THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

26 September 2013

Cặp bồ với người có gia đình sẽ bị phạt đến 3 triệu đồng!...

VNEXPRESS - Thứ năm, 26/9/2013

Người đang có gia đình mà chung sống như vợ chồng với người khác, người chưa có vợ/chồng mà chung sống với người mà mình biết rõ đã có gia đình sẽ bị phạt tiền từ một đến 3 triệu đồng.

Theo một nghị định được ban hành ngày 24/9, sẽ phạt tiền từ một đến 3 triệu đồng với người đang có vợ hoặc chồng mà "kết hôn" với người khác. Trường hợp "sống chung" áp dụng cùng mức phạt.
Không chỉ người vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng bị phạt hành chính mà nhân tình của họ cũng vậy. Cụ thể, người chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn/chung sống với người mà mình biết rõ là đang gia đình sẽ bị phạt từ một đến 3 triệu đồng. Đây cũng là khung phạt với người kết hôn trong phạm vi 3 đời; kết hôn giữa người từng là bố chồng với con dâu hay mẹ vợ với con rể; bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đến một triệu đồng. Mức phạt có thể tăng gấp 3 lần nếu cố tình duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn dù đã có quyết định buộc chấm dứt của tòa án.
Đặc biệt, Nghị định nêu rõ hành vi lợi dụng ly hôn để vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc trốn tránh nghĩa vụ tài sản sẽ bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng.
Quy định này có hiệu lực từ ngày 11/11.
Xuân Hoa

Án tù cho người H’Mông và Khmer !...

BBC - Thứ năm, 26 tháng 9, 2013
Người H'Mông ở miền Bắc Việt Nam
Người H'Mông hiện có cuộc sống dưới mức nghèo khổ ở Việt Nam
Tại Việt Nam vừa diễn ra hai phiên xử với án tù cho một số người thuộc sắc dân thiểu số bị buộc tội ‘chống Nhà nước’ và gây rối.
Ngày 26/9, bị cáo Giàng A Chứ, người H’Mông ở Điện Biên, bị tuyên án 3 năm tù về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Còn ở một phiên tòa khác hôm 25/9, một nhóm người Khmer ở Sóc Trăng nhận mức án từ 10 tháng cho đến 1 năm tù về tội ‘Gây rối trật tự công cộng’.

‘Vương quốc H’Mông’

Theo cáo trạng được truyền thông trong nước dẫn, Giàng A Chứ, 24 tuổi, thường trú tại xã Mường Toong, huyện Mường Nhé là người có vai trò dẫn đến vụ nổi loạn của người H’Mông ở đây hồi năm 2011.
Theo đó, Giàng A Chứ đã tham gia vào một tổ chức vận động cho việc thành lập một nhà nước độc lập của người H’Mông và tham gia ‘sáu cuộc họp để bàn công việc’.
Giàng A Chứ được phân công làm trợ lý cho ‘chủ tịch nước’ của ‘Nhà nước H’Mông’, cũng theo cáo trạng. Người này cũng được cho là đã tàng trữ tài liệu ‘nói xấu Nhà nước’ và ‘truyền Đạo Vàng Chứ’.
Đỉnh điểm của vụ việc là vụ nổi loạn chống chính quyền tại xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên khi hàng ngàn người H’Mông tụ tập cầu nguyện để ‘chờ đón Vua H’Mông’ hồi cuối tháng Tư cho đến đầu tháng Năm năm 2011 khiến chính quyền lúc đó phải triển khai quân đội và công an trấn áp.
Phiên tòa xét xử tám người H'Mông hồi tháng Ba năm 2011
Hồi tháng Ba năm 2011, tám người H'Mông cũng đã bị đưa ra xét xử
Sau đó, Giàng A Chứ trốn sang Trung Quốc nhưng bị công an Trung Quốc bắt lại và giao cho công an Việt Nam.
Thông tấn xã Việt Nam cho biết bị cáo Chứ ‘đã thành thẩn khai báo và tỏ thái độ ăn năn hối cải’ nên tòa đã tuyên mức án thấp nhất trong khung hình phạt là ba năm tù và ba năm quản chế.
Hồi tháng Ba năm 2011, Tòa án tỉnh Điện Biên cũng đã tuyên án tám người H’Mông khác từ hai cho đến hai năm rưỡi tù do có vai trò tích cực trong việc chuẩn bị cho ngày tập hợp của người H’Mông ở Mường Nhé để đòi thành lập nhà nước riêng.
Tám bị cáo này bị truy tối về tội ‘phá rối an ninh’

Buộc hoàn tục

Còn trong vụ việc tại Sóc Trăng, bốn bị cáo Lý Thị Dạnh, Lâm Thị Loan, Lý Minh Hải và Tăng Pho La, đều là người thiểu số Khmer trú tại tỉnh Bạc Liêu, bị cáo buộc đã gây rối tại chùa Preay Chóp ở xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng hồi tháng Ba năm nay.
Theo cáo trạng, bốn người này đã cầm đầu một đám đông hàng trăm người kéo đến ngôi chùa trên để thị uy và gây áp lực với Ban trụ trì chùa vì đã buộc hoàn tục một tăng sỹ có tên là Lý Chanh Đa do ‘vi phạm giáo luật’.
Sinh hoạt của người Khmer trong một ngôi chùa ở miền Nam Việt Nam
Sinh hoạt của người Khmer trong một ngôi chùa ở miền Nam Việt Nam
Quyết định không cho tăng sỹ này tiếp tục tu hành là do Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng đến chùa Preay Chóp công bố.
Theo cáo trạng thì các bị cáo này đã đến chùa ‘la hét, kích động mọi người xung quanh hô hào, la hét theo’, ‘đánh trống liên hồi’, ‘có lời lẽ kích động mọi người đồng loạt vỗ tay, la hét’ để phản đối quyết định của nhà chùa.
Cũng theo Thông tấn xã Việt Nam thì các bị cáo này đã ‘thành khẩn khai báo, thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình’ và ‘bày tỏ ăn năn hối cải, mong được giảm nhẹ hình phạt’.
Tuy nhiên, tòa đánh giá hành động của những người này là ‘gây nguy hiểm cho xã hội’ nên tuyên án Lâm Thị Loan và Lý Thị Dạnh đồng mức một năm tù, còn Lý Minh Hải và Tăng Pho La lần lượt nhận mức án là 11 và 10 tháng tù theo Điều 245 Bộ Luật Hình sự.
Hồi tháng Năm, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng ra thông báo rằng Lý Chánh Đa không còn là tu sỹ Phật giáo và buộc phải rời khỏi chùa do đã ‘trả lời phỏng vấn, gửi bài, tin, ảnh để xuyên tạc, vu cáo Đảng và Nhà nước phân biệt đối xử và đàn áp đồng bào sư sãi Khmer’.
Chính quyền Việt Nam bị các tổ chức của người Khmer Krom cáo buộc là đã sử dụng Hội đoàn kết sư sãi do họ kiểm soát để buộc hoàn tục những ai chống đối Nhà nước.

Vị sư bị buộc hoàn tục này bị chính quyền cáo buộc là đã hoạt động cho Liên minh Khmer Kampuchia Krom, một tổ chức vận động cho quyền lợi của người Khmer ở miền Nam Việt Nam.

Gia đình Phương Uyên sẽ kiện về vụ bị công an hành hung

Thanh Phương




Bà Nguyễn Thị Nhung tại Bình Thuận
(07:51)






Hôm qua, 25/09/2013, tại Hà Nội, một số blogger đã bị công an bắt giữ và hành hung. Trong số này có mẹ con sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Bà Nguyễn Thị Nhung và con gái đã bị áp tải về đến nhà ở Bình Thuận hôm nay.

Bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ Phương Uyên
Bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ Phương Uyên
@danlambao

Trả lời RFI Việt ngữ, bà Nguyễn Thị Nhung kể lại toàn bộ sự việc và cho biết sẽ kiện công an về vụ hành hung này.

Bà Nhung kể chuyện Nguyễn Phương Uyên bị tấn công và bị áp giải

VRNs(26.09.2013) – Bình Thuận – Bà Nguyễn Thị Nhung cho biết quyết định thi hành án dành cho sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên có hiệu lực từ ngày 25.09.2013. Bà và Phương Uyên có kế hoạch trở về Bình Thuận đúng tối 25.09.2013, nên hoàn toàn không có gì sai luật.

Như tin chúng tôi đã loan, tối hôm qua, khi anh Phạm Bá Hải, bà Dương Thị Tân, bà NGuyễn Thị Nhung, nữ sinh Nguyễn Phương Uyên, anh Lê Quốc Quyết và một vài người khác đang ở trong nhà blogger, cựu chiến binh, Nguyễn Tường Thụy thì công an đã đập cửa và xông vào bắt mọi người đi.
Bà Nhung cho VRNs biết: “Tôi và bé Uyên bị đưa đi một nơi rất xa theo hướng về đền Hùng. Họ đưa chúng tôi vào một đồn công an có tên là Đại Áng, Thanh Trì. Tại đây tôi thông báo cho họ biết chuyến bay của tôi và yêu cầu họ phải cho chúng tôi về cho kịp chuyến, nếu không, họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn”.

Sau đó, bà Nhung kể, họ đưa hai mẹ con đến sân bay Nội Bài và tống lên máy bay. Bà Nhung cũng cho biết, tư trang của bà bị công an cướp (không lập biên bản gì cả). Bà Nhung và Phương Uyên bị ép lên máy bay trong lúc người không có tư trang, không có tiền bạc, chưa kịp ăn tối. Họ bảo hai mẹ con tự về Sài Gòn rồi về Bình Thuận. Bà Nhung nói với họ: “Chúng tôi không thể về như vậy được”. Lúc đó có điện thoại của những người thân bên ngoài gọi vào. Bà Nhung và Phương Uyên quyết định không rời Hà Nội trong tình trạng bị công an ăn cướp như vậy.

Tức khắc công an mặc sắc phục, an ninh thường phục xông vào đánh hai mẹ con. Phương Uyên bị đánh rất nhiều (có người chụp được các hình Phương Uyên bị đánh, chúng tôi đang lien lạc để nhận hình. Khí có chúng tôi sẽ cập nhật ngay). Bà Nhung nói: “An ninh rất côn đồ và mất dạy”. Bà cũng cho biết các nhân viên của sân bay thì chỉ làm cầm chừng theo lệnh công an, nhưng rất đúng mực, chỉ có công an là côn đồ, đánh người không thương tiếc.

Hai tay Phương Uyên đều lưu lại dấu đỏ bầm do bị công an đánh tại sân bay Nội Bài
Hai tay Phương Uyên đều lưu lại dấu đỏ bầm do bị công an đánh tại sân bay Nội Bài

Phương Uyên bị đánh đỏ cổ và gót chân trái, con chân áp cái bị chảy máu
Phương Uyên bị đánh đỏ cổ và gót chân trái, con chân áp cái bị chảy máu

Ngón cái chân bên phải bị dập và chảy máu.
Ngón cái chân bên phải bị dập và chảy máu.

(Ngoài ra còn một vài tấm hình bị đánh để lại dấu vết nặng ở lưng của Phương Uyên, nhưng đó thuộc về chổ kín đáo của thiếu nữ, chúng tôi xin không công bố).

Phương Uyên từ tối qua đến giờ (19:30, ngày 26.09) mới được ngủ yên
Phương Uyên từ tối qua đến giờ (19:30, ngày 26.09) mới được ngủ yên

Bà Nhung bị đánh vào đầu và trán
Bà Nhung bị đánh vào đầu và trán

Sáng nay, bà Nhung và Phương Uyên bay chuyến bay sớm vào Sài Gòn, sau đó công an bộ đã áp giải Phương Uyên về địa phương.

Bà Nhung cho VRNs biết: Khi về tới địa phương, đã có sẵn khoảng 300 người lao tới vây quanh hai mẹ con. Họ là công an xã, huyện, tỉnh và bộ và đủ thành phần khác. Cuộc huy động nhân lực đông như vậy cũng chỉ để tống đạt quyết định thi hành án. Theo đó, sinh viên yêu nước bị buộc thi hành án tại địa phương và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 25.09.2013. bà Nhung giải thích them: “Ngày hôm qua chúng tôi về, theo chương trình, vẫn trong ngày 25, tức không có vi phạm gì, tại sao công an lại bày trò cưỡng chế áp giải?”

Sau khi xong việc của Phương Uyên, công an trao trả túi xách cho bà Nhung. Túi mà họ đã cướo ở sân bay Nội Bài khuya hôm qua. Họ yêu cầu bà Nhưng nhận túi xách, mà không chịu mở ra cho bà xem trong túi có gì, có đúng là tư trang của bàkhông. Do đó bà cương quyết không nhận lại túi. Bà nói với công an: “Phải mở ra để tôi con trong túi có những tài sản gì của tôi thì tôi lấy, còn tôi không tự tay mình mở túi và nhận đó là túi của mình khi không biết trong đó có thể đã bỏ thêm gì đó vào. Các ông bỏ ma túy vào đó rồibắt tôi hả?”

