THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

30 May 2012

Người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh

Tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà), vùng nuôi cá mú được xem là lớn nhất Việt Nam, người Trung Quốc không chỉ thu mua mà còn sử dụng mặt nước vịnh để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú.

Điều đáng nói là tình trạng người Trung Quốc “núp bóng” nuôi cá tại một vịnh có vị trí quan trọng này diễn ra từ lâu, nhưng chính quyền tỏ ra lúng túng.

Bè cá Trung Quốc hoành tráng

Hầu như mọi ngư dân và người buôn bán nào ở gần cảng Cam Ranh đều biết các đìa cũng như lồng bè nuôi cá, tôm của người Trung Quốc. Ông Đạt, một chủ đìa tại đây nói đìa nuôi tôm hùm của A Xìu nằm cạnh cảng Cam Ranh, còn phía ngoài vịnh cách đó chừng 200m là lồng bè nuôi cá mú của những người Trung Quốc khác. Mỗi lồng bè nuôi cá, tôm hùm trị giá hàng tỉ đồng.

Từ xa có thể thấy khu trại nuôi cá của A Xìu gồm những khu nhà kiên cố, có cả hàng rào, cổng cao khác hẳn với những khu trại tạm bợ của người Việt bên cạnh. Tuy nhiên, khi đến gần thì khu trại này đóng cửa.

Lên một chiếc tàu, chúng tôi rời cảng tiếp tục đến bè nuôi của người Trung Quốc phía ngoài vịnh. Bè này nằm cách cảng Cam Ranh chừng vài trăm mét và có thể thấy rõ quân cảng Cam Ranh ở phía bên kia bờ vịnh. Từ xa, bè của những người Trung Quốc nổi bật giữa biển bởi sự hoành tráng so với những chiếc bè nhỏ của người Việt gần đó. Các bè này cũng giống như trại nuôi cá của A Xìu: không bảng hiệu, được gắn với nhau, mỗi bè có nhiều lồng, trên bè có đến ba ngôi nhà lợp tôn kiên cố với tổng diện tích khoảng 100m2. Huy, một người địa phương làm công tại một bè cá của người Trung Quốc ở đây cho biết, ở bè này có sáu người Trung Quốc làm việc với gần 100 lồng. Ngoài ra họ còn thu mua cá mú khắp nơi nhưng nhiều nhất là tại Cam Ranh, Phú Yên và đảo Phú Quý.

Lồng bè do những người Trung Quốc điều hành.
“Người Trung Quốc ở đây ai cũng có thể nói được tiếng Việt, bởi họ qua đây đã sáu, bảy năm rồi. Người Trung Quốc cân cá, mua cá, xuất bán cá... còn em chỉ lo chăm sóc cá thôi. Mỗi năm có hàng ngàn tấn cá được xuất đi, khi nào đủ số lượng thì sẽ có tàu của Trung Quốc cập bè đưa cá về bên đó”, Huy nói.
Ông Đào Văn Hoà, chủ tịch UBND thành phố Cam Ranh cho rằng vịnh Cam Ranh có vị trí quan trọng đối với quốc phòng, đặc biệt đối với vùng biển của đất nước. Vịnh Cam Ranh đang được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư và thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, kinh tế. Nghị quyết về phát triển kinh tế vùng vịnh Cam Ranh của Tỉnh uỷ Khánh Hoà cũng xác định quá trình phát triển kinh tế ở vịnh này phải vừa bảo đảm phát triển kinh tế bền vững, ổn định đồng thời kết hợp hài hoà với quốc phòng.
Chúng tôi quan sát thấy xung quanh bè thấy có chừng ba, bốn chiếc tàu cá mang biển số Khánh Hoà, Bình Thuận đang chở cá đến để bán cho người Trung Quốc. Trên bè các bảng thông báo, thẻ đánh số đều được ghi bằng tiếng Trung. Tại một góc khác của bè, hai người đàn ông Trung Quốc tự xưng là A Ngán và A Keng vừa hút thuốc lào vừa quan sát những người Việt làm việc. A Ngán cho hay quê ở Quảng Châu, chuyên mua và nuôi cá mú. Cá mú đen thu mua về rồi nuôi tiếp, đến khi cá nặng chừng 1kg mới bán; cá mú nghệ nặng 10kg thì bán, có thể đóng thùng đi đường bộ hoặc tàu từ Trung Quốc qua thu mua tại bè. “Chúng tôi ở đây đã lâu, có người lấy vợ Việt Nam và tách ra làm riêng rồi”, A Ngán khoe.

Theo ông Hoàng Gia Ánh, chủ tịch hội nông dân phường Ba Ngòi, thành phố Cam Ranh, giá cá mú đen thương phẩm loại 1kg tại Cam Ranh hiện bán 200.000 đồng/kg, cá mú nghệ 250.000 đồng/kg. Thương lái Trung Quốc tại các bè trên đang thu mua loại cá mú nhỏ 0,5 – 0,6kg với giá bằng 1/2 giá cá thương phẩm. “Họ thu mua cá nhỏ sau đó nuôi thêm rồi xuất khẩu, bởi làm như vậy lời hơn so với mua cá lớn rồi xuất ngay”.

Những người Trung Quốc trên vịnh Cam Ranh.

“Họ tự làm chứ chúng tôi không cho phép”

Theo ông Nguyễn Thành Long, đội phó đội Quản lý thị trường số 3, tại Cam Ranh đang có ít nhất bốn cơ sở thu mua và một cơ sở nuôi bè hải sản của người Trung Quốc, nhưng do người Việt Nam đứng tên; phường Cam Phúc Bắc có hai cơ sở, phường Cam Phú có một cơ sở. Riêng tại phường Cam Linh có hai cơ sở, trong đó cơ sở nuôi bè trên biển của công ty TNHH Song Phong. Song, ông Trần Tính, phó chủ tịch UBND phường Cam Linh cho rằng trên địa bàn chỉ có một cơ sở thu mua hải sản với khoảng 5 – 7 người Trung Quốc hoạt động, đứng tên kinh doanh là công ty TNHH Khải Hoàn của người Việt Nam. “Cơ sở này thuê đất trên bờ của người Việt, còn lồng bè trên biển thì họ tự làm chứ chúng tôi không cho phép”, ông Tính nói.

