THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

17 October 2011

CSVN Hà nội bắt chị Bùi thị minh Hằng vì đội nón có chữ HS-TS-VN. Đả đảo quân TQ xâm lược



Bà Bùi Thị Minh Hằng bị xông vào giựt nón lá. (Hình: Facebook)

Vụ giựt nón và bắt bà Bùi Thị Minh Hằng xảy ra trong chớp nhoáng nhưng được một số bạn bè của bà Hằng chụp ảnh được.

Theo lời kể trong các tin nhắn trên mạng và trên trang Facebook, bà Bùi Thị Minh Hằng đội chiếc nón lá, trên chóp nón có ghi hàng chữ “HS-TS-VN” tức “Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam” và vành ngoài thì ghi “Ðả đảo Trung Quốc xâm lược”.

Bỗng nhiên, có đám đông mặc thường phục xông vào giựt nón. Bà Hằng giằng lại, hai bên đôi co. Mọi người đều chứng kiến, và có ý kiến cho rằng “người giật cũng có vẻ xấu hổ do họ bị chỉ đạo làm”.

Giằng co một lúc thì phía đông lấy được nón và mang ra xe của cảnh sát 113 tức cảnh sát trật tự xã hội.


An ninh giựt được nón của bà Bùi Thị Minh Hằng liền mang ngay về trong xe của cảnh sát 113. (Hình: Facebook)

Lấy được nón lá rồi, an ninh bắt luôn bà Hằng. Trước lúc bắt bà Hằng chừng 2 phút, an ninh nhận lệnh qua bộ đàm, và sau đó xông vào bắt bà Hằng ngay bờ Hồ, chỗ Tháp Hòa Phong.

Việc bắt bà Hằng được thực hiện đúng bài bản, với số người rất đông, “người mặc thường phục thì che chắn, hai người áp sát 1 người nam giới để cản, rồi gần chục người khác cứ thế vào khênh chị lên xe.”
Ðồng thời, “một lượng người khác nữa thì áp sát phong tỏa những người cầm máy ảnh, máy quay để ngăn cản và cấm quay chụp”.

Một người ghi là “đứng ngay cạnh chị Hằng” cho biết không sao ghi hình được “vì chúng che máy”. Người này miêu tả cảnh lúc đó là “6 đứa khênh chị lên như Ðức hôm 17 tháng 7. Riêng hôm nay có thêm tình tiết bịt mồm vì chúng rất sợ chị la.”


Bà Bùi Thị Minh Hằng (giữa) trong cuộc biểu tình ngày 7 tháng 8 tại Hà Nội. (Hình: Xuandienhannom.blogspot.com)

Tới nay, chưa rõ bà Hằng bị mang đi về đồn công an nào.

Bà Hằng xuất hiện tại hầu hết các cuộc biểu tình ở Hà Nội trong bộ áo dài chỉnh tề. Trước đây bà cũng đã bị bắt vì biểu tình chống Trung Quốc rồi.

Trong cuộc biểu tình hôm 21 tháng 8, bà Hằng nằm trong nhóm bị bắt mang đi và bị giữ lại lâu nhất. Theo tường thuật của blogger Mẹ Nấm hôm đó, “Một mình chị Minh Hằng đã bị tách khỏi nhóm và đưa đến khi giam giữ tội phạm hình sự.” Sau khi được thả, bà Hằng cho biết có những tin nhắn từ cùng số điện thoại gởi vào máy bà với những lời lẽ nạt nộ và đe dọa, như “giết chúng mày quá dễ,” “tao sẽ quật mày thay công lý, mày chờ đấy con chó săn Bùi Hằng”.

Trong video lúc đoàn biểu tình bị hốt lên xe bus hôm 21 tháng 8, xem được ở nhiều nơi trên mạng kể cả Youtube.com, người ta còn thấy bà Hằng tiếp tục hô khẩu hiệu chống Trung Quốc lúc đã bị mang lên xe. (H.N.V.)

Làm dâu xứ Hàn - Kỳ cuối: Nẻo đường phía trước


TT - Tiếp chúng tôi tại Trung tâm bình đẳng giới Seoul, bà giám đốc Han Kuk Yom liên tục xin lỗi về chuyện những cô dâu Việt bị sát hại vừa qua. Bà bức xúc: "Đó không chỉ là nỗi đau của các bạn, mà chúng tôi cũng vô cùng đau buồn và hổ thẹn trước những việc đáng tiếc vừa qua. Tất cả chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ để những sự việc đáng tiếc đó không còn lặp lại...".

