THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

16 May 2011

Thức Hay Ngủ ?

Nợ nần, sống đời nô lệ xa nhà

Viết bởi James C. McKinley Jr
Chủ nhật, 15 Tháng 5 2011 00:00
James C. McKinley Jr. - DCVOnline lược dịch
HOUSTON – Người thợ hàn thấy các quảng cáo trên đài truyền hình ở Hà Nội quá quyến rũ, gần như quá tốt để là sự thực. Một công ty có phần của chính phủ cấp việc làm tại Hoa Kỳ và trả 15 đô-la một giờ, trả giờ làm thêm, nhiều hơn ông, Ngô Ba Chin, có thể có tại Việt Nam. 

Khi ông Ngô gặp đại diện công ty, họ yêu cầu một khoản phí 10.000 USD để giới thiệu liên lạc với một công ty Mỹ tìm kiếm người lao động. Ông thế chấp nhà và vay mượn gia đình rất nhiều để có đủ số tiền.

Ông Ngo Ba Chin (tiền cảnh) và ba người bạn thợ hàn 
Nguồn Ảnh: Michael Stravato for The New York Times

10.000 đô-la lệ phí chỉ là khởi đầu của hai năm gay go, đã khiến cho ông Ngô phá sản và sống lưu vong ở Houston. Ông là một trong số 50 thợ hàn Việt Nam trong vụ kiện là họ bị đối xử như nô lệ nước ngoài tại Hoa Kỳ.

Một vụ kiện của chính phủ kết quả là hai công ty Mỹ bị phạt 60.000.000 đô-lai, nhưng bây giờ chính phủ liên bang đã nộp đơn kiện công ty Việt Nam tuyển dụng các thợ hàn về việc tham gia vào một chương trình buôn người.

Tất cả công nhân đề cho rằng - và các công ty đã chối - họ đã bi. lừa gạt khi sang đây, bị cô lập và đối xử tàn nhẫn và sau đó đột ngột bị đuổi trước khi làm hết việc để có thể trả nợ hết nợ.

"Họ dùng sức lao động của chúng tôi như một doanh nghiệp, và họ muốn bóc lột chúng tôi," ông Ngô nói.

Trong cuộc phỏng vấn, bốn người đàn ông kể lại họ được tuyển dụng như thế nào thông qua hệ thống xuất khẩu lao động của nhà nước Việt Nam và phải mượn nợ lớn để nộp lệ phí. Đó là một hệ thống mà Bộ Ngoại giao Mỹ đã kết luận trong một báo cáo năm 2010 là thường làm công nhân "dễ bị mang nợ và bị cưỡng bức làm viêc."

Cả bốn công ty liên can trong vụ này đều chối là họ không làm gì sai trái. Quan chức của Tổng công ty xuất khẩu lao động Việt Nam buộc tội những người thợ hàn là nói láo và phủ nhận việc những công nhân đó đã bị lừa dối hoặc bị bóc lột. Các luật sư của hai công ty Mỹ, những người đã đồng ý giải quyết (đóng phạt) cũng không đồng ý với những thợ hàn là họ đã bịtrả lương thấp hoặc bị lưu giữ không cho rời khỏi chỗ ở.

Nhưng Tony Buzbee, luật sư cho những người thợ hàn, cho biết thân chủ của ông đã bị buộc vào một hình thức nô lệ có giao kèo. Không những họ phải trả hàng ngàn đô la chi phí cho các công ty Việt Nam, nhưng họ đã bị tính giá cao khi thuê nhà cử xập xệ, di chuyển đến xưởng ở Mỹ và chi phí khác.

Các công nhân nói rằng các công ty Mỹ phụ trách di chuyển và nhà ở của họ - ILP Agency LLC - cũng đã giữ hộ chiếu của họ và cô lập họ, và nói với họ rằng cảnh sát sẽ bắt giữ và trục xuất họ nếu họ rời nhà nơi họ sống.

Các người thợ hàn cho biết họ đã trả tiền lệ phí cho các đại diện doanh nghiệp trực thuộc Chính phủ, Việt Nam - Interserco và Vinamotors – khoảng 6.500 đến 15.000 đô-la. Đổi lại, họ nói rằng họ đã được có viêc. Làm ổn định hai năm rưỡi tại Hoa Kỳ, với lương 15 USD/một giờ.

Đa số đã thế chấp nhà cửa và vay mượn từ người thân và bạn bè để thanh toán lệ phí (cho đại diện các công ty của chính phủ VN) vào đầu năm 2009. Một số vay từ các công ty xuất khẩu lao động tự, giao bằng khoán ngôi nhà của họ cho các công ty này.

Nhưng Coast to Coast Resources Inc, công ty ở Texas đưa họ đến Houston và đưa họ đi làm thuê cho một nhà máy đóng tàu, đã cho họ nghỉ việc vào tháng Hai năm 2009, chỉ sau tám tháng làm việc, bởi vì giấy phép làm việc của họ đã hết hạn và Cục Lao động Hoa Kỳ sẽ không gia hạn cho họ, tài liệu tòa án cho thấy.

Những công nhân này còn nợ hàng ngàn đô la mà họ không thể trả nổi theo mức lương thấp ở Việt Nam. Hầu hết đã từ chối không nhận để chủ hãng ILP Agency mua vé máy bay để họ về lại VN. Một vài người khác tìm sự giúp đỡ của tổ chức Nhân chứng của Giê-hô-vai đã đến cửa và để lại danh thiếp.


Ls Tammy Tran giúp thợ hàn kiện hai công ty Mỹ 
Nguồn Ảnh: Michael Stravato for The New York Times

Tammy Trần, một luật sư người Mỹ gốc Việt nổi tiếng ở Houston, đã đến giúp đỡ họ, khởi kiện các công ty Mỹ thay mặt cho họ và cho rằng hợp đồng của họ đã bị vi phạm. Cô cũng tập hợp các nhà thờ và dân Việt Nam ở địa phương để giúp những công nhân này có quần áo, nhà ở và thức ăn.

Vào tháng Hai, hai công ty Coast to Coast Resources và ILP Agency thoả thuận giải quyết, ngoài tòa án, với những người thợ hàn, và đồng ý bồi thường tổng cộng khoảng 60 triệu đô-la tiền thiệt hại.

Tuy thế, vụ thắng kiện đó cũng như không vì theo các điều khoản của thỏa thuận, các chủ nhân của các công ty không chịu trách nhiệm và các công ty đó không có tài sản, các luật sư tham gia đàm phán cho biết. Những người thợ hàn vẫn chưa nhận được một xu nào.

Trong khi đó, những công nhân cho biết vì vụ kiện, họ đã nhận được đe dọa từ những người dính dáng đến các công ty lao động ở Việt Nam. Họ nói rằng họ lo sợ cho mạng sống của họ nếu họ trở về.

Khi các công nhân đến Houston vào tháng Năm và tháng Sáu năm 2008, họ được đưa đến căn hộ bẩn thỉu, không có đồ đạc ở Pasadena, bang Texas. Mỗi bốn người đàn ông được yêu cầu sống chung trong căn hộ hai phòng ngủ, và trả 500 đô-la một người là khi tiền thuê bình thường của căn hộ đó chỉ bằng một phần tư, ông Ngô nói.

"Đó là một căn hộ rất bẩn, không có giường, bàn ghế, tủ, mùi hôi hám, gián chạy khắp nơi," ông nhớ lại. "Thảm sàn dơ bẩn và máy điều hòa không khí không chạy."

Coast to Coast Resources cũng tính phí mỗi người 85 đô-la một tuần để một xe van đưa họ đi làm việc và mua sắm hàng tạp hóa. Mỗi người cũng đã phải trả thêm 280 đô-la cho dụng cụ hàn.

