THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

14 May 2011

# Lãi Suất 64% Một Năm, Chắc Chỉ Có Ở VN


Lãi suất kiểu này thì làm sao sống đây ???
PS:

Lãi suất vay tín chấp lên đến 64%/năm

Nhân viên của một công ty cho thuê tài chính ở TP.HCM cho biết hiện nhu cầu vay tiêu dùng, vay tín chấp của khách hàng vẫn rất cao, bất kể lãi suất "cắt cổ".

Hiện mức lãi suất phẳng (lãi suất trả theo dư nợ gốc) là 3,02%/tháng (tương đương 36,24%/năm); lãi suất bậc thang (theo dư nợ giảm dần) lên đến 4,99%/tháng (gần 60%/năm).
Đây là lãi suất áp dụng đối với khách quen của công ty. Đối với khách lần đầu đến vay mức lãi suất lên đến 5,36%/tháng (hơn 64%/năm).

Lý giải mức lãi suất "cắt cổ", nhân viên này cho biết do vay tiêu dùng, vay tín chấp hồ sơ rất đơn giản không cần công chứng nên mức độ rủi ro cao. Theo báo cáo từ bộ phận nghiên cứu của công ty này, mức độ nợ xấu lên đến 15%.

# Sâu Sang Tâ'n Công Sâu Du~ng

http://giaithecongsan2011.multiply.com/journal/item/79/79 (# Sâu Sang Tấn Công Sâu Dũng)

Cạnh tranh thu mua cà phê, nông dân được lợi

2011-05-12
Giá cà phê ở Tây Nguyên lập kỷ lục chưa từng có đạt 50 triệu 100 ngàn đồng một tấn nhân xô.

AFP photo

Phân loại hạt cà phê

Trong viễn cảnh tiến tới tự do cạnh tranh trong thu mua, nông dân được lợi nhưng hàng loạt nhà xuất khẩu nhỏ sẽ từ giã sân chơi. Nam Nguyên trình bày vấn đề này.

Giá cao là bán

Vụ thu hoạch cà phê trong những tháng đầu năm, 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực cà phê đã mua 40% sản lượng, 60% còn lại là thị phần của một số đại gia nội địa và khoảng 140 công ty nhỏ. Cùng với đà tăng giá trên thị trường thế giới, việc cạnh tranh trong thu mua đẩy giá cà phê lên cao tạo phấn khởi cho người trồng cà phê. Tuy vậy Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam Vicofa phản ứng gay gắt cho rằng cạnh tranh bất hợp pháp. 

Đối với nông dân trồng cà phê, họ mong muốn bán được giá cao nhất, mà không cần biết cà phê của mình sẽ vào tay nhà xuất khẩu nào, doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam làm ăn. Một người trồng cà phê ở Tây Nguyên nói với chúng tôi:

"Với tâm lý với nguyện vọng của nông dân họ không phân biệt được đâu là công ty nước ngoài đâu là công ty trong nước. Họ chỉ mong là ai mua cao hơn cho dù là cao hơn rất ít, nghĩa là có sự chênh lệch thì đương nhiên tâm lý người nông dân là muốn bán cho người có giá cao hơn.

Họ không phân biệt đó là ai hết, bởi vì họ nghĩ rằng không thể nào có một kẻ thù nào có thể vào đây được, mà người Nhà nước đã cho vào đây làm ăn buôn bán thì là hợp pháp. Họ suy nghĩ đơn giản, đã vào nước này bỏ tiền ra mua là hợp pháp, bấy lâu nay bà con so sánh và phàn nàn chuyện thương nhân Trung Quốc vào mua tiêu thì tại sao không thấy ai nói gì hết."
Nếu mà cơ chế thuận lợi hơn cho người nước ngoài thì trong thời gian tới chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục gặp thêm những khó khăn mới.

Ông Đỗ Hà Nam
Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO năm 2007, đối với mặt hàng cà phê doanh nghiệp có vốn nước ngoài kinh doanh hợp lệ được mua hàng để xuất khẩu, miễn là không lập cơ sở thu mua trực tiếp của nông dân. Trong chuỗi sự kiện liên quan, các doanh nghiệp cà phê nước ngoài tại Việt Nam đã phản biện họ rằng, họ không mua hàng trực tiếp từ nông dân mà mua bán hợp pháp từ các đại lý có giấy phép kinh doanh hoặc các công ty cung ứng cà phê, tất cả đều có chứng từ hóa đơn hợp lệ. 

Trong khi đó, hợp pháp hóa việc mua cà phê xuất khẩu của doanh nghiệp nước ngoài một cách cụ thể là chuyện không thể tránh được. Hiện nay Bộ Công thương đã phổ biến một dự thảo thông tư về việc này để lấy ý kiến của nông dân và doanh nghiệp.    

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

Ông Đỗ Hà Nam Tổng giám đốc Intimex, một công ty cổ phần xuất nhập khẩu ở TP.HCM chi phối tới hơn 20% tổng lượng cà phê xuất khẩu của toàn Việt Nam nhận định là, đa số các doanh nghiệp Việt Nam thiếu vốn nếu vay được vốn thì lãi suất rất cao, lại gặp nhiều rủi ro vì bán hàng không chốt giá ngay mà theo phương thức trừ lùi một khoản tiền so với giá sàn giao dịch Luân Đôn tại thời điểm giao hàng. Ông Đỗ Hà Nam đồng thời là phó chủ tịch Vicofa nhấn mạnh:

coffee-roasting-250-afp.jpg
Cà phê đang được sấy. AFP
"Nếu mà cơ chế thuận lợi hơn cho người nước ngoài thì trong thời gian tới chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục gặp thêm những khó khăn mới. Hiểu theo nghĩa tiêu cực thì đúng là các doanh nghiệp Việt Nam không biết ngày mai sẽ còn lại những ai là nhà xuất khẩu cà phê của chính đất nước mình.
Nhưng cũng có mặt khác, thực ra nếu doanh nghiệp Việt Nam có kinh nghiệm kinh doanh tốt hơn, thứ hai biết đoàn kết thống nhất hơn ở trong Hiệp hội, thứ ba chính phủ tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam một nguồn vốn vay tạm trữ bình ổn giá như đã từng làm bên lương thực và điều thứ tư nữa là có những chính sách mà doanh nghiệp Việt Nam có thể liên kết với người nông dân để hỗ trợ trong việc bán hàng thì chúng tôi vẫn có những lợi thế mà người nước ngoài không dễ gì có được và cũng không dễ tham gia được. Vì điều quan trọng là người Việt Nam với người Việt Nam thì niềm tin bao giờ cũng cao hơn với người nước ngoài."

Trả lời chúng tôi vào tối 10/5, ông Đoàn Triệu Nhạn chuyên gia hàng đầu về cà phê Việt Nam nói rằng ông không bình luận về sự kiện doanh nghiệp nước ngoài tham gia mua cà phê để xuất khẩu là đúng luật hay không, vì vấn đề này liên quan đến chính sách của chính phủ. Từ Hà Nội ông Đoàn Triệu Nhạn nhận định:
"Việc các doanh nghiệp Việt Nam phản ứng rất ghê gớm thì tôi cho là rất dễ hiểu, nó là đương nhiên bởi vì họ đang cạnh tranh thua thiệt cạnh tranh không cân sức. Một bên tiềm năng vốn rất lớn một bên thì không có vốn. Hơn nữa họ phản ứng họ kêu là muốn Nhà nước giúp đỡ họ. Tôi cho rằng tại vì Việt Nam có quá nhiều doanh nghiệp nhỏ không đủ sức vậy nên chăng các doanh nghiệp nhỏ tập họp lại thành những tập đoàn lớn mạnh hãy là bó đũa chứ không phải từng chiếc đũa."
Việc các doanh nghiệp Việt Nam phản ứng rất ghê gớm thì tôi cho là rất dễ hiểu, nó là đương nhiên bởi vì họ đang cạnh tranh thua thiệt cạnh tranh không cân sức.

Ông Đoàn Triệu Nhạn
Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn trong dự báo mới nhất đã nâng lượng cà phê xuất khẩu năm 2011 lên mức 1,3 triệu tấn. Niên vụ cà phê 2010-2011 ở Việt Nam bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái kết thúc vào cuối tháng 9 năm nay. Mùa thu hoạch rộ cà phê đã hoàn tất trong những tháng đầu năm. Đa số nông dân đã bán cà phê vào lúc giá hơn 30 triệu đồng một tấn sau khi thu hoạch, sau đó giá đã tăng dần lên tới mức 50,1 triệu đồng/tấn theo giá ngày 10/5. Theo lời ông Đỗ Hà Nam nói với chúng tôi, một lượng lớn cà phê niên vụ 2010-2011 đang nằm trong kho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.      


Theo dòng thời sự:

Tìm hiểu về Vàng Chứ

2011-05-13
Tin tức về vụ tập trung những người Hmông ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên những ngày qua cho thấy đã có một số người Hmông tin vào chuyện đấng cứu thế sẽ quay trở lại vào ngày 21 tháng 5 sắp tới để cứu rỗi người Hmông.

AFP photo

Phụ nữ HMong đang lựa những chiếc váy cổ truyền tại vùng núi phía Bắc tỉnh Lào Cai

Đã có người tự xưng là Vàng Chứ, tức là chúa trời, đến cứu giúp người Hmông. Trong khi đó đã có bài báo trong nước gọi đây là một thứ đạo, đạo Vàng Chứ. Vậy Vàng Chứ là gì và có liên quan thế nào đến đức tin của người Hmong vào thiên chúa? Tại sao chính phủ Việt Nam lại lo sợ Vàng Chứ đến vậy?