Ông Tính cho biết thêm ở khu vực lồng bè có người Trung Quốc hoạt động, hiện nhiều lực lượng đang quản lý: trạm kiểm soát của đồn Biên phòng cửa khẩu, đồn Biên phòng 384, công an… Rất nhiều cơ quan quản lý, nhưng ông Tính phân bua: “Quá nhiều lực lượng song chúng ta đang lúng túng trong phân cấp xử lý vấn đề người nước ngoài. Qua các buổi giao ban chúng tôi đều có ý kiến về việc này, bản thân tôi thấy cần phải rút kinh nghiệm”.

Cũng theo ông Tính, mỗi lần có mưa bão, phường ra di dời những người trên lồng bè vào bờ để tránh nguy hiểm, nhưng gặp khó khăn khi muốn đưa người Trung Quốc vào bờ. “Phần vì chúng tôi nói thì họ không hiểu, phần vì họ nghe dự báo thời tiết từ đài của họ nên họ không chịu di dời. Thực sự chúng tôi không biết họ có bao nhiêu người ở trên những bè đó”, ông Tính nói.

Phó chủ tịch UBND thành phố Cam Ranh Nguyễn Ngọc Sơn, thừa nhận trên địa bàn có một số người nước ngoài nuôi trồng thuỷ sản. “Tuy nhiên, trên thực tế đến nay chưa có doanh nghiệp hay người nước ngoài nào xin phép nuôi trồng thuỷ sản tại vịnh Cam Ranh... Chúng tôi sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật”, ông Sơn nói.

BÀI VÀ ẢNH: LÊ ANH

Thương lái Trung Quốc khuấy động vùng trồng khóm

Thương lái Trung Quốc thông qua thương lái các địa phương đã điều khiển giá thu mua khóm (dứa) tại các vùng chuyên canh khóm huyện Gò Quao, Giồng Riềng (Kiên Giang), Tân Phước (Tiền Giang), Vị Thanh (Hậu Giang) khiến giá mặt hàng này nhích lên được khoảng một tuần. Tuy nhiên, hoạt động mua bán khóm sôi động chỉ được một thời gian ngắn, sau đó rơi vào yên ắng. Hiện giá khóm loại 1 (từ 1,2kg trở lên) từ 3.800 – 4.000 đồng/kg.

Ông Vu Suổi, chủ nhiệm HTX Thạnh Thắng (Hậu Giang) cho biết, thương lái Trung Quốc chỉ mua khóm loại 1, khóm hơi xanh chứ không mua khóm chín, khóm trái nhỏ. Tại Hậu Giang, các lái Trung Quốc chỉ tuyển lựa, thu mua thời gian ngắn rồi chuyển khóm về Trung Quốc bằng xe đông lạnh. Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, không thấy thương lái Trung Quốc xuất hiện trở lại trên địa bàn. Chính vì vậy, nhiều thương lái Việt Nam và nông dân khóc ròng.

NGỌC TÙNG

http://sgtt.vn/Thoi-su/164443/Nguoi-Trung-Quoc-nuoi-ca-tren-vinh-Cam-Ranh.html

Máy bay Vietnam Airlines suýt phải “hạ cánh khẩn cấp xuống biển”? không có oxy

"Máy bay cất cánh được chừng 30 - 40 phút, trong khoang hành khách bốc mùi khét "như mùi cao su cháy", chúng tôi được hướng dẫn tháo giày dép, chuẩn bị cho việc hạ cánh khẩn cấp xuống biển..."
Máy bay Vietnam Airlines
Một hành khách trên chuyến bay VN1159 từ Hà Nội đi TP.HCM miêu tả phen hú vía khi bay Vietnam Airlines (VNA) ngày 24/5/2012.

Anh Lê Anh (TP.HCM) kể: "Sau khi bay khoảng 30 - 40 phút, trong khoang máy bay không còn không khí khiến toàn bộ hệ thống mặt nạ oxy bung xuống. Tôi và mọi người cố kéo để đeo vào mặt nhưng vẫn thấy khó thở.

Tôi nghe tiếng một nữ tiếp viên kêu hành khách bỏ mặt nạ ra để thở vì trong mặt nạ không có oxy. Tôi dần cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Ai cũng phát hoảng; rất may là trẻ em được dùng những bình oxy dự phòng nhỏ".

Theo lời anh Lê Anh, hành khách trên chuyến bay VN1159 chịu đựng tình trạng ngột ngạt như vậy khoảng 20 phút, cho đến khi máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Đà Nẵng. Nhưng, trên sân bay không có xe cấp cứu hay cứu hỏa.

Đến 23h cùng ngày, anh Lê Anh cùng mọi người mới được đưa lên một máy bay khác và đến 0h, máy bay mới cất cánh, rời Đà Nẵng đi TP.HCM.

Ông Lê Trường Giang, người phát ngôn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) khẳng định: Trên chuyến bay VN1159 hoàn toàn không có hiện tượng mùi khét như bạn đọc Lê Anh phản ánh mà chỉ có hiện tượng thay đổi áp suất. Còn về việc mặt nạ không có oxy, ông Giang cho hay là "chưa có báo cáo".

Theo đại diện Vietnam Airlines, phi hành đoàn đã xử lý theo đúng quy trình an toàn, không có ai bị thương. Nguyên nhân của các sự cố này vẫn đang được điều tra, làm rõ. Ông Giang cũng cho rằng "Đây chưa được coi là sự cố lớn. Với những sự cố lớn, VNA sẽ có thông cáo chính thức".

Theo An An - Gia Văn
VietNamnet

Những Hình Quái Chỉ Có Ở VN



ĐỀN THỜ HƯNG ĐẠO VƯƠNG Ở THÔN MỸ CỤ, NÚI DƯỠNG CHÂN

Xem hình sẽ thấy Bác để thấp dưới nền. Vậy nên có thơ rằng :

Ơi bác Hồ ơi những sớm chiều...
Rằng bác có linh cười một tiếng
Mừng tôi cách mạng đã thành công.

"Hàng loạt gia đình quanh chân núi rơi vào thảm cảnh không chết chóc thì cũng bệnh tật, tai nạn, ly tán…"...chắc tại vì trọng cổ khinh kim??? Hay là thờ thêm người ???
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/63155/bi-an-ngoi-den-thieng-va-nui--vat--nguoi-o-hai-phong.html



Hà Nam có phòng truyền thông gì mà dốt như bò : "Đã uống rượu, bia thì không tham gia giao thông!".
"Đã" là thì quá khứ lâu rồi, uống trước 1 tuần thì sao? mà tớ uống rượu nhưng cứ tham gia giao thông đó như ngồi sau xe máy, ngồi trong ô tô...miễn là tớ không lái xe...

PHÒNG CHỐNG CHÁY, NỔ Ô TÔ, XE MÁY. Có nghĩa là : sai ngữ pháp !
Chuối...
Công an cũng như các cơ quan khác rất muốn lập công vào các ngày "mốc son" (dùng nhiều nên thâm hết cả rồi) như 3/2, 26/3, 30/4, 19/5, 2/9, 19/8...Đặc biệt các vụ án dân chủ thường dùng các mốc này.
Điển hình như vụ thày giáo Vũ Hùng, đã trong tù rồi nhưng phạt biệt giam 3 tháng phải bắt đầu bằng ngày 19/5. Nhưng dần dần do lo sợ nên chả ai dám chịu trách nhiệm....ko dám công khai tên tuổi ra sợ bị chửi...Xem hình.
Ở nước ta ĐÂU CÓ NGƯỜI Nhật Bản là ở đó có THAM NHŨNG và làm ăn như thế này :
ĐẠI LỘ ĐÔNG TÂY SỤT LÚN -> như lòng dân mất dần niềm tin nơi Nhật Bản (còn với chính phủ thì còn đâu nữa mà mất...).
SẮP ĐẾN ĐIỆN HẠT NHÂN RỒI NHẬT BẢN ƠI...GIÚP DÂN TA HAY GIẾT DÂN TA ĐÂY...
Lâu lắm mới thấy biểu ngữ màu xanh...có khi sắp dân chủ đến nơi rồi.....
Chúng tao là cộng sản, nói là vậy nhưng làm thì khác à nha...Mỗi trẻ em khi sinh ra đã gánh nợ đến hơn 2000 đô la rồi.
 
Đáng nhẽ phải là ..."thủ đô và đất nước", còn ngược lại là hỏng vì đất nước hiện đại hóa xong nó gồm cả thủ đô trong đó.

Quá tải bệnh nhân bị bệnh tay chân miệng



TP - Chiều 29-5, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã đến kiểm tra tình hình phòng chống dịch và điều trị bệnh tay-chân-miệng (TCM) trên địa bàn Đà Nẵng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.
Theo lãnh đạo BV Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, từ đầu năm đến nay, BV điều trị cho 6.112 ca bệnh TCM, với số ca bệnh tăng gấp đôi so với năm 2011, trong đó số ca bệnh nặng tăng 300%.
Ngoài ra, có một bệnh nhân nhi tử vong vì bệnh TCM vào ngày 9-2-2012. Hiện tại BV đang điều trị cho gần 200 trẻ mắc bệnh TCM trong đó có cả trẻ em đến từ Quảng Ngãi, Quảng Nam.
BV đang quá tải vì lượng bệnh nhân mắc bệnh TCM quá lớn, trong khi đội ngũ y tá, bác sĩ thiếu.
Nguyễn Huy

Phát hiện 2 lò giết mổ gà, vịt "bẩn"

(TNO) Ngày 29.5, Công an H.Thống Nhất (Đồng Nai) bắt quả tang hai cơ sở giết mổ gia cầm lậu, mất vệ sinh.
Khoảng 10 giờ sáng, Đội CSĐT tội phạm kinh tế và chức vụ Công an H.Thống Nhất đã đột nhập vào cơ sở giết gà do Trần Minh Phước (43 tuổi, ngụ xã Gia kiệm, H.Thống Nhất) làm chủ.
Tại đây cơ quan chức năng phát hiện một số vịt và gà đã chết vứt ngổn ngang giữa sàn nhà đang chuẩn bị giết mổ.
Tiến hành kiểm tra bên trong 2 tủ đông, đoàn phát hiện thêm 58 kg chân gà, thịt gà và vịt đã qua xẻ thịt.
Tiếp đó, kiểm tra tại nhà bà Nguyễn Thị Kim Dung (cũng thuộc xã Gia Kiệm), công an huyện phát hiện bà Dung và hai con đang làm thịt gà để đem đi tiêu thụ. Trong đó có 65 kg gà đã làm thịt và chưa làm thịt nằm lẫn lộn nhau trên sàn nhà dơ bẩn.
Làm việc với cơ quan chức năng, cả hai cơ sở không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc số gà trên, nhiều con đã ngả màu bốc mùi hôi thối đồng thời không xuất trình được giấy kiểm dịch động vật. Các hộ khai nhận mua gà chết và gà bệnh tại các trang trại rồi giết thịt, đem đi tiêu thụ.
Tin, ảnh: Kim Cương

Lỗ hổng tập đoàn, tổng công ty - Kỳ 2: Sau tấm gương vỡ của 2 “Vina”

Nếu nhìn lại cuộc “đại phẫu” tại Vinashin, ngoại trừ chủ sở hữu của nó thì khó ai có thể hình dung được, lúc đó vì sao một Vinalines đang lâm vào thua lỗ lại dám đứng ra gánh một loạt các đơn vị thua lỗ do Vinashin đẩy sang.
Nhiều chuyên gia quan ngại, lên tiếng đề xuất khi đã dám mổ xẻ thì phải chịu đau, kể cả chấp nhận phá sản. Nhưng rốt cuộc, con tàu Vinalines phải tiếp quản thêm hàng chục tàu cũ, cùng bộ máy xập xệ của Vinashin. Dẫu vậy, tấm gương vỡ của hai “Vina” này vẫn chưa trở thành bài học đắt giá cho các tập đoàn (TĐ) - tổng công ty (TCT) khác.
Lỗ hổng tập đoàn, tổng công ty
Công trình thi công đầm lăn trên công trường thủy điện Sơn La (Tập đoàn Sông Đà) - Ảnh: A.V
Thời điểm 2010, Bộ Xây dựng cũng cho ra đời một siêu TĐ mang tên TĐ công nghiệp xây dựng Việt Nam (VNIC). Hình thành bởi 5 trụ cột của ngành công nghiệp, xây dựng, trong đó có TĐ sông Đà (công ty mẹ), cùng một loạt các TCT khác như Lắp máy (Lilama), Cơ khí vật liệu xây dựng (Coma), Sông Hồng, Xây dựng và phát triển hạ tầng (Licogi) - VNIC tham vọng sẽ trở thành TĐ công nghiệp xây dựng hùng mạnh của quốc gia và khu vực. Nhưng kể từ khi về ở chung một mái nhà, các “tổng” trên luôn rơi vào cảnh “cơm không lành, canh không ngọt”. Một ủy viên HĐQT của TĐ này chia sẻ, "siêu" TĐ mới đang trong quá trình xây dựng cơ chế, cơ cấu tổ chức, nhân sự, phân cấp quyền và nghĩa vụ chưa rõ ràng nên nhiều vấn đề khi họp bàn không thống nhất được. “Thời gian trước mỗi tháng HĐQT với 9 ủy viên có họp lại với nhau một lần, nhưng không có sự thống nhất, chẳng giải quyết vấn đề gì nên giờ cũng chẳng ai muốn họp”.
Đây có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho TĐ này bị Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ ra hàng loạt vi phạm, sai phạm trong quản lý sử dụng vốn, tài sản. Kết luận vừa qua cho thấy, TĐ Sông Đà đã đầu tư vượt vốn điều lệ, vi phạm quy định của Bộ Tài chính trên 2.355 tỉ đồng, nhiều đơn vị thành viên cũng lâm vào cảnh kinh doanh kém hiệu quả hoặc thua lỗ. Tổng hợp các vi phạm tại “siêu” TĐ này và các đơn vị thành viên, TTCP kiến nghị Thủ tướng giao các cơ quan liên quan xử lý sai phạm về kinh tế với số tiền trên 10.500 tỉ đồng. Kiến nghị giao Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, UBND TP.Hà Nội kiểm điểm, xử lý trách nhiệm cá nhân.
Vá từ cơ chế
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng: “Chừng nào cơ chế còn chưa được vá, lỗ hổng vẫn còn thì nên xem xét lại, không được rót vốn cho các TĐ - TCT, tránh cảnh phải thả gà ra đuổi”.
TS Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương đã từng thẳng thắn nhận xét, chính hệ thống quản trị thiếu giám sát, thiếu tính giải trình, minh bạch đã dẫn đến tình trạng TĐ - TCT không có áp lực, động lực, năng lực nội tại để phát triển. Dù được xem như công cụ thực hiện chính sách và nhiệm vụ xã hội, nhưng lại không buộc phải chú ý đến làm thế nào kiếm ra tiền. Là công cụ ổn định vĩ mô nhưng lại trở thành một trong những nguyên nhân gây bất ổn kinh tế vĩ mô, làm cho bất ổn trở nên trầm trọng hơn. Điệp khúc thường thấy ở các TĐ - TCT nhà nước là thiếu vốn đầu tư thì đòi tăng giá, lỗ thì đòi tăng giá, giá chỉ có lên mà không xuống, chất lượng dịch vụ thấp. Theo ông Cung, phải thiết lập chính sách yêu cầu TĐ - TCT công khai, minh bạch hóa thông tin theo thông lệ quốc tế, buộc các cơ quan, cá nhân, đại diện chủ sở hữu và các bên liên quan trực tiếp hoặc liên đới chịu trách nhiệm giải trình về kết quả, hiệu lực và hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, phải tách bạch quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước với người đại diện vốn chủ sở hữu, với ban giám đốc điều hành DN.
Cụ thể hơn, trước hết phải hoàn thiện chính sách quản lý, giám sát, sớm đưa hoạt động của các TĐ - TCT vào luật. Đối với cơ chế người đại diện vốn chủ sở hữu phải thành lập HĐQT độc lập, ban kiểm soát nội bộ độc lập. Tổng giám đốc của TĐ -TCT phải được thuê trước một hội đồng thẩm định độc lập, trình Thủ tướng quyết định. Sau đó, HĐQT giao các chỉ tiêu để giám sát như: doanh thu, lợi nhuận, lao động... Nếu không đạt chỉ tiêu thì thay tổng giám đốc khác, không đạt chỉ tiêu HĐQT phải chịu trách nhiệm.
“Quan trọng nhất phải có chế tài cụ thể với từng cấp, bộ nào phải gánh, ai phải chịu trách nhiệm nếu TĐ - TCT rơi vào thua lỗ, sai phạm”, TS Doanh nói.
 Anh Vũ

Nuôi cháu bại liệt 30 năm, chưa bao giờ biết tờ 100.000đ



30/05/2012 07:25:05
(Kienthuc.net.vn) - Hơn 30 năm qua, bà Nguyễn Thị Hồng (58 tuổi, thôn Thuận Yên Đông, xã Tam Sơn, huyện Núi Thành, Quảng Nam) không lập gia đình, cứ ở vậy để lo lắng, chăm sóc cho người cháu họ bán thân bại liệt.
Người hỏng 1 mắt nuôi 2 người liệt
Chúng tôi vào nhà, người phụ nữ vội vã đón khách bằng vẻ lúng túng.
Anh Trương Kim Hạnh, cán bộ văn hóa Xã Tam Sơn, người dẫn chúng tôi đến cũng tỏ vẻ ngại ngùng vì nhà không có chỗ ngồi. Trong nhà chỉ duy nhất có một chiếc giường, thì trên đó đã có người nằm. Ngoài ra còn một chiếc võng. Căn nhà tranh ọp ẹp thỉnh thoảng lại rung lên bần bật vì một cơn gió vô tình thổi ngang qua…
Bà Hồng cho biết người cháu bại liệt bà nuôi hơn 30 năm qua không phải là cháu ruột của bà.
Năm 1982, anh Nguyễn Văn Sang (50 tuổi) không may bị gỗ đè gãy xương sống lưng trong một lần đi kéo gỗ. Thời bấy giờ y tế còn khó khăn, chuyện điều trị cho những nạn nhân bị gãy xương sống là một điều cực kỳ khó khăn, gia đình lại không có tiền. Cứ thế người cháu phải nằm liệt trên giường từ đó đến nay.
Anh Sang nằm liệt trên giường 30 năm nay

Cuối năm 2010, tai hoạ lại tiếp tục ập đến, chị gái của bà Hồng là bà Nguyễn Thị Hạnh (65 tuổi) đột nhiên bị tai biến, nằm liệt một chỗ. Gia đình vốn đã nghèo khó nay lại còn khó khăn hơn gấp bội. Kinh tế gia đình chỉ trông vào 2 sào ruộng, bà Hồng cũng không thể lên núi đốn củi hay làm được việc gì khác vì bà cũng yếu, lại bị hỏng một mắt bên trái.
Nhường giường cho cháu liệt
Thương bà Hồng một mình vừa nuôi chị vừa nuôi cháu đều nằm liệt giường, người dân trong thôn vẫn thường đến động viên chia sẻ, người giúp vài gói mỳ tôm, người giúp chai nước, lon gạo.
Để duy trì sự sống cho 2 người bệnh nằm liệt giường, hàng ngày bà Hồng chỉ biết nấu mỳ tôm, cháo muối, dùng nước sôi để nguội cho 2 người sống qua ngày.
Nửa thân dưới của anh Sang hơn 30 năm chỉ dính trên chiếc giường tre ọp ẹp nên đã teo lại, khẳng khiu chỉ còn da và xương. Anh chỉ cử động được một cánh tay trái, cánh tay còn lại cũng đã bị liệt.
Bà Hồng đã ở vậy nuôi người cháu họ bại liệt hơn 30 năm

Trên khuôn mặt hốc hác, hai hàng nước mắt khó nhọc chảy ra khi anh nói chuyện với chúng tôi: “Cô Hồng thương tôi lắm nên ở vậy để chăm sóc cho tôi. Tôi trở thành gánh nặng của cô.
Nhiều lúc muốn chết đi để cho cô đỡ cực nhưng có muốn cũng không chết được. Hơn 30 năm qua, chỉ nằm một chỗ như thế này, ăn uống, lau rửa, đến cả việc đại tiểu tiện cũng phải nhờ vào cô.
Nhiều đêm tôi thức, thấy cô nằm ngủ trên võng mà thương, muốn nhường chỗ cô nằm nghỉ cho đỡ đau lưng mà cũng không thể. Cả một đời cô phải khổ vì đứa cháu như tôi. Tội nghiệp cô lắm…”.
Nói đến đây anh Sang khóc nấc lên, không thể tiếp tục câu chuyện được nữa. Bà Hồng thấy đứa cháu mình nói như vậy cũng khóc.
Chưa bao giờ được cầm tờ bạc 100.000 đồng
Chúng tôi đưa biếu bà Hồng 500.000 đồng, nói là để mua gạo, mua thức ăn. Bà Hồng cầm tờ giấy bạc, hỏi lại: “Chừng ni là bao nhiêu hả chú? Có mua được năm cân gạo không?”.
Hóa ra, trong cái sự biết đến tiền của bà Hồng, chưa bao giờ bà được cầm một tờ bạc 100.000 đồng, chứ đừng nói đến số tiền nhiều hơn thế.
Cám cảnh, anh Nguyễn Kim Hạnh, cán bộ văn hóa xã vội lấy xe máy chạy vào trung tâm mua về một bao gạo, phần tiền còn lại dúi vào tay bà Hồng với những tờ bạc mệnh giá 10.000 đồng, để bà Hồng biết mà… dễ chi dùng.
Anh Huỳnh Hùng, chủ tịch xã Tam Sơn, huyện Núi Thành cho biết: “Hoàn cảnh bà Hồng quả thực là quá khó khăn, một mình bà đã làm không đủ ăn nay còn phải nuôi thêm 2 người bị liệt. Chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng nhanh chóng có hình thức giúp đỡ để bà có thể vượt qua lúc khó khăn này”.
Sau khi chúng tôi tìm đến nhà bà Hồng được mấy ngày, thì người chị gái bị bại liệt của bà đột ngột mất. Số tiền hàng xóm giúp đỡ không đủ để lo ma chay nên bà phải cố gắng vay mượn thêm khắp nơi. Đã khó lại càng khó.
Mọi sự quan tâm, giúp đỡ xin liên hệ bà Nguyễn Thị Hồng (thôn Thuận Yên Đông, xã Tam Sơn, huyện Núi Thành, Quảng Nam) hoặc Tòa soạn Báo điện tử Kiến Thức, tầng 5, Tòa nhà Láng Trung, số 60/850, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: (04) 62.765.887
Bùi Hữu Cường

Đơn tố cáo của con gái ông Nông Đức Mạnh



Danlambao - Dân Làm Báo nhận được đơn tố cáo của bà Nông Thị Bích Liên, con gái ruột ông Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Việt Nam. Bức đơn được gửi cho báo Người Cao Tuổi, nội dung tố cáo những việc làm vi phạm pháp luật của Đại biểu Quốc Hội Đỗ Thị Huyền Tâm (Vợ mới cưới của ngài Nguyên Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh). Nay xin đăng lại nguyên văn để rộng đường dư luận và cũng để mọi người cùng theo dõi.

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập -  Tự Do - Hạnh Phúc
----------------------
    Hà Nội ngày 18 tháng 4 năm 2012

 ĐƠN TỐ CÁO (lần 2)
    Đảng viên, đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Huyền Tâm vi phạm đạo đức Đảng viên, vi phạm pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

 Kính gửi: Báo Người Cao Tuổi  

Tôi tên là Nông Thị Bích Liên con gái ruột của ông Nông Đức Mạnh – nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam. Địa chỉ số 70 Kim Mã Thượng phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Ngày 09/02/2012, tôi đã viết đơn lần 1 tố cáo với tổ chức và Ông /Bà có trách nhiệm về những vi phạm của cá nhân bà Đỗ Thị Huyền Tâm – đại biểu quốc hội, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập doàn Minh Tâm về những dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức đảng viên.

Đã hơn hai tháng, cá nhân tôi chưa nhận được trả lời của cơ quan/tổ chức nào về những tố cáo, phản ảnh của tôi. Nay, tôi tiếp tục viết đơn tố cáo lần 2 phản ánh với tổ chức Đảng và ông/bà có trách nhiệm về những vi phạm của bà Đỗ Thị Huyền Tâm – đại biểu Quốc hội, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Tâm. Cụ thể như sau:

 1. Bà Tâm là Đảng viên, là Đại biểu Quốc hội nhưng đã cấu kết với chồng là ông Phạm Tuấn Linh lừa dối gia đình tôi, lợi dụng tình cảm của bố tôi để vụ lợi:

- Lợi dụng uy tín của bố tôi để tìm mọi cách đáo hạn các khoản nợ, giãn nợ khoảng 900 tỷ đồng của Công ty Minh Tâm mà bà Tâm là Chủ tịch HĐQT.

- Âm mưu chiếm đoạt và phá vỡ mọi thành quả, nền tảng đạo đức cá nhân và gia đình tôi và xã hội, phá vỡ hình ảnh của Đảng Cộng sản Việt Nam sau 82 năm xây dựng, gìn giữ và phát triển.

Cuối năm 2010, ngay khi Mẹ tôi lâm bệnh nặng, bà Tâm tìm cách tiếp cận bố tôi, dùng các thủ đoạn lấy lòng những người xung quanh Bố tôi và đặc biệt là lái xe riêng của Bố tôi là ông Vũ Văn Sáng (công tác tại Phòng xe, Văn phòng TW Đảng), thông qua lái xe để nắm các thông tin về gia đình tôi. Từ đó, bà Tâm tạo được vỏ bọc cảm thông chia sẻ với Bố tôi, giả tạo tình cảm để lừa gạt và lợi dụng uy tín của Bố tôi .

Tại thời điểm đầu năm 2011, bà Tâm đã có chồng nhưng đã đặt vấn đề tìm hiểu Bố tôi để tiến đến hôn nhân. Chồng bà Tâm là ông Phạm Tuấn Linh – Đại tá, Phó Phòng Kế hoạch, Cục Quân nhu – Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, cho đến ngày 30/6/2011 bà Tâm mới ly dị chồng .

Cũng tại thời điểm này, công ty của bà Tâm đang phải gánh khoản nợ hơn 900 tỷ đồng tại các ngân hàng và nhiều khoản nợ cá nhân khác. Bà Tâm đã sử dụng mối quan hệ với Bố tôi để ạo ra sự nể nang của một số ngân hàng khi đến hạn phải xiết nợ.

Ngày 30/6/2011, Tòa xử ly hôn giữa bà Tâm và ông Linh  nhưng ngay sau đó ông Linh vẫn nói với một số người là "Gia đình vẫn hạnh phúc, không có chuyện ly hôn."  Việc này lẽ ra ông Linh phải báo cáo tổ chức, không những thế lại còn thiếu trung thực trả lời với những người xung quanh.

Bà Tâm cũng đã che dấu việc đã ly hôn với các cơ quan quản lý của Quốc hội.

Và các cơ quan chức năng, vi phạm đạo đức đảng viên về minh bạch  thông tin cá nhân: che dấu dư luận và cộng đồng dân cư tại nơi cư trú thôn Nhân Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm nhằm mục đích tạo hình ảnh đẹp đẽ để hiệp thương và ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 13.

Thực tế, bà Tâm và ông Linh cư trú tại thôn Nhân Mỹ, xã Mỹ Đình khoảng 10 năm nay. Tại xã Mỹ Đình, tổ dân phố thôn Nhân Mỹ đã tiến hành việc lấy ý kiến nhận xét để hiệp thương bầu cử đại biểu Quốc hội và ý kiến nhận làm thủ tục Đảng viên chính thức cho bà Tâm trong năm 2011. Tuy nhiên, bà Tâm lại thực hiện ly hôn tại nơi đăng ký hộ khẩu (số 147 Mai Hắc Đế, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, tp Hà Nội) chứ không phải tại nơi cư trú để tránh sự quản lý của Chính quyền và tổ chức Đảng nơi thường trú.

Việc tiến hành thủ tục ly hôn của bà Tâm và ông Linh có nhiều điểm mờ ám ( thụ lý xong chỉ có 8 ngày…) việc này đề nghị cần phải được làm rõ:

Ngày 21/6/2011, bà Tâm gửi đơn ra Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, tp Hà Nội xin ly hôn. Ngay ngày hôm sau 22/6/2011 Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng có thông báo thụ lý việc ly hôn với ông Linh và cũng trong ngày đó, bà Tâm và ông Linh đã ký vào biên bản thuận tình ly hôn. 

Ngày 30/6/2011, Tòa án đã xử ly hôn cho hai người. Đối chiếu với các quy định về pháp luật về giải quyết ly hôn tại Tòa án, tôi nhận thấy có nhiều sai phạm về tố tụng cần được làm rõ, cụ thể là:

a)    Theo Luật Cư trú việc ly hôn của ông Linh và bà Tâm lẽ ra phải được thực hiện tại Tòa án Nhân Dân huyện Từ Liêm chứ không phải thực hiên tại quận Hai Bà Trưng.

b)   Trong hồ sơ ly hôn không lưu bản chính Đăng ký kết hôn của bà Tâm và ông Linh mà chỉ có bản sao công chứng được thực hiện ngay trong ngày 21/6/2011. Vì lý do gì các đương sự lại không nộp bản chính đăng ký kết hôn? Vậy có phải sau khi đạt được mục đích lợi dụng uy tín cá nhân của Bố tôi để đảo nợ và tẩu tán tài sản thì ông Linh và bà Tâm quay lại với nhau?

c)   Tại thời điểm ly hôn, ngôi nhà số 147 Mai Hắc Đế và số 2, Nhân Mỹ, Mỹ  Đình là tài sản chung của ông Linh và bà Tâm nhưng đã thế chấp tại ngân hàng để vay nợ cho Công ty bà Tâm. Vậy trong bản tự khai của ông Linh khi ly hôn có nêu rằng không liên quan đến tài chính và nợ của công ty Minh Tâm thì có đúng không?

II . Qua các tài liệu cho thấy tổng nợ vay của công ty Minh Tâm tại các ngân hàng khoảng 800 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn.

Ông Đỗ Ngọc Minh anh trai ruột của bà Tâm vay gần 400 tỷ đồng và bà Tâm vay hơn 400 tỷ đồng tại các ngân hàng: NH Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Cầu Giấy, NH Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Hà Tây, NH TMCP Công Thương chi nhánh Hưng Yên, NH TM Quốc Tế (VIP) chi nhánh Hà Đông, Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex chi nhánh Hà Nội, Vietcombank chi nhánh Long An. Việc thực hiện các khoản vay của Công ty Minh Tâm có dấu hiệu vi phạm pháp luật:

-     Tại sao cùng một thời điểm, công ty đã dùng cùng một tài sản để thế chấp vay nợ tại nhiều ngân hàng?

-     Hàng tồn kho, nguyên vật liệu thế chấp vay nợ không thực sự có trong kho.

-     Đánh giá giá trị tài sản thế chấp vượt quá giá trị thực để được vay số tiền lớn hơn giá trị thực tế của tài sản thế chấp.

-     Hiện nay, trước sức ép phải trả các khoản nợ gốc và lãi lớn của ngân hàng và đặc biệt là nhiều khoản vay bằng sổ đỏ của nhiều cá nhân khác, bà Tâm đang  bằng mọi thử đoạn để tiếp tục được bao che dưới vỏ bọc là vợ của nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh để không ai dám trực tiếp đến tận nhà đòi nợ được .

Ngày 08/9/2011, chưa đến ngày giỗ đầu mẹ tôi, bà Tâm đã xúi giục bố tôi làm đăng ký kết hôn tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đăng ký kết hôn này sai pháp luật nên đã bị hủy (văn bản số 119/UBND – VP Huyện Na Rì). Bà Tâm đã dùng giấy kết hôn sai luật này tới các ngân hàng để gây sức ép, yêu cầu cho bà Tâm gia hạn vay nợ.

Để theo đuổi mục đích của mình, ngay trong ngày UBND Huyện Na Rì có văn bản thông báo về việc hủy kết hôn trái pháp luật, bà Tâm lại tiếp tục bằng mọi cách đăng ký kết hôn tại phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội là nơi đăng ký hộ khẩu của bà Tâm. Song thực tế bà Tâm đã không sống tại đây khoảng 10 năm nay. Việc đăng ký kết hôn do phường Quan Thánh, quận Ba Đình – nơi đăng ký hộ khẩu và là nơi đăng ký thường trú của Bố tôi. Như vậy, bà Tâm bằng mọi thủ đoạn phải có được Giấy chứng nhận Đăng ký kết hôn để ép các ngân hàng và các cá nhân giãn nợ khi các khoản nợ đã đến hạn thanh toán. Vậy, phải gây sức ép tới các Ngân hàng và cá nhân để gia hạn nợ, đảo nợ, trốn tránh pháp luật.

Chúng tôi được biết, ngày 15/3/2012, công ty Minh Tâm đã tiến hành thủ tục tại Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Ninh nhằm thay đổi cổ đông sáng lập công ty và thực hiện việc thông báo theo thủ tục bắt buộc về thay đổi này từ ngày 09/4/2012 đến ngày 09/5/2012. Phải chăng đây là dấu hiệu để bà Tâm đang tìm cách trốn tránh trách nhiệm liên quan đến những hành vi vi phạm pháp luật của chính bà Tâm đã thực hiện thời gian vừa qua tại công ty Minh Tâm?

Cho đến thời điểm này gia đình tôi gồm họ tộc và con cháu không hề biết mặt bà Tâm và bà Tâm cũng không có lời nói hay hành động nào đối với bất kỳ một người nào trong họ tộc chúng tôi về việc sẽ bước vào gia đình tôi thay thế tư cách của mẹ tôi?

Tôi và toàn thể gia tộc quá đau xót khi đặt câu hỏi về:

- Động cơ, mục đích và những uẩn khúc của việc ly hôn và cả việc đăng ký kết hôn vội vàng khi chưa đến giỗ đầu mẹ tôi.

- Động cơ, mục đích của việc cố tình có được đăng ký kết hôn lần thứ hai ngay trong ngày hủy đăng ký kết hôn trái pháp luật lần thứ nhất . Phải chăng, nếu không có vỏ bọc của vợ nguyên Tổng Bí thư thì bà Tâm sẽ bị khởi tố, xét xử do các hành vi vi phạm pháp luật của bà?

 Là người phụ nữ đã có chồng và 2 con, là đại biểu Quốc hội được tái cử nhiệm kỳ 2 là đảng viên mới được công nhận chính thức, lẽ ra bà Tâm cần phải có cách ứng xử có văn hóa trong việc tiến hành hôn nhân với bố tôi. Nhưng qua hành vi của mình thì bộc lộ rõ bà Tâm chỉ cần tờ đăng ký kết hôn với bố tôi chứ không phải muốn đem lại hạnh phúc đích thực cho Bố tôi nên đã có những hành vi sai trái, vi phạm đạo đức, trái luân thường đạo lý người Việt Nam mà một người phụ nữ bình thường cũng không thể làm như vậy được .

Với hàng loạt hành vi sai trái của bà Tâm như vậy, dù chỉ là một công dân cũng phải được xem xét, làm rõ huống chi là một đại biểu Quốc hội -thành viên của Cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, đại diện cho nhân dân.

Với tinh thần thẳng thắn, nghiêm túc của Nghị quyết TW 4 Khóa XI của Đảng, với những lý do nêu trên, tôi viết đơn này rất mong tổ chức Đảng, Ông/Bà và các cơ quan chức năng làm rõ, kiểm tra, xem xét kịp thời, ngăn chặn và xử lý những sai phạm của bà Tâm để tránh những hậu quả và sự tổn hại đến uy tín, danh dự của Đảng, Quốc hội và Chính quyền nhân dân.

Tôi đề nghị :

1- Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW Đảng có ý kiến kết luận chính thức về những việc đã làm của bà Tâm như đơn tố cáo đã nêu. Việc đúng hay sai cần trả lời rõ và có ý kiến chính thức về những việc đã làm của bà Tâm như tố cáo đã nêu. Việc đúng hay sai cần trả lời rõ và có ý kiến chính thức cho Bố tôi và bà Tâm. Mặc dù bà Tâm không thuộc diện đảng viên do Trung ương quản lý nhưng vi phạm của người mang danh vợ của nguyên Lãnh đạo cao cấp của Đảng thực hiện các hành vi làm tổn hại đến uy tín của Đảng cần được làm rõ. Để xảy ra sự việc nêu trên là điều hết sức đau xót, tổn hại tới uy tín của Đảng và cá nhân lãnh đạo Đảng trước dư luận xã hội và quần chúng nhân dân.

 2- Tôi đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW Đảng và các cơ quan chức năng gặp trực tiếp bà Tâm để thẳng thắn làm rõ: 

Bà Tâm với tư cách là Đảng viên, là Đại biểu Quốc hội có biết trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân và những điều Đảng viên không được làm, phải biết hy sinh cho tổ chức, vì hình ảnh và uy tín của tổ chức Đảng, phải tuân thủ pháp luật chứ không thể đứng trên pháp luật, vi phạm pháp luật như thực tế đã tiến hành.

Các hành vi trái đạo đức, luân thường đạo lý, nguyên tắc của Đảng, pháp luật nhà nước của phải được làm rõ, cụ thể rách nhiệm của bà Tâm, những cá nhân liên quan và thông báo công khai với gia đình tôi và các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan về những nội dung đơn đã nêu.

3- Bà Tâm phải kiểm điểm làm rõ theo tinh thần Nghị quyết TW 4, Khóa XI của Đảng về những việc làm nêu trên đã gây nhiều hậu quả xấu, trước chi bộ và đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tư cách Đảng viên, Đại biểu Quốc hội trước tổ chức Đảng, trước nhân dân… Liệu có còn xứng đáng hay không?

4- Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét có ý kiến trả lời công khai về tư cách đại biểu quốc hội của bà Tâm có còn xứng đáng đại diện cho dân không?

5 - Tôi đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cá nhân trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng, cụ thể là:

Việc bưng bít thông tin xung quanh Bố tôi đối với gia đình tôi của những cá nhân cán bộ bảo vệ và phục vụ cho Bố tôi. Tại sao không thông tin cho gia đình tôi và tổ chức Đảng được kịp thời, để sự việc xảy ra mà gia đình tôi không hề được biết? Những cá nhân này chịu trách nhiệm như thế nào trước Đảng, trước tổ chức và với chính đạo đức của người Đảng viên?

Công tác bảo vệ chính trị nội bộ làm chưa hết trách nhiệm và cần làm rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể. Để xảy ra sự việc nêu trên là điều hết sức đau xót, tổn hại tới uy tín của Đảng và cá nhân lãnh đạo Đảng trước dư luận xã hội và quần chúng nhân
                                                                              Người viết đơn     
                                       Nông Thị Bích Liên
       Điện thoại liên lạc: 098. 352. 3837
danlambaovn.blogspot.com

Tổ ấm hiện nay của ngài Nguyên TBT Nông Đức Mạnh là căn biệt thự rộng 850 mét vuông, nằm trên con đường ven Hồ Tây (Nguồn: Blog Phạm Viết Đào)