân, lồng đèn giấy hình rồng, đồ trang trí treo tết bày bán khắp nơi. Người mua, kẻ bán tấp nập, ồn ã. Nhưng cách đó một con đường, phía trong công viên Thăng Long, ba đứa trẻ quần áo không đầy đủ, tuổi chỉ vào khoảng 2 - 3 đang nằm lăn lóc trên những tấm giấy thùng các tông. Gần đó, một người phụ nữ hơn 20 tuổi đang ngồi bên một đứa trẻ khác, thẩn thờ nhìn về phía các hàng quán bán đồ Tết. Đây là một gia đình 4 mẹ con vừa "nhập cư" vào công viên này và cũng như bao con người ở đây, từ lâu họ đã quên cái cảm giác được đón Tết. Với họ, niềm vui không đến từ mái nhà ngập tràn tiếng cười, mà đến từ những bữa ăn được no bụng, những giấc ngủ vội vã sau những buổi đi lang thang kiếm sống.
Người đàn ông có "thâm niên" hơn 10 năm lượm ve chai trên đường phố Sài Gòn, chú Nguyễn Văn Bân (54 tuổi, quê ở Đồng Tháp) cũng "nhói lòng", khi chúng tôi hỏi về ngày Tết Chú Bân cho biết, năm nào đến Tết, chú lại cánh cánh trong lòng câu hỏi: "Liệu năm mới, cuộc sống có được thay đổi không, hay vẫn là kiếp nghèo, sống hè phố ?". Chú nói: "Tết đến, tôi chỉ mong ước sẽ có một tổ chức từ thiện nào đó hướng dẫn công ăn việc làm cho những người như tôi, để có tiền thuê một chỗ ở đàng hoàng, không còn phải lang thang đây đó nữa".
Còn tại quận 8, nơi đang diễn ra chợ hoa nhộn nhịp ở bến Bình Đông. Trên con đường đông kín người, chúng tôi thấy một bà cụ móm mém, ngồi trên vỉa hè mỉm cười. Chốc chốc, có ai đó đi ngang qua vứt chai nước rỗng là bà khấp khởi chạy ra nhặt bỏ vào túi. Bà Bùi Thị Em (71 tuổi, quê ở Vĩnh Long) lên thành phố với mong muốn được đổi đời nhưng vì hoàn cảnh mà phải gắn với "nghiệp" nhặt ve chai. Bà Em sống cùng người dân lao động nghèo ở một phòng trọ nhỏ gần lộ Đá Đỏ, quận 8. Tuổi cao, không con cháu, họ hàng…nhưng bà được những cùng khổ, chăm sóc, hỏi han. Bà Em cho biết, hằng phải đi bộ hàng chục km để nhặt đồ phế liệu, kiếm được từ 20 đến 40 ngàn đồng.. Tết này, bà chỉ cho phép mình nghỉ ngày mồng 1, còn những ngày khác vẫn phải đi làm, kể cả đêm giao thừa. Khi được hỏi về mong ước trong năm mới ? Bà Em cười: "Có ước nguyện gì đâu, tôi cũng gần đất xa trời rồi, chỉ mong cho Tết đến ai cũng hạnh phúc, sung sướng bên gia đình". Khi thành phố khoác lên "chiếc áo" huy hoàng của mùa xuân, những chợ hoa xuân, đường hoa muôn màu…nhưng vẫn còn đó những người nghèo khó phải bươn chải nhiều hơn để kiếm sống như chú Bân, bà Em. Mong rằng chính quyền địa phương, các tổ chức từ thiện có nhiều hoạt động hơn nữa hỗ trợ người nghèo để khi thành phố vào thời khắc giao thời thiêng liêng, ai cũng được có Tết.
|
THÔNG BÁO !
TM Ban Điều Hành Blog
21 January 2012
Khoảng lặng của những người không Tết
Giấc mơ Tết của lũ trẻ bãi giữa sông Hồng
- Những ngày cuối năm, người người rủ nhau đi sắm Tết. Còn bãi giữa ven sông Hồng, một cái Tết nữa lại đến, cảnh vật chẳng có gì thay đổi. Những người phụ nữ nơi đây không hối hả cho những dự định Tết mà hối hả làm thêm, hối hả tăng ca. Bọn trẻ cũng chẳng buồn, chẳng vui, đứng vịn cửa bè, hướng ánh mắt về phía cầu Long Biên nơi có dòng người, tiếng còi xe ồn ã… Phận nghèo đón tết Con đường đất ngoằn ngoèo dài gần 1 km, phải len lỏi qua những dãy nhà ẩm thấp, xây chằng chịt cho người lao động thuê trọ, rồi qua hàng chục miệng cống lớn lúc nào cũng chảy thứ nước thải đen xì xuống sông Hồng, chúng tôi mới đến được bãi Giữa. Nơi mà những người dân phường Phúc Tân, Phúc Xá gọi là qua "cửa khẩu bên kia". Trong cái rét căm căm, những đứa trẻ ở đây vẫn phong phanh mấy tấm áo cũ, tha thẩn nghịch cát.
Xóm bãi giữa sông Hồng còn được người dân nơi đây gọi là xóm Nổi, xóm Phao, bởi mọi sinh hoạt của người dân nơi đây đều gắn liền với sông nước. Một không gian nước mênh mông và khoảng eo hẹp của đôi bờ là điểm ngụ cư với hơn hai chục nóc nhà nổi dập dềnh trên mặt nước, rách rưới và liêu xiêu trong gió sông Hồng, những người vạn chài đánh bắt cá, những cư dân của xóm nổi thì vẫn mải miết mưu sinh. Với họ, Tết đến rồi Tết lại đi. Theo lời ông Trọng quê gốc ở Thái Nguyên, trưởng xóm thuyền thì cả xóm có 23 hộ dân. Họ đến từ nhiều vùng miền khác nhau như Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Hưng Yên…do hoàn cảnh khó khăn nên họ đành chấp nhận lui về bãi giữa này lập lán cư ngụ để sống qua ngày. Những "ngôi nhà không móng" (thuyền bè) nổi hẳn trên mặt nước. Chủ nhân của chúng là những người lao động nghèo khổ sống bằng đủ các thứ nghề: nhặt rác, tạp vụ, phu hồ, phụ khoan giếng…. Với những công việc phần nhiều là bán sức, cuộc sống của họ cứ nổi nênh theo con nước sông Hồng.
Cô Tâm - một người dân của xóm Nổi - cho biết: "Để có ngôi nhà này, người dân phải vào thành phố nhặt nhạnh, xin gỗ thừa, vỏ bao bì ở các công trình xây dựng về dựng, dán lên thành nhà cháu ạ". Ngày nắng đã đành chứ những ngày mùa đông lạnh, chỉ cần cơn gió nhẹ ùa vào, len lỏi qua những kẽ hở toang hoác cũng đủ làm họ rét run người. Những ngày giáp Tết, không khí phố phường cũng tấp nập hơn nhưng cuộc sống nơi bãi giữa vẫn yên ắng, dường như cái Tết vẫn còn xa họ lắm. Bác Tân ( quê ở Hưng Yên) tâm sự: " Có khi mải làm chẳng biết hôm nay là thứ mấy, ngày bao nhiêu. Lán chỉ có tôi và ông chồng già, có năm hai vợ chồng đi nhặt rác đến chiều 29 Tết mới về mua nải chuối thắp hương gọi là ngày Tết thành tâm cúng khấn tổ tiên". Gần Tết nhưng trong nhà chị Tươi chưa sắm sửa được gì, ngoài cái hòm tôn đựng quần áo, tài sản còn lại chỉ là vài cái xoong nấu ăn, bát đĩa và đồ dùng cá nhân. Hai đứa con chị Tươi (đứa 12 tuổi và đứa 8 tuổi) ngơ ngác trong tấm chăn mỏng, mặt mày bầm tím vì lạnh..
Trong ngôi nhà nổi lụp xụp (thực chất là cái bè được xây cất thô sơ với những miếng gỗ ghép vội), ánh đèn ngủ vàng xanh không đủ chiếu sáng toàn bộ ngôi nhà, chị Lĩnh vui vẻ: "Ối dào, tôi sống ở đây hàng chục năm rồi, còn sợ gì cái rét cái lạnh nữa. Nhưng năm nay đúng là rét đậm thật, rét quá nên chiều nay tôi nghỉ làm." Cuộc sống đầy âu lo vất vả nên cái Tết đối với chị cũng chẳng có gì đặc biệt. Khi được hỏi, chị không về quê ăn Tết à, chị cười lớn: "Giờ làm gì còn quê đâu mà về? Năm nào tôi cũng ở đây ăn Tết." Sống lâu trong cái khổ, cái lạnh, những con người ở đây cũng quen với cảnh đông giá, càng quen hơn với cảnh Tết đến rồi Tết lại đi. Nhiều người nghĩ rằng, với cuộc sống nghèo khổ, ngày thường vốn đã khó khăn, Tết đến họ lại phải sắm Tết tốn hàng đống tiền, chắc họ sợ… Tết lắm. Nhưng thực ra họ lại không sợ, năm nào chẳng có mùa đông, năm nào chẳng có Tết. Bao nhiêu năm qua, cuộc sống nơi đây vẫn âm thầm gói gọn giữa bốn bề sóng nước đầy vất vả. Nhiều con người, nhiều gia đình từ khắp nơi, mỗi nhà một cảnh, gặp nhau ở cái bờ sông và những mái nhà tạm bợ. Khái niệm ăn Tết hay chơi Tết thật xa vời, với họ Tết chỉ là những ngày kiếm được nhiều tiền hơn. Và những giấc mơ Tết… Những đứa trẻ được sinh ra ở đây và lớn lên cùng những tất bật và thiếu thốn của cuộc sống áo cơm không mấy dễ dàng. Chúng như cỏ cây hoang dại ven bờ bãi sông. Đối với chúng, ước mơ Tết về chỉ là để được nhận những phần quà của các tổ chức từ thiện, để được bố mẹ cho ăn thêm những bữa ăn ngon hơn và được mặc ấm hơn. Hỏi Phương tết năm nay em mơ ước điều gì? Phương bảo: "Nhà em nghèo, có ước cũng chẳng được". Chất giọng của đứa trẻ đã chất chứa những lo toan. Riêng ánh mắt vẫn cứ ấp ủ môt khát khao đầy thơ trẻ. Năm nào cũng vậy, đối với Phương, mấy cái bánh chưng mà "các anh chị tình nguyện" cho cũng là đủ cho sự hiện diện của Tết. Chị Oanh tâm sự đầy chua chát: "Tết là của người ta chứ mẹ con chị thì làm gì có. 11, 12 giờ đêm 30 vẫn còn ở ngoài đường nhặt đồng nát, mồng 2 lại đã ra đường, kiếm dăm ba chục nghìn mẹ con nuôi nhau".
Cuộc sống lặng lẽ ở đây đã cuốn đi mơ ước trẻ con của những đứa trẻ bởi bố mẹ chúng còn bận mải miết với cuộc sống áo cơm. Theo lời ông Nguyễn Văn Trọng -trưởng xóm - thì cả xóm có 23 hộ dân, với 24 đứa trẻ. Có 13 đứa đi học nhưng chúng cũng chỉ học hết lớp 7 là ở nhà giúp đỡ bố mẹ, tiếp nối cái nghề nhặt đồng nát hoặc cũng lại đi làm thuê. Bãi phía trong (thuộc Phúc Xá) có 17 hộ, cũng 5, 7 đứa trẻ. Tất cả cũng đều là dân tứ xứ. Không hộ khẩu. Không mảnh đất cắm dùi. Tháng cuối năm, căn bè của chị Lĩnh vẫn đơn sơ vài thứ đồ cọc cạch, chị chẳng mua sắm Tết vì không có tiền và cũng vì chẳng có thời gian. Hằng ngày, chị vẫn bận rộn với công việc nhặt đồng nát, bắt đầu từ 7h sáng đến tận 9h đêm mong sao có thêm thu nhập để trả xong nợ tiền xây bè và nuôi nấng con cái, cháu chắt. Có lẽ với chị Tết qua đi còn vui hơn, vì khi Tết xong, cứ khoảng 15 âm lịch là các tổ chức từ thiện lại tới tặng quà Tết cho các gia đình ở bãi giữa và nhà chị cũng nằm trong số đó. Trẻ con thành phố sẽ vui mừng, tươi cười khi Tết đến. Chúng sẽ được xúng xính trong bộ quần áo mới, được lì xì những phong bao đỏ, được bố mẹ mang đi đây đi đó…. Còn với những đứa trẻ nơi đây, ánh mắt đầy lanh lợi nhưng trong ánh mắt ấy không hiện lên niềm vui Tết.
Bé Hương khi được hỏi về Tết, chỉ ngước mắt lên nhìn tôi rồi lắc đầu nguầy nguậy. Không nói câu nào, bé vội vã kéo ván xốp, bám vào chiếc dây đẩy ván trở về bè nhà mình. Chú Học, một người dân của xóm cho biết thêm: "Trẻ con ở đây đâu được sắm quần áo mới chơi Tết. Ngay cả quần áo mặc hàng ngày cũng là do người ta đem tặng. Thôi thì cũ người mới ta mà!" Sông Hồng mùa cạn, mấy chục chiếc thuyền nằm rách rưới, liêu xiêu bên mép nước. Mấy đứa trẻ quần áo xác xơ hồn nhiên nghịch cát trên bãi sông vắng. Chúng không biết rằng, lại một cái Tết nữa lại đang đến. Rời khỏi xóm nổi trên sông Hồng, tạm biệt những cư dân đặc biệt của Hà Nội, trong lòng tôi trào dâng một cảm xúc khó tả. Bãi giữa sông Hồng, chỉ cách trung tâm Hà Nội có một bờ đê thôi nhưng ở đây như một thế giới khác, biệt lập hoàn toàn với những ồn ào phố xá. Phía sau cái ngút ngàn cây lá xanh tươi màu mỡ kia là không ít những nỗi niềm trăn trở. Trên dòng sông Hồng, vẫn còn đó những người dân vạn chài, những cư dân xóm Nổi đón Tết với những nỗi buồn khác nhau. Gương mặt của những đứa trẻ sớm phải lo toan ấy cứ ám ảnh tôi. Có lẽ với các em, được lên bờ, được đón một cái Tết đầy đủ vẫn chỉ là ước mơ. Những đứa trẻ vẫn quanh quẩn chơi với nhau quanh những vũng nước bẩn, trên những bãi cát ven sông, và bãi giữa sông Hồng vẫn không đào không quất như gần hai chục năm nay kể từ khi có xóm ngụ cư.
|
Ăn Tết trên đò giữa sông Hương
"Đêm giao thừa cả nhà tôi lại chèo thuyền đến gần cầu Trường Tiền xem pháo hoa. Chỉ dám dừng thuyền ở xa chứ không dám lại gần vì ngại mọi người nhìn thấy", bà Phan Thị Thiện loay hoay giữa con đò tâm sự.Vừa loay hoay vớt củi trôi dạt trên sông Hương đoạn gần chùa Thiên Mụ (TP Huế, Thừa Thiên - Huế), bà Phan Thị Thiện, 47 tuổi, vừa nói: "Ngày cuối năm trời hửng nắng nên phải tranh thủ đi làm, kiếm thêm được chút tiền nào hay chút ấy". Bà Thiện cho hay, dù nhà nước đã cấp nhà cho gia đình bà ở khu tái định cư Phú Mậu (Phú Vang), nhưng vì lên bờ không tìm đâu ra nghề kiếm sống nuôi 5 đứa con nên vợ chồng bà lại lủi thủi ra đò cũ, làm đủ thứ nghề từ vớt củi đến phụ hồ, chở đồ thuê mỗi khi có người cần.
"Không riêng gì vợ chồng tôi mà hàng chục hộ dân đang quay lại đò mưu sinh. Tết đến, ai cũng tranh thủ bám thuyền, bám sông vì nhiều người thuê làm, có thêm chút tiền để dành cho tháng giêng đói kém. Năm nay cũng ăn Tết trên đò luôn chứ không lên bờ đâu", bà Thiện khẳng định. Chồng bà Thiện, ông Nguyễn Văn Tuấn, 44 tuổi, tranh thủ chẻ những khúc gỗ vợ vừa vớt được phơi mang bán. Ngày trước vợ chồng ông Tuấn làm nghề thả lưới bắt cá trên sông. Nhưng người thả lưới ngày càng nhiều nên cá hết dần, họ bèn sắm xe kéo tay và có thêm nghề mới - chở đồ thuê. Chỉ tay về phía con đò nhỏ chông chênh trên dòng Hương, ông Tuấn bảo chẳng biết gia đình ông đã sống trên đó bao nhiêu năm rồi. Trong 5 đứa con của vợ chồng ông, duy nhất có con gái út Nguyễn Thị Duyên được đi học, giờ đang là học sinh lớp 6 trường THCS Phú Mậu. "Nghèo thì nghèo thật nhưng ngày 30 Tết vẫn lo đi mua ít gạo nếp về. Đến tối khuya thì làm mâm cỗ xôi, chè nếp thắp nén nhang cho ông bà tổ tiên ngay trên mui thuyền rồi vợ chồng, con cái cùng nhau đón giao thừa", bà Thiện nói. Đó cũng là không khí đón Tết của những gia đình vạn đò từ xưa và đến giờ vẫn vậy. Cuối năm mà làm ăn được thì cùng chung nhau ít tiền mua thịt về chế biến thức ăn rồi mang lên thuyền ăn Tết.
Vợ chồng ông Tuấn và Thiện vẫn nhớ những cái Tết trên đò đói rách cùng cực."Có năm đói đến mức ngày mùng 1 Tết phải mang xoong đi vay gạo. Con cái đòi sắm áo mới nhưng cũng chỉ biết nuốt nước mắt vào lòng. Nghĩ mà thấy tội thân, làm quần quật cả năm trời mà Tết không có tiền mua gạo, mua áo cho con", bà Thiện kể. Phía bên kia sông Hương, hàng chục chiếc đò lớn nhỏ của cư dân vạn đò nằm xúm lại một góc nhỏ vì trời rét đậm không đi làm được. Chòng chành trên chiếc thuyền thủng lỗ chỗ, cụ Lê Thị Điệc ngồi co ro. Không con cái, không giấy tờ tùy thân, bà Điệc sống lẻ loi trên đò đã qua 80 mùa lũ. Không đủ sức đánh cá, vớt củi như trước, bà Điệc sống nhờ lòng tốt của du khách trên sông Hương. Tết đến xuân về, mọi người lo mua sắm đồ, riêng bà ai cho gì ăn nấy. Lo lắng về sức khỏe của chị, cô em gái là bà Lê Thị Ánh, 65 tuổi, lật đật từ chân cầu Bảo Vinh, cách chùa Thiên Mụ đến gần chục cây số lên thăm. Bà Ánh rủ cụ Điệc về ở cùng nhưng sợ cứ lên bờ được mấy bữa cụ lại xuống đò vì nhớ, rồi lại lênh đênh theo con nước.
Trên sông An Cựu, một nhánh của sông Hương cũng có nhiều gia đình mưu sinh. Ông Nguyễn Văn Tư năm nay bước sang tuổi 73 và cũng là ngần ấy năm gắn bó với con đò nhỏ, với những cái Tết thiếu thốn. "Cả nhà tôi đều sống trên thuyền cả. Năm vừa rồi nhà nước cấp nhà, con cái lên bờ lập nghiệp cả, vợ chồng già lên bờ chả biết làm gì nên ở đò kéo lưới bắt cá kiếm đồng ra đồng vào", ông giải thích. Ông Tư còn kiêm cả nghề vớt xác người chết chìm dưới sông. "Có Tết có người nhờ lặn tìm thi thể, tôi lại chèo thuyền đến lặn tìm, chả khi nào từ chối hay kiêng kỵ gì", ông Tư nói và cho biết thêm tuy công việc chả mấy tốt lành trong năm mới nhưng trước là vì thương gia đình nạn nhân, sau cũng có đồng ra đồng vào. Đêm cuối năm, tiết trời se lạnh, từng dòng người rộn ràng đi sắm Tết. Riêng những cư dân vạn đò vẫn đìu hiu. Nguyễn Đông |
'Chưa minh bạch trong việc cưỡng chế đất ở Hải Phòng'
"Chính quyền chưa nhận ra bản chất vấn đề mà mới nói xem xét, hứa cải thiện. Còn việc thu hồi đất nhà ông Vươn thì họ nói loanh quanh, chưa minh bạch", luật sư Lê Đức Tiết, thành viên đoàn giám sát của Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc nói về vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng (Hải Phòng). |
Luật sư Lê Đức Tiết trò chuyện với ông Vũ Văn Luân (phải, người cùng khởi kiện UBND huyện Tiên Lãng với ông Vươn) và chị Hiền (vợ ông Đoàn Văn Quý). Ảnh: Nguyễn Hưng. |
- Từ góc độ luật gia, ông đánh giá về quyết định thu hồi đất và việc cưỡng chế thu hồi đối với gia đình ông Vươn thế nào?
- Tôi cho rằng mục đích thu hồi đất của huyện Tiên Lãng là chưa minh bạch, chưa công khai và chưa rõ ràng. Họ đưa ra nhiều lý do từ việc nói là để xây sân bay, để di dân và thu lại rồi chia nhỏ tổ chức đấu thầu để tăng nguồn thu cho xã. Việc huyện Tiên Lãng chỉ giao đất có 14 năm là sai với quy định pháp luật vì đây là sản xuất nông nghiệp đáng lẽ phải 20 năm.
Hơn nữa khi người dân có nhu cầu tiếp tục sản xuất thì cần cho họ thuê tiếp, nhất là ông Đoàn Văn Vươn và người thân đã bỏ nhiều công sức, xương máu và tài sản mới có được thành quả như ngày nay.
Còn đối với việc cưỡng chế, nếu chính quyền biết lắng nghe, chịu đối thoại với dân, gần dân, hiểu họ và ứng xử có tình có lý thì chẳng thể xảy ra sự việc đáng tiếc như vậy. Chỉ có một hai gia đình mà chính quyền huy động lực lượng hùng hậu cả trăm người như vậy là không đúng.
- Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Tiên Lãng cho rằng, sư manh động của ông Vươn là ngông cuồng, mất hết nhân tính và người dân rất bất bình, phẫn nộ, ông nghĩ sao về nhận xét này?
- Theo tôi trong hoàn cảnh hiện nay, chính quyền, cán bộ không nên đổ dầu vào lửa mà cần có phát biểu chính xác, có tính xây dựng kẻo dân mất lòng tin. Nhất là người làm công tác dân vận lại càng không nên.
Qua vụ việc này, chúng tôi mong muốn các cấp phải phê bình và tự phê bình, làm từ trên xuống theo đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4 vừa được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành. Phải làm rõ trách nhiệm của cán bộ từ cấp thành phố Hải Phòng xuống đến huyện Tiên Lãng, xã Vinh Quang để sao cho việc này không tái diễn.
Đoàn giám sát đã xuống đầm tôm và ngôi nhà bị san phẳng của gia đình ông Vươn để nắm tình hình. Ảnh: Nguyễn Hưng |
- Sau vụ việc, người dân phản ánh bị cản trở khi tiếp xúc báo chí, không được ra đầm đánh bắt trong khi vợ con ông Vươn chưa được chính quyền xã quan tâm... Đoàn giám sát đã ghi nhận những ý kiến này như thế nào?
- Tôi được nghe chính người dân phản ánh như vậy. Việc lạm quyền hay không cơ quan chức năng sẽ vào cuộc xem xét và làm rõ. Toàn bộ tài liệu, ý kiến người dân mà chúng tôi thu nhận được ở xã Vinh Quang sẽ được đoàn giám sát tổng hợp báo cáo trung thực và chi tiết đến lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và lãnh đạo trung ương.
Qua vụ việc này, các cấp cần lấy xã Vinh Quang là bài học lớn để rút kinh nghiệm. Trước hết là luật pháp cần nghiên cứu sửa đổi để phù hợp với tình hình mới, thật sự giải phóng cho phát triển kinh tế của người dân. Chính quyền cũng phải nghiên cứu sửa chữa. Lực lượng vũ trang cũng phải rút kinh nghiệm và đặc biệt là Mặt trận tổ quốc ở cấp cơ sở cần rút ra bài học về công tác dân vận.
Chiều 20/1, sau khi gặp gỡ, nghe báo cáo sơ bộ từ đoàn giám sát, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim cho biết, cuộc giám sát vừa rồi mới là bước đầu. Mặt trận sẽ nghe nhiều phía, theo sát diễn biến vụ việc, quá trình xử lý của các cơ quan chức năng và sẽ lên tiếng nếu việc xử lý "có vấn đề". Ông Kim một lần nữa đề nghị Chính phủ chỉ đạo sớm làm rõ vụ việc. "Vụ việc này rất nghiêm trọng và được dư luận cả nước hết sức quan tâm, theo dõi cách xử lý của các cấp chính quyền ở Hải Phòng và cơ quan chức năng", Phó chủ tịch Kim nói. |
Nguyễn Hưng
Nông dân miền Tây đón Tết
Người nông dân khẩn trương gói bánh tét, chốn thị thành chợ hoa tấp nập, người người đổ xô mua hoa và trái cây về trưng Tết.
Thiên Phước |
Nỗi khổ mua sắm ngày Tết
Quỹ thời gian eo hẹp nhưng phải chuẩn bị đủ thứ cho Tết khiến bà nội trợ "chạy sô" vã mồ hôi. Xếp hàng, chờ đợi hàng giờ đồng hồ, thậm chí chen lấn mới giành được loại tươi ngon là nỗi khổ của người cầm tiền mua sắm Tết. |
Một số siêu thị tăng thời gian hoạt động, thậm chí mở cửa suốt đêm để phục vụ nhu cầu mua sắm tăng cao dịp cuối năm. Ảnh minh họa: Hà Mai |
Khệ nệ 2 túi hàng mua từ siêu thị, bà Thanh ở quận 10 than, vào được bãi giữ xe mất hơn 15 phút, tới quầy giữ đồ không cách nào len lên trên để gửi túi xách, lại phải xếp hàng chờ đợi. Bên trong siêu thị, gian hàng nào cũng chật kín. Người, xe đẩy thường xuyên va phải nhau. Lối đi giữa các gian hàng vốn đã hẹp, những ngày này càng bị ách tắc hơn khi lưu lượng người mua sắm quá đông. Khu vực thử đồ xếp cả hàng dài nên nhiều người cứ ước chừng rồi chọn chứ không vào phòng thử như ngày thường. Tới lúc thanh toán, hàng chục quầy tính tiền cũng không thể giải tỏa nhanh dòng người xếp hàng chờ đợi. Kết quả, chỉ mới mua những hàng hóa cơ bản nhất để đón Tết như: bánh mứt, thực phẩm chế biến... mà bà Thanh đã mất hơn 3 tiếng đồng hồ.
Nếu vào siêu thị ngán nhất cảnh xếp hàng tính tiền thì đi chợ Tết cũng không hề nhẹ nhàng.
"Sáng 28 Tết, chợ đông nghịt người, chỗ nào cũng đông đúc, thậm chí phải chen lấn nhau mới mua được hàng", chị Hằng, quận 10, than thở. Những người bán quen cũng không niềm nở, hỏi han tận tình như bình thường và không có chuyện mặc cả trong những ngày này. Chị kể, ngày thường, không cần nói họ cũng bỏ vào một ít hành, rau thơm, quả ớt nhưng hôm nay xin thêm, họ kể lể nào là giá cả đắt đỏ, không cho được. Đi cả 3 người, mỗi người phụ trách mua vài thứ nhưng phải mất tới 4 tiếng đồng hồ, gia đình chị mới thoát khỏi dòng người mua sắm dày đặc ở chợ Nguyễn Tri Phương, quận 10.
Ngoài ra, do chợ đông nên xe không thể vào bên trong như thường lệ. Nhiều điểm giữ xe tự phát mọc lên, hét 5.000-7.000 đồng một chiếc trong khi ngày thường có 3.000 đồng kèm theo lời giải thích "Tết mà".
Không chỉ siêu thị, dòng người mua sắm đổ về các chợ khiến việc sắm sửa ngày Tết không hề nhẹ nhàng. Ảnh: B.H. |
Chị Thơm, ngụ quận Bình Thạnh, đi chợ Bà Chiểu sáng 28 Tết cho hay: "Chợ đông gấp nhiều lần ngày thường, di chuyển từ sạp này qua sạp kia rất khó khăn vì phải chen chúc khiến tôi hoa cả mắt. Chỉ mua trái cây, hoa, rau tươi, giò lụa, trứng thế mà mất cả buổi sáng trong khi ngày thường chỉ cần 15-20 phút là xong".
Nhà ở gần chợ Trần Hữu Trang, quận Phú Nhuận, đồng thời cũng là tiểu thương trong chợ này, chị Nguyễn Thy Ngàn chia sẻ, đi chợ Tết từ ngày 28 đến 30 tháng Chạp rất khổ sở vì phải chen lấn, giành nhau chọn hàng ngon. Đây là những thời khắc mua sắm cuối cùng của năm, ai cũng đổ xô tranh thủ mua hàng để chuẩn bị mâm cao cỗ đầy cúng ông bà. Bởi lẽ, đến trưa 30 Tết (năm nay là 29 Tết) chợ đóng cửa để vệ sinh, kết thúc một năm hoạt động. Sau thời điểm này chợ sẽ vắng lặng nghỉ Tết, không còn nhiều hàng hóa để chọn nữa.
Chị Ngàn phân tích, ngày thường nhà giàu có tiền thường đi chợ vào sáng sớm để mua đồ tươi ngon. Nhà nghèo hầu bao hạn hẹp lại ghé chợ xế trưa và chiều muộn vì lúc đó hàng hóa không còn loại nhất, chỉ còn lại hàng thứ phẩm, giá cả cũng mềm hơn. Tuy nhiên tâm lý mua sắm Tết của bất cứ bà nội trợ nào cũng giống nhau là tranh thủ đi sớm để chọn được hàng tốt. Bà đi chợ ông lại tháp tùng, xếp thành hàng dài dẫn đến việc chợ bị quá tải, không có lối đi, không đủ chỗ gửi xe, dễ bị kẻ gian móc túi, mất cắp.
Vị tiểu thương này kể, có một khách hàng đi chợ không gửi được xe gắn máy vì bãi xe quá tải, cứ dựng một bên chọn hàng. Đến khi mua xong, ngoảnh lại thì xe không cánh mà bay. "Đi chợ Tết mất nhiều thời gian, công sức đã đành nếu không cẩn thận có khi còn mất cả tài sản vì lúc này chợ quá đông, có nhiều kẻ gian trà trộn lợi dụng khách hàng sơ hở là lấy cắp", chị Ngàn khuyến cáo.
"Vã mồ hôi mới mua được mấy bó hoa chưng Tết", chị Nhung, quận 5 chia sẻ. E ngại chợ hoa Hồ Thị Kỷ sẽ đông đúc sáng 28 Tết, nên tối 27 âm lịch chị tranh thủ chọn trước. Tuy nhiên, gần 22h, khu vực trước chợ hoa kẹt cứng, xe máy nhích từng chút một và không còn chỗ trống nào trên lề đường để đậu xe. Bên trong, người người chen nhau lựa hoa. Nhân viên bán hàng chỉ kịp nói giá, gói hàng và tính tiền cho khách, chứ không có thời gian để giải thích thêm bất kỳ thắc mắc nào. "Đông quá, tôi cũng chẳng muốn nán để lấy mấy đồng lẻ thối lại, miễn sao chọn được những bông hoa đẹp, rạng rỡ, hợp ý mình nhất để lấy lộc đầu năm", chị nói.
Hà Thanh - Bạch Hường
Việt Nam có bao nhiều bằng sáng chế Mỹ công nhận?
21/01/2012 09:39:45 - Thành tích nghiên cứu ứng dụng của Việt Nam còn quá khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Bằng sáng chế ở đây được hiểu là bằng sáng chế Mỹ (US patent) bởi uy tín của nó. Theo thống kê, trong 5 năm gần đây nhất 2006-2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế, thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á. Thống kê của USPTO cho thấy, Singapore là nước có nhiều bằng sáng chế nhất, 2.496 bằng, gấp khoảng 3 lần nước đứng thứ hai về thành tích này, Malaysia. Với nhóm các nước thuộc nhóm G7, đứng đầu là Mỹ với 1.000.900 bằng, đứng thứ 2 là Nhật Bản 197.075 bằng. Thành tựu nghiên cứu khoa học không chỉ là những bài báo khoa học được cống bố trên các tạp chí quốc tế, mà còn được thể hiện qua việc chuyển giao sang ứng dụng hay còn gọi là nghiên cứu ứng dụng. Sản phẩm của nghiên cứu ứng dụng là các bằng sáng chế.
Một bằng sáng chế là một hình thức sở hữu trí tuệ. Nó bao gồm một tập hợp các quyền độc quyền được cấp bởi một nhà nước có chủ quyền cho một nhà phát minh, hoặc nhận chuyển nhượng của họ trong một khoảng thời gian giới hạn để đổi lấy việc công bố công khai một kết quả sáng chế. Một điều không thể chối cãi là số bằng sáng chế của một nước phản ánh hiệu quả thực tiễn của thành tựu khoa học lý thuyết của nước đó. Số bằng sáng chế còn giải tỏa tâm lý "nghiên cứu ứng dụng" của nhiều người làm khoa học rằng "nghiên cứu ứng dụng nên không cần công bố bài báo quốc tế" – tức là người nghiên cứu ứng dụng chỉ công bố kết quả nghiên cứu dưới dạng bằng sáng chế (thật ra thành tựu lý thuyết và ứng dụng có mối liên hệ mật thiết). Kết quả thống kê cho thấy thành tích nghiên cứu ứng dụng của Việt Nam còn quá khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Nhóm G7
Nhóm vài nước Đông Nam Á
(Dân số: nguồn BBC, số bằng sáng chế: nguồn USPTO) TS. Lê Văn Út (ĐH Oulu, Phần Lan) |
Luật sư: Phải xử lý nhà xe bỏ lại xác hành khách
21/01/2012 13:22:23 - Theo dõi báo chí, các luật sư đều chung quan điểm, dù nạn nhân tử vong vì ngạt hay do bệnh lý đều phải xử lý trách nhiệm nhà xe và làm rõ nguyên nhân. Liên quan tới vụ việc cháu bé tử vong trên xe bị nhà xe đưa xuống đường, sau nhiều cố gắng, trưa 21/1 PV Bee.net.vn đã liên hệ được với ông Đồng Văn Sáng - Đội Phó Cảnh sát tội phạm về Trật tự xã hội (Công an huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam). Ông Sáng cho biết: Hiện vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra. "Đã có báo cáo bước đầu rồi nhưng phải chờ kết luận rõ ràng mới cung cấp cho báo chí" - ông Sáng nói rồi vội tắt máy. Trong khi đó ông Bùi Văn Hà vẫn tái khẳng định với PV: Sau khi cháu Huấn tử vong, nhà xe đã bắt buộc bố con ông xuống xe rồi nhanh chóng bỏ đi. Còn theo TS. Nguyễn Quốc Hải, Giám định viên Công an TP Hà Nội, nếu chưa mổ tử thi thì không thể làm rõ nguyên nhân cái chết của cháu bé. Khi chưa kiểm tra pháp y thì không thể phát ngôn bất cứ điều gì liên quan đến nguyên nhân cái chết của cháu bé.
Luật sư Cao Bá Khoát, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp K và Cộng sự: Nhà xe phải báo ngay cho cơ quan chức năng đến giải quyết Theo nguyên tắc, khi hành khách lên xe phải có bảo hiểm (bảo vệ tính mạng cho hành khách). Trường hợp này được hiểu theo nghĩa tính mạng của hành khách đang cần "cứu giúp" mà nhà xe lại bỏ xác xuống đường là vi phạm. Dù cháu bé có bị bệnh lý gì đi nữa thì nhà xe cũng cần thể hiện trách nhiệm ở đây là: đưa cháu đến trạm y tế, bệnh viện hoặc một trung tâm sơ cứu nào gần nhất để cứu cháu bé. Khi cháu đã chết, lái xe, phụ xe và nhà xe phải có trách nhiệm lo hậu sự, báo ngay cho cơ quan chức năng đến tìm hiểu nguyên nhân, giải quyết sự việc chứ không thể bỏ đi. Hành vi này có thể được xem có dấu hiệu hình sự khi trốn tránh trách nhiệm với những hành khách của nhà xe. Bởi thứ nhất, họ đang kinh doanh (vận tải chở người) để lấy tiền thì buộc phải có trách nhiệm. Thứ hai, theo lời bố cháu bé kể lại thì xe chở quá đông khách như thế là vi phạm. Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Văn phòng Luật sư Hoàng Phát: Có dấu hiệu "Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm" Trước hết xét trên góc độ đạo đức người Việt Nam thì nhà xe hoàn toàn sai. Điều trước tiên tất cả mọi người đều nhận thấy thái độ vô trách nhiệm của nhà xe Chiến Thắng vì "nghĩa tử là nghĩa tận" luôn là truyền thống của người Việt Nam. Xét trên góc độ Luật pháp: Giả sử cháu bé chết không phải bị ngạt thì trách nhiệm của nhà xe vẫn phải "cứu giúp" hành khách khi đang có sự "nguy kịch" về sức khoẻ. Hành vi của tài xế và phụ xe được xem có dấu hiệu vi phạm điều 102 Bộ Luật hình sự Việt Nam: "Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm". Luật kinh doanh vận tải cũng quy định rõ trách nhiệm, quyền lợi của người kinh doanh xe khách. Khi cháu bé đã chết nhà xe cần có trách nhiệm: Gọi cho cơ quan chức năng thông báo sự việc, không được bỏ nạn nhân ở lại như thế. Thứ hai, sau khi cơ quan chức năng vào cuộc giải quyết rõ ràng và có sự cho phép thì nhà xe mới được lưu hành tiếp. Luật sư Trần Sỹ Tiến - Giám đốc Công ty luật Hà Nội VDT: Đưa xác nạn nhân qua cửa sổ có thể sẽ là một tình tiết tăng nặng Khi có bất cứ người nào bị nguy kịch trên xe, nhà xe bắt buộc phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất cấp cứu. Trong vụ việc này, nếu cháu bé đã chết trên xe, nhà xe phải cử người đại diện ở lại hiện trường phối hợp với công an giải quyết vụ việc. Những hành khách ở trên xe, gần hiện trường nhất cũng có trách nhiệm ở lại làm nhân chứng cho vụ việc. Việc đưa người chết qua cửa sổ xe nếu trong trường hợp bất khả kháng vẫn có thể chấp nhận tùy vào hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên nếu như lái xe có thể giải tán hành khách để đưa xác cháu bé qua cửa chính đàng hoàng mà không làm rồi vẫn đưa qua cửa sổ thì sẽ là một tình tiết tăng nặng tội cho lái xe.
Ngọc Liên - Kim Thái |