Việt Hà phỏng vấn giáo sư môn tôn giáo, James Lewis, thuộc trường đại học Bethel ở Minesota, Mỹ, người đã nhiều năm nghiên cứu về phong trào theo thiên chúa của người Hmông ở Việt Nam.

Theo giáo sư James Lewis, người đã có những bài viết và nghiên cứu về phong trào theo đạo thiên chúa của người Hmông tại miền Bắc Việt Nam thì Vàng Chứ không phải là một đạo.

Điều này khác hoàn toàn với những gì đã được viết trên báo chí trong nước những ngày gần đây sau khi có vụ tập trung nhiều người Hmông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên nổ ra hồi cuối tháng 4 vừa qua.

Giáo sư James Lewis giải thích về nghĩa của từ Vàng Chứ như sau:

"Từ Vàng Chứ trong nghĩa của người Hmong có nghĩa là Vua, hoàng đế, …. Nó có nghĩa trong tiếng Việt là một vị vua cầm quyền ở một lãnh thổ nhất định, nó có nghĩa chính trị đối với người Hmông trong quá khứ. Truyền thuyết của người Hmông nói rằng có một vị vua trên trần thế cai trị một lãnh địa của người Hmong ở Trung Quốc và ông ta được gọi là Vàng chứ.

Điều này có nghĩa là người Hmông tin rằng trong quá khứ họ có một vương quốc riêng, một ông vua riêng."

Đức tin của người Hmong

Khi người Hmông tiếp xúc với những người truyền giáo của đạo thiên chúa, và được nghe giảng về kinh thánh, về Đức Chúa Trời, và Jesus Christ, họ đã dùng từ Vàng Chứ với một nghĩa mới là Đức Chúa Trời. Điều này theo giáo sư James Lewis cũng đã từng xảy ra với nhiều  từ khác trên thế giới khi một từ được tiếp nhận thêm nghĩa mới dù tên gọi không thay đổi.

000_Hkg430642-250.jpg
Nụ cười của các trẻ em HMong ở vùng núi phía bắc tỉnh Điện Biên. AFP photo
Người Hmông vốn chủ yếu sống ở miền Nam Trung Quốc, và một số tỉnh phía Bắc tại các nước Lào, Việt Nam, Thái lan và Miến Điện. Tuy nhiên khi nói đến phong trào người HMông theo đạo Thiên Chúa, thì có thể kể ra 3 phong trào chính xảy ra trong khoảng hơn 100 năm trở lại đây. Theo giáo sự James Lewis thì phong trào thứ nhất bắt đầu vào khoảng những năm 1890 tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc khi một nhà truyền giáo người Anh có tên Pollard lần đầu tiên tiếp xúc với những người Hmông tại đây. Phong trào thứ hai bắt đầu tại Xiêng Khoảng, Lào vào khoảng đầu những năm 1950 khi hàng ngàn người Hmông tại đây theo thiên chúa.
Tuy nhiên phong trào người Hmông theo thiên chúa lớn nhất từ trước tới nay, theo giáo sư Lewis đã diễn ra tại miền Bắc Việt Nam vào khoảng năm 1987 trở lại đây, dưới tác động của các chương trình của đài phát thanh thuộc công ty Far East broadcasting từ hải ngoại. Chỉ đến năm 1991, khi một bài báo đầu tiên về phong trào theo đạo thiên chúa của người Hmông ở Việt Nam xuất hiện trên báo Nhân Dân thì lúc đó cộng đồng quốc tế mới biết được mức độ và tốc độ lan truyền nhanh chóng của đạo thiên chúa trong những người Hmông tại đây.
Vậy tại sao người Hmông lại quan tâm đến đạo thiên chúa đến vậy ngay từ phong trào đầu tiên? Giáo sư Lewis giải thích:

"Người Hmong có truyền thuyết là họ có một cuốn sách đã bị mất, và những người Hmong thấy là có cuốn sách đã được Pollard dịch sang tiếng Hmong và nói câu chuyện tương tự như của họ. Truyền thuyết nói là họ đã có một vị vua gọi là Vàng Chứ, vị vua nói là sẽ quay trở lại và cứu họ khỏi những khổ đau. Cuốn kinh thánh này cũng nói về một vị vua sẽ quay trở lại và vì vậy họ tỏ ra quan tâm tới thiên chúa vì họ đã hòa nhập truyền thuyết của họ với sự quay trở lại của chúa được nói đến trong kinh thánh.
Những người theo đạo thì họ cũng là người Việt và họ tự hào là người Việt, nhưng đối với người Hmong thì thật khó để tự hào khi họ bị mất đất, bị đàn áp và bị nói xấu.

Giáo sư Lewis
Và khi họ trở thành người theo thiên chúa, và họ bắt đầu hiểu sự khác nhau giữa truyền thuyết của họ, giữa Vàng Chúa và sự trở lại của đấng cứu thế được nói đến trong kinh thánh. Vì Vàng Chứ mà họ biết thì sẽ lập một vương quốc của người Hmong riêng, giúp người Hmong thoát khổ, còn Jesus trong kinh thánh sẽ quay trở lại nhưng không chỉ cho riêng người Hmong mà cho tất cả mọi người."

Theo giáo sư James Lewis, hiện có khoảng 300,000 người Hmong theo đạo thiên chúa nhưng cũng khó xác định chính xác bởi cho đến giờ chính phủ Việt Nam vẫn chưa cho phép những chuyên gia nghiên cứu vào tìm hiểu tại chỗ về tình hình người Hmông theo đạo.

Chính phủ và dân đều lúng túng

Phong trào người Hmông theo đạo tin lành ngay từ lúc đầu đã không được chính phủ nhìn nhận một cách đúng mức, bởi những giới chức tại Việt Nam đã lẫn lộn nghĩa của từ Vàng Chứ mà người Hmông sử dụng khi nói đến đức tin của họ vào thiên chúa. Giáo sư James Lewis giải thích:

"Chúng tôi tìm thấy trong các văn bản của chính phủ Việt Nam, tôi đọc rất nhiều tài liệu từ Trung ương tức là Hà Nội, thì rõ ràng là những người chức trách đã lẫn lộn từ Vàng Chứ. Họ tin là những người mới theo đạo thiên chúa sử dụng từ Vàng Chứ cho Chúa trời có nghĩa chính trị. Vì vậy, trong các văn bản, họ tỏ ra lúng túng với từ Vàng Chứ và nghĩa của nó với người Hmong." 

Nhà chức trách Việt Nam cho rằng người Hmông nói đến Vàng Chứ là có ý muốn lập vương quốc riêng, đòi tự trị.

Trong khi đó chính trong cộng đồng người Hmông cũng có những lẫn lộn. Giáo sư Lewis giải thích tiếp:
Chúng tôi tìm thấy trong các văn bản của chính phủ Việt Nam, thì rõ ràng là những người chức trách đã lẫn lộn từ Vàng Chứ. Họ tin là những người mới theo đạo thiên chúa sử dụng từ Vàng Chứ cho Chúa trời có nghĩa chính trị.

Giáo sư Lewis
"Một vài người Hmong đã tiếp nhận được những lời dạy trong thiên chúa về sự trở lại của chúa tức là khi Jesus trở lại, ngài sẽ tạo một trái đất mới một thiên đường mới. Vì vậy một vài người Hmong đã lấy sự hy vọng của người thiên chúa về việc trở lại của chúa trời và biên dịch nó theo nghĩa chính trị….

Có một số nhỏ người Hmong lại hòa nhập điều này với suy nghĩ trước kia của người Hmong về một vị vua quay trở lại và lập một vương quốc của người Hmong và sẽ mang lại cho người Hmong tất cả những gì mà họ không có dưới sự cai trị của chính phủ Việt Nam."

Cũng chính vì vậy mà từ những năm 1980 trở lại đây, tại Việt Nam đã có một số người tự gọi mình là Vàng Chứ của người Hmông đến để cứu giúp người Hmông. Gần đây nhất, theo các nguồn tin mà giáo sư James Lewis thu thập được thì có một thanh niên trẻ khoảng 25 tuổi ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã tự xưng là Vàng Chứ và kêu gọi người Hmông tập trung lại để chờ ngày Chúa trời xuất hiện.

Vì đâu nên nỗi

Sự kiện ở huyện Mường Nhé là một hệ quả của một loạt các sự kiện lịch sử như vậy. Giáo sư James Lewis cho rằng, chính phủ Việt Nam cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự kiện này.

ban-do-dien-bien-305.jpg
Bản đồ huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và vùng phụ cận. RFA/Google map
"Chính phủ cũng phải chịu trách nhiệm về phong trào này vì họ đã không cho những hội thánh theo đạo thiên chúa ở Việt Nam được quyền tiếp cận những người Hmông để dạy họ về kinh thánh và thần học. … Thêm nữa, chính phủ cũng không cho phép việc in kinh thánh bằng tiếng Hmong. Chính phủ chặn mọi ngả đường khiến người Hmong không thể tiếp cận được với việc giảng dạy thần học."
Trong khi chính phủ tìm cách ngăn cản những người truyền giáo đến dạy người Hmông học kinh thánh thì những người Hmông tin theo Thiên chúa, thiếu thông tin đã nghe được các bài giảng của một người có tên Harold Camps thuộc đài Family Radio tại Mỹ. Người này tuyên truyền rằng ngày 21 tháng 5 năm 2011 là ngày tận thế. Người tự xưng là Vàng Chứ của người Hmông dựa vào những bài giảng này và kêu gọi những người Hmông cả tin nghe theo đài Family Radio, tập trung lại chờ ngày Vàng Chứ của họ cứu giúp người Hmông.