Chị bỏ tui lai, hai mẹ con đi bộ từ UBND xã về nhà!

Trong phiên tòa sơ thẩm diễn ra tại Long An, ngày 16.05.2013, nữ sinh Nguyễn Phương Uyên đã bị kết án 6 năm tù giam và 3 năm quản chế. Ba tháng sau, cũng tại Long An, phiên tòa phúc thẩm đã tuyên án Nguyễn Phương Uyên 3 năm tù, cho hưởng án treo, 52 tháng thử thách và 3 năm quản chế. Theo một số luật sư, một người bị án treo thì không bao giờ bị hình phạt bổ sung là quản chế, nhưng không biết căn cứ vào luật nào, mà Tòa án tối cao lại gán cho nữ sinh Nguyễn Phương Uyên 3 năm quản chế.

Phiên tòa phúc thẩm, nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã nói với các thẩm phán về tội mà họ gán cho cô: Tôi chống đảng cộng sản, không chống dân tộc, các ông đừng đánh đồng.

Theo facebooker’s Luật sư nhân quyền: “Trong hơn một tuần Phương Uyên đã đi thăm miền Bắc với sự giúp đỡ của anh Phạm Bá Hải. Phương Uyên đã được đi Hải Phòng, thăm vịnh Hạ Long, đền Hùng và một địa danh tại Hà Nội. Trong thời gian tại Hà Nội, Phương Uyên đã các cơ quan ngoại giao quốc tế thăm hỏi, như đại diện của Sứ quán Anh, Hoa Kỳ, Thụy Điển, CHLB Đức, G4 gồm Thụy Sĩ, New Zealand, Canada( Na Uy bận công tác). Đại diện các cơ quan ngoại giao đều bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những hành động và những phát biểu dũng cảm của Phương Uyên trước tòa. Một cơ quan ngoại giao đã hứa tìm trường và học bổng cho Phương Uyên đi du học”.

02
PV. VRNs

Cán bộ nhậu, bắt cơ sở trả tiền !...

NGƯỜI LAO ĐỘNG - Thứ Năm, 26/09/2013   Cho rằng cơ sở vi phạm quy định của Luật Lao động, đoàn kiểm tra liên ngành yêu cầu chủ cơ sở trả tiền nhậu để không bị xử phạt hành chính

Mới đây, trong buổi tổng kết triển khai Nghị quyết Trung ương 7, ông Nguyễn Thanh Chánh - Bí thư Huyện ủy Tân Trụ, tỉnh Long An - đã chỉ đạo làm rõ để xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên trong đoàn kiểm tra liên ngành huyện đòi cơ sở trả tiền nhậu.
Quán Alô, nơi chủ cơ sở đồ mộc phải trả 1,7 triệu đồng cho cuộc nhậu của các cán bộ

Chị Trương Thị Tuyết (ngụ ấp Bình Hòa, xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) là chủ cơ sở đồ mộc Toàn Tuyết. Trung tuần tháng 8-2013, khi chồng chị Tuyết đi vắng, có 3 người xưng là đoàn kiểm tra liên ngành huyện Tân Trụ, gồm: công an huyện, chi cục thuế và phòng kinh tế đến kiểm tra hoạt động kinh doanh của cơ sở.
Chị Tuyết khai báo những gì đoàn kiểm tra yêu cầu. Khi được hỏi nhân viên làm mộc có hợp đồng lao động không, chị cho biết 2 nhân công là người địa phương, chỉ làm thời vụ (có người đặt đóng bàn ghế, tủ mới tới làm). Lúc này, một cán bộ đòi lập biên bản xử lý hành chính, chị Tuyết năn nỉ bỏ qua do chưa hiểu biết pháp luật, đồng thời bỏ tiền vào bao thư gửi đoàn kiểm tra nhưng bị từ chối. Sau đó, 3 cán này điện thoại cho cha ruột chị Tuyết đề nghị lo “độ nhậu” rồi lên xe đến quán Alô thuộc địa phận ấp Bình Hòa.
Ngày hôm sau, chị Tuyết đến quán nhậu trả tiền. Chủ quán giải thích về tấm phiếu ghi tổng cộng 1,7 triệu đồng: “Mấy anh chỉ ăn uống có 1,3 triệu đồng, cộng thêm tiền một cán bộ thuế tên Bao thiếu ở đây 400.000 đồng nên mới nhiều như vậy”.
 
Lúc đó, một cán bộ UBND huyện đang tiếp khách ở đây tình cờ nghe thấy và thông tin trên lan nhanh ra địa bàn huyện. Lập tức, 2 cán bộ cầm tiền đến trả cho cha chị Tuyết. Khi đưa tiền, 2 ông lớn tiếng cho rằng chỉ vì độ nhậu chưa đến 2 triệu đồng mà làm mất uy tín của họ. Sợ bị làm khó dễ trong việc làm ăn, cha chị Tuyết năn nỉ xin bỏ qua “do con gái không biết chuyện”.
Tuy nhiên, do không chịu nổi cách hành xử của các cán bộ trên, ông Trần Công Thành (cha chồng chị Tuyết, nguyên chủ tịch UBND huyện) đã điện thoại báo Huyện ủy, UBND huyện Tân Trụ.
Huyện ủy Tân Trụ quyết định thành lập đoàn để kiểm tra và xác minh sự việc trên là có thật. Hiện các đơn vị có cán bộ liên quan đang tiến hành kiểm điểm để làm rõ.
HOÀNG MINH

Giữa bầy khuyển mã - Chúng ta luôn có nhau

Giữa bầy khuyển mã - Chúng ta luôn có nhau



Trần Thị Cẩm Thanh (Danlambao) - Đọc được tin khẩn trên Facebook về việc công an tấn công nhà blogger Nguyễn Tường Thụy vào lúc khoảng hơn 6h tối, chúng tôi bắt đầu đi hỏi nhau địa chỉ trụ sở công an huyện Thanh Trì. Trước khi đi tôi dặn mẹ, con đi có thể tối nay con không về.

Trời Hà Nội mưa như trút nước, tôi cứ lòng vòng mãi ở xung quanh vị trí ngôi nhà 7 tầng trụ sở công an huyện Thanh Trì, công an đứng đầy xung quanh trụ sở, không thấy ai, tôi phân vân chẳng nhẽ bạn bè đến đã bị bắt vào đồn hết rồi sao?

Trời mưa quá, tôi tấp vào quán café và gọi điện hỏi bạn bè, thì ra là công an giam giữ người tại cơ sở 2 của công an huyện Thanh Trì.

Khi tôi đến nơi thì khá đông bạn bè đã tập trung ở đấy và đang hô to các khẩu hiệu “phản đối công an bắt người trái phép” và đòi thả người. Chị Tân, vợ con anh Thụy đã được thả ra ngoài đồn, các chị hết sức lo lắng vì biết em Lê Quốc Quyết bị công an đánh rất đau, các chị đi qua nhìn thấy công an đánh hội đồng em Quyết trong một phòng khác, đánh tới tấp, nghe tiếp kêu cứu của Quyết…

Ngoài ra anh Trương Văn Dũng đến để đòi người lại bị bắt vào đồn, Lã Dũng đến đòi người cũng bị bắt vào đồn nhưng lại được thả ra đang hô khẩu hiệu đòi người. Mẹ con Phương Uyên không biết là bị giam giữ ở nơi đậu

Có mấy thằng đầu gấu cởi trần, mình đầy hình xăm tiến đến đám đông và cà khịa, chúng tôi nhắc nhau không lời qua tiếng lại với bọn này.

Một vài anh em đang lắng nghe tiếng vợ anh Thụy kể về việc công an tấn công nhà anh chị như thế nào. Chị bảo: Bây giờ phải ở lại đây đòi người chứ nhà cửa ở nhà đang tanh bành ra, chưa kiểm kê được công an đã cướp đi những thứ gì, công an phá cửa nhà chị vào bắt người lúc cả nhà đang ăn cơm.

Một lúc sau thấy bác Hải cũng ra, ai ra cũng xót xa cho Quyết bị đánh đau quá, họ còn nhìn thấy đầu Quyết bị đánh chúi nhủi xuống sàn nhạ

Một lúc sau công an thả anh Thụy. Anh Thụy ra tố cáo công an đánh người, công an đánh em Quyết rất đau, anh Thụy lại lo lắng đi vào, tất cả đều sốt ruột, không biết tình trạng của Quyết như thế nào.

Một lúc sau anh Thụy ra thông báo công an đã đưa mẹ con bé Phương Uyên ra sân bay, mọi người thở phào, tình hình đỡ căng thẳng một chút.

Khoảng gần 11 giờ thì Quyết bắt đầu ra. Chao ôi, Quyết bị đánh thật tàn tệ, quần áo nhàu nát, mặt mũi và đầu có nhiều vết thâm, mũi vêu ra… Quyết đã bị công an đánh hội đồng, đi đâu cũng bị công an theo dõi và đánh đập, ở Vũng Tàu họ còn cho cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh yêu cầu Quyết dừng xe lại cho côn đồ đến đánh đập, thật là kinh khủng.



Tất cả chúng tôi đều hô khẩu hiệu “phản đối công an đánh người trái phép”

Đêm cũng đã khuya, trời mưa nặng hạt, chúng tôi giải tán, tôi về nhà vào lúc khoảng 11h 30’,

Thế đấy các bạn thấy công an Việt Nam, xông vào nhà dân, phá cửa và bắt người đến trụ sở đánh đập, người dân đến đòi người thì thả ra và không chịu trách nhiệm gì, công an là đầu gấu, họ sinh ra là chỉ làm cho dân hoảng sợ.

Chính cách thức công an Việt Nam tấn công nhà anh Nguyễn Tường Thụy đã chứng minh cho người dân và bạn bè quốc tế thấy rằng: công an Việt Nam đã trung thành vơi đảng thì không thể lễ phép với dân, bởi vì đảng và dân có lợi ích mâu thuẫn nhau, đảng tước đi quyền bầu cử của người dân để lập ra chính phủ, chính phủ phải có bộ máy công an đàn áp người dân, làm cho dân hoảng sợ, dân không dám đòi quyền bầu cử, để đảng duy trì quyền lực mãi mãi.



Trần Thị Cẩm Thanh
danlambaovn.blogspot.com

Phạt tù đối tượng tuyên truyền chống Nhà nước VN!...

TIỀN PHONG - Ngày 26/9, Tòa án Nhân dân tỉnh Điện Biên tổ chức phiên tòa sơ thẩm, xét xử Giàng A Chứ, sinh năm 1989, trú tại bản Huổi Pinh, xã Mường Toong, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) về tội tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam theo điều 88 Bộ luật Hình sự.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Điện Biên, vào khoảng tháng 5/2010, Giàng A Chứ (tên gọi khác là Giàng A Xà) đã tham gia tổ chức do Tráng A Chớ cầm đầu với mục đích thành lập “Nhà nước Mông.”
Trong quá trình tham gia tổ chức, Giàng A Chứ đã tham dự 6 cuộc họp do Chớ chủ trì, bàn cách thành lập “Nhà nước Mông.” Tráng A Chớ đã soạn thảo ra một quyển tài liệu dùng để tuyên truyền lập “Nhà nước Mông.” Tổ chức này đã thực hiện đúc sao và hàm hiệu, phân công vai trò, vị trí những người tham gia tổ chức, trong đó Tráng A Chớ làm “Chủ tịch nước,” Giàng A Chứ có nhiệm vụ giúp việc cho “Chủ tịch nước” Tráng A Chớ.
Bị cáo Giàng A Chứ đã cất giấu một quyển tài liệu do Chớ soạn thảo, có nội dung tuyên truyền về Đạo Vàng Chứ, nói xấu Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, kêu gọi người Mông đi theo Vàng Chứ để thành lập “Vương quốc Mông.” Trong vụ án trên, các bị cáo Tráng A Chớ, Hờ A Phua... đã bị đưa ra xét xử trong một phiên tòa trước đó.
Sau sự kiện tụ tập đông người chờ “xưng Vua,” gây mất trật tự an ninh tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé vào tháng 5/2011, bị chính quyền giải tán, ngày 20/2/2012, Giàng A Chứ bị khởi tố, sau đó bỏ trốn lên rừng.
Đến ngày 23/5/2013, Chứ đưa vợ con trốn sang Trung Quốc, bị Công an Trung Quốc bắt và trao trả cho Công an huyện Mường Nhé.
Tại phiên tòa, bị cáo Chứ đã thành khẩn khai báo và tỏ thái độ ăn năn hối cải. Để đảm bảo cho quyền lợi của bị cáo do là người dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức kém, lại không biết chữ, nên Hội đồng xét xử đã mời ông Giàng A Lử làm phiên dịch cho bị cáo.
Căn cứ các hành vi của bị cáo Giàng A Chứ, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Điện Biên đã tuyên bố bị cáo phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 88 Bộ luật Hình sự.
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Giàng A Chứ 36 tháng tù. Đây là mức án thấp nhất trong khung hình phạt này do bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, chưa có tiền án tiền sự, trình độ nhận thức kém.
Sau khi chấp hành hình phạt tù, bị cáo còn phải chịu 3 năm quản chế tại nơi cư trú.
Theo TTXVN

Xe hơi núp bóng 'Việt kiều hồi hương' sẽ bị 'xử thẳng tay' !...

VIỆT NAM (NV) Bộ Tài Chính CSVN vừa cho hay, sẽ xử thẳng tay các loại xe đắt tiền núp bóng Việt kiều hồi hương để gian lận thuế má.
Báo mạng VNExpress dẫn phúc trình của Bộ Tài Chính CSVN xác định rằng, việc nhập cảng xe hơi, xe gắn máy theo diện Việt kiều hồi hương đang có nhiều “dấu hiệu bất thường.” Bộ này cho rằng số lượng xe Việt kiều hồi hương tăng dần đều những năm sau này một cách đáng ngờ.
Xe Việt kiều hồi hương nằm gọn trong container ở cảng nhiều tháng qua vì không có người đến nhận. (Hình: VNExpress)

Phúc trình nói rằng số xe hơi Việt kiều hồi hương nhập cảng từ ngoại quốc, đặc biệt là từ Hoa Kỳ về Việt Nam, trong năm 2011 khoảng 164 chiếc. Năm 2012, con số này lên tới 1,200 chiếc, trong đó có nhiều loại siêu xe rất đắt tiền tại thị trường Việt Nam như Porsche, Bentley, BMW, Mercedes, Lexus...

Con số tăng vọt “bất thường” nêu trên khiến cả hai bộ Tài Chính và Công An nóng mặt. Ðại diện cả hai bộ này cho biết đang điều tra, xem xét từng hồ sơ cấp phép nhập cảng theo diện tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương.

Theo chủ trương khuyến khích, Việt kiều hồi hương được mang theo xe hơi từ ngoại quốc về Việt Nam mà không phải đóng thuế. Các cuộc điều tra gần đây của nhà cầm quyền cho thấy, hầu hết các xe đắt tiền nhập cảng vào Việt Nam đã lợi dụng chủ trương trên để “né” thuế.

Các tổ chức buôn lậu tìm cách “mượn” giấy tờ của Việt kiều các nước trên thế giới để đưa xe về, bán lại, hưởng tiền chênh lệch lớn vì không phải đóng thuế.

Mỗi Việt kiều cho mượn thẻ xanh hoặc bằng quốc tịch đính kèm trong hồ sơ sau đó nhận được 3,000 đồng tiền “cám ơn,” còn gọi là “tiền lại quả.”

Theo Bộ Tài Chính Việt Nam, phần lớn xe hơi được nhập cảng về Việt Nam theo diện Việt kiều hồi hương đều sử dụng giả mạo, từ giấy xác nhận thường trú, cũng như giấy xin phép định cư tại Việt Nam. Ðại diện Bộ Tài Chính nói rằng số Việt kiều nói trên không thật sự hồi hương, mà chỉ làm giả để ăn tiền.

Một phúc trình mới nhất của 19 trong tổng số 34 Cục Hải Quan khắp lãnh thổ Việt Nam cho hay, tính từ đầu năm 2013 cho đến ngày 13 tháng 8, có xấp xỉ 50 chiếc xe hơi và xe gắn máy bị cho là gian lận. Số xe này được coi là “không đủ điều kiện để được cấp giấy phép nhập cảng theo diện Việt kiều hồi hương, để được miễn thuế nhập cảng.” Bộ Tài Chính cho hay, sẽ phạt tiền thật nặng trước khi buộc tái xuất, hoặc tịch thu.

Người ta còn tính tổng cộng, hiện có 208 xe hơi, 11 xe gắn máy đang tồn đọng tại các cảng khắp Việt Nam. Một số xe bị coi như “vô thừa nhận” vì không ai đến tự xưng là sở hữu chủ để lãnh xe.

Theo Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, một cuộc điều tra sẽ được tiến hành trong thời gian tới để xem xét độ chính xác của từng hồ sơ. Cán bộ tổng cục này còn dọa rằng sẽ “xử lý đúng quy định” xe buôn lậu đội lốt Việt kiều hồi hương.

Còn theo dư luận, có đến 95% số xe nhập cảng về Việt Nam theo diện Việt kiều hồi hương đúng là buôn lậu, vì giá xe nội địa đắt gấp 3 lần xe ở ngoại quốc. Có người còn cho rằng xe nhập cảng theo diện Việt kiều hồi hương là “biến tướng của các tổ chức kinh doanh xe hơi cao cấp, chiều theo nhu cầu đi xe hơi sang của các đại gia, mà lại không muốn đóng thuế.” (PL)

Công an bỏ mặc người chết, vẫn vẫy xe để phạt !...

QUẢNG NAM (NV) .- Hàng trăm người dân biểu tình tại thị trấn Hà Lam (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) chống thái độ vô cảm của công an giao thông bỏ mặc người bị tai nạn nằm chết, vẫn đứng chận xe “làm luật”.
CSGT vẫn vô tư dừng xe khi tai nạn chết người xảy ra ở thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam (Hình: Báo Đất Việt do người dân cung cấp).
Theo tin hai báo Đất Việt và Lao Động, khoảng 20 giờ 30 buổi tối ngày 24/9/2013, “tổ tuần tra” của Cảnh sát Giao Thông CSVN đứng trên Quốc lộ 1A, đoạn đầu thị xã Hà Lam ra hiệu bắt ngừng xe tải do tài xế Lê Quang Phú lái.

Vì “chiếc xe tải giảm tốc độ, sang đường đột ngột lên anh Huỳnh Hùng (31 tuổi, trú tổ 12, thị trấn Hà Lam) lái xe máy ở phía sau đã húc vào đuôi xe tải dẫn tới va chạm gây tử vong tại chỗ”.

Theo các nhân chứng được báo Đất Việt kể lại, thay vì xem thương tích nạn nhân và lo gọi xe cấp cứu thì “CSGT Công an tỉnh Quảng Nam không tiến hành kiểm tra nguyên nhân vụ tai nạn mà vẫn tiếp tục dừng các phương tiện lại để kiểm tra, bỏ mặc nạn nhân nằm ngay trước mắt khiến nhiều người dân giận dữ.”