>> Kỳ 1Lạc lối ở Seoul
>> Kỳ 2Chuyện từ nhà tạm lánh
>> Kỳ 3: Tiền và cạm bẫy
>> Kỳ 4: Hạnh phúc bình dị 
>> Kỳ 5: Đổi thay số phận 

Chị Lê Thị Anh Thư (bìa phải) trong vai trò tình nguyện viên giúp đỡ cộng đồng tại Cục Xuất nhập cảnh Incheon - Ảnh: Thế Anh

Đây là một trung tâm chuyên hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi các phụ nữ nhập cư ở Hàn Quốc. Không chỉ thường xuyên mở các khóa đào tạo về ngôn ngữ, văn hóa cho các cô dâu, trung tâm còn là nơi bảo trợ cho nhiều người bị nạn bạo hành, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các cô dâu. Nhân viên trung tâm chủ yếu là những cô dâu đủ mọi quốc tịch...

Cảnh giác với công ty môi giới!

"Hiện luật pháp Hàn Quốc quy định trước khi kết hôn với người nước ngoài, chú rể phải học một tháng về văn hóa và ngôn ngữ quê vợ. Nhưng tôi nghĩ điều đó vẫn chưa đủ vì phần lớn chú rể và gia đình vẫn nghĩ rằng việc học văn hóa, ngôn ngữ là nghĩa vụ của người vợ. Nếu chỉ một mình cô dâu cố gắng thôi thì không thể khỏa lấp được những khác biệt, đừng để các cô dâu đơn độc trên con đường tìm kiếm hạnh phúc!".

Giáo sư So Quang Suk, người thỉnh giảng tại một lớp học cho gia đình đa văn hóa.

Với bề dày kinh nghiệm của mình, bà Han Kuk Yom chia sẻ: "Phần lớn cô dâu VN kết hôn thông qua các công ty môi giới. Điều nguy hiểm là họ hoàn toàn thiếu thông tin về người chồng, về cuộc sống thực ở Hàn Quốc. Trong khi đó các công ty môi giới chỉ nhắm đến lợi nhuận, thêm một cuộc hôn nhân nghĩa là họ có thêm thu nhập. Vì thế, khi giới thiệu các chú rể Hàn Quốc, một số công ty đã đưa thông tin không chính xác.

Vấn đề không chỉ ở những công ty môi giới tại Hàn Quốc, nó còn liên quan đến những công ty môi giới bất hợp pháp ở VN nữa. Ở Hàn Quốc đã có luật quản lý các công ty môi giới, trong luật này có quy định không được đưa thông tin giả, thông tin không chính xác.

Nếu trường hợp công ty môi giới cung cấp thông tin giả sẽ bị xử phạt rất nặng. Tuy nhiên, luật này lại không có tác dụng đối với những đối tác của họ ở VN. Điều trước tiên tôi khuyên các cô dâu là không nên quá tin lời các công ty môi giới!".

Cô dâu Lê Thị Mai Thu, một nhân viên tại đây, chia sẻ: "Các công ty môi giới thường không cho các cô dâu thời gian để suy nghĩ. Trước áp lực sợ đánh mất cơ hội, nhiều cô dâu đã nhắm mắt đánh liều. Có trường hợp gặp nhau buổi sáng thì buổi chiều đã làm đám cưới để kịp cho chú rể về nước. Do thiếu hiểu biết nên phần lớn cô dâu không hỏi kỹ thông tin chú rể trước khi đưa ra quyết định. Trong giấc mơ đổi đời này, chúng tôi thật sự đơn độc ngay từ những ngày đầu ở VN. Tôi nghĩ các cô dâu phải tự cứu lấy mình trước khi mong đợi ai đó giúp đỡ...".

Được thành lập vào năm 2006, trung tâm hỗ trợ khẩn cấp là một địa chỉ quen thuộc với những cô dâu gặp rắc rối trên đất Hàn. Đây là trung tâm ra đời sớm nhất trong các trung tâm hỗ trợ người nước ngoài trực thuộc quản lý của Chính phủ Hàn.

Hiện trung tâm có đến sáu chi nhánh trên toàn quốc, là nơi duy nhất tư vấn qua điện thoại cho các cô dâu 24/24 giờ. Trụ sở của trung tâm tại Seoul có đến 14 tư vấn viên là người Việt. Các chị đều là những cô dâu Việt lấy chồng Hàn, đã trải qua một thời gian dài làm dâu, làm vợ nên có nhiều kinh nghiệm và sự đồng cảm để sẻ chia với những người đồng cảnh ngộ.

Trong căn phòng làm việc của trung tâm chuông điện thoại liên tục reo lên, phần lớn các cuộc gọi đến từ các làng quê, nơi có số đông người Việt về làm dâu. Người thì gặp rắc rối với mẹ chồng, người thì bị chồng đánh, người thì nhờ trung tâm nói hộ với gia đình chồng điều gì đó mà mình không đủ ngôn từ để diễn đạt... Theo thống kê, số cô dâu Việt gọi đến trung tâm cầu cứu chiếm đến 46% trong tổng số các cuộc gọi của các cô dâu người nước ngoài tại Hàn Quốc.

Mở rộng vòng tay

Điều đáng mừng là thời gian gần đây hình ảnh của các cô dâu trên đất khách đã phần nào được cải thiện nhờ những nỗ lực của chính những người Việt trên đất Hàn. Đó là những du học sinh, những cô dâu dày dạn kinh nghiệm muốn xây dựng một hình ảnh mới cho các cô dâu Việt nơi xứ người.

Ở Hàn Quốc, khi nhắc đến MC Minh Ngọc trên kênh Radio Kiss thì nhiều cô dâu Việt sẽ biết. Đây là kênh thông tin duy nhất phát bằng tiếng Việt thuộc dự án hỗ trợ gia đình đa văn hóa của Chính phủ Hàn Quốc. Là một du học sinh, cô đến với nghề MC cũng hết sức tình cờ.

Từng là người dẫn chương trình cho Đài truyền hình KBS một thời gian, sau đó cô chuyển qua làm MC cho chương trình tiếng Việt của Đài Radio Kiss đến nay. Cô tâm sự: "Tôi muốn làm một điều gì đó cho các chị là cô dâu Việt tại Hàn Quốc.

Hình ảnh các chị ở đây không chỉ bị xem thường từ cuộc sống mà họ còn bị đưa lên cả phim ảnh Hàn Quốc với một cái nhìn lệch lạc. Tôi sẽ tranh thủ tất cả các diễn đàn truyền thông để nói với mọi người rằng các cô dâu Việt không như họ nghĩ. Đúng là họ đến đây vì muốn đổi đời, nhưng mưu cầu hạnh phúc chẳng bao giờ có lỗi cả! Phải hiểu, phải chia sẻ và giúp họ có được hạnh phúc mới là điều hai phía cần phải làm...".

Để giúp các cô dâu Việt hiểu hơn về cuộc sống, quyền lợi và pháp luật tại Hàn Quốc, trong chương trình của mình Minh Ngọc thường xuyên mời những chuyên gia đến tư vấn, chuyện trò cùng các cô dâu thông qua kênh Radio Internet. Với vốn tiếng Hàn lưu loát, khả năng ăn nói trời phú, lại có vóc dáng và trí thông minh, Minh Ngọc luôn được giới truyền thông Hàn chú ý mỗi khi nói về cộng đồng người Việt tại đây. Ý thức được việc này, Minh Ngọc luôn tranh thủ các diễn đàn để nói cho những người bạn Hàn hiểu hơn về đất nước và con người VN.

Chị Lê Thị Anh Thư, nguyên phó chủ tịch Hội Người Việt tại Hàn Quốc, vốn là một cô dâu Việt. Ngoài công việc ở trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa tại Incheon, chị là người có mặt ở nhiều phiên tòa để phiên dịch miễn phí, tranh đấu bảo vệ quyền lợi cho các cô dâu.

Nhiều cô dâu bị ngược đãi ở xa đến vài trăm cây số, khi họ cần chị cũng chẳng ngại ngần đi xa. Sau nhiều năm lăn lộn với những thân phận nổi trôi của các cô dâu, chị Thư trăn trở: "Tôi nghĩ ở VN cần có nhiều diễn đàn, nhiều tổ chức hơn để hỗ trợ các cô dâu trước khi kết hôn.