Giáo sư James Lewis nói điều này không có gì là lạ đối với người Hmông:

"Điều này vẫn thường xảy ra trong lịch sử người Hmong vì người Hmong sống ở vùng núi xa, là thiểu số, không có nhiều sự chú ý từ chính phủ. Thiếu các dịch vụ chăm sóc xã hội, thiếu giáo dục, sự bảo vệ, họ cảm thấy là chính phủ không quan tâm đến họ. Một số người có thể thậm chí là không thích hoặc ghét chính phủ."

Một báo cáo vào năm 2009 của Ngân Hàng Thế Giới cho biết tỷ lệ người nghèo trong số những người Hmông tại Việt Nam cao gấp 5 lần so với người Kinh chiếm đa số ở Việt Nam.
Những người Hmông này vì vậy càng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những tuyên truyền sai trên đài Family Radio và lời của người tự xưng là Vàng Chứ của họ.
Chính phủ cũng phải chịu trách nhiệm về phong trào này vì họ đã không cho những hội thánh theo đạo thiên chúa ở Việt Nam được quyền tiếp cận những người Hmông để dạy họ về kinh thánh và thần học.

Giáo sư Lewis
Vào ngày 10 tháng 5 vừa qua, chính phủ Việt Nam cho biết tình hình Mường Nhé đã ổn định trở lại. Tuy nhiên liệu chính phủ đã học được bài học gì từ vụ việc này?

Giáo sư James Lewis cho rằng đã đến lúc chính phủ Việt Nam cần phải nhìn nhận phong trào theo đạo thiên chúa của người Hmông theo đúng nghĩa của nó tức là không có ý nghĩa chính trị, không muốn ly khai hay dùng vũ lực như những gì mà họ vẫn viết về người Hmông. Đã đến lúc chính phủ Việt Nam phải cho phép người Hmông được tiếp cận với việc giảng đạo thiên chúa, được có kinh thánh bằng tiếng Hmông, bởi ông nói:

"Những người theo đạo thì họ cũng là người Việt và họ tự hào là người Việt, nhưng đối với người Hmong thì thật khó để tự hào khi họ bị mất đất, bị đàn áp và bị nói xấu."


Theo dòng thời sự:

Thị trường BĐS: Nguy cơ vỡ "bong bóng" là có thực

Thứ Sáu, 13.5.2011 | 10:52 (GMT + 7)

Việc Nhà nước siết chặt tín dụng vào thị trường bất động sản khiến thị trường trầm lắng. Để không "đói" vốn, nhiều nhà đầu tư "bung" hàng thu vốn. Thời gian tới, hàng loạt dự án tiếp tục "bung" khiến nguồn cung vượt cầu. Vì vậy, nguy cơ "bong bóng" BĐS vỡ là có thực.

Đây là nhận định của Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ông Nguyễn Bá Ân khi nói về thị trường bất động sản hiện nay.

* Được biết, mặc dù Chính phủ đã quy định siết chặt tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, tuy nhiên theo nhiều ngân hàng cho biết, lĩnh vực phi sản xuất, nhất là bất động sản dù lãi suất rất cao nhưng vẫn có nhiều người muốn vay. Phải chăng thị trường bất động sản vẫn còn sức hút lớn đối với các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư, thưa ông?

Có thể vì doanh nghiệp đó có được dự án tốt, thu được lợi nhuận cao chính vì thế họ mới chấp nhận vay với lãi suất cao, không chỉ 23-24% mà còn có thể cao hơn thế nữa.

Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay nếu các dự án tại các khu đô thị mới của Hà Nội được tổ chức đấu giá sòng phẳng trên thị trường thì chắc không ai dám vay với lãi suất cao như vậy...

* Có ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản hiện vẫn thuộc về giới đầu tư chứ chưa hướng tới người tiêu dùng, ông có nhận xét gì về tình trạng này ?

Thị trường bất động sản hiện vẫn chủ yếu là của nhà đầu tư. Đơn cử như ở Hà Nội, khi hình thành 1 dự án bất động sản thì bản thân chủ đầu tư đã bán cho nhà đầu tư thứ cấp và đã có chênh lệch rồi. Tiếp đó, nhà đầu tư thứ cấp lại tổ chức huy động vốn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, có lãi, đôi khi họ bán chênh lệch 4 đến 5 giá so với giá gốc. Chỉ sau một thời gian họ vay để trả tiến theo tiến độ của dự án rồi họ lại tiếp tục sang tay cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ khác nữa.

Chính điều này đã tạo nên một mặt bằng lãi suất lên đến 25-27% của các nhà đầu tư bất đông sản. Và chính hiện tượng này chưa phản ánh thực chất của thị trường, chưa phải là thị trường minh bạch và lành mạnh mà thị trường bất động sản hiện vẫn là thị trường phân phối của giới đầu tư.

* Vậy việc siết vốn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường bất động sản?

Chắc chắn, đó là 1 trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho thị trường bất động sản trầm lắng.

Khi nền kinh tế ảnh hưởng bởi lạm phát, điều đầu tiên đó là ngân hàng sẽ phải hạn chế nguồn vốn từ thị trường bất động sản khiến cho thị trường trở nên trầm lắng. giao dịch ít.

Trong khi thị trường bất động sản hiện nay lại chủ yếu do các nhà đầu tư thao túng nên khi thị trường trầm lắng, những nhà đầu tư nhỏ sẽ không tham gia giao dịch đã góp phần làm thị trường càng trầm lắng hơn.

* Nhiều ý kiến cho rằng, trong khi thị trường bất động sản đang trầm lắng thì đây chính là cơ hội cho những người có nhu cầu thực có thể mua. Ông có lời khuyên gì không?

Thời điểm này chính là cơ hội cho người có tiền thực, nhu cầu thực. Thời điểm này ai có tiền thực đầu tư là tốt nhất vì đây là thời điểm thị trường bất động sản đang trở về dần với giá trị thực, và chắc chắn giá trị ảo bị mất dần đi.

* Từ nay đến cuối năm, thị trường bất động sản liệu có biến động nào không thưa ông?

Thị trường bất động sản Việt Nam sẽ còn biến động bởi khi kinh tế vĩ mô ổn định lại, Nhà nước nới lỏng tín dụng thì sẽ là đòn bẩy để thị trường bất động sản sôi động trở lại.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể khẳng định được bao giờ nền kinh tế mới ổn định. Trong khi đó, nguy cơ về rủi ro khi đầu tư bất động sản có thể kéo dài giống như những năm 2001-2005 về trước. Vì vậy, thời điểm này nếu vay tiền từ ngân hàng thì rủi ro rất lớn.

 * Thị trường bất động sản khó khăn, hàng loạt dự án bị dừng, hoãn ... Liệu sắp tới có 1 cuộc giải cứu về vốn cho thị trường hay không, thưa ông?

Trước mắt thì chắc là chưa vì bài toán ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát vẫn còn tiếp tục không chỉ trong năm 2011, mà còn tiếp tục trong 2012. Đây là giải pháp lâu dài cho nền kinh tế chứ không riêng gì cho thị trường bất động sản hay 1 ngành nào khác.

Khi giải quyết được vĩ mô, thì nới lỏng thắt chặt tiền tệ ra thì thị trường sẽ trở lại đúng quy luật của nó.

* Nếu không có 1 cuộc giải cứu về vốn cho thị trường bất động sản thì nhiều người cho rằng nguy cơ về "bong bóng" bất động sản vỡ là điều không tránh khỏi?

Nguy cơ vỡ "bong bóng" của thị trường bất động sản là có. Chỉ làm một phép tính đơn giản, nếu tính tổng nhu cầu so với hàng trăm dự án nhà ở đã và đang được xây dựng ở Hà Nội hiện nay, thì nhu cầu ở tại Hà Nội không thể nhiều đến thế.

Đồng thời, các dự án nếu phát triển hết ra thì chắc là cung vượt cầu, nguy cơ đó là có. Nếu cứ tiếp tục cho các nhà đầu tư xin đất, phát triển dự án thì chắc chắn cung sẽ vượt cầu khi dân số Hà Nội dự báo chỉ khoảng 6-8 triệu.

Tất nhiên thị trường Hà Nội không chỉ phục vụ cho nhu cầu tại Hà Nội mà còn nhu cầu của các khu vực, tuy nhiên con số đó cũng không lớn lắm.

Xin cảm ơn ông!

(Theo Infotv)

Đắc Nông: Nguyên Phó Chánh án TAND huyện bị khởi tố

Thứ Sáu, 13.5.2011 | 09:52 (GMT + 7)

Ngày 12.5, một cán bộ lãnh đạo của TAND tỉnh cho biết: Trong thời gian giữ chức Phó Chánh án TAND huyện Đắc R'lấp, từ 2004 - 2009, bà Lê Thị Hường có trách nhiệm quản lý hồ sơ các vụ án dân sự, hình sự... nhưng đã để thất lạc 10 bộ hồ sơ vụ án, trong đó có một số vụ chưa được xét xử mà không có lý do chính đáng.

Vì thế, VKSND Tối cao - sau một quá trình điều tra - thấy có đủ cơ sở để khởi tố bà Hường về hành vi "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".   

Đ.B.T

Bị ảo giác, mang lựu đạn ra để tự vệ

Thứ Sáu, 13.5.2011 | 22:00 (GMT + 7)

Đối tượng Hải sử dụng ma túy tổng hợp xong, rơi vào trạng thái ảo giác nên mang vũ khí ra cầm lăm lăm trong tay. Công an đã phải rất vất vả để khống chế.