Scott Funk, một luật sư đại diện cho Coast to Coast trong vụ kiện, cho biết một thẩm phán tòa án huyện đã không thấy những công nhân này đã bị lôi kéo hoặc bị bóc lột. Ngoài ra, ông lưu ý, chủ của công ty Coast to Coast Resources, Kenneth W. Yarbrough, cũng không bị xem là có trách nhiệm.

ông Ngô và ba thợ hàn khác nói rằng họ thường làm việc vào ban đêm trong thân tàu tại nhà máy đóng tàu Southwest Shipyard Inc, nhưng họ đã được Coast to Coast trả lương; tài liệu tòa án cho thấy Coast to Coast Resources đã ký hợp đồng với ILP Agency để đem công nhân từ Việt Nam sang và để giám sát họ.

Các thợ hàn nhận rằng ngay cả với các khoản khấu trừ họ đã có thể kiếm được 300 đến 400 đô-la một tuần. Một số đã gởi tiền về Viê,t Nam qua một phụ nữ sống trong cùng chung cư.

"Đây là những công nhân hợp pháp sang đây với giấy nhập cảnh hợp pháp và đã đi làm kiếm được tiền, và họ đã thất vọng khi họ không thể tiếp tục kiếm được nhiều tiền," David J. Quan, một luật sư đại diện ILP Agency cho hay.

Ông Quan cho biết các hợp đồng hứa chỉ có 10 tháng làm việc, và có thể gia hạn thêm tuỳ thuộc vào giấy phép nhập cảnh. Ông nói thêm rằng các chỗ tương đối khắc khổ nhưng đầy đủ, và rằng các công nhân đã được một mức lương công bằng.

Tuy nhiên, những người thợ hàn xác định rằng họ bị hạn chế ở khu chung cư và nơi làm việc vì những lời cảnh báo trục xuất của chủ công ty ILP Agency, Hung Quoc Vu. "Đời sống này giống như bị giam giữ trong tù," Nha Trang, 29 tuổi, cho biết.

Han Thanh Phan, 30 tuổi, một người thợ hàn đã phải xa con gái sơ sinh và vợ ở VN, cho biết vì nợ nần với người thân đã giữ không cho ông tìm đường trốn. "Tôi cảm thấy đã thất bại vì số tiền tôi đã làm được quá ít," ông nói. "Tôi nợ gia đình tôi. Tôi đã không làm được cho họ những gì tôi đã hứa."

© DCVOnline

10 cô gái Việt đẻ thuê ở Thái Lan về nước

Viết bởi nguoiviet
Thứ hai, 16 Tháng 5 2011 00:00
BANGKOK (VNE) - Mười trong số 14 cô gái bị khám phá sang Thái Lan "đẻ thuê" cho những người giầu có nhưng hiếm muộn đã được đưa về nước mà một số cô về với bụng bầu.
14 cô gái Việt Nam sang Thái Lan đẻ thuê đang được viên chức Sở Di Trú nước này thẩm vấn hôm 24 tháng 2. Có 7 cô trong số 14 người đã có bầu vào lúc thẩm vấn. Nay 10 cô đã bị đưa về Việt Nam. (Hình: AFP/AFP/Getty Images)
Bản tin báo điện tử VNExpress hôm Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011 nói sau gần 3 tháng được đưa vào tạm trú tại trung tâm bảo vệ và dạy nghề Kredtrakarn ở tỉnh Nonthaburi (Thái Lan), 10 cô đã được đưa về nước, theo lời một viên chức của sứ quán Việt Nam tại Thái Lan.
Viên chức chống buôn người của Thái Lan đã hộ tống các cô gái trên về Việt Nam bằng máy bay.
Trong số các cô vừa kể trở lại quê nhà mới đây, có 3 cô đang mang thai từ 5 tới 6 tháng. Một số cô còn ở lại Thái Lan vì vừa sinh nở.
Ngày 23 tháng 2, cảnh sát Thái đã bắt giữ 14 cô gái Việt Nam tại một căn nhà ở khu vực sang trọng ngoại ô thủ đô Bangkok, trong đó, 7 cô đang mang bầu. Cuộc điều tra cho thấy họ đã được một công ty từ Ðài Loan thuê sang Thái Lan làm dịch vụ "đẻ thuê" cho những người giầu có nhưng hiếm muộn ở nhiều nơi từ Ðài Loan, Trung Quốc đến cả Miến Ðiện.
Có 8 trong số 14 cô (tuổi từ 19 đến 26 tuổi) quê quán ở Bạc Liêu. Tất cả đều thuộc các gia đình nghèo khó, không đủ ăn. Những tin tức sơ khởi trong cuộc điều tra nói rằng trung bình, các cô được trả công $5,000 USD nếu đẻ ra được một đứa con bình thường, xinh xắn. Họ được trả trước $1,000 USD sau khi đã có bầu được khoảng ba bốn tháng, phần còn lại sẽ được trả sau khi đã sinh nở "đạt yêu cầu."
Nhưng cũng có tin nói rằng các cô gái này được cấy phôi thai hay tinh trùng của những người nổi tiếng rồi sau đó, con họ đẻ ra được đem bán. Ðây là một dịch vụ kinh doanh trẻ em sơ sinh bất hợp pháp, một hình thức buôn người.
Theo bản tin của VNExpress bốn cô còn lại bên Thái sẽ về nước vào cuối tháng này cùng với con của họ sinh ra. Những người nào là cha mẹ thật sự của các đứa trẻ "muốn nhận con thì sang Việt Nam làm thủ tục xin con theo quy định của pháp luật hiện hành."

Ngóng chờ con gái đẻ thuê ở Thái Lan trở về


Trong khi các cô gái đẻ thuê làm việc với cơ quan chức năng ở Hà Nội thì ở quê nhà, cha mẹ ngày ngày ngóng chờ con trước ngõ. Dù nghèo nhưng họ quyết chăm lo cho những đứa trẻ không cha. 
Hơn một nửa cô gái đẻ thuê ở Thái Lan được về nước /Phận nghèo của những cô gái đẻ thuê ở Thái Lan

Tại vùng muối Bạc Liêu, 3 ngày kể từ khi nhận điện thoại của con gái từ Thái Lan, ông Bảy cha của cô Vàng ở xã Long Điền (Đông Hải, Bạc Liêu) không đêm nào ngủ được. 3 tháng nay khi hay tin cô con gái 22 tuổi sang Thái Lan "đẻ mướn", ông suy sụp và lo lắng. Người đàn ông mới hơn 50 tuổi giờ như như cụ già 70.

Làng quê nghèo của một cô gái đẻ thuê. Ảnh: Thiên Phước
Làng quê nghèo của một cô gái đẻ thuê. Ảnh: Thiên Phước.

Nhìn ra ruộng muối chỉ rộng khoảng 7 công đất (7.000m2), ông Bảy bảo rằng từ Tết đến giờ, gia đình ông thu hoạch được chỉ gần 30 tấn muối đen (khoảng 900 giạ) vì ảnh hưởng nhiều trận mưa trái mùa làm không ít đợt muối sắp cào tan thành bọt nước. Do giá xăng tăng vùn vụt nên dù giá muối đen tăng từ 15.000 đồng lên 21.000 đồng mỗi giạ nhưng sau khi trừ chi phí thì cả vụ muối này gia đình ông Bảy chỉ lời vỏn vẹn 12 triệu đồng.