Không những vậy, chiếc xe tải liên quan tai nạn lại được nhóm CSGT cho chạy đi, thay vì giữ lại lập biên bản, đo đạc vị trí tai nạn. Tức giận vì CSGT hành động vô cảm, rất nhiều người dân địa phương hay tin đã chạy tới bao vây và đòi phải giải quyết vụ việc đúng luật.

Khoảng một giờ xả ra tai nạn thì mới thấy Công an huyện Thăng Bình tới nơi “trấn an” đám đông.

“Khi người dân kéo ra quá đông mới thấy lực lượng CSGT xử lý vụ việc, nhưng chúng tôi không thấy đo đạc hiện trường, không thấy người nhà nạn nhân ký biên bản, không có người dân ký vào biên bản sự việc.” Một người địa phương nói trên báo Đất Việt.

“Nhiều người dân vì quá bức xúc đã định để thi thể nạn nhân nằm tại hiện trường đến sáng hôm sau. Nhưng đến gần 0h ngày 25/9/2013, cơ quan chức năng đã giải tán đám đông. Thi thể nạn nhân cũng đã được người thân đưa về nhà.” Báo Đất Việt kể.

“Làm luật” là trò kiếm tiền chung chi từ giới chạy xe tải của các CSGT tại Việt Nam. Bởi vậy, mua một “suất” đứng đường không phải ít tiền. Cả những công an cấp cao cũng chỉ thèm đứng đường. Tổ tuần tra bỏ mặc nạn nhân chết nằm trên đường ở thị trấn Hà Lam buổi tối 24/9/2013 do ông “thượng tá Lê Trọng Hữu” đứng đầu đầu, theo báo Lao Động.(TN)

Thiếu tiền, nhiều địa phương tăng phát hành trái phiếu!...

(BAODATVIET) - 26/09/2013  Trong năm 2013, nhiều thành phố chủ động lên kế hoạch phát hành trái phiếu địa phương thay vì chờ đợi ngân sách từ trung ương.

Đói vốn, hụt thu ngân sách
UBND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua kế hoạch phát hành 8 triệu trái phiếu có kỳ hạn 3 năm từ 24/9/2013 đến 24/9/2016.
Theo đó, 8 triệu trái phiếu có mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu sẽ được phát hành với mức lãi suất cố định 8,75%/năm, theo Quyết định số 2518/QĐ-UBND.
Trong năm 2013 nhiều thành phố chủ động lên kế hoạch phát hành trái phiếu địa phương thay vì chờ đợi ngân sách từ trung ương.
Tại TP.HCM, vào cuối tháng 8 cũng phát hành thành công 1.030 tỉ đồng trong mục tiêu phát hành 3.000 tỉ đồng trái phiếu năm 2013 để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Trước đó, trong tháng 6, Hà Nội cũng hoàn tất việc phát hành 1.000 tỉ đồng trái phiếu địa phương để tài trợ việc phát triển các dự án của thành phố này.
Chỉ có Đà Nẵng bị Bộ Tài chính thổi còi trong đề nghị phát hành 3.500 tỉ đồng trái phiếu địa phương do lo ngại địa phương này nợ lớn.
Theo Bộ Tài chính, vốn trái phiếu chính phủ đã bán được 60.000 tỉ đồng trong 8 tháng đầu năm nay. Trong khi đó, Quốc hội chỉ đồng ý cho phát hành 225.000 tỉ đồng trong giai đoạn 2011-2015, tương ứng với 45.000 tỉ đồng mỗi năm.
Tình trạng bán trái phiếu ồ ạt tại các địa phương cho thấy sự “bóc ngắn, cắn dài” đang khiến không ít địa phương lâm vào tình cảnh “khát” nguồn vốn. Trong khi đó báo cáo mới nhất cho thấy tình trạng hụt thu ngân sách có tới 40 địa phương được ‘điểm danh”. Trong số này có Đà Nẵng, Hà Nội, TPHCM….
Trước đó cũng có thông tin Đà Nẵng bí tiền vì không bán được đất. Vì bí tiền nên bội chi ngân sách tới 2.400 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2013. Đà Nẵng đang gặp nhiều khó khăn về thu ngân sách. Do khó khăn về ngân sách mà nhiều công trình, dự án phải tạm dừng, giãn tiến độ.
Trước đó, Kiểm toán Nhà nước từng công bố con số nợ đọng xây dựng cơ bản của các địa phương cả nước lên đến 91.000 tỉ đồng.
Đầu tư hoành tráng, Thủ tướng bức xúc

Khi Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận về Luật Đầu tư công ngày 23/9, thực trạng đầu tư dàn trải, tràn lan gây lãng phí, tham nhũng, nợ đọng hàng trăm ngàn tỉ đồng tại nhiều địa phương đã được phơi bày.
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu tư công tràn lan, dàn trải, kém hiệu quả là do pháp luật thiếu quy định cụ thể về thẩm quyền quyết định đầu tư và đặc biệt là chưa có quy định xử lý trách nhiệm người quyết định đầu tư sai, quyết định đầu tư kém hiệu quả.
“Hiện nay lãng phí nhiều nhất là từ chủ trương đầu tư. Thủ tướng từng rất bức xúc về chuyện có những con đường miền núi rộng 60-70m, lãng phí vô cùng. Chủ tịch tỉnh người ta thích quyết, cứ làm cho hoành tráng, thiếu tiền thì xin trung ương. Nhiều nơi cứ vẽ ra dự án sau đó đi chạy”, ông Vinh nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đề nghị phải xác định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu, người có thẩm quyền phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư dự án. Từ đó nâng cao tính chế tài của luật đối với các trường hợp phê duyệt dự án đầu tư sai, kém hiệu quả, vốn tăng so với dự toán ban đầu, không cân đối được nguồn vốn thực hiện, gây thất thoát, lãng phí.
Dẫn chứng từ việc nhiều công trình đầu tư sai, như chợ xây xong không có người đến họp, sân vận động cấp huyện xây quá hoành tráng, gây lãng phí rất lớn, nhưng không ai chịu trách nhiệm. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT khẳng định sắp tới sẽ quy trách nhiệm người quyết định đầu tư sai.

Phương Nguyên (Tổng hợp)

Cảnh sát bắn nhau khai gì tại bệnh viện?