Vào khoảng 3h ngày 13.5, tại nhà số 32 ngõ 103 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội xảy ra vụ việc khá hy hữu. Lê Quang Hải (SN 1979, ở 516, H3 phường Thanh Xuân Nam) đến nhà anh Nguyễn Xuân Hòa (SN 1973, ở nhà số 32 ngõ 103 Kim Mã) chơi.

Sử dụng ma túy tổng hợp khiến con người rơi vào trạng thái ảo giác.
Sử dụng ma túy tổng hợp khiến con người rơi vào trạng thái ảo giác.

Do Hải sử dụng ma túy tổng hợp nên bị rơi vào trạng thái ảo giác. Hải đã gọi điện cho người nhà và bảo người nhà gọi điện cho Công an là có người đang đe dọa giết mình.

Người nhà Hải cũng tá hỏa gọi điện báo công an. Khi lực lượng Công an phường Kim Mã xuống hiện trường, phát hiện trên gác 2 có một thanh niên tự giới thiệu là Lê Quang Hải, tay phải cầm dao nhọn, tay trái cầm quả lựu đạn nói là đã rút chốt và đang chống người định giết mình..

Lực lượng công an đã phối hợp với bộ đội khống chế đối tượng để thu quả lựu đạn.

Hiện cơ quan chức năng đã mang quả lựu đạn trên đi giám định.

Lương Kết

Cần Thơ: Sạt lở chợ Rạch Cam, 2 người mất tích, 5 người bị thương

Thứ Hai, 9.5.2011 | 15:27 (GMT + 7)

Khoảng 4 giờ 50 phút sáng 9.5, một vụ sạt lở nghiêm trọng đã xảy ra tại chợ Rạch Cam thuộc phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Vụ sạt lở đã làm một góc chợ Rạch Cam với diện tích khoảng 320m2 (ngang 8m, dài 40m), trên đó có 12 kios của 6 hộ kinh doanh sụp hoàn toàn xuống sông.

Theo thông tin ban đầu, vụ sạt lở này đã làm 2  người mất tích và 5 người bị thương. Hai người mất tích là chị Dương Thị Hoàng Loan (SN 1981, ngụ tổ 9, KV Bình Dương, phường Long Hòa) và bà Nguyễn Thị Tuyết (SN 1933, ngụ KV Bình Chánh, phường Long Hòa).

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, chính quyền địa phương đã huy động hơn 200 người gồm bộ đội, công an, dân quân tự vệ... phối hợp với lực lượng tại chỗ tiến hành tìm kiếm người mất tích và trục vớt tài sản. Ước tính ban đầu, thiệt hại về tài sản khoảng 300 triệu đồng. Vụ sạt lở đã làm giao thông trên tuyến sông 918 từ Bình Thủy đi Long Tuyền bị ách tắc hoàn toàn.

Hiện nay, tình hình sạt lở ở khu vực này đang diễn biến rất phức tạp và có nguy cơ sẽ tiếp tục sạt lở sâu vào chợ. Do đó, chính quyền địa phương đã quyết định ngưng hoạt động chợ và di dời toàn bộ các hộ dân đang kinh doanh tại chợ Long Hòa. Được biết chợ Rạch Cam được xây từ năm 2008, có tổng diện tích 1.461 m2, hiện có 95 hộ đang kinh doanh tại đây, trong đó có 33 hộ có đăng ký, còn lại 62 hộ là kinh doanh tự tiêu tự sản. 

Đến khoảng 9 giờ cùng ngày, lực lượng chức năng đã vớt được xác của bà Nguyễn Thị Tuyết và đưa về nhà để lo ma chay. Trước mắt, chính quyền địa phương đã quyết định tạm hỗ trợ cho mỗi trường hợp chết, mất tích là 4,5 triệu đồng; mỗi người bị thương 1,5 triệu đồng.  
        
Sau đây là một số hình ảnh về vụ sạt lở:

Toàn cảnh hiện trường vụ sạt lở.
Toàn cảnh hiện trường vụ sạt lở.
Sạt lở vẫn đang tiếp tục.
Sạt lở vẫn đang tiếp tục.
a
 
Sực lượng chức năng đang có gắng tìm người mất tích và vớt tài sản
Lực lượng chức năng đang có gắng tìm người mất tích và vớt tài sản.
Lực lượng công an, quân đội đang giúp dân di dời tài sản ra khỏi chợ Rạch Cam.
Lực lượng công an, quân đội đang giúp dân di dời tài sản ra khỏi chợ Rạch Cam.

Hồng Thủy

Huyện chỉ đạo trả lại tiền hỗ trợ dân vượt lũ !

Thứ Sáu, 13.5.2011 | 09:02 (GMT + 7)

Tin từ UBND huyện Bố Trạch (Quảng Bình) ngày 12.5 cho biết, huyện đã có báo cáo gửi UBND tỉnh, khẳng định việc lãnh đạo xã Hưng Trạch mang 1 tỉ tiền hỗ trợ di dời cho 100 hộ dân hưởng lợi trong dự án làng vượt lũ Khe Su đi gửi ở Quỹ tín dụng là sai, dù việc làm này đã được lãnh đạo xã bàn bạc, thống nhất và được dân đồng ý.

UBND huyện đã chỉ đạo xã Hưng Trạch rút số tiền này từ Quỹ tín dụng trả lại cho các hộ dân, đồng thời yêu cầu các tập thể, cá nhân kiểm điểm trách nhiệm của mình để huyện xem xét hình thức kỷ luật.

Trước đó, sau khi Báo Lao Động có bài viết "Xã mang tiền hỗ trợ dân vùng lũ đi gửi ngân hàng", Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình - ông Nguyễn Hữu Hoài - đã có công văn chỉ đạo UBND huyện Bố Trạch xác minh, làm rõ. Một nguồn tin đáng tin cậy của Lao Động cho biết, hiện còn nhiều dấu hiệu sai trái trong dự án vượt lũ quan trọng này, các cơ quan chức năng đang tích cực có biện pháp khắc phục.   

Hà Bình

Hưng Nguyên (Nghệ An): Lập dự án ma để chia tiền tài trợ

Thứ Sáu, 13.5.2011 | 09:04 (GMT + 7)

Chiều 12.5, Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên - ông Ngô Phú Hàn - cho biết, huyện đã ra quyết định đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Đình Hữu - Chủ tịch UBND xã Hưng Yên Bắc và bà Nguyễn Thị Thể - Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Hưng Yên Bắc - 90 ngày để phục vụ công tác điều tra.

Trường Tiểu học Hưng Yên Bắc được xây dựng bằng nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ. Sau khi trường xây dựng xong, hiệu trưởng đã cùng với chủ tịch xã vẫn lập khống dự án để xin vốn tài trợ ngoài ngân sách "xây dựng Trường Tiểu học Hưng Yên Bắc". Để chạy được dự án với tổng mức đầu tư hơn 1,9 tỉ đồng, ông Hữu với danh nghĩa chủ tịch xã đã ký với bà Bùi Thị Khương (ở phường Hưng Dũng - TP.Vinh) một thỏa thuận, trích cho bà Khương 40% tổng mức đầu tư.

Trường Tiểu học Hưng Yên Bắc đã được xây dựng  bằng vốn ngân sách.     Ảnh: V.T
Trường Tiểu học Hưng Yên Bắc đã được xây dựng bằng vốn ngân sách. Ảnh: V.T

Theo tìm hiểu của PV Lao Động, từ khi phong thanh sẽ thành lập mới xã Hưng Yên Bắc, bà Bùi Thị Khương đã đánh tiếng "chạy dự án" để xây trường tiểu học. Nói thế, nhưng rồi mãi vẫn không thấy vốn của bà Khương. Năm 2010, khi Trường Tiểu học Hưng Yên Bắc đã được xây dựng khang trang bằng nguồn vốn ngân sách cấp, trị giá 3 tỉ đồng, thì bà Khương lại xuất hiện với thông báo đã có vốn xây trường. Bộ ba ông Hữu, cô Thể và bà Khương đã thống nhất, dùng hồ sơ thiết kế của ngôi trường vừa xây xong để qua mặt nhà tài trợ (một dự án ODA), đề xuất dự án "xây dựng trường tiểu học".

Rất chặt chẽ, nhà tài trợ đã cử cán bộ về tận xã để xác minh dự án xây trường, họ nhận hồ sơ thiết kế, quay phim, chụp ảnh khu đất mà trường sẽ được xây dựng. Lần này, Chủ tịch xã Nguyễn Đình Hữu và Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thể đã chỉ đạo nhà thầu cũ là doanh nghiệp Hoa Hùng làm giả hồ sơ báo giá với tổng mức đầu tư là 1.930.000.000 đồng để đề xuất dự án. Đồng thời, ông Hữu đã chỉ bừa một khu đất ở rìa làng cho cán bộ của nhà tài trợ quay phim, chụp ảnh, với cam kết khu đất này đã được duyệt để xây dựng trường.

Ngày 28.1.2011, nhà tài trợ đã chuyển về tài khoản của xã Hưng Yên Bắc 1,9 tỉ đồng. Có tiền, Chủ tịch xã Nguyễn Đình Hữu đến ngân hàng để rút và chi hoa hồng cho bà Khương 760 triệu đồng - tương đương 40% tổng mức đầu tư. Rồi hiệu trưởng Thể cũng khai là đã chi tiền "thuốc nước" đến 20% và đã "ẵm" 360 triệu đồng.