Ông Bảy nói trong tiếng thở dài: "Giá muối tăng chậm như thế này thì năm nay tính bình quân gia đình 6 miệng ăn của tôi chỉ có thu nhập khoảng một triệu đồng mỗi tháng. Vì nghèo mà tụi nhỏ phải đổ xô đi làm thuê làm mướn tứ tán, đẩy con Vàng vào cảnh đẻ thuê".

Trong 3 tháng qua, con gái ông Bảy điện thoại về nhà được 3 lần. Ông gặng hỏi có mang bầu hay không nhưng cô đánh trống lảng rồi vội cúp máy. Theo ông Bảy, dù có nghèo đến đâu đi nữa nhưng nếu con gái ông mang bầu về quê thì ông vẫn sẽ bảo bọc đứa bé. "Khi nó sinh ra, tôi sẽ đặt tên cháu là Long Điền quê mẹ và nhất quyết không cho ai bắt cháu ngoại của tôi mang đi đâu cả", ông Bảy nói.

Chiều 15/5, cơn mưa đầu mùa sau một ngày hè nắng oi bức mang theo sấm chớp vang trời như rượt đuổi những ngư dân nghèo ven đê thuộc xã Vĩnh Trạch Đông.Hôm nay vẫn như mọi ngày, nghề bắt ốc, mò cua cật lực của vợ chồng ông Huê cùng đứa con gái út chỉ thu về được khoảng 20.000 đồng. Cái nghèo đeo đuổi trong khi mọi thứ bán ngoài chợ đều tăng cao nên gia đình ông quanh năm không biết đến miếng thịt heo, chỉ mong có cơm trắng, cá biển kho quẹt với ít rau rừng là cả nhà thấy vui rồi. Có hôm ông Huê bắt được con cua biển to hơn cái chén, cô con gái út thèm ăn nhưng phải nhịn vì con cua bán được trên 20.000 đồng mua gạo ăn được hai ngày.

Cha mẹ của một cô gái đẻ thuê ở Bạc Liêu đang ngóng chờ con gái. Người đàn ông trụ cột trong gia đình này nói rằng sẽ quyết tâm nuôi cô con gái út này ăn học đàng hoàng hơn chị để giúp gia đình thoát khỏi cảnh nghèo khó. Ảnh: Thiên Phước
Cha mẹ Phúc ở Bạc Liêu đang ngóng chờ con gái. Người đàn ông trụ cột trong gia đình này nói rằng sẽ quyết tâm nuôi cô con gái út này ăn học đàng hoàng hơn chị để giúp gia đình thoát khỏi cảnh nghèo khó. Ảnh: Thiên Phước.

Niềm vui lớn nhất trong buổi chiều tàn đối với gia đình ông Huê là hay tin con gái ông về đến Việt Nam sau gần 3 tháng được nhà chức trách bên Thái Lan giải thoát từ một đường dây đẻ thuê. Vợ chồng ông Huê mừng rơi nước mắt dù biết Phúc vẫn còn ở ngoài Hà Nội, chưa được về sum họp gia đình. "Vậy là thoát rồi, về được Việt Nam rồi. Cầu trời cho con gái mau về sớm, mẹ nhớ con quá Phúc ơi", vợ ông Huê lẩm nhẩm nói.

Theo bà Nguyễn Thị Hà - Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khu vực Cần Thơ, 10 cô gái về lần này đã được nhà chức trách Thái Lan xác định chỉ là nạn nhân trong đường dây đẻ thuê nên không bị kết tội. Hiện họ được đưa ra Hà Nội để làm việc với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45) Bộ Công an về một số vấn đề có liên quan. Trong số đó có 4 cô sinh ra 5 trẻ được khoảng 2-3 tháng tuổi (một cô sinh đôi).

Bà Hà cũng cho biết khi họ về đến Cần Thơ, đơn vị bà sẽ nhận nuôi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp nếu các cô muốn ở lại, còn muốn về quê thì được đưa đến tận nhà.

Trao đổi với VnExpresss.net về 5 cô gái còn lại ở Thái Lan, ông Phạm Minh Tuấn - Bí thư thứ nhất phụ trách vấn đề về công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan - cho biết các cô vừa sinh em bé được một thời gian ngắn, sức khỏe rất tốt, đang ở trong trại tạm cư bên ngoài Bangkok. Các bé sinh ra gồm 4 trai, 1 gái sẽ được cùng "mẹ" bay về Việt Nam vào cuối tháng này.

Thiên Phước

Dân chặn xe công trình vì thác bùn tràn vào nhà


Hai ngày nay, người dân trên đường Tô Hiệu (Đà Lạt) gần dự án xây dựng Bệnh viện nhi Lâm Đồng đã đóng cọc chắn ngang cổng công trình, không cho xe chở vật tư vào vì tình trạng bùn tràn thẳng vào nhà mỗi khi mưa lớn. 
Thác bùn đất tràn vào nhà dân

Từ giữa tháng 4 khi Đà Lạt xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, đã xảy ra tình trạng bùn tràn vào nhà dân và phủ lấp hoa màu tại cụm dân cư đường Tô Hiệu, nằm dưới khu đồi rộng 4 ha đang xây dựng Bệnh viện Nhi tỉnh Lâm Đồng.

Cơ quan chức năng lập biên bản, yêu cầu đơn vị thi công là Công ty Thành An có phương án khắc phục trong thời gian sớm nhất để không ảnh hưởng người dân. UBND thành phố Đà Lạt ra quyết định xử phạt Thành An 5 triệu đồng vì để bùn đất làm tịt cống, tràn lên đường. Song, tình trạng thác bùn vẫn diễn ra khiến người dân bức xúc chặn xe vật tư.

Sáng nay, đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố Đà Lạt đã đến hiện trường, gặp gỡ người dân và chủ đầu tư là Ban giám đốc Bệnh viện nhi Lâm Đồng.

Người dân mang hình ảnh thác bùn đến trình bày với thành viên đoàn kiểm tra liên ngành. Ảnh: Quốc Dũng
Người dân mang hình ảnh thác bùn đến trình bày với thành viên đoàn kiểm tra liên ngành. Ảnh: Quốc Dũng

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Đội phó Đội thanh tra giao thông đô thị và vệ sinh môi trường Đà Lạt cho rằng, việc người dân chặn xe không cho chở vật tư vào công trình là không đúng với quy định pháp luật. Tuy nhiên bức xúc của người dân là có lý, vì đơn vị thi công và chủ đầu tư công trình thiếu tôn trọng, phó mặc cho tình trạng bùn đất tràn vào nhà dân và phủ lấp rau màu mỗi khi có mưa lớn.

Theo ông Ngọc, Thành An đã không chấp hành quyết định xử phạt hành chính và yêu cầu khắc phục hệ thống thoát nước của UBND thành phố Đà Lạt, mà đùn đẩy cho Công ty Sông Đà Thăng Long. Thành An cho rằng mình chỉ thực hiện hạng mục san lấp mặt bằng và xây dựng bờ kè; còn Sông Đà Thăng Long mới là đơn vị thi công xây bệnh viện Nhi.

Bác sĩ Lê Thọ, giám đốc bệnh viện Nhi, đại diện chủ đầu tư cho biết, hệ thống thoát nước hoàn chỉnh nằm trong gói dự án 10 tỷ đồng và sẽ được tiến hành sau khi xây xong bệnh viện. "Người dân sống dưới chân đồi bệnh viện không nên quá lo lắng vì hệ thống thoát nước này sẽ đảm bảo vừa để thoát nước sinh hoạt, tiêu nước mưa và cả nước thải bệnh viện", ông Thọ trấn an.

Đại diện chủ đầu tư đề xuất phương án xây hệ thống thoát nước tạm thời, song chưa đưa ra được thời gian thực hiện cụ thể. Bệnh viện Nhi cũng sẽ có khảo sát thực tế để hỗ trợ thiệt hại của người dân.