DOANTHANHPHU


Đến sáng hôm nay, hai cảnh sát bị thương đã tỉnh lại và bắt đầu được lấy lời khai.
Mấy hôm gần đây, người dân rất quan tâm đến vụ nổ súng tại trạm Suối Tre khiến ba công an thương vong. Thông tin chúng tôi vừa nhận được, hai công an bất tỉnh, đang điều trị tại bệnh viện đã tỉnh lại.
Một nguồn tin khác lại cho biết, ngay sau khi hai cảnh sát này tỉnh, cơ quan công an lấy lời khai ngay tại giường bệnh. Tuy nhiên, đến nay, cơ quan điều tra vẫn chưa thông tin gì về những lời khai của hai công an này.
Bên cạnh đó, cơ quan điều tra đã khám nghiệm hiện trường và thu giữ được 7 đầu đạn. Trong đó, có một đầu đạn đã cướp mạng sống thiếu tá Trần Ngọc Sơn. Sáu đầu đạn khác tìm thấy ở hiện trường và một khẩu súng đã hết đạn.
Phía công an tỉnh Đồng Nai cũng cho biết, đến sáng 25.9.2013, vẫn chưa khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Trước đó, vào 18h ngày 22.9.2013, phó trạm trưởng trạm tuần tra kiểm soát giao thông Suối Tre, thiếu tá Trần Ngọc Sơn đang ngồi trong phòng thì đại uý Ngô Văn Vinh bước vào. Sau đó, súng của đại uý Vinh nổ, đạn trúng vào người của thiếu tá Sơn. Khi vừa trúng đạn, thiếu tá Sơn liền gục ngã ngay tại chỗ.
Nghe tiếng súng nổ, thượng uý Đoàn Thanh Phú đứng gần đó chạy lại xem và bị một phát súng trúng vào người. Ngay sau đó, đại uý Vinh cũng bị trúng đạn bất tỉnh.
Nhiều công an nghe thấy tiếng súng chạy đến phát hiện ba vị công an trúng đạn đang nằm trên một vũng máu lớn. Ngay lập tức, mọi người đưa cả ba đến bệnh viện đa khoa Long Khánh cấp cứu.
Mặc dù nhận được sự chăm sóc tận tình của bác sỹ, y tá tại bệnh viện, nhưng do vết thương quá nặng, thiếu tá Sơn đã tử vong. Đại uý Vinh lại được cấp cứu trong tình trạng hôn mê. Riêng thượng uý Phú đã được chuyển lên bệnh viện đa khoa Đồng Nai để chữa trị.
Theo các bác sĩ cho biết, thiếu tá Sơn bị hai phát đạn bắn trúng từ sau vùng lưng, đứt động mạch chủ. Đại úy Vinh bị một vết thương trúng vùng bụng dưới. Thượng úy Phú bị 2 vết thương ở vùng mông và bẹn.
Hiện, cơ quan công an đang tiếp tục điều tra vụ án.
THEO TRÍ THỨC THỜI ĐẠI


BIDV chuẩn bị phát hành 500 triệu đô la trái phiếu quốc tế



nocong-ngansach

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) dự kiến huy động 500 triệu đô la Mỹ trái phiếu trên thị trường quốc tế từ nay tới cuối năm.
Trái phiếu được phát hành dự kiến có kỳ hạn 5 năm, tại thị trường châu Á và châu Âu. Hiện ngân hàng đã hoàn tất các thủ tục để sẵn sàng phát hành trái phiếu ngay khi thị trường có các yếu tố thuận lợi.
Hôm 3-9, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản về việc xác nhận trị giá phát hành trái phiếu quốc tế nằm trong hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia. Theo đó, cơ quan này xác nhận trị giá phát hành trái phiếu quốc tế năm 2013 của BIDV tối đa 500 triệu đô la Mỹ và nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia năm 2013.
Nếu BIDV phát hành được thì đây sẽ là đợt phát hành trái phiếu quốc tế đầu tiên của Việt Nam năm 2013. Một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn từ năm 2011 đã có dự án huy động vốn trên thị trường quốc tế nhưng không thành.
Tính đến hết 30-6-2013, tổng tài sản của BIDV đạt 521 ngàn tỉ đồng, đứng thứ 3 trong nước về tổng tài sản và mạng lưới hoạt động, chiếm 11% thị phần cho vay và 9,3% thị phần tiền gửi toàn hệ thống.
THEO thesaigontimes.vn


Quảng Nam: Sau tai nạn, CSGT bỏ mặc nạn nhân chết để tiếp tục chặn xe



CSGT-QUANGNAM
Hiện trường vụ tai nạn không có bất kỳ một dấu hiệu nào được vẽ lại.

Sự việc trên gây bức xúc cho người dân tại thị trấn Hà Lam (Thăng Bình, Quảng Nam) suốt cả đêm ngày 24.9 và ngày hôm nay, khiến hàng trăm người dân kéo ra hiện trường vụ tai nạn để đòi cơ quan chức năng phải xử lý sự việc đúng pháp luật.
Nguyên nhân của sự việc bắt nguồn từ một vụ tai nạn giao thông gây chết người xảy ra vào khoảng 20h30, trên QL1A đoạn qua đầu thị trấn Hà Lam (Thăng Bình, Quảng Nam). Anh Huỳnh Hùng (sinh năm 1982, trú tổ 12, TT. Hà Lam) đi thắp hương cho vợ ở xã Bình Triều về thì tông vào đuôi một chiếc xe tải đang bị dừng để CSGT kiểm tra. Hậu quả của cú va chạm làm anh Hùng chết ngay tại chỗ.
Tuy nhiên, khi tai nạn xảy ra, CSGT- Công an tỉnh Quảng Nam không tiến hành kiểm tra nguyên nhân vụ tai nạn mà vẫn tiếp tục dừng các phương tiện khác lại để kiểm tra, bỏ mặc nạn nhân nằm ngay trước mắt khiến nhiều người dân bức xúc. Đặc biệt, chiếc xe tải dừng gây tai nạn đã được lực lượng CSGT cho lưu thông bình thường.
Bức xúc vì thái độ bỏ mặc nạn nhân của CSGT nên hàng trăm người dân đã kéo ra hiện trường đòi cơ quan chức năng phải tới làm việc. Sau đó, khoảng gần 1 giờ đồng hồ sau, lực lượng CSGT tỉnh mới thông báo tới CA huyện Thăng Bình tới hiện trường để trấn an người dân.
Đến gần 0 giờ ngày 25.9, cơ quan chức năng đã giải tán được đám đông. Thi thể nạn nhân đã được người thân đưa về nhà.
Điều khiến người dân vô cùng bức xúc là khi tiến hành lấy lời khai và ký biên bản vụ việc thì không có một người dân hay người nhà nạn nhân ký nhận, nhưng biên bản vẫn được chấp nhận.