Phần ông Hữu, lại tiếp tục rút tiền để trang trải các chi phí khác. Theo như ông Ngô Phú Hàn - Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên - số tiền còn lại chỉ có 320 triệu đồng, có nghĩa là đã thất thoát 1,6 tỉ đồng. Rồi chủ tịch xã và hiệu trưởng định dùng số tiền còn lại để xây dựng tường rào trường tiểu học, coi như đã đầu tư xây dựng. Dự án sẽ được báo cáo là... hiệu quả.

Tính đến ngày 11.5, cơ quan chức năng đã thu hồi được số tiền thất thoát là 1,3 tỉ đồng.

Phạm Việt Thắng

Phải chăng ứng cử viên Nguyễn Tấn Dũng không còn đối thủ?

Nguyễn Vũ Trần Lê
Trong số 5 ứng cử viên (ƯCV) cùng đồng hành tranh chức TBT ĐCSVN Khóa 11 , đến thời điểm này, có thể nhận thấy: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang là UCV nặng kí nhất, có nhiều khả năng đoạt chức TBT .
Để củng cố cho nhận định này, chúng ta quay trở lại xem xét các thế mạnh – yếu của từng UCV và những điều kiện khách quan để có thể tranh cử thành công. Trước khi đi vào cụ thể từng điểm, chúng ta hãy nhớ một nguyên tắc quan trọng ở tiền lệ, được các khóa trước đã áp dụng và thu được kết quả trong việc loại bỏ những nhân vật gạo cội của guồng máy tranh cử mà nếu bình thường không thể nào loại được – Đó là nguyên tắc tạm gọi: ''Qũy tuổi đời phục vụ'' (QTĐPV)!
Nguyên tắc này quy định: Những người quá 65 tuổi sẽ buộc phải về hưu, không được ứng cử vào BCT và giữ chức vụ TBT. Khi đưa ra, thực hiện, đã loại gần như hoàn toàn thành phần lãnh đạo chủ chốt của BCT đang nắm giữ các chức vụ trọng yếu của Ê kíp lãnh đạo đất nước. Ở khóa 10 ĐCSVN các Ủy viên BCT đã bị QTGPV loại bỏ, gồm: Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An, Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải.
Riêng TBT Nông Đức Mạnh (NĐM) vẫn được giữ lại thêm một khóa. Phái Cách tân nghĩ rằng, NĐM thái độ ôn hòa… nên có khả năng cầm chịch BCT, sẽ tránh được các bất phục dẫn đến bất đồng. Giữ lại, tốt hơn là đưa người khác loại''cá đối bằng đầu''vào cương vị TBT. Thế là ông Nông Đức Mạnh biến thành ''Ngư ông'' khi lũ ''Trai – Cò'' đánh nhau (năm 2006 NĐM đã qúa 65) . Đây là quyết định sai lầm lớn nhất mà phái Cách tân – những người cộng sản VN chân chính đã phạm phải khi để NĐM ở lại thêm một nhiệm kì, gây ra bao hệ lụy cho Đảng CS và đất nước VN hôm nay…
Như vậy, QTĐPV của 5 ƯCV đến kì đại hội 2011 – như sau:
- Trương Tấn Sang (TTS) sinh năm 1949, tháng 1. 2011 – 1949= hơn 62 tuổi
- Nguyễn Tấn Dũng (NTD) sinh năm 1949, đến tháng 1 năm 2011 – hơn 62
- Phùng Quang Thanh (PTQ) sinh 1949 – tháng 1 năm 2011 – hơn 62
- Hồ Đức Việt (HĐV) sinh năm 1947 , đến kì đại hội 11 – hơn 64
- Tô Huy Rứa (THR) sinh năm 1947 , đến kì đại hội 11 – hơn 64 tuổi.
Trên nguyên tắc – hình thức : THR và HĐV đang ở tuổi 65, dù có muốn, dù có áp lực nào đó (nếu có), những UCV khác cũng không thể chấp nhận. Họ phải rời chức vụ – Về nghỉ hưu hoạc nhận một nhiệm vụ khác.
Tất nhiên có thể có lí do – như đã từng áp dụng cho NĐM ngoại lệ, giữ lại, cấu tạo vào BCT để đảm nhiệm chức TBT . Thế nhưng 2 người này không thể có cơ may như NĐM hồi 5 năm trước bởi mấy lí do:
- Tô Huy Rứa đến giờ vẫn ''Xùy'' ra món ăn tinh thần cho toàn đảng và dân tộc (nhằm tranh thủ,  lấy lòng NĐM để được đề cử TBT): Kiên trì đường lối XHCN (1) để phát triển – xây dựng đất nước trong khi cái học thuyết đó đã bị chính ngay ĐCSVN phủ định nội dung (còn lại cái vỏ hình thức, trên chót lưỡi đầu môi của TBT mà THR ''nhai lại''). THR đã thiếu sáng suốt, không nhận ra NĐM không còn tư thế, khả năng để nâng đỡ chiến hữu – cánh hẩu nữa, vì 2 nhiệm kì qua, NĐM đã đánh mất qúa nhiều uy tín…
Còn phải kể thêm "tội'' : THR – Người thể hiện sự trì trệ – bảo thủ đến cùng cực nhằm ngăn cản tiến trình Dân Chủ Hóa Đất Nước thông qua việc điều hành bộ máy Tuyên truyền kết hợp với Công an, toà án đàn áp dã mang  những biểu hiện, tư thế của nền dân chủ mới, đang manh nha, trong khi xu thế của thời đại, sự đòi hỏi bức xúc của nhân dân VN, sự cần thiết thay đổi đường lối để bảo vệ đảng tồn tại trong lòng dận tộc – đã khiến ĐCSVN phải nghĩ tới, đặt ra cần cải tổ, mà tiếng chuông thay đổi Hiến pháp năm 1992 đã gióng lên, trong khi THR làm ngược lại!
Còn một lí do quan trọng khác để tin rằng THR phải ra đi: Bao che, dung túng cho kẻ đã làm bộ mặt Đảng thêm "nhơ nhớp'' : Vụ việc Nguyễn Trường Tô ở Hà Giang…
Thử hỏi, với con người này, với tư duy đó, làm sao đại hội 11 có thể chấp nhận – bầu  và cho ông ta lãnh nhận chức vụ quan trọng – TBT.
- Hồ Đức Việt:  Tuy gần đây có "nhúc nhắc'' chuyển biến trong tư tưởng, hành động… nhưng việc làm đó có tác dụng qúa ít! Lẽ ra ông – một trí thức gạo cội – khi cờ đến tay phải ''phất'' mạnh – thể hiện bằng hành động – cách đây vài ba năm trước để nhân dân, trí thức, đảng viên cấp tiến – kịp thời nhận ra, chuyền biến thành ủng hộ thông qua dư luận xã hội dân chủ.
Trái lại – ông cũng lại ''xu thời'', ngậm miệng ăn tiền, né tránh để giữ yên thân… giờ nước đến chân mới nhẩy nên đã qúa muộn. Cộng với QTĐPV đã hết, hi vọng chức TBT đến tay đã chấm dứt!
Còn lại 3 người – 3 UCV tham dự cuộc đua:
1 – Trương Tấn Sang