Trước mắt, Đoàn công tác liên ngành tiếp tục đề xuất xử phạt hành chính và tạm đình chỉ thi công công trình bệnh viện Nhi, cho đến khi chủ đầu tư công trình và các đơn vị thi công hoàn thành hệ thống thoát nước tạm.

Quốc Dũng

Lương công nhân khu CN không đủ sống


16/05/2011 09:24:16

Thu nhập bình quân của công nhân lao động tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đạt khoảng 2 triệu đồng/tháng,

Đời sống vật chất của gần 1,6 triệu công nhân, lao động  trong 260 khu công nghiệp, 15 khu kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, đồng lương eo hẹp không đủ chi trả cho những chi tiêu tối thiểu.

Đó là thông tin được đưa ra tại báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố tại hội thảo về vấn đề lao động và điều kiện sống, làm việc của công nhân trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

 Hơn 4000 công nhân cty TNHH Pioneer đình công đòi tăng lương (IE)

Theo báo cáo này, mức thu nhập của công nhân lao động tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đạt bình quân 2 triệu đồng/tháng, bao gồm cả các khoản phụ cấp như tiền xăng xe, chuyên cần, nhà trọ, làm thêm giờ...

Trong khi đó, với mức độ lạm phát, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng nhanh, nhất là tại các khu đô thị tập trung đông người, cuộc sống của công nhân lao động không những không được cải thiện mà đang có chiều hướng giảm xuống. Tiết kiệm chi phí trong bối cảnh lạm phát tăng cao dẫn đến việc họ phải chấp nhận những điều kiện sống thấp kém hơn. Đặc biệt là vấn đề dinh dưỡng và nhà ở.

Ông Đặng Quang Điều, Viện trưởng Viện công nhân – công đoàn ( thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam) phân tích, phần lớn công nhân tại các khu công nghiệp là lao động nhập cư. Với nhóm đối tượng này, cơ cấu chi tiêu của họ đã phải dành một khoản chi phí khá lớn cho nhà trọ, lưu trú.

Chị Lý Thị Huệ, công nhân làm việc tại Công ty Yamaha Việt Nam, đóng tại Khu công nghiệp Thăng Long cho biết, tổng thu nhập của chị là 3 triệu đồng/tháng không đủ trang trải cho tiền ăn và tiền thuê nhà.

Giá cả tăng cao khiến cho việc chi tiêu của chị Huệ và những công nhân ở đây vô cùng khó khăn. Ngoài việc chi trả mua lương thực, thực phẩm và các hàng hóa trong điều kiện tăng giá như mọi người dân bình thường khác ở đô thị, chị Huệ và những lao động nhập cư còn phải chi phí thêm các khoản như thuê nhà đã tăng khoảng 20 đến 30%, trả tiền điện, nước với giá cao hơn 2 đến 4 lần so với người dân địa phương.

Còn chị Nguyễn Thị Thủy làm tại dây chuyên sản xuất linh kiện điện tử, dây cáp của Công ty Nissei của Nhật Bản thì cho rằng, nếu như trước đây, doanh nghiệp nào phải bố trí công nhân làm thêm giờ sẽ rất khó thu hút lao động vì công nhân sợ vất vả, không đủ sức làm thêm thì hiện đang có xu hướng ngược lại. Công nhân sẽ sẵn sàng "nhảy việc" sang các doanh nghiệp có việc làm thêm để tăng thêm thu nhập nếu doanh nghiệp họ đang làm không có việc làm ngoài giờ.

"Với công nhân khu công nghiệp, có lẽ cách duy nhất để "chống chọi" với "bão giá"hiện nay là làm thêm giờ", chị Thủy nói.

Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho thấy, hiện có tới 48,2% lao động có mức thu nhập thấp nên phần lớn phải làm thêm giờ hoặc chấp nhận sống thiếu thốn. Tuy nhiên, 30,7% số công nhân cho rằng tiền công, phụ cấp doanh nghiệp trả cho họ chưa được thỏa đáng so với công sức bỏ ra. Số tiền công mà họ nhận được đang không đủ để trang trải cho những chi tiêu tối thiểu

Vũ Quỳnh (theo VnEconomy)

Tiền đồng "quay lưng" với ngân hàng?


16/05/2011 10:07:04

Tốc độ huy động vốn tại các tổ chức tín dụng trong nước đang trong đà suy giảm, trong đó, huy động tiền đồng bị suy giảm mạnh hơn cả.

Tốc độ huy động vốn tại các tổ chức tín dụng (TCTD) trong nước đang trong đà suy giảm. Tính đến ngày 21.4.2011, tiền gửi VND tại các TCTD giảm 1,09% so với tháng trước, trong đó, tiền gửi VND giảm 1,84%, còn tiền gửi ngoại tệ tăng 1,46%.

Diễn biến này có thể coi là bất thường, bởi trong những năm gần đây, kể cả năm 2008 khi tiền tệ thắt chặt, huy động vốn thường có xu hướng tăng dần trong các tháng đầu năm. Đối với VND, thị trường kỳ vọng rằng với việc các tổ chức và cá nhân bán mạnh ngoại tệ ra thị trường trong thời gian vừa qua, thì lượng tiền gửi VND phải tăng lên thay vì giảm đi.

Minh họa (nguồn báo SGTT.vn)

Trần lãi suất tiền gửi ngăn cản dòng tiền vào

Với mức lạm phát tính so với cùng kỳ lên đến 17,51% vào tháng 4/2011 thì trần lãi suất tiền gửi 14% đã khiến cho lãi suất thực của nền kinh tế bị âm. Người dân sẽ có thiên hướng giữ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng để tìm các kênh bảo tồn vốn khác tốt hơn. Điều này có nghĩa rằng, sau khi được cho vay ra dòng tiền sẽ lòng vòng ở bên ngoài lâu hơn, trước khi quay trở lại hệ thống ngân hàng.

Báo cáo của NHNN cho thấy tỷ lệ tiền ngoài hệ thống trong tháng 4 đã tăng 1,45% so với tháng trước và so với cuối năm trước tăng 4,12%. Mặc dù so với các năm trước, các mức tăng này không phải là bất thường. Tuy nhiên, nếu xét về xu hướng khi so với tổng cung tiền thì đây lại là điều đáng ngại. Số liệu của IMF và NHNN cho thấy xu hướng giảm của tỷ lệ tiền ngoài hệ thống so với tổng cung tiền (M2) đã có dấu hiệu bị chững lại kể từ giữa năm 2010.

Lượng tiền mặt bơm ra để giải quyết thanh khoản vào cuối năm 2010 đã không quay trở lại hệ thống ngân hàng sau đó.

Tiền mặt ngoài hệ thống tăng là dấu hiệu cho thấy tín dụng đen có xu hướng nở rộ. Theo báo Đời sống & Pháp luật ngày 24/3/2011, mức lãi suất huy động trên thị trường tín dụng đen cao hơn rất nhiều so với lãi suất ngân hàng, và hiển nhiên, mức lãi suất cho vay ra cũng phải rất cao. Tuy nhiên, nhu cầu vay vẫn rất lớn bởi các doanh nghiệp, đặc biệt là bất động sản, khi đã triển khai dự án thì khó có thể dừng lại được.

Trong khi những doanh nghiệp này không thể vay được ngân hàng thì họ phải tìm đến một kênh tín dụng khác là tín dụng đen. Có cầu ắt sẽ có cung. Với mức lãi suất huy động cao, nhiều người gửi tiền bất chấp rủi ro đã rút tiền khỏi ngân hàng để tham gia vào hoạt động tín dụng đen.

Lượng tiền gửi ủy thác từ các ngân hàng thương mại khác giảm

Một nguyên nhân nữa khiến tốc độ tăng trưởng huy động giảm có thể xuất phát từ hoạt động rút vốn uỷ thác gửi qua các công ty con của các NHTM.

Trong tính toán tiền gửi huy động của hệ thống ngân hàng thì lượng tiền huy động trên thị trường liên ngân hàng sẽ không được bao gồm. Nhưng nếu NHTM thông qua các công ty con của mình gửi tiền vào NHTM khác thì lượng tiền này lại được tính vào tiền gửi huy động, vì các NHTM không thể phân biệt được tiền gửi từ công ty con này là tiền gửi huy động từ tổ chức kinh tế hay từ NHTM khác.

Theo VnEconomy ngày 1/4/2011, trong bài "Rùa tai đỏ trong lòng ngân hàng", trước đây khi lãi suất trên thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng) thấp hơn lãi suất huy động tiền gửi trên thị trường 1 (thị trường huy động dân cư và các tổ chức kinh tế), nhiều ngân hàng thay vì cho vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất thấp, đã thông qua các công ty con của mình, gửi tiền vào ngân hàng khác lấy chênh lệch.

Như vậy, có thể tại một số thời điểm lãi suất trên thị trường 2 thấp hơn lãi suất trên thị trường 1 như vào cuối tháng 12/2010 và cuối tháng 1/2011, nhiều ngân hàng đã thực hiện hoạt động uỷ thác. Sang tháng 3 và tháng 4/2011, khi NHNN bắt đầu nâng dần lãi suất cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu, lãi suất cho vay trên thị trường mở thì lãi suất trên thị trường 2 tăng lên cao hơn nhiều so với lãi suất trên thị trường 1. Các NHTM sẽ rút các khoản tiền gửi uỷ thác trước đây thông qua các công ty con khiến tiền gửi huy động của hệ thống ngân hàng sụt giảm.

Nguyên Minh Cường (theo SGTT)

Bất động sản Hà Nội "lao dốc"


16/05/2011 11:12:34

Bắt đầu từ ngày 20/5, Công ty CP ĐT&PT Đô thị Việt Hưng (Vihajico) sẽ mở bán trở lại sản phẩm căn hộ chung cư nằm trong khu căn hộ hiện đại Rừng Cọ và đưa ra một chương trình ưu đãi giá đặc biệt chiết khấu 10% trên giá bán.

Trước đó, trong 3 ngày từ 23 – 25/4, khách hàng mua căn hộ Rừng Cọ được chiết khấu 12% giá niêm yết, gián bán mới chỉ còn từ 18 – 23 triệu đồng/m2, mỗi căn hộ tương đương khoảng từ 1,3 tỷ đồng

Thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội đang chứng kiến một cơn lao dốc mạnh. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, ở nhiều dự án "hot" trên địa bàn đã giảm giá chóng mặt, cá biệt có những dự án mức giảm từ 7-9 triệu đồng/m2, giao dịch gần như đóng băng.

Theo nhận định của các chuyên gia, BĐS Hà Nội đang ngấm đòn tín dụng do nguồn vốn vay BĐS bị siết chặt và lãi suất cho vay của ngân hàng đang bị đẩy lên quá cao, tới gần 27%/năm.

 Chung cư bán giá gốc cũng khó

Đó là thực tế ở nhiều dự án chung cư trên địa bàn Hà Nội. Nhiều dự án rơi vào cảnh ế ẩm cả một thời gian dài. Điển hình là tổ hợp chung cư Usilk City đình đám của chủ đầu tư Sông Đà Thăng Long nằm trên trục đường Lê Văn Lương kéo dài.

Nhà; đất Hà Nội đang "lao dốc" (minh họa , nguồn IE)

Được quảng cáo hoành tráng như khi hoàn thành sẽ là công trình xây dựng quy mô lớn với 13 toà nhà cao tầng hiện đại từ 25-50 tầng với 2.500 căn hộ phục vụ nhu cầu sinh hoạt và làm việc của hơn 10.000 người, nhưng được mở bán từ hơn 2 năm nay, việc tiêu thụ hàng vẫn rất khó khăn.

Hiện dự án đang ký ở dạng hợp đồng vay vốn, đã xây dựng đến tầng 10, giá bán dao động từ 1.080 – 1.200USD/m2, tương đương khoảng gần 27 triệu đồng/m2, nhưng nhiều khách hàng tham gia dự án từ thời gian đầu (nghĩa là đã theo đuổi dự án gần 3 năm nay) đang chào bán bằng giá gốc mà vẫn không tìm được khách mua.

Nhiều dự án căn hộ cao cấp khác tại Hà Nội còn áp dụng chiêu khuyến mãi, tặng quà để đẩy nhanh tốc độ bán hàng như Dự án Richland Southern của CTCP Lâm Viên, Dự án Mulberry Lane (Mỗ Lao, Hà Đông) của Cty TNHH Capitaland Hà Thành, Dự án Indochina Plaza (Xuân Thủy, Cầu Giấy)... đều đã thực hiện giảm giá, chiết khấu giá bán từ 5 đến 10% cho khách hàng, dãn tiến độ thanh toán tiền mua căn hộ; dự án chung cư cao cấp FLC Landmark Tower (đường Lê Đức Thọ, Từ Liêm) hỗ trợ khách hàng gói tín dụng ưu đãi lên đến 85% giá trị hợp đồng mua bán căn hộ..., song việc tiêu thụ hàng cũng rất khó khăn.

Các chung cư giá bình dân như dự án Khu nhà ở Kiến Hưng trên trục đường 70 có giá từ 20,5-21 triệu đồng/m2; dự án chung cư Tân Tây Đô, AZ Thăng Long nằm trên trục quốc lộ 32 có mức giá chào bán 16 – 18 triệu đồng/m2 giao dịch cũng giảm mạnh so với thời điểm đầu năm. Các giao dịch thành công rất ít.

Theo CBRE VN, bên cạnh nguyên nhân tín dụng cho vay BĐS bị siết chặt, có nguyên nhân từ việc nguồn cung phân khúc căn hộ tăng mạnh trong quý I/2011 (ước tổng nguồn cung thứ cấp là 44.000 căn, tăng 12% so với quý IV/2010) đã đẩy thị trường căn hộ rơi vào tình cảnh này.

Đất nền giảm mạnh

Theo giới đầu tư BĐS, các giao dịch đất dự án đã có dấu hiệu chững lại từ cuối tháng 4.2011, nhưng thực sự giảm mạnh và lao dốc từ giữa tháng 5 đến nay. Ở nhiều dự án, mức rao bán liên tục được thay đổi, không phải như trước đây, mỗi ngày tăng một giá mà là mỗi ngày một giảm. Điển hình nhất trên thị trường là mức giảm mạnh tại các dự án thuộc phía tây Hà Nội như Gleximco, Dương Nội, Văn Khê, Văn Phú, hay các dự án trục quốc lộ 32 như Kim Chung - Di Trạch,  Vân Canh (Hoài Đức)...

Theo thống kê của một sàn BĐS Hà Nội, hiện giá đất nền dự án Kim Chung - Di Trạch đang dẫn đầu về tốc độ lao dốc do giá trước đây đã bị giới đầu cơ "làm xiếc" đẩy lên quá cao. Hiện  giá một mét vuông đất liền kề đường lớn có giá 48 triệu đồng/m2; đường nhỏ 40 triệu đồng/m2, mức độ giảm từ 6-9 triệu đồng/m2 so với thời điểm tháng 4.2011.

Ở khu vực trục đại lộ Thăng Long, dự án Geleximco đang giảm mạnh nhất tới gần 8 triệu đồng/m2, với mức giá khoảng trên 40 triệu đồng/m2 đường nhỏ khu A; khu B, C cũng chỉ còn chưa đến 50 triệu đồng/m2, trong khi cùng các lô đất này cách đây một tháng đều được hét tuỳ loại xấp xỉ gần 60 triệu đồng/m2. Các dự án KĐT Văn Khê, Văn Phú gần đến giao đoạn  giao nhà cũng giảm mạnh, từ 3-5 triệu đồng/m2 không có giao dịch.

Theo nhận định của giới đầu tư, thị trường đang khan hiếm tiền mặt. Nhiều chuyên gia cho rằng, trong 1-2 tháng tới là thời điểm các dự án đến giai đoạn bắt buộc phải nộp tiền theo tiến độ nếu không muốn bị chủ đầu tư phạt lãi suất; nhiều khoản vay đến giai đoạn phải đáo hạn ngân hàng và tới đây sẽ có một cuộc tháo chạy của NĐT khỏi thị trường.

Theo ông Nguyễn Bá Ân - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), thời điểm này chính là cơ hội cho người có tiền thực, nhu cầu thực. "Thời điểm này ai có tiền thực đầu tư là tốt nhất, vì đây là thời điểm thị trường BĐS đang trở về dần với giá trị thực, giá trị ảo đang bị mất dần đi" - ông Ân nói.

Song Minh (theo Lao động)

# Vỗ béo làm thịt - GS Pha.m Minh Hoàng


Bài viết này độc chiêu, vạch trần tội ác của một số quan chức cao cấp của Nhà cầm quyền cộng sản đã đánh sập công ty Đông Nam Associate. Tuy không nói tên tuổi của ra một nhân vật cầm quyền nào, nhưng người ta biết ngay, đây là một việc chiếm đoạt tài sản và địa bàn hoạt động về máy điện thoại di động, và máy vi tính. Hai loại hàng hóa này đã và đang mang hàng lợi nhuận bạc tỉ bạc cho thị trường của cả nước. Đây là một vụ ăn cướp trắng trợn bằng những "luật đóng thuế di động", y trang như những "bản cấm di động" mà bọn công an đã dí vào mặt của LS Lê Quốc Quân và BS Phạm Hồng Sơn, rồi bắt 2 người về trụ sở công an trong ngày xử án 4/4/2004 của TS Cù Huy Hà Vũ.
Những tên cầm quyền phá hoại đất nước này có lẽ là một trong những con sâu mà Trương Tấn Sang đã nói đến trong những ngày vừa qua. "Giờ không chỉ 1 con sâu, nó đã là một bày sâu", đang đục khoét tài sản của Vinashin, của công ty tài chánh ALC2 thuộc hệ thống ngân hàng Agribank, công ty điện lực VNE, Công ty xuất nhập cảng xăng dầu PetrotImex...hàng tỉ bạc USD mà chẳng thấy một con sâu cao cấp nào chịu trách nhiệm.
Vỗ béo làm thịt

Ngày 2/1/2003, ngày làm việc đầu tiên trong năm, công an đã ập vào trụ sở của Ðông Nam Associates (ÐNA) để tịch thu hàng ngàn máy điện thoại di động (đtdđ) và câu lưu giám đốc công ty Nguyễn Gia Thiều, một việt kiều Pháp. Rả rích trong hơn một tháng ÐNA bị báo chí quy vào tội trốn thuế. Nhưng đằng sau lưng, vụ này không đơn giản như vậy.

Vài nét về ÐNA
Qua những thông tin trên báo đài - mà các chi tiết đều không thống nhất - thì người ta được biết đại khái rằng ÐNA do một việt kiều Pháp tên Nguyễn Trọng Thăng thành lập vào năm 1991 tại Hồng Kông. Ông Thăng sinh năm 1955, vượt biên sang Pháp trước khi sang Hồng Kông làm việc. Năm 93 ông Thăng về Việt Nam và mở Công Ty trách nhiệm hữu hạn Trọng Thăng kinh doanh máy vi tính, năm 95 là năm khởi đầu bước thăng hoa với sự ra đời của công ty ÐNA kinh doanh điện thoại di động song song với các sinh hoạt khác như các khóa tin học ngắn hạn. Cùng với sự bùng nổ của điện thoại di động, năm 96 ÐNA khai trương một cơ sở tầm vóc nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý cũ) và lấy được sự tín nhiệm của các thương hiệu danh tiếng như Motorola, Ericsson, Panasonic. Sau này ÐNA còn chiếm lĩnh được độc quyền phân phối Nokia và Samsung, hai thương hiệu chiếm lĩnh đa số tại Việt Nam. Mặt khác công ty còn kinh doanh các hiệu đồng hồ danh tiếng Thụy Sĩ như Swatch, Tissot, Certinat... kinh doanh các mỹ phẩm đắt tiền như Nina Ricci, Longchamp, Cartier, Yves-Saint Laurent, Mont Blanc... cũng như có cả một hệ thống bán, bảo hành máy vi tính và các dịch vụ tin học cao cấp. Hiện nay ÐNA cũng mở nhiều chi nhánh tại Hà Nội và nghe nói có cả ở Nam Vang.
Trong suốt 7 năm hoạt động, nhiều lần ông Thăng được báo chí đề cập như là một thành công vượt bực. Năm 1997, trên Thời Báo Kinh Tế, ông đã chia sẻ quan niệm và kinh nghiệm làm ăn của mình trong mục đích kêu gọi kiều bào về làm ăn, đầu tư. Ngoài ra ông Thăng còn tham gia vào các công tác xã hội, giáo dục như các buổi nói chuyện về quản lý xí nghiệp với các sinh viên, thương gia trẻ, cũng như vận động toàn thể nhân viên tham gia hiến máu nhân đạo.
Ngày 2/1/03, công an ập vào trụ sở chính trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, niêm phong và tịch thu hàng chục ngàn máy đtdđ, công an còn mang đi các sổ sách kế toán và các máy tính về Phòng chuyên án tin học để khai thác, tạm giam ông Nguyễn Gia Thiều, giám đốc ÐNA. Ông Thiều là em ruột ông Thăng, đã nhiều năm làm việc trong ngành tin học tại Pháp. Ngày 6/1, tòa án khởi tố ông Thiều, riêng ông Thăng và vợ chỉ bị thẩm vấn nhưng được cho về.
Liên tục trong một tháng kể từ ngày 2/1/03, các hoạt động bị kết án là phi pháp lần lượt được báo chí rầm rộ đưa tin. Nói đúng ra, tất cả có thể chỉ quy vào tội trốn thuế.
Vào bước đầu tiên, các máy điện thoại di động được nhập vào Việt Nam qua đường hàng không nhưng tại hải quan ÐNA đều khai dưới giá mua. Mức thuế ở VN là 15% cộng thêm 10% giá trị gia tăng (VTA). Giá một đtdđ giao động khoảng 300-700 USD. Bao nhiêu máy đã được nhập theo đường này còn phải chờ thanh lý, nhưng đây không phải là con số nhỏ. Một hình thức nhập lậu khác còn quá cảnh Kampuchia và theo ngả đường bộ tuồn vào Việt Nam.
Bước trốn thuế thứ hai, các máy này được phân phối qua các đại lý và với tư cách là nhà phân phối độc nhất, ÐNA đã áp lực các đại lý khai man các hóa đơn chỉ bằng 20% giá trị thực được bán ra. Song song, ÐNA còn kinh doanh các mặt hàng "không rõ xuất xứ", "hàng trôi nổi", nhưng vẫn được dán tem bảo hành như hàng mới.
Con số thiệt hại cho nhà nước thì chưa thẩm định được, có báo chí nói rằng chỉ từ đầu năm 2000 đến cuối 2002, ÐNA đã nhập khoảng 170.000 đtdđ, doanh thu của các loại đồng hồ là 50 tỉ đồng. Có báo hôm trước cho rằng số tiền thất thoát khoảng 10 tỉ, hai hôm sau lại nâng lên 150 tỉ. Nói tóm lại, cho đến ngày hôm nay (trung tuần tháng 2/03), chưa ai biết đích xác các chi tiết của chuyện này.

Sự thật ở đâu?
Tuy nhiên, phản ứng của người dân có chiều khác với một vụ án đang gây xôn xao dư luận là vụ Năm Cam. Vì cho dù gì đi nữa, ÐNA chỉ trốn thuế chứ không có một hành vi bảo kê, đánh bài, cho vay nặng lãi và giết người như Năm Cam, và nếu chỉ trốn thuế thì không có gì đáng phải ầm ĩ vì đây không phải là chuyện mới lạ gì và ngay trong lúc này cũng đang có khoảng chục vụ thụt két, thất thoát tài sản... có tầm vóc như ÐNA. Những chuyện "khác thường" trong vụ ÐNA hầu như chưa được mang ra ánh sáng và không biết bao giờ mới được mang ra:
ÐNA bị tố cáo là khai man các tờ khai hải quan để hạ thấp giá mua các đtdđ. Tuy nhiên, theo Quyết định QÐ-177 do Tổng cục Hải Quan ban hành ngày 14/3/01 quy định các mẫu hàng chịu thuế thì chỉ có 9 loại máy bị đánh trên giá mua còn các "chủng loại khác" thì được "áp giá", nghĩa là được khai 80 USD/máy thay vì giá mua có thể lên đến 600USD/máy. Theo báo Công An TPHCM thì đây quả là một quy định "cực kỳ hớ hênh". Chưa hết, đến ngày 9/12/02, Bộ Tài Chánh ra quyết định số 149 (có hiệu lực ngày 1/1/03) về việc áp dụng thuế đối với đtdđ còn thông thoáng hơn nữa: chỉ có 7 loại máy được quy định giá cụ thể nhưng cũng rất bất hợp lý, còn các loại khác thì được áp giá 70 USD/máy. Thế thì khi nhập các "chủng loại khác", rõ ràng là ÐNA đâu có vi phạm luật khi khai thấp giá !
Tờ báo trên còn "bật mí" rằng "công an còn thu được nhiều tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh giá tính thuế nhập khẩu từ 15 xuống 10% của một cơ quan thẩm quyền dưới dạng bản thảo. Qua đó cho thấy con bạch tuộc Ðông Nam đã len lỏi vào tận cơ quan công quyền của nhà nước". Vậy thì cái tội của ÐNA đâu phải trốn thuế, mà là "hủ hóa cơ quan công quyền", và nếu muốn truy tố ÐNA thì trước tiên phải truy tố các quan chức có liên quan thì mới thực sự công minh và mới diệt tận gốc như nhà nước vẫn ra rả trên báo, đài.
Chưa hết, giả sử ÐNA trốn thuế làm thiệt hại 700 tỉ (tương đương với 48 triệu USD) là con số cao nhất mà một vài tờ báo phỏng đoán, so sánh với vụ Epco-Minh Phụng cũng chưa tới 1/10, trong khi ngày hôm nay đang có trên dưới 10 vụ tham nhũng đang chờ xử với tổng số thiệt hại xấp xỉ 100 triệu USD, trong khi mỗi năm thâm thủng trong xây dựng lên đến 50.000 tỉ (3,5 tỉ USD),... thì thiệt hại do ÐNA cũng không đáng là bao. Mặt khác thiệt hại do ÐNA gây ra lại khác các vụ nêu trên, vì thất thu thuế là món tiền không vào ngân quỹ được, khác với các vụ tham nhũng, hối lộ là bòn rút tiền từ trong quỹ ra, cái mất này xem ra trầm trọng hơn của ÐNA.
Vậy thì tại sao nhà nước lại làm rùm beng như thế?
Cái khác trước tiên nó hao hao giống lý luận trên đây: Số tiền mất cho hối lộ, tham nhũng là số tiền mất luôn, khó có thể thu hồi được. Thủ phạm hoặc đã cao bay xa chạy hoặc vào khám và không lấy gì bù đắp được. Nhưng ở ÐNA thì khác, thị trường đtdđ vẫn còn đó, và ngày càng có chiều hướng phát triển. Hiện nay có gần 1 triệu máy trên thị trường, trung bình 300-600 USD/máy với bao dịch vụ "ăn theo". Chiếm lĩnh cho dù chỉ một nửa thị trường thì cũng còn được một gia tài kếch xù. Và muốn được như thế, phải "bứng" ÐNA bằng mọi giá, và bước đầu tiên là chụp lên đầu họ những tội danh không đúng và biến những "cánh tay nối dài", những "đóng góp xây dựng đất nước" ngày nào thành những kẻ tội đồ đáng phỉ nhổ. Ông Thăng đã cẩn thận khi tích cực tham gia vào các công tác từ thiện như hiến máu, tổ chức các giải thể thao gây quỹ, và chắc chắn không quên biếu xén các lãnh đạo thành phố các món quà đắt tiền, nhưng "cái bánh" của ông đang ăn nó lớn quá, nó át cả cái tâm, cái nhân mà ông vun bồi từ gần chục năm nay.
Một lý do khác: ÐNA được hưởng quy chế nhà phân phối độc quyền của Nokia và Samsung vì - theo một nhân viên cao cấp của Nokia - ÐNA là một công ty chuyên nghiệp trong ngành cung cấp đtdđ, có hệ thống đại lý rộng khắp và chế độ bảo hành, hậu mãi tốt. Nhưng làm thế nào có thể kết luận như thế khi ÐNA mới có mặt trên thị trường được 3, 4 năm. Theo nhiều "tin hành lang" thì bà Bùi Thiên Kim, vợ ông Thăng vốn là con gái của một quan chức, và vị này đã giúp cho con rể mình chiếm lĩnh được một hợp đồng độc quyền cho mạng Mobilphone, và đây mới là "bàn đạp" đưa ÐNA lên đài vinh quang những năm qua... và cũng là động lực đưa họ xuống hố ngày hôm nay. Ðiều này có nghĩa là người bảo lãnh cho ông Thăng đã bị thất thế trong những tranh giành quyền lực và quyền lợi trong nội bộ đảng. Ðã gọi là nội bộ thì không thể công bố hoặc kỷ luật, cách hay nhất là giành lại cái món bở kia bằng cách loại ÐNA ra khỏi vòng chiến, loại ÐNA ra ngoài vòng pháp luật. Lúc ấy các ông Thăng, Thiều sẽ bị trục xuất sau khi đóng một số tiền (không nhỏ) và cái tài sản khổng lồ từ hiện kim đến hiện vật kia sẽ được chia chác như họ đã quen làm từ lâu.
Vỗ béo để làm thịt. Nói chung quy, đây chỉ là một vụ ăn cướp trắng trợn.

***

Người Việt Nam, đặc biệt là người miền Nam đã quá quen với lối cướp ngày như vậy nên hầu như không ai ngạc nhiên trước vụ này. Rất nhiều thương gia ăn nên làm ra, có đủ điều kiện khuếch trương thương vụ của mình đều cam phận co rút, giới hạn công việc cũng chỉ vì nỗi lo tai họa ập xuống bất cứ lúc nào. Ðiều này chắc chắn là một cản trở lớn cho việc phát triển kinh tế.
Trở lại chuyện ÐNA, đây có lẽ là một bài học đáng nhớ cho các đồng bào Việt kiều đang nuôi mộng làm ăn ở quê hương. Ðã có những người thành công, điều này chúng ta không phủ nhận, nhưng sự thành công này rất giới hạn về số lượng lẫn tầm vóc. Cái mà nhà nước quan tâm không phải chất xám, lại càng không phải tấm lòng của những người con xa Tổ quốc, mà là 2,5 tỉ đô Việt kiều gởi về hàng năm và những món tiền "bồi dưỡng" khác cho cán bộ lớn bé và sau cùng là tài sản mà việt kiều cố công gầy dựng. Trước ÐNA đã có vụ Ðặng Vũ Chính ở Bỉ, vụ Nguyễn Hùng Trương (nhà sách Khai Trí) và rất nhiều người khác cũng trở về trắng tay cộng thêm nỗi đau tinh thần tột cùng.
Ngày xưa, sống và đóng góp cho xã hội vừa là quyền lợi vừa là bổn phận. Ngày nay, đó là một ân huệ. Mà đã là một ân huệ, kẻ ban bố có thể tước đoạt bất cứ lúc nào.

Sài Gòn, 7/2/2003
Phan Kiến Quốc

Ai Sợ Ai Trong Ngày Bầu Cử QH 22/05/2011


Hình như để chuẩn bị lập thành tích chào mừng Bầu cử Quốc Hội và ngày sinh nhật Hồ Chí Minh, nhà cầm quyền Hà Nội quyết định chơi ván bài lớn với đồng bào công giáo thuộc TGP Hà Nội và các giáo tỉnh miền Bắc, đặc biệt là dòng Thánh Phaolo bằng cách đập phá Nhà Dòng Thánh Phaolo trong những ngày này.

Lợi dụng đây là một Dòng nữ tu, Dòng Thánh Phaolo Hà Nội là nơi bị cưỡng chiếm rất nhiều tài sản, đất đai tại Hà Nội. Các cơ sở của nhà dòng đã hầu hết bị chiếm cướp bởi nhà cầm quyền CSVN.
Hàng động này của nhà cầm quyền HN lần nữa thách thức dư luận, cộng đồng giáo dân Hà Nội và những người có lương tâm.
Một số hình ảnh ban đầu về hành động tội ác này của nhà cầm quyền CSVN đang phá nhà dòng Thánh Phaolo đã bị cưỡng chiếm làm bệnh viện tại Hà Nội những ngày này.

CÙNG NHAU XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH NGÀY 22/05/2011 
ĐÒI HỎI :  - AN TOÀN GIAO THÔNG
                    - TRƯỜNG HỌC MIỄN PHÍ
                    - HOANG SA - TRUONG SA VN  ( HSTSVN)
                    - VINASIN TẠI SẢN NHÂN DÂN .....
                    - VÂN VÂN .......

Fwd: # Thâ`y Truyê`n Dda.o Ddoàn Va(n Diên Ddã Mãn Ha.n Tù

Xin nhắc lại, thày truyền đạo Đoàn Văn Diên, tức là cha của Đoàn Huy Chương, bị bắt vào ngày 14/11/2006, đang khi rải truyền đơn tại khu vực xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, bị Nhà Cầm Quyền Nguyễn Tấn Dũng kết án 4 năm tù, nay đã được trả tự do.
 
 
 

From: xxxxxxxx@gmail.com
To: Mylinhng@aol.com
Sent: 5/15/2011 10:41:44 P.M. Eastern Daylight Time
Subj: THẦY TRUYỀN ĐẠO ĐOÀN VĂN DIÊN MÃN HẠN TÙ
 
Thầy Diên mãn hạn tù, đã về nhà ở ấp 1 xã Ngọc Định, Định Quán, Đồng Nai trưa Chủ nhật 15. 5. 2011, trong tình trạng ốm yếu.

V. V.

# Tại Sao Dân Xuống Đường Biểu Tình Chống Bầu Cử 22/5/2011 ???

Trả lời câu hỏi này, rất dễ dàng thôi, Điều 4 trong bản Hiến Pháp đã khẳng định: "ĐCSVN... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội", vì thế chúng ta không cần phải đi bầu nữa cho tốn 7000 tỉ tiền Hồ và tốn biết bao thì giờ, công sức của nhân dân. Tổ chức bầu cử là việc làm không cần thiết và trái với Điều 4 của Hiến Pháp, nên gọi vi hiến. Phải có cách nào, mà người dân bầu được những người tài đức Không Cộng Sản thì lúc đó dân sẽ đi bầu. Dân đã ghét CS mà còn bắt dân bầu cho CS, vậy dã man qúa, độc ác qúa.  Trong lịch sử của nhiều cuộc bầu cử, nhất là những cuộc bầu cử trong những chế độ độc tài, thường hay có nhiều biến loạn nhất là điều không thể tránh khỏi, vì ngày đó chính là ngày yếu nhất của những chế độ độc tài.

Qúy vị hãy để ý đến, có tổng cộng 83.219 khu vực bỏ phiếu trong lần bầu cử QH Khóa XII, năm 2007. Nhìn con số này, chúng ta biết, đây là ngày vô cùng bận rộn nhất của bọn CS, chúng phải thay ca nhau để đi bầu, và chúng chuẩn bị nhiều ngày trước đó nữa, nên chúng sẽ vô cùng mệt. Có thể nói, ngày 22/5 này là ngày yếu nhất của bọn chúng. Từ tên chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng, cho đến những thằng cấp thấp, thằng nào cũng phải đi bầu, công an, quân đội gì cũng phải đi bầu. Vì thế, ngày này là bọn chúng còn phải phân tán lực lượng, rồi còn lo canh chừng, hay giữ an ninh cho 83.219 địa điểm bầu cử. Thành ra, chúng ta có thể khẳng định một lần nữa rằng rằng, ngày 22/5/2011, chính là ngày yếu nhất của CS. Đây có thể được coi như gót chân của Achilles (trong truyện thần thoại Hy Lạp, Achilles mình đồng da sắt, chỉ có gót chân là chỗ yếu điểm, nên sau này, bị đâm vào đó phải chết). Lạ lùng thay, ngày 22/5/2011 lại là ngày mạnh nhất của toàn dân Việt Nam, đơn giản, vì ngày đó, toàn dân ra khỏi nhà, coi như 5 năm chỉ có một lần. Theo Lời Kêu Gọi của linh mục Nguyễn Văn Lý, toàn dân Việt Nam phải tẩy chay cuộc bầu cử bịp bợm này. Chỉ cần ai ở nhà, nó còn mang thùng phiếu đến nhà. Thành ra, muốn tẩy chay bầu cử, toàn dân Việt Nam phải đi ra khỏi nhà. Việc tẩy chay, theo linh mục Lý là điều nên làm, nhưng chưa đủ. Toàn dân cùng xuống đường biểu tình vào ngày 22/5/2011 mới gọi là đủ.

Tổng Nổi Dậy Xuống Đường Biểu Tình Bà Con Ơi Vào Ngày 22/5/2011 Này. Chẳng cần ai hẹn ai, cứ xuống đường, mang theo vài tờ giấy A4, vài cây viết lông, sẵn sàng nói lên ý nguyện của toàn dân, như hình ảnh mẩu giấy A4 treo trước ngực và sau lưng của linh mục Lý, với những hàng chữ ngắn gọn: "Chống Giặc Tàu", "Dân Làm Chủ", "Bỏ Điều 4", "Chống Bầu Cử"...

Ngày 15 tháng 5 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.wordpress.com
Xin phổ biến tự do