Và một điều quan trọng nữa, mọi người cần rộng lượng để dang tay đón nhận những cô dâu không may mắn trở về. Ở đây tôi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng lắm! Vì chỉ sợ sự đàm tiếu của gia đình, chòm xóm mà nhiều cô dâu sau khi tan vỡ hạnh phúc không dám trở về quê nhà, chấp nhận một cuộc sống đầy rủi ro nơi xứ lạ...".

THẾ ANH

TQ 'cần giải thích lại về đường lưỡi bò’


Lê Quỳnh

Cập nhật: 21:51 GMT - chủ nhật, 16 tháng 10, 2011
Hội thảo Biển Đông ở Manila
Căng thẳng ở Biển Đông đưa đến nhiều cuộc hội thảo nhằm tìm hướng giải quyết
Khách mời, gồm giới ngoại giao, học giả và nhà báo, tại một hội thảo mới nhất về Biển Đông đã tập trung chú ‎ý vào bản đồ 'đường lưỡi bò' gây tranh cãi của Trung Quốc.
Hội thảo về Biển Nam Trung Hoa (Forum on South China Sea) do tổ chức đặt ở Manila, Carlos P. Romulo vì Hòa bình và Phát triển, cùng hợp tác với Viện Nghiên cứu Đông Á ở Singapore, đã có phiên họp kín hôm 16/10 trước lúc khai mạc ngày thứ Hai 17/10.
Đặt theo tên một viện nghiên cứu của Anh, quy tắc này hàm ý thông tin được tự do công bố, nhưng không được tiết lộ người phát biểu. Mục đích nhằm khuyến khích các diễn giả "nói thẳng, nói thật" hơn những gì họ có thể nói công khai bên ngoài.
Ý nghĩa đường 9 đoạn?
Các diễn giả đề cập các khía cạnh khác nhau của cuộc tranh chấp, nhưng hầu hết bài nói – và nhiều câu hỏi của khán giả sau đó – đều đụng đến 'đường lưỡi bò'.
Đường vạch (mà các diễn giả tiếng Anh gọi là đường 9 đoạn) do Trung Hoa Dân Quốc đưa ra lần đầu năm 1947, chưa bao giờ được chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện nay nói rõ ‎‎ý nghĩa là gì.
Chiều 16/10, một người nói thẳng là lý lẽ duy nhất mà Trung Quốc gán ghép cho đường lưỡi bò là tính chất lịch sử. Nhưng lịch sử cùng lắm chỉ là điểm tham chiếu, chứ không phải là biện minh cho đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ.
Thực tế, Trung Quốc có ba lựa chọn: tuyên bố đường lưỡi bò đánh dấu ranh giới biển của mình [không thể, vì sẽ khiến Trung Quốc trở thành kẻ thù của nhiều nước], xóa đường vạch [cũng không thể, vì đa số người Trung Quốc sẽ không chấp nhận].
Bản đồ 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc bị nhiều chỉ trích
Lựa chọn thứ ba khả dĩ hơn cả: đạt thỏa thuận như vừa có với Việt Nam sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nghĩa là 'chế ngự', chứ không phải giải quyết rốt ráo, vấn đề - tương tự chuyện Đài Loan hiện nay. Làm theo khẩu hiệu của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc sẽ vẫn nói có chủ quyền "không thể tranh cãi" nhưng sẽ khuyến khích các nước "gác tranh chấp, cùng khai thác". Hệ quả tiếp theo là Trung Quốc sẽ đồng ý khai thác "đa phương" nhưng thương lượng chủ quyền "song phương".
Nhưng sự mời gọi của Trung Quốc chỉ có thể thuyết phục hơn nếu nước này chịu giải thích rõ 'đường lưỡi bò' là gì. Theo giới học giả, Đài Loan đã công khai xem 'đường lưỡi bò' đánh dấu cả Biển Đông là của họ. Nhưng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì cố ‎ý có "sự mơ hồ chiến lược" với đường vạch này. Như một người đặt câu hỏi: "Nếu khai thác chung, thì khai thác ở đâu?"
Một nhân viên ngoại giao nói với tôi sau đó về thái độ của Trung Quốc: "Rõ ràng là tình hình vẫn không rõ ràng."
Chính trị toàn cầu

Miền Trung: Mưa lớn, nước ngập, nhiều thiệt hại


TTO CẬP NHẬT - Những trận mưa kéo dài trong các ngày qua đã khiên nhiều tỉnh thành ở Bắc Trung Bộ ngập sâu gây ách tắc giao thông, sập nhà... ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất.

>> Read this on Tuoitrenews.vn

Quảng Bình: Khẩn cấp di dời 520 hộ dân.

Thông tin từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Bố Trạch, Quảng Bình cho biết, huyện vừa khẩn cấp di dời 520 hộ dân ở khu vực ven các con sông trước nguy cơ nước lũ đang lên rất nhanh.

Mực nước tại các sông ở Quảng Bình hiện đang lên rất nhanh

Tính đến 18h ngày 16-10, mưa lớn kéo dài đã làm hơn 6.000 ngôi nhà bị ngập, hàng trăm ngôi nhà bị ngập sâu tới 3 - 4 mét.

Mưa lũ đã làm một người mất tích là ông Hà Văn Hảo (45 tuổi) ở xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh. Trong lúc chạy lũ, ông Hảo bị trượt chân xuống dòng nước và bị lũ cuốn đi. Chính quyền địa phương, người dân nơi đây đang tích cực tìm kiếm nạn nhân.

Tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, đã có 2 người bị thương do chạy lũ và hiện đang đang cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam -Cu Ba - Đồng Hới là bà Trần Thị Điểm (70 tuổi) và bà Nguyễn Thị Nhung (52 tuổi), cả hai đều trú tại xã Sơn Trạch, Bố Trạch.

Còn tại huyện Minh Hóa, ông Hồ Trống (62 tuổi, quê ở xã Tân Hoá) bị gãy chân trong quá trình chạy lũ.

Mưa lớn kéo dài đã làm  811 hộ dân bị ngập sâu từ 40 đến 1m, tập trung ở các xã Phúc Trạch, Sơn Trạch, Liên Trạch, Đồng Trạch, Trung Trạch…. Thôn Đông Giang, Bắc Giang (xã Hưng Trạch), khu vực Ngọn Rào (xã Xuân Trạch) đang bị cô lập.

Tại xã Phú Trạch: 100 hộ ở thôn Nam Sơn có  nguy cơ bị ngập. Trong đó 50 hộ đã được di dời đến nơi an toàn. UBND xã, BCHPCLB xã Phú Trạch đang chỉ đạo số hộ còn lại phải kịp thời di dời trong chiều tối nay, chính quyền xã cũng đã tổ chức 1 tổ trực 24/24 tại Ngầm Bàu Cừa để cấm lưu thông qua đoạn ngầm này do nước ngập sâu.

Tổng thiệt hại của toàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, tính đến thời điểm hiện tại là trên 20 tỉ đồng. 

Nhiều làng vùng, nhiều ngôi nhà ở Quảng Bình đang bị ngập sâu vì mưa lũ

Tại huyện Lệ Thuỷ, đến thời điểm hiện tại, mực nước tại sông Kiến Giang mức báo động III. Theo báo cáo nhanh của Ban PCLB và TKCN huyện Lệ Thuỷ, hiện  tại nước đang lên rất nhanh, tại xã An Thuỷ đã có gần 700 ngôi nhà dân tại các thôn Phú Thọ, Thạch Bàn, Tân Lê bị ngập sâu.

Nếu mưa kéo dài đến chiều tối nay thì mực nước tại sông Kiến Giang sẽ lên trên mức báo động III, và sẽ có rất nhiều ngôi nhà bị ngập - Ông Dương Đệ Quang, Trưởng phòng NNPTNN, Phó ban PCLB và TKCN Lệ Thuỷ cho biết

Mưa lớn cũng đã làm ngập hàng trăm nhà dân tại huyện Bố Trạch. Tuyến Quốc lộ 1A chạy qua địa phận xã Thanh Trạch bị ngập sâu khiến giao thông đi lại khó khăn, ách tắc.

Tại huyện Quảng Trạch mực nước tại sông Gianh cũng đang lên rất nhanh khiến nhiều nhà dân đã bị ngập lũ. Huyện Quảng Ninh cũng đã có trên 400 ngôi nhà bị ngập lũ.

Tại huyện Minh Hoá mưa lớn đã làm cho nhiều tuyến đường chính bị chia cắt. Tuyến Quốc lộ 12A chạy vào thị trấn Quy Đạt đã bị cô lập. Đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện này nhiều đoạn cũng đã bị ngập sâu.