Quảng Nam: Sau tai nạn, CSGT bỏ mặc nạn nhân chết để tiếp tục chặn xe
Người dân bức xúc trao đổi với phóng viên.

Anh Huỳnh Quy- anh trai của nạn nhân- bức xúc cho biết: “Tai nạn thì gia đình chúng tôi chấp nhận, vì đó là sự rủi ro, nhưng cả gia đình và rất nhiều người dân nơi đây bức xúc trước thái độ thờ ơ với tính mạng người dân của lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ lúc đó. Dù em trai tôi đã chết, nhưng ít nhất CSGT phải tạm dừng việc chặn xe kiểm tra để lo cho vụ tai nạn trước. Vậy mà họ vẫn bỏ mặc nạn nhân mà tiếp tục làm việc”.
Đại tá Hoàng Minh Thống- Trưởng phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Nam – cho biết: “Sau khi vụ tai nạn xảy ra, lực lượng CSGT- Công an tỉnh và Cơ quan điều tra – Công an huyện Thăng Bình, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Thăng Bình đã phối hợp đo đạc hiện trường, phác họa sơ bộ, chụp ảnh, lập biên bản rồi mới đưa xe tải về đồn công an huyện Thăng Bình và không có chuyện lực lượng công an xóa dấu vết hiện trường”.
Tổ tuần tra kiểm soát tối ngày 24.9 gồm đồng chí thượng tá Lê Trọng Hữu làm tổ trưởng và hai đồng chí Phan Thơm và Lê Minh Hải làm nhiệm vụ tại KM970+950 thực hiện nhiệm vụ. Ông Thống khẳng định các chiến sĩ CSGT đã làm đúng quy trình tác nghiệp, nghiệp vụ của mình.
Được biết, anh Hùng có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, đang phải sống với cha mẹ già, vợ anh Hùng đã mất cách đây hai năm vì ung thư. Vì quá nghèo nên hai đứa con của anh Hùng đã được gửi vào chùa để nuôi dưỡng. Giờ anh Hùng mất vì tai nạn, hai đứa con anh đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, cuộc sống rất khó khăn.
THEO LAO ĐỘNG


Tàu chiến Gepard cải tiến của Việt Nam có gì đặc biệt?



(Kienthuc.net.vn) - Hai tàu hộ vệ tàng hình Gepard 3.9 cải tiến sẽ lớn hơn so với tàu trước đó và hiện đại hơn về hệ thống điện tử, động cơ, vũ khí.

Trong thông cáo báo chí của Nhà máy Zelenodolsk mang tên A.M Gorky, 2 tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 tiếp theo đang được đóng mới (khởi đóng hôm 24/9) sẽ có lượng giãn nước toàn tải khoảng 2.200 tấn, dài 102,4m, rộng 14,4m. Kích thước này lớn hơn 2 tàu trước đó đã được chuyển giao (HQ-011 Đinh Tiên Hoàng; HQ-12 Lý Thái Tổ) có lượng giãn nước toàn tải 2.100 tấn và rộng chỉ 13,09m.
Việc mở rộng kích cỡ so với 2 tàu cũ có thể là nhằm tích hợp hệ thống trinh sát và vũ khí chống tàu ngầm. Ngoài ra, cũng có thể là có những thay đổi nhỏ khác bắt buộc phải mở rộng kích cỡ con tàu.
 Tàu hộ vệ Gepard 3.9 Project 11661E.
Về số lượng thủy thủ đoàn, trong khi 2 tàu cũ cần tới hơn 100 người vận hành thì 2 tàu mới sẽ chỉ cần 84 người. Điều này cho thấy, Gepard 3.9 cải tiến sẽ được nâng cao tính tự động hóa cho phép giảm số lượng thủy thủ dù kích cỡ tàu có lớn hơn.
Lưu ý rằng, hiện nay tàu hộ vệ tàng hình lớp Formidable của Hải quân Singapore chỉ cần 70 thủy thủ vận hành dù có lượng giãn nước tới 3.200 tấn. Đây được xem là tàu chiến tên lửa hiện đại nhất Đông Nam Á hiện nay.
A.M Gorky cũng tiết lộ thêm rằng, Gepard 3.9 cải tiến sẽ trang bị hệ thống động lực mới cho phép tàu đạt tốc độ tối đa tới 29 hải lý/h (cao hơn so với 28 hải lý/h 2 tàu Gepard cũ).
Điểm khác biệt lớn nhất của 2 tàu Gepard 3.9 cải tiến dành cho Việt Nam đó là nó sẽ trang bị hệ thống định vị thủy âm (gắn trên thân tàu) dùng để phát hiện, theo dõi, xác định vị trí tàu ngầm và hệ thống vũ khí diệt tàu ngầm. Thậm chí, A.M Gorky đã gọi 2 tàu Gepard mới dành cho Việt Nam là “tàu chiến săn ngầm” ý chỉ Gepard sẽ sở hữu khả năng chống ngầm mạnh mẽ.
Tuy nhiên, A.M Gorky không tiết lộ rõ chủng loại vũ khí săn ngầm trang bị trên 2 tàu hộ vệ Gepard 3.9 cải tiến.
Có thể tàu Gepard 3.9 cải tiến dành cho Việt Nam sẽ dùng RBU-6000 hoặc biến thể mới hơn. 
Hiện nay, các tàu hộ vệ Gepard Project 11661K đóng cho Hải quân Nga thường trang bị vũ khí săn ngầm gồm 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và hệ thống rocket chống ngầm RBU-6000 (12 ống phóng 213mm, tầm bắn xa 6km, xuyên sâu xuống mặt nước 500-1.000m). Có thể đây sẽ là phương án trang bị trên các tàu Gepard 3.9 cải tiến dành cho Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Ngoài vũ khí chống ngầm, A.M Gorky không đả động gì tới hệ thống vũ khí khác của Gepard 3.9. Có khả năng cấu hình pháo, tên lửa chống tàu, phòng không của Gepard 3.9 mới sẽ giữ nguyên gồm: pháo hải quân AK-176M; pháo phòng không AK-630; tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Palma-SU và tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E (8 đạn). Đuôi tàu có sân đáp (không có nhà chứa) cho một trực thăng chống tàu ngầm Ka-27/28.
Theo đại diện A.M Gorky, việc chuyển giao 2 tàu hộ vệ Gepard 3.9 cải tiến sẽ thực hiện trong giai đoạn 2016-2017.
Hoàng Lê