THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

17 January 2013

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm sai phạm về quản lý đất đai ở Đà Nẵng

SGTT.VN - Theo công bố của Thanh tra Chính phủ ngày 17.1, Thủ tướng đã giao Bộ Công an xác minh, làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái các quy định của pháp luật về đất đai và đầu tư xây dựng; hành vi chuyển nhượng đất trái pháp luật, gây thất thu ngân sách nhà nước, trước hết là 6 trường hợp, nếu có dấu hiệu tội phạm thì phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Sáu trường hợp nêu trên đó là: khu đất chuyển nhượng cho Công ty TNHH Phúc Thiên Long để xây dựng khu dịch vụ thương mại du lịch (thành phố không xác định lại giá, gây thất thu 120.172 triệu đồng); Khu đất A2, A3 (diện tích 34.306m2) thuộc khu tái định cư đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc (người được chuyển nhượng là bà Phạm Thị Đông, thu được chênh lệch 107.965.297.000 đồng); lô đất A3 (ông Trương Đình Trung thu chênh lệch 256.941.880.000 đồng). Tổng số tiền các cá nhân đã chuyển nhượng các khu đất trên đã thu được khoản chênh lệch so với giá chuyển nhượng của thành phố trên 520 tỷ đồng. 

Khu đất A4, A5 (khu dân cư đầu tuyến Sơn Trà – Điện Ngọc), chênh lệch so với giá của thành phố xác định năm 2007 là 220.680.432.000 đồng. Khu đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất của Công ty Tân Cường Thành tính giá thấp hơn giá thành phố quy định là 67.323,064 triệu đồng. Khu đất 29 ha thuộc dự án Sân golf Đa Phước giao cho Công ty CP 79 thấp hơn giá thành phố quy định làm lợi cho Công ty CP 79 là 570.826,323 triệu đồng.

Đáng chú ý, tổng hợp số liệu từ 22 dự án có vi phạm về xác định số tiền phải thu khi chuyển quyền sử dụng đất là 2.120.569.900.790 đồng. Ngoài ra, còn có một số khu đất Hội đồng xác định giá thiếu căn cứ, cơ sở, không phù hợp với quy định như: Khu đất 209 đường Trường Chinh; 4 khu đất A2, A3, A4, A5 Khu tái định cư đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc; khu đất số 8 đường Hùng Vương; 4 khu đất khu vực vịnh Thuận Phước…, cần có biện pháp tiến hành xác định lại giá thu tiền sử dụng đất đối với các dự án này để truy thu về ngân sách nhà nước. 

Ngoài sai phạm về thu tiền sử dụng đất gây thất thoát lớn, Đà Nẵng còn vi phạm về ban hành quy chế đấu giá đất và thực hiện quy chế đấu giá đất (tình trạng giao đất không thông qua đấu giá còn phổ biến dẫn đến việc xác định giá thu tiền sử dụng đất chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường, tạo điều kiện để một số Nhà đầu tư đầu cơ, thu lợi). 

Vi phạm về giao đất, ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Kiểm tra 46/1.061 công trình dự án cho thấy, UBND thành phố Đà Nẵng đã giao cho các Ban quản lý dự án và một số Công ty thực hiện chức năng quản lý quỹ đất, ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh và xây dựng nhà để bán và cho thuê không tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai, vi phạm quy định tại các Điều 5,15,31,41,58,122 Luật Đất đai năm 2003. 

Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến phát sinh nhiều sai phạm như: không đủ căn cứ, cơ sở để xác định giá thu tiền sử dụng đất; việc phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tùy tiện; nhiều nhà đầu tư sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã không thực hiện đầu tư, tiếp tục chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác thu chênh lệch số tiền rất lớn... làm thất thu ngân sách nhà nước, gây thiệt hại lớn về kinh tế. 

Vi phạm về thực hiện Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất: Vi phạm về việc giảm tiền sử dụng đất, việc UBND thành phố Đà Nẵng giảm 10% tiền sử dụng đất phải nộp cho các hộ được bố trí đất tái định cư, các tổ chức cá nhân được thành phố giao đất, nhận chuyển nhượng nhượng quyền sử dụng đất là không đúng đối tượng và trái với quy định tại Điều 13, Điều 15, Nghị định số 198/2004/NĐ-CP của Chính phủ và Mục III, Phần C, Thông tư số 117/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính, gây thất thu ngân sách 446.229.756.243 đồng (đối với các hộ tái định cư) và 867.455.055.921 đồng (đối với các tổ chức, cá nhân khi được UBND thành phố giao đất, chuyển nhượng nhượng quyền sử dụng đất).
Vi phạm về gia hạn thời gian nộp tiền sử dụng đất: Kết quả kiểm tra 46 dự án cho thấy có 10/46 dự án UBND thành phố đã đồng ý cho phép chủ đầu tư được kéo dài thời hạn nộp tiền sử dụng đất mà không tiến hành phạt chậm nộp. Một vài dự án đã xác định số tiền phạt chậm nộp, sau đó UBND thành phố lại cho phép miễn nộp phạt là vi phạm Điều 15 Nghị định 198/2004/NĐ-CP của Chính phủ gây thất thu ngân sách Nhà nước. Vi phạm về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng lâu dài là vi phạm quy định tại Khoản 3, Điều 67 Luật Đất đai 2003 gây thất thu ngân sách nhà nước (giá đất sản xuất kinh doanh bằng 70% giá đất ở).  

Từ đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng kiểm điểm Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, các tổ chức và cá nhân có liên quan (thời kỳ 2003 - 2011) theo phân cấp quản lý cán bộ, đã vi phạm quy định về quản lý sử dụng đất đai liên quan đến việc xác định giá thu tiền sử dụng đất; giảm tiền sử dụng đất phải nộp cho các đơn vị và cá nhân gây thất thu ngân sách 3.434.254.712.950 đồng (gồm có: 446.229.756.243 đồng là số tiền giảm 10% cho các hộ tái định cư; 867.455.055.921 đồng là số tiền giảm 10% cho các Nhà đầu tư; 2.120.569.900.790 đồng là số tiền UBND thành phố quyết định giá thiếu căn cứ); ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và gia hạn nộp tiền sử dụng đất sai quy định gây hậu quả rất khó khắc phục. 

Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị thu hồi về ngân sách thành phố 1.486.252.087.290 đồng đối với các nhà đầu tư (kể cả trường hợp Thành phố đã có quyết định thu nhưng chưa thu) do tính thiếu diện tích thu tiền sử dụng đất, không tính đủ tiền chuyển mục đích sử dụng đất, kéo dài thời gian cho thuê đất từ 50 năm lên 70 năm, xác định giá thu tiền sử dụng đất khi giao đất thấp hơn bảng giá do thành phố ban hành và giá do Hội đồng thẩm định giá đất thành phố trình. 

Kiểm tra rà soát lại tất cả các trường hợp tương tự để thu hồi về ngân sách thành phố. Thu hồi về ngân sách thành phố 867.455.055.921 đồng là số tiền sử dụng đất đã giảm 10% cho các nhà đầu tư khi được ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái quy định của pháp luật. 

Kiểm điểm và có hình thức xử lý kỷ luật Giám đốc các sở: Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Hội đồng thẩm định giá đất thành phố, Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Giám đốc công ty Quản lý và khai thác đất thành phố, Giám đốc Ban quản lý dự án công trình đường Bạch Đằng Đông và các cá nhân có liên quan đã để xảy ra các sai phạm nêu trong Kết luận thanh tra.

Về xử lý sau thanh tra, ngày 19.11.2012, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 1930/VPCP-V.I thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xử lý sau thanh tra tại thành phố Đà Nẵng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo xử lý sau thanh tra tại thành phố Đà Nẵng như sau: qua thanh tra cho thấy việc chấp hành pháp luật về Thanh tra, Khiếu nại, Tố cáo và Phòng, chống tham nhũng, việc quản lý và sử dụng đất có một số khuyết điểm, sai phạm. Đồng ý với kết luận và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại văn bản số 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến sai phạm và có hình thức xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật; thực hiện các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, thu hồi triệt để về Ngân sách số tiền phải nộp. 

Thủ tướng giao các bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng tiến hành kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, thu chi tài chính và việc thực hiện dự án đầu tư liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất tại thành phố Đà Nẵng thời gian qua. 

Giao Bộ Công an xác minh, làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái các quy định của pháp luật về đất đai và đầu tư xây dựng; hành vi chuyển nhượng đất trái pháp luật, gây thất thu ngân sách nhà nước, trước hết là 6 trường hợp nêu trên, nếu có dấu hiệu tội phạm thì phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Việt Anh

Câu chuyện chấn động của ông Nguyễn Bá Thanh 10 năm trước!!!

Như đã đề cập ở bài trước, cuộc nói chuyện của ông Nguyễn Bá Thanh tối 24/7/2003 mới là cuộc “đại phẫu” đầu tiên không chỉ gây chấn động đối với cán bộ, công chức Đà Nẵng mà còn với đông đảo cán bộ, người dân ở nhiều địa phương khác trong nước và cả kiều bào ta ở nước ngoài.

Để bạn đọc có dịp so sánh giữa ông Nguyễn Bá Thanh vừa được uỷ nhiệm làm Trưởng Ban Nội chính TƯ với ông Nguyễn Bá Thanh lúc đó vừa lên làm Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, BBT xin giới thiệu lại bài tường thuật cách đây 10 năm của PV Hải Châu về cuộc nói chuyện này:
                            “Đà Nẵng bắt đầu cuộc đại phẫu đau đớn nhưng lành mạnh”

Như tin đã đưa, sau quyết định kỷ luật cảnh cáo Giám đốc Sở Xây dựng và cách chức Trưởng BQL các dự án xây dựng và công nghiệp dân dụng Đà Nẵng gây chấn động tại kỳ họp thứ 9 HĐND TP, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh vừa tiếp tục có buổi nói chuyện vào tối 24/7 với gần 1.500 cán bộ công chức đang làm những công việc liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân.

Qua hơn 28 năm sau ngày giải phóng, lần đầu tiên Đà Nẵng có một buổi nói chuyện “vô tiền khoáng hậu” như vậy. Suốt gần 2 tiếng rưỡi đồng hồ, các cán bộ công chức Đà Nẵng – trong đó có không ít “vị quan” mới đây còn hoạch hoẹ dân – chen nhau ngồi cả xuống đất vì hội trường không đủ ghế, lắng nghe vị tân Bí thư Thành uỷ nói chuyện. Họ bật cười vì những câu nói tếu, rồi chợt đau nhói khi ngẫm lại ý nghĩa thâm sâu đằng sau nó. Để rồi tự thấy mình trở nên lành mạnh hơn, có nhiều dũng khí hơn để làm “lãnh đạo và đày tớ” của nhân dân!

4 nỗi sợ lớn
Ông Nguyễn Bá Thanh trực tiếp tham gia thi đấu bóng đá và quyên góp ủng hộ các nạn nhân cơn siêu bão Xangsane năm 2006 ở TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam - Ảnh: HC
Ông Nguyễn Bá Thanh trực tiếp tham gia thi đấu bóng đá và quyên góp ủng hộ các nạn nhân cơn siêu bão Xangsane năm 2006 ở TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam - Ảnh: HC

Không giấy, không tờ, vừa kết thúc buổi làm việc với một vị lãnh đạo cao cấp của Nhà nước CHDCND Lào sang thăm là ông Nguyễn Bá Thanh đến thẳng hội trường, lên ngay diễn đàn và bắt đầu câu chuyện. Hẳn nhiên ông đã chuẩn bị rất kỹ, chứ không như một Phó Giám đốc Sở Địa chính – Nhà đất Đà Nẵng, khi được gọi lên gặp ông (lúc ấy ông Nguyễn Bá Thanh là Chủ tịch UBND TP – PV) đã phải uống… 3 ly rượu để lấy bình tĩnh nhưng cuối cùng cũng chẳng nói được gì vì… không “thuộc bài”.

Không hề vòng vo, ông vào đề luôn: “Sở dĩ có cuộc gặp hôm nay là vì một sự kiện quan trọng vừa diễn ra: Đà Nẵng được Chính phủ công nhận là đô thị loại 1. Tất nhiên chỉ mới “là” đô thị loại 1 thôi, còn để “làm” cho nó thực sự trở thành đô thị loại 1 được người khác tâm phục khẩu phục thì còn gian nan lắm. Nhưng chưa chi đã có người vội nảy sinh tư tưởng chủ quan, và tôi rất sợ từ điều đó sẽ dẫn tới 4 cái mất lớn hơn!”.

Cái mất đầu tiên, ông sợ, là mất thời cơ – điều mà Đà Nẵng đã tạo ra và tận dụng rất tốt khi từ một TP “cấp huyện” (đô thị loại 2 thuộc tỉnh QN-ĐN cũ) trở thành TP trực thuộc TƯ, và hơn 6 năm sau đã là đô thị loại 1. “Nếu không làm mạnh hơn nữa, Đà Nẵng sẽ mất cơ hội vượt lên trở thành TP động lực của miền Trung, chỉ sẽ là một anh làng nhàng trong khu vực mà thôi!”.

Từ đó, ông lo đến cái mất thứ hai: “Nếu tốc độ phát triển của TP trì trệ, không đáp ứng sự trông đợi của nhân dân thì cán bộ sẽ bị kỷ luật, bị thay đổi hoặc hạ tầng công tác. Chưa kể nhiều người tranh thủ quơ quào, kiếm chác còn sẽ bị luật pháp trừng phạt. Vậy là mất cán bộ!”.

Một khi cán bộ thoái hoá, biến chất như vậy sẽ dẫn đến cái mất gì nữa? “Mất lòng dân – ông nhấn mạnh – Và một khi dân không còn tin chúng ta nữa thì cái mất thứ tư đau lòng hơn cũng rất dễ xảy ra: Mất chế độ!” – ông Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh.

Ông nói rõ: “Đừng nghĩ là dân không biết gì. Trình độ dân trí bây giờ cao lắm, họ thấy hết, biết hết những trò nhũng nhiễu, vòi vĩnh, phiền hà, nguyên tắc cứng nhắc… tồn tại trong đội ngũ cán bộ chúng ta nhưng không dám nói vì sợ bị trù dập. Họ là dân mà, nên chỉ cầu xin hai chữ bình an. Nhưng nếu được bảo vệ, họ sẽ nói hết. Khi ấy thì không thể che giấu đi đâu.

Dân nhìn đội ngũ cán bộ chúng ta cũng như các anh chị đang nhìn tôi vậy. Tôi ở trên này nhìn xuống chỉ thấy cả rừng người, không phân biệt được anh nào áo xanh, áo đỏ. Nhưng các anh chị ở dưới nhìn lên thì tôi chỉ ho một tiếng, nghiêng đầu sang phải, liếc mắt sang trái một chút là cả ngàn con mắt đều thấy. Dân nhìn chúng ta vậy đó. Bài học Thái Bình vẫn còn đau lắm. Cũng có sự kích động, có những phần tử xấu len vào nhưng chủ yếu là do chúng ta thôi. Dân như nước, đẩy thuyền lên là nước mà lật thuyền cũng là nước. Chúng ta phải sớm tự soi rọi lại mình chứ đừng để xảy ra tức nước vỡ bờ!”.

Cuộc đại phẫu tê tái
Từ cái nhìn, cái biết ấy của dân, ông Nguyễn Bá Thanh đem soi rọi vào đội ngũ cán bộ, công chức TP Đà Nẵng và khẳng định, họ đã làm được rất nhiều việc. Trong đó có không ít việc được nhân dân cả nước ghi nhận, Thủ tướng Chính phủ biểu dương, các tỉnh thành bạn kéo đến học tập… “Nhưng đây không phải là lúc chúng ta ca tụng nhau. Thành tích hãy để cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, tôn vinh. Còn sư đoàn ngồi trước mặt tôi đây phải là sư đoàn làm, sư đoàn chiến đấu. Ai mang tư tưởng công thần thì xin mời đi sư đoàn khác!”.

Với sự rạch ròi đó, ông chỉ rõ hàng loạt sai lầm, khuyết điểm đi cùng những “nhân vật” của sự quan liêu, trì trệ, thoái hoá, biến chất – tuy không nhiều nhưng đang tồn tại lẩn khuất trong đội ngũ cán bộ, công chức ở nhiều cơ quan có trách nhiệm tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với dân. Ông nhấn mạnh: “Người dân ngứa sau lưng, gãi không tới nên họ mới nhờ mình gãi. Nếu mình gãi không trúng, cứ nhè trước bụng mà gãi, coi chừng họ gai mắt, đạp xuống sông Hàn uống nước như chơi. Phải bắt cho trúng mạch, gãi cho đúng chỗ “ngứa” của người dân. Đừng cứ ngồi nói lý luận với nhau mà không chịu làm!”

Ông đặt thẳng câu hỏi với ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc Công an Đà Nẵng: “Có cái gì ở trạm CSGT Kim Liên (trên QL 1A ở cửa ngõ phía Bắc Đà Nẵng) mà ai vô CSGT cũng đòi cho ra đứng đó. Chỉ ít lâu sau là ai nấy khấm khá cả lên. Tiền ở đâu ra, tài sản ở đâu ra, dân biết hết, còn các anh có biết không?”.

Ông Nguyễn Bá Thanh trực tiếp tham dự một phiên toà có tiếng kêu oan của người dân - Ảnh: HC
Ông Nguyễn Bá Thanh trực tiếp tham dự một phiên toà có tiếng kêu oan của người dân - Ảnh: HC

Với ngành thuế, ông nêu ví dụ: Chủ một quán ốc hút ở ngã tư Lê Duẩn – Nguyễn Thị Minh Khai đến khóc ở Uỷ ban vì thuế từ 260 ngàn tăng lên 500 ngàn đồng/tháng. Ông giả làm người ăn ốc, vào quán này mới biết quán rất ế vì địa thế không tốt, chủ quán lại kém khâu ăn nói. Ông kêu Cục phó Cục Thuế Đà Nẵng Dương Tấn Lực lên hỏi: “Người ta buôn bán như thế mà thuế tăng gấp đôi, lên đến cả chỉ vàng/tháng thì làm sao sống cho nổi? Anh làm lãnh đạo mà không chú ý, để cán bộ hành dân ra bã đó nghe!”.

Với lực lượng Thanh niên xung kích, ông phê phán thẳng: “Với những kẻ cố tình vi phạm, lạng lách, đánh võng thì không dám làm gì, còn mấy bà trong quê ra, đem chục trứng, mớ rau kiếm sống, lẽ ra chỉ nên nhắc nhở họ thì hùng hùng hổ hổ đổ rổ rau của người ta ra đường. Ai bảo anh làm chuyện vô lễ với dân như vậy?”.

Với kiểm lâm, ông chỉ ra: “Người ta mang cả khúc gỗ lớn đi trên đường chứ có phải ở rừng ở núi gì đâu mà khó bắt thế? Hoá ra là cùng đường dây cả, lỡ làm ăn với nhau “thâm niên” rồi, lâu lâu bắt một cú biểu diễn thôi!”. Cũng với ý đó, ông hỏi lãnh đạo Sở VHTT: “Liệu có nên giải tán Đội kiểm tra liên ngành 814 hay không? Hô hào nào là quy định ánh sáng rồi kiểm tra, cấp phép… thế mà tệ nạn trong mấy karaoke đèn mờ vẫn tràn lan!”.

Với các ngành Xây dựng, Địa chính, Quy hoạch, Thuỷ sản – Nông Lâm, các BQL dự án…, ông cũng chỉ thẳng nhiều biểu hiện vòi vĩnh, bắt chẹt nhưng lại rất sở hở trong công tác quản lý. Từ kiểm định sai đến không làm hết trách nhiệm giám sát chất lượng công trình, cố tình gây khó dễ đã tạo nhiều khó khăn lớn đối với nhu cầu thiết yếu của người dân trong việc ổn định nơi ăn chốn ở, xác định sở hữu nhà đất…, kể cả làm ách tắc các công trình trọng điểm. Nhiều cán bộ, công chức không thông cảm với nỗi khổ của người dân phải di dời, có người vô trách nhiệm làm gần 20 hộ dân thuộc dự án mở rộng sân vận động Chi Lăng bị thiệt hại từ 5 – 50 triệu đồng, gây phản ứng gay gắt trong dân.
Ngược lại, có người nhận đút lót mà làm sai để bị kiện, có người là cán bộ địa chính mà “đạo diễn” cho dân kê khống để kiếm thêm tiền đền bù chia cho mình, móc nối  với cò đất chọn lô ngon mua lại giấy đất để bán kiếm lời… Vậy mà việc quản lý, xử lý của lãnh đạo các cấp còn tỏ ra rất bất cập, đơn cử như ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Địa chính – Nhà đất: “Ông bảo đuổi mấy chục cán bộ nhưng chỉ có một anh đi tỉnh khác, còn lại đều chạy từ chỗ này qua chỗ kia mà ông không biết. Chỉ biết mình hoàn thành “nhiệm vụ” đuổi, rồi thôi!”.

Kể cả với nhiều công trình thiết yếu của TP thì các cơ quan này cũng tỏ ra rất trì trệ: “Các anh không thấy xấu hổ khi Đà Nẵng là đô thị loại 1 mà tìm hoài không ra nhà vệ sinh công cộng hay sao? Không có nhà vệ sinh, người ta đi bậy ra đường làm sao phạt được? Khó gì chuyện đó mà tôi đã đích thân năm lần bảy lượt đưa các vị đi tìm đất, vậy mà mấy năm rồi vẫn chưa ra nhà vệ sinh công cộng? Khó gì cái đài hoả táng mà nói mấy năm rồi vẫn không có?

Tình trạng giết mổ lậu tràn lan khiến dân kêu không thấu trời vì ô nhiễm, vì tiếng ồn. Vậy mà nói mãi một cái lò giết mổ tập trung vẫn chưa có. Mấy anh ở Sở Thuỷ sản – Nông lâm hình như chưa bao giờ thức đêm đến mấy lò mổ tư nhân để hiểu nỗi khổ của dân ở quanh đó phải không?… Tôi tin không phải khó làm, nhưng các anh ôm nhiều quá, cứ sợ chia ra thì mình mất quyền lợi. Nhưng ôm vô mà sức không làm nổi. Vậy là mọi chuyện cứ ách tắc kéo dài”…

Đau nhói hơn nữa là khi ông đề cập đến tình trạng nhũng nhiễu xảy ra ở Sở LĐ-TB-XH và Sở GD-ĐT: “Tôi đã nói anh Nguyễn Mạnh Hùng (Giám đốc Sở LĐ-TB-XH) bao nhiêu lần là phải thành lập một bộ phận chuyên trách lo chuyện nhà đất, chính sách cho các Bà mẹ VNAH, các gia đình thương binh liệt sĩ. Khi người ta đến đưa đơn, mình tiếp nhận, hỏi han cặn kẽ rồi trực tiếp đi lo cho người ta. Vậy mà cũng không! Nhiều người công trạng chưa có gì, trình độ cũng chẳng là bao nhưng lớn tiếng hạch sách, xúc phạm những người đã hy sinh xương máu cho mình có cái chỗ ngồi hiện tại. Ai cho phép làm điều vô lễ ấy?

Với ngành GD-ĐT, giáo viên sau khi hết thời hạn đi miền núi, lẽ ra phải được tiếp nhận theo đúng quy định. Vậy mà cũng buộc họ phải chung chi, một chai rượu chưa chịu, phải mấy chục triệu mới cho làm, cho dạy. Có những giáo viên từ trên núi về, hoàn cảnh rất nghèo, rất đáng thương, vậy mà cũng “chặt đầu, lột da” cho được. Họ cầm những đồng tiền đó mà không thấy xấu hổ. Bữa ni ai muốn xin vô chỗ nọ, chỗ kia đều phải tiền hết, bất kể người giỏi, bất kể người xứng đáng được nhận. Đau lòng quá đi, tức không chịu được!”…

“Ở rạp xiếc, người ta cho mấy con thú ăn hột gì đó thì nó diễn. Một lúc sau lại ngồi lì ra, quất mấy roi cũng không đi, khi nào được ăn thứ hột đó nó mới diễn tiếp. Hãy cẩn thận kẻo mình lại giống như mấy con ở rạp xiếc, không cho ăn là không làm. Kể cả hố xí, mới ngồi thì thấy hôi, mà ngồi một hồi cũng quen. Tôi sợ nhất là thói quan liêu, hách dịch, vòi vĩnh… trở thành thói quen của cán bộ mình. Sợ kinh khủng!” – ông Nguyễn Bá Thanh khuyến cáo.

Chính thức tuyên chiến!
Ông nhìn đồng hồ: 21h45. “Nói những chuyện thế này tôi có thể nói đến 6 giờ sáng, các anh chị có đủ sức nghe không!”. Một thoáng im lặng. Rồi gần như cả hội trường đồng thanh: “Nghe!” – một phản ứng lành mạnh sau cơn đau tê tái dù ông Nguyễn Bá Thanh vẫn chưa nêu ra hết. Nhưng ông không tiếp tục đề cập đến những biểu hiện kém vui nữa mà định hình các biện pháp sắp tới:

“Là cán bộ, công chức phải có tấm lòng với dân. Nhưng tấm lòng đó phải thể hiện bằng hành động chứ không thể nói suông được. Ai cũng nói cán bộ là công bộc của dân, nhưng nên nhớ, Bác Hồ dạy chúng ta, “cán bộ phải là người lãnh đạo, là đày tớ trung thành của nhân dân”. Nghĩa là cán bộ phải tiên phong, đi đầu với một tinh thần tận tuỵ trong phong trào cách mạng để quần chúng noi theo chứ không chỉ có nghĩa “cán bộ là công bộc”. Công bộc mà giàu có, quyền thế như rứa thì cho dân làm công bộc với!”.

Với tinh thần đó, ông phát động trong toàn thể cán bộ, công chức và nhân dân Đà Nẵng phong trào “tìm và diệt” tiêu cực. Ông cho hay: “Sắp tới Thành uỷ, UBND TP sẽ nghiên cứu hình thành đường dây nóng để cán bộ, nhân dân phản ảnh những tiêu cực mà mình phát hiện thấy. Riêng số điện thoại của tôi luôn luôn công khai (0903500205), ai phát hiện ở đâu có những vị cán bộ, công chức vô lễ với dân, sách nhiễu dân thì cứ gọi cho tôi.

Trước đây, tôi chưa nói thì có khi còn châm chước bỏ qua, chỉ nhắc nhở. Nhưng sau buổi nói chuyện này rồi, tôi chính thức tuyên chiến với tệ nạn quan liêu, hách dịch, vòi vĩnh… của đội ngũ cán bộ, không thể chấp nhận những cán bộ như vậy được nữa. Với tư cách Bí thư Thành uỷ, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, tôi sẽ phối hợp với lãnh đạo UBND TP tăng cường giám sát, xử lý nghiêm các cán bộ vi phạm!”.

Về những vấn đề cụ thể hơn, ông nêu rõ: “Hạn cuối đến 31/12/2003, nếu còn một hộ chính (bên cạnh hộ chính có thể còn có các hộ phụ) nào bị giải toả trắng mà chưa được bố trí đất tái định cư thì Trưởng BQL các dự án phải bị cách chức. Mà không chỉ các Trưởng Ban đâu, nếu phạm vi trách nhiệm rơi vào các vị giám đốc Sở thì cũng cách chức luôn. Các BQL dự án cho dân mua đất tái định cư được nợ từ 5 – 10 năm (trước đây chỉ 5 năm) không phải trả lãi suất, không buộc phải trả từng năm mà trả vào ngày cuối cùng của thời hạn cũng được.

Các chung cư đang bố trí cho các hộ nhà chồ, hộ xoá đói giảm nghèo, nay cho họ hết. Sắp tới xây tiếp hàng chục chung cư nữa để bố trí cho các hộ gia đình chính sách, người nghèo… Người già, người tàn tật được ưu tiên bố trí ở tầng 1. Công khai ra, vì sao anh được bố trí ở tầng 1, chứ không phải nhận năm bảy triệu rồi đưa vào đó. Các hộ chính sách nghèo lâu nay ở nhà Nhà nước, sau khi hoá giá còn nợ năm ba triệu thì xoá cho họ, riêng một trăm mấy chục ngôi nhà giữ làm công sản thì lên danh sách công khai.

Phòng Tiếp dân của TP lúc đầu làm được, nhưng nay thấy có vẻ uể oải, phải chấn chỉnh lại. Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng Khu công nghiệp lưu ý điểm nóng về đền bù giải toả và tái định cư ở khu vực Hoà Khánh; BQL các dự án Tuyên Sơn, Đò Xu, Cẩm Lệ, Bình An, An Hoà… khẩn trương đẩy tiến độ vì mùa mưa gió đã đến gần, nhất là các công trình trường học cho kịp năm học mới…”
“Tự soi rọi lại mình, chúng ta thấy bên cạnh những thành quả vẻ vang vẫn còn nhiều bất cập mà nếu không kịp thời khắc phục, sửa chữa e rằng tình hình sẽ còn phức tạp hơn. Hy vọng với sự tự giác của đội ngũ cán bộ, công chức và sự hợp tác của nhân dân, tình hình sẽ ngày càng tốt đẹp hơn lên!” – ông Nguyễn Bá Thanh bày tỏ chân tình.

Sau khi tường thuật cuộc nói chuyện này cũng như sự kiện ông Nguyễn Bá Thanh cách chức Trưởng BQL dự án các dự án xây dựng và công nghiệp dân dụng Đà Nẵng ngay giữa kỳ họp thứ 9 HĐND TP Đà Nẵng khoá VI, tôi đã nhận và chuyển cho ông Nguyễn Bá Thanh rất nhiều email phản hồi của độc giả. Trong đó có không ít người bày tỏ sự ủng hộ, khâm phục, cũng có người nêu những thách thức đang đặt ra đối với ông Thanh, thậm chí có những người tiên đoán ông Thanh “sẽ thất bại nhưng để lại tiếng thơm cho đời”…

Xin mời bạn đọc tiếp tục theo dõi ở phần sau để thấy bạn đọc của 10 năm trước đã nghĩ gì, hy vọng gì về ông Nguyễn Bá Thanh; có gì giống và khác so với tâm tư, kỳ vọng mà đông đảo cán bộ, người dân hiện nay đang đặt ra cho ông? Và trong 10 năm qua, ông đã đáp ứng được những gì thông qua sự chuyển biến của Đà Nẵng, để đến nay ông được tín nhiệm giao trọng trách làm Trưởng Ban Nội chính TƯ?  
HC (INF)

Hoa quả Trung Quốc được rửa nguồn gốc như thế nào?






Hoa quả Trung Quốc được rửa nguồn gốc như thế nào?


Sau khi nho, khoai Tây Trung Quốc bị đưa vào "danh sách đen", những người bán hoa quả tại TP.HCM đang dùng mánh để "rửa" nguồn gốc cho những loại quả khác thành hàng Sa Pa, Thái, Đà Lạt.
Loại đào (có tên gọi khác là mận đào, xuân đào) có nguồn gốc Trung Quốc được bày bán trên nhiều xe đẩy dọc các tuyến đường Phạm Viết Chánh (quận 1), Nguyễn Ảnh Thủ (quận 12), Phan Huy Ích (quận Tân Bình, TP.HCM) dưới cái tên rất Việt Nam: đào Sa Pa. Đào này được bán với giá từ 10.000 - 20.000 đồng/kg

Đứng bán hơn một giờ đồng hồ trên đường Phạm Viết Chánh nhưng không có ai ghé mua, chị Trâm than thở: “Sau vụ nho Trung Quốc bị phát hiện gắn tên nho Mỹ, hàng không bán được như trước nên tôi chuyển qua bán đào”. Chị Trâm thừa nhận “đào Sa Pa” chị đang bán lấy từ chợ đầu mối Thủ Đức, thực ra cũng là loại đào Trung Quốc. Vì người mua sợ trái cây Trung Quốc nên chị đành ghi bảng có nguồn gốc Sa Pa để câu khách.
Theo tìm hiểu, đào Sa Pa chỉ nhỏ bằng quả chanh, hình trái tim, ở phần đầu cuống lõm vào, đuôi trái hơi nhọn, giá bán tại địa phương khoảng 30.000 đồng/kg. Loại “đào Sa Pa” được bày bán tại TP.HCM quả to, tròn, đuôi căng phẳng. Một số siêu thị ở TP.HCM cũng có bày bán loại đào này và ghi rõ xuất xứ từ Trung Quốc.

Táo bán trên đường có xuất xứ Trung Quốc được "rửa nguồn gốc" thành táo mèo Đà Lạt.
Sau khi mánh khóe biến nho Trung Quốc thành nho Mỹ bị lật tẩy, người bán đã gắn xuất xứ mới "Thái Lan" cho nó. Hiện tại, nho xanh và đỏ, mận đỏ Trung Quốc được bày bán tràn ngập các chợ, dọc các tuyến đường tại TP.HCM dưới mác hàng "Thái Lan".
Trên đường Phan Huy Ích (quận Tân Bình), bà Tươi chất lên xe đẩy hơn 50 kg nho đỏ và nho xanh. Vẫn cái bảng bằng gỗ quen thuộc nhưng hôm nay, bà không viết lên đó chữ “nho Mỹ” mà thay vào là “nho Thái”. “Nho Thái” của bà Tươi bán giá 40.000 đồng/kg, cả loại xanh lẫn đỏ. Chúng tôi nói chỉ tìm mua loại nho Trung Quốc vì nho này để được lâu chứ không mua nho Thái, bà Tươi nhăn mặt nói: “Mấy cái này cũngTrung Quốc đó cô ơi”.
Bà tiếp lời: “Ra chợ đầu mối lấy hàng thì chỉ lấy hàng Trung Quốc vì nếu lấy đúng hàng gốc Mỹ, giá rất cao. Xe đẩy như tụi tui bán giá cao ai mà mua? Giờ người ta đang chuộng đồ Thái nên mình để vậy, ai thích thì mua”. Hiển nhiên là khách đến mua thì bà Tươi luôn cố thuyết phục đó là nho Thái. Khi được thắc mắc sao lại lừa khách hàng, bà Tươi nổi giận: “Ai dại đi la làng là mình bán nho Trung Quốc? Tại cô đòi nhoTrung Quốc nên tui mới nói”.

Tại siêu thị, đào mận được ghi rõ nguồn gốc là Trung Quốc.
Mỗi nơi một mánh
Ngoài nho, đào, còn rất nhiều loại trái cây hiện nay đang bị đánh tráo nguồn gốc. Loại táo bày bán tại chợ bên đường Ngô Tất Tố (quận Bình Thạnh) to bằng nắm tay, có màu vàng và đỏ phớt được người bán giới thiệu bằng dòng chữ to đùng “táo mèo”.
Thắc mắc táo mèo này được trồng ở đâu thì anh bán hàng nhanh nhẹn: “Loại này được trồng ở Đà Lạt, đảm bảo 100% không phải là hàng Trung Quốc”. Trên đường Trường Chinh (đoạn gần KCN Tân Bình) cũng có bày bán khá nhiều loại "táo mèo" này. Người bán cũng luôn miệng nói đây là táo mèo Đà Lạt. Tuy nhiên, phóng viên thường trú tại Lâm Đồng đã xác minh, hiện tại các chợ Đà Lạt cũng có bán loại táo này, nhưng không có tên “táo mèo”; ở Đà Lạt cũng trồng táo nhưng sản lượng rất ít, trái táo nhỏ và có vỏ màu xanh chứ không vàng như “táo mèo” ở TP.HCM.
Đến đường Cống Quỳnh (đoạn qua Bệnh viện Từ Dũ), đường Thành Thái (đoạn qua Bệnh viện Nhân dân 115) hỏi mua loại táo xanh, quả to khoảng 10 trái/kg, chúng tôi được người bán hàng mời chào: “Mua táo đi, táo Việt Nam đó, giòn ngọt lắm”. Thấy người mua nghi ngờ đây là táo Trung Quốc, chị bán hàng bốc luôn mớ táo lên cân: “Táo Long An đó, không phải hàng Trung Quốc đâu, nhà chị trồng mà. Mua thì chị bớt cho, tính 25.000 đồng/kg thôi”. Theo xác minh của phóng viên thường trú tại Long An thì ở địa phương này không trồng loại táo quả to như người bán giới thiệu.
Cách phân biệt táo xanh Ninh Thuận
Ông Trương Văn Xa, Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Ninh Thuận cho biết, táo xanh Phan Rang khi chín da có màu xanh vàng bóng, quả nhỏ (từ 10 - 20 trái/kg), ăn rất giòn và có vị ngọt thanh. Sau khi thu hoạch, nông dân đưa đi tiêu thụ, không qua khâu sơ chế hóa chất nên thời gian bảo quản ngắn, chỉ sau một tuần có thể bị hư hỏng. Để phân biệt táo Phan Rang với các loại táo nhập ngoại, ngoài màu sắc, người tiêu dùng nên chú ý rốn quả táo rất nhỏ, không lõm sâu như các loại táo xanh khác.

Theo Thanh niên Online

Clip chủ nhiệm ủy ban kiểm tra huyện đánh bạc nổi sóng dư luận

Mấy ngày qua, dư luận đang hết sức xôn xao về đoạn clip dài 40s quay một nhóm người ngồi đánh bạc khá rõ nét, trong đó có một người được dân huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) nhận dạng là ông Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra huyện ủy.

Hình ảnh chụp từ clip ghi lại cảnh ông Lê Vũ Thắng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra huyện ủy huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đánh bạc tại nhà.
Ngày 6/1, clip này bất ngờ xuất hiện trên mạng. Ngay sau đó, nhiều người đã nhận ra trong 4 người ngồi đánh bạc có hai gương mặt khá quen là ông Lê Vũ Thắng - Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra huyện ủy Lâm Hà và ông  Lê Khắc Phúc, cán bộ đang công tác tại Ủy ban kiểm tra huyện.
 
Ông Thắng thừa nhận người trong đoạn clip chính là ông, tuy nhiên đây không phải là đánh bạc ăn tiền mà chỉ là “chơi cho vui”.  Ông cho biết, sự việc diễn ra từ Tết Nguyên đán năm 2011, khi ông đến nhà bà Vũ Thanh Hoa - Phó Chủ tịch hội Chữ thập đỏ thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà chúc Tết. Ngay sau đó, bà Hoa cũng đã chứng nhận ông Lê Vũ Thắng, Lê Khắc Phúc có đánh bài tại nhà bà vào Tết năm 2011.
 
Mặc dù cả ông Thắng và bà Hoa đều phủ nhận chuyện đánh bạc ăn tiền, và khẳng định đoạn clip này được quay từ Tết Nguyên đán 2011, song trên đoạn video gốc lại ghi ngày quay là ngay 21/12/2012 khiến nhiều người nghi ngờ.
 
Theo nhiều người dân tại xã Lâm Hà cho biết, chuyện các quan chức đánh bạc ăn tiền ở đây không phải là hiếm. Bởi thế, việc clip quay cảnh ông Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra huyện đánh bạc “bất ngờ” được phát tán trong thời điểm này, đang khiến dư luận nghi ngờ rằng có sự đấu đá nội bộ.
 
Mọi việc vẫn còn đang được Huyện ủy và Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy Lâm Đồng xác minh, làm rõ.
 
B.L

Một bức thư đã cũ nhưng sự hy sinh của các anh thì không bao giờ cũ



39 năm trước, ngày 19/01/1974 quân đội Trung Quốc theo lệnh của Mao Trạch Đông đã cho tàu chiến đến đánh chiếm Hoàng Sa do Việt Nam Cộng Hòa quản lý lúc đó. 74 binh sỹ Việt Nam Cộng hòa đã hi sinh. Từ thượng tuần tháng 2/1974, Trung Quốc đã tạm chiếm quần đảo Hoàng Sa và thiết lập căn cứ quân sự tại đây cho đến nay. Ngay sau khi TQ dùng vũ lực xâm chiếm toàn bộ các đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa do VN quản lý, ngày 19-1-1974 và 14-2-1974 chính quyền Sài Gòn đã ra tuyên cáo về việc Trung Quốc “xâm lăng trắng trợn bằng quân sự” và tái khẳng định về chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa.

Đây là một bức thư đã cũ nhưng sự hy sinh của các anh thì không bao giờ cũ.

Lổn ngổn sinh vật lạ trong quần áo

Số sinh vật lạ này bị ép khô trong quần áo, khi gặp nước thì “sống” dậy

Sự việc được phát hiện vào trưa 13-1, khi bà Nguyễn Thị Phụng (55 tuổi, ngụ thôn Quang Hưng, xã Hòa Quang Nam, huyện Phú Hòa - Phú Yên) ngâm xà phòng giặt bộ đồ mới mua cho con gái ở chợ Hạnh Lâm (xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa - Phú Yên) với giá 115.000 đồng. “Vừa ngâm xong, bất ngờ trong bộ quần áo bỗng hàng ngàn con vật giống như con đỉa bò lổn ngổn lên mặt nước, bò lên cả trên tay tôi. Tôi hoảng hồn bỏ chạy” - bà Phụng run giọng kể.
 
Bộ quần áo lổn ngổn sinh vật lạ giống như đỉa của bà Phụng
Nhiều sinh vật lạ giống đỉa trong bộ quần áo may sẵn do bà Nguyễn Thị Phụng
(huyện Phú Hòa - Phú Yên) mới mua về. Ảnh: HỒNG ÁNH
Cũng theo bà Phụng, khi mua bộ quần áo này, con gái của bà cứ nghĩ các mối chỉ may không khéo nên bề mặt xù xì, không ngờ đấy là do các sinh vật lạ bị ép khô trong vải. Sau khi đổ thau nước giặt ấy đi, bộ quần áo không còn xù xì nữa. Theo ông Ngô Đình Thi (chồng bà Phụng), với kinh nghiệm làm nông hơn 40 năm của mình, ông thấy sinh vật lạ này giống như loài đỉa. “Nhưng nó lớn rất nhanh đẻ cũng rất nhanh. Chỉ sau một ngày đêm, từ con vật bằng đầu que tăm lớn gần bằng đầu đũa và đẻ trứng màu trắng hình bầu dục” - ông Thi cho biết.
Sau khi lấy bộ quần áo ra ngoài, bà Phụng đã dùng thuốc diệt muỗi và thuốc diệt cỏ đổ vào thau nước đang dày đặc loài sinh vật này nhưng quái lạ là chúng không hề chết. Sau khi đổ loài sinh vật giống như đỉa xuống một cái hố do nhà bà mới đào, bà Phụng phải thuê thợ xây bê tông bịt kín miệng hố.
Sau khi phát hiện sinh vật lạ trong quần áo may mặc sẵn, gia đình bà Phụng  trình báo chính quyền địa phương. Công an và Trạm Y tế xã Hòa Quang Nam đã cử cán bộ đến kiểm tra và lấy mẫu đưa đi kiểm nghiệm. “Trông sợ lắm, nó chỉ dài khoảng 1,5 cm, đường kính khoảng 1,5 mm nhưng dày đặc, có cả năm sáu ngàn con. Nếu là lăng quăng thì nó búng khi di chuyển, còn đây nó gập người rồi dãn ra để di chuyển giống như đỉa” - ông Nguyễn Tấn Sỹ, Phó Công an xã Hòa Quang Nam, cho biết.
Bác sĩ Phạm Tấn Lập, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Hòa, cho biết chiều 16-1, trung tâm này đã gửi mẫu sinh vật lạ phát hiện trong quần áo may mặc sẵn đến Sở Y tế tỉnh Phú Yên để kiểm nghiệm nhằm xác định đấy là loài sinh vật gì . Trong khi đó, sự việc giờ đây đã xôn xao cả huyện Phú Hòa. Đặc biệt, chợ Hạnh Lâm, nơi bà Phụng mua bộ quần áo “nhiễm” sinh vật lạ, đã vắng hoe, không bóng người đến mua hàng quần áo. “Chợ Tết mà vắng như chùa Bà Đanh. Chưa biết loài sinh vật ấy là gì nhưng người dân lo sợ, không ai dám mua quần áo may sẵn nữa” - chị Nguyễn Thị Kiều Chinh, một người bán hàng quần áo ở chợ Hạnh Lâm, buồn rầu. Ông T.C.H (chồng bà V. - người bán bộ quần áo nói trên cho bà Phụng) cho biết số quần áo này nhà ông mua ở chợ trung tâm TP Tuy Hòa.
Bài và ảnh: HỒNG ÁNH

Đà Nẵng: Công chức chậm lương vì DN nợ thuế

(VEF.VN) - Cán bộ công chức quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng có lẽ là nơi đầu tiên của các thành phố trong cả nước bị nợ lương vì nguyên nhân các doanh nghiệp nợ thuế, chậm nộp thuế hoặc do làm ăn thua lỗ khiến nguồn thu ngân sách bị thiếu hụt, không kịp để trả lương cho cán bộ công nhân viên chức của quận…

Trao đổi với VietNamNet vào sáng 14/11, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng Dương Thành Thị xác nhận thông tin khoảng 400 cán bộ công chức, viên chức hành chính của quận Liên Chiểu đến thời điểm này chưa được nhận lương tháng 11.

Nguyên nhân chưa có lương tháng mà như lời xác nhận của ông Thị là do nguồn thu ngân sách của quận gặp khó khăn nên quận còn nợ lương tháng 11 của cán bộ công chức, viên chức với tổng số tiền khoảng 7 tỷ đồng.

Nguồn thu ngân sách đạt thấp do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn quận gặp khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng, nhiều doanh nghiệp nợ thuế hoặc không nộp thuế khiến nguồn thu ngân sách trên địa bàn giảm. Tổng thu ngân sách của quận Liên Chiểu khoảng 150 tỷ đồng, hiện chỉ mới đạt 62% kế hoạch giao.

Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, làm ăn khó khăn, nên nhiều doanh nghiệp nợ thuế hoặc không nộp thuế cho Nhà nước. Trong đó có hai doanh nghiệp nợ thuế lớn nhất là Công ty Xây dựng Bách khoa nợ 7 tỷ đồng và Công ty Nghệ thuật Việt nợ 5 tỷ đồng.
Để giải quyết việc nợ lương cán bộ công chức của quận Liên Chiểu, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Võ Duy Khương tại cuộc làm việc với lãnh đạo UBND quận Liên Chiểu vào chiều 13/11 đã quyết định ứng từ ngân sách TP. Đà Nẵng 7 tỷ đồng để giải quyết lương cho cán bộ công chức quận.

Ngoài giải quyết lương cho cán bộ công chức bị nợ, ông Khương yêu cầu: quận Liên Chiểu phải rà soát lại các khoản chi để bằng mọi giá phải bảo đảm vấn đề lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ viên chức, không được nợ lương như vừa qua.

Đồng thời phải cắt giảm tối đa các khoản chi khác như hội họp, tiếp khách, đi công tác. Đây là giai đoạn cần phải thắt chặt chi tiêu để vượt qua khủng hoảng và tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

Chánh Văn phòng UBND quận Liên Chiểu Ông Văn Dũng cho biết lương cán bộ công chức của quận được chi trả từ ngày 5 đến ngày 10 hàng tháng. Nhưng đến nay vẫn chưa có tiền để chi trả. Nhiều cán bộ công chức lo lắng.

Văn phòng UBND quận Liên Chiểu cho biết, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn làm ăn thua lỗ. Thị trường bất động sản đóng băng hoàn toàn đã ảnh hưởng nhiều đến nguồn thu ngân sách.

Đoạn đường 16km sử dụng chưa đầy hai năm đã xuống cấp trầm trọng

Công trình 800m đoạn đường Quốc lộ 1A qua thành phố Hà Tĩnh do Tổng công ty Hạ tầng Sông Đà làm chủ xây dựng mới đi vào hoạt động được 2 năm nhưng mặt đường đã xuống cấp trầm trọng, trở thành nỗi kinh hoàng của những người hàng ngày phải đi qua đây.
Quốc lộ 1A tuyến đường “xương sống” nối 10 xã biển ngang của huyện Thạch Hà với Tp. Hà Tĩnh có vai trò quan trọng trong cuộc sống người dân ở các xã này. Công trình do Tổng công ty Hạ tầng Sông Đà làm chủ thầu xây dựng dưới hình thức BOT với tổng mức đầu tư trên 320 tỷ đồng.
 
Thế nhưng, mới được đưa vào sử dụng chưa đầy hai năm, tuyến đường dài 16km đã xuất hiện hàng loạt các vết lún, rạn nứt, lồi, lõm xảy ra khắp nơi. Nguyên nhân xuống cấp nhanh chóng như vậy được thông báo chủ yếu là do hàng loạt xe tải trọng lượng lớn trong dự án khai thác mỏ sát Thạch Kê và nhiều xe vận chuyển đá, cát từ biển vào đã “nghiền nát” đoạn đường, lớp thảm nhựa bong tróc từng mảng lớn, xuất hiện vô số số ổ gà, cùng với những “ao” nước mênh mông chềnh ềnh giữa đường.
 
 
Tránh phải qua đoạn đường khốn khổ đó, nhiều xe cơ giới phải dắt xe qua ruộng rồi đi ké đoạn đường của một khu tái định cư. Dần dần, con đường đó cùng hệ thống kênh mương đã đậy nắp dài chừng 1m đã trở thành nơi lưu thông thường ngày của người dân.
 
Thế nhưng, xe máy, xe đạp thì còn dùng chiêu “lách” được, chứ xe ôtô thì… chịu chết. Cực chẳng đã, chủ xe buộc phải chọn đi qua đoạn đường này dù trời nắng hay mưa do bụi bặm, lầy lội từ hàng loạt đống đất, cát ở hai bên khu tái định cư đang quy hoạch dở dang tràn xuống. Thời gian gần đây mưa nhiều khiến đoạn đường bị sói mòn tạo nên nhiều hố nước khá sâu gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
 
 
 
Trời nắng còn đỡ, trời mưa các ổ gà, ổ voi, sống trâu bị nước “che” đã “cài bẫy” người đi xe máy, cá biệt là vào ban đêm khá nhiều vụ tai nạn xảy ra hầu hết là xe tải trọng lớn. Nếu không được xử lý kịp thời, tai nạn là điều khó tránh khỏi.
 
Sự khó chịu này nếu xảy đến xe chở hàng, chở vật liệu hay đi lại bình thường thì cũng không sao, nhưng người dân bức xúc cho biết một số trạm y tế phải đưa xe cứu thương chạy lòng vòng, nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân, người đi làm thường xuyên trễ giờ cũng chỉ vì 800m đường oái ăm đó.
 
Sau khi nhận được phản ánh, nhiều cơ quan chức năng yêu các đơn vị thi công đã vá lại những điểm hư hỏng, nhưng và chỗ này lại hỏng chỗ khác, Vì vậy, cho tới bây giờ đoạn đường tiếp tục xuống cấp trầm trọng từ đầu tuyến tới cuối tuyến.
 
Trong bối cảnh Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà, ông Nguyễn Quốc Hương, phụ trách chính đoạn đường hư hỏng đó đã nhiều lần kiến nghị yêu cầu Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê phải bỏ chi phí để sửa đường cho dân đi, hoàn thành trước dịp tết Nguyên Đán năm nay. Nhưng Công ty vẫn chưa thực hiện do hiện giờ nhà thầu này đang cạn kiệt nguồn vốn, không thể đầu tư vào lúc này. Vì vậy, người dân chỉ mong chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Trong khi đó, từ bàn giấy tới hiện thực chưa biết tới khi nào, nên chắc chắn Tết năm nay người dân vẫn phải sống chung với 800m đoạn đường khốn khổ đó.
 
 
Hương Nguyên

Mậu Thân 1968: Kẻ đồ tể & Nhân chứng sống (Cập nhật)



Vũ Thế Phan (Danlambao) - Lời người đăng: Tôi không là người Huế cũng chẳng quen biết anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan, nhưng qua những tài liệu tôi sưu tầm được về họ trong sự kiện Mậu Thân 1968 ở Huế và sau khi đối chiếu, tôi nghĩ phải cho đăng bài này chỉ để chứng minh cùng cư dân mạng rằng hai anh em nhà Hoàng Phủ là hai tay bất nhất, nói láo. Dám làm mà không dám chịu: công thì đã lãnh, tội thì vẫn chối quanh! Nếu họ có oán tôi thì tôi xin chịu, nhưng họ nên oán Internet thì đúng hơn! 


Hoàng Phủ Ngọc Phan: Tôi không hề giết ai 

[“Sau chiến dịch Mậu Thân báo chí ở Sài gòn thường nhắc đến anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan như là hai tên đồ tể khát máu, giết người không gớm tay ở Huế. Sự thực anh Tường không hề về Huế mà ở lại trên căn cứ để làm nhiệm vụ tiếp đón các vị khách từ nội thành ra. Tánh anh Tường rất hiền, không ưa đụng đến vũ khí, dầu chỉ để lau chùi. Cơ quan cấp cho anh một khẩu súng ngắn K.59, anh không ngó ngàng gì tới đến nỗi súng han rỉ, rồi đem cho một người bạn nào đó mượn đi công tác. Người này làm mất súng khiến anh Tường bị phê bình – đúng ra đây là một khuyết điểm đáng phải bị xử kỷ luật nặng. Nhưng anh Tường không ý thức được điều đó. Anh cứ cãi khơi khơi là tại cơ quan giao súng cho anh chứ anh đâu có yêu cầu. Công tác của anh chỉ cần ngòi bút. Người như thế mà có thể giết ai được?”] (Hoàng Phủ Ngọc Phan). 

Hoàng Phủ Ngọc Phan khẳng định: “Sự thực anh Tường không hề về Huế mà ở lại trên căn cứ để làm nhiệm vụ tiếp đón các vị khách từ nội thành ra”? 

Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời phỏng vấn ngày 01 tháng 3 năm 1981: 

[“Tôi đã đi trên con đường hẻm vào ban đêm, và tôi tưởng rằng tôi đang dẫm trên đống bùn. Thế mà khi tôi bật cái đèn pile lên, máu khắp mọi nơi. Cả một khu vực bị bỏ bom bởi bom đạn Mỹ bắn phá. Và thế rồi, những ngày cuối cùng khi chúng tôi triệt thoái ra khỏi thành phố, kẻ thù của chúng tôi đã thâu lại và đem đi chôn.”] (từ phút 5:55) 


Hoàng Phủ Ngọc Tường tự xác nhận sự hiện diện của mình trong Tết Mậu Thân 1968, nhưng trong cuộc phỏng vấn của bà Thụy Khuê trên đài RFI ngày 12 tháng 7 năm 1997 thì ông ta lại chối: 

[“Người ta cho tôi là một tên đồ tể Mậu Thân ở Huế thì đó là một sự bịa đặt mang ý định vu khống hoàn toàn. Sự thực là tôi đã từ giã Huế lên rừng tham gia kháng chiến vào mùa hè năm 1966 và chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975. Như thế nghĩa là trong thời điểm Mậu thân 1968, tôi không có mặt ở Huế. Điều quan trọng còn lại, tôi xin tỏ bày ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và đã trở về; ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải chịu cho hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế vào năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc và nhìn từ quan điểm chiến tranh cách mạng”.] 



Hoàng Phủ Ngọc Phan viết tiếp: 

[“Còn tôi thì có theo chiến dịch về hoạt động ở Thành nội Huế nhưng tôi không hề giết ai cả, suốt gần 10 năm đi kháng chiến cũng không hề làm thiệt mạng một con thú trên rừng chứ đừng nói là con người. Vì lẽ: 

- Giết người không phải là chuyện nhỏ, không phải hễ có súng trong tay là có quyền giết người. Tôi không hề có quyền đó. 

- Giết người không phải là chuyện dễ, không phải ai cũng có bản lĩnh đó. Mặc dầu trong chiến tranh, trên chiến trường và ngay bây giờ vẫn không thiếu gì những kẻ đáng tội chết nhưng nếu đưa cho tôi một kẻ đáng tội nào đó bảo tôi giết thì nói thật… không dám đâu. 

Chúng tôi theo cách mạng trước tiên là vì không thể sống chung với cái ác. Nếu chịu làm ác thì cứ nhảy vào các binh chủng rằn ri của Thiệu – Kỳ hay đầu quân dưới trướng của Liên Thành thì thiếu gì cơ hội? 

Từ sau Tết Mậu Thân đến nay, đối phương không ngừng vu khống cho anh em tôi đã tàn sát đồng bào vô tội ở Huế. Tôi nguyên là sinh viên Y khoa nên họ còn trút luôn lên đầu tôi cái tội khi sư diệt tổ là giết các giáo sư người Đức ở Đại học Y khoa Huế. Lúc đầu thì có nhiều người tin nhưng hơn ba mươi năm nay, bà con bạn bè trong nước và cả những người ở nước ngoài có dịp đi về đều đã hiểu được sự thật. Tất cả chỉ là tin đồn do những người có ác ý gieo rắc, không cần chính xác và không ai phải chịu trách nhiệm. Nhưng Liên Thành, là người cầm đầu nhiều cơ quan công lực, rất có điều kiện để kiểm chứng các tin đồn. Vậy xin hỏi Liên Thành: ông nói tôi say sưa lấy máu tươi, giết đồng bào vô tội nhưng chính xác tôi đã giết những người nào? lúc nào? ở đâu? 

Nếu ai đó nói chính mắt họ thấy tôi giết người thì chắc chắn đó là kẻ ăn gian nói dối. 

Còn nếu Liên Thành hay bất kỳ ai đưa ra được bằng chứng không thể chối cãi rằng tôi đã giết người – như kiểu tên ác ôn Nguyễn Ngọc Loan giết anh Bảy Lốp – thì tôi xin tự vẫn ngay trước mặt họ để tạ tội với đồng bào và khỏi làm nhục lây đến bà con dòng họ.”] 


*  * 

"Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó, 
Tôi biết nó, đồng bào xứ Huế này biết nó; 
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao, 
Nó là tên trùm đao phủ năm nào…"(*)

Nhân chứng sống thứ nhất 

Nguyễn Thị Thái Hoà: Hoàng Phủ Ngọc Phan là đao phủ giết người 

[“Tôi xin tường thuật lại chi tiết những cái chết đau thương của ông nội tôi, ba người anh, cùng một người bạn của họ, như là một nhân chứng còn sống sót sau Tết Mậu Thân như là tiếng kêu oan cho gia đình tôi, cho linh hồn của những người thân trong gia đình, gia tộc tôi cách riêng, và cho những người dân Huế nói chung, thay cho tất cả những ai bị sát hại trong Tết Mậu Thân 1968 bây giờ còn kẹt lại VN không có cơ hội để nói lên những oan khiên mà họ đã gánh chịu bởi đảng Việt Gian Cộng Sản, và bè lũ tay sai khát máu giết hại dân lành vô tội như anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v… 

Năm 1968, tôi đang là sinh viên năm thứ nhất trường Cán Sự Điều Dưỡng Huế. Ngoài những giờ học lý thuyết chung tại trường, bọn sinh viên chúng tôi được chia thành nhiều toán. Mỗi toán từ 8 đến 10 người, luân phiên thực tập ở các trại bệnh trong BV Trung Ương Huế. 

Có những trại bệnh sinh viên thực tập theo giờ hành chánh. Có một vài nơi, như phòng cấp cứu, phòng bệnh nội thương… thì giờ thực tập được chia làm ba ca: sáng, chiều và đêm … 

Ca sáng từ 7giờ đến 2 giờ chiều, ca chiều từ 2 giờ đến 9 giờ tối, và ca đêm từ 9 giờ tối cho đến 7giờ sáng hôm sau. 

Mỗi một nơi chúng tôi được thực tập từ 2 đến 3 tuần lễ. 

Hai tuần trước Tết, toán của tôi được chia phiên thực tập ở phòng cấp cứu. Ngày mồng hai, tôi và hai anh bạn vào ca đêm. 

Tết năm nay ba tôi bận đi hành quân xa không về kịp ăn Tết. 

Thường thì mấy anh em tôi năm nào cũng vậy, đều phải về nhà ông bà nội từ trước ngày 30 Tết, ở luôn cho hết ngày mồng một, rồi sau đó mới được tự do đi chơi, thăm viếng bạn bè… 

Sau bữa cơm tối mồng một Tết, khoảng 8 giờ 30 anh Hải lấy xe Honda của anh đưa tôi tới BV, và nói sáng mai anh sẽ đến đón. 

Tối mồng một Tết phòng cấp cứu hơi vắng, chúng tôi, mấy anh sinh viên y khoa và hai người nhân viên phòng cấp cứu nói đùa với nhau rằng hôm nay tụi mình… hên! Chúng tôi mang một ít mứt bánh ra vừa ăn vừa nói chuyện, vừa thay nhau thăm chừng những bệnh nhân mới nhập viện từ đêm qua chưa được chuyển trại. 

Nhưng qua nửa đêm thì bắt đầu nghe có tiếng súng. Tiếng súng lớn, nhỏ, từ xa rồi mỗi lúc một gần. Chúng tôi thốt giựt mình, băn khoăn nhìn nhau, hoang mang lo sợ. Bầu không khí bắt đầu căng thẳng, mấy anh sinh viên y khoa thì nghe ngóng bàn tán, thắc mắc không biết tiếng súng từ đâu vọng lại… 

Lúc đầu chúng tôi tưởng là thành phố Huế và BV bị pháo kích, nhưng không ngờ, chừng 3, 4 giờ sáng, bất thần không biết tứ ngõ ngách nào có chừng mười mấy người tràn vào phòng cấp cứu, họ xưng chúng tôi là quân giải phóng. Đa số mặc áo quần đen, súng mang vai, bị rết ngang hông. Họ bắt tất cả chúng tôi băng bó cho một số người bị thương, đồng thời hò hét chia nhau lục soát, vơ vét, và lấy đi một số thuốc men, bông băng, dụng cụ y khoa v.v… Họ lấy sạch không chừa lại một món nào, kể cả những bánh mứt chúng tôi để trong phòng trực. 

Trong lúc bọn họ đang tranh nhau lục lọi, thì ầm một cái, một tiếng nổ rớt rất gần, đâu đó trong BV, rồi tiếng thứ hai, thứ ba…rớt ngay con đường phía trước cổng chính BV, kề phòng cấp cứu… Điện trong phòng cấp cứu vụt tắt. Thừa lúc bọn chúng nhốn nháo kéo nhau đi, chúng tôi mạnh ai nấy tìm đường chạy thoát thân. 

Ra khỏi phòng cấp cứu tôi cắm đầu chạy, tôi không định hướng được là mình đang chạy đi đâu. Súng nổ tư bề, cứ nằm xuống trốn đạn, rồi đứng lên chạy, cứ thế mà chạy. Chạy bất kể tả hữu. Cho tới khi tôi đâm sầm vào một người, định thần ngó lại mới biết đó là cha Trung, tuyên úy của BV. Cha từ phía một trại bệnh nào đó tình cờ chạy về phía tôi. Nét mặt cha cũng thất thần, đầy vẻ lo âu, nhận ra tôi, cha hỏi “con ở mô chạy lại đây?” 

Tôi nói “từ phòng cấp cứu”. 

Vừa nói vừa theo cha, chạy về phía nhà nguyện của BV và cũng là chỗ ở thường ngày của cha. Đến đó thì đã có hai bà sơ dòng Áo Trắng và vài người nữa không biết từ trại bệnh nào cũng chạy lại đây. Tôi nhận ra trong số đó có sơ giám thị suốt trong sáu năm tôi nội trú tại trường trung học Jeanne d’Arc. 

Cha Trung quen biết ông nội và ba mạ tôi, thỉnh thoảng ngài có ghé đến thăm ông nội nhà ở đường Hàm Nghi, nên ngài biết tôi. Không biết chạy đi đâu nữa tôi ở lại đó với cha hai bà sơ, và mấy người nữa. 

Bốn năm ngày liền chúng tôi chui rúc trong nhà nguyện, không dám chạy ra ngoài và cũng không liên lạc được với một ai từ những trại bệnh khác. Súng nổ tư bề nên ai ở thì cứ đâu ở đó. 

Sau khi đám người xưng là “quân giải phóng” ở Cấp Cứu kéo nhau đi chúng tôi không gặp, không thấy bọn VC nào nữa, hay chúng đang lẫn trốn trong những trại bệnh khác thì tôi không biết. 

Tới ngày thứ năm, ruột gan như lửa đốt, không biết ông bà nội, mạ và mấy anh em tôi trên đường Hàm Nghi ra sao. Tôi nói với cha Trung, cha ơi con muốn muốn về nhà. Cha bảo, không được, súng đạn tư bề, nguy hiểm lắm, cứ ở đây với cha và mấy sơ đi đã, khi mô có lính mình xuất hiện thì mới đi được. Tôi hỏi, khi mô thì lính mình mới tới, cha nói không sớm thì muộn họ cũng sẽ phản công thôi, cha nói như để trấn an tôi và mọi người thôi chứ trên mặt cha thì vẫn đầy vẻ lo âu… 

Không biết nghe tin từ đâu mà một người trong nhóm nói người ta chạy vô ở trong nhà thờ Phủ Cam đông lắm. Tôi nghe càng nóng lòng muốn chạy về nhà. Muốn đi phần vì sốt ruột muốn gặp mạ với mấy anh em tôi, phần vì đói. Đã mấy ngày không có gì ăn ngoài mấy ổ bánh mì cứng còng của Caritas còn sót lại ở nhà nguyện chúng tôi chia nhau gặm…cầm hơi! 

Tôi quyết định chạy về tìm gia đình. Tôi liều. Trên người tôi chỉ có bộ đồ đồng phục dính đầy máu, tôi chạy ra phía sau cổng BV, tìm đường về nhà. Vừa chạy vừa lo, ngó tới, ngó lui không một bóng người, nhưng tiếng súng thì nghe rất gần. Không biết mấy lần vấp, tôi té xuống. Té rồi lồm cồm bò dậy, vài bước lại vấp té. Tôi lạnh run , hai hàm răng đánh bò cạp, nhìn cảnh tượng xác người nằm đây đó, máu me đóng vũng. Không biết họ bị thương đâu đó ở bên ngoài chạy vào gục chết ở đây. Quá sợ hải, tôi định chạy trở lại nhà nguyện thì bất thần thấy anh Văn hớt ha hớt hãi từ cổng sau BV chạy vô. 

Văn là bạn của anh Hải, anh kế tôi, hai người cùng học ở Văn Khoa. Nhà Văn ở miệt trên, gần dòng Thiên An. Mặt mày Văn xanh xao, hai mắt thất thần, trủm lơ, gặp tôi Văn lắp bắp, nói không ra hơi. Ti ơi, thằng Hải bị bắn chết rồi. Hắn bị bắn ở bên Văn Khoa. Toàn thân run rẫy, tôi khuỵu xuống. Văn đỡ tôi đứng lên. Lại có tiếng nổ rất gần. Văn hoảng hốt kéo tôi chạy lại ngồi xuống bên trong bức tường sát cánh cổng sau BV. Hai đứa tôi run rẫy ngồi sát vào nhau. Lát sau, tiếng được tiếng mất, anh lắp bắp kể. Văn nói mấy đêm rồi Văn với mấy người anh của tôi trốn đạn trong nhà thờ Chánh Tòa (nhà thờ Phủ Cam), nhưng rồi đêm qua có mấy sinh viên của mình dắt một toán VC vô nhà thờ đọc một lô danh sách, họ lùa người đi đông lắm, không biết họ đưa đi đâu. Văn kể một hơi mấy tên “sinh viên của mình” nhưng bây giờ tôi không còn nhớ nổi. 

Khi đám người bị lùa đi, thân nhân của họ khóc la thảm thiết. 

Sau đó Văn, anh Hải cùng mấy người bạn rủ nhau trốn ra khỏi nhà thờ và mạnh ai nấy tìm đường trốn. 

Ra khỏi nhà thờ, không biết trốn chui, trốn nhủi, chạy quanh, chạy co, làm sao mà Văn với anh Hải lại tới được trường y khoa. Anh Lộc, anh Kính đi lạc hướng nào không biết. Hai anh hè nhau chui vô phòng thí nghiêm trốn thì thấy có vài người đã bị bắn chết từ bao giờ mà những vũng máu đọng dưới họ còn tươi lắm. Văn, anh Hải hoảng hồn chạy trở ra. 

Chưa ra khỏi cửa thì gặp Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn thị Đoan Trinh cùng mấy sinh viên khác nữa Văn không biết tên, chỉ biết họ đồng bọn với Hoàng Phủ Ngọc Phan. Văn biết mặt Phan là vì Văn có người anh học y khoa cùng lớp với Phan. 

Gặp Văn, Phan nạt nộ: tụi mi chạy trốn đi mô? Khôn hồn thì chạy qua bên Văn Khoa tập trung ở đó để đi tải thương! 

Hải và Văn biết không thể nào thoát khỏi sự kiểm soát của bọn Hoàng Phủ Ngọc Phan nên vội vàng chạy bộ xuống Văn Khoa, hy vọng bị bắt đi tải thương chứ không bị giết. 

Bọn Trinh, Phan chạy xe Honda nên họ tới trước, và cũng đã bắn trước một số người khác rồi. Hải, Văn không biết nên lúc thúc chạy đến. Anh Hải chạy vô trước, nghĩ là sẽ gặp được một số bạn bè khác, cùng đi tải thương với nhau như lời Hoàng Phủ Ngọc Phan nói. 

Vừa vô tới giảng đường thì anh Hải bị Hoàng Phủ Ngọc Phan bắn gục ngay. Văn mắc đi cầu, tìm chổ phóng uế nên chạy vô sau anh Hải. Mới tới cửa thì nghe tiến súng, tiếng hét của anh Hải, Văn quay đầu bỏ chạy. Chưa kịp rượt theo Văn thì bỗng ầm, một tiếng nổ đâu đó, trong sân trường đại học, khiến Hoàng Phủ Ngọc Phan và đồng bọn hoảng hốt leo lên xe Honda tháo chạy. 

Văn thoát chết, chạy như điên, như khùng, chạy vô BV, và tình cờ gặp tôi trong đó. 

Nghe anh Hải bị bắn trong sân đại học Văn khoa, tôi bỏ ý định về nhà, tôi muốn chạy qua Văn khoa tìm anh tôi, hy vọng anh chưa chết, tôi nghĩ sẽ tìm cách đưa anh vô BV cấp cứu. Tôi khóc nói với Văn, em tới chổ anh Hải. Văn can, Ti đừng đi, tụi nó có thể trở lại. Tôi mặc kệ Văn ngồi đó, vùa khóc vừa chạy. Một lát nghe tiếng chân Văn sau lưng, miệng thì nói, Ti ơi, vô BV trốn đi, Hải nó chết thiệt rồi, mà chân vẫn bước theo tôi. Tôi như người mất hồn, vừa đi, vừa chạy, vừa khóc. Trời ơi, thật là khủng khiếp, chỉ một đoạn đường từ cổng sau BV tới sân trường VK mà không biết bao nhiêu là xác người, áo quần vung vãi khắp nơi. 

Chúng tôi chạy mới tới trường trung học Jeane d’Arc, thì gặp bọn Hoàng Phủ Ngọc Phan lấp ló trước cổng trường với một nhóm bộ đội Bắc Việt. Người nào mặt mày đằng đằng sát khí. Gặp lại Phan, Văn run rẩy, Phan chưa kịp nói thì Văn đã lắp bắp phân trần, em qua BV kiếm con Ti chớ em không có trốn mô, và xin xỏ, anh cho em với con Ti đem xác thằng Hải về nhà rồi em trở lại đi…tải thương! 

Phan không trả lời Văn, hắn nhìn tôi ác độc: mi về nhà kêu thằng Lộc, thằng Kính xuống đây mà đem thằng Hải về. 

Tôi líu lưỡi, em không biết hai anh em ở mô mà kêu. Trước đây tôi không hề biết mặt Hoàng Phủ Ngọc Phan, mà cũng chưa hề nghe nói tới tên người này vì trước năm 68 tôi còn là học sinh trung học. Có thể các người anh của tôi thì biết, vì họ là những lớp sinh viên đàn anh, đã từng qua những khó khăn đối đầu với đám sinh viên theo phe “tranh đấu, lên đường xuống đường” của những năm trước. 

Hoàng Phủ Ngọc Phan to nhỏ gì với những người đồng bọn rồi quay lại ra lệnh cho tôi với anh Văn đem xác anh Hải về nhà. Chưa biết nghĩ cách nào để đem xác anh Hải về thì Văn thấy một chiếc xích lô của ai bị bể bánh xe sau, nằm chơ vơ cạnh vách tường trường Jeanne d’Arc. 

Văn gọi tôi theo anh. Chúng tôi đẩy chiếc xích lô sứt cọng gẫy càng về phía Văn khoa. Có chừng 10 xác người trong đó. Tôi không dám nhìn lâu. Chúng tôi hè hụi khiêng Hải bỏ lên xích lô. Xác anh đã cứng. Đùm ruột lòi ra ngoài trông rất khủng khiếp. Hai mắt vẫn còn mở trừng. Miệng vẫn còn há ra. 

Hoàng Phủ Ngọc Phan vừa đánh anh Văn bằng báng súng vừa chửi: Chuyến ni mi trốn nữa, mi gặp lại tau là mi chết! 

Văn run rẫy lắp bắp: dạ lạy anh, em không dám nữa mô. Rồi chúng tôi hè hụi đẩy chiếc xích lô mang xác người anh xấu số của tôi nhắm hướng cầu Kho Rèn đi lên. Nhà tôi ở trên đường Hàm Nghi. Qua khỏi cầu một chút. Suốt quảng đường từ đó về đến nhà, có rất nhiều đám lính bộ đội Bắc Việt đứng tụm năm, tụm ba. Chúng tôi không bị bắt giữ lại vì có Hoàng Phủ Ngọc Phan chạy đi trước ra dấu cho họ để cho chúng tôi đi. 

Khúc đường ngang trường Thiên Hựu cũng có rất nhiều xác người nằm rải rác. Nhiều vũng máu cũng như xác người bị ruồi bu đen. Đã mấy ngày không có gì trong bụng, tôi vừa đi vừa ói khan. Văn cũng vậy. Chúng tôi rán sức đẩy chíếc xích lô, trong lúc Hoàng Phủ Ngọc Phan cùng hai người đàn bà nữa cứ chạy xe đảo tới, đảo lui hối chúng tôi mau lên. Tôi nghe chúng nó hỏi nhau, bên Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ còn ai nữa không? Có mấy chiếc xe Honda chở gạo, bánh tét, đã tịch thu của nhà ai đó chạy thẳng vô trường Thiên Hựu. 

Lúc đó bỗng dưng có mấy chiếc trực thăng xuất hiện trên trời nhả đạn xuống,Văn nói như reo bên tai tôi, Ti ơi, máy bay của mình. Mừng chưa kịp no, thì trời ơi, từ những cửa sổ trên lầu của trường Thiên Hựu những họng súng lớn nhỏ nhả đạn, nhắm hai chiếc trực thăng mà bắn, lúc đó chúng tôi mới biết là VC đang ở trong trường Thiên Hựu quá nhiều. 

Hoảng hồn tôi, Văn chạy lại ngồi sụp xuống bên tường rào của trường tránh đạn. 

Phan và đồng bọn biến đâu mất. Tụi nó như ma, khi ẩn, khi hiện. Nhưng chỉ được một lát, hai chiếc trực thang bay đâu mất. Chúng tôi thất vọng, khi thấy Phan với đồng bọn xuất hiện hối chúng tôi đi. 

Lên tới cầu Kho Rèn, thấy một đám người, đàn ông, đàn bà, con nít bị bắt trói chung với nhau ngồi trên đầu cầu. Họ ngồi gục đầu xuống hai đầu gối. Tiếng con nít khóc, tiếng mấy bà mẹ dỗ con: nín đi con ơi. 

Đi ngang qua họ mà chúng tôi không dám nhìn. Có tiếng người trong đám gọi tôi Ti ơi, quay lại tôi nhận ra chị giúp việc của mẹ tôi và vợ của một chú cùng đơn vị với ba tôi ở tiểu đoàn 12 Pháo Binh Phú Bài. Tôi đoán họ là những người từ trên Phủ Cam, chung quanh cầu Kho Rèn, Hàm Nghi và những con đường chung quanh đó chạy xuống tìm đường trốn lên Phú Lương thì bị bắt giữ. 

Tôi định dừng lại hỏi thăm thì Hoàng Phủ Ngọc Phan trờ xe tới nạt nộ: “đi mau, ngó chi!” 

Trên đoạn đường từ Văn Khoa ngang qua trường Thiên Hựu, cầu Kho Rèn, lên tới nhà nội chúng tôi thấy nhiều người bị trói dính chùm vào với nhau đi trước mấy người mặc đồ đen đi dép râu, mang súng. 

Súng nổ tư bề mà sao không thấy bóng dáng lính mình ở đâu cả. Chỉ thấy lính bộ dội Bắc Việt khắp nơi. 

Trên đường Hàm Nghi, Nguyễn Thị Đoan Trinh chạy ngang nhà nào mà y thị gật đầu là y như rằng trong nhà đó có người bị bắt đem ra, người thì bị bắn tại trước nhà, người thì bị dắt đi, mấy ông bà cụ trong nhà chạy theo nằm lăn ra đường khóc la thảm thiết… Bọn lính Bắc thì cứ chửi thề luôn miệng, đéo mẹ câm mồm, ông bắn bỏ mẹ bây giờ… 

Hai chúng tôi cứ nghiến răng, cúi mặt, lầm lủi đẩy chiếc xích lô mang xác Hải đi tới. 

Khi gần tới nhà tôi ở số 24 đường Hàm Nghi thì Hoàng Phủ Ngọc Phan và con hồ ly Trinh rà xe lại gần bảo tôi: không được đẩy vô nhà mi. Đẩy lên trên tê! 

Đẩy lên trên tê, tôi hiểu đây là đẩy lên nhà ông bà nội tôi. Cũng trên đường Hàm Nghi nhưng nhà nội tôi ở trên dốc, hướng đi lên Phủ Cam. Nhà ba mạ tôi thì ở gần cầu Kho Rèn. 

Tôi cũng không hề biết mặt Nguyễn Thị Đoan Trinh trước đó. Trong hoàn cảnh này tôi mới biết mặt y thị là nhờ anh Văn nói. Tội nghiệp anh Văn, cứ tưởng khi Hoàng Phủ Ngọc Phan biểu cùng tôi đẩy xác anh Hải về là được tha chết. Anh Văn và tôi cũng không ngờ rằng đoạn đường từ Văn Khoa lên tới nhà nội trên đường Hàm Nghi là đoạn đường sau cùng chúng tôi đi chung với nhau trong cuộc đời này. 

Lên tới nhà nội, chúng tôi đẩy Hải vô bên trong hàng rào chè tàu, bỏ Hải ngoài sân tôi với Văn chạy vào nhà, nhà vắng ngắt, đi từ trước ra sau bếp gọi ông ơi, mệ ơi. 

Nghe tiếng ông nội yếu ớt từ trong buồng vọng ra, ai đó, đứa mô đó? Con đây, ông nội. Nghe tiếng tôi, ông tôi hấp tấp chạy ra, bước chân xiêu xiêu, ông tôi chạy lại ôm tôi, ông khóc, ông nói, lạy Chúa lạy Mẹ cháu tui con sống. Tôi không khóc được, tôi run rẫy trong tay ông nội. Ông tưởng tôi sợ nên an ủi, con còn sống mà về được đây là phúc lắm rồi, ở đây với ông nội, không can chi mô! Nghe nói mạ mi đưa ba thằng em mi chạy lên Phú Lương rồi, không biết đi tới mô rồi, có thoát được không? Lạy Chúa, lạy Mẹ phù hộ. 

Tôi không nói vì quá mệt, kéo tay ông nội ra ngoài, thấy Văn ngồi bệt dưới nền nhà, ông hỏi, đứa mô giống thằng Văn rứa bây? 

Văn oà khóc, tôi khóc theo, kéo ông nội ra sân. Nhìn thấy xác Hải ông nội tôi khuỵu xuống, miệng thì kêu trời ơi, trời ơi, răng mà ra nông nỗi ni… 

Chúng tôi đem Hải vào nhà, đặt anh trên divan. Ông nội lấy mền đắp lên xác Hải. 

Hai người anh tôi đang trốn trên trần nhà đòi xuống nhìn mặt Hải. Ông nội không cho. Anh Lộc giở nắp trần nhà sát góc tường, thò đầu xuống vừa khóc vừa nói, Ti, đẩy cái ghế đẩu qua cho anh. Tôi nghe lời ra đằng sau bếp lấy cái ghế đẩu mang lên để ngay góc phòng cho anh Lộc nhảy xuống. Ông nội ngó lên, quơ quơ hai tay, giọng ông lạc đi, đừng xuống, ông nội lạy con, đừng xuống, ở trên đó đi mà… Anh Kính đang ở trên đó, cũng đang khóc. Lộc chưa kịp nhẩy xuống thì nghe tiếng nói, tiếng chân người ngoài sân. Anh vội vàng đóng miếng ván lại thì bọn Hoàng Phủ Ngọc Phan cũng vừa vào đến. 

Thấy Phan bước vô, mặt Văn biến sắc, anh lắp bắp nói với ông nội, anh Phan cho tụi con đem xác về đó ông ơi. Ông nội đứng im không nói. Hai mắt cú vọ của nó ngó ông nội hỏi: thằng Lộc, thằng Kính ở mô? 

Ông nội nói tui không biết. Phan gằn giọng: ông thiệt không biết tụi hắn ở mô? Tụi hắn năm mô cũng về ăn Tết ở đây mà ông không biết răng được? 

Ông nội nói, ba ngày tư ngày Tết, ăn xong thì tụi hắn đi chơi, đi thăm bà con họ hàng chứ chẳng lẻ ở nhà hoài răng? Chừ thì tui biết tụi hắn ở nhà mô mà chỉ! 

Mắt Phan ngó láo liên khắp nơi, chợt thấy cái ghế đẩu ngay góc phòng, nó cười khan một tiếng. 

Tôi đứng núp sau lưng ông nội, Hoàng Phủ Ngọc Phan hung hăng bước tới, xô ông nội qua một bên, nó nắm lấy tóc tôi kéo tôi ra về phía hắn. Ngó lên trần nhà la lớn: Lộc, Kính, Hiệp, tụi mày không xuống tau bắn con Ti! 

Nó vừa nói, vừa xoáy mái tóc dài của tôi trong tay, nó đẩy tới, đẩy lui. Tôi đau điếng, tôi sợ, tôi run lẩy bẩy, nước mắt ứa ra nhưng không dám la thành tiếng. Ông nội tôi chấp tay lạy nó như tế sao: tui lạy anh tha cháu tui, con gái con lứa, hắn biết chi mô. 

Thằng Phan càng la lớn: tau biết tụi mi trên đó, có xuống không thì nói, tau bắn con Ti. 

Phan xô tôi té xuống, lấy chân đạp lên lưng. Chĩa mũi súng lên đầu tôi hô một, hai, ba… 

Lập tức anh Lộc mở nắp trần nhà thò đầu xuống la to: đừng, đừng bắn em tau, tau xuống, để tau xuống… 

Ông nội tôi chạy lại giữ cái ghế cho anh bước xuống, hai chân ông run, ông té sấp, đang lúc anh Lộc tìm cách tuột xuống, thò hai chân xuống trước, hai tay còn vịn trần nhà, khi đôi chân vừa chạm chiếc ghế đẩu thì Hoàng PHủ Ngọc Phan đã nổ súng, đạn trúng ngay chính giữa cổ, máu phọt ra, Lộc lăn xuống sàn nhà toàn thân anh dẫy dụa mấy cái rồi nằm im. 

Mặc ông nội tôi la hét thất thanh, Phan chĩa súng bắn lên trần nhà, nghe tiếng anh Kính lăn tới đâu, nó bắn tới đó, bắn nát trần nhà, hết đạn nó giành lấy cây súng của một thằng khác bắn tiếp, cho tới khi anh Kính tôi rớt xuống theo mấy miếng ván. 

Anh Văn ngồi bệt xuống đất, nhắm mắt, bịt tai, run lẩy bẩy, ngồi kề bên cạnh anh người tôi tê cóng, đái ỉa ra cả quần, ông nội tôi nhào tới ôm anh Kính, hai mắt trợn trừng, anh đang thều thào những lời sau cùng, ông khóc, ông chửi rủa thằng Phan, nó say máu, bắn luôn ông nội tôi. Ông tôi đổ xuống bên cạnh anh Kính. 

Bắn ông tôi xong chúng kéo nhau đi bắt anh Văn theo. Còn lại một mình, tôi bò lại ôm lấy ông nội, tôi khóc không ra tiếng, tôi thở không ra hơi, hai bàn tay tôi ướt đẫm máu, máu của ông nội tôi, tôi bò sang anh Lộc, bò sang anh Kính, tôi lay, tôi gọi, tôi gào, không ai nghe tôi hết, anh tôi không trả lời tôi, hai con mắt, bốn con mắt, sáu con mắt đều mở trừng, ông nội tôi nằm im, máu trong ngực ông vẫn tuôn ra từng vòi. Tôi gục đầu xuống xác ông lịm đi. Không biết bao lâu thì tôi tỉnh lại, nhưng không ngồi dậy nổi. Cứ nằm ôm lấy xác ông nội. Tóc tôi bết đầy máu, toàn thân tôi, máu, phân và nước tiểu đẫm ướt. Tôi không còn sức để ngồi lên. Không biết tôi nằm bên cạnh xác ông tôi với ba người anh như vậy là bao lâu. 

Khi tỉnh dậy thì thấy hai vợ chồng bác Hậu, vài người lối xóm nữa của với ông nội đang ở trong nhà. 

Họ dọn dẹp, khiêng bộ ngựa trong nhà bếp ra trước phòng khách, đặt xác ông nội cùng với ba người anh tôi nằm chung với nhau. Hai bác gái đem tôi vào phòng tắm, phụ nhau tắm rửa cho tôi như một đứa con nít, bác Hậu lấy áo quần của bác mặc cho tôi. Tâm trí tôi hoàn toàn tê liệt. Tôi không còn khóc được, không còn mở miệng nói được câu nào. Ngày cũng như đêm ngồi rũ rượi bên cạnh xác của ông tôi, các anh tôi. Tôi không còn sợ chết. Nhưng sao tụi nó không giết luôn tôi? Trời hỡi, trời ơi! 

Nhìn thấy tôi tiều tụy, mỗi ngày bác Hậu gái khuấy cho tôi vài muỗng bột bích chi ép tôi uống. 

Thiệt ra nhà nội cũng chẳng còn chi. Gạo cơm, bánh mứt thì bị tụi nó khiêng đi hết rồi. Bác Hậu còn giấu được ít gạo, ít than nấu cháo uống cầm hơi với nhau. 

Ngày hôm sau thằng Phan trở lại. Bác Hậu xin phép được chôn ông tôi và mấy người anh sau vườn nhà nhưng nó không cho, nói cứ để đó. 

Đã hơn bảy ngày, xác đã bắt đầu sình lên và nặng mùi. Mà Phan không trở lại. 

Một buổi tối tụi bộ đội Bắc Việt đến lục lọi kiếm gạo. Bác Hậu xin chúng nó đào huyệt sau nhà để chôn ông nội và ba người anh tôi. Chúng nó bảo ừ thối quá rồi thì chôn đi, nhưng chỉ được đào một lỗ huyệt. 

Vợ chồng bác Hậu khóc lóc năn nỉ: mấy anh ơi, người chết rồi biết chi, anh cho tụi tui đào 4 huyệt. Chúng không cho. Chúng nó phụ bác Hậu đào huyệt. Bảo đem cả bốn người bỏ xuống chung một lỗ. Lấp lẹ đi, thối quá. Bác Hậu với mấy người trong nhà không ai muốn làm, ngó nhau mà khóc… 

Chiều tối hôm đó Văn trở lại với Phan và mấy thằng bộ đội. Chúng nó bắt Văn phụ với mấy thằng bộ đội khiêng từng người ra bỏ xuống huyệt. Hai vợ chồng bác Hậu theo ra vườn. 

Tôi kiệt sức nằm vùi một chỗ nhưng tai tôi vẫn nghe rõ những lời đối thoại trong nhà. Tôi không đủ can đảm theo ra vườn chứng kiến cảnh vùi lấp những người thân yêu của tôi. Nằm trong buồng ông bà nội nhưng tôi nghe rõ từng tiếng cuổng xẻng đang đào đất. Tâm trí tôi quay cuồng, ruột gan tôi đòi đoạn. Trời ở đâu, đất ở đâu? Tôi gọi ông tôi, gọi anh Lộc, anh Kính, anh Hải, không ai nghe tôi hết… 

Khi bốn cái xác người được bỏ xuống, miệng lỗ chưa được lấp, thì tôi nghe tiếng súng nổ, tiếng kêu gào của vợ chồng bác Hậu, nhưng không nghe tiếng của Văn. Tiếng bác Hậu kêu Văn ơi, Văn ơi giọng bác đòi đoạn, thì tôi biết chuyện gì đã xảy ra cho Văn. Toàn thân tôi lẩy bẩy, tôi cảm thấy khó thở, một lần nữa cứt và nước đái trong người tôi túa ra. 

Tôi nghe tiếng mấy thằng bộ đội hò hét bảo lấp đất lại. Bác Hậu và những người hàng xóm của nội tôi đành phải làm theo. 

Khi tụi bộ đội VC bỏ đi, bác Hậu chạy vào buồng vò đầu, bức tai, giọng tức tưởi: thằng Văn nằm chung với ba thằng anh mi rồi con ơi! Trời ơi, là trời ơi. Bác Hậu đấm ngực: không biết thằng Văn đã chết chưa mà hắn bắt tui lấp. Văn ơi là Văn ơi, con tha tội cho bác, trời ơi người mô mà ác như rứa… 

Tôi lặng người, nghe bác Hậu khóc anh Văn. 

Sau lần đó không đứa nào trong bọn chúng trở lại, kể cả tụi bộ đội. 

Chắc nhà ông tôi chẳng còn người để mà giết, chẳng còn của cải chi để mà cướp nữa. 

Hơn hai mươi ngày, tôi nằm liệt lào trong nhà nội. Bên ngoài súng đạn vẫn tư bề. 

Hai vợ chồng bác Hậu không nỡ bỏ tôi lại một mình, trong lúc bác nghe ngóng và biết đa số dân Phủ Cam đã tìm đường chạy thoát được xuống Phú Lương. Bác năn nỉ tôi: rán ăn uống thêm một chút để có sức mà chạy, không lẽ con nằm đây chờ chết? Con không muốn tìm mạ con răng? 

Hôm sau nữa tôi theo gia đình bác Hậu tìm đường chạy lên Phú Lương vì nghe nói lính Mỹ, lính mình đã thấy xuất hiện chung quanh đây rồi. 

Đi xuống ngã cầu Kho Rèn thì cầu đã bị sập, bác theo đoàn người đi hướng khác, tôi đi theo như người mất hồn, họ đi đâu tôi theo đó, tôi không còn nhớ là mình đã đi qua được những nơi đâu. Có điều tôi lấy làm lạ, trên đường chạy giặc, mỗi khi đạn pháo bắn khắp nơi mà người ta cứ gồng gánh nhau mà đi, không ai chịu dừng lại kiếm chỗ tránh đạn, người ta nói với nhau: khi mô mà có mọc chê hay đạn pháo chi đó thì bọn VC chui vô nhà dân để trốn đạn, chúng nó không ra đường để chặn bắt dân lại, vì vậy người ta cứ chạy bất kể, dưới lằn mưa đạn người ta càng chạy đi đông hơn. Ôi những người dân tội nghiệp của xứ Huế thà chết dưới bom đạn còn hơn để bị lọt vô tay quân sát nhân ác độc. 

Cuối cùng thì tôi cũng về đến được Phú Lương gặp mạ và ba đứa em trai của tôi. Quá đau khổ, Mạ tôi bị phát điên khi hay tin cái chết của ba người anh và ông nội. 

Ít lâu sau ba tôi trở về sau một đợt hành quân nào đó của tiểu đoàn 12 Pháo Binh Phú Bài. Thấy mạ tôi như vậy, biết không thể trở lại đường Hàm Nghi ông mướn nhà ở tạm tại Phú Lương. 


Sau khi Huế được giải thoát. Ba tôi nhờ bà con lối xóm cải táng Văn, ba người anh, và ông nội tôi, tang lễ được cữ hành tại nhà thờ Phủ Cam do cha Nguyễn Phùng Tuệ chủ tế. 

Gia đình anh Văn đồng ý cho anh Văn được nằm lại trong miếng vườn nhà ông nội tôi cùng với ba người anh của tôi. 

Ba tôi được giải ngũ khoảng giữa năm 69. Mạ tôi vẫn trong cơn điên loạn không thuyên giảm. Ba tôi quyết định bỏ Huế đem hết gia đình vào Long Khánh sinh sống. Nhà nội giao lại nhờ hai bác Hậu coi chừng. Nhà ở 24 Hàm Nghi (gần dường rầy xe lửa) thì bán cho ai đó tôi không rõ. 

Thưa ông Liên Thành, 

Đó là những cái chết oan khiên của những người ruột thịt thân yêu mà tôi phải chứng kiến tận mắt với muôn ngàn đau đớn. Trong bà con thân tộc nội ngoại hai bên của tôi có rất nhiều người bị bắt đi ở nhà thờ Phủ Cam, một số bị bắt ở nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế. Số người bị chôn sống, mất tích lên tới 70 người. Tất cả đều là học sinh, sinh viên, thường dân, nông dân, buôn bán ở chợ An Cựu. 

Sau Tết Mậu Thân, những người bà con còn lại của tôi quá đau khổ, sợ hãi, họ đã âm thầm bỏ Huế, tản mác khắp nơi, thay tên đổi họ mà sống… 

Sau biến cố tháng 4 đen 75, gia đình tôi lại là những nạn nhân của lũ Việt Gian Cộng Sản ác độc, vô luân. Ba tôi và những đứa em trai còn lại cũng đã chết sau mười mấy năm bị đày đọa trong lao tù CS. 

Đã 40 năm qua, những vết thương đó vẫn còn tươi rói trong tôi. Nỗi đau mỗi ngày một đầy. Đó là những cái chết oan khiên trong muôn ngàn cái oan khiên của người dân Huế. 

Tôi là người con duy nhất trong gia đình còn sống sót sau Tết Mậu Thân cũng như sau những ngày mất nước. Nay viết lại những cái chết thương tâm của những người Thân Yêu trong gia đình tôi với tư cách là một nhân chứng và nạn nhân, để tố cáo Tội Ác của Việt Gian Cộng Sản, có như thế, oan hồn của ông nội và anh em tôi mới có thể siêu thoát. 

Tôi sẵn sàng ra làm nhân chứng trước tòa án quốc tế, cũng như xuất hiện trước các phương tiện truyền thông khi cần thiết. 

Xin trình tên tuổi ông nội tôi, và của ba người anh bị sát hại: 

Tên ông nội: 

- Nguyễn Tín, 70 tuổi. 

Ba người anh: 

- Nguyễn Xuân Kính, sinh viên Y khoa, sinh năm 1942. 

- Nguyễn Xuân Lộc, sinh viên Luật, sinh năm 1946. 

- Nguyễn Thanh Hải, sinh viên Văn Khoa, sinh năm 1949. 

Và Lê Tuấn Văn, sinh viên Văn Khoa, bạn của anh Hải tôi.”] 


*   * 

Huế Mậu Thân 1968 

* Tổng Số thường dân thương vong: 7.500 người;
* Số bị thương:1.900 người;
* Số thường dân tử vong: 844 người;
* Số người bị mất tích:1946 người;
* Theo thống kê của tác giả David T. Zabecki trong cuốn Encyclopedia of the Vietnam war thì tại Huế số thi hài nạn nhân tìm được trong mồ chôn tập thể là 2.810 người. 

Nhân chứng sống thứ nhì, ông Tuấn trả lời phỏng vấn (Nam Dao)

Hoặc có thể tải xuống tại đây: 




[“Ở làng quê nọ, có ông Bí thư rất độc ác, khi nghe tin ông đổi đi nơi khác, dân làng hồ hởi, phấn khởi ăn mừng… Rồi ông Bí thư khác đến, vẫn vậy, nếu không muốn nói còn ác độc hơn ông trước. Một hôm ông Bí thư lâm bệnh mà chết. Đám ma được chính quyền tổ chức rầm rộ. Một bà cụ già, nửa đêm ra đào mồ ông Bí thư, bị bắt, đem ra tòa xử. Tòa hỏi: cớ sao người ta chết rồi, bà lại đào mồ lên làm gì? Bà cụ dõng dạc trả lời: Tội ác không thể chôn đi, mà phải đào lên, phải được xử án, để mọi người "học tập" hầu tránh xa Tội ác!”(NguyenHa)

(Sưu tầm và cập nhật 15/01/2013) 

Vũ Thế Phan