Xã Hoá Sơn, xã Thượng Hoá nhiều nơi đã ngập sâu trên 2m và có ít nhất trên 50 nhà dân ở xã Thượng Hoá bị ngập lũ. Gần 3km đường Hồ Chí Minh bị ngập sâu, đoạn sâu nhất khoảng 2m. Đường vào Đồn 585 xã Thượng Hoá đã có 5 đoạn bị chia cắt.

Trước những diễn biến phức tạp do mưa lũ, Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Quảng Bình đang khẩn trương chỉ đạo các phòng ban, những địa phương nằm trong vùng trũng nhanh chóng triển khai các phương án ứng phó và báo cáo những diễn biến mới nhất về mưa lũ để đưa ra những phương án chỉ đạo nhằm đối phó với mưa lũ.

Một cháu bé chết do mưa lũ

Vào khoảng 12g ngày 16-10, người dân xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình đã tìm thấy thi thể của cháu  Dương Ngọc Quân, SN 2008 và tổ chức mai táng cho cháu.

Trong lúc bố mẹ cháu là anh Dương Ngọc Nhàn quê quán tại thôn 7B, xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình đang dọn dẹp nhà để tránh lũ, vì không để ý đến con nên cháu Quân đã bị sảy chân xuống vũng nước gần nhà và khiến cháu thiệt mạng.

Hiện tại, chính quyền địa phương, người dân xã Đồng Trạch đang tổ chức mang táng cho cháu.

Đà Nẵng: Mưa lớn, ngập…nhà

Ngày 16-10, cơn mưa lớn nhất từ đầu mùa kéo dài cả ngày đã gây ngập úng nặng tại nhiều khu dân cư ở TP Đà Nẵng. Tại khu vực Đầm Rong (quận Hải Châu) các tuyến đường ngập sâu đến 0,5m khiến nhiều gia đình không kịp trở tay khi bị nước tràn vào nhà.

Cơn mưa lớn đã làm đường Hải Sơn (quận Hải Châu, Đà Nẵng) bị ngập nặng. Ảnh: HỮU KHÁ

Tại khu vực Bàu Thạch Gián (phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê), hàng trăm hộ dân rơi vào cảnh khốn đốn khi tình trạng ngập úng càng nặng hơn. Đường Đỗ Quang và các con hẻm nước ngập đến 0,7m. Do khu dân cư này thường xuyên bị ngập nên trước mùa mưa nhiều hộ đã nâng nền nhà. Riêng các hộ gia đình chưa có điều kiện nâng nền phải chịu cảnh ngập úng nặng nề hơn.

Còn tại tổ 14, phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu), trước tình trạng ngập nặng, quận đã động viên, hỗ trợ người dân thuộc diện chờ giải tỏa di dời lên ở tạm tại khu chung cư.

Ngoài ra, tình trạng ngập úng nặng tại đường Quang Trung (đoạn từ Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng đến đường Nguyễn Thị Minh Khai), đường 2 Tháng 9 (khu vực lân cận nút giao đường qua cầu Tuyên Sơn), đường Cách Mạng Tháng 8 và đường Ông Ích Khiêm (đoạn từ Hùng Vương đến Lê Duẩn) dù trước đó ngày 4-10, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến đã có văn bản chỉ đạo Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng tiến hành kiểm tra ngay, sửa chữa các cửa thu nước, nạo vét, khơi thông các đoạn cống tại vị trí ngập úng này.

Báo cáo giám sát của Ban Kinh tế - ngân sách HĐND TP Đà Nẵng hiện toàn thành phố còn 34 điểm ngập úng khi có mưa. Tình trạng ngập úng thời gian qua không được cải thiện do việc nạo vét các hệ thống cống rãnh quá chậm, việc thiết kế và tổ chức thi công cải tạo hệ thống thoát nước vừa không hợp lý về thời gian, vừa bất cập về kỹ thuật dẫn đến tình trạng không khớp nối hệ thống thoát nước.

Còn tại xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang) nhiều tuyến đường, nhà dân đã bị ngập cục bộ do quá trình thi công san lấp mặt bằng khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thủy Tú bít hết các cống thoát nước ra sông Cu Đê.

Chùm ảnh Đà Nẵng ngập

Mưa gió dây điện sà xuống giăng ngang đầu người đi đường hết sức nguy hiểm - Ảnh: Hữu Khá

Nhiều tuyến phố ngập chìm trong nước nhiều giờ liền. - Ảnh: Hữu Khá

Nhiều khu vực đã được UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo hơi thống cống rãnh trước đó cũng bị ngập - Ảnh: Hữu Khá

Thừa Thiên Huế: Ngập lụt nhiều nơi

Mưa rất lớn đã diễn ra trên khắp tỉnh Thừa Thiên Huế từ rạng sáng kéo dài đến chiều nay 16-10.

Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh nối TP Huế và thị trấn Sịa bị chia cắt rất nhiều đoạn trong chiều 16-10. Ảnh: THÁI LỘC

Các vùng thấp trũng của tỉnh này đã bị ngập từ hồi trưa nay. Tại Thành Phố Huế, nước mưa thóat chậm đã làm ngập các đường phố ở khu trung tâm, vùng Thành Nội và ven sông Hương.

Quốc lộ 1A đoạn đi qua thị xã Hương Thủy, cửa ngõ phía nam của TP-Huế cũng bị ngập nặng hơn 0,4 đến 0,5 m, Vùng đồng bằng hạ lưu ven song Hương và sông Bồ là nơi bị ngập nặng nhất., ngưòi dân đi lại bằng thuyền.

Lúc 15h30 chiều nay, CTV của TTO có mặt tại hai xã Phú Mậu và Phú Thanh của huyện Phú Vang, TT - Huế. Hầu hết các tuyến đường liên thôn của hai xã này đều ngập trong nước. Đến 17g chiều nay, trời vẫn tiếp tục mưa.

Rất nhiều người dân của huyện Quảng Điền và Hương Trà (Thừa Thiên – Huế) đi lại bằng ghe thuyền trong chiều 16-10 vì nước sông Bồ dâng cao. Ảnh chụp tại xã Hương Toàn, huyện Hương Trà lúc 15g chiều nay 16-10, Ảnh: THÁI LỘC

Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Thừa Thiên Huế cho biết, lúc 16g nước sông Hương đã xấp xỉ báo động 2, nước sông Bồ vượt báo động 2 là 0,73m.

Dự báo đêm nay nước các sông tiếp tục lên, sông Bồ xấp xỉ báo động 3, sông Hương vượt báo động 2.

Đến hơn 15g chiều nay (16-10), cơn mưa với lưu lượng lớn tiếp tục đổ xuống địa bàn Thừa Thiên - Huế khiến nhiều nơi bị ngập chìm trong nước, gây ách tắc giao thông cục bộ.

Trong khi đó, tại địa bàn giáp ranh giữa xóm Gióng (phường An Tây) với khu vực 1, phường Thủy Dương (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế) do nước lũ từ đầm rau muống dâng cao khiến hàng trăm ngôi nhà dân tại khu vực này bị ngập. Còn tại TP Huế, một số tuyến đường chính như Hùng Vương, Đống Đa, Bến Nghé,… cũng bị mưa ngập úng.

Nước lũ lên nhanh khiến đời sống của người dân bị đảo lộn - Ảnh: Lăng A Cúi

Điểm giáp ranh giữa xóm Gióng (TP Huế) với khu vực 1 (phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy) bị chia cắt - Ảnh: Lăng A Cúi

Nước mưa cũng gây ngập nhiều đoạn Quốc lộ 1A đi qua Huế - Ảnh: Lăng A Cúi

Quảng Trị: lũ đã tràn vào một số đường phố Đông Hà

Mưa lớn suốt từ đêm 15 đến suốt ngày hôm nay 16-10 đã khiến nước sông Hiếu lên nhanh gây ngập hàng ngàn hộ gia đình sống dọc triền sông  thuộc các huyện Cam Lộ và thành phố Đông Hà.

Mực nước lúc 12h trưa nay, một phần đảo nổi giữa sông vẫn lộ ra với nguyên tháp am thờ trên đảo và hồi 17h nước đã ngập đến nóc am - LÊ ĐỨC DỤC

Liên lạc với một số hộ dân tại thị trấn Cam Lộ, anh Lê Hoài Nhân ở khu phố 4- Đông Định , cho biết hiện nước đã dâng rất cao, nhiều hộ gia đình đã chuyển lên "tra"  (giàn gỗ như một kiểu gác lửng) tránh lũ, nếu nước tiếp tục dâng thì tình hình sẽ rất khó khăn vì hầu như không có hộ gia đình nào ở đây trang bị xuồng, tình hình gần như bị cô lập.

Tại thành phố Đông Hà, hồi 12g trưa ngày 16-10 mực nước tại khu vực chợ Đông Hà còn cách khoảng 1,5 mét  mới lên tới nền chợ, tuy nhiên hồi 17g, có mặt tại cùng địa điểm lúc sáng chúng tôi nhận thấy mực nước đã tăng với tốc độ rất nhanh 

Con thuyền này hồi 12h trưa đậu ở mực nước cách nền chợ chừng 1,5 mét và đến chiều đã đậu ngang mực nước sông chuẩn bị tràn vào chợ - LÊ ĐỨC DỤC

Nước sông đã tràn vào các tuyến phố Hoàng Diệu, Bà Triệu - LÊ ĐỨC DỤC

Mưa lớn còn khiến nhiều đoạn phố ngập nặng khiến các phương tiện lưu thông không thể qua được như khu vực ngã ba đường Trần Hưng Đạo và đường Huyền Trân Công Chúa - LÊ ĐỨC DỤC

Nghệ An: Sạt lở Quốc lộ 7

Nhiều ngày qua, Quốc lộ 7 sạt lở do mưa lớn kéo dài. Đặc biệt, đoạn qua hai huyện Tương Dương và Kỳ Sơn (Nghệ An) ảnh hưởng nặng nhất khiến nhiều đoạn đường ách tắc.

Quốc lộ 7 kéo dài từ huyện Diễn Châu đến thị trấn Mường Xén huyện Kỳ Sơn, đây là tuyến giao thông huyết mạch chạy qua các huyện miền núi miền Tây Nghệ An như Tương Dương, Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn.

Nhiều ngày qua, mưa lớn kéo dài nên đất đá trên núi đổ xuống đường gây cản trở giao thông.

Dọc tuyến đường từ huyện Tương Dương đến huyện Kỳ Sơn, các đống đất đá nằm ngổn ngang, nhiều đoạn bị nước sông đào khoét chân đường gây sụt lún. Nhiều công trình giao thông bị đình trệ.

Đoạn đường đi qua xã Tam Thái, huyện Tương Dương, đất đá trên núi trôi xuống khiến nhiều đoạn bị tắc nghẽn, nhiều tảng đá lớn trên núi lăn xuống đường gây nguy hiểm. Đoạn đi qua Km số 177, qua thôn Hồng Tiến, xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, nước sông "ăn' sâu vào chân đường.

Hiện nay, nhiều đoạn đã được khắc phục tạm thời bằng cách san lấp mặt và chuyển các đống đất đá khỏi lòng đường để người và xe cộ qua lại. Tuy nhiên nhiều đoạn vẫn còn chưa được khắc phục gây khó khăn cho người đi đường.

Nhiều đoạn lan can đường bị đất đá đè gãy

Đoạn đường bị sạt lở xuống sông, đơn vị thi công đang khắc phục

Theo Trung tâm Dự báo Khí tương Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng kết hợp của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới với nhiễu động gió đông trên cao; trong 2 ngày qua (từ 19 giờ ngày 15 đến 7 giờ ngày 16-10), ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi đã có mưa to đến rất to, lượng mưa đo được phổ biến từ 150 - 200 mm.

Lũ trên các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi đang lên nhanh. Dự báo lũ các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi tiếp tục lên. Đến chiều tối 16-10, lũ các sông có khả năng như sau: Sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt lên mức 9,3 m, trên BĐ2: 0,3m; sông Gianh tại Mai Hóa: 5,5m, trên BĐ2: 0,5m; sông Kiến Giang tại Lệ Thủy: 3,0m, trên BĐ3: 0,3m; sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn: 5,5m, ở mức BĐ3; sông Bồ tại Phú Ốc: 4,2m, dưới BĐ3: 0,3m; sông Hương tại Kim Long: 3m, dưới BĐ3: 0,5m; sông Vu Gia tại Ái Nghĩa: 8,5m, trên BĐ2: 0,5m. Hạ lưu sông La, sông Thu Bồn và các sông ở Quảng Ngãi lên mức BĐ1 và trên BdDD1 từ 0,1 - 0,3m. Cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng và đồng bằng các tỉnh trên.

NHÓM PV TUỔI TRẺ

71.472 ca bệnh tay chân miệng


Quảng Trị: Nước lũ tràn QL1A, kẹt xe hàng cây số

Thịt ngoại "đè" thịt nội


Phát hiện, tiêu hủy gần 400 kg thịt động vật “bẩn”