Ông TTS tuy đang giữ chức Thường trực Ban bí thư – nghĩa là Phó tổng bí thư, quyền thế sau TBT NĐM. Nhưng suốt hơn 4 năm qua, dư luận xã hội nhận thấy TTS mờ nhạt, hình như có đây mà cũng như không: Bao nhiêu vấn đề tồn đọng, bao nhiêu tai họa''chết người'' đối với đảng và nhà nước liên tiếp xẩy ra: Tham nhũng, tham ô, lãng phí trong xã hội, trong nền kinh tế – ngày một tràn lan, trầm trọng. Vụ Vinashin, vụ Bô xít Tây Nguyên và gần đây nhất: Dự án đường sắt cao tốc… tất cả đều nằm trong chiến lược phát triển kinh tế do ĐCSVN độc quyền hoạch định , điều hành. TTS lại đã từng là Trưởng ban kinh tế của TƯ đảng. Giờ là Phó TBT mà lại vẫn cứ ngậm miệng, ngoảnh mặt làm ngơ trước tình hình cực kì gay go của đất nước. Dư luận tự hỏi:
- TTS do không có bản lĩnh nên không thể hoàn thành nhiệm vụ vô cùng nặng nề được đảng CSVN giao phó ? Bị cấp dưới bịt mắt – lừa , đã để cho các vụ việc tày đình liên tiếp diễn ra, gây tổn thất nặng nề cho đất nước – cho Đảng trong khi lẽ ra ông phải ''xắn tay áo lên'' – tham gia, vào cuộc, uốn nắn… thế mà TTS im lặng và tiếp tục im lặng! Nếu TTS thực sự nhiệt tình, thấy được trách nhiệm mà vào cuộc, chắc chắn sẽ cải thiện được tình hình .
- TTS cố tình làm ngơ để chứng minh rằng: Các việc đó do TBT NĐM nhúng tay, chỉ đạo, Nguyễn Tấn Dũng điều hành chính phủ kém, yếu – nên ông (TTS) bị bó tay. Trách nhiệm đó là do NĐM và NTD gánh chịu!
Từ đó TTS ngầm gửi tới toàn đảng, toàn dân thông điệp: Nếu tôi làm TBT, tình hình kinh tế của đất nước sẽ khác… Từ thông điệp kia, ngầm nẩy ra lời kêu gọi: Hãy bầu cho tôi chức TBT ĐCSVN Khóa 11!
Với con người này, tư duy kia và hành động như vậy, những người cộng sản VN dù có ''vô trách nhiệm – mũ ni che tai'' đến mấy, cũng phải nhận ra: Bầu TTS – con người luôn tính toán cá nhân (đã từng tính toán, không chịu rời chức Bí thư thành ủy TP HCM ra nhận nhiệm vụ Trưởng ban kinh tế trung ương…) – làm TBT Khóa 11 sẽ tiếp tục đưa đảng mất uy tín, kinh tế có thể còn tệ hại hơn NTD!
2 – Phùng Quang Thanh.
Nếu đọc trích ngang của BTQP PQT, người đọc sẽ thấy phần vân…
PQT tuy đang còn qũy tuổi phục vụ. Ông được đào tạo bài bản. Trưởng thành từ anh lính binh nhì qua mọi cấp bậc đề lên tới tột đỉnh vinh quang trong binh nghiệp.
Nhưng… (Lại NHƯNG) từ khả năng biểu hiện trong vai trò BTQP (Tổng tư lệnh) thời gian qua, dư luận tự hỏi – Từ khi PQT lên giữ chức Bộ trưởng quốc phòng, ông đã làm được những gì? Trên thực ttế diễn ra trong gần 5 năm qua, PQT không làm được những việc quan trọng nhằm làm cơ sở cho việc bảo vệ an ninh toàn vẹn lãnh thổ trước Trung quốc – kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam :
- Trung Quốc luôn xâm nhập biển đảo, bắt bớ, ức hiếp ngư dân ta, quân đội do PQT lãnh đạo chỉ án binh bất động, không có một hành động, lời nói nào – dù là nhỏ, nhẹ – nhằm bênh vực, bảo vệ dân mình. Tất nhiên đây là hậu qủa của ''gia sản cũ'' để lại. Nhưng đó không thể là biện giải cho hành động hèn nhát của ''Quân đội nhân dân VN anh hùng'' – như bộ máy tuyên truyền của đảng và nhà nước VN vẫn thường lớn tiếng khoa trương.
Gần đây, phóng viên của một tờ báo hỏi BTQP PQT, đại ý: Nếu chiến tranh trên Biển đông xẩy ra, quân đội VN sẽ ứng phó như thế nào khi lực lượng yếu hơn đối thủ ?
PQT trả lời : Cách ứng phó hiệu qủa duy nhất là – Không để chiến tranh nổ ra!
Nói như vậy, người nghe bắt buộc chỉ có thể hiểu : Việt Nam nhượng bộ… tiếp tục nhượng bộ… rồi đi đến qùy gối xin kẻ thù''Tha'' nhằm kéo dài thời gian để trang bị – củng cố lực lượng rồi khi đủ điều kiện sẽ phản kích, chiếm lại sau!
Vấn đề phản kích chiếm lại – Mời bạn đọc hãy đọc trang Blog của nhà văn Phạm Viết Đào. Trên đó đang đi bài viết nói về cuộc phản kích chiếm lại cao điểm 1509 ở Hà Giang năm 1984. Than ôi! Đọc xong, bạn cũng như tôi, nhìn nấm mồ trên chất đá tảng mà rùng mình, nước mắt tứa ra: 3700 chiến sĩ ta đã bị bắt, kẻ thù xúc, gạt, đẩy, đổ xuống chiếc hố rồi cho bộ đội hóa học dùng hoá chất tiêu hủy. Giữa lửa cháy ngút trời, tiếng kêu gào xé trời của người khoẻ, người yếu, thương binh và những thây ma còn chưa lạnh…
Bài viết còn nêu rõ nguyên nhân: Trận đánh do 6 trung đoàn tiến hành bị kẻ thù tiêu diệt – do một tên phản bội nằm trong Cục tác chiến bộ Tổng Tham Mưu Quân đội nhân dân VN – bán thông tin cho TQ! Liệu ông PQT có đọc và cho kiểm chứng thông tin do Cục phòng vệ Nhật Bản cung cấp kia, không?
Kịch bản thực hiện Ý tưởng ''Không để chiến tranh xẩy ra'' – của ông – sẽ được thực hiện như thế nào trước con hùm beo, lang sói – lại tham lam vô bờ bến?
- Biết gia sản do các đời Bộ trưởng trước để lại qúa nghèo nàn (tiềm lực quân sự, khả năng phòng thủ đất nước yếu kém), nhưng sao đến gần cuối nhiệm kì BTQP, PQT mới vội vã đề xuất đi mua máy bay, tầu ngầm?
- Biết khả năng đơn thương độc mã phòng thủ đất nước, chống lại bọn xâm lược – khó khăn, nhưng sao đến tận bây giờ vẫn – mới  ''dè dặt'' liên minh "một nửa'' với Hoa Kì – nước có khả năng giúp VN bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ, (tuy còn có cả Pháp vừa đến)!
Có thể có nhiều lí do cũ mèm nhằm bào chữa :
Tình hình chưa cho phép…
Vấn đề chưa chín muồi…
VN nằm ở ''thớt'' giữa cần phải làm xiếc đi giây cho cân bằng…
vân. vân và v.v…
Rốt cuộc PQT không hề có chủ kiến, không kiên quyết thực hiện tinh thần của người làm tướng – như dười thời phong kiến, tướng lĩnh vẫn thực hiện nguyên tắc: Ngoài chiến trường, người cầm quân có thể không theo lời Vua. Tướng quân chỉ biết: Bằng mọi cách bảo vệ tổ quốc! Nghĩa là phải biết nhìn xa trông rộng, chủ động đề xuất các phương án nhằm bảo vệ hữu hiệu an ninh toàn vẹn lãnh thổ!
Theo dư luận, qua thực tế, PQT đã không làm được vai trò của vị tướng tài: Dám cãi lại ý kiến hèn đụt của Vua, dõng dạc tuyên bố như tổ tiên ta đã hành xử: ''Đầu thần chưa rơi xuống, xin bệ hạ đừng lo''!
Trong bài trả lời phỏng vấn Radio VOA, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ nói về PQT như sau:

VOA hỏi : Mới đây khi trả lời báo chí phỏng vấn về Hội nghị Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh tuyên bố: "Không để các lực lượng xấu sử dụng vấn đề Biển Đông để kích động, chia rẽ quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, chia rẽ quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Việt Nam". Phải chăng đây lại là trở ngại khác cho việc Việt Nam và Hoa Kỳ trở thành đồng minh quân sự của nhau, thưa Tiến sĩ?
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Hoàn toàn không phải như vậy, ngược lại là đằng khác.

nếu các chính khách như quan chức Đảng cộng sản hay Chính phủ Việt Nam mà tuyên bố như vậy thì hẳn nhiên đó là lời lẽ của những kẻ phản bội Tổ quốc và với loại người này mà bàn tính liên minh quân sự với nước ngoài để bảo vệ Tổ quốc thì quả thật hơn cả nhạo báng, là một sự sỉ nhục!

Tuy nhiên đây là phát ngôn của một tư lệnh quân sự mà phép quân thì được quyền nói dối, được quyền "nói một đằng, làm một nẻo", mà theo binh pháp Tôn Tử là chiêu "Dương Đông kích Tây". Nghĩa là phát ngôn trên của Tướng Phùng Quang Thanh nhằm che giấu nỗ lực ngày một gia tăng của quân đội Việt Nam trong việc chống lại hiểm họa xâm lăng từ Trung Quốc mà liên minh quân sự với Mỹ dù muốn hay không vẫn là sự lựa chọn hàng đầu (hết trích).

Không biết CHHV cả tin hay anh "qúa yêu'' PQT mà lí giải tư tưởng của BTQPVN PQT như thế? Điều làm chúng ta nghi ngại là: Suốt hơn 4 năm qua PQT  hành động đúng… như lời ông tuyên bố (đã dẫn). Liệu đây có phải chiêu thức tranh cử để vào ''nhà đỏ'' ? Tuy vậy, dư luận vẫn đang bán tin bán nghị về UCV này. Hi vọng lời nhận định của TS CHHV là đúng sự thật!
 
Cuối cùng là UCV Nguyễn Tấn Dũng!
Từ một số động thái của NTD diễn ra trong thời gian ngắn vừa qua, dư luận chợt như bừng tỉnh:
- Để cho TQ vào khai thác Bô xít trên Tây nguyên, thực ra NTD không chủ trương mà người quyết định là TBT NĐM. NTD chỉ thi hành. Khoan nói đến trách nhiệm của Thủ tướng trước quốc dân đồng bào. Nếu ở các nước Dân chủ phát triển, việc quy kết này hoàn toàn đúng. Nhưng ở nước độc đảng toàn trị như nước ta, TT không thể có quyết định ngược với TBT – BCT. Bằng chứng của việc này là: Khi dư luận phản đối mạnh mẽ, NTD yêu cầu NĐM phải chủ trì họp BCT ra nghị quyết . Đây là cao chiêu, NTD đã phủi tay để NĐM gánh chịu hậu qủa, cho dù bên ngoài , do không biết nội tình – đã chỉ trích ông TT rất mạnh!
- Vụ Vinashin – bên ngoài cứ tưởng do NTD chủ trì. Nhiều bài báo đổ tội cho NTD cùng ê kíp cố tình tạo ra ''Con tầu Titanic Việt Nam'' để chia nhau ''kiếm chác''. Nhưng, một hiện tượng hơi bất ngờ: Chính NTD ra quyết định cách chức Chủ tịch hội đồng quản trị Vinashin. Việc đó có thể có 2 ý nghĩa: Bị sức ép của dư luận nên ông Dũng phải xử lí kỉ luật kẻ kia.
Nhưng cũng có thể hiểu ngầm lời tuyên bố của NTD: ''tôi không dính dáng đến vụ việc, bị sức ép của (ai đó) nên bậy giờ tán thành với dư luận – kỉ luật đương sự, (sẽ), đưa đối tượng ra trước vành móng ngựa để làm thịt con dê tế thần…
- Vụ Đường sắt cao tốc là điển hình:
NTD đứng ngoài để ''con thiêu thân'' Nguyễn Sinh Hùng tự lao vào quầng lửa. Tất nhiên dư luận rộng rãi tập trung quy trách nhiệm cho Thủ tướng. Nhưng có thể bên trong NTD đã chuẩn bị, khi canh xì tố đã chia hết 5 cây, sắp lật bài tẩy – NTD mới tố thêm – bằng cách này hay khác – xúi các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu chống… kết qủa đối thủ chưng hửng, vò đầu bứt tại – thua sát ván!
Và mới đây, NTD cho ra bài viết – dạng như kiểm điểm chương trình hoạt động của TT trong nhiệm kì qua và chỉ ra những khiếm khuyết… đặc biệt ần tượng ở câu: "… đã đến lúc không thể không nói, không thể không làm…''- và sau đó là kỉ luật Chủ tịch hội đồng quản trị Vinashin, cùng Chủ tịch tỉnh Hà Giang…
Qua các hiện tượng đang diễn ra, dư luận buộc phải xem xét lại quan điểm và đặt lại câu hỏi: Nguyễn Tấn Dũng có phải là người gây ra những tai hại cho đất nước, cho Đảng CSVN trong hơn 4 năm qua – không? Một nửa khẳng định: NTD là thủ phạm gây ra hậu qủa nghiêm trọng này. Nửa kia lại phủ định: Không! NTD chỉ là nạn nhân. Người chịu trách nhiệm chính trong những tai hoạ diễn ra trong gần 5 năm qua là … TBT, là BCT đảng CSVN!
Người ta hay nhắc lại câu nói của ông TT: Trong mấy năm làm thủ tướng, tôi chưa hề xử lí kỉ luật ai. Câu nói này mới nghe thấy ''chướng tai''. Suy nghĩ kĩ, liên hệ với thực tế, TT đâu có thực quyền. Mọi việc nhất nhất đều do UB Ban Kiểm Tra TƯ, Bộ chính trị  quyết. Ngay khi UBKTTƯ ra thông báo… kể tội trạng một Chủ tịch tỉnh ''quèn'' mà Ban tuyên Huấn TƯ còn chống lại, huống hồ… Nhân đây, nhớ lại câu nói chua chát của cố TT Phạm Văn Đồng khi xưa, thú nhận: Tôi là TT đương nhiệm nhiều năm nhất thế giới, nhưng cũng là TT bất lực nhất thế giới!
Ở đây phải nói đến thành qủa mà NTD đạt được không thể thiếu vai trò của bộ tham mưu – dạng như ủy ban tranh cử Tổng thống của Mỹ: Từng nước đi trên bàn cờ đều được tính toán, dự kiến và các tính toán dự kiến đều đúng với thực trạng đất nước, chính trường VN…
Vậy thì , qua các dữ kiện, phân tích nêu trên đây, thử hỏi: NTD có còn đối thủ nào tồn tại song hành không?  Có thể thẳng thắn, khách quan mà nói: Không còn ai là đối thủ chính (Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng lãnh tụ mà). Người có cân lượng xấp xỉ với Nguyễn Tấn Dũng, là Phùng Quang Thanh. Gọi xấp xỉ vì NTD làm Phó TT rồi TT cả thẩy gần 10 năm. Ê kíp ủng hộ rất nhiều, trong khi PQT hầu như chỉ bó khuôn trong giới tướng lĩnh quân đội. Nếu như… giành chức vị bằng Đảo chính quân sự, lúc đó PQT mới có thể đảo ngược được thế cờ. Giả thuyết này tuy không loại trừ nhưng khó có thể xẩy ra ở VN!
Giả sử, Phùng Quang Thanh và Nguyễn Tấn Dũng đều được ông bạn Hoa Kỳ cùng ủng hộ… (HK đã bắt đầu trực tiếp bắt tay thực hiện tiến trình''Trở lại châu Á'') – chắc chắn họ sẽ tự dàn xếp và chia quyền…
Nếu đúng như vậy cũng còn là may, phúc cho dân tộc Việt Nam.
Mọi chuyện vẫn còn đang ở phía trước.
Ngộ nhỡ lịch sử lại tái diễn: Hai phái ngồi lại vơi nhau, tìm một con bài trung dung nhưng bất tài, ấn cho chức TBT ĐCSVN khóa 11. Thế là lại có hiện tượng ''Mèo mù vớ cá rán''. Trong qúa khứ, một con mèo mù  tự dưng đã vớ được đĩa cá rán bự, mà lại là chiếc đĩa thần, hễ cứ hết cá, Mèo lại niệm thần chú, ngay lập tức có lớp cá rán khác ngay!… bây giờ , hôm nay, lẽ nào lại có con mèo mù khác?
Bản chất của Mèo là lười nhác, lại bị mù, vớ được cá rán ngon miệng nó sẽ xơi thùng bất chi thình … xơi nhanh gọn … Chỉ khổ cho các chủ nhân ông nuôi Mèo Mù, vắt kiệt sức đi tìm cá về… rán cung phụng con vật chễm trệ trên long sàng. Tuy là Mèo Mù nhưng vô cùng tinh ranh, lũ Mèo sáng mắt phải gọi nó là ''thần'', là ''thiên tử''!
Các đầy tớ của các ông chủ hãy tỉnh giấc, đừng tiếp tục u mê khi có quyền tham dự tuyển chọn người "Đầy Tớ Bự''.
Điều quan trọng nhất: Kiên quyết không dùng lũ Mèo Mù.
Đó là những con vật vô tích sự, chỉ biết ăn tàn, phá hại – thôi!
30.07.10
© NVTL
© Đàn Chim Việt

Bị nước ngoài giữ tàu, 20 ngư dân kêu cứu


13/05/2011 07:17:46

Hai tàu cả cùng 20 ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) đánh bắt hải sản đã bị nhà chức trách Indonesia tạm giữ tại cảng Pamako Timixa Papua.

Báo VietNamNet cho hay, trao đổi qua điện thoại, thuyền trưởng Lê Văn Hạnh đi trên tàu Qng-96259-TS từ Indonesia về cho biết, tàu của ông cùng một tàu khác mang số hiệu Qng-96279-TS do ông Bùi Triết làm thuyền trưởng đã bị nhà chức trách Indonexia tạm giữ nhiều tháng nay.

Ngay trong sáng 11/5, VietNamNet tiếp tục nhận được đơn thư kêu cứu của hai chủ tàu bị tạm giữ tại Indonesia là ông Bùi Hoàng và Lê Điều đều trú tại thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.

Đơn kêu cứu của ngư dân

Theo trình bày của ông Bùi Hoàng và Lê Điều, cả hai tàu có tất cả 20 thuyền viên, được hợp đồng với Công ty Cổ phần đầu tư Đại Dương, trụ sở tại 634 đường Hùng Vương, phường Nhơn Phú, TP. Qui Nhơn, Bình Định đánh bắt tại vùng biển Indonesia bắt đầu từ ngày 3/1/2011.

Tuy nhiên, khi hai tàu đến Indonesia thì bị tạm giữ vì không đủ thủ tục pháp lý. Nguyên nhân theo hai chủ tàu cho biết là do Công ty Cổ phần đầu tư Đại Dương không thực hiện đúng cam kết khi đưa hai tàu sang đánh bắt tại vùng biển Indonesia.

Hiện hai tàu của ngư dân Lý Sơn bị nhà chức trách địa phương Indonesia tạm giữ hơn 3 tháng nay. Toàn bộ 20 thuyền viên trên 2 tàu cho biết họ đang cạn kiệt lương thực, thực phẩm. Vì bị nhà chức trách địa phương quản lý không cho đi ra ngoài mua lương thực.

Ngoài hai tàu của Lý Sơn, còn có 2 tàu của Bình Thuận cũng đang bị tạm giữ tại đây. Hiện các thuyền viên đang gửi đơn cầu cứu khắp nơi. Nhưng vẫn chưa được giải quyết.

Theo các chủ tàu, ngay sau khi tàu bị tạm giữ, họ đã làm đơn kêu cứu gửi các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi. Thế nhưng, đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết.

Vũ Trung (VietNamNet)

Việt Nam đang bước vào thời kỳ bị lão hoá


Quĩ Dân Số Liên Hiệp Quốc UNPFA cho biết Việt Nam đang bước vào thời kỳ bị lão hoá.

Ông Bruce Campbell, giám đốc văn phòng  Quĩ Dân Số Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, nói rằng Việt Nam đang tiến đến thời kỳ mà dân số già đi một cách nhanh chóng. Ông giải thích lý do là tuổi thọ trung bình của dân Việt Nam tăng trong lúc sinh suất và tử suất đều giảm xuống. 
Cần biết về mặt dân số và con người thì lão hoá là sự thành tựu đáng kể của một đất nước vì tuổi thọ của người dân càng ngày càng cao do điều kiện sống an toàn, kinh tế phát triển, dinh dưỡng đầy đủ và hệ thống y tế được cải thiện.
Nhưng một khía cạnh khác là khi dân số của một quốc gia già đi quá nhanh thì cũng tạo vấn đề về an sinh xã hội mà quan trọng nhất là chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Đó là chưa kể đến vấn đề bất bình đẳng giới và mất quân bình giữa các thế hệ. 

Doanh nghiệp Việt Nam chưa thể hội nhập và cạnh tranh với tập đoàn quốc tế


Vì còn quá nhiều khiếm khuyết, các doanh nghiệp và tập đoàn kinh doanh Việt Nam khó thăng tiến, khó bước vào thị trường toàn cầu và khó cạnh tranh với các tập đoàn quốc tế.

Đó là nhận định do giáo sư John Behzad, chuyên gia tư vấn hàng đầu của Hoa Kỳ, đưa ra trong buổi thuyết trình hôm thứ Năm tại TP HCM trước hàng trăm các nhà quản lý doanh nghiệp trong nước. 
Buổi thuyết trình do tập đoàn C.T Group tổ chức, qua đó trong tư cách thuyết trình viên giáo sư Behzad đã nêu ra một loạt những điểm yếu kém của các doanh nghiệp nội địa, đó là định hướng không rõ ràng, thiếu hệ qui chuẩn cụ thể, quan niệm làm việc sai lầm. 
Chuyên gia tư vấn về tài chính, quản trị công nghệ và đào tạo John Behzad của Mỹ nhấn mạnh  rằng các doanh nghiệp Việt Nam không đặt nặng vấn đề định hướng kinh doanh mà nghiêng nhiều về mặt hô hào, đụng đâu làm đó chứ không có được chiến lược rõ ràng và lâu dài. 
Chính vì vậy, ông kết luận, các doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ phát triển theo chiều ngang trong lúc doanh nghiệp nước ngoài phát triển theo chiều dọc tức phương hướng cần thiết để chiếm lĩnh thị trường. 

Ngư dân Việt bị Indonesia bắt giữ kêu cứu


Đó là hai tàu đánh cá và hai mươi ngư dân Việt Nam, đi đánh bắt hải sản và bị nhà chức trách Indonesia kéo về cảng Pamako Timixa Papua.

Theo  tin của báo VietnamNet thì tối thứ Ba vừa qua phóng viên của toà báo nhận được cuộc gọi của thuyền trưởng  Lê Văn Hạnh báo cho biết tàu của ông cùng một tàu bạn mà thuyền trưởng là ông Bùi Triết đã bị nhà chức trách Indonesia giam giữ nhiều tháng nay. 
Đến sáng thứ Tư ngày 11, VietnamNet lại nhận được đơn kêu cứu của hai chủ tàu Bùi Hoàng và Lê Điều cũng bị tạm giữ ở Indonesia. 
Tất cả những ngư phủ bị bắt giữ đều là cư dân đảo Lý Sơn thuốc tỉnh Quảng Ngãi của Việt Nam. 
Theo lời các  chủ tàu Bùi Hoàng và Lê Điều thì họ ký hợp đồng với Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Đại Dương ở Qui Nhơn, Bình Định,  để đi đánh bắt cá trên vùng biển Indonesia. Tuy nhiên khi hai tàu đến Indonesia thì bị giữ lại vì giấy tờ không hội đủ thủ tục pháp lý. 
Vẫn theo tin của VietnamNet, ngoài hai tàu ở Lý Sơn thì cón hai tàu khác ở Bình Thuận cũng bị giữ lại cảng Indonesia . Thuyền trưởng các chiếc tàu bị giữ lại Indonesia nói với VietnamNet là ngay sau khi bị bắt họ đã gởi đơn kêu cứu về Quảng Ngãi nhưng đến giờ sự việc chưa được giải quyết. 

Việt Nam tuần qua


Tin tức liên quan đến cuộc biểu tình của người Hmong ở Điện Biên vẫn còn rất mù mờ, do chính phủ Việt Nam tiếp tục ngăn cấm không cho báo chí đến khu vực này.

AFP photo

Sinh hoạt của người H'Mông vùng Tây Bắc

Tình hình Mường Nhé

Tuy nhiên đến nay có ít nhất hai điều có thể khắng định được: Đó là, đã có xảy ra xáo trộn tại Mường Nhé. Điều này được xác nhận qua chuyến công cán đặc biệt của Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng lên Tây Bắc.

Thông tấn xã Việt Nam hôm thứ Ba trích lời ông Trương Vĩnh Trọng cho biết tình hình tại Mường Nhé đã được giải quyết xong.

Ông Trương Vĩnh Trọng cho biết, xin trích nguyên văn: "Mặc dù là vụ tụ tập đông người, gây rối, nhưng vẫn được giải quyết trong hoà bình. Tất cả đồng bào bị lôi kéo, dụ dỗ đều đã trở về quê quán."

Một mặt tìm cách ổn định tình hình, mặt khác chính phủ Việt Nam ngăn cấm không cho báo chí đến khu vực có xảy ra biểu tình. Vì vậy các thông tin có được rất hạn chế. Tuy nhiên, theo xác nhận của một cư dân địa phương với RFA thì đã có rất đông bộ đội, và thậm chí cả trực thăng quân đội đã được triển khai trong khu vực này.

Ngay cả số người chết và bị bắt giữ torng cuộc biểu tình này cũng không được rõ ràng: Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói với báo chí tại Hà Nội rằng chỉ có 1 em bé thiệt mạng do điều kiện vệ sinh kém. Hãng thông tấn Đức DPA trích dẫn giới chức chính quyền địa phương xác nhận có 3 em nhỏ thiệt mạng.

Việt Nam Tuần Qua ghi nhận sự kiện, lần đầu tiên giới trí thức trong nước mạnh dạn lên tiếng kêu gọi đổi mới chính trị song song với đổi mới kinh tế.

Trong cuộc tọa đàm do tạp chí Cộng sản tổ chức hôm 10/5 tại Hà Nội, các nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam cho rằng "đã đến lúc cần phải giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị".

Giới khoa bảng từ các học viện, viện nghiên cứu đặt ra yêu cầu bức thiết là phải đổi mới thể chế chính trị, và vấn đề này không thể né tránh mãi.
Phát biểu tại cuộc tọa đàm, nguyên phó giám đốc Học viện Báo chí Dương Xuân Ngọc khẳng định đổi mới chính trị phải bắt đầu từ cấp cao nhất, cả trong đảng lẫn ngoài xã hội.

Nhân quyền VN 

Tuần này đánh dấu năm thứ 17 Ngày Nhân Quyền Việt Nam 11 tháng 5. 

frankwolf-vn-hrigths-day-250.jpg
Dân biểu Frank Wolf phát biểu tại Lễ kỷ niệm năm thứ 17 Ngày Nhân quyền Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ hôm 11-5-2011. RFA
Phát biểu trong buổi lễ kỷ niệm tổ chức tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ Tư, Dân biểu Frank Wolf, thành viên của nhóm các nhà lập pháp Mỹ quan tâm đến Việt Nam, cho rằng tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trong năm qua không những không có tiến bộ mà ngày càng tệ hại hơn.

Dân biểu Frank Wolf cũng chí trích mạnh mẽ việc Việt Nam gia tăng trấn áp các tiếng nói bất đồng, ngăn chận internet, bắt giữ giới bloggers, v.v…
Về bang giao quốc tế, tuần này Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục lời qua tiếng lại về vụ tranh chấp chủ quyền trong Biển Đông.

Hôm thứ Ba, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc nói rằng Việt Nam đã vi phạm chủ quyền của Hoa Lục khi tổ chức bầu cử ở Trường Sa.

Đáp lại, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga tuyên bố Việt Nam có đầy đủ các bằng chứng về chủ quyền ở cả Trường Sa – Hoàng Sa, và việc tổ chức bầu cử ở các quần đảo này là một sinh hoạt bình thường trong đời sống chính trị của Việt Nam.

Cùng lúc xảy ra tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh, Hà Nội lại bị Đài Bắc phản đối khi Việt Nam cho rằng Đài Loan chỉ là một tỉnh của Trung Quốc.

Và cuối cùng, đầu tiên báo chí tại Việt Nam công khai lên tiếng chỉ trích Giáo sư Ngô Bảo Châu.

Trong mục "Sự kiện - Bình luận", báo Công An Nhân Dân số đề ngày 10 tháng 5 cho rằng, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã ngộ nhận khi lên tiếng ca ngợi Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ.

Bài báo của tờ Công An Nhân Dân viết: "GS Ngô Bảo Châu đã quá tùy tiện khi đặt Cù Huy Hà Vũ ngang với những biểu tượng anh hùng. Nó dễ gây sự lầm lẫn biến Cù Huy Hà Vũ từ một kẻ vô giá trị thành một biểu tượng. Và điều đáng tiếc là ý kiến của GS Ngô Bảo Châu đã vô tình trở thành một luận cứ tâm lý có lợi cho những kẻ ngu dốt hoặc cơ hội đó."

Tuy mạnh mẽ chỉ trích việc GS Ngô Bảo Châu bênh vực Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, nhưng tờ Công An Nhân Dân cũng không quên nhìn nhận tầm ảnh hưởng của GS Ngô Bảo Châu:

"GS là niềm tự hào của Việt Nam. Trong bối cảnh hiện tại, GS là biểu tượng về mặt trí thông minh cho một dân tộc. Bởi vậy, những phát ngôn của GS không đơn thuần là những câu nói mang tính chất cá nhân nữa vì nó có tác động mãnh liệt đến suy nghĩ và niềm tin của hơn 80 triệu dân."

Và : "Là một tài năng trong lĩnh vực toán học, hình ảnh của GS đã trở thành một cái gì đó hao hao như một nhà triết học, một nhà chính trị học, một nhà xã hội học có khả năng phán xét đúng sai cho mọi vấn đề trong cuộc sống Việt Nam."

Theo dòng thời sự: