THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

01 July 2013

Tham nhũng vặt và hối lộ có chiều hướng gia tăng

(TNO) Ngày 1.7, tại TP.HCM, Viện Nghiên cứu lập pháp (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) phối hợp Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) công bố “Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2012”.
Có gần 14.000 người ở 63 tỉnh, thành được phỏng vấn trực tiếp nhằm ghi nhận sự trải nghiệm của họ đối với việc thực thi chính sách, pháp luật, quy định của các cấp chính quyền địa phương ở 6 nội dung chính: tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công.
Qua khảo sát, phát hiện của PAPI cho thấy tham nhũng vặt và hối lộ là những vấn đề còn thường trực và có chiều hướng gia tăng.
PAPI cũng đã đo lường phạm vi và quy mô chi phí “lót tay” trong dịch vụ cấp “sổ đỏ” từ 123.000 - 818.000 đồng/lượt/lần; dịch vụ y tế bệnh viện tuyến huyện từ 37.000 - 146.000 đồng/lượt/lần; dịch vụ giáo dục tiểu học công lập từ 98.000 - 572.000 đồng/lượt/lần…
Trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM Huỳnh Thành Lập cho rằng thực tế qua 2 năm triển khai khảo sát (chỉ số PAPI) cho thấy mức độ hài lòng của người dân về cải cách hành chính đã được cải thiện. Tuy nhiên vẫn cần cải cách mạnh mẽ hơn nữa về các thủ tục liên quan đến nhà đất, thuế, hải quan…
Trong khi đó, theo TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, chỉ số PAPI sẽ giúp các đại biểu HĐND ở các tỉnh, thành trong cả nước có cách nhìn toàn diện, khách quan về việc hoạch định chính sách pháp luật, việc pháp luật được thực thi ở các địa phương, cũng như cách đánh giá của người dân về hệ thống các cơ quan công quyền ở cấp cơ sở.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó chủ tịch HĐND tỉnh An Giang cũng cho rằng việc nhân rộng công cụ giám sát hiện đại để đảm bảo quyền giám sát, phản biện của người dân, thông qua các cơ quan dân cử là hết sức cần thiết.
Đình Phú

"Nóng" tuyển sinh mầm non ở Hà Nội

(TNO) Hôm nay 1.7, toàn TP.Hà Nội bắt đầu tổ chức tuyển sinh vào các trường mầm non, tiểu học, THCS. Phần lớn người dân có con vào mầm non vẫn đang ở trong tâm trạng phấp phỏng vì một chỗ học cho con.
“Cầu” vượt xa “cung”
Theo ghi nhận của Thanh Niên Online, dù các quận đã cố gắng xoay sở bằng cách phân lại tuyến tuyển sinh (TS) để "giảm nhiệt” ở những điểm “nóng” nhưng do hầu như các quận nội thành đều thiếu trường công lập nên chỉ có thể đáp ứng được một phần nhu cầu rất nhỏ của phụ huynh.
Do yêu cầu phổ cập mẫu giáo 5 tuổi nên tất cả các trường đều TS theo nhu cầu, không hạn chế chỉ tiêu trẻ trong độ tuổi này. Các trường đều dành khoảng 3-5 ngày để TS trẻ mẫu giáo 5 tuổi với thông báo “trẻ mẫu giáo lớn (2008) được tuyển thẳng theo tuyến tuyển sinh vào trường theo chính sách phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi”.
Tuy nhiên, với các lứa tuổi từ 4 tuổi trở xuống thì tình hình trở nên hết sức căng thẳng. Dù không tái diễn cảnh xếp hàng trắng đêm để mua đơn xin học cho con nhưng những thông báo TS mà các trường đưa ra đều khiến phụ huynh hết sức hồi hộp.
Theo quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội, phương thức TS của các trường là xét tuyển theo tuyến TS do UBND quận, huyện, thị xã quy định. Tuy nhiên, do số lượng trẻ mầm non đông, hầu hết các trường mầm non trên địa bàn một số quận như Đống Đa, Thanh Xuân, Tây Hồ, Ba Đình… đều dự kiến tổ chức TS theo hình thức bốc thăm.

Rất nhiều trường thông báo sẽ tái diễn cảnh bốc thăm để tuyển sinh vào trường mầm non - Ảnh: Hải Bình
 
Tại Trường mầm non Kim Liên (Q.Đống Đa), bà Tô Thị Mai Phương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết sẽ TS 150 cháu nhà trẻ từ 24-26 tháng trên địa bàn P.Kim Liên và P.Phương Mai. Trẻ nhà trẻ sinh từ tháng 1.2011-12.2011. Trước hết, nhà trường tổ chức cho phụ huynh đăng ký xin học cho trẻ. Ngày 9.7 nếu nhà trường nhận số hồ sơ đăng ký xin học không quá chỉ tiêu (150 cháu) sẽ thông báo để phụ huynh ra làm thủ tục nhập học cho con. Nếu số hồ sơ quá 150 trẻ, nhà trường sẽ tổ chức bốc thăm (từ 8 giờ 30 đến 10 giờ ngày 9.7.2013).
Thông báo của nhà trường nêu rõ: Ban TS làm thủ tục công khai để tổ chức cho phụ huynh bốc thăm (phụ huynh mang phiếu đăng ký nhập học cho trẻ đến để bốc thăm). Quá trình bốc thăm tổ chức công khai có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan an ninh, cán bộ UBND phường và đại diện cha mẹ học sinh cùng toàn thể phụ huynh có mặt. 
“Nếu như gia đình nào không tham dự bốc thăm đúng giờ, nhà trường hoàn toàn không chịu trách hiệm”, thông báo nhấn mạnh.
Trường mầm non Trung Tự (Q.Đống Đa) thông báo tuyển 45 trẻ sinh năm 2011, trong khi đó số trẻ đúng độ tuổi trong địa bàn P.Trung Tự lên tới 271 cháu. Trương tự, có 223 trẻ sinh năm 2010 nhưng trường thông báo chỉ tuyển 100 cháu; trẻ sinh năm 2009 chỉ tuyển 10 cháu…
Các trường mầm non trên toàn Q.Ba Đình tuyển mới 40 lớp với 2.105 trẻ, nhưng số trẻ qua điều tra có tới 15.339 trẻ. Các trường có tỷ lệ chênh lệch lớn về chỉ tiêu và nhu cầu học như Trường mầm non số 5 tuyển 2 lớp với 110 trẻ, trong khi số trẻ trên địa bàn là 1.689. Trường mầm non số 10 tuyển 3 lớp với 165 trẻ, số trẻ trên địa bàn là 1.364. Trường mầm non Tuổi thơ tuyển 230 trẻ, số trẻ khảo sát là 1.830.
Nơi nơi bốc thăm

Số lượng trẻ dự kiến được tuyển vào các trường mầm non trên toàn thành phố là gần 440.000 trẻ, trong đó có 362.000 trẻ lứa tuổi mẫu giáo (chiếm hơn 90% số trẻ trong độ tuổi), còn lại là lứa tuổi nhà trẻ.
Kế hoạch TS cụ thể của 29 quận, huyện, thị xã đã được công khai từ cách đây một tháng để phụ huynh nắm rõ phương thức, thời gian, quy định phân tuyến và chỉ tiêu TS của từng trường trên địa bàn mình.
Cũng giống như cách thức của nhiều trường, Trường Trung Tự tổ chức cho phụ huynh đăng ký, nếu số đăng ký xin học với trẻ sinh các năm 2009, 2010, 2011 nhiều hơn số chỉ tiêu thì nhà trường sẽ tổ chức bốc thăm.
Bà Đinh Thị Thanh Hằng, Phó trưởng Phòng GD-ĐT Q.Hoàng Mai cho biết mùa tuyển sinh năm nay chưa thể có phương án thay thế việc bốc thăm TS ở mầm non. Toàn quận mới chỉ đáp ứng được khoảng hơn 50% cháu so với nhu cầu thực tế. Nếu để mạnh ai nấy làm thì rất lộn xộn.
Tây Hồ là một trong những địa bàn có tỷ lệ trẻ mầm non không được học trường công lập đông nhất của Hà Nội. Theo điều tra dân số, trẻ ở độ tuổi đến trường của các P.Thụy Khuê, Bưởi, Xuân La năm nào cũng lớn hơn gấp đôi tỷ lệ mà các trường mầm non ở các phường này TS.
Năm nay cả Q.Tây Hồ tuyển sinh mầm non bằng hình thức bốc thăm. Nghĩa là năm học nào cũng có vài trăm trẻ không được học trường mầm non công lập, buộc phải học tư thục.
Chỉ có giải pháp xây thêm trường
Trong khi đó, một trong 4 quận nội thành của Hà Nội là Q.Hai Bà Trưng, năm ngoái được biết đến là một trong những điểm nóng về tuyển sinh mầm non, thậm chí phụ huynh bức xúc vì bốc phải tờ thăm “Hẹn gặp lại mùa tuyển sinh năm sau”. Năm nay, bà Đinh Thị Lan Duyên, Phó chủ tịch UBND quận này cho biết sẽ có thêm 4 trường mầm non công lập ở P.Thanh Nhàn, P.Lê Đại Hành; số 3 ngõ Quỳnh và số 66 ngõ Vân Hồ 3 được khánh thành.
Bốn trường này sẽ giải quyết được nhu cầu đi học của 2.000 trẻ thì chắc chắn áp lực TS vào các trường mầm non sẽ giảm đi rất nhiều.
Q.Hai Bà Trưng đã xóa được tình trạng trắng trường mầm non và tổng số trường mầm non của toàn quận sẽ là 28 trường công lập, 18 trường tư thục và 60 nhóm trẻ tư thục. Vì “hạ nhiệt” nên Q.Hai Bà Trưng dự kiến sẽ không tổ chức bốc thăm.
Tuệ Nguyễn

Thỏa Hiệp ngầm 05-07-2020 là ngày thực hiện đợt I sáp nhập nước Việt Nam vào Trung Cộng - (TS KERBY ANDERSON NGUYỄN)



HLTL xin đăng mẫu báo nhận được để quý vị tường và tùy nghi nhận định.
Thỏa Hiệp ngầm 05-07-2020 là ngày thực hiện đợt  1 sáp nhập nước Việt Nam.

TS KERBY ANDERSON NGUYỄN

10 giờ sáng ngày 08-04-2013, Thiếu tướng Hà Thanh Châu, Chính Ủy Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng (Chủ Nhiệm Tổng Cục là Trung Tướng Nguyễn Đức Lâm) được Luật Sư William Lê hướng dẫn đến Sở Di Trú King County, Seattle, tiểu bang Washington State, nạp đơn "xin tỵ nạn chính trị", sau 2 tuần lễ ông và vợ ông đi thăm 3 người con đang là "du học sinh" ở tiểu bang này.

Bốn ngày sau, qua trung gian của 1 "viên chức" cao cấp Hoa Kỳ, ông trao cho chủ bút Tạp Chí Foreign Policy Magazine một tập tài liệu "tối mật", có liên quan đến sự sống còn của nước Việt nam, dự trù sẽ đăng tải cuối năm 2013. Tập tài liệu này, do người anh vợ của ông, Thiếu Tướng H.T.T. làm Chính Ủy Tổng Cục 2, dưới thời Tổng Cục Trưởng Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, chép lại nguyên văn từ cuốn băng nhựa AKAI mang bí số ML887, ghi âm những cuộc họp bí mật của các nhà lãnh đạo Việt Nam: Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh và Trung Cộng: Giang Trạch  Dân (sinh năm 1926), Lý Bằng, Lương Quang Liệt, Diệp Tuyển Ninh, Dương Đắc Chí, Hứa Thế Hữu... tại Thành Đô, thảo luận các thỏa hiệp sát nhập nước Việt Nam vào lãnh thổ "Trung Quốc".

Chúng tôi (tác giả bài viết này), hiện làm "bỉnh bút" cho tờ Foreign Policy Magazine, nên được phổ biến bằng Việt ngữ, giới hạn, trong vòng thân hữu.

Thật ra, các cam kết "giao nước Việt Nam cho Trung Quốc", đã được "ký" bằng "lời hứa danh dự " của ông Hồ Chí Minh với 2 Đại Tướng Tàu Trần Canh và Vị Quốc Thanh, thay mặt cho Mao Trạch Đông vào năm 1926. Bốn năm sau, năm 1930, thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Hồ khẳng định một lần nữa với Tổng Lý Chu Ân Lai:"Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một. Một dân tộc. Một Nền văn hóa. Một phong tục. Một tổ quốc. Nếu giúp chúng tôi thắng Pháp, thắng Nhật, thắng  tất cả bọn tư bản vùng Đông Nam Á, nắm được chính quyền, thì nợ viện trợ sẽ hoàn trả dưới mọi hình thức, kể cả cắt đất, cắt đảo, lùi biên giới nhượng lại cho Trung Quốc, chúng tôi cũng làm, để đền ơn đáp nghĩa...."

Ngày 14-09-1958, ông Hồ chỉ thị Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký "công hàm" giao đứt quần đảo Hoàng Sa cho Mao Trạch Đông. Lê Duẩn (tên thật Lê Văn Nhuận: 1907-1986) chết ngày 10-07-1986, ông Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) lên nắm chức Tổng Bí Thư, tức khắc nối lại bang giao với Trung Quốc bằng 1 câu nói để đời trong lịc sử: "Tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất Đảng ".

Ngày 10-08-1987, ông Nguyễn Văn Linh (đang mắc bệnh ung thư) bay qua Trùng Khánh gặp Hồ Diệu Bang (1915-1989), Đặng Tiểu Bình (1904-1992= thọ 92 tuổi) bàn luận về các kế họach cắt đất, cắt biên giới và phát họa rõ ràng hơn 1 chương trình "sát nhập Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc" qua chiến thuật "Hoà Bình, hữu nghị, chầm chậm, êm ả, kín đáo, không ai có quyền biết đến" với thời gian 60 năm, phân ra làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 20 năm.

GIAI ĐOẠN I  : Ngày 15-07-2020 : QUỐC GIA TỰ TRỊ.
GIAI ĐOẠN II : Ngày 05-07-2040 : QUỐC GIA  THUỘC TRỊ.
GIAI ĐOẠN III: Ngày 05-07-2060 : Tỉnh lỵ Âu Lạc.

Tỉnh trưởng vẫn là người Việt, đặt dưới quyền lãnh đạo của Tổng Đốc Quảng Châu.

Thời gian này, tiếng Việt là ngôn ngữ phụ, tiếng tàu là ngôn ngữ chính. Một chút lịch sử về " Âu Lạc”: “Thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch, ông Thục Phán, thủ lãnh của bộ tộc Âu Việt, là một trong những bộ tộc của Bách Việt ở về phía Bắc Văn Lang đã cùng Hùng Vương thứ 18 đánh bại cuộc xâm lăng của nhà Tần. Sau khi thắng quân Tần, vua Hùng Vương nhường ngôi cho Thục Phán, sát nhập lãnh thổ của người Âu Việt và Lạc Việt vào một, lập nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay. Ông tự xưng là An Dương Vương, Nước Âu Lạc của An Dương Vương bị Triệu Đà thôn tính vào năm 206 trước Tây Lịch”. 

QUY CHẾ KHU TỰ TRỊ: Sau đây xin mời quý vị nghe lại cuộn băng nhựa của Tổng Cục 2 Việt nam với lời lẽ bề trên, trịch thượng của người Tàu, ban mệnh lệnh, giáo huấn, dạy dỗ, răn đe cấp lãnh đạo Việt Nam phải làm những gì suốt 60 năm dài "tịch thu" nước Việt Nam từng bước một: "Âm thầm, Lặng lẽ, Từ từ như tằm ăn dâu. Khéo như dệt lụa Hàng Châu. Êm như thảm nhung Thẩm Quyến..." theo thể thức "diễn tiến hoà bình". Làm cách nào  để cho người Việt Nam và dư luận quốc tế nhìn nhận rằng, người Tàu không "cướp nước Việt" mà chính người Việt Nam tự mình  "dâng nước" và tự ý đồng hóa vào dân tộc Trung Hoa.

Tại Thành Đô, Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh xin xỏ Đặng Tiểu Bình: Nhờ Trung Quốc mà Đảng Cộng Sản Việt Nam mới nắm được chính quyền, mới thắng đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ, diệt được bọn tư bản phản động. Công ơn Trung Quốc to lắm, bốn biển gộp lại cũng không bằng. Do thế, nhà nước Việt Nam đề nghị Trung Quốc xóa bỏ các hiểu lầm, các bất đồng đã qua. Phía Việt nam sẽ làm hết sức mình để vun bồi tình hữu nghị lâu đời vốn sẵn có giữa hai đảng do Mao Chủ Tịch và Hồ Chí Minh dày công xây dựng trong qua khứ. Việt Nam sẽ tuân thủ đề nghị của Trung Quốc là cho Việt Nam được hưởng "quy chế khu tự trị trực thuộc chính quyền trung ương Bắc Kinh" như Trung Quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương, Quảng Tây... Để kịp chuẩn bị tâm lý nhân dân và giải quyết các bước cần thiết cho việc gia nhập vào đại gia đình dân tộc Trung Quốc, xin cho thời hạn chuyển tiếp sát nhập là 60 năm: 1990-2020. 2020-2040. 2040-2060. (còn tiếp)

Đính kèm là tài liệu Việt Nam: Tỉnh hay Khu Tự Trị? HLTL đã nhận được và phổ biến vào năm 2012: